ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN 11-P04-VIE Dự án NGHIÊN CỨU THUỶ TAI DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Tài liệu tương tự
Kỷ yếu kỷ niệm 35 năm thành lập Trường ĐH ng nghiệp Th ph m T h inh -2017) NHẬN THỨC CỦA CỘNG ĐỒNG THÀNH PHỐ TÂY NINH VỀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

BÀI TRÌNH BÀY CỦA BỘ TRƯỞNG TRẦN HỒNG HÀ TẠI PHIÊN HỌP TOÀN THỂ HỘI NGHỊ VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬ

IWMI Research in Southeast Asia (Vietnamese version)

Microsoft Word - VN-De xuat (002) - FINAL version 1 1

tomtatluanvan.doc

Microsoft Word - 15-KTXH-VO HONG TU( )

Microsoft Word - Bai 8. Nguyen Hong Son.doc

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XV

TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN NÔNG NGHIỆP TÂY BẮC: NHẬN DIỆN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Tha

Kỷ yếu kỷ niệm 35 năm thành lập Trường ĐH ng nghiệp Th c ph m T h inh ) NGHIÊN CỨU DỰ BÁO TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NĂNG SUẤT LÚA VÙNG

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT I TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NÔNG NGHIỆP CHO CÔNG CHỨC ĐỊ

MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ PHÁT TRIỂN PHÂN BÓN HỮU CƠ Ở VIỆT NAM 1 Nguyễn Văn Bộ 2 1. Vai trò của chất hữu cơ và phân bón hữu cơ Chất hữu cơ trong đất là yếu

Bộ Giáo dục và Đào tạo - Trường Đại học Duy Tân CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỦY ĐIỆN TẠI MIỀN TRUNG VÀ TÂY NGUYÊN ĐOÀN TRANH * ABSTRACT The Cen

Microsoft Word - TrilydothiVw139.docx

Bản tin ISSN CHÍNH SÁCH Tài nguyên Môi trường Phát triển bền vững TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN Số 17 Quý I/2015 HƯỚNG ĐẾN NHỮNG VẬN ĐỘ

Tài liệu được xây dựng bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo và Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live&Learn) Cùng hợp tác với các tổ chức Sa

Microsoft Word - Noi dung tom tat

Layout 1

Microsoft Word - VN- Final adjusted VCA Evaluation report 2015_10_23

(Microsoft Word - 8. Nguy?n Th? Phuong Hoa T\320_chu?n.doc)

CƠ QUAN CỦA TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG Chuyên đê TTX 2018 VIETNAM ENVIRONMENT ADMINISTRATION MAGAZINE (VEM) Website: tapchimoitruong.vn Chiến lược quốc gia v

Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên)

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KIN

BẢN TÓM TẮT THÔNG TIN ĐÔ THỊ VIỆT nAM – RỦI RO THIÊN TAI TRONG MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ

Microsoft Word - WDRMainMessagesTranslatedVChiedit.docx

Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước Phát triển thủy lợi ở nước ta. Giáo sư, Tiến sĩ kh

Phân cấp quản lý và Chương trình Xóa đói giảm nghèo Trường hợp nghiên cứu tại tỉnh Hòa Bình Mai Lan Phương, Nguyễn Mậu Dũng, Philippe Lebailly Đặt vấn

TỔNG HỢP, SƯU TẦM VÀ BIÊN SOẠN BỞI NGUYỄN TRƯỜNG THÁI TỔNG HỢP 1090 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 12 THEO BÀI BÀI 2. VỊ T

BIA CHINH PHAN D.cdr

Microsoft Word - _BT1_ 35. THS TRAN HUU HIEP_MOT SO VAN DE VE PHAT TRIEN VUNG VA LIEN KET VUNG DBSCL.doc

CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA 2013 VÀ NHỮNG THÁCH THỨC TRONG NGẮN HẠN VÀ TRUNG HẠN TS. Vũ Sỹ Cường 88 Dẫn nhập Sau khi lạm phát tăng mạnh vào năm 2011 thì năm 2

Microsoft Word - BÀi viết Ngô QuỂc Phương HỎi thảo Hè Porto 2019 (1)

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 639/QĐ-BNN-KH Hà Nội

Số 304 (6.922) Thứ Ba, ngày 31/10/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TINH GIẢN BIÊN CHẾ: Khôn

55 NĂM VIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI MÂU THUẪN SỬ DỤNG NƯỚC Ở HẠ LƯU HỒ CHƯ A TRÊN CÁC LƯU VỰC SÔNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC PGS.TS. Bùi Nam

BỘ XÂY DỰNG

ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2018, TÌNH HÌNH NHỮNG THÁNG ĐẦU NĂM 2019 VÀ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM THỜI GIAN TỚI (Báo

