Microsoft Word - Bai 8. Nguyen Hong Son.doc

Tài liệu tương tự
TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN NÔNG NGHIỆP TÂY BẮC: NHẬN DIỆN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Tha

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 18 tháng 6 năm 2018

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT PHẠM THỊ THÚY NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH V

THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VỀ THUẾ TÀI NGUYÊN TRONG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN: NHỮNG TỒN TẠI VÀ GIẢI PHÁP Tổng Cục Thuế

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

Luận văn tốt nghiệp

Số 49 (7.397) Thứ Hai ngày 18/2/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XV

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc)

Phong thủy thực dụng

Luan an dong quyen.doc

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 1565/QĐ-BNN-TCLN Hà Nội, ngày 08 tháng 07 nă

Microsoft Word - 2- Giai phap han che su phu thuoc kinh te vao Trung Quoc.doc

Microsoft Word - Ēiễm báo

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ NGỌC NGA HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC NÔNG N

Microsoft Word - 07-KHONG VAN THANG_KT(54-63)

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 06 tháng 8 năm 2018

193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thú

CHI DUNG NGUYEN Minister of Planning and Investment of Vietnam CHI DUNG NGUYEN Minister of Planning and Investment of Vietnam Dr. Chi Dung Nguyen is a

IMF Concludes 2003 Article IV Consultation with Vietnam, Public Information Notice No. 03/140, December 8, 2003 (in Vietnamese)

LUẬN VĂN: Áp dụng quản lý rủi ro vào qui trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NINH VIỆT TRIỀU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT TẠI NHÀ HÁT CHÈO NINH BÌNH

TIÕP CËN HÖ THèNG TRONG Tæ CHøC L•NH THæ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN NGỌC QUANG HẦU ĐỒNG TẠI PHỦ THƯỢNG ĐOẠN, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1, QUẬN HẢI AN, TH

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH ĐỊNH

CHÍNH TRỊ - KINH TẾ HỌC Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam Nguyễn Anh Bắc * Tóm tắt: Doanh nghiệp

Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên)

Microsoft Word - Bai 8. Thuy Nghien cuu _207-_.doc

1

(Microsoft Word - 4. \320\340o Thanh Tru?ng doc)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN PHÒNG THANH TRA PHÁP CHẾ - SỞ HỮU TRÍ TUỆ BẢNG SO SÁNH NỘI DUNG LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC NĂM 2012 VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SU

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT PHẠM THỊ THÚY NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH V

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU HIỀN VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH HẢI PHÒNG LUẬN

Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông t

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ

Kế hoạch sử dụng đất quận Ba Đình năm 2016

Số 201 (7.184) Thứ Sáu, ngày 20/7/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Ưu t

Số 115 (7.463) Thứ Năm ngày 25/4/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Microsoft Word - Bai 3. Quach Manh Hao.doc

CUỘC ĐẤU TRANH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN BÀI 1 Lãnh đạo xây dựng và bảo vệ chính quyền, chuẩn bị kháng chiến trong cả

Số 258 (6.876) Thứ Sáu, ngày 15/9/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Đảm tuyệt đối an ninh, a

Preliminary data of the biodiversity in the area

Hỗ trợ ôn tập [ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC] Tiểu luận: Quản trị chiến lược Công ty du lịch Vietravel I. Tổng quan ngành du lịch Việt Nam: 1.Tiềm năn

QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Luật số: 29/2013/QH13 Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 201

CẢI CÁCH GIÁO DỤC

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ ĐÌNH DŨNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG CÁC CƠ QUAN HÀN

HÀNH TRÌNH THIỆN NGUYỆN CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI & XÂY DỰNG ĐỊA ỐC KIM OANH 1

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

TỈNH ỦY KHÁNH HÒA

MỤC LỤC 1. TỔNG QUAN Thông tin chung về BAC A BANK Quá trình hình thành - phát triển Ngành nghề và địa bàn kinh doanh...

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

Microsoft Word _MOC Định hướng xây dựng.docx

Kinh tế & Chính sách GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH SINH THÁI THÁC MAI - BÀU NƯỚC SÔI Bùi Thị Minh Nguyệt 1,

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG MẠC THỊ HÀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH SẢN PHẨM PHÂN BÓN TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

Microsoft Word - LV _ _.doc

TÓM TẮT LUẬN VĂN 1. Lời mở đầu Thù lao lao động là yếu tố giữ vai trò rất quan trọng trong công tác quản trị nhân sự của doanh nghiệp. Qua 5 năm thành

BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN Tháng

Số 93 / T TIN TỨC - SỰ KIỆN Công đoàn SCIC với các hoạt động kỷ niệm 109 năm ngày Quốc tế phụ nữ (Tr 2) NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Thúc đẩy chuyển giao

Nghiên Cứu & Trao Đổi Khơi thông nguồn lực vốn FDI ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị Nguyễn Đình Luận Nhận bài: 29/06/ Duyệt đăng: 31/07/201

Số 214 (6.832) Thứ Tư, ngày 2/8/ Việt Nam sẽ trở thành cầu nối của Mozambique vớ


Báo cáo Kế hoạch hành động TÁI CƠ CẤU NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN HỮU MẠNH CƯỜNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠ

