Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam trong 10 năm qua Quan hệ Việt - Trung trong 10 năm qua đã bước vào thời kỳ phát triển mới, từ định ra khu

Tài liệu tương tự
ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XV

Microsoft Word - 2- Giai phap han che su phu thuoc kinh te vao Trung Quoc.doc

ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2018, TÌNH HÌNH NHỮNG THÁNG ĐẦU NĂM 2019 VÀ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM THỜI GIAN TỚI (Báo

Khái quát chung về tình hình kinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang Khái quát chung về tình hình kinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang Bởi: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Vị

Microsoft Word - Tom tat luan an chinh thuc.doc

SỞ GD&ĐT LONG AN

Kinh tế xã hội khu vực biên giới và sự phát triển du lịch vùng Bảy Núi

Phong thủy thực dụng

ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO: RA SỨC PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI NĂM NĂM BẢN LỀ CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM Ngô

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ NGỌC NGA HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC NÔNG N

Microsoft Word - WDRMainMessagesTranslatedVChiedit.docx

Microsoft Word - _BT1_ 35. THS TRAN HUU HIEP_MOT SO VAN DE VE PHAT TRIEN VUNG VA LIEN KET VUNG DBSCL.doc

Làng nghề gỗ trong bối cảnh hội nhập Thực trạng và lựa chọn về chính sách để phát triển bền vững Tô Xuân Phúc Đặng Việt Quang Nguyễn Tôn Quyền Cao Thị

TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN NÔNG NGHIỆP TÂY BẮC: NHẬN DIỆN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Tha

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

Báo cáo Thị trường Thép Ngày: 07/03/2018 Tiêu điểm: + Giá quặng sắt giao dịch ổn định trong thời gian thị trường Trung Quốc nghỉ lễ Tết Âm lịch + Bộ T

Bao cao VBiS 6 thang dau nam 2014

Kyyeu hoithao vung_bong 2_Layout 1.qxd

EP Resolution on PCA - VN

Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông t

BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN Tháng

BÁO CÁO Về thực trạng và giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam PHẦN I Tổng quan về công nghiệp hỗ trợ Việt Nam I. Vai trò của công

Việt Nam Dân số: 86,9 triệu Tỷ lệ tăng trưởng dân số: 1,0% GDP (PPP, tỷ USD): 278,6 GDP bình quân đầu người (PPP, USD): Diện tích: km2 T

Số 298 (6.916) Thứ Tư, ngày 25/10/ Phấn đấu đưa kim ngạch thương mại Việt Nam -

Hỗ trợ ôn tập [ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC] Tiểu luận: Quản trị chiến lược Công ty du lịch Vietravel I. Tổng quan ngành du lịch Việt Nam: 1.Tiềm năn

I - CÁC KHÁI NIỆM VỀ CHỢ VÀ PHÂN LOẠI CHỢ :

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 1565/QĐ-BNN-TCLN Hà Nội, ngày 08 tháng 07 nă

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG TXD CẨM NANG XÂY NHÀ Dành cho người xây nhà 1 P a g e

Nghiên Cứu & Trao Đổi Khơi thông nguồn lực vốn FDI ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị Nguyễn Đình Luận Nhận bài: 29/06/ Duyệt đăng: 31/07/201

NHỮNG BIẾN ĐỔI XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM DO QUÁ TRÌNH CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP (QUA TÌM HIỂU Ở NINH BÌNH) Đặt vấn đề Ngô Thị Phượng *

TỔNG HỢP, SƯU TẦM VÀ BIÊN SOẠN BỞI NGUYỄN TRƯỜNG THÁI TỔNG HỢP 1090 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 12 THEO BÀI BÀI 2. VỊ T

BAÛN tin 287 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ ( ) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Sinh hoạt chi bộ: Thư chúc mừng n

QUAN TRỌNG LÀ BỀN VỮNG BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN

BỘ TÀI CHÍNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 220/2010/TT-BTC Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2010

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

Trung tâm Tin học và Thống kê Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn THÔNG TIN

Đề thi thử môn Địa THPT năm 2019 trường THPT Yên Lạc - Vĩnh Phúc lần 3

DỰ ÁN XÂY NHÀ TÌNH THƢƠNG (TẠI CHÙA LIÊN SƠN) Thực hiện : Phạm Thị Hồng Yến Thầy : Chơn Nguyên Chủ trì chùa Liên Sơn Tổ 7, ấp 5, Xã Thanh Sơn, Định Qu