Chiến lược đột phá Kinh tế Trí tuệ nhân tạo cho Việt Nam Jason Furman và Nguyễn Anh Tuấn Ngày 18/07/2018 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có khát vọng tận d

Báo cáo Kế hoạch hành động THỰC HIỆN TÁI CƠ CẤU NGÀNH MUỐI THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN TÁ

Microsoft Word - 2.3_BaiQHtichhopDBSCL(GS.TS Vo).docx

Microsoft Word _MOC Định hướng xây dựng.docx

Đinh Th? Thanh Hà - MHV03040

(Microsoft Word - PGS.TS. L\352 M?nh H\371ng)

Khởi đầu bền vững Với cộng đồng Nội dung 1. Con số nổi bật 2. Định hướng và chiến lược phát triển bền vững; Sự gắn kết với các bên liên quan 3. Hoạt đ

BCTN 2017 X7 MG thay anh trang don.cdr

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

1

Microsoft Word _NgoQuocPhuong

Khi đọc qua tài liệu này, nếu phát hiện sai sót hoặc nội dung kém chất lượng xin hãy thông báo để chúng tôi sửa chữa hoặc thay thế bằng một tài liệu c

PowerPoint Template

HÀNH TRÌNH THIỆN NGUYỆN CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI & XÂY DỰNG ĐỊA ỐC KIM OANH 1

Tạp chí Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Journal of Economics and Business Administration Chuyên mục: Thông tin & Trao đổi - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí Câu hỏi trắc nghiệm Địa lý lớp 12: Phần địa lý tự nhiên Bài: Vị trí địa lý, phạm vi lãnh th

Bao cao dien hinh 5-6_Layout 1

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội BÁO CÁO NGHÈO ĐA CHIỀU Ở VIỆT NAM Giảm nghèo ở tất cả các chiều cạnh để đảm bảo cuộc sống có chất lượng cho mọi ng

Implications of Climate change for Economic Growth and Development in Vietnam (In Vietnamese language)

Annex 31 Template Mission Report

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I 50 năm xây dựng và phát triển BAN BIÊN TẬP Tổng biên tập: Phó tổng biên tập: TS. Phan Thị Vân, Viện trưởng TS. N

TRUNG ÐOÀN 8 BỘ BINH và Trận Chiến AN LỘC (Mùa Hè 1972) Hồi Ký của Chuẩn Tướng MẠCH VĂN TRƯỜNG Nguyên Tư Lệnh Sư Ðoàn 21 Bộ Binh Cựu Trung Ðoàn Trưởng

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 18 tháng 6 năm 2018

Tổ chức Cứu trợ Trẻ em hoạt động vì quyền trẻ em. Chúng tôi mang đến sự cải thiện trước mắt cũng như lâu dài cho cuộc sống của trẻ em trên toàn thế gi

ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO: RA SỨC PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI NĂM NĂM BẢN LỀ CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM Ngô

Số 349 (6.967) Thứ Sáu, ngày 15/12/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Hội Cựu Chiến binh Việt

Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 31, Số 1 (2015) Phát triển nhân lực lãnh đạo, quản lý khu vực hành chính công vùng Tây Bắc:

Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Microsoft Word - RETAILERS_8_handling&conclusion_Vn.doc

CT02008_NguyenThiHauK2CT.docx

MỞ ĐẦU

Chính sách bảo mật của RIM Research In Motion Limited và các công ty con và công ty chi nhánh ("RIM") cam kết có một chính sách lâu dài trong việc bảo

Microsoft Word - 05_PVS Ho ngheo_xom 2_ xa Hung Nhan-Nghe An.doc

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Science in Mathematics, 2014, Vol. 59, No. 2A, pp This paper is available online at

TRẢ LỜI KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP THỨ 3 HĐND TỈNH KHÓA IX ĐƠN VỊ: THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT 1. Cử tri phường Định Hòa phản ánh: Quỹ quốc phòng an ninh k

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Kyyeu hoithao vung_bong 2_Layout 1.qxd

CẢI CÁCH GIÁO DỤC

CƠ QUAN CỦA TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG Số VIETNAM ENVIRONMENT ADMINISTRATION MAGAZINE (VEM) Website: tapchimoitruong.vn Phát triển kinh tế biển xanh

Quy tắc Ứng xử của chúng tôi Sống theo giá trị của chúng tôi

1

BỘ XÂY DỰNG TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG HÀ NỘI PHƢƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG HÀ NỘI Đơn vị cổ phần hóa: Tổng công ty Xây dựng Hà Nội Địa chỉ:

Sông Cửu Long, Trường Giang Vạn Dặm Hứa Hoành Sông Cửu Long 9 cửa, 2 dòng, Người thương anh vô số, nhưng chỉ một lòng với em (Ca Dao) Nhiều du khách m

