Nông nghiệp Bền vững và An ninh Lương thực - Đường nào cho Việt Nam? / 1

Kích thước: px
Bắt đầu hiển thị từ trang:

Download "Nông nghiệp Bền vững và An ninh Lương thực - Đường nào cho Việt Nam? / 1"

Bản ghi

1 Nông nghiệp Bền vững và An ninh Lương thực - Đường nào cho Việt Nam? / 1

2 Nhóm Nghiên cứu: Giáo sư Praveen Jha, Giáo sư Kinh tế, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Quy hoạch, Trường Khoa học Xã hội Đại học Jawaharlal Nehru, New Delhi, Ấn Độ - Giáo sư Danh dự, Đại học Rhodes, Grahamstown, Nam Phi, Viện Phi Nghiên cứu Nông nghiệp, Harare, Zimbabwe. Ông Nilachala Acharya, Cán bộ Nghiên cứu Cấp cao, Trung tâm Ngân sách và Quản lý Minh bạch (CBGA), New Delhi, Ấn Độ - Học giả Nghiên cứu, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Quy hoạch, Trường Khoa học Xã hội, Đại học Jawaharlal Nehru, New Delhi, Ấn Độ. Ông Manish Kumar, Học giả Nghiên cứu, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Quy hoạch, Trường Khoa học Xã hội, Đại học Jawaharlal Nehru, New Delhi, Ấn Độ. Ông Amit Kumar, Học giả Nghiên cứu, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Quy hoạch, Trường Khoa học Xã hội, Đại học Jawaharlal Nehru, New Delhi, Ấn Độ. Ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng nhóm nghiên cứu, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), Việt Nam Ông Trần Bình Minh, Nghiên cứu viên, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), Việt Nam, Việt Nam Ông Đinh Thiên Hoàng, Nghiên cứu viên, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), Việt Nam, Việt Nam Bà Hoàng Thị Hải Yến, Nghiên cứu viên, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), Việt Nam, Việt Nam Bà Nguyễn Phương Thúy, Quyền Trưởng phòng Chính sách và Truyền thông - Điều phối viên Chính sách, Tổ chức ActionAid Việt Nam Bà Bùi Ngọc Liên, Cán bộ Chương trình về Quyền lương thực & Cứu trợ khẩn cấp, Tổ chức ActionAid Việt Nam 2 / Nông nghiệp Bền vững và An ninh Lương thực - Đường nào cho Việt Nam?

3 MỤC LỤC 1. GIỚI THIỆU / 5 / 2. AN NINH LƯƠNG THỰC VÀ HỖ TRỢ CÔNG CHO NÔNG NGHIỆP /6 / 3. THÔNG ĐIỆP CHÍNH TỪ DỮ LIỆU THỨ CẤP / 7 / 4. NAM Á: TRƯỜNG HỢP ẤN ĐỘ / 7 / 5. VÙNG ĐÔNG NAM Á VÀ THÁI BÌNH DƯƠNG: CÂU CHUYỆN VIỆT NAM / 8 / 6. PHÁT HIỆN TỪ DỮ LIỆU SƠ CẤP / 10 / 6.1 Phân bố đất sở hữu / 10 / 6.2 Thu nhập từ nông nghiệp / 12 / 6.3 Nguồn năng lượng sử dụng trong sinh hoạt và nấu ăn / 13 / 6.4 Tình trạng cơ giới hóa / 13/ 6.5 Hỗ trợ khác của Nhà nước / 14 / 7. SO SÁNH VỚI ẤN ĐỘ / 14 / 8. NHỮNG THÁCH THỨC VỀ MẶT CHÍNH SÁCH VÀ CON ĐƯỜNG PHÍA TRƯỚC / 15 / Nông nghiệp Bền vững và An ninh Lương thực - Đường nào cho Việt Nam? / 3

4 LỜI CẢM ƠN Nhóm nghiên cứu chân thành gửi lời cảm ơn đến Tiến sĩ Avinash Kumar, Trung tâm Nghiên cứu các Ngành nghề Phi chính thức và Lao động (CISLS), Đại học Jawaharlal Nehru University (JNU) và Tiến sĩ Santosh Kumar Verma, Hội đồng Phát triển Xã hội (CSD) Niu-Đêli đã đóng góp nhiều ý kiến có giá trị cho báo cáo này. Chúng tôi cảm ơn sự tham gia nhiệt tình của các nghiên cứu viên trong quá trình thực địa tại hai nước Việt Nam và Ấn Độ. Đặc biệt, chúng tôi cảm ơn sự đóng góp của nhóm cán bộ của ActionAid Việt Nam là bà Nguyễn Phương Thúy và bà Bùi Ngọc Liên và nhóm cán bộ của ActionAid Ấn Độ là ông Raghu. P và ông Byomkesh Kumar Lal. Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến bà Hoàng Phương Thảo, Trưởng Đại diện Tổ chức ActionAid Việt Nam và ông Sandeep Chachra, Trưởng Đại diện Tổ chức ActionAid Ấn Độ đã hỗ trợ chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu này. Báo cáo này được thực hiện trong thời gian ngắn với nhiều thông tin, lĩnh vực cần tìm hiểu và đánh giá số liệu tương đối lớn nên không thể tránh khỏi các hạn chế. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của độc giả để rút kinh nghiệm cho các nghiên cứu tiếp theo. Phương châm nghiên cứu của ActionAid: Nghiên cứu của ActionAid dựa trên các bằng chứng thực tiễn, đặt người dân - đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái - ở vị trí trung tâm, kết hợp với hiểu biết và chuyên môn ở cả bên trong và bên ngoài của tổ chức, hướng tới thay đổi tích cực vai trò của các bên liên quan trong quá trình phát triển. Điều này tạo nền móng cho quá trình phát triển ở cấp địa phương, quốc gia và quốc tế. 4 / Nông nghiệp Bền vững và An ninh Lương thực - Đường nào cho Việt Nam?

5 1.GIỚI THIỆU An ninh lương thực từ lâu đã là nội dung chính trong các phát biểu liên quan đến chính sách. Khoảng 1,4 triệu người trên thế giới sống ở mức cực nghèo (dưới 1,25 Đô la Mỹ/ngày), 70% trong số đó sống ở nông thôn và phụ thuộc hoàn toàn hoặc phần nào vào nông nghiệp. Những nước kém phát triển nhất, đặc biệt là các nước ở Nam Bán cầu, là những nước bị ảnh hưởng nhiều nhất tính theo một loạt các chỉ số về an ninh lương thực, đói nghèo và suy dinh dưỡng. Nguồn: Viện nghiên cứu Chính sách Lương thực Quốc tế Các nỗ lực giảm nghèo riêng lẻ không đủ để xóa được tỉ lệ này mà cần phải có các khoản đầu tư công lớn và liên tục cho nông nghiệp và phát triển nông thôn, bên cạnh các nỗ lực khác. Trong bối cảnh hiện tại, các chính sách công hiệu quả hướng tới việc mang lại an ninh và bảo trợ xã hội tốt cùng các biện pháp chính sách ưu tiên cho hộ nông dân đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với công tác xóa đói nghèo cho cá nhân và hộ gia đình (Jha 2014). Dù tình trạng đói nghèo còn phổ biến nhưng lại không nhận được hỗ trợ đầy đủ từ nhà nước. Khoảng 65% dân số trên thế giới không được nhận bất kì hỗ trợ nào từ nhà nước về các chương trình/hệ thống bảo trợ xã hội. Nghiên cứu này tập trung tìm ra các mô hình và xu hướng chung trong đầu tư công cho nông nghiệp ở Ấn Độ và Việt Nam tính từ đầu những năm 2000, chú trọng vào hộ gia đình làm nông nghiệp quy mô nhỏ. Nghiên cứu nhằm tiếp cận các loại hình chính sách công gắn liền với đầu tư cho nông nghiệp ở Ấn Độ và đặc biệt ở Việt Nam. Báo cáo tóm lược này là kết quả của việc nghiên cứu nhiều nguồn tài liệu cùng với các chuyến nghiên cứu tại thực địa. Việc nghiên cứu tài liệu tập trung vào các số liệu thứ cấp và thông tin tổng thể, còn nghiên cứu thực địa tập trung vào các câu hỏi cụ thể thiết kế riêng cho Thảo Luận Nhóm (FGD). Chính sách liên quan đến nông nghiệp có thể khác nhau ở các tỉnh/bang nên nghiên cứu cũng được thực hiện tại nhiều địa bàn khác nhau. Tại Việt Nam, nghiên cứu được tiến hành tại huyện Thông Nông tỉnh Cao Bằng, huyện Quản Bạ tỉnh Hà Giang, huyện Vũng Liêm tỉnh Vĩnh Long và huyện Eakar tỉnh Đắk Lắk. Ở Ấn Độ, khảo sát được thực hiện tại các bang Andhra Pradesh, Jharkhand, Odisha và Uttar Pradesh. Nghiên cứu chỉ tập trung vào tìm hiểu ở cấp hộ gia đình (những hộ có tổng diện tích đất nhỏ hơn 2 héc-ta). Nông nghiệp Bền vững và An ninh Lương thực - Đường nào cho Việt Nam? / 5

6 2. AN NINH LƯƠNG THỰC VÀ HỖ TRỢ CÔNG CHO NÔNG NGHIỆP Vấn đề lương thực và tầm quan trọng của nó cho sức khỏe con người được các nhà lãnh đạo thế giới đề cập đến lần đầu tiên sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Ban đầu, vấn đề này mới chỉ được xem xét ở tính sẵn có. Định nghĩa An ninh Lương thực do Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO) nêu ra có bốn khía cạnh; 1) Tính sẵn có, 2) Khả năng tiếp cận, 3) Độ thỏa dụng, 4) Tính ổn định. Đảm bảo lương thực sẵn có là bước đầu tiên tiến đến xóa đói. Khả năng tiếp thiết kế và triển khai đúng cách sẽ đóng góp cho cả bốn khía cạnh trên của an ninh lương thực Tuy nhiên trên thế giới, đầu tư công cho nông nghiệp đang có xu hướng giảm. Chi tiêu cho nông nghiệp so với phần trăm đóng góp của ngành cho GDP từ năm 1980 đến năm 2000 ở tất cả các vùng trên thế giới đều giảm và ở mức cực kì thấp tại các nước đang phát triển. Ở các nước như Ấn Độ và Thái Lan, đầu tư cho nông nghiệp tăng mạnh nhưng so với tổng lượng đầu tư công thì lại giảm. Ở rất nhiều nước đang phát triển khác, đầu tư công cho vùng nông thôn bị trì trệ và như vậy phần trăm của nông nghiệp đóng góp cho GDP và phần trăm trong tổng chi tiêu của chính phủ cho nông nghiệp cũng giảm xuống (Fan và Rao năm 2013) Nguồn: cận liên quan đến khả năng của người dân yêu cầu lương thực sẵn sàng khi cần, gồm tiếp cận trực tiếp, tiếp cận kinh tế và tiếp cận xã hội. Yếu tố thứ ba, tính thiết thực, liên quan đến an toàn và dinh dưỡng của lương thực. Yếu tố cuối cùng, tính ổn định, là đảm bảo lương thực luôn sẵn có ở bất kì thời điểm nào. Phát triển Nông nghiệp có liên kết mật thiết với các vấn đề an ninh lương thực. Các sản phẩm đầu ra của nông nghiệp ngoài việc tạo ra nguồn thu nhập chính của người dân trên thế giới còn đảm bảo tính sẵn có của an ninh lương thực, giải quyết yếu tố tiếp cận kinh tế. Do đó, dịch vụ công cho nông nghiệp gắn liền với các ưu tiên đặc biệt cho các hộ gia đình nông nghiệp quy mô nhỏ hoặc bị gặt ra ngoài lề, nếu được Trong bối cảnh đó, phát triển nông nghiệp yêu cầu phải có một chiến lược phối kết hợp, gồm một môi trường chính sách tốt và các khoản đầu tư lâu dài với mục tiêu rõ ràng. Lịch sử cho thấy, chính sách phát triển trong nông nghiệp không hề công bằng vì chỉ tập trung chú trọng vào các trang trại nông nghiệp có quy mô lớn (Biodiversity 2012). Với mục tiêu đạt được an ninh lương thực, giảm nghèo và cải thiện kinh tế nông thôn, rất nhiều nước đã áp dụng chính sách thay thế nông nghiệp quy mô nhỏ bằng cơ giới hóa nông nghiệp và tin rằng nông nghiệp quy mô lớn có năng suất và hiệu quả hơn. Những chính sách này giúp các nước đạt được sản lượng nông nghiệp cao nhưng lại đẩy các hộ sản xuất quy mô nhỏ vào tình trạng đói nghèo triền miên. Nhiều nghiên cứu về sự kết nối giữa nông nghiệp và nghèo đói chưa nhận định đúng đắn về vai trò của các hộ gia đình trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là các hộ nông dân quy mô nhỏ. Ở rất nhiều nước, những hộ này có đóng góp cơ bản cho an ninh lương thực. Trong tiến trình toàn cầu hóa ngày càng tăng, có nhiều thay đổi và chuyển biến bất lợi cho họ mà nguyên nhân là do không có các hỗ trợ công phù hợp. 6 / Nông nghiệp Bền vững và An ninh Lương thực - Đường nào cho Việt Nam?

