Microsoft Word - 09-KTXH-NGUYEN QUOC NGHI(75-82)

Tài liệu tương tự
Microsoft Word - 03-KTXH-NGUYEN QUOC NGHI( )027

Microsoft Word - 09-KTXH-NGUYEN QUOC NGHI(80-86)55

NguyenThanhLong[1]

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 639/QĐ-BNN-KH Hà Nội

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BỘ TÀI CHÍNH HỒ THỊ HOÀI THU GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH HỖ TRỢ HỘ NGƯ DÂN PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỦY SẢN Ở

Bao cao dien hinh 5-6_Layout 1

TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN NÔNG NGHIỆP TÂY BẮC: NHẬN DIỆN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Tha

MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ PHÁT TRIỂN PHÂN BÓN HỮU CƠ Ở VIỆT NAM 1 Nguyễn Văn Bộ 2 1. Vai trò của chất hữu cơ và phân bón hữu cơ Chất hữu cơ trong đất là yếu

I - CÁC KHÁI NIỆM VỀ CHỢ VÀ PHÂN LOẠI CHỢ :

Tạp chí Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Journal of Economics and Business Administration Chuyên mục: Thông tin & Trao đổi - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ

Microsoft Word - DA17-TRAN THI HIEN( )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT PHẠM THỊ THÚY NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH V

Báo cáo Kế hoạch hành động THỰC HIỆN TÁI CƠ CẤU NGÀNH MUỐI THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN TÁ

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 1565/QĐ-BNN-TCLN Hà Nội, ngày 08 tháng 07 nă

Microsoft Word - 2- Giai phap han che su phu thuoc kinh te vao Trung Quoc.doc

Microsoft Word - Tom tat luan an chinh thuc.doc

Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông t

Kinh tế & Chính sách GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH SINH THÁI THÁC MAI - BÀU NƯỚC SÔI Bùi Thị Minh Nguyệt 1,

Journal of Science 2015, Vol. 5 (1), An Giang University KỸ NĂNG SỐNG CỦA SINH VIÊN KHOA SƯ PHẠM, TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG Hoàng Thế Nhật 1 1 ThS

Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên)

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XV

Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện Thanh Trì - Hà Nội Trần Thanh Thủy Khoa Luật Luận

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72B, số 3, năm 2012 NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ QUẢNG CÁO CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở THỪA THIÊN HUẾ Lê

Khoa hoïc Xaõ hoäi vaø Nhaân vaên 49 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ Factor

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KIN

Kỷ yếu kỷ niệm 35 năm thành lập Trường ĐH ng nghiệp Th ph m T h inh -2017) NHẬN THỨC CỦA CỘNG ĐỒNG THÀNH PHỐ TÂY NINH VỀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Khoa hoc - Cong nghe - Thuy san.indd

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72B, số 3, năm 2012 SỰ CẦN THIẾT VÀ NHỮNG HƯỚNG KHAI THÁC KHI VẬN DỤNG HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ CỦA C.MÁC TRONG

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

Microsoft Word - Bai 8. Nguyen Hong Son.doc

MỞ ĐẦU

1

Định giá trong hoạt động sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp

Luận văn tốt nghiệp

Số 304 (6.922) Thứ Ba, ngày 31/10/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TINH GIẢN BIÊN CHẾ: Khôn

Microsoft Word - 15-KTXH-VO HONG TU( )

ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Số 137 (7.485) Thứ Sáu ngày 17/5/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Microsoft Word - Noi dung tom tat

Microsoft Word - LV Tom tat - Hong Trung doc

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ NGỌC NGA HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC NÔNG N

2 2. Quỹ hoạt động theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. 3. Quỹ có tư cách pháp nhân, có vốn đ

BAÛN tin 285 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ ( ) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng Sinh hoạt chi bộ: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Học tập và làm

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ NGỌC NGA HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC NÔNG N

TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN TRƯỜNG THPT TH CAO NGUYÊN ĐỀ THI CHÍNH THỨC Họ và tên thí sinh Số báo danh. ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2018 (LẦN 1) Bài thi: K

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

Bản tin ISG 10/2017 BẢN TIN THÁNG TRONG SỐ NÀY Kết quả ngành nông nghiệp 9 tháng đầu năm 2017 Tái cơ cấu ngành nông nghiệp: Công nghệ sẽ tạo b

Nghiên Cứu & Trao Đổi Khơi thông nguồn lực vốn FDI ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị Nguyễn Đình Luận Nhận bài: 29/06/ Duyệt đăng: 31/07/201

CÁC NHÓM CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HOA Ở TỈNH ĐỒNG NAI - VIỆT NAM Trần Hồng Liên Đồng Nai là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, có nhiều tộc người cư trú bên cạnh ngư

Các công trình Khoa học công bố trên các tạp chí trong nước - Năm 2015 Stt Tên tác giả Tên bài báo Tạp chí 1. Một số biện pháp giảm nghèo bền vững Tạp

TOM TAT TRINH NGAN HA.doc

THANH NIÊN VIỆT NAM: TÓM TẮT MỘT SỐ CHỈ SỐ THỐNG KÊ Từ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009 Hà Nội, Tháng 5 năm 2011

Số 49 (7.397) Thứ Hai ngày 18/2/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

Microsoft Word - Law on Land No QH11-V.doc

Báo cáo Kế hoạch hành động TÁI CƠ CẤU NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

CHI DUNG NGUYEN Minister of Planning and Investment of Vietnam CHI DUNG NGUYEN Minister of Planning and Investment of Vietnam Dr. Chi Dung Nguyen is a

Trung tâm Tin học và Thống kê Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn THÔNG TIN

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH ISO 9001:2008 NGUYỄN THÚY AN GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

HÀNH TRÌNH THIỆN NGUYỆN CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI & XÂY DỰNG ĐỊA ỐC KIM OANH 1

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÙ HỢP CHO CẤP NƯỚC NÔNG THÔN TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA TỈNH NAM ĐỊNH Lương Văn Anh 1, Phạm Thị Minh Thúy 1,

