ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI

Tài liệu tương tự
Microsoft Word - TOMTATLUANVANTOTNGHIEP1521excat.doc

Luận văn tốt nghiệp

TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN NÔNG NGHIỆP TÂY BẮC: NHẬN DIỆN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Tha

Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên)

1

Microsoft Word - Noi dung tom tat

CÔNG BÁO/Số /Ngày QUỐC HỘI Luật số: 68/2014/QH13 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc LUẬT DOANH NGH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ THU HIỀN XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở PHƯỜNG NINH PHONG, THÀNH PHỐ

Microsoft Word - Tom tat luan an chinh thuc.doc

Tác giả: Giáo sư Andreas Thalassinos (Trưởng phòng Đào tạo của FXTM)

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế học khu vực công Cải cách thuế GTGT ở Việt Nam Niên khoá Nghiên cứu tình huống Chương trình

365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

Layout 1

Bao cao dien hinh 5-6_Layout 1

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

Microsoft Word - 2- Giai phap han che su phu thuoc kinh te vao Trung Quoc.doc

Microsoft Word - NOI DUNG BAO CAO CHINH TRI.doc

LUẬN VĂN: Áp dụng quản lý rủi ro vào qui trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu

GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ ki

Thứ Số 320 (7.303) Sáu, ngày 16/11/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Thủ

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 639/QĐ-BNN-KH Hà Nội

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ NGỌC NGA HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC NÔNG N

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

tomtatluanvan.doc

TÓM TẮT LUẬN VĂN 1. Lời mở đầu Thù lao lao động là yếu tố giữ vai trò rất quan trọng trong công tác quản trị nhân sự của doanh nghiệp. Qua 5 năm thành

1. Tình hình thế giới và trong nước sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống trên thế

ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH ĐỊNH

Bài thu hoạch chính trị hè Download.com.vn

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội BÁO CÁO NGHÈO ĐA CHIỀU Ở VIỆT NAM Giảm nghèo ở tất cả các chiều cạnh để đảm bảo cuộc sống có chất lượng cho mọi ng

Phong thủy thực dụng

NGHIÊN CỨU VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TƯ PHÁP HÌNH SỰ HIỆN NAY DÀNH CHO NẠN NHÂN BẠO LỰC GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM Tài liệu thảo luận của dự án UNODC Tăng cường

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

QT04041_TranVanHung4B.docx

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN HỮU MẠNH CƯỜNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠ

Công thái học và quản lý an toàn

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

Bài Học 4 20 Tháng 7 26 Tháng 7 NHƠN TỪ VÀ CÔNG LÝ TRONG THI THIÊN VÀ CHÂM NGÔN CÂU GỐC: Hãy đoán xét kẻ khốn cùng và người mồ côi; Hãy xử công bình c

ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO: RA SỨC PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI NĂM NĂM BẢN LỀ CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM Ngô

CHÍNH PHỦ ******** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 198/2004/NĐ-CP Hà Nội, ngày 03 tháng 12 năm 2004 NGHỊ Đ

Số 201 (7.184) Thứ Sáu, ngày 20/7/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Ưu t

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

Từ theo cộng đến chống cộng (74): Vì sao tội ác lên ngôi? Suốt mấy tuần qua, báo chí trong nước đăng nhiều bài phân tích nguyên nhân của hai vụ giết n

ĐÈ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 1050 NĂM NHÀ NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT ( ) I. BỐI CẢNH RA ĐỜI NHÀ NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT - Sau chiến thắng đánh tan quân Nam Hán

Thư Ngỏ Gửi Đồng Bào Hải Ngoại Của Nhà Báo Nguyễn Vũ Bình

MỤC LỤC 1. TỔNG QUAN Thông tin chung về BAC A BANK Quá trình hình thành - phát triển Ngành nghề và địa bàn kinh doanh...

Bộ kế hoạch và đầu tư Tổng cục thống kê Tổng điều tra dân số và nhà ở việt nam 2009 Giáo dục ở Việt Nam: Phân tích các chỉ số chủ yếu Hà Nội, 2011

LÔØI TÖÏA

BCTN 2017 X7 MG thay anh trang don.cdr

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 16 tháng 01 năm 2019

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XV

BỘ LUẬT DÂN SỰ CỦA QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỐ 33/2005/QH11 NGÀY 14 THÁNG 6 NĂM 2005 Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 1565/QĐ-BNN-TCLN Hà Nội, ngày 08 tháng 07 nă

Bài Học 2 6 Tháng 7 12 Tháng 7 SƠ ĐỒ CHO MỘT THẾ GIỚI LÝ TƯỞNG CÂU GỐC: Chớ toan báo thù, chớ giữ sự báo thù cùng con cháu dân sự mình; nhưng hãy yêu

Hạnh Phúc và Đau Khổ Chư Thiên và loài người Suy nghĩ về hạnh phúc Ước mong được hạnh phúc Chân hạnh phúc là gì? (1) Bốn câu thi kệ này được trích tro

BAÛN tin 285 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ ( ) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng Sinh hoạt chi bộ: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Học tập và làm

QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Luật số: 29/2013/QH13 Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 201

TỔNG HỢP, SƯU TẦM VÀ BIÊN SOẠN BỞI NGUYỄN TRƯỜNG THÁI TỔNG HỢP 1090 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 12 THEO BÀI BÀI 2. VỊ T

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ NGỌC NGA HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC NÔNG N

2

Báo cáo Kế hoạch hành động THỰC HIỆN TÁI CƠ CẤU NGÀNH MUỐI THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN TÁ

Hãy để mọi chuyện đơn giản - Tolly Burkan

LỜI NÓI ĐẦU Mục lục CHƯƠNG 1: ĐƯA KHOA HỌC VÀO TRƯỜNG HỌC Chúng ta cần đánh thức từ trong sâu thẳm tâm hồn những người làm công tác giáo dục lòng nhiệ

Số 54 (7.037) Thứ Sáu, ngày 23/2/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 THỦ T

Microsoft Word - phuctrinh

1

Microsoft Word - BAI LAM HOAN CHINH.doc

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 18 tháng 6 năm 2018

NỘI DUNG GIỚI THIỆU LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG NĂM 2015 TRONG BUỔI HỌP BÁO CÔNG BỐ LUẬT

Kinh Thừa Tự Pháp: Chánh Pháp luôn tồn tại sinh động nơi những người con Phật Nguyên Nghĩa Chỉ có tâm hồn con người cần phải được chuyển đổi, được chu

Đinh Th? Thanh Hà - MHV03040

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc)

TỔNG QUAN KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2012 VÀ TRIỂN VỌNG 2013 GS. Nguyễn Quang Thái 13 Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam I- Thành tựu quan trọng về kiềm chế lạm

CẢI CÁCH GIÁO DỤC

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ

CHÍNH PHỦ

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI! Lý thuyết và thực hành dành cho các Trưởng Hướng Đạo Nam và nữ. Hướng Đạo, đơn giản thế thôi! 1

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG TXD CẨM NANG XÂY NHÀ Dành cho người xây nhà 1 P a g e

Đề cương chương trình đại học

1 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN... 5 LỜI CẢM ƠN... 6 MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Lịch sử nghiên cứu đề tài Đối tƣợng nghiên cứu P

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN PHÒNG THANH TRA PHÁP CHẾ - SỞ HỮU TRÍ TUỆ BẢNG SO SÁNH NỘI DUNG LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC NĂM 2012 VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SU

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc

Nông nghiệp Bền vững và An ninh Lương thực - Đường nào cho Việt Nam? / 1

ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ MƯỜNG MƯƠN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH DO MẤT RỪNG VÀ SUY THOÁI RỪNG GIAI ĐOẠN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ MƯỜNG M