7 3. THÔNG ĐIỆP CHÍNH TỪ DỮ LIỆU THỨ CẤP Theo các nghiên cứu ở Bán cầu Nam, đầu tư công cho nông ngiệp được xem là yếu tố then chốt thu hút vốn đầu tư cho ngành này và duy trì đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân. Các khoản đầu tư này sẽ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, an ninh lương thực và giảm nghèo ở các vùng nông thôn. Vấn đề càng trở nên quan trọng do thu nhập ở nông thôn đang bị đe dọa bởi áp lực cạnh tranh từ quá trình toàn cầu hóa và hội nhập với thị trường chung. Dù vậy, ngành nông nghiệp vẫn chưa được ưu tiên một cách đầy đủ trong khung chính sách của các nước đang phát triển. Do vậy, cần thiết phải ưu tiên đầu tư công cho các cơ sở hạ tầng nông thôn, các biện pháp bảo vệ xã hội, cung cấp hoặc hỗ trợ đầu vào cho sản xuất nông nghiệp và tiêu dùng công cho nông nghiệp v.v... Một số nước đã và đang bị ảnh hưởng tiêu cực do hậu quả của việc không chú trọng vào đầu tư công cho nông nghiệp. Ví dụ như các chính sách kinh tế ở các nước Châu Mỹ La tinh những năm 90, dựa trên tự do kinh tế và thương mại. Do lợi nhuận ở vùng nông thôn tương đối thấp nên các khoản đầu tư công vào kinh tế tại đây rất ít khiến nghèo đói tăng lên cùng với việc ảnh hưởng đến dinh dưỡng và sức khỏe. Các phân tích từ nguồn số liệu thứ cấp cho thấy đầu tư cho nông nghiệp nói chung ở các nước kém và đang phát triển ở Châu Á, đặc biệt là Việt Nam và Ấn Độ, là không đáng kể. Trong giai đoạn từ năm , chi tiêu cho nông nghiệp trong GDP trên toàn thế giới giảm từ 1,72% trong năm 1980 xuống còn 0,83% trong năm Bình quân tiêu dùng này trong giai đoạn từ năm 1980 đến 2012 là khoảng 1,23%. Chi tiêu cho nông nghiệp trong tổng ngân sách toàn cầu cũng có xu hướng giảm. Con số này năm 1990 là 5,55% giảm xuống còn 3,36% trong năm 2000 và 2,98% trong năm Tuy nhiên trong giai đoạn từ năm 1980 đến năm 2012 giữ nguyên là 4,76%. Do không được chú ý đầy đủ về mặt chính sách và ngân sách, ngành nông nghiệp đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong đó có thách thức về năng suất thấp. 4. NAM Á: TRƯỜNG HỢP ẤN ĐỘ Dù là nơi trên thế giới có dân số phụ thuộc vào nông nghiệp nhiều nhất nhưng kết quả của việc đảm bảo an ninh lương thực ở vùng Nam Á không đáng kể.tại Nê-pan, nghèo đói và thiếu lương thực chủ yếu là ở vùng núi. Tại đây, lượng lương thực sản xuất ra không đủ dùng trong sáu tháng.khoảng 40% dân số Băng-lađét tiêu thụ ít hơn 2122 ki lô ka-lo/người/ngày. Nơi có dân số nghèo đói lớn nhất là Ấn Độ, khoảng 194,6 triệu người thiếu dinh dưỡng, chiếm 15,2% tổng dân số nước này. Nông nghiệp là ngành chủ đạo ở vùng Nam Á, đóng góp vào GDP giúp đẩy mạnh kinh tế, tạo việc làm, hỗ trợ cho các ngành khác vv.tuy nhiên so với giáo dục, y tế, quốc phòng, bảo trợ xã hội đầu tư công cho nông nghiệp ở vùng này không nhiều. Cụ thể là phần trăm đầu tư cho nông nghiệp trong vùng năm 1980 là 2,37%, giảm còn 1,55% trong năm 1995 và 0,97% năm 2011, tuy nhiên lại tăng 1,16% trong năm Ở Nam Á, tỷ trọng chi tiêu công trung bình cho nông nghiệp ở Ấn Độ (từ 1980 đến năm có số liệu gần nhất) là thấp nhất, (1,01% GDP), chỉ nhiều hơn Pakistan (0,28%), Bangladesh (0,6%), trong khi đó số liệu của Bhutan là khoảng 5,75%. Tương tự, tỷ trọng của Nông nghiệp Bền vững và An ninh Lương thực - Đường nào cho Việt Nam? / 7

8 Srilanka là 2,61% Nếu xem xét số liệu chi tiêu cho nông nghiệp trong tổng GDP nông nghiệp từ 1980 thì Bhutan vẫn đứng đầu với 17,74%, tiếp theo là Sri Lanka (13,44%). Tỷ lệ này ở Ấn Độ chỉ là 4,38%, cho dù2009 đạt mức cao nhất là 7,68%. Do các quan tâm về chính sách không được đầy đủ cho ngành này từ xưa, các vùng nông thôn Ấn Độ chịu áp lực lớn liên quan đến các chỉ số kinh tế vĩ mô chính của ngành này. Việc chuyển đổi từ chế độ chính sách kinh tế do nhà nước chỉ đạo (dirigiste) sang chế độ chính sách do thị trường quyết định đã tác động lớn và sâu sắc đến phúc lợi của đa số người dân, đặc biệt là người dân ở vùng nông thôn. Đầu tư công cho phát triển nông nghiệp ở Ấn Độ - thể hiện trong báo cáo ngân sách hàng năm - vẫn có sự chênh lệch, thể hiện trong việc cung cấp nhiều hỗ trợ về quyền lợi cho nông dân sản xuất quy mô lớn. Trong khi đó, ngân sách công hỗ trợ cho nghiên cứu và phát triển, dịch vụ khuyến nông, phát triển cơ sở hạ tầng lại mang lại sản lượng và sản phẩm nông nghiệp tốt hơn cho những hộ dân vẫn còn rất khiêm tốn.trên thực tế, đầu tư công cho nông nghiệp ở Ấn Độ còn đứng sau các hỗ trợ về giống và lương thực. Hơn nữa, đầu tư công cho nông nghiệp trong những năm qua đều không được ưu tiên trong ngân sách của chính phủ Ấn Độ. Do ngân sách đầu tư công còn hạn chế, chỉ chiếm 15% tổng GDP của cả nước, Ấn Độ chỉ có thể dành 1% GDP cho nông nghiệp nhưng quốc phòng chiếm đến 2% tổng GDP của cả nước. Trong khi đó phần trăm đầu tư cho giáo dục và y tế lên đến 50% tổng GDP trong cả giai đoạn kể từ năm Thông điệp: Để đạt được tăng trưởng nông nghiệp bền vững, Ấn Độ không những cần đầu tư nhiều hơn vào nông nghiệp mà còn cả vào việc cải thiện sản lượng nông sản cho nông dân sản xuất quy mô nhỏ hoặc bị gạt ra ngoài lề. 5. VÙNG ĐÔNG NAM Á VÀ THÁI BÌNH DƯƠNG: CÂU CHUYỆN VIỆT NAM Không chỉ là vùng kinh tế năng động nhất, Đông Á còn là trường hợp thành công nhất trong cuộc chiến giảm đói nghèo (Bảng 1). Các hoạt động kinh tế ở nông thôn cũng rất đa dạng và các đại diện kinh tế nông thôn đã hội nhập nhiều hơn vào các chuỗi giá trị quốc gia, kể cả các chuỗi giá trị liên quan đến các sản phẩm phi nông nghiệp. Quan trọng hơn là nông nghiệp nông thôn gắn liền với các chiến lược lớn về phát triển toàn diện, từ đó khuyến khích sự tham gia và chia sẻ lợi ích cho các hộ gia đình quy mô nhỏ Bảng 1: Tỷ lệ nghèo nông thôn tính trên đầu người Đơn vị: Phần trăm Quốc gia Indonesia Ấn Độ Lào Malaysia Thái Lan Việt Nam Nguồn: Hệ thống dữ liệu Công cụ chỉ báo phát triển thế giới (WDI); số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam. 8 / Nông nghiệp Bền vững và An ninh Lương thực - Đường nào cho Việt Nam?

9 Việt Nam đã đạt được những thành công đáng kể trong công cuộc xóa đói giảm nghèo từ năm Tỷ lệ dân số bị suy dinh dưỡng giảm từ 32,1% trong giai đoạn xuống còn 11,4% giai đoạn và dự kiến sẽ tiếp tục giảm xuống còn 10,3% trong giai đoạn Tỷ lệ đói nghèo ở Việt Nam đã giảm từ mức 57% năm 1993 xuống còn 28,9% năm 2002 và 8,4% vào năm Tuy nhiên, sự phân bố tỷ lệ nghèo đói giữa các vùng miền không đồng đều, cụ thể là khu vực nông thôn luôn có tỷ lệ nghèo đói cao hơn. Tỷ lệ tương ứng ở khu vực nông thôn Việt Nam trong giai đoạn từ đã giảm từ % năm xuống còn 10,8%. Mặt khác, nguồn thu nhập của các hộ gia đình nông thôn từ năm 1993 đến nay đã có sự chuyển dịch đáng kể (Bảng 2). Tổng các nguồn thu nhập tính bình quân trên mỗi hộ gia đình nông thôn đã tăng từ mức 4,02 trong năm 1993 lên đến 4,67 trong năm Sự gia tăng này phần lớn là nhờ: (i) hội nhập kinh tế quốc tế chủ động, từ đó nâng cao khả năng tiếp cận thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam; và (ii) các biện pháp tích cực thúc đẩy các hộ gia đình nông thôn lao động và đẩy mạnh cải cách nông thôn cùng với cải cách kinh tế trong nước. Tuy nhiên, từ năm 2002 đến năm 2008, các hoạt động tạo thu nhập cho các hộ gia đình nông dân có vẻ kém đa dạng hơn. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do những thay đổi trong chính sách cải cách nông thôn giai đoạn Cụ thể, các hộ gia đình nông thôn không chỉ đơn thuần dựa vào việc tăng cường tham gia vào các hoạt động kinh tế đa dạng để kiếm thu nhập cao hơn. Thay vào đó, họ bắt đầu cần tập trung vào một số nguồn thu nhập nhất định với hy vọng chuyên môn hóa sẽ đem lại nguồn thu nhập tốt hơn. Bảng 2: Các nguồn thu nhập của các hộ nông thôn, Miền núi phía Bắc Đồng bằng Châu thổ sông Hồng Duyên hải Bắc Trung bộ Duyên hải Nam Trung bộ Tây Nguyên Đông Nam Đồng bằng Châu thổ sông Mê Kông Tổng cộng ,43 4,97 4,64 4,16 4,37 4,28 3,57 4,65 4,36 3,74 4,49 4,34 3,41 5,21 4,16 3,36 4,16 3,56 4,31 4,91 3,85 4,02 4,67 4,20 Nguồn: Số liệu năm 1993 và 2002 từ Ngân hàng Thế giới (2006); số liệu năm 2008 từ ông Võ Trí Thành và ông Nguyễn Anh Dương Lưu ý: Để đảm bảo tính nhất quán, ông Võ Trí Thành và ông Nguyễn Anh Dương (2011) sử dụng cách phân loại các nguồn thu nhập ròng của Ngân hàng Thế giới (2006). Theo đó, có 8 nguồn thu nhập ròng; cụ thể là trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, phi nông nghiệp, lương, chuyển giao và thu nhập khác. Nền nông nghiệp đã có bước chuyển mình mạnh mẽ từ khi Việt Nam tuyên bố chính thức chuyển sang nền kinh tế theo định hướng thị trường cùng với cải cách Đổi Mới năm Ngoài những cải cách trong thể chế thị trường, những chính sách ổn định kinh tế vĩ mô và hội nhập kinh tế, phát triển nông nghiệp cũng được coi là một trụ cột quan trọng. Sau Nghị quyết 10 NQ/TW ban hành vào tháng Tư năm 1988, nhiều chính sách nông nghiệp đã được ban hành và thực hiện nhằm trao quyền cho người nông dân trong quản lý sản xuất và thực hiện các thủ tục sản xuất. Quyền tự chủ này thúc đẩy người nông dân nỗ lực nhiều hơn và chịu trách nhiệm nhiều hơn trong sản xuất nông nghiệp. Về cơ bản, quyền quản lý đã được chuyển từ hợp tác xã và các nhóm sản xuất sang cho Nguồn: Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương Nông nghiệp Bền vững và An ninh Lương thực - Đường nào cho Việt Nam? / 9

