Tạp chí Khoa học Đại học Huế:Kinh tế và Phát triển; ISSN Tập 126, Số 5D, 2017, Tr ; DOI: /hueuni-jed.v126i5D.4578 GIẢI PHÁP

Tài liệu tương tự
Kinh tế & Chính sách GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH SINH THÁI THÁC MAI - BÀU NƯỚC SÔI Bùi Thị Minh Nguyệt 1,

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRẦN THÚY HIỀN CĂN CỨ ĐỊA CÁCH MẠNG Ở TRUNG TRUNG BỘ TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ ( ) Chuyên ngành: Lịch sử V

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ MINH HƯỜNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BẰNG VIỆT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: TÓ

Kyyeu hoithao vung_bong 2_Layout 1.qxd

CUỘC ĐẤU TRANH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN BÀI 1 Lãnh đạo xây dựng và bảo vệ chính quyền, chuẩn bị kháng chiến trong cả

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

1 VÀI NÉT VỀ KÊNH NHIÊU LỘC THỊ NGHÈ XƯA VÀ NAY NCS. Trần Hữu Thắng ThS. Nguyễn Bá Cường Phát triển kinh tế - xã hội có tác động trực tiếp đến môi trư

Đề tài: Chính sách đào tạo nguồn nhân lực văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

MỞ ĐẦU

Microsoft Word - 07-KHONG VAN THANG_KT(54-63)

NguyenThiThao3B

Luan an dong quyen.doc

Luận văn tốt nghiệp

1 华语影视作品片名越译略谈 LÍ HẠ HÀ: TỪ ĐỊA DANH TỚI DÒNG VĂN HỌC MANG ĐẶC TRƯNG KHU VỰC ThS- NCS. Phạm Văn Minh Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc Trường Đại họ

Microsoft Word - giao an van 12 nam 2014.docx

Thứ Số 330 (7.313) Hai, ngày 26/11/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TỔN

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ ĐÌNH DŨNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG CÁC CƠ QUAN HÀN

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

Khái quát chung về tình hình kinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang Khái quát chung về tình hình kinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang Bởi: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Vị

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XV

CHÍNH THỐNG HAY NGỤY QUYỀN (Trình bày tại Montreal ngày ) Trần Gia Phụng Từ năm 1945 cho đến nay, cộng sản (CS) luôn luôn giành chính nghĩa v

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NINH VIỆT TRIỀU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT TẠI NHÀ HÁT CHÈO NINH BÌNH

Microsoft Word - Ban tom tat.doc

Số 216 (6.834) Thứ Sáu, ngày 4/8/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 LIÊN QUAN ĐẾN VỤ VIỆC CỦA

Thuyết minh về Bà Nà

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

MỞ ĐẦU

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ

ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH ĐỊNH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN NGỌC QUANG HẦU ĐỒNG TẠI PHỦ THƯỢNG ĐOẠN, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1, QUẬN HẢI AN, TH

MUÏC LUÏC

Untitled

TỔNG MỤC LỤC TẠP CHÍ TÀI CHÍNH NĂM 2018 TẠP CHÍ TÀI CHÍNH Kỳ Tháng 01/2018 ( ) Số trang Tác giả 8 Ngành Tài chính hoàn thành xuất sắc, toà

LỜI CAM ĐOAN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DU LỊCH DU LỊCH MẠO HIỂM VỚI SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA THỊ TRẤN SAPA - HUYỆN SAPA TỈNH LÀO CAI KHÓA LUẬN TỐ

Thuyết minh về Bà Nà

Thứ Số 111 (7.094) Bảy, ngày 21/4/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Khẩn

BẢN THÔNG TIN TÓM TẮT CÔNG TY BDCC THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ TỔ CHỨC ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG BẠCH ĐẰNG - CTCP Giấy chứng nhận ĐKKD số 02001

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN VĂN HIẾU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT CỦA ĐOÀN VĂN CÔNG QUÂN KHU

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ THU HIỀN XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở PHƯỜNG NINH PHONG, THÀNH PHỐ

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH 孔 ĐỨC KHỔNG TỬ GIÁO CHỦ NHO GIÁO Tùng Thiên TỪ BẠCH HẠC 子 tài li ệ u sư u tầ m 2015 hai không một năm

MỞ ĐẦU

Binh pháp Tôn Tử và hơn 200 trận đánh nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sá

ENews_CustomerSo2_

Thư Ngỏ Gửi Đồng Bào Hải Ngoại Của Nhà Báo Nguyễn Vũ Bình

Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện Thanh Trì - Hà Nội Trần Thanh Thủy Khoa Luật Luận

Thứ Hai Số 65 (6.683) ra ngày 6/3/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Gặp mặt các nữ đại biểu Quốc hội, nữ đại sứ t

tomtatluanvan.doc

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

Bài Học 1 29 Tháng 6 5 Tháng 7 ĐỨC CHÚA TRỜI DỰNG NÊN... CÂU GÓC: Kẻ hà hiếp người nghèo khổ làm nhục Đấng Tạo hóa mình; Còn ai thương xót người bần c

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

Số 132 (7.115) Thứ Bảy, ngày 12/5/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 CUộC

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM Số: 2090 /QĐ-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Quảng Nam, ngày 27 tháng 6 năm 2019 QU

1

Thứ Số 320 (7.303) Sáu, ngày 16/11/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Thủ

Phân tích nét hung bạo và vẻ đẹp trữ tình của hình tượng sông Đà trong tác phẩm Người lái đò sông Đà – Văn hay lớp 12

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU HIỀN VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH HẢI PHÒNG LUẬN

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

NHẬN THỨC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở NƯỚC TA Nguyễn Tốt * Tóm tắt nội dung: Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và co

VÀI NÉT VỀ ĐỜI SỐNG VÀ LỐI SỐNG VĂN HÓA CỦA THANH THIẾU NIÊN Ở HÀ NỘI HIỆN NAY Tóm tắt NGUYỄN THỊ HUỆ Dưới quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam và Hồ

Layout 1

Tổ chức Cứu trợ Trẻ em hoạt động vì quyền trẻ em. Chúng tôi mang đến sự cải thiện trước mắt cũng như lâu dài cho cuộc sống của trẻ em trên toàn thế gi

Inbooklet-Vn-FINAL-Oct9.pub

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc

Số 106 (7.089) Thứ Hai, ngày 16/4/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TỔNG

CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 30/NQ-CP Hà Nội, ngày 11 thảng 5 năm 2019 NGHỊ QUYÉT Phiên họp Chính phủ

LỊCH SỬ - KHẢO CỔ - DÂN TỘC HỌC Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 7(92) Quan hệ Đại Việt - Chiêm Thành thời Lý ( ) thư tịch cổ Việt

