ĐỀ CƯƠNG CHUYÊN ĐỀ

Tài liệu tương tự
QUỐC HỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT Giáo trình LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM Biên soạn: Mạc Giáng Châu 2006

CÔNG BÁO/Số /Ngày PHẦN VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CHÍNH PHỦ CHÍNH PHỦ Số: 62/2012/NĐ-CP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc l

Thủ tục tố tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm Nguyễn Quỳnh Trang Khoa Luật Luận văn ThS ngành: Luật Hình sự; Mã số: Người hướng dẫn: TS. Nguy

LỜI CAM ĐOAN

Số 148 (7.496) Thứ Ba ngày 28/5/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

Layout 1

Nghị luận về vấn đề bạo lực học đường – Văn hay lớp 9

ĐỀ CƯƠNG PHÁP LUẬT C u 1 : Hành vi nhũng nhiễu vì vụ lợi A. Sử dụng tài sản của Nhà nước vượt chế độ, định mức, tiêu chuẩn; C. Sử dụng chức vụ, quyền

Luận văn tốt nghiệp

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

Pháp ngữ của hòa thượng Tuyên Hóa - Phần 2

Đề thi thử môn sử lớp 12 ôn thi THPTQG năm 2018 mã đề 310

Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện Thanh Trì - Hà Nội Trần Thanh Thủy Khoa Luật Luận

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

Layout 1

TOÀ ÁN NHÂN DÂN HUYỆN THẠCH THÀNH TỈNH THANH HOÁ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Bản án số: 25/2017/HSST Ngày 10/7/2017

CỦA ^ v \ ĐÊ CƯƠNG PAƯ;CẮOTỎNG KẾT NGHỊ QUYẾT SỐ 49-NQ/TW TE CHIẾN LƯỢC CẢI CÁCH Tư PHÁP ĐẾN NĂM 2020 i các cấp ủy, tổ chức đảng ở Trung ương) I- ĐẶC

TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH & CN, TẬP 20, SỐ Q Về thẩm quyền của Hội đồng xét xử theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam Lê Ngọc Thạnh

NguyenThiThao3B

Layout 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ HỒNG THẢO HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ CÁ THỂ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐĂK TÔ TỈNH KON TUM

SỞ GDĐT TỈNH BÌNH DƯƠNG XÂY DỰNG VĂN HÓA PHÁP LÝ, ỨNG XỬ VĂN MINH Số 08 - Thứ Hai,

TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI ĐÀ NẴNG Bản án số: 189/2017/HSPT Ngày: 09/8/2017 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc NHÂN DANH

C«ng an tØnh B×nh Ph­íc céng hoµ x· héi chñ nghi· viÖt nam

MỞ ĐẦU

Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông t

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

Bài học về Tình thương

TUYÊ N TÂ P LY ĐÔNG A MỞ QUYÊ N Học Hội Thắng Nghĩa 2016

I TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NẬM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 15/BC-TA Hà Nội, ngày 15 tháng 3 năm 2019 TÒA AN nhân số:

Số 204 (7.552) Thứ Ba ngày 23/7/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

LUẬN VĂN: Áp dụng quản lý rủi ro vào qui trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu

60. Thống nhất đất nước và ba dòng thác cách mạng Nước Việt Nam đã trải qua nhiều lần bị chia cắt nên ước muốn thống nhất đất nước là một khát vọng tự

nhandangvachanNQ36VC_2019JUL20_sat

Microsoft Word - hong vu cam thu.doc

TOÀ ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ PHỦ LÝ TỈNH HÀ NAM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Bản án số: 169/2017/HSST. Ngày 17 tháng 11

Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Nghiên cứu Tôn giáo. Số PHẬT ĐÀI QUỐC THÁI DÂN AN THIỀN VIỆN TRÚC LÂM TÂY THIÊN Đại đức Thích Kiến Nguyệt, trụ trì Thiền viện Tây Thiên (Vĩ

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ TÔ ĐÌNH HUY BẢN TIN PHÁP LUẬT THÁNG 04/2017 Liên hệ: Văn Phòng Luật Sư Tô Đình Huy Địa chỉ: 441/15B Điện Biên Phủ, Phường 25, Quận B

Bài thu hoạch chính trị hè Download.com.vn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRUNG TÂM LUYỆN THI THỦ KHOA Hồ Chí Minh - Năm

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN PHÒNG THANH TRA PHÁP CHẾ - SỞ HỮU TRÍ TUỆ BẢNG SO SÁNH NỘI DUNG LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC NĂM 2012 VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SU

BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG LỊCH SỬ 80 NĂM NGÀNH TUYÊN GIÁO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ( ) NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA Hà Nội CHỈ ĐẠO

