trường hợp lâm sàng Nhân một trường hợp phụ nữ có thai 12 tuần bị tă c động mạch phổi có sốc được điều trị thành công bằng thuốc tiêu sợi huyết altepl

Tài liệu tương tự
HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH SÂU MỤC TIÊU 1. Nắm vững kiến thức giải phẫu và sinh bệnh học. 2. Trình bày được đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng. 3. Vận dụng c

1003_QD-BYT_137651

Huyết khối tĩnh mạch não: điều trị và dự hậu (Cerebral venous thrombosis: Treatment and prognosis) Tài liệu lược dịch từ UpToDate 2018 Tác giả: José M

Ca lâm sàng: Thai kỳ và bệnh van tim Bs Huỳnh Thanh Kiều PSG.TS Phạm Nguyễn Vinh Bệnh nhân nữ 18 tuổi, PARA I, mang thai con lần 1, thai 37 tuần. Bệnh

PowerPoint Presentation

PowerPoint Presentation

Print

Tài liệu sinh hoạt Khoa học Kỹ thuật Điều dưỡng BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 PHÒNG ĐIỀU DƯỠNG NHIỄM TRÙNG SƠ SINH I. ĐỊNH NGHĨA: Nhiễm trùng sơ sinh (NTSS) là

TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ KHẢO SÁT MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN ÁP LỰC NỘI SỌ Ở BỆNH NHÂN CHẤN THƢƠNG SỌ NÃO NẶNG Phạm Thái Dũng 1 ; Nguyễ

07/09/2011 BỆNH TAY- CHÂN- MIỆNG Khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 2 ĐẠI CƯƠNG Là bệnh do virus ñường ruột gây ra. Biểu hiện chính: sang thương da niêm dư

08/09/2011 ĐẠI CƯƠNG BỆNH TAY- CHÂN- MIỆNG Khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 2 Là bệnh do virus ñường ruột gây ra. Biểu hiện chính: sang thương da niêm dư

Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1

NGƯNG TUẦN HOÀN HÔ HẤP VAI TRÒ CỦA ĐIỀU DƯỠNG

NHỮNG ĐIỂM NỔI BẬT TRONG HƯỚNG DẪN HỒI SINH TIM PHỔI VÀ CẤP CỨU TIM MẠCH 2015

PowerPoint Presentation

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC HẠ ÁP ÍCH NHÂN TRONG ĐIỀU TRỊ HỖ TRỢ TĂNG HUYẾT ÁP NGUYÊN PHÁT ĐỘ I Nguyễn Nhược Kim, Lại Thanh Hiền, Trần Thị Hải Vân Trường

SUY HÔ HẤP CẤP I. ĐỊNH NGHĨA Suy hô hấp cấp là sự rối loạn nặng nề của sự trao đổi oxy máu; một cách tổng quát, suy hô hấp cấp là sự giảm thực sự áp l

CÔNG TY BẢO HIỂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM BỆNH HỌC VÀ KẾT QUẢ H TH T NỘI SOI ĐIỀU TRỊ VIÊM RUỘT THỪA CẤP TRONG CHẬU H NG NHỎ TÓM TẮT Nguy

QT bao hiem benh hiem ngheo

Microsoft Word - ran_luc_duoi_do_bản cuối_sua_ _final.doc

BỆNH MẮT DO TIỂU ĐƯỜNG Dịch vụ thông tin miễn phí cung cấp bởi:

T¹p chý y - d îc häc qu n sù sè chuyªn Ò ngo¹i bông-2018 KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN KÍCH THƯỚC LỚN TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ

AIA AN TÂM TỊNH DƯỠNG

SINH HOẠT KHOA HỌC CẬP NHẬT CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ SỐC PHẢN VỆ THEO THÔNG TƯ 51/2017/TT-BYT CÓ HIỆU LỰC TỪ 15/02/2018 Báo cáo viên: Ths. Bs Nguyễn Văn Tú

Microsoft Word HC chuyen hoa_dot quy

Microsoft Word - An Tam Tinh Duong

Microsoft Word - BGYHCT_miYHCT_t2

Bs. Nguyễn Lưu Giang VẾT THƢƠNG SỌ NÃO Mục tiêu 1. Nắm được sơ lược về vết thương sọ não. 2. Hiểu được sinh lý cũng như cơ chế chấn thương. 3. Thăm kh