Số 132 (7.115) Thứ Bảy, ngày 12/5/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 CUộC

TỔNG LUẬN SỐ 4/2013

Hotline: Du lịch chùa Ba Vàng - Yên Tử 1 Ngày - 0 Đêm (T-S-OT-VNM-86)

Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 31, Số 1 (2015) Phát triển nhân lực lãnh đạo, quản lý khu vực hành chính công vùng Tây Bắc:

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ

Tạp chí Khoa học Đại học Huế:Kinh tế và Phát triển; ISSN Tập 126, Số 5D, 2017, Tr ; DOI: /hueuni-jed.v126i5D.4578 GIẢI PHÁP

Số 235 (7.218) Thứ Năm, ngày 23/8/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TỔ C

Soạn Giả Thái Thụy Phong Vũ Thất Theo bài tường trình Nghệ thuật Sân khấu Cải lương 80 năm của soạn giả Nguyễn Phương trên trang nhà của nhạc sư Trần

Bao cao dien hinh 5-6_Layout 1

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 16 tháng 01 năm 2019

Thuyết minh về Phố Cổ Hội An

Thứ Số 14 (7.362) Hai, ngày 14/1/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TỔNG

BẢN THÔNG TIN TÓM TẮT CÔNG TY BDCC THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ TỔ CHỨC ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG BẠCH ĐẰNG - CTCP Giấy chứng nhận ĐKKD số 02001

BAÛN tin 285 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ ( ) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng Sinh hoạt chi bộ: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Học tập và làm

1

Chiến lược đột phá Kinh tế Trí tuệ nhân tạo cho Việt Nam Jason Furman và Nguyễn Anh Tuấn Ngày 18/07/2018 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có khát vọng tận d

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 01 /QĐ-UBND An Giang, ngày 02 tháng 01 năm 2019 QUYẾT

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

Kinh tế xã hội khu vực biên giới và sự phát triển du lịch vùng Bảy Núi

Báo cáo Kế hoạch hành động THỰC HIỆN TÁI CƠ CẤU NGÀNH MUỐI THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN TÁ

Microsoft Word - _BT1_ 35. THS TRAN HUU HIEP_MOT SO VAN DE VE PHAT TRIEN VUNG VA LIEN KET VUNG DBSCL.doc

PowerPoint Presentation

tomtatluanvan.doc

Số 216 (6.834) Thứ Sáu, ngày 4/8/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 LIÊN QUAN ĐẾN VỤ VIỆC CỦA

I - CÁC KHÁI NIỆM VỀ CHỢ VÀ PHÂN LOẠI CHỢ :

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

Khái quát chung về tình hình kinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang Khái quát chung về tình hình kinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang Bởi: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Vị

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh

Số 275 (6.893) Thứ Hai, ngày 2/10/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Thực hiện tốt hơn nữa ch

Microsoft Word - Tom tat luan an chinh thuc.doc

ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO: RA SỨC PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI NĂM NĂM BẢN LỀ CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM Ngô

Bản ghi:

Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 27 (2011) 194 201 Thu hút các nguồn vốn để phát triển tỉnh Hà Giang PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn 1, *, ThS. Phạm Sỹ An 2 1 Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam 2 Viện Kinh tế Việt Nam - Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội,Việt Nam Nhận ngày 26 tháng 4 năm 2011 Tóm tắt. Hà Giang là tỉnh miền núi cao. Thách thức đặt ra cho Hà Giang là phải tận dụng được lợi thế của tỉnh để huy động các nguồn vốn bên trong và bên ngoài nhằm phát triển kinh tế cũng như giải quyết các vấn đề xã hội một cách hài hòa. Từ việc phân tích những lợi thế và bất lợi về điều kiện kinh tế - xã hội của Hà Giang và so sánh Hà Giang với Lào Cai về mặt huy động vốn cho phát triển, bài báo đưa ra một số giải pháp thiết thực nhằm tăng cường thu hút các nguồn vốn để phát triển tỉnh Hà Giang. 1. Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Hà Giang * Hà Giang là tỉnh miền núi cao, mật độ dân số thấp, có nhiều dân tộc sinh sống và có sự đa dạng về văn hóa, tuy nhiên hệ thống cơ sở hạ tầng còn yếu kém, giao thông không thuận lợi, thu nhập trên đầu người còn thấp và được xếp vào danh sách tỉnh nghèo, thậm chí tỉnh đặc biệt khó khăn của cả nước. Dân số Hà Giang có khoảng 700 nghìn người, bao gồm 22 dân tộc, trong đó người Mông chiếm tỷ lệ lớn nhất (31,15%). Do tỷ lệ nghèo đói cao, hệ thống y tế, giáo dục, lương thực, nước, điện còn thiếu thốn nên hàng năm tỉnh phải sử dụng một lượng vốn từ ngân sách Trung ương, địa phương và các tổ chức phi chính phủ cho công tác xã hội, trong khi nếu ở các tỉnh có điều kiện hơn, vốn ngân sách sẽ được dùng để phát triển kinh tế địa phương. * Tác giả liên hệ. ĐT: 84-4-3754 8491 E-mail: nhson@vnu.edu.vn Về mặt vị trí địa lý, Hà Giang là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng, phía Tây giáp tỉnh Yên Bái và Lào Cai, phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam và Quảng Tây của Trung Quốc. Việc tiếp giáp hai tỉnh của Trung Quốc là một thuận lợi lớn đối với Hà Giang, đây có thể là điểm đột phá trong quá trình thu hút nguồn vốn và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, thương mại - dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất, tiếp đó là nông lâm nghiệp và cuối cùng là công nghiệp - xây dựng. Hoạt động thương mại - dịch vụ của tỉnh gồm có du lịch, khách sạn, nhà hàng và các hoạt động của một loạt cửa khẩu lớn nhỏ. Hoạt động công nghiệp - xây dựng bao gồm xây dựng nhà cửa, thủy điện, cơ sở hạ tầng và ngành công nghiệp khai thác chế biến khoáng sản. Các sản phẩm nông lâm nghiệp chính yếu của tỉnh là chè, đậu tương, cam, mận, lê, táo, hồng Trong các ngành, hiện tại ngành công nghiệp - xây dựng đang có tốc độ phát triển nhanh nhất do một loạt các nhà máy thủy điện 194

