Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn Ngành Xi măng Báo cáo cập nhật Tháng 6, 2019 Khuyến nghị OUTPERFORM Giá kỳ vọng (VNĐ) Giá thị trường (17/6/2019)

Tài liệu tương tự
CTCP Nhựa Bình Minh Ngành Vật liệu xây dựng Báo cáo cập nhật Tháng 2, 2019 Mã giao dịch: BMP Reuters: BMP.HM Bloomberg: BMP VN Lợi nhuận 2019 kỳ vọng

Tổng Công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam - CTCP Ngành Ô tô Báo cáo thăm doanh nghiệp Tháng 6, 2019 Khuyến nghị N/a Mã giao dịch: VEA Reut

Tổng Công Ty IDICO - CTCP Ngành KCN, Xây dựng Báo cáo thăm doanh nghiệp Tháng 7, 2019 Khuyến nghị Giá kỳ vọng (VNĐ) NEUTRAL N/A Giá thị trường (25/7/2

Ngành Hàng không Báo cáo cập nhật Tháng 9, 2019 Khuyến nghị NEUTRAL Giá kỳ vọng (VNĐ) Giá thị trường (16/9/2019) Lợi nhuận kỳ vọng 9,5%

CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận Hàng tiêu dùng cá nhân Báo cáo cập nhật Tháng 2, 2019 Khuyến nghị OUTPERFORM Giá kỳ vọng (VND) Giá thị trường (

Ngành Bia Báo cáo đại hội cổ đông Tháng 4, 2019 Khuyến nghị Giá kỳ vọng (VND) N/a N/a Giá thị trường (12/4/2019) Lợi nhuận kỳ vọng N/a THÔNG T

CTCP Chế biến gỗ Đức Thành Ngành Gỗ Báo cáo cập nhật Tháng 5, 2017 Khuyến nghị NEUTRAL Giá kỳ vọng (VND) Giá thị trường (05/5/2017) Lợi

Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn Ngành Thủy sản Báo cáo cập nhật Tháng 9, 2019 Khuyến nghị OUTPERFORM Giá kỳ vọng (VNĐ) Giá thị trường (09/9/2019) 80

CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT Ngành Bán lẻ AGM Note Tháng 3, 2019 Khuyến nghị Giá kỳ vọng (VND) N/a N/a Giá thị trường (28/03/2019) Lợi nhuận kỳ

CTCP Tập đoàn Hòa Phát Mã giao dịch: HPG Reuters: HPG.HM Bloomberg: HPG VN Ngành thép xây dựng Báo cáo cập nhật Q4/ tháng 12, 2018 Yếu tố tiêu

CTCP Tập đoàn Hà Đô Ngành Bất động sản Báo cáo cập nhật Tháng 6, 2019 Khuyến nghị OUTPERFORM Giá kỳ vọng (VNĐ) Giá thị trường (07/6/2019) 30.60

CTCP XNK Thủy sản Bến Tre Ngành Thủy sản Báo cáo thăm doanh nghiệp Tháng 12, 2017 Mã giao dịch: ABT Reuters: ABT.HM Bloomberg: ABT VN Doanh nghiệp có

Công ty Cổ phần Quốc tế Sơn Hà Ngành Thép Báo cáo thăm doanh nghiệp Mã giao dịch: SHI Reuters: SHI.HM Bloomberg: SHI VN Tập trung vào hoạt động cốt lõ

Ngành hàng không CTCP Tổng công ty hàng không Việt Nam Mã giao dịch: HVN Bloomberg: HVN VN Báo cáo cập nhật Q1/ tháng 03, 2019 Kế hoạch tăng độ

Ngành Xây dựng Báo cáo cập nhật Q2/ tháng 05, 2015 Tổng Công ty Cổ phần Xây dựng điện Việt Nam Mã giao dịch: VNE Reuters: VNE.HM Bloomberg: VNE

Công ty Cổ phần GTNfoods Hàng tiêu dùng Báo cáo lần đầu Tháng 7, 2018 Khuyến nghị OUTPERFORM Giá kỳ vọng (VNĐ) Giá thị trường (29/6/2018) 9.100

Báo cáo kinh tế vĩ mô 04 tháng 04, 2019 Nguyễn Phi Long Chuyên viên phân tích Kinh tế Việt Nam Hoàng Công Tuấn Trưởng bộ phậ

Báo cáo công ty Hàng gia dụng Tháng Năm, 2019 CTCP CHẾ BIẾN GỖ ĐỨC THÀNH (HSX: GDT) Cổ phiếu giá trị trong ngành hàng gia dụng Chặng đường dài để phát

CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KHÔNG VIETJET Mã CK: VJC Sàn: HSX/Vietnam Ngành: Hàng Không BÁN [-23%] Ngày cập nhật: 05/11/2018 Giá mục tiêu 104,300 VNĐ Giá hiệ

VIETNAM MACRO OUTLOOK 2019

BÁO CÁO NGÀNH THỦY SẢN

CTCP NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN PHONG NTP (HNX) BẢN TIN CẬP NHẬT NHANH Ngày 02 tháng 11 năm 2016 CẬP NHẬT KQKD Q VÀ 9T.2016 NTP đã công bố báo cáo tài

CTCP Vĩnh Hoàn (VHC) Báo cáo KQKD Ngành: Sản phẩm NN 2018 H1/ F Ngày báo cáo: 22/07/2019 Tăng trưởng DT 13,7% -5,7% 13,0% 18 March 2011 Giá hiện

TỔNG QUAN KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2012 VÀ TRIỂN VỌNG 2013 GS. Nguyễn Quang Thái 13 Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam I- Thành tựu quan trọng về kiềm chế lạm

CTCP May Sông Hồng Ngành Dệt may Báo cáo lần đầu Tháng 3, 2019 Mã giao dịch: MSH Reuters: MSH.HM Bloomberg: MSH VN Doanh nghiệp với nền tảng cơ bản tố

FPTS - HOM Initial Valuation

Đi tìm sự hoàn hảo

Báo cáo cập nhật GAS

BÁO CÁO PHÂN TÍCH

THÁNG 1/2008 GIỚI THIỆU CƠ HỘI ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU NIÊM YẾT LẦN ĐẦU Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT - FPTS CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG & XÂY DỰNG QUẢNG NINH T

% Thay đổi giá trong 1 năm CTCP HOÀNG ANH GIA LAI (HAG) Ngày 27 tháng 4 năm 2015 BÁO CÁO CẬP NHẬT: NẮM GIỮ Giá hiện tại (24/04/2015) VND Giá tr

FPTS

NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI (MBB: HSX) BÁO CÁO CẬP NHẬT Ngày 12 tháng 11 năm 2018 Sàn giao dịch MBB MUA THÔNG TIN CỔ PHIẾU (ngày 12/11/2018) HSX Thị giá (

Nghiên Cứu & Trao Đổi Khơi thông nguồn lực vốn FDI ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị Nguyễn Đình Luận Nhận bài: 29/06/ Duyệt đăng: 31/07/201

Microsoft Word - PVT_Update_Vie.docx

CTCP Thực phẩm Sao Ta

Báo cáo Thị trường Thép Ngày: 15/12/2018 Tiêu điểm: + Những quốc gia bị thiệt hại từ thuế quan về thép đang dần lộ diện + Giá hợp đồng tương lai của q

Tập trung cơ cấu và giải quyết nợ xấu, vững bước phát triển.

CTCP Thế Giới Di Động

COMPANY REPORT Công ty cổ phần Kinh Đô (HSX-KDC) Khuyến nghị: NẮM GIỮ Ngày 28/08/2014 Đồ thị giao dịch Điểm nhấn cơ bản: KDC luôn giữ vị trí dẫn đầu t

MỤC LỤC 1. TỔNG QUAN Thông tin chung về BAC A BANK Quá trình hình thành - phát triển Ngành nghề và địa bàn kinh doanh...

Microsoft Word - BAI LAM HOAN CHINH.doc

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế học khu vực công Cải cách thuế GTGT ở Việt Nam Niên khoá Nghiên cứu tình huống Chương trình

BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC & TRIỂN VỌNG VĨ MÔ (A) Đã có những dấu hiệu ban đầu cho thấy nền kinh tế được cải thiện 1. Chỉ số PMI HSBC đã vượt 50 vào tháng 11

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

CTD

Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PVS) [KHẢ QUAN +19,9%] Cập nhật Ngành: Dầu khí 2018A 2019F 2020F 2021F 40% Ngày báo cáo: 20/02/2019 Tăng

Phân tích Cổ phiếu BÁO CÁO PHÂN TÍCH CÔNG TY Ngày 13/03/2017 Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PVS) Khuyến nghị: MUA THÔNG TIN CỔ PHIẾU Giá

BÁO CÁO LẦN ĐẦU VIB

CTCP Phú Tài (PTB) [KHẢ QUAN +19,6%] ` Cập nhật Ngành: Đa ngành F 2020F 2021F Ngày báo cáo: 18 March 07/08/ Tăng trưởng DT 18,8% 25,

Báo cáo việt nam

HOSE - Vietnam TĂNG TỶ TRỌNG Giá mục tiêu Giá đóng cửa 25/12/2015 Nguyễn Hoàng Bảo Châu (+84-8) Thôn

Microsoft Word - 2- Giai phap han che su phu thuoc kinh te vao Trung Quoc.doc

NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƢƠNG VIỆT NAM (TCB: HSX) BÁO CÁO CẬP NHẬT Ngày 21 tháng 02 năm 2019 TCB KHẢ QUAN Sàn giao dịch THÔNG TIN CỔ PHIẾU (ngày 20/02/2019

CÔNG TY CỔ PHẦN FPT HOSE: FPT BÁO CÁO CẬP NHẬT Ngày 08 tháng 03 năm 2019 Sàn giao dịch THÔNG TIN CỔ PHIẾU (Ngày ) HOSE Thị giá (đồng)

VEAM Corp (VEA) [PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG -3,0%] Cập nhật Ngành: Ôtô F 2020F 2021F Ngày báo cáo: 25/06/2019 Tăng trưởng DT 7,8% -15,0% 5,0% 5,0% Gi

BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC VÀ TRIỂN VỌNG VĨ MÔ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ TRONG NƯỚC TỐT VÀ SẼ LÀ NỀN TẢNG HỖ TRỢ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TRONG NĂM Các yếu tố tíc

HSX - Vietnam TĂNG TỶ TRỌNG Giá mục tiêu Giá đóng cửa 25/08/2016 Nguyễn Văn Sơn 46,600 VNĐ 29,400 VNĐ (+84-4) Ext: 55

BÁO CÁO PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP CTCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CẢNG ĐÌNH VŨ Mã chứng khoán: DVP [HOSE] ĐINH THỊ HƯƠNG LÝ Chuyên viên phân tích

