Bài giảng Sql Biên tập bởi: Vien CNTT DHQG Hanoi

Kích thước: px
Bắt đầu hiển thị từ trang:

Download "Bài giảng Sql Biên tập bởi: Vien CNTT DHQG Hanoi"

Bản ghi

1 Bài giảng Sql Biên tập bởi: Vien CNTT DHQG Hanoi

2 Bài giảng Sql Biên tập bởi: Vien CNTT DHQG Hanoi Các tác giả: Vien CNTT DHQG Hanoi Phiên bản trực tuyến:

3 MỤC LỤC 1. Sql server 2. Truy vấn thông tin 3. Cập nhật dữ liệu 4. Tạo lập và quản lí CSDL Tham gia đóng góp 1/37

4 Sql server Giới thiệu chung về SQL Vài nét khái quát Lịch sử SQL ra đời vào năm tại Phòng thí nghiệm của IBM, San Jose, California. Là một ngôn ngữ mô tả, phi thủ tục - Non procedural language. Các câu lệnh mô tả yêu cầu cần phải Làm gì - What, chứ không cần nêu từng bước tiến hành Làm như thế nào - How Tên gọi sql = Structured Query Language, nghĩa là ngôn ngữ truy vấn (thông tin) có cấu trúc. Thực chất không chỉ có Query mà SQL còn thực hiện nhiều chức năng khác như bổ xung thêm dữ liệu, sửa đổi cập nhật thông tin, huỷ thông tin, liên kết lưu trữ thông tin. Vậy phải gọi là Structured Add, Modify, Delete, Join, Store, Trigger & Query Language. Ngày nay SQL thực tế đa trở thành chuẩn - De facto Standard - để truy vấn và xử lí dữ liệu trong hầu hết các hệ quản trị CSDL. Ngôn ngữ SQL được dùng trong các ứng dụng CSDL theo mô hình Client-Server. Các chương trình khách gửi yêu cầu truy vấn thông tin dưới dạng các câu lệnh SQL. Chương trình chủ dịch vụ - Server CSDL - sẽ thực hiện yêu cầu và gửi lại kết quả cho chương trình khách. Có hai họ sản phẩm, để cài đặt cho PC và để cìa đạt trong các hệ thống lớn -VLDB - very large DB. Ví dụ một số hệ quản trị CSDL điển hình. MicroSoft Access. Personal oracle - SQL* Plus 2/37

5 MicroSoft Query. OBBC - Open Database Connectivity. Là thư viện các hàm (chức năng) cung cấp một giao diện trình ứng dụng - API -chung tới hệ thống DB. Không phụ thuộc vào nhà cung cấp hệ quản trị DBMS, ( non vendor- specific) Các nhà cung cấp thường thêm các tính năng ngoài chuẩn, ví dụ : Transact-SQL của MicroSoft & Sybase, PL/SQL của Oracle. ODBC đã thành chuẩn, nhiều sản phẩm chấp nhận và phát triển các công cụ dùng chuẩn này : Visual Basic, Visual C++, Foxpro, Borland Delphi, Power Builder... Cần cân nhắc ODBC : portability, nhưng chậm hơn Vendor specific : nhanh hơn, tối ưu hơn. 3/37

6 SQL trong chương trình ứng dụng. Ba kiểu tương tác với ứng dụng - Mođun : các thủ tục làm sẵn. thông qua các tham số, gọi và trả kết quả về. - Nhúng trực tiếp : các câu lệnh SQL trong chương trình. - Gọi trực tiếp : tương tác. Nhúng là hình thức làm việc tĩnh - static : câu lệnh được biên dịch ra, không thay đổi được khi chạy. Hiện nay Dynamic SQL : cho phép chuẩn bị câu lệnh SQL trong khi chạy. Các thành phần của câu lệnh SQL được ghép nối lại trong thời gian chạy, cho phép mức linh hoạt rất cao trong khai thác CSDL. Giống như chuyển từ compiler sang interpreter. 4/37

7 Odbc có tính năng Dynamic. Chuẩn ANSI 1992 : SQL-92 định nghĩa 3 mức tương thích của một hệ quản trị CSDL với SQL - SQL compliance : entry, intermediate, full. 5/37

8 Truy vấn thông tin SQL Query Một câu lệnh SQL thường gọi là một Query. Như trên đã nêu, Query không chỉ đơn giản là hỏi - truy vấn thông tin từ CSDL để phục vụ NSD. Một SQL query có thể - tạo lập hay huỷ một bảng - thêm, xoá, cập nhật một dòng, một trường - tiùm kiếm trong nhiều bảng có liên quan - thay đổi chế độ an toàn. Trong chương này ta chỉ tập chung vào chức năng hay sử dụng nhất của một SQL Query là truy vấn thông tin. Cú pháp chung - câu lệnh SELECT. - câu lệnh SQL không phân biệt chứ in hoa, viết thường. (Nhưng kiểu dữ liệu Char = xâu kí tự thì có phân biệt). - dấu cách có thể là : các khoảng trắng, dấu table, dấu xuống dòng. - kết thúc câu lệnh có thể là : dấu chấm phẩy hoặc không có gì tuỳ theo từng hệ thống. Ví dụ SELECT NAME, STARTTERM, ENDTERM FROM PRESIDENTS WHERE NAME = 'LINCOLN' Select name, startterm, endterm From presidents Where name = 'LINCOLN' 6/37

9 Select name, startterm, endterm From presidents Where name = 'LINCOLN' Các thành phần cơ bản. Các từ khoá + các biểu thức -> các điều khoản Các điều khoản -> câu lệnh SQL select <danh sách tên cột>from <tên bảng> where <điều kiện tìm kiếm> điều khoản Selectđiều khoản Fromđiều khoản Where Danh sách tên cột : các tên cột cách nhau dấu phẩy thứ tự giống như đã liệt kê, có thể khác với thứ tự vốn có trong bảng. * = tất cả các cột theo thứ tự vốn có Vi dụ : Giả sử có bảng tên là Employee với các trường (các cột) tên là Badge, Name, Departement, BirthYear, Salary. Sau này ta sẽ viết ngắn gọn như sau : Employee ( Badge, Name, Departement, BirthYear, Salary ). Câu lệnh sau đây sẽ hiện toàn thể nội dung của bảng. SELECT * FROM EMPLOYEE Badge Name Department Birth year Salary 1834 Bob Smith Sales Fred Sanders Sales Stan Humphries Field Service Fred Stanhope Field Service Sue Sommers Logistics Lance Finepoint Library Mark McGuire Field Service Sally Springer Sales /37

10 7773 Ludmilla Valencia Software Barbara Lint Field Service Jeffrey Vickers Mailroom Jim Walker Unit Manager Từ khoá DISTINCT / ALL DISTINCT = chỉ lấy những dòng khác nhau Nghĩa là nếu có nhiều dòng giống nhau chỉ lấy một đại diện. ALL = tất cả các dòng, kể cả trùng nhau đây là mặc định, không cần gõ ALL. Cú pháp Select DISTINCT <danh sách tên cột>... Select ALL <danh sách tên cột>... Ví dụ SELECT DISTINCT Departement FROM EMPLOYEE Department Sales Field Service Logistics Library Software Mailroom Unit Manager 8/37

11 Biểu thức, điều kiện & toán tử. Biểu thức : Là một tập hợp các toán hạng và toán tử, trả lại một giá trị : số, lôgic, xâu Ví dụ Biểu thức số : (Salary * 1.05) Biểu thức lôgic : Name = ' Barbara Lint', Salary <= 50, Biểu thức xâu : Name + Phone. Các biểu thức được sử dụng trong câu lệnh QSL : - Trong điều khoản SELECT để kết xuất thông tin trực tiếp - Làm điều kiện tìm kiếm trong điều khoản WHERE, HAVING... Biểu thức điều kiện & Điều khoản Where. Điều kiện là một biểu thức lôgic. Một biểu thức điều kiện được dùng kèm với từ khoá Where để tạo thành điều khoản Where, ấn định tiêu chuẩn tìm kiếm thông tin xuất ra. Chỉ những dữ liệu thảo điều kiện đã nêu mới được đưa vào kết quả truy vấn. Ví dụ. Câu lệnh sau đây chỉ tìm và xuất ra các thông tin về cán bộ thuộc phòng bán hàng - Sales. SELECT Name, Departement, Salary FROM EMPLOYEE WHERE Departement = 'Sales' Name Department Salary Bob Smith Sales Fred Sanders Sales Sally Springer Sales /37

12 Toán tử số học. Là các thành phần để xây dựng biểu thức. Các phép toán số học, phép so sánh, phép toán xâu kí tự. Toán tử số học : cộng, trừ, nhân, chia, modulo ( a % b hoặc Mod (a,b) ) Các biểu thức số học, biểu thức xâu có thể sử dụng trong điều khoản SELECT để kết xuất thông tin trực tiếp. Ví dụ 1: giả sử mọi người đều được phụ cấp thêm 5 phần trăm lương. Có thể hiển thị mức thực lĩnh như sau. SELECT Name, Salary * 1.05 FROM EMPLOYEE Ví dụ 2 : Giả sử có tệp csdl PRICE về giá hàng hoá gồm các trường Item - tên hàng, Wholesale - giá bán buôn. Nếu quy định giá bán lẻ là cộng thêm 0.15 thì có thể hiển thị bằng câu lênh sau SELECT Item, Wholesale, Wholesale FROM PRICE ALIAS - Tên hiệu. Trong các ví dụ trên tên cột sẽ được hiển thị là Salary * 1.05 hoặc Wholesale không được đẹp mắt và gợi tả nội dung cho lắm. Có thể đặt lại tên cột cho sát nội dung, gợi tả hơn : thay Salary *1.05 bằng Newamount - số thực lĩnh, thay wholesale bằng retail - giá bán lẻ. SELECT Name, Salary * 1.05 Newamount FROM EMPLOYEE SELECT Item, Wholesale, Wholesale Retail FROM PRICE Các tên cột mới Newamount, Retail gọi là Alias -Tên hiệu, tên thay thế. 10/37

13 Lưu ý : cú pháp sử dụng Alias là <biểu thức tên cột> <Alias> cách nhau khoảng trắng Một số hệ thống có thể quy định khác, ví dụ dùng cú pháp với dấu bằng <biểu thức tên cột> = <Alias> Toán tử so sánh Để xây dựng biểu thức lôgic. kí hiệu í nghĩa = Bằng!= Khác <> Khác < Nhỏ hơn > Lớn hơn <= Nhỏ hơn hay bằng >= Lớn hơn hay bằng Các ví dụ & điều khoản where. Điều kiện tìm kiếm được thể hiện trong diều khoản Where. Không chỉ có so sánh bằng nhau mà có thể dùng các phép so sánh bất kì hoặc biểu thức lôgic phức tạp. Ví dụ : - tìm những người lương lớn hơn SELECT Name, Salary FROM EMPLOYEE WHERE Salary > tìm những người lương lớn hơn mà không ở phòng bán hàng SELECT Name, Salary, Departement FROM EMPLOYEE 11/37

14 WHERE (Salary > ) AND (Departement <> 'Sales' ) Toán tử xâu - LIKE : khi không biét thật chính xác một phần của xâu hoặc chỉ quan tâm đến một phần noà đó của xâu, có thể dùng Like với các kí tự đại diện %, _ Kí tự đại diện % thay cho một xâu con bất kì Kí tự dại diện _ thay cho một kí tự bất kì. Ví dụ : bảng mã vùng điện thoại AREACODE gồm có các trường : TênTỉnh, MãVùng, MãVùng TênTỉnh 034 HaTay 036 HaiDuong 04 HaNoi 08 TPHCM Có thể hiển thị tất cả các tỉnh bắt đầu bằng Ha SELECT * PROM AREACODE WHERE TenTinh LIKE 'Ha%' Phép nối Dùng để nối các xâu lại tạo thành biểu thức xâu lớn hơn. Ví dụ có bảng FRIENDS gồm các trường FirstName, LastName, TelNum... Có thể hiên thị tên đầy đủ bằng câu lệnh SELECT FirstName LastName FullName FROM FRIENDS 12/37

