(Microsoft Word - B\300I 5. LE THOI TAN, NGUYEN DUC CAN _CHE BAN L1 - Tieng Anh_.doc)

Tài liệu tương tự
BỘ ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN ĐỊA LÝ LỚP 7 NĂM HỌC 2016 – 2017

1

2018 Nhận xét, phân tích, góp ý cho Chương trình môn Tin học trong Chương trình Giáo dục Phổ thông mới

MỞ ĐẦU

Phần mở đầu

LỊCH SỬ - KHẢO CỔ - DÂN TỘC HỌC Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 7(92) Quan hệ Đại Việt - Chiêm Thành thời Lý ( ) thư tịch cổ Việt

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGHỆ THUẬT DIONYSOS NHƯ MỘT DIỄN NGÔN TRONG THƠ THANH TÂM TUYỀN Trần Thị Tươi 1 Tóm tắt Là một trong những thành viên trụ cột của nhóm Sáng Tạo những

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LÊ THỊ PHƢƠNG THANH THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số:

KINH ĐÔ HÀNH PHẦN I. NGUYÊN TÁC Từ cổng trời đến cửa trời Chập chùng một giải núi đồi cao cao. Năm năm nước ngược chảy vào Ba ba đỉnh giáp cũng bao bê

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT HÀNH CHÍNH 1

NHẬN THỨC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở NƯỚC TA Nguyễn Tốt * Tóm tắt nội dung: Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và co

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 HỌC KÌ I NĂM HỌC A. CẤU TRÚC ĐỀ THI:

Hỗ trợ ôn tập [ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC] Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2017 VĂN MẪU LỚP 12: TÂY

M¤ §UN 6: GI¸o dôc hoµ nhËp cÊp tiÓu häc cho häc sinh tù kû

Microsoft Word - 2- Giai phap han che su phu thuoc kinh te vao Trung Quoc.doc

HIỆN TƯỢNG VĂN - SỬ - TRIẾT BẤT PHÂN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THỜI TRUNG ĐẠI Nguyễn Đình Chú Hiện tượng văn - sử bất phân, văn - triết bất phân, văn - s

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG DẠY HỌC MÔN TRANG TRÍ CHO NGÀNH CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TIỂU HỌC

19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG TXD CẨM NANG XÂY NHÀ Dành cho người xây nhà 1 P a g e

Nghị luận về sách

MỞ ĐẦU

Tuyên ngôn độc lập

CHÍNH THỐNG HAY NGỤY QUYỀN (Trình bày tại Montreal ngày ) Trần Gia Phụng Từ năm 1945 cho đến nay, cộng sản (CS) luôn luôn giành chính nghĩa v

Luan an dong quyen.doc

1. Tình hình thế giới và trong nước sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống trên thế

50 n¨m h¶i qu©n nh©n d©n viÖt nam anh hïng

An Giang University Journal of Science 2017, Vol. 13 (1), NHỮNG YẾU TỐ CÁCH TÂN TRONG VĂN HỌC QUỐC NGỮ NAM BỘ CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX Nguy

Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Phong thủy thực dụng

Cúc cu

Phân tích 9 câu đầu bài thơ Đất Nước

Layout 1

ban tin thang 7.cdr

Cảm nhận bài thơ Đàn ghita của Lor-ca của Thanh Thảo

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ MINH HƯỜNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BẰNG VIỆT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: TÓ

GIÁO ÁN NGỮ VĂN LỚP 11 TIẾNG MẸ ĐẺ, NGUỒN GIẢI PHÓNG CÁC DÂN TỘC BỊ ÁP BỨC Nguyễn An Ninh A. Kết quả cần đạt Giúp HS hiểu: - Giá trị của bài chính luậ

Microsoft Word - 1. Le Van Cam 1-14.doc

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN LIÊN TỪ LOGIC VÀ LIÊN TỪ TIẾNG VIỆT Mã số : T Chủ đề tài : Lê Thị Thu Hoài

MỘT CÁCH NHÌN VỀ MƯỜI BA NĂM VĂN CHƯƠNG VIỆT NGOÀI NƯỚC ( ) (*) Bùi Vĩnh Phúc Có hay không một dòng văn học Việt ngoài nước? Bài nhận định dướ

Phân tích bài Tiếng nói của văn nghệ

SỞ GDĐT TỈNH BÌNH DƯƠNG XÂY DỰNG VĂN HÓA PHÁP LÝ, ỨNG XỬ VĂN MINH Số 08 - Thứ Hai,

193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thú

Microsoft Word - vanhoabandia (1)

Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1

Microsoft Word - Tinhyeu-td-1minh.doc

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

Bạn Tý của Tôi

Phân tích bài thơ “Đàn ghi-tar của Lor ca” của Thanh Thảo – Văn hay lớp 12

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

Phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát

Tác giả: Giáo sư Andreas Thalassinos (Trưởng phòng Đào tạo của FXTM)

PGS, TSKH Bùi Loan Thùy PGS, TS Phạm Đình Nghiệm Kỹ năng mềm TP HCM, năm

Microsoft Word - Day_lop_4_P1.doc

Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên)

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AN GIANG Hội thi sáng tạo - tự làm thiết bị dạy học và thiết kế bài giảng e-learning năm học Bài g

Microsoft Word - Ban tom tat.doc

Microsoft Word - viet-bai-lam-van-so-6.docx

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72B, số 3, năm 2012 SỰ CẦN THIẾT VÀ NHỮNG HƯỚNG KHAI THÁC KHI VẬN DỤNG HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ CỦA C.MÁC TRONG

