LỜI CẢM ƠN

Tài liệu tương tự
KỸ NĂNG GIAO TIẾP ỨNG XỬ Trong cuộc sống, trong giao tiếp hàng ngày con người luôn phải ứng phó với biết bao tình huống, có lúc dễ dàng xử lý, có lúc

Tác giả: Giáo sư Andreas Thalassinos (Trưởng phòng Đào tạo của FXTM)

MỞ ĐẦU

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG TXD CẨM NANG XÂY NHÀ Dành cho người xây nhà 1 P a g e

Vinashin: Vỡ nợ hay phá sản về chiến lược? Nam Nguyên, RFA Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam Vinashin làm thất thoát tỷ đồng gâ

Hãy để mọi chuyện đơn giản - Tolly Burkan

Những bài văn miêu tả đồ vât lớp 4

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Phong thủy thực dụng

PHÁP MÔN TỊNH ÐỘ HT. Trí Thủ ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên Link A

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

Microsoft Word - khoahochethong.docx

Tả cảnh mặt trời mọc trên quê hương em

Document

MỘT CÁCH NHÌN VỀ MƯỜI BA NĂM VĂN CHƯƠNG VIỆT NGOÀI NƯỚC ( ) (*) Bùi Vĩnh Phúc Có hay không một dòng văn học Việt ngoài nước? Bài nhận định dướ

Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên)

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI! Lý thuyết và thực hành dành cho các Trưởng Hướng Đạo Nam và nữ. Hướng Đạo, đơn giản thế thôi! 1

binhnguyenloc.com 1 a êm Tr ng S p Bình-nguyên L c Làm xong bài toán hình h c không gian, Nhan ngáp dài. Nàng xem l i ng h tay thì th y ã m i gi b n m

NHỮNG HOẠT ĐỘNG

CHƯƠNG 4

Bình giảng bài thơ Mưa xuân của Nguyễn Bính

Microsoft Word - Phan 8H

Gian

PGS, TSKH Bùi Loan Thùy PGS, TS Phạm Đình Nghiệm Kỹ năng mềm TP HCM, năm

Phần 1

LÔØI TÖÏA

Bình giảng tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu

Tủ lạnh Hướng dẫn sử dụng RT53K*/RT50K*/RT46K*/RT43K* Thiết bị không có giá đỡ Untitled :23:47

Microsoft Word - KHÔNG GIAN TINH THẦN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU TRANG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG HÁT CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC TRƯ

1 LƯU ĐÌNH NAM

Bảo tồn văn hóa

Phân tích nhân vật Ông Sáu trong truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng

365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Giới thiệu chiếc bánh chưng ngày Tết – Văn mẫu lớp 9

Làm thế nào để chinh phục đối phương Tako Kagayaki Ebook miễn phí tại :

Kinh Ðại Phương Ðẳng Như Lai Bất Tư Nghì Cảnh Giới Đời Ðường, Tam Tạng Pháp Sư Xoa Nan Ðà, Người nước Vu Ðiền dịch từ Phạm Văn qua Hoa Văn Việt Dịch:

Đề cương chương trình đại học

Suy nghĩ về thời gian và giá trị của thời gian đối với cuộc sống con người

ĐẠI CƯƠNG VỀ TÂM LÝ VÀ TÂM LÝ HỌC NHÀ TRƯỜNG

13. CTK tin chi - CONG NGHE MAY - THIET KE THOI TRANG.doc

2018 Nhận xét, phân tích, góp ý cho Chương trình môn Tin học trong Chương trình Giáo dục Phổ thông mới

Microsoft Word - CXLKTS-Mat_ Tran_ Van_ Hoa_ Giua_ Ta_ va_ Tau U.doc

NHÀ THƠ HỮU LOAN, LẦN GẶP MẶT Cung Tích Biền Sau tháng Tư 1975, tôi có dịp gặp gỡ các văn nghệ sĩ từ miền Bắc vào Nam. Những cuộc gặp lẫn gỡ này, cái

INSTRUCTION MANUAL AQR-IFG50D

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG DẠY HỌC MÔN TRANG TRÍ CHO NGÀNH CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TIỂU HỌC

Phân tích đoạn trích “Trao duyên” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

VINCENT VAN GOGH

M¤ §UN 6: GI¸o dôc hoµ nhËp cÊp tiÓu häc cho häc sinh tù kû

Những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hành vi mua sắm Những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hành vi mua sắm Bởi: Khuyet Danh H.4.2 giới thiệu một mô hình ch

Soạn bài liệt kê

Cảm nhận về bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

MICHAEL WILKINSON ĐỌC VỊ KHÁCH HÀNG BUYING STYLES Bản quyền tiếng Việt 2011 Công ty Sách Alpha Tùng Linh dịch NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG - XÃ HỘI Dự án 1.0

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XV

CHÍNH TRỊ - KINH TẾ HỌC Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam Nguyễn Anh Bắc * Tóm tắt: Doanh nghiệp

SÁCH TRÒ CHƠI AWANA

Một khuôn khổ cho việc hoạch định chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc Những ai suy nghĩ nghiêm túc về quan hệ Mỹ - Trung đều

Mười Vạn Câu Hỏi Vì Sao?: Toán Học Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Tiêu chuẩn hành động bom mìn quốc tế (IMAS) - Giáo dục Nguy cơ Bom mìn - Hướng dẫn thực hành tốt nhất 1 - GIỚI THIỆU VỀ GIÁO DỤC NGUY CƠ BOM MÌN

Microsoft Word - Ban tom tat.doc

GVHD: NGUYỄN THỊ HIỀN CÁC PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN CÁ Luận văn Các phương pháp bảo quản cá 1

Giới thiệu về ngôi trường mà em đang học

RC LEXUS TRUNG TÂM SÀI GÒN: 264 Trần Hưng Đạo, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Điện thoại: LEXUS THĂNG LONG: Ngã

BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN Tháng

SoŸt x¾t l·n 1

03. CTK tin chi - CONG NGHE KY THUAT CO KHI.doc

Độc công tử

Tả cây vải nhà em

Thuyết minh về hoa đào – Văn mẫu lớp 8

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG VŨ VĂN HƯNG QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA Ở HUYỆN NINH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG L

daithuavoluongnghiakinh

Tả một cảnh đẹp mà em biết

Microsoft Word - vanhoabandia (1)

Phân tích truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê

Microsoft Word _TranNgocVuong

Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Khối 1 Giáo viên: Nguyễn Thanh Quang Ngày dạy: thứ, ngày tháng năm 201 Môn Mỹ thuật tuần 19 Chủ đề EM VÀ NHỮNG VẬT NU

Nội san số 11, tháng 4 năm 2016 Kyõ thuaät chaøo Haï 6 th Floor, TID Building, # 4, Lieu Giai Street Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam

19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM

Hotline: Mai Châu - Hòa Bình 2 Ngày - 1 Đêm (T-D-VNMVHBVCI-36)

CÔNG BÁO/Số ngày BỘ XÂY DỰNG BỘ XÂY DỰNG Số: 10/2010/TT-BXD CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nộ

Microsoft Word - SC_AT1_VIE.docx

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

Kế hoạch sử dụng đất quận Ba Đình năm 2016

Đặc Sản U Minh Hạ Quê Tôi Nguyễn Lê Hồng Hưng Quê hương của Trúc Thanh nằm nép mình cuối dãy Trường Sơn. Nơi đó có núi, rừng, ruộng, rẫy và biển xanh.

Kỹ năng tạo ảnh hưởng đến người khác (Cẩm nang quản lý hiệu quả) Roy Johnson & John Eaton Chia sẽ ebook : Tham gia cộn

Chương 5: Mục tiêu chương 5: BẢN MẶT CẦU - HỆ MẶT CẦU 218 Chương 5: Bản mặt cầu Hệ dầm mặt cầu Cung cấp kiến thức cơ bản cho người học thiết kế bản mặ

LUẬT BẤT THÀNH VĂN TRONG KINH DOANH Nguyên tác: The Unwritten Laws of Business Tác giả: W. J. King, James G. Skakoon Người dịch: Nguyễn Bích Thủy Nhà

CPKN

LỜI NÓI ĐẦU Ebook miễn phí tại : Khi tình yêu đồng nghĩa với đau khổ, nghĩa là bạn đang yêu mù quáng. Khi phần lớn những cuộc trò chuy

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT MAI VĂN SỸ NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH THÀNH PHỐ ẢO PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUY HOẠCH ĐÔ THỊ TÓM TẮT LUẬN

CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TÍCH CỰC

Tác Giả: Federico Moccia Người Dịch: Hồ Thủy An ANH KHÁT KHAO EM Phần 6 Chương 11 Tại Castel di Guido, buổi tiệc đang đến hồi hấp dẫn. Bên trong là ti

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

1

năm TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LONG TRƯỜNG

Trước khi sử dụng Hướng dẫn cơ bản Hướng dẫn chuyên sâu Thông tin cơ bản về máy ảnh Chế độ tự động / Chế độ bán tự động Hướng dẫn sử dụng máy ảnh Chế

TCVN T I Ê U C H U Ẩ N Q U Ố C G I A TCVN :2013 ISO :2013 Xuất bản lần 1 BIỂU ĐỒ KIỂM SOÁT PHẦN 2: BIỂU ĐỒ KIỂM SOÁT SHEWHART Control char

Bản ghi:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG BÙI KIM NHƯ ỨNG DỤNG LƯỢC ĐỒ PHÂN MẢNH BẬC CAO XÂY DỰNG ĐỐI TƯỢNG 3D Chuyên ngành : Khoa học máy tính Mã số: 60.48.01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT Đà Nẵng - Năm 2013

Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN TẤN KHÔI Phản biện 1: TS. NGUYỄN THANH BÌNH Phản biện 2: TS. TRƯƠNG QUỐC ĐỊNH Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ kỹ thuật họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 8 tháng 6 năm 2013. * Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng

1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Mô hình hóa hình học là một ngành khoa học máy tính chuyên nghiên cứu về các phương pháp, kỹ thuật để có thể mô tả và thao tác trên các đối tượng của thế giới thực bằng máy tính. Một trong những vấn đề chính trong việc thiết kế một mô hình hóa hình học là lựa chọn một phương pháp toán học cho các đường cong và bề mặt của đối tượng. Lựa chọn một phương pháp toán học thì đặc biệt quan trọng bởi vì các thao tác sau này cũng như phân tích đều phụ thuộc rất nhiều vào các phương pháp này. Trong sinh học, người ta có thể quan tâm đến mô hình hóa các hình dạng của các tế bào hoặc phân tử dựa trên dữ liệu thu được bằng kính hiển vi điện tử. Những hình ảnh chi tiết của các cơ quan nội tạng con người như tim mạch và nội khoa như tim, phổi, gan Trong phẫu thuật thẩm mỹ, khuôn mặt được mô hình hóa toán học. Mô hình này sau đó được thao tác để hiển thị hình ảnh sau khi phẫu thuật. Trong phẫu thuật chỉnh hình, người ta quan tâm đến bên trong xương và xương tham gia với nhau như thế nào. Trong máy tính thì các thông tin để tránh chướng ngại hoặc kiểm soát công cụ được cung cấp cho một con robot hay chip. Hoặc trong thiết kế và sản xuất các hình dáng bên ngoài của tàu, ô tô, tàu ngầm và máy bay... và còn thiết kế phông chữ cho các ngôn ngữ khác nhau [5][6]. Lược đồ phân mảnh (Subdivision Scheme) là mới nhất và đang được sử dụng phổ biến nhất trong mô hình hình học. Nghiên cứu về lược đồ này đã được quan tâm rất lâu trên thế giới. Lược đồ phân mảnh lần đầu tiên được đề xuất vào những năm 1970, có nhiều người tập trung quan tâm và nghiên cứu về chủ đề này vì tính hiệu