Microsoft Word - 8b. Tai lieu doc them ve Khai thac TS.doc

Microsoft Word TV Phuoc et al-DHNT-Hien trang khai thac NLHS ... Khanh Hoa.doc

Microsoft Word - _BT1_ 35. THS TRAN HUU HIEP_MOT SO VAN DE VE PHAT TRIEN VUNG VA LIEN KET VUNG DBSCL.doc

Kỷ yếu kỷ niệm 35 năm thành lập Trường ĐH ng nghiệp Th c ph m T h inh ) NGHIÊN CỨU DỰ BÁO TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NĂNG SUẤT LÚA VÙNG

ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO: RA SỨC PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI NĂM NĂM BẢN LỀ CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM Ngô

Ch­¬ng 3

Microsoft Word - Tiem nang ung dung cong nghe cao DBSCL.doc

BCTN 2017 X7 MG thay anh trang don.cdr

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT PHẠM THỊ THÚY NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH V

CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA 2013 VÀ NHỮNG THÁCH THỨC TRONG NGẮN HẠN VÀ TRUNG HẠN TS. Vũ Sỹ Cường 88 Dẫn nhập Sau khi lạm phát tăng mạnh vào năm 2011 thì năm 2

Bộ Giáo dục và Đào tạo - Trường Đại học Duy Tân CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỦY ĐIỆN TẠI MIỀN TRUNG VÀ TÂY NGUYÊN ĐOÀN TRANH * ABSTRACT The Cen

Số 148 (7.131) Thứ Hai, ngày 28/5/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Sẽ c

Danh sach 35 de an 22.6.xls

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG MẠC THỊ HÀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH SẢN PHẨM PHÂN BÓN TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

KINH TẾ XÃ HỘI ÁP DỤNG MÔ HÌNH QUỸ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHỐI CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM APPLYING SCIENCE AND TECHNOLOGY D

tomtatluanvan.doc

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BỘ TÀI CHÍNH NGUYỄN HOÀNG DŨNG HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

CÔNG BÁO/Số ngày PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT BỘ NỘI VỤ BỘ NỘI VỤ Số: 09/2010/TT-BNV CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Đ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN PHÒNG THANH TRA PHÁP CHẾ - SỞ HỮU TRÍ TUỆ BẢNG SO SÁNH NỘI DUNG LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC NĂM 2012 VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SU

UỶ BAN NHÂN DÂN

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

Bai tham gia HT He 2010 _TVT_[1]

LÔØI TÖÏA

TỔNG HỢP, SƯU TẦM VÀ BIÊN SOẠN BỞI NGUYỄN TRƯỜNG THÁI TỔNG HỢP 1090 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 12 THEO BÀI BÀI 2. VỊ T

Microsoft Word - TIA-E-Participatory Monitoring-VN_1.doc

Microsoft Word - TPLongXuyen

Việt Nam Dân số: 86,9 triệu Tỷ lệ tăng trưởng dân số: 1,0% GDP (PPP, tỷ USD): 278,6 GDP bình quân đầu người (PPP, USD): Diện tích: km2 T

VIỆT NAM XUẤT KHẨU DĂM GỖ THỰC TRẠNG VÀ THAY ĐỔI VỀ CHÍNH SÁCH Hà Nội tháng 6 năm 2019

Microsoft Word - WDRMainMessagesTranslatedVChiedit.docx

A

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

VAI TRÒ CỦA KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, NHỮNG LĨNH VỰC SẢN XUẤT PHÁT TRIỂN ĐỘNG LỰC TRONG NÔNG NGHIỆP CỦA VÙNG ThS. Bùi Duy Hoàn

TØnh §iÖn Biªn

Dự báo hiệu quả của các đặc khu tại Việt Nam nhìn từ kinh nghiệm của Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam

Microsoft Word - Copy of BCTC doc

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

Bản ghi:

PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM KHÓM CỦA HỘ NGHÈO Ở TỈNH TIỀN GIANG Nguyễn Quốc Nghi 1 1 Khoa Kinh tế & Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Cần Thơ Thông tin chung: Ngày nhận: 25/03/2015 Ngày chấp nhận: 29/10/2015 Title: Analyzing pineapple value chain of poor farm households in Tien Giang province Từ khóa: Chuỗi giá trị, khóm, nông hộ nghèo Keywords: Value chain, pineapple, poor farm households ABSTRACT The study was conducted to analyze the pineapple value chain of poor farm households in Tien Giang province. Research data were collected from 207 observations involved in the pineapple value chain. Research results indicate that the pineapple value chain of poor farm households in Tien Giang province are operated primarily through four main channels, including the major actors: poor farmers, traders, fruit granaries, businesses, retailers and wholesalers. The poor farm households are those who generate the highest value added in the pineapple value chain, followed by wholesalers in level 2 and businesses. The value added and net value added generated from the pineapple products strongly impact to the changes in income of poor pineapples planting households. The distribution of value added and net value added positively affected to incomes of those households in Tien Giang province. TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện nhằm phân tích chuỗi giá trị sản phẩm khóm của nông hộ nghèo ở tỉnh Tiền Giang. Dữ liệu của nghiên cứu được thu thập từ 207 quan sát, là các tác nhân tham gia hoạt động trong chuỗi giá trị sản phẩm khóm. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, chuỗi giá trị sản phẩm khóm của hộ nghèo ở tỉnh Tiền Giang được vận hành chủ yếu thông qua 4 kênh thị trường chính, bao gồm các tác nhân: nông hộ nghèo, thương lái, vựa, doanh nghiệp, bán buôn và bán lẻ. Nông hộ nghèo là tác nhân tạo ra giá trị gia tăng cao nhất trong chuỗi giá trị, kế đến là tác nhân bán buôn cấp 2 và doanh nghiệp. Giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần được tạo ra từ sản phẩm khóm tác động rất lớn đến sự thay đổi thu nhập của nông hộ nghèo trồng khóm. Tỷ lệ phân phối giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần cũng ảnh hưởng rất tích cực đến thu nhập của nông hộ nghèo trồng khóm ở tỉnh Tiền Giang. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Những năm gần đây, phân tích chuỗi giá trị của một sản phẩm, một ngành hàng đã được nhiều nhà nghiên cứu và nhà quản lý ở Việt Nam quan tâm. Nhiều chuỗi giá trị nông sản như lúa gạo, chè, rau quả, thủy sản, đã được nghiên cứu nhằm tìm ra cách nối kết thị trường tốt nhất và bền vững cho nông sản, nâng cao giá trị nhận được cho người sản xuất. Phân tích chuỗi giá trị được xem là một công cụ hữu hiệu để giúp nhà quản lý đề ra các chính sách và chiến lược thích hợp để nâng cao lợi thế cạnh tranh cho nông sản cũng như tạo điều kiện tham gia thị trường cho người nghèo. Thực tế, các khái niệm về chuỗi giá trị đã được các học giả quốc tế đề cập từ rất sớm. Nguồn gốc của phân tích chuỗi giá trị xuất phát từ khái niệm chuỗi 75