Số 290 (7.273) Thứ Tư, ngày 17/10/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Thủ

Thứ Sáu (15, Tháng Năm, Đinh Dậu) Năm thứ 53 Số: 9731 Báo điện tử: Quảng Ninh CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT

Layout 1

NHỮNG BIẾN ĐỔI XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM DO QUÁ TRÌNH CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP (QUA TÌM HIỂU Ở NINH BÌNH) Đặt vấn đề Ngô Thị Phượng *

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN DU LỊCH NINH VÂN BAY Năm 2011 I. Lịch sử hoạt động của Công ty 1.1. Quá trình hình thành và phát triể

Báo cáo thường niên 2017

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 16 tháng 01 năm 2019

SỞ GDĐT BẮC NINH PHÒNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2019 Bài thi: KHXH - Môn: Địa lí Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

Luận văn tốt nghiệp

Microsoft Word - nguyenminhtriet-phugiadinh[1]

Microsoft Word - Tom tat - Le Ha Anh Tuyet.doc

Nguyễn Ngọc Duy Mỹ Các môn giảng dạy Luật Sở hữu trí tuệ Công pháp quốc tế Luật Kinh doanh Pháp luật đại cương Thạc sĩ Luật Chuyên ngành Luật Quốc tế

SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No Q Quản trị rủi ro tác nghiệp của ngân hàng theo Basel II - Tình huống ngân hàng Thương mại Cổ phần

BAÛN tin 285 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ ( ) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng Sinh hoạt chi bộ: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Học tập và làm

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ

Bản ghi:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN 11-P04-VIE ----------------- Dự án NGHIÊN CỨU THUỶ TAI DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN NHIỀU BÊN THAM GIA NHẰM GIẢM THIỂU TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG Ở BẮC TRUNG BỘ VIỆT NAM (CPIS) Mã số: 11.P04.VIE (Thuộc Chương trình thí điểm hợp tác nghiên cứu Việt Nam - Đan Mạch 2012-2015) BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2013-2014 Nội dung 4: Nghiên cứu cơ sở lí thuyết về năng lực thích ứng dựa vào cộng đồng (CBA) và khả năng áp dụng tại địa bàn nghiên cứu Nghệ An Hà Tĩnh Quảng Bình Nhóm nghiên cứu: WP5 Chủ dự án: Giám đốc dự án: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên GS. TS. Phan Văn Tân Người thực hiện: ThS. Nguyễn Phương Thảo 1

CHUYÊN ĐỀ 4 NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÍ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC THÍCH ỨNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG (CBA) VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG TẠI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU NGHỆ AN HÀ TĨNH QUẢNG BÌNH Người thực hiện: Nguyễn Phương Thảo PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất của các nước đang phát triển như Việt Nam. Việt Nam được dự báo là một trong những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi những biến đổi của thời tiết và khí hậu (World Bank 2010). Tác động của biến đổi khí hậu ở nước ta đã được ghi nhận thông qua các bằng chứng về nhiệt độ tăng cao, mực nước biển dâng, sự thay đổi về lượng mưa và chế độ mưa, đặc biệt là sự gia tăng tần suất, cường độ của các hiện tượng như bão, lũ lụt, hạn hán và xâm nhập mặn. Báo cáo đánh giá của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC, 2007) đã chỉ ra rằng những nỗ lực lớn nhất nhằm giảm thiểu tác động của BĐKH cũng không thể tránh được những tác động trong vài thập kỉ tới. Do đó, nghiên cứu về thích ứng và giảm thiểu để giảm bớt những tác động của BĐKH trở thành một vấn đề cấp thiết, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển. Thích ứng với BĐKH ngày nay đang thu hút sự quan tâm ngày cảng lớn của các tổ chức quốc tế. Vấn đề này đòi hỏi những cách tiếp cận đa chiều và sự tham gia của nhiều bên liên quan. Cho tới tận gần đây, hầu hết những nỗ lực nhằm giúp các quốc gia thích ứng với BĐKH chỉ tập trung vào cấp độ quốc gia và cách tiếp cận từ trên xuống (top-down) hướng vào các vấn đề mô hình hóa BĐKH và xây dựng năng lực (IIED, 2009). Tuy nhiên, một số tổ chức phi chính phủ và các nhà học thuật cho rằng để đảm bảo tính hiệu quả, tính toàn diện và sự phát triển bền vững trong thích ứng với BĐKH thì cần phải thực hiện không chỉ cách tiếp cận từ trên xuống (top-down) mà còn cần cách tiếp cận từ dưới lên 2