10 tăng trưởng nông nghiệp là sự mở rộng nhanh chóng nguồn đầu tư vào lĩnh vực này. Kể từ năm 2000, vai trò của việc cải thiện năng suất trong tăng trưởng nông nghiệp dần trở nên rõ ràng hơn. Nguồn: Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương các nông hộ sao cho phù hợp với sự thay đổi trong phân phối sản phẩm. Song song với quá trình chuyển đổi này là cơ chế tự do hóa về giá cho các sản phẩm nông nghiệp và đầu vào. Nhờ những cải cách trên, Việt Nam đã nhanh chóng chuyển đổi từ một nước thiếu lương thực sang nước thặng dư thực phẩm cho xuất khẩu, trong đó có gạo, thịt và rau. Ở hầu hết các khu vực nông thôn, tình trạng thiếu lương thực đã giảm mạnh. Mức sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp đã tăng lên trong vài năm qua và Việt Nam hiện là nhà sản xuất quan trọng, xuất khẩu một số sản phẩm nông nghiệp bao gồm gạo, cà phê và hạt điều với mức thặng dư thương mại lớn. Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới sau Ấn Độ vào năm Quan trọng hơn, đầu vào cho phát triển nông nghiệp ở Việt Nam đã thay đổi một cách tự nhiên. Trong nửa cuối thập niên 80, tăng trưởng nông nghiệp chủ yếu dựa vào những cải cách thể chế theo định hướng thị trường. Trong những năm 1990, động lực chính của Trước mắt, Việt Nam sẽ còn đối mặt với nhiều thách thức trong việc duy trì sự phát triển bền vững của nền nông nghiệp. Trong khi nguồn đất canh tác dần cạn kiệt, Việt Nam đã và đang phải sử dụng đến các nguồn lực khác để duy trì tăng trưởng nông nghiệp và thúc đẩy đóng góp của nền nông nghiệp vào công cuộc xóa đói giảm nghèo. Để thực hiện được mục tiêu này, việc duy trì đầu tư vào nông nghiệp phải được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, chi tiêu hiện tạicủa Việt Namcho ngành nông nghiệp (phản ánh qua tỷ lệ phần trăm trong GDP nông nghiệp) đang giảm từ 8,48% trong năm 2000 xuống còn 6,49% trong năm Mức chi tiêu nông nghiệp trong tổng GDP của cả nước cũng ở tình trạng tương tự, giảm từ 2,08% trong năm 2000 xuống còn 1,23% trong năm Khác với các nước trong khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, không gian tài khóa của Việt Nam đã tăng trưởng hơn 100%. Tuy nhiên, đầu tư công cho lĩnh vực nông nghiệp vẫn chưa được ưu tiên trong giai đoạn này Nguồn: Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương 6. PHÁT HIỆN TỪ DỮ LIỆU SƠ CẤP 6.1. PHÂN BỐ ĐẤT SỞ HỮU Khoảng 99% đất sở hữu ở Việt Nam có diện tích nhỏ hơn 4 héc-ta và 94% trong số đó thuộc đất không sinh lời hoặc sinh lời rất ít (không phải là đất đai màu mỡ). Chỉ có 4% các hộ sở hữu đất với diện tích từ 2 đến 4 héc-ta. Do đó bất cứ chính sách nào liên quan đến ngành nông nghiệp cũng phải tập trung vào cấp hộ gia đình để đảm bảo được tính bền vững của nền kinh tế. Tại vùng nông thôn ở các tỉnh thực hiện nghiên cứu, tình hình không khác biệt nhiều. Số hộ gia đình có diện tích đất canh tác nhỏ hơn 2 héc-ta là 88,57% (Cao Bằng), 7% (Đắk Lắk), 90% (Hà Giang) và 84% (Vĩnh Long). Tỷ lệ nghích với mức tăng dân số, diện tích đất sở hữu sẽ giảm xuống. Do dó bất cứ chính sách nào liên quan đến ngành nông nghiệp cũng phải tập trung vào cấp hộ gia đình để đảm bảo được tính bền vững của nền kinh tế. 10 / Nông nghiệp Bền vững và An ninh Lương thực - Đường nào cho Việt Nam?

11 Bảng 3: Phân bố đất sở hữu Tỉnh Hộ không có Hộ bị gạt ra ngoài Hộ sở hữu đất Hộ bán trung Hộ bán trung bình đất (<0,02ha) lề (0,02-1ha) ít (1-2ha) bình (2-4ha) và nhiều (>10ha) Cao Bằng 88,57 7,14 4,29 Đắk Lắk 7 2 7,14 Hà Giang 9 2,86 5,71 Vĩnh Long 87,14 12,86 Bình quân 0, ,68 4,63 0,36 Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu Tiếp cận/ biết thông tin và sử dụng Dịch vụ công Cải cách ở Việt Nam đem lại lợi ích rõ rệt cho ngành nông nghiệp, bởi sau đó, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu đa dạng hàng hóa, những mặt hàng mà trước cải cách, Việt Nam đều phải nhập khẩu. Nhà nước cũng triển khai rất nhiều chương trình và chính sách cho nông nghiệp. Các báo cáo từ thực địa cho thấy hầu hết người dân đều biết thông tin về các chương trình hỗ trợ của chính phủ, tuy nhiên việc tiếp cận các chương trình này vẫn tồn tại những trở ngại lớn. Bảng 4: Tóm tắt câu trả lời về tiếp cận/hiểu biết và được hỗ trợ giá (%) Tỉnh Tiếp cận/hiểu biết Hỗ trợ giá được nhận Thông tin về Trợ cấp nhận được về Hỗ trợ giá trong năm ngoái trợ cấp trong năm ngoái Cao Bằng 52,86 78,57 12,85 Đắk Lắk 14,29 35,71 18,57 Hà Giang 78,57 67,14 54,28 14,28 Vĩnh Long 43,66 4,23 22,53 Bình quân 47,33 18,15 47,69 11,39 Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu Trợ giá: Trong 4 tỉnh thực hiện nghiên cứu thì có 47,33% các hộ có biết đến các chương trình trợ giá của nhà nước; tuy nhiên chỉ có 18,15 được hưởng các hộ trợ này trong năm Báo cáo cũng chỉ rõ sự khác biệt giữa các tỉnh thực hiện nghiên cứu. Cao Bằng và Hà Giang có tỉ lệ biết đến các trợ giá nàycao nhất, lần lượt là 78 và 52%. Đáng chú ý có 67% các hộ ở Hà Giang nhận được trợ giá trong khi đó thì ở Cao Bằng lại không có hộ nào nhận được hỗ trợ, mặc dù có nghe đến các hỗ trợ này. Ở Đắk Lắk và Vĩnh Long, các hộ ít biết về trợ giá và chỉ có % (Đắk Lắk) và 4,23% (Vĩnh Long) các hộ nhận được hỗ trợ, tuy nhiên không hộ nào nhận được hỗ trợ nào trong năm ngoái (2014). Thông tin thu được từ các cuộc thảo luận nhóm cũng cho thấy tình trạng khá tương tự. Hầu hết người tham gia khảo sát đều biết về các chính sách trợ giá nhưng việc tiếp cận còn nhiều trở ngại. Thực tế cho thấy, việc thực hiện trợ giá ở cấp cộng đồng vẫn là một câu hỏi lớn. Trợ cấp: Trung bình 47,69% hộ tham gia khảo sát biết hoặc có nghe đến các khoản trợ cấp của nhà nước liên quan đến đầu vào cho nông nghiệp (cây con, giống, vật nuôi, phân bón ) và các loại dụng cụ nông nghiệp. Ở Cao Bằng và Hà Giang, tỉ lệ biết được về các trợ cấp này là cao nhất, lần lượt là 78% và 54%, tuy nhiên chỉ có 12% và 14% các hộ là nhận được hỗ trợ. Tại Vĩnh Long và Đắk Lắk các con số này lần lượt là 35% và 32%, tuy nhiên số nhận được hỗ trợ chỉ là 18% trong ngoái và năm trước nữa thì không có hộ nào. Dù thế, hầu hết các câu trả lời (cả khảo sát và thảo luận nhóm) đều cho rằng các hộ trợ không được chuyển giao đúng thời điểm cần. Có những trường hợp hỗ trợ về hạt giống đến được với người dân sau khi vụ mùa đã bắt đầu được khoảng một đến hai tháng cũng gây ra tác động xấu đến sinh kế của họ. Nông nghiệp Bền vững và An ninh Lương thực - Đường nào cho Việt Nam? / 11

12 Bảng 5: Tóm tắt câu trả lời về tiếp cận/hiểu biết và về hỗ trợ tín dụng (%) Tỉnh Biết/tiếp cận Hỗ trợ tín dụng nhận Biết/tiếp cận về Mục đích sử dụng Tín dụng được năm trước các hỗ trợ khác (năm ngoái) Cao Bằng 94, ,86 12,86 Đắk Lắk ,71 12,86 Hà Giang 75,71 52, ,86 Vĩnh Long 55,71 37, ,14 Bình quân 96,44 65,77 22,42 16,37 Hỗ trợ tín dụng: Giúp người dân biết đến các dịch vụ tín dụng nhà nước là một thành công lớn của nhà nước. Điều này được tái khẳng định ở nghiên cứu tại thực địa. 96% các hộ tham gia khảo sát đều biết về hỗ trợ tín dụng của nhà nước. Tỷ lệ này cao nhất là ở Cao Bằng và Đắk Lắk, với số liệu báo cáo lần lượt là 94% và 91%, tiếp theo là Hà Giang và Vĩnh Long. Trong năm 2014, 65% các hộ được sử dụng dịch vụ tín dụng công. Ở Cao Bằng và Đắk Lắk, tỷ lệ các hộ sử dụng dịch vụ tín dụng công lần lượt là 52% và 37%. Tuy nhiên tại tất cả các tỉnh thực hiện nghiên cứu, nguồn cấp tín dụng chủ yếu là từ các tổ chức tài chính, bao gồm ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ngân hàng Chính sách Xã hội hay hệ thống quỹ Tín dụng Nhà nước. Các ngân hàng thương mại không có dịch vụ cung cấp tín dụng nào cho các vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh. Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu Các hỗ trợ nông nghiệp khác gồm có đào tạo chuyển giao kĩ thuật, tham gia các lớp đào tạo do cán bộ khuyến nông đứng lớp, cùng các hộ trợ cụ thể khác cho mỗi lĩnh vực. Nhìn chung, khoảng 20% người dân biết về những hỗ trợ này. Ở Cao Bằng, con số này là cao nhất (52%), tiếp theo là Đắc Lắk, Hà Giang và Vĩnh Long. Tại Hà Giang, 22% số hộ khảo sát có được tham gia các lớp học đào tạo nghề, kĩ thuật trồng các loại giống ngô mới và kĩ thuật trồng hoa tam giác mạch. Ở Vĩnh Long, 17,1% các hộ được tiếp cận với các hỗ trợ nông nghiệp khác bao gồm hỗ trợ đồng /1000 m2 thu hoạch lúa đối với những hộ không có máy gặt và tham gia tập huấn kĩ thuật trồng các giống cam, bưởi mới. Ở Cao Bằng và Đắk Lắk, tỷ lệ này cũng tương tự là 12,8%, chủ yếu tập trung vào các dịch vụ khuyến nông THU NHẬP TỪ NÔNG NGHIỆP Thu nhập từ nông nghiệp của các hộ gia đình vào khoảng đồng/ngày (0,77 Đô la Mỹ), thấp hơn rất nhiều so với chuẩn nghèo thế giới là 1,25 Đô la Mỹ/ngày (khoảng hơn đồng). Thu nhập bình quân từ trồng trọt của các hộ là khoảng hơn đồng/người/ngày (0,21 Đô la Mỹ) và từ các khoản ngoài nông nghiệp là gần đồng/người/ngày (0,56 Đô la Mỹ). Bình quân, các hộ khảo sát ở Hà Giang và Cao Bằng hiện sống trong điều kiện thấp hơn rất nhiều so với chuẩn nghèo, ở Đắk Lắk thì thấp hơn một chút so với chuẩn nghèo. Bảng 6: Thu nhập bình quân đầu người mỗi ngày Tỉnh Thu nhập từ Thu nhập từ hoạt Tổng nông nghiệp động phi nông nghiệp Cao Bằng 0,57 0,93 1,50 Đắk Lắk -0,06 0,28 0,22 Hà Giang -0,01 0,14 0,13 Vĩnh Long 0,34 0,88 1,22 Bình quân 0,21 0,56 0,77 Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu 12 / Nông nghiệp Bền vững và An ninh Lương thực - Đường nào cho Việt Nam?

