BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Tài liệu tương tự
No tile

90 CÔNG BÁO/Số ngày THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Số: 2147/QĐ-TTg CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ng

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc QUY ĐỊNH Về việc biên soạn, lựa chọn, t

CÔNG BÁO/Số /Ngày BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Số: 14/2018/TT-BGDĐT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập -

Uû ban nh©n d©n

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số:833 /QĐ-UBND.HC Đồng Tháp, ngày 24 tháng 7năm 2017 QU

BỘ TƯ PHÁP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 03/2018/TT-BTP Hà Nội, ngày 10 tháng 03 năm 2018

Microsoft Word - TT08BKHCN.doc

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN PHÒNG THANH TRA PHÁP CHẾ - SỞ HỮU TRÍ TUỆ BẢNG SO SÁNH NỘI DUNG LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC NĂM 2012 VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SU

BOÄ GIAO THOÂNG VAÄN TAÛI

BỆNH VIỆN NHÂN DÂN 115

CHARTER

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN NHÀ BÈ PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HIỆP PHƯỚC BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BO MAO DVC VA DAO TAO TRIXONG DH BACH KHOA HA NQI S6 :.ed,5/ /QD-DHBK CQNG HOA XA HQI CHU NGHIA VIET NAM DOc 14p - Tty do - H4nh phtic Ha NOV, ngay do

Trường Trung học cơ sở Nguyễn Du-Quận 1

LUẬT XÂY DỰNG

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU HIỀN VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH HẢI PHÒNG LUẬN

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI Chủ biên: TS. Nguyễn T

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 950/QĐ-TTg Hà Nội, ngày 01 tháng 08 năm

2 CÔNG BÁO/Số /Ngày VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CHÍNH PHỦ CHÍNH PHỦ Số: 167/2017/NĐ-CP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập -

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC Số: 28/2018/QĐ-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Vĩnh Phúc, ngày 13 tháng 11 năm 2018

UBND TỈNH LÂM ĐỒNG SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Đà Lạt, ngày 28 tháng 02 năm 2013 QUY CHẾ TỔ CHỨC

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI VIỆT NAM HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 9001:2015 SỔ TAY CHẤT L

CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP THOÁT NƢỚC TỈNH HÀ GIANG THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ CÔNG TY ĐẠI CHÚNG CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP THOÁT NƢỚC TỈNH HÀ GIANG (Giấy chứng nhận ĐKDN

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM SỔ TAY SINH VIÊN (Dùng cho sinh viên khóa 63) Sinh viên : Mã sinh viên :..

Quy tắc Ứng xử dành cho Nhà cung cấp của Microsoft Sứ mệnh của Microsoft là hỗ trợ tất cả mọi người và mọi tổ chức trên toàn cầu đạt được nhiều thành

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ

NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Số: 29/2011/NĐ-CP

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THÀNH PHÓ HÔ CHÍ MINH ' Độc lập - Tự đo - Hạnh phúc Số: 42 /2016/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chỉ Minh, ngà

CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN NĂM 2019 Thời gian: 07h30, ngày 07 tháng 04 năm 2019 Địa điểm: Trụ sở Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển TD

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phức Số: 4Z9/QĐ-TTg Hà Nội, ngàỵts tháng ^-năm 2019 QUYÉT ĐỊNH Phê duyệt

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỤC KHẢO THÍ VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Số: 528/KTKĐCLGD-KĐĐH V/v hướng dẫn tìm thông tin, minh chứng theo bộ tiêu chuẩn

LUẬT CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị qu

LOVE

CÔNG BÁO/Số /Ngày QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Luật số: 14/2012/QH13 LUẬT Phổ biến, g

CHÍNH PHỦ

CÔNG TY CỔ PHẦN NƯƠ C KHOA NG QUẢNG NINH Tổ 3A, Khu 4, Phố Suối Mơ, Phường Bãi Cháy, Thành phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam Điện thoại:

CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 86/2014/NĐ-CP Hà Nội, ngày 10 tháng 09 năm 2014 N

CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 42/2013/NĐ-CP Hà Nội, ngày 09 tháng 05 năm 2013

UBND TỈNH SƠN LA

Trung tâm WTO và Hội nhập Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM EU Tóm tắt Chương 9 Mua sắm công Chương 9 EVFTA

Microsoft Word - E6ADC31B.doc

44 CÔNG BÁO/Số 18/Ngày ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 666/2015/QĐ-UBND Q

QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Luật số: 29/2013/QH13 Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 201

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 01 /QĐ-UBND An Giang, ngày 02 tháng 01 năm 2019 QUYẾT

UBND TỈNH NGHỆ AN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM NGHỆ AN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc DỰ THẢO LẦN 2 QUY ĐỊNH TẠM THỜI Về đá