CẬP NHẬT CẤP CỨU NGƯNG TIM - NGƯNG THỞ BS CK2. HOÀNG ĐẠI THẮNG KHOA HSTC - CĐ

LOVE

Guidelines điều trị xuất huyết não tự phát (Tài liệu lược dịch từ: guidelines for the management of spontaneous intracerebral hemorrhage from the Amer

LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo Đại học, Bộ môn Điều Dưỡng đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá

SỐ 112 MÙA THU TEXAS 2019 TRANG 91 Tập Đạt Ma Dịch Cân Kinh Sự tích Đạt Ma Dịch Cân Kinh N ăm 917 (sau Tây lịch), Đạt Ma Tổ Sư từ Ấn Độ sang Trung Quố

QUY TẮC VÀ ĐIỀU KHOẢN SẢN PHẨM BẢO HIỂM HỖN HỢP CHI TRẢ TIỀN MẶT ĐỊNH KỲ (Ban hành kèm theo Công văn số 16480/BTC-QLBH ngày 06/12/2017 của Bộ Tài chín

BẢO HIỂM SỨC KHỎE TOÀN DIỆN Ban hành kèm theo QĐ số :3113/2012/QĐ/TGĐ-BHBV ngày 28 tháng 9 năm 2012 của Tổng giám đốc Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt.

PHỤ LỤC 17

CẬP NHẬT VỀ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ TĂNG ÁP PHỔI (Update in the diagnosis and treatment of pulmonary hypertension)

LUAN VAN BSNT HỒ CHÂU ANH THƯ

CHỈ ĐẠO TUYẾN 2009

GÂY TÊ NGOÀI MÀNG CỨNG TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN DẠ VÀ SINH CON Nguồn: US Pharm. 2014;29(3): HS11-HS14 Người dịch: Nguyễn Thị

BẢO QUẢN NGHÊU BẰNG PHƢƠNG PHÁP SẤY THĂNG HOA VÀ LẠNH ĐÔNG 1

Microsoft Word - MSDS-XANG.doc

CÁC TRIỆU CHỨNG CƠ NĂNG TRONG BỆNH HÔ HẤP Triệu chứng cơ năng là những triệu chứng do bệnh nhân tự cảm thấy khi mắc các bệnh hô hấp. Các triệu chứng c

Brochure - CIE _VIB

PowerPoint Presentation

QUY TẮC BAOVIETCARE Phần I: Quy định chung I. Định nghĩa 1. Tai nạn Là bất kỳ sự kiện bất ngờ hay không lường trước, gây ra bởi một lực từ bên ngoài,

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108 ĐÀO ĐỨC TIẾN ĐÁNH GIÁ KẾT Q UẢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN B

No tile

HỘI NGHỊ HÓA SINH 2017

International Paint Pte Ltd. Thông Tin An Toàn Về Sản Phẩm ELU45W INTERGARD 740 MUNSELL 4.5GY GREY PART A Số bản dịch 1 Số bản hiệu chỉnh 11/23

BỆNH ĐỘNG MẠCH CHI DƢỚI MỤC TIÊU 1. Nêu được dịch tể học và yếu tố nguy cơ. 2. Nắm vững triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng. 3. Trình bày các biện ph

D Ư O CvàmỹphẩmC TẠP CHÍ CỦA CỤC QUẢN LÝ Dược - BỘ Y TẾ NĂM d THÀNH LẬP CỰC QUẢN LÝ DƯỢC t \ NẬNG CAŨ HIỆU QUÁ CỘNG TẤC CÁI CÁCH HÀNH CHÍNH TAI CỤC QU

Microsoft Word - MSDS-Dau hoa.doc

UÛy Ban Nhaân Daân

International Paint Pte Ltd. Thông Tin An Toàn Về Sản Phẩm EAA964 INTERZONE 954 PART B Số bản dịch 4 Số bản hiệu chỉnh 05/29/13 1. Chi tiết về sản phẩ

HEN PHẾ QUẢN I. ĐỊNH NGHĨA Theo GINA 2002 (Global Initiative for Asthma) thì hen phế quản là một bệnh lý viêm mạn tính của phế quản trong đó có sự tha

GIÃN PHẾ QUẢN I. ĐỊNH NGHĨA Giãn phế quản là sự giãn không hồi phục các phế quản nhỏ và trung bình kèm theo sự loạn dạng các lớp phế quản và đa tiết p

