Microsoft Word - WDRMainMessagesTranslatedVChiedit.docx

Tài liệu tương tự
BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ Chúng ta hoạt động trong một nền văn hóa với các tiêu chuẩn đạo đức cao nhất

LUẬN VĂN: Áp dụng quản lý rủi ro vào qui trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 18 tháng 6 năm 2018

Việt Nam Dân số: 86,9 triệu Tỷ lệ tăng trưởng dân số: 1,0% GDP (PPP, tỷ USD): 278,6 GDP bình quân đầu người (PPP, USD): Diện tích: km2 T

BÁO CÁO ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP

Microsoft Word - Chinh sach tai nguyen cua Trung Quoc va DNA.doc

Microsoft Word _MOC Định hướng xây dựng.docx

Luận văn tốt nghiệp

Layout 1

Simplot Code of Conduct 0419R_VI

Layout 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN HỮU MẠNH CƯỜNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠ

CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN 2012 Thời gian: Thứ bảy (từ 08h30) ngày 27 tháng 04 năm 2013 Địa điểm: 252 Lạc Long Quân, Phường 10, Quậ

Bản dịch không chính thức Việt Nam Hoạt động xuất khẩu mạnh mẽ và nhu cầu nội địa cao là yếu tố làm cho tăng trưởng GDP năm 2018 đạt mức cao nhất tron

Thư Ngỏ Gửi Đồng Bào Hải Ngoại Của Nhà Báo Nguyễn Vũ Bình

Quản Lý Ơn riêng Thiên Chúa đã ban, mỗi người trong anh em phải dùng mà phục vụ kẻ khác. Như vậy, anh em mới là những người khéo quản lý ân huệ thiên

Luan an ghi dia.doc

tomtatluanvan.doc

AN NINH TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TS. Vũ Đình Anh Chuyên gia Kinh tế Đảm bảo an ninh tài chính đang ngày càng trở thành vấn đề sống còn đối

Tác động của cổ phần hóa đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Tác động của cổ phần hóa đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doa

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông t

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

Quy tắc Ứng xử của chúng tôi Sống theo giá trị của chúng tôi

NỘI DUNG GIỚI THIỆU LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG NĂM 2015 TRONG BUỔI HỌP BÁO CÔNG BỐ LUẬT

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ LỐI SỐNG ĐẸP

Microsoft Word - TAKING STOCK 2003 FINAL VIETNAMESE.doc

Vì đâu nên lỗi Tập Cận Bình phải Vạn lý trường chinh? Nguyễn Quang Duy Chủ nhật 2/6/2019, Bắc Kinh cho công bố Sách Trắng đổ lỗi cho Mỹ làm đổ vỡ cuộc

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

Microsoft Word - Cam bay trong khai cuoc va cac bien phap tra don

NHỮNG BIẾN ĐỔI XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM DO QUÁ TRÌNH CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP (QUA TÌM HIỂU Ở NINH BÌNH) Đặt vấn đề Ngô Thị Phượng *

BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC VÀ TRIỂN VỌNG VĨ MÔ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ TRONG NƯỚC TỐT VÀ SẼ LÀ NỀN TẢNG HỖ TRỢ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TRONG NĂM Các yếu tố tíc

23 CÁCH TIẾP CẬN CỦA PHẬT GIÁO VỀ SỰ LÃNH ĐẠO TOÀN CẦU VÀ TRÁCH NHIỆM CÙNG CHIA SẺ VÌ XÃ HỘI BỀN VỮNG (1) Prof. Dr. S. R. Bhatt (2) Caratha bhikkhave

ĐIỀU TRA DI CƯ NỘI ĐỊA QUỐC GIA UN Viet Nam/Aidan Dockery Tờ tin số 1: Một số kết quả chính Bản tóm tắt này cung cấp một số thông tin chính về

Một khuôn khổ cho việc hoạch định chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc Những ai suy nghĩ nghiêm túc về quan hệ Mỹ - Trung đều

Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

LUẬT BẤT THÀNH VĂN TRONG KINH DOANH Nguyên tác: The Unwritten Laws of Business Tác giả: W. J. King, James G. Skakoon Người dịch: Nguyễn Bích Thủy Nhà

BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN Tháng

HÀNH TRÌNH THIỆN NGUYỆN CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI & XÂY DỰNG ĐỊA ỐC KIM OANH 1

Microsoft Word - BAI LAM HOAN CHINH.doc

Kỹ năng tạo ảnh hưởng đến người khác (Cẩm nang quản lý hiệu quả) Roy Johnson & John Eaton Chia sẽ ebook : Tham gia cộn

Tự hào thanh niên xung phong Tây Nam bộ Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cùng với cả nước, hàng ngàn thanh niên xung phong (TNXP) Tây Na

TRÀO LƯU PHƯỢT TRONG GIỚI TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY MA QUỲNH HƯƠNG Tóm tắt Mấy năm gần đây, trào lưu Phượt đã lan rộng và trở nên phổ biến trong giới trẻ

Tác giả: Giáo sư Andreas Thalassinos (Trưởng phòng Đào tạo của FXTM)

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VỀ THUẾ TÀI NGUYÊN TRONG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN: NHỮNG TỒN TẠI VÀ GIẢI PHÁP Tổng Cục Thuế

Microsoft Word - 2.3_BaiQHtichhopDBSCL(GS.TS Vo).docx

MỤC LỤC Lời nói đầu Chương I: TÀI HÙNG BIỆN HẤP DẪN SẼ GIÀNH ĐƯỢC TÌNH CẢM CỦA KHÁCH HÀNG Chương II: LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO TÀI HÙNG BIỆN Chương III:

TÂM LÝ HỌC DÀNH CHO LÃNH ĐẠO TÂM LÝ HỌC DÀNH CHO LÃNH ĐẠO PSYCHOLOGY FOR LEADERS (Quản lý hiệu quả hơn nhờ cách thức tạo ra động lực, xung đột và quyề

1. Tình hình thế giới và trong nước sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống trên thế

Nghị luận về ô nhiễm môi trường

TỔNG QUAN KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2012 VÀ TRIỂN VỌNG 2013 GS. Nguyễn Quang Thái 13 Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam I- Thành tựu quan trọng về kiềm chế lạm

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 1565/QĐ-BNN-TCLN Hà Nội, ngày 08 tháng 07 nă

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ NGỌC NGA HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC NÔNG N

LỜI RU CHẠM MẶT TRỜI

Microsoft Word - nguyenminhtriet-phugiadinh[1]

Nghị luân xã hội về vấn nạn Game online trong học đường

54 CÔNG BÁO/Số /Ngày BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Số: 42/2015/TT-BTNMT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

Kyyeu hoithao vung_bong 2_Layout 1.qxd

Báo cáo Thị trường Thép Ngày: 17/05/2019 Tiêu điểm: + Nhu cầu thép toàn cầu đứng trước khả năng suy yếu trong năm Doanh nghiệp thép trong nước

THANH NIÊN VIỆT NAM: TÓM TẮT MỘT SỐ CHỈ SỐ THỐNG KÊ Từ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009 Hà Nội, Tháng 5 năm 2011

Báo cáo thực tập

Microsoft Word - Tom tat luan an chinh thuc.doc

TÓM TẮT LUẬN VĂN 1. Lời mở đầu Thù lao lao động là yếu tố giữ vai trò rất quan trọng trong công tác quản trị nhân sự của doanh nghiệp. Qua 5 năm thành

Kể về những đổi mới ở quê hương em – Văn mẫu lớp 6

Giải thích câu “Nhiễu điều phủ lấy giá gương”

Luan an dong quyen.doc

Microsoft Word - CXLKTS-Mat_ Tran_ Van_ Hoa_ Giua_ Ta_ va_ Tau U.doc

CT02002_VuTieuTamAnhCT2.doc

Số 154 (7.502) Thứ Hai ngày 3/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

Bảo tồn văn hóa

Microsoft Word - china_vietnamese_2012

Đọc Chuyện Xưa: LẠN TƯƠNG NHƯ Ngô Viết Trọng Mời bạn đọc chuyện xưa vế Anh Hùng Lạn Tương Như để rút ra bài học hầu giúp ích cho đất nước đang vào cơn

Cảm nhận về bài thơ Nói với con của nhà thơ Y Phương cực hay

ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO: RA SỨC PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI NĂM NĂM BẢN LỀ CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM Ngô