15 Toán tử lôgic AND, OR, NOT, Các phép toán lôgic có thể dùng để xây dựng các biểu thức điều kiện phức tạp hơn trong điều khoản Where. Ví dụ select * from employee where department = "field service" or department = "logistics" or department = "software" Các phép toán tập hợp. Hai bảng phải có cấu trúc giống nhau UNION : hợp hai kết quả select, có loại bỏ trùng nhau. UNION ALL : hợp hai kết quả select, không loại bỏ trùng nhau. INTERSECT : giao hai kết quả select MINUS : hiệu hai kết quả. các phép toán khác BETWEEN để xác định một đoạn con trong vùng giá trị có thể của một cột IN để xác định một danh sách các giá trị có thể SELECT column_name_1,...column_name_n FROM table_name_1,...table_name_n WHERE column_name IN (value_1,...value_n) Ví dụ 13/37

16 select * from employee where badge between 2000 and 7000 Các hàm thao tác dữ liệu. Các hàm xử lí tập thể - Aggregate functions. Các câu lệnh SQL thông thường két xuất dữ liệu lần lượt theo từng dòng của bảng. Các hàm tập đoàn - Aggegate function - Xử lí dữ liệu thuộc mọi dòng trong toàn bộ một cột ( hoặc một nhóm dòng thoả điều kiện nào đó) và cho ra chỉ một kết quả. Chúng dôi khi cũng đợc gọi là hàm nhóm - Group function. Count : đếm số dòng thoả mãn điều khoản Where. Ví dụ: đếm số nhân viên của phòng bán hàng select count (*) from employee where Department = 'Sales' Nếu không có điều khoản Where thì là đếm toàn bộ nhân viên. SUM : tính tổng một cột Cột phải là kiểu số Bị lỗi Nếu không phải kiểu số. Ví dụ select SUM (Salary) from employee. AVG : Tính trung bình cộng của cột Cột phải là kiểu số 14/37

17 Bị lỗi Nếu không phải kiểu số. Select AVG (Salary) from employee. MAX : cho giá trị cực đại trong cột. Có thể áp dụng cho cột kỉểu số và cả cột kiểu Char Select MAX(Salary) from employee. MIN : cho giá trị cực tiểu trong cột Có thể áp dụng cho cột kiểu số và cả cột kiểu Char. Select MIN(Name) from employee. VARIANCE : Cho bình phương của độ lêch tiêu chuẩn Chỉ áp dụng được cho cột kiểu số. Select VARIANCE(Salary) from employee. STDDEV : độ lệch tiêu chuẩn - Standard Deviation Chỉ áp dụng cho cột kiểu số. Ngày tháng và Thời gian. SYSDATE : Thời gian hệ thống. Dùng để so sánh : tìm các công việc chưa bắt đầu, đã kết thúc... ADD_MONTHS : 15/37

18 Dịch lùi lại, cộng thêm một số tháng từ một ngày cho trước Ví dụ : Giả sử có CSDL về quản lí dự án gồm các trường Công việc, Ngày bắt đầu, ngày kết thúc... PROJECT ( Task, StartDate, EndDate,...). Giả sử có sự cố làm dự án chậm mất hai tháng. Để hiển thị các công việc còn chưa két thúc được cần dùng hàm Add_month ( Enddate, 2). Select Task, StartDate, EnDDate Original_End, ADD_MONTHS (EndDate, 2) From PROJECT MONTH_BETWEEN : Đếm số tháng giữa hai mốc ngày. Ví dụ. Select Task, StartDate, EndDate, MONTHS_BETWEEN( StartDate, EndDate) Duration From PROJECT Các hàm số học. ABS : giá trị tuyệt đối CEIL : số trần - số nguyên nhỏ nhất lớn hơn hay bằng đối số FLOOR : số sàn - số nguyên lớn nhất bé hơn hay bằng đối số Cac hàm lượng giác COS, COSH, SIN, SINH, TAN, TANH đối số là Radian EXP LN LOG (x, b) : log b x. 16/37

19 POWER ( a, b) : a b MOD ( a,b) : a mod b SIGN : cho dấu = -1 nếu đối số là âm = 0 nếu đối số = 0 = 1 nếu đối số là dương. SQRT : căn bậc hai các hàm xử lí kí tự và xâu kí tự. CHR : chuyển đối số là một số nguyên thành kí tự có mã tương ứng Bảng mã có thể là ASCII CONCAT : nối hai xâu INITCAP : chuẩn hoá xâu, kí tự đầu là in hoa, các kí tự sau là chữ thường. LOWER, UPPER : chuyển đổi cả xâu (mọi kí tự) thành chữ in thường, in hoa LPAD, RPAD : độn thêm kí tự vào bên trái, bên phải của xâu cho đủ độ rộng. Lpad ( xâu, độ rộng, kí tự mẫu để điền thêm) Ví dụ Néu chỉ có hai đối là xâu và độ rộng, không cho kí tự mẫu thì mặc định là khoảng trống. LTRIM, RTRIM : Ltrim ( xâu, kí tự cần xoá bỏ). Nếu chỉ có một đối xâu, không cho kí tự mẫu thì mặc định là khoảng trống. REPLACE : thay thế một (các) xâu con bằng một xâu khác Replay (xâu, xâu con cần tìm, xâu thay thế) Tìm xâu con và thay thế mỗi khi gặp bằng xâu thay thế. 17/37

20 Nếu không có đối thứ 3 - không cho xâu thay thế, thì mặc định là rỗng. SUBSTR : Trích ra xâu con SubStr ( xâu, pos, num) Pos = vị trí bắt đầu Num = số kí tự trích ra = độ dài xâu con. Nếu pos là số âm thì tính từ cuối xâu mẹ. Lưu ý rằng độ rộng trường ấn định trước nên có thể tính lùi. TRANSLATE. Dịch từng kí tự thành kí tự mã hoá tương ứng Translate (xâu đích, xâu kí tự nguồn, xâu kí tự mã hoá) Ví dụ : để mã hoá chuyển mọi kí số thành N, kí tự chữ cái thành C Translate (Firstname, ABCDE... NNNNNNNNCCCC... INSTR : tìm kiếm một kí tự mẫu, cho biết vị trí trong xâu Instr( xâu, mẫu tìm kiếm, vị trí bắt đầu, mẫu thứ mấy) Ví dụ instr (LastName, 'O', 2, 1) Bắt dầu từ vị trí thứ 2 trong LastName, tìm vị trí đầu tiên xuất hiện của kí tự O, LENGTH : cho độ dài xâu Các hàm chuyển đổi. TO_CHAR : chuyển thành xâu kí tự Chuyển một số nguyên thành xâu kí số biểu diễn số đó TO_NUMBER Chuyển xâu kí số thành giá trị số. 18/37

21 Các hàm khác GREATEST : cho hạng tử lớn nhất trong dãy các đối LEAST cho hạng tử nhỏ nhất trong dãy các đối USER : cho biết tên của người đang sử dụng DB. Các điều khoản Where Starting with Order by Group by Having. Điều khoản WHERE. Một biểu thức điều kiện được dùng kèm với từ khoá Where để tạo thành điều khoản Where, ấn định tiêu chuẩn tìm kiếm thông tin xuất ra. Chỉ những dữ liệu thoả điều kiện đã nêu mới được đưa vào kết quả truy vấn. Biểu thưc diều kiện trong điều khoản Where có thể dùng bất kì các phép so sánh số học, các phép toán lôgic nào. Điều khoản STARTING WITH. Giống như LIKE ( <biểu thức> %) Điều khoản ORDER BY Dùng để két xuất thông tin ra theo thứ tự của một cột được chọn làm khoá sắp xếp. Có thể sắp theo nhiều, trước hết sắp theo cột thứ nhất trong danh sách khoá, sau đó trong từng nhóm cùng cột thứ nhất lai sắp theo cột thứ 2... select * from employee 19/37

22 order by department, badge desc ASC : tăng dần, là lựa chon mặc định DESC : giảm dần Có thể thay tên cột bằng số thứ tự cột trong bảng. Điều khoản GROUP BY Khác với ORDER BY in ra mọi dòng theo nhóm không loại bỏ các giá trị trùng lặp, xử lí cả nhóm dòng cùng giá trị như một đơn vị. select department, count(*) headcount from employee group by department GROUP BY thường dùng với các hàm xử lí nhóm dữ liệu. Ví dụ select department, AVG(Salary) from employee group by department Điều khoản HAVING Where không làm việc với các hàm xử lí (tập đoàn) nhóm như AVG, SUM... Phaỉ dùng Having select department, SUM(Salary) from employee group by department having SUM (Salary) >... 20/37

23 Kết hợp các điều khoản. Có thẻ phối hợp nhiều điều khoản để thực hiện các truy vấn tin tuỳ ý thoả mãn yêu cầu của NSD. Ví dụ. Có bảng CHECKS ( Payee, Amount). Câu lệnh sau sẽ xuất ra từng người nhận séc với tổng số tiền và số lần nhận nhưng loại bỏ những người mà có tổng số tiền quá nhỏ (<= 50). Select Payee, SUM(Amount) Total, COUNT (Payee) Checks_written From checks Group by Payee Having SUM (Amount) > 50 Truy vấn nhiều bảng. Join : nối tự nhiên hai bảng select * from table_1, table_2 đây là phép nối tự nhiên, không có điều kiện gì (thiếu điều khoản Where). kết quả của nối tự nhiên là tích Đề các. Nếu bảng 1 có m dòng, bảng 2 có n dòng thì kết quả sẽ gồm m*n dòng Nối có điều kiện Việc chuẩn hoá loại bỏ dư thừa dữ liệu làm cho bảng nhỏ hơn và cơ sở dữ liệu gồm nhiều bảng hơn. Rất thông thường, các truy vấn SQL lien quan đến nhiều bảng. Điều khoản Where thể hiện mối liên hệ này. Ví dụ : Có CSDL gồm ba bảng CUSTOMER (Name, Address, Phone) 21/37

24 ODERS ( OrderOn, Name, PartNum,Quantity) PART (PartNum, Description, Price) select o.orderon, o.name, o.partnum, p.description, o.quantity * p.price total from order o, part p where o.partnum = p.partnum Có thể bổ xung thêm điều kiện vào điều khoản Where để thực hiện các truy vấn chi tiết hơn ví dụ where o.partnum = p.partnum and p.price >... Câu lệnh lồng nhau Câu lệnh con. SubQueries Là một truy vấn khác, đóng vai trò là một phần của điều khoản Where. Ví dụ. select * from employee where department = ( select department from employee where name = "bob smith") Điều kiện lôgic = ở trên đòi hỏi kết quả của câu lệnh con phải đơn trị, nghĩa là chỉ trả về một dòng. Nếu thay câu lệnh con như sau ( 22/37

25 select department from employee where name like "% smith") Thì có thể mắc lỗi khi có nhiều người tên là smith và ở các phòng chức năng khác nhau. Ví dụ2 : select o.orderon, o.name, o.partnum, p.description, o.quantity * p.price total from order o, part p where o.partnum = p.partnum and o.quantity * p.price > (select AVG(o.quantity * p.price) from order o, part p where o.partnum = p.partnum ) Các câu lệnh con lồng nhau. Các Subqueries có thể lồng nhau nhiều mức, tuỳ theo khả năng cụ thể của từng hệ thống SQL. Ví dụ 3 Select c.name, c.address, c.phone From customer c Where c.name IN (select o.name from order o, part p where o.partnum = p.partnum 23/37