13 Thu nhập từ nông nghiệp của các hộ gia đình ở Hà Giang và Cao Bằng là số âm (-) nhưng từ các hoạt động phi nông nghiệp lại dương (+). Những lý do chính gồm đặc thù của các tỉnh miền núi và sự phụ thuộc chủ yếu vào các hoạt động hoạt động phi nông nghiệp (đặc biệt là lâm nghiệp và chăn nuôi). Đáng chú ý là chất lượng đất ở đây không màu mỡ như vùng đồng bằng, các dịch vụ khuyến nông và cơ sở hạ tầng không phát triển. Các hộ không có khả năng trả chi phí đầu vào sau mỗi vụthu hoạch. Chính vì điều đó, hỗ trợ công cho nông nghiệp ở các tỉnh này là rất cần thiết để tạo ra tính bền vững trong nông nghiệp. Tại Vĩnh Long, phân bố thu nhập rất không đồng đều. Nếu không tính đến 10% các hộ có thu nhập cao, thì mức thu nhập bình quân ở đây dưới mức chuẩn nghèo (khoảng 1,24 Đô la Mỹ đồng). Tương tự như vậy, ở Đắk Lắk, ngoài 5% các hộ có thu nhập cao, mức thu nhập bình quân cũng dưới mức chuẩn nghèo thế giới. Thu nhập tạo ra ở Việt Nam cao hơn ở Ấn Độ. Thu nhập bình quân ở Việt Nam là hơn đồng (0,77 Đô la Mỹ), ở Ấn Độ là hơn đồng (0,58 Đô la Mỹ). Nhưng thu nhập bình quân đầu người/ngày từ nông nghiệp của Ấn Độ lại cao hơn một chút so với Việt Nam. Ở Ấn Độ là hơn đồng (0,34 Đô la Mỹ) so với mức hơn đồng (0,21 Đô la Mỹ) ở Việt Nam. Ngược lại, thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp ở Việt Nam lại cao hơn rất nhiều, gần đồng (0,56 Đô la Mỹ) trong khi đó ở Ấn Độ chỉ đạt7.000 đồng (0,34 Đô la Mỹ). Do đó nhà nước cần đầu tư nhiều hơn vào nông nghiệp bằng cách hỗ trợ các hộ gia đình giúp cho ngành này đạt được lợi nhuận cao hơn và giảm thiểu mức rủi ro NGUỒN NĂNG LƯỢNG SỬ DỤNG TRONG SINH HOẠT VÀ NẤU ĂN Nguồn năng lượng chính trong sinh hoạt hàng ngày của hầu hết các hộ gia đình là điện. Chỉ có một vài hộ ở Đắk Lắk sử dụng dầu. Ở Ấn Độ thì hơi khác khi 65% hộ khảo sát dùng điện làm nguồn năng lượng chính. Ở Việt Nam, số hộ sử dụng điện làm nguồn năng lượng chính nhiều nhất là ở Hà Giang (98,57%), tiếp theo là Vĩnh Long (90,14%), Cao Bằng (90%) và Đắk Lắk (85,71%). Việt Nam đang hướng tới phân phối nguồn điện hiệu quả cho các hộ dân trong khi Ấn Độ cần nỗ lực rất nhiều để đạt được thành tựu này. Bảng 7: Nguồn năng lượng và nhiên liệu dùng cho nấu ăn của các hộ khảo sát (%) Tỉnh Nguồn năng lượng Cao Bằng Đắk Lắk Hà Giang Vĩnh Long Bình quân Điện 9 85,71 98,57 90,14 91,11 Dầu 0,71 Nguồn năng lượng khác 1 8,57 9,86 7,11 Nhiên liệu dùng cho nấu ăn Dầu lửa 0,03 0,36 Ga 2 0,06 5,37 Củi/phân khô /rơm, rạ 10 74, ,69 68,80 Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu Liên quan đến năng lượng dùng trong nấu ăn, chỉ có 5,37% các hộ khảo sát sử dụng ga làm nhiên liệu nấu ăn. 68,8% sử dụng củi/phân khô/rơm rạ còn số hộ sử dụng dầu thì không đáng kể. Đặc biệt là tất cả các hộ khảo sát ở Hà Giang và Cao Bằng đểu sử dụng củi/rơm rạ để nấu ăn. Điều này thể hiện sự thiếu sót trong phân phối các hỗ trợ cơ bản của nhà nước đặc biệt là cho các hộ nông dân. 5% số hộ khảo sát sử dụng ga để nấu ăn là ở Đắk Lắk. Ở các tỉnh khác, con số này không đáng kể. Do đó, nhà nước cần đẩy mạnh các công trình liên quan đến năng lượng để người dân có thể sử dụng nhiên liệu cho nấu ăn hiệu quả hơn TÌNH TRẠNG CƠ GIỚI HÓA Mức độ cơ giới hóa dường như rất thấp ở các hộ gia đình được khảo sát. Loại máy cơ khí được sử dụng nhiều nhất cho canh tác là máy kéo, máy cày cầm tay và máy gieo hạt tự động. 33% các hộ gia đình sử dụng máy kéo cho trồng trọt, 12% sử dụng máy gieo hạt tự động và 13,88% sử dụng máy kéo cầm tay để đi cày. Việc sử dụng các loại máy cơ khí khác để canh tác vẫn còn ở mức khiêm tốn. Chỉ có 3,2% hộ gia đình sử dụng bình phun tự động, 2,49% hộ sử dụng vòi phun nước cho tưới tiêu, 1,2% hộ sử dụng kỹ thuật khoan hạt giống trong trồng trọt. Tỷ lệ sử dụng các kỹ thuật khác (như cấy ghép, thu hoạch và tưới nhỏ giọt) không đáng kể trong các hộ gia đình được khảo sát. Nông nghiệp Bền vững và An ninh Lương thực - Đường nào cho Việt Nam? / 13

14 Bảng 8: Tỷ lệ sử dụng các loại máy móc trong các hộ gia đình (%) Tỉnh Cao Bằng Đắk Lắk Hà Giang Vĩnh Long Trung bình Máy kéo cầm tay 3 23,94 13,88 Máy kéo/máy cày bừa 2 74,29 8,57 28,17 33,10 Máy gieo hạt tự động 14,29 27,14 4,29 5,63 12,81 Máy gieo hạt theo hàng 4,23 1,42 Máy cấy 1,41 0,36 Bình phun tự động 2,86 5,71 4,23 3,20 Hệ thống tưới tiêu nhỏ giọt 2,86 0,71 Hệ thống phun nước 5,71 2,49 Máy thu hoạch 2,82 0,71 Do mức độ cơ giới hóa thấp của gia đình, hầu hết các hộ gia đình sản xuất quy mô nhỏ sử dụng nguồnnhân lực lao động tự có. Theo đó, nếu đẩy mạnh cung cấp máy móc nông nghiệp từ quỹ công để giảm bớt việc lao động vất vả trên đồng ruộng cho người dân sẽ giúp họ thoát khỏi đói nghèo và tăng thu nhập. Giải pháp này nên đi kèm với hỗ trợ công như trợ giá cho sản xuất, trợ cấp đầu vào và phân bón HỖ TRỢ KHÁC CỦA NHÀ NƯỚC Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu Thông tin từ các buổi thảo luận nhóm cấp xã có sự góp mặt của đại diện chính quyền địa phương và hộ nông dân cho thấy chính quyền đã có một số hỗ trợ cho các hộ gia đình, đặc biệt là cho người nghèo và người dân tộc thiểu số. Hỗ trợ này gồm cả giống và phân bón. Ngoài ra, nhà nước cũng cung cấp lương thực cho các hộ gia đình nghèo và hộ dân tộc thiểu số trong giai đoạn giữa vụ để đảm bảo an ninh lương thực. Theo chương trình của chính phủ, các nhóm người nghèo, cận nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số có thể nhận được nhiều hỗ trợ khác nhau, hoặc tiền mặt hoặc hiện vật, cụ thể là miễn học phí cho trẻ em, hỗ trợ thẻ bảo hiểm y tế và tiền điện đồng/tháng, v.v Đối với người nghèo, cận nghèo và hộ gia đình sinh sống tại các khu vực xa xôi hẻo lánh, Chính phủ có hỗ trợ thùng chứa nước sạch (tại tỉnh Vĩnh Long). Hầu hết các hộ gia đình ở tất cả các xã đều có điện từ hệ thống điện lưới quốc gia, kể cả ở những vùng khó khăn và xa xôi của tỉnh Hà Giang và Cao Bằng. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cũng tương đối thuận tiện cho người dân do có các trạm y tế nằm gần khu dân cư và nhiều mạng lưới hỗ trợ chăm sóc sức khỏe ở cấp thôn. Bên cạnh đó, các nhóm dân tộc thiểu số và hộ nghèo được miễn học phí ở bậc mầm non. Nhờ vậy, chi phí các gia đình phải bỏ ra cho giáo dục giảm đáng kể. Hệ thống nước sạch cho các hộ gia đình tại hầu hết các khu vực khảo sát đều sẵn có. Duy nhất chỉ cóxóm Ma Pản và xóm Lũng Lừa, thôn Đa Thông của tỉnh Cao Bằng, nước sinh hoạt và nước tưới tiêu vẫn dựa vào nguồn nước mưa và sông, suối. Mô hình xã hội 7. SO SÁNH VỚI ẤN ĐỘ Các mô hình sở hữu đất đai tại Việt Nam không khác nhiều so với Ấn Độ. Gần 50% hộ gia đình sở hữu ít hơn 1 ha và 31,37% hộ có từ 1 đến 2 ha đất. Tuy nhiên, tỷ lệ không có đất ở Ấn Độ cao hơn nhiều (7%) so với Việt Nam hóa nước sạch cũng đang được phát triển tại các khu vực xa xôi hẻo lánh.theo đó chính phủ hỗ trợ hệ thống nước/ống dẫn đến những điểm chính của thôn còn các hộ gia đình đầu tư mạng lưới thứ cấp để đưa nước trực tiếp về nhà. Điều kiện cơ sở hạ tầng ở các tỉnh được chọn để nghiên cứu cũng khác nhau.so với hai tỉnh Vĩnh Long và Đắk Lắk, các khu vực miền núi như Hà Giang và Cao Bằng còn nhiều khó khăn về cơ sở hạ tầng cho phát triển. Hơn nữa, giao thông công cộng tại hầu hết các thôn khảo sát đều chưa có; các hộ gia đình chủ yếu phải sử dụng xe máy riêng để vận chuyển. Do đó, ngay cả khi có nông sản, các hộ gia đình thường chọn cách bán cho thương lái/trung gian thu mua tại nhà thay vì đem ra thị trường có thể bán với giá cao hơn. Tại Ấn Độ, 22% các hộ gia đình nhận thức được định mức hỗ trợ của chính phủ nhưng chỉ có 4% các hộ gia đình có thể tiếp cận vớicác hỗ trợ này trong năm So với Việt Nam, chỉ 58% các hộ gia đình ở Ấn Độ biết hoặc nghe nói đến chính sách hỗ trợ tín dụng của nhà 14 / Nông nghiệp Bền vững và An ninh Lương thực - Đường nào cho Việt Nam?