MUÕI MAY B-LYNCH TRONG ÑIEÀU TRÒ BAÊNG HUYEÁT SAU SANH DO ÑÔØ TÖÛ CUNG

Layout 1

Kết uả điều t ị ti ha h t ê thất ở t ẻ hỏ ằ g t iệt đốt ua athete só g ao tầ tại Bệ h iệ Nhi T u g ươ g Nguy n Thanh Hải, Quách Tiến Bảng, Trần Quốc H

Kỹ thuật nuôi lươn Kỹ thuật nuôi lươn Bởi: Nguyễn Lân Hùng Chỗ nuôi Trong cuốn Kỹ thuật nuôi lươn (NXB nông nghiệp, 1992) chúng tôi đưa ra qui trình n

RHCO1 ĐIỀU KHOẢN SẢN PHẨM BẢO HIỂM BỔ TRỢ BẢO HIỂM CHĂM SÓC SỨC KHỎE ĐÓNG PHÍ ĐỊNH KỲ (Được phê chuẩn theo Công văn số 16678/BTC-QLBH ngày 22 tháng 11

Document

Mẫu hồ sơ yêu cầu bảo hiểm chuẩn

ChuongTrinh-HNNCS-2010.doc

Microsoft Word - Sach TTNT A4_P2.doc

GVHD: NGUYỄN THỊ HIỀN CÁC PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN CÁ Luận văn Các phương pháp bảo quản cá 1

Nuôi Con Bằng Sữa Mẹ khi Con của Bạn có Các Nhu Cầu Đặc Biệt Việc sinh ra đứa con có các nhu cầu đặc biệt có thể mang lại nhiều cảm xúc khác nhau niềm

(dụng cụ giải phóng levonorgestrel trong tử cung) 52 mg (dụng cụ giải phóng levonorgestrel trong tử cung) 19,5 mg HÀNG TRIỆU PHỤ NỮ ĐÃ SỬ DỤNG VÒNG TR

PHỤ LỤC 17

Microsoft Word - ungthudauco.doc

DANH SÁCH BỆNH HIỂM NGHÈO NHÓM BỆNH Bệnh ung thư/ Loạn sản tủy hay xơ hóa tủy xương CÁC BỆNH HIỂM NGHÈO THỂ NHẸ 1. Bệnh ung thư giai đoạn sớm Khối u á

PowerPoint Template

huong dan du phong lay truen tu me sang con 31.3_Layout 1.qxd

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

ENews_CustomerSo2_

SỰ SỐNG THẬT

Introducing high blood pressure VI.qxp:BPA

Slide 1

Microsoft Word - Giao duc va nang cao suc khoe.doc

Sứ điệp của ĐTC Biển Đức 16 nhân ngày Quốc Tế giới trẻ lần thứ 25 cử hành ngày Chúa nhật Lễ Lá Thưa Thầy nhân lành, con phải là gì để được s

untitled

14 CÔNG BÁO/Số /Ngày BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - BỘ Y TẾ BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - BỘ Y TẾ Số: 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT CỘNG HÒA XÃ H

TTYT BÊ N LƯ C Khoa Dược Tên thương mai: DinalvicVPC THÔNG TIN THUÔ C THA NG 06/2015 Hoaṭ châ t: Tramadol + Paracetamol Ha m lươṇg: 37,5mg + 325mg I-T

UM-VN A

Microsoft Word - New Microsoft Office Word Document _2_

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI NGUYỄN VĂN MẠNH PHÂN TÍCH SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRÊN BỆNH NHÂN PHẪU THUẬT TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHỐ NỐI LUẬN VĂN DƯỢC

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Ca lâm sàng viêm cơ viêm da cơ

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

Rx THUỐC BÁN THEO ĐƠN THÀNH PHẦN: Mỗi viên nang cứng chứa - Paracetamol mg - Tá dược: Lactose, Natri starch glycolat, Tinh bột khoai tây, Nat

Microsoft Word - .I?N T.M .? TRONG VI.M M.NG NGO.I TIM V. TR.N D?CH M.NG NGO.I TIM.doc

Về Việc Cho Con Bú Mẹ Và Tìm Hiểu Hành Vi Của Trẻ Thơ Tài Liệu này được soạn thảo chu đáo để giúp cho quí vị cảm thấy thoải mái và tự tin hơn khi trở

KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Pháp Đăng Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh Hệ Thống Chùa Tầ