TCT Phát triển Đô thị Kinh Bắc _ CTCP

Đỗ Thị Mai Hương Chuyên viên tư vấn đầu tư Tel: (028) Ext: 8958 Biến động giá cổ phiếu DHC và VN-Index (từ 0

Thị trường Trung Quốc tiềm năng

CHIẾN LƯỢC GIAO DỊCH NGÀY Ngày: 03/03/2017 CHỈ SỐ Mới nhất Thay đổi % Tăng/giảm KLGD (tr) P/E P/B VN-index /

PowerPoint Presentation

`` NGHIÊN CỨU KINH TẾ VĨ MÔ 16/04/2019 BÁO CÁO Q thực hiện bởi Điểm nhấn GDP Q tăng 6,79% (yoy) tuy thấp hơn mức tăng trưởng của Quý 1.201

EQUITY RESEARCH MUA CTCP ICD Tân Cảng Long Bình (HSX: ILB) Báo cáo lần đầu (10/05/2019) Giá mục tiêu VND Tăng/giảm (%) 25% Thị giá lên sàn 22.0

QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Luật số: 29/2013/QH13 Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 201

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NINH VIỆT TRIỀU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT TẠI NHÀ HÁT CHÈO NINH BÌNH

Microsoft Word - Vietnam Gap ghenh phia truoc.docx

Thứ Số 320 (7.303) Sáu, ngày 16/11/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Thủ

NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU (ACB: HNX) BÁO CÁO CẬP NHẬT Ngày 27 tháng 02 năm 2019 Sàn giao dịch ACB MUA THÔNG TIN CỔ PHIẾU (ngày 27/02/2019) HNX Thị giá (đồ

Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPB) [PHTT +9,6%] Cập nhật Ngành: Ngân hàng 2018A 2019F 2020F 2021F Ngày báo cáo: 18 March 31/05/ LN trước dự phòn

VIỆT NAM XUẤT KHẨU DĂM GỖ THỰC TRẠNG VÀ THAY ĐỔI VỀ CHÍNH SÁCH Hà Nội tháng 6 năm 2019

FX Insights

Khi “Phượng Hoàng” cất cánh

BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN Tháng

QUAN TRỌNG LÀ BỀN VỮNG BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN

CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN 2012 Thời gian: Thứ bảy (từ 08h30) ngày 27 tháng 04 năm 2013 Địa điểm: 252 Lạc Long Quân, Phường 10, Quậ

FPTS

PowerPoint Presentation

TỔNG CÔNG TY BẢO HIỂM BIDV Báo cáo thường niên 2015 MỘT THẬP KỶ VỮNG BƯỚC VƯƠN XA (28/12/ /12/2015) Huân chương Lao động hạng Ba của Chủ tịch nư

CÔNG TY CỔ PHẦN FPT HOSE: FPT BÁO CÁO CẬP NHẬT Ngày 08 tháng 08 năm 2019 FPT KHẢ QUAN Sàn giao dịch THÔNG TIN CỔ PHIẾU (Ngày ) HOSE Thị giá

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2018 BÁO CÁO THƯƠNG NIÊN

NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM (HSX VCB) Ngày 23 tháng 9 năm 2016 BÁO CÁO CẬP NHẬT: NẮM GIỮ Giá hiện tại (2

Page1 AAA VN-Index STANLEY BROTHERS (SBSI) CTCP NHỰA AN PHÁT XANH (HSX: AAA) Hóa chất KHUYẾN NGHỊ: MUA Ngày 04/07/2019 Giá hiện tại: VNĐ Giá mụ

CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG AN GIANG 2018 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG AN GIANG 1

Microsoft Word - Ban tin lai suat ty gia thang

CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NĂM 2014 VÀ MỘT SỐ GỢI Ý CHO NĂM 2015 TS. Hà Huy Tuấn Phó Chủ tịch UBGSTC Quốc gia I. Diễn biến kinh tế toàn cầu và tình hình kinh

Phân tích Cổ phiếu BÁO CÁO PHÂN TÍCH CÔNG TY Ngày 15/03/2017 TCTCP KHOAN VÀ DỊCH VỤ KHOAN DẦU KHÍ (PVD - HOSE) Khuyến nghị: MUA THÔNG TIN CỔ PHIẾU Giá

Báo cáo ngành dệt may

Phân tích Cổ phiếu BÁO CÁO PHÂN TÍCH CÔNG TY Ngày 23/05/2017 CTCP ĐÁ THẠCH ANH CAO CẤP VCS (HNX: VCS) Khuyến nghị: MUA Thông tin cổ phiếu Giá cổ phiếu

Ngành Mía Đường BÁO CÁO CẬP NHẬT December 31 th Công ty Cổ phần Mía Đường Thành Thành Công Tây Ninh 12/03/2014 Phạm Lê Duy Nhân Chuyên viên phân tích

Ngành Kim loại công nghiệp ICB 1750 BÁO CÁO PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP CTCP Quốc Tế Sơn Hà - SHI Các điểm nhấn cơ bản: KHUYÊ N NGHI ĐÂ U TƯ Quan điểm đầu

Microsoft Word - LV _ _.doc

Microsoft Word - PHAN TICH NGANH NGAN HANG.doc

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội 1

Trung tâm Tin học và Thống kê Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn THÔNG TIN

2. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TRONG NĂM HSC DỰ BÁO VN INDEX SẼ ĐẠT ĐỈNH 1200 TRONG NĂM 2018 Giá trị mua ròng của NĐTNN và cho vay margi

Page1 VN-Index HII x CTCP AN TIẾN INDUSTRIES (HSX: HII) Hóa chất KHUYẾN NGHỊ: MUA Ngày 1/08/2019 Giá hiện tại: VNĐ Giá mục tiêu:

BÁO CÁO CẬP NHẬT TIN TỨC NGÀNH: Dịch vụ cảng biển Ngày 25 tháng 04 năm 2019 CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ XẾP DỠ HẢI AN (HOSE: HAH) Phạm Thị Mai Chuyên v

Bản ghi:

Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn Ngành Xi măng Báo cáo cập nhật Tháng 6, 2019 Khuyến nghị OUTPERFORM Giá kỳ vọng (VNĐ) 9.600 Giá thị trường (17/6/2019) 8.100 Lợi nhuận kỳ vọng 18,5% THÔNG TIN CỔ PHẦN Sàn giao dịch HNX Khoảng giá 52 tuần 7.000-9.300 Vốn hóa 891 Tỷ VNĐ SL cổ phiếu lưu hành 110.010.054 KLGD bình quân 10 ngày 139.760 % sở hữu nước ngoài 4,2% Room nước ngoài 49% Giá trị cổ tức/cổ phần N/a Tỷ lệ cổ tức/thị giá N/a BIẾN ĐỘNG GIÁ VNĐ/CP Cổ phiếu 10,000 1,200,000 8,000 1,000,000 6,000 800,000 600,000 4,000 400,000 2,000 200,000 - - YTD 1T 3T 6T BCC 24,6% -8,0% -1,2% 17,4% VN-Index 0,8% -2,6% -5,6% -1,4% Mã giao dịch: BCC Reuters: BCC.HN Bloomberg: BCC VN Equity Xuất khẩu ngành xi măng Việt Nam sang Trung Quốc tăng vọt song vẫn còn nhiều rủi ro Chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh ngang với hai chỉ số P/E và EV/EBITDA để xác định giá trị hợp lý của Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn (HNX: BCC) với tỷ trọng bằng nhau. Theo đó, chúng tôi khuyến nghị OUTPERFORM cho cổ phiếu BCC với mức giá mục tiêu cho năm 2019 là 9.600 đồng/cổ phần, ứng với mức P/E và EV/EBITDA hợp lý năm 2019 là 7,4 lần và 5,0 lần. Mặc dù chúng tôi nhận thấy hoạt động xuất khẩu xi măng của Việt Nam gia tăng lệ thuộc vào Trung Quốc là không bền vững và mang tính rủi ro, chúng tôi kỳ vọng nguồn tiêu thụ xi măng trong nước tiếp tục duy trì lành mạnh và hỗ trợ môi trường cạnh tranh ngành, nhờ vào (1) Câu chuyện FDI bền vững tại Việt Nam về trung và dài hạn tiếp tục kích thích hoạt động xây dựng khu công nghiệp và (2) Mảng xây dựng hạ tầng cải thiện cùng với các nỗ lực của chính phủ trong việc gia tăng sự tham gia của các nhà đầu tư tư nhân. Khuyến nghị: BCC đóng cửa tại mức giá 8.100 đồng/cổ phần vào ngày 17/6/2019, tăng 24% so với mức giá đầu năm và hiện đang giao dịch tại mức P/E năm 2019F là 6,3 lần so với mức trung bình P/E trượt của các công ty cùng ngành là 8,0 lần. Với mức tăng trưởng lợi nhuận năm 2019 dự phóng cao 51%, chúng tôi nhận thấy BCC vẫn là một cơ hội đầu tư khá hấp dẫn trong ngắn hạn cho năm 2019 khi Trung Quốc vẫn đang tiếp tục tái cơ cấu lại hoạt động sản xuất ngành xi măng. Những điểm tích cực: (1) Công ty có thể tăng giá bán trung bình cao hơn so với mức gia tăng chi phí điện hỗ trợ biên lợi nhuận gộp; và (2) Hoàn thành dây chuyền nghiền và đóng bao vào cuối Q2 2019 gia tăng công suất nghiền xi măng mang lại các lợi ích như (i) tiêu thụ lượng clinker nhiều hơn giúp Công ty tối ưu hóa các chi phí cố định ở phân đoạn nghiền xi măng, giảm chi phí sản xuất, (ii) giảm hoạt động thuê ngoài để nghiền xi măng bởi công suất nghiền xi măng hiện tại đang thấp hơn so với công suất sản xuất clinker, (iii) cắt giảm việc bán clinker dư thừa số lượng lớn và lợi nhuận thường thấp và (iv) tối ưu hóa năng lượng so với dây chuyền cũ tiêu hao nhiều năng lượng. Theo đó, chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư theo dõi và mua ở các điểm giá hấp dẫn để đón đầu tăng trưởng kết quả kinh doanh trong mùa cao điểm của ngành thường rơi vào Q3 và Q4 hàng năm. Tuy nhiên, chúng tôi không đánh giá cao BCC là một cơ hội đầu tư dài hạn bởi (1) Hoạt động cơ cấu lại sản xuất ngành xi măng tại Trung Quốc mặc dù đã Chuyên viên phân tích Trần Đăng Mạnh (84 8) 3914.6888 ext 256 trandangmanh@baoviet.com.vn giải tỏa áp lực cạnh tranh trong nước, nhưng không bền vững và rủi ro khi các nhà máy xi măng đủ điều kiện hoạt động tại nước này có thể gia tăng tỷ lệ huy động, là mục tiêu chính của việc cải cách hoạt động sản xuất tại Trung Quốc; (2) Gia tăng công suất sản xuất tại Việt Nam khi các dây chuyền mới đi vào hoạt động vào cuối năm 2019 và mạnh mẽ hơn vào năm 2020 với công suất lần lượt là 4,1

triệu tấn/năm và 12,7 triệu tấn/năm; (3) Xu hướng dịch chuyển sang xi măng rời gia tăng áp lực lên tăng trưởng lợi nhuận của các công ty sản xuất xi măng tại Việt Nam; và (4) Xu hướng nợ vay của Công ty dường như sẽ gia tăng trong thời gian tới bởi Công ty hiện đang có một số dự án đầu tư như Dự án kho nguyên liệu mới (384 tỷ) và Trạm phát điện tận dụng nhiệt khí (350 tỷ) năm 2020. 2