N.T.H.Le 118

HƯỚNG ĐẠO QUÂN ĐỘI VIỆT NAM CỘNG HOÀ

Microsoft Word TV Phuoc et al-DHNT-Hien trang khai thac NLHS ... Khanh Hoa.doc

NỘI DUNG GIỚI THIỆU LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG NĂM 2015 TRONG BUỔI HỌP BÁO CÔNG BỐ LUẬT

ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO: RA SỨC PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI NĂM NĂM BẢN LỀ CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM Ngô

Bạn Tý của Tôi

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI

"NHÂN-QUẢ" & ĐẠO ĐỨC

I - CÁC KHÁI NIỆM VỀ CHỢ VÀ PHÂN LOẠI CHỢ :

DANH SÁCH THÍ SINH ĐƯỢC PHÉP DỰ SÁT HẠCH ĐỂ CẤP GIẤY PHÉP LÁI XE (Ban hành kèm theo Quyết định số...-tc/qđ-sgtvt ngày...tháng...năm... của Giám đốc Sở

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

MỤC LỤC 1. TỔNG QUAN Thông tin chung về BAC A BANK Quá trình hình thành - phát triển Ngành nghề và địa bàn kinh doanh...

Public participation in formulating regulations for sustainable management, use, and conservation of natural resources handbook

CÔNG TY CỔ PHẦN XĂNG DẦU DẦU KHÍ PHÚ YÊN HÙNG VƯƠNG, PHƯỜNG 5, TP TUY HÒA, TỈNH PHÚ YÊN ĐIỆN THOẠI: (0257) FAX: (0257)

TỔNG HỢP, SƯU TẦM VÀ BIÊN SOẠN BỞI NGUYỄN TRƯỜNG THÁI TỔNG HỢP 1090 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 12 THEO BÀI BÀI 2. VỊ T

1

Thứ Sáu (15, Tháng Năm, Đinh Dậu) Năm thứ 53 Số: 9731 Báo điện tử: Quảng Ninh CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT

Microsoft Word - lv moi truong _36_.doc

10 Vạn Câu Hỏi Vì Sao - Tin Học

Số 214 (6.832) Thứ Tư, ngày 2/8/ Việt Nam sẽ trở thành cầu nối của Mozambique vớ

TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN NÔNG NGHIỆP TÂY BẮC: NHẬN DIỆN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Tha

Số 93 / T TIN TỨC - SỰ KIỆN Công đoàn SCIC với các hoạt động kỷ niệm 109 năm ngày Quốc tế phụ nữ (Tr 2) NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Thúc đẩy chuyển giao

QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Luật số: 29/2013/QH13 Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 201

Ch­¬ng 3

Layout 1

Số 179 (6.797) Thứ Tư, ngày 28/6/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TƯ PHÁP VIỆT NAM LÀO: Đản

NHẠC DƯƠNG LÂU - HỒ ĐỘNG ĐÌNH Qua thi ca các sứ thần nước Nam Nguyễn Du, Đoàn Nguyễn Tuấn, Phan Huy Ích,Nguyễn Tông Khuê, Hồ Sĩ Đống, Ngô Thì Nhiệm, N

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ NGỌC NGA HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC NÔNG N

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐẢNG ỦY KHỐI DOANH NGHIỆP TRUNG ƯƠNG I TÌNH HÌNH THỜI SỰ, CHÍNH TRỊ NỔI BẬT TRONG NƯỚC Kiều bào là một phần máu thịt không thể

Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu

Bản ghi:

Tạp chí Khoa học Đại học Huế:Kinh tế và Phát triển; ISSN 2588 1205 Tập 126, Số 5D, 2017, Tr. 205 218; DOI: 10.26459/hueuni-jed.v126i5D.4578 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN HỒ KẺ GỖ, TỈNH HÀ TĨNH Lê Văn Hoài* Khoa Du lịch, Đại học Huế, 22 Lâm Hoằng, Huế, Việt Nam Tóm tắt: Khu Bảo tồn Thiên nhiên Hồ Kẻ Gỗ, tỉnh Hà Tĩnh là một vùng sinh thái Bắc Trường Sơn, Việt Nam. Vùng sinh thái này có sự đa dạng sinh học cao, tập trung nhiều loài động thực vật quý hiếm, đặc hữu khu vực, có nhiều cảnh quan thiên nhiên đặc sắc. Nó mang lại giá trị lớn cho khai thác và phát triển du lịch sinh thái. Từ cơ sở đánh giá tiềm năng, hiện trạng, cũng như tồn tại, thách thức trong phát triển du lịch sinh thái tại đây, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái bền vững ở Khu bảo tồn thiên nhiên Hồ Kẻ Gỗ trong thời gian tới. Từ khóa: bảo tồn, du lịch sinh thái, đa dạng sinh học 1 Đặt vấn đề Trong quá trình phát triển và đa dạng hóa các loại hình du lịch ở nước ta, du lịch sinh thái (DLST) là loại hình đang phát triển khá nhanh, thu hút được đông đảo du khách tham gia. Luật du lịch Việt Nam năm 2005 định nghĩa: Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững. Phát triển DLST đang tạo ra được nhiều lợi ích to lớn về các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường cho nhiều địa phương trong cả nước, góp phần tăng giá trị GDP, tạo nhiều việc làm, cải thiện đời sống cho cộng đồng địa phương, thúc đẩy bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học. Phát triển DLST còn hướng đến nâng cao nhận thức, lòng yêu thiên nhiên, bảo vệ tài nguyên môi trường, văn hóa bản địa từ du khách. Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Hồ Kẻ Gỗ nằm trên địa bàn các huyện Hương Khê, Cẩm Xuyên và Kỳ Anh của tỉnh Hà Tĩnh được thành lập ngày 28 tháng 12 năm 1996 theo Quyết định số 970/TTg của Thủ tướng Chính phủ với tổng diện tích 35.506 ha. Khu sinh thái này có tính đa dạng sinh học cao, nhiều hệ sinh thái, cảnh quan đặc sắc, sinh động, gắn với một số giá trị văn hóa vùng đệm, tạo nên lợi thế cho khai thác, phát triển DLST [4]. Khu bảo tồn thiên nhiên Hồ Kẻ Gỗ là nơi chứa đựng nhiều phong cảnh đẹp, có nhiều đỉnh núi cao, con suối, hang động và thác nước. Đặc biệt, ở đây có Hồ Kẻ Gỗ một công trình thủy nông lớn, niềm tự hào của người dân Nghệ Tĩnh đang là điểm du lịch đầy tiềm năng. Tô điểm giữa lòng hồ là những ốc đảo nhỏ tạo nên phong cảnh đặc sắc, hút hồn du khách về đây khám phá, trải nghiệm những * Liên hệ: levanhoai1983@gmail.com Nhận bài: 19 10 2017; Hoàn thành phản biện: 28 10 2017; Ngày nhận đăng: 30 10 2017

