PHÂN LOẠI ĐAU SAU TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO

Tài liệu tương tự
Microsoft Word HC chuyen hoa_dot quy

TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỚM CỦA VI PHẪU THUẬT U TỦY NGỰC TÓM TẮT Nguyễn Quang Huy 1 ; Nguyễn Văn Hưng 1 ; Lê Khắc Tần

TC so 6_2015

NGHIÊN CỨU TIÊN LƯỢNG TỬ VONG BẰNG THANG ĐIỂM FOUR Ở BỆNH NHÂN HÔN MÊ Võ Thanh Dinh 1, Vũ Anh Nhị 2 TÓM TẮT Mở đầu: Năm 2005, Wijdicks và cộng sự đề x

TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM BỆNH HỌC VÀ KẾT QUẢ H TH T NỘI SOI ĐIỀU TRỊ VIÊM RUỘT THỪA CẤP TRONG CHẬU H NG NHỎ TÓM TẮT Nguy

TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ KHẢO SÁT MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN ÁP LỰC NỘI SỌ Ở BỆNH NHÂN CHẤN THƢƠNG SỌ NÃO NẶNG Phạm Thái Dũng 1 ; Nguyễ

Mô hình thực hành của người bác sĩ gia đình trong bối cảnh mới

BÀI GIẢNG CHUYÊN ĐỀ: BỆNH HỌC: UNG THƯ THANH QUẢN 1

T¹p chý y - d îc häc qu n sù sè chuyªn Ò ngo¹i bông-2018 KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN KÍCH THƯỚC LỚN TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC HẠ ÁP ÍCH NHÂN TRONG ĐIỀU TRỊ HỖ TRỢ TĂNG HUYẾT ÁP NGUYÊN PHÁT ĐỘ I Nguyễn Nhược Kim, Lại Thanh Hiền, Trần Thị Hải Vân Trường

CHƯƠNG 2

Microsoft Word - TOMTT~1.DOC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA THÁI NGUYÊN BỘ MÔN GIẢI PHẪU HỌC BÀI GIẢNG GIẢI PHẪU HỌC TẬP 1 NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA HÓA HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tên đề tài: SỬ DỤNG MOODLE THIẾT KẾ WEBSITE HỖ TRỢ VIỆC TỰ HỌC CHƯƠNG HIDROCA

Microsoft Word TAI TAO CHOP MUI TMH.doc

T p h ho h r ng i h n h Ph n D: Khoa h h nh trị, Kinh tế và Pháp luật: 26 (2013): TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC ĐI LÀM THÊM ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊ

CÁC RỐI LOẠN HOẠT ĐỘNG BẢN NĂNG ThS. Đoàn Thị Huệ Bộ môn Tâm thần - Trường Đại Học Y Hà Nội

ỨNG DỤNG PHẪU THUẬT XÂM LẤN TỐI THIỂU ĐIỀU TRỊ GÃY XƯƠNG

GIẬT MÌNH TỈNH NGỘ Tôi tên Trương Nghĩa, nhà tại thành phố Thiên Tân, năm nay 24 tuổi. Vào năm 19 tuổi, tôi bị bệnh nặng, mới đầu hai chân mất cảm giá

Nghị luân xã hội về vấn nạn Game online trong học đường

BỆNH ĐỘNG MẠCH CHI DƢỚI MỤC TIÊU 1. Nêu được dịch tể học và yếu tố nguy cơ. 2. Nắm vững triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng. 3. Trình bày các biện ph

QT04041_TranVanHung4B.docx

Microsoft Word - .I?N T.M .? TRONG VI.M M.NG NGO.I TIM V. TR.N D?CH M.NG NGO.I TIM.doc

BẢNG MINH HỌA QUYỀN LỢI BẢO HIỂM MANULIFE CUỘC SỐNG TƯƠI ĐẸP ƯU VIỆT Bình An Vui Sống Manulife - Cuộc Sống Tươi Đẹp Ưu Việt mang đến cho bạn sự bình a

