PowerPoint Presentation

Tài liệu tương tự
BÁO CÁO Về thực trạng và giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam PHẦN I Tổng quan về công nghiệp hỗ trợ Việt Nam I. Vai trò của công

Nghiên Cứu & Trao Đổi Khơi thông nguồn lực vốn FDI ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị Nguyễn Đình Luận Nhận bài: 29/06/ Duyệt đăng: 31/07/201

Đối với giáo dục đại học, hiện có 65 cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập với tổng số 244 nghìn sinh viên, chiếm 13,8% tổng số sinh viên cả nước; đã

BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN Tháng

Deloitte Vietnam_Tax Alert_Vietnam Customs and Global Trade Alert_November VN (002)

Microsoft Word - Tom tat luan an chinh thuc.doc

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 950/QĐ-TTg Hà Nội, ngày 01 tháng 08 năm

QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Luật số: 29/2013/QH13 Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 201

Báo cáo Kế hoạch hành động TÁI CƠ CẤU NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế học khu vực công Cải cách thuế GTGT ở Việt Nam Niên khoá Nghiên cứu tình huống Chương trình

Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 07/5/2010 về hợp đồng trong hoạt động xây dựng

CÔNG BÁO/Số /Ngày QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (Ban hành kèm theo Quyết định số 03/2013/QĐ-KTNN ng

TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN NÔNG NGHIỆP TÂY BẮC: NHẬN DIỆN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Tha


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 1565/QĐ-BNN-TCLN Hà Nội, ngày 08 tháng 07 nă

ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2018, TÌNH HÌNH NHỮNG THÁNG ĐẦU NĂM 2019 VÀ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM THỜI GIAN TỚI (Báo

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 16 tháng 01 năm 2019

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÂ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 11 /CT-TTg Hà Nội, ngàyíitháng 4 năm 2019 CHỈ THỊ về một số giả

CÔNG BÁO/Số /Ngày BỘ XÂY DỰNG BỘ XÂY DỰNG Số: 09/2016/TT-BXD CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nộ

BÁO CÁO

Microsoft Word - _BT1_ 35. THS TRAN HUU HIEP_MOT SO VAN DE VE PHAT TRIEN VUNG VA LIEN KET VUNG DBSCL.doc

Microsoft Word - 2- Giai phap han che su phu thuoc kinh te vao Trung Quoc.doc

BAÛN tin 285 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ ( ) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng Sinh hoạt chi bộ: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Học tập và làm

Trung tâm WTO và Hội nhập Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH RỦI RO ĐỐI VỚI NGÀNH BÁN LẺ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP

Microsoft Word - Ēiễm báo

QUỐC HỘI

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XV

THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VỀ THUẾ TÀI NGUYÊN TRONG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN: NHỮNG TỒN TẠI VÀ GIẢI PHÁP Tổng Cục Thuế

Nghị định số 39/2018/NĐ-CP CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 39/2018/NĐ-CP Hà Nội, ngày 11 tháng 3 năm 2018

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG MẠC THỊ HÀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH SẢN PHẨM PHÂN BÓN TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

Số 93 / T TIN TỨC - SỰ KIỆN Công đoàn SCIC với các hoạt động kỷ niệm 109 năm ngày Quốc tế phụ nữ (Tr 2) NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Thúc đẩy chuyển giao

1

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 01 /QĐ-UBND An Giang, ngày 02 tháng 01 năm 2019 QUYẾT

PGS - Tai lieu DHDCD v2

Lời giới thiệu Vùng Đông Nam của tỉnh là không gian phát triển của Khu kinh tế mở Chu Lai, là khu vực nằm phía Đông quốc lộ 1A, phía Nam của sông Thu

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2018 CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NHÀ VÀ ĐÔ THỊ IDICO

CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN 2012 Thời gian: Thứ bảy (từ 08h30) ngày 27 tháng 04 năm 2013 Địa điểm: 252 Lạc Long Quân, Phường 10, Quậ

TỈNH ỦY KHÁNH HÒA

CHÍNH TRỊ - KINH TẾ HỌC Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam Nguyễn Anh Bắc * Tóm tắt: Doanh nghiệp

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN PHÒNG THANH TRA PHÁP CHẾ - SỞ HỮU TRÍ TUỆ BẢNG SO SÁNH NỘI DUNG LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC NĂM 2012 VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SU

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 18 tháng 6 năm 2018

T h á n g P h u o c & P a r t n e r s W h e r e Y o u r S u c c e s s D e t e r m i n e s O u r s W h e r e Y o u r S u c c e s s D e t e r m

TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM Số 20, tuần 3, tháng 8/2018 Tin tức Lãnh đạo Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) làm việc tại EVN Một trong

MỞ ĐẦU Trong hơn 30 năm đổi mới, Đảng ta luôn kiên định và nhất quán đường lối phát triển nê n kinh tê thị trường định hướng xa hô i chu nghi a với nh

Kế hoạch sử dụng đất quận Ba Đình năm 2016

Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông t

CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 119/2018/NĐ-CP Hà Nội, ngày 12 tháng 9 năm 2018 N

Microsoft Word - Ēiễm báo

CƠ QUAN NGÔN LUẬN CỦA TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG Số VIETNAM ENVIRONMENT ADMINISTRATION MAGAZINE (VEM) Website: tapchimoitruong.vn KỶ NIỆM 20 NĂM THÀNH

MỤC LỤC

PHẦN I – VẤN ĐỀ QUAN TÂM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

Luận văn tốt nghiệp

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Trang Nhung #231 10/12/2014 LÝ QUANG DIỆU VIẾT VỀ CHIẾN LƯỢC THAO QUANG DƯỠNG HỐI CỦA TRUNG QUỐC Nguồn: Lee Kuan Yew (2013