Lê Văn Hoài Tập 126, Số 5D, 2017 vẻ đẹp hoang sơ giữa núi rừng. Du khách được hòa mình vào dòng nước suối tự nhiên, hít bầu không khí trong lành, ngắm cảnh, thưởng thức cảnh sông nước, núi rừng trên thuyền, nghe tiếng kêu hoang dã của động vật xung quanh. Giá trị DLST tại KBTTN còn là sự đa dạng sinh học, với nhiều loài động, thực vật quý hiếm. Khu hệ thực vật đến nay đã ghi nhận được 567 loài thực vật bậc cao có mạch, thuộc 367 chi và 117 họ. Trong đó có 34 loài đặc hữu cho Việt Nam, có 288 loài cho gỗ, 18 loài làm cảnh và 44 loài làm thuốc. Khu hệ động vật đã ghi nhận được 517 loài động vật có xương sống với 78 loài thú, 298 loài chim, 63 loài bò sát, 33 loài ếch nhái và 45 loài cá, 302 loài bướm và 57 loài côn trùng. Trong tổng số 78 loài thú ghi nhận được có 18 loài (21 %) được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam và thế giới [4]. Khu hệ chim tại KBTTN Hồ Kẻ Gỗ có 298 loài, chiếm khoảng 75,6 % tổng số loài chim vùng Bắc Trung Bộ và khoảng 34 % tổng số loài chim đã biết được trong cả nước (Võ Quý và Nguyễn Cử, 1995) bao gồm 17 bộ, 54 họ. Trong số đó có 25 loài chim có giá trị bảo tồn cao. Đáng chú ý đây là vùng có hai loài Gà lôi đặc hữu của thế giới là Gà lôi lam đuôi trắng và Gà lôi lam mào đen thuộc sách đỏ Việt Nam và thế giới [4]. Theo August Losh (1978), hai yếu tố quyết định vị trí không gian kinh tế là sự tập trung về không gian của các vấn đề kinh tế và chi phí vận chuyển [2, Tr. 348]. Quãng đường từ trung tâm thành phố Hà Tĩnh tới KBTTN Hồ Kẻ Gỗ dài khoảng 14 km, một khoảng cách không quá xa, lại được nối với các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ mới xây dựng, trải nhựa có chất lượng tốt, phương tiện giao thông đi lại thuận tiện, nên du khách dễ dàng tiếp cận và tham gia các hoạt động DLST tại khu bảo tồn. Tuy nhiên, theo sự đánh giá của những nhà quản lý thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Tĩnh thì sự phát triển DLST tại đây đang diễn ra chưa tương xứng với tiềm năng và giá trị sẵn có. Hoạt động du lịch chủ yếu diễn ra tự phát, chưa có sự quản lý của các cơ quan chức năng liên quan. Các sản phẩm du lịch ở đây chưa mang tính đặc thù. Đội ngũ phục vụ du lịch vừa yếu vừa thiếu, cơ sở vật chất chưa được chú trọng đầu tư. Những hạn chế này gây khó khăn cho việc khai thác hiệu quả giá trị DLST và bảo vệ tài nguyên du lịch. Vì vậy, việc đánh giá đúng tiềm năng, hiện trạng phát triển du lịch và có những định hướng và đề xuất giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái ở KBTTN Hồ Kẻ Gỗ trong thời gian tới là vấn đề có ý nghĩa thiết thực, cấp bách. 2 Khái niệm, nguyên tắc và yêu cầu phát triển du lịch sinh thái 2.1 Khái niệm và nguyên tắc phát triển du lịch sinh thái Khái niệm du lịch sinh thái Du lịch sinh thái là một khái niệm tương đối mới và đã nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của nhiều người, thuộc các lĩnh vực khác nhau [3]. Đối với Việt Nam, du lịch sinh thái mới được nghiên cứu từ giữa những năm của thập niên 90 của thế kỷ XX song đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu về du lịch và môi trường. Do trình độ nhận thức 206

Jos.hueuni.edu.vn Tập 126, Số 5D, 2017 khác nhau và góc nhìn nhận khác nhau nên các nhà nghiên cứu chưa thống nhất về khái niệm du lịch sinh thái. Một số người cho rằng du lịch sinh thái là tập trung vào mức độ trách nhiệm của con người đối với môi trường. Quan điểm thụ động cho rằng du lịch sinh thái là du lịch hạn chế tối đa các suy thoái môi trường do du lịch tạo ra, là sự ngăn ngừa các tác động tiêu cực lên sinh thái, văn hoá và thẩm mỹ. Quan điểm chủ động cho rằng du lịch sinh thái còn phải đóng góp vào quản lý bền vững môi trường lãnh thổ du lịch và phải quan tâm đến quyền lợi của nhân dân địa phương [13, Tr. 133]. Để tạo sự thống nhất về khái niệm làm cơ sở cho công tác nghiên cứu và hoạt động thực tiến phát triển DLST, Tổng cục Du lịch Việt Nam đã phối hợp với nhiều tổ chức quốc tế như Uỷ ban kinh tế xã hội châu Á Thái Bình Dương Liên Hiệp Quốc (ESCAP), quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF), tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) đã tổ chức hội thảo quốc gia Xây dựng chiến lược phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam từ ngày 7 đến ngày 9/9/1999. Thông qua hội thảo, lần đầu tiên khái niệm DLST ở Việt Nam đã được đưa ra Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương [5]. Tiếp theo năm 2009, Tổ chức du lịch thế giới đã đưa ra khái niệm về du lịch sinh thái chính là sự cấu thành từ nhiều yếu tố khác nhau, để từ đó khẳng định du lịch sinh thái chính là hình thức du lịch hướng tới sự phát triển bền vững. Có thể mô tả khái niệm đó bằng ơ đồ 1. Sơ đồ 1. Du lịch sinh thái là một khái niệm của phát triển bền vững (Tổ chức du lịch thế giới năm 2009) Nguyên tắc cơ bản phát triển du lịch sinh thái Theo Lê Huy Bá (2009), phát triển DLST có những nguyên tắc sau: Có hoạt động giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết về tài nguyên môi trường, qua đó tạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn: Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của hoạt động DLST. Du khách khi rời khỏi nơi mình đến thăm quan sẽ có sự hiểu biết cao hơn về các giá trị của tài nguyên, môi trường, đặc điểm sinh thái khu vực và văn hóa bản địa. Sự hiểu biết đó tạo sự chuyển biến tích cực về thái độ của du khách và được biểu hiện bằng những nỗ lực 207