QUỐC HỘI

UBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THỦ ĐỨC ĐẠO ĐỨC TRI THỨC KỸ NĂNG SỔ TAY HỌC SINH SINH VIÊN HỌC KỲ I, NĂM HỌC Đào tạo ng

NỘI DUNG GIỚI THIỆU LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG NĂM 2015 TRONG BUỔI HỌP BÁO CÔNG BỐ LUẬT

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Số: 2731 /QĐ-HVN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc H

CÔNG TY CỔ PHẦN NƯƠ C KHOA NG QUẢNG NINH Tổ 3A, Khu 4, Phố Suối Mơ, Phường Bãi Cháy, Thành phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam Điện thoại:

Quốc hội CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO Hòa bình-độc lập-dân chủ-thống nhất-thịnh vượng Số 11/QH Viêng chăn, ngày 9/11/2005 LUẬT DOA

UỶ BAN NHÂN DÂN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH NAM CẦN THƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (Ban hành theo Quyết

BỘ Y TẾ

Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 07/5/2010 về hợp đồng trong hoạt động xây dựng

CÔNG BÁO/Số 10/Ngày PHẦN VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NG

CỦA ^ v \ ĐÊ CƯƠNG PAƯ;CẮOTỎNG KẾT NGHỊ QUYẾT SỐ 49-NQ/TW TE CHIẾN LƯỢC CẢI CÁCH Tư PHÁP ĐẾN NĂM 2020 i các cấp ủy, tổ chức đảng ở Trung ương) I- ĐẶC

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

Microsoft Word - Bản tin số 24-1.docx

Microsoft Word - NOI DUNG BAO CAO CHINH TRI.doc

TỈNH ỦY KHÁNH HÒA

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 16 tháng 01 năm 2019

QUY CHẾ ỨNG XỬ Mã số: NSĐT/QC-01 Soát xét: 00 Hiệu lực: 03/07/2018 MỤC LỤC Trang CHƯƠNG I. QUY ĐỊNH CHUNG... 3 Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng

Kết quả bước đầu và bài học kinh nghiệm trong vận động, hỗ trợ cha mẹ kiến thức, kỹ năng nuôi dạy con tốt thông qua một số chương trình hoạt động của

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc SỐ:/W-/NQ-CP Hà Nội, ngàys thảng 02 năm 2019 NGHỊ QUYẾT về tăng cường bảo đảm

CHÍNH TRỊ - KINH TẾ HỌC Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam Nguyễn Anh Bắc * Tóm tắt: Doanh nghiệp

2 2. Quỹ hoạt động theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. 3. Quỹ có tư cách pháp nhân, có vốn đ

Số 109 (7.092) Thứ Năm, ngày 19/4/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 ĐỀ Á

Bài thu hoạch chính trị hè Download.com.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TÀI LIỆU PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN,

Nghị định số 130/2006/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc CHÍNH PHỦ Số: 130 /2006/NĐ-CP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NA

QUY ĐỊNH

UBND TỈNH NINH BÌNH

TÓM TẮT LUẬN VĂN 1. Lời mở đầu Thù lao lao động là yếu tố giữ vai trò rất quan trọng trong công tác quản trị nhân sự của doanh nghiệp. Qua 5 năm thành

ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ NAM HUYỆN ỦY LÝ NHÂN * Số CV/HU V/v triệu tập dự Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2017 ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Lý Nhân, n

Luật kinh doanh bất động sản

Microsoft Word - QL-Tam.doc

THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ CÔNG TY ĐẠI CHÚNG QBWACO CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP NƯỚC QUẢNG BÌNH (Giấy chứng nhận ĐKKD số do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Qu

TÀI LIỆU ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN NĂM TÀI CHÍNH 2018 Ngày 26 tháng 04 năm 2019

Microsoft Word DOC

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ ĐÌNH DŨNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG CÁC CƠ QUAN HÀN

UBND TỈNH NINH BÌNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

UBND QUẬN HÀ ĐÔNG PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Số: 851/HD-PGD&ĐT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Đông, ngày 07 tháng 9

Thứ Số 67 (7.050) Năm, ngày 8/3/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TRUNG

BỘ Y TẾ

Chương 7 KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG Nguyên tắc Mọi cơ sở sản xuất phải có một hệ thống kiểm soát chất lượng được thiết lập để bảo đảm sản phẩm được sản xuất

CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG THÀNH THÀNH CÔNG TÂY NINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc CHƯƠNG TRÌNH Tây Ninh, ngày 02 tháng 09

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

UỶ BAN NHÂN DÂN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG CAO ĐẲNG ĐẠI VIỆT SÀI GÕN CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc TP. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 10 n

Newsletter March VN Final

UBND HUYỆN HÒA VANG PHÕNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: /KH-PGDĐT Hòa Vang, ngày tháng năm 2019 K

ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH ĐỊNH

Số 196 (7.544) Thứ Hai ngày 15/7/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Bản ghi:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 675/QĐ-ĐHKTQD Hà Nội, ngày 08 tháng 5 năm 2018 QUYẾT ĐỊNH Về việc ban hành Quy định về tiêu chuẩn sáng kiến và quy trình xét công nhận sáng kiến của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Căn cứ Luật Giáo dục Đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012; Căn cứ Điều lệ Trường đại học ban hành theo Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg ngày 10/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ; Căn cứ Nghị định số 141/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Giáo dục Đại học; Căn cứ Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 17 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân giai đoạn 2015-2017; Căn cứ Nghị quyết 117/NQ-CP ngày 07/11/2017 của Chính phủ trong phiên họp chính phủ thường kỳ tháng 10 năm 2017; Căn cứ Điều lệ sáng kiến được ban hành kèm theo Nghị định số 13/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ; Căn cứ Thông tư số 18/2013/TT-BKHCN ngày 01 tháng 8 năm 2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành một số quy định của Điều lệ sáng kiến được ban hành kèm theo Nghị định số 13/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ; Xét đề nghị của Trưởng phòng Tổng hợp và Trưởng phòng Quản lý Khoa học, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về tiêu chuẩn sáng kiến và quy trình xét công nhận sáng kiến của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Điều 3. Trưởng phòng Tổng hợp, Trưởng phòng Quản lý Khoa học và Trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như điều 3; - Các Phó Hiệu trưởng (Để chỉ đạo); - Lưu: P.TH, P.QLKH. HIỆU TRƯỞNG (Đã ký) GS.TS Trần Thọ Đạt

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc QUY ĐỊNH Về tiêu chuẩn sáng kiến và quy trình xét công nhận sáng kiến của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Ban hành theo Quyết định số 675/QĐ-ĐHKTQD ngày 08 tháng 5 năm 2018 của Hiệu trường Trường Đại học Kinh tế Quốc dân) Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Quy định này quy định về điều kiện, tiêu chuẩn, thủ tục công nhận sáng kiến, thẩm quyền, quy trình xét công nhận sáng kiến, trách nhiệm của Hội đồng sáng kiến Trường. 2. Quy định này áp dụng đối với các đơn vị và công chức, viên chức, người lao động hợp đồng làm việc tại Trường. Điều 2. Giải thích từ ngữ Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Sáng kiến là những sáng tạo, sản phẩm trí tuệ, giải pháp hữu ích được tạo ra và áp dụng trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ, mang lại lợi ích thiết thực, góp phần hoàn thành tốt hơn chức năng, nhiệm vụ được giao về năng suất, chất lượng, hiệu quả. 2. Hoạt động sáng kiến bao gồm các hoạt động tạo ra, áp dụng sáng kiến, công nhận sáng kiến, thực hiện quyền và nghĩa vụ liên quan đến sáng kiến. 3. Tác giả sáng kiến là người trực tiếp tạo ra sáng kiến bằng chính lao động sáng tạo của mình. 4. Đồng tác giả sáng kiến là những tác giả cùng nhau tạo ra sáng kiến. 5. Chuyển giao sáng kiến là việc truyền đạt toàn bộ kiến thức, thông tin về sáng kiến để người được chuyển giao có thể áp dụng sáng kiến. Điều 3. Đối tượng được công nhận là sáng kiến Đối tượng được công nhận là sáng kiến gồm các giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải pháp tác nghiệp, giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật (gọi chung là giải pháp) trong phạm vi trong và ngoài trường. 1. Giải pháp kỹ thuật là cách thức kỹ thuật, phương tiện kỹ thuật nhằm giải quyết một nhiệm vụ (một vấn đề) xác định. 2