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 23 tháng 5 năm 2018

Quy tắc Ứng xử của chúng tôi Sống theo giá trị của chúng tôi

CHÍNH PHỦ

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2018 CÔNG TY CỔ PHẦN MAY SÔNG HỒNG Nguyễn Đức Thuận Nam Định

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THIÊN LONG Lô , đường số 3, KCN Tân Tạo, Q.Bình Tân, Tp.HCM TẬP ĐOÀN VĂN PHÒNG PHẨM SỐ 1 VIỆT NAM BÁO CÁO THƯỜNG NIÊ

Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên)

MUÏC LUÏC

Microsoft Word PA TL Cty TNHH CDT IMI doc

Số 298 (6.916) Thứ Tư, ngày 25/10/ Phấn đấu đưa kim ngạch thương mại Việt Nam -

2 2. Quỹ hoạt động theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. 3. Quỹ có tư cách pháp nhân, có vốn đ

90 CÔNG BÁO/Số ngày THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Số: 2147/QĐ-TTg CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ng

VĂN PHÕNG LUẬT SƯ TÔ ĐÌNH HUY BẢN TIN PHÁP LUẬT THÁNG 10/2016 Liên hệ: Văn Phòng Luật Sư Tô Đình Huy Địa chỉ: 441/15B Điện Biên Phủ, Phường 25, Quận B

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT PHẠM THỊ THÚY NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH V

NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM Số:.. /BC-BIDV CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày tháng năm 2019

Microsoft Word - Chinh sach tai nguyen cua Trung Quoc va DNA.doc

Microsoft Word - quyet-dinh qd-ubnd-hcm-quy-dinh-ve-phan-loai-chat-thai-ran-sinh-hoat.doc

Microsoft Word - BAI LAM HOAN CHINH.doc

THÔNG TƯ CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 11/2010/TT-BTC NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2010 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHĨA VỤ THUẾ ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ VIỆT NAM ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGO

CÔNG BÁO/Số ngày BỘ XÂY DỰNG BỘ XÂY DỰNG Số: 10/2010/TT-BXD CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nộ

Số 92 / T TIN TỨC - SỰ KIỆN NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Ðẩy mạnh tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn (Tr 5) Ban Lãnh đạo Tổng công ty chúc tết THÔNG TIN DN T

TỔNG LUẬN SỐ 4/2013

TỔNG MỤC LỤC TẠP CHÍ TÀI CHÍNH NĂM 2018 TẠP CHÍ TÀI CHÍNH Kỳ Tháng 01/2018 ( ) Số trang Tác giả 8 Ngành Tài chính hoàn thành xuất sắc, toà

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI Chủ biên: TS. Nguyễn T

FINANCIAL SECTOR REFORM

Thứ Số 342 (6.960) Sáu, ngày 8/12/2017 XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Pháp lý phải đi cùng cuộ

TRẢ LỜI KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP THỨ 3 HĐND TỈNH KHÓA IX ĐƠN VỊ: THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT 1. Cử tri phường Định Hòa phản ánh: Quỹ quốc phòng an ninh k

ĐẠI HỌC HUẾ - THÁNG 11 NĂM 2018 Doanh nghiệp trong trường đại học: đưa nghiên cứu đến gần hơn với cuộc sống PGS.TS. Nguyễn Quang Linh, Giám đốc Đại họ

1. Tình hình kiểm tra việc xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng (HTQLCL) theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 của

LUẬN VĂN: Áp dụng quản lý rủi ro vào qui trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu

BÁO CÁO ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP

LUẬT XÂY DỰNG

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

BỘ XÂY DỰNG

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT I TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NÔNG NGHIỆP CHO CÔNG CHỨC ĐỊ

2 Diễn đàn Phong Phú Số 41 - tháng 9/ Số 41 tháng Kính bieáu BAN CỐ VẤN Ông Trần Quang Nghị Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt May Việt Nam

Số 130 (7.113) Thứ Năm, ngày 10/5/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 ƯU T

BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ Kính thưa các quí vị cổ đông! Năm 2015 được xem là năm bản lề của kinh tế Việt Nam với sự tác động tích cực củ

Thứ Số 67 (7.050) Năm, ngày 8/3/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TRUNG

Báo cáo việt nam

Số 82 (7.430) Thứ Bảy ngày 23/3/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

Số 115 (7.463) Thứ Năm ngày 25/4/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

7. CÁC CHỦ ĐỀ VÀ BÀI HỌC TỪ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÀ NƯỚC Những tiến bộ to lớn của Việt Nam trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, gi

Số 49 (7.397) Thứ Hai ngày 18/2/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

Số 132 (7.115) Thứ Bảy, ngày 12/5/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 CUộC

Bản ghi:

BẢN TIN NHANH Các giải pháp của Chính phủ nhằm thúc đẩy sự phát triển ngành Công nghiệp hỗ trợ Kỳ 01: Dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về các giải pháp toàn diện thúc đẩy sự phát triển ngành Công nghiệp hỗ trợ: Cơ hội và sự chuẩn bị cần thiết Ngày 16/06/2020 Bản tin nhanh cho mục đích tham khảo chuyên môn, không phát hành hoặc bán trên thị trường 2020 Công ty TNHH Deloitte Việt Nam