26 and o.quantity * p.price > (select AVG(o.quantity * p.price) from order o, part p where o.partnum = p.partnum )) Lưu ý rằng ở đây điều kiện lôgic là IN nên câu lệnh con có thể trả về nhiều dòng. Sử dụng EXits, ANY, ALL EXIST : kiểm tra kết quả của câu lệnh con như là một tham đối. Nếu câu lệnh con có trả về một kết quả gì đó thì điều kiện được coi là TRUE, trái lại thì điều kiện là FALSE. Ví dụ. Select name, orderon From orders Where EXITS (select * from orders where name = 'xxxxx' ) Lưu ý EXIST không quan tâm đến số cột trả về trong câu lệnh con. ANY hoặc SOME : kiểm tra lần luợt từng dòng. Nếu giá trị cột có mặt trong kết quả trả về của câu lệnh con thì điều kiện được coi là TRUE. Như vậy câu lệnh con có thể trả về nhiều giá trị dù rằng điều kiện ở đây là =. Có thể thấy nó có tác dụng giống như IN Ví dụ. Select name, orderon From orders 24/37

27 Where name = ANY (select name from orders where name = 'xxxxx') Tuy nhiên, có trrường hợp không thể dùng IN, Trong ví dụ sau ANY được dùng với phép so sánh <, > trong khi IN có thể hiểu như nhiều dấu bằng. Select name, orderon From orders Where name > ANY (select name from orders where name = 'xxxxx') ALL : điều kiện chỉ được coi là đúng nếu mọi kết quả trả về của câu lệnh con đều thoả mãn. Select name, orderon From orders Where name <> ALL (select name from orders where name = 'xxxxx') Câu lệnh trên có kết quả là mọi người, trừ ông 'xxxxx'. 25/37

28 Cập nhật dữ liệu Thêm dòng mới - Câu lệnh INSERT. Nhập dữ liệu trực tiếp từ câu lệnh Câu lênh INSERT... VALUES. INSERT INTO TableName ( col_1, col_2,...) VALUES (val_1, val_2) Trong đó, danh sách cột cho biét các giá trị tương ứng được chèn vào cột nào, cột nào bị bỏ qua... Thành phần INTO có thể bỏ qua. Tuy nhiên nếu viết thì dễ đọc hơn. Ví dụ câu lệnh sau để thêm một khách hàng mới - một dòng mới vào bảng CUSTOMER (Name, Address, Phone) nhưng ta chưa biét địa chỉ. insert into customers (Name, Phone) values ("Caitlin Wynkoop", " ") Các trường hợp : - Nếu không có danh sách cột thì được hiểu là mọi cột theo đúng thứ tự vốn có trong bảng. Các giá trị trong danh sách gía trị sẽ được thêm tuân tự cho cột thứ nhất, cột thứ 2,... insert into customers values ("Caitlin Wynkoop","123 West St.", " ") - Có thể thay danh sách giá trị bằng DEFAULT. Lúc này sẽ thêm một dòng mới với các giá trị mặc định được định nghĩa khi tạo bảng. 26/37

29 Nhập dữ liệu từ bảng khác. Câu lệnh INSERT... SELECT INSERT INTO DestTableName ( col_1, col_2,...) SELECT c1, c2,... FROM SourceTableName WHERE Condition Một số Hệ quan trị CSDL cho phép tạo bảng tạm. Bảng tạm sẽ tự động bị xoá khi két nối kết thúc. Ta đã biét rằng các câu lệnh truy vấn thông tin thường phải nối nhiều bảng. Qúa trình này mất thì giờ. Nếu có nhiều câu truy vấn khác nhau cần nối nhiều bảng thì việc tạo bảng tạm thời một lần sẽ làm tăng tốc độ xử lí. Cập nhật dữ liệu - câu lệnh UPDATE UPDATE TableName SET col_1 = val_1, col_2 = val_2... WHERE Condition update employees set department = 'SALES', badge = 1232 where name = 'Bob Smith' Các giá trị vế phải có thể là biểu thức, nhưng phải đảm bảo phù hợp kiểu dữ liệu Nếu kích thước quá dài sẽ bị cắt đi. Có thẻ lỗi Overflow nếu giá trị vượt ra ngoài phạm vi hợp lệ. Nếu không có điều khoản Where thì nghĩa là Update mọi dòng của bảng. Xoá dữ liệu - câu lệnh DELETE. Có thể xoá một dòng, nhiều dòng, mọi dòng 27/37

30 Không thể xoá chỉ một vài cột ( phải Update) DELETE FROM TableName WHERE Condition Thành phần FROM là tuỳ chọn, có thể bỏ qua. Ví dụ. Xoá hết các dòng liên quan đến department 'SALES' delete from employees where department = 'SALES' Lưu ý : cũng giống như câu lệnh Update, nếu thiếu điều khoản Where thì mọi dòng bị xoá. Vậy hãy thận trọng. Nếu muốn xoá mọi dòng của bảng trong các xử lí nhưng bảng vẫn giữ nguyên thì có thể dùng câu lệnh TRUNCAT TRUNCATE TableName Câu lệnh DELETE TableName chỉ xoá nội dung mọi dòng, khung bảng vẫn còn. Muốn xoá hẳn bảng cần dùng lệnh DROP TableName. 28/37

31 Tạo lập và quản lí CSDL Tạo lập CSDL Những khái niệm chung Việc tạo lập CSDL thuộc nhiều vào hệ thống SQL. Cần tham khảo kĩ tài liệu hướng dẫn. Dưới đây là một số khái niệm chính cần biết về SQL Server. Devices Devices là tệp vật lí trên đĩa để lưu dữ liệu và tệp nhật kí. Nó phải được tạo lập trước khi tạo CSDL. Một database device là để chứa dữ liệu, dump device đểlưu nhật kí giao tác. Có thể tạo device bằng công cụ quản trị với giao diện đồ hoạ hoặc dòng lệnh, ví dụ DISK INIT. DISK INIT NAME = 'logical_name', PHYSNAME= 'physical_name', VDEVNO = virtual_device_number, SIZE = number_of_2k_blocks [, VSTART = virtual_address] Bảng các tham số của DISK INIT Tham số Logical name Physical name Y nghĩa Tên của SQL Server. Tên tệp và đường dẫn đầy đủ. 29/37

32 virtual device number Number of 2k blocks virtual address Sô ID duy nhất cho một device. Có thể nhận các giá trị từ 0 đến 255. Không được trùng với các ID đã có. Sô 0 dành cho master database. Xác định dung lượng đĩa. Tối thiểu là 512 (* 2k = 1M). Địa chỉ ảo. Tạo CSDL. câu lệnh CREATE DATABASE DB_Name. Cú pháp có thể khác nhau tuỳ từng hệ thống. Dưới đây là của Transact_SQL. CREATE DATABASE database_name [ON {DEFAULT database_device} [= size] [, database_device [= size]]...] [LOG ON log_device [= size] [,log_device[= size]]...] [FOR LOAD] Các tham số của câu lệnh CREATE DATABASE Tham số database_name database_device log_device FOR LOAD Y nghĩa Tên của CSDL. Tên decive. Nếu là DEFAULT thì SQL Server sẽ chọn device còn rỗi tiếp theo. Tên của device dùng ghi nhật kí. Chỉ khi thực hiện LOAD thì NSD mới thâm nhập được. Tạo lập bảng Câu lệnh - CREATE TABLE 30/37

33 CREATE TABLE TableName Field1 datatype [not NULL], Field2 datatype [not NULL], Field3 datatype [not NULL],... Các tên trường, tên bảng phải theo đúng quy định ví dụ - dài không quá 30 kí tự - không phân biệt chữ hoa, thường. - là chữ cái A - Z và một số kí tự khác : _, #, - không trùng với từ khoá, không trùng nhau trong phạm vi tác dụng : trong cùng một Schema, Owner thì tên bảng phải khác nhau, trong một bảng thì tên cột phải khac nhau. - Kiểu dữ liệu, tuỳ quy định của từng hệ thống. Giá trị NULL: Null nghĩa là không chứa giá trị nào, khác với khoảng trắng, số không. Lựa chọn NOT NULL bắt buộc phải cung cấp giá trị cho cột đó mỗi khi thêm một bản ghi mới. Một sô hệ CSDL cho phép ấn định lựa chọn UNIQUE - duy nhất- đối với một cột. Không thẻ có hai giá trị bằng nhau trong cột này. Đây là điều kiện để làm Khoá - Key. - Dưới đây là kiểu dữ liệu của Personal Oracle 7. CHAR xâu kí tự độ dài <= 255, nối thêm khoảng trắng vào cuối xâu. DATE Ngày tháng : thế kỉ, năm, tháng, ngày, giờ, phút, giây. LONG kiểu kí tự daì đến 2 GB. Thường gọi là kiểu Memo LONGRAW kiểu nhị phân binary, dài 2 GB. NUMBER số, dấu phẩy tĩnh hoặc động RAW kiểu nhị phân dài đến 255 byte 31/37

34 ROWID sô hệ 16 VARCHAR xâu kí tự độ daì thay đổi. Các kiểu dữ liệu của SQL server. Các kiểu số nguyên - Numeric integers - có độ rộng trường cố định. Cho phép tính toán trực tiếp. INT (integer): -(2**31) đến 2**31-2,147,483,648 đến 2,147,483,647. SMALLINT đến TINYINT 0 đến 255. Ví dụ create table number_example (int1 int,int2 smallint,int3 tinyint) INSERT into number_example values ( ,32767,255) Các kiẻu số thực Floating-point. REAL 3.4E-38 to 3.4E+38. FLOAT[(n)]n =số byte, mặc định là 8 byte nếu không chỉ rõ n. 1.7E-308 to 1.7E+308. n thuộc 1.. 7, là real. Nếu n thuộc đoạn , thì giống như không chỉ rõ n. Ví dụ create table precision_example (num1 real,num2 float) INSERT into precision_example values ( , ) 32/37

35 select * from precision_example num1 num Các kiểu số thực decimal[(p[, s])] numeric[(p[, s])] p là tổng số chữ số. S là số chữ số sau dấu chấm. Phạm vi 10**38-1 đến -10**38 vói byte. Mặc định p = 18;mặc định s = 0. Ví dụ create table definition_example (num1 decimal,num2 numeric(7,6)) INSERT into definition_example values ( , ) select * from definition_example num1 num Kiểu xâu kí tự - CHAR CHAR Rất hay dùng 33/37

36 Giá trị là xâu trong cặp dấu nháy đơn ' ' hoặc nháy kép " " Ví dụ CHAR(15), mỗi giá trị là 15 byte, có thể chứa 15 kí tự. Nếu ngắn hơn được nối thêm khoảng trắng cho đâỳ. VARCHARxâu độ dài thay đổi. varchar(15), nghĩa là độ dài tối đa là 15 kí tự. create table string_example (CHAR1 CHAR(5),CHAR2 varchar(5)) INSERT into string_example values ('AB','CD') select * from string_example CHAR1CHAR AB CD. datetime smalldatetime Rộng 8 byte. 4 byte cho ngày tháng, 4 byte cho thời gian. dạng số Y nghĩa tương đương June 24, June 24, January 1, Không hợp lệ '' smalldatetime January 1, :00 A.M. 34/37