Microsoft Word - KHÔNG GIAN TINH THẦN

Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên)

MUÏC LUÏC

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT PHẠM THỊ THÚY NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH V

Từ theo cộng đến chống cộng (74): Vì sao tội ác lên ngôi? Suốt mấy tuần qua, báo chí trong nước đăng nhiều bài phân tích nguyên nhân của hai vụ giết n

BÁO CÁO

luan van tom tat.doc

TRÀO LƯU PHƯỢT TRONG GIỚI TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY MA QUỲNH HƯƠNG Tóm tắt Mấy năm gần đây, trào lưu Phượt đã lan rộng và trở nên phổ biến trong giới trẻ

Bảo tồn văn hóa

Thứ Hai Số 65 (6.683) ra ngày 6/3/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Gặp mặt các nữ đại biểu Quốc hội, nữ đại sứ t

Nghị luận về ô nhiễm môi trường

Microsoft Word - lv moi truong _36_.doc

CÔNG BÁO/Số /Ngày QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (Ban hành kèm theo Quyết định số 03/2013/QĐ-KTNN ng

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Trang Nhung #231 10/12/2014 LÝ QUANG DIỆU VIẾT VỀ CHIẾN LƯỢC THAO QUANG DƯỠNG HỐI CỦA TRUNG QUỐC Nguồn: Lee Kuan Yew (2013

Một khuôn khổ cho việc hoạch định chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc Những ai suy nghĩ nghiêm túc về quan hệ Mỹ - Trung đều

TRƯỜNG: THCS HIỆP PHƯỚC HỌ TÊN: GV: LÊ HỒ LỆ HẰNG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ I- MÔN LỊCH SỬ LỚP 9 - NĂM HỌC Câu 1. Công cuộc khôi phục

Microsoft Word - china_vietnamese_2012

Luận văn tốt nghiệp

CUỘC ĐẤU TRANH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN BÀI 1 Lãnh đạo xây dựng và bảo vệ chính quyền, chuẩn bị kháng chiến trong cả

Báo cáo Thị trường Thép Ngày: 22/10/2018 Tiêu điểm: + Thị trường thép toàn cầu năm 2018 và những dự báo cho cả năm + Mexico và Canada vẫn đang thảo lu

Layout 1

Microsoft Word - NOI DUNG BAO CAO CHINH TRI.doc

Brochure Privater - Tieng viet view Sercure

Hotline: Chùa Bái Đính - Khu du lịch Tràng An - Lễ chùa cầu an 1 Ngày - 0 Đêm (T-D-OT-VNMVNB-40)

Trung tâm WTO và Hội nhập VCCI – Tóm lược EVFTA

PowerPoint Presentation

TỔNG MỤC LỤC TẠP CHÍ TÀI CHÍNH NĂM 2018 TẠP CHÍ TÀI CHÍNH Kỳ Tháng 01/2018 ( ) Số trang Tác giả 8 Ngành Tài chính hoàn thành xuất sắc, toà

TÓM TẮT LUẬN VĂN 1. Lời mở đầu Thù lao lao động là yếu tố giữ vai trò rất quan trọng trong công tác quản trị nhân sự của doanh nghiệp. Qua 5 năm thành

Số 17 (7.000) Thứ Tư, ngày 17/1/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 THỦ TƯ

Số 179 (6.797) Thứ Tư, ngày 28/6/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TƯ PHÁP VIỆT NAM LÀO: Đản

Báo cáo Ngành Dịch vụ Logistics Quý III.2018 NGUYỄN KHÁNH HOÀNG Chuyên viên phân tích thị trường KHOA HỒNG ANH

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: Fax: SỐ THỨ SÁU, NGÀY 16/11/2018 CƠ QUAN C

TỈNH ỦY KHÁNH HÒA

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 16 tháng 01 năm 2019

Nga-Nhật: Những giới hạn của sự xích lại gần mang tính chiến lược

Số 213 (7.196) Thứ Tư, ngày 1/8/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Đề xuấ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG VŨ VĂN HƯNG QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA Ở HUYỆN NINH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG L

