BÀI TRÌNH BÀY CỦA BỘ TRƯỞNG TRẦN HỒNG HÀ TẠI PHIÊN HỌP TOÀN THỂ HỘI NGHỊ VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬ

Tài liệu tương tự
Microsoft Word _MOC Định hướng xây dựng.docx

TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN NÔNG NGHIỆP TÂY BẮC: NHẬN DIỆN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Tha

TỔNG HỢP, SƯU TẦM VÀ BIÊN SOẠN BỞI NGUYỄN TRƯỜNG THÁI TỔNG HỢP 1090 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 12 THEO BÀI BÀI 2. VỊ T

Phân tích bài Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 639/QĐ-BNN-KH Hà Nội

QUỐC HỘI

Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 01 /QĐ-UBND An Giang, ngày 02 tháng 01 năm 2019 QUYẾT

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 1565/QĐ-BNN-TCLN Hà Nội, ngày 08 tháng 07 nă

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 950/QĐ-TTg Hà Nội, ngày 01 tháng 08 năm

ĐÈ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 1050 NĂM NHÀ NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT ( ) I. BỐI CẢNH RA ĐỜI NHÀ NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT - Sau chiến thắng đánh tan quân Nam Hán

Thứ Ba Số 159 (6.411) ra ngày 7/6/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 PHÓ THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ TRƯƠNG HÒA BÌNH: Chú

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

Quản Lý Ơn riêng Thiên Chúa đã ban, mỗi người trong anh em phải dùng mà phục vụ kẻ khác. Như vậy, anh em mới là những người khéo quản lý ân huệ thiên

Phong thủy thực dụng

HÀNH TRÌNH THIỆN NGUYỆN CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI & XÂY DỰNG ĐỊA ỐC KIM OANH 1

Cúc cu

Tổ chức Cứu trợ Trẻ em hoạt động vì quyền trẻ em. Chúng tôi mang đến sự cải thiện trước mắt cũng như lâu dài cho cuộc sống của trẻ em trên toàn thế gi

Pháp ngữ của hòa thượng Tuyên Hóa - Phần 2

ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2018, TÌNH HÌNH NHỮNG THÁNG ĐẦU NĂM 2019 VÀ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM THỜI GIAN TỚI (Báo

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn

Số 258 (6.876) Thứ Sáu, ngày 15/9/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Đảm tuyệt đối an ninh, a

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XV

dbscl thachthuc-hanhdong bs

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí Câu hỏi trắc nghiệm Địa lý lớp 12: Phần địa lý tự nhiên Bài: Vị trí địa lý, phạm vi lãnh th

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

BẢN TÓM TẮT THÔNG TIN ĐÔ THỊ VIỆT nAM – RỦI RO THIÊN TAI TRONG MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ

Số 349 (6.967) Thứ Sáu, ngày 15/12/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Hội Cựu Chiến binh Việt

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN CUỘC THI GIẢI CỨU TRÁI ĐẤT TRẺ EM SÁNG TÁC NHÂN VẬT SIÊU ANH HÙNG ĐẨY LÙI THIÊN TAI VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ

GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ ki

LUẬT XÂY DỰNG

Số 23 (7.006) Thứ Ba, ngày 23/1/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TỔNG B

Layout 1

Số 304 (6.922) Thứ Ba, ngày 31/10/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TINH GIẢN BIÊN CHẾ: Khôn

BIỂN ĐÔNG BS Tô Đình Đài 1 MỘNG HÁN GIAN Hán Gian mơ ước từ lâu Muốn làm Bá Chủ Hoàn cầu Đưa nhân loại vào vòng lệ thuộc Dòng đời tang tóc bèo dâu! Hã

ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO: RA SỨC PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI NĂM NĂM BẢN LỀ CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM Ngô

Trao đổi KHÔ HẠN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TS. NGUYỄN THÁI NGUYÊN Là một cán bộ khoa học của ngành Nông nghiệp, lại có một số năm công tác ở hầu khắp