(bottom-up). Và thích ứng dựa vào cộng đồng (CBA) là một cách tiếp cận từ dưới lên điển hình. CBA đặc biệt cần thiết đối với Việt Nam, một quốc gia có sự đa dạng về đặc điểm địa lí, dân tộc và văn hóa. Mỗi cộng đồng có đặc điểm đặc thù riêng, và do đó có sự tổn thương khác nhau trong bối cảnh BĐKH. Tuy nhiên, CBA vẫn còn là một khái niệm tương đối mới không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới. Do đó, rất cần thiết phải nghiên cứu về cơ sở lí thuyết để phục vụ cho việc thiết kế và thực hiện hành động thích ứng. 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lí luận và tìm hiểu cơ sở thực tiễn về CBA nhằm làm nền tảng cho đề xuất các phương pháp nghiên cứu CBA ở địa bàn nghiên cứu Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu tài liệu về CBA - Tìm hiểu tình hình thực hiện các dự án CBA trên thế giới và Việt Nam - Lựa chọn phương pháp đánh giá phù hợp với điều kiện địa bàn nghiên cứu - Triển khai điều tra cộng đồng và đánh giá bước đầu về khả năng áp dụng và năng lực thích ứng của các cộng đồng. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích và tổng quan tài liệu: phương pháp này được sử dụng trong giai đoạn đầu giúp làm rõ cơ sở lý luận, xác định đề tài, hướng tiếp cận đề tài hợp lý. Phương pháp điều tra xã hội học: phương pháp này được thực hiện trong giai đoạn khảo sát ngoài thực tế, đối tượng chính là các hộ gia đình ở xã Hưng Nhân (Nghệ An), Đức Thọ (Hà Tĩnh), Võ Ninh (Quảng Bình). Tiến hành phỏng vấn cộng đồng đối với cộng đồng thôn 1 Hưng Nhân, Hưng Nguyên, Nghệ An và thôn 5 Yên Hồ, Đức Thọ, Hà Tĩnh trong đợt khảo sát tháng 6 năm 2014. 3

PHẦN NỘI DUNG 1. Tổng quan về thích ứng với BĐKH Cho tới nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về thích ứng với BĐKH, ví dụ, định nghĩa của IPCC, 2007, United Nations Framework Convention on Climate change (UNFCCC, 2006), UN agencies (UNDP, UNEP ), UK Climate Impact Programme (2003), và một số xuất bản phẩm học thuật. Nhìn chung, những định nghĩa này thường bắt đầu với những từ khóa như sự điều chỉnh (adjustment), các bước thực tiễn (practical steps), quá trình và đầu ra (process and outcome). Sự điều chỉnh có nghĩa là một quá trình dẫn tới mục tiêu. Quá trình ở đây có vè như là một phạm trù rộng và không bao hàm một giới hạn về thời gian cụ thể và có thể dễ dàng kết hợp với các bước: và sự điều chỉnh. UKCIP thường cho rằng hàm nghĩa của thích ứng là đầu ra, 1 mục tiêu cụ thể. Những yêu cầu từ thích ứng như là một đầu ra thường cao hơn yêu cầu từ một quá trình (Ellina Levina và Dennis Tirpak, OECD, 2006). Định nghĩa có tính ảnh hưởng cao nhất trong nghiên cứu về BĐKH là của IPCC: thích ứng với BĐKH là sự điều chỉnh của hệ thống tự nhiên và con người nhằm phản ứng lại với những biến đổi thực tế hoặc trong tương lai của khí hậu, hoặc những nỗ lực của các hệ thống này nhằm hạn chế thiệt hại và tận dụng thời cơ (IPCC, Fourth Assessment Report, 2007). Định nghĩa này được chấp nhận rộng rãi vì nhiều lí do. Thứ nhất, nó cung cấp một định nghĩa rộng bằng cách phân biệt các loại thích ứng khác nhau. Thứ hai, nó không tập trung vào các cơ chế thích ứng về mặt kĩ thuật mà là về mặt thể chế. Thứ ba, nó bao hàm cả sự thích wsg của hệ thống tự nhiên chứ không chỉ con người. Thứ tư, một số bên liên quan (cộng đồng) sử dụng định nghĩa được nhiều hơn những khía cạnh kĩ thuật của khái niệm trong khi những đối tượng khác (các nhà hoạh định chính sách) sử dụng định nghĩa rộng hơn và nhấn mạnh tới khía cạnh thích ứng về mặt thể chế/chính sách (Ellina Levina and Dennis Tirpak, OECD, 2006). Thích ứng với BĐKH ngày nay có 2 cách tiếp cận: từ trên xuống và từ dưới lên. Cách tiếp cận từ trên xuống thích hợp hơn với những chiến lược thích ứng ở tầm cỡ lớn, quy mô rộng. cách tiếp cận từ dưới lên lại đặc biệt phù hợp trong một khu vực nhỏ. Trên thực tế, để có một kết quả toàn diện trong thích ứng 4

