CHƯƠNG I THÔNG TIN TÍN DỤNG VÀ HỆ THỐNG THÔNG TIN TÍN DỤNG 1.1. Thông tin tín dụng và hệ thống thông tin tín dụng Trong phần này, luận văn nêu khái qu

Tài liệu tương tự
Tom tatluan van DONG THI VIET HA ban sua doc

QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Luật số: 29/2013/QH13 Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 201

Microsoft Word - Noi dung tom tat

Nguồn Động lực BÁO CÁO CỦA Sample Report Nguồn Động lực Bản đánh giá Phong cách động lực Báo cáo của: Sample Report Ngày: 08/06/2017 Bản quyền Copyrig

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN HỮU MẠNH CƯỜNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠ

CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NĂM 2014 VÀ MỘT SỐ GỢI Ý CHO NĂM 2015 TS. Hà Huy Tuấn Phó Chủ tịch UBGSTC Quốc gia I. Diễn biến kinh tế toàn cầu và tình hình kinh

Tập đoàn Astellas Quy tắc Ứng xử

Microsoft Word - TOM TAT.KIEU NGA.doc

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BỘ TÀI CHÍNH QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP TRỰC THUỘC BỘ GIÁO DỤC

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BỘ TÀI CHÍNH NGUYỄN HOÀNG DŨNG HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 06 tháng 8 năm 2018

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

CHÍNH TRỊ - KINH TẾ HỌC Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam Nguyễn Anh Bắc * Tóm tắt: Doanh nghiệp

QUAN TRỌNG LÀ BỀN VỮNG BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN

Microsoft Word - Bia trong.doc

i CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ GHI NỢ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ THẺ GHI NỢ CỦA NHTM Thẻ ghi nợ 1.1

BÁO CÁO Về thực trạng và giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam PHẦN I Tổng quan về công nghiệp hỗ trợ Việt Nam I. Vai trò của công

Microsoft Word - Tom tat luan an chinh thuc.doc

N ĐẠI HỌC ĐÀNẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN NGỌC DUY GIẢI PHÁP MARKETING TÍN DỤNG BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT N

NỘI DUNG GIỚI THIỆU LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG NĂM 2015 TRONG BUỔI HỌP BÁO CÔNG BỐ LUẬT

Microsoft Word - NOI DUNG BAO CAO CHINH TRI.doc

Layout 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TÀI LIỆU PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN,

Layout 1

AN NINH TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TS. Vũ Đình Anh Chuyên gia Kinh tế Đảm bảo an ninh tài chính đang ngày càng trở thành vấn đề sống còn đối

Số 165 (7.513) Thứ Sáu ngày 14/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG PHẠM THỊ THU HƯƠNG DẠY HỌC MỸ THUẬT THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở TRƯỜ

QUY TẮC ỨNG XỬ

SỞ GD&ĐT QUẢNG NINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN HẠ LONG ĐỀ THI OLYMPIC TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ X MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI: 11 Ngày thi: 01 tháng 08 năm 2014 Thời

Khoa hoïc vaø Kyõ thuaät soá 68 naêm

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ Chúng ta hoạt động trong một nền văn hóa với các tiêu chuẩn đạo đức cao nhất

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2018 ĐẦU TƯ HIỆN TẠI HOẠCH ĐỊNH TƯƠNG LAI

Kỹ năng tạo ảnh hưởng đến người khác (Cẩm nang quản lý hiệu quả) Roy Johnson & John Eaton Chia sẽ ebook : Tham gia cộn

Layout 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA HÓA HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tên đề tài: SỬ DỤNG MOODLE THIẾT KẾ WEBSITE HỖ TRỢ VIỆC TỰ HỌC CHƯƠNG HIDROCA

BTT truong an.doc

10.1. Lu?n Van anh Bình doc

ỦY BAN GIÁM SÁT TÀI CHÍNH QUỐC GIA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: /BC-UBGSTCQG Hà Nội, ngày 27 tháng 02 năm 2018 B

The le cuoc thi VACI 2013

Số 304 (6.922) Thứ Ba, ngày 31/10/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TINH GIẢN BIÊN CHẾ: Khôn