Ai baûo veà höu laø khoå

THỂ DỤC KHÍ CÔNG HOÀNG HẠC I. Đại Cương A. Khí: Khí là một chất vô hình ở khắp mọi nơi, trong vũ trụ và cơ thể con người. Khí ở ngoài vũ trụ gọi là ng

LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo Đại học, Bộ môn Điều Dưỡng đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá

LUAN VAN BSNT HỒ CHÂU ANH THƯ

Bs. Nguyễn Lưu Giang VẾT THƢƠNG SỌ NÃO Mục tiêu 1. Nắm được sơ lược về vết thương sọ não. 2. Hiểu được sinh lý cũng như cơ chế chấn thương. 3. Thăm kh

Danh muc benh benh chua tri dai ngay

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỔNG CỤC GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP DỰ THẢO Phụ lục 01 SƠ ĐỒ PHÂN TÍCH NGHỀ PHIẾU PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC NGÀNH: KỸ THUẬT VẬ

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN LỚP QUẢN LÝ BỆNH VIỆN KHÓA 8 ( ) STT Tên đề tài Tên tác giả Giáo viên hướng dẫn 1 Đáp ứng nhu cầu chăm sóc

ĐẶT VẤN ĐỀ

CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ KHẢ VIỆT Nhà sản xuất và cung cấp cánh vít tải hàng đầu Việt Nam Giới thiệu Địa chỉ: B4/87B Ấp 2, Xã Đa Phước, Huyện Bình Chánh, T

PowerPoint Template

Microsoft Word - phuong phap nghien cuu dich te phan tich.doc

Những Thành Tựu Lẫy Lừng Trong Tâm Lý Học Hiện Đại Pierre Daco Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpa

NguyenThanhLong[1]

Trao đổi KHÔ HẠN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TS. NGUYỄN THÁI NGUYÊN Là một cán bộ khoa học của ngành Nông nghiệp, lại có một số năm công tác ở hầu khắp

SỐ 112 MÙA THU TEXAS 2019 TRANG 91 Tập Đạt Ma Dịch Cân Kinh Sự tích Đạt Ma Dịch Cân Kinh N ăm 917 (sau Tây lịch), Đạt Ma Tổ Sư từ Ấn Độ sang Trung Quố

A. Mục tiêu: CHƢƠNG I MỞ ĐẦU Số tiết: 02 (Lý thuyết: 02 bài tập: 0) 1. Kiến thức: Sinh viên hiểu đƣợc những kiến thức cơ bản nhƣ: đối tƣợng, nhiệm vụ

Brochure_CI_ _forweb

Case 91 Nữ, 83 tuổi, trước đây khỏe mạnh, hút thuốc nhiều năm, vài tháng nay đau khắp bụng sau khi ăn. Sụt cân khoảng 12kg trong thời gian này Xét ngh

Huyết khối tĩnh mạch não: điều trị và dự hậu (Cerebral venous thrombosis: Treatment and prognosis) Tài liệu lược dịch từ UpToDate 2018 Tác giả: José M

HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH SÂU MỤC TIÊU 1. Nắm vững kiến thức giải phẫu và sinh bệnh học. 2. Trình bày được đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng. 3. Vận dụng c

GÂY TÊ NGOÀI MÀNG CỨNG TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN DẠ VÀ SINH CON Nguồn: US Pharm. 2014;29(3): HS11-HS14 Người dịch: Nguyễn Thị

Nghị luận xã hội về tác hại của rượu

Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP HCM Số 23 năm 2010 CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT THỜI HẬU CHIẾN VIẾT VỀ CHIẾN TRANH NGUYỄN THỊ KIM TIẾN * TÓM TẮT Soi chiếu ở s

MẪU SLIDE POWERPOINT ĐẸP

1. MỤC TIÊU HỌC TẬP KHÁM HỆ MÁU Sau khi học xong buổi huấn luyện sinh viên có khả năng: Ths.Bs Lại Thị Thanh Thảo Ths.Bs Suzanne MCB Thanh Thanh ThS.

