Bản tin Tóm tắt của CIFOR cung cấp các thông tin cô đọng, chính xác, có bình duyệt về các chủ đề nghiên cứu lâm nghiệp hiện tại Số. 251, Tháng tư 2019

Tài liệu tương tự
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ Cơ hội và thách thức trong huy động tài chính thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn Phạm Thu Thủy

1

Báo cáo Kế hoạch hành động THỰC HIỆN TÁI CƠ CẤU NGÀNH MUỐI THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN TÁ

TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN NÔNG NGHIỆP TÂY BẮC: NHẬN DIỆN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Tha

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 1565/QĐ-BNN-TCLN Hà Nội, ngày 08 tháng 07 nă

Microsoft Word - _BT1_ 35. THS TRAN HUU HIEP_MOT SO VAN DE VE PHAT TRIEN VUNG VA LIEN KET VUNG DBSCL.doc

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG MẠC THỊ HÀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH SẢN PHẨM PHÂN BÓN TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

Simplot Code of Conduct 0419R_VI

FAUNA & FLORA INTERNATIONAL CHÍNH SÁCH REDD+ #003 Tháng một 2015 NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ MÔ HÌNH THÍ ĐIỂM REDD+ CẤP VÙNG VÀ THỰC HIỆN LỒNG GHÉP N

TÀI LIỆU THAM KHẢO NGUYÊN TẮC THU MUA CỦA MICHELIN

Microsoft Word - 2- Giai phap han che su phu thuoc kinh te vao Trung Quoc.doc

Microsoft Word _MOC Định hướng xây dựng.docx

Quý IV/2018 TRONG SỐ NÀY: Cập nhật Hoạt động của các Nhóm công tác PPP ngành hàng nông nghiệp Các hoạt động của Ban thư ký PSAV Các hoạt động và sự ki

TỔNG QUAN KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2012 VÀ TRIỂN VỌNG 2013 GS. Nguyễn Quang Thái 13 Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam I- Thành tựu quan trọng về kiềm chế lạm

Luận văn tốt nghiệp

luan van tom tat.doc

Microsoft Word - WDRMainMessagesTranslatedVChiedit.docx

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: /TB-BNN-VP Hà Nội, ngày tháng năm THÔNG BÁO

NguyenThiThao3B

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông t

Evaluation of the work of the

CÔNG BÁO/Số /Ngày BỘ XÂY DỰNG BỘ XÂY DỰNG Số: 09/2016/TT-BXD CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nộ

Đối với giáo dục đại học, hiện có 65 cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập với tổng số 244 nghìn sinh viên, chiếm 13,8% tổng số sinh viên cả nước; đã

Microsoft Word - LV Tom tat - Hong Trung doc

Microsoft Word - Noi dung tom tat

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội BÁO CÁO NGHÈO ĐA CHIỀU Ở VIỆT NAM Giảm nghèo ở tất cả các chiều cạnh để đảm bảo cuộc sống có chất lượng cho mọi ng

Microsoft Word - VN-De xuat (002) - FINAL version 1 1

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

Báo cáo việt nam

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 639/QĐ-BNN-KH Hà Nội

CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA 2013 VÀ NHỮNG THÁCH THỨC TRONG NGẮN HẠN VÀ TRUNG HẠN TS. Vũ Sỹ Cường 88 Dẫn nhập Sau khi lạm phát tăng mạnh vào năm 2011 thì năm 2

MUÏC LUÏC

Microsoft Word - Timber legality verification in Vietnam guide May10.V2 Uan comment.doc

Microsoft Word - Tom tat luan an chinh thuc.doc

1

BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ Chúng ta hoạt động trong một nền văn hóa với các tiêu chuẩn đạo đức cao nhất

Số 130 (7.113) Thứ Năm, ngày 10/5/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 ƯU T

Bản tin ISG 10/2017 BẢN TIN THÁNG TRONG SỐ NÀY Kết quả ngành nông nghiệp 9 tháng đầu năm 2017 Tái cơ cấu ngành nông nghiệp: Công nghệ sẽ tạo b

Layout 1

Báo cáo Thị trường Thép Ngày: 17/05/2019 Tiêu điểm: + Nhu cầu thép toàn cầu đứng trước khả năng suy yếu trong năm Doanh nghiệp thép trong nước

CHÍNH PHỦ ******** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 198/2004/NĐ-CP Hà Nội, ngày 03 tháng 12 năm 2004 NGHỊ Đ

Số 349 (6.967) Thứ Sáu, ngày 15/12/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Hội Cựu Chiến binh Việt

LUẬT XÂY DỰNG

MỤC LỤC

fk­eh

Tổng cục Lâm nghiệp Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Điện Biên CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM DỰ

Microsoft Word - [vanbanphapluat.co] qcvn bct

ĐÈ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 1050 NĂM NHÀ NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT ( ) I. BỐI CẢNH RA ĐỜI NHÀ NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT - Sau chiến thắng đánh tan quân Nam Hán

NHỮNG BIẾN ĐỔI XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM DO QUÁ TRÌNH CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP (QUA TÌM HIỂU Ở NINH BÌNH) Đặt vấn đề Ngô Thị Phượng *

World Bank Document

Tổng cục Lâm nghiệp Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Điện Biên CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM DỰ

Hãy để mọi chuyện đơn giản - Tolly Burkan

Báo cáo thường niên Quỹ Hưu trí Tự nguyện 2018

Báo cáo thường niên Quỹ Liên kết Chung 2018

26 CÔNG BÁO/Số /Ngày VĂN BẢN HỢP NHẤT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc NGHỊ ĐỊNH Quy định xử phạt vi