37 từ 1/1/1900 đến 6/6/2079. Thêm cột, sửa đổi cột. Câu lệnh ALTER TABLE. Tác dụng sửa đôỉ cấu trúc của bảng. Thêm cột ALTER TABLE TableName ADD <column_name> <datatype> NULL, <column_name> <datatype> NULL... Sửa đổi cột ALTER TABLE TableName MODIFY <column_name> <datatype>, <column_name> <datatype>,... [ constraint] Một số hạn chế. - thường chỉ dùng để thay đỏi độ rộng cột. Có thể tăng hoặc giảm độ rộng cột. Tuy nhien chỉ giảm được nếu không có giá trị dữ liệu nào dài hơn. - có thể đổi từ NOT NULL sang NULL và ngược lại. Tuy nhiên, chỉ có thể đổi từ NULL sang NOT NULL nếu mọi dòng hiện có đều có giá trị (Not Null) tại cột này. Huỷ bảng và huỷ CSDL DROP TABLE TableName DROP BATABASE DatabaseName 35/37

38 Tham gia đóng góp Tài liệu: Bài giảng Sql Biên tập bởi: Vien CNTT DHQG Hanoi URL: Giấy phép: Module: Sql server Các tác giả: Vien CNTT DHQG Hanoi URL: Giấy phép: Module: Truy vấn thông tin Các tác giả: Vien CNTT DHQG Hanoi URL: Giấy phép: Module: Cập nhật dữ liệu Các tác giả: Vien CNTT DHQG Hanoi URL: Giấy phép: Module: Tạo lập và quản lí CSDL Các tác giả: Vien CNTT DHQG Hanoi URL: Giấy phép: 36/37

39 Chương trình Thư viện Học liệu Mở Việt Nam Chương trình Thư viện Học liệu Mở Việt Nam (Vietnam Open Educational Resources VOER) được hỗ trợ bởi Quỹ Việt Nam. Mục tiêu của chương trình là xây dựng kho Tài nguyên giáo dục Mở miễn phí của người Việt và cho người Việt, có nội dung phong phú. Các nội dung đểu tuân thủ Giấy phép Creative Commons Attribution (CC-by) 4.0 do đó các nội dung đều có thể được sử dụng, tái sử dụng và truy nhập miễn phí trước hết trong trong môi trường giảng dạy, học tập và nghiên cứu sau đó cho toàn xã hội. Với sự hỗ trợ của Quỹ Việt Nam, Thư viện Học liệu Mở Việt Nam (VOER) đã trở thành một cổng thông tin chính cho các sinh viên và giảng viên trong và ngoài Việt Nam. Mỗi ngày có hàng chục nghìn lượt truy cập VOER ( để nghiên cứu, học tập và tải tài liệu giảng dạy về. Với hàng chục nghìn module kiến thức từ hàng nghìn tác giả khác nhau đóng góp, Thư Viện Học liệu Mở Việt Nam là một kho tàng tài liệu khổng lồ, nội dung phong phú phục vụ cho tất cả các nhu cầu học tập, nghiên cứu của độc giả. Nguồn tài liệu mở phong phú có trên VOER có được là do sự chia sẻ tự nguyện của các tác giả trong và ngoài nước. Quá trình chia sẻ tài liệu trên VOER trở lên dễ dàng như đếm 1, 2, 3 nhờ vào sức mạnh của nền tảng Hanoi Spring. Hanoi Spring là một nền tảng công nghệ tiên tiến được thiết kế cho phép công chúng dễ dàng chia sẻ tài liệu giảng dạy, học tập cũng như chủ động phát triển chương trình giảng dạy dựa trên khái niệm về học liệu mở (OCW) và tài nguyên giáo dục mở (OER). Khái niệm chia sẻ tri thức có tính cách mạng đã được khởi xướng và phát triển tiên phong bởi Đại học MIT và Đại học Rice Hoa Kỳ trong vòng một thập kỷ qua. Kể từ đó, phong trào Tài nguyên Giáo dục Mở đã phát triển nhanh chóng, được UNESCO hỗ trợ và được chấp nhận như một chương trình chính thức ở nhiều nước trên thế giới. 37/37

Truy vấn, Ràng buộc, Trigger Truy vấn, Ràng buộc, Trigger Bởi: Ths. Phạm Hoàng Nhung SQL (Structured Query Language) là ngôn ngữ truy vấn cấu trúc đượ

Truy vấn, Ràng buộc, Trigger Truy vấn, Ràng buộc, Trigger Bởi: Ths. Phạm Hoàng Nhung SQL (Structured Query Language) là ngôn ngữ truy vấn cấu trúc đượ Truy vấn, Ràng buộc, Trigger Bởi: Ths. Phạm Hoàng Nhung SQL (Structured Query Language) là ngôn ngữ truy vấn cấu trúc được sử dụng rộng rãi trong cơ sở dữ liệu quan hệ. Đầu tiên, nó được IBM đề xuất trong

Chi tiết hơn

Microsoft Word - cu_phap_sqlite.docx

Microsoft Word - cu_phap_sqlite.docx Cú pháp SQLite SQLite đi kèm với tập hợp các qui tắc và guideline duy nhất được gọi là Cú pháp. Chương này sẽ cho bạn cái nhìn tổng quan về SQLite qua việc liệt kê cho bạn tất cả cú pháp cơ bản của SQLite.

Chi tiết hơn

View, Procedure, Function & Trigger

View, Procedure, Function & Trigger SQL SERVER 2008 Lương Trần Hy Hiến MỤC TIÊU 2 Hiểu các khái niệm về CSDL Biết tạo, sao lưu, phục hồi và xóa CSDL Biết tạo, chỉnh sửa, xóa bảng Hiểu và sử dụng hiệu quả các ràng buộc dữ liệu trên các cột.

Chi tiết hơn

Cấu trúc và hoạt động của máy tính cá nhân Biên tập bởi: Vien CNTT DHQG Hanoi

Cấu trúc và hoạt động của máy tính cá nhân Biên tập bởi: Vien CNTT DHQG Hanoi Cấu trúc và hoạt động của máy tính cá nhân Biên tập bởi: Vien CNTT DHQG Hanoi Cấu trúc và hoạt động của máy tính cá nhân Biên tập bởi: Vien CNTT DHQG Hanoi Các tác giả: Vien CNTT DHQG Hanoi Phiên bản trực

Chi tiết hơn

Toán Ứng Dụng Biên tập bởi: PGS.TS. Nguyễn Hải Thanh

Toán Ứng Dụng Biên tập bởi: PGS.TS. Nguyễn Hải Thanh Toán Ứng Dụng Biên tập bởi: PGS.TS. Nguyễn Hải Thanh Toán Ứng Dụng Biên tập bởi: PGS.TS. Nguyễn Hải Thanh Các tác giả: PGS.TS. Nguyễn Hải Thanh Phiên bản trực tuyến: http://voer.edu.vn/c/197e4e6e MỤC LỤC

Chi tiết hơn

Chương 1:

Chương 1: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN GIÁO TRÌNH SQL (Lưu hành nội bộ) Biên soạn: Trần Nguyên Phong Huế, 2004 MỤC LỤC MỤC LỤC...2 LỜI NÓI ĐẦU...5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SQL...7 1.1 SQL là

Chi tiết hơn

Cách tạo User và Thiết kế Database Cách tạo User và Thiết kế Database Bởi: Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên Cách tạo một User Database Chúng ta có thể tạo m

Cách tạo User và Thiết kế Database Cách tạo User và Thiết kế Database Bởi: Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên Cách tạo một User Database Chúng ta có thể tạo m Cách tạo User và Thiết kế Database Bởi: Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên Cách tạo một User Database Chúng ta có thể tạo một database dễ dàng dùng SQL Server Enterprise bằng cách rightclick lên trên "database"

Chi tiết hơn

Microsoft Word - su_dung_sqlite_voi_php.docx

Microsoft Word - su_dung_sqlite_voi_php.docx Sử dụng SQLite với PHP Cài đặt PHP 5.3.0 kích hoạt SQLite3 Extension theo mặc định. Để vô hiệu hóa nó, bạn sử dụng -- without-sqlite3 tại compile time. Người dùng Windows phải kích hoạt php_sqlite3.dll

Chi tiết hơn

Thực hành hàm kết hợp và gom nhóm Thực hành hàm kết hợp và gom nhóm Bởi: Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên Nhắc lại lý thuyết Hàm kết hợp Hàm count(), min(),

Thực hành hàm kết hợp và gom nhóm Thực hành hàm kết hợp và gom nhóm Bởi: Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên Nhắc lại lý thuyết Hàm kết hợp Hàm count(), min(), Thực hành hàm kết hợp và gom nhóm Bởi: Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên Nhắc lại lý thuyết Hàm kết hợp Hàm count(), min(), max(), sum(), avg() Cú pháp của hàm COUNT : SELECT COUNT(tên_cột) FROM tên_bảng Hàm

Chi tiết hơn

Tìm hiểu ngôn ngữ lập trình Visual Basic Tìm hiểu ngôn ngữ lập trình Visual Basic Bởi: Khuyet Danh Tìm hiểu ngôn ngữ lập trình Visual Basic Tổng quan

Tìm hiểu ngôn ngữ lập trình Visual Basic Tìm hiểu ngôn ngữ lập trình Visual Basic Bởi: Khuyet Danh Tìm hiểu ngôn ngữ lập trình Visual Basic Tổng quan Tìm hiểu ngôn ngữ lập trình Visual Basic Bởi: Khuyet Danh Tổng quan về ngôn ngữ lập trình Visual Basic Visual Basic, con đường nhanh nhất và đơn giản nhất để tạo những ứng dụng cho Microsoft Windows. Bất

Chi tiết hơn

HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN CÔNG NGHỆ CLI

HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN CÔNG NGHỆ CLI HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN CÔNG NGHỆ CLIENT/SERVER VÀ SQL SERVER 1. Thông tin về giáo viên

Chi tiết hơn

Stored Procedures Stored Procedures Bởi: Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên Trong những bài học trước đây khi dùng Query Analyzer chúng ta có thể đặt tên và s

Stored Procedures Stored Procedures Bởi: Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên Trong những bài học trước đây khi dùng Query Analyzer chúng ta có thể đặt tên và s Bởi: Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên Trong những bài học trước đây khi dùng Query Analyzer chúng ta có thể đặt tên và save các nhóm câu lệnh SQL vào một file dưới dạng script để có thể sử dụng trở lại sau này.

Chi tiết hơn

Dãy số thời gian trong việc phân tích và dự đoán thống kê về Du lịch Biên tập bởi: Phan Quán Thành

Dãy số thời gian trong việc phân tích và dự đoán thống kê về Du lịch Biên tập bởi: Phan Quán Thành Dãy số thời gian trong việc phân tích và dự đoán thống kê về Du lịch Biên tập bởi: Phan Quán Thành Dãy số thời gian trong việc phân tích và dự đoán thống kê về Du lịch Biên tập bởi: Phan Quán Thành Các

Chi tiết hơn

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG Bài 5. Kiểu dữ liệu và biểu thức trong C Nội dung 1. Các ki

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG Bài 5. Kiểu dữ liệu và biểu thức trong C Nội dung 1. Các ki TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG Bài 5. Kiểu dữ liệu và biểu thức trong C Nội dung 1. Các kiểu dữ liệu chuẩn trong C 2. Khai báo và khởi tạo biến,

Chi tiết hơn

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÁC SẢN PHẨM CỦA OFFICE 365 Hợp đồng số: 25/KTQD-FPT Cung cấp hệ thống Office trực tuyến và thư điện tử Trường Đại Học Kinh Tế Quốc

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÁC SẢN PHẨM CỦA OFFICE 365 Hợp đồng số: 25/KTQD-FPT Cung cấp hệ thống Office trực tuyến và thư điện tử Trường Đại Học Kinh Tế Quốc HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÁC SẢN PHẨM CỦA OFFICE 365 Hợp đồng số: 25/KTQD-FPT Cung cấp hệ thống Office trực tuyến và thư điện tử Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân. Người hướng dẫn : Đặng Quốc Hưng (FPT-IS HN) Nội