Lê Văn Hoài Tập 126, Số 5D, 2017 tích cực hơn trong hoạt động bảo tồn và phát triển những giá trị về tự nhiên, sinh thái và văn hóa của khu vực. Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái: Cũng như các loại hình du lịch khác thì hoạt động DLST cũng tiềm ẩn những tác động tiêu cực tới môi trường và tự nhiên. Nếu như đối với những loại hình du lịch khác, vấn đề bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái chưa được ưu tiên hàng đầu thì DLST coi đây là một trong những nguyên tắc cơ bản, quan trọng cần tuân thủ. Bảo vệ môi trường và duy trì các hệ sinh thái chính là mục tiêu hoạt động của DLST. Sự tồn tại của DLST gắn liền với môi trường tự nhiên và các hệ sinh thái điển hình. Sự xuống cấp của môi trường, sự suy thoái của các hệ sinh thái đồng nghĩa với việc đi xuống của hoạt động DLST. Với nguyên tắc này, mọi hoạt động DLST sẽ phải được quản lý chặt chẽ để giảm thiểu tác động tới môi trường. Đồng thời, một phần thu nhập từ DLST sẽ được đầu tư để thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường và duy trì sự phát triển các hệ sinh thái. Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng: Đây được xem là một trong những nguyên tắc quan trọng đối với hoạt động DLST. Các giá trị văn hóa bản địa là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời các giá trị môi trường của hệ sinh thái ở một khu vực cụ thể; sự xuống cấp hoặc thay đổi tập tục, sinh hoạt văn hóa truyền thống của cộng đồng địa phương dưới tác động nào đó sẽ làm mất đi sự cân bằng sinh thái tự nhiên vốn có của khu vực, sẽ làm thay đổi hệ sinh thái đó. Hậu quả của quá trình này sẽ tác động trực tiếp đến DLST. Chính vì vậy, việc bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng địa phương có ý nghĩa quan trọng. Tạo cơ hội việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương: Đây vừa là nguyên tắc vừa là mục tiêu của DLST. Nếu như các loại hình du lịch thiên nhiên khác ít quan tâm đến vấn đề này bởi phần lớn lợi nhuận từ hoạt động du lịch đều thuộc về các công ty điều hành, thì DLST ngược lại. Du lịch sinh thái sẽ dành một phần đáng kể lợi nhuận từ hoạt động của mình để góp phần cải thiện môi trường sống của cộng đồng địa phương. Du lịch sinh thái luôn hướng tới việc huy động sự tham gia tối đa của người dân địa phương như đảm nhiệm vai trò hướng dẫn viên, đáp ứng chỗ nghỉ cho khách, cung cấp các nhu cầu về thực phẩm, hàng lưu niệm cho khách. Các hoạt động này sẽ tạo thêm được việc làm, tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương. Kết quả đó sẽ làm cho cuộc sống của người dân ít bị phụ thuộc hơn vào việc khai thác tự nhiên và họ sẽ nhận thấy được lợi ích của việc bảo tài nguyên thiên nhiên để phát triển DLST. Chính cộng đồng địa phương sẽ là những người chủ thực sự, những người bảo vệ trung thành các giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa nơi diễn ra hoạt động DLST [3]. 2.2 Một số yêu cầu cơ bản để phát triển du lịch sinh thái Cũng theo Lê Huy Bá (2009) để phát triển DLST có những yêu cầu cơ bản sau: Phát triển DLST cần có sự tồn tại của các hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh học cao. 208

Jos.hueuni.edu.vn Tập 126, Số 5D, 2017 Du lịch sinh thái đòi hỏi người hướng dẫn viên phải am hiểu các đặc điểm sinh thái tự nhiên và văn hóa cộng đồng địa phương tại điểm đến. Các nhà điều hành du lịch phải có được sự cộng tác với các nhà quản lý của những điểm đến DLST và cộng đồng địa phương. Du lịch sinh thái phải thỏa mãn nhu cầu nâng cao hiểu biết của khách du lịch. Du lịch sinh thái phải tuân thủ chặt chẽ các quy định về sức chứa (dưới góc độ sức chứa vật lý, tâm lý, xã hội, quản lý) [3]. 3 Phương pháp nghiên cứu 3.1 Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu Dữ liệu thứ cấp gồm các báo cáo, công trình nghiên cứu về KBTTN Hồ Kẻ Gỗ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Tĩnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Tĩnh, và các tài liệu đã được công bố khác. Trên cơ sở các tài liệu thu thập được, tác giả tiến hành lựa chọn, chắt lọc ra những thông tin cần thiết cho nội dung nghiên cứu. Dữ liệu sơ cấp thu được từ việc tiến hành điều tra 60 khách nội địa trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh đến tại KBTTN Hồ Kẻ Gỗ, thông qua phiếu điều tra để tìm hiểu về hiện trạng khai thác DLST tại đây. Kết quả điều tra thu về 60 phiếu, trong đó 57 phiếu trả lời hợp lệ (đạt tỷ lệ 95 %) 3.2 Phương pháp thực địa Tác giả thực hiện 4 chuyến đi tới địa điểm nghiên cứu, để quan sát, ghi chép những thông tin liên quan tới nội dung nghiên cứu, với phương tiện hỗ trợ là các thiết bị ghi âm, ghi hình như máy ảnh, điện thoại 3.3 Phương pháp chuyên gia Phương pháp tham vấn ý kiến chuyên gia được sử dụng để tham khảo ý kiến của 18 chuyên gia là cán bộ nhân viên của ban quản lý KBTTN Hồ Kẻ Gỗ, lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Tĩnh, giám đốc một số công ty du lịch trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh và một số nhà nghiên cứu du lịch, tài nguyên và môi trường tại trường Đại học và Cao đẳng trên địa bàn tỉnh về các tiêu chí đánh giá tiềm năng DLST và hiện trạng khai thác phát triển DLST thời gian qua ở điểm nghiên cứu. Đồng thời, tiến hành tham vấn ý kiến chuyên gia về các triển vọng khai thác giá trị DLST của KBTTN Hồ Kẻ Gỗ trong thời gian tới. 3.4 Phương pháp phân tích Tác giả sử dụng phần mềm Excel và mô hình SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức) để phân tích tiềm năng, hiện trạng, triển vọng khai thác du lịch sinh thái tại KBTTN Hồ Kẻ Gỗ. 209