N.H. Sơn, P.S. An / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 27 (2011) 194 92 195 đang trong quá trình khởi công xây dựng. Tuy nhiên, trong điều kiện xuất phát điểm còn thấp, Hà Giang cần tiếp tục thúc đẩy ngành xây dựng và huy động vốn xã hội để phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, điện, nước... Theo lý thuyết phát triển kinh tế, một tỉnh (hay một nước) nghèo thì người dân có thu nhập thấp, thu nhập thấp dẫn đến tiết kiệm thấp, tỷ lệ đầu tư thấp và do đó tăng trưởng kinh tế thấp. Tăng trưởng kinh tế thấp lại dẫn đến thu nhập người dân thấp. Để thoát khỏi vòng luẩn quẩn này, một tỉnh cần một lượng vốn đủ lớn để thúc đẩy tăng trưởng. Lý thuyết tăng trưởng và các kinh nghiệm phát triển đã có từ trước đến nay cũng cho thấy chính sách của một tỉnh (hay một nước) đóng vai trò then chốt trong việc thu hút nguồn vốn từ bên ngoài cũng như thúc đẩy nguồn vốn bên trong cho công cuộc phát triển nền kinh tế. Tại Hà Giang, tổng vốn đầu tư phát triển còn thấp, trong đó vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng vốn đầu tư. Cần lưu ý rằng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước không phản ứng trước những cơ hội hay hiệu quả của nền kinh tế và cũng không phản ứng mạnh trước những thay đổi trong cách điều hành của tỉnh mà mang tính chất phân bổ nhiều hơn. Do đó, việc tăng vốn từ các nguồn khác ngoài ngân sách nhà nước là yếu tố cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng của tỉnh. Tuy nhiên, nguồn vốn ngoài ngân sách lại phụ thuộc vào chính sách và cách thức điều hành kinh tế của chính quyền tỉnh Hà Giang: Nếu điều hành kinh tế tốt, hiệu quả và chất lượng, luồng vốn sẽ tăng; còn nếu điều hành kinh tế chưa tốt thì sẽ không khuyến khích, lôi kéo luồng vốn cũng như các dự án từ bên ngoài vào trong tỉnh. Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội mười năm tới, Hà Giang cần tiếp tục đầu tư vốn vào các dự án giải quyết các vấn đề xã hội của tỉnh. Phần dưới đây sẽ phân tích rõ nét hơn những lợi thế và bất lợi của Hà Giang cũng như cách thức tỉnh này có thể sử dụng lợi thế trong việc huy động và sử dụng nguồn vốn hiệu quả. Đồng thời, bài báo cũng xem xét kinh nghiệm huy động của tỉnh Lào Cai. Đây là tỉnh đã đạt được những bước đi nhanh trong việc nâng cao chất lượng điều hành kinh tế mà Hà Giang có thể học tập kinh nghiệm để thu hút dự án và nguồn vốn. 2. Lợi thế và bất lợi của tỉnh Hà Giang trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư - Lợi thế Thứ nhất, trong nhiều năm liền nền kinh tế tỉnh liên tục tăng trưởng cao; trong đó tăng trưởng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ - thương mại luôn tăng ở mức hai chữ số vừa kéo nền kinh tế tăng trưởng cao, vừa góp phần giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại: từ nông lâm nghiệp sang công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và thương mại. Tốc độ tăng trưởng cao trong nhiều năm sẽ giúp các nhà đầu tư có cái nhìn lạc quan về nền kinh tế của tỉnh và làm cho nền kinh tế Hà Giang trở nên hấp dẫn hơn dưới con mắt của các nhà đầu tư tiềm năng. Thứ hai, tỉnh Hà Giang có hệ thống sinh thái đa dạng, có nhiều điểm tham quan lý thú như hang Phương Thiện, hang Chui, động Tiên, suối Tiên, động Én, cao nguyên đá Đồng Văn có sức hút đối với những khách du lịch yêu thích thiên nhiên. Hà Giang cũng có sự đa dạng về văn hóa và nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc như chợ tình Khâu Vai, chùa Sùng Khánh để thu hút những khách du lịch muốn tìm hiểu văn hóa bản địa. Như vậy, ngành du lịch là một ngành mũi nhọn của tỉnh. Nếu tỉnh Việc tăng vốn từ các nguồn khác ngoài ngân sách nhà nước là yếu tố cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng của tỉnh Hà Giang. Nguồn vốn này lại phụ thuộc vào chính sách và cách thức điều hành kinh tế của chính quyền tỉnh. biết khai thác thế mạnh, tổ chức quảng bá hình ảnh và các chuyến tham quan du lịch hiệu quả, ngành du lịch có thể là điểm thu hút nguồn vốn, từ đó tạo ra hiệu ứng lan tỏa sang các ngành khác trong tỉnh.