CK.Ö0Ö VẼẸT NAM ĐẤTNUỚCTA NHA XUAT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế học khu vực công Cải cách thuế GTGT ở Việt Nam Niên khoá Nghiên cứu tình huống Chương trình

Luan an dong quyen.doc

Microsoft Word - Chinh sach tai nguyen cua Trung Quoc va DNA.doc

SỞ GDĐT BẮC NINH PHÒNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2019 Bài thi: KHXH - Môn: Lịch sử Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gia

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

Dàn ý Phân tích bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

Thư Ngỏ Gửi Đồng Bào Hải Ngoại Của Nhà Báo Nguyễn Vũ Bình

PGS, TSKH Bùi Loan Thùy PGS, TS Phạm Đình Nghiệm Kỹ năng mềm TP HCM, năm

Tình hình an ninh khu vực Biển Đông trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI - Kỳ 2: Một số cơ chế hợp tác và dự báo tình hình sắp tới

CƠ QUAN CỦA TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG Số VIETNAM ENVIRONMENT ADMINISTRATION MAGAZINE (VEM) Website: tapchimoitruong.vn Phát triển kinh tế biển xanh

LUẬT XÂY DỰNG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 01 /QĐ-UBND An Giang, ngày 02 tháng 01 năm 2019 QUYẾT

VĂN PHÕNG LUẬT SƯ TÔ ĐÌNH HUY BẢN TIN PHÁP LUẬT THÁNG 10/2016 Liên hệ: Văn Phòng Luật Sư Tô Đình Huy Địa chỉ: 441/15B Điện Biên Phủ, Phường 25, Quận B

Luan an ghi dia.doc

C ách đây 43 năm cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã giành thắng lợi hoàn toàn. Ngày 30

Kế hoạch sử dụng đất quận Ba Đình năm 2016

Vẻ đẹp bi tráng cùa hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng – Bài tập làm văn số 3 lớp 12

Số 284 (6.902) Thứ Tư, ngày 11/10/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Ngày làm việc thứ sáu củ

Chương I

Số 154 (7.502) Thứ Hai ngày 3/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

Thứ Số 307 (7.290) Bảy, ngày 3/11/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 CHỦ

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THIÊN LONG Lô , đường số 3, KCN Tân Tạo, Q.Bình Tân, Tp.HCM TẬP ĐOÀN VĂN PHÒNG PHẨM SỐ 1 VIỆT NAM BÁO CÁO THƯỜNG NIÊ

Số 235 (7.218) Thứ Năm, ngày 23/8/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TỔ C

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc)

Bản ghi:

Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam trong 10 năm qua Quan hệ Việt - Trung trong 10 năm qua đã bước vào thời kỳ phát triển mới, từ định ra khuôn khổ của quan hệ hai nước trong thế kỷ mới bằng phương châm 16 chữ láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai (năm 1999) đến đưa ra tinh thần 4 tốt láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt (năm 2002) và nâng quan hệ song phương thành quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện (năm 2008). Cùng với tăng cường xây dựng niềm tin chính trị, lãnh đạo hai nước luôn chú trọng đến xây dựng mối quan hệ kinh tế hiệu quả, thiết thực và đang được cụ thể hóa bằng những kế hoạch phát triển gắn kết hai nền kinh tế như Hai hành lang, một vành đai, một trục hai cánh, hợp tác Vịnh Bắc Bộ mở rộng ; hướng đến cân bằng trong cán cân thương mại; tăng đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam. Là một trong những nội dung chủ yếu trong hợp tác giữa hai nước, đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam đang ngày càng có vai trò tích cực trong thúc đẩy phát triển chung của quan hệ hai nước. Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam trong những năm qua đã có những chuyển biến rõ rệt so với 9 năm đầu sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ. Từ năm 2000 đến nay, đầu tư của Trung Quốc đã tăng nhanh chóng cả về số lượng, quy mô và địa bàn đầu tư. Dưới đây sẽ khái quát một số nét chính về đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam trong 10 năm trở lại đây. 1. Tăng số lượng dự án và quy mô dự án Nếu như trong 9 năm kể từ khi bình thường hóa (tháng 11-1991 đến tháng 12-1999), Trung Quốc mới có 76 dự án với tổng số vốn đầu tư theo giấy phép là 120 triệu USD thì 10 năm sau đến tháng 12-2009 đã có 657 dự án với tổng số vốn đăng ký là 2.673.941.942 USD. Như vậy, trong 10 năm, số dự án của Trung Quốc tại Việt Nam đã tăng gấp hơn 8 lần, số vốn đăng ký tăng 22 lần so với 9 năm đầu