Lê Văn Hoài Tập 126, Số 5D, 2017 3.5 Đề xuất mô hình đánh giá hiện trạng phát triển du lịch sinh thái Phùng Thị Hằng, Phạm Hồng Chương (2012) xây dựng tiêu chí đánh giá điểm DLST tại các vườn quốc gia ở Việt Nam nghiên cứu trường hợp tại vườn quốc gia Cúc Phương đã đưa ra đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái dưa trên 6 tiêu chí (tính hấp dẫn, sức chứa du lịch, vị trí, tính bền vững, tính thời vụ và tính an toàn) và đánh giá điều kiện khai thác du lịch sinh thái dựa trên 5 tiêu chí (thị trường, nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng xã hội, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, văn hóa xã hội) [5, Tr. 107 116]. Phạm Văn Hậu và Nguyễn Ngọc Sĩ (2015) đánh giá các điểm tài nguyên du lịch tỉnh Vĩnh Long đã đưa ra 7 chỉ tiêu đánh giá tài nguyên du lịch gồm vị trí điểm du lịch, độ hấp dẫn, cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, sức chứa khách du lịch, độ bền vững của tài nguyên, thời gian hoạt động du lịch, tính an toàn an ninh. Mỗi tiêu chí đánh giá theo chỉ tiêu 4 bậc với thang điểm tương ứng 4, 3, 2, 1 [6, Tr. 71 81]. Như vậy, các nghiên cứu đánh giá về hiện trạng du lịch sinh thái ở trên cho thấy các tác giả đều tập trung đề cập đến các yếu tố gồm tài nguyên, cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật, con người, chất lượng dịch vụ, và quản lý. Dựa vào các mô hình nghiên cứu trên, đồng thời căn cứ vào tình hình thực tế tại điểm nghiên cứu, tác giả đưa ra mô hình đánh giá tiềm năng và hiện trạng khai thác du lịch sinh thái tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hồ Kẻ Gỗ gồm những tiêu chí sau: Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái: Đối với đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái, 5 tiêu chí được sử dụng: tính hấp dẫn, sức chứa du lịch, tính bền vững, tính thời vụ, và tính an toàn. Quy trình đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái thực hiện qua 3 bước. Bước 1: Phân bậc cho từng tiêu chí đánh giá gồm 4 bậc với số điểm tương ứng như sau: Rất tốt tương ứng với số điểm là 4 Khá tốt tương ứng với số điểm là 3 Trung bình tương ứng với số điểm là 2 Yếu tương ứng với số điểm là 1. Bước 2: Chọn trọng số cho các tiêu chí Hệ số 3 đối với những tiêu chí rất quan trọng và thang điểm là: 12, 9, 6, 3. Hệ số 2 đối với những tiêu chí quan trọng và thang điểm là: 8, 6, 4, 2. Hệ số 1 đối với những chỉ tiêu có ý nghĩa và thang điểm là: 4, 3, 2, 1. Bước 3: Tổng hợp kết quả đánh giá Tổng hợp điểm đánh giá theo theo từng tiêu chí được tính theo công thức sau: K = X1 Y1 + X 2 Y2 + X 3 Y) + X4 Y4 210

Jos.hueuni.edu.vn Tập 126, Số 5D, 2017 trong đó K là tổng điểm đánh giá theo từng tiêu chí; X là điểm đánh giá của chuyên gia cho tiêu chí tương ứng với bậc phân loại điểm đã được nhân hệ số; Y là số lượng chuyên gia đánh giá cho 1 bậc phân loại điểm. Tổng hợp điểm đánh giá tiềm năng DLST cũng được tính theo công thức trên, trong đó K là tổng điểm đánh giá tiềm năng DLST; X là trọng số của từng tiêu chí; Y là kết quả tổng điểm đánh giá của từng tiêu chí vừa tổng hợp được. Đánh giá hiện trang khai thác tiềm năng phát triển DLST: Đối với đánh giá hiện trạng khai thác, tiêu chí được sử dụng gồm thị trường, nguồn nhân lực du lịch, cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật, các hoạt động du lịch sinh thái, văn hóa xã hội. Quá trình đánh giá được thực hiện qua 2 bước. Bước 1: Phân bậc cho từng tiêu chí đánh giá với số điểm tương ứng như sau: Rất tốt tương ứng với số điểm là 5 Tốt tương ứng với số điểm là 4 Khá tương ứng với số điểm là 3 Trung bình tương ứng với số điểm là 2 Yếu tương ứng với số điểm là 1 Bước 2: Kết quả đánh giá các tiêu chí bao gồm Rất tốt : 4,5 5 điểm Tốt: Từ 4,0 đến cận 4,5 điểm Khá: Từ 3,5 đến cận 4,0 điểm Trung bình: Từ 2,5 đến cận 3,5 điểm Yếu: Dưới 2,5 điểm. 4 Kết quả nghiên cứu 4.1 Thông tin về mẫu điều tra Nghiên cứu đã thực hiện tham vấn 18 chuyên gia trong đó 11 người là nam giới (chiếm tỷ lệ 61,1 %). Về thành phần nghề nghiệp có 6 chuyên gia là cán bộ làm việc tại ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Hồ Kẻ Gỗ (chiếm 33,3 %), 4 chuyên gia làm tại Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Tĩnh (chiếm 22,2 %), 5 chuyên gia là giám đốc tại các công ty lữ hành tỉnh Hà Tĩnh (chiếm 27,8 %), và 3 chuyên gia là giảng viên nhà nghiên cứu về du lịch tại trường Đại học Hà Tĩnh (chiếm 16,7 %). Về độ tuổi, phần lớn các chuyên gia được phỏng vấn có tuổi từ 41 đến 50 chiếm tỉ lệ cao nhất với 77,8, %, tiếp đến là độ tuổi từ 31 đến 40 chiếm 16,7 %, và độ tuổi 51 đến 60 tuổi chiếm 5,6 %. 211

Lê Văn Hoài Tập 126, Số 5D, 2017 4.2 Tiềm năng du lịch sinh thái tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hồ Kẻ Gỗ Kết quả tham vấn chuyên gia để đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái tại KBTTN Hồ Kẻ Gỗ được trình bày ở Bảng 1. TT Bảng 1. Kết quả lựa chọn trọng số cho các tiêu chí qua tham vấn ý kiến chuyên gia Tiêu chí Rất quan trọng (trọng số 3) Quan trọng (trọng số 2) Bình thường (trọng số 1) Trọng số được chọn 1 Tính hấp dẫn 12 6 0 3 2 Sức chứa du lịch 5 3 10 1 3 Tính bền vững 7 11 0 2 4 Tính thời vụ 4 5 9 1 5 Tính an toàn 6 11 1 2 Số liệu cho thấy: Nguồn: xử lý điều tra, 9/2017 Trọng số 3 gồm hai tiêu chí là tính hấp dẫn và tính bền vững. Tính hấp dẫn là yếu tố rất quan trọng để thu hút khách du lịch đến với loại hình du lịch sinh thái tại khu bảo tồn. Trọng số 2 gồm 2 tiêu chí là tính an toàn và tính bền vững. Tính an toàn là thời gian du khách tới tham quan, trải nghiệm tại điểm DLST được đảm bảo an toàn về thân thể và vật chất; tính bền vững thúc đẩy mục tiêu cân bằng giữa nhu cầu hiện tại và tương lai nhằm thỏa mãn nhu cầu du khách. Trọng số 1 gồm 2 tiêu chí là tính thời vụ và sức chứa du lịch. Tính thời vụ thể hiện các giá trị DLST ít chịu tác động hơn so với các loại hình du lịch khác về các yếu tố biến đổi thời tiết; sức chứa du lịch tuân thủ theo nguyên tắc và yêu cầu đặc trưng của du lịch sinh thái nhằm đảm bảo khả năng về số lượng du khách tại điểm DLST mà không gây tổn hại đến môi trường DLST. TT Bảng 2. Điểm tổng hợp các tiêu chí đánh giá tiềm năng DLST tại KBTTN Hồ Kẻ Gỗ Tiêu chí Rất thuận lợi Thang bậc Khá Trung bình thuận lợi Kém thuận lợi 1 Tính hấp dẫn, 12 9 6 3 3 2 Sức chứa du lịch 4 3 2 1 1 3 Tính bền vững 8 6 4 2 2 4 Tính thời vụ 4 3 2 1 1 5 Tính an toàn 8 6 4 2 2 Điểm tổng hợp 76 57 38 19 Hệ số Nguồn: xử lý điều tra, 9/2017 Điểm tổng hợp các tiêu chí đánh giá tiềm năng DSLT tại KBTTN Hồ Kẻ Gỗ được trình bày ở Bảng 2. Mức độ đánh giá tiềm năng DLST KBTTN Hồ Kẻ Gỗ được trình bày ở Bảng 3. 212