196 N.H. Sơn, P.S. An / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 27 (2011) 194 92 Thứ ba, tỉnh Hà Giang có hệ thống các công trình thủy điện vừa và nhỏ và ngành công nghiệp khai khoáng đa dạng. Kết hợp với du lịch, ngành công nghiệp khoáng sản và xây dựng thủy điện sẽ trở thành trụ cột trong việc huy động và sử dụng vốn, trở thành đầu tàu, kéo nền kinh tế phát triển nhanh. Thứ tư, tỉnh Hà Giang cũng có một số thế mạnh về nông nghiệp. Tùy thuộc vào từng loại địa hình trong tỉnh mà nền nông nghiệp có những đặc thù khác nhau. Chẳng hạn ở vùng thấp như huyện Vị Xuyên, Bắc Quang, Bắc Mê thì trồng lúa thâm canh mang giá trị kinh tế cao; còn ở vùng cao phát triển cây ngô với các giống mới, năng suất cao và đảm bảo an ninh lương thực. Ngoài ra, các loại cây ăn quả như cam, quýt, lê, đào cũng là thế mạnh trong nông nghiệp của tỉnh. Bên cạnh đó, chè cũng là một điểm mạnh và đã gắn liền với hình ảnh của tỉnh. Thứ năm, tỉnh Hà Giang có chung đường biên giới khá dài với Trung Quốc (1). Hà Giang tiếp giáp với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây của Trung Quốc, trong đó cửa khẩu Thanh Thủy là cửa khẩu quan trọng nhất và là cửa khẩu quốc gia duy nhất tại Hà Giang. Cửa khẩu được kỳ vọng sẽ tạo nên mũi đột phá trong việc thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh (2). Ngày 15/01/2010, Hà Giang đã thành lập Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy, bao trùm lên 6 xã của huyện Vị Xuyên gồm Thanh Thủy, Phương Tiến, Thanh Đức, Xín Chải, Phong Chải, Phong Quang và xã Phương Độ thuộc thành phố Hà Giang. Trước mắt, khu kinh tế cửa khẩu có thể chưa có những tác động lớn (1) Hà Giang đã quy hoạch hệ thống cửa khẩu gồm 1 cặp cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy - Thiên Bảo; 8 cặp cửa khẩu chính gồm: Lũng Làn - Pờ Tú, Săm Pun - Điền Bồng, Bạch Đích - Giàng Vản, Nghĩa Thuận - Pả Pú, Lao Chải - Múng Tủng, Bản Máy - Đô Long, Xín Mần - Đô Long, Phó Bảng - Đồng Cán và các lối mở biên giới. (2) Hàng hóa xuất khẩu tại cửa khẩu Thanh Thủy chủ yếu là nhân hạt điều, quặng các loại, hoa quả tươi, hải sản khô Hàng nhập khẩu chủ yếu là các mặt hàng như điện năng, xe ô tô các loại, linh kiện ô tô tải, hoa quả tươi đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhưng về lâu dài, nó sẽ tác động ngày càng lớn tới dòng vốn đầu tư và phát triển của tỉnh. - Bất lợi Thứ nhất, Hà Giang là tỉnh nghèo nên thu nhập người dân thấp, sức mua và sức tiêu thụ thấp. Hơn nữa, Hà Giang cũng là tỉnh vùng cao với nhiều dân tộc sinh sống và tỷ lệ hộ nghèo còn cao, vậy nên một lượng vốn đáng kể cần được sử dụng để giải quyết các vấn đề xã hội và đây vẫn sẽ là gánh nặng của tỉnh. Thứ hai, do nằm cách xa trung tâm kinh tế - chính trị của cả nước là Hà Nội, đồng thời cách xa các tỉnh/thành trọng điểm miền Bắc, Hà Giang gặp bất lợi nhất định trong việc thu hút vốn FDI, kêu gọi đầu tư tư nhân trong nước và các dự án đầu tư Tuy nhiên, theo phân tích về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), vị trí địa lý không phải là yếu tố quyết định. Chẳng hạn, tỉnh Hà Tây (cũ) sát với Hà Nội và có cơ sở hạ tầng thuận lợi nhưng chỉ số PCI chỉ ở mức thấp; ngược lại, các tỉnh như Lào Cai có vị trí địa lý không thuận lợi nhưng lại có chỉ số PCI cao. Thứ ba, Hà Giang là tỉnh miền núi, hệ thống đường sá kết nối giữa các huyện, xã gặp nhiều khó khăn hơn so với các tỉnh đồng bằng. Hơn nữa, xuất phát điểm về trình độ giáo dục và y tế thấp nên trình độ của người lao động cũng không cao, do vậy tỉnh sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút các ngành đòi hỏi lao động kỹ năng và trình độ công nghệ cao. Thứ tư, Hà Giang là tỉnh nghèo nên vốn đầu tư còn thiếu, thêm vào đó một lượng vốn lớn lại tập trung vào giải quyết các vấn đề xã hội. Vốn đầu tư thiếu, lại dàn trải cho nhiều mục tiêu nên sẽ khó có hiệu quả cao, khó tạo nên đột phá thu hút, lôi kéo các nguồn vốn khác. Những lợi thế và bất lợi kể trên không phải là đặc điểm riêng có ở Hà Giang. Nhiều tỉnh/thành khác trong cả nước cũng phải đương đầu với những khó khăn đó. Có tỉnh, thành đã vượt qua và được đánh giá cao trong việc thu hút và sử dụng hiệu quả vốn, nhưng có