với BĐKH, cần thiết phải tích hợp 2 cách tiếp cận. Nhưng cách tiếp cận chính ngày nay là từ trên xuống. Cách tiếp cận thứ hai chưa được áp dụng rộng rãi và phù hợp. CBA là một cách tiếp cận từ dưới lên và do đó rất cần thiết để áp dụng trong thực tiễn. 2. Thích ứng dựa vào cộng đồng CBA 2.1. Tổng quan về CBA Reid và các cộng sự (2010) đã định nghĩa CBA như sau: CBA là một quá trình vì cộng đồng dựa vào những ưu tiên, nhu cầu, kiến thức và năng lực của cộng đồng, giúp người dân quy hoạch và thích ứng với tác động của BĐKH. CBA phải được đề xuất dựa vào kiến thức và những ưu tiên của người dân địa phương, xây dựng năng lực cho họ và thúc đẩy họ tự thân thay đổi để thích ứng. Học tập và hành động với sự tham gia lần thứ 60 (Participatory learning and Action 60th) của IIED coi CBA như một cách tiếp cận có sự tham gia và các phương pháp được phát triển trong cả các công trình giảm thiểu rủi ro thiên tai (DRR) và các công trình phát triển cộng đồng (Berger et al.). Nhìn chung, CBA bắt đầu từ việc xác định các cộng đồng ở các quốc gia nghèo dễ bị tổn thương do BĐKH hoặc những công đồng chủ động đề nghị sự giúp đỡ, hỗ trợ (Kelmanet al.). Tổ chức quốc tế CARE đã phát triển các tiêu chuẩn cho phân tích CBA và xây dựng một phương pháp luận CVCA (Climate Vulnerability and Capacity Analysis). Tim Macgee và các cộng sự (2012) đã nghiên cứu về việc xây dựng các bước cơ bản để tiến hành dự án CBA. Tuy nhiên, các nghiên cứu lí thuyết và thực tiễn hiện nay về CBA vẫn còn rất sơ sài và thiếu nhiều. Mặc dù vấn đề này được tiến hành ở từng cộng đồng cụ thể nhưng vẫn cần sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế và cấp quốc gia. Đó là lí do vì sao phương pháp để tiến hành CBA vẫn cần được phát triển thong qua việc thực hiện và đánh giá các dự án, công trình CBA thực tiễn. Điều này có nghĩa là CBA là một công việc đòi hỏi sự tham gia của nhiều bên liên quan, nhiều chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau. Và cho tới nay chưa có một bộ công cụ CBA chính xác cho từng cộng đồng. 5

Có một số dự án CBA đã được phát triển, chủ yếu ở các nước đang phát triển. Một số dự án điển hình là: chương trình CBA (UNDP) với 4,5 triệu đô la Mĩ với tổng số 120 dự án toàn cầu ở 10 quốc gia dễ bị tổn thương nhất trong bối cảnh BĐKH (Bangladesh, Bolivia, Guatemala, Jamaica, Kazakhstan, Morrocco, Namibia, Niger, Samoa, Vietnam); chương trình CBA ở châu Phi (IDRC and IIED, 2008) giúp 8 nước dễ bị tổn thương ở châu Phi thích ứng với BĐKH và chia sẻ bài học từ các hoạt động dự án với các bên liên quan chủ chốt là địa phương, quốc gia, vùng và quốc tế. Thích ứng có thể được coi như một quá trình chú trọng vào giảm thiểu tính dễ bị tổn thương, thường liên quan đến xây dựng năng lực thích ứng. Đó là lí do tại sao phân tích tính dễ bị tổn thương là chìa khóa trong các nghiên cứu về CBA. Có nhiều cách định nghĩa về tính dễ bị tổn thương, nhưng khái niệm được chấp nhận rộng rãi nhất là khái niệm của IPCC: tính dễ bị tổn thương được xác định bằng mức độ một hệ thống bền vững hoặc không bền vững để ứng phó với những tác động bất lợi của BĐKH, bao gồm cả những biến đổi về thời tiết và các hiện tượng thời tiết cực đoan. Nó phụ thuộc không chỉ vào tính nhạy của hệ thống mà còn vào năng lực thích ứng của hệ thống (IPCC 2003, 2007). 2.2. CBA ở Việt Nam CBA vẫn còn là một khái niệm tương đối mới mẻ ở Việt Nam hiện nay. Chúng ta đã biết chìa khóa của nghiên cứu CBA là đánh giá tính dễ bị tổn thương. Nghiên cứu về tính dễ bị tổn thương mới được phát triển ở nước ta trong thời gian gần đây. Có khoảng 70 tổ chức thực hiện nghiên cứu về tính dễ bị tổn thương và năng lực thích ứng ở Việt Nam hiện nay. Các nghiên cứu này tập trung vào các khía cạnh: BĐKH và sự phát triển nông nghiệp bền vững, vùng ven biển, sức khỏe cộng đồng, môi trường và tài nguyên (Tran Huu Hao, 2012). Nhìn chung, các nghiên cứu về tính dễ bị tổn thương ở Việt Nam mới chỉ tập trung về mặt vật lí, tự nhiên. Nguyên nhân của vấn đề này chủ yếu là do cách tiếp cận từ trên xuống. Tuy nhiên, đây có thể coi như một nền tảng tốt để phát triển các dự án CBA. Hiện nay có 7/10 bộ và 29/63 tỉnh thành phát triển kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH, nhưng chưa đi vào hoạt động trong thực 6