Jos.hueuni.edu.vn Tập 126, Số 5D, 2017 Bảng 3. Mức độ đánh giá tiềm năng DLST KBTTN Hồ Kẻ Gỗ TT Mức độ đánh giá Điểm số Xếp loại 1 Rất thuận lợi 61 70 1 2 Khá thuận lợi 46 60 2 3 Trung bình 20 45 3 4 Kém thuận lợi 19 4 Nguồn: xử lý điều tra, 9/2017 Kết quả đánh giá của các chuyên gia đối với các tiêu chí được trình bày ở Bảng 4. Bảng 4. Kết quả đánh giá của các chuyên gia đối với các tiêu chí TT Tiêu chí 4 3 2 1 Tổng điểm TB 1 Tính hấp dẫn, 10 5 2 1 180 10,0 2 Sức chứa du lịch 4 4 9 1 47 2,6 3 Tính bền vững 10 8 0 0 128 7,1 4 Tính thời vụ 2 3 10 3 40 2,2 5 Tính an toàn 7 8 3 0 116 6,4 Nguồn: xử lý điều tra, 9/2017 Dựa trên số liệu từ Bảng 2 và 4 tiến hành đánh giá giá trị tài nguyên DLST tại KBTTN Hồ Kẻ Gỗ. Kết quả được trình bày ở Bảng 5. Tính hấp dẫn Bảng 5. Tổng hợp kết quả đánh giá giá trị tài nguyên DLST tại KBTTN Hồ Kẻ Gỗ Đánh giá giá trị tài nguyên DLST tại KBTTN Hồ Kẻ Gỗ Sức chứa du lịch Tính bền vững Tính thời vụ Tính an toàn Tổng điểm 10,0 2,6 7,1 2,2 6,4 61,8 1 Mức độ Nguồn: xử lý điều tra, 9/2017 Giá trị tài nguyên du lịch sinh thái KBTTN Hồ Kẻ Gỗ được tính theo công thức: Tổng điểm = 3 Tính hấp dẫn + Sức chứa du lịch + 2 Tính bền vững + Tính thời vụ + + 2 Tính an toàn Tổng điểm đánh giá là 61,8 điểm. Đối chiếu với thang điểm ở Bảng 3 có thể thấy tài nguyên của điểm du lịch sinh thái KBTTN Hồ Kẻ Gỗ thuộc loại 1 tài nguyên rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch sinh thái. Đây là cơ sở để tỉnh Hà Tĩnh có sự đầu tư khai thác nơi này trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách. 4.3 Hiện trang khai thác du lịch sinh thái tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hồ Kẻ Gỗ Kết quả nghiên cứu, khảo sát tại điểm cho thấy hiện nay hoạt động khai thác du lịch sinh thái ở KBTTN mới chỉ dừng lại ở mức độ phục vụ một số đoàn nghiên cứu khoa học, giáo dục 213

Lê Văn Hoài Tập 126, Số 5D, 2017 môi trường và tài nguyên thiên nhiên cho sinh viên trường Đại học Hà Tĩnh và học sinh các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh, xen lẫn một số chuyến du lịch tự phát của người dân địa phương đến với các địa điểm của khu bảo tồn để tham quan, khám phá, giải trí. Báo cáo từ Ban quản lý KBTTN Hồ Kẻ Gỗ và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Tĩnh cho biết kể từ đầu năm 2017, đặc biệt từ cuối tháng 5 đến tháng 8 du khách đến tham quan nghỉ ngơi ở đây khá đông, nhưng chưa được thống kê. Chưa có sự liên kết giữa các sở, ban ngành và công ty du lịch trên địa bàn trong khai thác du lịch sinh thái tại đây. Hơn nữa, những lợi ích mà điểm đến này mang lại cho cộng đồng địa phương hay nền kinh tế du lịch tỉnh chưa có nhiều. Kết quả đánh giá hiện trạng khai thác DLST tại KBTTN Hồ Kẻ Gỗ của các chuyên gia được trình bày ở Bảng 6. Bảng 6. Kết quả đánh giá hiện trạng khai thác du lịch sinh thái tại KBTTN Hồ Kẻ Gỗ Nội dung Rất tốt Tốt Khá Trung Yếu Tổng (5 đ) (4 đ) ( 3 đ) bình (2 đ) (1 đ) điểm TB Thị trường 0 1 2 7 8 32 1,7 Nguồn nhân lực du lịch 0 2 2 5 9 33 1,8 Cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật 0 2 3 3 10 33 1,8 Các hoạt động du lịch sinh thái 0 1 3 6 8 33 1,8 Văn hóa xã hội 5 8 5 0 0 72 4,0 Nguồn: xử lý điều tra, 9/2017 Từ đánh giá của các chuyên gia có thể thấy hiện trạng khai thác DLST của KBTTN Hồ Kẻ Gỗ đang diễn ra với mức rất thấp. Trong 5 tiêu chí được đánh giá thì Văn hóa xã hội được đánh giá tốt nhất, đạt giá trị trung bình 4.0. Các tiêu chí còn lại ở mức yếu bao gồm Thị trường, Nguồn nhân lực, Cơ sở vật chất hạ tầng và vật chất kỹ thuật, và Các hoạt động du lịch sinh thái. Chính vì vậy, để khai thác hiệu quả giá trị tiềm năng DLST tại đây cần được đầu tư cả về nhân lực và vật lực trong thời gian tới. Kết quả đánh giá về triển vọng khai thác tiềm năng phát triển DLST tại KBTTN Hồ Kẻ Gỗ được trình bày ở Bảng 7. Bảng 7. Kết quả đánh giá triển vọng khai thác tiềm năng DLST tại KBTTN Hồ Kẻ Gỗ Nội dung Rất tốt (5 đ) Tốt (4 đ) Khá (3 đ) Trung bình (2 đ) Yếu (1 đ) Tổng điểm Thị trường 4 5 8 1 0 66 3,7 Nguồn nhân lực du lịch 5 6 2 5 0 65 3,6 Cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật 7 5 6 0 0 73 4,1 Các hoạt động du lịch sinh thái 6 6 5 1 8 71 3,9 Văn hóa xã hội 7 8 3 0 0 76 4,2 TB Nguồn: xử lý điều tra, 9/2017 Yiến đánh giá của các chuyên gia về triển vọng khai thác tiềm năng DLST của KBTTN Hồ Kẻ Gỗ cho thấy các tiêu chí khai thác nhìn chung đã chuyển từ mức độ trung bình, yếu lên 214