2 quả và đơn giản của nó. Bề mặt phân mảnh(subdivision surface) đã được chứng minh là một công cụ mô hình hữu ích là một phần của tất cả các gói mô hình chuẩn 3Dmax. Hiện nay phân mảnh đường cong và mặt cong khá phổ biến trong đồ họa máy tính và mô hình hóa hình học. Quá trình phân mảnh làm mịn các đa giác. Nếu phương pháp phân mảnh được chọn lựa chính xác thì các kết quả của quá trình phân mảnh đối tượng sẽ rất mịn. Do việc phân mảnh có thể tạo ra các cấu trúc đường cong, mặt cong mịn và trơn nên phân mảnh được xem như một phần tách rời của mô hình hóa hình học [10]. Mô hình phân mảnh bề mặt lưới đang trở thành mô hình được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ các ngành công nghiệp sản xuất đến các ngành công nghiệp giải trí. Điều này là do ưu điểm của phân mảnh bề mặt được đặc trưng chủ yếu bởi khả năng đại diện cho bề mặt thông qua các cấu trúc liên kết tùy ý. Phân mảnh mặt lưới cũng kế thừa các thuộc tính chủ yếu như sự thay đổi liên tục của bề mặt, trên một vùng cục bộ của bề mặt lưới. Những cấu trúc liên kết bất thường của bề mặt lưới được xử lý bằng cách điều chỉnh các toán tử phân mảnh để tạo ra độ mịn cần thiết. Cách tiếp cận này là cơ sở của lĩnh vực thiết kế mô hình hóa hình học nhờ máy tính. Một vấn đề đặt ra là làm thế nào để xây dựng lược đồ phân mảnh đường và mặt cong bậc cao hơn, thông qua việc sử dụng các phương pháp phân tích, phát triển công cụ toán học nhằm đáp ứng tất cả các nhu cầu biểu diễn các đối tượng 3D phức tạp[30]. Xuất phát từ những nhu cầu thực tiễn và tính cấp bách, tôi chọn đề tài luận văn cao học

3 Ứng dụng lược đồ phân mảnh bậc cao xây dựng đối tượng 3D 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu - Xây dựng đối tượng vật thể từ một khung lưới thô ban đầu để ứng dụng trong mô hình chế tạo máy, game, sản xuất ô tô, phim hoạt hình 3D và CAD/CAM. 2.2. Nhiệm vụ chính của đề tài - Tìm hiểu về đường và mặt cong tham số B-spline, NURBS - Tìm hiểu về lý thuyết các lược đồ phân mảnh thông dụng: Loop, Doo-Bin, Chaikin, Catmull Clark - Tìm hiểu về lý thuyết lược đồ phân mảnh bậc cao 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: đường và mặt cong tham số B-spline, NURBS, thuật toán tinh chỉnh và làm mượt lược đồ phân mảnh bậc cao. - Phạm vi nghiên cứu: lược đồ phân mảnh bậc cao không đều và hữu tỷ dựa trên thuật toán chèn véctơ nút. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp lý thuyết: Nghiên cứu về lý thuyết phân mảnh bề mặt bậc cao không đều. - Phương pháp phân tích: Phân tích và thu thập thông tin trên các bài báo, nghiên cứu dựa trên các kết quả trước đó, đồng thời đưa ra các nhận xét và từ đó nghiên cứu đề xuất cải tiến. - Nghiên cứu về lý thuyết đường và mặt cong tham số NURBS.

4 - Nghiên cứu các phương pháp phân mảnh bề mặt. - Phương pháp thực nghiệm và triển khai: Xây dựng chương trình thử nghiệm bằng ngôn ngữ C++ và sử dụng thư viện đồ họa OpenGL, dữ liệu thực nghiệm là khung lưới thô ban đầu. Xây dựng chương trình thực nghiệm. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 5.1. Ý nghĩa khoa học - Đề xuất hướng nghiên cứu hỗ trợ cho việc mô phỏng các đối tượng trong thế giới thực, mô phỏng hình học, game và phim hoạt hình 3D - Giải pháp xây dựng đối tượng vật thể từ khung lưới thô ban đầu 5.2. Ý nghĩa thực tiễn - Đưa ra giải pháp góp phần hỗ trợ cho việc thiết kế đối tượng 3D mịn và mượt hơn. - Cung cấp chức năng mô hình hóa đối tượng 3D, thao tác trên đối tượng 3D và hiển thị các thông số hình họa của đối tượng. - Kết xuất tập tin mô tả thông tin về đối tượng. 6. Cấu trúc của luận văn Bố cục của luận văn bao gồm các chương sau: Chương 1: Tổng quan về mô hình hóa đối tượng 3D Phần này sẽ trình bày tổng quan về lý thuyết biểu diễn đối tượng 3D, lý thuyết đường và mặt cong tham số B-spline. Mô tả sự ra đời của bề mặt NURBS và cách phân mảnh cho bề mặt bắt đầu từ sự hình thành của đường cong B-spline.

5 Chương 2: Phương pháp phân mảnh bề mặt Phần này sẽ trình bày về lược đồ phân mảnh, các khái niệm phân mảnh bề mặt dạng đều và không đều. Kỹ thuật chèn véctơ nút trong lược đồ phân mảnh thông dụng. Chương 3: Xây dựng lược đồ phân mảnh bậc cao. Nghiên cứu lược đồ phân mảnh bậc cao hơn. Thuật toán tinh chỉnh và làm mượt trong kỹ thuật chèn nút. Xây dựng lược đồ phân mảnh bậc cao không đều và hữu tỷ. Tiến hành cài đặt và thử nghiệm chương trình.

