ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN LIÊN TỪ LOGIC VÀ LIÊN TỪ TIẾNG VIỆT Mã số : T Chủ đề tài : Lê Thị Thu Hoài

Tài liệu tương tự
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

MỞ ĐẦU

MỞ ĐẦU

Microsoft Word - Ban tom tat.doc

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Tú Anh HÀM NGÔN TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔ

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN HOÀNG THỊ QUỲNH THẾ GIỚI NGHỆ

NHẬN THỨC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở NƯỚC TA Nguyễn Tốt * Tóm tắt nội dung: Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và co

Phân tích bài Tiếng nói của văn nghệ

Microsoft Word - TT_ doc

(Microsoft Word - B\300I 5. LE THOI TAN, NGUYEN DUC CAN _CHE BAN L1 - Tieng Anh_.doc)

Luan an ghi dia.doc

VanHocVaDaoDuc_LNT

Luan an dong quyen.doc

Chủ nghĩa Tự do cá nhân

Microsoft Word - phuong-phap-thuyet-minh.docx

Kỹ năng tạo ảnh hưởng đến người khác (Cẩm nang quản lý hiệu quả) Roy Johnson & John Eaton Chia sẽ ebook : Tham gia cộn

19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM

1 华语影视作品片名越译略谈 LÍ HẠ HÀ: TỪ ĐỊA DANH TỚI DÒNG VĂN HỌC MANG ĐẶC TRƯNG KHU VỰC ThS- NCS. Phạm Văn Minh Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc Trường Đại họ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ MINH HƯỜNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BẰNG VIỆT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: TÓ

NGHỆ THUẬT DIONYSOS NHƯ MỘT DIỄN NGÔN TRONG THƠ THANH TÂM TUYỀN Trần Thị Tươi 1 Tóm tắt Là một trong những thành viên trụ cột của nhóm Sáng Tạo những

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Công chúa Đông Đô, Hoàng hậu Phú Xuân Nàng là ai? Minh Vũ Hồ Văn Châm LGT: Bác sĩ Hồ Văn Châm là Cựu Tổng Trưởng Bộ Cựu Chiến Binh, Cựu Tổng Trưởng Bộ

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc)

HIỆN TƯỢNG VĂN - SỬ - TRIẾT BẤT PHÂN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THỜI TRUNG ĐẠI Nguyễn Đình Chú Hiện tượng văn - sử bất phân, văn - triết bất phân, văn - s

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT HÀNH CHÍNH 1

Biến Cố : 40 Năm Nhìn Lại (Phần I) Bảo Vũ (ABC Radio) Hôm nay, cách đây đúng 40 năm, vào ngày mùng 2 tháng 11 năm 1963, cuộc đảo chính tại Sà

Đề thi thử môn sử lớp 12 ôn thi THPTQG năm 2018 mã đề 310

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NINH VIỆT TRIỀU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT TẠI NHÀ HÁT CHÈO NINH BÌNH

Bạn Tý của Tôi

§¹i häc quèc gia hµ néi

SỞ GD&ĐT NGHỆ AN KÌ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN I NĂM 2019 LIÊN TRƯỜNG THPT Bài thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề I.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG DẠY HỌC MÔN TRANG TRÍ CHO NGÀNH CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TIỂU HỌC

193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thú

Cúc cu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

KT02033_PhungThiThinK2KT.doc

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Quan niệm nghệ thuật về con người của Rabindranath Tagore trong thơ trữ tình – tình yêu (Khảo sát qua tập Tâm tình hiến dâng)

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Truyện ngắn Bảo Ninh

C«ng an tØnh B×nh Ph­íc céng hoµ x· héi chñ nghi· viÖt nam

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LÊ THỊ PHƢƠNG THANH THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số:

Phân tích 9 câu đầu bài thơ Đất Nước

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ VIỆT HOA GIẢNG DẠY TRUYỆN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHO THÔNG LUẬN