- Website Đề Thi Thử THPT Quốc Gia tất cả các môn.cập nhật liên tục. Truy cập tải ngay!! SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT YÊN LẠC

Nhà thơ Tô Kiều Ngân - từ đời lính đến Tao Đàn Thi sĩ Tô Kiều Ngân Văn Quang Viết từ Sài Gòn Lâu lắm rồi, tôi không gặp anh Tô Kiều Ngân, mặc dù chúng

Đoàn Viết Hoạt và sứ mệnh xương rồng Đỗ Thái Nhiên So với các loài thực vật khác, xương rồng là loại cây có sức chịu đựng cao cấp nhất và trường kỳ nh

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH 孔 ĐỨC KHỔNG TỬ GIÁO CHỦ NHO GIÁO Tùng Thiên TỪ BẠCH HẠC 子 tài li ệ u sư u tầ m 2015 hai không một năm

Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua bài Tự tình II của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương – Bài tập làm văn số 2 lớp 11

Microsoft Word - BÀi viết Ngô QuỂc Phương HỎi thảo Hè Porto 2019 (1)

Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ 25 (2009) Thành phần khởi ngữ trong câu tiếng Việt xét về mặt hệ thống Nguyễn Lân Trung* Trường Đại học Ngo

MỤC LỤC Lời nói đầu Chương I: TÀI HÙNG BIỆN HẤP DẪN SẼ GIÀNH ĐƯỢC TÌNH CẢM CỦA KHÁCH HÀNG Chương II: LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO TÀI HÙNG BIỆN Chương III:

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012 GIỄU NHẠI BẰNG HÌNH THỨC NÓI MỈA TRONG TIỂU THUYẾT SỐ ĐỎ C

Bồ Tát Phật giáng trần bằng hai thân, một là Chơn Thân {Kim Thân}, hai là Giả Thân {Xác Trần}. Để hoàn thành sứ mạng cứu thế, Bồ Tát phải giáng trần n

Nhà quản lý tức thì

Microsoft Word _TranNgocVuong

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG PHẠM THỊ THU HƯƠNG DẠY HỌC MỸ THUẬT THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở TRƯỜ

CHƯƠNG 1

Chủ nghĩa Tự do cá nhân

Việc hôm nay (cứ) chớ để ngày mai

HÀNH TRÌNH THIỆN NGUYỆN CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI & XÂY DỰNG ĐỊA ỐC KIM OANH 1

ĐÈ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 1050 NĂM NHÀ NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT ( ) I. BỐI CẢNH RA ĐỜI NHÀ NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT - Sau chiến thắng đánh tan quân Nam Hán

Microsoft Word - khoahochethong.docx

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI! Lý thuyết và thực hành dành cho các Trưởng Hướng Đạo Nam và nữ. Hướng Đạo, đơn giản thế thôi! 1

Phân tích đoạn trích “Trao duyên” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TÍCH CỰC

Thư Ngỏ Gửi Đồng Bào Hải Ngoại Của Nhà Báo Nguyễn Vũ Bình

Microsoft Word - PhuongThuy-Mang_van_hoc_tren_bao_Song.doc

"NHÂN-QUẢ" & ĐẠO ĐỨC

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

39 SỰ LÃNH ĐẠO PHẬT GIÁO: MỘT PHỐI CẢNH THỰC HÀNH (1) Luangpor Khemadhammo (2) Khi nghĩ về chủ đề chính của hội nghị này, Sự Tiếp Cận Phật Giáo Tới Sự

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12

Nghệ thuật châm biếm và đả kích trong vè người Việt : Luận văn ThS. Văn học: Phạm Thị Thanh Thủy ; Nghd. : GS.TS. Nguyễn Xuân Kính 1. Lý do c

Microsoft Word - Giao duc va nang cao suc khoe.doc

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

SỞ GD& ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT HÀ HUY TẬP I. Đọc hiểu (3,0 điểm) KỲ THI KHẢO SÁT KÌ I NĂM HỌC ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN- LỚP 10 Thời gian làm bài:

Tuyên Ngôn

Bản ghi:

Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Giáo dục, Tập 32, Số 1 (2016) 34-40 Xung quanh việc đặt vấn đề văn bản nhật dụng và phần tri thức đọc - hiểu văn bản nhật dụng trong Ngữ văn 12 Lê Thời Tân, Nguyễn Đức Can * Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Tóm tắt Văn bản nhật dụng [Practical Texts] là một vấn đề mới trong Chương trình Ngữ văn trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT). Bài viết này tập trung trao đổi với các tác giả sách giáo khoa về cách đặt vấn đề văn bản nhật dụng và cách diễn giải của nhà làm sách về vấn đề gọi là văn bản nhật dụng. Nhận ngày 26 tháng 9 năm 2015, Chỉnh sửa ngày 07 tháng 11 năm 2015, Chấp nhận đăng ngày 25 tháng 3 năm 2016 Từ khóa: Văn bản nhật dụng, chương trình trung học, sách giáo khoa. 1. Dẫn nhập * Văn bản nhật dụng (VBND) là một vấn đề mới trong Chương trình Ngữ văn THCS và THPT. Việc đưa vào Chương trình loại VBND cũng là nhằm cải tiến chất lượng giảng dạy bộ môn này. Ngữ văn 12 nâng cao (tập một) soạn phần TRI THỨC ĐỌC - HIỂU Văn bản nhật dụng với dụng ý khái quát hóa lí thuyết về văn bản nhật dụng. Như ta thấy, TRI THỨC ĐỌC - HIỂU là phần đặt kèm sau một bài đọc-hiểu văn bản nhất định nào đó. Nội dung của phần này thường tập trung vào việc giới thuyết đặc trưng thể loại cụ thể của văn bản được dẫn vào làm bài học của sách giáo khoa (SGK). Đặt trong chuỗi trình bày như thế, người dạy-người học đến phần TRI THỨC ĐỌC - HIỂU Văn bản nhật dụng 1 lẽ tự nhiên cũng cho rằng SGK * Tác giả liên hệ. ĐT.: 84-912179225 Email: cannd@vnu.edu.vn 1 Đặt kèm sau bài học đọc hiểu bản rút gọn nhan đề TƯ DUY HỆ THỐNG - NGUỒN SỨC SỐNG MỚI CỦA ĐỔI MỚI TƯ DUY tiểu luận Một góc nhìn của trí thức Phan Đình Diệu. Là một phần của đơn vị bài học, TRI THỨC ĐỌC - HIỂU không được thể hiện ở MỤC LỤC 34 đang chuẩn bị một giới thuyết về đặc trưng của loại văn bản gọi là văn bản nhật dụng. Thế nhưng, khác hẳn với lệ thường cung cấp tri thức đọc hiểu (văn nghị luận - tuyên ngôn, thơ lục bát, thơ tự do, tùy bút) trước đó, TRI THỨC ĐỌC - HIỂU Văn bản nhật dụng trình bày một diễn giải gây khó khăn cho nhận thức của người dạy - người học chả kém gì sự diễn giải trong bài TỔNG KẾT PHẦN VĂN BẢN NHẬT DỤNG của Ngữ văn 9. Nguyên do chủ yếu bắt nguồn từ chính bản thân cách đặt vấn đề văn bản nhật dụng của nhà biên soạn (NBS). Bài viết này tập trung trao đổi với NBS xoay quanh bản thân cách nêu và thuyết minh vấn đề văn bản nhật dụng. 2. Giới thuyết và diễn giải khái niệm văn bản nhật dụng của sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập một - sách nâng cao mở đầu cho phần TRI THỨC ĐỌC - HIỂU Văn bản nhật dụng như sau: tập sách giáo khoa, nó dường như được thiết kế như là một phần đi bổ sung sau đơn vị bài học đọc - hiểu nhất định.