6 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH HÓA ĐỐI TƯỢNG 3D 1.1 CÁC PHƯƠNG PHÁP BIỂU DIỄN ĐỐI TƯỢNG 3D Khi biểu diễn một đối tượng ba chiều, ta cần phải xem xét nhiều khía cạnh. Cụ thể như đường cong, mặt cong của đối tượng. Ngoài ra, cần thêm một số thông tin về thuộc tính của đối tượng. Có nhiều phương pháp khác nhau để mô tả các đối tượng 3D. Tùy thuộc vào từng đối tượng cụ thể, có thể dùng các phương pháp thích hợp với thuộc tính của các loại đối tượng đó. Chẳng hạn để biểu diễn các đối tượng như mặt tròn xoay, các đối tượng dùng để thiết kế các mô hình máy bay, bánh răng thường được sử dụng thông qua mặt cong tham số. 1.1.1 Đường cong Các đường cong bậc càng cao thì càng phức tạp và càng đòi hỏi nhiều khối lượng tính toán. Vì thế để biểu diễn các đường này thì người ta đã nghĩ ra cách phân đoạn. Có nghĩa là đường cong phức tạp được phân ra thành từng đoạn. Mỗi đoạn lại là một đường cong nhưng có bậc nhỏ hơn. Bậc của đường cong cũng xác định độ trơn của các điểm nối giữa các phần: - Đường bậc 1 (linear): các đường cong chỉ việc đặt ở vị trí liên tiếp với nhau. - Đường bậc 2 (squadratic): các đường cong đặt ở vị trí tiếp xúc với nhau. - Đường bậc 3 (cubic): các đường cong đặt ở vị trí liên tiếp với nhau. Tham số của đường cong (Parameter): Các tham số là các giá trị bằng số duy nhất của các điểm (giống như là toạ độ) nằm trên

7 đường cong hay mặt cong. Tham số mà càng lớn thì điểm nằm càng cao trên đường cong. Đối với đường cong, cần một tham số xác định dọc theo chiều dài đường cong, đó là tham số U. Đối với mặt cong cần một tham số nữa để xác định theo bề rộng của mặt cong, đó là tham số V. 1.1.2 Mặt cong Bề mặt là một tập các đường cong liên kết với nhau. Và bề mặt là một lớp bao phủ các đối tượng để xác định xem đối tượng đó sẽ phản xạ ánh sáng như thế nào. Có thể bề mặt chỉ có một màu nào đó, hoặc có thể là một mẫu vật liệu, một vỏ xù xì, hoặc trơn nhẵn. 1.1.3 Bề mặt lưới 3D 1.1.4 Biểu diễn bề mặt trơn tham số 1.2 ĐƯỜNG CONG THAM SỐ B-SPLINE 1.2.1 Giới thiệu 1.2.2 Phương trình đường cong tham số B-spline 1.2.3 Véctơ nút (Knot Vectors) Một vector knot là một danh sách các giá trị tham số, hoặc các nút thắt, chỉ định khoảng cách tham số cho các đường cong Bézier có thể tạo nên một B-spline. Ví dụ, nếu một khối B-spline bao gồm bốn đường cong Bézier với khoảng tham số [1, 2], [2, 4], [4, 5], và [5, 8], vector knot sẽ [u 0,u 1, 1, 2, 4, 5, 8,u 7,u 8 ]. a. Véctơ nút dạng đều (Uniform) Trong dạng này khoảng chia các trị của véctơ nút là bằng nhau, véctơ nút này đều khi giá trị của chúng cách đều nhau một khoảng xác định. Ví dụ: [ 0 1 2 3 4 5 ] với xác định = 1 [ -0.2-0.1 0 0.1 0.2 ] với xác định = 0.1

8 Hiện nay trong các bài toán thực tế, thông thường thì véctơ nút dạng đều thường bắt đầu bằng 0 và khoảng cách là 1, đến một giá trị max hay trong dạng chuẩn là một dãy từ 0 đến 1 các khoảng cách, là một số thập phân. Ví dụ: [0 0.25 0.5 0.75 1] với xác định = 0.25 b. Véctơ nút dạng mở (Open-Uniform) Trong dạng này trị của véctơ nút tại hai điểm được lặp lại k lần đối với hàm cơ sở N i,k (t) có cấp k, các véctơ nút còn lại có khoảng cách bằng nhau: Ví dụ: k=2 [0 0 1 2 3 4 4] dạng chuẩn của véctơ nút dạng mở là: k=2 [0 0 1/4 1/2 3/4 1 1] Số các véctơ nút được tính theo m=n+k+1. Đặc biệt khi cấp của hàm cơ sở bằng với số véctơ kiểm soát k=n+1 và các véctơ nút là dạng mở thì đường cong B-spline trùng với đường cong Bézier. Trong trường hợp này véctơ nút có k trị 0 theo sau là k trị 1. Ví dụ: k=4 và đa giác kiểm soát có 4 véctơ thì véctơ nút dạng mở là [0 0 0 0 1 1 1 1] c. Véctơ nút dạng không đều (Non-Uniform) Các véctơ nút với khoảng cách tùy ý thì giá trị các nút xuất hiện tại các biên được lặp lại và các nút bên trong các bước tăng bằng nhau. Nếu một trong hai điều kiện này hoặc cả hai điều kiện này không được thoả mãn thì véctơ nút là không đều Ví dụ: Các nút không đều có thể tạo ra bằng cách đặt các giá trị lặp lại đối với các nút ở khoảng giữa [0 1 2 3 3 4 5]. Hãy tạo ra bước nhảy không bằng nhau giữa các nút [0.0 0.2 0.5 0.75 1.0]