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

55 NĂM VIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI MÂU THUẪN SỬ DỤNG NƯỚC Ở HẠ LƯU HỒ CHƯ A TRÊN CÁC LƯU VỰC SÔNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC PGS.TS. Bùi Nam

Tài liệu được xây dựng bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo và Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live&Learn) Cùng hợp tác với các tổ chức Sa

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG DỰ ÁN CẤP THOÁT NƯỚC ĐÔ THỊ VIỆT NAM BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG & XÃ H

Số 235 (7.218) Thứ Năm, ngày 23/8/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TỔ C

Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông t

BAÛN tin 285 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ ( ) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng Sinh hoạt chi bộ: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Học tập và làm

CHỨNGMINH CỦA KHOA HỌC VỀ NHÂN QUẢ BÁO ỨNG

Thứ Số 320 (7.303) Sáu, ngày 16/11/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Thủ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Luật số: 29/2013/QH13 Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 201

ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH ĐỊNH

Document

Luan an dong quyen.doc

1

cachetsaodangchuachet_2016MAY16

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc

Số 333 (6.951) Thứ Tư, ngày 29/11/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Ba Lan khẳng định ủng hộ

BIÊN BẢN TỌA ĐÀM Sự tham gia của cộng đồng và các tổ chức xã hội: Kinh nghiệm thực tiễn và nhu cầu thể chế hóa cho Luật BVMT Hà Nội 2015

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT I TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NÔNG NGHIỆP CHO CÔNG CHỨC ĐỊ

39 SỰ LÃNH ĐẠO PHẬT GIÁO: MỘT PHỐI CẢNH THỰC HÀNH (1) Luangpor Khemadhammo (2) Khi nghĩ về chủ đề chính của hội nghị này, Sự Tiếp Cận Phật Giáo Tới Sự

Thứ Sáu (15, Tháng Năm, Đinh Dậu) Năm thứ 53 Số: 9731 Báo điện tử: Quảng Ninh CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT

Cảm nghĩ về tình bạn

Số 176 (7.159) Thứ Hai, ngày 25/6/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 THƯỢ

CHÚA NHẬT 19 MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM C Sống là chuẩn bị chết Lời Chúa: (Lc 12,32-48) Một hôm, Ðức Giêsu nói với các môn đệ rằng: 32 "Hỡi đoàn chi

Số 63 (7.411) Thứ Hai ngày 4/3/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

Thứ Hai Số 65 (6.683) ra ngày 6/3/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Gặp mặt các nữ đại biểu Quốc hội, nữ đại sứ t

BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN Tháng

Đức Huỳnh Giáo Chủ về rồi Bàn tay lật ngửa vậy mà, Chớ đừng lật sấp vì Thầy tái sanh. Đi xa thì phải dặn rành (Đức Huỳnh Giáo Chủ viết ở làng Nhơn Ngh

SỞ GDĐT BẮC NINH PHÒNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2019 Bài thi: KHXH - Môn: Địa lí Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian

Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước Phát triển thủy lợi ở nước ta. Giáo sư, Tiến sĩ kh

Số 109 (7.092) Thứ Năm, ngày 19/4/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 ĐỀ Á

À TÌM NHAU Tôn-Nữ Mai-Tâm Cánh hoa Mai tan tác rơi từng mảnh Rũ rượi buồn Tâm héo úa tàn phai Đúng lúc tinh thần Uyển Nhi như đang rơi vào tình trạng

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 18 tháng 6 năm 2018

ENews_CustomerSo2_

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG MẠC THỊ HÀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH SẢN PHẨM PHÂN BÓN TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

Inbooklet-Vn-FINAL-Oct9.pub

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HẢO NGHIÊN CỨU AN NINH MÔI TRƯỜNG TỈNH BẮC NINH VÀ VAI TRÒ CỦA CÔNG AN NHÂN DÂ

Cà Mau sẽ biến mất? Các nhà khoa học cảnh báo nếu không có giải pháp quyết liệt, bá