Chi tiết hơn

SQL SQL Bởi: phamgiatien phamthephi SQL MỤC ĐÍCH Giới thiệu một hệ CSDL chuẩn, SQL, các thành phần cơ bản của của nó. YÊU CẦU Hiểu các thành phần cơ b

SQL SQL Bởi: phamgiatien phamthephi SQL MỤC ĐÍCH Giới thiệu một hệ CSDL chuẩn, SQL, các thành phần cơ bản của của nó. YÊU CẦU Hiểu các thành phần cơ b Bởi: phamgiatien phamthephi MỤC ĐÍCH Giới thiệu một hệ CSDL chuẩn,, các thành phần cơ bản của của nó. YÊU CẦU Hiểu các thành phần cơ bản của -92 Hiểu và vận dụng phương pháp "dịch" từ câu vấn tin trong

Chi tiết hơn

Nhập môn Công Nghệ Thông Tin 1

Nhập môn Công Nghệ Thông Tin 1 Nhập môn Công Nghệ Thông Tin 1 Tổng quan bảng tính Phần mềm bảng tính Cấu trúc cơ bản Ứng dụng của bảng tính 12/5/2011 Bộ môn [Tên bộ môn] - Khoa CNTT - ĐH Khoa học tự nhiên 2 Bảng tính (spreadsheet)

Chi tiết hơn

Bài tập chương 1 ngôn ngữ lập trình visual basic Bài tập chương 1 ngôn ngữ lập trình visual basic Bởi: Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên MỤC TIÊU: SAU KHI HO

Bài tập chương 1 ngôn ngữ lập trình visual basic Bài tập chương 1 ngôn ngữ lập trình visual basic Bởi: Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên MỤC TIÊU: SAU KHI HO Bài tập chương 1 ngôn ngữ lập trình visual basic Bởi: Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên MỤC TIÊU: SAU KHI HOÀN THÀNH CÁC BÀI TẬP, NGƯỜI HỌC CÓ THỂ Khai báo các biến thuộc các kiểu dữ liệu cơ bản (byte, integer,

Chi tiết hơn

Chương II - KIẾN TRÚC HỆ ĐIỀU HÀNH

Chương II -  KIẾN TRÚC HỆ ĐIỀU HÀNH I Mục đích HỆ THỐNG TẬP TIN Sau khi học xong chương này, người học nắm được những kiến thức sau: Hiểu các khía cạnh khác nhau của tập tin và cấu trúc thư mục Hiểu các cơ chế quản lý, kiểm soát, bảo vệ

Chi tiết hơn

Thức ăn và nuôi dưỡng bò sữa Biên tập bởi: nguyenxuantrach

Thức ăn và nuôi dưỡng bò sữa Biên tập bởi: nguyenxuantrach Thức ăn và nuôi dưỡng bò sữa Biên tập bởi: nguyenxuantrach Thức ăn và nuôi dưỡng bò sữa Biên tập bởi: nguyenxuantrach Các tác giả: phungquocquang nguyenxuantrach Phiên bản trực tuyến: http://voer.edu.vn/c/a2111257

Chi tiết hơn

NGÔN NGƯ LÂ P TRIǸH Biên tập bởi: nguyenvanlinh

NGÔN NGƯ LÂ P TRIǸH Biên tập bởi: nguyenvanlinh NGÔN NGƯ LÂ P TRIǸH Biên tập bởi: nguyenvanlinh NGÔN NGƯ LÂ P TRIǸH Biên tập bởi: nguyenvanlinh Các tác giả: unknown Phiên bản trực tuyến: http://voer.edu.vn/c/7a0aeef9 MỤC LỤC 1. Tổng quan Ngôn ngữ lập

Chi tiết hơn

BẢO MẬT HỆ THỐNG THÔNG TIN

BẢO MẬT HỆ THỐNG THÔNG TIN Bài thực hành số 8 ORACLE LABEL SECURITY (3) Tóm tắt nội dung: Che dấu cột thông tin chính sách Sử dụng hàm gán nhãn Các view của OLS I. Một số kỹ thuật nâng cao trong OLS A. Lý thuyết 1. Che giấu cột

Chi tiết hơn

Kiểu dữ liệu văn bản Kiểu dữ liệu văn bản Bởi: PGS. TS. NGƯT Phạm Văn Huấn Ngoài những dữ liệu số như các số nguyên, số thực, máy tính còn có thể lưu

Kiểu dữ liệu văn bản Kiểu dữ liệu văn bản Bởi: PGS. TS. NGƯT Phạm Văn Huấn Ngoài những dữ liệu số như các số nguyên, số thực, máy tính còn có thể lưu Bởi: PGS. TS. NGƯT Phạm Văn Huấn Ngoài những dữ liệu số như các số nguyên, số thực, máy tính còn có thể lưu giữ và xử lý những dữ liệu văn bản như những chữ cái, những đoạn văn bản, những chữ số và một

Chi tiết hơn

Kỹ thuật phần mềm ứng dụng

Kỹ thuật phần mềm ứng dụng Viện Đại Học Mở Hà Nội Khoa Công nghệ Điện tử - Thông tin Lập trình ứng dụng Ngôn ngữ SQL Phần 2: Câu truy vấn trên nhiều bảng 1 Lệnh SELECT là một lệnh đa năng để truy vấn dữ liệu trong CSDL. Nó cho phép

Chi tiết hơn

Nhúng mã-cách khai báo biến Nhúng mã-cách khai báo biến Bởi: Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên Nhúng mã javascript trong trang HTML Bạn có thể nhúng JavaScri

Nhúng mã-cách khai báo biến Nhúng mã-cách khai báo biến Bởi: Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên Nhúng mã javascript trong trang HTML Bạn có thể nhúng JavaScri Nhúng mã-cách khai báo biến Bởi: Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên Nhúng mã javascript trong trang HTML Bạn có thể nhúng JavaScript vào một file HTML theo một trong các cách sau đây: Sử dụng các câu lệnh và các

Chi tiết hơn

Slide 1

Slide 1 Bài 2 NHẬP VÀ MỞ CÁC TỆP DỮ LIỆU 1. Khái niệm về biến và các giá trị trong biến 2. Phương pháp định biến trong SPSS 3. Nhập dữ liệu 4. Mở các tệp dữ liệu 5. Hợp nhất các tập dữ liệu (Merge files) 6. Hiệu

Chi tiết hơn

The Total Economic Impact™ Of IBM Security Guardium

The Total Economic Impact™ Of IBM Security Guardium Nghiên cứu Tổng Tác động Kinh tế (Total Economic Impact ) của Forrester do IBM Ủy quyền Tháng 4 năm 2018 Tổng Tác động Kinh tế (Total Economic Impact ) của IBM Security Guardium Các khoản Tiết kiệm Chi

Chi tiết hơn

Các biến và các kiểu dữ liệu trong JavaScript Các biến và các kiểu dữ liệu trong JavaScript Bởi: Hà Nội Aptech Các biến (Variables) Biến là một tham c

Các biến và các kiểu dữ liệu trong JavaScript Các biến và các kiểu dữ liệu trong JavaScript Bởi: Hà Nội Aptech Các biến (Variables) Biến là một tham c Các biến và các kiểu dữ liệu trong JavaScript Bởi: Hà Nội Aptech Các biến (Variables) Biến là một tham chiếu đến một vị trí trong bộ nhớ. Nó dùng để chứa các giá trị có thể thay đổi khi script đang được

Chi tiết hơn

TRƯỜNG Đ CK Joel Murach lay Harris TÜ SACH BẢN QUYỄN FPT Polytechnic P H P v ä MySQL Murach's PHP and MySQL Khởi động nhanh với PHP & MySQL

TRƯỜNG Đ CK Joel Murach lay Harris TÜ SACH BẢN QUYỄN FPT Polytechnic P H P v ä MySQL Murach's PHP and MySQL Khởi động nhanh với PHP & MySQL TRƯỜNG Đ CK.0000071332 Joel Murach lay Harris TÜ SACH BẢN QUYỄN FPT Polytechnic P H P v ä MySQL Murach's PHP and MySQL Khởi động nhanh với PHP & MySQL Học cách xây dựng, kiểm thử, gỡ lãi ứng dụng PHP sử

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Bài giảng môn học THIẾT KẾ & QUẢN LÝ DỰ ÁN CNTT PGS.TS. Nguyễn Văn Định, Khoa CNTT, ĐHNN Hà Nội Chương 2. Thiết kế và quản lý dự án Công nghệ Thông tin Mở đầu. Dự án Công nghệ thông tin, trước hết đó cũng

Chi tiết hơn

TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN HUỆ - HÀ NỘI Mã đề thi 209 ĐỀ THI HỌC KÌ II LỚP 12 NĂM HỌC Môn: Toán Thời gian làm bài: 90 phút (50 câu trắc nghiệ

TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN HUỆ - HÀ NỘI Mã đề thi 209 ĐỀ THI HỌC KÌ II LỚP 12 NĂM HỌC Môn: Toán Thời gian làm bài: 90 phút (50 câu trắc nghiệ TƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN HUỆ - HÀ NỘI Mã đề thi 09 ĐỀ THI HỌC KÌ II LỚP NĂM HỌC 06 07 Môn: Toán Thời gian làm bài: 90 phút (50 câu trắc nghiệm) Câu : Cho hàm số = ( a)( b)( c) có đồ thị ( C ) với a < b

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Cau hoi on tap.doc

Microsoft Word - Cau hoi on tap.doc CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1 1. Dãy nào biểu thị phân lớp của các thuật ngữ, từ nhỏ đến lớn? (a) Cơ sở dữ liệu, bảng, bản ghi, trường (b) Trường, bản ghi, bảng, cơ sở dữ liệu (c) Bản ghi, trường, bảng, cơ sở

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Co so du lieu phan tan - cap nhat

Microsoft Word - Co so du lieu phan tan - cap nhat BM01.QT02/ĐNT-ĐT RƯỜNG ĐH NGOẠI NGỮ - TIN HỌC TP.HCM KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh Phúc 1. Thông tin chung về học phần ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - Tên

Chi tiết hơn

Chương trình dịch

Chương trình dịch TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG Bài 4: Vòng lặp trong C++ (phần 1) Nội dung chính 1. Tại sao cần viết chương trình con? 2. Vòng lặp 3. Ví dụ về vòng lặp dùng biến đếm 4. Ví dụ về vòng lặp dùng điều kiện 5. Biểu thức

Chi tiết hơn

WICELL User Guide Smart Cloud Wicell Controller Standard Version Manual version

WICELL User Guide Smart Cloud Wicell Controller Standard Version Manual version WICELL User Guide Smart Cloud Wicell Controller Standard Version Manual version 1.5.18 Chương 1: Giới Thiệu Chương 2: Gia Nhập Access Point Vào Controller Chương 3: Cài Đặt 3.1. Yêu Cầu Cài Đặt 3.2. Cài

Chi tiết hơn

Công cụ trong VB6 Công cụ trong VB6 Bởi: FPT Software Để tìm hiểu về các công cụ trong VB chúng ta sẽ đề cập tới Add-in Các công cụ trong add-in Trình

Công cụ trong VB6 Công cụ trong VB6 Bởi: FPT Software Để tìm hiểu về các công cụ trong VB chúng ta sẽ đề cập tới Add-in Các công cụ trong add-in Trình Bởi: FPT Software Để tìm hiểu về các công cụ trong VB chúng ta sẽ đề cập tới Add-in Các công cụ trong add-in Trình đóng gói và triển khai ứng dụng Visual Basic cho phép nạp và gỡ bỏ các Add-in dùng để

Chi tiết hơn

Phân tích bài Ý nghĩa Văn chương của Hoài Thanh Hoài Thanh tên thật là Nguyễn Đức Nguyên ( ), quê ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ A