Microsoft Word - 2- Giai phap han che su phu thuoc kinh te vao Trung Quoc.doc

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

Phần 1

Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên)

Nghị luận xã hội về lối sống đẹp – Văn mẫu lớp 12

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG TXD CẨM NANG XÂY NHÀ Dành cho người xây nhà 1 P a g e

Số 216 (6.834) Thứ Sáu, ngày 4/8/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 LIÊN QUAN ĐẾN VỤ VIỆC CỦA

Hãy để mọi chuyện đơn giản - Tolly Burkan

QUAN TRỌNG LÀ BỀN VỮNG BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN

Những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Bởi: Nguyễn Hoàng Minh Khá

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

CHƯƠNG 2

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

NGHIÊN CỨU VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TƯ PHÁP HÌNH SỰ HIỆN NAY DÀNH CHO NẠN NHÂN BẠO LỰC GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM Tài liệu thảo luận của dự án UNODC Tăng cường

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Sứ điệp của ĐTC Biển Đức 16 nhân ngày Quốc Tế giới trẻ lần thứ 25 cử hành ngày Chúa nhật Lễ Lá Thưa Thầy nhân lành, con phải là gì để được s

Microsoft Word - Tiem nang ung dung cong nghe cao DBSCL.doc

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI

Giải thích và chứng minh câu nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng

Hỗ trợ ôn tập [ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC] TÓM TẮT TÁC PHẨM VĂN XUÔI LỚP 12 Tóm tắt truyện Vợ chồng A Phủ Tô Hoài ( in trong tập Truyện Tây Bắc, 19

Báo cáo Thị trường Thép Ngày: 22/10/2018 Tiêu điểm: + Thị trường thép toàn cầu năm 2018 và những dự báo cho cả năm + Mexico và Canada vẫn đang thảo lu

MỞ ĐẦU

Tóm tắt tác phẩm văn xuôi lớp 12

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

Bản ghi:

Thông điệp chính Báo cáo Phát triển Thế giới 2010 Giảm nghèo và tăng trưởng bền vững tiếp tục là những ưu tiên cơ bản mang tính toàn cầu. Một phần tư dân số thế giới vẫn đang sinh sống với mức thu nhập dưới USD1.25/ngày. Một tỷ người thiếu nước sạch để uống; 1.6 tỷ người thiếu điện tiêu dùng; và 3 tỷ người không có những điều kiện vệ sinh tối thiểu. Một phần tư trẻ em tại các nước đang phát triển suy dinh dưỡng. Việc giải quyết những nhu cầu này vẫn phải được coi là ưu tiên của các quốc gia đang phát triển và của các khoản viện trợ phát triển trong bối cảnh phát triển không còn dễ dàng nữa mà ngày càng khó khăn hơn do biến đổi khí hậu. Tuy nhiên biến đổi khí hậu vẫn phải được giải quyết ngay lập tức. Biến đổi khí hậu đe dọa tất cả các quốc gia, đặc biệt những quốc gia đang phát triển là dễ bị ảnh hưởng nhất. Những nước này được dự đoán là sẽ phải gánh chịu khoảng 75 đến 80 phần trăm những thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra. Chỉ cần nhiệt độ tăng thêm 2 o C so với mức của thời kỳ tiền công nghiệp tức là mức tăng thấp nhất mà thế giới có thể phải đối mặt thì hậu quả là GDP của các nước châu Phi và Nam Á vẫn sẽ giảm 4 đến 5 phần trăm trong một thời gian dài. Phần lớn các quốc gia đang phát triển đều thiếu tiềm lực tài chính và kỹ thuật để ứng phó với nguy cơ của biến đổi khí hậu. Thu nhập và mức sống của người dân những nước này cũng phụ thuộc ngày càng nhiều vào các nguồn tài nguyên nhạy cảm với khí hậu. Phần lớn các nước này đều nằm ở các khu vực nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới, nơi khí hậu vốn đã biến động rất thất thường. Tăng trưởng kinh tế sẽ không đủ nhanh và đồng đều để đ y lùi những nguy cơ từ biến đổi khí hậu, đặc biệt là nếu tăng trưởng đó vẫn thải ra nhiều các-bon và làm gia tăng hiện tượng nóng lên của trái đất. Vì vậy không thể coi chính sách về khí hậu chỉ dừng lại ở việc lựa chọn giữa tăng trưởng và biến đổi khí hậu. Thực tế, những chính sách khí hậu phù hợp phải là những chính sách tăng cường phát triển, giảm tính dễ bị tổn thương và hỗ trợ tài chính cho việc chuyển đổi sang hướng tăng trưởng thải các-bon thấp. Một thế giới thông minh về khí hậu vẫn nằm trong tầm tay chúng ta nếu chúng ta hành động ngay bây giờ, hành động cùng nhau và hành động khác với những gì đã làm trong quá khứ: Hành động ngay lập tức là rất cần thiết, nếu không chúng ta sẽ tự đánh mất những cơ hội và sẽ phải tốn kém rất nhiều tiền của khi thế giới lún sâu vào con đường phát triển các bon cao và rơi vào quỹ đạo không thể đảo ngược của hiện tượng trái đất nóng lên. Biến đổi khí hậu đã và đang làm tiêu tan những nỗ lực nâng cao mức sống và thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ. Cố gắng không để vượt quá 2 0 C so với mức của thời kỳ tiền công nghiệp, điều tốt nhất thế giới có thể làm, cũng đã đòi hỏi một cuộc cách mạng năng lượng thực sự, với việc áp dụng ngay lập tức những công nghệ tiết kiệm năng lượng và các-bon thấp sẵn có. Cần phải hành động ngay lập tức để ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm thiểu những tác hại đối người dân, cho cơ sở hạ tầng và cho các hệ sinh thái hôm nay cũng như chunn bị cho những biến đổi lớn hơn sau này.