THỜI GIAN CHỜ VÀ ĐIỀU KHOẢN BẢO HIỂM Thời gian chờ: 30 ngày đối với các điều trị do ốm bệnh thông thường 12 tháng đối với điều trị do bệnh đặc biệt, b

Những Điều Cần Biết Sau Khi Sinh (Nếu quý vị sinh thường)

Bản ghi:

Nhân một trường hợp phụ nữ có thai 12 tuần bị tă c động mạch phổi có sốc được điều trị thành công bằng thuốc tiêu sợi huyết alteplase Hoàng Bùi Hải Khoa Cấp cứu-hstc, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội TÓM TẮT Tắc động mạch phổi cấp có tỷ lệ tử vong cao nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Phụ nữ có thai là một trong những yếu tố nguy cơ gây TĐMP cấp. Lựa chọn phương pháp để chẩn đoán và điều trị một cách an toàn cho cả mẹ và thai nhi là một thách thức với các nhà lâm sàng. Đặc biệt là việc lựa chọn thuốc chống đông, theo dõi thuốc chống đông và chỉ định thuốc tiêu sợi huyết là vẫn đề khó. Nhân một điều trị thành công cho một phụ nữ mang thai 12 tuần bị sốc vì tắc động mạch phổi cấp, chúng tôi nhắc lại một số điểm quan trọng trong việc lựa chọn, theo dõi thuốc chống đông, tiêu sợi huyết cho sản phụ bị TĐMP cấp. Về thuốc chống đông ưu tiên heparin trọng lượng phân tử thấp, heparin không phân đoạn, không nên dùng kháng vitamin K và chống đông mới đường uống cho phụ nữ có thai. Nếu sản phụ TĐMP cấp có sốc, tụt huyết áp được xem xét truyền thuốc tiêu sợi huyết alteplase liều 0,6mg/kg truyền tĩnh mạch ngoại vi trong vòng 15 phút. sốt, không ho. Bệnh nhân đến khoa cấp cứu vào buổi tối trong tình trạng: Tỉnh, thở 20 lần/phút, SpO 2 99% thở khí phòng, nhịp tim 110 chu kỳ/ phút, huyết áp 100/70 mmhg, nhiệt độ 36,2 o C. Bệnh nhân không có dấu hiệu suy tim phải, không sưng đau chân. Các thăm dò cận lâm sàng cấp cứu thường qui không phát hiện gì đặc biệt. Điện tim được làm tại thời điểm vào viện: CA LÂM SÀNG Nữ 26 tuổi, đang mang thai tuần 12, vào khoa cấp cứu vì đau ngực. Bệnh nhân không có tiền sử gì đặc biệt về nội khoa, ngoại khoa hay sản khoa. Hai ngày trước khi vào viện, bệnh nhân bắt đầu có đau tức trước ngực, không khó thở, không Hình 1. Điện tim lu c bệnh nhân nhập viện (Nhịp nhanh xoang, T âm ở V1). 124

Diễn biến bệnh Bệnh nhân được lưu tại khoa Cấp cứu để theo dõi và điều trị, mười hai giờ sau khi nhập viện, bệnh nhân xuất hiện đau ngực nặng hơn, khó thở, vã mồ hôi, nổi vân tím, hoảng sợ. Huyết áp bắt đầu tụt xuống 90/60 mmhg, các dấu hiệu của suy tim phải được ghi nhận như: tĩnh mạch cổ nổi, gan to, phản hồi gan tĩnh mạch cổ. Bệnh nhân được làm một số thăm dò khác, trong đó có điện tim lần thứ 2 xuất hiện dấu hiệu thay đổi mới so với điện tim lúc vào viện: Nhịp nhanh, Tâm ở DIII và V1 đến V3. Hình 2. Dấu hiệu tâm-phế cấp (T âm ở chuyển đạo DIII, V1 V3) Khí máu động mạch: ph 7,46; PaCO2: 27 mmhg; PaO2: 67 mmhg; BE -3.6 Định lượng Troponin T: 0,015 ng/ml (Bình thường: <0,01 ng/ml). Tắc động mạch phổi cấp được nghi ngờ là nguyên nhân gây sốc, vì bệnh nhân có đau ngực, khó thở, nhịp tim nhanh, có thai 12 tuần và lâm sàng, điện tim có biểu hiện suy tim phải cấp. Chỉ định chụp cắt lớp vi tính (CLVT) động mạch phổi cấp cứu được xem xét. Theo Uỷ ban quốc tế về an toàn phóng xạ (The International Commission of Radiologic Protection), liều tia xạ khi chụp CLVT động mạch phổi phóng qua tử cung người mẹ không làm tăng nguy cơ tử vong hoặc dị tật thai nhi [1]. Bệnh nhân được chụp CLVT 64 dãy động mạch phổi, kết quả cho thấy huyết khối ở cả 2 động mạch phổi phải và trái với mức độ nặng (SI) CLVT là 50%. Hình 3. Huyết khối ở động mạch phô i phải và trái (SI : 50%) 125