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ BỆNH RUNG GIẬT NHÃN CẦU BẨM SINH CÓ HÃM LỆCH BÊN Nguyễn Đức Anh Trường Đại học Y Hà Nội Nghiên cứu nhằm đ

BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ Chúng ta hoạt động trong một nền văn hóa với các tiêu chuẩn đạo đức cao nhất

PowerPoint Presentation

Quan niệm nghệ thuật về con người của Rabindranath Tagore trong thơ trữ tình – tình yêu (Khảo sát qua tập Tâm tình hiến dâng)

AIA AN TÂM TỊNH DƯỠNG

KT02033_PhungThiThinK2KT.doc

PowerPoint Presentation

Microsoft Word - An Tam Tinh Duong

DANH SÁCH TỔNG HỢP KẾT QUẢ VÒNG CHUNG KHẢO GIẢI THƯỞNG SÁNG TẠO TP.HCM NĂM 2019 Tên công trình, đề tài, tác phẩm, giải pháp, mô hình sáng tạo STT (gọi

Báo cáo thực tập

Thien yen lang.doc

High levels of stress during 1st & 2nd trimester

PowerPoint Presentation

1 ĐẶT VẤN ĐỀ UTBM khoang miệng là bệnh phát sinh do sự biến đổi ác tính niêm mạc miệng phủ toàn bộ khoang miệng bao gồm: Ung thư môi (gồm môi trên, mô

HỞ VAN ĐỘNG MẠCH CHỦ: CẬP NHẬT 2018

Thuốc bổ và những công dụng độc đáo, phong phú

Tên sách: 201 Cách cư xử với người trái tính Tác giả: Alan Axeirod và Jim Holtje Dịch giả: Nguyễn Kim Dân Nhà xuất bản: NXB Phụ nữ Năm xuất bản: 2004

Khoa hoïc Xaõ hoäi vaø Nhaân vaên 55 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CUNG CẤP NƯỚC SẠCH TẠI CÔNG TY TNHH MTV CẤP THOÁT NƯỚC KIÊN GIANG TH

ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHTN NĂM 2015 MÔN: SINH HỌC Thời gian làm bài: 150 phút Câu 1: a) Nêu chức năng của marn và tarn trong quá

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN BỆNH HỌC NỘI KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN SÁCH ĐÀO TẠO BÁC SĨ CHUYÊN KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN (Tái bản lần thứ nhất c

PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

BÁO CÁO ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP

Số 04 (6.987) Thứ Năm, ngày 4/1/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Thủ tư

BỆNH MẮT DO TIỂU ĐƯỜNG Dịch vụ thông tin miễn phí cung cấp bởi:

De-Dap-An-Sinh-CVA-HN-

BIẾN CHỨNG TẠI CHỔ SAU RÚT ỐNG THÔNG ĐỘNG MẠCH Ở BN CHỤP-CAN THIỆP MẠCH VÀNH QUA DA TẠI BV TIM MẠCH AN GIANG CNĐD Trần Quốc Dũng, CNĐD Nguyễn Hoài Nam

Brochure - CIE _VIB

CÁC TRIỆU CHỨNG CƠ NĂNG TRONG BỆNH HÔ HẤP Triệu chứng cơ năng là những triệu chứng do bệnh nhân tự cảm thấy khi mắc các bệnh hô hấp. Các triệu chứng c

Thư Ngỏ Gửi Đồng Bào Hải Ngoại Của Nhà Báo Nguyễn Vũ Bình

ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA NGƯÒI BỆNH TRƯỚC MỔ UNG THƯ DẠ DÀY Trịnh Hồng Sơn, Nguyễn Bá Anh, Lê Minh Hương, Nguyễn Thanh Long ĐặT VấN Đề Tình

BEÄNH VIEÂN ÑAÏI HOÏC Y DÖÔÏC TPHCM

Khoa hoc - Cong nghe - Thuy san.indd

Hướng dẫn sử dụng

PowerPoint Presentation

SIEÂU AÂM TIM TRONG CHAÅN ÑOAÙN VAØ ÑIEÀU TRÒ VIEÂM NOÄI TAÂM MAÏC NHIEÅM TRUØNG

Moät soá bieän phaùp gaây höùng thuù hoïc taäp moân Sinh hoïc 7 Trang I. MỞ ĐẦU o ọn ề t M ề t m v ề t n p p n n u ề t