World Bank Document

Microsoft Word - KTB_Ban cao bach_Final.doc

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BỘ TÀI CHÍNH HỒ THỊ HOÀI THU GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH HỖ TRỢ HỘ NGƯ DÂN PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỦY SẢN Ở

Báo cáo Thị trường Thép Ngày: 05/03/2019 Tiêu điểm: + Nhìn lại năm năm của chủ nghĩa bảo hộ lên ngôi + Ngành thép chịu áp lực lớn trước khả năn

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 1309/QĐ-TTg Hà Nội, ngày 05 tháng 9 năm

HÀNH TRÌNH THIỆN NGUYỆN CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI & XÂY DỰNG ĐỊA ỐC KIM OANH 1

Cà Mau sẽ biến mất? Các nhà khoa học cảnh báo nếu không có giải pháp quyết liệt, bá

MỞ ĐẦU

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

Báo cáo Kế hoạch hành động TÁI CƠ CẤU NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Số 92 / T TIN TỨC - SỰ KIỆN NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Ðẩy mạnh tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn (Tr 5) Ban Lãnh đạo Tổng công ty chúc tết THÔNG TIN DN T

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế học khu vực công Cải cách thuế GTGT ở Việt Nam Niên khoá Nghiên cứu tình huống Chương trình

tomtatluanvan.doc

AN NINH TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TS. Vũ Đình Anh Chuyên gia Kinh tế Đảm bảo an ninh tài chính đang ngày càng trở thành vấn đề sống còn đối

TRẢ LỜI KIẾN NGHỊ CỬ TRI TRƯỚC KỲ HỌP 8 - HĐND TỈNH KHÓA IX ĐƠN VỊ: THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT 1. Cử tri khu phố 5, phường Hiệp Thành đề nghị: Ngành chức n

Số 63 (7.411) Thứ Hai ngày 4/3/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI Chủ biên: TS. Nguyễn T

Số 132 (7.115) Thứ Bảy, ngày 12/5/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 CUộC

Nguyen Thi Thanh Thuy_new

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT I TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NÔNG NGHIỆP CHO CÔNG CHỨC ĐỊ

Sống theo các giá trị và kỳ vọng của chúng ta Quy tắc ứng xử của chúng ta

Bao cao dien hinh 5-6_Layout 1

Đề tài: Chính sách đào tạo nguồn nhân lực văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh

BỆNH VIỆN NHÂN DÂN 115

1

What is fundamental for being Christian (vietnamese)

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ NGỌC NGA HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC NÔNG N

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT PHÁT

World Bank Document

BÁO CÁO

ỦY BAN QUỐC GIA VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 25/QĐ-UBQGBĐKH Hà Nội,

Báo cáo Thị trường Thép Ngày: 15/09/2018 Tiêu điểm: + Ngành thép Trung Quốc và những dự báo cho giai đoạn Gia tăng các cuộc đình công tron

Trung tâm WTO và Hội nhập Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH RỦI RO ĐỐI VỚI NGÀNH BÁN LẺ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP

Microsoft Word - Law on Land No QH11-V.doc

Lời giới thiệu Vùng Đông Nam của tỉnh là không gian phát triển của Khu kinh tế mở Chu Lai, là khu vực nằm phía Đông quốc lộ 1A, phía Nam của sông Thu

BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC VÀ TRIỂN VỌNG VĨ MÔ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ TRONG NƯỚC TỐT VÀ SẼ LÀ NỀN TẢNG HỖ TRỢ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TRONG NĂM Các yếu tố tíc

Microsoft Word - 2.3_BaiQHtichhopDBSCL(GS.TS Vo).docx

1

TÓM TẮT LUẬN VĂN 1. Lời mở đầu Thù lao lao động là yếu tố giữ vai trò rất quan trọng trong công tác quản trị nhân sự của doanh nghiệp. Qua 5 năm thành

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG PHẠM THỊ THU HƯƠNG DẠY HỌC MỸ THUẬT THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở TRƯỜ

Public participation in formulating regulations for sustainable management, use, and conservation of natural resources handbook

BỘ XÂY DỰNG

Bản ghi:

Bản tin Tóm tắt của CIFOR cung cấp các thông tin cô đọng, chính xác, có bình duyệt về các chủ đề nghiên cứu lâm nghiệp hiện tại Số. 251, Bản dịch số. 250 DOI: 10.17528/cifor/007268 cifor.org Nguồn tài chính cho bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn tại cấp cơ sở Bài học từ tỉnh Bến Tre, Trà Vinh và Cà Mau, Việt Nam Phạm Thu Thủy, Hoàng Tuấn Long, Nguyễn Đình Tiến, Lê Hồ Nga, và Stibniati Atmadja Thông điệp chính Các cơ chế khuyến khích tài chính (FIMs) cho bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn tại các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh và Cà Mau đến từ 6 nguồn chính: ngân sách trung ương; ngân sách tỉnh; chương trình quốc gia về chi trả dịch vụ môi trường rừng; các dự án quốc tế; vốn đối tác công-tư kết hợp; và từ khu vực tư nhân. Các FIMs tạo ra nguồn tài chính khuyến khích các chủ rừng và các cơ quan nhà nước cấp tỉnh thực hiện tốt hơn công tác bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn. Tuy nhiên, các chủ rừng vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn kinh phí này do các thủ tục xin cấp vốn còn phức tạp trong khi yêu cầu cần có kinh phí đối ứng cũng như chi phí đầu tư ban đầu khá cao để đáp ứng các tiêu chí tiếp cận các nguồn vốn. Do các chủ rừng gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận FIMs, các cơ chế khuyến khích tài chính này chưa đủ hấp dẫn để các chủ rừng có thể thay đổi phương thức quản lí hướng đến bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn tốt hơn. Mở đầu Hệ sinh thái rừng ngập mặn là một trong những hệ sinh thái quan trọng nhất trên thế giới. Các hệ sinh thái này có khả năng phục hồi cao, giàu đa dạng sinh học và có khả năng thích ứng tốt đối với môi trường khắc nghiệt và biến động ở nơi giao thoa giữa đất liền và biển (Phan và Hoàng, 1993; Edward và Suthawan, 2004). Trong nhiều thập kỷ, rừng ngập mặn khắp nơi trên thế giới phải đối mặt với nhiều mối đe dọa nghiêm trọng. Tại Việt Nam, nhiều tác nhân góp phần vào việc liên tục làm suy giảm và suy thoái rừng ngập mặn. Các tác nhân này bao gồm sức ép từ dân số và phát triển kinh tế, sử dụng đất cho nông nghiệp và các hoạt động của con người (Phan và Hoàng 1993; Giri et al. 2015; Chen et al. 2017; Pham et al. 2019). Để đối phó với sự suy giảm diện tích rừng ngập mặn ngày càng tăng tại Việt Nam, các nhà tài trợ quốc tế và Chính phủ Việt Nam đã tích cực thực hiện nhiều chương trình phục hồi và bảo vệ tài nguyên rừng ngập mặn. Tuy nhiên, nguồn lực tài chính hạn chế và không mang tính bền vững đã hạn chế tính hiệu quả của các chương trình này cũng như các kết quả chung trong việc bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn. Tìm kiếm các nguồn tài chính mới và tối ưu hơn để bảo vệ rừng ngập mặn là một yêu cầu cấp thiết. Sử dụng nghiên cứu điểm tại các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh và Cà Mau của Việt Nam, tài liệu này phân tích các nguồn kinh phí cho ngành lâm nghiệp Việt Nam, các cơ chế khuyến khích tài chính hiện có cho bảo vệ rừng ngập mặn cũng như đánh giá tác động của các cơ chế tài chính này đến môi trường và xã hội. Là các tỉnh ven biển tại Đồng bằng Sông Cửu Long, Bến Tre, Trà Vinh và Cà Mau có diện tích rừng ngập mặn rộng lớn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (MARD) chia rừng ra làm ba loại: rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất (Hình 1). Rừng phòng hộ được sử dụng với mục đích chính là bảo vệ nguồn nước, đất, chống xói mòn và sa mạc hóa tại một số vùng chính, hạn chế thiên tai và điều hòa khí hậu. Rừng đặc dụng chủ yếu phục vụ công tác bảo tồn. Các khu rừng này được thành lập để bảo vệ thiên nhiên, các hệ sinh thái và tính đa dạng sinh học. Ngoài ra, rừng đặc dụng còn để bảo tồn các giá trị về văn hóa và lịch sử. Các phân hạng rừng đặc dụng bao gồm: vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, các khu nghiên cứu và thực nghiệm. Rừng sản xuất được thiết kế cho mục đích sản xuất gỗ và lâm sản ngoài gỗ. Việc khai thác tại các vùng rừng này vẫn phải đáp ứng những mức độ nhất định về bảo vệ môi trường. Theo thể chế hiện tại, Nhà nước thống nhất quản lý tài nguyên rừng tại Việt Nam. Nhà nước có quyền quyết định việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, thiết lập hạn ngạch khai thác rừng và cách thức khai thác. Bản thông tin tóm tắt này dựa trên kết quả của quá trình rà soát tài liệu; phỏng vấn sâu với 7 cán bộ của Chi cục Kiểm lâm các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh và Cà Mau; 7 cán bộ của các Hạt Kiểm lâm; 15 người dân địa phương; 4 công ty tư nhân tại ba tỉnh; và một hội thảo tham vấn tại Hà Nội với sự tham dự của 35 chuyên gia lâm nghiệp từ các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan nghiên cứu, các tổ chức xã hội dân sự và các tổ chức phi chính phủ.