Phân tích bài Ý nghĩa Văn chương của Hoài Thanh Hoài Thanh tên thật là Nguyễn Đức Nguyên ( ), quê ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ A Phân tích bài Ý nghĩa Văn chương của Hoài Thanh Hoài Thanh tên thật là Nguyễn Đức Nguyên (1909 1982), quê ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Ông là một nhà phê bình văn học xuất sắc. Năm 2000,

Chi tiết hơn

2018 Nhận xét, phân tích, góp ý cho Chương trình môn Tin học trong Chương trình Giáo dục Phổ thông mới

2018 Nhận xét, phân tích, góp ý cho Chương trình môn Tin học trong Chương trình Giáo dục Phổ thông mới 2018 Nhận xét, phân tích, góp ý cho Chương trình môn Tin học trong Chương trình Giáo dục Phổ thông mới Nhận xét, phân tích, góp ý cho CT môn Tin học trong CT GDPT mới Bùi Việt Hà Nhiều bạn bè, giáo viên

Chi tiết hơn

Nội dung chương 3 IT1110 Tin học đại cương Phần I: Tin học căn bản Chương 3: Hệ thống máy tính 3.1. Giới thiệu 3.2. Chức năng và các thành phần của má

Nội dung chương 3 IT1110 Tin học đại cương Phần I: Tin học căn bản Chương 3: Hệ thống máy tính 3.1. Giới thiệu 3.2. Chức năng và các thành phần của má Nội dung chương 3 IT1110 Tin học đại cương Phần I: Tin học căn bản Chương 3: Hệ thống máy tính 3.1. Giới thiệu 3.2. Chức năng và các thành phần của máy tính 3.3. Liên kết hệ thống 3.4. Hoạt động của máy

Chi tiết hơn

Like fanpage của chúng tôi để cập nhật nhiều đề thi thử hơn qua Facebook : Website Đề Thi Thử T

Like fanpage của chúng tôi để cập nhật nhiều đề thi thử hơn qua Facebook : Website Đề Thi Thử T Like fanpage của chúng tôi để cập nhật nhiều đề thi thử hơn qua Facebook : http://facebookcom/dethithunet BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THAM KHẢO (Đề gồm 6 trang) KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA 7 Bài

Chi tiết hơn

Bài 1: (25 điểm)

Bài 1: (25 điểm) Chương Trình Giảng Dạy Kinh tế Fulbright Học kỳ Thu năm 014 Các Phương Pháp Phân Tích Định Lượng ĐÁP ÁN BÀI TẬP 1 THỐNG KÊ MÔ TẢ Ngày Phát: Thứ ba 30/09/014 Ngày Nộp: Thứ ba 07/10/014 Bản in nộp lúc 8h0

Chi tiết hơn

ITS Project

ITS Project 1 ITS Project 1. Tổng quan 1.1 Giới thiệu TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT Far Eastern Apparel ITS Website được xây dựng dựa trên mục đích số hóa quá trình đăng ký giấy tờ hiện đang được lưu hành và sử dụng

Chi tiết hơn

Hướng dẫn bắt đầu sử dụng mozabook mozabook 2 Cài đặt, bắt đầu, Bản đồ màn hình Mở ấn phẩm, Nhập PDF và PPT Dẫn đường, Cập nhật ấn phẩm Ấn phẩm mới Nộ

Hướng dẫn bắt đầu sử dụng mozabook mozabook 2 Cài đặt, bắt đầu, Bản đồ màn hình Mở ấn phẩm, Nhập PDF và PPT Dẫn đường, Cập nhật ấn phẩm Ấn phẩm mới Nộ Hướng dẫn bắt đầu sử dụng mozabook mozabook Cài đặt, bắt đầu, Bản đồ màn hình Mở ấn phẩm, Nhập PDF và PPT Dẫn đường, Cập nhật ấn phẩm Ấn phẩm mới Nội dung thêm Bổ sung năng động Cảnh và video D, Lớp Công

Chi tiết hơn

Kỹ năng tạo ảnh hưởng đến người khác (Cẩm nang quản lý hiệu quả) Roy Johnson & John Eaton Chia sẽ ebook : Tham gia cộn

Kỹ năng tạo ảnh hưởng đến người khác (Cẩm nang quản lý hiệu quả) Roy Johnson & John Eaton Chia sẽ ebook :   Tham gia cộn Kỹ năng tạo ảnh hưởng đến người khác (Cẩm nang quản lý hiệu quả) Roy Johnson & John Eaton Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/ Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree

Chi tiết hơn

OpenStax-CNX module: m Giới thiệu về ngôn ngữ C và môi trường turbo C 3.0 ThS. Nguyễn Văn Linh This work is produced by OpenStax-CNX and licens

OpenStax-CNX module: m Giới thiệu về ngôn ngữ C và môi trường turbo C 3.0 ThS. Nguyễn Văn Linh This work is produced by OpenStax-CNX and licens OpenStax-CNX module: m30475 1 Giới thiệu về ngôn ngữ C và môi trường turbo C 3.0 ThS. Nguyễn Văn Linh This work is produced by OpenStax-CNX and licensed under the Creative Commons Attribution License 3.0

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Co so du lieu - cap nhat

Microsoft Word - Co so du lieu - cap nhat BM01.QT02/ĐNT-ĐT TRƯỜNG ĐH NGOẠI NGỮ - TIN HỌC TP.HCM KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh Phúc 1. Thông tin chung về học phần ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - Tên

Chi tiết hơn

THƯ VIỆN TRUNG TÂM ĐHQG-HCM PHÒNG PHỤC VỤ ĐỘC GIẢ * I. CỔNG TRA CỨU & TRUY CẬP TÀI LIỆU KHOA HỌC 3 I. MỤC LỤC TRỰC TUYẾN TVTT Tìm lướt:

THƯ VIỆN TRUNG TÂM ĐHQG-HCM PHÒNG PHỤC VỤ ĐỘC GIẢ * I. CỔNG TRA CỨU & TRUY CẬP TÀI LIỆU KHOA HỌC 3 I. MỤC LỤC TRỰC TUYẾN TVTT Tìm lướt: THƯ VIỆN TRUNG TÂM ĐHQG-HCM PHÒNG PHỤC VỤ ĐỘC GIẢ * I. CỔNG TRA CỨU & TRUY CẬP TÀI LIỆU KHOA HỌC 3 I. MỤC LỤC TRỰC TUYẾN TVTT... 8 1. Tìm lướt:... 8 2. Tìm nâng cao:... 13 3. Tìm mở rộng:... 17 III. TIỆN

Chi tiết hơn

KẾ HOẠCH THỰC TẬP CƠ SỞ DỮ LIỆU I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU Mục đích: Giúp sinh viên rèn luyện các kỹ năng về xây dựng cơ sở dữ liệu, cài đặt, quản trị, thao

KẾ HOẠCH THỰC TẬP CƠ SỞ DỮ LIỆU I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU Mục đích: Giúp sinh viên rèn luyện các kỹ năng về xây dựng cơ sở dữ liệu, cài đặt, quản trị, thao KẾ HOẠCH THỰC TẬP CƠ SỞ DỮ LIỆU I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU Mục đích: Giúp sinh viên rèn luyện các kỹ năng về xây dựng cơ sở dữ liệu, cài đặt, quản trị, thao tác và lập trình cơ sở dữ liệu. Vận dụng các kiến

Chi tiết hơn

Lập trình cấu trúc trong Visual Basic Lập trình cấu trúc trong Visual Basic Bởi: Nguyễn Sơn Học xong chương này, sinh viên phải nắm bắt được các vấn đ

Lập trình cấu trúc trong Visual Basic Lập trình cấu trúc trong Visual Basic Bởi: Nguyễn Sơn Học xong chương này, sinh viên phải nắm bắt được các vấn đ Lập trình cấu trúc trong Visual Basic Bởi: Nguyễn Sơn Học xong chương này, sinh viên phải nắm bắt được các vấn đề sau: - Sử dụng môi trường lập trình VB để viết mã lệnh. - Các kiểu dữ liệu trong VB. -

Chi tiết hơn

Các Vấn Đề Cơ Sở Của Khoa Học Máy Tính Th.S GVC Tô Oai Hùng BAØI TAÄP CHÖÔNG 1 1. Viết giải thuật để mô tả thói quen mỗi buổi sáng của bạn, từ lúc ngh

Các Vấn Đề Cơ Sở Của Khoa Học Máy Tính Th.S GVC Tô Oai Hùng BAØI TAÄP CHÖÔNG 1 1. Viết giải thuật để mô tả thói quen mỗi buổi sáng của bạn, từ lúc ngh BAØI TAÄP CHÖÔNG 1 1. Viết giải thuật để mô tả thói quen mỗi buổi sáng của bạn, từ lúc nghe chuông đồng hồ báo thức cho đến lúc bạn rời khỏi nhà để đi làm hay đi học. 2. Viết giải thuật tính để căn bậc

Chi tiết hơn

Chuyển đổi tương tự - số photonic bằng cách dùng buồng cộng hưởng Fabry- Perot phi tuyến Chuyển đổi tương tự - số song song về mặt không gian được đề

Chuyển đổi tương tự - số photonic bằng cách dùng buồng cộng hưởng Fabry- Perot phi tuyến Chuyển đổi tương tự - số song song về mặt không gian được đề Chuyển đổi tương tự - số photonic bằng cách dùng buồng cộng hưởng Fabry- Perot phi tuyến Chuyển đổi tương tự - số song song về mặt không gian được đề xuất với buồng cộng hưởng Fabry- Perot phi tuyến được

Chi tiết hơn

Modbus RTU - Modbus TCP/IP Converter

Modbus RTU - Modbus TCP/IP Converter BỘ CHUYỂN ĐỔI MODBUS RTU - MODBUS TCP/IP 1/20/2019 Hướng dẫn sử dụng CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP KỸ THUẬT ẤN TƯỢNG Địa chỉ: 60 Đường số 1 P.Tân Thành Q.Tân Phú Tp.HCM Việt Nam Phone: 028.3842.5226 (Phím

Chi tiết hơn

Co s? d? li?u (Database)

Co s? d? li?u (Database) Cơ sở dữ liệu (Database) Giảng viên: ThS Lê Văn Tấn Khoa Công nghệ thông tin - Đại học Vinh Các nội dung chính Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU Chương 2: MÔ HÌNH DỮ LIỆU QUAN HỆ Chương 3: NGÔN NGỮ

Chi tiết hơn

Hệ điều hành Bài tập tuần 6 1 Quản lý bộ nhớ Bài tập 1 : Xem thông tin bộ nhớ 1. Sử dụng top, ps đọc thông tin về kích thước vùng nhớ của 1 tiến trình

Hệ điều hành Bài tập tuần 6 1 Quản lý bộ nhớ Bài tập 1 : Xem thông tin bộ nhớ 1. Sử dụng top, ps đọc thông tin về kích thước vùng nhớ của 1 tiến trình Hệ điều hành Bài tập tuần 6 1 Quản lý bộ nhớ Bài tập 1 : Xem thông tin bộ nhớ 1. Sử dụng top, ps đọc thông tin về kích thước vùng nhớ của 1 tiến trình? 2. Tìm hiểu các thông tin hiển thị bởi các lệnh sau?