So saùnh moät soá yeáu toá aûnh höôûng ñeán söï tuaân thuû ñieàu trò cuûa beänh nhaân lao taïi An Giang giai ñoaïn vaø 1999 – 2001

chuong4

(Microsoft Word - TCVN9385_2012 Ch?ng s\351t cho c\364ng tr\354nh x\342y d?ng - Hu?ng d?n thi?t k?, ki?m tra v\340 b?o tr\354 h? th?ng)

HO LÀ MỘT CHUYỆN HO TRIỀN MIÊN KHÔNG NGỚT LÀ CHUYỆN KHÁC Ho, mệt mỏi, hụt hơi nếu bạn có triệu chứng này liên tục và đã có sẵn bệnh lý về phổi, như bệ

HỘI NGHỊ HÓA SINH 2017

1

Tài liệu sinh hoạt Khoa học Kỹ thuật Điều dưỡng BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 PHÒNG ĐIỀU DƯỠNG NHIỄM TRÙNG SƠ SINH I. ĐỊNH NGHĨA: Nhiễm trùng sơ sinh (NTSS) là

LỜI NÓI ĐẦU Ebook miễn phí tại : Khi tình yêu đồng nghĩa với đau khổ, nghĩa là bạn đang yêu mù quáng. Khi phần lớn những cuộc trò chuy

Microsoft Word - Bia trong.doc

Microsoft Word - SINH 1_SINH 1_132.doc

Các thủ thuật Đặt tĩnh mạch ngoại biên và cố định tĩnh mạch slide 1 slide 2 slide 3 slide 4 slide 5 slide 6 303

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

LỜI CAM ĐOAN

Bản ghi:

PHÂN LOẠI ĐAU SAU ĐỘT QUỴ NÃO Classification of post stroke pain Vũ Anh Nhị 1, Nguyễn Mạnh Bảo 2 Tóm Tắt: Mục tiêu: Nhằm xác định tỷ lệ bệnh nhân (BN) có đau sau đột quỵ não (ĐQN). Phương pháp: 157 BN đột quỵ não sống sót đến tái khám trong tổng số 479 BN bị ĐQN được theo dõi ban đầu từ khi nhập viện, được khám và đánh giá về đau sau ĐQN gồm có : Biểu hiện đau, cường độ đau, kiểu đau và các ảnh hưởng của đau đối với BN. Có 85 nam chiếm t(54,1%), 72 chiếm (45,9%). Tuổi trung bình: 63,06 tuổi, có 71,9% tuổi từ 50-80 tuổi. Kết quả: có 60/157 (38,2%)BN đến tái khám có biểu hiện đau sau ĐQN trong đó đau theo kiểu thần kinh trung ương (TKTƯ) là 27/157 (17,2%), tỷ lệ đau không do TKTƯ là 33/157 (21%). Có 49/60 (81,7%) BN có cường độ đau vừa đến nặng và 38 (53,3%) BN có ảnh hưởng đến giấc ngủ.có 100% BN có biểu hiện đau vai, 83% BN có biểu hiện đau cánh tay bên liệt. Từ khóa: Đau sau ĐQN, đau thần kinh trung ương sau ĐQN, cường độ đau Summary: Objective: To determine the proportion of pain after stroke (post stroke pain). Methods: 157 stroke patients survive come back for consult in hospital in all 479 stroke patients included at begin of the study were evaluated the presentation, intensity, type of post stroke pain and their influences to the patients. There are 85 male patents (54.1%) and 72 women (45.9%). Mean age is 63.06 with the most concentrated patient is at 50 80 year old (71.9%). Result: There are 60 patients presenting post stroke pain (38.2%) with like type of central post stroke pain is 17,2% and other is 21%. 49 patients (81.7%) had moderate to severe pain and disturbed sleep because of pain was found in 38 patients (53.3%). All of the patients presenting post stroke pain had shoulder pain and 83% had pain in the arm of the hemiplegic part. Key words: Pain after stroke, post stroke pain, central post stroke pain, intensity of pain I. ĐẶT VẤN ĐỀ - ĐQN là bệnh lý thường gặp, là nguyên nhân hàng đầu gây ra tàn phế cho BN, là nguyên nhân gây ra tử vong đứng hàng thứ 3 trên thế giới, chỉ sau bệnh tim mạch và ung thư (0,0,0). ĐQN còn để lại nhiều phế tật nhất cho những BN sống sót, làm ảnh hưởng lớn đến khả năng hồi phục cho BN, làm tăng chi phí điều trị. - Đau sau ĐQN là tình trạng đau xuất hiện sau khi BN bị ĐQN, có thể do nguyên nhân trực tiếp là tình trạng tổn thương hệ TKTƯ gây ra các chứng đau TKTƯ (central post stroke pain) với tỷ lệ mắc bệnh từ 8% - 35% (0,0). Một số biểu hiện đau khác vốn có liên quan đến tình trạng liệt chi sau ĐQN hay tình trạng co thắt cơ, biến dưỡng cơ khớp do rối loạn hệ thần kinh giao cảm như hội chứng đau định khu hỗn hợp type 1 với tỷ lệ mắc bệnh dao động từ 11-49% (0) và đau vai với tỷ lệ mắc rất cao, khoảng 40% - 80% (0,0). - Chẩn đoán đau sau ĐQN chủ yếu vẫn dựa vào khám lâm sàng và quan trọng là phải xác định được nguyên nhân gây đau, đánh giá được cường độ đau để có phương pháp điều trị thích hợp. Có nhiều cách phân loại đau sau ĐQN được áp dụng, nhưng được nhiều tác giả sử dụng nhất là cách phân loại đau do nguyên nhân TKTƯ và đau do nguyên nhân khác. 1 PGS. TS, Trưởng Bộ môn Thần kinh, Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh 2 BS, Bệnh viện Đa khoa Khu vực Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh, ĐT: 0908802742, Email: manhbao2k@yahoo.com