sau khi bình thường hóa, đưa Trung Quốc lên vị trí 11 trong số 43 nước và vùng lãnh thổ đang đầu tư trực tiếp tại Việt Nam hiện nay. Đầu tư của Trung Quốc tăng khá đều đặn qua các năm, năm 2008 tăng 125%. Tuy nhiên do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới, cùng với xu thế đầu tư trực tiếp vào Việt Nam giảm, đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam năm 2009 cũng giảm đáng kể so với các năm trước cả về số lượng dự án và vốn đăng ký cấp mới. Số dự án và vốn đầu tư đăng ký cấp mới của Trung Quốc tại Việt Nam năm 2009 (48 dự án và 180,4 triệu USD) chỉ sấp xỉ bằng năm 2004, số dự án bằng nửa và số vốn bằng khoảng 1/3 của năm 2008. Trong thời gian 9 năm đầu, vốn đầu tư trung bình của một dự án khá nhỏ, khoảng 1,5 triệu USD, có nhiều dự án với số vốn đầu tư theo giấy phép chỉ trên dưới 100.000 USD. Hiện nay, vốn đầu tư trung bình của một dự án khoảng 4,3 triệu USD, có nhiều dự án trên 1 triệu USD đến 10 triệu USD. Các dự án có vốn đầu tư trên 10 triệu USD đến 100 triệu USD chủ yếu xuất hiện từ năm 2007 trở lại đây, trong đó tiêu biểu như dự án đầu tư xây dựng, quản lý và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp ở Hải Phòng 175 triệu USD của Cty TNHH Liên hiệp đầu tư Thâm Việt; dự án khai thác, kinh doanh khu công nghiệp, kinh doanh bất động sản ở Tiền Giang 100 triệu USD của Công TNHH Đầu tư quản lý Tiền Giang, Trung Quốc; dự án sản xuất giày ở Đồng Nai 60 triệu USD của Công ty Phương Đông - Trung Quốc, dự án xây dựng nhà máy luyện và cán thép ở Thái Bình 33 triệu USD; dự án Khu đô thị Nam Hoàng Đồng I, thành phố Lạng Sơn 27.750.000 USD của Công ty TNHH Thành Bá Nam Ninh; dự án sản xuất tinh bột Wolfram xuất khẩu ở Quảng Ninh 20 triệu USD của Công ty TNHH Wolfram Hạ Long; dự án đúc các sản phẩm kim tiêm nhựa và các sản phẩm nhựa 20 triệu USD của TAKAOTEK Corp. - Trung Quốc; dự án sản xuất linh kiện điện tử ở Đà Nẵng 18 triệu USD của Công ty TNHH khoa học kỹ thuật Tường Hựu; dự án sản xuất ván ép MDF ở Long An 10 triệu USD của Cty Glory Wing, Trung Quốc; dự án