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Tailieu win2003.doc

Microsoft Word - Tailieu win2003.doc Bài 9 ACTIVE DIRECTORY Tóm tắt Lý thuyết 4 tiết - Thực hành 8 tiết Mục tiêu Các mục chính Bài tập bắt Bài tập làm buộc thêm Kết thúc bài học này cung cấp học viên kiến thức về hệ thống Active Directory

Chi tiết hơn

Giới thiệu về ADO.NET Giới thiệu về ADO.NET Bởi: phamvanviet truonglapvy Trong thực tế, có rất nhiều ứng dụng cần tương tác với cơ sở dữ liệu..net Fra

Giới thiệu về ADO.NET Giới thiệu về ADO.NET Bởi: phamvanviet truonglapvy Trong thực tế, có rất nhiều ứng dụng cần tương tác với cơ sở dữ liệu..net Fra Bởi: phamvanviet truonglapvy Trong thực tế, có rất nhiều ứng dụng cần tương tác với cơ sở dữ liệu..net Framework cung cấp một tập các đối tượng cho phép truy cập vào cơ sở dữ liệu, tập các đối tượng này

Chi tiết hơn

000.Bia

000.Bia CÔNG TY CP PHẦN MỀM QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP FAST SOFTWARE COMPANY Phần mềm kế toán cho doanh nghiệp vừa và nhỏ GIỚI THIỆU CÔNG TY Tên công ty Tên tiếng Anh Tên giao dịch Ngày thành lập Đội ngũ Lĩnh vực hoạt

Chi tiết hơn

Lớp đối tượng trong.net Framework Lớp đối tượng trong.net Framework Bởi: Khuyet Danh Trong chương này chúng ta sẽ tìm hiểu các lớp cơ sở mà.net cung c

Lớp đối tượng trong.net Framework Lớp đối tượng trong.net Framework Bởi: Khuyet Danh Trong chương này chúng ta sẽ tìm hiểu các lớp cơ sở mà.net cung c Lớp đối tượng trong.net Framework Bởi: Khuyet Danh Trong chương này chúng ta sẽ tìm hiểu các lớp cơ sở mà.net cung cấp, các lớp này đơn giản giúp chúng ta thực hiện tốt các thao tác nhập uất, các thao

Chi tiết hơn

Thực hành trên Rose Thực hành trên Rose Bởi: Đoàn Văn Ban Xây dựng biểu đồ thành phần + Tạo lập mới hoặc mở một biểu đồ thành phần đã được tạo lập trư

Thực hành trên Rose Thực hành trên Rose Bởi: Đoàn Văn Ban Xây dựng biểu đồ thành phần + Tạo lập mới hoặc mở một biểu đồ thành phần đã được tạo lập trư Bởi: Đoàn Văn Ban Xây dựng biểu đồ thành phần + Tạo lập mới hoặc mở một biểu đồ thành phần đã được tạo lập trước, + Bổ sung, loại bỏ các thành phần, + Đặc tả chi tiết các thành phần: gán Stereotype, chọn

Chi tiết hơn

HỘI THI TIN HỌC TRẺ TỈNH AN GIANG ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI LÝ THUYẾT BẢNG A - KHỐI TIỂU HỌC Khóa ngày: Thời gian : 20 phút (không kể thời gian

HỘI THI TIN HỌC TRẺ TỈNH AN GIANG ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI LÝ THUYẾT BẢNG A - KHỐI TIỂU HỌC Khóa ngày: Thời gian : 20 phút (không kể thời gian ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI LÝ THUYẾT BẢNG A - KHỐI TIỂU HỌC Thời gian : 0 phút (không kể thời gian phát đề) SBD:...PHÒNG :... ĐỀ A Các câu hỏi dưới đây để trắc nghiệm kiến thức cơ bản về Tin học, về hệ điều

Chi tiết hơn

GV NGUYỄN KHẮC HƯỞNG ĐỀ SỐ 120 (Đề thi có 5 trang) ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2017 Môn thi: TOÁN Thời gian làm bài: 90 phút. Họ và tên thí sinh:

GV NGUYỄN KHẮC HƯỞNG ĐỀ SỐ 120 (Đề thi có 5 trang) ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2017 Môn thi: TOÁN Thời gian làm bài: 90 phút. Họ và tên thí sinh: GV NGUYỄN KHẮC HƯỞNG ĐỀ SỐ 10 (Đề thi có 5 trang ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 017 Môn thi: TOÁN Thời gian làm bài: 90 phút Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Mã đề thi Câu 1 Với giá trị nào của m thì đồ thị

Chi tiết hơn

Chương trình dịch

Chương trình dịch CHƯƠNG TRÌNH DỊCH BÀI 1: NHẬP MÔN Nội dung 1. Giới thiệu môn học 2. Khái niệm chương trình dịch 3. Cấu trúc một chương trình dịch 4. Hệ thống dịch vs Chương trình dịch 5. Chương trình dịch trong thực tế

Chi tiết hơn

Đề thi thử THPT Quốc Gia 2019 môn Toán Trường THPT Chuyên ĐH Vinh - Nghệ An - Lần 1

Đề thi thử THPT Quốc Gia 2019 môn Toán Trường THPT Chuyên ĐH Vinh - Nghệ An - Lần 1 SỞ GD & ĐT TỈNH NGHỆ AN TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐH VINH (Đề thi có trang) ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 9 Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN Môn thi thành phần: TOÁN HỌC Thời gian làm bài: 5 phút, hông ể thời gian phát

Chi tiết hơn

Microsoft Word - 2- Giai phap han che su phu thuoc kinh te vao Trung Quoc.doc

Microsoft Word - 2- Giai phap han che su phu thuoc kinh te vao Trung Quoc.doc CÁC KỊCH BẢN CÓ THỂ XẢY RA TRONG QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC - GIẢI PHÁP HẠN CHẾ SỰ PHỤ THUỘC KINH TẾ VÀO TRUNG QUỐC Bài tổng thuật này sử dụng các nguồn tư liệu từ các báo cáo nghiên cứu đã

Chi tiết hơn

Microsoft Word - PhuongThuy-Mang_van_hoc_tren_bao_Song.doc

Microsoft Word - PhuongThuy-Mang_van_hoc_tren_bao_Song.doc MẢNG VĂN HỌC TRÊN BÁO SỐNG Nguyễn Thị Phương Thúy Sự sinh thành và phát triển của văn học quốc ngữ Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX gắn liền với một nền báo chí non trẻ mà sôi động. Báo chí khép lại một thời kì

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Muc dich mon hoc.doc

Microsoft Word - Muc dich mon hoc.doc HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA TRUYỀN THÔNG VÀ VĂN HOÁ ĐỐI NGOẠI ---------------------- MỤC ĐÍCH, NỘI DUNG MÔN HỌC * KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG 1. Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin: (8 đvht)

Chi tiết hơn

Đề toán thi thử THPT chuyên Hùng Vương tỉnh Bình Dương năm 2018

Đề toán thi thử THPT chuyên Hùng Vương tỉnh Bình Dương năm 2018 SỞ GD-ĐT BÌNH DƯƠNG ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 5 MÔN TOÁN TRƯỜNG CHUYÊN HÙNG VƯƠNG NĂM HỌC 07-08 Thời gian làm bài: 90 phút. Mã đề: 4 Đề gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm. Câu. Gọi x 0 là nghiệm dương lớn nhất

Chi tiết hơn

TCVN 11391:2016 MỤC LỤC 1 Phạm vi áp dụng Tài liệu viện dẫn Thuật ngữ, định nghĩa và các từ viết tắt Thuật ngữ và định nghĩa...

TCVN 11391:2016 MỤC LỤC 1 Phạm vi áp dụng Tài liệu viện dẫn Thuật ngữ, định nghĩa và các từ viết tắt Thuật ngữ và định nghĩa... MỤC LỤC 1 Phạm vi áp dụng... 7 2 Tài liệu viện dẫn... 8 3 Thuật ngữ, định nghĩa và các từ viết tắt... 9 3.1 Thuật ngữ và định nghĩa... 17 3.2 Từ viết tắt... 17 4, sự phù hợp và mức toàn vẹn về an toàn

Chi tiết hơn

(Tái bản lần thứ hai)

(Tái bản lần thứ hai) (Tái bản lần thứ hai) 2 MỤC LỤC PHẦN 1. LẬP TRÌNH 2D VỚI SCRATCH...7 LỜI NÓI ĐẦU...5 Mô đun 1. BẮT ĐẦU VỚI SCRATCH...9 1. Dự án...9 2. Giao diện...10 3. Lập trình...12 4. Khối lệnh (Block)...14 5. Biên

Chi tiết hơn

SỞ GD& ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT HÀ HUY TẬP I. Đọc hiểu (3,0 điểm) KỲ THI KHẢO SÁT KÌ I NĂM HỌC ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN- LỚP 10 Thời gian làm bài:

SỞ GD& ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT HÀ HUY TẬP I. Đọc hiểu (3,0 điểm) KỲ THI KHẢO SÁT KÌ I NĂM HỌC ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN- LỚP 10 Thời gian làm bài: SỞ GD& ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT HÀ HUY TẬP I. Đọc hiểu (3,0 điểm) KỲ THI KHẢO SÁT KÌ I NĂM HỌC 2016-2017 ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN- LỚP 10 Thời gian làm bài: 120 phút Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu

Chi tiết hơn

Lớp đối tượng String Lớp đối tượng String Bởi: Khuyet Danh Ngôn ngữ C# hỗ trợ khá đầy đủ các chức năng của kiểu chuỗi mà chúng ta có thể thấy được ở c

Lớp đối tượng String Lớp đối tượng String Bởi: Khuyet Danh Ngôn ngữ C# hỗ trợ khá đầy đủ các chức năng của kiểu chuỗi mà chúng ta có thể thấy được ở c Bởi: Khuyet Danh Ngôn ngữ C# hỗ trợ khá đầy đủ các chức năng của kiểu chuỗi mà chúng ta có thể thấy được ở các ngôn ngữ lập trình cấp cao khác. Điều quan trọng hơn là ngôn ngữ C# xem những chuỗi như là

Chi tiết hơn

GV NGUYỄN KHẮC HƯỞNG ĐỀ SỐ 13 (Đề thi có 5 trang) ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2017 Môn thi: TOÁN Thời gian làm bài: 90 phút. Họ và tên thí sinh:

GV NGUYỄN KHẮC HƯỞNG ĐỀ SỐ 13 (Đề thi có 5 trang) ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2017 Môn thi: TOÁN Thời gian làm bài: 90 phút. Họ và tên thí sinh: GV NGUYỄN KHẮC HƯỞNG ĐỀ SỐ (Đề thi có 5 trang) ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 07 Môn thi: TOÁN Thời gian làm bài: 90 phút. Họ và tên thí sinh:.................................... Số báo danh:.........................................