Nghị luận về tệ nạn xã hội ma túy – Văn mẫu lớp 9

Microsoft Word - BAI LAM HOAN CHINH.doc

Microsoft Word - Ēiễm báo

Thứ Số 330 (7.313) Hai, ngày 26/11/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TỔN

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG THÁNG 05/2017 BIẾN CHUYỂN THỜI CUỘC Khối Thị Trường Tài Chính

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NINH VIỆT TRIỀU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT TẠI NHÀ HÁT CHÈO NINH BÌNH

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 16 tháng 01 năm 2019

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

Thien yen lang.doc

Lời giới thiệu Vùng Đông Nam của tỉnh là không gian phát triển của Khu kinh tế mở Chu Lai, là khu vực nằm phía Đông quốc lộ 1A, phía Nam của sông Thu

Code: Kinh Văn số 1650

Microsoft Word - longan_trinhthamdinh.docx

Danh sach 35 de an 22.6.xls

Số 201 (7.184) Thứ Sáu, ngày 20/7/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Ưu t

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2018 ĐẦU TƯ HIỆN TẠI HOẠCH ĐỊNH TƯƠNG LAI

193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thú

Sông Cửu Long, Trường Giang Vạn Dặm Hứa Hoành Sông Cửu Long 9 cửa, 2 dòng, Người thương anh vô số, nhưng chỉ một lòng với em (Ca Dao) Nhiều du khách m

Bồ Tát Phật giáng trần bằng hai thân, một là Chơn Thân {Kim Thân}, hai là Giả Thân {Xác Trần}. Để hoàn thành sứ mạng cứu thế, Bồ Tát phải giáng trần n

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

Tình Thương Nhân Loại, bài Đức Diêu Trì Kim Mẫu

Số 204 (7.552) Thứ Ba ngày 23/7/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

Bản ghi:

BÀI TRÌNH BÀY CỦA BỘ TRƯỞNG TRẦN HỒNG HÀ TẠI PHIÊN HỌP TOÀN THỂ HỘI NGHỊ VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Cần Thơ, ngày 27 tháng 9 năm 2017 - Kính thưa Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, - Kính thưa các Phó Thủ tướng Chính phủ: Vương Đình Huệ, Trịnh Đình Dũng, - Kính thưa các đồng chí lãnh đạo các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương, các Đoàn thể, - Kính thưa các vị khách quốc tế, các quý vị đại biểu, Hội nghị chúng ta vừa nghe Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo kết quả thảo luận tại 02 hội nghị chuyên đề do hai Bộ chủ trì ngày hôm qua. Cũng trong ngày hôm qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì Phiên họp chuyên đề, thảo luận Tổng quan về thách thức, cơ hội và giải pháp chuyển đối mô hình phát triển cho ĐBSCL. Để có cơ sở cho Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo những định hướng lớn phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu, sau đây, tôi xin báo cáo Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng và toàn thể Hội nghị các kết quả tổng hợp trên cơ sở các báo cáo tham luận và thảo luận tại Hội nghị với chủ đề Đồng bằng sông Cửu Long Chuyển hoá thách thức thành cơ hội. Các vấn đề sau đây đã tập trung, phân tích đánh giá một cách tổng thể, toàn diện: (1) ĐBSCL - vùng đất độc đáo nhiều thuận lợi, lắm khó khăn (2) Thực trạng và thách thức; (3) Các cơ hội Từ những phân tích, đánh giá toàn diện nêu trên, Phiên họp cũng đã thống nhất đề xuất với Thủ tướng Chính phủ và toàn thể Hội nghị xem xét các nội dung như sau: (4) Tầm nhìn và quan điểm chỉ đạo. (5) Một số nhiệm vụ, giải pháp chiến lược để ĐBSCL. 1. ĐBSCL - vùng đất độc đáo nhiều thuận lợi, lắm khó khăn: - Được hình thành chủ yếu do quá trình bồi đắp phù sa của sông Mê Công; địa hình thấp, nền móng yếu; tiến hoá và phát triển do tương tác giữa

