Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước Phát triển thủy lợi ở nước ta. Giáo sư, Tiến sĩ kh

Tài liệu tương tự
55 NĂM VIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI MÂU THUẪN SỬ DỤNG NƯỚC Ở HẠ LƯU HỒ CHƯ A TRÊN CÁC LƯU VỰC SÔNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC PGS.TS. Bùi Nam

BÀI TRÌNH BÀY CỦA BỘ TRƯỞNG TRẦN HỒNG HÀ TẠI PHIÊN HỌP TOÀN THỂ HỘI NGHỊ VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬ

Microsoft Word _MOC Định hướng xây dựng.docx

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

TỔNG HỢP, SƯU TẦM VÀ BIÊN SOẠN BỞI NGUYỄN TRƯỜNG THÁI TỔNG HỢP 1090 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 12 THEO BÀI BÀI 2. VỊ T

ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO: RA SỨC PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI NĂM NĂM BẢN LỀ CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM Ngô

Phong thủy thực dụng

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

Nghị luận về ô nhiễm môi trường

Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông t

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí Câu hỏi trắc nghiệm Địa lý lớp 12: Phần địa lý tự nhiên Bài: Vị trí địa lý, phạm vi lãnh th

CÁC NHÓM CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HOA Ở TỈNH ĐỒNG NAI - VIỆT NAM Trần Hồng Liên Đồng Nai là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, có nhiều tộc người cư trú bên cạnh ngư

QUỐC HỘI

Hạ Nguồn Sông Mekong trong Cơn Khát Vô Tận của Bắc Kinh Gần hai mươi triệu người Việt Nam phụ thuộc vào nước ở hạ nguồn sông Mekong. Nhưng thượng nguồ

Số 216 (6.834) Thứ Sáu, ngày 4/8/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 LIÊN QUAN ĐẾN VỤ VIỆC CỦA

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc

54 CÔNG BÁO/Số /Ngày BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Số: 42/2015/TT-BTNMT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Số 132 (7.115) Thứ Bảy, ngày 12/5/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 CUộC

Microsoft Word - BAI LAM HOAN CHINH.doc

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ NGỌC NGA HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC NÔNG N

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

Céng Hßa X• Héi Chñ NghÜa ViÖt Nam

Céng Hßa X• Héi Chñ NghÜa ViÖt Nam

BẢNG PHÂN CHIA KHU VỰC TUYỂN SINH ĐẠI HỌC LIÊN THÔNG NĂM 2019 Mã Tỉnh Tên tỉnh Khu vực Đơn vị hành chính (Huyện, Xã thuộc huyện) 01 Hà Nội KV1 Gồm: 7

Microsoft Word - NOI DUNG BAO CAO CHINH TRI.doc

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

Ngô Thì Nhậm, Khuôn Mặt Trí Thức Lớn Thời Tây Sơn Nguyễn Mộng Giác Nói theo ngôn ngữ ngày nay, Ngô Thì Nhậm là một nhân vất lịch sử gây nhiều tranh lu

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XV

Số 171 (6.789) Thứ Ba, ngày 20/6/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Báo chí là cầu nối hữu hi

fk­eh

Chiêu trò trên Sông Mê Công: THỦY ĐIỆN ĐẬP DÂNG Những dự án thủy điện được xếp vào loại thủy điện đập dâng gợi lên hình ảnh về những con sông không bị

Generated by Foxit PDF Creator Foxit Software For evaluation only. Mô hình kiến trúc xanh từ bài học kinh nghiệm của kiến

VKHTLMN_DubaomanDBSCL _Cap nhat 16_1_2017.doc

Quy hoạch và phát triển vùng nuôi tôm ĐBSCL đến 2030

Microsoft Word - De Dia 9.rtf

Microsoft Word - 2.3_BaiQHtichhopDBSCL(GS.TS Vo).docx

Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1

Tả cảnh mặt trời mọc trên quê hương em

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ

BÀI THI NGHE Thời gian: 60 phút Số câu hỏi: 55 Hướng dẫn: Trong phần kiểm tra đánh giá năng lực Nghe, bạn sẽ thể hiện khả năng nghe và hiểu về nội dun