Jos.hueuni.edu.vn Tập 126, Số 5D, 2017 mức độ từ khá đến rất tốt. Kết quả này nói lên các điều kiện khai thác tiềm năng DLST sẽ tăng lên cùng với sự quan tâm đầu tư, quy hoạch khu bảo tồn trong tương lai. 4.4 Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong phát triển du lịch sinh thái ở KBTTN Hồ Kẻ Gỗ Dựa vào mô hình SWOT tác giả tiến hành tổng hợp phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ trong phát triển DLST tại KBTTN Hồ Kẻ Gỗ. Những điểm mạnh: Khu bảo tồn là nơi có nhiều hệ sinh thái rừng nhiệt đới, lưu trữ sự đa dạng sinh học, tập trung nhiều loài động, thực vật quý hiếm, đặc hữu được ghi trong sách đỏ thế giới và Việt Nam. Bên cạnh đó, gắn với khu bảo tồn là vẻ đẹp của phong cảnh thiên nhiên, đặc biệt là Hồ Kẻ Gỗ và giá trị văn hóa như Miếu thờ các anh hùng liệt sỹ sân bay Li Bi một sân bay dã chiến thời kháng chiến chống Mỹ, tham quan đền thờ cố Tổng Bí thư Lê Duẩn. Những điểm yếu: Đội ngũ cán bộ, nhân viên du lịch tại đây còn hạn chế về trình độ chuyên môn và nghiệp vụ; cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch còn thiếu, đặc biệt là cơ sở lưu trú, cơ sở ăn uống, phương tiện vận chuyển tham quan và các dịch vụ hỗ trợ; các hoạt động du lịch còn đơn điệu; thị trường khách du lịch chưa được nghiên cứu khai thác; chưa có cơ quan hoặc bộ phận chuyên trách đảm nhận hoạt động khai thác và quản lý hoạt động DLST; chưa có sự liên kết giữa chính quyền địa phương các công ty lữ hành cộng đồng địa phương trong khai thác du lịch. Những cơ hội: Thị hiếu của du khách ngày càng tăng khi những điểm đến là những giá trị thiên nhiên gắn với các khu bảo tồn, vườn quốc gia; trong chính sách phát triển du lịch tỉnh nhà, loại hình du lịch sinh thái đang được chú trọng hơn bao giờ hết, chính vì thế quy hoạch phát triển DLST đang được nghiên cứu. Những thách thức: Sự xâm hại KBTTN Hồ Kẻ Gỗ đang diễn ra từ cộng đồng vùng đệm. Nhiều loài động, thực vật đang bị suy thoái, có nguy cơ tuyệt chủng nếu không được ngăn chặn và điều này tất yếu sẽ đánh mất những giá trị DLST tại đây. 4.5 Giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại KBTTN Hồ Kẻ Gỗ Trên cơ sở phân tích tiềm năng, hiện trạng và phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong phát triển DLST tại KBTTN Hồ Kẻ Gỗ, chúng tôi đề xuất một số giải pháp chính nhằm phát triển khai thác hiệu quả tài nguyên DLST tại KBTTN Hồ Kẻ Gỗ theo hướng bền vững như sau: Giải pháp về quản lý: Để tiềm năng DLST được khơi dậy và phát huy hiệu quả, tránh tình trạng du lịch diễn ra tự phát trong thời gian qua, dưới góc độ quản lý, Sở Thể thao, Văn hóa và Du lịch tỉnh cần nghiên cứu, tham mưu cho UBND tỉnh tiến tới hình thành bộ 215

Lê Văn Hoài Tập 126, Số 5D, 2017 phận có chức năng khai thác và quản lý hoạt động du lịch tại KBTTN Hồ Kẻ Gỗ. Từ đó xây dựng các chương trình hoạt động DLST, kết nối với các nhà đầu tư, các công ty du lịch, các thành phần kinh doanh du lịch trên địa bàn, cộng đồng địa phương trong việc khai thác du lịch bền vững. Phát triển cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật du lịch: Để tạo điều kiện thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái ở KBTTN Hồ Kẻ Gỗ trong thời gian tới cần xây dựng bãi đỗ xe, xây dựng bến thuyền phục vụ tham quan du lịch, hệ thống cung cấp điện, nước; hệ thống thu gom và xử lý chất thải; xây dựng các cơ sở ăn uống, mua sắm, lưu trú, giải trí nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách phù hợp với cảnh quan sinh thái. Cần bổ sung, hoàn thiện đề án tổng thể và chi tiết về xây dựng Khu DLST tại Hồ Kẻ Gỗ, nghiên cứu đầu tư từng công đoạn đảm bảo tính khả thi. Đồng thời, thu hút các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng hạ tầng cơ sở, các công trình dịch vụ du lịch gắn với bảo tồn sinh thái. Giải pháp về nguồn nhân lực du lịch: Xuất phát từ nguồn nhân lực phục vụ du lịch còn ít về số lượng và mỏng về chuyên môn nghiệp vụ, nên công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn đội ngũ này cần được đặc biệt quan tâm. Đối với Ban quản lý khu bảo tồn, cần thu hút, tuyển dụng những cán bộ có chuyên môn về du lịch và bảo tồn. Đồng thời cần phải cử một số cán bộ đi bồi dưỡng và nâng cao chất lượng chuyên môn về du lịch. Đối với lao động du lịch địa phương, để khai thác được giá trị DLST tại khu bảo tồn một cách hiệu quả, cần phối hợp với các cơ sở đào tạo mở các đợt tập huấn chuyên môn về du lịch, cách làm du lịch, đón tiếp khách và cả hướng dẫn viên. Khi cộng đồng có những kiến thức du lịch, họ sẽ trở thành lực lượng tham gia có hiệu quả vào khai thác tài nguyên du lịch tại đây. Giải pháp hình thành sản phẩm du lịch đa dạng, đặc sắc: Để khắc phục tính đơn điệu trong sản phẩm du lịch, Ban quản lý khu bảo tồn cũng như các bên liên quan cần nghiên cứu, xây dựng được những sản phẩm du lịch mang tính đặc thù địa phương, khai thác tối đa những giá trị sẵn có từ tự nhiên đến bản sắc văn hóa của các đồng bào vùng đệm. Theo chúng tôi, có thể phát triển những sản phẩm du lịch sau: Những sản phẩm du lịch gắn với tính giáo dục, diễn giải môi trường, sinh thái. Đối tượng nghiên cứu hướng đến là học sinh, sinh viên, nghiên cứu viên trên địa bàn huyện, tỉnh. Những sản phẩm mang tính khám phá: Hướng đến khai thác tối đa những giá trị đặc sắc về tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan, các loài động, thực vật, văn hóa vùng đệm để phục vụ cho những du khách có nhu cầu khám phá, tìm hiểu. Những sản phẩm mang tính thư giãn, nghỉ ngơi: Hướng đến đối tượng du khách vào những thời điểm cuối tuần trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận. Để thực hiện được sản phẩm này đòi hỏi phải có sự nỗ lực lớn từ cơ quan quản lý trong việc nghiên cứu hoàn thiện chất lượng các dịch vụ du lịch để phục vụ cho du khách. 216