đất - nước - con người; có tính đa dạng sinh học cao, dịch vụ hệ sinh thái lớn, phong phú. - ĐBSCL là một thể thống nhất nước giữa thiên nhiên và con người, trong đó nước, đất là yếu tố tự nhiên cơ bản nhất ảnh hưởng đến phát triển Đồng bằng sông Cửu Long. - ĐBSCL là một vùng đất đầy tiềm năng, nhưng là một châu thổ trẻ, rất mẫn cảm với mọi tác động lên nó như cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng nhận xét; dễ bị tổn thương trước tác động của BĐKH. - Là đối tượng nghiên cứu tốt nhất trên thế giới về ứng phó với các tác động kép, trong đó có biến đổi khí hậu. Vì vậy, những xu thế biến đổi về tự nhiên, xã hội trong tương lai sẽ tác động, tạo ra những thách thức to lớn, nhưng đồng thời cũng tạo ra các cơ hội cho phát triển ĐBSCL. 2. Thực trạng và thách thức Đồng bằng sông Cửu Long đang chịu 3 nhóm thác thức lớn a) Nhóm thách thức từ nội tại: - Diện tích đất rừng bị suy giảm trong đó diện tích đất rừng ngập mặn trong 50 năm qua đã giảm 80%; việc gia tăng thời vụ và sản xuất nông nghiệp quá sức phục hồi của đất. - Quy hoạch, đầu tư phát triển chưa đồng bộ, thiếu liên kết trong khi Đồng bằng sông Cửu Long là một thể thống nhất, có gắn kết chặt chẽ với vùng thành phố Hồ Chí Minh và tiểu vùng Mê Công. - Khai thác quá mức nước ngầm làm mặt đất sụt lún cùng với nước biển dân làm tăng nguy cơ ngập lụt. Phát triển, bố trí các khu dân cư chưa hợp lý cùng với khai thác bùn, cát và thiếu hụt lượng phù sa, bùn cát bổ sung dẫn đến sạt lở. - Hệ sinh thái mất cân bằng, môi trường ô nhiễm, đa dạng sinh học suy giảm. - Quản lý nhà nước thừa chồng chéo nhưng thiếu phối hợp; thiếu các cơ chế và quy hoạch tiếp cận theo vùng. b) Nhóm thách thức mang tính khu vực: - Nhu cầu khai thác, sử dụng nước ở thượng nguồn gia tăng mạnh, làm giảm dòng chảy mùa kiệt, giảm lượng phù sa. - Lũ nhỏ cùng với triều cường nước biển dâng làm xâm nhập mặn sâu hơn vào nội vùng. - Suy giảm nguồn lợi thuỷ sản, tác động tiêu cực đến thuỷ sinh và đa 2