dịch vụ liên quan đến gia công in phun, đồ hoạ, sản phẩm quảng cáo, dịch vụ quảng cáo ở thành phố Hồ Chí Minh 10 triệu của công ty TNHH Hải Thái in phun, quảng cáo Sơn Đông. Những dự án với vốn đầu tư lớn này đã góp phần thay đổi diện mạo đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam trong thời gian qua. 2. Chuyển hướng trong lĩnh vực đầu tư Đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam trong 10 năm qua đã có sự chuyển hướng từ lĩnh vực khách sạn, nhà hàng và hàng tiêu dùng là chủ yếu sang công nghiệp chế biến, chế tạo. Trong 17 ngành Trung Quốc có đầu tư ở Việt Nam hiện nay, công nghiệp chế biến, chế tạo đứng đầu, tập trung 501/657 dự án, chiếm 76%, tiếp sau đó đến xây dựng chiếm 5,3%, nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 3,8%. Ngoài ra, đầu tư của Trung Quốc còn phân bố rải rác ở một số lĩnh vực khác như kinh doanh bất động sản, dịch vụ lưu trú và ăn uống, khai khoáng, thông tin và truyền thông, điện, khí nước, điều hòa Cho đến nay, đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam mới tập trung ở những ngành nghề thông thường, chưa có dự án nào đầu tư ở lĩnh vực công nghệ cao với vốn đầu tư lớn. Tuy nhiên, sự thay đổi trong lĩnh vực đầu tư như trên đã kéo theo thay đổi trong quy mô đầu tư, hình thức đầu tư. 3. Thay đổi về hình thức đầu tư Trước đây đại đa số các dự án đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Trung Quốc vào Việt Nam là thực hiện liên doanh với các doanh nghiệp Việt Nam, nhưng trong 10 năm trở lại đây đã có sự thay đổi rõ rệt. Đến năm 2009, có 441/657 dự án đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngoài, chiếm 67%, đứng đầu trong 4 hình thức đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam, tiếp sau đó đến liên doanh với 169/657 dự án, chiếm 25%, cuối cùng là hợp đồng hợp tác kinh doanh và công ty cổ phần. Sự thay đổi này cho thấy, các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư tại Việt Nam đã trải qua giai đoạn thăm dò, thử nghiệm, dựa vào đối tác địa phương am

hiểu thị trường ở thập kỷ 90 của thế kỷ XX. Họ đã tự tin, hiểu biết, đủ khả năng độc lập kinh doanh cũng như đặt niềm tin ở thị trường Việt Nam. 4. Mở rộng về địa bàn đầu tư Hiện nay, đầu tư trực tiếp của Trung Quốc có mặt trên 52 tỉnh, thành của Việt Nam nhưng trong đó chủ yếu tập trung tại các thành phố đông dân cư, có sức thu hút lao động mạnh, có cơ sở hạ tầng tốt, thuận lợi cho xuất, nhập khẩu hàng hóa cũng như đi lại giữa Trung Quốc và Việt Nam. Đứng đầu trong các địa phương thu hút đầu tư của Trung Quốc tính đến cuối năm 2009 là Hà Nội (112 dự án), thành phố Hồ Chí Minh (60 dự án), Bình Dương (52 dự án), Hải Phòng (43 dự án), Quảng Ninh (37 dự án). Các dự án đầu tư ở những địa phương này chủ yếu tập trung vào lĩnh vực chế biến, chế tạo, bất động sản, xây dựng. Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc cũng đã hướng đến một số tỉnh biên giới tiếp giáp với Trung Quốc của Việt Nam, trong đó có một số tỉnh có cơ sở hạ tầng kém, trình độ phát triển thấp, khó thu hút vốn đầu tư nước ngoài như Lào Cai (26 dự án), Lạng Sơn (20 dự án), Cao Bằng (7 dự án), Lai Châu (2 dự án). Điều này phản ánh kết quả của việc tăng cường hợp tác giữa các địa phương hai nước, đặc biệt là sự đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam của một số tỉnh Trung Quốc như Quảng Đông, Vân Nam, Quảng Tây, một xu hướng mới trong phát triển quan hệ Việt - Trung thời gian qua. Tuy nhiên, các dự án đầu tư của Trung Quốc ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam chủ yếu tập trung vào khai thác khoáng sản, nguyên vật liệu thế mạnh của địa phương như dự án chế biến tinh quặng sắt titan ở Thái Nguyên, dự án xây dựng nhà máy khai thác và chế biến antimon, khai thác và tuyển quặng sắt ở Hà Giang; dự án xây dựng nhà máy chế biến cao su thiên nhiên thành cao su tổng hợp, dự án sản xuất gỗ dán, gỗ lạng, ván ép và ván mỏng, dự án phát triển vùng nguyên liệu lá thuốc lá, kinh doanh, chế biến nguyên liệu lá thuốc lá ở Lào Cai; dự án khai thác than cứng, non, dự án trồng rừng, chăm sóc chế biến và khai thác lâm sản ở Hòa Bình; dự án xây dựng nhà máy chế biến nhựa thông ở Lạng