Chi tiết hơn

Bảo tồn văn hóa

Bảo  tồn  văn  hóa 1 Bảo tồn văn hóa. Dương Đình Khuê Một trong số những bận tâm của kiều bào là e rằng chẳng bao lâu nữa người Việt ở hải ngoại sẽ vong bản. Thực ra cũng có một số người chủ trương rằng nhập gia phải tùy

Chi tiết hơn

ThemeGallery PowerTemplate

ThemeGallery PowerTemplate Academy Of Finance Internet & Thương Mại Điện Tử Hà Văn Sang Academy Of Finance CHƯƠNG 3 AN NINH BẢO MẬT 2 Nội dung 1. Các vấn đề an ninh trực tuyến 2. An ninh cho máy khách 3. An ninh cho kênh giao tiếp

Chi tiết hơn

Microsoft Word - mot_so_tool_trong_android.docx

Microsoft Word - mot_so_tool_trong_android.docx Tool trong Android ác Tool trong Android giúp bạn tạo ứng dụng mạnh mẽ và có tính tương tác cao cho Android Platform. Các Tool này có thể chia thành hai loại: SDK tools Platform tools SDK tool trong Android

Chi tiết hơn

Kiến trúc tập lệnh1

Kiến trúc tập lệnh1 Kiến trúc tập lệnh1 Nội dung Xem lại cách thực thi một chương trình Phân loại lệnh trong MIPS Truy cập bộ nhớ trong MIPS Chi tiết về các toán tử Add, sub, etc. Chi tiết về các lệnh chuyển đổi dữ liệu Load,

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Day_lop_4_P1.doc

Microsoft Word - Day_lop_4_P1.doc Dự Án Phát Triển Giáo Viên Tiểu Học GIÁO TRÌNH Dạy Học Lớp 4 Theo Chương Trình Tiểu Học Mới Ebook.moet.gov.vn, 2008 Tiếng Việt A. Tổng quan về tiểu mô-đun 1. Mục tiêu của tiểu mô-đun Học xong tiểu môđun

Chi tiết hơn

Easy UI Solution 3 Hướng dẫn sử dụng

Easy UI Solution 3 Hướng dẫn sử dụng Adobe và PostScript là những nhãn hiệu của Adobe Systems Incorporated. Tên của công ty khác và tên nhãn hiệu sản phẩm nói chung là tên thương mại của công ty, thương hiệu và thương hiệu đã đăng ký nói

Chi tiết hơn

Ch­ng I

Ch­ng I UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI SỞ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ CÔNG TY CỔ PHẦN S.I.S VIỆT NAM (S.I.S VIETNAM JSC) Giáo trình PHẦN MỀM KẾ TOÁN MÁY SAS INNOVA OPEN 2016 SMART INNOVATION HÀ NỘI - 2016 MỤC LỤC Chương

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Huong dan su dung Mailchimp.docx

Microsoft Word - Huong dan su dung Mailchimp.docx Đăng ký Đầu tiên, bạn truy cập tại địa chỉ http://mailchimp.com/ Chọn Sign Up Free để có thể sử dụng tài khoản miễn phí. Với Mail Chimp, bạn có thể gửi tối đa 12.000 email cho tối đa 2.000 khách hàng trong

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Authpaper_ICO_2019.docx

Microsoft Word - Authpaper_ICO_2019.docx Abstract I Sách trắng 2019 1 Mục lục 1. TÓM TẮT 2 2. TÓM TẮT HOẠT ĐỘNG 3 3. BỐI CẢNH - VẤM ĐỀ CHÚNG TÔI NHÌN RA 4 3.1 GIẢ MẠO VÀ GIẤY CHỨNG NHẬN 5 3.2 CUNG CẤP DỮ LIỆU SỐ KHỔNG LỒ 8 4. NỀN TẢNG PHÂN PHỐI

Chi tiết hơn

Slide 1

Slide 1 TIN VĂN PHÒNG Chủ đề: Microsoft Office Nội dung Macro Một số kiến thức VBA cơ bản Kiểu dữ liệu Khai báo biến Lệnh vào/ra dữ liệu Viết thử một hàm với VBA 2 Macro 3 Macro Tính năng cao cấp, cho phép chúng

Chi tiết hơn

PowerPoint Template

PowerPoint  Template Mô hình dữ liệu quan hệ Phần 1 Nội dung chính Giới thiệu về Mô hình dữ liệu Tổng quan về Mô hình dữ liệu quan hệ 2 2/19 Tổng quan về Mô hình dữ liệu 3/19 Mô hình dữ liệu là gì? Mô hình dữ liệu (Data Model)

Chi tiết hơn

CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TÍCH CỰC

CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TÍCH CỰC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ HỌC LÀM THẾ NÀO ĐỂ HỌC TỐT? Có động cơ học tập Có mục đích học tập Có nguyên tắc học tập Có kế hoạch học tập Có phương pháp học tập Có những điều kiện học tập ĐỐI TƯỢNG HOẠT ĐỘNG

Chi tiết hơn

Trường Tiểu Học Ray M. Schmitt Phục Vụ từ Mẫu Giáo đến hết Lớp Năm 7200 Trask Avenue Westminster, CA (714) Hiệu Trưởng Jerry Gargus Học

Trường Tiểu Học Ray M. Schmitt Phục Vụ từ Mẫu Giáo đến hết Lớp Năm 7200 Trask Avenue Westminster, CA (714) Hiệu Trưởng Jerry Gargus Học Tiểu Ray M. Schmitt Phục Vụ từ Mẫu Giáo đến hết Lớp Năm 7200 Trask Avenue Westminster, CA 92683 (714) 894-7264 Hiệu Trưởng Jerry Gargus Westminster Thành Tích Tập Cao Cho Tất Cả Sinh www.wsd.k12.ca.us

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRUNG TÂM LUYỆN THI THỦ KHOA Hồ Chí Minh - Năm

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRUNG TÂM LUYỆN THI THỦ KHOA Hồ Chí Minh - Năm BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRUNG TÂM LUYỆN THI THỦ KHOA Hồ Chí Minh - Năm wwwluyenthithukhoavn PHƯƠNG PHÁP NHÂN LIÊN HỢP PHẦN : XÁC ĐỊNH SỐ NGHIỆM CỦA PHƯƠNG TRÌNH Việc biết một phương trình có bao nhiêu nghiệm,

Chi tiết hơn

Mười Vạn Câu Hỏi Vì Sao?: Toán Học Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Mười Vạn Câu Hỏi Vì Sao?: Toán Học Chia sẽ ebook :   Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : Mười Vạn Câu Hỏi Vì Sao?: Toán Học Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/ Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree Cộng đồng Google :http://bit.ly/downloadsach

Chi tiết hơn

10. CTK tin chi - KE TOAN.doc

10. CTK tin chi - KE TOAN.doc BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập do Hạnh phúc CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC (Ban hành kèm theo Quyết định số 91/QĐ CĐCT ngày 18

Chi tiết hơn

Chương 4 : Sử dụng Hàm(Function) Chương 4 : Sử dụng Hàm(Function) Bởi: Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên Hàm (Function) được xem như là những công thức định

Chương 4 : Sử dụng Hàm(Function) Chương 4 : Sử dụng Hàm(Function) Bởi: Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên Hàm (Function) được xem như là những công thức định Chương 4 : Sử dụng Hàm(Function) Bởi: Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên Hàm (Function) được xem như là những công thức định sẵn nhằm thực hiện các yêu cầu tính toán chuyên biệt. Trên ô thực hiện, hàm sẽ cho kết

Chi tiết hơn

NGHỆ THUẬT DIONYSOS NHƯ MỘT DIỄN NGÔN TRONG THƠ THANH TÂM TUYỀN Trần Thị Tươi 1 Tóm tắt Là một trong những thành viên trụ cột của nhóm Sáng Tạo những

NGHỆ THUẬT DIONYSOS NHƯ MỘT DIỄN NGÔN TRONG THƠ THANH TÂM TUYỀN Trần Thị Tươi 1 Tóm tắt Là một trong những thành viên trụ cột của nhóm Sáng Tạo những NGHỆ THUẬT DIONYSOS NHƯ MỘT DIỄN NGÔN TRONG THƠ THANH TÂM TUYỀN Trần Thị Tươi 1 Tóm tắt Là một trong những thành viên trụ cột của nhóm Sáng Tạo những năm 50-60 của thế kỷ XX, có thể xem Thanh Tâm Tuyền

Chi tiết hơn

03. CTK tin chi - CONG NGHE KY THUAT CO KHI.doc

03. CTK tin chi - CONG NGHE KY THUAT CO KHI.doc BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập do Hạnh phúc CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC (Ban hành kèm theo Quyết định số 91/QĐ CĐCT ngày 18

Chi tiết hơn

10 Vạn Câu Hỏi Vì Sao - Tin Học

10 Vạn Câu Hỏi Vì Sao - Tin Học Mười vạn câu hỏi vì sao là bộ sách phổ cập khoa học dành cho lứa tuổi thanh, thiếu niên. Bộ sách này dùng hình thức trả lời hàng loạt câu hỏi "Thế nào?", "Tại sao?" để trình bày một cách đơn giản, dễ hiểu

Chi tiết hơn

Microsoft Word - jsp_syntax.docx

Microsoft Word - jsp_syntax.docx Cú pháp trong JSP Chương này trình bày về cú pháp đơn giản (ví dụ: các phần tử) liên quan tới lập trình JSP. Scriptlet trong JSP Scriptlet có thể chứa bất kỳ số lượng lệnh, biến, khai báo phương thức hoặc

Chi tiết hơn

CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ (NGUYỄN TUÂN) I. Kiến thức cơ bản: 1. Tác giả: ( Kết hợp với đề: Anh ( chị) hãy nêu những nét chính trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễ

CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ (NGUYỄN TUÂN) I. Kiến thức cơ bản: 1. Tác giả: ( Kết hợp với đề: Anh ( chị) hãy nêu những nét chính trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễ CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ (NGUYỄN TUÂN) I. Kiến thức cơ bản: 1. Tác giả: ( Kết hợp với đề: Anh ( chị) hãy nêu những nét chính trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân ) -Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn của văn học

Chi tiết hơn

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 05 trang) KỲ KHẢO SÁT KIẾN THỨC THPT LẦN 1 NĂM HỌC MÔN: TOÁN - LỚP 12 Thời gian làm bài: 90 phút

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 05 trang) KỲ KHẢO SÁT KIẾN THỨC THPT LẦN 1 NĂM HỌC MÔN: TOÁN - LỚP 12 Thời gian làm bài: 90 phút SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 0 trang) KỲ KHẢO SÁT KIẾN THỨC THPT LẦN NĂM HỌC 08-09 MÔN: TOÁN - LỚP Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề Mã đề: 0 Câu : Khẳng định nào dưới

Chi tiết hơn

XJ-UT311WN_XJ-UT351WN

XJ-UT311WN_XJ-UT351WN MÁY CHIẾU DỮ LIỆU VI Hướng Dẫn Chức Năng Mạng Phải đọc Phòng Ngừa An Toàn và Biện Pháp Phòng Ngừa khi Vận Hành trong tài liệu Hướng Dẫn Người Sử Dụng, và chắc chắn rằng bạn phải sử dụng sản phẩm này đúng

Chi tiết hơn

Microsoft PowerPoint - Chuong_06.ppt

Microsoft PowerPoint - Chuong_06.ppt Nội dung trình bày Chương 6 Ràng buộc toàn vẹn (Integrity Constraint) Giới thiệu Các yếu tố của RBV Phân loại RBV Cài đặt RBV Giới thiệu RBV Các điều kiện mọi trạng thái của quan hệ đều phải thỏa ở bất

Chi tiết hơn

8/22/2016 TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI HANOI UNIVERSITY OF SCIENCE AND TECHNOLOGY Nội dung lý thuyết Phần 1 Nhập môn và các kỹ năng Bài 1 Giới thiệ

8/22/2016 TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI HANOI UNIVERSITY OF SCIENCE AND TECHNOLOGY Nội dung lý thuyết Phần 1 Nhập môn và các kỹ năng Bài 1 Giới thiệ TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI HANOI UNIVERSITY OF SCIENCE AND TECHNOLOGY Nội dung lý thuyết Phần 1 Nhập môn và các kỹ năng Bài 1 Giới thiệu chung ngành CNTT&TT BÀI 8 CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP Viện Công nghệ

Chi tiết hơn

Phương pháp biểu diễn thuật toán Phương pháp biểu diễn thuật toán Bởi: Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên Khi chứng minh hoặc giải một bài toán trong toán học

Phương pháp biểu diễn thuật toán Phương pháp biểu diễn thuật toán Bởi: Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên Khi chứng minh hoặc giải một bài toán trong toán học Phương pháp biểu diễn thuật toán Bởi: Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên Khi chứng minh hoặc giải một bài toán trong toán học, ta thường dùng những ngôn từ toán học như : "ta có", "điều phải chứng minh", "giả

Chi tiết hơn

Chương 1:

Chương 1: GIÁO TRÌNH CẤU TRÚC DỮ LIỆU - 2003 - Lời nói đầu Cấu trúc dữ liệu là môn học chính yếu của chuyên ngành Công nghệ thông tin, là kiến thức nền tảng cho những người lập trình. Nhằm xây dựng một giáo trình

Chi tiết hơn