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

An Giang University Journal of Science 2017, Vol. 13 (1), NHỮNG YẾU TỐ CÁCH TÂN TRONG VĂN HỌC QUỐC NGỮ NAM BỘ CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX Nguy

SỞ GD& ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT HÀ HUY TẬP I. Đọc hiểu (3,0 điểm) KỲ THI KHẢO SÁT KÌ I NĂM HỌC ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN- LỚP 10 Thời gian làm bài:

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

CÁC TỪ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU ĐƯỢC DÙNG TRONG LUẬN VĂN

Microsoft Word - vanhoabandia (1)

MỘT CÁCH NHÌN VỀ MƯỜI BA NĂM VĂN CHƯƠNG VIỆT NGOÀI NƯỚC ( ) (*) Bùi Vĩnh Phúc Có hay không một dòng văn học Việt ngoài nước? Bài nhận định dướ

KT01017_TranVanHong4C.doc

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

CHƯƠNG 10

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN PHẠM HỮU VIỆT Bản đồ các thổ ngữ tiếng Nghi Lộc tỉnh Nghệ An LUẬN VĂN THẠC SĨ LÝ LU

Tình Yêu của Cô Láng Giềng Đoàn Dự Cách đây khoảng năm, khi nhạc sĩ Tô Vũ còn sống, bà Q.Việt Nữ công gia chánh ở bên Úc, hình như sang chơi bên

A

Microsoft Word - giao an van 12 nam 2014.docx

BỘ ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN ĐỊA LÝ LỚP 7 NĂM HỌC 2016 – 2017

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ THANH LOAN BƢỚC ĐẦU THIẾT KẾ NGỮ

Microsoft Word - Chuong trinh DT Da cap nhat Ma moi 6.doc

(Microsoft Word - T\363m t?t lu?n van - Nguy?n Th? Ho\340i Thanh.doc)

Nghị luận về sách

Sáng kiến kinh nghiệm: RÈN KĨ NĂNG CẢM THỤ VĂN HỌC TRONG THẾ ĐỐI SÁNH CHO HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN Người viết: Tiết Tuấn Anh GV tổ Văn - trường THPT

Bình giảng tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu

10 Vạn Câu Hỏi Vì Sao - Tin Học

Gợi ý giải đề Văn thi vào lớp 10 THPT Duy Tân tỉnh Phú Yên 2018

Microsoft Word - T? Thu Ngu Kinh v?i v?n d? giáo d?c gia dình.doc

12/22/2015 nhantu.net/tongiao/4thu5kinh.htm Tứ Thư Ngũ Kinh với vấn đề giáo dục gia đình Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ I. KINH DỊCH VỚI GIA ĐÌNH II. KINH THƯ

Microsoft Word - ttdl_Vietnam.doc

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên

(Microsoft Word - Lu?n \341n_b?n chu?n th? th?c.doc)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA HÓA HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tên đề tài: SỬ DỤNG MOODLE THIẾT KẾ WEBSITE HỖ TRỢ VIỆC TỰ HỌC CHƯƠNG HIDROCA

Microsoft Word - GT Phuong phap thi nghiem.doc

Nhập môn lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam Nhập môn lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam Bởi: unknown Đối tượng nghiên cứu Đảng Cộng sản Việt Nam do Hồ Chí Min

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

Microsoft Word _TranNgocVuong

Phần mở đầu

Phân tích nghệ thuật châm biếm sắc sảo của Vũ Trọng Phụng qua đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia – Bài tập làm văn số 4 lớp 11

1. PHI1004 Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin 1 2 tín chỉ Học phần tiên quyết: Không Tóm tắt nội dung học phần: Học phần những nguyên lý c

NHẠC DƯƠNG LÂU - HỒ ĐỘNG ĐÌNH Qua thi ca các sứ thần nước Nam Nguyễn Du, Đoàn Nguyễn Tuấn, Phan Huy Ích,Nguyễn Tông Khuê, Hồ Sĩ Đống, Ngô Thì Nhiệm, N