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

Tổng cục Lâm nghiệp Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Điện Biên CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM DỰ

Microsoft Word - Tiem nang ung dung cong nghe cao DBSCL.doc

Microsoft Word - WDRMainMessagesTranslatedVChiedit.docx

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ ĐÌNH DŨNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG CÁC CƠ QUAN HÀN

BÁO CÁO ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP

NHỮNG BIẾN ĐỔI XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM DO QUÁ TRÌNH CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP (QUA TÌM HIỂU Ở NINH BÌNH) Đặt vấn đề Ngô Thị Phượng *

Quản Lý Ơn riêng Thiên Chúa đã ban, mỗi người trong anh em phải dùng mà phục vụ kẻ khác. Như vậy, anh em mới là những người khéo quản lý ân huệ thiên

Báo vietnam.net, Thứ hai, ngày 3 tháng 7 năm 2014 LỜI CHIA SẺ TRƯỚC KHI RA ĐI CỦA MỘT BÁC SĨ BỊ UNG THƯ Sự thành công, xe cộ, nhà cửa, những thứ mà tô

Chương I

CT01002_TranQueAnhK1CT.doc

Luan an dong quyen.doc

BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ Chúng ta hoạt động trong một nền văn hóa với các tiêu chuẩn đạo đức cao nhất

CÔNG TY CỔ PHẦN BỘT GIẶT NET BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2018

Microsoft Word - Tran Thi Thuy Linh.doc

Bản ghi:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --------------------- Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội - 2012

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --------------------- Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Khoa học Môi trường Mã số: 60 85 02 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Lê Trọng Cúc Hà Nội - 2012

Lời cảm ơn Sau một thời gian nỗ lực học tập và tiến hành nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp, đến nay tôi đã hoàn thành được khóa học của mình và luận văn này khẳng định những nỗ lực của bản thân tôi trong thời gian qua. Để đạt được những thành công này, với lòng biết ơn sâu sắc của mình, tôi xin gửi lời cám ơn tới tập thể thầy cô giáo Khoa Môi trường, Trường đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội. Với lòng nhiệt tình yêu nghề và yêu học trò các Thầy, các Cô đã cho tôi những tri thức mới, vươn tới những tầm cao mới, đã động viên khích lệ tôi trong những lúc khó khăn nhất của cuộc sống đề vươn lên đạt được như ngày hôm nay. Với lòng biết ơn của mình, em xin chúc các Thầy, các Cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công trong sự nghiệp, chúc các Thầy, các Cô có những lớp học trò giỏi, chăm ngoan và thành đạt. Tôi cũng xin gửi lời cám ơn sâu sắc nhất tới GS.TS. Lê Trọng Cúc, người đã không thấy nản trí khi tôi gặp những khó khăn trong cuộc sống, có lúc tưởng chừng phải dừng lại, Thầy đã giúp tôi lấy lại nghị lực của cuộc sống và vươn lên để đạt được như hôm nay. Trong quá trình hướng dẫn tôi, Thầy luôn tạo cơ hội để tôi tiếp thu những kiến thức, tạo động lực để tôi hoàn thành công việc nghiên cứu của mình, Thầy cũng đã giúp tôi có những định hướng và cái nhìn tươi sáng hơn về cuộc sống. Em xin gửi lời cám ơn tới Thầy, chúc Thầy luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công, chúc thấy sẽ mãi dẻo dai để chèo lái con thuyền đưa học trò của mình tới những chân trời tri thức mới. Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các bạn đồng nghiệp tại Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp đã hỗ trợ rất nhiều cho tôi có thể hoàn thiện luận văn của mình. Cuối cùng, tôi xin gửi lời tri ân tới gia đình, Bố Mẹ, các anh chị em và người thân của mình, những người luôn luôn bên cạnh tôi những lúc tôi vui vẻ hay buồn phiền, giúp tôi có động lực vươn lên trong thời gian qua cũng như trong cả thời cuộc đời tôi sau này. Xin chân thành cám ơn Kim Văn Chinh

MỞ ĐẦU Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong cải cách nông nghiệp, đặc biệt từ khi phát động đổi mới vào năm 1986. Nghị quyết 10 của Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa VI năm 1988 đã tạo ra một bước đột phá trong cải cách đất đai. Lần đầu tiên, hộ nông dân được thừa nhận là một đơn vị kinh tế tự chủ, có quyền bình đẳng với các thành phần kinh tế khác trước pháp luật. Đất đai được giao ổn định và lâu dài. Theo số liệu thống kê của Vụ Kế hoạch - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), tính từ năm 2000 đến nay, tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân đạt gần 5,36%/năm, GDP tăng 3,7%/năm. Tuy nhiên, về cơ bản nông nghiệp vẫn chưa có sự thay đổi về chất, tăng trưởng kém bền vững và khả năng cạnh tranh thấp. Điều đáng lo ngại là tốc độ tăng trưởng GDP nông nghiệp đang có xu hướng giảm dần, từ 4%/năm trong giai đoạn 1995-2000 xuống còn 3,83%/năm giai đoạn 2001-2005 và 3,3%/năm giai đoạn 2006-2010. Tỷ lệ giá trị gia tăng so với tổng giá trị sản xuất nông nghiệp cũng có xu hướng giảm, từ 66,35% năm 2000 xuống 58,8% năm 2010 (theo giá thực tế). Sự sụt giảm tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp đang đặt ra nhiều thách thức đối với nỗ lực của chính phủ trong xóa đói giảm nghèo và duy trì ổn định an ninh lương thực. Câu chuyện về thành công của nông nghiệp Việt Nam trong suốt hơn hai thập kỷ qua có được là nhờ sự thay đổi trong thể chế như Nghị quyết 10 và Luật đất đai. Sự đổi mới về thể chế đã tạo ra động lực cho hộ gia đình trong việc đầu tư tăng sản lượng. Tuy nhiên, sự sụt giảm về tăng trưởng nông nghiệp trong thời gian gần đây lại chỉ ra rằng vai trò của các cải cách này trong việc đẩy nhanh sản xuất hơn nữa đang dần giảm tác dụng. Diện tích đất nông nghiệp đang sụt giảm trong những năm gần đây, đã làm cho quy mô sản xuất ngày một bị thu hẹp, điều này đã hạn chế trong việc áp dụng cơ giới hóa trong nông nghiệp. Chính vì vậy, sử dụng bền vững diện tích đất nông nghiệp và thúc đẩy tích tụ ruộng đất đang và sẽ trở thành hướng đột phá nhằm tiến tới một nền nông nghiệp quy mô lớn và năng suất cao. 1

Với những lý do trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài Tích tụ tập trung và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại Việt Nam, làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ Khoa học Môi trường với các mục tiêu: Mục tiêu tổng quát của đề tài là nghiên cứu thực trạng phân mảnh và xu thế của tích tụ tập trung ruộng đất nông nghiệp Việt Nam, những tác động của quá trình tích tụ tập trung đất đai và từ đó đề ra các phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy tích tụ, tập trung đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên đất trong sản xuất nông nghiệp. Để đạt được mục tiêu tổng quát nêu trên, tôi tập trung vào phân các cụ thể mục tiêu các như sau: - Làm rõ thực trạng, kết cấu và xu thế thay đổi sử dụng đất nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam, qua đó thấy được một bức tranh tổng thể về hiện trạng phân mảnh cũng như xu hướng tích tụ tập trung đất đai trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trong đất trồng lúa. - Xác định và đánh giá các yếu tố tác động đến quá trình tích tụ tập trung đất nông nghiệp và ảnh hưởng của quá trình này đến phân phối thu nhập ở khu vực nông thôn Việt Nam. - Đánh giá tác động của quá trình tích tụ tập trung đất đai tới hiệu quả kinh tế của việc sử dụng đất, năng suất lao động, khả năng cơ giới hóa cũng như bất bình đẳng nông thôn. Các kết quả nghiên cứu có thể đóng góp vào việc xây dựng chính sách nhằm đẩy nhanh hoạt động tích tụ và tập trung ruộng đất, từng bước tạo dựng một nền nông nghiệp có quy mô hiện đại, tập trung, phát triển một cách bền vững và nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai. 2

1. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN Tích tụ và tập trung ruộng đất được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. FAO (2003) cho rằng tích tụ và tập trung ruộng đất chính là quá trình phân bổ và sắp xếp lại các mảnh nhằm loại bỏ hạn chế của tình trạng manh mún đất đai. Manh mún ruộng đất bao gồm tình trạng manh mún về ô thửa và sự phân tán quy mô ruộng đất nông hộ. Để khắc phục tình trạng manh mún, có hai phương thức được thực hiện phổ biến là dồn điền đổi thửa và tích tụ ruộng đất. Dồn điền đổi thửa là phương thức mang nặng tính kỹ thuật hơn là xã hội. Các ô thửa phải được xây dựng và quy hoạch lại phù hợp với yêu cầu sản xuất và quản lý đất đai ở mỗi vùng. Trong khi đó, tích tụ và tập trung ruộng đất cũng góp phần vào giảm thiểu tình trạng manh mún đất nhưng tính chất phức tạp hơn vì nó liên quan đến phân hóa ruộng đất và phân hóa kinh tế nông hộ. Vũ Trọng Khải (2008) cho rằng tích tụ và tập trung ruộng đất chính là quá trình tích tụ tư bản với đất đai là tư liệu sản xuất chính để mở rộng sản xuất và phát huy được lợi thế kinh tế theo quy mô. Hoạt động tích tụ và tập trung ruộng đất được thực hiện trên thị trường đất đai. Để có đất đai đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh, nhà đầu tư có thể mua quyền sở hữu hay thuê quyền sử dụng đất theo nguyên tắc "thuận mua, vừa bán" hoặc thuê lại đất và trả địa tô cho người cho thuê đất. Như vậy, tích tụ và tập trung ruộng đất gắn liền trực tiếp tới thị trường đất, khác với dồn điền đổi thửa. Dồn điền đổi thửa chỉ có tác dụng mở rộng qui mô của 1 thửa đất, và giảm số thửa đất của nông hộ, khiến họ quản lý sản xuất thuận lợi và có hiệu quả cao hơn, mà không làm tăng qui mô ruộng đất của nông hộ. Tương tự như cách tiếp cận của Vũ Trọng Khải (2008), Agarwal (1972) và McPherson (1982) kh ẳng định rằng, tích tụ và tập trung ruộng đất sẽ làm tăng quy mô diện tích trung bình của nông hộ và giảm tình trạng phân tán đất đai. Các nghiên cứu này cho rằng sự phát triển của thị trường đất đai, hoạt động phi nông nghiệp phát triển và môi trường thể chế được hoàn thiện là nhân tố quan trọng cho sự thành công của tích tụ và tập trung ruộng đất. 3

Tóm lại, mặc dù có nhiều cách tiếp cận khác nhau liên quan đến tích tụ và tập trung ruộng đất nông nghiệp, nhưng tất cả đều có những điểm chung, đó chính là: i) tích tụ và tập trung ruộng đất sẽ khắc phục được tình trạng manh mún đất đai khi làm giảm số mảnh và tăng quy mô diện tích canh tác của hộ gia đình; ii) Hoạt động tích tụ không thể tách rời với thị trường đất đai mà cụ thể bao gồm thị trường chuyển nhượng quyền sử dụng đất và thị trường thuê đất; iii) Tích tụ và tập trung đất cùng với dồn điền đổi thửa đều nhằm mục đích giảm manh mún, nhưng tích tụ và tập trung đất gắn trực tiếp đến sự phân tầng trong diện tích đất và mức sống ở khu vực nông thôn. Đó chính là mô hình phát triển mà các quốc gia hướng tới sản xuất hàng hóa quy mô lớn, và manh mún đất đai chỉ là hiện tượng tạm thời trong quá trình phát triển của nông nghiệp và đó là một quy luật tất yếu [27]. Với tư cách là một tư liệu sản xuất, đất đai thường có sự vận động về mặt sở hữu và qua nhiều chế độ sở hữu khác nhau. Sự khác nhau cơ bản của các chế độ sở hữu đất đai là các quan hệ sở hữu về đất đai. Từ những đặc thù mang tính khách quan, nó đặt ra yêu cầu mở rộng phương thức xử lý các quan hệ đất đai như mua bán, cho thuê, thừa kế hay thế chấp. Thực hiện các yêu cầu đó sẽ làm cho quá trình tập trung đất đai được đẩy nhanh, quá trình sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp có điều kiện để phát triển. Quá trình tập trung đất đai như vậy về cơ bản sẽ không dựa trên cơ sở tước đoạt và bần cùng hóa người nông dân, mà trên cơ sở phân hóa kinh tế, phân công lao động xã hội của các hộ nông dân. Như vậy, những đặc thù mang tính quy luật là cơ sở khách quan để thực hiện các điều tiết vĩ mô đối với đất đai và lao động nhằm tạo hành lang pháp lý cho chế độ sở hữu, quản lý và khai thác đất đai có hiệu quả với mục tiêu đưa đất đai tới người sử dụng hiệu quả nhất. Đối với nông nghiệp, quá trình tập trung đất đai hay tăng quy mô kinh doanh của các chủ thể nông nghiệp là vấn đề có tính quy luật. Nó diễn ra với quy mô và tốc độ khác nhau tùy vào từng nước. Quá trình này làm thay đổi tương quan giữa lao động và đất đai trong sản xuất nông nghiệp theo các giai đoạn khác nhau của tiến trình lịch sử. Hiện nay có nhiều cách tiếp cận khác nhau liên quan đến tích tụ và tập trung ruộng đất nông nghiệp, nhưng tất cả đều có những điểm chung, đó chính là: i) tích 4