15 nước nhưng chỉ có 31% các hộ gia đình được hưởng lợi từ những chính sách này trong năm ngoái. Thu nhập trung bình của các hộ gia đình được khảo sát tại Việt Nam là 0,77 USD, trong khi đó ở Ấn Độ là 0,58 USD. Tại Ấn Độ, không có bất kỳ một vùng nào trong số các vùng được khảo sát có thu nhập trung bình cao hơn chuẩn nghèo. Tuy nhiên, mức thu nhập nông nghiệp trung bình/người/ngày ở Ấn Độ (0,24 USD) cao hơn một chút so với Việt Nam (0,21 USD) trong khi thu nhập phi nông nghiệp ở Việt Nam (0,56 USD) cao hơn nhiều so với ở Ấn Độ (0,34 USD). Hầu hết các hộ gia đình được khảo sát ở Việt Nam đều sử dụng điện trong khi chỉ 65% các hộ gia đình được khảo sát ở Ấn Độ đang sử dụng điện là nguồn năng lượng chính. Gần 68% các hộ gia đình được khảo sát đang sử dụng củi làm nguồn nhiên liệu nấu ăn chính, 18% sử dụng ga, số còn lại dùng dầu hỏa. Mức độ cơ giới hóa trong các hộ điều tra ở Ấn Độ cao hơn sơ với Việt Nam. Các thiết bị được sử dụng nhiều nhất tại các hộ gia đình này là máy cày và máy phun. Tỷ lệ hộ sử dụng máy cày là khoảng 57% và máy kéo là 41,7%, tiếp theo sau là máy kéo (36%), máy cấy (17%) và máy phun nước (16%). 8. NHỮNG THÁCH THỨC VỀ MẶT CHÍNH SÁCH VÀ CON ĐƯỜNG PHÍA TRƯỚC Mục tiêu xóa đói giảm nghèo kịp thời khó có thể đạt được nếu thiếu sự quan tâm, tham gia của các hộ và sinh kế cho nông dân. Sự quan tâm này được thể hiện ở các hoạt động vận động tài chính công nhanh chóng, liên tục và phù hợp để bảo vệ quyền lợi của các hộ nông dân và đảm bảo nông nghiệp bền vững. Dù có rất nhiều các chính sách và chương trình hướng đến phát triển nông thôn nhưng các chương trình chính sách này thường tập trung vào kết quả/các chỉ số (chẳng hạn yếu tố đầu ra, tổng/thu nhập bình quân, các yếu tố liên quan đến giảm nghèo v.v ). Trong khi đó lại không chú trọng đầy đủ vào các hộ nông dân và những hộ dễ gặp rủi ro liên quan đến nghèo triền miên/tái nghèo. Cụ thể hơn, các thách thức chính về mặt chính sách cho nhà nước bao gồm: Kết quả khảo sát hiểu biết và sử dụng dịch vụ công trong nông nghiệp chỉ ra các chính sách này không thực sự hiệu quả đối với các hộ nông dân. Một tỷ lệ rất lớn các hộ làm nông nghiệp và dân tộc thiểu số vẫn còn sống dưới mức chuẩn nghèo thế giới (1,25 Đô la Mỹ/người/ngày) Phương thức canh tác nông nghiệp tại tất cả các tỉnh khảo sát phát triển rất chậm. Sử dụng củi để nấu ăn đang ở mức độ báo động tại tất cả các tỉnh khảo sát. Các hộ gia đình, đặc biệt là các hộ ở Cao Bằng, ít được tiếp cận với các công trình nước sạch. Phương tiện công cộng tại các vùng khảo sát đều thiếu hụt nghiêm trọng Tất cả những thách thức trên đều chung một giải pháp là sự hỗ trợ thêm và liên tục cho hộ nông dân quy mô nhỏ. Do nguồn lực tài chính còn hạn chế, đã đến lúc Việt Nam nên xem xét một cách tiếp cận nông nghiệp và phát triển nông thôn tập trung, chú trọng vào hỗ trợ hộ nông dân quy mô nhỏ và nhóm dân tộc thiểu số. Điều này có thể được thể hiện ở các định hướng chính sách chính như sau: Cần tăng đầu tư cho nông nghiệp và hướng đến các nông hộ một cách kịp thời. Để làm được điều này, Việt Nam cần tăng cường sự tham gia của nông dân vào đầu tư công cho nông nghiệp ngay từ giai đoạn chuẩn bị, thực hiện và giám sát dự án. Đối với các chương trình đang được thực hiện, các hộ nông dân quy mô nhỏ cần phải được giúp nhận thức về những chính sách này và những chính sách đó phải được thiết kế nhằm giúp nông dân có thể tiếp cận được dễ dàng. Việc cung cấp dịch vụ công phải dựa vào nhu cầu thực tế của nông dân thay vì thiết kế chương trình trước không có sự tham gia của người dân. Hỗ trợ công, đặc biệt là những hỗ trợ dự phòng và cứu trợ khẩn cấp,rất cần thiết trong việc giải quyết vấn đề thu nhập thấp cho các hộ nông dân quy mô nhỏ. Hệ thống chi tiêu công cần phải giải quyết vấn đề an ninh lương thực từ hai khía cạnh; đảm bảo thị trường đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp và phân phối lượng lương thực thực phẩm. Các hỗ trợ công cần vượt khỏi phạm vi nông nghiệp truyền thống để có thể bao quát được cả các vấn đề về hỗ trợthương mại trong sản phẩm nông nghiệp và sự tham gia của các hộ nông dân vào các chuỗi cung ứng nông nghiệp Việt Nam cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở vùng nông thôn để hỗ trợ nông nghiệp và đảm bảo bảo tính đa dạng nông nghiệp nông thôn. Do diện tích đất nông nghiệp đang dần thu hẹp nên hướng đi này là rất cần thiết giúp nâng cao năng suất lao động. Việt Nam cũng nên đẩy mạnh hợp tác nông nghiệp và phát triển nông thôn giữa các tổ chức xã hội dân sự và nhà nước. Xa hơn nữa là thông qua các nỗ lực hợp tác cho các dự án ngay tại cộng đồng. Bên cạnh đó, các tổ chức xã hội và các ban ngành cũng có thể tham gia trực tiếp và góp ý thẳng thắn vào các đối thoại chính sách cho các vấn đề nổi cộm trong nông nghiệp và phát triển nông thôn, đặc biệt là các chính sách và vấn đề liên quan đến hộ nông dân./. Nghiên cứu này được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Giáo sư Jha Praveen, Giáo sư đầu ngành kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn của Đại học Jawaharlal Nehru, Ấn Độ. Thành viên nhóm nghiên cứu Ấn Độ gồm có ông Nilachala Acharya, ông Manish Kumar và ông Amit Kumar thuộc trường đại học Jawaharlal Nehru University. Phía Việt Nam gồm có ông Nguyễn Anh Dương và bà Trần Bình Minh thuộc Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM). Nông nghiệp Bền vững và An ninh Lương thực - Đường nào cho Việt Nam? / 15

16 16 / Nông nghiệp Bền vững và An ninh Lương thực - Đường nào cho Việt Nam?

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc Trung tâm Con người và Thiên nhiên Khu Bảo tồn Thiên nhiên Hang Kia-Pà Cò Biến đổi văn hóa và phát triển: KHẢO CỨU BAN ĐẦU Ở CỘNG ĐỒNG NGƯỜI MÔNG TẠI HÒA BÌNH Nguyễn Thị Hằng (Tập đoàn HanoiTC) Phan Đức

Chi tiết hơn

Phong thủy thực dụng

Phong thủy thực dụng Stephanie Roberts PHONG THỦY THỰC DỤNG Bản quyền tiếng Việt Công ty Sách Alpha NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG XÃ HỘI Dự án 1.000.000 ebook cho thiết bị di động Phát hành ebook: http://www.taisachhay.com Tạo ebook:

Chi tiết hơn

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --------------------- Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội

Chi tiết hơn

TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN NÔNG NGHIỆP TÂY BẮC: NHẬN DIỆN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Tha

TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN NÔNG NGHIỆP TÂY BẮC: NHẬN DIỆN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Tha TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN NÔNG NGHIỆP TÂY BẮC: NHẬN DIỆN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Thanh Niên Ban Biên tập Phan Bích Hường Nguyễn Đức Tố

Chi tiết hơn

Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên)

Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên) Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên) Hà Nội, 12/2011 1 MỤC LỤC Lời cảm ơn Trang 4 1. Đặt

Chi tiết hơn

tomtatluanvan.doc

tomtatluanvan.doc BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG HOÀNG THỊ THANH HUYỀN GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN MINH HÓA, TỈNH QUẢNG BÌNH Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60.31.05 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Đà

Chi tiết hơn

Bao cao dien hinh 5-6_Layout 1

Bao cao dien hinh 5-6_Layout 1 VIỆT NAM: MỘT SỐ ĐIỂN HÌNH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Báo cáo tại Hội nghị cấp cao của Liên Hợp Quốc về Phát triển bền vững (Rio+20) HÀ NỘI, THÁNG 5 NĂM 2012 2 3 MỤC LỤC 3 Các chữ viết tắt Danh sách hình Lời

Chi tiết hơn

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP CÔNG ĐỨC PHÓNG SINH Pháp sư Viên Nhân 1 MỤC LỤC MỤC LỤC... 2 LỜI NÓI ĐẦU... 6 PHẦN I. CÔNG ĐỨC PHÓNG SINH... 14 LỜI DẪN... 14 CHUƠNG I: PHÓNG SINH LÀ GÌ?... 20 Phóng sinh có những công đức gì?... 22 CHUƠNG

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Noi dung tom tat

Microsoft Word - Noi dung tom tat BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ----------o0o---------- TRƯƠNG HOÀNG LƯƠNG GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG GÓP PHẦN THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN

Chi tiết hơn

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một triệu lượt truy cập trên mạng, rất nhiều độc giả để

Chi tiết hơn

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17 ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17. KHUYÊN KHẮP MỌI NGƯỜI KÍNH TIẾC GIẤY CÓ CHỮ VÀ TÔN KÍNH KINH SÁCH (Năm Dân Quốc 24-1935).

Chi tiết hơn

BCTN 2017 X7 MG thay anh trang don.cdr

BCTN 2017 X7 MG thay anh trang don.cdr 2017 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN TYM 25 NĂM - TRUNG THÀNH VỚI SỨ MỆNH HỖ TRỢ PHỤ NỮ TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ TIÊU BIỂU THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC BẢO VỆ KHÁCH HÀNG (Nhiều tác giả) Mục lục Thông điệp từ Chủ tịch Hội đồng

Chi tiết hơn

luan van tom tat.doc

luan van tom tat.doc BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN VĂN DŨNG PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỨC CƠ TỈNH GIA LAI Chuyên ngành: Kinh tế Phát triển Mã số: 60.31.05 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Đà

Chi tiết hơn

KINH THUYẾT VÔ CẤU XỨNG

KINH  THUYẾT  VÔ  CẤU  XỨNG KINH THUYẾT VÔ CẤU XƯNG Hán dịch: Ðại Ðường, Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang Việt dịch: Thích nữ Tịnh Nguyên Chứng nghĩa: Tỳ kheo Thích Ðỗng Minh, Tỳ kheo Thích Tâm Hạnh. --- o0o --- Quyển thứ nhất. 1- PHẨM

Chi tiết hơn

Luận văn tốt nghiệp

Luận văn tốt nghiệp ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐẬU THỊ TRÀ GIANG GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO TẠI HUYỆN ĐỨC CƠ, TỈNH GIA LAI TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN Mã số: 60.31.01.05 Đà Nẵng Năm 2017 Công trình được

Chi tiết hơn

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG TỈNH ỦY BÌNH THUẬN * ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Số 14-NQ/TU Phan Thiết, ngày 11 tháng 01 năm 2017 NGHỊ QUYẾT CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH (KHÓA XIII) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn gắn với tiếp tục

Chi tiết hơn

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ 2 Thích Thái Hòa Đôi mắt tình xanh biếc 3 MỤC LỤC THAY LỜI TỰA... 5 BÁT NHÃ VÀ TÌNH YÊU... 7 NỔI BUỒN MÂY KHÓI...