Tuyên ngôn độc lập

ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN VĂN TỔNG ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT CÓ TÍNH CHẤT TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XX TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN

qhhNoinhoniemthuong_2019JUL09_tue

Sach

Phân tích vẻ đẹp của Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

quytrinhhoccotuong

LUẬT BẤT THÀNH VĂN TRONG KINH DOANH Nguyên tác: The Unwritten Laws of Business Tác giả: W. J. King, James G. Skakoon Người dịch: Nguyễn Bích Thủy Nhà

NguyenThiThao3B

LỜI NÓI ĐẦU Mục lục CHƯƠNG 1: ĐƯA KHOA HỌC VÀO TRƯỜNG HỌC Chúng ta cần đánh thức từ trong sâu thẳm tâm hồn những người làm công tác giáo dục lòng nhiệ

Nghệ thuật châm biếm và đả kích trong vè người Việt : Luận văn ThS. Văn học: Phạm Thị Thanh Thủy ; Nghd. : GS.TS. Nguyễn Xuân Kính 1. Lý do c

CHƯƠNG IV CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN cứu, PHÊ BÌNH VỂ THƠ CỦA HỒ CHÍ MINH So vỏi các công trình nghiên cứu, phê bình về văn xuôi của Nguyễn Aí Quôc - Hồ Ch

Các phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Các phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Bởi: unknown CÁC PHO

Phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát

Bản ghi:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN LIÊN TỪ LOGIC VÀ LIÊN TỪ TIẾNG VIỆT Mã số : T 2004-41 Chủ đề tài : Lê Thị Thu Hoài HÀ NỘI 11/2005

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------*****------- LÊ THỊ THU HOÀI LIÊN TỪ LOGIC VÀ LIÊN TỪ TRONG NGÔN NGỮ TỰ NHIÊN (DỰA TRÊN TƯ LIỆU TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH) LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÔN NGỮ HÀ NỘI - 2005

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------*****------- LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÔN NGỮ LIÊN TỪ LOGIC VÀ LIÊN TỪ TRONG NGÔN NGỮ TỰ NHIÊN (DỰA TRÊN TƯ LIỆU TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH) Chuyên ngành : LÝ LUẬN NGÔN NGỮ Mã số : 5 04 08 Người hướng dẫn : GS.TS. Nguyễn Đức Dân Người thực hiện : Lê Thị Thu Hoài HÀ NÔI - 2005

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU. 4 01 Lý do chọn đề tài.... 4 02 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5... 03 Lịch sử vấn đề. 7 04 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu...... 9 05 Phương pháp nghiên cứu 11..... 06 Bố cục luận văn... 11 PHẦN NỘI DUNG. 13 Chương 1: Logic và ngôn ngữ tự nhiên.. 13 1.1. Logic và ngôn ngữ tự nhiên là hai hệ thống ký hiệu.... 13 1.1.1. Logic học và ký hiệu logic. 13 1.1.2. Sự giống nhau và khác nhau giữa hai hệ thống ký hiệu logic và ngôn ngữ... 17 1.1.3. Logic tư duy và logic ngôn ngữ 20.. 1.2. Vận dụng logic mệnh đề để nghiên cứu liên từ trong ngôn ngữ tự nhiên... 22 1.2.1. Logic mệnh đề 22 1.2.2. Sự tương ứng giữa liên từ logic và liên từ trong ngôn ngữ tự nhiên 26 Chương 2: Liên từ logic và liên từ tương ứng trong ngôn ngữ tự nhiên 29 2.1. Liên từ logic.... 29 2.2. Liên từ trong ngôn ngữ tự nhiên tương ứng với liên từ logic 31 2.2.1. Liên từ và trong tiếng Việt.. 31 2.2.1.1. Những sắc thái ngữ nghĩa của liên từ và tiếng Việt.... 31