dạng sinh học của vùng. c) Nhóm thách thức mang tính toàn cầu do biến đổi khí hậu - Nước biển dâng, hạn hán gia tăng về trong khi khả năng chống chịu của đồng bằng còn thấp. - Rủi ro do thiên tai, các hiện tượng khí hậu cực đoan (mưa, bão, giông tố, lốc xoáy...) ngày càng khó lường. 3. Các cơ hội - Từ vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên: đồng bằng lớn nhất, độ phì nhiêu cao, đa dạng về các vùng đất ngập nước, đa dạng sinh học cao, trữ lượng tài nguyên nước ngọt và rừng ngập mặn, có tiềm năng sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp lớn nhất Việt Nam; kết nối tốt với Thành phố Hồ Chí Minh, các nước Đông Nam Á. - Từ văn hoá, xã hội: Vùng có văn minh sông nước trưng; người dân có truyền thống bền gan, sáng tạo, kinh nghiệm và kiến thức bản địa phong phú. - Sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước trong phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long; sự hợp tác hỗ trợ của các các quốc gia, tổ chức quốc tế. - Từ chính các thách thức: tăng giá trị kinh tế, đảm bảo sinh kế người dân thông qua cơ hội phát triển các dịch vụ từ hệ sinh thái mặn lợ trong bối cảnh giảm tài nguyên nước ngọt, hệ sinh thái nước ngọt; thúc đẩy phát triển đa dạng sinh học ven biển, mặn lợ, rừng ngập mặn... - Biến đổi khí hậu: thúc đẩy thay đổi tư duy nhận thức, chuyển đổi mô hình phát triển mới dựa trên khai thác cạn kiệt tài nguyên sang mô hình thân thiện với tự nhiên, bền vững, chống chịu cao; thúc đẩy hợp tác, tranh thủ hỗ trợ nguồn lực tài chính, chuyển giao công nghệ. 4. Tầm nhìn và quan điểm chỉ đạo a) Về tầm nhìn Đồng bằng sông Cửu Long phát triển bền vững, an toàn, thịnh vượng, trên cơ sở phát phù hợp nông nghiệp hàng hoá lớn chất lượng cao, kết hợp với dịch vụ, du lịch sinh thái, công nghiệp; có cơ sở hạ tầng được quy hoạch, phát triển theo hướng chủ động, thông minh với nước, thích ứng biển đổi khí hậu, đời sống vật chất tinh thần của người dân được nâng cao. Đến năm 2050: + ĐBSCL trở thành vùng có trình độ phát triển khá so với cả nước, có trình độ tổ chức xã hội tiên tiến; độ che phủ rừng đạt trên 5% (so với 4.3% hiện nay), các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng được bảo tồn. 3

+ Mạng lưới kết cấu hạ tầng được xây dựng đồng bộ, hiện đại. Hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy được phát triển đồng bộ, kết nối trong vùng, liên vùng. Hạ tầng thông tin và truyền thông, mạng lưới cấp điện, cấp nước, thoát nước được xây dựng đồng bộ. Hệ thống các cơ sở văn hoá, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, y tế và thể dục - thể thao ở mức cao so với cả nước; kinh tế phát triển năng động và hiệu quả với cơ cấu kinh tế phù hợp và năng động. + Hệ thống đô thị hiện đại được xây dựng và phân bố hợp lý tại các tiểu vùng. + Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao; cộng đồng gắn kết hài hoà và thân thiện, an ninh chính trị giữ vững, quốc phòng được đảm bảo. b) Về quan điểm chỉ đạo Một là, cần thay đổi nhận thức vùng Đồng bằng sông Cửu Long như một thể thống nhất; quá trình chuyển đổi mô hình phát triển phải được xem xét trong tổng thể chung của Đồng bằng, trong mối liên kết chặt chẽ với vùng Thành phố Hồ Chí Minh và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, trong Tiểu vùng sông Mê Công. Hai là, phải lấy tài nguyên nước là yếu tố cốt lõi, trung tâm, làm cơ sở xuyên suốt cho việc hoạch định chiến lược, chính sách, quy hoạch phát triển vùng. Tài nguyên nước phải được quản lý tổng hợp trên toàn lưu vực và theo lưu vực. Coi nước lợ và nước mặn là nguồn tài nguyên, bên cạnh nguồn tài nguyên nước ngọt. Ba là, chuyển đổi mô hình phải dựa trên hệ sinh thái, phù hợp với quy luật tự nhiên; phải kết hợp giữa công nghệ tiên tiến, hiện đại với tri thức, kinh nghiệm truyền thống bản địa. Bốn là, quá trình chuyển đổi cần có tầm nhìn dài hạn, ưu tiên cho thích ứng với biến đổi khí hậu nhưng cũng phải tận dụng các cơ hội để phát triển kinh tế các-bon thấp, kinh tế xanh, bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên. Năm là, chuyển đổi mô hình phải đảm bảo tính ổn định, sinh kế của người dân, người dân và doanh nghiệp đóng trung tâm, Nhà nước đóng vai trò định hướng, dẫn dắt. 5. Một số nhiệm vụ và giải pháp chiến lược Thứ nhất, rà soát và hoàn thiện đồng bộ, chính sách, chiến lược, quy hoạch - Thống nhất với đề xuất quy hoạch phân vùng theo 3 vùng sinh thái cùng với các dự án ưu tiên không hối tiếc cho 3 vùng như đề xuất trong Kế hoạch Đồng bằng sông Cửu Long. - Xây dựng quy hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên nước theo lưu vực của Đồng bằng sông Cửu Long. 4