Hành động cùng nhau chính là chìa khóa để giảm chi phí và giải quyết một cách hiệu quả cả vấn đề thích nghi và giảm nhẹ. Công việc này cần bắt đầu từ việc những nước thu nhập cao đưa ra những biện pháp quyết liệt để giảm phát thải khí nhà kính của mình. Điều này có nghĩa là một số nước đang phát triển sẽ được giải phóng khỏi những không gian ô nhiễm, nhưng quan trọng hơn là, nó sẽ kích thích đổi mới, cách tân và đòi hỏi phải có công nghệ mới để có thể nhanh chóng nhân rộng. Điều này sẽ giúp tạo ra một thị trường các-bon đủ lớn và ổn định. Cả hai động thái này đều rất quan trọng trọng việc giúp các nước đang phát triển chuyển sang quỹ đạo của một nền kinh tế thải các bon thấp đồng thời vẫn nhanh chóng tiếp cận với các dịch vụ công nghệ cần thiết cho phát triển, mặc dù chúng đều cần phải được hỗ trợ tài chính. Tuy nhiên hành động cùng nhau có vai trò sống còn trong việc thúc đny phát triển trong những điều kiện môi trường khắc nghiệt hơn Nguy cơ về khí hậu ngày càng lớn sẽ vượt quá khả năng thích nghi của cộng đồng. Sẽ phải có sự hỗ trợ quốc gia và quốc tế để bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất thông qua những chương trình hỗ trợ xã hội, để thúc đny việc chia sẻ rủi ro trên thế giới và trao đổi kiến thức, công nghệ và thông tin. Hành động khác những gì đã làm là cần thiết để có được một tương lai bền vững trong một thế giới biến động. Trong một vài thập kỷ tới, các hệ thống năng lượng của thế giới phải được chuyển đổi sao cho sự phát thải khí trên toàn cầu sẽ giảm từ 50 đến 80%. Phải xây dựng cơ sở hạ tầng có khả năng chịu đựng những giới hạn mới. Để có đủ lương thực cho thêm 3 tỉ người nữa mà không gây ra những nguy cơ đối với các hệ sinh thái vốn đã phải đối mặt với rất nhiều sức ép, cần nâng cao năng suất nông nghiệp và hiệu quả sử dụng nước. Chỉ bằng cách quản lý phối hợp trên phạm vi lớn trong một thời gian dài và quy hoạch linh hoạt mới có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên dùng để chế tạo thực phnm, năng lượng sinh học, thủy điện và các dịch vụ sinh thái trong khi vẫn bảo tồn được sự đang dạng sinh học và duy trì được nguồn các bon trong đất và rừng. Các chiến lược kinh tế và xã hội lớn phải là những chiến lược có tính đến những bất ổn ngày càng gia tăng và tăng cường khả năng thích ứng tới một số viễn cảnh khí hậu khác nhau- không chỉ nên đương đầu một cách hiệu quả nhất với khí hậu như cách thức chúng ta đã làm trong quá khứ. Chính sách hiệu quả sẽ đòi hỏi cùng đánh giá sự phát triển, thích ứng, và các hành động giảm thiểu, toàn bộ các công việc này đều được dựa vào những nguồn lực hạn hẹp như nhau (về con người, tài chính và tài nguyên thiên nhiên) Cần có một thỏa thuận về khí hậu toàn cầu bình đẳng và hiệu quả. Một thỏa thuận như vậy sẽ thừa nhận những nhu cầu và hạn chế của các nước đang phát triển, hỗ trợ họ tài chính và công nghệ để ứng phó với những thách thức của quá trình phát triển, đảm bảo rằng họ sẽ không mãi mãi phải nhận phần nhỏ bé trong những nguồn lợi chung của toàn cầu, và xây dựng các cơ chế phân biệt rạch ròi giữa nơi biện pháp giảm nhẹ xảy ra với việc ai chi trả cho những biện pháp đó. Phần lớn mức tăng các loại khí thải sẽ diễn ra ở các nước đang phát triển, nơi mức thải các-bon hiện nay là rất thấp và nền kinh tế phải phát triển nhanh để giảm nghèo. Các nước thu nhập cao phải hỗ trợ tài chính và kĩ thuật để giúp nước nghèo thích nghi và tăng trưởng kinh tế với mức các-bon thấp. Khoản tài chính hiện nay dành cho những biện pháp thích nghi và giảm nhẹ ảnh hưởng biến đổi khí