Sơn; dự án khai thác khoáng sản và sản xuất than cốc, dự án gây trồng, thu mua, chế biến và xuất khẩu các sản phẩm từ cây dứa, cao su, bạch đàn ở Cao Bằng. Các nhà đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam chủ yếu tập trung ở một số tỉnh miền Nam, gần hoặc tiếp giáp với Việt Nam như Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam. Gần đây, xuất khẩu sang các thị trường truyền thống như châu Âu, Mỹ của Trung Quốc bị thu hẹp do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, các tỉnh gần Việt Nam của Trung Quốc, đặc biệt là Quảng Đông đang đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư và chuyển hướng đầu tư sang Việt Nam. Liên tiếp trong 2 năm 2008, 2009, Quảng Đông và Việt Nam đã tổ chức Diễn đàn hợp tác kinh tế thương mại Quảng Đông Việt Nam, thu hút đông đảo các doanh nghiệp có uy tín của hai nước tham gia. Diễn đàn hợp tác kinh tế thương mại Quảng Đông Việt Nam năm 2008 nhân chuyến thăm Việt Nam của Bí thư tỉnh ủy Quảng Đông Uông Dương ngày 6-9-2008, có 250 doanh nghiệp thuộc gần 20 ngành nghề của Quảng Đông tham dự, diễn đàn tổ chức ngày 20-10-2009 nhân chuyến thăm Việt Nam của Tỉnh trưởng tỉnh Quảng Đông Hoàng Hoa Hoa với 200 doanh nghiệp Trung Quốc tham dự. Đây là cơ hội cho các nhà đầu tư Trung Quốc tìm hiểu thị trường, tìm kiếm đối tác, tìm kiếm lĩnh vực đầu tư ở Việt Nam. Tính đến tháng 8-2009, các doanh nghiệp Quảng Đông đã có 44 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư 560 triệu USD. Hàng loạt doanh nghiệp lớn của Quảng Đông như Media, TCL, Green, Hoa Vĩ, ZTE đã xây dựng cơ sở sản xuất và hệ thống bán hàng tại Việt Nam. Hiện hai bên đang triển khai dự án xây dựng khu hợp tác kinh tế mậu dịch Thâm Quyến - Hải Phòng với tổng vốn đầu tư khoảng 4 tỷ USD, trong đó vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng là 175 triệu USD, đầu tư của doanh nghiệp tham gia là 4-5 tỷ USD. Dự án này đã trở thành một trong những dự án có số vốn đầu tư lớn nhất của Trung Quốc ở Việt Nam hiện nay. Vân Nam, Quảng Tây cũng đang tận dụng lợi thế về địa lý của mình, tích cực tìm kiếm cơ hội đầu tư ở Việt Nam. Ngày 4-4-2008, Diễn đàn hợp tác đầu tư

thương mại Vân Nam Việt Nam được tổ chức tại Hà Nội. Vân Nam đang đầu tư ở Việt Nam 47 dự án, với tổng vốn đầu tư là 52 triệu USD. 5. Một vài nhận xét Quy mô đầu tư của Trung Quốc ở Việt Nam nhỏ Mặc dù trong những năm gần đây, quy mô của dự án đầu tư đã tăng, đã xuất hiện nhiều dự án có vốn đầu tư trên 10 triệu USD nhưng bên cạnh đó vẫn có những dự án có vốn đầu tư dưới 500.000 USD, thậm chí có dự án dưới 100.000 USD như dự án xuất nhập khẩu, bán buôn nguyên liệu và phụ gia làm thức ăn cho gia súc 11.000 USD, dự án cấp dịch vụ đánh giá chứng nhận hệ thống quản lý tiêu chuẩn quốc tế, chất lượng sản phẩm 15.000 USD, dự án sản xuất thi công lắp đặt các loại cửa nhựa, PC-U, linh phụ kiện liên quan 46.470.00 USD, dự án dịch vụ lắp ráp, hiệu chỉnh, tiêu thụ các tủ điện, máy biến thế, cầu dao 88.000 USD.. Quy mô đầu tư nhỏ đã kéo theo tình trạng hầu hết các dự án đầu tư của Trung Quốc có công nghệ thấp, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng phổ thông. Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam chưa tương xứng với điều kiện thực tế Cùng với tiếp tục đi sâu cải cách mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, môi trường đầu tư của Việt Nam ngày càng hoàn thiện, có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Theo khảo sát các doanh nghiệp Nhật Bản về hoạt động kinh doanh ở nước ngoài năm 2008 của Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản, các doanh nghiệp được khảo sát đánh giá môi trường đầu tư Việt Nam xếp thứ 3 và đứng đầu các quốc gia Đông Nam á trong triển vọng phát triển trung hạn. Đến cuối năm 2007, Nhật Bản đã đầu tư ở Việt Nam 925 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 9.04 tỷ USD, đứng thứ 4 trong các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Còn các nhà đầu tư Đài Loan coi Việt Nam là sự chuẩn bị cho đầu tư vào Đại lục, đến