tụ và tập trung ruộng đất sẽ khắc phục được tình trạng manh mún đất đai khi làm giảm số mảnh và tăng quy mô diện tích canh tác của hộ gia đình; ii) Hoạt động tích tụ không thể tách rời với thị trường đất đai mà cụ thể bao gồm thị trường chuyển nhượng quyền sử dụng đất và thị trường thuê đất; iii) Tích tụ và tập trung đất cùng với dồn điền đổi thửa đều nhằm mục đích giảm manh mún, nhưng tích tụ và tập trung đất gắn trực tiếp đến sự phân tầng trong diện tích đất và mức sống ở khu vực nông thôn. Đó chính là mô hình phát triển mà các quốc gia hướng tới sản xuất hàng hóa quy mô lớn, và manh mún đất đai chỉ là hiện tượng tạm thời trong quá trình phát triển của nông nghiệp và đó là một quy luật tất yếu [27]. Qua phân kinh nghiệm về phát triển nông nghiệp của các nước cho thấy, không có mô hình hay phương pháp giống nhau cho quá trình tập trung đất đai. Nếu đi theo định hướng phát triển sản xuất nông hộ nhỏ thì quy mô đất đai sản xuất tiếp tục bị thu hẹp do thừa kế và chuyển đổi đất ra khỏi nông nghiệp, còn nếu theo định hướng phát triển trang trại lớn thì quy mô sản xuất tiếp tục tăng. Sự thành công còn do từng điều kiện hoàn cảnh lịch sử mà mỗi quốc gia có. Các nước ở Châu Á gặp nhiều khó khăn trong tích tụ đất đai. Cải cách ruộng đất với chính sách chia nhỏ để đảm bảo công bằng đã dẫn đến tình trạng manh mún. Nhiều nước Châu Á đã thực hiện nhiều chính sách nhưng đều không thành công. "Bẫy" quy mô nhỏ trong sản xuất nông nghiệp đã và đang hình t hành. Các biện pháp được thực hiện bao gồm: trợ cấp mua đất, xóa bỏ hạn điền, thúc đẩy viêc thuê đất, thúc đẩy dồn điền đổi thửa, ủy thác sản xuất của hộ quy mô nhỏ, thành lập xí nghiệp thành thị-nông thôn hợp tác sản xuất, hợp tác xã nông nghiệp, sử dụng công cụ thuế đất, hỗ trợ tín dụng. Tuy nhiên, quá trình tập trung đất của nhiều nước vẫn bị tắc lại. Nguyên nhân ở đây chính là thu nhập phi nông nghiệp phát triển, giá đất tăng cao ngăn cản hộ thuần nông mở rộng sản xuất, tâm lý chủ nghĩa bình quân tồn tại, khả năng cạnh tranh kém của nông sản, sự thiên vị trong đầu tư phát triển đô thị và công nghiệp, tính liên kết giữa các thị trường kém, kéo dài quyền sử dụng đất gắn liền với yêu cầu phân chia công bằng hơn, cơ sở hạ tầng và công nghệ hạn chế. 5

Một số bài học cho Việt Nam trong quá trình đẩy nhanh tích tụ đất và hướng tới một nền sản xuất nông nghiệp có quy mô lớn, cụ thể như sau: - Chính sách hạn điền chính là một trong những rào cản cho tích tụ đất và được phần lớn các nước bãi bỏ. - Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa làm cho giá đất ngày một tăng cao, người nông dân không muốn bán đất hay chuyển nhượng đất. Ở nhiều nước, tâm lý giữ đất vẫn phổ biến bất chấp nguồn thu nhập phi nông nghiệp được đảm bảo. Chính vì vậy, vai trò của thị trường thuê đất cần được chú ý để đảm bảo người dân tiếp cận được với đất trong quá trình mở rộng sản xuất nông nghiệp. Hỗ trợ tài chính cần được đảm bảo. - Dồn điền đổi thửa mà một số nước áp dụng chỉ có thể giảm được tình trạng manh mún đất nhưng không có khả năng tăng quy mô sản xuất của hộ. Dồn điển đổi thửa rất khó thực hiện một cách tự nguyện, nó đòi hỏi sự tham gia tích cực của các cấp chính quyền trong việc dàn xếp thực hiện các hoạt động liên quan đến dồn điền đổi thửa. - Vai trò của sự liên kết của các nông hộ nhỏ ở các nước cũng là một bài học tham khảo cho Việt Nam. Các hộ quy mô nhỏ có thể ủy thác cho các hộ quy mô lớn làm một phần hay toàn bộ quá trình sản xuất qua áp dụng cơ giới hóa. - Hình thành các hợp tác xã nông nghiệp trên cơ sở tự nguyện và cơ chế rõ ràng cho các xã viên. Các hợp tác xã đóng vai trò như những "cổ đông" trong doanh nghiệp, khi đó có thể áp dụng được phương pháp sản xuất quy mô lớn để tăng năng suất. - Vai trò của hoạt động phi nông nghiệp là không thể phủ nhận trong quá trình tích tụ đất. Hoạt động này càng phát triển thì càng giải phóng được nhiều lao động ra khỏi nông nghiệp và khu vực nông thôn. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần có sự liên kết chặt chẽ giữa khu vực công nghiệp và nông nghiệp, giữa thành thị và nông thôn. 6

2. CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯƠNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận văn được tiến hành nghiên cứu nhằm vào đối tượng là sự phân mảnh đất đai và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong thời gian qua. Kết quả nghiên cứu nhằm chỉ ra thực trạng phân mảnh đất đai, đánh giá hiệu quả sử dụng đất thông qua quy mô mảnh đất cũng như số lượng mảnh đất trong sản xuất nông nghiệp, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung đất đai tại Việt Nam trong thời gian tới. Tuy luận văn xác định nghiên cứu về đất nông thôn nhưng trọng tâm là nghiên cứu về đất nông nghiệp. Nghiên cứu sẽ tập trung vào đất nông nghiệp do hộ nông dân quản lý vì đây là loại hình sử dụng đất chính đem lại hiệu quả kinh tế cho cư dân nông thôn. Trong các phân tích về hiệu quả sử dụng đất, luận văn sẽ lấy đất lúa làm đại diện vì cây lúa là cây trồng quan trọng và phổ biến ở nông thôn Việt Nam. Việc nghiên cứu quá trình tập trung ruộng đất sẽ được thực hiện ở hai khía cạnh là dồn điền đổi thửa và tích tụ mở rộng quy mô sản xuất, trong đó tích tụ ruộng đất là nội dung nghiên cứu chính. Phạm vi nghiên cứu của luận văn được trải rộng trên khắp cả nước với những địa phương điển hình, và thời gian đánh giá là các năm 2008 và 2010. Luận văn tập trung vào đánh giá sự phân mảnh đất đai tại Việt Nam, hiệu quả sử dụng đất liên quan đến phân mảnh đất đai, tác động của việc phân mảnh đất đai tới thu nhập của người dân, những tác động của phân mảnh đất đai tới quá trình cơ giới hóa nông nghiệp. Qua đó đề xuất những giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung đất đai tại Việt Nam nhằm tăng khả năng cơ giới hóa, áp dụng khoa học kỹ thuật, tăng hiệu quả sử dụng đất, tăng năng suất cây trồng và năng suất lao động của người dân, qua đó nâng cao thu nhập và nâng cao mức sống cho người dân làm nông nghiệp. Luận văn sử dụng cách tiếp cận liên ngành để thấy được mối liên hệ giữa các ngành trong quá trình thay đổi mục đích sử dụng đất và tập trung đất đai như mối quan hệ giữa tích tụ với phát triển các hoạt động phi nông nghiệp hay di cư. Cách tiếp cận liên ngành như sau: 7

- Tiếp cận liên vùng được sử dụng để thấy những giao thoa lẫn nhau giữa các vùng lãnh thổ, qua đó còn thấy được thực trạng sử dụng đất khác nhau giữa các và cả nước nói chung. - Tiếp cận liên cấp đòi hỏi phải xem xét ở cả 3 cấp độ vĩ mô, trung mô và vi mô, đồng thời có sự đan xen, tác động qua lại lẫn nhau giữa các cấp quản lý trong hoạch định các chính sách liên quan đến đất đai. - Tiếp cận tham gia đòi hỏi phải xem xét các hộ gia đình nông dân không chỉ là điểm đến của các chính sách, mà còn là điểm xuất phát cho sự hình thành các chính sách. Để đánh giá được thực trạng, cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp hiện nay, các yếu tố và xu thế tập trung ruộng đất và hiệu quả sử dụng đất, báo cáo sẽ sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu thứ cấp của Tổng cục thống kê và Bộ Tài nguyên và Môi trường. Đối với thông tin thứ cấp từ Tổng cục thống kê, luận văn sẽ tiếp cận hai nguồn chính là: Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam qua và Tổng điều tra về nông nghiệp và nông thôn Việt Nam năm 2008 và 2010. Về hệ thống cơ sở dữ liệu tài nguyên đất của Bộ Tài nguyên và Môi trường, luận văn chủ yếu tiếp cận đến thực trang phân bổ sử dụng đất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp để có sự so sánh giữa các số liệu của nhà quản lý cũng như kết quá điều tra của Tổng cục Thống kê. Báo cáo sử dụng các phần mềm thống kê như Excel và Stata để xử lý các số liệu điều tra mức sống hộ gia đình và điều tra nông nghiệp, nông thôn Việt Nam năm 2008 và 2010. Công cụ chủ yếu của đề tài là phương pháp thống kê, nhất là thống kê so sánh và phân tích hồi quy để xác định quỹ đất, thực trạng, kết cấu và xu thế thay đổi sử dụng đất nông nghiệp nông thôn Việt Nam, các yếu tố tác động đến tích tụ và hiệu quả sử dụng đất. 8

3. CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Chính sách đất đai tại Việt Nam Luận văn đã tâp trung phân tích các chính sách đất đai với các thời kỳ đặc trưng nhằm tìm ra sự phát triển của các chính sách quản lý đất đai tại Việt Nam. Các thời kỳ đó bao gồm: Thời kỳ trước 1954; Thời kỳ 1954-1959: cải cách ruộng đất; Thời kỳ 1959-1986: hợp tác hoá; Thời kỳ 1986-2000: đổi mới; Thời kỳ 2000-hiện tại: công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Qua đây tác giả phân tích được những văn bản chính sách cũng như các quan điểm chính sách chính trong từng thời kỳ. Việc phân tích chính sách đất đai phục vụ cho phát triển nông nghiệp nhằm tìm ra những mối liên hệ giữa việc quản lý sử dụng đất và hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó cũng tìm ra được những yếu tố có tác động thúc đẩy cũng như những yếu tố có tác động kìm hãm sự phát triển của nông nghiệp Việt Nam trong thời gian qua. Việc tập trung vào các chính sách về tích tụ tập trung đất đai cũng đã được tác giả luận văn quan tâm nhằm tìm ra được những điểm mạnh, điểm yếu trong các chính sách thúc đẩy tích tụ tập trung ruộng đất tại Việt Nam. Luật đất đai năm 2003 đã hình thành cơ chế cho quá trình tích tụ và tập trung đất khi cho phép người sử dụng đất được quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất (Điều 61, Luật đất đai, 2003). Mặc dù Luật đất đai năm 2003 đã cho phép chuyển nhượng và thuê đất, nhưng lại chỉ ra hạn điền, hay là giới hạn diện tích đất mà hộ sử dụng và giới hạn thời hạn sử dụng đất. Trong khi đó, đất đai vẫn được quy định thuộc sở hữu nhà nước và nhà nước có quyền thu hồi. Chính vì vậy, cơ chế có nhưng lại không tạo ra sự an toàn đầu tư vào đất, điều này có thể hạn chế sự mở rộng của tích tụ đất đai. Nhận thức được các tác động tiêu cực của tình trạng manh mún đất, Chính phủ đã có chủ trương khuyến khích nông dân và chính quyền địa phương chuyển đổi ruộng đất từ các ô thửa nhỏ thành các ô thửa lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho canh 9

tác. Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993 đã đưa ra chủ trương về dồn điền đổi thửa. Sự ra đời của Nghị định 64 đã tạo ra phong trào dồn điền đổi thửa trong cả nước. Sự ra đời của Nghị quyết về nông nghiệp, nông dân và nông thôn tại Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành trung ương khóa X đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quá trình cải cách nông nghiệp của Việt Nam. Nghị quyết về tam nông đã chủ trương đẩy mạnh và có chính sách khuyến khích kinh tế hộ phát triển theo hướng gia trại, trang trại có quy mô phù hợp và sản xuất hàng hoá lớn. 3.2. Thực trạng, kết cấu và xu thế thay đổi sử dụng đất nông nghiệp Cải cách đất đai của Việt Nam kể từ năm 1986 đến nay đã góp phần rất lớn vào tăng trưởng nông nghiệp. Nghị quyết 10 của Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa VI năm 1988 đã tạo ra một bước đột phá trong cải cách đất đai. Lần đầu tiên, hộ nông dân được thừa nhận là một đơn vị kinh tế tự chủ, có quyền bình đẳng với các thành phần kinh tế khác trước pháp luật. Đất đai được giao ổn định và lâu dài. Cùng với quá trình cải cách, Luật đất đai ra đời năm 1993 đã đánh dấu một bước thể chế hóa các giao dịch về đất. Sau các lần sửa đổi và bổ sung năm 1998 và 2003, các hộ gia đình đã đư ợc quyền chuyển nhượng, trao đổi và thừa kế, cho thuê và thế chấp đất. Tuy nhiên, toàn bộ đất đai ở Việt Nam vẫn thuộc sở hữu toàn dân và do Nhà nước thống nhất quản lý theo Luật đất đai. Quyền sở hữu về đất vẫn chưa được xác lập, đây cũng có thể là điểm trọng tâm trong các bước tiếp theo của quá trình hoàn thiện thể chế liên quan đến đất nếu như muốn phát triển thị trường đất đai và đẩy nhanh sản xuất nông nghiệp theo quy mô lớn. Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tính đến 01/1/2010, cả nước có 26.226,4 nghìn ha đất nông nghiệp, chiếm 79,2% tổng diện tích tự nhiên của Việt Nam. Tổng số hộ ở khu vực nông thôn là 13,77 triệu hộ, trong đó 70,9% là hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản. Dân số nông thôn có 60,7 triệu người, chiếm 69,83% dân số cả nước. Trong năm 2010, diện tích đất nông nghiệp trung bình của hộ là 6752 m 2, tuy nhiên, có sự khác biệt đáng kể giữa các vùng. Khu vực đồng bằng sông Hồng có diện tích chỉ bằng 1/3 so với đồng bằng sông Cửu Long, vùng Tây Nguyên có diện tích đất nông nghiệp trung bình của hộ gia đình cao nhất cả nước với 1,5ha. 10