Tổng quan Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn (HNX: BCC) Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn (HSX: BCC) có tiền thân là Nhà máy Xi măng Bỉm Sơn thành lập vào năm 1980. Công ty hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu xi măng và clinker các loại. BCC chính thức hoạt động theo mô hình cổ phần từ năm 2006. Sau đây là một số điểm nhấn chính về Công ty: Tổng công suất sản xuất clinker đạt 3,4 triệu tấn/năm, trong đó công suất Lò 2 và Lò 3 lần lượt là 1,4 triệu tấn/năm và 2,0 triệu tấn/năm. Bên cạnh đó, công suất nghiền xi măng của Công ty là khoảng 3,5 triệu tấn xi măng/năm. Sản lượng tiêu thụ clinker và xi măng của BCC chiếm khoảng 4,5% thị phần clinker và xi măng Việt Nam năm 2018 giảm so với mức 4,9% năm 2017. Sở hữu vùng nguyên liệu chất lượng cao và trữ lượng dồi dào để Công ty có thể hoạt động trong vòng 50 năm. Công ty hiện đang sở hữu mỏ đá vôi Yên Duyên nằm trong địa phận huyện Hà Trung, cách Công ty 2,6 km, có trữ lượng 3.000 triệu tấn với diện tích 1.000 ha trong đó Công ty được khai thác 83,7 ha. Vùng đá vôi của Công ty được đánh giá có chất lượng đồng đều và ổn định, trữ lượng đủ để hoạt động trong hơn 50 năm. Ngoài ra, Công ty cũng đang sở hữu mỏ đất sét Tam Diện với trữ lượng 240 triệu tấn, diện tích 200 ha và mỏ đất sét Cổ Đam có trữ lượng 60 tấn, diện tích 200 ha. Địa bàn hoạt động của xi măng Bỉm Sơn trong nước tập trung chủ yếu ở miền Bắc tại các tỉnh Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định, Hà Nội, Hòa Bình, Sơn La, Nghệ An, Hà Tĩnh. Ngoài ra, Công ty cũng phân phối các sản phẩm tại các tỉnh miền Trung như Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Quảng Nam, Bình Định và Tây Nguyên. Cơ cấu cổ đông tập trung cao. Cụ thể, Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam nắm tới 73,15% vốn. Ở khía cạnh tích cực, chúng tôi nhận thấy với cơ cấu cổ đông cô đặc, BCC có thể nhận được nhiều hỗ trợ và quan tâm hơn từ Tổng Công ty Xi măng Việt Nam. Tuy nhiên, mặt trái cần nhấn mạnh là doanh nghiệp sẽ không tự chủ hoàn toàn chiến lược phát triển trong việc phân bổ thị trường tiêu thụ, chọn nhà cung cấp hay phát triển các dự án mới. Hình 1: Cơ cấu cổ đông của BCC tính đến 31/12/2018 Sở hữu khác, 22.85% Sở hữu nước ngoài, 4% Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (VICEM), 73.15% Nguồn: BCC; BVSC 3

Chính sách thắt chặt nguồn cung xi măng tại Trung Quốc đã giải tỏa cạnh tranh ngành xi măng nội địa tại Việt Nam Chính sách thắt chặt nguồn cung tại Trung Quốc Trung Quốc được biết đến là nước có ngành sản xuất xi măng lớn nhất thế giới với tổng công suất thiết kế khoảng 3,3 tỷ tấn/năm (~60% sản lượng thế giới) và tổng sản lượng sản xuất đạt khoảng 2,2 tỷ tấn/năm, theo đó tỷ suất huy động của ngành là khoảng 70% năm 2017. Trong năm 2017, Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra lộ trình quản lý nguồn cung chặt chẽ hơn nhằm (1) cắt giảm khói bụi gây ô nhiễm môi trường và (2) nâng tỷ suất huy động của những nhà máy đủ điều kiện hoạt động. Cụ thể, ngành xi măng Trung Quốc nằm trong diện quy hoạch cắt giảm khoảng 392,7 triệu tấn tới cuối năm 2020 (~10% tổng công suất thiết kế năm 2017). Tính đến cuối năm 2018, ngành xi măng Trung Quốc đã cắt giảm khoảng 153 triệu tấn, tương đương 38,9% mục tiêu cắt giảm và ứng với 1,6 lần công suất sản xuất xi măng tại Việt nam cuối 2018. Chúng tôi nhận thấy với khoảng trống hơn 100 triệu tấn này đã giúp (1) giảm áp lực cạnh tranh, tăng thị phần xuất khẩu cho Việt Nam và (2) sụt giảm xuất khẩu xi măng giá rẻ Trung Quốc cũng góp phần gia tăng sản xuất và tính cạnh tranh và giá xuất khẩu của xi măng Việt Nam trên các thị trường xuất khẩu. Hình 2: Kế hoạch và kết quả cắt giảm sản xuất xi măng tại Trung Quốc giai đoạn 2017-2020 450 400 350 300 250 200 150 100 50 0 393 Mục tiêu cắt giảm 2017-2020 153 240 240 Đã cắt giảm tới cuối 2018 Phải cắt giảm 2019-2020 Hình 3: theo đó sản lượng xuất khẩu xi măng và clinker năm 2018 tăng vọt 1,800 1,600 1,400 1,200 1,000 800 600 400 200 0 Sản lượng (ngàn tấn) Tỷ trọng TQ/ Tổng cộng xuất khẩu VN 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0% Nguồn: BVSC Nguồn: Bloomberg, BVSC nới lỏng chính sách trong xuất khẩu xi măng và clinker từ Chính phủ Việt Nam góp phần thúc đẩy xi măng trong năm 2018. Cụ thể, Nghị định 125 quy định thuế xuất khẩu xi măng là 0% có hiệu lực từ tháng 1/2018 từ mức 5% cuối 2016, theo đó lợi nhuận xuất khẩu xi măng có thể gia tăng 3-4 USD/ tấn. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng áp dụng chương trình hoàn thuế VAT cho xuất khẩu xi măng giúp doanh nghiệp trong nước cải thiện năng lực cạnh tranh. Theo đó, ngành xi măng Việt Nam ghi nhận một năm xuất khẩu ấn tượng với sản lượng xi măng và clinker xuất khẩu lần lượt là 9,1 triệu tấn (+82,0% y/y) và 23 triệu tấn (+42,9% y/y). Trong đó, xuất khẩu xi măng và clinker của Việt Nam sang Trung Quốc năm 2018 tăng vọt đạt 9,8 triệu tấn (+596,2% y/y), chiếm 31% sản lượng xuất khẩu ngành năm 2018 so với mức 7% năm 2017. Theo đó, Trung Quốc vượt Bangladesh và trở thành nước nhập khẩu xi măng lớn nhất của Việt Nam trong năm 2018. Các nước nhập khẩu khác như Philippines, Đài Loan, Peru có tỷ trọng khá ổn định trong năm 2018. 4

(14,700) 13,434 7,500 24,637 19,926 22,200 32,413 33,360 57,050 Hình 4: Tỷ trọng xuất khẩu xi măng và clinker tăng đột biến trong năm 2018 Malaysia, 2.5% Đài Loan, 5.1% Pê Ru, 3.4% Khác, 8.4% Pê Ru, 2.9% Malay Đài Loan, 5.7% Bangladesh, 20.5% Khác, 12.5% Trung Quốc, 7.1% Philippines, 22.9% Bangladesh, 39.2% Trung Quốc, 31.3% Philippines, 20.9% Hình 5: Giá xuất khẩu trung bình gia tăng tốt ở hầu hết các thị trường xuất khẩu lớn trong năm 2018 80.0 2017 2018 70.0 60.0 50.0 40.0 30.0 20.0 37.3 33.5 47.0 35.5 33.5 45.8 35.0 51.6 69.6 33.4 50.3 32.9 32.0 33.0 43.1 39.3 35.4 Nguồn: Hải Quan Việt Nam; BVSC; Vòng tròn trong/ ngoài: 2017/2018 Nguồn: Hải Quan Việt Nam; BVSC; Đơn vị: USD/tấn Xu hướng tiêu thụ xi măng chất lượng cao hơn tại Trung Quốc hỗ trợ giá clinker. Kể từ năm 2014, Trung Quốc đã có những thảo luận quanh vấn đề ngưng sản xuất xi măng chất lượng thấp và vận động sử dụng xi măng có chất lượng cao hơn toàn quốc. Ngoài ra, việc ngưng sử dụng xi măng kém chất lượng đã được hưởng ứng tại nhiều tỉnh thành tại Trung Quốc như Tân Cương, Ninh Hạ, Tứ Xuyên và một phần của Thiểm Tây. Nếu Chính phủ Trung Quốc cấm sử dụng xi măng chất lượng thấp, các nhà sản xuất xi măng sẽ phải chuyển sang sản xuất xi măng chất lượng cao hơn. Theo ước tính của chúng tôi, xi măng chất lượng thấp chiếm tới khoảng 50% công suất sản xuất xi măng tại Trung Quốc. Chúng tôi kỳ vọng sự chuyển đổi tiêu thụ xi măng chất lượng cao hơn sẽ tăng nhu cầu tiêu thụ clinker khoảng 333 triệu tấn hay 10% tổng nguồn cung xi măng tại nước này tới năm 2020, bởi xi măng chất lượng cao hơn đòi hỏi lượng clinker sử dụng nhiều hơn (0.77 tấn clinker/ tấn xi măng so với mức 0.63 tấn clinker/ tấn xi măng trước đây). Theo quan sát của chúng tôi, giá clinker xuất khẩu cuối năm 2018 là khoảng 35 USD/ tấn, cao hơn mức 30 USD/tấn so với năm 2017. Hình 6: Tình trạng dôi cung vẫn là câu chuyện của ngành xi măng tại miền Bắc và miền Trung, trong khi miền Nam duy trì thiếu cung năm 2017 Công suất sản xuất Tiêu thụ Dư cung/ (thiếu hụt) Hình 7: Công suất huy động ngành cải thiện khi tiêu thụ gia tăng trong khi không có dây chuyền mới nào đưa vào hoạt động trong năm 2018 Tổng suất công sản xuất thiết kế (triệu tấn) Tổng sản lượng sản xuất (triệu tấn) Hiệu suất huy động chung % 120 100 80 70.0% 67.1% 93.8% 87.5% 86.7% 90.9% 60 40 20 0 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Nguồn: ximang.vn; Đơn vị: Nghìn tấn Nguồn: ximang.vn; BVSC 5