hậu chiếm chưa đầy 5% tổng số tiền cần có mỗi năm tính từ nay đến năm 2030, nhưng những phần thiếu hụt đó có thể bổ sung từ những sáng kiến về cơ chế tài chính. Một số nguyên tắc về thay đổi hành vi và thay đổi quan niệm của công chúng. Các cá nhân, với tư cách là công dân và người tiêu dùng, sẽ quyết định tương lai của hành tinh. Mặc dù ngày càng nhiều người hiểu về biến đổi khí hậu và tin rằng cần hành động, nhưng vẫn quá ít người biến nó thành một ưu tiên và quá nhiều người đã không hành động gì khi có cơ hội. Vì vậy thách thức lớn nhất vẫn nằm trong việc thay đổi hành vi và thể chế, đặc biệt là ở các nước thu nhập cao. Những thay đổi về chính sách công - ở cấp địa phương, khu vực, quốc gia và quốc tế - là cần thiết để khiến hành động cá nhân và công dân dễ dàng và thuận tiện hơn. Chương 1: Các mục tiêu phát triển đang bị đe dọa bởi biến đổi khí hậu, trong đó người nghèo và các quốc gia nghèo sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất, và sẽ không thể ngăn chặn được biến đổi khí hậu chừng nào tăng trưởng kinh tế ở cả các nước giàu cũng như nghèo vẫn thải ra nhiều khí nhà kính như hiện nay. Chúng ta phải hành động ngay bây giờ: các kế hoạch phát triển của mỗi nước khiến thế giới lâm vào tình trạng căng thẳng về các-bon và gây ra hiện tượng nóng lên của trái đất trong tương lai. Những hoạt động kinh doanh như hiện nay có thể khiến nhiệt độ của thế kỷ này tăng thêm 5 o C hoặc thậm chí hơn thế. Và chúng ta phải hành động cùng nhau: trì hoãn các hoạt động giảm nhẹ tác hại của hiện tượng nóng lên toàn cầu ở các nước đang phát triển sẽ khiến chi phí cho hoạt động này có thể tăng gấp đôi, và điều đó là hoàn toàn có thể xảy ra nếu không huy động được một lượng tài chính lớn. Nhưng nếu chúng ta hành động ngay bây giờ và hành động cùng nhau, chi phí cho việc giữ cho mức tăng nhiệt độ chỉ dao động trong khoảng 2 o C sẽ không lớn và có thể chấp nhận được nếu tính đến khả năng biến đổi khí hậu có thể nghiêm trọng hơn. Chương 2: Biến đổi khí hậu hơn nữa chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi. Nó sẽ gây ra sức ép đối với con người cả về thể chất lẫn kinh tế, đặc biệt là ở các nước nghèo. Để thích nghi với biến đổi khí hậu cần có những quyết định táo bạo lập kế hoạch dài hạn và nghiên cứu nhiều kịch bản kinh tế xã hội và khí hậu khác nhau. Các quốc gia có thể giảm nguy cơ đối với sức khỏe và kinh tế liên quan tới hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và khó lường. Họ cũng có thể bảo vệ những người dân dễ bị ảnh hưởng nhất. Một số phương pháp đã được khẳng định lâu nay cần được nhân rộng ví dụ như bảo hiểm hoặc bảo trợ xã hội còn những phương pháp khác cần phải được thực hiện khác trước ví dụ quy hoạch đô thị và cơ sở hạ tầng. Những biện pháp điều chỉnh này, kể cả khi biến đổi khí hậu không xảy ra, thì vẫn có ích. Những sáng kiến ngày càng có nhiều, nhưng áp dụng chúng trong phạm vi cần thiết đòi hỏi phải có tài chính, nỗ lực, sự khéo léo và có thông tin. Chương 3: Biến đổi khí hậu sẽ khiến việc sản xuất lương thực cho dân số ngày càng tăng của thế giới trở nên khó khăn hơn, và sẽ làm thay đổi thời gian, sự sẵn có cũng như số lượng các nguồn nước. Để tránh xâm phạm tới những hệ sinh thái vốn đã phải chịu rất nhiều sức ép, các quốc gia cần phải tăng gần như gấp đôi năng suất nông nghiệp hiện nay đồng thời giảm thiểu những tác hại liên quan cho môi trường. Điều này đòi hỏi phải có những nỗ lực tận tâm nhằm thực hiện những giải pháp đã được biết đến nhưng lâu nay bị