3.3. Thực trạng quá trình tích tụ và tập trung đất tại Việt Nam Dồn điền đổi thửa là quá trình sắp xếp lại các mảnh đất để khắc phục tình trạng manh mún và phân tán đất đai trong sản xuất nông nghiệp. Quá trình này mang nặng tính kỹ thuật khi thửa đất phải được xây dựng quy hoạch, kế hoạch và phù hợp với yêu cầu sản xuất, quản lý đất đai ở mỗi vùng. Thực hiện dồn điền đổi thửa thường khắc phục được tình trạng manh mún thông qua giảm số mảnh nhưng diện tích và lao động thường ít thay đổi. Bên cạnh đó, dồn điền đổi thửa còn vấp phải nhiều vấn đề xã hội nếu không đạt được sự đồng thuận cao giữa các hộ gia đình tham gia. Trong khi đó, tích tụ và tập trung ruộng đất cũng là quá trình đóng góp vào giảm thiểu sự manh mún và tăng quy mô diện tích đất canh tác nhưng tính chất phức tạp hơn so với dồn điền đổi thửa do liên quan đến phân hóa ruộng đất và phân hóa kinh tế hộ nông thôn. Quá trình tích tụ tập trung ruộng đất thường gắn liền với thị trường đất đai. Theo thống kê năm 2003, cả nước có 75 triệu thửa đất, bình quân mỗi hộ có 6 đến 8 thửa đất với khoảng 0,3-0,5 ha/hộ, trong đó đất lúa từ 200-400 m 2 /thửa, đất rau và các loại cây màu khác thường dưới 100 m 2 /thửa, đất trồng cây lâu năm, cây cho thu nhập cao còn manh mún hơn. Sau khi dồn điền đổi thửa, số thửa đất bình quân giảm 50-60%, có nơi giảm tới 80%, diện tích mỗi thửa tăng bình quân gấp 3 lần. Ở Việt Nam hiện nay xu hướng tập trung đất đai đang diễn ra. Cùng với phong trào dồn điền đổi thửa, sự tích tụ và tập trung dưới tác động của thị trường đất đai đang hình thành. Bất chấp các quy định về hạn điền trong Luật đất đai năm 2003, tích tụ đất đai vẫn diễn ra thông qua các hoạt động cho thuê và chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Ở khu vực miền núi, tích tụ đất diễn ra khi nông dân mở rộng khai hoang diện tích đất chưa sử dụng, các diện tích đất này sau đó đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, phần lớn đất tích tụ là đất lâm nghiệp. Trong khi đó, ở các vùng đồng bằng, quá trình tích tụ đất dường như diễn ra chậm hơn, các hộ gia đình chỉ chuyển nhượng quyền sử dụng đất nếu như hộ có việc làm phi nông nghiệp và nhận thấy một cơ hội kinh tế bền vững hơn từ các hoạt động phi 11

nông nghiệp, hoặc hộ buộc phải chuyển nhượng do phải đối mặt với những khó khăn như nợ nần hay nghèo đói. Tuy nhiên, theo bảng dưới đây, tỷ lệ hộ không sử dụng đất tăng 2,9%, điều này cho thấy sự dịch chuyển đất đai đang có xu hướng gia tăng, kèm theo đó có thể là sự dịch chuyển lao động từ nông nghiệp sang các lĩnh vực khác. Bảng 3.1. Cơ cấu hộ nông nghiệp theo quy mô đất sản xuất (%)[20] 1994 2001 2010 Hộ không sử dụng đất 1,15 4,16 4,05 Hộ có dưới 0,5 ha 70,91 64,34 61,02 Hộ có từ 0,5 ha đến dưới 1 ha 16,23 16,42 17,14 Hộ có từ 1 ha trở lên 11,71 15,08 17,80 3.3. Thực trạng thị trường đất nông nghiệp tại Việt Nam Thị trường đất nông nghiệp bao gồm thị trường mua bán giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thị trường thuê đất đang có vai trò ngày càng quan trọng trong quá trình phân phối lại đất đai ở khu vực nông thôn của Việt Nam. Sự vận hành của thị trường đất đai sẽ góp phần phân bổ đất một cách có hiệu quả, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Theo luật đất đai năm 1993, khái niệm sở hữu đất đai không được chấp nhận. Do đó, hầu hết các nghiên cứu đều xem xét vấn đề phát triển thị trường giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở Việt Nam. Marsh và MacAulay (2002) khám phá ra rằng mặc dù thị trường giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đang phát triển, đem lại mức độ bảo đảm và quyền sở hữu nhất định đối với đất đai. Nhưng thị trường này vẫn còn nhiều trở ngại đòi hỏi những nỗ lực cải cách về thể chế để thị trường này được đóng vai trò tích cực thúc đẩy quá trình tập trung đất đai ở khư vực nông thôn. Hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu có những quan điểm khác nhau về việc mở rộng thị trường quyền sử dụng đất. Ravallion and van de Walle (2003) cho rằng không thể có thị trường cho thuê đất năng động nếu không có cải cách, trong khi đó, Deininger và Jin (2003) lại khẳng định rằng chuyển nhượng đất đang tăng lên nhanh chóng cùng với khác biệt đáng kể giữa các vùng. Giao dịch cho thuê diễn ra nhiều hơn ở các tỉnh miền bắc trong khi mua bán lại diễn ra nhiều ở các tỉnh miền Nam. 12

Đất đai được cho thuê vì nhiều lý do bao gồm thiếu khả năng đầu tư mở rộng sản xuất, sở hữu đất đai manh mún, thiếu lao động, sốc về kinh tế trong hộ gia đình như bệnh tật và do phân hóa về tài sản và thu nhập giữa các doanh nghiệp gia đình phi nông nghiệp ở nông thôn [32, 39, 56]. 3.4. Quy mô đất đai và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp Tình trạng phân mảnh đất của các hộ ở Miền núi phía Bắc thậm chí còn nghiêm trọng hơn do đặc thù địa hình đồi núi. Đất đai ở khu vực phía Nam ít phân mảnh hơn, diện tích trung bình của các trang trại vừa nhỏ hơn lại ít bị chia nhỏ. Điều này chủ yếu là do đặc thù về địa lý và lịch sử. Do đặc thù về mật độ dân số nên đất đai ở khu vực phía Bắc manh mún hơn rất nhiều so với khu vực phía Nam. Tuy nhiên, như đã được đề cập ở phần giới thiệu thì nguyên nhân chính của tình trạng manh mún đất đai lại là nguyên nhân về lịch sử khi nhà nước tiến hành cải cách ruộng đất tại chương trình Khoán 10 năm 1988. Nguyên tắc phân chia đất trong thời kỳ này là công bằng với mọi người, do đó mỗi người đều sở hữu nhiều mảnh đất khác nhau trong đó có tốt, có xấu, có gần, có xa Do chương trình này thực hiện mạnh nhất ở khu vực phía Bắc nên khu vực này bị ảnh hưởng nhiều nhất. Bên cạnh đó những lý do về chính sách thừa kế cũng như hoạt động của thị trường đất đai cũng một phần gây ra tình trạng manh mún, luận văn sẽ đề cập đến vấn đề này ở dưới đây. 3.4.2. Phân mảnh đất đai và khả năng cơ giới hóa Kết quả nghiên cứu cho thấy diện tích trang trại có tác động ngược chiều khá mạnh lên khả năng sở hữu máy cày của hộ, một lần nữa khẳng định lại rằng phân mảnh đất là nguyên nhân cản trở cơ giới hóa nông nghiệp. Mặt khác, các trang trại có quy mô trung bình có khả năng sở hữu máy gặt nhiều hơn so với những trang trại quy mô lớn và quy mô nhỏ. Điều này có thể do các trang trại quy mô trung bình chủ yếu trồng lúa, do đó cần đến máy gặt, trong khi các trang trại có quy mô lớn thường là các trang trại trồng cây lâu năm, còn các trang trạng quy mô nhỏ lại thuộc sở hữu của những hộ có điều kiện kinh tế khó khăn. 13