50 n¨m h¶i qu©n nh©n d©n viÖt nam anh hïng

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 23 tháng 5 năm 2018

Đoàn Viết Hoạt và sứ mệnh xương rồng Đỗ Thái Nhiên So với các loài thực vật khác, xương rồng là loại cây có sức chịu đựng cao cấp nhất và trường kỳ nh

Bản tin ISSN CHÍNH SÁCH Tài nguyên Môi trường Phát triển bền vững TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN Số 17 Quý I/2015 HƯỚNG ĐẾN NHỮNG VẬN ĐỘ

Simplot Code of Conduct 0419R_VI

HỌC 214 BỘ THỦ CHỮ HÁN NGỮ PHÂN LOẠI THEO SỐ NÉT BỘ 01 NÉT: 06 bộ: 1. 一 Nhất: Một, thứ nhất,khởi đầu các số đo, thuộc về dương, bao quát hết thảy. 2.

Số 12 (7.360) Thứ Bảy, ngày 12/1/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 CHỦ T

CHƯƠNG 1

Phân tích Vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân – Văn hay lớp 11

VÀI SUY NGHĨ VỀ : VIỆN NGHIÊN CỨU KHỔNG TỬ TẠI VIỆT NAM Trần Văn Chinh I.- SƠ LƯỢC VỀ KHỔNG TỬ : Khổng Tử ( trtc), người làng Xương-bình, phủ D

§¹i häc quèc gia hµ néi

1

NỘI DUNG GIỚI THIỆU LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG NĂM 2015 TRONG BUỔI HỌP BÁO CÔNG BỐ LUẬT

ĐỀ cương chương trình đẠi hỌc

Số 17 (7.000) Thứ Tư, ngày 17/1/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 THỦ TƯ

Đức Hùynh Phú Sổ Chủ Trương Tòan Dân Chánh Trị

Pháp luật Quốc tế, pháp luật nước ngoài về bảo vệ quyền trẻ em International Law, foreign law on the protection of children NXB H. : Khoa Luật, 2012 S

Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

dethithu.net - Website Đề Thi Thử THPT Quốc Gia tất cả các môn.cập nhật liên tục. Truy cập tải ngay!! SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT YÊN LẠC

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT HÀNH CHÍNH 1

Quân-sử Tem Thư Việt-Nam Cộng-Hòa Trúc-Lâm Nguyễn-Việt Phúc-Lộc sưu tầm và biên tập. Kỷ-Niệm Hai Bà Trưng Giá tiền 0đ50-nhiều mầu; 2đ00- nhiều mầu; 3đ

Phật Học Phổ Thông HT. Thích Thiện Hoa Khóa Thứ Hai Thiên Thừa Phật Giáo o0o Bài Thứ 9 Lục Hòa A Mở Ðề 1. Tai hại của sự bất hòa: Trong sự sống chung

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

No tile

Thuyết minh tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi

54 CÔNG BÁO/Số /Ngày HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO Số: 03/2019/NQ-HĐTP CỘNG

A1.Hi?u%20rõ%20Trung%20qu?c%20d?%20h?p%20tác%20có%20hi?u%20qu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ MINH HƯỜNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BẰNG VIỆT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: TÓ

Tần Thủy Hoàng Tần Thủy Hoàng Bởi: Wiki Pedia Tần Thủy Hoàng Hoàng đế Trung Hoa Hoàng đế nhà Tần Trị vì 221 TCN 210 TCN Tiền nhiệm Sáng lập đế quốc Tầ

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

Microsoft Word - Draft_ _VN

Luan an dong quyen.doc

Trường Đại học Văn Hiến TÀI LIỆU MÔN HỌC KỸ NĂNG MỀM (Lưu hành nội bộ) KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH Biên soạn: ThS. Nguyễn Đông Triều

Thứ Sáu Số 344 (6.596) ra ngày 9/12/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Việt Nam nêu vấn đề Biển Đông tại phiên họp

Chiến tranh Việt Nam kết thúc mang ý nghĩa gì?