N.H. Sơn, P.S. An / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 27 (2011) 194 92 197 tỉnh/thành mắc trong ma trận những điểm yếu này, không thể tận dụng thế mạnh để thoát nghèo và thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Lào Cai là tỉnh có nhiều điểm tương đồng với Hà Giang nhưng lại được xếp vào tốp 5 tỉnh/thành đứng đầu về PCI, trong khi đó Hà Giang - một tỉnh liền kề - lại đứng ở vị trí thứ 49. 3. Huy động vốn cho phát triển Trước đây, Hà Giang đã có một bài học rất lớn về việc sử dụng vốn: Một tỉnh nghèo, thiếu vốn nhưng lại sử dụng vốn lãng phí. Huy động vốn đã khó, sử dụng hiệu quả vốn lại càng khó hơn. Trong những năm gần đây, nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế - xã hội tại Hà Giang là vô cùng lớn, thế nhưng lượng vốn rót vào tỉnh không nhiều, phân tán và nhỏ giọt. Kể cả khi đã có một lượng vốn lớn từ ngân sách trung ương thì một phần lớn trong đó phải dành cho các lĩnh vực xã hội hoặc lượng vốn đầu tư dàn trải, chưa tập trung và chưa tạo thành cú hích lớn cho nền kinh tế. Nhu cầu vốn lớn nhất cần được dành cho phát triển kết cấu cơ sở hạ tầng đồng bộ và hiện đại, tạo nền tảng thu hút và lôi kéo vốn đầu tư FDI, vốn ngoài tỉnh và vốn trong tỉnh. Có một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến dòng vốn chảy vào một tỉnh như: chi phí lao động, ưu đãi về thuế và đất đai, chi phí nguyên vật liệu và dịch vụ trung gian, có sẵn các khu công nghiệp, thủ tục pháp lý, rủi ro bị thanh tra, kiểm tra từ các cơ quan chính quyền địa phương, thời gian nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chất lượng điều hành của chính quyền địa phương, chất lượng lao động, cơ sở hạ tầng, quy mô và sức mua của thị trường (3) Tuy nhiên, trong các yếu tố trên, (3) VCCI (2011), Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2010 - Thúc đẩy điều hành kinh tế và đầu tư bền vững, Báo cáo Nghiên cứu Chính sách - USAID/VNCI, số 15. Anwar, S. và Nguyễn, L. P. (2010), Foreign Direct Investment and Economic Growth in Vietnam, Asia Pacific Business Review, Vol. 16, No. 1-2. môi trường kinh doanh và chất lượng điều hành kinh tế của chính quyền cấp tỉnh mới là yếu tố then chốt quyết định đến dòng vốn đầu tư chảy vào một tỉnh. Hiện nay, VCCI đã có những đánh giá khá toàn diện về năng lực điều hành kinh tế cấp tỉnh. Chỉ số PCI của VCCI không tính tới các đặc tính cứng của một tỉnh mà chỉ tính đến yếu tố mềm. Chẳng hạn, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai đô thị lớn, có thuận lợi rất lớn về vị trí địa lý, quy mô thị trường, mức độ phát triển cao về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực song PCI chỉ đánh giá về chất lượng điều hành kinh tế cấp tỉnh, sau khi đã loại trừ các yếu tố trên. Trong các chỉ số thành phần tạo nên PCI, phần lớn dựa trên mức độ cảm nhận và sự hài lòng của các doanh nghiệp về những vấn đề trong môi trường kinh doanh cấp địa phương. Trong 63 tỉnh/thành được xếp hạng, Hà Giang đứng thứ 49, một vị trí rất thấp so với Lào Cai, tỉnh lân cận, xếp hạng thứ 2. Cơ sở hạ tầng cũng là một điểm yếu kém của Hà Giang. Đánh giá về cơ sở hạ tầng (4), Hà Giang chỉ xếp hạng 47/63 tỉnh thành phố, thấp hơn Lào Cai, Bắc Giang, Yên Bái và Lạng Sơn. Hà Giang nằm trong số các tỉnh vừa có chất lượng cơ sở hạ tầng thấp, vừa có xếp hạng PCI thấp cùng với Lai Châu, Bắc Kạn, Sơn La, Hòa Bình và Điện Biên. Là một tỉnh tiếp giáp Hà Giang và cùng có Môi trường kinh doanh và chất lượng điều hành kinh tế của chính quyền cấp tỉnh là yếu tố then chốt quyết định đến dòng vốn đầu tư chảy vào một tỉnh. chung đường biên giới với Trung Quốc, Lào Cai có những kinh nghiệm tốt mà Hà Giang có thể học tập. Về du lịch, Lào Cai có Sa Pa, một điểm du lịch vốn nổi tiếng từ lâu. Trong khi đó, Hà (4) Chỉ số cơ sở hạ tầng trong PCI bao gồm bốn chỉ số thành phần: Khu công nghiệp và cụm công nghiệp; đường giao thông; các dịch vụ hạ tầng công ích; tiếp cận và ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông.