sự phát triển ngành Công nghiệp hỗ trợ Trang 2 Giới thiệu chuỗi bản tin cập nhật từ Deloitte về các giải pháp của Chính phủ nhằm thúc đẩy sự phát triển ngành Công nghiệp hỗ trợ P hát triển ngành công nghiệp hỗ trợ ( CNHT ) là một trong những giải pháp quan trọng nhất để Việt Nam cải thiện chất lượng, sức cạnh tranh của nền kinh tế, phát triển bền vững và tránh bẫy thu nhập trung bình. Mục tiêu phát triển ngành CNHT của Chính phủ là đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm CNHT phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu, tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu. Những năm gần đây, CNHT là mũi nhọn ưu tiên phát triển trong chính sách phát triển công nghiệp của Việt Nam, theo đó nhiều chính sách ưu đãi đãi đã và đang được Chính phủ đưa ra nhằm thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ hơn cho ngành CNHT. Ngành CNHT đang là điểm đến hấp dẫn đối với dòng vốn đầu tư nước ngoài và cũng là một trong những động lực phát triển kinh tế Việt Nam. Do vậy, những thay đổi về chính sách ưu đãi của Nhà nước luôn nhận được sự chú ý, vì sẽ có tác động trọng yếu đến chiến lược đầu tư của doanh nghiệp và theo đó có thể định hình sự phát triển của toàn bộ ngành và thị trường. Với mục tiêu cùng đồng hành với sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp, Deloitte Việt Nam hân hạnh được gửi tới Quý Doanh nghiệp chuỗi bản tin cập nhật về các giải pháp của Chính phủ nhằm thúc đẩy sự phát triển ngành CNHT, bao gồm: Bản tin kỳ 01 - Dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về các giải pháp toàn diện thúc đẩy sự phát triển ngành CNHT; Bản tin kỳ 02 - Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ( Nghị định số 111 ) ngày 03/11/2015 của Chính Phủ về phát triển CNHT. Ở mỗi bản tin, chúng tôi không chỉ cập nhật cho Quý Doanh nghiệp các nội dung mới và các giải pháp của Chính phủ, các sửa đổi, bổ sung về quy định cho ngành CNHT; mà còn đưa ra các phân tích, đánh giá từ góc độ chuyên gia về tác động dự kiến của những thay đổi này dựa trên trao đổi với cơ quan quản lý chuyên ngành và kinh nghiệm thực tế của Deloitte. Từ đó, đưa ra các khuyến nghị phù hợp để Quý Doanh nghiệp cân nhắc. Là công ty Tư vấn duy nhất tham gia vào quá trình đóng góp ý kiến và soạn thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 111, Deloitte tiếp tục theo sát quá trình xây dựng và hoàn thiện Dự thảo Nghị quyết và Dự thảo Nghị định để cập nhật các thay đổi quan trọng trong quá trình soạn thảo tới Quý Doanh nghiệp. Thông qua các bản tin này, Deloitte mong muốn cung cấp các thông tin hữu ích để Quý Doanh nghiệp có được sự chuẩn bị tốt nhất trước những thay đổi về chính sách ưu đãi, sẵn sàng nắm bắt các cơ hội mà Nghị định sửa đổi có thể mang lại. Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế đang chịu tác động tiêu cực bởi đại dịch Covid-19 như hiện nay, các chính sách ưu đãi đối với ngành CNHT sẽ góp phần giúp tháo gỡ gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp, đồng thời mở ra cơ hội mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh, gia tăng thị phần để vượt qua khủng hoảng, tạo nền tảng cho việc phát triển bền vững trong tương lai.

Kỳ 01: sự phát triển ngành Công nghiệp hỗ trợ Trang 3 Dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về các giải pháp toàn diện thúc đẩy sự phát triển ngành CNHT: Cơ hội và sự chuẩn bị cần thiết Sự ra đời của Dự thảo Nghị quyết đầu tiên với các giải pháp toàn diện về phát triển ngành CNHT C ông nghiệp hỗ trợ có ý nghĩa quan trọng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao năng suất lao động, giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh, góp phần tăng tỷ trọng đóng góp của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong cơ cấu nền kinh tế. Phát triển CNHT cũng giúp tăng khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI ), đẩy mạnh việc tiếp nhận, chuyển giao công nghệ và thúc đẩy sự phát triển và giúp các doanh nghiệp trong nước tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia. Trong thời gian qua, hệ thống pháp luật, chính sách phát triển CNHT ngày càng được hoàn thiện với sự ra đời của Nghị định số 111 của Chính phủ về phát triển CNHT và các văn bản chính sách liên quan, góp phần nâng cao năng lực sản xuất các sản phẩm CNHT. Qua thực tiễn đánh giá, ngành CNHT ở Việt Nam vẫn còn những tồn tại, hạn chế và phát sinh những vấn đề mới, cụ thể: Thứ nhất, các thể chế, chính sách về CNHT cần tiếp tục được cải thiện để theo kịp yêu cầu phát triển, thể hiện sự nhất quán, ổn định và tránh vướng mắc trong quá trình thực hiện. Các chính sách phát triển các ngành công nghiệp chính như ô tô, cơ khí, điện tử, dệt may, da giầy nhằm tạo thị trường cho sản phẩm CNHT cũng cần cải thiện để đạt hiệu quả hơn. Thứ hai, mặc dù trình độ sản xuất và công nghệ của doanh nghiệp đã từng bước được cải thiện, các sản phẩm CNHT trong nước chủ yếu vẫn là linh kiện và chi tiết đơn giản, với hàm lượng công nghệ trung bình và thấp, có giá trị nhỏ trong cơ cấu giá trị sản phẩm. Các doanh nghiệp CNHT Việt Nam hầu hết có quy mô nhỏ, hạn chế về năng lực tổ chức quản lý sản xuất, thiếu nguồn lực để đầu tư, đổi mới công nghệ và nâng cao năng lực sản xuất. Thứ ba, số lượng và chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành CNHT. Thứ tư, khả năng tự cung ứng các sản phẩm CNHT còn nhiều bất cập. Tình trạng nhập siêu nguyên liệu, linh kiện, phụ tùng rất lớn, tỷ lệ nội địa hóa các ngành công nghiệp còn thấp. Do đó, mặc dù có nhiều cơ hội tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu trong bối cảnh dòng vốn FDI dịch chuyển vào Việt Nam ngày càng tăng, các doanh nghiệp CNHT Việt Nam vẫn chưa đủ năng lực để cung cấp linh kiện và phụ tùng đáp ứng các yêu cầu của khách hàng. Những hạn chế nêu trên do nhiều nguyên nhân. Việt Nam chưa có các doanh nghiệp đứng đầu chuỗi sản xuất tầm cỡ khu vực và quốc tế đóng vai trò dẫn dắt phát triển và lan tỏa trong ngành công nghiệp. Dung lượng thị trường trong nước còn nhỏ, chưa đảm bảo quy mô công suất sản xuất kinh tế đối với sản phẩm CNHT, trong khi đó, thị trường xuất khẩu phải chịu sự cạnh tranh gay gắt. Việt Nam gần như không có sản phẩm công nghiệp chủ lực, đủ khả năng cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu và thiếu sự chủ động về các vật liệu cơ bản. Bên cạnh đó, nguồn lực đầu tư và sự hỗ trợ của Nhà nước cho các ngành công nghiệp ưu tiên và CNHT quá ít ỏi, chưa đủ mạnh và hiệu quả, chưa tương xứng với quy mô và vai trò của các ngành công nghiệp và CNHT. Các chính sách phát triển CNHT vẫn còn đang trong quá trình xây dựng, hoàn thiện hướng tới đồng bộ, nhất quán. Quản lý Nhà nước về CNHT còn yếu, CNHT chưa được xác định trong hệ thống thống kê quốc gia; chưa có tiêu chuẩn quốc gia về CNHT. Mặt khác, việc phối hợp thực hiện các chính sách giữa các bộ, ngành, giữa trung ương và địa phương còn chưa hiệu quả, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn, thiếu đồng bộ... Theo đó, Chính phủ đã xây dựng Dự thảo Nghị quyết về các giải pháp thúc đẩy phát triển CNHT ( Dự thảo Nghị quyết ) nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, cải thiện môitrường đầu tư, kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp CNHT phát triển và cải thiện năng lực cạnh tranh, đồng thời nâng cao hiệu quả giám sát, quản lý Nhà nước về CNHT.