2 Số. No. 251 20 30000 20000 10000 0 20493 17513 2584 3803 6043 1446 0 2965 Bến Tre Trà Vinh Cà Mau 29053 Rừng đặc dụng Rừng phòng hộ Rừng sản xuất Hình 1. Diện tích rừng ngập mặn của các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh và Cà Mau, năm 2017 (đơn vị: ha) Các cơ chế khuyến khích tài chính cho bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn Nguồn kinh phí và đầu tư cho lĩnh vực lâm nghiệp đối với ba loại rừng tại ba tỉnh này đến từ sáu nguồn chính: ngân sách trung ương; ngân sách tỉnh; chương trình quốc gia về chi trả dịch vụ môi trường rừng (PFES); các dự án quốc tế; vốn đối tác công-tư; và từ khu vực tư nhân. Từng nguồn kinh phí sẽ được mô tả ở các phần sau và được tổng kết trong Bảng 1 và Bảng 2. Ngân sách trung ương và tỉnh Chênh lệch giữa ngân sách đề xuất và ngân sách phân bổ thực tế. Trà Vinh ước tính các dự án của tỉnh để bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn giai đoạn 2014-2018 sẽ cần 51,73 tỷ VNĐ. Tuy nhiên, ngân sách nhà nước chỉ cấp được 13% con số này. Tương tự, Dự án nhà nước Bảo tồn Hệ sinh thái Rừng ngập mặn Long Khánh giai đoạn 2014-2018 được đề xuất và phê duyệt với tổng đầu tư 62,81 tỷ VNĐ. Tuy nhiên, Nhà nước chỉ có thể cấp 0,68 tỷ VNĐ (1,08%) của tổng đầu tư. Kết quả là, Trà Vinh chỉ có thể chi trả cho bảo vệ rừng ngập mặn và không có kinh phí để đầu tư cho bất kỳ hoạt động bảo tồn hay phục hồi rừng ngập mặn nào khác. Tốc độ giải ngân chậm. Năm 2017, trong tổng nguồn kinh phí phân bổ từ ngân sách trung ương và tỉnh cho các chương trình bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn, chỉ chưa đến 15% được giải ngân cho Bến Tre và 19% cho Trà Vinh. Tại Trà Vinh, tổng ngân sách phê duyệt cho Chương trình đầu tư và phát triển bền vững rừng phòng hộ là 94 tỷ VNĐ bao gồm 79,4 tỷ VNĐ từ ngân sách trung ương và 14,6 tỷ VNĐ từ ngân sách tỉnh. Chỉ có 40,8 tỷ VNĐ được giải ngân trong đó 40 tỷ VNĐ là từ ngân sách trung ương và 0,8 tỷ VNĐ từ ngân sách tỉnh. Tốc độ giải ngân chậm là do nhiều nguyên nhân. Đầu tiên, việc chi tiêu ngân sách đòi hỏi các thủ tục phức tạp và tốn thời gian do các cơ quan tỉnh phải tổ chức đấu thầu, đấu giá theo quy định. Thứ hai, ngân sách thường chỉ được phân bổ vào cuối năm trong khi tỉnh lại cần tiền để thực hiện từ đầu năm. Kết quả là, các cơ quan tỉnh không đủ thời gian để tổ chức các hoạt động và chi tiêu hết tiền trước khi đóng năm tài chính. Thứ ba, thiếu đất để trồng và phục hồi rừng ngập mặn cũng đã làm giảm tốc độ giải ngân. Theo các cán bộ tỉnh Bến Tre, chỉ 15,2% ngân sách nhà nước phân bổ cho tỉnh được giải ngân vào ngày 30 tháng 5 năm 2018. Tại Trà Vinh, chính quyền tỉnh cũng đồng ý cấp kinh phí 15 tỷ VNĐ cho chương trình phát triển rừng bền vững. Tuy nhiên, đến nay, lượng giải ngân mới chỉ là 0,7 tỷ VNĐ. Chính quyền Trà Vinh cho biết tiền giải ngân đã được sử dụng để xây dựng và quản lý đê điều và kiểm soát xói mòn đất. Mức chi trả thấp. Chủ rừng ở cả ba tỉnh chỉ được trả khoảng 300,000 VNĐ/ha rừng được bảo vệ từ ngân sách nhà nước. Theo tất cả các bên liên quan được phỏng vấn, mức chi trả này quá thấp không đủ bù đắp chi phí cơ hội của việc chuyển đổi từ rừng ngập mặn sang nuôi trồng thủy sản. Chi trả dịch vụ môi trường rừng UBND tỉnh Cà Mau đã ban hành Quyết định số 111/QĐ-UBND vào năm 2016 quy định việc thực hiện chương trình thí điểm cấp chứng chỉ hữu cơ (organic) cho sản xuất tôm tại tỉnh Cà Mau (Hình 2). Quyết định này ghi nhận các nông dân nuôi tôm hữu cơ là người bán các hàng hóa và dịch vụ hệ sinh thái có được từ rừng ngập mặn được quản lý tốt. Người tiêu dùng tôm hữu cơ, chủ yếu từ châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc, là người mua. Những người bán và người mua này hình thành một hệ thống PFES quốc tế. Bộ NN & PTNT cũng đã công nhận cách tiếp cận chi trả trực tiếp này, theo đó việc chi trả sẽ không cần phải đi qua một quỹ ủy thác do chính phủ kiểm soát (theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP) mà có thể được thực hiện trực tiếp giữa người mua và người bán. Thông qua chứng chỉ hữu cơ, các hộ nuôi tôm được kết nối trực tiếp với các công ty chế biến như Tập đoàn Hải sản Minh Phú. Nhà xuất khẩu hải sản Minh Phú hỗ trợ nông dân tham gia trong chương trình chứng chỉ tôm hữu cơ bằng cách hỗ trợ thêm 10% vào giá mua nếu mỗi trang trại duy trì được 50% diện tích che phủ rừng ngập mặn. Minh Phú chi trả các hộ nuôi tôm 500.000 VNĐ/ha rừng ngập mặn và một khoản thêm 3.000-5.000 VND mỗi kilogram tôm hữu cơ. Họ cũng chi trả thêm cho chủ rừng 1.000 VNĐ/ha rừng ngập mặn được bảo vệ (Quyết định Số.111/ QĐ-UBND). Tổng cộng, tất cả các khoản chi trả này mang lại cho người dân giá bán cao hơn khoảng 2,5% so với giá đàm phán 10% ban đầu (IUCN 2016). Theo các chủ rừng được phỏng vấn tại Cà Mau và Bến Tre, cơ chế PFES đã mang lại động lực khuyến khích nhiều người dân trồng