198 N.H. Sơn, P.S. An / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 27 (2011) 194 92 Giang cũng có một hệ thống các điểm du lịch hấp dẫn như đã kể ở trên, bao gồm các điểm du lịch sinh thái và văn hóa truyền thống. Vì vậy, Hà Giang cần tăng cường tuyên truyền, quảng bá hình ảnh các điểm du lịch tự nhiên, văn hóa đặc sắc của mình; đồng thời kêu gọi và có cả sự hỗ trợ cho các công ty trong việc tổ chức các chuyến tham quan du lịch du lịch. Hà Giang cũng cần xây dựng các khu du lịch có tổ chức, bài bản, an toàn cho du khách. Về công nghiệp - xây dựng, hai tỉnh cũng có những nét tương đồng. Lào Cai có mỏ apatit Cam Đường, mỏ sắt Quý Xa, mỏ đồng Sin Quyền thu hút lượng vốn lớn từ bên ngoài vào. Bên cạnh việc tạo ra giá trị sản lượng công nghiệp cho nền kinh tế của Lào Cai, hoạt động này cũng tạo ra thu nhập cho người dân của tỉnh. Việc chính quyền tỉnh Lào Cai thương lượng với các công ty khai thác mỏ nhằm ưu tiên tuyển dụng lao động địa phương cho thấy biện pháp phát triển đúng đắn của tỉnh này. Với một tỉnh nghèo như Hà Giang, việc huy động vốn tối ưu nên vừa tận dụng để phát triển kinh tế, vừa giải quyết các vấn đề xã hội như tạo việc làm có thu nhập, giúp giảm nghèo. Hà Giang có điểm thuận lợi hơn Lào Cai ở chỗ nhiều công trình thủy điện quy mô vừa và nhỏ được triển khai xây dựng sẽ sử dụng rất nhiều nhân công không đòi hỏi kỹ năng cao, giúp tạo việc làm có thu nhập cho nhiều người nghèo ở địa phương. Tuy nhiên, tỉnh cũng cần lưu ý khía cạnh môi trường của các dự án khai thác khoáng sản và thủy điện. Tại Lào Cai, việc khai thác mỏ cũng ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân. Hiện tại, Lào Cai đang nỗ lực tìm giải pháp cho vấn đề môi trường. Việc phát triển đại công trường tại Hà Giang có thể thúc đẩy ngành công nghiệp Hà Giang phát triển nhưng lại tác động đến hệ sinh thái và môi trường tự nhiên - các yếu tố thu hút khách du lịch. Như vậy, thu hút nguồn vốn vào nền kinh tế phải giúp tỉnh phát triển hài hòa, không để việc tăng nguồn vốn vào ngành công nghiệp lại làm giảm nguồn vốn vào ngành du lịch. Đối với cửa khẩu quốc tế, Lào Cai có cửa khẩu quốc tế Lào Cai (thông với cửa khẩu Hà Khẩu của Trung Quốc) và hàng loạt cửa khẩu lớn nhỏ khác. Phần lớn hàng hóa được lưu thông qua cặp cửa khẩu quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu. Cặp cửa khẩu này tạo ra nơi thông thương sầm uất, tạo rất nhiều việc làm cho người dân địa phương, trong đó có cả người nghèo và đồng bào dân tộc ít người, đồng thời là cửa ngõ để các sản phẩm nông nghiệp Lào Cai đi ra bên ngoài. Hà Giang cũng có cửa khẩu Thanh Thủy. Trong tương lai, cửa khẩu này sẽ phát triển tương tự như cửa khẩu quốc tế Lào Cai và trở thành một cú hích lớn cho tỉnh Hà Giang. Một yếu tố quan trọng nữa đối với việc huy động và sử dụng vốn hiệu quả là chất lượng điều hành kinh tế của các cơ quan địa phương. Mặc dù giữa Lào Cai và Hà Giang có nhiều điểm tương đồng, nhưng Lào Cai xếp vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng PCI, còn Hà Giang xếp hạng thứ 49. Để có được kết quả đó, Ủy ban Nhân dân tỉnh Lào Cai đã có quyết tâm rất lớn. Cụ thể, ngày 15/01/2010, Ủy ban Nhân dân tỉnh Lào Cai đã ban hành Chỉ thị số 01/2010/CT- UBND giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung để hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, nhất là các thủ tục liên quan đến người dân và doanh nghiệp, như thủ tục đầu tư dự án, tiếp cận đất đai, thuê đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thủ tục hải quan, thuế; đề xuất kế hoạch duy trì và nâng cao PCI. Tiếp đó, ngày 28/6/2010, Ủy ban Nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành Chỉ thị số 08/CT-UBND về việc thực hiện các giải pháp khắc phục những điểm yếu để duy trì PCI. Cho đến nay, nhiều tỉnh đã và đang xem PCI như một thước đo đánh giá chất lượng điều hành kinh tế của các cơ quan địa phương và hướng vào cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh tại địa phương nhằm nâng cao PCI trên bảng xếp hạng. Thậm chí, nếu địa phương có chất lượng điều hành tốt lên nhưng các tỉnh bên cạnh còn có chất lượng điều hành tốt hơn thì nguồn vốn vẫn sẽ chảy vào các tỉnh có chất