- Xây dựng quy hoạch sử dụng đất đai đồng bộ; quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội vùng và các quy hoạch ngành, lĩnh vực: du lịch, giao thông, xây dựng, năng lượng phù hợp với quy hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên nước. - Xây dựng mô hình kinh tế phù hợp với tự nhiên, chủ động sống chung với mặn, hạn như từng sống chung với lũ; tạo chuỗi giá trị khép kín, chủ động từ khâu sản xuất giống, bảo quản chế biến và phân phối. Thay đổi tư duy về an ninh lương thực, tập trung sản xuất lúa gạo. - Bảo tồn và phát triển các giá trị cốt lõi của ĐBSCL, tạo nền tảng phát triển dịch vụ du lịch sinh thái, du lịch sông nước dựa trên thế mạnh từng tiểu vùng cùng với thích ứng và chủ động sống chung với kinh tế nước mặn, nước lợ. - Phát triển hạ tầng, khu dân cư vùng ngập lũ trên cơ sở tính toán để hạn chế sử dụng cát để san lấp mặt bằng, tạo các hồ chứa lũ theo phương châm chủ động sống chung với lũ; bảo tồn các vùng đất ngập nước để giữ nước. Thứ hai, đánh giá đầy đủ các tác động đến xã hội, sinh kế người dân, chuẩn bị tốt các điều kiện trong quá trình chuyển đổi. - Hỗ trợ chuyển giao khoa học công nghệ, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực để người dân tham gia một cách tích cực, chủ động, với vai trò là trung tâm của quá trình chuyển đổi. - Quan tâm đầu tư hệ thống y tế, giáo dục để sự ổn định và sinh kế của người dân, coi đây là yêu cầu đảm bảo tính bền vững của quá trình chuyển đổi. Thứ ba, đẩy mạnh bảo vệ môi trường, hệ sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, giảm phát thải khí nhà kính. - Quy hoạch và đầu tư các khu xử lý chất thải, nước thải tập trung, hiện đại; đẩy mạnh tái chế, tái sử dụng và sản xuất năng lượng từ rác. - Rà soát lại quy hoạch phát triển điện lực 2011-2021, xem xét chuyển đổi công nghệ đối với các nhà máy nhiệt điện than; phát triển năng lượng tái tạo; chuyển đổi công nghệ để tiết kiêm năng lượng. - Xây dựng ngành nông nghiệp hữu cơ, phát thải các-bon thấp. Thứ tư, cơ chế huy động nguồn lực cho quá trình chuyển đổi - Xây dựng cơ chế huy động nguồn lực, khuyến khích sự tham gia đầu tư của các doanh nghiệp, người dân vào phát triển hạ tầng, kết hợp phát triển du lịch như: cơ chế vay vốn, phát hành trái phiếu, xây dựng chuyển giao (BT), xây dựng vận hành và chuyển giao (BOT)... 5