L.T. Tân, N.Đ. Can / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Giáo dục, Tập 32, Số 1 (2016) 34-40 35 Văn bản nhật dụng không phải là một khái niệm chỉ thể loại văn học hoặc kiểu văn bản. Nói đến loại văn bản này, người ta thường xuất phát từ góc độ chức năng, đề tài và tính cập nhật của nội dung được đề cập. Cho nên, nói văn bản nhật dụng là nói tính chất của nội dung văn bản. Đó là những vấn đề gần gũi và bức xúc của đời sống hiện tại như chống chiến tranh, gìn giữ hòa bình, bảo vệ môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội (ma túy, mại dâm, ngược đãi đối với trẻ em và phụ nữ, đại dịch HIV/AIDS, tham nhũng,...), thực hiện bình đẳng giới, hạn chế gia tăng dân số, đổi mới tư duy,... Xét về mặt hình thức, văn bản nhật dụng có thể được thể hiện bằng hầu hết các thể loại văn học cũng như các kiểu văn bản. Tuy nhiên, do tính thời sự cao nên các tác phẩm thông tấn - báo chí thường phù hợp hơn. Như ta thấy, SGK đã giới thuyết về văn bản nhật dụng theo lối dùng mệnh đề phủ định - Văn bản nhật dụng không phải là một khái niệm chỉ thể loại văn học hoặc kiểu văn bản.. Ngữ văn 9 ở bài TỔNG KẾT PHẦN VĂN BẢN NHẬT DỤNG sử dụng cách viết tương tự: Khái niệm văn bản nhật dụng không phải là khái niệm thể loại, cũng không chỉ kiểu văn bản 2. Câu hỏi nảy sinh một cách tự nhiên là - nếu văn bản nhật dụng không phải là một 2 Như ta thấy, khác biệt rõ nhất giữa hai hai cách viết dẫn trên là ở chỗ: Ngữ văn 9 gọi rõ ra là khái niệm văn bản nhật dụng trong lúc Ngữ văn 12 tránh dùng thẳng từ khái niệm với cụm từ văn bản nhật dụng. Nói một cách chặt chẽ, chúng ta không rõ trong cả hai cách viết trên kiểu văn bản có được dùng như là một khái niệm hay không? Nếu được dùng với nghĩa là khái niệm thì ở đây ta đã có thể nói mở đầu của hai bài này đều đã đề cập tới ba khái niệm: văn bản nhật dụng, kiểu văn bản, thể loại văn học. Thực ra TRI THỨC ĐỌC HIỂU Văn bản nhật dụng - Ngữ văn 12 viết rõ thể loại văn học nhưng TỔNG KẾT PHẦN VĂN BẢN NHẬT DỤNG - Ngữ văn 9 chỉ viết thể loại. Có thể cho rằng thể loại ở đây là nói gọn của thể loại (tác phẩm) văn học. Đặt trong khung cảnh thuật ngữ chung của cả bộ sách (Ngữ văn), ta có thể khẳng định đó là thể loại văn học - kiến thức lí luận văn học bổ trợ cho dạy học đọc hiểu tác phẩm văn học hoặc dạy học Làm văn bài nghị luận văn học (Ngữ văn 11 có bài Một số thể loại văn học: Thơ, Truyện ) và kiểu văn bản thuộc phân môn Làm văn. Phân tích này có thể xem là quá chi li nhưng nó là việc cần phải làm do chỗ SGK viết thiếu tường minh. khái niệm chỉ thể loại văn học hoặc kiểu văn bản thì nó chỉ cái gì? Đáng tiếc là ở cả hai cuốn sách, NBS dường như cố tránh cách trả lời trực diện và trước sau chỉ dùng cách nói vòng quanh. Quả thực, đọc kĩ những chỗ có đề cập đến VBND trong Ngữ văn 12 nâng cao (tập 1) này ta có cảm giác NBS dường như cố tránh việc dùng cụm từ VBND như là một khái niệm hoặc cũng có thể nói NBS tránh khái niệm hóa VBND. Có lẽ cũng chính vì thế mà trong quyển này, đến bài ÔN TẬP VỀ VĂN HỌC cuối tập sách (mục 3. Văn bản nhật dụng, tr.242) dù sử dụng câu hỏi dạng nêu định nghĩa nhưng NBS vẫn cố không dùng từ khái niệm. Trình bày phần ôn tập văn học liên quan đến VBND ở tập sách này như sau: 3. Văn bản nhật dụng Anh (chị) hiểu thế nào là văn bản nhật dụng? Hãy phân tích ý nghĩa cấp thiết đối với đời sống của các bài: Nhìn về vốn văn hóa dân tộc (Trích Đến hiện đại từ truyền thống - Trần Đình Hượu), Con đường trở thành kẻ sĩ hiện đại (Trích Bàn về đạo Nho - Nguyễn Khắc Viện), Thông điệp nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS, 1-2 - 2003 (Cô-phi An-nan), Tư duy hệ thống - nguồn sức sống mới của đổi mới tư duy (Trích Một góc nhìn của trí thức - Phan Đình Diệu. 3 Thực ra kiểu văn bản hay thể loại rốt cuộc đều là một sự khái quát hóa từ tập hợp nhất định các văn bản với hình thức cụ thể nhất định. Vậy vì lí gì mà văn bản nhật dụng lại không phải là một sự khái quát hóa trên cơ sở tập hợp nhất định các văn bản theo tiêu chí giúp ta khu biệt, nhận diện chúng giữa thực tiễn tạo lập và 3 Nhân tiên xin đối chiếu với cũng bài Ngữ văn 12 không nâng cao. Sách không nâng cao gọi bài này là ÔN TẬP PHẦN VĂN HỌC. Ở mục liên quan VBND, NBS viết: 3. Các tác phẩm được chọn học chính thức hay đọc thêm thuộc nhiều thể loại khác nhau như: thơ, văn chính luận, hồi kí, tùy bút, văn nhật dụng (tr. 214). Ta thấy sách không nâng cao đã gọi thành văn nhật dụng (không bản ) và coi nó là thể loại bên cạnh các thể loại văn học khác như thơ, văn chính luận, hồi kí, tùy bút.