(filière) ở Pháp những năm 1960 và khái niệm chuỗi ngành hàng (commodity chains) của Wallerstein (Raikes et al, 2000; Bair, 2005). Tuy nhiên, cụm từ chuỗi giá trị (value chain) được đề cập lần đầu tiên bởi Micheal Porter (1985) khi phân tích tính cạnh tranh của doanh nghiệp. Tiếp sau đó, Gereffi và Korzenniewicz (1994), Kaplinsky và Morris (2001) đã đưa ra phương pháp tiếp cận toàn cầu về chuỗi giá trị. Bên cạnh các nhà nghiên cứu độc lập, các tổ chức quốc tế như Food and Agriculture Organization (FAO), Deutsche Gesellschaft für Technische Zusammenarbeit (GTZ), United Nations Industrial Development Organization (UNIDO) cũng đã thực hiện nhiều chương trình dự án nghiên cứu nông nghiệp theo cách tiếp cận chuỗi giá trị. Một trong những điểm chung về nội dung được chú trọng khi nghiên cứu về chuỗi giá trị của các tổ chức này chính là nghiên cứu chuỗi giá trị vì người nghèo, nâng cao khả năng gia nhập thị trường và cải thiện thu nhập cho người nghèo trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, trong những năm qua, cũng đã có nhiều nghiên cứu về chuỗi giá trị của các tác giả được thực hiện với nhiều loại nông sản khác nhau: chuỗi giá trị chè của tác giả Trần Công Thắng (2004), chuỗi giá trị lúa gạo của tác giả Võ Thị Thanh Lộc (2009), chuỗi giá trị dừa của tác giả Trần Tiến Khai (2011), chuỗi giá trị táo-tỏi-nho của tác giả Nguyễn Phú Son, 2012), chuỗi giá trị xoài cát của tác giả Dương Ngọc Thành (2014), Tính đến cuối năm 2013, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Tiền Giang là 6,33% (Cục Thống kê tỉnh Tiền Giang, 2014). Trong đó, một số rốn nghèo của tỉnh có thể kể đến là vùng đất phèn Tân Phước và cù lao Tân Phú Đông. Vùng đất khó Tân Phước với đặc tính nhiễm phèn nặng là một trong những bất lợi rất lớn đối với hoạt động sản xuất lương thực và các loại rau màu. Tuy nhiên, sự có mặt của cây khóm đã đánh thức sự trỗi dậy mạnh mẽ của vùng đất này. Nhờ có đặc tính chịu được phèn cao, cây khóm đã từng bước khẳng định vị thế chủ lực, là cây trồng giúp nông dân thoát nghèo và cải thiện đời sống. Tuy nhiên, cơ hội luôn đi đôi với thách thức. Người trồng khóm hiện nay đang đối mặt với những nhược điểm trong quá trình sản xuất, thu hoạch và phân phối. Để cây khóm có thể trở thành cây trồng thoát nghèo bền vững cho người dân nghèo tại địa phương thì tất yếu phải có các nghiên cứu thực tiễn về chuỗi giá trị sản phẩm khóm của tỉnh Tiền Giang, các kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp những thông tin khoa học có ý nghĩa thực tiễn, bổ sung vào các căn cứ đề xuất giải pháp và xây dựng chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị sản phẩm khóm cho nông hộ nghèo tại địa phương. 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Cách tiếp cận nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện dựa trên lý thuyết chuỗi giá trị của Kaplinsky và Morris (2001) và cách tiếp cận chuỗi giá trị của GTZ (2007) nhằm mục tiêu giải quyết 3 nội dung chủ yếu sau đây: Bước (1): Lập bản đồ chuỗi giá trị: nhằm định dạng các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tác nhân tham gia chuỗi và những mối liên kết của họ, cũng như các nhà hỗ trợ trong chuỗi giá trị này; Bước (2): Lượng hóa và mô tả chi tiết chuỗi giá trị: Dựa vào bản đồ chuỗi giá trị để lượng hóa các thông số của các bên tham gia chuỗi liên quan đến chủ thể, lượng sản xuất, tiêu thụ của các phân đoạn thị trường cụ thể trong chuỗi; Bước (3): Phân tích kinh tế đối với chuỗi giá trị, kết quả đánh giá như sau: Toàn bộ giá trị gia tăng (GTGT) được tạo ra trong chuỗi giá trị và sự phân phối GTGT của các giai đoạn khác nhau trong chuỗi; Chi phí trung gian (CPTG), chi phí sản xuất và chi phí tăng thêm (CPTT) tại mỗi giai đoạn trong chuỗi; Năng lực vận hành của các tác nhân tham gia chuỗi (năng lực sản xuất, sản lượng, lợi nhuận). 2.2 Phương pháp thu thập và phân tích số liệu Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu phục vụ nghiên cứu được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp các tác nhân có liên quan trong chuỗi giá trị sản phẩm khóm ở tỉnh Tiền Giang. Để đảm bảo tính đại diện của số liệu sơ cấp, tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu hạn ngạch (quota) có điều kiện theo cách tiếp cận liên kết chuỗi giá trị để thu thập số liệu của các tác nhân tham gia và tác nhân hỗ trợ chuỗi giá trị sản phẩm khóm. Bên cạnh đó, dữ liệu còn được thu thập theo phương pháp phỏng vấn Participatory Rural Appraisal (PRA) của nhiều đối tượng liên quan. Thực hiện đánh giá ba lần PRA cho các đối tượng nông hộ nghèo trồng khóm, cán bộ khuyến nông, hội Nông dân, tác nhân thương mại được tổ chức tại địa bàn nghiên cứu nhằm nắm bắt, nhận diện đặc điểm đối tượng nghiên cứu và khả năng tham gia chuỗi giá trị sản phẩm khóm của nông hộ nghèo ở tỉnh Tiền Giang. Phương pháp phân tích số liệu: Nghiên cứu này sử dụng các phương pháp thống kê mô tả và phân tích chuỗi gia tri nhằm đánh giá thực trạng chuỗi giá trị sản phẩm khóm của hộ nghèo, đồng thời phân tích tài chính được sử dụng nhằm phân tích kinh tế chuỗi. 76