9 Các véctơ nút loại đều cho phép người dùng dễ hình dung và xử lý trong các phép toán nhưng trong một số các trường hợp bước nút không đều lại có những ưu điểm đặc biệt. Ví dụ như trong khi thiết kế hình dạng của đường cong đặc biệt. 1.2.4 Phép chèn véctơ nút 1.3 MẶT CONG THAM SỐ B-SPLINE 1.4 ĐƯỜNG VÀ MẶT CONG THAM SỐ NURBS 1.4.1 Giới thiệu NURBS (Non-Uniform Rational B-Spline) là một dạng tổng quát các đường cong tham số. Các đường cong này có khả năng phù hợp đặc biệt trong biểu diễn đối tượng 3D bởi vì NURBS cung cấp tính liên tục tốt với một lượng tối thiểu các điểm điều khiển (control points). Một số thuật ngữ được diễn giải như sau : Non-Uniform là phần tham số hoá của đường cong. Rational là phương trình hữu tỉ của đường cong. B- splines là các đường cong đa thức có thể hiện theo tham số. Đặc biệt NURBS sử dụng các phương trình tham số để biểu diễn đường cong. Các đường cong và bề mặt NURBS có rất nhiều ứng dụng trong thiết kế công nghiệp tự động. Đây là những nơi có các hình dạng trơn tru với lượng dữ liệu tối thiểu phù hợp với yêu cầu đặt ra. Các đường cong NURBS phát huy hiệu quả cao trong việc tạo ra đường chuyển động liên tục với đối tượng được linh hoạt hóa. 1.4.2 Phương trình đường cong tham số NURBS Phương trình toán học biểu diễn đường cong NURBS như sau:

10 Cu ( ) n i 0 n N ( u).w. P i 0 i, k i i N i, k ( u).w i a u b Trong đó: - P i là điểm điều khiển - w i là trọng số - N i,k là B-spline cơ sở cấp k của đường cong B-spline - u = [u 0, u 1,.., u m ] là véctơ nút và thuộc khoảng [0,1] với điều kiện là không đều. 1.4.3 Phương trình mặt cong tham số NURBS S( u, v) n m i 0 j 0 n m i 0 j 0 w. N ( u). N ( u). P i, j i, k j, l i, j w. N ( u). N ( u) i, j i, k j, l 0 u 1 và 0<v<1 Trong đó: - (n,m): cấp của ma trận điều khiển - (k.l) : là bậc theo hai hướng u,v của mặt cong NURBS - P i,j : là các điểm điều khiển - N i,k (u), N j,l (u) là các hàm B-spline cơ sở - w i,j là trọng số của điểm P i,j trong hệ tọa độ thuần nhất với w i,j 0 1.4.4 Tính liên tục của đường cong tham số NURBS Tính liên tục của đường cong tham số tại một điểm dừng mô tả làm thế nào những đường cong gặp nhau tại các điểm dừng. Các đường cong không có tính liên tục: - C 0 liên tục: Các điểm đầu và điểm cuối của hai đường cong có tính liên tục. - C 1 liên tục: Các đường cong có tiếp tuyến giống hệt nhau tại điểm dừng.

11 - C 2 liên tục: Các đường cong có độ cong giống hệt nhau tại điểm dừng. 1.5 KẾT CHƯƠNG Trong chương này trình bày các phương pháp biểu diễn các đối tượng trong không gian ba chiều mà yếu tố cơ bản để mô phỏng đối tượng 3D chính là đường và mặt cong tham số. Việc tạo ra các đường cong theo ý muốn cũng là vấn đề thường gặp khi làm việc với đồ hoạ máy tính. Chúng ta tiếp cận cách vẽ các đường cong bằng B- spline. Các cách tiếp cận này dựa trên cơ sở vẽ đường cong bằng một tập điểm mô tả hình dáng của đường cong gọi là tập điểm kiểm soát. Khi thay đổi tập điểm này, hình dáng của đường cong sẽ thay đổi theo. Cách tiếp cận này cho thấy sự thuận lợi và linh hoạt khi cần phải vẽ các đường cong phức tạp và do đó nó được dùng nhiều trong thiết kế.

12 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP PHÂN MẢNH BỀ MẶT 2.1 LƯỢC ĐỒ PHÂN MẢNH 2.1.1 Giới thiệu Phân mảnh (Subdivision) là lấy từ cụm dividing into regions of greater detail, có nghĩa là phân chia thành các miền nhỏ hơn với nhiều chi tiết hơn. Bắt đầu từ một mạng lưới cơ sở và phân chia thành các miền càng chi tiết càng tốt để làm việc với từng miền đó. Phân mảnh bề mặt (Subdivision surface) là một kiểu bề mặt duy nhất có được thuộc tính của cả NURBS và khối nhiều mặt (Polygon). Giống với bề mặt NURBS, phân mảnh bề mặt có khả năng tạo ra các dạng có độ trơn và có thể định hình khối nhờ sử dụng tương đối ít các điểm điều khiển. Giống như các bề mặt nhiều cạnh, phân mảnh bề mặt cho phép có thể mở rộng các vùng xác định và tạo ra nhiều bề mặt chi tiết hơn. Phân mảnh bề mặt cho phép sử dụng một bề mặt để tạo nên cả một khối hình phức tạp. Bề mặt phân mảnh này có thể có các mức chi tiết khác nhau trong từng khu vực khác nhau. Có nghĩa là một khu vực mà có hình thù phức tạp thì có thể có nhiều điểm điều khiển hơn để có được một mức độ tinh xảo hơn, trong khi một số vùng khác đơn giản hơn thì chỉ cần ít các điểm điều khiển. Lợi ích của phân mảnh: - Phân mảnh cho phép điều khiển ở mức cao hơn so với hình tạo bởi một khối nhiều mặt.