Bệnh nhân được thở oxy, truyền dobutamin tĩnh mạch, dùng heparin bolus và truyền liên tục qua bơm tiêm điện và xem xét dùng thuốc tiêu sợi huyết cấp cứu. Bệnh nhân có chỉ định dùng thuốc tiêu sợi huyết Tắc động mạch phổi cấp làm tình trạng huyết động của bệnh nhân rối loạn, nhịp tim nhanh, huyết áp tụt và bắt đầu có dấu hiệu của sốc. Bệnh nhân và gia đình được giải thích kỹ lưỡng về việc cần thiết của tái tưới máu phổi sớm để tránh nguy cơ tử vong, cũng như nguy cơ chảy máu, sảy thai của việc dùng thuốc tiêu sợi huyết, bệnh nhân và gia đình đồng ý ký cam kết thủ thuật. Trong điều kiện của bệnh viện và tình trạng của bệnh nhân, dùng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch là lựa chọn duy nhất. Bệnh nhân được dừng heparin, sau đó truyền alteplase tĩnh mạch với liều 0,6mg/kg (36mg) trong vòng 15 phút. Bệnh nhân được theo dõi chặt chẽ trước, trong và sau truyền thuốc tiêu sợi huyết 2 giờ. Ngay sau khi truyền thuốc tiêu sợi huyết, bệnh nhân thoát sốc: Tỉnh táo, hết lo lắng, da ấm hơn, nhịp tim 90 chu kỳ/phút, huyết áp 110/70 mmhg, nhịp thở 19 lần/phút. Bệnh nhân không đau đầu, không đau bụng, không nôn máu, không đi ngoài ra máu, phân đen, không ra máu âm đạo, không liệt, không xuất huyết da, không dấu hiệu thiếu máu. Bệnh nhân được làm siêu âm bụng, tiểu khung: Không có dịch trong bụng, tim thai bình thường. Bệnh nhân được truyền lại heparin truyền tĩnh mạch sau truyền tiêu sợi huyết 30 phút, theo dõi chỉnh liều thuốc để duy trì APTT b/c 1,5-2,5. Sau đó bệnh nhân được tiêm dưới da enoxaparin 0.6ml (60mg), 2 lần/ngày. Bệnh nhân có định lượng protein S là 40% (mức bình thường 60-120%). Sản phụ tiếp tục được quản lý thai bởi bác sỹ chuyên khoa sản, song song với việc theo dõi tình trạng tái phát huyết khối cũng như chảy máu. Sau 6 tháng từ khi bị TĐMP cấp được dùng thuốc tiêu sợi huyết, thai nhi phát triển bình thường, sản phụ được đình chỉ thai nghén ở tuần thứ 40 bằng phương pháp mổ đẻ chủ động. Không có tai biến chảy máu hay tắc mạch trước, trong và sau đẻ 1 tháng. Bệnh nhân đã được dừng thuốc chống đông 6 tuần sau mổ đẻ. DÙNG THUỐC CHỐNG ĐÔNG VÀ TIÊU SỢI HUYẾT CHO PHỤ NỮ CÓ THAI BỊ HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH SÂU VÀ HOẶC/ TẮC ĐỘNG MẠCH PHỔI CẤP (HKTMS VÀ/HOẶC TĐMP) Lựa chọn thuốc chống đông nào? Theo hướng dẫn của ACCP 2012, thuốc chống đông lựa chọn cho phụ nữ có thai bị HKTMS và/ hoặc TĐMP là heparin trọng lượng phân tử thấp (TLPTT) hoặc heparin không phân đoạn [2]. Kháng vitamin K đường uống không được sử dụng cho phụ nữ có thai vì nguy cơ dị dạng thai và nguy cơ chảy máu. Thuốc chống đông mới đường uống không đủ bằng chứng nghiên cứu. Heparin TLPTT là là chống đông lựa chọn đầu tay cho phụ nữ có thai, vì bằng chứng nghiên cứu cho thấy thuốc có hiệu quả và an toàn cho thai nhi, thuốc không qua hàng rào rau thai [3, 4]. Một phân tích gộp gồm 64 nghiên cứu với 2777 phụ nữ có thai, cho thấy heparin TLPTT an toàn và hiệu quả trong điều trị cho phụ nữ có thai. Tỷ lệ xuất hiện huyết khối tĩnh mạch 0,8% và huyết khối động mạch là 0,5%; trong đó tỷ lệ chảy máu lớn là 2%, nổi ban da 1,8% và gãy xương do loãng xương là 0,04%. Không trường hợp nào cho thấy người mẹ bị tử vong hay bị bệnh giảm tiểu cầu do dùng heparin [5]. Heparin không phân đoạn nên được sử dụng cho phụ nữ có thai bị TĐMP có nguy cơ chảy máu, hay có sốc, tụt huyết áp, nguy cơ phải phẫu thuật vì khi bị quá liều heparin có thể được trung hoà bằng protamine nếu cần. Ngoài ra heparin không phân đoạn cũng được ưu tiên sử dụng cho các bệnh nhân suy thận, quá cân. Liều heparin Heparin TLPTT, ví dụ: enoxaparin liều lựa chọn là 1mg/kg tiêm dưới da 2 lần/ngày. Kinh 126