36 L.T. Tân, N.Đ. Can / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Giáo dục, Tập 32, Số 1 (2016) 34-40 tiếp nhận văn bản nói chung? Câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao lại có thể nêu được vấn đề văn bản nhật dụng chỉ như một khái niệm được giới thuyết là chỉ xuất phát từ góc độ chức năng, đề tài và tính cập nhật của nội dung được đề cập? Làm sao ta có thể nói tới nội dung, đề tài, chức năng, cập nhật của văn bản ở bên ngoài hình thức văn bản cụ thể được? Văn bản nào chẳng có hình thức cụ thể nhất định, và hình thức cụ thể nhất định đó sẽ quy được về dạng/loại/thể văn bản khái quát nhất định? Hẵng tạm chấp nhận cách nói phiếm chỉ Nói đến loại văn bản này, người ta thường xuất phát từ góc độ chức năng, đề tài và tính cập nhật của nội dung được đề cập nhưng tiếp ngay đó căn cứ vào việc người ta thường xuất phát từ góc độ chức năng, đề tài và tính cập nhật của nội dung được đề cập (khi nói đến loại văn bản này ) để lập tức suy luận rằng Cho nên, nói văn bản nhật dụng là nói tính chất của nội dung văn bản. kể cũng quá giản tiện và vội vã. Người đọc đoạn diễn giải trên lấy làm khó hiểu tại sao mà Nói đến loại văn bản này, người ta thường xuất phát từ góc độ chức năng, đề tài và tính cập nhật của nội dung được đề cập thì lại có thể Cho nên, nói văn bản nhật dụng là nói tính chất của nội dung văn bản.? Cách dùng từ cho nên ở đây không thực sự xác đáng trong liên kết logic chuyển ý lập luận. Làm sao mà chỉ vì người ta thường xuất phát từ góc độ chức năng, đề tài và tính cập nhật của nội dung được đề cập khi nói đến loại văn bản này mà lại nhân đó để có thể Cho nên, nói văn bản nhật dụng là nói tính chất của nội dung văn bản.? Và thực ra chức năng, đề tài và tính cập nhật của nội dung được đề cập nghĩa là gì? Làm sao mà một nội dung được đề cập (hoặc gọi thẳng như bài TỔNG KẾT ở Ngữ văn 9 là nội dung văn bản ) lại có thể có cái gọi là chức năng và đề tài? Có thể nói tính cập nhật của nội dung nhưng như thế nào để có thể gọi được là chức năng của nội dung? Cũng như, như thế nào gọi là đề tài của nội dung? Tiếp theo, người dạy và học cũng rất khó để thấy ra được hiểu liên hệ thừa tiếp về mặt logic giữa câu trước Cho nên, nói văn bản nhật dụng là nói tính chất của nội dung văn bản và câu sau Đó là những vấn đề gần gũi và bức xúc của đời sống hiện tại như [...] là ở đâu? Làm sao mà trước đó chỉ nói những ý chức năng, đề tài và tính cập nhật của nội dung..., tính chất của nội dung văn bản mà bây giờ đã có thể viết tiếp nối Đó là những vấn đề gần gũi và bức xúc của đời sống hiện tại? Đọc kĩ ta không thể không băn khoăn về quan hệ thừa tiếp giữa hai câu này. Làm sao mà tính chất của nội dung văn bản lại có thể chính là những vấn đề gần gũi và bức xúc của đời sống hiện tại. Nói chung, trong đoạn diễn giải trên, ý biểu đạt trong nội bộ các câu chưa thật rành mạch mà liên kết logic siêu cú pháp (Cho nên...; Đó là...) cũng không rõ ràng. 4. Cách khái quát nội dung văn bản nhật dụng của sách giáo khoa Xin đọc lại đoạn dẫn từ TRÍ THỨC ĐỌC HỂU Văn bản nhật dụng trong Ngữ văn 12: Nói đến loại văn bản này, người ta thường xuất phát từ góc độ chức năng, đề tài và tính cập nhật của nội dung được đề cập. Cho nên, nói văn bản nhật dụng là nói tính chất của nội dung văn bản. Đó là những vấn đề gần gũi và bức xúc của đời sống hiện tại như chống chiến tranh, gìn giữ hòa bình, bảo vệ môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội (ma túy, mại dâm, ngược đãi đối với trẻ em và phụ nữ, đại dịch HIV/AIDS, tham nhũng,...), thực hiện bình đẳng giới, hạn chế gia tăng dân số, đổi mới tư duy,... Chúng tôi không phủ định ý kiến cho rằng việc đề cập những vấn đề trên sẽ làm nên tính chất nội dung cho chẳng hạn loại văn bản mà SGK muốn giới thiệu ở đây - văn bản nhật dụng. Thế nhưng ta cũng thấy là thực tế thì cả thế giới loài người đã vất vả từ thời đại này qua thời đại khác với hầu hết các vấn đề được các bài về VBND trong SGK nêu lên như là một sự diễn giải về nội dung loại văn bản này (từ chống chiến tranh, gìn giữ hòa bình, mại dâm, ngược đãi đối với trẻ em và phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới cho đến quan hệ giữa thiên