Jos.hueuni.edu.vn Tập 126, Số 5D, 2017 Giải pháp xúc tiến quảng bá giá trị du lịch sinh thái: Để đưa được giá trị DLST đến được với khách du lịch thì các giải pháp về xúc tiến quảng bá là khâu rất quan trọng. Ban quản lý khu bảo tồn cần nghiên cứu sử dụng đa dạng các hình thức quảng bá như tờ rơi, biển quảng cáo, videoclip thông qua trang Web với các thông tin cuốn hút, sinh động về những giá trị du lịch sinh thái đặc sắc tại khu bảo tồn. Tổ chức các cuộc hội thảo khoa học về giá trị DLST của khu bảo tồn, qua đó mời các đơn vị tham gia như trường học, các doanh nghiệp du lịch, các nhà nghiên cứu, các nhà đầu tư thông qua các hội nghị, hội thảo sẽ có được cơ hội quảng bá giá trị DLST, thu hút sự hỗ trợ, hợp tác để khai thác và bảo tồn giá trị DLST bền vững. Bên cạnh đó, Ban quản lý khu bảo tồn cũng cần tăng cường tuyên truyền trong cộng đồng địa phương về những giá trị DLST của khu bảo tồn đối với cuộc sống của họ và con em họ trong tương lai, để từ đó thúc đẩy người dân gần gũi thiên nhiên, cùng bảo vệ tài nguyên và khai thác hiệu quả. 5 Kết luận Qua nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hồ Kẻ Gỗ, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau: Đây là khu bảo tồn có tính đa dạng sinh học cao với nhiều hệ sinh thái, nhiều loài động thực vật quý hiếm, đặc hữu nằm trong sách đỏ Việt Nam và thế giới. Có nhiều cảnh quan kỳ thú, hấp dẫn gắn với bản sắc văn hóa vùng đệm khá đặc sắc, tạo nên một bức tranh lý tưởng cho việc khai thác du lịch sinh thái. Tuy nhiên, hiện nay hoạt động khai thác du lịch sinh thái tại đây diễn ra yếu ớt, manh mún, tự phát là tổng hợp bởi rất nhiều nguyên nhân như thiếu cơ quan khai thác và quản lý, thiếu nhân lực lực du lịch, cơ sở hạ tầng kỹ thuật nghèo nàn, các dịch vụ du lịch đơn điệu, quảng bá còn mỏng. Chính vì thế, để phát huy giá trị du lịch sinh thái tại đây là hạn chế những khó khăn, thách thức cần thực hiện đồng bộ những giải pháp về cơ chế quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực du lịch, xây dựng nhiều sản phẩm du lịch đặc sắc, thúc đẩy quảng bá du lịch Do giới hạn về thời gian và không gian nghiên cứu nên bài báo mới chỉ tập trung đánh giá được một số giá trị và hiện trạng khai thác du lịch sinh thái tại đây mà chưa đi sâu đánh giá được các điểm cụ thể trong khu bảo tồn. Mong muốn những nghiên cứu sau sẽ đánh giá được toàn diện hơn những giá trị du lịch sinh thái đang tiềm ẩn, đề xuất những hoạt động du lịch sinh thái cần có và xây dựng một số tour du lịch chuyên sâu gắn với khu bảo tồn này. 217

Lê Văn Hoài Tập 126, Số 5D, 2017 Tài liệu tham khảo 1. Nguyễn Văn Anh, Lê Trung Kiên (2009), Du lịch sinh thái và kinh doanh sản phẩm du lịch sinh thái tại các Vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và phát triển, 7, Tr. 28. 2. August Losch (1978), The economics of location, Published by Forgotten Books, pp. 348. 3. Lê Huy Bá (2009), Du lịch sinh thái, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 4. Ban quản lý thiên nhiên Hồ Kẻ Gỗ (2016), Đa dạng sinh học tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hồ Kẻ Gỗ. 5. Phùng Thị Hằng, Phạm Hồng Chương (2012), Xây dựng tiêu chí đánh giá điểm du lịch sinh thái tại các vườn quốc gia ở Việt Nam nghiên cứu trường hợp tại vườn quốc gia Cúc Phương, Tạp chí Kinh tế và phát triển Đại học Kinh tế Quốc dân, Số 186, Tr. 107 116. 6. Phạm Văn Hậu và Nguyễn Ngọc Sĩ (2015), Đánh giá các điểm tài nguyên du lịch tỉnh Vĩnh Long và định hướng các điểm phát triển du lịch, Tạp chí nghiên cứu khoa học Đại học Văn Hiến, Số 7, Tr. 71 81. 7. Lê Văn Hoài (2016), Khai thác và bảo tồn giá trị du lịch sinh thái tại Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền, Thừa Thiên Huế, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Khoa Du lịch. 8. Luật du lịch Việt Nam (2005), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 9. Nguyễn Văn Thuật (2016), Ý kiến mới về du lịch sinh thái, Tạp chí khoa học, Số 01 Đại học Đồng Nai. 10. Võ Quý, Nguyễn Cử (1995), Danh lục chim Việt Nam, Nxb.Nông nghiệp, Hà Nội. SOLUTIONS FOR ECOTOURISM DEVELOPMENT AT KE GO NATURE RESERVE, HA TINH PROVINCE Le Van Hoai* HU School of Hospitality and Tourism, 22 Lam Hoang St., Hue, Vietnam Abstract: Ke Go Nature Reserve, located in Ha Tinh province, is an ecological region in the North Truong Son mountain range of Vietnam. It has not only magnificent natural landscapes and high biodiversity including precious and endangered animal and plant species but also enormous advantages for ecotourism development. The potential, reality, opportunities, and threats for ecotourism development at Ke Go Nature Reserve were analyzed. Several recommendations and solutions to boost the sustainable development of ecotourism for this area were also provided. Keywords: reservation, ecotourism, biodiversity 218