Bảng 1: Đối tượng và phương pháp thu thập thông tin TT Tác nhân trong chuỗi Số mẫu Phương pháp thu thập 1 Cửa hàng vật tư nông nghiệp 5 Phỏng vấn trực tiếp 2 Cơ sở sản xuất giống 7 Phỏng vấn trực tiếp 3 Nông hộ nghèo trồng khóm 98 Phỏng vấn trực tiếp 4 Thương lái 20 Phỏng vấn trực tiếp 5 Vựa khóm 15 Phỏng vấn trực tiếp 6 Nhà bán buôn 12 Phỏng vấn trực tiếp 7 Công ty chế biến 3 Phỏng vấn trực tiếp 8 Nhà bán lẻ 37 Phỏng vấn trực tiếp 9 Nhà hỗ trợ chuỗi 10 Phỏng vấn trực tiếp Tổng cộng 207 Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp của tác giả, năm 2014 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Mô tả chuỗi giá trị sản phẩm khóm của hộ nghèo ở tỉnh Tiền Giang Chuỗi giá trị sản phẩm khóm của hộ nghèo ở tỉnh Tiền Giang được vận hành dựa trên sự gắn kết và tương tác giữa các tác nhân có liên quan. Bên cạnh các tác nhân trực tiếp với chức năng sản xuất, chế biến, thương mại, chuỗi giá trị sản phẩm khóm ở tỉnh Tiền Giang còn có các tác nhân đóng vai trò là nhà cung cấp hàng hóa các yếu tố đầu vào cũng như vai trò hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật trong quá trình sản xuất và lưu thông sản phẩm khóm trong chuỗi giá trị. Nhìn chung, chuỗi giá trị sản phẩm khóm của hộ nghèo ở tỉnh Tiền Giang được vận hành qua nhiều kênh thị trường. Tuy nhiên, có 4 kênh thị trường chính vận chuyển khối lượng lớn sản phẩm và tạo ra GTGT cao cho toàn chuỗi. Các kênh còn lại chủ yếu là các kênh trung gian hoặc có lưu lượng sản phẩm đi qua rất ít. Trong 4 kênh thị trường chính, kênh 1, kênh 2 và kênh 3 có vai trò quan trọng, tiêu thụ khối lượng lớn sản lượng khóm tươi ở thị trường nội địa. Trong khi, kênh 4 là kênh tạo ra các sản phẩm khóm chế biến và xuất khẩu. Kênh 1 (Nông hộ nghèo => Thương lái đường dài => Bán buôn cấp 2 => Bán lẻ => Người tiêu dùng nội địa). Kênh 1 tiêu thụ phần lớn sản phẩm khóm của toàn chuỗi. Phần lớn nông hộ nghèo bán khóm cho thương lái đường dài (chiếm 75,52%). Sau đó, thương lái đường dài vận chuyển khóm đến các chợ đầu mối tại TP. Hồ Chí Minh (chợ Hóc Môn, chợ Bình Điền, ). Tại đây, khóm được thương lái đường dài phân phối cho bán buôn cấp 2 (chiếm 50,11%) đến từ các quận, huyện trong TP. Hồ Chí Minh hoặc đến từ các tỉnh miền Đông Nam Bộ (Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, ). Bán buôn cấp 2 tiếp tục phân phối sản phẩm đến các đối tượng bán lẻ tại các chợ vệ tinh xung quanh. 77 Kênh 2 (Nông hộ nghèo => Thương lái đường dài => Bán lẻ => Người tiêu dùng nội địa). Sau khi thu hoạch, phần lớn sản lượng khóm của nông hộ nghèo được bán cho thương lái đường dài (chiếm 75,52%). Ngoài phần sản lượng thương lái bán cho bán buôn cấp 2 thì thương lái đường dài còn bán khóm trực tiếp cho người bán lẻ (chủ yếu là bán lẻ tại TP. Hồ Chí Minh). Lượng khóm mà thương lái đường dài bán trực tiếp cho người bán lẻ chiếm 13,35% tổng sản lượng chuỗi. Người bán lẻ sau đó sẽ phân phối khóm đến tay người tiêu dùng (tại chợ, các điểm bán ven đường, xe đẩy). Kênh 3 (Nông hộ nghèo => Vựa khóm => Bán buôn cấp 1 => Bán buôn cấp 2 => Bán lẻ => Người tiêu dùng nội địa). Qua khảo sát thực tế, khoảng 8,08% sản lượng khóm của nông hộ nghèo được bán cho các vựa khóm. Hầu hết vựa khóm tập trung tại vùng nguyên liệu khóm Tân Phước (xã Hưng Thạnh, Mỹ Phước, Tân Lập 2). Chủ vựa mua khóm tại ruộng của nông hộ hoặc nông hộ cũng có thể mang khóm đến vựa. Sau đó, khóm được vựa phân phối cho bán buôn cấp 1 để hưởng chênh lệch giá. Bán buôn cấp 1 có phương tiện vận chuyển với tải trọng lớn, đến mua khóm tại vựa khóm. Tiếp theo, họ bán khóm cho bán buôn cấp 2 và bán buôn cấp 2 tiếp tục phân phối cho người bán lẻ. Kênh 4 (Nông hộ nghèo => Doanh nghiệp chế biến => Xuất khẩu). Nông hộ nghèo ngoài việc bán khóm cho vựa khóm, thương lái còn bán trực tiếp cho doanh nghiệp chế biến. Sản lượng khóm mà nông hộ nghèo bán cho doanh nghiệp chế biến chiếm khoảng 15,7% tổng sản lượng của toàn chuỗi. Khi bán khóm cho doanh nghiệp chế biến, nông hộ nghèo có thể bán khóm với nhiều phẩm cấp khác nhau. Trong khi bán cho thương lái hay vựa khóm thì các sản phẩm khóm loại nhỏ thường bị từ chối thu mua. Sau khi thu mua, doanh nghiệp sẽ chế biến các sản phẩm khóm (đóng hộp, đông lạnh, cô đặc) xuất khẩu sang các thị trường như EU, Hàn Quốc, Nhật Bản,