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

LỜI MỞ ĐẦU

Microsoft Word - 06_TXQTTH10_Bai6_v doc

TOM TAT TRINH NGAN HA.doc

Trường Đại học Dân lập Văn Lang - Nội san Khoa học & Đào tạo, số 5, 11/2005 NHÓM HỌC TẬP SÁNG TẠO THS. NGUYỄN HỮU TRÍ Trong bài viết này tôi muốn chia

Quy tắc Ứng xử của chúng tôi Sống theo giá trị của chúng tôi

TỈNH ỦY KHÁNH HÒA

02-03.Menu

10. CTK tin chi - KE TOAN.doc

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG MẠC THỊ HÀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH SẢN PHẨM PHÂN BÓN TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XV

Microsoft Word - 75-nguyen-tac-thanh-cong.docx

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc

Sống theo các giá trị và kỳ vọng của chúng ta Quy tắc ứng xử của chúng ta

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2018 BÁO CÁO THƯƠNG NIÊN

Đinh Th? Thanh Hà - MHV03040

CÔNG BÁO/Số /Ngày QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (Ban hành kèm theo Quyết định số 03/2013/QĐ-KTNN ng

CUỘC ĐẤU TRANH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN BÀI 1 Lãnh đạo xây dựng và bảo vệ chính quyền, chuẩn bị kháng chiến trong cả

Brochure Privater - Tieng viet view Sercure

NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM Vietnam Bank for Industry and Trade BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN ANNUAL REPORT

7. CÁC CHỦ ĐỀ VÀ BÀI HỌC TỪ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÀ NƯỚC Những tiến bộ to lớn của Việt Nam trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, gi

tomtatluanvan.doc

Số 132 (7.115) Thứ Bảy, ngày 12/5/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 CUộC

Các giá trị của chúng ta Khuôn khổ cho hoạt động kinh doanh thường ngày của chúng ta Chúng ta chia sẻ ba giá trị cốt lõi - Tập Thể, Niềm Tin và Hành Đ

Microsoft Word - KHÔNG GIAN TINH THẦN

TỔNG QUAN KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2012 VÀ TRIỂN VỌNG 2013 GS. Nguyễn Quang Thái 13 Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam I- Thành tựu quan trọng về kiềm chế lạm

QUỐC HỘI

World Bank Document

CÔNG TÁC HOẰNG PHÁP THỜI CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP CÔNG TÁC HOẰNG PHÁP THỜI CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 HT. Thích Tâ n Đa t* TÓM TẮT: Cuộc cách mạng

Số 115 (7.463) Thứ Năm ngày 25/4/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

TỔNG LUẬN SỐ 4/2013

TỈNH ỦY GIA LAI

Microsoft Word - Vinamilk-FS Separate-VN-Final sign.doc

Số 218 (7.566) Thứ Ba ngày 6/8/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

Trường Đại học Văn Hiến TÀI LIỆU MÔN HỌC KỸ NĂNG MỀM (Lưu hành nội bộ) KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH Biên soạn: ThS. Nguyễn Đông Triều

Microsoft Word - CDR-C-Mar

CÔNG TY CỔ PHẦN IN SỐ 7 HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc BÁO CÁO CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ NK VÀ ĐỊN

SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No Q Quản trị rủi ro tác nghiệp của ngân hàng theo Basel II - Tình huống ngân hàng Thương mại Cổ phần

Microsoft Word - LV Tom tat - Hong Trung doc

Microsoft Word - BAI LAM HOAN CHINH.doc

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM NGUYỄN ANH THUẤN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ DẠY - HỌC CỦA NGƯỜI HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC C

QT04041_TranVanHung4B.docx

PHẦN VIII

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2018

NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM Số:.. /BC-BIDV CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày tháng năm 2019

CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN 2012 Thời gian: Thứ bảy (từ 08h30) ngày 27 tháng 04 năm 2013 Địa điểm: 252 Lạc Long Quân, Phường 10, Quậ

LUẬN VĂN: Áp dụng quản lý rủi ro vào qui trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu

THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC MÔN VẬT LÝ TRONG TRƯỜNG THCS HIỆN NAY, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 09 tháng 5 năm 2017

Microsoft Word - TrilydothiVw139.docx

Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên)

Turner, K., D. Pearce, and I. Bateman Environmental Economics: An Elementary Introduction. Harvester Wheatsheaf Publisher. translated into Viet