Layout 1

Kyyeu hoithao vung_bong 2_Layout 1.qxd

BAÛN tin 285 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ ( ) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng Sinh hoạt chi bộ: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Học tập và làm

Số 130 (7.113) Thứ Năm, ngày 10/5/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 ƯU T

Luan an dong quyen.doc

Tác giả: Giáo sư Andreas Thalassinos (Trưởng phòng Đào tạo của FXTM)

BẢN TÓM TẮT THÔNG TIN ĐÔ THỊ VIỆT nAM – RỦI RO THIÊN TAI TRONG MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ

ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH ĐỊNH

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG TXD CẨM NANG XÂY NHÀ Dành cho người xây nhà 1 P a g e

Microsoft Word - 05_PVS Ho ngheo_xom 2_ xa Hung Nhan-Nghe An.doc

CÔNG TY CỔ PHẦN XĂNG DẦU DẦU KHÍ PHÚ YÊN HÙNG VƯƠNG, PHƯỜNG 5, TP TUY HÒA, TỈNH PHÚ YÊN ĐIỆN THOẠI: (0257) FAX: (0257)

Trao đổi KHÔ HẠN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TS. NGUYỄN THÁI NGUYÊN Là một cán bộ khoa học của ngành Nông nghiệp, lại có một số năm công tác ở hầu khắp

Thứ Sáu (15, Tháng Năm, Đinh Dậu) Năm thứ 53 Số: 9731 Báo điện tử: Quảng Ninh CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT

Baûn Tin Theá Ñaïo Soá 128 ngaøy Núi Bà Tây Ninh 1*- Thiệp Mời Tiệc Tân Niên Kỷ Hợi 2019 của Tậy Ninh Đồng Hương Hội - Hoa Kỳ tổ chức ngày 1

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

Quy tắc Ứng xử của chúng tôi Sống theo giá trị của chúng tôi

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 1565/QĐ-BNN-TCLN Hà Nội, ngày 08 tháng 07 nă

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG THÁNG 05/2017 BIẾN CHUYỂN THỜI CUỘC Khối Thị Trường Tài Chính

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc DANH SÁCH SINH VIÊN TỐT NGHIỆP Ngà

Báo cáo Kế hoạch hành động THỰC HIỆN TÁI CƠ CẤU NGÀNH MUỐI THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN TÁ

Thứ Số 111 (7.094) Bảy, ngày 21/4/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Khẩn

Quản Lý Ơn riêng Thiên Chúa đã ban, mỗi người trong anh em phải dùng mà phục vụ kẻ khác. Như vậy, anh em mới là những người khéo quản lý ân huệ thiên

Chuyên đề VII. Thu thập, xử lý, hiệu chỉnh số liệu xâm nhập mặn lưu vực song Kiến Giang-Quảng Bình Người thực hiện: 1. Đặc điểm địa lý tự nhiên a. Vị

1 VÀI NÉT VỀ KÊNH NHIÊU LỘC THỊ NGHÈ XƯA VÀ NAY NCS. Trần Hữu Thắng ThS. Nguyễn Bá Cường Phát triển kinh tế - xã hội có tác động trực tiếp đến môi trư

Số 204 (7.552) Thứ Ba ngày 23/7/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 10 tháng 7 năm 2018

ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2018, TÌNH HÌNH NHỮNG THÁNG ĐẦU NĂM 2019 VÀ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM THỜI GIAN TỚI (Báo

Số 130 (7.478) Thứ Sáu ngày 10/5/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN NÔNG NGHIỆP TÂY BẮC: NHẬN DIỆN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Tha

Kinh A Di Da - Ban Viet Dich Van Phat Thanh Thanh

DanhSachDuThiTinHoc_Dot8_ xlsx

1. Tình hình thế giới và trong nước sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống trên thế

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

Thứ Số 320 (7.303) Sáu, ngày 16/11/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Thủ