2. Giải pháp quản lý là cách thức tác động của chủ thể quản lý lên các đối tượng quản lý nhằm đạt được những mục đích nhất định trong công việc thuộc bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào, trong đó có: a. Phương pháp tổ chức công việc; b. Phương pháp điều hành, kiểm tra, giám sát công việc. 3. Giải pháp tác nghiệp bao gồm các phương pháp thực hiện các thao tác kỹ thuật, nghiệp vụ trong công việc thuộc bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào, trong đó có: a. Phương pháp thực hiện các thủ tục hành chính; b. Phương pháp thẩm định, giám định, tư vấn, đánh giá; c. Phương pháp tuyên truyền, đào tạo, giảng dạy, huấn luyện. 4. Giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật là phương pháp, cách thức hoặc biện pháp áp dụng một giải pháp kỹ thuật đã biết vào thực tiễn. Chương II NỘI DUNG SÁNG KIẾN Điều 4. Tiêu chuẩn sáng kiến 1. Giải pháp được công nhận là sáng kiến nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: a. Tính mới - Không trùng với nội dung của giải pháp trong đơn đăng ký sáng kiến đã nộp trước ở Trường; - Chưa bị công bố công khai trong các văn bản, sách báo, tài liệu kỹ thuật đến mức căn cứ vào đó có thể thực hiện ngay được; - Không trùng với giải pháp của người khác đã được áp dụng hoặc áp dụng thử, hoặc đưa vào kế hoạch áp dụng, phổ biến hoặc chuẩn bị các điều kiện để áp dụng, phổ biến; - Chưa được quy định thành tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm bắt buộc phải thực hiện. b. Tính khả thi - Phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao; - Phù hợp với điều kiện thực hiện nhiệm vụ của Trường, đơn vị tại thời điểm đưa ra sáng kiến, giải pháp công tác, áp dụng công nghệ mới để triển khai; - Được áp dụng ngay trong hoạt động công tác của cá nhân, đơn vị và có khả năng phổ biến, áp dụng rộng rãi trong Trường. 3

c. Tính hiệu quả Sáng kiến được coi là có khả năng mang lại lợi ích thiết thực khi mang lại hiệu quả kinh tế hoặc lợi ích xã hội: - Hiệu quả kinh tế: Nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm về thời gian, giảm chi phí, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác - Lợi ích xã hội: Nâng cao ý thức trách nhiệm người dạy, người học, công chức, viên chức quản lý trong Trường; cải thiện điều kiện làm việc, công tác; bảo vệ cảnh quan môi trường, bảo vệ sức khỏe con người; nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập, quản lý 2. Các trường hợp sau đây không được công nhận là sáng kiến: - Giải pháp mà việc công bố, áp dụng giải pháp trái với pháp luật hoặc đạo đức xã hội; - Giải pháp là đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật tính đến thời điểm xét công nhận sáng kiến. Điều 5. Nội dung sáng kiến 1. Sáng kiến trong đào tạo, giảng dạy a. Xây dựng đề án: Đề án mở ngành, chuyên ngành đào tạo mới; Đề án liên kết đào tạo trong nước với nước ngoài; Đề án tuyển sinh; Đề án đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn. b. Xây dựng Chương trình đào tạo, chương trình môn học, đề cương học phần: Xây dựng chương trình đào tạo ngành, chuyên ngành mới; Đánh giá Chương trình đào tạo định kỳ theo quyết định của Hiệu trưởng; Học phần mới; Học phần giảng cho đối tượng mới; Học phần thay đổi số tín chỉ. c. Giáo trình và học liệu: Giáo trình biên soạn mới; Giáo trình tái bản từ 30% trở lên; Sách chuyên khảo lần đầu; Sách tham khảo lần đầu; Sách hướng dẫn giảng dạy và học tập; Sách bài tập lần đầu; Giáo trình, sách có thẩm định của Hội đồng khoa học và đào tạo trường, tài liệu dịch phục vụ cho giảng dạy, học tập của ngành, chuyên ngành, học phần. d. Đổi mới quy trình dạy học: Quy trình lên lớp; Quy trình thực hành; Quy trình thi; Quy trình chấm bài. e. Bài giảng, phương pháp giảng dạy: Bài giảng mới của Học phần; Bài giảng cho đối tượng mới; Bài giảng điện tử lần đầu; Bài giảng tiếng Anh lần đầu; Bộ slide bài giảng học phần chuẩn; Đổi mới phương pháp giảng dạy; Áp dụng phương pháp giảng dạy tiên tiến của quốc tế. g. Công tác thi: Giải pháp đổi mới phương pháp và hình thức thi; Cách thức chấm thi; Xác định và đánh giá kết quả học phần; Đổi mới trong công tác thực tập của sinh viên được áp dụng. 4