Chi tiết hơn

BÃy gi© Di L¥c BÒ Tát nói v§i ThiŒn Tài r¢ng :

BÃy gi© Di L¥c BÒ Tát nói v§i ThiŒn Tài r¢ng : An Lạc Tập Thích Đạo Xước soạn Thích Nhất Chân dịch Bộ An Lạc Tập này trọn một bộ gồm 12 đại môn, môn nào cũng đều trích dẫn các Kinh và Luận ra để chứng minh, nhằm khuyến khích người học tin tưởng mà

Chi tiết hơn

Long Thơ Tịnh Độ

Long Thơ Tịnh Độ Long Thơ Tịnh Độ Dịch giả: HT Thích Hành Trụ --- o0o --- QUYỂN NHẤT CHỨC QUỐC HỌC TẤN SĨ ÔNG VƯƠNG NHỰT HƯU SOẠN LỜI ÔNG VƯƠNG NHỰT HƯU NÓI : Tôi xem khắp trong ba tạng kinh và các bộ ký; rút lấy ý chỉ

Chi tiết hơn

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook :   Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :   C LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/ Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree Cộng đồng Google :http://bit.ly/downloadsach Người lãnh

Chi tiết hơn

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng thân tâm, dứt bỏ thói cao ngạo. 3. Người dịch phải tự

Chi tiết hơn

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội BÁO CÁO NGHÈO ĐA CHIỀU Ở VIỆT NAM Giảm nghèo ở tất cả các chiều cạnh để đảm bảo cuộc sống có chất lượng cho mọi ng

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội BÁO CÁO NGHÈO ĐA CHIỀU Ở VIỆT NAM Giảm nghèo ở tất cả các chiều cạnh để đảm bảo cuộc sống có chất lượng cho mọi ng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội BÁO CÁO NGHÈO ĐA CHIỀU Ở VIỆT NAM Giảm nghèo ở tất cả các chiều cạnh để đảm bảo cuộc sống có chất lượng cho mọi người BÁO CÁO NGHÈO ĐA CHIỀU Ở VIỆT NAM Giảm nghèo ở

Chi tiết hơn

Luan an dong quyen.doc

Luan an dong quyen.doc HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN MINH LUÂN N NG NGHIÖP TØNH Cµ MAU PH T TRIÓN THEO H íng BÒN V NG LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ Mã số: 62 31 01 02 Người hướng dẫn khoa học:

Chi tiết hơn

CT01002_TranQueAnhK1CT.doc

CT01002_TranQueAnhK1CT.doc BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI TRẦN QUẾ ANH HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TẠI THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH, TỈNH NAM ĐỊNH LUẬN VĂN

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ THU HIỀN XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở PHƯỜNG NINH PHONG, THÀNH PHỐ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ THU HIỀN XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở PHƯỜNG NINH PHONG, THÀNH PHỐ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ THU HIỀN XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở PHƯỜNG NINH PHONG, THÀNH PHỐ NINH BÌNH, TỈNH NINH BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ

Chi tiết hơn

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT (Tập 3A- Lời khuyên anh chị em) Tác giả: Cư sỹ Diệu Âm (Minh Trị Úc Châu) 1 MỤC LỤC Khai thị của Liên Tông Thập Nhất Tổ:... 3 Lời Giới Thiệu... 5 Lời Tâm Sự!... 6 Đôi Lời Trần Bạch:...

Chi tiết hơn

1

1 QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG Ở VIỆT NAM: TÓM TẮT PHÂN TÍCH BAN ĐẦU VỀ TIẾN TRÌNH VÀ TÁC ĐỘNG Dự thảo Tháng 6/ 2011 1. GIỚI THIỆU Quản lý rừng cộng đồng (QLRCĐ) đã được xác định trong bối cảnh Việt Nam là: các

Chi tiết hơn

Microsoft Word - KinhVoLuongTho-Viet

Microsoft Word - KinhVoLuongTho-Viet Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh Công tác Dịch thuật: Tháng 6 năm 2000 đến tháng 12 năm 2000 Hiệu đính: Tháng 1 năm 2001 đến tháng 12 năm 2001 In lần thứ nhất 650 bản tại

Chi tiết hơn

Microsoft Word - TOMTATLUANVANTOTNGHIEP1521excat.doc

Microsoft Word - TOMTATLUANVANTOTNGHIEP1521excat.doc 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ MỸ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRỒNG TRỌT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH Chuyên ngành: KINH TẾ PHÁT TRIỂN Mã số : 60.31.05 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH

Chi tiết hơn

Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http: Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn http://sao.baophapluat.vn Kỷ NIệM 94 NăM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MạNG VIệT NAM (21/6/1925-21/6/2019) Bác

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN NGỌC QUANG HẦU ĐỒNG TẠI PHỦ THƯỢNG ĐOẠN, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1, QUẬN HẢI AN, TH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN NGỌC QUANG HẦU ĐỒNG TẠI PHỦ THƯỢNG ĐOẠN, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1, QUẬN HẢI AN, TH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN NGỌC QUANG HẦU ĐỒNG TẠI PHỦ THƯỢNG ĐOẠN, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1, QUẬN HẢI AN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA

Chi tiết hơn

Đọc Chuyện Xưa: LẠN TƯƠNG NHƯ Ngô Viết Trọng Mời bạn đọc chuyện xưa vế Anh Hùng Lạn Tương Như để rút ra bài học hầu giúp ích cho đất nước đang vào cơn

Đọc Chuyện Xưa: LẠN TƯƠNG NHƯ Ngô Viết Trọng Mời bạn đọc chuyện xưa vế Anh Hùng Lạn Tương Như để rút ra bài học hầu giúp ích cho đất nước đang vào cơn Đọc Chuyện Xưa: LẠN TƯƠNG NHƯ Ngô Viết Trọng Mời bạn đọc chuyện xưa vế Anh Hùng Lạn Tương Như để rút ra bài học hầu giúp ích cho đất nước đang vào cơn nghiêng ngã của ngoại xâm. Chuyện rút từ Đông Châu

Chi tiết hơn

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19 ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19. LỜI TỰA CHO BỘ TỊNH ĐỘ THÁNH HIỀN LỤC (Năm Dân Quốc 22 1933). Pháp Môn Tịnh Độ rộng

Chi tiết hơn

Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông t

Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông t Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Bởi: unknown TÀI CHÍNH TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM Bản chất, chức năng và vai trò

Chi tiết hơn

Kỹ năng tạo ảnh hưởng đến người khác (Cẩm nang quản lý hiệu quả) Roy Johnson & John Eaton Chia sẽ ebook : Tham gia cộn

Kỹ năng tạo ảnh hưởng đến người khác (Cẩm nang quản lý hiệu quả) Roy Johnson & John Eaton Chia sẽ ebook :   Tham gia cộn Kỹ năng tạo ảnh hưởng đến người khác (Cẩm nang quản lý hiệu quả) Roy Johnson & John Eaton Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/ Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree

Chi tiết hơn

A

A VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HOÀNG THỊ HẢI CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN DUY TIÊN TỈNH HÀ NAM TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2015 Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số : 60.22.03.13.

Chi tiết hơn

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XV

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ  TỈNH LẦN THỨ XV TỈNH ỦY THỪA THIÊN HUẾ * Số 391-BC/TU ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Thành phố Huế, ngày 15 tháng 10 năm 2015 XÂY DỰNG ĐẢNG BỘ VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH; PHÁT HUY SỨC MẠNH TOÀN DÂN; PHÁT TRIỂN

Chi tiết hơn

Microsoft Word - 05_PVS Ho ngheo_xom 2_ xa Hung Nhan-Nghe An.doc

Microsoft Word - 05_PVS Ho ngheo_xom 2_ xa Hung Nhan-Nghe An.doc BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU HỘ NGHÈO, XÓM 2, XÃ HƯNG NHÂN HƯNG NGUYÊN - NGHỆ AN H: Giới thiệu về mục tiêu nghiên cứu và nội dung trao đổi về thực trạng và cách ứng phó của địa phương với các hiện tượng thủy

Chi tiết hơn

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT..... LƯU TIẾN DŨNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ T

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT..... LƯU TIẾN DŨNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ T ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT..... LƯU TIẾN DŨNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh năm 2018 ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM TRƢỜNG

Chi tiết hơn

HÀNH TRÌNH THIỆN NGUYỆN CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI & XÂY DỰNG ĐỊA ỐC KIM OANH 1

HÀNH TRÌNH THIỆN NGUYỆN CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI & XÂY DỰNG ĐỊA ỐC KIM OANH   1 HÀNH TRÌNH THIỆN NGUYỆN 2010-2013 CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI & XÂY DỰNG ĐỊA ỐC KIM OANH 1 Kim Oanh và hành trình Chắp cánh ước mơ inh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo tại Thừa Thiên Huế, tuổi

Chi tiết hơn

Hãy để mọi chuyện đơn giản - Tolly Burkan

Hãy để mọi chuyện đơn giản - Tolly Burkan Dịch giả: Kỳ Thư Lời tựa Cho dù bạn đang ở đâu trên trái đất này, nơi núi non hùng vĩ hay ở chốn phồn hoa đô hội, trên thiên đường hay dưới địa ngục, thì bạn cũng chính là người tạo dựng nên cuộc sống

Chi tiết hơn

Nghiên cứu Tôn giáo. Số PHẬT ĐÀI QUỐC THÁI DÂN AN THIỀN VIỆN TRÚC LÂM TÂY THIÊN Đại đức Thích Kiến Nguyệt, trụ trì Thiền viện Tây Thiên (Vĩ

Nghiên cứu Tôn giáo. Số PHẬT ĐÀI QUỐC THÁI DÂN AN THIỀN VIỆN TRÚC LÂM TÂY THIÊN Đại đức Thích Kiến Nguyệt, trụ trì Thiền viện Tây Thiên (Vĩ Nghiên cứu Tôn giáo. Số 1 2015 117 PHẬT ĐÀI QUỐC THÁI DÂN AN THIỀN VIỆN TRÚC LÂM TÂY THIÊN Đại đức Thích Kiến Nguyệt, trụ trì Thiền viện Tây Thiên (Vĩnh Phúc) chủ trương: Xây dựng một công trình văn hóa

Chi tiết hơn

chulangnghiem.com Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 4

chulangnghiem.com Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 4 Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 4 Lúc bấy giờ Tôn giả Phú-lâu-na-di-đa-la-ni Tử đang ở giữa đại chúng,

Chi tiết hơn

MỞ ĐẦU

MỞ ĐẦU HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ****************** NGUYỄN KIM TÔN NÔNG DÂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Chi tiết hơn

Kinh Thừa Tự Pháp: Chánh Pháp luôn tồn tại sinh động nơi những người con Phật Nguyên Nghĩa Chỉ có tâm hồn con người cần phải được chuyển đổi, được chu

Kinh Thừa Tự Pháp: Chánh Pháp luôn tồn tại sinh động nơi những người con Phật Nguyên Nghĩa Chỉ có tâm hồn con người cần phải được chuyển đổi, được chu Kinh Thừa Tự Pháp: Chánh Pháp luôn tồn tại sinh động nơi những người con Phật Nguyên Nghĩa Chỉ có tâm hồn con người cần phải được chuyển đổi, được chuyển hóa để nhận thức đúng, để hiểu đúng, để thực hành,

Chi tiết hơn

BAÛN tin 285 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ ( ) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng Sinh hoạt chi bộ: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Học tập và làm

BAÛN tin 285 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ ( ) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng Sinh hoạt chi bộ: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Học tập và làm BAÛN tin 285 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ (11-2018) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng Sinh hoạt chi bộ: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh Một

Chi tiết hơn

KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Pháp Đăng Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh Hệ Thống Chùa Tầ

KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Pháp Đăng Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh   Hệ Thống Chùa Tầ KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Pháp Đăng Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh Email: chuatamnguyen@yahoo.com Hệ Thống Chùa Tầm Nguyên: www.hethongchuatamnguyen.org Chí Tâm Quy