Phân tích truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê

QT04041_TranVanHung4B.docx

Thứ Số 320 (7.303) Sáu, ngày 16/11/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Thủ

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT NGUYỄN THANH HƯNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG TÒA ÁN VỀ HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRONG KINH DOANH BẤT Đ

Số 82 (7.430) Thứ Bảy ngày 23/3/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

KINH TỨ THẬP NHỊ CHƯƠNG CÓ PHẢI LÀ CUỐN KINH ĐẦU TIÊN ĐƯỢC DỊCH TẠI TRUNG QUỐC KHÔNG? HẠNH CƠ Nguồn Chuyển sang ebook 2

Thứ Số 111 (7.094) Bảy, ngày 21/4/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Khẩn

Ý Nghĩa MàuTrắng Và Áo Dài Trong Đạo Cao Đài I. ÁO DÀI VIỆT NAM QSTS Nguyễn Thanh Bình Khảo Cứu Vụ Cao Đài Hải Ngoại Tòa Thánh Tây Ninh Mỗi khi bàn đế

Thứ Số 355 (7.338) Sáu, ngày 21/12/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 THỦ

Microsoft Word - 2- Giai phap han che su phu thuoc kinh te vao Trung Quoc.doc

251 SỰ LÃNH ĐẠO BẰNG CHÁNH NIỆM VÌ HÒA BÌNH BỀN VỮNG TRONG VĂN HÓA VĂN HỌC PHẬT GIÁO VIỆT NAM (TỪ TRUYỀN THỐNG ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI) Nguyễn Hữu Sơn * 1. MỞ Đ

CÔNG BÁO/Số /Ngày PHẦN VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CHÍNH PHỦ CHÍNH PHỦ Số: 92/2011/NĐ-CP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc l

Microsoft Word - TT_

Mật ngữ 12 chòm sao- Phân tích toàn bộ các cung hoàng đạo Ma kết - Capricornus (22/12 19/1) Ma kết khi còn trẻ đều rất ngây thơ. Tôi nghĩ ngay cả chín

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ ĐÌNH DŨNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG CÁC CƠ QUAN HÀN

BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ Chúng ta hoạt động trong một nền văn hóa với các tiêu chuẩn đạo đức cao nhất

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

Số 04 (6.987) Thứ Năm, ngày 4/1/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Thủ tư

Hỗ trợ ôn tập [ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC] Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2017 VĂN MẪU LỚP 12: TÂY

Ôn tập môn ngữ văn: Chiếc thuyền ngoài xa

Bản ghi:

T heo quy định tại Điều 20 Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS), toà án Việt Nam thực hiện chế độ hai cấp xét xử với nội dung cơ bản như sau: Bản án, quyết định sơ thẩm của toà án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật này Đối với bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được xét xử phúc thẩm. Thủ tục xét xử phúc thẩm được quy định tại Phần thứ tư xét xử phúc thẩm của BLTTHS chính là sự cụ thể hoá việc thực hiện nguyên tắc tố tụng này. Trong thời gian qua, việc áp dụng quy định về xét xử phúc thẩm đã góp phần thực hiện có hiệu quả nguyên tắc hai cấp xét xử, giúp toà án cấp trên kiểm tra lại tính có căn cứ và hợp pháp của bản án, quyết định sơ thẩm, kịp thời sửa chữa những sai lầm, khắc phục vi phạm pháp luật của toà án cấp dưới, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia tố tụng có quyền và lợi ích pháp lí liên quan đến vụ án. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng các quy định về xét xử phúc thẩm cũng đã bộc lộ hạn chế nhất định trong các quy định của BLTTHS, làm cho việc áp dụng gặp khó khăn và ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của hoạt động xét xử phúc thẩm. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập một số hạn chế, bất cập trong các quy định của BLTTHS về quyền hạn của toà án cấp TS. Vò Gia L m * phúc thẩm trong việc huỷ bản án sơ thẩm. Việc nghiên cứu các quy định về vấn đề này nhằm xác định hạn chế, bất cập về lập pháp, trên cơ sở đó đưa ra kiến nghị tiếp tục hoàn thiện các quy định của BLTTHS về quyền của toà án cấp phúc thẩm trong việc huỷ bản án sơ thẩm theo hướng cụ thể, đầy đủ và toàn diện hơn, đảm bảo sự thống nhất với các quy định khác của BLTTHS cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng trong thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả xét xử ở cấp phúc thẩm. 1. Quyền huỷ bản án sơ thẩm để điều tra lại Huỷ bản án sơ thẩm để điều tra lại là quyết định của toà án cấp phúc thẩm trực tiếp phủ nhận hoàn toàn bản án sơ thẩm nhưng cũng đồng thời gián tiếp phủ nhận hoàn toàn kết quả của hoạt động điều tra. Bởi lẽ, nguyên nhân dẫn đến việc bản án sơ thẩm bị huỷ là do những sai lầm của giai đoạn điều tra, nếu phải điều tra lại có nghĩa là các hoạt động điều tra trước đó không hợp pháp hoặc kết luận về vụ án của cơ quan điều tra là không có căn cứ nên phải điều tra lại từ đầu. Khi vụ án bị huỷ để điều tra lại thì vụ án sẽ được tiến hành lại từ đầu theo thủ tục chung như quy định tại Điều 252 * Giảng viên chính Khoa pháp luật hình sự Trường Đại học Luật Hà Nội 12