Hình 1: Chuỗi giá trị sản phẩm khóm của nông hộ nghèo ở tỉnh Tiền Giang Nguồn: Số liệu thu thập của tác giả, 2014 3.2 Giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần của hộ nghèo trong chuỗi giá trị 3.2.1 Cơ cấu chi phí sản xuất khóm của hộ nghèo trong chuỗi giá trị Theo khảo sát thực tế cho thấy, cơ cấu chi phí Bảng 2: Cơ cấu chi phí sản xuất khóm của hộ nghèo 78 sản xuất khóm của hộ nghèo rất đa dạng, bao gồm: chi phí lao động, chi phí phân bón, chi phí thuốc BVTV, chi phí giống, chi phí nguyên liệu, giá trị và tỷ lệ các loại chi phí được thể hiện trong Bảng 2. Khoản mục Giá trị (đồng/kg) Tỷ lệ (%) Giá bán (1) 4.894,97 - Chi phí trung gian (2) 672,12 28,93 Phân bón 579,51 24,94 Thuốc BVTV 46,25 1,99 Nhiên liệu 46,36 2,00 Giá trị gia tăng (3 = 1-2) 4.222,85 - Chi phí tăng thêm (4) 1.651,39 71,07 Lao động gia đình 753,20 32,42 Lao động thuê 111,10 4,78 Thuê đất 102,08 4,39 Lãi vay 108,37 4,66 Dịch vụ bơm tát 20,94 0,90 Chi phí hao hụt 149,07 6,42 Khấu hao máy móc, công cụ 18,42 0,79 Khấu hao chi phí kiến thiết cơ bản 388,21 16,71 Tổng chi phí (5=2+4) 2.323,51 100,00 Giá trị gia tăng thuần (1-5) 2.571,46 - Nguồn: Số liệu thu thập của tác giả, 2014

Kết quả phân tích ở Bảng 2 cho thấy, tổng chi phí sản xuất của hộ nghèo là 2.323,51 đồng/kg khóm. Trong đó, CPTG của hộ nghèo là 672,12 đồng/kg (chiếm 28,93% tổng chi phí), CPTT có giá trị là 1.651,39 đồng/kg, chiếm 71,57% tổng chi phí sản xuất. Sản xuất khóm cần sử dụng nhiều lao động, chính vì thế chi phí lao động là khoản chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất (chiếm 37,2% tổng chi phí), trong đó, chi phí lao động gia đình là 753,20 đồng/kg, chiếm 32,42% tổng chi phí. Do hạn chế về tài chính, đa số hộ nghèo không thuê nhiều lao động để phục vụ sản xuất khóm mà chọn giải pháp lấy công làm lời. Chính vì thế, họ tận dụng hết nguồn lực lao động của gia đình phục vụ trong quá 79 trình canh tác khóm nhằm giảm bớt chi phí lao động thuê. Nông hộ nghèo chủ yếu thuê lao động ở khâu thu hoạch và làm cỏ. 3.2.2 Giá trị gia tăng của hộ nghèo trong các kênh thị trường chính Nông hộ nghèo tham gia vào tất cả các kênh thị trường chính của chuỗi giá trị. Ở mỗi kênh thị trường, chi phí sản xuất khóm của nông hộ nghèo không thay đổi, sự khác biệt giữa các kênh thị trường là ở chỗ tạo ra GTGT khác nhau trên 1 kg khóm. Các thông tin về GTGT và giá trị gia tăng thuần (GTGTT) được trình bày chi tiết trong Bảng 3: Bảng 3: Giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần của hộ nghèo trong các kênh thị trường chính của chuỗi giá trị sản phẩm khóm Khoản mục Nông hộ Vựa Thương Bán buôn Bán buôn Doanh Bán lẻ nghèo khóm lái cấp 1 cấp 2 nghiệp Kênh 1: Nông hộ nghèo => Thương lái đường dài => Bán buôn cấp 2 => Bán lẻ => NTD nội địa GB (1) 4.905,87 6.952,62 9.589,33 11.632,28 CPTG (2) 672,12 4.905,87 6.952,62 9.589,33 GTGT (3) 4.233,75 2.046,75 2.636,71 2.042,95 CPTT (4) 1.651,39 548,36 635,07 365,74 GTGTT (5) 2.582,36 1.498,39 2.001,64 1.677,21 % GTGTT (6) 33,28 19,31 25,80 21,61 Kênh 2: Nông hộ nghèo => Thương lái đường dài => Bán lẻ => NTD nội địa GB (1) 4.905,87 6.677,70 9.238,80 CPTG (2) 672,12 4.905,87 6.677,70 GTGT (3) 4.233,75 1.771,83 2.561,10 CPTT (4) 1.651,39 548,36 365,74 GTGTT (5) 2.582,36 1.223,47 2.195,36 % GTGTT (6) 43,03 20,39 36,58 Kênh 3: Nông hộ nghèo => Vựa khóm => Bán buôn cấp 1 => Bán buôn cấp 2 => Bán lẻ => NTD nội địa GB (1) 4.843,01 6.040,17 6.945,76 9.589,33 11.632,28 CPTG (2) 672,12 4.843,01 6.040,17 6.945,76 9.589,33 GTGT (3) 4.170,89 1.197,16 905,59 2.643,57 2.042,95 CPTT (4) 1.651,39 359,56 464,13 635,07 365,74 GTGTT (5) 2.519,50 837,60 441,46 2.008,50 1.677,21 % GTGTT (6) 33,66 11,19 5,90 26,84 22,41 Kênh 4: Nông hộ nghèo => Doanh nghiệp => Xuất khẩu (Người tiêu dùng) GB (1) 4.891,50 9.344,25 CPTG (2) 672,12 7.038,19 GTGT (3) 4.219,38 2.306,06 CPTT (4) 1.651,39 1.625,83 GTGTT (5) 2.567,99 680,23 % GTGTT (6) 79,06 20,94 Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp của tác giả, 2014 Kết quả tính toán từ Bảng 3 cho thấy rằng, trong tất cả 4 kênh thị trường, kênh 1 và 2 là các kênh tạo ra GTGT cao nhất (khi hộ nghèo bán khóm cho thương lái đường dài). Theo đó, khi bán cho thương lái đường dài, giá bán khóm của hộ nghèo là 4.905,87 đồng/kg. Sau khi trừ đi CPTG (672,12 đồng/kg), hộ nghèo tạo được GTGT là 4.233,75 đồng/kg. Giá trị cuối cùng hộ nghèo nhận được sau khi khấu trừ CPTT là 2.582,36 đồng/kg