Xu hướng thay đổi của đầu vào phi lao động và lợi nhuận trên một héc ta cũng diễn ra tương tự. Lợi nhuận trên một héc ta tăng lên đối với các hộ có trên 4 mảnh đất, những hộ có 1 mảnh cũng là những hộ sử dụng nhiều lao động nhất, các hộ sử dụng lao động nhiều thứ hai lại là những hộ có từ 9 mảnh đất trở lên. Trong khoảng còn lại thì nhu cầu lao động có xu hướng tăng lên nhưng không tăng liên tục, do đó, nếu bỏ qua các hộ chỉ có một mảnh đất thường có diện tích rất nhỏ - thì chúng ta có thể kết luận phân mảnh đất của hộ sẽ dẫn đến yêu cầu về lao động nhiều hơn và năng suất sẽ giảm xuống. Đối tượng tham gia trong quá trình tích tụ tập trung đất đai có thể là cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp hay hợp tác xã, các chủ thể này trực tiếp đầu tư vào sản xuất để thu lợi nhuận từ diện tích đất mà đã được tích tụ. Ngay cả khi một doanh nghiệp thực hiện hoạt động đầu tư, thì các cổ đông chính là do hộ gia đình trực tiếp tham gia. Nếu người nông dân trực tiếp tham gia vào quá trình tích tụ tập trung ruộng đất thì lợi ích mà tích tụ mang lại sẽ lớn hơn nhiều lần nếu như để các chủ thể không phải nông dân trực tiếp đầu tư vào đất. Chính vì vậy, bên cạnh vấn đề đảm bảo quy mô ruộng đất thì chính sách đảm bảo tích tụ trực canh cần được phát huy để cho quá trình tích tụ được hiệu quả và giảm thiểu các tác động tiêu cực do quá trình này gây ra. Theo Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn Việt Nam năm 20 10, các trang trại đã sử dụng 391 nghìn lao động làm việc thường xuyên. Trong đó lao động của hộ chủ trang trại là 291,6 nghìn người, chiếm 73,6% tổng số lao động, còn lại là lao động thuê mướn. Nhìn chung, quy mô lao động của các trang trại còn nhỏ. Bình quân 1 trang trại sử dụng 3,4 lao động thư ờng xuyên, 62,4% số trang trại sử dụng dưới 4 lao động và chỉ 1,6% số trang trại sử dụng 10 lao động trở lên. Do tính chất thời vụ của sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản nên ngoài lao động thuê mướn thường xuyên, các trang trại còn thuê mướn lao động th ời vụ (vào thời điểm cao nhất, các trang trại thuê trên 1 triệu lao động). Những trang trại trồng cây hàng năm, trồng cây lâu năm, nuôi trồng thuỷ sản sử dụng nhiều lao động thường xuyên nhất. Thu nhập bình quân 1 lao động làm việc thường xuyên của trang trại là 18 triệu đồng/năm cao gấp trên 2 lần 14

so lao động khu vực nông thôn. Tuy nhiên, 94,3% lao động làm việc trong trang trại là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo, 2,8% lao động có trình độ sơ cấp và chỉ có 2,9% lao động có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên. Bên cạnh hình thức tích tụ trực canh, một loại hình tích tụ khác cũng xảy ra là tích tụ lĩnh canh. Đó là hình thức mà người đầu tư không trực tiếp quản lý. Ở Việt Nam hiện nay, hình thức tích tụ lĩnh canh thường tồn tại dưới dạng đầu cơ đất đai để kinh doanh bất động sản hoặc trục lợi về giá và chênh lệch địa tô. Hình thức này không tạo ra một nền nông nghiệp hiện đại mà còn tạo ra các bất ổn về xã hội và sự phân hóa ngày một sâu sắc ở khu vực nông thôn. Hình thức này chỉ mang lại sự giàu có cho một số người và tạo thành một tầng lớp "địa chủ" mới. Do giá đất nông nghiệp được Nhà nước quy định và thường được định giá ở mức thấp, nên hiện tượng đầu cơ đất thường xuyên xảy ra. Nhà đầu tư không mua đất để sản xuất nông nghiệp mà chờ đợi chuyển đổi mục đích sử dụng sang các loại đất đô thị hay đất công nghiệp, điều này càng gây ra bất ổn xã hội. Chính vì vậy, hình thức tích tụ trực canh do một gia đình quản lý và trực tiếp huy động vốn, áp dụng khoa học công nghệ thì mới đạt hiệu quả, trong khi hình thức tích tụ lĩnh canh cần được kiểm soát và hạn chế, có như vậy bài toán giữa công bằng và hiệu quả mới được giải quyết. 3.5. Tác động của tích tụ tập trung đất đai tới thu nhập của người dân nông thôn Qua nghiên cứu, có thể thấy rằng, nguyên nhân của tích tụ đất tập trung ở hộ giàu có thể dễ giải thích hơn khi nhấn mạnh đến khả năng tiếp cận nguồn lực như tài chính dễ dàng hơn. Với quy mô vốn cho mở trang trại lên tới hàng trăm triệu như hiện nay thì đây lại là thách thức lớn cho các hộ nghèo trong việc phát triển kinh tế trang trại hay mở rộng quy mô diện tích đất canh tác. Phần lớn các hộ nghèo đã chuyển nhượng đất và đối với nhóm hộ nghèo, quy mô diện tích đất canh tác của hộ đang có xu hướng giảm đi đáng kể. Hầu hết các nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (2000), ADB (2004) và Lan (2001) đ ều chỉ ra rằng tình trạng không có đất hoặc diện tích đất giảm đi thường đi liền với đói nghèo. Hộ nghèo phải nhường đất do không có khả năng đối phó với các cú sốc xảy ra như thiên tai, dịch bệnh và vòng 15

xoáy của nợ nần. Kết luận này đã chứng tỏ rằng, các hộ nghèo không có khả năng tích tụ đất và người hưởng lợi chủ yếu là từ các hộ giàu. Chính vì vậy, quá trình tích tụ đất diễn ra sẽ làm xu hướng bất bình đẳng ở khu vực nông thôn ngày một lớn, việc hình thành một tầng lớp "địa chủ" mới với nhiều diện tích đất sẽ ngày một rõ ràng hơn. Như vậy, tập trung đất đai sẽ làm phân hóa ngày một lớn ở khu vực nông thôn Việt Nam, nhưng nó lại là một yếu tố cần thiết để phá vỡ vòng luẩn quẩn của đói nghèo do tình trạng manh mún với quy mô nhỏ gây ra. Điều quan trọng là phải tạo cho hộ các cơ hội chuyển đổi nghề nghiệp và đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp được ổn định, có lãi thì tập trung đất đai sẽ vừa đảm bảo được hiệu quả, vừa góp phần nâng cao thu nhập cho cả hộ có đất và không có đất, khi đó vấn đề xã hội không phải là câu chuyện lớn nữa trong việc giải bài toán ở nông thôn Việt Nam hiện nay. Một trong những vấn đề cần quan tâm là mối quan hệ giữa năng suất lao động và quy mô đất đai. Một lý lẽ thường được đưa ra trong các ý kiến ủng hộ việc tích tụ đất đai và tăng quy mô đất canh tác là tăng quy mô đất đai sẽ tạo điều kiện để tăng năng suất lao động sự áp dụng nhiều hơn các máy móc, công nghệ hiện đại sử dụng ít lao động. 3.6. Đề xuất giải pháp thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung ruộng đất nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay Để tạo môi trường khuyến khích tích tụ và tập trung ruộng đất, phải từng bước tiến tới hệ thống luật pháp đồng bộ, trong đó ưu tiên cải cách Luật đất đai năm 2003 theo hướng tạo điều kiện cho sự phát triển của thị trường đất đai, ngăn chặn tình trạng đầu cơ đất nông nghiệp và giữ ổn định diện tích. Luật đất đai và các văn bản hướng dẫn dưới luật cần được sửa đổi theo hướng tạo môi trường an toàn trong đầu tư vào đất. Trước mắt là xóa bỏ hạn điền về đất, yên tâm về thời hạn sử dụng đất, và cơ chế cũng như cách th ức lấy đất sao cho hạn chế tiêu cực đến đời sống của hộ gia đình ở nông thôn. Khuyến khích chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tăng cường khả năng tiếp cận quyền sở hữu về đất đai nông nghiệp, cần làm rõ về quyền sở hữu 16