L.T. Tân, N.Đ. Can / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Giáo dục, Tập 32, Số 1 (2016) 34-40 37 nhiên và con người, giáo dục, vai trò của người phụ nữ, quyền sống của con người,...). Ngay cả khi những vấn đề đó trở nên gần gũi và bức xúc đi nữa thì cũng chẳng phải mỗi mình VBND độc quyền đề cập chúng. Thực ra, khái quát hóa về đề tài thì khó mà loại biệt được nét riêng nội dung của loại văn bản. Ví dụ nói bài viết về di tích lịch sử, về danh lam thắng cảnh thì rất chung chung, muốn là vấn đề cấp thiết-thời sự thì phải là chuyện bảo tồn di tích đang lâm nguy; Tương tự, giáo dục, vai trò người phụ nữ, chiến tranh, chăm sóc sức khỏe trẻ em là chuyện muôn đời, nhưng tái mù chữ hay vấn nạn buôn bán phụ nữ có tổ chức, đầu đạn hạt nhân, tiêm vắc xin quá hạn thì mới là chuyện cập nhật. Tất nhiên, từ những góc độ nhất định ta cũng có thể tạm đồng ý những vấn đề vừa liệt kê là những vấn đề gần gũi và bức xúc của đời sống hiện tại. Nhưng điều quan trọng hơn là nói như thế đồng thời cũng sẽ khiến cho những người nhìn nhận vấn đề một cách sâu rộng hơn sẽ thấy rằng như vậy là mỗi một thế hệ/thời đại đều có một hiện tại đời sống của nó và thế thì cũng có nghĩa là có thể nói mỗi một thế hệ/thời đại cũng có những văn bản nhật dụng của nó - những văn bản nhật dụng nêu những vấn đề gần gũi và bức xúc của đời sống thời của nó. Nói chung, ta có thể đồng ý với việc nhấn mạnh tới tính cập nhật của VBND nhưng cũng phải thấy rằng VBND (cụ thể) luôn từng là cập nhật. 4 Giá trị cập nhật mà nó đạt được đó sẽ khiến người đọc thấm thía về tính chất từng là thời sự của vấn đề được đề cập. Hoặc nói đó là những văn bản vốn dĩ phải gắn chặt 4 Nói chung, xã hội công dân tự do dân chủ thực sự sẽ cống hiến cho văn hóa những văn bản nhật dụng thực sự. Và cũng chỉ khi như thế ta sẽ có ngày càng nhiều những văn bản nhật dụng có sức cập nhật và lay động mãnh mẽ, những văn bản viết về được (trong trường hợp nhất định đó còn là vấn đề viết được về... ) những vấn đề cấp thiết-thời sự mà đồng thời lại vẫn nói lên được những vấn đề xã hội có ý nghĩa lâu dài. Hoặc cũng có thể nói đó là những văn bản nơi mà đề tài nhất thời mãi nổi bật lên nhờ chủ đề lâu dài! Văn bản nhật dụng theo cách hiểu của SGK - hơn bao giờ hết có lẽ chính là sản phẩm của một môi trường văn hóa đọc hiểu nghe nhìn, viết lách truyền thông tự do. với thực tiễn. Việc học chúng để có ý thức mạnh mẽ về tính cập nhật-thời sự của chúng trong tính cách là một loại văn bản đặc biệt như thế không phụ thuộc vào khoảng cách thời gian giữa thời điểm học chúng và thời điểm chúng xuất hiện (liên quan tới chuyện CT và SGK ít nhiều phải đảm bảo tính ổn định). Vấn đề chỉ là khi đưa chúng vào học trong SGK thì phải đặc biệt thuyết minh miêu tả lại bối cảnh văn bản xuất hiện cùng hiệu ứng xã hội của văn bản đó. Nói chung, để có thể thấy chúng đã nhật dụng to lớn như thế nào thì ít nhiều phải chú dẫn rõ về hoàn cảnh thời sự với những nóng bỏng cấp thiết của các vấn đề cuộc sốngxã hội lúc đó. Như chỗ chúng tôi thấy thì ở hầu hết các bài đọc hiểu các văn bản được gọi là VBND trong SGK Ngữ văn 12 đều không chú ý thích đáng tới điều đó. Có thể nói, ý định gắn bộ môn Ngữ văn với cuộc sống là một điều tốt. Nhưng gắn với cuộc sống thì không chỉ là gắn với những vấn đề trước mắt và cũng có nhiều cách gắn chứ không chỉ là gắn bằng cách đưa VBND vào chương trình và SGK. Tiện thể cũng nên đối chiếu phần liên quan đến vấn đề VBND ở các bài ÔN TẬP VỀ VĂN HỌC, TRI THỨC ĐỌC - HIỂU Văn bản nhật dụng (đều cùng tập 1 Ngữ văn 12 nâng cao) với bài TỔNG KẾT PHẦN VĂN BẢN NHẬT DỤNG của Ngữ văn 9. Có thể thấy TRI THỨC ĐỌC - HIỂU Văn bản nhật dụng khi nói đến đặc điểm nội dung VBND chủ yếu nhắc lại các đề tài-chủ đề đã nêu ở bài TỔNG KẾT PHẦN VĂN BẢN NHẬT DỤNG của Ngữ văn 9. Chỉ có thêm một nội dung mới đó là vấn đề đổi mới tư duy. Nguyên do có lẽ là vì Ngữ văn 12 nâng cao có bài đọc hiểu văn bản Tư duy hệ thống - nguồn sức sống mới của đổi mới tư duy (Trích Một góc nhìn của trí thức - Phan Đình Diệu). Vậy các văn bản được coi là VBND khác như Nhìn về vốn văn hóa dân tộc (Trích Đến hiện đại từ truyền thống - Trần Đình Hượu), Con đường trở thành kẻ sĩ hiện đại (Trích Bàn về đạo Nho - Nguyễn Khắc Viện) cũng học trong cùng tập sách này thì nói tới vấn đề gần gũi và bức xúc của đời sống hiện tại nào? Và thực ra, ý nghĩa cấp thiết đối với đời sống cùng tính cập nhật của Nhìn về vốn văn hóa dân tộc (Trích