BLTTHS. (1) Căn cứ để hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định huỷ bản án sơ thẩm để điều tra lại được quy định tại khoản 1 Điều 250 BLTTHS như sau: Toà án cấp phúc thẩm huỷ bản án sơ thẩm để điều tra lại khi nhận thấy việc điều tra ở cấp sơ thẩm không đầy đủ mà cấp phúc thẩm không thể bổ sung được. Nếu chúng ta quan niệm việc điều tra là hoạt động thu thập chứng cứ để chứng minh có tội phạm và bị can làm cơ sở cho viện kiểm sát truy tố và toà án xét xử thì căn cứ ra quyết định huỷ bản án sơ thẩm để điều tra lại có thể hiểu là khi xét xử phúc thẩm, hội đồng xét xử (HĐXX) xác định hồ sơ điều tra thiếu chứng cứ quan trọng có ý nghĩa xác định vấn đề thuộc nội dung vụ án và những chứng cứ này không thể bổ sung được bằng hoạt động xét xử tại phiên toà phúc thẩm. Điều đó có nghĩa là căn cứ vào diễn biến phiên toà phúc thẩm, HĐXX xác định cơ quan điều tra đã không thu thập đầy đủ chứng cứ và vì không có đầy đủ chứng cứ nên toà án cấp sơ thẩm đã ra bản án không phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án. Muốn giải quyết đúng đắn vụ án thì cần phải tiến hành điều tra lại từ đầu. Kết luận việc điều tra không đầy đủ dẫn đến phải huỷ bản án sơ thẩm để điều tra lại, về thực chất đã xác định rằng khi tiến hành điều tra vụ án, cơ quan điều tra đã vi phạm nguyên tắc xác định sự thật của vụ án được quy định tại Điều 10 BLTTHS: Cơ quan điều tra phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo. Nếu phát hiện vi phạm này thì việc huỷ bản án sơ thẩm để điều tra lại hoàn toàn hợp lí và có cơ sở vì hậu quả của sự vi phạm đó là toà án cấp sơ thẩm đã xét xử sai. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là nếu huỷ bản án sơ thẩm để điều tra lại chỉ bởi căn cứ nêu trên liệu đã đầy đủ chưa, có thể còn để lọt trường hợp khác hay không? Theo nghiên cứu của chúng tôi, trên cả hai phương diện quy định của pháp luật và thực tiễn xét xử vẫn còn các trường hợp khác cần xem xét để bổ sung làm căn cứ huỷ bản án sơ thẩm để điều tra lại. Ví dụ, có thể có những vi phạm pháp luật nghiêm trọng khác trong quá trình điều tra vụ án như vi phạm về thủ tục tố tụng (vi phạm cách thức tiến hành các hoạt động điều tra như sử dụng các biện pháp điều tra bị cấm: điều tra viên có hành vi bức cung, dùng nhục hình, hành vi ngụy tạo chứng cứ, làm sai lệch hồ sơ vụ án...) dẫn đến việc đưa ra kết luận điều tra không chính xác, sai sự thật; hoặc có vụ án, BLTTHS quy định phải có yêu cầu của người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại (trường hợp người bị hại là người chưa thành niên hoặc có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần) mới được khởi tố, điều tra nhưng cơ quan điều tra vẫn tiến hành khởi tố, điều tra vụ án khi không có yêu cầu; không yêu cầu cử người bào chữa cho bị can trong các trường hợp luật quy định bắt buộc phải có người bào chữa, do đó làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích chính đáng của bị can trong trường hợp bị can, người đại diện hợp pháp của họ không lựa chọn (mời) người bào chữa (trường hợp bị 13