sự phát triển ngành Công nghiệp hỗ trợ Trang 4 Chia sẻ của Deloitte Trước đây, Chính phủ cũng đã có các chính sách phát triển CNHT, tuy nhiên vẫn còn sơ khai như: Quyết định số 34/2007/QĐ-BCN về phê duyệt quy hoạch phát triển CNHT đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020, Quyết định số 12/2011/QĐ-CP về chính sách phát triển một số ngành CNHT; hoặc rải rác tại các văn bản pháp luật ở các mảng khác nhau như: Quyết định số 1556/QĐ-TTg về phê duyệt đề án trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực CNHT, Nghị quyết số 63/NQ-CP năm 2014 về một số giải pháp về thuế tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh sự phát triển của doanh nghiệp, Luật 71/2014/QH13 về ưu đãi thuế cho CNHT, Nghị định số 111/2015/NĐ-CP về phát triển CNHT Có thể nói, đến thời điểm hiện tại, chưa có mộtvăn bản chính sách định hướng tổng thể cho sự phát triển của ngành CNHT. Khi được ban hành, Nghị quyết về các giải pháp thúc đẩy phát triển CNHT sẽ là văn bản chính sách toàn diện đầu tiên về chủ trương phát triển ngành CNHT với các định hướng lớn, cơ chế mới, phù hợp với cam kết hội nhập như: chính sách tăng cường liên kết đầu tư nước ngoài và trong nước, phát triển CNHT gắn với định hướng phát triển ngành công nghiệp ưu tiên phát triển, đầu tư phát triển ngành công nghiệp hạ nguồn,. Với tính chủ trương và tầm nhìn phát triển trung dài hạn, Nghị quyết sẽ là hành lang để xây dựng một hệ thống các văn bản pháp lý có tính liên kết, đồng bộ, hài hòa, giúp các giải pháp về phát triển CNHT của Việt Nam đạt được hiệu quả cao nhất. Các giải pháp thúc đẩy phát triển ngành CNHT: Cơ hội và sự chuẩn bị cần thiết X uyên suốt Dự thảo Nghị quyết là chủ trương của Chính phủ trong việc tiếp tục ưu tiên phát triển CNHT nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng nội địa của các ngành công nghiệp ưu tiên, tham gia sâu vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu, lấy phát triển chiều sâu làm trọng tâm, huy động nguồn lực từ mọi thành phần kinh tế, đặc biệt từ doanh nghiệp FDI và hệ thống doanh nghiệp nhỏ và vừa nội địa. Mục tiêu tổng quát của Chính phủ: Tỷ lệ đáp ứng được nhu cầu thiết yếu cho sản xuất, tiêu dùng nội địa 2025 2030 45% (11% giá trị toàn ngành công nghiệp) 70% (14% giá trị toàn ngành công nghiệp) Số doanh nghiệp đủ năng lực cung ứng trực tiếp cho các doanh nghiệp lắp ráp và tập đoàn đa quốc gia trên lãnh thổ Việt Nam Khoảng 1.000 doanh nghiệp (trong đó có 30% doanh nghiệp trong nước) Khoảng 2.000 doanh nghiệp Theo đó, mục tiêu cụ thể là tập trung phát triển các lĩnh vực linh kiện phụ tùng (phụ tùng kim loại, linh kiện phụ tùng nhựa - cao su và linh kiện phụ tùng điện - điện tử), lĩnh vực CNHT ngành dệt may - da giày (nguyên vật liệu và phụ liệu) và lĩnh vực CNHT cho công nghiệp công nghệ cao. Trên tinh thần đó, Dự thảo Nghị quyết đề ra các nhiệm vụ, giải pháp trọng điểm về phát triển ngành CNHT với sự phối hợp thực hiện giữa nhiều bộ, ngành liên quan. Các nhiệm vụ, giải pháp này mang đến nhiều cơ hội cho doanh nghiệp trong ngành CNHT và theo đó cần có sự chuẩn bị cần thiết về năng lực ngành để đón nhận được các cơ hội này.