13 - Với phân mảnh, có thể tạo ra một đối tượng trơn tru chỉ từ một hình cơ sở ban đầu và không phải gắn nhiều bề mặt lại với nhau như là đã làm với NURBS. - Cho phép tồn tại các nếp gấp (các cạnh nhọn) và các hình dạng bất kì. - Tính liên tục của phân mảnh còn hạn chế được một số các vấn đề hay xảy ra khi hoạt hoá với NURBS. - Có thể liên kết các bề mặt phân mảnh với phần khung xương (skeleton) ở mức thô và các hiệu ứng có thể giúp chuyển tiếp lên mức tốt hơn. Hạn chế của phân mảnh: - Phân mảnh bề mặt được căn chỉnh không cân xứng có thể cho kết quả không giống với mong đợi. - Khi chuyển từ một bề mặt NURBS sang phân mảnh bề mặt có thể tạo ra các hình dạng không chính xác tại các đầu mút. - Độ phức tạp và dung lượng dữ liệu có thể sẽ phình to và khó kiểm soát. 2.1.2 Các phương pháp phân mảnh bề mặt Có hai phương pháp phân mảnh bề mặt như sau: - Phương pháp xấp xỉ: các bề mặt giới hạn mới xấp xỉ gần đúng với bề mặt lưới ban đầu. Các điểm kiểm soát mới là không có trong bề mặt giới hạn. - Phương pháp nội suy thêm vào: đối với phương pháp này sau khi phân chia bề mặt, các điểm kiểm soát ban đầu và các điểm kiểm soát mới được tạo ra nội suy trên bề mặt giới hạn. -

14 2.2 PHÂN MẢNH BỀ MẶT DẠNG ĐỀU Phương pháp phân mảnh đường cong và mặt cong khá phổ biến trong đồ họa máy tính và mô hình hóa hình học. Phân mảnh cho phép làm mịn các đa giác của các bề mặt lưới. Nếu phương pháp phân mảnh được chọn lựa chính xác và phù hợp thì các kết quả tạo ra đối tượng rất mịn. Do việc phân mảnh có thể tạo ra các cấu trúc đường cong và mặt cong mịn, trơn nên phân mảnh bây giờ được coi như một phần tách rời của mô hình hóa hình học. Lợi thế chính của B-splines là khả năng xử lý bề mặt lớn mà yêu cầu những mảng riêng biệt bằng cách sử dụng các công nghệ trước đó của đường conic hoặc đường cong cơ sở Bézier. Các giới hạn trên cấu trúc liên kết B-spline đồng nghĩa với việc cần nhiều mảnh để thể hiện bề mặt phức tạp trong thực tiễn. Tại nơi giao nhau của bề mặt B-splines, các mặt này phải được dính vào với nhau, và các đường nối không bảo đảm tính liên tục tương tự mà B-splines cung cấp cho phần còn lại của bề mặt. Trong trường hợp cụ thể khi các bề mặt có véctơ nút tương thích, những đảm bảo này có thể thay vào đó đạt được bằng cách định vị cẩn thận các điểm kiểm soát ở hai bên của từng đường nối. Tuy nhiên, tính không chính xác về mặt số học đồng nghĩa với việc các bề mặt tổng hợp thậm chí không liên tục tại các đường nối, chứ đừng nói là nhẵn. 2.2.1 Kỹ thuật chèn nút 2.2.2 Các mô hình dựa trên các đường cong B-spline 2.2.3 Các mô hình không dựa trên các đường cong B- spline 2.2.4 Tinh chỉnh và làm mượt (Refine and Smooth)

15 2.3 PHÂN MẢNH BỀ MẶT DẠNG KHÔNG ĐỀU 2.4 KẾT CHƯƠNG Phần này giới thiệu NURBS bề mặt phân mảnh tương thích. Hai rào cản để đạt được điều này là: Tham số không đều Cung cấp một đại diện ở mọi bậc hàm

16 CHƯƠNG 3 XÂY DỰNG LUỢC ĐỒ PHÂN MẢNH BẬC CAO 3.1 GIỚI THIỆU Nghiên cứu lược đồ phân mảnh NURBS tạo ra thuật toán phân mảnh không đồng nhất cho B-splines dựa trên thuật toán Lane- Riesenfeld đồng nhất. Đối lập với các phương pháp trước, thuật toán này thì độc lập về phương, hướng của chỉ số (đối xứng), và cũng cho phép lựa chọn các khoảng nút để vẫn không bị thay đổi bởi quá trình phân mảnh. Để tạo ra các cấu trúc phân vùng không đều cho mọi bậc, phương pháp phân tích nhân tử tinh chỉnh và láng mịn là rất cần thiết. Bài toán đặt ra là cần có một thuật toán tương tự như thuật toán Lane-Riesenfeld cho các cấu trúc không đều. 3.2 DẠNG CỰC 3.2.1 Chèn nút Ý nghĩa của việc chèn nút là them một nút mới vào véctơ hiện có mà không cần thay đổi hình dạng của đường cong. Nút mới này có thể bằng một nút hiện tại và trong trường hợp này nút được tăng thêm một. 3.2.2 Thuật toán Schaefer Cần tìm kiếm một phương pháp phân tích nhân tử tinh chỉnh và làm mượt của các luật chèn nút cho B-splines ở mọi bậc hàm không đều. Sử dụng dạng tọa độ cực là một cách để tìm kiếm giải pháp từ phương pháp phân tích nhân tử tinh chỉnh và làm mượt. 3.3 THUẬT TOÁN CHÈN NÚT 3.3.1 Đặt vấn đề