tháng 12-2008, Đài Loan đầu tư ở Việt Nam 1940 dự án với tổng vốn đầu tư là 19,65 tỷ USD, đứng đầu trong các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam (4). Khi đầu tư vào Việt Nam, các nhà đầu tư Trung Quốc có những điều kiện thuận lợi mà không phải bất kỳ nhà đầu tư nước ngoài nào cũng có. Đó là sự gần gũi về địa lý, sự tương đồng về kinh tế, chính trị, văn hóa, sự ủng hộ tích cực của phía Việt Nam. Về chính trị, đến nay hai nước đã xây dựng quan hệ hợp tác đối tác chiến lược toàn diện, lãnh đạo cấp cao thường xuyên thăm viếng lẫn nhau, Chính phủ hai nước hết sức coi trọng phát triển quan hệ kinh tế thương mại song phương và có những biện pháp thúc đẩy tích cực như xây dựng Khu mậu dịch tự do Trung Quốc ASEAN, hợp tác kinh tế hai hành lang, một vành đai, hợp tác tiểu vùng sông Mê Kông. Về thương mại, liên tục trong nhiều năm qua, Trung Quốc đã trở thành bạn hàng lớn nhất của Việt Nam và kim ngạch thương mại song phương luôn hoàn thành trước thời hạn chỉ tiêu của hai nước đề ra. Tuy trong 10 năm đầu thế kỷ XXI, đầu tư trực tiếp của Trung Quốc ở Việt Nam đã tăng cả về số lượng dự án lẫn quy mô dự án nhưng đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam vẫn chưa thực sự tương xứng với quan hệ hai nước cũng như tiềm năng thị trường của Việt Nam, thực lực kinh tế của Trung Quốc. Cho đến nay, Trung Quốc mới chỉ đứng thứ 11/43 nước và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp ở Việt Nam, và có khoảng cách rất lớn về quy mô đầu tư so với những nước đứng đầu. Theo thống kê về đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép từ 1-1-2009 đến 15-12-2009 của Bộ Kế hoạch Đầu tư Việt Nam, số vốn đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam năm 2009 chỉ chiếm 1,1% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2009 của Việt Nam (180,4 triệu/16,35 tỷ USD) và bằng 3% vốn đầu tư vào Việt Nam của nước đứng đầu là Mỹ (5,94 tỷ USD). Con số này cho thấy, tăng trưởng về đầu tư trực tiếp của Trung Quốc ở Việt Nam chưa tương xứng với điều kiện thực tế. Trong khi đó, liên tục trong những năm gần đây, đầu tư của Trung Quốc ở Campuchia luôn đứng đầu. Đến tháng 6-năm 2002, đầu tư của Trung Quốc vào