Báo cáo Kế hoạch hành động TÁI CƠ CẤU NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Tổ chức Cứu trợ Trẻ em hoạt động vì quyền trẻ em. Chúng tôi mang đến sự cải thiện trước mắt cũng như lâu dài cho cuộc sống của trẻ em trên toàn thế gi

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN HỮU MẠNH CƯỜNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠ

TỔNG QUAN KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2012 VÀ TRIỂN VỌNG 2013 GS. Nguyễn Quang Thái 13 Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam I- Thành tựu quan trọng về kiềm chế lạm

TRUNG ÐOÀN 8 BỘ BINH và Trận Chiến AN LỘC (Mùa Hè 1972) Hồi Ký của Chuẩn Tướng MẠCH VĂN TRƯỜNG Nguyên Tư Lệnh Sư Ðoàn 21 Bộ Binh Cựu Trung Ðoàn Trưởng

BỘ 23 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÝ LỚP 9

Tài liệu được xây dựng bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo và Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live&Learn) Cùng hợp tác với các tổ chức Sa

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG MẠC THỊ HÀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH SẢN PHẨM PHÂN BÓN TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

Céng Hßa X• Héi Chñ NghÜa ViÖt Nam

Cúc cu

Đại Sư Ấn Quang

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI NĂM II

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI

Microsoft Word - donngonhapdaoyeumon-read.doc

Microsoft Word - thuong.cang.saigon.doc

Bình giảng 14 câu đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Số 176 (7.524) Thứ Ba ngày 25/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

Chiều Trên Phá Tam Giang Trần Thiện Thanh Chiều Trên Phá Tam Giang anh chợt nhớ em nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ đến bất tận em ơi! em ơi! Giờ này thươn

Pháp ngữ của hòa thượng Tuyên Hóa - Phần 2

Kính thưa Quý Độc Giả các Diễn Đàn, TCDV vừa nhận được bài viết này do chiến hữu Đỗ Như Quyên, binh chủng BĐQ/QLVNCH, hiện đang sinh sống tại Hạ Uy Di

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

Microsoft Word - nguyenminhtriet-phugiadinh[1]

Bản ghi:

Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước Phát triển thủy lợi ở nước ta. Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Phạm Hồng Giang Nước cùng với khí quyển và địa quyển tạo nên môi trường sinh sống của các loài sinh vật, trong đó có loài người. Nước không thể thiếu cho cuộc sống, cho mọi người, cho mọi nhà, cho mọi hoạt động phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời, quá nhiều nước và sự chuyển động thất thường của sông, của biển lại gây nhiều tai hoạ. Nhìn chung, Việt Nam có nguồn nước mặt ở mức trung bình nhưng phân bố rất không đều, rất bất thường theo thời gian và không gian. Mưa hầu như chỉ tập trung vào 3 tháng mỗi năm tùy từng vùng. Mưa lũ và hạn hán đang ngày càng trở nên gay gắt do tác động của biến đổi khí hậu. Thuỷ lợi góp phần quyết định vào việc điều hoà nguồn nước, đưa nước đến những nơi cần có và giảm nhẹ thiệt hại do nước gây ra. Công trình thuỷ lợi là kết cấu hạ tầng rất quan trọng của toàn xã hội. Đập tràn Vân Phong (Bình Định) kiểu phím piano Nhân dân ta đã dành nhiều công sức xây dựng những hệ thống thuỷ lợi, góp phần không nhỏ vào thắng lợi của sự nghiệp giải phóng dân tộc và trong công cuộc xây dựng đất nước. Ngay sau năm 1954 ở miền Bắc, các công trình thủy lợi bị phá hoại