17 Quá trình phân mảnh là một quá trình chèn liên tiếp các nút, và các nút được chèn vào tuân theo quy tắc xác định. Các nút mới ở đây tạo ra vùng chứa các phần tử tinh chỉnh và làm mượt. Xét B-spline bậc d muốn phân mảnh. Gọi B là một B-spline bậc d với véctơ nút t. Ta thực hiện tính toán các điểm kiểm soát cho B trên một véctơ nút mới. Để tiếp cận được tất cả các nút trong một vật thể đơn, gọi u = (u j ), j thuộc Z là một chuỗi không giảm có chứa các véctơ nút cũ và mới. u giao động trong một khoảng không bị gián đoạn trên Z. Để có thể chèn nút vào bất kì khoảng xác định nào thì cần một danh sách các nút cũ. Do đó gọi Y là tập xác định của t, Y là tập hợp con của Z, t là một cấp số cộng của u, t = (u j ) và j thuộc Y. Tuy nhiên có một số giới hạn đối với Y để đảm bảo cho công thức này đúng, và có một số điều kiện phải xem xét. Các giới hạn đối với Y là: Y phải có phạm vi giống với Z (ví dụ: Y và Z hoặc là không có giới hạn, hoặc có cùng giới hạn tối thiểu và giới hạn tối đa). Nhiều nhất là một nút mới sẽ được chèn giữa 2 nút cũ nằm gần nhau (ví dụ j Z \ Y, j + 1 Y và j 1 Y). Với những điều kiện này, sẽ xảy ra một vài trường hợp đặc biệt: Để chèn một nút vào một khoảng non-zero, j, j + 1 Y nếu và chỉ nếu u j = u j+1. Để tăng tính bội: u j = u k trong đó j Y and k không thuộc Y. Để giữ lại một khoảng non-zero: j, j + 1 Y đối với u j u j +1. Ta có thể chèn nhiều hơn một nút trong một khoảng bằng cách sử dụng nhiều bước phân mảnh liên tiếp.

18 3.3.2 Thuật toán tinh chỉnh và làm mượt Ta có thể xây dựng công thức này bằng cách định nghĩa ceni Z để bao gồm các chỉ số trong Z xung quanh i. Chú ý rằng có 2 trường hợp xảy ra ở đây: - Hoặc d là số lẻ, là số lẻ và i là một phần tử của Z. - Hoặc d là số chẵn và là số chẵn, trong trường hợp này i phải nằm giữa hai phần tử khác của Z, bởi vì các điểm kiểm soát của các B-spline ở bậc chẵn sắp xếp ngang với các khoảng giữa hai nút, không phải là với chính các nút. Trong cả hai trường hợp, ta có đối số cực của P i là: d u trong đó j cen ( Y cen ( Z) (3.1), j 3.3.3 Giai đoạn tinh chỉnh i Giai đoạn này sử dụng dựa trên các điểm kiểm soát ban đầu Q 0 1 và xây dựng của các điểm P i (cho d bậc chẵn) hoặc P i (cho d bậc lẻ). Hai trường hợp này phải được xử lí riêng biệt để sao cho giai đoạn làm mịn tiếp theo có thể kiểm tra đối xứng hai nút trong cùng một lúc. 3.3.4 Giai đoạn làm mượt Mỗi giai đoạn làm mượt sản sinh ra các điểm P từ trình tự của các điểm P, trong đó các đối số cực của mỗi điểm P i bao gồm - 2 nút xung quanh i. Để mỗi P bao gồm đúng tập hợp của các đối i số cực, cần phải tiến hành tổ hợp affine của các điểm trong P để chèn 0, 1, 2 nút mới. 3.3.5 Chứng minh 3.3.6 Điều kiện cuối 3.4 LƯỢC ĐỒ PHÂN MẢNH BẬC CAO KHÔNG ĐỀU VÀ HỮU TỶ

19 3.4.1 Giới thiệu Bề mặt NURBS có một lưới điều khiển hình chữ nhật, vì vậy bề mặt này thường được biểu diễn như là một tập hợp các mảnh cắt và có tính liên tục qua các mảnh được tuân theo trên lưới điều khiển. Bề mặt phân mảnh loại bỏ những trở ngại này bằng cách cho phép giới thiệu các điểm bất thường vào một lưới kiểm soát thường xuyên. Sự linh hoạt thu được dẫn đến việc áp dụng rộng rãi cho các ứng dụng ví dụ như nhân vật hoạt hình. Tuy nhiên NURBS vẫn là một chuẩn công nghiệp quan trọng trong các lĩnh vực như CAD/CAM. Phương pháp phân mảnh bậc cao là xử lý ở mức độ cao hơn bằng cách chia mỗi bước phân mảnh thành hai giai đoạn: giai đoạn "tinh chỉnh và giai đoạn làm mượt. Tuy nhiên, do cần phải xử lý các véctơ nút không đều nên không thể sử dụng thuật toán Lane và Riesenfeld [1980]. Do đó, ta khái quát thành một mô hình hóa không đều. 3.4.2 Đường cong mức độ cao không đều Do phương pháp mới được xây dựng dựa trên hàm NURBS, nên các quy tắc phân mảnh cho các khu vực thông thường với bất kỳ mức độ nào đều bắt nguồn từ việc chèn các nút B-spline. Những quy tắc này sử dụng một loạt các cách tiếp cận khác nhau. Ví dụ như là phương pháp của Boehm hay thuật toán Oslo. Tất cả các thuật toán chèn nút cho kết quả tương tự nhưng khi mức độ gia tăng, mỗi điểm sẽ có ảnh hưởng ngày càng lớn trên điểm trong đa giác khống chế được chia. 3.4.3 Mặt cong mức độ cao không đều Thuật toán mới tạo khoảng cách nút với mỗi cạnh của lưới khống chế. Tuy nhiên, cũng cần có những yêu cầu sau: - Tất cả các mặt phải có bốn cạnh.