Nghiên cứu này nhằm xác định tỷ lệ BN có biểu hiện đau sau ĐQN, tỷ lệ BN có đau TKTƯ, biểu hiện lâm sàng của đau sau ĐQN bao gồm cường độ đau, kiểu đau và ảnh hưởng của đau sau ĐQN đối với BN. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP Tiêu chuẩn chọn bệnh BN được chẩn đoán ĐQN bao gồm đột quỵ thiếu máu não và chảy máu não (CMN) dựa theo lâm sàng và CT.Scan não (theo tiêu chuẩn chẩn đoán của tổ chức y tế thế giới), nhập viện tại Khoa Bệnh lý mạch máu não Bệnh viện Nhân dân 115 trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 10 năm 2010 được chọn vào mẫu nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ BN bị chảy máu dưới nhện, chấn thương sọ não, tụ máu ngoài màng cứng, dưới màng cứng, sa sút trí tuệ, rối loạn ngôn ngữ nặng, BN không đồng ý tham gia nghiên cứu, không đến tái khám ở giai đoạn 2. Thu thập và xử lý số liệu Khám trực tiếp BN theo mẫu bệnh án nghiên cứu, được thực hiện trong hai giai đoạn: Giai đoạn 1, ghi nhận các đặc điểm chung, các biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng chính của BN trong thời gian nằm viện và tiếp tục thăm khám và ghi nhận các số liệu về đau sau ĐQN như (tần suất, cường độ, đặc điểm đau và ảnh hưởng của đau) khi BN trở lại tái khám tại bệnh viện. Xử lý và phân tích số liệu bằng phần mềm Stata 10.0 Các yếu tố khảo sát Tuổi, giới tính, biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng, kiểu đau, cường độ đau, vị trí đau, ảnh hưởng của đau sau ĐQN. III. KẾT QUẢ Số BN được khám đau khi tái khám trong nghiên cứu là 157 trong tổng số 479 BN được theo dõi ban đầu lúc nhập viện. Có 85 BN là nam, chiếm 54,1% và 72 BN nữ, chiếm 45,9%. Tuổi trung bình của BN trong mẫu nghiên cứu là 63,06 tuổi, (thấp nhất 22 tuổi, cao nhất 93 tuổi), tập trung nhiều nhất từ 50-80 tuổi (71,9%). Bảng 1: Tỷ lệ các biểu hiện đau sau tai biến mạch máu não Biểu hiện Tần số Tỷ lệ Tỷ lệ Chung Biểu hiện Tần số Tỷ lệ (%) (%) (%) Đau sau tai biến 60 100 38,2 Vị trí đau mạch máu não Đau kiểu TKTƯ 27 45 17,2 Đau đầu 15 25 Đau khác 33 55 21 Đau vai 60 100 Cường độ đau Cánh tay 50 85,3 Đau nặng 12 20 Tthân mình 11 18,3 Đau vừa 37 61,7 Khớp háng 12 20 Đau nhẹ 11 18,3 Đau đùi 2 3,3 Ảnh hưởng giấc ngủ 32 53,3 Đau chân 10 16,7 Khởi phát cơn đau Tự phát 17 28,3 Tiếp xúc 10 16,7 Tỷ lệ chung (%)