Gia tăng xuất khẩu đã giải tỏa áp lực cạnh tranh thị trường nội địa. Ngoài ra, nhờ gia tăng xuất khẩu, chúng tôi cũng nhận thấy cạnh tranh ngành xi măng trong nước cũng được giải tỏa phần nào trong năm 2018, với sản lượng tiêu thụ phục hồi đạt mức 65 triệu tấn (+8,0% y/y), đánh dấu tốc độ tăng trưởng kép 5 năm giai đoạn 2013-2018 ở mức 10%/năm. Về khía cạnh sản xuất, tổng năng lực sản xuất ngành xi măng năm 2018 đạt khoảng 98 triệu tấn (đi ngang so với năm 2017 bởi không có dự án mới có công suất lớn đi vào hoạt động trong năm) so với tổng lượng sản xuất của ngành năm 2018 là khoảng 90 triệu tấn (+5,7% y/y). Theo đó, hiệu suất huy động chung của ngành là 91% năm 2018, khả quan hơn so với mức 87% năm 2017, theo ước tính của chúng tôi. Với hiệu suất sản xuất gia tăng, chúng tôi nhận thấy hầu hết các Công ty đã cải thiện lợi nhuận của mình do hiệu quả hoạt động nâng cao tối ưu hóa các chi phí cố định trong khi giá bán trung bình cải thiện. Ví dụ, LNST của HT1 tăng trưởng mạnh mẽ đạt 1.680 tỷ (+31,6% y/y) hay BCC đã chuyển mình ghi nhận lãi đạt 94 tỷ năm 2018 từ mức 3 tỷ năm 2017. Xu hướng chuyển dịch từ xi măng bao sang xi măng dạng rời nhanh hơn. Chúng tôi nhận thấy sự nổi lên của xu hướng sử dụng xi măng rời nhiều hơn tại thị trường xi măng Việt Nam. Cụ thể, tỷ trọng tiêu thụ của xi măng rời của HT1 tính đến Q1 2019 là 35% trên tổng sản lượng tiêu thụ trong quý so với mức 24% năm 2015 hay mức 25% năm 2018. Qua trao đổi với chuyên gia ngành, chúng tôi được biết xu hướng chuyển đổi nhanh hơn từ xi măng bao sang xi măng rời là do (1) Sự nổi lên của dịch vụ bê tông tươi tiện lợi và tiết kiệm chi phí hơn, trong khi có thể bán ở số lượng nhỏ như 1-2 khối; và (2) Các dự án/ công trình lớn tự xây trạm trộn bê tông gia tăng nhu cầu xi măng rời. Một mặt, chúng tôi nhận thấy sự chuyển dịch mạnh mẽ hơn sang sử dụng xi măng rời có thể giúp đẩy mạnh tăng trưởng sản lượng tiêu thụ và mở rộng thị phần. Tuy nhiên, giá bán trung bình và tỷ suất lợi nhuận gộp từ xi măng rời là thấp hơn xi măng bao, vì thế việc gia tăng tỷ trọng xi măng rời trong cơ cấu bán hàng khả năng sẽ đè nặng lên triển vọng tăng trưởng kết quả kinh doanh của các công ty sản xuất xi măng tại Việt Nam khi giá bán trung bình và tỷ suất lợi nhuận không có nhiều tiềm năng cải thiện. Giá xi măng tại Trung Quốc nửa cuối năm 2019 khả năng duy trì ở mức cao. Vào ngày 24/04/2019, Cục Quản lý thị trường Trung Quốc đã tổ chức một cuộc họp các Công ty xi măng toàn quốc để cảnh báo các hành vi độc quyền trong bối cảnh gia tăng mức độ tập trung của ngành xi măng tại Trung Quốc khi 10 công ty sản xuất xi măng lớn nhất của Trung Quốc chiếm tới 56,7% tổng công suất sản xuất clinker, trong khi mục tiêu tới năm 2020 là đạt mức 80%. Theo đó, chúng tôi dự kiến tiềm năng tăng giá của xi măng tại Trung Quốc sẽ không nhiều, mà thay vào đó sẽ ổn định ở mức cao như năm 2018. Chính vì vậy, chúng tôi không kỳ vọng giá xuất khẩu xi măng sang Trung Quốc trong thời gian tới sẽ biến động mạnh. Môi trường cạnh tranh nội địa lành mạnh nhờ hoạt động xuất khẩu sang Trung Quốc duy trì khả quan trong Q1 2019. Sản lượng tiêu thụ xi măng và clinker Q1 2019 toàn ngành đạt 23,08 triệu tấn (+4,5% y/y), theo đó tiêu thụ nội địa đạt 14,52 triệu tấn (+7,4% y/y) và sản lượng xuất khẩu đạt 8,6 triệu tấn (+0,9% y/y). Trong đó, sản lượng xi măng xuất khẩu Q1 2019 đạt 3,2 triệu tấn (+84,0% y/y) trong khi sản lượng clinker xuất khẩu đạt 5,3 triệu tấn (-23,0% y/y) so 6

với mức cơ sở cao năm ngoái. Trung Quốc vẫn duy trì vị thế dẫn đầu trong nhập khẩu xi măng và clinker tại Việt Nam trong Q1 2019 với tỷ trọng gia tăng từ mức 16% ở Q1 2018 lên mức 34% ở Q1 2019. Giá xuất khẩu trung bình Q1 2019 vẫn trên đà cải thiện tốt so với cùng kỳ năm ngoái đạt mức 41,6 USD/tấn (+19,2% y/y). Hình 8: Trung Quốc duy trì vị thế dẫn đầu trong nhập khẩu xi măng và clinker trong Q1 2019; Sản lượng xuất khẩu xi măng sang Úc tăng đột biến tuy nhiên vẫn chiến tỷ trọng nhỏ Australia 1% Peru Malaysia 3% 3% Đài Loan 5% Khác 12% Khác 13% Peru 2% Malaysia 2% Đài Loan 6% Trung Quốc 16% Philippines 19% Trung Quốc 34% Hình 9: Giá xuất khẩu trung bình xi măng và clinker Q1 2019 vẫn trên đà tăng tốt so với Q1 2018 80.0 Q1 2018 Q1 2019 70.0 60.0 50.0 40.0 30.0 20.0 38.7 31.8 50.4 38.9 40.3 40.1 46.1 51.7 72.2 46.8 41.6 34.9 Bangladesh 17% Bangladesh 39% Philippines 24% 10.0 - Nguồn: Hải Quan Việt Nam; BVSC; Vòng tròn trong/ngoài: 1Q18; 1Q19 Nguồn: Hải Quan Việt Nam; BVSC; Đơn vị: USD/tấn Chúng tôi duy trì quan điểm hoạt động cơ cấu lại hoạt động sản xuất xi măng tại Trung Quốc chỉ mang tính chất hỗ trợ tạm thời khi nhìn nhận việc nhập khẩu xi măng và clinker đột biến từ Trung Quốc là hoạt động không bền vững và mang nhiều rủi ro khi xuất khẩu gia tăng phụ thuộc vào một nước. Ngoài ra, chúng tôi còn nhận thấy rủi ro từ cạnh tranh ở thị trường tiêu thụ nội địa dường như sẽ gay gắt hơn khi một số dây chuyền sản xuất xi măng mới sẽ đi vào hoạt động trong nửa cuối năm 2019 và 2020, theo đó tỷ lệ huy động dự kiến giảm và tình trạng dư cung sẽ nghiêm trọng hơn. Chúng tôi không kỳ vọng hiệu quả hoạt động cao hay triển vọng tăng trưởng lợi nhuận khả quan từ các nhà sản xuất xi măng tại Việt Nam với vị thế tài chính chưa lành mạnh và đang phải đầu tư phát triển như dự án mở rộng sản xuất khác trong giai đoạn tới. 7

Những động lực tăng trưởng nào cho thị trường tiêu thụ xi măng nội địa trong thời gian tới? Hình 10: Công suất sản xuất thiết kế ngành xi măng tại Việt Nam giai đoạn 2013-2019F 140 120 100 Công suất thiết kế Tăng thêm Hình 11: Sản lượng tiêu thụ ngành xi măng tại Việt Nam giai đoạn 2013-2019F 140 120 100 Nội địa Xuất khẩu Tỷ trọng tiêu thụ nội địa 77% 71% 75% 80% 74% 67% 74% 90% 80% 70% 80 80 60% 60 60 50% 40 40 40% 20 20 30% 0 2015 2016 2017 2018 2019F 2020F Nguồn: ximang.vn; BVSC; Đơn vị: Triệu tấn 0 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019F Nguồn: ximang.vn; BVSC; Đơn vị: Triệu tấn 20% Mảng xây dựng hạ tầng được kỳ vọng cải thiện tích cực hơn từ tham gia của các nhà đầu tư tư nhân. Theo Bộ Giao thông Vận tải, tổng nguồn vốn đầu tư đòi hỏi cho cải thiện hạ tầng đặc biệt là hệ thống giao thông quốc gia trong giai đoạn 2016-2010 được ước tính khoảng 953 nghìn tỷ đồng, trong đó dành cho đường bộ là 633 nghìn tỷ (~66,4% nhu cầu nguồn vốn), với những dự án nổi bật như Đường cao tốc Bắc - Nam và Sân bay Quốc tế Long Thành. Bên cạnh đó, Chiến lược phát triển năng lược quốc gia của Chính phủ cũng chỉ ra rằng tổng vốn đầu tư cho ngành năng lượng tại Việt Nam giai đoạn 2016-2030 là 3.207 nghìn tỷ. Chúng tôi hiểu rằng nguồn vốn luôn là vấn đề được quan tâm nhất đối với các dự án lớn bởi vị thế tài khóa yếu của Việt Nam và tiếp cập nguồn vốn vay ODA khó hơn khi Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình. Theo đó, chúng tôi nhận thấy vai trò của các nhà đầu tư tư nhân trong nước và ngoài nước là quan trọng trong việc tài trợ phát triển cơ sở hạ tầng tại Việt Nam trong thời gian tới. Hình 12: Dự kiến phân bổ vốn đầu tư hạ tầng giao thông Việt Nam giai đoạn 2016-2020 Hình 13: Cơ cấu nguồn vốn ước tính cho phát triển cơ sở hạ tầng Việt Nam giai đoạn 2016-2020 700 600 633 500 400 300 193 200 135 100 65 15 0 Đường bộ Hàng không Đường sắt Hàng hải Đường thủy Nguồn: Bộ Giao thông Vận tải 952,731 Nguồn: Bộ Giao thông Vận tải; BVSC 661,195 291,536 291,536 Nhu cầu vốn Ngân sách nhà nước Huy động ngoài ngân sách nhà nước 8