Campuchia là hơn 100 dự án, vốn hiệp định khoảng 350 triệu USD, xếp thứ 4 sau Malaysia, Đài Loan, Mỹ nhưng đến năm 2009, tổng đầu tư của Trung Quốc ở Campuchia đã vượt 6 tỷ USD, gấp gần 3 lần đầu đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam gần 20 năm qua. Với Lào, hiện Trung Quốc đang đứng ở vị trí thứ 2 trong tổng số 37 nước có vốn đầu tư trực tiếp tại Lào, sau Thái Lan. Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Lào Sinlavong Khoutphaythoun cho biết, vốn đầu tư của Trung Quốc tại Lào hiện đã đạt 3,577 tỷ USD (trong đó vốn đầu tư trực tiếp của Trung Quốc là 2,67 tỷ USD, số còn lại là phần hùn của các liên doanh giữa hai nước), mặc dù hoạt động đầu tư của Trung Quốc tại Lào mới chỉ bắt đầu từ năm 1998-1999. Trong 10 tháng năm 2009, Lào đã cấp phép cho 20 dự án của Trung Quốc với số vốn 247 triệu USD và Chính phủ Lào đang xem xét 58 dự án khác của các công ty Trung Quốc. Khi được thông qua, đầu tư của Trung quốc sẽ gia tăng mạnh, thậm chí có thể cao hơn cả mức đầu tư của Thái Lan và Việt Nam. Như vậy, cho đến nay, đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam, nước có thị trường lớn nhất, có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trong ba nước Đông Dương đều là láng giềng của Trung Quốc, tăng trưởng chậm nhất với tổng vốn đầu tư thấp nhất. Một số khó khăn trong đầu tư của Trung Quốc ở Việt Nam Theo các nhà đầu tư Trung Quốc, khó khăn lớn nhất chính là tuy hai nước gần gũi nhưng các doanh nghiệp Trung Quốc chưa hiểu biết đầy đủ về môi trường đầu tư Việt Nam, thiếu khảo sát về thị trường. Trong khi đó, hệ thống pháp luật về đầu tư của Việt Nam vẫn chưa hoàn thiện, hệ thống pháp luật nói chung còn nhiều lỗ hỗng và hay thay đổi. Thứ hai, doanh nghiệp Trung Quốc khó tìm được đối tác hợp tác lý tưởng ở Việt Nam, khó khăn trong tạo niềm tin với chính quyền và doanh nghiệp địa phương, khả năng hợp tác của các doanh nghiệp Trung Quốc đầu

tư ở Việt Nam kém. Thứ ba, một số doanh nghiệp Trung Quốc không giữ chữ tín, ý thức thương hiệu, dịch vụ hậu mãi kém nên đã ảnh hưởng đến hình ảnh của nhà đầu tư Trung Quốc ở Việt Nam. Thứ tư, cơ sở hạ tầng của Việt Nam yếu kém. Một nhà quản lý của tập đoàn Hồng Đậu, một trong 120 doanh nghiệp thí điểm đi sâu cải cách của Quốc vụ viện, nhiều năm liền là doanh nghiệp mạnh của Trung Quốc cho rằng, hiện nay môi trường đầu tư của Campuchia tốt hơn của Việt Nam, rất nhiều doanh nghiệp đều lựa chọn Campuchia để xây dựng nhà máy, họ đi khảo sát Việt Nam nhưng sau đó lại xây nhà máy ở Campuchia. Theo ông, thứ nhất, qua 10 năm phát triển, hệ thống kinh tế đã cơ bản hình thành, điều đó có nghĩa là không gian phát triển của Việt Nam có hạn; hai là, Việt Nam không phải là một nước lạc hậu nhất, cho nên xuất khẩu sang châu Âu và Mỹ không được miễn thuế hoàn toàn và xuất khẩu có hạn ngạch, ngược lại, đầu tư xây dựng nhà máy ở Campuchia có rất nhiều thuận lợi, thứ nhất quan hệ hai nước tốt, Campuchia dành cho doanh nghiệp nhiều chính sách ưu đãi; hai là Campuchia là nước lạc hậu, thế giới có nhiều ưu đãi cho Campuchia; ba là, khởi điểm phát triển kinh tế của Campuchia thấp, cơ hội phát triển sau này nhiều hơn. Đây có thể cũng là một trong những lý do khiến đầu tư của Trung Quốc ở Việt Nam đang chuyển hướng sang một số nước khác trong khu vực. Tuy nhiên, với những thuận lợi như đã nêu trên cùng với xu hướng đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang ngày một tăng (từ năm 2002 đến năm 2007, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc tăng gần 7 lần với vốn đầu tư trực tiếp từ 2,5 tỷ USD lên 18,7 tỷ USD, vươn từ vị trí 26 lên vị trí 13 của thế giới, đứng đầu trong các nước đang phát triển, chúng ta có cơ sở để tin tưởng đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam sẽ tiếp tục đà tăng trưởng và có đóng góp tích cực cho kinh tế của mỗi nước cũng như quan hệ Việt Trung.

Ths. Nguyễn Phương Hoa Viện nghiên cứu Trung Quốc