can bị khởi tố điều tra về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình hoặc bị can là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần). Theo chúng tôi, tất cả vi phạm này là nghiêm trọng khi nó dẫn đến hậu quả xâm phạm nghiêm trọng quyền lợi của bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự hoặc làm cho vụ án bị xét xử sai ở cấp sơ thẩm và tại phiên toà phúc thẩm, HĐXX phúc thẩm không thể tự mình khắc phục được hoặc nếu có đưa ra quyết định để sửa chữa những vi phạm đó thì cũng đồng nghĩa với việc HĐXX phúc thẩm đã vi phạm quy định của pháp luật. Những vi phạm nói trên không thể nằm trong phạm vi khái niệm việc điều tra không đầy đủ quy định tại khoản 1 Điều 250 BLTTHS. Khi xét xử phúc thẩm, nếu phát hiện ra những vi phạm nói trên thì HĐXX phúc thẩm phải thực hiện một hoặc một số thẩm quyền (quyền hạn) quy định tại Điều 248 BLTTHS. Chúng tôi cho rằng mọi vi phạm pháp luật nghiêm trọng đều phải được sửa chữa, khắc phục bằng cách thức phù hợp, nếu trong giai đoạn điều tra phát hiện ra những vi phạm nghiêm trọng thì cần phải sửa chữa, khắc phục trong chính giai đoạn tố tụng này. Vì vậy, trong trường hợp này, HĐXX phúc thẩm phải ra quyết định huỷ bản án sơ thẩm để điều tra lại. Từ những phân tích trên chúng tôi kiến nghị sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 250 BLTTHS như sau: Toà án cấp phúc thẩm huỷ bản án sơ thẩm để điều tra lại khi có căn cứ xác định việc điều tra ở cấp sơ thẩm không đầy đủ mà cấp phúc thẩm không thể bổ sung được hoặc có những vi phạm pháp luật nghiêm trọng khác trong quá trình điều tra. 2. Quyền huỷ bản án sơ thẩm để xét xử lại Huỷ bản án sơ thẩm để xét xử lại là quyết định của HĐXX phúc thẩm trực tiếp phủ nhận hoàn toàn kết quả xét xử ở cấp sơ thẩm để xét xử lại vụ án từ đầu theo thủ tục chung mà không cần phải điều tra lại các lí do huỷ bản án sơ thẩm không xuất phát từ hoạt động của các giai đoạn tố tụng trước đó. Căn cứ để HĐXX phúc thẩm ra quyết định huỷ bản án sơ thẩm để xét xử lại quy định tại khoản 2 Điều 250 BLTTHS như sau: Toà án cấp phúc thẩm huỷ bản án sơ thẩm để xét xử lại ở cấp sơ thẩm với thành phần hội đồng xét xử mới trong các trường hợp sau đây: a. Thành phần hội đồng xét xử sơ thẩm không đúng luật định hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng; b. Người được toà án cấp sơ thẩm tuyên bố không có tội nhưng có căn cứ cho rằng người đó đã phạm tội. Quy định về các căn cứ huỷ bản án sơ thẩm để xét xử lại như trên nếu đối chiếu với thực tiễn xét xử phúc thẩm là chưa bao hàm hết các trường hợp phải huỷ bản án sơ thẩm, vì những lí do sau đây: Thứ nhất, đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 250 BLTTHS: có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng, căn cứ này chỉ đề cập một loại vi phạm quy định của BLTTHS đã được xác định trong Điều 1 Bộ luật này: Bộ luật tố tụng hình sự quy định trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự; chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố 14

tụng; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng, của cơ quan, tổ chức và công dân;. Theo nội dung nêu trên, có thể thấy rằng BLTTHS không chỉ quy định về thủ tục tố tụng để giải quyết vụ án mà còn có nhiều quy định khác và để bảo đảm pháp chế trong tố tụng, các quy định này phải tuân thủ triệt để khi áp dụng để tiến hành các hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. Về cơ bản, khái niệm thủ tục tố tụng hiện nay được hiểu là cách thức tiến hành các hoạt động tố tụng, vì vậy vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng là trường hợp BLTTHS quy định bắt buộc phải tiến hành hoặc tiến hành theo thủ tục tố tụng đó nhưng cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng bỏ qua hoặc thực hiện không đúng, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền lợi của bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc làm cho việc giải quyết vụ án thiếu khách quan, toàn diện. (2) Vi phạm thủ tục tố tụng nói chung và vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng nói riêng là căn cứ huỷ bản án sơ thẩm để xét xử lại chỉ là một trong các vi phạm quy định của BLTTHS, vì ngoài các vi phạm về thủ tục tố tụng, trong giai đoạn xét xử sơ thẩm còn có thể xuất hiện những vi phạm khác ở mức độ khác nhau. Những vi phạm đó cũng có thể làm ảnh hưởng đến kết quả xét xử, tính có căn cứ và hợp pháp của bản án sơ thẩm mà khi phát hiện ra cần phải sửa chữa, khắc phục. Ví dụ: Vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của toà án nhân dân nhưng lại được truy tố, xét xử tại toà án quân sự hay ngược lại thì được coi là vi phạm thẩm quyền xét xử theo đối tượng; nếu toà án cấp dưới (toà án nhân dân cấp huyện và toà án quân sự khu vực) xét xử vụ án thuộc thẩm quyền của toà án cấp trên (toà án nhân dân cấp tỉnh và toà án quân sự cấp quân khu) là vi phạm thẩm quyền xét xử theo sự việc quy định tại Điều 170 BLTTHS. (3) Theo quy định của BLTTHS, dù vụ án đã được đưa ra xét xử mới phát hiện vi phạm thì vẫn phải chuyển cho toà án có thẩm quyền xét xử chứ không thể vẫn tiến hành xét xử như trong trường hợp vi phạm thẩm quyền xét xử khác (thẩm quyền theo lãnh thổ ). (4) Trong trường hợp vụ án đã được xét xử sơ thẩm (đã có bản án) và bản án sơ thẩm sai thẩm quyền đó bị kháng cáo, kháng nghị và khi xét xử phúc thẩm, HĐXX phúc thẩm phát hiện vi phạm này thì có thể coi là trường hợp vi phạm nghiêm trọng về thẩm quyền xét xử và cần huỷ bản án để xét xử sơ thẩm lại ở toà án có thẩm quyền nhằm thực hiện đúng nguyên tắc hai cấp xét xử và quy định về thẩm quyền xét xử của các cấp toà án khác nhau. Từ những phân tích nêu trên, chúng tôi cho rằng tất cả vi phạm về thủ tục tố tụng hoặc cơ cấu thành phần HĐXX sơ thẩm không đúng luật hay vi phạm thẩm quyền xét xử dẫn đến hậu quả xâm phạm nghiêm trọng quyền lợi của bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự hoặc làm cho vụ án bị xét xử sai ở cấp sơ thẩm đều gọi chung là vi phạm nghiêm trọng pháp luật tố tụng hình sự và là căn cứ huỷ bản án sơ thẩm để xét xử lại với thành phần HĐXX mới. 15