h. Sáng tạo công cụ, phương tiện trong giảng dạy và phục vụ giảng dạy: Thiết kế công cụ trực quan; Công cụ điện tử; Mô hình mô phỏng thực tiễn; Công cụ hỗ trợ trong giảng dạy, học tập được áp dụng. i. Sinh hoạt chuyên môn của bộ môn: Giải pháp đổi mới hình thức và nội dung sinh hoạt chuyên môn; k. Công tác giảng viên: Hướng dẫn giảng viên tập sự; Đề xuất phương thức mới về bồi dưỡng chuyên môn và nghiên cứu khoa học cho giảng viên trẻ. l. Hướng dẫn sinh viên đạt giải thưởng: Sinh viên đạt từ giải khuyến khích cấp trường trở lên trong cuộc thi nghiên cứu khoa học sinh viên; Sinh viên đạt giải trong các cuộc thi quốc gia, các cuộc thi quốc tế; Sinh viên đạt huy chương trong các cuộc thi quốc gia, các cuộc thi quốc tế. m. Xây dựng quan hệ tương tác, hỗ trợ người học: Đổi mới phương pháp đánh giá người học; Đổi mới công tác quản lý người học; Đổi mới phương pháp giao tiếp với người học; Phương pháp hình thành kiến thức phần mềm; Xây dựng và vận hành các giao thức, tổ chức hỗ trợ người học. n. Những sáng kiến khác được Hiệu trưởng hoặc Hội đồng sáng kiến trường công nhận. 2. Sáng kiến trong quản lý, tham mưu a. Hiệu quả trong công tác quản lý: Giải pháp đổi mới/cải tiến, nâng cao hiệu quả hoạt động trong công tác quản lý, điều hành của Nhà trường, đơn vị (Phương pháp quản lý, điều hành, tổ chức công việc; Phương pháp kiểm tra, giám sát công việc; Phương pháp khuyến khích, thi đua - khen thưởng, kỷ luật lao động ). b. Chủ trương, chính sách, chế độ: Chủ trương, chính sách, chế độ mới được đánh giá sẽ mang lại hiệu quả trong hoạt động chuyên môn và quản trị/quản lý nhà trường/đơn vị. c. Xây dựng kế hoạch: Ý kiến xây dựng văn bản quy định về chính sách, chế độ mới/sửa đổi phục vụ quản trị/quản lý nhà trường/đơn vị; Đổi mới, sáng tạo trong công tác xây dựng mới các văn bản quản lý, cơ chế chính sách của Nhà trường hoặc cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn hoạt động của Trường. d. Tổ chức thực hiện: Giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch, quyết định giúp rút ngắn thời gian thực hiện, mang lại hiệu quả kinh tế; Đề xuất cơ chế, chính sách, quy trình xử lý công việc mang lại hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ. e. Chính sách và kiểm tra: Phát hiện bất cập trong quản trị/quản lý nhà trường/đơn vị, đề xuất phương án xử lý. 5

g. Cải tiến quy trình: Giải pháp đơn giản hóa thủ tục hành chính trong thực hiện nhiệm vụ. h. Nâng cao hiệu quả kinh tế: Giải pháp giảm chi phí hoạt động, nâng cao chất lượng dạy và học hoặc lợi ích xã hội, người học; nâng cao công tác thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí. 3. Sáng kiến trong nghiên cứu khoa học a. Sáng kiến cho đề tài nghiên cứu khoa học các cấp: Kết quả nghiên cứu của đề tài các cấp được áp dụng trong thực tế. b. Sản phẩm công bố: Bài báo đăng trên tạp chí nằm trong danh mục của Hội đồng chức danh giáo sư; Bài báo đăng trên tạp chí khoa học ngoài danh mục của hội đồng (Đối với những chuyên ngành không phải là kinh tế); Bài đăng trong kỷ yếu hội thảo quốc gia/quốc tế (Có giấy phép xuất bản và có số ISBN); Bài viết khoa học theo đơn đặt hàng của cơ quan trung ương (Có giấy mời đặt hàng và có minh chứng được công bố); Bài báo quốc tế. c. Sáng kiến cho hoạt động hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học: Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học được giải cấp trường, vận động viên đạt giải cấp trường; Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học được giải cấp bộ, vận động viên đạt giải cấp bộ và các giải thưởng tương đương; Đạt giải nghiên cứu khoa học, huy chương và tương đương từ cấp Bộ, Thành phố trở lên. d. Ý kiến đóng góp cho các sở, ban, ngành theo đơn đặt hàng. Kết quả được chấp nhận sử dụng theo yêu cầu. 4. Sáng kiến trong thừa hành, phục vụ a. Cải tiến quy trình làm việc: Giải pháp cải tiến quy trình giải quyết công việc nhanh gọn, thuận tiện, tiết kiệm thời gian cho cán bộ, giảng viên, sinh viên, học viên và người đến liên hệ công tác. b. Nâng cao hiệu quả trong công việc: Áp dụng giải pháp mới để nâng cao chất lượng công việc, tăng năng suất lao động, rút ngắn thời gian thực hiện nhiệm vụ. c. Tổ chức nơi làm việc: Áp dụng giải pháp đổi mới trong tổ chức nơi làm việc như: Sắp xếp, làm mới nơi làm việc; Sắp xếp, lưu trữ, quản lý hồ sơ công việc khoa học; Xây dựng kế hoạch công việc của đơn vị, của trường có hiệu quả hơn thời gian trước. d. Tăng cường đoàn kết trong nội bộ đơn vị và trong trường: Giải pháp xây dựng khối đoàn kết nội bộ, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc, cuộc sống; Giải pháp đổi mới loại hình hoạt động công tác đoàn thể đem lại hiệu quả cao, thu hút đông đảo cán bộ, giảng viên, công nhân viên của trường và đơn vị tham gia. 6