- Ưu tiên nguồn vốn cho các công trình có tính kết nối liên vùng, liên tỉnh; phục vụ đa mục tiêu, kết hợp giao thông, thuỷ lợi thông minh nguồn nước, hạn chế tác động bất lợi do biến đổi khí hậu, các thiên tai liên quan đến nước. - Xem xét, thành lập Quỹ phát triển ĐBSCL để đa dạng hoá nguồn lực cho bảo đảm an ninh tài nguyên nước. Thứ năm, nghiên cứu khoa học công nghệ - Nghiên cứu xây dựng đề án với tầm nhìn dài hạn giảm nhẹ các tổn thương tác động từ phía biển, kết hợp đồng bộ giữa giao thông, thuỷ lợi, các kết cấu hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu, đề xuất các giải pháp công trình cứng (xây đê bao ) và các giải pháp mềm (trồng rừng ngập mặn ). - Triển khai chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ, trong đó tập trung nghiên cứu, đánh giá, nhận diện và lượng giá đầy đủ tài nguyên thiên nhiên của ĐBSCL. - Xây dựng các giải pháp khoa học, kỹ thuật phục vụ phát triển bền vững ĐBSCL. Thứ sáu, tăng cường năng lực quan trắc, giám sát, cảnh báo, dự báo và hoàn thiện, khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu tích hợp về ĐBSCL. - Đầu tư nâng cấp và hiện đại hoá hệ thống quan trắc, giám sát, cảnh báo và dự báo về tài nguyên và môi trường bao gồm: môi trường, biển đảo, tài nguyên nước, khí tượng thuỷ văn, biến đổi khí hậu, sụt lún, xói lở, bồi đắp vùng đồng bằng sông Cửu Long. - Xây dựng, hoàn thiện, tích hợp hệ thống cơ sở dữ liệu liên ngành và thành lập Trung tâm dữ liệu vùng đồng bằng sông Cửu Long, kết nối với cơ sở dữ liệu của Uỷ hội sông Mê Công quốc tế; khai thác, sử dụng có hiệu quả phục vụ đa mục tiêu, chia sẻ và tổ chức công bố cho cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan. Thứ bẩy, đẩy mạnh hợp tác quốc tế - Xây dựng cơ chế hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế, đặc biệt là Cao uỷ Đồng bằng Hà Lan, tăng cường kết nối, nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm với các đối tác quốc tế về phát triển bền vững đồng bằng. - Tranh thủ sự hỗ trợ về công nghệ, kỹ thuật của các nước phát triển cho phát triển vùng đồng bằng thích ứng với biến đổi khí hậu. - Cùng các quốc gia trong lưu vực có cơ chế, cơ sở pháp lý trong chia sẻ lợi ích, bảo tồn giá trị cốt lõi của sông Mê Công. 6

- Tăng cường đàm phán, kêu gọi sự hợp tác của các quốc gia và các tổ chức quốc tế, các nước trong Tiểu vùng sông Mê Công, Myanma và Trung Quốc hỗ trợ phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long. - Thúc đẩy và điều phối các hoạt động trên phương diện ngoại giao nhà nước, ngoại giao nhân dân trong vận động các đối tác phát triển, các tổ chức quốc tế, vùng và cộng đồng có liên quan ủng hộ các giải pháp sử dụng hiệu quả và bền vững nguồn nước sông Mê Công. - Đánh giá toàn diện và sửa đổi, bổ sung Hiệp định Mê Công 1995 theo hướng tăng cường hợp tác giữa các quốc gia trong lưu vực sông Mê Công, bảo đảm hài hoà lợi ích giữa các bên liên quan trong quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên nước sông Mê Công. Thứ tám, hoàn thiện cơ chế điều phối phát triển vùng Nghiên cứu cơ chế điều phối vùng hiệu quả huy động được sự tham gia của đại diện các Bộ, ngành và địa phương trong vùng, một số nhà khoa học để tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ về các quyết sách về phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Thứ chín, tăng cường công tác truyền thông để tăng cường nhận thức cho người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long về những cơ hội từ quá trình chuyển đổi mô hình nhằm phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu. Kính thưa Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng toàn thể Hội nghị, Trên đây là kết quả thảo luận và những đề xuất được tiếp thu, tổng hợp từ những ý kiến tâm huyết, trí tuệ của các cơ quan quản lý, các cơ sở nghiên cứu, các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước. Bộ Tài nguyên và Môi trường xin được báo cáo Thủ tướng Chính phủ và toàn thể Hội nghị xem xét. Xin kính chúc sức khoẻ Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, chúc các quý vị đại biểu và các vị khách quý mạnh khỏe. Xin trân trọng cảm ơn./. 7