VBI Báo cáo thường niên 2013 báo cáo thường niên

Nghiên Cứu & Trao Đổi Khơi thông nguồn lực vốn FDI ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị Nguyễn Đình Luận Nhận bài: 29/06/ Duyệt đăng: 31/07/201

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

MỤC LỤC Lời nói đầu Chương I: TÀI HÙNG BIỆN HẤP DẪN SẼ GIÀNH ĐƯỢC TÌNH CẢM CỦA KHÁCH HÀNG Chương II: LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO TÀI HÙNG BIỆN Chương III:

Microsoft Word - Bia ngoai tom tat lan cuoi phan bien

DỰ THẢO NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM Số: /BC-BIDV CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày tháng 04

BAO CAO THUONG NIEN

Bản ghi:

CHƯƠNG I THÔNG TIN TÍN DỤNG VÀ HỆ THỐNG THÔNG TIN TÍN DỤNG 1.1. Thông tin tín dụng và hệ thống thông tin tín dụng Trong phần này, luận văn nêu khái quát những vấn đề về thông tin tín dụng và hệ thống thông tin tín dụng; yêu cầu của thông tin tín dụng; chủ thể và vận hành của hệ thống thông tin tín dụng. 1.2. Sự phát triển của Hệ thống thông tin tín dụng Qua nghiên cứu thực tiễn hoạt động TTTD của VN và tham khảo hoạt động TTTD chúng ta có thể xây dựng 02 nhóm tiêu chí đánh giá mức độ phát triển hệ thống TTTD có thể áp dụng tại VN như sau: (1) Chỉ số TTTD do WB đưa ra năm 2004, được xây dựng trên cơ sở 6 nhân tố then chốt đo lường phạm vi, khả năng tiếp cận và chất lượng TTTD sẵn có của hệ thống TTTD mỗi nước. Chỉ số càng cao càng tốt, tại Châu Á, chỉ số trung bình là 4. (2) Hệ số thu thập hồ sơ khách hàng vay trên 1.000 người trưởng thành, đối với cơ quan TTTD công, được tính bằng số hồ sơ khách hàng vay trên tổng số 1000 người trưởng thành. Tiêu chí có giá trị từ 0 đến 1, hệ số này càng cao càng tốt. Đây là chỉ tiêu nói về sự phát triển theo chiều rộng của TTTD. (3) Hệ số thu thập hồ sơ khách hàng vay trên 1.000 người trưởng thành, đối với cơ quan TTTD tư thể hiện sự phát triển của cơ quan TTTD tư. Chỉ tiêu có giá trị từ 0 đến 1, chỉ số này càng cao càng tốt. (4) Số TCTD tham gia chia sẻ thông tin trên tổng số TCTD hiện có, thể hiện mức độ tham gia chia sẻ TTTD giữa các TCTD tại mỗi nước. Giá trị từ 0-100%, càng cao càng tốt. (5) Số tổ chức phi tài chính tham gia chia sẻ thông tin trên tổng số tổ chức tài chính hiện có, thể hiện mức độ chia sẻ thông tin giữa các tổ chức tài chính. Giá trị từ 0-100% càng cao càng tốt.

(6) Số hồ sơ khách hàng vay trên tổng số khách hàng vay thực tế, thể hiện mức độ bao quát của TTTD đối với các khoản vay. Giá trị từ 0-100%, càng cao càng tốt (7) Dư nợ thu thập được trên tổng dư nợ thực tế của các NHTM thể hiện mức độ bao quát của TTTD. Giá trị từ 0-100% và càng cao càng tốt. (8) Quy mô khoản vay được thu thập, các nước có quy định quy mô khoản vay từ một mức nào đó thì người cho vay phải báo cáo với cơ quan TTTD, chỉ số này càng nhỏ càng tốt, mức chung là 1% GDP/người. (9) Thời gian cập nhật tin, thể hiện tính cập nhật của TTTD, thời gian cập nhật càng ngắn càng tốt. (10) Thời gian trả lời tin thể hiện sự hoàn hảo, độ sẵn sàng của thông tin đã được lưu trữ, thường là trả lời trong ngày. (11) Tăng trưởng số lượng bản trả lời tin theo yêu cầu người sử dụng, thể hiện sự phát triển về qui mô sản lượng dịch vụ cung cấp thông tin ra, chỉ số này càng cao càng tốt. (12) Tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận từ cung cấp dịch vụ TTTD cho người sử dụng thông tin, càng cao càng tốt. (13) Mức độ áp dụng công nghệ chuẩn là trực tuyến online thể hiện mực độ áp dụng công nghệ, truy cập trực tiếp để thu thập và trả lời tin. (14) Khả năng phục hồi thông tin khi có sự cố thể hiện tính dự phòng đảm bảo thông tin liên tục trong mọi tình huống được tính bằng số giờ hệ thống mạng bị trục trặc trong 1 năm, chỉ số này càng thấp càng tốt. (15) Sự phong phú của các sản phẩm dịch vụ CIC cung cấp, thể hiện ở sự đa dạng và khả năng đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao của người dùng và đòi hỏi của sự phát triển thị trường thông tin tín dụng (16) Quan hệ với các tổ chức quốc tế: thể hiện ở việc tổ chức TTTD trong nước có quan hệ trao đổi thông tin với các tổ chức cơ quan khác trên thế giới nhằm tăng cường hơn nữa phạm vi thu thập thông tin và học hỏi kinh nghiệm, tranh thủ sự hỗ trợ từ các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới 1.3. Kinh nghiệm phát triển hệ thống Thông tin tín dụng trên thế giới Tham khảo kinh nghiệm phát triển hệ thống thông tin tín dụng của:

- Kinh nghiệm của Mỹ: Công ty Transunion, Công ty D&B - Kinh nghiệm của NHTW Pháp - Kinh nghiệm thông tin tín dụng tiêu dùng của Singapore Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (1) Việc phát triển hệ thống TTTD VN là một tất yếu, một đòi hỏi khách quan trong quá trình đổi mới (2) Việc phát triển Trung tâm TTTD (CIC) là cần thiết nhưng đồng thời phải chú trọng, tạo điều kiện để các loại hình công ty TTTD tư nhân phát triển (3) Việc chú trọng quan tâm phát triển hệ thống TTTD không phải là khẩu hiệu, mà phải thông qua những hành động thiết thực. Chính phủ, NHNN phải coi trọng thực sự, thể hiện bằng đầu tư vốn, lao động, tri thức cho lĩnh vực này (4) Vai trò của Nhà nước và NHNN là rất quan trọng đối với việc phát triển hệ thống TTTD (5) Việc đưa ra các giải pháp phát triển không nhất thiết phải theo từng bước tuần tự, bỏ qua bước phát triển không cần thiết để tránh tụt hậu, để có cơ hội hội nhập vào hoạt động TTTD trên thế giới. (6) Việc phát triển hệ thống TTTD là thường xuyên, liên tục (7) Các NHTM, các TCTD với tư cách là người hưởng lợi trực tiếp và chủ yếu nhất của hệ thống TTTD cần phải chú trọng chung sức để phát triển hệ thống này. (8) NHTM cần chuyển đổi chính sách tín dụng, từ chỗ dựa vào tài sản bảo đảm sang cho vay dựa vào thông tin là chính, coi chi phí TTTD như là một khoản chi phí đầu vào quan trọng cấu thành trong giá thành tín dụng. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN TÍN DỤNG TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

2.1. Khái quát quá trình hình thành phát triển trung tâm Thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phần này giới thiệu một cách khái quát về quá trình hình thành và phát triển, chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của CIC 2.2. Thực trạng phát triển hệ thống thông tin tín dụng tại trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Có thể đánh giá mức độ phát triển của hệ thống TTTD VN thông qua các chỉ tiêu như sau: (1) Về chỉ số Thông tin tín dụng: Có giá trị từ 0 đến 6. Theo thống kê của WB, chỉ số TTTD trung bình của các nước OECD là 5, của khu vực Châu Á là 4, trong đó của VN cũng là 5, khá cao so với khu vực (2) Hệ số thu thập thông tin của cơ quan Thông tin tín dụng công: Tại VN tăng từ 8 năm 2008 lên 26.4 năm 2011, trong khi trung bình khu vực Châu Á là 33, của Bồ Đào Nha là 296, Malaysia là 339 (3) Hệ số thu thập thông tin của cơ quan TTTD tư: Hệ số thu thập thông tin của cơ quan TTTD tư của VN của VN bằng 0 vì chưa thực hiện (4) Số TCTD tham gia chia sẻ thông tin/ tổng số TCTD: Số TCTD tham gia chia sẻ thông tin/ tổng số TCTD hiện có đạt 100% là chỉ số tương đối tốt (5) Số tổ chức tài chính phi ngân hàng tham gia chia sẻ TTTD: Số tổ chức tài chính phi ngân hàng tham gia chia sẻ TTTD bằng 0 (6) Số hồ sơ khách hàng do hệ thống TTTD thu thập được/ tổng số khách hàng thực tế: số hồ sơ thu thập hiện nay là 19 triệu hồ sơ khách hàng vay, trong đó hơn 300.000 hồ sơ khách hàng doanh nghiệp và hơn 18 triệu hồ sơ khách hàng cá nhân, đạt khoảng 80% số khách hàng thực tế đang vay tại tất cả các TCTD (7) Dư nợ theo dõi: Dư nợ theo dõi (của hệ thống TTTD) trên tổng dự nợ thực tế của toàn bộ nền kinh tế, hiện nay đạt trung bình 95%, (8) Quy mô khoản vay thu thập: ở VN không quy định giới hạn dư nợ phải báo cáo mà bắt buộc phải báo cáo toàn bộ khách hàng có quan hệ tín dụng