2.2.1.2. Những liên từ đồng nghĩa với và về mặt logic. 41 2.2.2. Liên từ and trong tiếng Anh.... 46 2.2.2.1 Những quan hệ ngữ nghĩa của liên từ and. tiếng Anh 46. 2.2.2.2. Những liên từ đồng nghĩa với and về mặt logic. 53 2.2.3. Một số lưu ý khi dịch liên từ and sang tiếng Việt và liên từ và sang tiếng Anh 57 2.3. Một số nhận xét. 60 Chương 3: Liên từ logic và liên từ tương ứng trong ngôn ngữ tự nhiên... 62 3.1. Liên từ logic 62 3.2. Liên từ trong ngôn ngữ tự nhiên tương ứng với liên từ logic 65 3.2.1. Liên từ hay/hoặc trong tiếng Việt... 65 3.2.2. Liên từ or trong tiếng Anh.. 78 3.2.3. Những lưu ý khi chuyển dịch liên từ or sang tiếng Việt và liên từ hay/hoặc sang tiếng Anh. 85 3.3. Một số nhận xét. 88 Chương 4: Liên từ logic và liên từ tương ứng trong ngô ngữ tự nhiên 91 4.1. Liên từ logic.. 91 4.2. Liên từ trong ngôn ngữ tự nhiên tương ứng với liên từ logic 94 4.2.1. Cặp liên từ nếu thì trong tiếng Việt 4.2.1.1 Những đặc trưng và sắc thái ngữ nghĩa của. cặp liên từ nếu thì tiếng Việt... 94 94

4.2.1.2. Những liên từ đồng nghĩa với nếu thì về mặt logic. 109 4.2.2. Liên từ if then trong tiếng Anh.. 114 4.2.2.1. Những sắc thái ngữ nghĩa của liên từ if then tiếng Anh. 114 4.2.2.2. Những liên từ đồng nghĩa với if then về mặt logic. 121 4.2.3. Một số lưu ý khi chuyển dịch các câu điều kiện tiếng Anh sang tiếng Việt và ngược lại... 125 4.3. Một số nhận xét.. 129 PHẦN KẾT LUẬN 133 TÀI LIỆU THAM KHẢO. 139

PHẦN MỞ ĐẦU 0.1. Lý do chọn đề tài. Chúng ta đều biết rằng, logic là khoa học nghiên cứu về quy luật và hình thức của tư duy. Mà tư duy hay tư tưởng chỉ có thể xuất hiện và tồn tại trên cơ sở chất liệu ngôn ngữ. Vì vậy, với chức năng vừa là công cụ giao tiếp vừa là công cụ tư duy, ngôn ngữ là đối tượng nghiên cứu không chỉ của ngôn ngữ học, mà còn của logic học. Nhưng khác với ngôn ngữ học, logic học nghiên cứu ngôn ngữ với tư cách như một chiếc cầu nối để dẫn đến tư duy, thông qua ngôn ngữ để hiểu và nắm bắt được các quy luật của tư duy. Có thể nói, ngôn ngữ học và logic học là hai ngành khoa học có một mối quan hệ chặt chẽ, tác động và bổ sung cho nhau. Trong lịch sử phát triển của ngành ngôn ngữ học, chúng ta không thể phủ nhận sự ảnh hưởng mạnh mẽ của logic học. Sự ảnh hưởng đó thể hiện rõ nét trong một số thuật ngữ cú pháp cơ bản mà giới ngôn ngữ học vẫn sử dụng rộng rãi để phân tích câu từ xưa cho đến nay như : mệnh đề, chủ ngữ, vị ngữ, vốn xuất phát từ các khái niệm logic. Không chỉ vậy, nhiều lý thuyết logic như : logic mệnh đề, logic vị từ, logic thời gian, logic đa trị, logic mờ đã trở thành những vốn quý cho việc miêu tả ngôn ngữ tự nhiên, đồng thời góp phần vào việc phát triển ngôn ngữ học hiện đại. Đặc biệt phải kể đến hướng nghiên cứu logic - ngữ nghĩa hay logic của ngôn ngữ tự nhiên đã có những đóng góp đáng kể. Hướng nghiên cứu này có thể nói là không mới. Đây đó đã có một số tác giả trong và ngoài nước đề cập đến. Tuy nhiên, cho tới này nó vẫn chưa được quan tâm một cách thoả đáng, đặc biệt là ở trong nước. Chúng ta chỉ có thể kể ra đây những cái tên ít ỏi trong giới Việt ngữ học đã tiếp cận vấn đề này như : Nguyễn Đức Dân, Hoàng Phê. Có thể nói logic - ngữ nghĩa là những vấn đề vô cùng lý thú, hấp dẫn nhưng cũng vô cùng phức tạp. Để tiếp cận vấn đề đòi hỏi người nghiên cứu phải có những hiểu biết đến một chứng mực nhất định tri thức của cả hai ngành khoa học ngôn ngữ học và logic học. Trong logic học tồn tại nhiều hệ thống logic khác nhau như chúng ta đã đề cập đến ở trên. Trong đó, logic mệnh đề được xem là một trong những hệ thống