Chi tiết hơn

NHỮNG BIẾN ĐỔI XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM DO QUÁ TRÌNH CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP (QUA TÌM HIỂU Ở NINH BÌNH) Đặt vấn đề Ngô Thị Phượng *

NHỮNG BIẾN ĐỔI XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM DO QUÁ TRÌNH CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP (QUA TÌM HIỂU Ở NINH BÌNH) Đặt vấn đề Ngô Thị Phượng * NHỮNG BIẾN ĐỔI XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM DO QUÁ TRÌNH CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP (QUA TÌM HIỂU Ở NINH BÌNH) Đặt vấn đề Ngô Thị Phượng * Những năm gần đây nông thôn Việt Nam đang có nhiều

Chi tiết hơn

Số 298 (6.916) Thứ Tư, ngày 25/10/ Phấn đấu đưa kim ngạch thương mại Việt Nam -

Số 298 (6.916) Thứ Tư, ngày 25/10/ Phấn đấu đưa kim ngạch thương mại Việt Nam - Số 298 (6.916) Thứ Tư, ngày 25/10/2017 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn Phấn đấu đưa kim ngạch thương mại Việt Nam - Ấn Độ đạt 15 tỷ USD N gày 24/10, tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn

Chi tiết hơn

MỞ ĐẦU Trong hơn 30 năm đổi mới, Đảng ta luôn kiên định và nhất quán đường lối phát triển nê n kinh tê thị trường định hướng xa hô i chu nghi a với nh

MỞ ĐẦU Trong hơn 30 năm đổi mới, Đảng ta luôn kiên định và nhất quán đường lối phát triển nê n kinh tê thị trường định hướng xa hô i chu nghi a với nh MỞ ĐẦU Trong hơn 30 năm đổi mới, Đảng ta luôn kiên định và nhất quán đường lối phát triển nê n kinh tê thị trường định hướng xa hô i chu nghi a với nhiê u hình thức sở hữu, nhiê u thành phần kinh tê, hình

Chi tiết hơn

PHÁP MÔN TỊNH ÐỘ HT. Trí Thủ ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên Link A

PHÁP MÔN TỊNH ÐỘ HT. Trí Thủ ---o0o--- Nguồn   Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên Link A PHÁP MÔN TỊNH ÐỘ HT. Trí Thủ ---o0o--- Nguồn http://www.niemphat.net Chuyển sang ebook 19-6-2009 Người thực hiện : Nam Thiên namthien@gmail.com Link Audio Tại Website http://www.phatphaponline.org Mục

Chi tiết hơn

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG TXD CẨM NANG XÂY NHÀ Dành cho người xây nhà 1 P a g e

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG TXD CẨM NANG XÂY NHÀ Dành cho người xây nhà 1 P a g e CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG TXD CẨM NANG XÂY NHÀ Dành cho người xây nhà 1 P a g e Mục lục PHẦN 1: XÂY NHÀ BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU... 4 1. Quy trình làm nhà... 4 2 P a g e Quy trình 6 bước tạo nên một ngôi nhà... 4 Bước

Chi tiết hơn

Layout 1

Layout 1 MỤC LỤC Mục lục SỰ KIỆN 3 NGUYỄN XUÂN THẮNG: Chủ nghĩa Mác trong thế kỷ XXI và giá trị lý luận đối với con đường phát triển của Việt Nam 13 TẠ NGỌC TẤN: Tổ chức bộ máy hệ thống chính trị - Vấn đề trung

Chi tiết hơn

Thứ Số 320 (7.303) Sáu, ngày 16/11/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Thủ

Thứ Số 320 (7.303) Sáu, ngày 16/11/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Thủ Thứ Số 320 (7.303) Sáu, ngày 16/11/2018 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn Thủ tướng chỉ đạo xử lý tồn tại, bất cập trong các dự án BOT T heo thông báo Kết luận của Thủ tướng

Chi tiết hơn

MỘT GÓC VƯỜN THƯỢNG UYỂN

MỘT GÓC VƯỜN THƯỢNG UYỂN Tôi cũng chỉ là kẻ lữ hành trên chặng đường đời dài đăng đẳng, dẫu ngày kết thúc không ai biết được, cũng có lúc tưởng chừng mỏi mệt, nhưng thường được quên đi bởi cuộc đời này quá nhiều điều kỳ diệu trên

Chi tiết hơn

Microsoft Word - WDRMainMessagesTranslatedVChiedit.docx

Microsoft Word - WDRMainMessagesTranslatedVChiedit.docx Thông điệp chính Báo cáo Phát triển Thế giới 2010 Giảm nghèo và tăng trưởng bền vững tiếp tục là những ưu tiên cơ bản mang tính toàn cầu. Một phần tư dân số thế giới vẫn đang sinh sống với mức thu nhập

Chi tiết hơn

Layout 1

Layout 1 MỤC LỤC Mục lục 3 Thiếp chúc mừng năm mới của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng SỰ KIỆN 4 Kỳ diệu thay Đảng của chúng ta 7 Thông báo Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII

Chi tiết hơn

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc)

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc) Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 29, Số 2 (2013) 34-49 Động thái hướng tới mô hình Trung Hoa trong nỗ lực hoàn thiện thể chế chính trị - xã hội triều Nguyễn giai đoạn nửa đầu thế

Chi tiết hơn

Phân tích bài thơ Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên

Phân tích bài thơ Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên Phân tích bài thơ Tiếng hát con tàu Chế Lan Viên Author : vanmau Phân tích bài thơ Tiếng hát con tàu Chế Lan Viên Mở bài: Hướng dẫn Bài thơ Tiếng hát con tàu in trong tập thơ Ánh sáng và phù sa (1960)

Chi tiết hơn

Bài thu hoạch chính trị hè Download.com.vn

Bài thu hoạch chính trị hè Download.com.vn BÀI THU HOẠCH CHÍNH TRỊ HÈ 2018 - Mẫu số 1 Câu 1. Hãy trình bày những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của Nghị quyết 26- NQ/TW ngày 19/5/2018 của Ban chấp hành trung ương khóa XII về tập trung xây dựng đội

Chi tiết hơn

Kyyeu hoithao vung_bong 2_Layout 1.qxd

Kyyeu hoithao vung_bong 2_Layout 1.qxd 316 CƠ SỞ KHOA HỌC CHO PHÁT TRIỂN VÙNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU SỰ CHUYỂN ĐỔI QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN ĐẤT, RỪNG, NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TÂY NGUYÊN PGS. TS. Nguyễn Ngọc Khánh

Chi tiết hơn

Code: Kinh Văn số 1650

Code: Kinh Văn số 1650 Code: Kinh Văn số 1650 Luận Về Nhơn Duyên Bích Chi Phật Quyển Thượng Thứ tự Kinh Văn số 1650 - Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển thứ 32 thuộc Luận tập Bộ toàn. Từ trang 473 đến trang 480. - Không rõ

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN HỮU MẠNH CƯỜNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN HỮU MẠNH CƯỜNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN HỮU MẠNH CƯỜNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM, CHI NHÁNH ĐẮK LẮK Chuyên ngành:

Chi tiết hơn

CHỨNGMINH CỦA KHOA HỌC VỀ NHÂN QUẢ BÁO ỨNG

CHỨNGMINH CỦA KHOA HỌC VỀ NHÂN QUẢ BÁO ỨNG Sa Di Thập Giới Oai Nghi Lục Yếu Pháp sư Định Hoằng giảng Tập 10 1 SA DI THẬP GIỚI OAI NGHI LỤC YẾU TẬP: 10 Nguyên bản: Ngẫu Ích Sa môn Trí Húc, y theo Luật Tạng biên tập. Người giảng: Pháp Sư Định Hoằng.

Chi tiết hơn

Pháp ngữ của hòa thượng Tuyên Hóa - Phần 2

Pháp ngữ của hòa thượng Tuyên Hóa - Phần 2 Bạn nên thâm nhập tu trì một pháp môn: Người tọa thiền thì phải chuyên tâm trì chí học thiền tông. Người học giáo thì phải chuyên tâm trì chí học Giáo tông. Người học luật thì phải chuyên môn học Luật

Chi tiết hơn

TỔNG HỢP, SƯU TẦM VÀ BIÊN SOẠN BỞI NGUYỄN TRƯỜNG THÁI TỔNG HỢP 1090 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 12 THEO BÀI BÀI 2. VỊ T

TỔNG HỢP, SƯU TẦM VÀ BIÊN SOẠN BỞI NGUYỄN TRƯỜNG THÁI   TỔNG HỢP 1090 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 12 THEO BÀI BÀI 2. VỊ T TỔNG HỢP 1090 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 12 THEO BÀI BÀI 2. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ Câu 1. Khung hệ tọa độ địa lí của nước ta có điểm cực Bắc ở vĩ độ: A. 23 23'B. B. 23 24'B. C. 23 25'B D. 23 26'B

Chi tiết hơn

Tác giả: Giáo sư Andreas Thalassinos (Trưởng phòng Đào tạo của FXTM)

Tác giả: Giáo sư Andreas Thalassinos (Trưởng phòng Đào tạo của FXTM) Tác giả: Giáo sư Andreas Thalassinos (Trưởng phòng Đào tạo của FXTM) Con Đường Dẫn Tới Thành Công 50 Thói Quen Của Các Nhà Giao Dịch Thành Công 1 / 51 ĐẦU TƯ VÀO CHÍNH BẠN TRƯỚC KHI BẠN ĐẦU TƯ VÀO THỊ

Chi tiết hơn

CT02008_NguyenThiHauK2CT.docx

CT02008_NguyenThiHauK2CT.docx BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI NGUYỄN THỊ HẬU VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG

Chi tiết hơn

Tham lam - Nguồn gốc Yêu thương và sáng tạo

Tham lam - Nguồn gốc Yêu thương và sáng tạo Nguồn gốc của những buổi trà đàm là do trước đây, khi chưa tổ chức các buổi trà đàm có nhiều người gặp khó khăn đến gặp mình để nói chuyện như khó khăn trong tiền bạc, tình yêu, công việc, gia đình, cha

Chi tiết hơn

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư Tịnh Không Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hoà TẬP BỐN Hàng thứ ba trang thứ nhất

Chi tiết hơn

Microsoft Word - _BT1_ 35. THS TRAN HUU HIEP_MOT SO VAN DE VE PHAT TRIEN VUNG VA LIEN KET VUNG DBSCL.doc

Microsoft Word - _BT1_ 35. THS TRAN HUU HIEP_MOT SO VAN DE VE PHAT TRIEN VUNG VA LIEN KET VUNG DBSCL.doc MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁT TRIỂN VÙNG VÀ LIÊN KẾT VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 1. Đặt vấn đề Trần Hữu Hiệp (1) Từ sau năm 1975 đến trước giai đoạn Đổi mới (1996), vấn đề phân vùng kinh tế, phát triển kinh tế

Chi tiết hơn

QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Vũ Hoàn

QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Vũ Hoàn QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Vũ Hoàng Toàn * Tóm tắt nội dung: Vai trò của quần chúng nhân

Chi tiết hơn

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook :   Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/ Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree Cộng đồng Google : http://bit.ly/downloadsach

Chi tiết hơn

Kế hoạch sử dụng đất quận Ba Đình năm 2016

Kế hoạch sử dụng đất quận Ba Đình năm 2016 Kế hoạch sử dụng đất quận Ba Đình năm 2016 Thông tin KT-ĐTXD-GPMB Kế hoạch sử dụng đất quận Ba Đình năm 2016 http://www.badinh.gov.vn/htx/vietnamese/default.asp?newid=16218 ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Sự cần thiết Lập

Chi tiết hơn

Ch­¬ng 3

Ch­¬ng 3 UBND TỈNH QUẢNG TRỊ SỞ TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN BÁO CÁO QUY HOẠCH QUẢN LÝ, KHAI THÁC SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT MIỀN ĐỒNG BẰNG TỈNH

Chi tiết hơn

Gặp tác giả tập thơ Ngược sóng yêu biển đảo, mê Trường Sa Chân dung nhân vật Có tình yêu đặc biệt với biển đảo và người lính, cô gái Đoàn Thị Ngọc sin