38 L.T. Tân, N.Đ. Can / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Giáo dục, Tập 32, Số 1 (2016) 34-40 Đến hiện đại từ truyền thống - Trần Đình Hượu), Con đường trở thành kẻ sĩ hiện đại (Trích Bàn về đạo Nho - Nguyễn Khắc Viện) là ở chỗ nào? 5 Thực ra, nếu không biết NBS đang giới thiệu VNND thì ở đây ta tưởng NBS đang nói về kiểu văn bản nghị luận (tác phẩm thông tấnbáo chí, lời kêu gọi, lời phát biểu, bản tham luận, bài bút chiến,...). Chả phải là khi nói về (khái niệm) kiểu văn bản nghị luận ta cũng đề cập tới vấn đề chức năng, đề tài và tính cập nhật giống như vậy? Vậy việc gì phải đề xuất khái niệm văn bản nhật dụng nói lại điều đã được nói ở một khái niệm đã có? Nhưng khổ nỗi theo diễn giải tiếp theo về hình thức VBND thì nội dung cập nhật đề cập những vấn đề gần gũi và bức xúc của đời sống hiện tại đó được thể hiện bằng không chỉ mỗi hình thức văn bản nghị luận mà còn gần như với hầu hết các thể loại văn học cũng như các kiểu văn bản. Thành ra người dạy-người học sẽ lấy làm bối rối khi thấy chả có nguyên tắc gì khi xác định một VBND chỉ nhờ vào cái tiêu chí tính chất của nội dung văn bản. Nói chung, diễn giải của NBS ở phần TRI THỨC ĐỌC - HIỂU Văn bản nhật dụng khiến người ta dễ đi đến suy luận rằng văn bản nào cũng có thể là VBND miễn suy chứng được nó có nội dung cập nhật, đề cập những vấn đề bức thiết với đời sống cộng đồng. 5. Diễn giải hình thức văn bản nhật dụng của sách giáo khoa TRI THỨC ĐỌC - HIỂU Văn bản nhật dụng - Ngữ văn 12 diễn giải về hình thức VBND như sau:... Xét về mặt hình thức, văn bản nhật dụng có thể được thể hiện bằng hầu hết các thể loại văn học cũng như các kiểu văn bản. Tuy nhiên, do tính thời sự cao nên các tác phẩm thông tấn báo chí thường phù hợp hơn. 5 Quay lại với Ngữ văn 9 cũng có thể đặt câu hỏi tương tự với chẳng hạn các văn bản Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử, Động Phong Nha, Ca Huế trên sông Hương. Trên đây chúng tôi từng nói theo như quan điểm Khái niệm văn bản nhật dụng không phải là khái niệm thể loại, cũng không chỉ kiểu văn bản. Nó chỉ đề cập tới chức năng, đề tài và tính cập nhật của nội dung văn bản mà thôi (Ngữ văn 9) thì ta dường như có thể nói văn bản nào cũng có thể là VBND miễn suy diễn được văn bản có nội dung nói về những vấn đề bức thiếtcập nhật. Lời đó không dễ nghe nhưng khó bác vì ta thấy khi xét về hình thức VBND, NBS nói rõ Xét về mặt hình thức, văn bản nhật dụng có thể được thể hiện bằng hầu hết các thể loại văn học cũng như các kiểu văn bản.. Nói cách khác một tác phẩm văn chương, thư, bút kí, hồi kí, thông báo, công bố, xã luận, bản thông tin, lời tuyên bố, sử dụng các phương thức biểu đạt từ tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận miễn có nội dung cập nhật đề cập vấn đề bức thiết đều có thể xem là VBND. Nếu thế thì xem ra VBND cũng chẳng có giới hạn gì về tiêu chí hay đặc điểm hình thức cả. Người đọc-người học TRI THỨC ĐỌC - HIỂU Văn bản nhật dụng chắc sẽ thấy rất vất vả nếu muốn dụng tâm lí giải cách dùng từ thể hiện trong cách nói Xét về mặt hình thức, văn bản nhật dụng có thể được thể hiện bằng hầu hết các thể loại văn học cũng như các kiểu văn bản.. Họ cũng ít nhiều cảm thấy một vẻ mâu thuẫn hình thành nên giữa hai câu Văn bản nhật dụng không phải là một khái niệm chỉ thể loại văn học hoặc kiểu văn bản. (câu đầu đoạn) và Xét về mặt hình thức, văn bản nhật dụng có thể được thể hiện bằng hầu hết các thể loại văn học cũng như các kiểu văn bản. (câu kết đoạn). Liên quan câu chuyện hình thức VBND còn có vấn đề - tạm gọi là việc sử dụng cách gọi các văn bản đọc hiểu bằng tên gọi theo hình thức cụ thể của văn bản. Rốt cuộc thì các đơn vị ngôn bản được xác định là VBND để dẫn vào làm tài liệu đọc hiểu cho SGK Ngữ văn 12 cũng được gọi tên theo hình thức cụ thể của văn bản. Ta có thể tìm thấy các tên gọi đó trong các phần TIỂU DẪN, Chú thích, KẾT QUẢ CẦN ĐẠT, HƯỚNG DẪN HỌC BÀI. Nói chung, tại các bài học đọc hiểu cụ thể của SGK Ngữ văn 12 các ngôn bản được NBS điểm mặt chỉ tên là VBND được gọi phân biệt bằng các