và quyền sử dụng lâu dài. Các chính sách can thiệp hành chính để điều chỉnh các hành vi liên quan đến đất đai nên được loại bỏ, qua đó mới tạo ra sự an tâm để đầu tư vào đất. Hiện nay do đất đai vẫn được quy định thuộc sở hữu của nhà nước nên các biện pháp can thiệp hành chính vẫn tồn tại, đặc biệt liên quan đến vấn đề thu hồi đất cho phát triển công nghiệp và đô thị, nhất là khi xu hướng chạy theo "phong trào và thành tích" vẫn tồn tại, dẫn đến tâm lý nóng vội và thu hồi một cách ồ ạt. Chính vì vậy, những người đầu tư vào đất đai rất cần được đảm bảo sự an toàn trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Sự thành công của quá trình tích tụ đất đai phụ thuộc nhiều vào khả năng rút lao động ra khỏi nông nghiệp. Nhà nước cần có các chính sách khuyến khích đầu tư và hỗ trợ nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư vào khu vực nông thôn. Khuyến khích và thúc đẩy các hoạt động phi nông nghiệp phát triển như làng nghề. Cần đảm bảo sự phát triển một cách bền vững gắn với bảo vệ môi trường và cải thiện chất lượng cuộc sống ở khu vực nông thôn. Ở đây, vai trò của sự liên kết chặt chẽ giữa công nghiệp và nông nghiệp là rất quan trọng trong việc thu hút lao động nông nghiệp. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp nông nghiệp phát triển trong các lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi bên cạnh các hoạt động chế biến. Cần hình thành cơ chế chuyển giao khoa học công nghệ và đào tạo doanh nhân nông nghiệp làm tiên phong trong tích tụ đất đai. Chính phủ cần ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng ở khu vực nông thôn nhằm tạo môi trường đầu tư tốt cho các doanh nghiệp nông nghiệp hoạt động và giảm chi phí giá thành cho sản xuất kinh doanh. Thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở khu vực nông thôn, gắn kết chặt chẽ với các vùng chuyên canh sản xuất tập trung. Sự thành công của tích tụ ruộng đất cũng phụ thuộc nhiều vào vai trò của giáo dục và dạy nghề trong việc tạo cơ hội tiếp cận các hoạt động phi nông nghiệp. Nếu giải quyết tốt việc làm cho người lao động, vấn đề chủ trương tích tụ đất đai sẽ thực hiện một cách có hiệu quả. Với hơn 91% lao động nông thôn chưa qua đào tạo, khả năng chuyển đổi nghề nghiệp cho lao động hộ gia đình ở khu vực nông thôn đang gặp rất nhiều khó khăn. Chính phủ cần đầu tư vào công tác dạy nghề ở khu vực 17

nông thôn, hoạt động này cần được xã hội hóa, tạo điều kiện cho người nghèo chuyền đổi nghề bền vững. Do tác động của quá trình đô thị hóa, xu hướng lao động được đào tạo, có trình độ, lao động khỏe và trẻ thường chuyển ra thành phố sinh sống và làm việc, để lại ở khu vực nông thôn lao động già, yếu và có trình độ thấp. Chính vì vậy, việc rút lao động ra khỏi khu vực nông nghiệp hiện nay đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Tuy nhiên, việc dạy nghề và tiếp cận tri thức còn phải phụ thuộc vào sự phát triển của công nghiệp, dịch vụ và đô thị hóa. Tất cả phải được xúc tiến một cách đồng bộ. KẾT LUẬN Sự thành công của nông nghiệp Việt Nam trong suốt hơn hai thập kỷ qua có được là nhờ sự thay đổi trong thể chế như Nghị quyết 10 và Luật đất đai. Sự đổi mới về thể chế đã tạo ra động lực cho hộ gia đình trong việc đầu tư tăng sản. Tuy nhiên, sự sụt giảm về tăng trưởng nông nghiệp trong thời gian gần đây lại chỉ ra rằng vai trò của các cải cách này trong việc đẩy nhanh sản xuất hơn nữa đang dần giảm tác dụng. Diện tích đất nông nghiệp đang sụt giảm trong những năm gần đây đã làm cho quy mô sản xuất ngày một bị thu hẹp, điều này đã hạn chế việc áp dụng cơ giới hóa trong nông nghiệp. Trong các phân tích về hiệu quả sử dụng đất, tác giả luận văn đã lấy đất lúa làm đại diện vì cây lúa là cây trồng quan trọng và phổ biến ở nông thôn Việt Nam. Việc nghiên cứu quá trình tập trung ruộng đất được thực hiện ở hai khía cạnh là dồn điền đổi thửa và tích tụ mở rộng quy mô sản xuất, trong đó tích tụ ruộng đất là nội dung nghiên cứu chính. Dưới đây, luận văn đưa ra một số kết luận chính dựa vào kết quả nghiên cứu đã phân tích trang báo cáo. Đất nông nghiệp Việt Nam manh mún, nhỏ lẻ: Dưới tác động của Khoán 10 và từ khi luật đất đai 1993 ra đời, đất nông nghiệp của Việt Nam được chia đều cho người dân làm nông nghiệp. dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tức là có xấu, có tốt, có gần và có xa. Mỗi loại đất được phân bổ cho hộ gia đình dựa trên quy mô hộ. 18

Đất đai manh mún ảnh hưởng tiêu cực tới sản xuất nông nghiệp: Tình trạng manh mún đất đai làm hạn chế đến khả năng cơ giới hóa, khả năng áp dụng khoa học kỹ thật nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả sử dụng đất. Mặt khác, tình trạng manh mún đấy đai đã gây ra những khó khăn không nhỏ cho việc phát triền giao thông nông thôn và xây dựng hệ thống thủy lợi trong nông nghiệp. Bên cạnh đó, đất đai manh mún ở cấp hộ dẫn đến yêu cầu về lao động nhiều hơn và năng suất sẽ giảm xuống. Xu hướng tích tụ tập trung đất nông nghiệp đang diễn ra: Tình trạng manh mún đất đai đang có xu hướng giảm rõ rệt trong thời gian vừa qua. Các đối tượng tham gia tích tụ tập trung đất đai chủ yếu là người trực tiếp làm nông nghiệp, tuy nhiên cũng có những đối tượng tham gia nhằm đầu cơ đất đai. Tác động của tích tụ tập trung đất đai: Tập trung ruộng đất chưa có tác động rõ ràng đến các khác biệt ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên có dấu hiệu cho thấy tích tụ tập trung đất đai có tác động tới sự phân hóa giàu nghèo tại vùng nông thôn. Tích tụ tập trung đất đai giúp tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp: Quy mô đất đai có tương quan tỷ lệ thuận với năng suất và sản lượng lúa cũng như năng suất lao động. Mối tương quan này đặc biệt bền vững và nhất quán ở đồng bằng sông Cửu Long trong khi ở đồng bằng Bắc Bộ, có sự tương quan giữa sản lượng với quy mô đất đai nhưng không có sự tương quan giữa năng suất và quy mô đất đai. Các khuyến nghị chính sách: Nhằm thúc đẩy quá trình tích tụ tập trung đất đai hướng tới mục tiêu nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sử dụng đất cần có những định hướng chính sách một cách toàn diện. Đó là việc hoàn thiện chính sách đất đai nhằm tạo sự ổn định và yên tâm đầu tư vào đất đai và sản xuất nông nghiệp, chính hỗ trợ đào tạo nghề và chuyển đổi việc làm cho người nông dân, dần dần rút lao động ra khỏi khu vực nông nghiệp và cuối cùng là các chính sách hỗ trợ về kinh tế như chính sách vay vốn, chính sách đảm bảo đầu ra cho sản phẩm 19