N.H. Sơn, P.S. An / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 27 (2011) 194 92 199 lượng điều hành tốt hơn. Như vậy, vấn đề quan trọng của tỉnh Hà Giang là không chỉ nâng cao chất lượng điều hành của các cơ quan so với trước đây mà còn phải so với các tỉnh, thành phố lân cận. Mặc dù tỉnh Lào Cai đã phát triển trước Hà Giang trên nhiều khía cạnh, nhưng không thể phủ nhận nỗ lực của tỉnh này trong việc cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh của địa phương. Khi môi trường đầu tư - kinh doanh đã trở nên thông thoáng, thuận lợi và minh bạch hơn, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh cũng như doanh nghiệp nước ngoài sẽ tự động thiết lập hay mở rộng hoạt động sản xuất tại địa phương, nguồn vốn sẽ được huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả. Đây có lẽ là kinh nghiệm quý mà Hà Giang có thể học hỏi: Cho dù có đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tốt đến đâu nhưng chất lượng điều hành kinh tế yếu kém, chi phí gia nhập thị trường cao, tiếp cận đất đai khó khăn, tính minh bạch và tiếp cận thông tin thấp, chính quyền địa phương chưa tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức cao thì tỉnh cũng không thể thu hút được các dự án, luồng vốn từ bên ngoài hay trên địa bàn. Không chỉ Lào Cai, các tỉnh, thành phố khác thành công trong việc thu hút nguồn vốn hiện nay như Bình Dương và Đà Nẵng, ngoài việc xây dựng cơ sở hạ tầng, cũng liên tục nỗ lực cải thiện chất lượng điều hành nền kinh tế của tỉnh, xây dựng, nâng cao năng lực và thu hút đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ về địa phương công tác, không ngừng cải cách thủ tục hành chính. Tất nhiên, không thể phủ định yếu tố vị trí địa lý góp phần quan trọng trong thu hút vốn, nhưng việc nhiều tỉnh, thành phố xung quanh các tỉnh/thành nói trên không đạt được những thành quả tương tự là bằng chứng cho thấy công tác điều hành đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thu hút và sử dụng vốn đầu tư. 4. Giải pháp tăng cường thu hút vốn Bài toán đặt ra đối với tỉnh Hà Giang là vừa phải huy động vốn để phát triển kinh tế, vừa phải huy động vốn để giải quyết các vấn đề xã hội. Hai khía cạnh này không nên tách rời mà cần hỗ trợ nhau. Cách giải quyết tối ưu là dùng vốn để phát triển kinh tế nhưng phải kết nối được người nghèo, người thu nhập thấp vào quá trình phát triển này, để họ có thể được hưởng thành quả từ quá trình phát triển. Bài toán đặt ra đối với tỉnh Hà Giang là vừa phải huy động vốn để phát triển kinh tế, vừa phải huy động vốn để giải quyết các vấn đề xã hội Cách giải quyết tối ưu là dùng vốn để phát triển kinh tế nhưng phải kết nối được người nghèo, người thu nhập thấp vào quá trình phát triển này, để họ có thể được hưởng thành quả từ quá trình phát triển. Từ việc phân tích lợi thế và bất lợi của tỉnh Hà Giang, từ việc so sánh những nét tương đồng giữa Hà Giang và Lào Cai cũng như từ việc phân tích một số kinh nghiệm của tỉnh Lào Cai, bài báo đề xuất một số giải pháp sau. Thứ nhất, Hà Giang cần cải thiện thật sự chất lượng điều hành kinh tế và môi trường kinh doanh tại địa phương, tập trung nỗ lực cải cách hành chính tại chính quyền địa phương. Đây phải là giải pháp quan trọng nhất và coi là xương sống trong việc thu hút các dự án, nguồn vốn từ cả trong và ngoài tỉnh. Nếu không đạt được sự cải thiện trong môi trường kinh doanh, chất lượng điều hành kinh tế, hay cải cách hành chính của tỉnh thì mọi nỗ lực khác sẽ có rất ít hiệu quả, thậm chí không có hiệu quả trong việc thu hút các nguồn vốn. Thứ hai, Hà Giang cần thiết lập một bộ tiêu chí cho đối tác dự định kêu gọi đầu tư, xây dựng một lộ trình cụ thể cho việc thu hút và sử dụng vốn, đưa ra những ưa đãi về thuế, chính sách, cơ chế một cách cụ thể, minh bạch và rõ ràng hơn cho các nhà đầu tư tiềm năng trong các lĩnh vực mà tỉnh có lợi thế như khai thác khoáng sản và thủy điện Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Giang cần tiếp tục tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề giữa tỉnh