logic cơ bản. Nó sử dụng các tác tử logic (hay còn gọi là liên từ logic) : hội ( ), tuyển ( ), kéo theo ( ), để liên kết hai phán đơn đã cho tạo ra những phán đoán mới, phức hợp. Trong ngôn ngữ, phán đoán được thể hiện bằng câu tường thuật và các tác tử logic được biểu hiện bằng các liên từ. Như vậy là, có một sự tương ứng giữa các liên từ logic và các liên từ trong ngôn ngữ tự nhiên. Đề tài Liên từ logic và liên từ trong ngôn ngữ tự nhiên được chúng tôi lựa chọn nằm hướng tới việc miêu tả, so sánh mức độ tương đồng và khác biệt giữa hai hệ thống liên từ này. Và nó sẽ là một dẫn chứng sinh động cho hướng nghiên cứu logic - ngữ nghĩa. Một mảnh đất còn nhiều chỗ trống. 0.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Logic mệnh đề được xác định gồm có năm tác tử logic, đó là : phủ định (~), hội ( ), tuyển ( ), kéo theo ( ), tương đương ( ), biểu hiện năm quan hệ logic khác nhau. Tuy nhiên, được hiểu với chức năng như một liên từ liên kết hai phán đoán đơn tạo thành một phán đoán mới, phức hợp mang tính đặc trưng thì chỉ gồm ba liên từ : hội ( ), tuyển ( ), kéo theo ( ). Còn hai tác tử phủ định (~) và tương đương ( ) không được xem là đặc trưng cho chức năng liên kết vì những lý do sau : Tác tử phủ định (~) không có chức năng liên kết nên tương ứng với nó không phải là một liên từ trong ngôn ngữ. Tác tử tương đương ( ), hay phép tương đương thực chất chỉ là một hình thức khác của phép kéo theo. Chính vì thế, luận văn của chúng tôi chỉ đề cập đến ba liên từ logic nêu trên và các liên từ ngôn ngữ tương ứng với ba liên từ đó. Đó là về phía các liên từ logic, còn về phía các liên từ trong ngôn ngữ tự nhiên thì phạm vi nghiên cứu cũng có những giới hạn nhất định. Như chúng ta đã biết, thuật ngữ ngôn ngữ tự nhiên có một ngoại diên rất rộng, nó bao gồm tất cả các ngôn ngữ đã và đang được sử dụng như một công cụ giao tiếp và biểu đạt tư duy. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các liên từ logic và các liên từ tương ứng trong ngôn ngữ tự nhiên. Tuy nhiên, chúng tôi không thể tiến hành nghiên cứu liên