sự phát triển ngành Công nghiệp hỗ trợ Trang 5 Các giải pháp thúc đẩy phát triển ngành CNHT: Cơ hội và sự chuẩn bị cần thiết (tiếp) Các giải pháp dưới đây đem lại cơ hội cho các doanh nghiệp trong ngành CNHT Giải pháp 1. Xây dựng, hoàn thiện và triển khai hiệu quả, đồng bộ các cơ chế, chính sách đảm bảo điều kiện thuận lợi cho phát triển CNHT Nhiệm vụ đặt ra Sửa đổi, bổ sung các chính sách phát triển ngành CNHT: Sửa đổi Nghị định số 111 về phát triển CNHT để phù hợp với yêu cầu thực tiễn của CNHT, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với các quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về thuế; Nghiên cứu, sửa đổi Chương trình phát triển CNHT tại Quyết định số 68/QĐ- TTg ngày 18/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở phù hợp với yêu cầu phát triển ngành. Nghiên cứu, đề xuất chính sách thúc đẩy phát triển một số ngành công nghiệp ưu tiên phát triển nhằm tạo thị trường cho CNHT phát triển và phù hợp với đặc điểm từng ngành: Xây dựng Chiến lược phát triển công nghiệp dệt may và da giầy đến năm 2030, định hướng đến năm 2035; xây dựng Chương trình phát triển bền vững ngành dệt may, da giày giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030 tháo gỡ điểm nghẽn về nguyên phụ liệu, sản xuất vải, hỗ trợ hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực và ứng dụng công nghệ 4.0, xanh hóa ngành dệt may, da giày; Nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách và các giải pháp phát triển các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin và viễn thông, công nghiệp điện tử, trong đó ưu tiên phát triển doanh nghiệp CNHT để sản xuất các sản phẩm công nghệ 5G, công nghệ IoT, AI, Robotic,...; Đề xuất quy hoạch và đầu tư một số khu công nghiệp tập trung theo mô hình cụm liên kết ngành sản xuất các linh kiện, phụ tùng ngành điện tử, cơ khí, sản xuất, lắp ráp ô tô và nguyên phụ liệu quan trọng ngành dệt may, da giầy với các cơ chế hỗ trợ, ưu đãi phù hợp. Cơ quan phụ trách thực hiện Bộ Thông tin và Truyền thông 2. Bổ sung, hoàn thiện các chính sách ưu đãi cho CNHT Hoàn thiện và đơn giản hóa các chính sách, thủ tục về thuế để tạo điều kiện phát triển thuận lợi cho các doanh nghiệp công nghiệp và CNHT. Ưu đãi thuế: Sửa đổi Luật thuế Giá trị gia tăng (GTGT) về việc hoàn thuế GTGT có thời hạn đối với máy móc thiết bị nhập khẩu tạo tài sản cố định của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm CNHT và các ngành công nghiệp sản xuất thuộc ngành được hưởng ưu đãi đầu tư; Thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng có thời hạn từ 05 đến 10 năm theo hướng không áp dụng đối với phần giá trị gia tăng tạo ra trong nước với mặt hàng ô tô sản xuất trong nước và nhập khẩu; Điều chỉnh thuế suất đối với động cơ và hộp số ô tô có thời hạn đến năm 2025 tương đương với mức cam kết của Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN ( ATIGA ).

sự phát triển ngành Công nghiệp hỗ trợ Trang 6 Các giải pháp thúc đẩy phát triển ngành CNHT: Cơ hội và sự chuẩn bị cần thiết (tiếp) Giải pháp (tiếp) 2. Bổ sung, hoàn thiện các chính sách ưu đãi cho CNHT (tiếp) Nhiệm vụ đặt ra Ưu đãi tín dụng: Ban hành quy trình thủ tục liên quan đến tín dụng đầu tư với lãi suất ưu đãi cho các ngành công nghiệp ưu tiên phát triển và CNHT đến năm 2025 với thời hạn vay đến 10 năm thông qua các tổ chức tín dụng; Chỉ đạo các tổ chức tín dụng cho vay với lãi suất ưu đãi thông qua cấp bù lãi suất từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, ngân sách địa phương và các nguồn vốn Hỗ trợ Phát triển Chính thức ( ODA ), vốn vay ưu đãi nước ngoài. Triển khai gói tín dụng cho vay ưu đãi khoảng 130.000 tỷ đồng trong thời hạn 05 năm đối với các doanh nghiệp Công nghiệp ưu tiên phát triển và CNHT. Cơ quan phụ trách thực hiện Ngân hàng Nhà nước Bộ Kế hoạch và Đầu tư 3. Đẩy mạnh thu hút FDI Ưu đãi đất đai và hỗ trợ xử lý các vấn đề môi trường: Bổ sung, hoàn thiện các chính sách ưu đãi về đất đai và hỗ trợ xử lý các vấn đề về môi trường đối với các dự án sản xuất sản phẩm CNHT, chính sách hỗ trợ tiếp cận đất đai đáp ứng yêu cầu của các ngành CNHT; Điều chỉnh, sửa đổi các quy định về việc miễn giảm tiền thuê đất đối với đối với trung tâm kỹ thuật hỗ trợ phát triển công nghiệp, dự án sản xuất sản phẩm CNHT và cơ khí trọng điểm trong năm 2020; Bổ sung danh mục hoạt động bảo vệ môi trường được ưu đãi, hỗ trợ theo hướng hỗ trợ các dự án dệt nhuộm, thuộc da có đầu tư hệ thống xử lý nước thải; sản xuất năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; sản xuất, nhập khẩu, sử dụng máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông dùng năng lượng tái tạo; sản xuất, tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường được cấp nhãn sinh thái; áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn, công nghệ tốt nhất hiện có trong sản xuất, kinh doanh; Nghiên cứu xây dựng giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp CNHT trong công tác xử lý môi trường, đặc biệt trong các lĩnh vực dệt may và da giầy (dệt nhuộm, thuộc da...); Hỗ trợ chi phí đầu tư hạ tầng, chi phí xử lý môi trường cho các dự án sản xuất sản phẩm CNHT. Ưu đãi, hỗ trợ khác: Chú trọng xây dựng cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp, sản xuất sản phẩm CNHT, tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp cận thông tin liên kết cần thiết được nhanh chóng, thuận lợi trong phân tích, đánh giá, định hướng lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực đầu tư; Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp CNHT dễ dàng tiếp cận nguồn vốn từ Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia và Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, và Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tăng cường thu hút các doanh nghiệp FDI lớn từ các thị trường nước ngoài trọng điểm; các doanh nghiệp FDI đầu tư sản xuất các sản phẩm hoàn chỉnh, đặt nhà máy sản xuất cấp khu vực tại Việt Nam để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp CNHT trong nước tham gia vào chuỗi cung ứng của các tập đoàn đa quốc gia; Thu hút các nhà đầu tư chiến lược, các tập đoàn đa quốc gia đầu tư, đặt trụ sở và thành lập các trung tâm nghiên cứu phát triển ( R&D ), trung tâm đổi mới sáng tạo tại Việt Nam. Bộ Tài nguyên và Môi trường Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bộ Khoa học và Công nghệ Bộ Kế hoạch và Đầu tư