01/31/2018 02/28/2018 03/31/2018 04/30/2018 05/31/2018 06/30/2018 07/31/2018 08/31/2018 09/30/2018 10/31/2018 11/30/2018 12/31/2018 01/31/2019 02/28/2019 03/31/2019 04/30/2019 05/31/2019 Nghị định 63/2018 kích thích mạnh mẽ hơn nữa sự tham gia của các nhà đầu tư tư nhân. Tháng 6/2018, Chính phủ đã thông qua Nghị định 63/2018 đã có một số cải tiến so với Nghị định 15/2015 trước đây. Những cải tiến chính bao gồm (1) Nâng mức vốn chủ đòi hỏi từ 15% lên 20% tổng vốn đầu tư đối với những dự án trên 1.500 tỷ đồng trong khi giữ nguyên mức 10% cho các dự án dưới mức 1.500 tỷ để đảm bảo khả năng thành công cao hơn và (2) Đơn giản hóa các thủ tục để cắt ngắn thời gian giải quyết các vấn đề trong lúc thi công dự án. Vì thế, chúng tôi kỳ vọng Nghị định 63 sẽ kích thích mạnh mẽ hơn sự tham gia từ các nhà đầu tư tư nhân trong các dự án hạ tầng sắp tới, hỗ trợ phát triển kinh tế và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Trên thực tế, chúng tôi cũng đã nhận thấy những tín hiệu tích cực từ tham gia của các nhà đầu tư tư nhân ở một số dự án lớn như: 1. Đường Cao tốc Trung Lương Mỹ Thuận (Tổng vốn đầu tư: 14,6 nghìn tỷ) với sự tham gia của chủ đầu tư là CII; Tuấn Lộc; Thắng Lợi và Hoàng Anh. 2. Dự án mở rộng đường cao tốc Hà Nội giai đoạn 2 (Tổng vốn đầu tư: 5,7 nghìn tỷ) do CII đầu tư 3. Cầu Thủ Thiêm 2 (Tổng mức đầu tư: 3,1 nghìn tỷ) do Đại Quang Minh đầu tư Câu chuyện FDI bền vững và xu hướng dịch chuyển hoạt động sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam thúc đẩy hoạt động xây dựng mảng khu công nghiệp tại Việt Nam Hình 14: Nguồn vốn FDI đăng ký mạnh mẽ với sự tập trung cao ở ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 40 35 30 25 20 15 10 5-2013 2014 2015 2016 2017 2018 CN Chế biến, chế tạo Bất động sản Bán buôn, bán lẻ Công nghệ, khoa học Tiện ích Khác Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư; BVSC; Đơn vị: Tỷ USD Hình 15: Vốn FDI đăng ký mới tiếp tục cho những tín hiệu tích cực trong những tháng gần đây 80% 60% 40% 20% 0% -20% -40% -60% FDI đăng ký lũy kế YoY (LHS) FDI thực hiện lũy kế YoY (LHS) FPI lũy kế YoY (RHS) Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư; BVSC Mặc dù nguồn vốn FDI đăng ký năm 2018 đạt 35,5 tỷ USD (-1,1% y/y) gần như đi ngang so với mức cơ sở cao năm 2017 là 35,9 tỷ USD, chúng tôi nhận nguồn vốn đăng ký vẫn duy trì tập trung ở ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của Việt Nam trong giai đoạn 2013-2018. Với mức cơ sở cao năm 2018, chúng tôi tự vấn liệu vốn FDI đăng ký có thể duy trì tăng trưởng trong thời gian tới hay không? Trong ngắn hạn, chúng tôi nhận thấy những tín hiệu tích cực từ vốn FDI đăng ký mới những tháng gần đây. Cụ thể, sau khi đạt đỉnh tháng 2/2019, tốc độ 300% 200% 100% 0% -100% -200% 9

tăng trưởng của vốn FDI đăng ký đã giảm tốc trong ba tháng gần đây nhưng vẫn ở mức cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2017 và 2018. Về dài hạn, chúng tôi tin rằng câu chuyện FDI tại Việt Nam mang tính cấu trúc và bền vững bởi FDI phụ thuộc vào các kế hoạch dài hạn và được tiên quyết bởi các đặc thù riêng của từng nước. Chúng tôi nhận thấy Việt Nam có những lợi thế cạnh tranh riêng để duy trì là một thỏi nam châm thu hút vốn FDI, bao gồm (1) Vị trí chiến lược; (2) Cấu trúc dân số vàng với chi phí nhân công cạnh tranh; và (3) Nỗ lực của chính phủ trong việc hội nhập với kinh tế thế giới qua: đầu tư hạ tầng mạnh mẽ hơn, nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn để thúc đẩy nhà đầu tư nước ngoài, cũng như tham gia các hiệp định kinh tế thế giới. Vị trí chiến lược: Chúng tôi nhận thấy Việt Nam có vị trí địa lý chiến lược nằm ở trung tâm các nước ASEAN và tiếp giáp với Trung Quốc. Bên cạnh đó, Việt Nam hiện có khoảng 40 cảng biển với tổng công suất vận chuyển 500 triệu tấn/năm. Với vị thế địa lý thuận lợi cùng với nỗ lực đầu tư hạ tầng từ chính phủ, vì thế chúng tôi kỳ vọng sự hấp dẫn của Việt Nam sẽ tiếp tục được cải thiện với các nhà đầu tư nước ngoài. Hình 16: Việt Nam có 70% dân số trong độ tuổi lao động đảm bảo lực lượng lao động bền vững trong thời gian tới Hình 17: Việt Nam có chi phí nhân công thấp, tạo ưu thế thu hút NĐT trong chiến lược Trung Quốc + 1 Lào 63.1 Trung Quốc 304.0 Philippines 63.5 Philippines 301.5 Indonesia Myanmar Malaysia 67.3 67.4 69.4 Thái Lan Indonesia Malaysia Việt Nam 166.5 279.7 250.6 237.2 Việt Nam 69.8 Campuchia 140.0 Thái Lan 71.3 Lào 110.3 Hàn Quốc 72.6 Myanmar 80.2 Nguồn: World Bank; Tỷ lệ dân số trong độ tuổi 15-64 tuổi Nguồn: BVSC thu thập; Đơn vị: US$/tháng Cấu trúc dân số vàng với tỷ trọng dân số trong đội ngũ lao động cao và chi phí nhân công cạnh tranh. Việt Nam hiện có lực lượng lao động trẻ dồi dào với ~70% tỷ lệ dân số đang trong độ tuổi lao động và mức tuổi trung vị là 31,0 tuổi, cạnh tranh so với các nước trong khu vực. Cấu trúc dân số vàng của Việt Nam được dự báo sẽ kéo dài trong khoảng 30 năm từ 2010 đến 2040. Theo đó, đảm bảo lực lượng lao động bền vững trong thời gian tới. Ngoài ra, chúng tôi nhận thấy chi phí nhân công tại Việt Nam hiện tại là khoảng 166,5 USD/tháng, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực, tương đương khoảng 59,7%/54,7% mức lương của Thái Lan/ Trung Quốc theo đó tạo ưu thế thu hút các nhà đầu tư trong chiến lược Trung Quốc + 1. Nỗ lực của chính phủ trong việc hội nhập kinh tế thế giới. Chúng tôi nhận thấy một trong những động lực tăng trưởng chính trong việc tăng sự hấp dẫn của Việt Nam như một điểm 10

đến đầu tư là nỗ lực gia tăng đầu tư hạ tầng của chính phủ so với các nước trong cùng khu vực. Theo Ngân hàng phát triển Châu Á, tổng mức đầu tư hạ tầng của Việt Nam chiếm 5,8% GDP Việt Nam năm 2017, nhiều hơn đáng kể so với các nước trong khu vực như Indonesia, Singapore hay Thái Lan. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng nhận thấy nỗ lực của chính phủ trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài qua nhiều chính sách ưu đãi về thuế, quyền sử dụng và cho thuê đất, hay tham gia tích cực vào các hiệp định FTAs. Hình 18: Việt Nam có tỷ lệ đầu tư hạ tầng so với GDP cao nhất trong khu vực 6.0% 5.8% Hình 19: Việt Nam tích cực tham gia các hiệp định kinh tế FTAs 5.0% 4.0% 3.0% 2.6% 2.5% 2.3% 2.2% 1.8% 1.7% 2.0% 1.0% 0.0% Nguồn: ADB Nguồn: Asia Business Consulting Cải cách kinh tế Trung Quốc và gia tăng căng thẳng Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung thúc đẩy xu hướng dịch chuyển hoạt động sản xuất sang Việt Nam. Trung Quốc đang trong chiến lược cải cách nền kinh tế Trung Quốc cho năm 2025 với việc cắt giảm các ngành sản xuất thâm dụng lao động và chất lượng thấp lên các ngành sản xuất mang lại nhiều giá trị hơn. Việc gia tăng căng thẳng chiến tranh thương mại Mỹ - Trung góp phần thúc đẩy các nhà sản xuất dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam để tránh tác động từ cuộc chiến này. Nổi bật, trong 5 tháng đầu năm 2019, chúng tôi nhận thấy trong mười dự án FDI lớn nhất được cấp phép có đến 2 dự án nhà máy sản xuất lốp xe của Trung Quốc. Hình 20: Năm dự án FDI lớn nhất tại Việt Nam 5 tháng đầu năm 2019 Dự án Vốn đầu tư (triệu USD) Ngành Địa điểm Nước giải khát Việt Nam 3.850 Chế biến/ Chế tạo Hà Nội Xăm lốp Ridial ACTR 280 Chế biến/ Chế tạo Tây Ninh Goertek Việt Nam 260 Chế biến/ Chế tạo Bắc Ninh Năng lượng mặt trời Hoa Hoi 217 Điện Phú Yên Lốp Advance Tyre Vietnam 214 Chế biến/ Chế tạo Tiền Giang Vinhtex 200 Chế biến/ Chế tạo Nghệ An Meiko 200 Chế biến/ Chế tạo Hà Nội Sunshine Aerospace component factory 170 Chế biến/ Chế tạo Đà Nẵng Dự án phức hợp Golden Hill 148 Bất động sản TP HCM Nhà máy cà phê hòa tan 115 Chế biến/ Chế tạo Vũng Tàu Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư 11