(9) Về thời gian cập nhật thông tin: hiện tại ở VN cập nhập 3 ngày/ lần là tương đối tốt. Tuy nhiên, trong thực tế chủ yếu mới cập nhật được thông tin dư nợ, còn các thông tin phi tài chính, tài chính thì vẫn chưa làm được 3 ngày/lần (10)Về thời gian trả lời tin: các dữ liệu thông tin tín dụng về khách hàng và các thay đổi về dư nợ được cập nhật trực tiếp từ các TCTD và thường được thực hiện ngay trong ngày làm việc, do đó thông tin do CIC luôn bảo đảm chất lượng và tính kịp thời. (11) Tăng trưởng số lượng bản trả lời tin của CIC: trong thời gian qua là rất khả quan. Đến nay, CIC đã ký kết hợp đồng cung cấp thông tin với trên 1000 TCTD, chi nhánh TCTD và các tổ chức khác có hoạt động tín dụng với trên 9.300 người sử dụng. (12) Tăng trưởng doanh thu lợi nhuận của CIC: mặc dù CIC mới đi vào hạch toán độc lập từ năm 2008 nhưng rất khả quan với tốc độ tăng trưởng doanh thu qua các năm đều tăng. Năm 2009 doanh thu CIC khoảng 65 tỷ đồng, năm 2010 tăng lên 70 tỷ đồng và dự kiến đến hết năm 2011 doanh thu đạt 80 tỷ (13) Mức độ áp dụng công nghệ chuẩn: CIC đã áp dụng công nghệ trực tuyến khá tốt. (14) Khả năng phục hồi thông tin khi có sự cố: Về cơ bản CIC đã thực hiện tốt điểm này. Trung tâm dữ liệu và trung tâm phòng chống thảm họa đang được khẩn trương xây dựng để đảm đảm an toàn dữ liệu ngay cả khi có các sự cố như cháy, nổ, động đất... (15) Sự phong phú của các sản phẩm dịch vụ CIC cung cấp: Hiện CIC đang cung cấp gần 30 sản phẩm TTTD được phân loại theo 4 nhóm: Báo cáo TTTD trong nước; Báo cáo TTTD doanh nghiệp nước ngoài; Báo cáo xếp hạng tín dụng và Báo cáo thông tin cảnh báo tín dụng. Hiện nay, mỗi ngày CIC cung cấp khoảng 5.000 đến 6.000 bản báo cáo TTTD cho các đối tượng, đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng đa dạng và khắt khe của người sử dụng