trong chiến tranh đã được khẩn trương sửa chữa, phục hồi và tiến hành xây dựng mới. Điển hình là việc xây dựng hệ thống đại thủy nông Bắc Hưng Hải có qui mô lớn và tầm quan trọng đặc biệt tại đồng bằng sông Hồng. Ngay sau ngày thống nhất đất nước, hàng loạt công trình thủy lợi thủy điện được triển khai trên phạm vi cả nước. Đập tràn Phước Hòa (Bình Dương Bình Phước) với ngưỡng tràn răng cưa Nhiều hồ chứa lớn được xây dựng ở miền Trung và Tây Nguyên như Kẻ Gỗ, Sông Rác (Hà Tĩnh), Nam Thạch Hãn (Quảng Trị), Phú Ninh (Quảng Nam), Thạch Nham, Nước Trong ( Quảng Ngãi), Núi Một, Định Bình (Bình Định), Ayun Hạ (Gia Lai), Sông Quao (Bình Thuận), Cửa Đạt (Thanh Hóa), Easup (Dak Lak), Tả Trạch (Thừa Thiên Huế), Hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh) có dung tích 1,5 tỷ m 3, lớn nhất ở miền Nam được xây dựng trong lúc biên giới Tây Nam còn trong tiếng súng. Về sau công trình này được nâng cấp và nối với hồ Phước Hòa (Bình Dương) tạo thành hệ thống lớn cấp nước cho TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Những dự án lớn nhằm kiểm soát lũ, hạn, mặn, phèn tại đồng bằng sông Cửu Long.. Đào thông các kênh lớn như Hồng Ngự (Đồng Tháp Long An), kênh Vĩnh Tế và hệ thống kênh thoát lũ ra biển Tây (An Giang, Kiên Giang),.. Đến nay, cả nước có 904 hệ thống công trình thuỷ lợi có quy mô nhỏ và vừa với diện tích phục vụ từ 200 ha/hệ thống trở lên, trong đó có 110 hệ thống thủy lợi lớn (diện tích phục vụ trên 2.000 ha/hệ thống), 6933 hồ chứa nước với tổng dung tích trữ khoảng 70 tỷ m 3 nước (6.648 hồ thuỷ lợi và 285 hồ chứa thủy điện), 13.400 trạm bơm điện lớn, 5.500 cống tưới, tiêu lớn, 235.000 km kênh mương, 26.000 km đê các loại. 35% tổng công suất điện trong toàn quốc là

từ các nhà máy thủy điện, trong đó có các nhà máy lớn như: Sơn La (2400MW), Hòa Bình (1920MW), Lai Châu (1200MW), Tuyên Quang (900MW), Yaly (750MW),.. đã góp phần diều tiết lũ. Hai đồ án của Việt Nam được Hội đồng Xây dựng châu Á vinh danh xuất sắc đều là công trình thủy: Đập xà lan tại đồng bằng sông Cửu Long (2007) và Thủy diện Lai Châu (2016). Đập Thủy điện Lai Châu Các cơ quan nghiên cứu, trường đại học,.. đã tập trung đội ngũ các nhà khoa học, các chuyên gia, tham gia giải quyết thành công những vấn đề khó nhất về kỹ thuật xây dựng và quản lý nguồn nước. Các doanh nghiệp với đội ngũ kỹ sư và công nhân chuyên nghiệp nắm vững những công nghệ và thiết bị hiện đại, đã trưởng thành nhanh chóng. Hàng loạt các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật đã được ban hành cùng với rất nhiều tài liệu tra cứu, tham khảo, sách giáo khoa,... đã được xuất bản. Thủy lợi đã góp phần quan trọng đưa nước ta từ chỗ thiếu thốn lương thực đến nay đã no đủ, dồi dào nông phẩm xuất khẩu và đang tiến bước mạnh mẽ trên đường phát triển. Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam (VNCOLD)...là một hội khoa học kỹ thuật chuyên ngành được thành lập ngày 11/7/2004. 15 năm qua Hội đã hoạt động tích cực, tổ chức và động viên hội viên và các chuyên gia giỏi góp phần thực hiện những chương trình lớn của Nhà nước về thuỷ lợi, thuỷ điện, tài nguyên nước,