nghiệm cho thấy ở người Việt Nam, nếu cân nặng > 60 kg, có thể chọn 60mg tiêm dưới da mỗi 12 giờ; nếu cân nặng < 60 kg, tiêm dưới da 40 mg hai lần mỗi ngày. Với heparin chuẩn, bolus 80 UI/kg sau đó duy trì 18 UI/kg/h đích cần đạt aptt so với chứng từ 1,5-2,5. Xét nghiệm để theo dõi việc dùng heparin cho phụ nữ có thai Heparin TLPTT Duy trì nồng độ kháng Xa trong máu từ 0,6-1 UI/ml; xét nghiệm định lượng kháng Xa đầu tiên cần làm 6 giờ sau mũi tiêm thứ 3 hoặc thứ 4, mức độ điều chỉnh 10-25% liều cuối cùng. Khi bệnh nhân đã đạt được liều điều trị, định lượng kháng Xa có thể được nhắc lại sau 1-3 tháng. Heparin không phân đoạn Liều thuốc cần được dò thông qua xét nghiệm máu để duy trì aptt từ 1,5-2,5 lần so với chứng. Sau khi tìm được liều ổn định, làm xét nghiệm aptt ngày 1-2 lần. Nếu tổng liều > 1500 UI/h, cần làm định lượng kháng Xa thay cho aptt. Thời gian duy trì thuốc chống đông cho phụ nữ có thai Nếu sản phụ đang được dùng heparin truyền tĩnh mạch liên tục, cần dừng lại trước khi đẻ/mổ đẻ 4-6 giờ. Nếu sản phụ được tiêm dưới da heparin không phân đoạn cần dừng tiêm khi có chuyển dạ tự nhiên hoặc 24 giờ trước khi có kế hoạch đẻ chỉ huy, mổ đẻ [6]. Tiếp tục dùng lại thuốc chống đông sau khi đẻ 6 giờ và sau mổ đẻ 12 giờ. Sau khi đẻ/mổ đẻ, bệnh nhân có thể được xem xét cho chuyển thuốc từ heparin sang kháng vitamin K đường uống, thuốc này an toàn cho trẻ bú vì không tích luỹ ở sữa. Dùng song song hai thuốc heparin và kháng vitamin K đường uống ít nhất 5 ngày cho đến khi INR đạt được ngưỡng điều trị từ 2-3 trong 2 ngày liên tiếp, thì dừng heparin cho đến hết tháng đầu tiên đến 3 tháng sau khi đẻ/mổ đẻ với tổng thời gian điều trị sau khi bị TĐMP ít nhất 3-6 tháng [7]. Thuốc tiêu sợi huyết có thể dùng cho bệnh nhân mang thai bị TĐMP cấp hay không? Nhiều nghiên cứu được thực hiện ở phụ nữ có thai, nhưng vẫn chưa đủ dữ liệu về việc sử dụng thuốc tiêu sợi huyết cho sản phụ bị TĐMP cấp. Từ năm 1961, có 36 nghiên cứu được đăng tải trên các tạp chí về vấn đề này, với 172 phụ nữ có thai bị TĐMP hoặc HKTMS được điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết. Kết quả cho thấy có 1,2% bà mẹ tử vong, tỷ lệ sảy thai là 5,8%; tỷ lệ chảy máu là 8,1%. Vì thế, thuốc tiêu sợi huyết vẫn được khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ có thai bị TĐMP cấp đe doạ đến tính mạng như bị sốc, tụt huyết áp [8]. Sau đây là một số chỉ định dùng thuốc tiêu sợi huyết cho bệnh nhân TĐMP cấp [7]: 1. TĐMP cấp có sốc, hoặc tụt huyết áp (huyết động không ổn định) 2. TĐMP cấp có rối loạn chức năng thất phải trên siêu âm tim (giãn thất phải, tăng áp động mạch phổi) 3. TĐMP cấp bị ngừng tuần hoàn (đang cấp cứu ngừng tuần hoàn) 4. TĐMP cấp huyết khối lan rộng 5. TĐMP cấp có tình trạng giảm oxy máu nặng 6. TĐMP cấp có huyết khối trong buồng nhĩ phải hoặc thất phải 7. TĐMP cấp ở bệnh nhân còn lỗ bầu dục Trước khi truyền thuốc cho bệnh nhân TĐMP cấp, người thầy thuốc cần khảo sát chi tiết các chống chỉ định của thuốc. Summary Without correct diagnosis and treatment, the Pulmonary embolism (PE) has high mortality, while the pregnancy is one of important PE risk factors. The choice of diagnosis, treatment method aiming the safety to both maternal and 127