tiễn. Sự phản ứng của cộng đồng với BĐKH được đề cập tới trong chiến lược quốc gia về BĐKH (2011) như sau: xây dựng năng lực cộng đồng và gia tăng sự tham gia của cộng đồng trong các hành động thích ứng với BĐKH, chú trọng kinh nghiệm ứng phó của địa phương và vai trò của chính quyền và cộng đồng. Chính phủ đã tích hợp quản lí rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, thích ứng với BĐKH vẫn còn nhiều thách thức phải giải quyết từ cấp trung ương tới địa phương. Năm 2009, trong bối cảnh gia tăng các thiên tai và BĐKH và nhu cầu khẩn cấp nâng cao nhận thức về rủi ro thiên tai ở tất cả các cấp quản lí và đối với người dân, Chính phủ ban hành Quyết định số 1002 về việc thực hiện chương trình: nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lí rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng. Các dự án CBA ở Việt Nam đã và đang được thực hiện chủ yếu dưới sự quản lí của các cơ quan của UN và các tổ chức NGOs (UNDP, Global Environmental Facility, CARE International ). Những năm gần đây, Global Environmental Facility Vietnam đã tham gia vào 2 chương trình CBA bao gồm UNDP GEF CBA và AusAID-funded Mekong and Pacific CBA. Có 12 dự án CBA, mục đích nhằm giải quyết các tác động của BĐKH để phát triển sinh kế bền vững trong nông nghiệp thong qua bảo vệ môi trường và sử dụng tài nguyên thiên nhiên bền vững. Một dự án CBA nổi bật là chương trình được đầu tư bởi GEF và thực hiện bởi UNDP tập trung vào thích ứng thong qua quản lí tài nguyên thiên nhiên trong các cộng đồng phụ thuộc tài nguyên và được hướng dẫn bởi Chương trình chiến lược quốc gia CBA. Có 7 dự án nhỏ, bao gồm: 1. Giải quyết vấn đề hạn hán và xâm nhập mặn cho phát triển rừng ở cộng đồng Kì Nam 2. Sản xuất nông nghiệp bền vững và an ninh lương thực ở xã Phước Hòa. 3. Thích ứng thông qua bảo tồn và sử dụng tài nguyên thiên nhiên bền vững ở tỉnh Thừa Thiên Huế. 4. Canh tác cây hành để thích ứng với hạn hán và xâm nhập mặn ở xã Vĩnh Châu. 7

5. Giảm thiểu tác động của BĐKH cho phát triển thủy sản bền vững ở xã Hoàng Châu. 6. Bảo tồn và sử dụng bền vững các giống lúa chịu hạn và chịu mặn ở cộng đồng Phước Long. 7. Ứng dụng công nghệ để giải quyết vấn đề ngập lụt và hạn hán ở xã Cẩm Tân Ba dự án đầu tiên đã được hoàn thành, bốn dự án sau vẫn đang được thực hiện. Quá trình thực hiện CBA ở Việt Nam gặp phải một số trở ngại và thách thức. Đầu tiên, các hướng dẫn chính thống về thực hiện thích ứng chưa được ban hành ở Việt Nam. Do đó, các dự án CBA phải sử dụng kinh nghiệm và hướng dẫn quốc tế. Thứ hai, những dự án hiện đang thực hiện sử dụng cách tiếp cận từ trên xuống giới hạn sự tham gia của các bên liên quan và chỉ tập trung vào các mục tiêu ngắn và trung hạn. Thứ ba, vẫn còn thiếu sự hợp tác liên ngành trong tiếp cận vấn đề thích ứng với BĐKH. Điều này dẫn tới những khó khăn trong thực hiện dự án CBA. Cuối cùng, hầu hết các nhân viên địa phương tham gia vào một phần giai đoạn của dự án CBA chứ không phải luôn có cán bộ chuyên trách luôn có mặt và sẵn sàng. Điều này khiến các dự án CBA khó có thể chạy liên tục ở địa phương. 3. Khả năng áp dụng tại địa bàn nghiên cứu Nghệ An Hà Tĩnh Quảng Bình Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình là các tỉnh nằm ở Bắc Trung Bộ và là những địa phương phải hứng chịu nhiều thiên tai cũng như các hiện tượng thời tiết cực đoan nhất cả nước. Có thể nói rằng, đây đều là những địa phương dễ bị tổn thương trước các tác động của BĐKH. Ba tỉnh này có đặc điểm địa lí khá là tương đồng, tuy nhiên cũng có sự phân hóa đa dạng và phức tạp. Chính điều này đã tạo nên sự đa dạng và những nét riêng biệt giữa các cộng đồng. Các địa bàn được lựa chọn nghiên cứu: xã Hưng Nhân Nghệ An, Yên Hồ - Hà Tĩnh, Võ Ninh Quảng Bình là các địa phương gần biển và đều có nguồn sinh kế chính là sản xuất nông nghiệp. Đây cũng là những địa phương thường xuyên chịu tác động của thủy tai (ngập lụt do mưa lớn, hạn hán và xâm nhập mặn). Tuy nhiên, có sự khác biệt lớn là Hưng Nhân và Yên Hồ hầu như không phát triển thủy sản (hoạt động sản xuất chính là trồng trọt), còn Võ Ninh 8