(16) Quan hệ với các tổ chức quốc tế: Từ khi thành lập, CIC đã có mối quan hệ với các hãng thông tin quốc tế, thu thập và cung cấp thông tin về doanh nghiệp nước ngoài... 2.3. Đánh giá thực trạng phát triển hệ thống Thông tin tín dụng Việt Nam Các kết quả đạt được: Một là, Cùng với tiến trình hiện đại hóa hệ thống ngân hàng nói riêng và hệ thống tài chính nói chung tại Việt Nam, thông tin tín dụng đã trở thành một kênh hỗ trợ tin cậy và tích cực đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng. Hai là, Sản phẩm và dịch vụ của CIC là một kênh thông tin tin cậy, đóng góp tích cực trong công tác quản lý của NHNN cũng như bảo đảm hoạt động kinh doanh tín dụng an toàn, hiệu quả, góp phần vào việc ổn định hệ thống ngân hàng nói riêng và hệ thống tài chính nói chung. Các hạn chế: Một là Về cán bộ thực hiện: Số lượng cán bộ thực hiện còn thiếu, chưa có nhiều kiến thức và kinh nghiệm. Hai là Về công nghệ: Công nghệ hiện tại tuy đã được chú trọng đầu tư tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển, chưa có sự chuyên sâu về công nghệ và nhân lực kỹ thuật như phần mềm xử lý việc phân tích, xếp hạng chưa cung cấp được nhiều sản phẩm cho thị trường... Ba là Chất lượng thông tin cung cấp ra đôi khi chưa thật đảm bảo, thông tin dư nợ của CIC còn thấp hơn so với số dư thực tế, do chưa thu thập được hết các khoản vay tại nhiều TCTD. Thông tin về tình hình tài chính DN chủ yếu mới có được đối với 3500 DN mà CIC đã mua từ Tổng cục thống kê, còn lại hầu như chưa có, thông tin về tài sản bảo đảm tiền vay cũng cũng chưa đầy đủ. Bốn là, Việt Nam Hiện có hơn 86 triệu dân và hơn 480.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa nhưng mới có khoảng 5% dân số và 30% doanh nghiệp nhỏ và vừa có giao dịch tín dụng

với ngân hàng. Đây là tỷ lệ rất thấp trong khu vực. Thái Lan và Malaysia có tỷ lệ này tới 70-80% dân số. Nguyên nhân tồn tại hạn chế Thứ nhất, NHTM nói riêng và các TCTD nói chung cung cấp thông tin đầu vào cho CIC chưa đầy đủ, chính xác, kịp thời. Thứ hai, Nguồn thông tin tổng hợp DN hiện còn thiếu và it được cập nhật dẫn đến việc cung cấp và thu thập thông tin hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng các sản phẩm đầu ra. Thứ ba, Chưa đẩy mạnh việc tuyên truyền về hoạt động TTTD, về lợi ích của thông tin trong hoạt động tín dụng. Thứ tư, Chưa chú trọng đầu tư đồng bộ về con người, công nghệ thông tin và chất lượng sản phẩm... Thứ năm, Thói quen dùng tiền mặt của người dân cũng là một trong những điều kiện hạn chế sự phát triển của Hệ thống TTTD. CHƯƠNG III GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN TÍN DỤNG TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 3.1. Tiềm năng và định hướng phát triển hệ thống Thông tin tín dụng tại trung tâm Thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Trong phần này, luận văn nêu những định hướng chung và định hướng phát triển hệ thống thông tin tín dụng trong thời gian tới. 3.2. Các giải pháp phát triển hệ thống Thông tin tín dụng tại trung tâm Thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

- Nâng cao quan điểm và nhận thức về vai trò của Thông tin tín dụng: không thể thực hiện một sớm một chiều, không chỉ bằng các phương tiện tuyên truyền quảng bá mà cần phải có những chính sách chiến lược cụ thể thực hiện sâu rộng - Hoàn thiện bộ máy tổ chức và hoạt động: Hiện nay, bộ máy của CIC gồm 09 phòng (như đã đề cập ở chương 2), Đề xuất nên thành lập thêm một số phòng và chi nhánh, đồng thời với việc điều chỉnh chức năng nhiệm vụ các phòng cho phù hợp - Phát triển và đa dạng chủ thể tham gia hệ thống: Nhà nước cần có những chính sách khuyến khích và tạo môi trường thuận lợi để các tổ chức cá nhân tham gia trên thị trường TTTD cũng như những chế tài về việc xử lý nghiêm những vi phạm do TTTD gây ra để đưa các chủ thể tham gia vào Hệ thống quy chuẩn, tránh những thông tin bên lề thiếu chính xác - Hoàn thiện quy trình xử lý và cung cấp thông tin: việc thực hiện các bước yêu cầu đầy đủ như trong quy trình nhiều khi vẫn chưa thực sự chuẩn xác và kịp thời do sự phối kết hợp giữa các bộ phận và cơ sở vật chất hỗ trợ chưa thực sự đạt hiệu quả cao nhất. Do đó, việc nghiên cứu để ngày càng hoàn thiện quy trình xử lý và cung cấp thông tin là hết sức cần thiết đối với sự phát triển của Hệ thống TTTD hiện nay. - Tăng cường số lượng, chất lượng thông tin: Đa dạng hóa các nguồn thu thập thông tin; Tăng cường và mở rộng sản phẩm thông tin cung cấp; Giải pháp về phân tích, xếp loại tín dụng doanh nghiệp. - Tăng cường phát triển nguồn lực: Nhân lực là nhân tố quan trọng trong tất cả các hoạt động, và hoạt động TTTD cũng không nằm ngoài ngoại lệ đó. - Tăng cường trang thiết bị và hiện đại hóa công nghệ TTTD: Hiện hệ thống máy móc thiết bị của CIC được đầu tư khá hiện đại. Tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu thông tin đang ngày càng phát triển thì trong thời gian tới CIC cần chú trọng và phát triển tự động hóa ngiệp vụ, dịch vụ TTTD hơn nữa - Tăng cường hội nhập thông tin quốc tế