200 N.H. Sơn, P.S. An / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 27 (2011) 194 92 và các nhà đầu tư (hiện tại và tiềm năng) theo định kỳ để các nhà đầu tư có thể nêu lên những khó khăn, vướng mắc cần giải quyết, thậm chí cả những giải pháp cho các vấn đề cụ thể. Tuy nhiên, trong vấn đề phát triển ngành công nghiệp khoáng sản và thủy điện, Hà Giang cần đưa ra các quy định nghiêm ngặt để đảm bảo không hủy hoại môi trường, không gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của người dân, như vậy mới có thể gắn việc thu hút và sử dụng vốn đầu tư với phát triển bền vững. Thứ ba, tiếp tục phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ tại Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy, kết nối cửa khẩu Thanh Thủy với các khu, cụm công nghiệp của tỉnh, từng bước nâng cấp cơ sở hạ tầng nối với các tỉnh lân cận và các tỉnh, thành trung tâm kinh tế tại đồng bằng sông Hồng, xác định cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy là điểm nhấn quan trọng để thu hút và huy động các nguồn vốn đầu tư. Tỉnh cần tiếp tục tiến hành tổ chức hội chợ triển lãm hàng năm giữa các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài, cụ thể là các doanh nghiệp Trung Quốc, vừa tạo không gian cho các doanh nghiệp gặp gỡ, trao đổi, ký kết hợp đồng, vừa tạo điều kiện để quảng bá hình ảnh và các sản phẩm của tỉnh nhà. Thứ tư, dựa vào ưa đãi của thiên nhiên dành cho tỉnh, trong những năm qua, tỉnh Hà Giang đã có những bước phát triển về du lịch và xác định đây là ngành mũi nhọn, thế nhưng việc phát triển ngành này cần được thực hiện bài bản hơn, từ khâu quảng bá hình ảnh cho đến việc tổ chức cho du khách đến Hà Giang thuận tiện, an toàn. Hà Giang có sự đa dạng về thiên nhiên và có thể đáp ứng các nhu cầu khác nhau của du khách, đồng thời Hà Giang có sự đa dạng về văn hóa, do đó bản sắc văn hóa địa phương cũng là điểm để thu hút du khách ưa thích tham quan văn hóa truyền thống. Như vậy, Hà Giang có thể thu hút không chỉ lượng vốn tập trung lớn từ ngân sách trung ương, từ các doanh nghiệp mà còn từ lượng du khách vào tỉnh. Thứ năm, Hà Giang cần tiếp tục phát triển có trọng điểm một số mặt hàng nông nghiệp là thế mạnh của tỉnh, tiến hành quảng bá các sản phẩm thế mạnh này thông qua hội chợ triển lãm của tỉnh, thực hiện sản xuất tập trung để có thể kiểm soát chất lượng đầu ra cũng như có thể liên kết trên quy mô lớn với các công ty trong nước và nước ngoài. Tỉnh cần quy hoạch ngành nông nghiệp chi tiết, bài bản và đưa ra những ưa đãi cụ thể, rõ ràng nhằm giúp các nhà đầu tư tiềm năng dễ dàng tiếp cận và tìm hiểu chính sách đầu tư trong lĩnh vực này. Tài liệu tham khảo [1] Anwar, S. và Nguyễn, L. P. (2010), Foreign Direct Investment and Economic Growth in Vietnam, Asia Pacific Business Review, Vol. 16, No. 1-2. [2] Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Giang (2009), Báo cáo tóm tắt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Giang đến năm 2020. [3] VCCI (2011), Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2010 - Thúc đẩy điều hành kinh tế và đầu tư bền vững, Báo cáo Nghiên cứu Chính sách - USAID/VNCI, số 15.

N.H. Sơn, P.S. An / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 27 (2011) 194 201 201 Attracting capital resources for the development of Ha Giang province Assoc. Prof. Dr. Nguyen Hong Son 1, MA. Pham Sy An 2 1 University of Economics and Business, Vietnam National University, Hanoi, 144 Xuan Thuy, Cau Giay, Hanoi, Vietnam 2 Vietnam Economics Institute - Vietnam Academy of Social Sciences, 477 Nguyen Trai, Thanh Xuan, Ha Noi, Vietnam Abstract: Ha Giang is a mountainous province. A big challenge that Ha Giang is facing is how it should make the best use of its strengths in order to mobilize internal and external capital resources for economic development and social problem solving in a hamornious manner. Therefore, by analyzing the economic and social advantages and disadvantages of Ha Giang and comparing it with Lao Cai in terms of capital mobilization, the paper proposes a number of solutions to futher attract capitals for the development of Ha Giang.