Thứ hai, đối với căn cứ quy định tại điểm b khoản 2 Điều 250 BLTTHS: Người được toà án cấp sơ thẩm tuyên bố không có tội nhưng có căn cứ cho rằng người đó đã phạm tội. Khi áp dụng căn cứ này trong thực tiễn có thể xuất hiện hai trường hợp sau: Một là người được toà án cấp sơ thẩm tuyên là không có tội nhưng bản án tuyên vô tội đó bị người bị hại, người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên hoặc có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần kháng cáo hay bị viện kiểm sát kháng nghị yêu cầu toà án cấp phúc thẩm xét xử bị cáo theo hướng có tội (kháng cáo, kháng nghị theo hướng tăng nặng, hướng không có lợi cho bị cáo). Khi xét xử phúc thẩm, HĐXX xét thấy yêu cầu của kháng cáo, kháng nghị là có căn cứ để thực hiện đúng nguyên tắc hai cấp xét xử (đảm bảo quyền bào chữa của bị cáo, quyền kháng cáo bản án sơ thẩm), HĐXX phúc thẩm không được sửa bản án sơ thẩm tuyên bị cáo không phạm tội theo hướng kết tội (từ không có tội thành có tội) mà phải ra quyết định huỷ bản án sơ thẩm để xét xử sơ thẩm lại từ đầu. Và như vậy, nếu tại phiên toà sơ thẩm xét xử lại, bị cáo bị kết tội thì họ có quyền kháng cáo bản án kết tội đó để được bảo vệ quyền lợi của mình tại cấp xét xử thứ hai là cấp phúc thẩm. Hai là người được toà án cấp sơ thẩm tuyên là không có tội nhưng chỉ có bị cáo được tuyên không có tội đó kháng cáo bản án với yêu cầu huỷ phần lí do bản án sơ thẩm tuyên là họ không có tội (kháng cáo, kháng nghị theo hướng giảm nhẹ, hướng có lợi cho bị cáo). Ví dụ: Người được toà án cấp sơ thẩm tuyên là không có tội với lí do (căn cứ) quy định tại khoản 2 Điều 107 BLTTHS là hành vi của họ không cấu thành tội phạm nên kháng cáo yêu cầu toà án cấp phúc thẩm huỷ phần lí do tuyên họ không có tội quy định tại khoản 2 Điều luật này là hành vi không cấu thành tội phạm và thay vào đó là áp dụng căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 107 BLTTHS không có hành vi phạm tội để chứng tỏ sự trong sạch của mình cũng như tránh những hệ lụy do họ vẫn có nguy cơ phải chịu các hình thức trách nhiệm pháp lí khác. Trong trường hợp này, nếu xác định toà án cấp sơ thẩm xét xử không đúng, hành vi của bị cáo cấu thành tội phạm và cần thiết phải ra bản án kết tội bị cáo thì HĐXX phúc thẩm cũng không thể ra quyết định huỷ bản án sơ thẩm để xét xử vụ án lại theo hướng kết tội bị cáo được vì chỉ có duy nhất kháng cáo theo hướng giảm nhẹ của bị cáo. Ngoài ra, nội dung của kháng cáo trong trường hợp này không đề cập toàn bộ bản án sơ thẩm mà chỉ đề cập một phần của bản án này, đó là phần lí do ra bản án tuyên vô tội. Vì vậy, theo quy định tại Điều 240 BLTTHS thì phần bản án sơ thẩm tuyên bị cáo vô tội đã có hiệu lực pháp luật (do không bị kháng cáo, kháng nghị). (5) Do đó, về nguyên tắc HĐXX phúc thẩm chỉ có thể xem xét để huỷ bỏ phần lí do tuyên vô tội đó của toà án cấp phúc thẩm mà không thể huỷ toàn bộ bản án sơ thẩm tuyên bị cáo vô tội đó được. (6) Trong trường hợp này, để đảm bảo nguyên tắc xác định sự thật của vụ án, bảo đảm quyền lợi của bị cáo cũng như thực hiện đúng nguyên tắc hai cấp xét xử, HĐXX phúc thẩm chỉ có thể ra quyết định không chấp 16