nhẹ Khi có kích thích 33 55 Nhận xét: Tiền sử bệnh, Có 79,6% có tiền sử tăng HA, đái tháo đường (17,8%) và 7,0% có tiền sử đau đầu. Triệu chứng lâm sàng: Có 87,3% yếu liệt ở một hay nhiều vị trí của cơ thể, 86,6% điểm Glasgow lúc nhập viện từ 14-15 điểm và 3,2% BN có điểm Glasgow 9 điểm. Số BN không có biểu hiện bất thường về cảm giác khi thăm khám là 69,4%, 19,1% có biểu hiện bất thường dạng dị cảm và 11,5% có triệu chứng giảm hay mất cảm giác. Cận lâm sàng: Có 68,8% có glucose máu cao, 98,8% có hình ảnh bất thường trên CT.Scan sọ não (NMN 85,4% và CMN13,4%). Tổng trạng khi tái khám: có 93,0% có tri giác bình thường, một BN có rối loạn ngôn ngữ mức độ nhẹ và có thể phỏng vấn bình thường. Số BN có di chứng yếu liệt khi tái khám là 85,4%.Trong tổng số 157 BN được khám đau, có 60 BN có các triệu chứng đau liên quan đến đau sau ĐQN, chiếm 38,2%. IV. BÀN LUẬN - Tỷ lệ BN có triệu chứng yếu liệt trong nghiên cứu của chúng tôi là 87,3% chủ yếu là liệt nủa người. Tỷ lệ này cũng phù hợp với các mô tả trong y văn thế giới ở các BN liệt khu trú do ĐQN là 85%. Cùng với tổn thương hệ TKTƯ gây đau sau ĐQN, yếu liệt chi, đặc biệt là liệt chi trên cũng góp phần gây nên một số bệnh cảnh đau đặc hiệu sau ĐQN như đau vai, đau cánh tay và đặc biệt là hội chứng vai bàn tay (shoulder hand syndrome) (0) hay còn gọi là hội chứng đau định khu hỗn hợp (complex regional pain syndrome). - Tỷ lệ BN có biểu hiện bất thường trên CT.Scan sọ não trong nghiên cứu là 98,4%, trong đó NMN chiếm 85,4% và CMN chiếm 13,4%. Tỷ lệ phân bố này phù hợp với mô tả theo y văn thế giới về đột quỵ với tỷ lệ NMN chiếm khoảng 80 90% còn CMN từ 10 20% (0,0). Wayne Rosamond (0) trong một thống kê tổng hợp cũng cho kết quả tương tự với tỷ lệ BN nhồi máu não là 87%, CMN là 10% và chảy máu dưới nhện là 3%. Ngoài ra, tỷ lệ này cũng tương tự với kết quả nghiên cứu của AC Jonsson (0) nghiên cứu về tần suất và cường độ đau sau ĐQN cũng có tỷ lệ BN bị đột quỵ NMN là 89,2% và của Ingrid Lindgren (0) trong nghiên cứu về đau vai sau ĐQN ở BN bị nhồi máu não là 89%. - Về tổng trạng BN khi thực hiện khám đau, có 93% có biểu hiện tri giác bình thường, hợp tác tốt với thầy thuốc trong quá trình phỏng vấn, dễ dàng hướng dẫn và sử dụng bảng điểm về cường độ đau VAS (Visual Analog Scale). Chỉ có 1 BN được ghi nhận có rối loạn ngôn ngữ nhưng chỉ ở mức độ nhẹ, dễ dàng hợp tác khi thăm khám, phỏng vấn, hướng dẫn sử dụng bảng thang điểm đau VAS với sự giúp đỡ của thân nhân nên vẫn được giữ lại trong mẫu nghiên cứu. - Tỷ lệ BN còn di chứng yếu liệt khi khám đau là 85,4% so với tỷ lệ BN yếu liệt trên lâm sàng lúc nhập viện là 87,3% (giảm 1,9%). Tỷ lệ giảm này là rất ít chứng tỏ quá trình điều trị cho BN bị ĐQN không nhằm mục đích hồi phục vận động. Kết