3 Số. 251 Bảng 1. Ưu đãi tài chính và nguồn kinh phí cho bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn tại các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh và Cà Mau (đơn vị tiền tệ: VNĐ) Nguồn kinh phí Bến Tre Trà Vinh Cà Mau Ngân sách nhà 136,7 tỷ: 394 tỷ: 21,2 tỷ: nước 18 tỷ cho ngành lâm nghiệp 201 tỷ cho hợp đồng bảo vệ rừng ngập 7,5 tỷ cho hợp đồng bảo vệ rừng 13,4 tỷ cho kế hoạch bảo vệ và phát mặn ngập mặn triển rừng tỉnh Bến Tre, giai đoạn 51 tỷ cho dự án bảo vệ và phát triển rừng 12,3 tỷ cho trồng rừng 2015-2017 63 tỷ cho dự án bảo vệ và phát triển khu 1,4 tỷ cho chứng chỉ quản lý rừng 28,3 tỷ cho bảo vệ rừng ngập mặn bảo tồn rừng Long Khánh bền vững và phục hồi vùng than bùn 79 tỷ cho dự án quản lý rừng bền vững 77 tỷ cho dự án bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn ven biển Ngân sách tỉnh 254 triệu cho ban quản lý rừng đặc 2,3 tỷ chi trả cho chủ rừng để bảo vệ 4,6 tỷ: dụng rừng ngập mặn 3,1 tỷ cho hợp đồng bảo vệ rừng 15 tỷ cho dự án phát triển rừng bền ngập mặn vững (mới giải ngân 0,7 tỷ) 1,2 tỷ cho trồng rừng phân tán 3 triệu/ha kiểm soát cháy rừng 0,3 tỷ cho các hoạt động khác PFES Không có số liệu Quyết định về quy trình PFES áp dụng cho dịch vụ cảnh quan đã được soạn thảo nhưng chưa đưa vào thực thi Đối tác công-tư Không có số liệu Công ty Mùa Vàng bố trí 3.000 ha để trồng rừng ngập mặn với nguồn kinh phí đầu tư 56 tỷ, kinh phí đối ứng là 87% từ ngân sách nhà nước và 13% từ ngân sách công ty. Đến nay đã trồng được 413 ha sau ba năm thực hiện Dự án nước ngoài Ngân sách khác/khu vực tư nhân (cá nhân, tổ chức) MAM2 (Dự án Rừng ngập mặn và Thị trường: Mở rộng quy mô thích ứng dựa trên hệ sinh thái tại Đồng bằng Sông Cửu Long) dự án cung cấp 200 triệu cho người dân địa phương mua tôm giống MAM2 cung cấp 200 triệu cho người dân địa phương mua tôm giống 500,000/ha/năm từ các công ty chế biến hải sản cho các chủ rừng nếu họ giữ được 50% độ che phủ rừng ngập mặn trong đầm nuôi tôm Không có số liệu MAM2 cung cấp 200 triệu cho 3.000 dân địa phương mua tôm giống Nhiều dự án khác của GCF WB6, KFW, 2KR, GIZ Không có số liệu Không có số liệu 129,7 tỷ bao gồm: 80,2 tỷ cho trồng rừng (100% trên đất rừng sản xuất) 43,5 tỷ cho chăm sóc rừng (86% trên đất rừng sản xuất) 6 tỷ cho trồng rừng phân tán Sources: Phỏng vấn sâu với Chi cục Kiểm Lâm tỉnh Bến Tre 2018, Chi cục Kiểm Lâm tỉnh Trà Vinh 2018, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 2017 và UBND tỉnh Cà Mau 2017. Bảng 2. Nhận thức của các bên liên quan về ưu và nhược điểm của mỗi nguồn kinh phí Nguồn kinh phí Ưu điểm Nhược điểm Ngân sách trung ương Cấp kinh phí cho một số hoạt động bảo vệ rừng và hợp Giải ngân chậm và tỉnh đồng bảo vệ rừng Thủ tục để chuyển nguồn kinh phí từ ngân sách trung ương xuống ngân sách tỉnh phức tạp PFES Cải thiện sinh kế Chi phí thiết lập ban đầu cao Duy trì và tăng diện tích rừng Chương trình do khu vực tư nhân dẫn dắt và thực thi Nâng cao nhận thức cho người dân địa phương pháp luật hợp đồng kém Đối tác công-tư Cung cấp nhân công và kỹ thuật viên chất lượng cao từ Kinh phí đối ứng 87% từ ngân sách nhà nước và 13% khu vực tư nhân để trồng rừng ngập mặn và đảm bảo tỷ lệ cây sống cao từ ngân sách công ty. Tuy nhiên, nhà nước chỉ giải ngân 62%, nên công ty phải chi trả đến 38%. Dự án nước ngoài Ngân sách khác/khu vực tư nhân (cá nhân/ tổ chức) Cung cấp nguồn kinh phí đáng kể cho xây dựng năng lực và chia sẻ kiến thức về bảo vệ và phát triển rừng cho cán bộ tỉnh và người dân địa phương Cung cấp vốn ban đầu cho bảo vệ và phát triển rừng Cung cấp vốn từ các nguồn ngoài nhà nước và không cần các thủ tục phức tạp Hỗ trợ ngắn hạn theo vòng đời của dự án Chủ yếu chỉ tập trung vào rừng sản xuất.