nhận kháng cáo của bị cáo, giữ nguyên phần lí do của bản án sơ thẩm tuyên bị cáo vô tội (thực chất cũng là giữ nguyên bản án sơ thẩm) và đề nghị những người có thẩm quyền kháng nghị bản án sơ thẩm đó để xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm. Nếu bản án sơ thẩm này bị kháng nghị giám đốc thẩm theo hướng xác định bị cáo có tội thì theo đúng trình tự tố tụng và các nguyên tắc tố tụng hình sự hiện hành khi xét lại bản án tuyên bị cáo không phạm tội này, nếu xác định kháng nghị là có căn cứ (người được tuyên là không phạm tội là người đã phạm tội), hội đồng giám đốc thẩm sẽ ra quyết định huỷ bản án sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật đó để xét xử sơ thẩm lại từ đầu. Tại phiên toà xét xử sơ thẩm này, HĐXX sơ thẩm mới có thể ra bản án kết tội bị cáo được và nếu không đồng ý với bản án của toà án cấp sơ thẩm, bị cáo có quyền kháng cáo bản án đó để được bảo vệ quyền lợi của mình một lần nữa ở cấp phúc thẩm. Từ những phân tích trên, để mở rộng việc lựa chọn hướng sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện quy định về căn cứ ra quyết định huỷ bản án sơ thẩm để xét xử lại, chúng tôi kiến nghị sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 250 BLTTHS theo một trong hai phương án như sau: Phương án thứ nhất, khoản 2 Điều 250 BLTTHS được sửa đổi, bổ sung sẽ có nội dung chi tiết, cụ thể như sau: Toà án cấp phúc thẩm huỷ bản án sơ thẩm để xét xử lại ở cấp sơ thẩm với thành phần hội đồng xét xử mới trong các trường hợp sau đây: a. Có vi phạm nghiêm trọng pháp luật tố tụng hình sự trong giai đoạn xét xử như: vi phạm thủ tục tố tụng; thành phần hội đồng xét xử sơ thẩm không đúng luật định; toà án cấp dưới xét xử vụ án thuộc thẩm quyền của toà án cấp trên, toà án nhân dân xét xử vụ án thuộc thẩm quyền của toà án quân sự hoặc ngược lại; b. Người được toà án cấp sơ thẩm tuyên bố không có tội nhưng bản án bị kháng cáo, kháng nghị theo hướng có tội và khi xét xử có căn cứ cho rằng người đó đã phạm tội. Lựa chọn sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 250 BLTTHS theo phương án này có ưu điểm là làm cho quy định về căn cứ ra quyết định huỷ bản án sơ thẩm để xét xử lại cụ thể và dễ áp dụng trong thực tiễn mà không cần phải ra văn bản hướng dẫn áp dụng luật. Đồng thời quy định như vậy cũng giúp cho việc xét xử lại ở cấp sơ thẩm thuận lợi hơn vì trên cơ sở xác định chính xác những lí do dẫn đến việc huỷ bản án sơ thẩm, toà án cấp phúc thẩm đã định hướng giúp toà án cấp sơ thẩm nhanh chóng sửa chữa và khắc phục những sai lầm hay vi phạm này. Tuy nhiên, việc sửa đổi, bổ sung quy định về căn cứ huỷ bản án sơ thẩm để xét xử lại theo phương án này sẽ có hạn chế là có thể chưa liệt kê hết các trường hợp vi phạm có thể dẫn đến việc huỷ bản án sơ thẩm đã xuất hiện hoặc sẽ xuất hiện trong thực tiễn xét xử phúc thẩm. Phương án thứ hai, khoản 2 Điều 250 BLTTHS sửa đổi, bổ sung sẽ có nội dung ngắn gọn như sau: Toà án cấp phúc thẩm huỷ bản án sơ thẩm để xét xử lại ở cấp sơ thẩm với thành phần hội đồng xét xử mới trong các trường hợp sau đây: a. Có vi phạm nghiêm trọng pháp luật tố tụng hình sự trong giai đoạn xét xử; 17