phòng tránh thiên tai, bảo vệ và cải thiện môi trường nước, tham gia các hoạt đông hợp tác quốc tế. Nước là nguồn tài nguyên quý báu cần được khảo sát, quản lý khai thác phục vụ đa mục tiêu dân sinh và phát triển một cách thống nhất nhằm đạt hiệu quả cao về kinh tế, xã hội, kỹ thuật và môi trường. Ở nước ta hiện nay, việc quản lý nước phân tán ở nhiều bộ, cơ quan khác nhau, chia tách theo ranh giới, địa giới hành chính, vừa chồng chéo, vừa nhiều lỗ hổng, chỗ trống. Nhân lực, nguồn vốn quý cho công việc chung bị phân tán. Một bộ phận nhân lực rất quí là những chuyên gia giỏi, nhiều kinh nghiệm tuy đến tuổi nghỉ hưu nhưng vẫn còn khả năng cống hiến. Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam được thành lập nhằm góp phần phối hợp, liên kết các lực lượng chuyên gia trên cơ sở công việc chung về nước, không bị ràng buộc bởi ranh giới hành chính. Hội kết nạp gần 100 hội viên tập thể là các cơ quan quản lý, nghiên cứu, đào tạo, kinh doanh,..và hàng ngàn hội viên cá nhân, trong đó có các chuyên gia hàng đầu trong cả nước. Hội có các Văn phòng Đại diện ở miền Trung và miền Nam. Một số tổ chức được Hội trực tiếp bảo trợ luôn hoạt động có hiệu quả là: Trung tâm Tư vấn KHCN Phát triển Tài nguyên nước (CCWR). Công ty Tư vấn phát triển hạ tầng (IDCC) tại Hà Nội và Viện đổi mới công nghệ Thủy lợi Mekong (MWI) tại TP Hồ Chí Minh. Hội đã tích cực thực hiện chức năng tư vấn, phản biện và tham gia trực tiếp vào nhiều dự án quan trọng, nhiều chủ đề nóng trong lĩnh vực thủy lợi, thủy điện, nguồn nước, môi trường, Các chuyên gia của Hội đã trực tiếp tham gia xử lý kỹ thuật suốt quá trình xây dựng đập Cửa Đạt (Thanh Hóa). Đây là loại đập đá nện phủ bản mặt bê tông mới được xây dựng trên thế giới gần đây. Đập cao 118m, cao nhất nước ta về loại này. Đập bê tông đầm lăn được thiết kế lần đầu tiên ở nước ta, đập Định Bình (Bình Định) cao 66m, được triển khai với sự đóng góp kỹ thuật của Hội. Đập Phước Hòa (Bình Dương) được triển khai theo phương án đập dâng chuyển nước về hồ Dầu Tiếng mang lại hiệu quả rất cao. Đập đất cao nhất nước ta, đập Tả Trạch (Thừa Thiên Huế) cao 60m, trên nền đất yếu và thời tiết không thuận, được thi công đạt chất lượng cao với ý kiến đóng góp của các chuyên gia. Đập Ngàn Trươi Cẩm Trang (Hà Tĩnh) được xây dựng theo phương án do các chuyên gia của Hội đề xuất vừa an toàn, hợp lý, vừa tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng. Phương thức thi công cống đập giữa dòng tạo điều kiện làm các cống đập khổ rộng, không ảnh hưởng đến môi trường, không tốn