4 Số. No. 251 20 Bán đủ chất lượng cho công ty Cần sản phẩm hữu cơ để bán ra thị trường Nông dân: Đáp ứng yêu cầu chứng chỉ tôm hữu cơ (bao gồm tỷ lệ diện tích rừng/nước) 3.000-5.000 mỗi kg tôm thương phẩm 500.000/năm/ha rừng ngập mặn 1.000 mỗi kilogram sản phẩm Công ty: Kiểm soát chất lượng để đáp ứng yêu cầu chứng chỉ tôm hữu cơ (quy trình, bảo quản) Giá cao hơn khoảng 10% so với sản phẩm thường Người sử dụng: Mua sản phẩm có chứng chỉ hữu cơ với giá cao hơn so với các sản phẩm thông thường Ban quản lý rừng: Chủ rừng Quản lý rừng ngập mặn Duy trì và bảo vệ rừng ngập mặn Hình 2. Sơ đồ thực hiện PFES về bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn ở Cà Mau. Ghi chú: Tiền tệ trong hình là VNĐ lại và phục hồi rừng ngập mặn trong đầm tôm của họ. Tuy nhiên, sáng kiến PFES cũng có một vài rào cản không khích lệ sự tham gia của người dân. Các rào cản này bao gồm chi phí cơ hội và chi phí giao dịch cao, không có một hệ thống giám sát và đánh giá hiệu quả. Hệ thống này cũng thiếu các tiêu chí rõ ràng để đảm bảo các bên tôn trọng các cam kết của mình (Trần 2017). Trần (2017) cũng nhận thấy cơ chế PFES có thể chỉ giúp người dân tăng tổng thu từ 2,8 đến 3,9% trong khi lại đòi hỏi tăng suất đầu tư đến 10% để tham gia vào cơ chế này so với các đầm nuôi tôm thông thường (không phải tôm hữu cơ). Những người tham gia cũng ghi nhận rủi ro cao. Ví dụ, mặc dù tuân thủ theo các yêu cầu của công ty, người dân có thể vẫn bị nhận tiền chậm hoặc hoàn toàn không được bên mua chi trả. Cơ chế này cũng yêu cầu tỷ lệ 70:30 giữa việc sử dụng của rừng ngập mặn và mặt nước trong đầm tôm. Người dân và các cơ quan tỉnh cho rằng tỷ lệ này là không phù hợp đối với quản lý rừng bền vững và thu nhập bền vững. Do vậy, cơ chế này cũng chưa được người dân chấp nhận rộng rãi. Hơn nữa, những người tham gia phỏng vấn cũng bày tỏ quan ngại khi các công ty thủy sản áp đặt việc xây dựng hợp đồng, và người dân có rất ít ảnh hưởng đến cách thức ký kết và giám sát hợp đồng. Đối tác công-tư Tại tỉnh Trà Vinh, nguồn vồn cho ngành lâm nghiệp cũng đến từ mô hình đối tác công tư (PPP). Cả nhà nước và khu vực tư nhân (ví dụ: công ty Mùa Vàng) cùng tham gia góp vốn có các hoạt động trồng rừng. Công ty được giao 3.000 ha để trồng lại rừng tại Trà Vinh với tổng kinh phí đầu tư là 56 tỷ VNĐ (87% từ nguồn kinh phí trung ương và 13% từ công ty). Các cán bộ nhà nước được phỏng vấn cho biết mô hình PPP giải quyết vần đề thiếu kinh phí cho ngành lâm nghiệp của tỉnh. Mùa Vàng cũng cung cấp các chuyên gia giỏi để hỗ trợ chương trình và do đó đảm bảo tỷ lệ cây sống cao cho rừng ngập mặn mới trồng. Tuy nhiên, công ty không nhận được hỗ trợ cho chương trình dẫn đến việc không cam kết dài hạn và hạn chế các kết quả về môi trường và bảo tồn. Trong ba năm vừa qua, Mùa Vàng chỉ mới trồng được 413 ha rừng ngập mặn (13,7% của kế hoạch ban đầu) do ngân sách Nhà nước không thể phân bổ đủ nguồn kinh phí đã hứa. Trên thực tế, công ty đã phải trả nhiều hơn (38% cao hơn so với 13% như kế hoạch). Thêm vào đó, nguồn kinh phí phân bổ từ ngân sách nhà nước cũng thường chậm, dẫn đến trì hoãn quá trình thực hiện. Các dự án nước ngoài Có rất nhiều dự án nước ngoài đóng góp nguồn kinh phí cho ngành lâm nghiệp. Các dự án này giúp xây dựng năng lực, phát triển các mô hình sinh kế, giúp chia sẻ kiến thức đến với các cán bộ tỉnh và người dân địa phương, và hỗ trợ cung cấp nguồn vốn kích hoạt ban đầu cho người dân đầu tư vào trồng rừng. Tuy nhiên, các cán bộ được phỏng vấn cũng cho biết nguồn kinh phí này không lâu bền và phụ thuộc vào vòng đời dự án. Cá nhân/khu vực tư nhân Khu vực tư nhân cũng là nguồn tài chính tiềm năng nhưng chưa được khai thác hiệu quả. Đóng góp của khu vực tư nhân có thể cao hơn nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước và tỉnh. Tuy nhiên, nguồn kinh phí này chủ yếu tập trung vào rừng sản xuất.