là địa phương khá phát triển ngành nuôi trồng thủy sản. Bản thân hai xã Hưng Nhân và Yên Hồ cũng có sự khác biệt. Tuy là hai xã nằm ở hai bờ của sông Lam và là những địa phương điển hình chịu ngập lụt thường xuyên nhưng nguyên nhân của tình trạng ngập lụt và cách người dân ứng phó với ngập lụt cũng rất khác nhau. Chính vì thế, việc áp dụng CBA trong nghiên cứu năng lực thích ứng của các cộng đồng là hoàn toàn phù hợp và là một công cụ hữu hiệu để đánh giá được cơ chế thích ứng của từng cộng đồng nhằm tìm ra những điểm tương đồng, những bài học kinh nghiệm giữa các địa phương. Bên cạnh đó, CBA cũng sẽ là công cụ cho phép tìm ra những vấn đề cần ưu tiên hàng đầu trong mỗi cộng đồng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội có tính đến yếu tố phát triển bền vững. Nhằm tìm hiểu rõ sự khác biệt về thích ứng của cộng đồng đối với lũ lụt, các cuộc điều tra cộng đồng đã được thực hiện tại hai xã Hưng Nhân và Yên Hồ để đánh giá về năng lực thích ứng của cộng đồng nơi đây. Sở dĩ lựa chọn hai xã này là vì chúng có nét gần gũi về mặt địa lí cũng như sinh kế. Trong khi Hưng Nhân bị ngập là do vị trí nằm hoàn toàn ngoài đê, nên nếu mưa lớn, nước thượng nguồn sông Lam đổ về làm nước dâng nhanh và gây ngập lut toàn bộ hai thôn 1 và 2 của xã thì ở Yên Hồ nguyên nhân ngập lụt lại hoàn toàn khác. Mặc dù vị trí địa lí nằm hoàn toàn trong đê, nhưng do địa hình trũng thấp nhất xã Đức Thọ và hệ thống thoát nước không hiệu quả nên thôn 5 và 6 của xã Yên Hồ xảy ra tình trạng ngập lụt cục bộ nếu mưa to. Việc nghiên cứu được tiến hành vào tháng 6 năm 2014 với hai cuộc phỏng vấn cộng đồng thực hiện lần lượt ở hai xã với các đại diện cho các nhóm xã hội khác nhau trong thôn. Phương pháp tiến hành là CVCA của CARE. Người dân được yêu cầu tham gia vào các hoạt động nhóm. Họ được lần lượt thực hiện các nhiệm vụ sau: thành lập bản đồ hiểm họa, xác định lịch mùa vụ, xác định các vấn đề cần được ưu tiên cao nhất liên quan đến lũ lụt. Hình ảnh 1. Một số hình ảnh về điều tra cộng đồng tại Yên Hồ, Đức Thọ, Hà Tĩnh 9

Việc điều tra cộng đồng đã bước đầu cho phép tìm hiểu bối cảnh lịch sử của từng cộng đồng và xác định được những ưu tiên hang đầu của từng địa phương. Cụ thể như sau: - Ở Hưng Nhân: + nâng cấp hệ thống đường giao thông do thường xuyên bị ngập nên hạn chế khả năng tiếp cận của địa phương với bên ngoài, đặc biệt là ở thôn 1 và 2. + cải tạo và xây mới hệ thống kênh đã xây dựng từ năm 1989 do việc xây nổi hiện nay đã không còn phù hợp với mục đích tưới tiêu. + phát triển các hoạt động chăn nuôi nhằm đa dạng hóa nguồn thu nhập, cụ thể là chăn nuôi bò. + hỗ trợ nhiều hơn về vốn vay và kĩ thuật sản xuất nông nghiệp - Ở Yên Hồ: 10