khóm. Thực tế khảo sát cho thấy, thương lái mua khóm từ nông hộ và vận chuyển khóm để giao cho bán buôn ở các tỉnh khác nhau, vì vậy địa bàn hoạt động của thương lái rộng và cũng không cần phải đầu tư cơ sở kinh doanh như chủ vựa tại địa phương. Trong khi đó, chủ vựa tại địa phương có nhiều mối quan hệ quen biết với hộ nghèo, đặc biệt họ thường hỗ trợ cho hộ nghèo vay tiền trước, sau đó lấy sản lượng khóm thu hoạch để trừ nợ. Chính vì vậy, giá mua khóm của chủ vựa có phần thấp hơn so với thương lái đường dài. Nếu bán cho chủ vựa ở kênh 3, thì giá bán khóm trung bình của hộ nghèo là 4.843,01 đồng/kg, thấp hơn khi bán cho thương lái đường dài là 62,86 đồng/kg. Nếu bán khóm cho doanh nghiệp chế biến, giá bán khóm của hộ nghèo là 4.891,5 đồng/kg, GTGT nông hộ nghèo tạo ra ở kênh này là 4.219,38 đồng/kg và nhận được GTGTT là 2567,99 đồng/kg. Khi xem xét tỷ lệ phân phối GTGTT ở các kênh thị trường, nông hộ nghèo luôn là tác nhân nhận được sự phân phối GTGTT cao nhất, dao động từ 33,28% đến 79,6%. Nhìn chung, không có sự chênh lệch đánh kể về GTGT, GTGTT giữa các kênh thị trường. Tuy nhiên, ở kênh 4, khi bán trực tiếp cho doanh nghiệp chế biến, nông hộ nghèo nhận được sự phân phối GTGTT nhiều hơn. Điều này chứng tỏ kênh tiêu thụ trực tiếp (nông hộ nghèo - doanh nghiệp) phát huy hiệu quả đối với hộ nghèo, hay nói cách khác nếu phát triển kênh thị trường khóm xuất khẩu sẽ giúp nông hộ nghèo tăng hiệu quả nhận được trong chuỗi giá trị. 3.3 Tác động của GTGT và phân phối GTGT sản phẩm khóm đến thu nhập của hộ nghèo trồng khóm Giá trị gia tăng và GTGTT (tính trên 1 kg khóm) được nông hộ nghèo tạo ra đóng vai trò rất quan trọng đối với thu nhập của hộ, để hiểu rõ mức độ tác động của GTGT và GTGTT của sản phẩm khóm đối với thu nhập của nông hộ nghèo, kết quả tính toán độ nhạy của GTGT với thu thập của nông hộ nghèo được mô tả chi tiết ở Bảng 4. Bảng 4: Tác động của giá trị gia tăng và phân phối giá trị gia tăng sản phẩm khóm đến thu nhập của nông hộ nghèo Tác động của GTGT, GTGTT Tác động của phân phối GTGT, GTGTT GTGT (đồng/kg)* Tăng 1% Tăng 5% Tăng 10% Tăng 15% Tăng 20% Thu nhập (đồng/1000m 2 ) 72.531 362.652 725.304 1.087.955 1.450.607 Thu nhập từ khóm (đồng/hộ) 658.842 3.294.211 6.588.421 9.882.632 13.176.842 Thu nhập (đồng/1000m 2 ) 44.167 220.833 441.666 662.499 883.332 Thu nhập từ khóm (đồng/hộ) 401.195 2.005.974 4.011.948 6.017.922 8.023.897 Thu nhập (đồng/1000m 2 ) 112.884 564.418 1.128.837 1.693.255 2.257.674 Thu nhập từ khóm (đồng/hộ) 1.059.363 5.296.813 10.593.626 15.890.439 21.187.252 Thu nhập (đồng/1000m 2 ) 126.379 631.893 1.263.785 1.895.678 2.527.570 Thu nhập từ khóm (đồng/hộ) 1.186.006 5.930.028 11.860.056 17.790.084 23.720.111 Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp của tác giả, năm 2014 Ghi chú: * GTGT trung bình của các kênh thị trường chính trong chuỗi giá trị sản phẩm khóm của hộ nghèo Kết quả tính toán ở Bảng 4 cho thấy, nếu GTGT tăng thêm 1% thì thu nhập của hộ nghèo sẽ tăng thêm 72.530 đồng/1000m 2. Tương tự, khi GTGT tăng thêm 20% thì thu nhập của nông hộ nghèo sẽ tăng thêm 1.450.607 đồng/1000m 2. Nếu xét thu nhập trên tổng diện tích canh tác khóm của nông hộ nghèo, khi GTGT tăng thêm 1%, thì thu nhập của hộ nghèo sẽ tăng thêm 658.842 đồng/hộ. Tương tự đối với GTGTT, nếu GTGTT tăng thêm 1%, thì thu nhập của hộ nghèo sẽ tăng thêm 44.167 đồng/1000m 2 và tăng thêm 401.195 đồng/hộ. Như vậy, sự tác động của việc tăng thêm GTGT và GTGTT sẽ làm cho thu nhập của nông hộ nghèo cải thiện rất nhiều. Đối với nông hộ nghèo, những con số gia tăng này càng có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống còn nhiều khó khăn và thiếu thốn. Chính vì thế, các giải pháp cải thiện thu nhập cho nông hộ nghèo cần phải chú trọng đến vấn đề nâng cao GTGT trong hoạt động sản xuất khóm của nông hộ. Bên cạnh đó, ở mỗi kênh thị trường trong chuỗi giá trị sản phẩm khóm, nông hộ nghèo nhận được tỷ lệ phân phối GTGT và GTGTT khác nhau. Sự ảnh hưởng của phân phối GTGT và GTGTT đến thu nhập của nông hộ nghèo có ý nghĩa thực tiễn. Điều này ảnh hưởng ít nhiều đến khả năng thoát nghèo và sự phát triển bền vững của chuỗi giá trị sản phẩm khóm. Kết quả phân tích ở bảng 4 đã chỉ ra rằng, khi tỷ lệ phân phối GTGT tăng thêm 1% thì thu nhập của hộ nghèo sẽ tăng thêm 112.884 đồng/1000m 2. Hay khi tỷ lệ phân phối GTGT tăng thêm 20% thì thu nhập của hộ nghèo sẽ tăng thêm 80