Gặp tác giả tập thơ Ngược sóng yêu biển đảo, mê Trường Sa Chân dung nhân vật Có tình yêu đặc biệt với biển đảo và người lính, cô gái Đoàn Thị Ngọc sin Gặp tác giả tập thơ Ngược sóng yêu biển đảo, mê Trường Sa Chân dung nhân vật Có tình yêu đặc biệt với biển đảo và người lính, cô gái Đoàn Thị Ngọc sinh năm 1994, quê Nam Định đã sáng tác hơn 150 bài thơ

Chi tiết hơn

Ác cầm, nắm Tráp đối xử Ỷ ỷ lại Uy uy quyền Vi hành vi 1 2 Vĩ vĩ đại Vi sai khác Duy buộc Vĩ vĩ độ Nhất số một 2 3 Dụ củ khoai Â

Ác cầm, nắm Tráp đối xử Ỷ ỷ lại Uy uy quyền Vi hành vi 1 2 Vĩ vĩ đại Vi sai khác Duy buộc Vĩ vĩ độ Nhất số một 2 3 Dụ củ khoai  Ác cầm, nắm Tráp đối xử Ỷ ỷ lại Uy uy quyền Vi hành vi Vĩ vĩ đại Vi sai khác Duy buộc Vĩ vĩ độ Nhất số một Dụ củ khoai Âm âm u Ẩn ẩn dấu Ảnh cái bóng Nhuệ nhọn, sắc Việt vượt qua Viện chi viện Yên khói

Chi tiết hơn

Pháp Ngữ và Khai Thị của HT Diệu Liên

Pháp Ngữ và Khai Thị của HT Diệu Liên Quý vị có biết lợi dụng thời gian mà tu hành không? Nếu quý vị lấy thời gian coi ti vi, tới và rời sở làm, ngồi xe, đi bộ mà niệm Phật, lấy thời gian đọc sách ngày thường mà đọc kinh Phật, tu hành như

Chi tiết hơn

Document

Document Phần 28 "N Chương 55 Nhỏ máu nghiệm thân "Nương tử, cũng đã hơn nửa năm, không có tin tức gì của Sở Hà cũng không biết hiện tại đã đến kinh thành chưa." Tằng Tử Phu lau tay, quay đầu cười cười với Thạch

Chi tiết hơn

NH?NG M?NH TR?I KHÁC BI?T

NH?NG M?NH TR?I KHÁC BI?T NHỮNG MẢNH TRỜI KHÁC BIỆT 15. Tháng Sáu 2012 by tiengquehuong in KÝ SỰ- PHÓNG SỰ- HỒI KÝ, TIỂU THUYẾT- TRUYỆN NGẮN. Nhân dịp kỷ niệm ngày Quân lực Việt Nam Cộng Hòa 19.06.2012 xin giới thiệu đến các bạn

Chi tiết hơn

Nghị luận về ô nhiễm môi trường

Nghị luận về ô nhiễm môi trường Nghị luận về ô nhiễm môi trường Author : elisa Nghị luận về ô nhiễm môi trường - Bài số 1 Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển, rất nhiều các nhà máy xí nghiệp mọc lên ở khắp mọi nơi đã kéo theo môi

Chi tiết hơn

1 Những chuyện niệm Phật cảm ứng, nghe được. 1- Sát sanh bị đoản mạng. Tác giả : Cư sĩ Lâm Khán Trị Dịch giả : Dương Đình Hỷ Cổ đức có nói : Tâm có th

1 Những chuyện niệm Phật cảm ứng, nghe được. 1- Sát sanh bị đoản mạng. Tác giả : Cư sĩ Lâm Khán Trị Dịch giả : Dương Đình Hỷ Cổ đức có nói : Tâm có th 1 Những chuyện niệm Phật cảm ứng, nghe được. 1- Sát sanh bị đoản mạng. Tác giả : Cư sĩ Lâm Khán Trị Dịch giả : Dương Đình Hỷ Cổ đức có nói : Tâm có thể tạo nghiệp, tâm có thể chuyển nghiệp, nghiệp do tâm

Chi tiết hơn

AN NINH TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TS. Vũ Đình Anh Chuyên gia Kinh tế Đảm bảo an ninh tài chính đang ngày càng trở thành vấn đề sống còn đối

AN NINH TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TS. Vũ Đình Anh Chuyên gia Kinh tế Đảm bảo an ninh tài chính đang ngày càng trở thành vấn đề sống còn đối AN NINH TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TS. Vũ Đình Anh Chuyên gia Kinh tế Đảm bảo an ninh tài chính đang ngày càng trở thành vấn đề sống còn đối với mỗi quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu

Chi tiết hơn

TỔNG QUAN KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2012 VÀ TRIỂN VỌNG 2013 GS. Nguyễn Quang Thái 13 Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam I- Thành tựu quan trọng về kiềm chế lạm

TỔNG QUAN KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2012 VÀ TRIỂN VỌNG 2013 GS. Nguyễn Quang Thái 13 Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam I- Thành tựu quan trọng về kiềm chế lạm TỔNG QUAN KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2012 VÀ TRIỂN VỌNG 2013 GS. Nguyễn Quang Thái 13 Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam I- Thành tựu quan trọng về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội

Chi tiết hơn

Chứng minh rằng bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của chúng ta

Chứng minh rằng bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của chúng ta Chứng minh rằng bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của chúng ta Author : elisa Chứng minh rằng bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của chúng ta - Bài số 1 Từ thuở con người

Chi tiết hơn

Phaät Thuyeát Ñaïi Thöøa Voâ Löôïng Thoï Trang Nghieâm Thanh Tònh Bình Ñaúng Giaùc Kinh Nguyên Hán bản: Ngài HẠ LIÊN CƯ hội tập TÂM TỊNH chuyển ngữ

Phaät Thuyeát Ñaïi Thöøa Voâ Löôïng Thoï Trang Nghieâm Thanh Tònh Bình Ñaúng Giaùc Kinh Nguyên Hán bản: Ngài HẠ LIÊN CƯ hội tập TÂM TỊNH chuyển ngữ Phaät Thuyeát Ñaïi Thöøa Voâ Löôïng Thoï Trang Nghieâm Thanh Tònh Bình Ñaúng Giaùc Kinh Nguyên Hán bản: Ngài HẠ LIÊN CƯ hội tập TÂM TỊNH chuyển ngữ PHẨM MỘT PHÁP HỘI THÁNH CHÚNG Tôi nghe như vầy: Một thời

Chi tiết hơn

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của 73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của 73 năm về trước, từ Khu Giải phóng Tân Trào, lệnh Tổng

Chi tiết hơn

NGHI THỨC SÁM HỐI VÀ TỤNG GIỚI HT.Thanh Từ Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt Việt Nam o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook 20-

NGHI THỨC SÁM HỐI VÀ TỤNG GIỚI HT.Thanh Từ Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt Việt Nam o0o--- Nguồn   Chuyển sang ebook 20- NGHI THỨC SÁM HỐI VÀ TỤNG GIỚI HT.Thanh Từ Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt Việt Nam 1996 Nguồn http://www.thuvienhoasen.org Chuyển sang ebook 20-6-2009 Người thực hiện : Nam Thiên namthien@gmail.com Link Audio

Chi tiết hơn

Microsoft Word - thamthienyeuchi-read.doc

Microsoft Word - thamthienyeuchi-read.doc THAM THIỀN YẾU CHỈ I. ĐIỀU KIỆN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TIÊN CỦA SỰ THAM THIỀN. Mục đích tham thiền là cầu được minh tâm kiến tánh. Muốn thế, phải gạn lọc các thứ nhiễm ô của tự tâm, thấy rõ mặt thật của tự tánh.

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Tom tat luan an chinh thuc.doc

Microsoft Word - Tom tat luan an chinh thuc.doc BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN DƯƠNG VĂN HÙNG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG EU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GIẦY DÉP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI Chuyên ngành: Kinh tế và Quản lý Thương mại

Chi tiết hơn

Microsoft Word - 2- Giai phap han che su phu thuoc kinh te vao Trung Quoc.doc

Microsoft Word - 2- Giai phap han che su phu thuoc kinh te vao Trung Quoc.doc CÁC KỊCH BẢN CÓ THỂ XẢY RA TRONG QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC - GIẢI PHÁP HẠN CHẾ SỰ PHỤ THUỘC KINH TẾ VÀO TRUNG QUỐC Bài tổng thuật này sử dụng các nguồn tư liệu từ các báo cáo nghiên cứu đã

Chi tiết hơn

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA NAM MÔ ĐỊA TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT KINH BẢN NGUYỆN CỦA BỒ TÁT ĐỊA TẠNG SA MÔN: THÍCH ĐẠO THỊNH HỘI TẬP NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC 5 PHẦN NGHI LỄ ( Mọi người đều tề chỉnh y phục đứng chắp tay đọc ) Chủ lễ xướng:

Chi tiết hơn

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI 144. T

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI 144. T ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI 144. THƯ GỞI NỮ SĨ CHÂU PHƯỚC UYÊN Con người sống trong thế gian, cha mẹ, thọ mạng, tướng mạo,

Chi tiết hơn

SỰ SỐNG THẬT

SỰ SỐNG THẬT 424 Sự Sống Thật Trong Thiên Chúa Ngày tháng 6 năm 99 con ơi, hãy để Cha giảng giải cho con; Cha là Đấng đã ban cho con Ơn Hiểu Biết; con hãy cầu nguyện để Nước Cha dưới đất cũng nên như trên Trời; Ngày

Chi tiết hơn

HÃY BÌNH TĨNH LẮNG NGHE DÂN! Ý KIẾN CÔNG DÂN CỦA NHÀ VĂN HOÀNG QUỐC HẢI (Nhà văn Hoàng Quốc Hải, thứ hai ngày 4 tháng 6 năm 2018) ĐẢNG ƠI! QUỐC HỘI ƠI

HÃY BÌNH TĨNH LẮNG NGHE DÂN! Ý KIẾN CÔNG DÂN CỦA NHÀ VĂN HOÀNG QUỐC HẢI (Nhà văn Hoàng Quốc Hải, thứ hai ngày 4 tháng 6 năm 2018) ĐẢNG ƠI! QUỐC HỘI ƠI HÃY BÌNH TĨNH LẮNG NGHE DÂN! Ý KIẾN CÔNG DÂN CỦA NHÀ VĂN HOÀNG QUỐC HẢI (Nhà văn Hoàng Quốc Hải, thứ hai ngày 4 tháng 6 năm 2018) ĐẢNG ƠI! QUỐC HỘI ƠI! HÃY BÌNH TĨNH LẮNG NGHE DÂN! Chỉ mới nghe Quốc Hội

Chi tiết hơn

Microsoft Word - KHÔNG GIAN TINH THẦN

Microsoft Word - KHÔNG GIAN TINH THẦN KHÔNG GIAN TINH THẦN Nguyễn Trần Bạt Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult Group Khi nghiên cứu về sự phát triển của con người, tôi đã rút ra kết luận rằng sự phát triển của con người lệ thuộc vào hai

Chi tiết hơn

Số 171 (6.789) Thứ Ba, ngày 20/6/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Báo chí là cầu nối hữu hi

Số 171 (6.789) Thứ Ba, ngày 20/6/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Báo chí là cầu nối hữu hi Số 171 (6.789) Thứ Ba, ngày 20/6/2017 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn Báo chí là cầu nối hữu hiệu giữa doanh nghiệp và Chính phủ Chiều 18/6, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KINH MÔN, TỈNH HẢI DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN

Chi tiết hơn

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH 孔 ĐỨC KHỔNG TỬ GIÁO CHỦ NHO GIÁO Tùng Thiên TỪ BẠCH HẠC 子 tài li ệ u sư u tầ m 2015 hai không một năm

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH 孔 ĐỨC KHỔNG TỬ GIÁO CHỦ NHO GIÁO Tùng Thiên TỪ BẠCH HẠC 子 tài li ệ u sư u tầ m 2015 hai không một năm ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH 孔 ĐỨC KHỔNG TỬ GIÁO CHỦ NHO GIÁO Tùng Thiên TỪ BẠCH HẠC 子 tài li ệ u sư u tầ m 2015 hai không một năm Ebook được làm theo Ấn-Bản phổ biến trên Website của daocaodai.info.

Chi tiết hơn

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư Tịnh Không Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hoà TẬP MỘT Chư vị đồng tu. Hôm nay chúng

Chi tiết hơn