Nghiên cứu của JLL và CBRE gần đây củng cố quan điểm của chúng tôi hơn nữa. Theo nghiên cứu JLL, quỹ đất khu công nghiệp đã gia tăng mạnh mẽ chỉ với 335 ha ba mươi năm trước đây lên tới hơn 80.000 ha ở thời điểm hiện tại với tỷ lệ lắp đầy trung bình khoảng 73%. Với sự gia tăng nhu cầu từ làn sóng các công ty FDI và những tác động tích cực từ sự chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam, CBRE dự báo khoảng 30.000-35.000 ha nguồn cung mới sẽ được bổ sung vào quỹ đất khu công nghiệp tại Việt Nam trong vòng ba năm tới. Theo đó, chúng tôi kỳ vọng những yếu tố này sẽ tiếp tục kích thích các hoạt động xây dựng, đặc biệt là khu công nghiệp, vì thế hỗ trợ nhu cầu tiêu thụ xi măng nội địa trong thời gian tới. Kết quả kinh doanh 2018 của BCC khả quan nhờ áp lực cạnh tranh ngành giảm cùng với hoạt động sản xuất hiệu quả hơn. BCC kết thúc năm 2018 với kết quả kinh doanh vượt trội với doanh thu thuần đạt 3.679 tỷ (+5,8% y/y) và LNST sau CĐTS là 93,6 tỷ từ mức lỗ 6,8 tỷ năm 2017. Hình 21: Các chỉ số hoạt động chính của BCC năm 2017-2018 2017 2018 Tăng trưởng % Tiêu thụ (tấn) 3.988.145 4.377.258 9,8% Xi măng (tấn) 3.127.521 3.649.388 16,7% Clinker (tấn) 860.624 727.870-15,4% Doanh thu thuần (tỷ VND) 3.475 3.679 5,8% Xi măng (tỷ VND) 2.911 3.252 11,7% Clinker (tỷ VND) 507 426-16,0% Lợi nhuận gộp (tỷ VND) 413 453 9,8% Xi măng (tỷ VND) 457 461 0,9% Clinker (tỷ VND) (47) (9) N/A Gía bán trung bình/tấn Xi măng (VND/tấn) 930.652 891.006-4,3% Clinker (VND/tấn) 588.922 584.682-0,7% Lợi nhuận gộp/tấn Xi măng (VND/tấn) 146.127 126.376-13,5% Clinker (VND/tấn) (54.867) (11.816) N/A Nguồn: BCC; BVSC Doanh thu mảng xi măng năm 2018 đạt 3.252 tỷ (chiếm 88,4% doanh thu; +11,7% y/y). Cụ thể, sản lượng tiêu thụ xi măng năm 2018 đạt 3,6 triệu tấn (+16,7% y/y), trong khi giá bán trung bình xi măng của Công ty tiếp tục xu hướng giảm nhẹ -4,3% so với mức năm 2017. Tăng trưởng sản lượng tiêu thụ nhanh hơn tăng trưởng doanh thu và giá bán trung bình tiếp tục giảm phản 12

ánh xu hướng chuyển dịch mạnh mẽ của người tiêu dùng sang xi măng rời thường có giá bán thấp hơn, tương quan với xu hướng chung của ngành đã thảo luận ở trên. Doanh thu mảng clinker năm 2018 đạt 425,5 tỷ đồng (chiếm 11,6% doanh thu; -16,0% y/y). Cụ thể, sản lượng tiêu thụ clinker năm 2018 đạt 727.870 tấn (-15,4% y/y), trong khi giá bán trung bình giảm nhẹ 0,7% so với năm 2017. Tuy nhiên, lợi nhuận gộp/ tấn từ bán clinker năm 2018 cải thiện nhiều so với mức 2017, chủ yếu hỗ trợ bởi sự ấm lên của ngành xi măng năm 2018, vì thế tăng trưởng hoạt động sản xuất xi măng Công ty giảm thiểu bán clinker dư thừa. Gia tăng hiệu quả hoạt động năm 2018 khi các sự cố tại các Lò 2 và Lò 3 khắc phục thành công năm 2017. Ban lãnh đạo chia sẻ hiệu quả hoạt động sản xuất năm 2018 nâng cao chủ yếu do Công ty đã tập trung khắc phục các sự cố nứt bánh răng tại Lò 3 và thay thế một số thiết bị tại Lò 2 trong năm 2017. Theo đó, sản lượng sản xuất tăng trở lại khi Lò 2 đạt 1,2 triệu tấn (+23,7% y/y) và Lò 3 đạt 1,8 triệu tấn (+0,3% y/y). Biên lợi nhuận gộp năm 2018 là 12,3%, cao hơn 40 điểm cơ bản so với mức 11,9% năm 2017. Chúng tôi nhận thấy nguyên nhân chính của sự cải thiện BLN gộp của Công ty hỗ trợ bởi (1) hiệu quả hoạt động sản xuất nâng cao tối ưu hóa các chi phí cố định (khấu hao) và chi phí năng lượng khác như điện và than; (2) cơ cấu doanh thu khả quan hơn: tỷ trọng clinker thấp hơn cùng với BLN gộp mảng này cải thiện; và (3) phục hồi chung của ngành xi măng đến từ gia tăng xuất khẩu đã giảm thiểu áp lực cạnh tranh ngành tại thị trường xi măng trong nước. Hoạt động xuất khẩu thương mại xi măng giúp tinh giảm chi phí hoạt động đáng kể. Chi phí hoạt động (bán hàng và quản lý doanh nghiệp) năm 2018 là 244,9 tỷ đồng (-14,8% y/y), chiếm 6,7% doanh thu thuần so với mức 8,2% năm 2017. Sự cải thiện này chủ yếu hỗ trợ bởi xuất khẩu xi măng là dưới hình thức thương mại - Công ty bán trực tiếp cho các thương lái, giá cả phụ thuộc vào từng đơn hàng và kiểu loại xi măng được đặt mua. Theo đó, Công ty không phải phát sinh nhiều chi phí vận chuyển cũng như xuất khẩu. Cụ thể, chi phí vận chuyển và ủy thác sản xuất năm 2018 là 25,2 tỷ (-73,8% y/y). Theo đó, BLN từ hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2018 tăng mạnh lên mức 5,6% so với mức 3,7% năm 2017. Chi phí tài chính năm 2018 khoảng 90,0 tỷ (-23% y/y) chủ yếu đến từ chi phí lãi vay do Công ty tiếp tục tập trung giảm nợ vay, trong khi không phải chịu bất kỳ khoản lỗ nào từ chênh lệch tỷ giá hoái đối do Công ty đã tất toán các khoản nợ ngoại tệ so với mức 32,6 tỷ năm 2017. Trong khi đó, lợi nhuận tài chính năm 2018 đạt 0,83 tỷ (+212,9% y/y). Thu nhập khác thuần năm 2018 là -6,8 tỷ, cải thiện so với mức -8,1 tỷ năm 2017. Trong đó, chúng tôi nhận thấy BCC phát sinh một khoản lỗ khoảng 18 tỷ bởi Công ty xi măng Miền Trung (Đại Việt) ở Quảng Ngãi tạm dừng hoạt động mặc dù đã có một số văn bản từ Phó thủ tướng chính phủ về việc tái hoạt động nhà máy này. Tựu chung lại, LNST sau CĐTS năm 2018 của Công ty đạt 93,6 tỷ từ mức lỗ năm 2017 là -6,8 tỷ. Bảng cân đối kế toán: gánh nặng nợ vay giảm mạnh; khả năng thanh toán duy trì ở mức thấp. Tổng tài sản của Công ty là 4.551 tỷ đồng (-6,0% y/y). Trong đó, tiền và tiền gửi ngân 13

hàng là 123,9 tỷ (chiếm 3% tổng tài sản). Nợ vay ngắn hạn và nợ vay dài hạn của Công ty tính đến cuối năm 2018 lần lượt là 1.516 tỷ (+3,2% y/y) và 34,3 tỷ (-90,9% y/y), theo đó tỷ lệ đòn bẩy của Công ty đã sụt giảm xuống mức hợp lý với tỷ lệ D/E và D/A lần lượt là 0,82 lần và 0,34 lần năm 2018, so với mức 1,03 lần và 0,38 lần năm 2017. Tuy nhiên, các hệ số thanh toán của Công ty (hệ số thanh toán nhanh/ hiện thời) đều ở mức thấp dưới 0,5 lần. Chúng tôi nhận thấy dòng tiền của Công ty thường bị chiếm dụng khá nhiều ở các khoản phải trả người bán ngắn hạn, đặc biệt là liên quan với bên liên quan là Tổng Công ty mẹ Vicem và các doanh nghiệp cùng tập đoàn. Hình 22: Các chỉ tiêu thanh toán của BCC giai đoạn 2013-2018 Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Hệ số thanh toán nhanh 0,28 0,30 0,20 0,14 0,11 0,10 Hệ số thanh toán hiện thời 0,48 0,47 0,41 0,36 0,44 0,40 Môi trường cạnh tranh trong nước lành mạnh cùng với việc tăng giá bán đã tích cực hỗ trợ kết quả kinh doanh Q1 2019 BCC ghi nhận kết quả kinh doanh Q1 2019 tích cực với doanh thu thuần đạt 923,6 tỷ (+17,2% y/y) và LNST sau CĐTS đạt 22,4 tỷ so với mức lỗ -6,3 tỷ cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu từ mảng xi măng và clinker Q1 2019 đạt 923,5 tỷ đồng (+17,2% y/y) với sản lượng xi măng và clinker tiêu thụ trong kỳ khoảng 1,04 triệu tấn. Ban lãnh đạo cho biết Q1 thường là quý thấp điểm trong năm và sản lượng năm nay chủ yếu đóng góp từ tháng 3. Giá xi măng tiêu thụ nội địa đóng bao và rời đã được điều chỉnh tăng khoảng 30.000 đồng/tấn tương quan với xu hướng chung của ngành khi giá điện (chiếm khoảng 10-15% chi phí sản xuất clinker) điều chỉnh tăng 8,36% từ 20/03/2019. Biên lợi nhuận gộp chung của Công ty trong Q1 2019 đạt 13,3% tiếp tục đà phục hồi so với mức thấp 11,9% năm 2017 và mức 8,1% Q1 2018. Chúng tôi cho rằng nguyên nhân biên lợi nhuận gộp tiếp tục trên đà phục hồi hỗ trợ bởi những yếu tố sau (1) giá bán trung bình tăng nhanh hơn so với chi phí điện tăng, cụ thể giá điện tăng 8,32% phát sinh thêm chi phí sản xuất khoảng 12.000 đồng/ tấn clinker hay 16.000 đồng/ xi măng; (2) áp lực cạnh tranh ngành thấp hơn; và (3) không áp dụng chiếc khấu cao như Q1 2018 để đẩy hàng tồn kho và BLN clinker cải thiện. Chi phí hoạt động (bán hàng và quản lý doanh nghiệp) là 63,1 tỷ (+36,4% y/y), chiếm 6,8% doanh thu thuần Q1 2019, cao hơn mức 5,9% ở Q1 2018. Chi phí hoạt động trong Q1 2018 thấp chủ yếu do Công ty đẩy mạnh chiếc khấu để tập trung đẩy mạnh hàng tồn kho như đã đề cập. Chi phí tài chính thuần Q1 2019 là 26,3 tỷ (+34,9% y/y) chủ yếu do chi phí lãi vay tăng mạnh khi phải thu khách hàng trong quý dường như chậm đi so với năm ngoái. Do đó, chúng 14