+ hoàn thiện đoạn mương qua thôn 5 đê loại trừ dịch bệnh sốt xuất huyết và ô nhiễm môi trường vào mùa lũ + rà soát và thay đổi chính sách thuê ruộng đất để tạo điều kiện cho người nông dân chuyển đổi canh tác từ trồng lúa sang nuôi cá. + phát triển nghề trồng lúa phẩm cấp cao để cung cấp giống và thóc, gạo cho các địa phương lân cận. + có sự hỗ trợ với các hộ sở hữu ruộng thấp, trũng thường xuyên bị úng ngập. 4. Kết luận Ở giai đoạn đầu của thực hiện CBA, vẫn còn là quá sớm để đánh giá đầy đủ những tác động và đầu ra của việc nâng cao nhận thức của các bên liên quan và sự đóng góp của dự án trong xây dựng năng lực thích ứng của địa phương. Nhưng CBA chắc chắn sẽ là một cách tiếp cận hữu ích cho phát triển các chiến lược thích ứng ở nước ta. Những bài học từ các nước đang phát triển khác cho thấy CBA là một cách tiếp cận hiệu quả và hữu ích cho thích ứng với BĐKH. Thêm vào đó, các dự án CBA đã được thực hiện ở Việt Nam cung cấp cho chúng ta những kết quả ban đầu rất khả quan. Rất cần thiết phải tích hợp CBA vào các kế hoạch phát triển của địa phương để tạo ra những công cụ hỗ trợ tốt nhất cho thích ứng với BĐKH. Không nên chỉ tập trung vào kết quả cuối cùng mà còn cần tập trung vào quá trình phát triển CBA. Kết quả đôi khi không đáp ứng được yêu cầu, nhưng quá trình thực hiện CBA có thể tạo ra những thay đổi tích cực cho cộng đồng: nâng cao nhận thức cộng đồng và chính quyền địa phương về thích ứng với BĐKH, nâng cao năng lực thích ứng của họ, thay đổi tích cực đến sinh kế của họ 11

Tài liệu tham khảo 1. Adger, W. N. Social Vulnerability to Climate Change and Extremes in Coastal Vietnam, 1999, World Development 17(2): 249-269. 2. Bach Tan Sinh, Vu Can Toan, Mainstreaming adaptation into local development plans in Vietnam, 2012, Regional CCA Knowledge Platform for Asia, Partner Report Series No 3. 3. Fu ssel, H.-M, Vulnerability: A generally applicable conceptual framework for climate change research, 2007, Global Environmental Change 17: 155-167. 4. Handley, A. K. a. J., The vulnerability concept: use within GraBS, 2007. 5. Hannah Reid et al., Community-based Adaptation to Climate Change: an Overview, 2010, IIED. 6. Jonathan Ensor, Rachel Berger, Understanding CC Adaptation Lessons from community-based approach, 2009. 7. Lindley, S., Literature Review of climate change vulnerability, risk and adaptation assessment tools, 2009, University of Manchester, available from http://www.grabs-eu.org/downloads/grabs4-_literature_review_august2009.pdf. 8. Magee Tim, A filed gui to community-based adaptation, 2013. 9. Rajib Shaw, Community-based climate changeadaptation in Vietnam: interlinkages of environment,disaster, and human security, 2006, Multiple Dimension of Global Environmental Changes, TERI publication. 10. Sovacool, A. K. R. B. K., Building responsiveness to climate change through community based adaptation in Bangladesh, 2011, Mitig Adapt Strateg Glob Change(16): 845-863. 11. Tran Huu Hao, Researching the vulnerability and community-based adaptation to climate change in Tay Phong commune, Cao Phong district, Hoa Binh province, 2012. 12. GraBS assessment tool user guide, Richard Kingston & Gina Cavan, Centre for Urban and Regional Ecology, School of Environment & Development University of Manchester, August 2011 http://www.ppgis.manchester.ac.uk/grabs/ 13. Report on Evaluation of the National Target Program for Response to Climate Change (Cover period of 2010 to 2012) 12

14. (IIED), T. I. I. f. E. a. D. (2009). Participatory Learning and Action 60th: Community-based adaptation to climate change. 15. World Bank report, Vietnam: Economics of adaptation to climate change, 2010. 16. CCB 6 th International conference, 16-22 April 2012, Hanoi Vietnam, Conference Proceddings 17. Website: http://www.undp-alm.org 18. Website: http://care-international.org 13