20 - Và khoảng cách nút trên những cạnh đối diện của một mặt phẳng là ngang bằng nhau. 3.4.4 Chiến lược chèn nút Hình 3.1 Chiến lược chèn nút Đối với hình 3.1, hai điểm đặc biệt được đánh dấu (với tia phát ra vẽ màu đỏ) đang ở trong lớp tương đương như nhau, cũng như là hai điểm đánh dấu (với tia phát ra bằng màu xanh lá cây). Thuật toán cần ít nhất hai bước trước khi tất cả các điểm đặc biệt được bao quanh bởi một lớp nút cách đều nhau. Xem xét trường hợp đơn giản nhất: một điểm đặc biệt duy nhất của hóa trị n bao quanh bởi lưới thường. Khoảng cách giữa các nút thắt thống nhất xung quanh điểm bất thường do đó được đảm bảo trong nhiều nhất là hai bước. Tóm lại, thuật toán thành lập khoảng cách thống nhất là: - Cho mỗi lớp tương đương, thiết lập tối thiểu từ khoảng thời cách nút bao quanh điểm đặc biệt bên trong nó. - Cho mỗi điểm bất thường, yêu cầu để chèn nút vào khoảng thời gian xung quanh ở một nửa khoảng cách tối thiểu cho các lớp. - Cho mỗi khoảng cách nút, chia nhỏ tại điểm giữa hoặc trung bình của các vị trí yêu cầu, nếu có yêu cầu chèn.

21 3.4.5 Giải thuật Mã giả cho thuật toán phân mảnh // Khởi tạo foreach điểm bất thường do Gán đến một lớp tương đương foreach bước phân mảnh do mặt f // Chiến lược chèn nút if max( k) 2 else then foreach khoảng k nút mà k 2 do chia nhỏ k tại trung điểm của nó foreach lớp tương đương e i i min (khoảng nút xung quanh các điểm e i ) foreach điểm p bất thường trong lớp tương đương e i do do foreach khoảng nút xung quanh do thực hiện chèn tại khoảng cách 1/2 i từ foreach khoảng k nút do if k có yêu cầu chèn then else chia nhỏ k tại những vị trí được yêu cầu chia nhỏ k tại trung điểm của nó // Chia nhỏ lưới dựa trên việc chèn nút foreach mặt tứ giác f với khoảng nút k i and k j do if cả k i và k j đều được chia nhỏ then tính toán giai doạn tinh chỉnh cho điểm mới bên trong if k i hoặc k j bị phân mảnh then thêm vào các điểm mới trên cạnh của mặt f

22 for 1 to deg ree / 2 do foreach mặt tứ giác f do thêm vào giai đoạn làm mượt bên trong mặt f foreach 3-valent point do tính toán vị trí cuối cùng của 3.5 KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM Đa giác kiểm soát Bậc 5 Bậc 7 Đa giác kiểm soát Bậc 9 Bậc 11 3.6 KẾT CHƯƠNG Phần thảo luận trong chương này đã đặt ra các nền tảng đơn biến để lập ra các bề mặt phân vùng tích hợp với NURBS và được mở rộng ra một chút đển các thể mang tính chất ten-xơ có thể được áp dụng đối với các mặt lưới chính quy. Cho các mặt lưới không đều có thể chứa các đỉnh đặc biệt, cần phải xét đến việc khái quát hoá thể mang tính chất ten-xơ. Nghiên cứu lược đồ phân mảnh tương thích

23 NURBS, xây dựng thuật toán phân mảnh không đều cho đối tượng tham số B-splines dựa trên thuật toán tinh chỉnh và làm mượt Lane-Riesenfeld đều. KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN 1 Kết quả đạt được Trong quá trình thực hiện đề tài này, đã tập trung nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề chung nhất về phân mảnh bề mặt bậc cao không đều và hữu tỷ. Từ cái nhìn tổng quan đó, luận văn đã đi nghiên cứu chuyên sâu về các vấn đề liên quan đến đường cong tham số B- Spline, NURBS. Từ đó, đã nghiên cứu các phương pháp xây dựng lược đồ phân mảnh từ các đường cong đó bằng cách chèn thêm các vector nút. Trong luận văn đã cài đặt, thử nghiệm từ một khung lưới thô ban đầu xây dựng được đối tượng 3D mịn và mượt hơn. Cụ thể, luận văn đã đạt các kết quả như sau: Kết quả đạt được về lý thuyết - Đã tìm hiểu được phương pháp biểu diễn đường và mặt cong tham số B-spline. Mô tả được sự ra đời của bề mặt NURBS và cách phân mảnh cho bề mặt bắt đầu từ sự hình thành của đường cong B- spline. - Nắm vững được lý thuyết về lược đồ phân mảnh, phân mảnh bề mặt và một số thuật toán về lược đồ phân mảnh thông dụng. - Triển khai và xây dựng được chương trình phân mảnh bậc cao tạo ra đối tượng vật thể 3D mịn và mượt hơn từ một khung lưới thô ban đầu. Kết quả đạt được về thực hành

24 - Cài đặt thử nghiệm chương trình snurbs-vis sử dụng thư viện đồ họa OPENGL để hiển thị các bề mặt phân mảnh. 2 Hướng phát triển - Giá trị thực tiễn của đề tài này là lớn. Thứ nhất, nó phù hợp với xu hướng phát triển của đồ hoạ 3D. Đồ hoạ 3D đang lan tràn trên rất nhiều lĩnh vực và mang lại một nguồn lợi không nhỏ cho các nhà kinh doanh. Thứ hai, nếu lược đồ phân mảnh này có mặt ở Việt Nam, nó sẽ góp phần để phát triển khuynh hướng sử dụng các mô hình 3D ứng dụng vào việc sản xuất phim hoạt hình, công nghệ chế tạo máy và thiết kế tàu thủy, máy bay như các nước trên thế giới hiện nay đang có. - Trong tương lai đề tài sẽ không dừng ở đó mà cần phải nghiên cứu kĩ càng hơn nữa đề phát triển đề tài về sau này. Đầu tiên, đề tài sẽ tìm hiểu sâu hơn để người xem có thể tiếp cận kĩ càng hơn về cách thức tạo ra đối tượng 3D một cách mịn và mượt sao cho giống thật hơn nữa. Ví dụ như: phân mảnh từng bộ phận được chọn trong mô hình, làm phim v.v Thêm nữa, việc sử dụng lược đồ phân mảnh sẽ cho ra nhiều hình động đẹp và hiệu quả tốt hơn.