quên lãng, xác định được các giống lúa và hoa màu có khả năng chịu được những cú sốc về khí hậu, đa dạng hóa sinh kế ở nông thôn, cải thiện việc quản lý lâm và ngư nghiệp và đầu tư cho các hệ thống thông tin. Các nước sẽ phải hợp tác để quản lý nguồn nước chung và cải thiện việc mua bán trao đổi lương thực. Sử dụng các chính sách cơ bản là đúng, nhưng còn có những công nghệ và giải pháp mới đang xuất hiện. Các sáng kiến về tài chính cũng sẽ hữu íh. Một số nước đang điều chỉnh trợ cấp nông nghiệp của mình để ủng hộ những hành động về môi trường và trong tương lai lượng các bon tích trữ trong cây cối và đất đai có thể phục vụ đắc lực cho mục tiêu giảm phát thải và bảo tồn. Chương 4: Giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu đòi hỏi phải có hành động ngay lập tức ở tất cả các nước cũng như phải thay đổi về cơ bản các hệ thống năng lượng cải thiện đáng kể hiệu quả năng lượng, chuyển mạnh sang sử dụng năng lượng có thể tái sinh và có thể là năng lượng nguyên tử, và sử dụng rộng rãi công nghệ tiên tiến để thu và lưu giữ khí thải các bon. Các quốc gia phát triển phải đi đầu và đến năm 2050 phải giảm tới 80% khí thải của mình, đưa công nghệ mới ra thị trường, và hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển chuyển dịch sang một nền kinh tế sử dụng năng lượng sạch. Tuy nhiên hành động ngay bây giờ còn là vì lợi ích của chính các nước đang phát triển, để tránh rơi vào tình trạng có cơ sở hạ tầng các-bon cao. Nhiều thay đổi ví dụ loại bỏ những mức giá khống và tăng hiệu quả sử dụng năng lượng tỏ ra tốt cho cả phát triển và môi trường. Chương 5: Một vấn đề toàn cầu có quy mô lớn như biến đổi khí hậu tất nhiên đòi hỏi phải có sự điều phối quốc tế. Tuy nhiên việc phối hợp thực hiện như thế nào lại phụ thuộc vào hành động của mỗi quốc gia. Vì vậy, một chính sách toàn cầu hiệu quả về khí hậu phải là một chính sách tính đến những mối quan tâm về phát triển, phá bỏ mâu thuẫn giữa 2 vấn đề môi trường bình đẳng. Một khung hành động vì khí hậu gồm nhiều bước, với những mục tiêu hoặc chính sách khác nhau dành cho các nước phát triển và các nước đang phát triển, có thể là một cách thức để tiến lên phía trước; khung hành động này sẽ cần phải xem xét quá trình định nghĩa và đo đạc thành công. Chính sách khí hậu toàn cầu cũng sẽ cần ủng hộ việc lồng ghép các giải pháp thích nghi vào trong quá trình phát triển. Chương 6: Nguồn tài chính dành cho khí hậu sẽ cho ta công cụ để trung hòa hiệu quả và hiệu suất trong hành động để giảm phát thải khí và thích nghi với biến đổi khí hậu. Nhưng mức tài chính hiện nay là quá ít so với dự kiến hiện nay tổng số tiền dành cho khí hậu ở các nước đang phát triển chỉ là 10 tỷ đô-la / năm, so với mức dự kiến là 75 tỷ đô dành cho các hoạt động thích nghi và 400 tỷ đô khác dành cho hoạt động giảm nhẹ tác hại tính đến năm 2030. Để bổ sung cho khoản thiếu hụt đó đòi hỏi phải đổi mới thị trường các-bon hiện nay và khai thác những nguồn mới, bao gồm cả việc đánh thuế cácbon. Định giá các-bon sẽ giúp chuyển đổi nguồn tài chính quốc gia dành cho khí hậu, nhưng nếu muốn tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo ở các nước đang phát triển không bị ảnh hưởng bởi việc hạn chế các-bon trên thế giới, cần có những sự chuyển đổi tài chính quốc tế và được buôn bán hạn ngạch phát thải các-bon. Chương 7: Để đạt được các mục tiêu phát triển và biến đổi khí hậu cần phải đny nhanh những nỗ lực quốc tế nhằm phổ biến các công nghệ hiện có và phát triển cũng như áp dụng những công nghệ mới. Đầu tư nhà nước và tư nhân hiện mới đang ở mức vài chục tỷ đô là mỗi năm cần phải tăng đột biến lên hàng trăm tỷ đô-la mỗi năm. Các chính