2.257,674 đồng/1000m 2. Đối với thu nhập/hộ, khi tỷ lệ phân phối GTGT tăng thêm 1%, hộ nghèo sẽ tăng thu nhập tương ứng là 1.059.362,6 đồng/hộ. Xem xét tỷ lệ phân phối GTGTT, khi tăng thêm 1% thì thu nhập của nông hộ nghèo sẽ tăng thêm 126.379 đồng/1000 m 2. Từ đó cho thấy rằng, khi tỷ lệ phân phối GTGT chỉ tăng thêm 1% thì thu nhập của nông hộ nghèo sẽ được cải thiện đáng kể. Chính vì vậy, vấn đề đáng quan tâm là nếu hộ nghèo tạo ra GTGT và được phân phối GTGTT nhiều hơn thì thu nhập của họ sẽ tăng thêm đáng kể. Đây là điểm sáng của chuỗi giá trị sản phẩm khóm, minh chứng cho thương hiệu xóa đói giảm nghèo của cây khóm Tiền Giang. 3.4 So sánh hiệu quả đầu tư giữa các tác nhân tham gia chuỗi giá trị Để so sánh hiệu quả đầu tư giữa các tác nhân tham gia chuỗi giá trị sản phẩm khóm, tỷ suất sinh lợi/năm và sản lượng khóm sản xuất/giao dịch trong năm là 2 tiêu chí cần được quan tâm. Kết quả tính toán từ số liệu điều tra như sau Bảng 5: Hiệu quả đầu tư của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị sản phẩm khóm Đối tượng Tỷ suất lợi Số vòng quay Sản lượng Tỷ suất sinh Lãi suất ngân nhuận vốn /năm (1) (tấn/năm) lời/năm (2) hàng/năm (3) Nông hộ nghèo 1,12 1 12,18 1,12 0,07 Thương lái đường dài 0,16 60 2.177,55 9,60 0,07 Thương lái địa phương 0,03 75 1.404,12 2,25 0,07 Vựa khóm 0,07 92 2.606,99 6,44 0,07 Doanh nghiệp 0,05 4 17.807,16 0,20 0,07 Bán buôn 1 0,07 84 2.180,42 5,88 0,07 Bán buôn 2 0,26 60 113,67 15,60 0,07 Bán lẻ 0,17 60 43,56 10,20 0,07 Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp của tác giả, 2014 (1) Số vòng quay vốn/năm = Số ngày hoạt động trong năm/số ngày quay vốn (2) Tỷ suất sinh lời/năm = Tỷ suất lợi nhuận * Số vòng quay vốn/năm (3) Lãi suất được tính cho kỳ hạn 12 tháng Dựa vào kết quả phân tích cho thấy, trong tất cả các tác nhân tham gia chuỗi giá trị, hộ nghèo là tác nhân có tỷ suất lợi nhuận/chi phí cao nhất. Với 1 đồng chi phí đầu tư, hộ nghèo tạo ra 1,12 đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận/chi phí của các tác nhân thương mại đều thấp hơn hộ nghèo trồng khóm. Trong các tác nhân thương mại, bán buôn cấp 2 là tác nhân có tỷ suất lợi nhuận/chi phí cao nhất. Tuy nhiên, để đánh giá được chính xác hiệu quả đầu tư sản xuất kinh doanh của từng tác nhân thì cần phải xem xét tỷ suất sinh lợi/năm và sản lượng khóm sản suất/giao dịch trong năm của từng tác nhân. Theo kết quả tính toán ở Bảng 5 cho thấy, tuy hộ nghèo là tác nhân tạo ra tỷ suất lợi nhuận/chi phí cao nhất nhưng chỉ quay được một lần đồng vốn trong 1 năm. Trong khi đó, các tác nhân khác có số vòng quay vốn lớn gấp nhiều lần so với hộ nghèo. Hơn nữa, với sản lượng giao dịch rất lớn trong năm, các tác nhân thương mại là đối tượng hoạt động hiệu quả hơn so với hộ nghèo gấp nhiều lần. Mặt khác, nếu so sánh tỷ suất sinh lời/năm của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị với chi phí cơ hội đầu tư vào ngân hàng thì mức hiệu quả tài chính của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị sản phẩm khóm là rất cao. 4 KẾT LUẬN Chuỗi giá trị sản phẩm khóm của hộ nghèo ở tỉnh Tiền Giang đã tạo ra nhiều cơ hội tham gia và gia tăng thu nhập cho hộ nghèo ở vùng nguyên liệu khóm Tân Phước. Nông hộ nghèo là tác nhân tạo ra GTGT cao nhất trong chuỗi giá trị sản phẩm khóm, kế đến là tác nhân bán buôn cấp 2 và doanh nghiệp. Tùy vào từng kênh thị trường mà sự phân phối GTGTT trong chuỗi giữa các tác nhân có sự khác nhau. Trong các kênh thị trường chính, nông hộ nghèo luôn là tác nhân nhận được sự phân phối GTGTT cao nhất trong chuỗi giá trị. GTGT và GTGTT được tạo ra từ sản phẩm khóm tác động rất lớn đến sự thay đổi thu nhập của nông hộ nghèo trồng khóm. Tỷ lệ phân phối GTGT và GTGTT cũng ảnh hưởng rất tích cực đến thu nhập của nông hộ nghèo trồng khóm ở tỉnh Tiền Giang. Tuy nhiên, khi xét đến hiệu quả đầu tư thì hộ nghèo là đối tượng có hiệu quả thấp nhất so với các tác nhân thương mại trong chuỗi giá trị sản phẩm khóm. Chính vì thế, nâng cao giá trị nhận được cho hộ nghèo trồng khóm là giải pháp trước mắt cần được quan tâm. Dưới đây là một số kiến nghị được đề xuất như sau: 81