quả này cũng tương đồng với kết quả trong nghiên cứu của Ingrid Lindgren (0) về đau vai sau ĐQN với tỷ lệ BN có di chứng yếu liệt là 83% và theo thống kê của K Walsh (0), tỷ lệ BN có yếu liệt tay sau ĐQN là > 80%. Chính di chứng liệt chi góp phần vào hội chứng đau sau ĐQN bao gồm đau vai, hội chứng vai cánh tay hay đau thần kinh do biến dưỡng. - Tỷ lệ BN có đau sau ĐQN là 38,2%. Kết quả này tương tự kết quả trong nghiên cứu của AC. Jonsson (0) với tỷ lệ đau sau ĐQN trong giai đoạn 1, tức sau 4 tháng theo dõi là 38% và trong giai đoạn 2 (sau 16 tháng) là 40%. Nghiên cứu của AC Jonsson (0) thấy tỷ lệ BN có biểu hiện đau sau ĐQN trong giai đoạn 2 tăng là do có nhiều BN trong mẫu nghiên cứu bị thất thoát do tử vong hoặc không thể tiếp tục theo nghiên cứu trong đó có nhiều BN không có biểu hiện đau. Điều khác biệt trong nghiên cứu của chúng tôi là mốc thời gian theo dõi, trong khi các tác giả như AC Jonsson (0) chọn mốc thời gian tái khám cho BN là sau 4 tháng và sau 16 tháng khởi phát ĐQN, trong khi nghiên cứu của chúng tôi chỉ chọn khám cho BN ở thời điểm bất kỳ khi đến tái khám. Tuy nhiên, điều này cũng không thay đổi nhiều giữa nghiên cứu của chúng tôi và nghiên cứu của AC Jonsson (0) (38,2 và 38%) và ngay cả trong hai giai đoạn nghiên cứu của chính tác giả AC Jonsson (0) (38 và 40%). - Tỷ lệ BN có khởi phát đau tự phát hay tiếp xúc nhẹ, tức là có biểu hiện của chứng tăng cảm đau là 45% (28,3% có khởi phát đau tự phát và 16,7% có khởi phát đau chỉ với tiếp xúc nhẹ). Kết quả này cũng g tương tự kết quả nghiên cứu của AC Jonsson (0) thấy tỷ lệ BN có biểu hiện đau tự phát khi nghỉ ngơi trong giai đoạn 1 là 50% và trong giai đoạn 2 là 40%. Đây cũng là biểu hiện lâm sàng của đau TKTƯ với tiêu chuẩn chính khi chẩn đoán là BN phải có biểu hiện của chứng tăng cảm đau (hyperalgia). Nếu tính chung trong mẫu nghiên cứu, tỷ lệ BN có đau tự phát kiểu TKTƯ là 17,2 % (27/157). Tỷ lệ này tương đồng với kết quả của các tác giả khác như Beatrice Leemann (0), Spencer S. Liu (0) với tỷ lệ BN có đau tự phát và tăng cảm đau là từ 8-23%. - Trong nghiên cứu của chúng tôi, những BN có biểu hiện đau phân bố chủ yếu ở phần cơ thể bị liệt. Đau tập trung nhiều nhất là ở vai, cánh tay, khớp háng và chân. Trong đó, tất cả đều có biểu hiện đau vai (100%). Tỷ lệ BN có đau cánh tay là 83,3%. Đau vai và cánh tay sau ĐQN cũng đã được tìm thấy với tỷ lệ rất cao trong các báo cáo của các tác giả khác như của K Walsh (0) với tỷ lệ đau vai và cánh tay sau ĐQN là 80%. - Về cường độ đau, có 31,2% BN có biểu hiện đau vừa đến đau nặng. Kết quả này cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của AC Jonsson (0) với tỷ lệ BN có biểu hiện đau vừa đến đau nặng là 32% sau 4 tháng theo dõi và 21% sau 16 tháng. Trong nghiên cứu của AC Jonsson (0), sở dĩ có sự giảm đáng kể tỷ lệ BN có cường độ đau vừa đến nặng sau 16 tháng theo dõi (21%) so với sau 4 tháng theo dõi (32%) là do những BN này sau khi được khám và phát hiện ở giai đoạn 1 đã được theo dõi và điều trị, nên ở giai đoạn 2, tỷ lệ này có cải thiện đáng kể. - Tỷ lệ BN có ảnh hưởng đến giấc ngủ do đau sau ĐQN là 53,3%. Kết quả này cũng tương đương với kết quả nghiên cứu của AC Jonsson (0) với tỷ lệ BN có rối