sự phát triển ngành Công nghiệp hỗ trợ Trang 7 Các giải pháp thúc đẩy phát triển ngành CNHT: Cơ hội và sự chuẩn bị cần thiết (tiếp) Giải pháp (tiếp) 4. Phát triển thị trường 5. Nâng cao chất lượng doanh nghiệp, nguồn nhân lực Nhiệm vụ đặt ra Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp CNHT mở rộng thị trường, tận dụng lợi thế các thị trường thuộc các hiệp định thương mại tự do đã ký kết; Xây dựng cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp chế xuất bán hàng và tham gia chuỗi cung ứng nội địa; Tích cực tháo gỡ các rào cản, chống các hành vi độc quyền, cạnh tranh không lành mạnh. Xây dựng các trung tâm kỹ thuật nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp hỗ trợ đổi mới sáng tạo, nghiên cứu phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh và năng suất chất lượng sản phẩm, tạo cơ hội tham gia sâu vào chuỗi sản xuất toàn cầu; Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm nâng cao năng lực doanh nghiệp CNHT thông qua hợp tác chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực; Tư vấn, tìm kiếm, giới thiệu và hỗ trợ chuyển giao các công nghệ sản xuất hiện đại, phát triển tài sản trí tuệ; hỗ trợ xây dựng, áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng; Đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng cao trình độ người lao động trong lĩnh vực CNHT. Cơ quan phụ trách thực hiện Bộ Lao động, binh và Xã hội Để đón đầu cơ hội, các doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị về năng lực ngành Giải pháp 1. Thu hút FDI có chọn lọc Nhiệm vụ đặt ra Thu hút FDI có gắn với điều kiện nâng cao giá trị gia tăng tạo ra trong nước có tính đến liên kết không gian lãnh thổ, ngành nghề thu hút đầu tư; Không khuyến khích cấp phép các dự án FDI sản xuất các linh kiện và phụ tùng có quy mô nhỏ, hàm lượng công nghệ thấp, sử dụng công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, thâm dụng tài nguyên. Cơ quan phụ trách thực hiện Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2. Tăng yêu cầu về tỷ lệ nội địa hóa 3. Nâng cao chất lượng doanh nghiệp nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế Ban hành các quy định về việc ràng buộc và chế tài các chủ đầu tư sử dụng các thiết bị, linh kiện, vật liệu trong nước đã sản xuất được hoặc có khả năng sản xuất được trong các dự án đầu tư công, các dự án được hưởng các chính sách ưu đãi và các dự án đặc thù khác. Sửa đổi, xây dựng và thẩm định bố các tiêu chuẩn quốc gia (TCVN); các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) đối với các sản phẩm CNHT hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, phù hợp với các cam kết quốc tế, khu vực và quy định của pháp luật; Áp dụng tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài trong lĩnh vực CNHT đối với doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp; Xây dựng dữ liệu quốc gia về tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài và dữ liệu về các tổ chức kiểm định, chứng nhận CNHT. Bộ Khoa học và Công nghệ