tôi nhận thấy Công ty phải tăng nợ vay để tài trợ mở rộng hoạt động sản xuất và đầu tư. Biên lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh Q1 2019 đạt mức 6,5% so với mức 2,2% Q1 2018. Chúng tôi tiếp tục tục nhận thấy Công ty ghi nhận khoản lỗ khoản 4,2 tỷ đồng từ việc tạm ngưng hoạt động của Công ty xi măng con miền Trung (BCC) vẫn chưa tái hoạt động lại. Ban lãnh đạo cho biết lỗ phát sinh từ việc ghi nhận hấu hao và lãi vay, và nhà máy này chỉ mới khấu hao khoảng hơn 1/3 giá trị. Tựu chung lại, LNST sau CĐTS Q1 2019 đạt 22,4 tỷ so với mức lỗ - 6,3 tỷ cùng kỳ năm ngoái. Vị thế tài chính tính đến cuối Q1 2019 ở mức khá hợp lý khi Q1 là quý thấp điểm của ngành xi măng. Tổng tài sản của Công ty tính đến cuối Q1 2019 là 4.665 tỷ (+2,5% y/y), trong đó tiền và tiền gửi ngân hàng là 86,7 tỷ (1,9% tổng tài sản). Phải thu ngắn hạn của khách hàng Q1 2019 tăng mạnh lên mức 263,1 tỷ từ mức 65,8 tỷ đầu năm, đè nặng lên cơ cấu nguồn vốn và dòng tiền của Công ty. Hàng thành phẩm tồn kho tính đến cuối Q1 2019 là 9,3 tỷ (-65,9% YTD), phản ánh khả năng tiêu thụ xi măng và tình hình thị trường chung vẫn ở mức khả quan. Nợ vay ngắn hạn và dài hạn của Công ty lần lượt là 1.606 tỷ (+6,0% YTD) và 72 tỷ (+100% YTD). Theo đó, tỷ lệ đòn bẩy của Công ty là D/E là 0,84 lần và D/A là 0,34 lần. Những phát triển khác Dự án dây chuyền nghiền và đóng bao dự kiến đi vào hoạt động cuối Q2 2019. Ban lãnh đạo cho biết tổng mức đầu tư của dự án này là khoảng 927 tỷ. Hiện công ty đang gấp rút hoàn tất lắp đặt thiết bị và phối hợp đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Thời gian hoàn thành và chạy thử toàn bộ dự án là vào cuối Q2 2019. Chúng tôi nhìn thấy việc dây chuyền mới đi vào hoạt động sẽ mang lại một số lợi ích như sau: Công suất nghiền xi măng ước tính tăng thêm. Dây chuyền mới được dùng để thay thế dây chuyền nghiền số 2 và 3 lạc hậu hay gặp trục trặc, tiêu hao nhiều điện năng. Lượng clinker dư thừa sẽ được tận dụng để sản xuất xi măng. Chúng tôi hiểu rằng clinker tồn đọng thường khiến Công ty phát sinh thêm nhiều chi phí bảo quản, trong khi clinker lâu ngày có thể bị giảm chất lượng của xi măng, cũng như khi lượng clinker tồn đọng quá nhiều đã có lúc phải khiến cho các lò nung clinker ngừng hoạt động. Theo đó, chưa tối ưu hóa được các chi phí cố định trong quá trình sản xuất clinker hay quá trình nghiền xi măng về sau thường phát sinh chi phí khấu hao nhiều. Mức tiêu thụ điện năng của dây chuyền mới thấp hơn so với dây chuyền cũ. Dây chuyền mới công nghệ hiện đại, ít hỏng hóc, theo đó tiết kiệm được chi phí sữa chữa và giảm thiểu được rủi ro sự cố máy móc như đã từng xảy ra trong năm 2017 ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất chung của Công ty. Tiếp tục nỗ lực thay thế các thiết bị ở Lò 2 và Lò 3 để tăng nâng suất sản xuất clinker. Ban lãnh đạo chia sẻ Công ty dự định sẽ tiếp tục thay thế một số thiết bị ở Lò 2 vào tháng 8 2019 và ở Lò 3 vào tháng 11 hoặc 12 năm 2019. Theo đó, công suất ở các Lò 2 và Lò 3 được mở rộng lần lượt lên mức khoảng 4.000 tấn/ ngày và 5.800 tấn/ ngày từ mức hiện hữu là 3.700 15

tấn/ ngày và 5.500 tấn/ ngày. Với động thái này, chúng tôi nhận đà tăng trưởng kết quả kinh doanh của Công ty là rõ ràng hơn trong các năm tới. Đầu tư trạm phát điện tận dụng nhiệt khí từ các lò nung xi măng dự kiến năm 2020. Ban lãnh đạo chia sẻ công suất của trạm điện này là khoảng 9 MW, dự án này đang trình và xin phê duyệt từ Tổng Công ty Xi măng Việt Nam Vicem. Khả năng được duyệt là cao do thuộc các chương trình khuyến khích từ chính phủ. Tổng vốn đầu tư dự kiến là 350 tỷ đồng, trong đó tỷ lệ vốn chủ và vay là 40:60. Ban lãnh đạo cũng cho biết thêm đã có thể tiếp cận được nguồn vốn vay từ ngân hàng địa phương với lãi suất cho vay dài hạn dao động khoảng 10%-10,5%/ năm. Theo đó, chúng tôi nhận thấy mặc dù Công ty có thể chủ động hơn nguồn điện sử dụng của mình, tối ưu hóa chi phí sản xuất và do đó, kỳ vọng hỗ trợ biên lợi nhuận gộp trong thời gian tới và hỗ trợ tăng trưởng lợi nhuận của Công ty về dài hạn. Dự báo kết quả kinh doanh 2019: LNST sau CĐTS tăng 51% Cho năm 2019, chúng tôi dự phóng doanh thu thuần đạt 3.999 tỷ (+8,7% y/y) và LNST của Công ty mẹ đạt 141,4 tỷ (+51,0% y/y). Dự phóng của chúng tôi dựa vào những giả định chính như sau: 1. Chúng tôi dự phóng sản lượng xi măng tiêu thụ của Công ty năm 2019 đạt 4,12 triệu tấn (+13,0% y/y). Dự báo giá xi măng trung bình năm 2019 của Công ty tăng 3,4% so với mức năm 2018 bởi Công ty đã tăng giá bán trung bình cho cả xi măng đóng bao và xi măng rời trung bình khoảng 30.000 đồng/tấn trong Q1 năm nay. 2. Chúng tôi dự báo sản lượng tiêu thụ clinker của Công ty năm 2019 đạt 300.000 tấn (-58,8% y/y) với kỳ vọng dự án dây chuyền nghiền và đóng bao đi vào hoạt động cuối Q2 2019 hỗ trợ Công ty tận dụng được nhiều clinker vào sản xuất xi măng hơn. 3. Chúng tôi dự phóng biên lợi nhuận gộp chung của Công ty năm 2019 đạt 13,3% so với mức 12,3% năm 2018 nhờ vào kết hợp của những yếu tố sau: (i) giá bán trung bình tăng nhanh hơn đợt tăng chi phí điện vừa qua; (ii) clinker sản xuất được tận dụng để sản xuất xi măng nhiều hơn đã tối ưu hóa các chi phí cố định, đặc biệt từ các dây chuyền nghiền xi măng, cũng như giảm thiểu chi phí bảo quản clinker hay phải bán clinker dư thừa; (iii) giá clinker kỳ vọng tiếp tục cải thiện nhờ nhu cầu cao từ Trung Quốc; và (iv) Công ty ít phát sinh thêm các chi phí sửa chữa máy móc. 4. Chúng tôi giả định chi phí hoạt động (bán hàng và quản lý doanh nghiệp) năm 2019 chiếm 6,8% doanh thu thuần cao hơn một chút so với mức 6,7% năm 2018. 5. Chúng tôi dự phóng chi phí tài chính thuần của Công ty năm 2019 tăng nhẹ 6,2% so với năm 2018 với kỳ vọng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh cải thiện về các quý cuối năm là mùa cao điểm của Công ty. Tóm lại, chúng tôi dự phóng LNST sau CĐTS của BCC năm 2019 đạt 141,4 tỷ (+51,0% y/y). Với dự phóng này, EPS pha loãng năm 2019 được ước tính là 1.286 đồng/cổ phần, theo đó cổ 16