loạn về giấc ngủ do đau sau ĐQN là 49% trong giai đoạn 1 và 58% trong giai đoạn 2. Đây cũng là một yếu tố quan trọng của đau sau ĐQN làm ảnh hưởng đến chất lượng hồi phục cũng như chất lượng sống của BN. Thiếu ngủ do đau cũng góp phần vào sự suy kiệt của BN sau ĐQN vốn là một trong những biểu hiện chính của BN đột quỵ não sống sót. Tài liệu tham khảo 1. Beatrice Leemann (2009). Douleurs suite a un accident vasculaire cerebral. Schweize archive fur neurologieund psychiatrie, 160, pp. 235-9. 2. Henriette Klit, Nanna B. Finnerup, Troels S. Jensen (2009). Central Post-stroke pain: clinical characteristics, pathophysiology and management. The Lancet neurology, 8 (9), pp. 857-68. 3. Ingrid Lindgren (2007). Shoulder pain after stroke: A prospective population-based study. Stroke, 38, pp. 343-48. 4. A-C Jonsson (2006). Prevalence and intensity of pain after stroke: A population bebased study focusing on patients perspectives. J Neurol Neurosurg Psychiatry, 77, pp. 590-95. 5. Paul L. Moots and Padmaja Kandula (2004). Principes of Pain Management. Neurology in Clinical Practice, Elselver, 1, pp. 921-42. 6. S. Pertoldi (2005). Shouder hand syndrome after stroke. Eura Medicophys, 41, pp. 283-92. 7. Spencer S. Liu (2009). Central Post Stroke Pain: A review of pathophysiology and treatment. Pain Medcine, 108 (5). 8. P. Tamara (2007). The prevention and management of shouder pain in the hemiplegic patient. Best Practice, 7: ISSN 1329-1847 9. K. Walsh (2001). Management of shouder pain in patient with stroke. Postgrad Med J, 77, pp. 465-69. 10. Wayne Rosamond, Katherine Flegal, Karen Furie, Alan Go, Kurt Greenlund, Nancy Haase, Susan M. Hailpern (2008). Heart disease and stroke statistics. Circulation, 117: Online e.25-146. 11. Wiebers, David O., Feigin, Valery L., Brown, Robert D. (2006). Handbook of stroke. 2 nd Ed, Lippincott Williams and Wilkins. Phản biện khoa học: GS.TS Nguyễn Văn Chương