sự phát triển ngành Công nghiệp hỗ trợ Trang 8 Các giải pháp thúc đẩy phát triển ngành CNHT: Cơ hội và sự chuẩn bị cần thiết (tiếp) Giải pháp (tiếp) 4. Tăng cường trách nhiệm bảo vệ môi trường 5. Tăng cường kiểm tra, giám sát Nhiệm vụ đặt ra Sửa đổi Quyết định số 16/2015/QĐ-TTg về quy định thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ trong năm 2020 Xây dựng cơ chế thu kinh phí xử lý sản phẩm thải bỏ đối với các sản phẩm nhập khẩu và sản phẩm trong nước; Quy định về trách nhiệm ràng buộc các doanh nghiệp nhập khẩu đối với việc xử lý các sản phẩm thải bỏ của ngành điện tử, ô tô... theo hướng nộp và hoàn kinh phí xử lý sản phẩm thải bỏ theo tỷ lệ nhất định tính theo phần trăm (tối thiểu 5%) của giá sản phẩm nhập khẩu; Điều chỉnh quy chuẩn nước thải một số ngành như cơ khí ô tô, điện tử, dệt nhuộm, thuộc da,... đảm bảo phù hợp với trình độ kỹ thuật, công nghệ, mức độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ và hài hòa với các quốc gia có trình độ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Thành lập tổ công tác liên ngành kiểm tra xuất xứ đối với các mặt hàng xuất nhập khẩu được hưởng ưu đãi thuế quan, phù hợp thông lệ quốc tế; Phối hợp các bộ, ngành liên quan thực thi có hiệu quả việc kiểm soát hiện tượng chuyển giá, gian lận thuế nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh; Xây dựng đề án ứng dụng công nghệ số và kỹ thuật tiên tiến nhằm truy xuất nguồn gốc sản phẩm công nghiệp thuộc các lĩnh vực công nghiệp ưu tiên phát triển để tăng cường công tác kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu và sử dụng các hàng rào kỹ thuật để bảo vệ hợp lý thị trường nội địa; Hoàn thiện các thủ tục kiểm tra, thử nghiệm, chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô sản xuất trong nước và nhập khẩu; Tăng cường các biện pháp kiểm soát chất lượng đối với ô tô nhập khẩu nguyên chiếc, hạn chế các sản phẩm kém chất lượng, gian lận thương mại xâm nhập thị trường Việt Nam. Cơ quan phụ trách thực hiện Bộ Tài nguyên và Môi trường Các Bộ ngành liên quan khác Chia sẻ của Deloitte Dự thảo Nghị quyết đã đưa ra các giải pháp toàn diện với các nhiệm vụ gắn với trách nhiệm của các bộ, ngành nhằm thực hiện một cách đồng bộ, hài hòa và hiệu quả các cơ chế, chính sách thúc đẩy sự phát triển ngành CNHT theo đúng định hướng của Chính phủ. Nhiều cơ hội được mở ra cho doanh nghiệp ngành CNHT, đặc biệt là các chính sách ưu đãi, hỗ trợ được tăng cường tạo điều kiện cho doanh nghiệp CNHT đổi mới, sáng tạo, tiếp cận nguồn vốn, nâng cao năng lực cạnh tranh để tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Theo đó, các doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị cần thiết để đón đầu các giải pháp thúc đẩy ngành biến thành các cơ hội trong bối cảnh các chính sách được xây dựng và hoàn thiện theo hướng lấy phát triển ngành theo chiều sâu làm trọng tâm, tăng yêu cầu về tỷ lệ nội địa hóa, về việc đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia, quốc tế; các chính sách thu hút đầu tư, ưu đãi ngành CNHT được ban hành mang tính chọn lọc, tăng cường trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường, đẩy mạnh kiểm tra, giám sát liên ngành trong công tác quản lý Nhà nước.

sự phát triển ngành Công nghiệp hỗ trợ Trang 9 Khuyến nghị của Deloitte N ghị quyết khi chính thức ban hành sẽ tạo tiền đề để Chính phủ cũng như các bộ, ngành tiến hành xây dựng, sửa đổi, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về CNHT mộtcách toàn diện và đồng bộ. Trong bối cảnh Dự thảo Nghị quyết dự kiến sẽ sớm được ban hành, Deloitte dự đoán trong trong thời gian sắp tới sẽ có các thay đổi về cơ chế, chính sách áp dụng với các doanh nghiệp ngành CNHT. Theo đó, chúng tôi khuyến nghị Quý Doanh nghiệp: Chủ động rà soát tình hình thực tế của doanh nghiệp để xem xét khả năng đáp ứng các điều kiện được hưởng ưu đãi của doanh nghiệp CNHT trong quá khứ, hiện tại và tương lai và có những phương án nâng cao tiêu chuẩn, quy trình để đáp ứng yêu cầu và tuân thủ; Nắm bắt định hướng phát triển ngành CNHT của Chính phủ Việt Nam trong thời gian sắp tới, theo đó có sự chuẩn bị để đón đầu các cơ hội và hoạch định các chuẩn bị cần thiết của doanh nghiệp về năng lực ngành CNHT; Rà soát rủi ro, cơ hội ưu đãi với chuỗi cung ứng hiện tại, hoạch định tái cấu trúc chuỗi cung ứng tương lai thích nghi với định hướng chính sách, chủ động gia nhập sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu; Chú trọng chuẩn bị các nguồn lực cần thiết, đặc biệt là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng công nghệ tiên tiến; và Nắm bắt xu thế thanh tra/kiểm tra của các cơ quan chức năng như cơ quan Thuế, Bộ/Sở Công, cơ quan cấp phép đầu tư, cơ quan quản lý về bảo vệ môi trường... ngày càng chặt chẽ hơn, phương pháp tiếp cận đổi mới theo hướng kiểm tra ưu đãi ngành, theo đó các doanh nghiệp sẽ chuẩn bị tốt hơn cho các cuộc thanh tra/kiểm tra. Tại các bản tin tiếp theo, bên cạnh tiến trình xây dựng và ban hành Dự thảo Nghị quyết, Deloitte sẽ cập nhật tới Quý Doanh nghiệp các thay đổi về chính sách ưu đãi cũng như các điều kiện cần đáp ứng để áp dụng được ưu đãi ngành CNHT trong khuôn khổ Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 111 của Chính Phủ về phát triển CNHT đang được Bộ Công chủ trì soạn thảo. Cùng với Deloitte Đông Nam Á và Deloitte Châu Á-Thái Bình Dương, Đội ngũ chuyên gia nhóm Dịch vụ Giải pháp về Ưu đãi Đầu tư và Đổi mới toàn cầu (Gi3) của Deloitte Việt Nam được thành lập để hỗ trợ Quý Khách hàng trong việc đánh giá, tìm kiếm, hỗ trợ áp dụng các cơ hội ưu đãi đầu tư tại Việt Nam cũng như các ưu đãi đầu tư xuyên quốc gia. Nếu Quý Doanh nghiệp có bất cứ vướng mắc nào, xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.