e. Thái độ trong công việc: Giải pháp đổi mới phương pháp phục vụ làm tăng mức độ hài lòng đối với cán bộ, giảng viên, người học, góp phần nâng cao uy tín cho Trường. g. Các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ, phục vụ góp phần nâng cao uy tín của Trường: Giải pháp phục vụ, chăm sóc sức khỏe cho người lao động và người học tốt hơn; Giải pháp nâng cao uy tín, quảng bá hình ảnh của Trường và đơn vị thu hút nhiều thí sinh thi vào trường; Giải pháp nâng cao dịch vụ phục vụ người học; Giải pháp đẩy nhanh tiến độ công việc. h. Khai thác hiệu quả tài sản (máy móc, thiết bị, máy tính ) của Trường: Giải pháp sử dụng an toàn, hiệu quả máy móc, thiết bị, máy tính và phòng chống cháy nổ; Giải pháp tiết kiệm nhiên liệu, chi phí; Giải pháp nâng cao tuổi thọ giảm đầu tư mới máy móc, thiết bị. i. Giải pháp đổi mới kỹ thuật, áp dụng phần mềm mới, máy móc thiết bị (thay thế, sửa chữa, nâng cấp...) nhằm hỗ trợ hoạt động quản lý, giảng dạy, và nghiên cứu khoa học hiệu quả hơn. k. Giải pháp đổi mới, tăng cường công tác an ninh, trật tự và đảm bảo an toàn tài sản trong khu vực trường. 5. Các giải pháp khác ngoài các giải pháp nêu trên. 6. Các sáng kiến được áp dụng ở ngoài trường Đại học Kinh tế Quốc dân thuộc các lĩnh vực nêu trên nhưng có ảnh hưởng và có thể áp dụng ở trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Điều 6: Đối tượng được tính sáng kiến Đối tượng được tính công nhận sáng kiến là tác giả, đồng tác giả và các thành viên tham gia có nội dung sáng kiến quy định tại Điều 5 của Quy định này. Chương III CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Điều 7. Hồ sơ đăng ký sáng kiến 1. Sáng kiến đăng ký trước: Bước 1: Tháng 9 hàng năm, các đơn vị đăng ký sáng kiến theo (Mẫu 1) nộp về phòng Quản lý Khoa học. Trường hợp cá nhân, đơn vị có sáng kiến đột xuất trong quá trình thực hiện công việc đạt các tiêu chuẩn quy định tại Điều 5 được xem xét công nhận sáng kiến. Bước 2: Từ ngày 01 tháng 5 đến ngày 10 tháng 5 hàng năm, các cá nhân đề nghị xét công nhận sáng kiến nộp Báo cáo kết quả thực hiện sáng kiến theo (Mẫu 2) nộp về Hội đồng sáng kiến đơn vị. 7

Bước 3: Từ ngày 10 tháng 5 đến ngày 20 tháng 5 hàng năm, Hội đồng sáng kiến đơn vị tổ chức họp để xem xét, đánh giá. Kết quả họp xét duyệt phải được ghi biên bản và lưu tại đơn vị. Bước 4: Từ ngày 21 tháng 5 đến ngày 28 tháng 5 hàng năm, Trưởng các đơn vị gửi hồ sơ về thường trực Hội đồng sáng kiến Trường. Hồ sơ gồm: Phiếu đăng ký sáng kiến, Biên bản họp Hội đồng sáng kiến cấp đơn vị, Báo cáo kết quả thực hiện sáng kiến và Bảng tổng hợp đề nghị công nhận sáng kiến theo (Mẫu 4). Bước 5: Từ ngày 02 tháng 6 đến ngày 15 tháng 6 hàng năm, Hội đồng sáng kiến cấp Trường họp xét, đánh giá, công nhận sáng kiến. Bước 6: Từ 16 tháng 6 đến ngày 30 tháng 6 hàng năm, thường trực Hội đồng sáng kiến Trường tập hợp hồ sơ trình Hiệu trưởng ký ban hành Quyết định công nhận sáng kiến. Kết quả công nhận sáng kiến là cơ sở đề nghị tặng thưởng danh hiệu thi đua - khen thưởng các cấp. 2. Sáng kiến không đăng ký trước: Nếu tác giả/đồng tác giả không đăng ký sáng kiến trước phải có Giấy đề nghị công nhận sáng kiến theo (Mẫu 3) và Báo cáo kết quả thực hiện sáng kiến (Mẫu 2). (Nếu là đồng tác giả thì phải tự xác định tỷ lệ đóng góp của từng tác giả vào sáng kiến) và thực hiện quy trình đăng ký sáng kiến tại khoản 1 Điều này (bắt đầu từ Bước 2). Điều 8: Hủy sáng kiến Các sáng kiến bị thu hồi công nhận sáng kiến trong trường hợp sáng kiến không đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 7 quy định này. Tác giả sáng kiến sẽ nhận được thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do thu hồi. Chương IV HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN Điều 9. Hội đồng sáng kiến 1. Thành lập Hội đồng sáng kiến cấp Trường: Hội đồng sáng kiến cấp Trường do Hiệu trưởng quyết định thành lập. Đơn vị thường trực Hội đồng sáng kiến cấp Trường là phòng Quản lý Khoa học (Số lượng Hội đồng sáng kiến là số lẻ). 2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng sáng kiến cấp Trường: a. Tổ chức đánh giá giải pháp được yêu cầu công nhận sáng kiến theo các điều kiện quy định tại Quy định này, lập biên bản tổng hợp kết quả đánh giá theo năm học. 8