b. Người được toà án cấp sơ thẩm tuyên bố là không có tội nhưng bản án bị kháng cáo, kháng nghị theo hướng có tội và có căn cứ cho rằng người đó đã phạm tội. Việc lựa chọn sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 250 BLTTHS theo phương án này sẽ có ưu điểm là làm cho điều luật có tính khái quát cao hơn và nội dung điều luật cô đọng, ngắn gọn hơn nhưng vẫn đảm bảo chứa đựng đầy đủ các căn cứ có thể áp dụng để ra quyết định huỷ bản án sơ thẩm để xét xử lại. Tuy nhiên, phương án này cũng không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định như chưa cụ thể, rõ ràng nên khó áp dụng thống nhất. Đồng thời để có thể áp dụng đúng cần phải có văn bản hướng dẫn chi tiết và điều này sẽ gây khó khăn cho người áp dụng, khi cùng lúc phải tham khảo nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau khi giải quyết một vấn đề. Ngoài ra, chúng tôi thấy rằng Điều 252 BLTTHS quy định về điều tra lại hoặc xét xử lại vụ án hình sự sau khi bản án sơ thẩm bị huỷ bởi quyết định của toà án cấp phúc thẩm nhưng nội dung điều luật chỉ đề cập trường hợp vụ án bị huỷ để điều tra lại mà không đề cập trường hợp bản án bị huỷ để xét xử lại là không đầy đủ. Mặt khác, sau khi toà án cấp phúc thẩm huỷ bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại thì việc điều tra lại hoặc xét xử lại cũng chỉ được thực hiện khi hồ sơ vụ án đã được chuyển cho các cơ quan có thẩm quyền tương ứng. Vì vậy, cần sửa đổi, bổ sung Điều 252 BLTTHS cho cụ thể, chính xác và đầy đủ nội dung vấn đề đã nêu trong tên của điều luật. (7) Chúng tôi kiến nghị sửa đổi, bổ sung Điều 252 BLTTHS như sau: Điều 252. Điều tra lại hoặc xét xử lại vụ án hình sự: Sau khi nhận lại hồ sơ vụ án và quyết định huỷ bản án sơ thẩm để điều tra lại, viện kiểm sát cấp sơ thẩm phải chuyển ngay cho cơ quan điều tra để tiến hành điều tra lại, viện kiểm sát truy tố lại và toà án cấp sơ thẩm xét xử lại vụ án theo thủ tục chung. Sau khi nhận lại hồ sơ vụ án và quyết định huỷ bản án sơ thẩm để xét xử lại, toà án cấp sơ thẩm thụ lí lại và xét xử lại vụ án theo thủ tục chung./. (1). Điều 252. Điều tra lại hoặc xét xử lại vụ án hình sự: Sau khi toà án cấp phúc thẩm huỷ bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại thì cơ quan điều tra tiến hành điều tra lại, viện kiểm sát truy tố lại và toà án cấp sơ thẩm xét xử lại theo thủ tục chung. (2).Xem: Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao số 04/2004/NQ-HĐTP ngày 05/11/2004 hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ ba xét xử sơ thẩm của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. (3).Xem: Điều 170 BLTTHS. (4).Xem: Điều 174 BLTTHS. (5). Điều 240. Hiệu lực của bản án, quyết định sơ thẩm của toà án không có kháng cáo, kháng nghị: Bản án, quyết định và những phần của bản án, quyết định sơ thẩm của toà án không bị kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị. (6). Điều 231 BLTTHS quy định về vấn đề này như sau: Người được toà án tuyên bố là không có tội có quyền kháng cáo phần lí do của bản án sơ thẩm đã tuyên là họ không có tội. (7). Điều 252. Điều tra lại hoặc xét xử lại vụ án hình sự: Sau khi toà án cấp phúc thẩm huỷ bản án sơ thẩm dể điều tra lại hoặc xét xử lại thì cơ quan điều tra tiến hành điều tra lại, viện kiểm sát truy tố lại và toà án cấp sơ thẩm xét xử lại vụ án theo thủ tục chung. 18