Thứ nhất, hộ nghèo chủ động nâng cao khả năng tiếp cận thị trường, đa dạng các nguồn thông tin thị trường và đa dạng thị trường đầu ra cho sản phẩm khóm nhằm hạn chế rủi ro thị trường do thiếu thông tin. Thứ hai, hộ nghèo cần tích cực tiếp cận thông tin tiến bộ kỹ thuật và linh hoạt ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất khóm, trong đó sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP cần được quan tâm đúng mức để nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện thu nhập. Thứ ba, hộ nghèo cần nâng cao khả năng tài chính thông qua hoạt động liên kết sản xuất với hình thức tổ hợp tác tài chính hoặc chia sẻ nguồn lực tài chính với các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm khóm. Thứ tư, hộ nghèo cần thay đổi phương cách thu hoạch hợp lý hơn, đồng thời nghiên cứu giải pháp hạn chế các nguyên nhân gây hao hụt sản phẩm khóm nhằm nâng cao năng suất, GTGT cho sản phẩm khóm. TÀI LIỆU THAM KHẢO Dương Ngọc Thành (2014), Giải pháp nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị ngành hàng xoài cát tỉnh Đồng Tháp. Đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp tỉnh. Sở khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Tháp. FAO (2005a): EASYPol. On-line resource materials for policy making. Analytical tools. Module 043. Commodity Chain Analysis: Constructing the Commodity Chain, Functional Analysis and Flow Charts. www.fao.org/docs/up/easypol/330/cca_043e N.pdf, accessed on 24/10/2012 FAO (2005b): EASYPol. On-line resource materials for policy making. Analytical tools. Module 044. Commodity Chain Analysis: Financial Analysis. www.fao.org/docs/up/easypol/331/cca_04 4EN.pdf, accessed: 24/10/2012 Gereffi, G. (1994). The Organisation of Buyerdriven Global Commodity Chains: How U.S. Retailers Shape Overseas Production Networks. In G. Gereffi and M. Korzeniewicz (Editors), Commodity Chains and Global Capitalism, Westport, CT: Praeger: 95 122. GTZ. 2007. Valuelinks manual. The methodology of value chain promotion. Eschborn, Germany: Deutsche Gesellschaft für Technische Zusammenarbeit (GTZ). http://www2.gtz.de/wbf/4tdx9kw63gma/va luelinks_manual.pdf Kaplinsky (1999). Globalization and Unequalization: What can be learned from value chain analysis. Journal of Development Studies 37(2): 117-146 Kaplinsky and Morris (2001). A handbook for value chain research. The Institute of Development Studies, University of Sussex. Brighton, United Kingdom Nguyễn Phú Son (2012). Phân tích chuỗi giá trị các sản phẩm táo, tỏi và nho tỉnh Bình Thuận. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Thuận. Nguyễn Trịnh Nhất Hằng, 2008. Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất khóm vùng Tân Phước. Tập san Khoa học và Công nghệ Tiền Giang, số 1. Porter M. E. (1985). Competitive Advantage. New York, The Free Press. Trần Tiến Khai (2011). Báo cáo nghiên cứu phân tích chuỗi giá trị dừa Bến Tre. Dự án Phát triển kinh doanh với người nghèo Bến Tre (Dự án DBRP Bến Tre). Trần Công Thắng, Emma Samman, Karl Rich, Phạm Quang Diệu, Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Nguyễn Văn Thành và Đặng Văn Thư (2004). Sự tham gia của người nghèo trong chuỗi giá trị nông nghiệp. Nghiên cứu đối với ngành chè. Trung tâm Tin học Nông nghiệp và PTNT (ICARD). Võ Thị Thanh Lộc, Nguyễn Ngọc Châu (2009), Gạo Việt Nam nhìn từ chuỗi giá trị lúa gạo tiêu thụ trong nước và xuất khẩu tại Cần Thơ. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 132, trang 3-5. 82