foetal subjects have been challenging. Particulaly, the choice, monitoring of anticoagulant and the indication of using thrombolytic have still been difficult. By the way, a 12 week-pregnant woman who had acute PE with shock was effectively, safety treated by rt-pa (alteplase), we would like to repeat some important questions on choosing, monitoring of anticoagulants, thrombolytics for PE woman during pregnancy. About the anticoagulants, the LMWH has been the first choice; the unfractionnated heparin has still been useful in some bleeding high risk cases, otherwise oral anti-vitamin K and new oral anti-coagulant have not been recommended to use for pregnant women. Finally, the IV alteplase with dose of 0.6 mg/kg by 15 minutes infusion is recommended for PE women causing shock, hypotension during pregnancy. Tài liệu tham khảo 1. International Commission of Radiological Protection. Pregnancy and medical radiation: Publication 84. Ann ICRP 2000;30:1 44. 2. Antithrombotic Therapy and Prevention of Thrombosis, 9th Ed: American College of Chest Physicians Evidence-Based Clinical Practice Guidelines. Chest. 2012;141(2_suppl):1S. doi:10.1378/chest.1412 3. Forestier F, Daffos F, Capella-Pavlovsky M. Low molecular weight heparin (PK 10169) does not cross the placenta during the second trimester of pregnancy study direct fetal blood sampling under ultrasound. Throm rest 1984; 34:557 4. Forrestier F, Daffos F, Rainaut M, Toulemonde F (1987), Low molecular weight heparin (CY 216) does not cross the placenta during the third trimester of pregnancy. Thromb Haemost; 57:234 5. Greer IA, Nelson-Piercy C (2005), Low-molecular-weight heparins for thromboprophylaxis and treatment of venous thromboembolism in pregnancy: a systematic review of safety and efficacy. Blood; 106:401. 6. James A (2011), Committee on Practice Bulletins-Obstetrics. Practice bulletin no.123: thromboembolism in pregnancy. Obstet Gynecol; 118:718. 7. David R Schwartz; Atul Malhotra; Steven E Weinberger, Deep vein thrombosis and pulmonary embolism in pregnancy: Treatment ; Jul 2014. This topic last updated: Jul 09, 2014. 8. Turrentine MA1, Braems G, Ramirez MM (1995). Use of thrombolytics for the treatment of thromboembolic disease during pregnancy. Obstet Gynecol Surv. Jul;50(7):534-41. 9. Torbicki A, Perrier A, Konstantinides S et al (2008), Guidelines on the diagnosis and management of acute pulmonary embolism. European Heart Journal 29, 2276 2315. doi: 10.1093/eurheartj/ehn310. Epub 2008 Aug 30. 128