b. Mời chuyên gia để tư vấn về mặt chuyên môn cho Hội đồng trong trường hợp cần thiết. c. Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về giữ bí mật, công bố thông tin có liên quan đến sáng kiến. d. Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến kết quả đánh giá của Hội đồng sáng kiến cấp Trường. 3. Nhiệm vụ của Thường trực Hội đồng sáng kiến a. Quản lý và hướng dẫn nghiệp vụ về việc đăng ký, xét duyệt, thử nghiệm, hồ sơ, công nhận, áp dụng và các công việc khác liên quan đến sáng kiến. b. Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ yêu cầu công nhận sáng kiến, làm thủ tục cho rút đơn yêu cầu công nhận sáng kiến (khi cần). c. Tổng hợp, xem xét, phân loại, dự kiến thời gian họp, gửi hồ sơ yêu cầu công nhận sáng kiến cho các thành viên Hội đồng sáng kiến nghiên cứu trước khi họp và tổ chức họp Hội đồng. d. Hoàn thiện biên bản sau khi Hội đồng sáng kiến họp, trình Chủ tịch Hội đồng sáng kiến quyết định công nhận hoặc cấp giấy chứng nhận sáng kiến cho những trường hợp đủ điều kiện công nhận là sáng kiến. e. Hướng dẫn thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả cho sáng kiến. Điều 10. Phương pháp làm việc của Hội đồng sáng kiến 1. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ. 2. Từng thành viên của Hội đồng sáng kiến xem xét tóm tắt hồ sơ yêu cầu công nhận sáng kiến và cho ý kiến thảo luận, nhận xét, đánh giá. Quyết định của Hội đồng được thông qua theo nguyên tắc biểu quyết hoặc bỏ phiếu kín với ít nhất 2/3 ý kiến đồng ý của các thành viên Hội đồng. 3. Khi cần thiết, Hội đồng sáng kiến mời cá nhân có đơn đề nghị công nhận sáng kiến đến trình bày (bảo vệ) sáng kiến của mình. Điều 11. Chế độ làm việc của Hội đồng sáng kiến 1. Hội đồng sáng kiến họp định kỳ vào tháng 6 hàng năm; trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng có thể triệu tập cuộc họp bất thường để xem xét hồ sơ đề nghị công nhận sáng kiến hoặc hủy bỏ sáng kiến. 2. Các thành viên Hội đồng sáng kiến có trách nhiệm tham gia đầy đủ các cuộc họp của Hội đồng (trường hợp vắng mặt phải được sự đồng ý của Chủ tịch Hội đồng). Các cuộc họp của Hội đồng phải có ít nhất 2/3 số thành viên có mặt mới được coi là hợp lệ. 9

Điều 12. Kinh phí hoạt động của Hội đồng sáng kiến 1. Kinh phí hoạt động của Hội đồng sáng kiến được Nhà trường đảm bảo. 2. Nội dung chi bao gồm: Xây dựng văn bản, thư ký tổng hợp tài liệu, chi cho các kỳ họp của Hội đồng sáng kiến, văn phòng phẩm... Mức chi theo các quy định hiện hành của Nhà nước và của Trường. Chương V ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 13: Quy định về sửa đổi, bổ sung Trong quá trình thực hiện Quy định này, nếu có vấn đề phát sinh, các đơn vị, cá nhân có liên quan phản ánh với Lãnh đạo Trường (qua Thường trực Hội đồng sáng kiến) để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Điều 14. Điều khoản thi hành 1. Trưởng các đơn vị trực thuộc Trường có trách nhiệm tổ chức thực hiện các phong trào thi đua phát huy sáng kiến trong tập thể của đơn vị mình. 2. Các đơn vị trực thuộc Trường có trách nhiệm xây dựng và thể chế hóa việc khen thưởng thành tích trong hoạt động sáng kiến đưa vào quy chế hoạt động của đơn vị. 3. Quy định này có hiệu lực kể từ năm học 2018-2019./. HIỆU TRƯỞNG (Đã ký) GS.TS. Trần Thọ Đạt 10