diện tích mặt bằng trên bờ, giảm giá thành, được thực hiện ở công trình Thảo Long (Thừa Thiên Huế) với chiều dài tuyến đập 540m, được giải thưởng Hồ Chí Minh và gần đây tại công trình Cầu Xe mới (Hải Dương). Phương án đập tràn dạng phím piano được thi công tại đập dâng Vân Phong (Bình Định) có qui mô lớn đã đưa nước ta lên hàng các nước tiên phong áp dụng loại hình này trên thế giới mà Hội đã sớm giới thiệu rộng rãi. Đập Tả Trạch (Thừa Thiên Huế) Các chuyên gia của Hội cũng đã tham gia soạn thảo hàng chục Tiêu chuẩn kỹ thuật được ban hành, nhất là về an toàn đập. Đã biên tập và phát hành nhiều ấn phẩm như Atlas Đập lớn Việt Nam (bản tiếng Anh & tiếng Việt), Sổ tay an toàn đập, Sổ tay phòng chống thiên tai, Hội đã tổ chức thành công nhiều hội nghị, hội thảo khoa học. Những hội nghị, hội thảo quốc tế lớn đã góp phần quảng bá với thế giới những thành tựu thủy lợi của Viêt Nam và giới thiệu những công nghệ hiện đại về nước trên thế giới với các chuyên gia Việt Nam. Có thể ghi lại đây các Hội nghị Thủy lợi & Năng lượng tái tạo tại châu Á (kết hợp với Tâp đoàn truyền thông Vương quốc Anh) tại Đà Nẵng (2008 & 2018), mỗi cuộc có 400 khách quốc tế dự. Hội thảo quốc tế Đập tràn dạng phím piano (2017) tại Quy Nhơn (Bình Định) đã thu hút hơn 100 khách quốc tế.

Đỉnh cao của hoạt động đối ngoại là Hội nghị Đập lớn Thế giới lần thứ 78 với tiêu đề Đập và sự phát triển bền vững nguồn nước tại Hà Nội (2010) có hơn 700 đại biểu của 80 quốc gia, hơn 200 báo cáo khoa học đã được trình bày, hơn 60 gian trưng bày tại Triển lãm Kỹ thuật giới thiệu sản phẩm mới của các tập đoàn, các hãng tư vấn quốc tế lớn. Đây là sự kiện tầm cỡ thế giới lần đầu tiên được tổ chức ở vùng Đông Nam Á. Hội đã tổ chức hàng năm 3~4 hội thảo lớn về khoa học công nghệ, trong đó có các Hội thảo quốc tế về Xử lý nền yếu, Xây dựng đập bê tông đầm lăn, Phân tich rủi ro lũ, Ảnh hưởng động đất đến an toàn đập, An toàn đê & đập đất loại vừa và nhỏ với sự tham gia của các chuyên gia quốc tế...hội cũng đã phát biểu ý kiến về các dự án xây dựng đập trên dòng chính Mekong, về tính khách quan khi đánh giá vai trò của thủy điện nhất là thủy điện nhỏ,.. Cống đập ngăn mặn Thảo Long (Thừa Thiên Huế) Trang tin điện tử (website) www.vncold.vn được phát trê mạng từ 1/1/2007, đã góp phần rất quan trọng vào thành công của Hội. Đây là cơ quan thông tin, là phương tiện trao đổi học thuật trong & ngoài nước, là diễn đàn của đông đảo hội viên, anh chị em sinh viên, nghiên cứu sinh và mọi người quan tâm đến nguồn nước, thủy lợi,

thủy điện, có uy tín với đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước, được xếp hạng khá cao trong nước và thế giới. Nhìn tới tương lai Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam đã qua 15 năm phấn đấu và trưởng thành. Sự nghiệp phát triển thủy lợi đang đặt ra những yêu cầu mới, những nhiệm vụ to lớn. Những hệ thống sông lớn, sông Hồng và sông Cửu Long, có phần thượng nguồn ở nước ngoài, tạo ra những bị động cho chúng ta ở hạ du. Những tác động của biến đổi khí hậu gây nhiều tổn thất. Mưa lũ, ngập úng ẩn chứa nhiều hiểm họa. Khô kiệt lại bộc lộ tai họa khan hiếm nước và môi trường suy thoái khủng khiếp trên các dòng sông, rõ nhất tại sông Hồng, sông Đáy,... Hạn hán và xâm nhập mặn đe dọa những vùng rộng lớn, nhất là tại đồng bằng sông Cửu Long,..Có thể tạo giống lúa chịu mặn nhưng hàng chục triệu dân vẫn rất cần nước ngọt để sống. Sạt lở, sụt lún không thể bị bỏ qua. Không lùi bước trước khó khăn, những người làm công tác thủy lợi, những người gắn bó với nguồn nước, những hội viên của Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam sẽ quyết tâm vươn tới làm tốt nhiệm vụ của mình