phiếu đang giao dịch tại mức P/E năm 2019 là 6,3 lần so với thị giá hiện tại của cổ phiếu vào ngày 17/6/2019. Định giá: Chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh ngang với hai chỉ số P/E và EV/EBITDA với tỷ trọng bằng nhau để xác định giá trị hợp lý của cổ phiếu BCC. Theo đó, giá mục tiêu của chúng tôi đối với cổ phiếu này cho năm 2019 là 9.600 đồng/cổ phần, phản ánh mức P/E và EV/EBITDA hợp lý đối với cổ phiếu này lần lượt là 7,5 lần và 5,0 lần. Hình 23: Tóm tắt định giá cổ phiếu BCC EV/EBITDA mục tiêu 4,9 lần 2019F EBITDA (tỷ VND) 545,1 Giá trị doanh nghiệp (tỷ VND) 2.671,0 Trừ: Nợ vay (tỷ VND) 1.696,2 Giá trị vốn cổ phần (tỷ VND) 974.9 Số lượng cổ phiếu đang lưu hành 110.010.054 Giá trị một cổ phần (VND) 8,861.6 P/E mục tiêu 8,0 lần 2019F EPS 1,285.6 Giá trị một cổ phần (VND) 10.284,6 Giá mục tiêu năm 2019 (VND) 9.600 Tiềm năng tăng giá 19,7% Nguồn: BVSC Hình 24: Các công ty so sánh ngang với BCC Vốn hóa Doanh thu ROE % ROA% BLN gộp% BLN hoạt EBITDA Quốc gia (triệu USD) (triệu USD) động% margin % BLN ròng % P/E EV/EBITDA KCPL IN Equity INDIA 165.4 237.6 14.2 5.8 N/A 9.2 13.8 6.6 10.4 7.2 RAMCO IN Equity INDIA 256.5 148.3 5.8 5.1 N/A 9.5 12.3 16.6 10.3 N/A PIOC PA Equity PAKISTAN 35.0 92.2 10.1 4.0 27.8 19.7 27.8 16.2 3.9 N/A MLCF PA Equity PAKISTAN 105.4 234.0 10.1 5.2 33.2 18.5 33.0 17.8 4.6 6.4 GWLC PA Equity PAKISTAN 30.5 104.6 10.9 5.9 23.6 18.1 27.3 13.1 3.4 2.9 DCON TB Equity THAILAND 68.7 38.1 7.3 6.6 34.6 16.9 21.4 13.2 10.7 8.8 695 HK Equity CHINA 97.9 78.6 20.5 13.8 26.5 25.6 28.9 17.4 7.5 4.4 BTS VN Equity VIETNAM 22.5 134.0 4.5 1.6 14.2 5.5 14.0 0.7 8.8 4.6 HT1 VN Equity VIETNAM 254.2 363.9 12.6 6.3 16.8 12.4 21.6 7.7 8.9 5.2 HOM VN Equity VIETNAM 10.6 75.3 2.4 1.3 12.1 2.5 10.0 1.1 11.3 3.2 Trung bình 104.7 150.7 9.8 5.5 23.6 13.8 21.0 11.0 8.0 5.3 Trung vị 83.3 119.3 10.1 5.5 25.0 14.7 21.5 13.2 8.9 4.9 BCC VN Equity VIETNAM 36.6 159.8 6.6 2.6 12.3 6.6 12.9 2.5 7.0 4.8 Nguồn: Bloomberg; BVSC 17

Khuyến nghị: BCC đóng cửa tại mức giá 8.100 đồng/cổ phần vào ngày 17/6/2019, tăng 24% so với mức giá đầu năm và hiện đang giao dịch tại mức P/E năm 2019F là 6,3 lần so với mức trung bình P/E trượt của các công ty cùng ngành là 8,0 lần. Với mức tăng trưởng lợi nhuận năm 2019 dự phóng cao 51%, chúng tôi nhận thấy BCC vẫn là một cơ hội đầu tư khá hấp dẫn trong ngắn hạn cho năm 2019 khi Trung Quốc vẫn đang tiếp tục tái cơ cấu lại hoạt động sản xuất ngành xi măng. Những điểm tích cực: (1) Công ty có thể tăng giá bán trung bình cao hơn so với mức gia tăng chi phí điện hỗ trợ biên lợi nhuận gộp; và (2) Hoàn thành dây chuyền nghiền và đóng bao vào cuối Q2 2019 gia tăng công suất nghiền xi măng mang lại các lợi ích như (i) tiêu thụ lượng clinker nhiều hơn giúp Công ty tối ưu hóa các chi phí cố định ở phân đoạn nghiền xi măng, giảm chi phí sản xuất, (ii) giảm hoạt động thuê ngoài để nghiền xi măng bởi công suất nghiền xi măng hiện tại đang thấp hơn so với công suất sản xuất clinker, (iii) cắt giảm việc bán clinker dư thừa số lượng lớn và lợi nhuận thường thấp và (iv) tối ưu hóa năng lượng so với dây chuyền cũ tiêu hao nhiều năng lượng. Theo đó, chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư theo dõi và mua ở các điểm giá hấp dẫn để đón đầu tăng trưởng kết quả kinh doanh trong mùa cao điểm của ngành thường rơi vào Q3 và Q4 hàng năm. Tuy nhiên, chúng tôi không đánh giá cao BCC là một cơ hội đầu tư dài hạn bởi (1) Hoạt động cơ cấu lại sản xuất ngành xi măng tại Trung Quốc mặc dù đã giải tỏa áp lực cạnh tranh trong nước, nhưng không bền vững và rủi ro khi các nhà máy xi măng đủ điều kiện hoạt động tại nước này có thể gia tăng tỷ lệ huy động, là mục tiêu chính của việc cải cách hoạt động sản xuất tại Trung Quốc; (2) Gia tăng công suất sản xuất tại Việt Nam khi các dây chuyền mới đi vào hoạt động vào cuối năm 2019 và mạnh mẽ hơn vào năm 2020 với công suất lần lượt là 4,1 triệu tấn/năm và 12,7 triệu tấn/năm; (3) Xu hướng dịch chuyển sang xi măng rời gia tăng áp lực lên tăng trưởng lợi nhuận của các công ty sản xuất xi măng tại Việt Nam; và (4) Xu hướng nợ vay của Công ty dường như sẽ gia tăng trong thời gian tới bởi Công ty hiện đang có một số dự án đầu tư như Dự án kho nguyên liệu mới (384 tỷ) và Trạm phát điện tận dụng nhiệt khí (350 tỷ) năm 2020. 18

CHỈ SỐ TÀI CHÍNH Kết quả kinh doanh Đơn vị (tỷ VND) 2015 2016 2017 2018 Doanh thu thuần 4.153 4.280 3.475 3.679 Giá vốn 3.378 3.418 3.063 3.225 Lợi nhuận gộp 775 863 413 453 Doanh thu tài chính 76 13 0 1 Chi phí tài chính 148 118 117 90 Lợi nhuận sau thuế 253 249-3 88 Bảng cân đối kế toán Đơn vị (tỷ VND) 2015 2016 2017 2018 Tiền & khoản tương đương tiền 158 162 112 121 Các khoản phải thu ngắn hạn 328 122 121 81 Hàng tồn kho 584 606 888 776 Tài sản cố định hữu hình 3.944 3.696 3.600 3.409 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn - - - - Tổng tài sản 5.130 4.741 4.840 4.551 Vay ngắn hạn 1.153 1.501 1.469 1.471 Vay dài hạn 738 76 386 34 Vốn chủ sở hữu 1.685 1.930 1.799 1.884 Tổng nguồn vốn 5.130 4.741 4.840 4.551 Chỉ số tài chính Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 Chỉ tiêu tăng trưởng Tăng trưởng doanh thu (%) -4,2% 3,1% -18,8% 5,8% Tăng trưởng lợi nhuận sau thuế (%) 60,6% -1,4% -98,7% 2736,4% Chỉ tiêu sinh lời Lợi nhuận gộp biên (%) 18,7% 20,2% 11,9% 12,3% Lợi nhuận thuần biên (%) 3,7% 6,3% 6,0% 0,1% ROA (%) 6,5% 6,4% 0,0% 2,4% ROE (%) 17,3% 14,2% 0,2% 5,1% Chỉ tiêu cơ cấu vốn Tổng nợ/tổng tài sản (%) 36,9% 33,3% 38,3% 33,1% Tổng nợ/tổng vốn chủ sở hữu (%) 112,2% 81,7% 103,1% 79,9% Chỉ tiêu trên mỗi cổ phần EPS (đồng/cổ phần) 2.366 2.333 30 851 Giá trị sổ sách (đồng/cổ phần) 15.700 17.600 16.400 17.340 19

TUYÊN BỐ TRÁCH NHIỆM Tôi, chuyên viên Trần Đăng Mạnh, xin khẳng định hoàn toàn trung thực và không có động cơ cá nhân khi thực hiện báo cáo này. Tất cả những thông tin nêu trong báo cáo này được thu thập từ những nguồn tin cậy và đã được tôi xem xét cẩn thận. Tuy nhiên, tôi không đảm bảo tính đầy đủ cũng như chính xác tuyệt đối của những thông tin nêu trên. Các quan điểm, nhận định trong báo cáo này chỉ là quan điểm riêng của cá nhân tôi mà không hàm ý chào bán, lôi kéo nhà đầu tư mua, bán hay nắm giữ chứng khoán. Báo cáo chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và nhà đầu tư chỉ nên sử dụng báo cáo phân tích này như một nguồn tham khảo. Cá nhân tôi cũng như Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt sẽ không chịu bất kỳ trách nhiệm nào trước nhà đầu tư cũng như đối tượng được nhắc đến trong báo cáo này về những tổn thất có thể xảy ra khi đầu tư hoặc những thông tin sai lệch về doanh nghiệp. Báo cáo này là một phần tài sản của Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt, tất cả những hành vi sao chép, trích dẫn một phần hay toàn bộ báo cáo này phải được sự đồng ý của Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt. LIÊN HỆ Phòng Phân tích và Tư vấn đầu tư - Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt Bộ phận Phân tích Ngành & Doanh nghiệp Bộ phận Vĩ mô & Thị trường Lưu Văn Lương Phó Giám đốc khối luuvanluong@baoviet.com.vn Lê Đăng Phương Phó Giám đốc khối ledangphuong@baoviet.com.vn Phạm Tiến Dũng Phó Giám đốc khối phamtien.dung@baoviet.com.vn Nguyễn Thu Hà Ngân hàng, Bảo hiểm nguyenthuha@baoviet.com.vn Nguyễn Chí Hồng Ngọc Bất động sản nguyenchihongngoc@baoviet.com.vn Trần Hải Yến Chuyên viên vĩ mô tranhaiyen@baoviet.com.vn Nguyễn Bình Nguyên Cao su tự nhiên, Dầu Khí nguyenbinhnguyen@baoviet.com.vn Lê Thanh Hòa Điện lethanhhoa@baoviet.com.vn Trần Xuân Bách Phân tích kỹ thuật tranxuanbach@baoviet.com.vn Phạm Lê An Thuận Dược, Thủy sản phamleanthuan@baoviet.com.vn Trương Sỹ Phú Ô tô & Phụ tùng, Dệt may truongsyphu@baoviet.com.vn Trần Đăng Mạnh Xây dựng trandangmanh@baoviet.com.vn Thái Anh Hào Hạ tầng, Nước thaianhhao@baoviet.com.vn Ngô Trí Vinh Hàng tiêu dùng ngotrivinh@baoviet.com.vn 20

Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt Trụ sở chính: 72 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội Chi nhánh: Tầng 8, 233 Đồng Khởi, Quận 1, Tp. HCM Tel: (84 24) 3 928 8080 Tel: (84 28) 3 914 6888