L.T. Tân, N.Đ. Can / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Giáo dục, Tập 32, Số 1 (2016) 34-40 39 tên gọi sau - bài văn (trích từ bài bài viết hoặc trích từ tiểu luận), bản thông điệp hay lời kêu gọi. Có thể thấy nét mới trong chương trình Ngữ văn thể hiện ra ở chỗ SGK đã phổ cập cách dùng từ văn bản để gọi đồng loạt tất thảy các ngôn bản được dẫn vào làm nguồn văn liệu đọc hiểu. Trong những trường hợp nhất định không khó thấy SGK đã quá cố ý lệ thuộc vào cách gọi văn bản, bất kể đó là cái văn bản được tạo ra bởi-việc-dẫn-vào SGK hay đúng vốn là cái nguyên văn bản tác phẩm. Hậu quả là nhiều chỗ gây rối lẫn giữa văn bản, trích đoạn/đoạn trích, tác phẩm (văn học), bài/thiên..., bản..., bài viết, bài văn, bài (tập) làm văn. Rõ ràng các tác giả Nguyễn Khắc Viện, Trần Đình Hượu, Kofi Annan, Phan Đình Diệu không viết các văn bản-bài văn có tên Con đường trở thành kẻ sĩ hiện đại, Nhìn về vốn văn hóa dân tộc, Thông điệp nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS, Tư duy hệ thống - nguồn sức sống mới của đổi mới tư duy. Tất cả đều chỉ những phiến đoạn trích ra từ những nguyên bản là sách, tập tiểu luận; cũng có trường hợp lại là phiến đoạn trích từ bản rút gọn một tiểu luận do chính tác giả thực hiện. Và các phiến đoạn trích dẫn hiện diện giữa SGK đó còn được lược bỏ và hiệu chỉnh chi tiết. Do vậy gọi đó là bài 6 là không phù hợp thực tế ( bản lai chân diện mục của cái văn bản được dẫn vào SGK) và cũng không phản ảnh đúng vấn đề mà SGK muốn diễn giải - vấn đề hình thức VBND. 6 Cách gọi các bản trích tác phẩm của các tác giả Nguyễn Khắc Viện, Trần Đình Hượu, Phan Đình Diệu là bài hay bài văn thấy rải rác trong các phần TIỂU DẪN, Chú thích, KẾT QUẢ CẦN ĐẠT hay HƯỚNG DẪN HỌC BÀI. Có thể thấy một cách tập trung cách gọi này ở bài mục 3.Văn bản nhật dụng bài ÔN TẬP VỀ VĂN HỌC (Ngữ văn 12 nâng cao, tập một, tr.242): Anh (chị) hiểu thế nào là văn bản nhật dụng? Hãy phân tích ý nghĩa cấp thiết đối với đời sống của các bài: Nhìn về vốn văn hóa dân tộc (Trích Đến hiện đại từ truyền thống - Trần Đình Hượu), Con đường trở thành kẻ sĩ hiện đại (Trích Bàn về đạo Nho - Nguyễn Khắc Viện), Thông điệp nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS, 1-2-2003 (Cô-phi An-nan), Tư duy hệ thống - nguồn sức sống mới của đổi mới tư duy (Trích Một góc nhìn của trí thức - Phan Đình Diệu. 6. Tạm kết Nói chung, ta thấy định hướng lí luận chủng loại văn bản trong TRI THỨC ĐỌC - HIỂU Văn bản nhật dụng không rõ ràng và khó vận dụng, trong lúc thực tế soạn bài học đọc - hiểu các văn bản được xác định là VBND trong Ngữ văn 12 cũng chưa thực sự chú ý tới định hướng dạy học đọc hiểu VBND thật sự. Thực tế là chỉ mãi đến bài ÔN TẬP VỀ VĂN HỌC ở cuối sách ta mới thấy văn bản được gọi là VBND là những văn bản nào. Như thế cũng có nghĩa là vào lúc học các văn bản đó ta không thấy có chỗ nào trong bài học có dùng cụm từ VBND để gọi cái văn bản mà bài đang hướng dẫn đọc hiểu nó. Nội dung khung KẾT QUẢ CẦN ĐẠT hay các câu hỏi ở phần HƯỚNG DẪN HỌC ở đầu và cuối các bài này đều biểu hiện ý hướng lí giải đặc sắc chủ đề tư tưởng (không hiếm khi bộc lộ rất rõ ý thức giáo dục công dân) và giá trị nghệ thuật (bố cục văn bản, liên kết trong văn bản, tác dụng lập luận, luận điểm - dụng ý kết nối với phân môn làm văn). Nói chung, trên thực tế SGK vẫn thường cứ soạn hướng dẫn đọc hiểu các văn bản được gọi là VBND đó như những văn bản với hình thức thể loại cụ thể của nó mà thôi. Trên đại thể có thể nói chuỗi bài đó được trình bày vào SGK không khác gì đọc hiểu văn bản văn học nói chung. Chúng ta không rõ đó là do không có sự phối hợp tốt giữa NBS bài TRI THỨC ĐỌC - HIỂU Văn bản nhật dụng này và tác giả biên soạn các bài đọc hiểu cụ thể đó, hay là do có sự tồn tại thực sự một khoảng cách giữa tổng kết lí luận VBND và thực tiễn các văn bản lấy làm dẫn liệu minh họa? Nhưng suy cho cùng, câu chuyện ở đây gắn liền với một vấn đề cốt lõi - đó là có cần đặt vấn đề VBND hay không (rốt ráo khái niệm hóa như là một vấn đề lí luận văn học, hiện tượng văn học sử hay đơn thuần chỉ tổng kết về nó như là nhóm ngữ liệu đọc hiểu - sản phẩm đặc sắc của đời sống sinh hoạt văn hóa hiện đại)? Câu trả lời có lẽ là Chương trình Ngữ văn cố đặt vấn đề VBND là thừa. Việc đọc hiểu các các văn bản chính luận, bài báo, bài viết, bút chiến, đối thoại bàn tròn - những văn bản có thể cũng được xem là tác phẩm văn học

40 L.T. Tân, N.Đ. Can / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Giáo dục, Tập 32, Số 1 (2016) 34-40 nhưng không phải là sáng tác nghệ thuật ngôn từ nói chung trong Chương trình đã đủ để học sinh ý thức được về vấn đề gắn kết thời sự giữa hoạt động viết lách (nghề cầm bút) với cuộc sống xã hội đương đại, ý thức được tính cách cập nhật, sự năng động của truyền thông văn bản nói-viết. Tài liệu tham khảo [1] Ngữ Văn 12 Nâng cao - Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012. [2] Ngữ Văn 9 - Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014. The Introduction of Practical Texts and the Reading Comprehension Knowledge of Practical Texts in Vietnamese Language and Literature 12 Lê Thời Tân, Nguyễn Đức Can VNU University of Education, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hanoi, Vietnam Abstract: Teaching practical texts is a new issue in Vietnamese Language and Literature program at lower and upper secondary schools. This article is a discussion with the textbook writers about the ways practical texts are introduced and about their analysis of these so-called practical texts. Keywords: Practical texts, language and literature textbook, high school program.