5 Số. 251 Bảng 3. Tác động của các nguồn kinh phí Nguồn kinh phí Bến Tre Trà Vinh Cà Mau Ngân sách Nhà nước Ngân sách tỉnh PFES Không có số liệu Không có số liệu + Sinh kế: + Work: ò Đối tác công-tư Không có số liệu Không có số liệu Các dự án nước ngoài + Sinh kế: Nguồn khác/khu vực tư nhân *Ghi chú: = tăng/tích cực; = giảm/tiêu cực; = không có thay đổi Thảo luận và kết luận Các bên liên quan nhận thấy tác động tích cực nhưng khiêm tốn của FIMs đối với rừng ngập mặn và sinh kế của người dân (Bảng 3). Tài liệu này không sử dụng các phương pháp đánh giá tác động nghiêm ngặt để tính toán tác động của FIMs đối với rừng ngập mặn và sinh kế. Thay vào đó, chúng tôi ghi nhận quan điểm và nhìn nhận của các bên có liên quan về ảnh hưởng của FIMs đối với việc cải thiện thiện diện tích rừng ngập mặn và sinh kế của người dân cũng như ý thức của người dân về bảo vệ và phát triển rừng ngặp mặn (Bảng 3). Nhìn chung, các FIMs này được cho là có tác động tích cực nhưng khiêm tốn đến cả kết quả môi trường và cải thiện sinh kế. Các nguồn kinh phí khác nhau cũng sẽ có các tác động khác nhau. Đầu tư chiến lược. Theo các cán bộ trả lời phỏng vấn tại ba tỉnh, rừng sản xuất và rừng ngập mặn mới trồng chiếm phần lớn nhất trong diện tích rừng của toàn bộ ba tỉnh nghiên cứu. Nguồn kinh phí hiện có chủ yếu đầu tư và phân bổ vào rừng sản xuất. Rừng đặc dụng chỉ nhận hỗ trợ từ ngân sách nhà nước nên rất hạn chế. Hơn nữa, nguồn ngân sách nhà nước thường giải ngân chậm. Các rừng ngập mặn lâu năm cung cấp các dịch vụ môi trường cũng như lưu trữ các-bon nhiều hơn so với rừng ngập mặn non và mới trồng. Tuy nhiên, ưu tiên thường được dành cho việc trồng mới rừng ngập mặn hơn là cho việc chăm sóc và bảo vệ các vùng rừng ngập mặn lâu năm hiện có. Chiến lược đầu tư này cần phải được cân nhắc cẩn thận. Các ưu đãi cần phải được sử dụng để bảo vệ các vùng rừng đặc dụng và rừng phòng hộ. Thiếu kinh phí không phải là vấn đề chính đối với ngành lâm nghiệp tại ba tỉnh nghiên cứu. Thay vào đó, vấn đề là việc sử dụng các nguồn kinh phí có sẵn chưa kịp thời và thiếu hiệu quả. Việc cấp kinh phí đến nay chỉ được sử dụng để xây dựng cơ sở hạ tầng và hỗ trợ các hợp đồng khoán bảo vệ. Các hoạt động bảo tồn khác như phục hồi và bảo tồn chưa thực sự được quan tâm và chú trọng. Điều này dẫn đến quản lý việc tài nguyên rừng chưa bền vững. Hơn nữa, việc cấp kinh phí cũng không tạo ra các động lực mạnh mẽ cho chính quyền tỉnh và người dân địa phương đóng vai trò tích cực trong bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn. Hầu hết mọi người tham gia vào các chương trình bảo tồn chủ yếu là vì các lợi ích phi tiền tệ (như đào tạo và chia sẻ kiến thức) chứ không phải là do nhận được tiền mặt. Mức chi trả từ hầu hết các cơ chế khuyến khích tài chính đều chưa thể bù đắp chi phí cơ hội so với nuôi trồng thủy sản. Hiểu nhu cầu và mối quan tâm của địa phương sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách điều chỉnh các cơ chế khuyến khích phù hợp với mong đợi của địa phương và tăng cường sự tham gia của địa phương vào các chương trình này. Những thách thức trong việc tiếp cận các nguồn tài chính. Mặc dù có các nguồn kinh phí khác nhau, cả 3 tỉnh đều gặp khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn kinh phí này do thiếu hướng dẫn pháp lý rõ ràng và đơn giản (ví dụ: PFES áp dụng cho rừng ngập mặn). Hơn nữa, các diện tích rừng ngập mặn tương đối nhỏ và bị chia cắt. Điều này làm cho các hoạt động quản lý và bảo vệ có chi phí giao dịch cao, không khuyến khích đầu tư khu vực tư nhân vào các vùng này. Như đã thảo luận ở phần trước, việc kinh phí đối ứng từ ngân sách Nhà nước chưa kịp thời và đầy đủ cũng làm suy yếu các động lực khuyến khích khu vực tư nhân tham gia vào các hình thức đối tác công-tư. Xung đột về đất đai và quyền sử dụng đất. Xung đột giữa đã xảy ra giữa các chủ rừng địa phương và các ban quản lý rừng phòng hộ, cũng như giữa các hoạt động sản xuất nuôi trồng thủy sản và bảo vệ rừng. Theo Chi cục Kiểm lâm Trà Vinh, khoảng 5.000 ha diện tích rừng phòng hộ đã được giao cho các hộ gia đình với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cách đây hai thập kỷ. Tuy nhiên, các khu vực bảo vệ đã được thành lập cách đây 50 năm và hiện được tuyên bố là tài sản của nhà nước. Chính quyền địa phương áp đặt hạn chế sử dụng đối với người dân địa phương cho dù họ có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Xung đột về quyền sử dụng đất này vẫn chưa được giải quyết và cả hoạt động sản xuất kinh tế cũng như bảo tồn đều