Mẫu 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN ĐĂNG KÝ SÁNG KIẾN Kính gửi:... Họ, tên, đơn vị, trình độ chuyên môn, học vấn của tác giả/đồng tác giả: Đăng ký sáng kiến:...(tên giải pháp). Thời gian áp dụng sáng kiến (từ ngày đến ngày): MÔ TẢ GIẢI PHÁP 1. Tình trạng trước khi áp dụng giải pháp đăng ký:...(nêu thuận lợi, khó khăn, ưu, khuyết điểm của các giải pháp hiện đang được áp dụng tại đơn vị). 2. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp đăng ký: 3. Nội dung của giải pháp:...(ghi thành các mục rõ ràng, thời gian thực hiện) 4. Những điểm khác biệt của giải pháp đăng ký so với giải pháp đang được áp dụng: STT Điểm khác Giải pháp đăng ký Giải pháp đang được áp dụng 5. Khả năng áp dụng giải pháp:... (nêu lĩnh vực, địa chỉ mà giải pháp có thể áp dụng, những điều kiện cần thiết để áp dụng giải pháp đó): 6. Lợi ích thu được nếu giải pháp được áp dụng:...(số liệu cụ thể kèm theo căn cứ, cơ sở để xác định, đánh giá). Tôi/chúng tôi cam đoan những điều khai trong đơn là đúng sự thật. Hà Nội, ngày tháng năm Tác giả/đồng tác giả(*) (họ, tên, chữ ký) Ghi chú: (*) Nếu là đồng tác giả thì phải tự xác định tỷ lệ đóng góp của từng người vào sáng kiến. 11

Mẫu 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN Kính gửi:.. 1. Họ, tên, đơn vị, trình độ chuyên môn, học vấn của tác giả/đồng tác giả. 2. Tên giải pháp:... 3. Thời gian thử nghiệm (bắt đầu, kết thúc):.... 4. Nơi thử nghiệm:.. 5. Nội dung đã thử nghiệm (ghi thành các mục rõ ràng, quá trình thực hiện):... 6. Kết quả thử nghiệm (số liệu cụ thể):...... 7. Sản phẩm được tạo ra từ việc thử nghiệm giải pháp (tên, khối lượng, số lượng, thông số của sản phẩm): Tôi/chúng tôi cam đoan những điều khai trên đây là đúng sự thật. 12 Hà Nội, ngày tháng năm 20 Tác giả/đồng tác giả (*) (ký và ghi rõ họ tên) Ghi chú: (*) Nếu là đồng tác giả thì phải tự xác định tỷ lệ đóng góp của từng người vào sáng kiến.

Mẫu 3 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc GIẤY ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN (áp dụng cho trường hợp sáng kiến không đăng ký trước) Kính gửi:... Họ, tên, đơn vị, trình độ chuyên môn, học vấn của tác giả/đồng tác giả:... Đề nghị xét công nhận sáng kiến:...(tên giải pháp). MÔ TẢ GIẢI PHÁP 1. Tình trạng trước khi áp dụng giải pháp (nêu thuận lợi, khó khăn, ưu, khuyết điểm của các giải pháp hiện đang được áp dụng):... 2. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp đăng ký:... 3. Nội dung của giải pháp (ghi thành các mục rõ ràng, quá trình thực hiện):... 4. Những điểm khác biệt của giải pháp so với giải pháp đang được áp dụng: STT Điểm khác Giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến Giải pháp đang được áp dụng 5. Khả năng áp dụng giải pháp (nêu lĩnh vực, địa chỉ mà giải pháp có thể áp dụng, những điều kiện cần thiết để áp dụng giải pháp đó):... 6. Kết quả thực hiện giải pháp: (phụ lục kèm theo). Tôi/chúng tôi cam đoan những điều khai trên là đúng sự thật. Hà Nội, ngày tháng năm 20 Tác giả/đồng tác giả (*) (ký và ghi rõ họ tên) Ghi chú: (*) Nếu là đồng tác giả thì phải tự xác định tỷ lệ đóng góp của từng người vào sáng kiến. 13

Mẫu 4 TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN ĐƠN VỊ:. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày... tháng... năm. TỔNG HỢP SÁNG KIẾN TT Họ và tên tác giả sáng kiến Tên sáng kiến (giải pháp) Nội dung sáng kiến (giải pháp) Nơi áp dụng sáng kiến Thời gian áp dụng sáng kiến Tác dụng/hiệu quả 1 2 3... TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký, ghi rõ họ và tên) NGƯỜI TỔNG HỢP (Ký, ghi rõ họ và tên) 14