sách Công nghệ-đny dựa trên việc tăng đầu tư công cộng vào nghiên cứu và phát triển sẽ là không đủ. Những chính sách đó cần được kết hợp với những chính sách Thị trường-kéo với những động lực để thành phần kinh tế tư nhân và nhà nước sẵn sàng hợp tác, mạnh dạn đầu tư, và để tìm ra được giải pháp ngay cả ở nơi ít có khả năng nhất. Phổ biến công nghệ nhạy cảm với khí hậu là phức tạp hơn nhiều so với việc chỉ chở thiết bị máy móc làm sẵn sang các nước đang phát triển: nó đòi hỏi phải xây dựng năng lực tiếp thu và tăng cường khả năng xác định, áp dụng, thích ứng, cải tiến và sử dụng các công nghệ phù hợp của các thành phần kinh tế tư nhân và nhà nước. Chương 8: Đạt được kết quả trong việc đny lùi thách thức về khí hậu đòi hỏi không những phải huy động nguồn tài chính và công nghệ trên toàn thế giới mà còn phải loại bỏ những yếu tố tâm lý, tổ chức và chính trị đang cản trở việc hành động vì khí hậu. Những rào cản này bắt nguồn từ cách con người tiếp cận, suy nghĩ về vấn đề khí hậu, cách thức hoạt động quan liêu của các hệ thống hành chính và những lợi ích ảnh hưởng tới quyết định hành động của chính phủ. Thay đổi chính sách đòi hỏi phải thay đổi động cơ chính trị và thậm chí là cả trách nhiệm tổ chức. Nó cũng đòi hỏi việc quảng bá những chính sách về khí hậu, tác động tới những quan niệm và hành vi của xã hội, nhằm biến sự quan tâm của công chúng thành sự hiểu biết và chuyển từ hiểu biết sang hành động bắt đầu từ chính gia đình mình.