6 Số. No. 251 20 không được thực hiện. Làm rõ các quyền và bảo đảm quyền sử dụng đất là một thách thức, nhưng là điều cốt yếu để giải quyết các xung đột xã hội. Sự tham gia hạn chế của người dân địa phương trong việc thiết kế FIMs. Chỉ một nhóm nhỏ các bên có sức ảnh hưởng tới việc thiết kế tất cả các cơ chế khuyến khích tài chính trong khi cộng đồng địa phương có rất ít cơ hội để tham gia vào việc xây dựng chính sách. Chính điều này đã dẫn tới việc người dân không ủng hộ và tham gia các chương trình bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn, dẫn tới hiệu quả thực hiện của các chương trình này rất hạn chế. Các cộng đồng địa phương sẽ cam kết bảo vệ rừng lâu dài hơn nếu các quyết định được xây dựng dựa trên các mối quan tâm của họ hơn và quy trình xây dựng và thực thi chính sách có sự tham gia nhiều hơn của người dân địa phương. Tóm lại, để cải thiện tác động của FIMs, các chính sách cần phải được thiết kế và thực hiện dựa trên nguyện vọng của người dân thông qua quá trình ra quyết định có sự tham gia của các bên có liên quan. Giảm sự phức tạp và chi phí giao dịch của việc chuyển tiền từ ngân sách trung ương xuống các tỉnh cũng sẽ giúp tối đa hóa các tác động tiềm năng của FIMs. Sử dụng kinh phí một cách có chiến lược để tạo ra các tác động dài hạn cũng sẽ tăng cường hiệu lực và hiệu quả của các cơ chế này. Lời cám ơn Nghiên cứu này trong khuôn khổ của Nghiên cứu So sánh Toàn cầu về REDD+ (www.cifor.org/gcs) do CIFOR thực hiện. Các đối tác tài trợ bao gồm Cơ quan Hợp tác Phát triển Na Uy, Liên minh Châu Âu, Sáng kiến Khí hậu Quốc tế của Bộ Môi trường, Bảo tồn Thiên nhiên, Xây dựng và An toàn Hạt nhân CHLB Đức, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ và Chương trình Nghiên cứu CGIAR về Rừng, Cây gỗ và Nông lâm kết hợp với sự hỗ trợ tài chính từ các nhà tài trợ của CGIAR. Tài liệu tham khảo Chi cục Kiểm lâm Bến Tre. 2018. Báo cáo về hiện trạng bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bến Tre (Nội dung làm việc với Tổng cục Lâm nghiệp và Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế (CIFOR) vào ngày 12/07/2018). Bến Tre. UBND tỉnh Cà Mau 2017. Kế hoạch thực hiện Chương trình Phát triển Rừng Bền vững tỉnh Cà Mau năm 2018. Cà Mau. Chen G, Azkab MH, Chmura GL, Chen S, Sastrosuwondo P, Ma Z, Dharmawan IWE, Yin X and Chen B. 2017. Mangroves as a major source of soil carbon storage in adjacent seagrass meadows. Scientific Reports 7:42406. Edward BB and Suthawan S. 2004. Shrimp Farming and Mangrove Loss in Thailand. Cheltenham: Edward Elgar Publishing Limited. Giri C, Long J, Abbas S, Murali RM, Qamer FM, Pengra B and Thau D. 2015. Distribution and dynamics of mangrove forests of South Asia. Journal of Environmental Management 148:101-111. [IUCN] International Union for Conservation of Nature. 2016. Mangroves & markets final workshop: results and lessons learned. IUCN 05 April 2016. Accessed 22 December 2018. https://www.iucn. org/es/node/26047 Pham TT, Vu TP, Pham DC, Nguyen VT, Dao LHT, Hoang NVH, Hoang TL, Dao TLC and Nguyen DT. 2019. Opportunities and challenges for mangroves management in Vietnam Lessons learned from Thai Binh, Quang Ninh and Thanh Hoa provinces. Occasional Paper (forthcoming). Bogor, Indonesia: CIFOR. Phan NH and Hoang TS. 1993. Mangroves of Vietnam. Bangkok: IUCN. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Trà Vinh. 2017. Báo cáo về phân bổ kinh phí theo Quyết định số 2000/QĐ-BTC ngày 05/10/2017 của Bộ Tài chính. Số. 082/BC-SNN. Trà Vinh. Chi cục Kiểm lâm Trà Vinh. 2018. Báo cáo về bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2011-2020. Trà Vinh. Trần TTH. 2017. Nghiên cứu cơ sở khoa học để hoàn thiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường cho rừng ngập mặn Việt Nam: Nghiên cứu điểm tại tỉnh Cà Mau [Luận án Thạc sỹ HOẶC Tiến sỹ]. Hà Nội: Việt Nam. Đại học Quốc gia Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường. Chương trình nghiên cứu của CGIAR về Rừng, Cây gỗ và Nông lâm kết hợp (FTA) là chương trình phát triển nghiên cứu lớn nhất thế giới nhằm nâng cao vai trò của rừng, cây gỗ và nông lâm kết hợp với mục tiêu phát triển bền vững và đảm bảo lương thực để ứng phó với biến đổi khí hậu. CIFOR chủ trì các nghiên cứu FTA trong mối quan hệ đối tác chiến lược với Bioversity International, CATIE, CIRAD, INBAR, ICRAF và TBI. Nghiên cứu này được hỗ trợ bởi Quỹ đối tác CGIAR: cigar.org/funders/ cifor.org forestsnews.cifor.org Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế (CIFOR) CIFOR thúc đẩy sự phồn vinh của nhân loại, cải thiện bảo vệ môi trường và thúc đẩy sự bình đẳng thông qua tiến hành các nghiên cứu sáng tạo, nâng cao năng lực của các bên đối tác, tích cực tham gia đối thoại với các bên liên quan để hỗ trợ định hình chính sách và thực tiễn tác động tới rừng và con người. CIFOR là tổ chức nghiên cứu thuộc liên minh CGIAR và chủ trì các chương trình nghiên cứu của CGIAR về Rừng, Cây gỗ và Nông lâm kết hợp (FTA). Trụ sở chính của CIFOR đặt tại Bogor, Indonesia và các văn phòng của CIFOR có mặt tại Nairobi, Kenya; Yaounde, Cameroon; Lima, Peru và Bonn, Germany.