Liên hệ Hãy liên hệ với Nhóm Dịch vụ Giải pháp về Ưu đãi Đầu tư và Đổi mới toàn cầu (Gi 3 ) của Deloitte Việt Nam để được tư vấn và trợ giúp: Lãnh đạo phụ trách Bùi Tuấn Minh Phó Tổng Giám đốc +84 24 71050 022 mbui@deloitte.com Phan Vũ Hoàng Phó Tổng Giám đốc +84 28 7101 4345 hoangphan@deloitte.com Vũ Thu Ngà Phó Tổng Giám đốc +84 24 71050 023 ngavu@deloitte.com Đội ngũ chuyên gia Nguyễn Đình Phong Giám đốc +84 24 71050 037 phongdnguyen@deloitte.com Nguyễn Chí Dũng Trưởng phòng +84 24 71050 066 dungchnguyen@deloitte.com Dương Tuấn Ngọc Trưởng phòng +84 24 71050 084 ngoctduong@deloitte.com Trần Quốc Thắng Giám đốc +84 28 71014 323 qthang@deloitte.com Hà Đức Thanh Trưởng phòng cấp cao +84 24 71050 105 thanhha@deloitte.com Nguyễn Anh Tuấn Trưởng phòng cấp cao +84 24 71050 026 tuannguyen@deloitte.com Trần Anh Sơn Trưởng phòng +84 24 71050 036 sontran@deloitte.com Nguyễn Ngọc Mai Trưởng phòng +84 24 71050 060 maingocng@deloitte.com Phan Thị Thúy An Trưởng phòng +84 24 71050 073 anttphan@deloitte.com Nguyễn Hồng Ngọc Chuyên viên tư vấn kinh nghiệm +84 24 71050 093 ngochongnguyen@deloitte.com Văn phòng Hà Nội Văn phòng TP. Hồ Chí Minh Tầng 15, Tòa nhà Vinaconex, 34 Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội Tel: +84 24 7105 0000 Fax: +84 24 6288 5678 Tầng 18, Tòa nhà Times Square, 57-69F Đồng Khởi, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Tel: +84 28 7101 4555 Fax: +84 28 3910 0750

Tên Deloitte được dùng để chỉ một hoặc nhiều thành viên của Deloitte Touche Tohmatsu Limited ( DTTL hay Deloitte Toàn cầu ), và mạng lưới các hãng thành viên trên toàn cầu (gọi chung là Tổ chức Deloitte). DTTL và mỗi thành viên trực thuộc là một pháp nhân riêng biệt và độc lập về mặt pháp lý, không bị ràng buộc lẫn nhau đối với các bên thứ ba. DTTL và mỗi thành viên trực thuộc chỉ chịu trách nhiệm cho hành vi và thiếu sót của mình, chứ không phải chịu trách nhiệm lẫn nhau. DTTL không cung cấp dịch vụ cho các khách hàng. Vui lòng xem tại www.deloitte.com/about để biết thêm thông tin chi tiết. Về Deloitte Châu Á Thái Bình Dương Deloitte Châu Á Thái Bình Dương là một hãng thành viên của Deloitte Toàn cầu. Các thành viên và các đơn vị trực thuộc của Deloitte Châu Á Thái Bình Dương cung cấp dịch vụ cho khách hàng tại hơn 100 thành phố trong khu vực, bao gồm Auckland, Bangkok, Bắc Kinh, Hà Nội, Hồng Kông, Jakarta, Kuala Lumpur, Manila, Melbourne, Osaka, Seoul, Thượng Hải, Singapore, Sydney, Đài Bắc và Tokyo. Tại các nước thành viên, các hoạt động kinh doanh được thực hiện độc lập bởi các pháp nhân riêng biệt. Về Deloitte Việt Nam Tại Việt Nam, Công ty TNHH Deloitte Việt Nam và các công ty thành viên cùng các chi nhánh của mỗi công ty trong hệ thống Deloitte Việt Nam là các đơn vị cung cấp dịch vụ chuyên ngành. Tài liệu này chỉ chứa đựng những thông tin chung và nhằm mục đích tham khảo, do vậy, không một hãng Deloitte Touche Tohmatsu Limited, hay bất kỳ một hãng thành viên hay công ty con (sau đây được gọi chung là Tổ chức Deloitte ) và các nhân viên của họ được xem là, trong phạm vi nội dung của tài liệu này, cung cấp dịch vụ hay đưa ra những ý kiến, tư vấn về chuyên môn cho người đọc. Tài liệu này không cấu thành ý kiến tư vấn đối với người đọc và sẽ không ảnh hưởng đến các ý kiến tư vấn khác do bất kỳ nhân viên của Tổ chức Deloitte cung cấp. Những thông tin thể hiện trong tài liệu này không áp dụng đối với các trường hợp riêng biệt của doanh nghiệp. Trước khi đưa ra bất kỳ một quyết định hay hành động nào có thể ảnh hưởng tới tình hình tài chính hoặc hoạt động kinh doanh, người đọc nên tham khảo ý kiến chuyên gia tư vấn. Không có tuyên bố, bảo đảm hoặc cam kết nào (rõ ràng hay ngụ ý) được đưa ra về tính chính xác hoặc tính đầy đủ của thông tin trong tài liệu này, và không một hãng thành viên nào thuộc Mạng lưới các công ty Deloitte chịu trách nhiệm đối với bất kỳ thiệt hại, tổn thất xảy ra trực tiếp hay gián tiếp do kết quả của việc người đọc sử dụng, công bố, phát tán ra bên ngoài hoặc dựa vào tài liệu này để hành động, không hành động hoặc ra bất kỳ quyết định nào. DTTL và mỗi thành viên là một pháp nhân riêng biệt và độc lập về mặt pháp lý. Thời điểm người đọc nhận được tài liệu này và không có bất kỳ phản hồi nào tới Deloitte, chúng tôi sẽ coi là người đọc đã đồng ý và chấp thuận với các thông tin và nội dung nêu trên. 2020 Công ty TNHH Deloitte Việt Nam