3.3. Một số kiến nghị - Kiến nghị với Chính phủ - Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Đối với các Tổ chức tín dụng KẾT LUẬN Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, để tránh tụt hậu, Việt Nam cần phải phát triển một nền kinh tế nhanh nhưng cũng đảm bảo tính bền vững. Yêu cầu này đòi hỏi hệ thống ngân hàng nói riêng và các TCTD nói chung, với tư cách là huyết mạch của nền kinh tế, cần phải cải cách, đổi mới triệt để hơn để thu hút mọi nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế. Từ đó, đòi hỏi hệ thống TTTD phải phát triển mạnh mẽ hơn để tạo lá chắn hạn chế rủi ro, bảo đảm an toàn cho hệ thống tài chính. Vì vậy việc nghiên cứu giải pháp phát triển hệ thống TTTD VN trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết, đáp ứng yêu cầu bức xúc cả trên phương diện lý luận khoa học và thực tiễn của hoạt động tín dụng. Luận văn đã đạt được một số kết quả đáng kể sau: Một là, hệ thống hoá những vấn đề lý luận về phát triển hệ thống TTTD, bao gồm lý luận TTTD và phát triển hệ thống TTTD. Trong đó làm rõ: các khái niệm về TTTD, hệ thống TTTD, phát triển hệ thống TTTD; vai trò, lợi ích của TTTD; làm rõ cấu trúc, phương thức vận hành, mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành hệ thống TTTD; xây dựng hệ thống các tiêu thức đánh giá mức độ phát triển hệ thống TTTD. Hai là, luận văn đã nêu được thực trạng phát triển của hệ thống TTTD VN thông qua việc xem xét lịch sử hình thành, xem xét về cơ cấu tổ chức hệ thống, xem xét hoạt động các nghiệp vụ TTTD, từ đó đã đánh giá khách quan mức độ phát triển của hệ thống TTTD dựa trên các tiêu chí chuẩn, dựa trên những kết quả và những hạn chế tồn tại. Ba là, luận văn đã đưa ra được định hướng mục tiêu phát triển của hệ thống TTTD VN xuất phát từ các định hướng chiến lược của Đảng và Nhà nước, từ yêu cầu chung của hoạt động TTTD và xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của chính hoạt động tín dụng nhằm góp phần thúc đầy tăng trưởng, phát triển kinh tế đất nước trong thời kỳ mới.

Bốn là, trên cơ sở lý luận khoa học, căn cứ những hạn chế tồn tại, đề xuất những giải pháp phát triển hệ thống TTTD VN. Đồng thời, luận văn còn đưa ra một số kiến nghị với Nhà nước và NHNN nhằm tạo điều kiện thực hiện tốt các giải pháp đã nêu. Hệ thống các giải pháp trên là tương đối tổng thể, toàn diện, có tính khả thi và có khả năng áp dụng vào thực tiễn VN để phát triển hệ thống TTTD VN nhằm góp phần hạn chế rủi ro tín dụng, bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng nói riêng và hệ thống tài chính nói chung. Do kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế vì vậy dù đã đạt được một số kết quả nhưng chắc chắn luận văn sẽ còn nhiều thiếu sót. Tôi kính mong các thầy cô giáo, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu đóng góp bổ sung ý kiến để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cám ơn!