từ của tất cả các ngôn ngữ tự nhiên được mà chỉ lựa chọn hai ngôn ngữ là tiếng Việt và tiếng Anh, xem chúng như là những đại diện tiêu biểu cho hệ thống các ngôn ngữ tự nhiên. Việc lựa chọn này không khỏi nhuốm màu sắc chủ quan. Tuy nhiên chúng tôi cũng dựa trên một số lý do ít nhiều mang tính khách quan sau : Tiếng Việt và tiếng Anh là hai ngôn ngữ thuộc về hai loại hình khác hẳn nhau. Tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn lập điển hình, còn tiếng Anh lại là một ngôn ngữ nằm trong nhóm các ngôn ngữ biến hình. Sự đa dạng về loại hình ngôn ngữ cũng sẽ giúp cho những kết luận mà chúng tôi rút ra sau quá trình nghiên cứu mang tính bao quát và khách quan hơn. Đối với người thực hiện đề tài này, tiếng Việt là ngôn ngữ mẹ đẻ nên việc chọn tiếng Việt là một sự lựa chọn chính đáng, vì khi đó người nghiên cứu có thể cảm nhận hết được những sắc thái ngữ nghĩa cũng như cách thức sử dụng các liên từ trong ngôn ngữ đó. Tiếng Anh là một ngôn ngữ mang tính quốc tế, có phạm vi và số lượng người sử dụng cao nhất thế giới. Nó là một ngoại ngữ thông dụng ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Chính vì thế tiếng Anh là sự lựa chọn hợp lý có tính phổ quát và ứng dụng cao. Tuy nhiên cũng phải nói thêm rằng, liên từ là nhóm từ biểu hiện quan hệ ngữ pháp, ngữ nghĩa. Chính vì vậy, các ngữ cảnh sử dụng cũng như các sắc thái ngữ nghĩa mang tính riêng biệt của chúng thì đôi khi chỉ có người bản ngữ mới có thể biết và cảm nhận được. Vì thế, việc chúng tôi chọn tiếng Anh chỉ mang tính chất như là bổ sung thêm nguồn tư liệu cho ngôn ngữ tự nhiên, để kết luận mà chúng tôi đưa ra có cơ sở vững chắc hơn, chính xác hơn và phổ quát hơn. Chúng tôi không cho rằng những phân tích đưa ra là đã khái quát hết được những khả năng biểu đạt của liên từ tiếng Anh mà chỉ khẳng định rằng đó là những quan hệ ngữ nghĩa nổi bật nhất và đã được các nhà Anh ngữ học xác nhận là tồn tại. Và do đó, phần lớn các ví dụ tiếng Anh trong luận văn cũng được chúng tôi trích dẫn từ những cuốn sách nghiên cứu tiếng Anh trên cả phương diện lý luận cũng như thực hành.

Các liên từ ngôn ngữ được xác định là tương ứng với các liên từ logic hội ( ), tuyển ( ), kéo theo ( ) là : và, hay/hoặc, nếu thì trong tiếng Việt và and, or, if then trong tiếng Anh. Chúng ta cũng biết rằng, một liên từ logic sẽ có nhiều hình thức biểu hiện ngôn ngữ khác nhau. Tuy nhiên, ứng với mỗi liên từ logic chúng tôi chỉ chọn một liên từ ngôn ngữ ương ứng được xem là tiêu biểu nhất. Lý do của sự lựa chọn này chúng tôi sẽ trình bày ở phần sau. Như vậy, đối tượng nghiên cứu của đề tài là các liên từ logic và các liên từ tương ứng trong tiếng Việt và tiếng Anh. Thông qua những miêu tả, phân tích từng liên từ cụ thể, chúng tôi quan tâm đến chức năng và phạm vi hoạt động của các liên từ này. Từ đó so sánh và rút ra những luận điểm về sự tương đồng và khác biệt giữa liên từ trong logic và liên từ trong ngôn ngữ tự nhiên. 0.3. Lịch sử vấn đề. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy là một trong những vấn đề cơ bản không chỉ của ngôn ngữ học mà còn của logic học. Tuy nhìn nhận vấn đề này dưới những góc độ khác nhau nhưng hai ngành khoa học này vẫn có chung một phạm vi nghiên cứu nhất định. Chính vì vậy, nhiều nhà triết học, logic học đã quan tâm đến ngôn ngữ, nghiên cứu các hoạt động của ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày và điều đó được xem là một trong những nhân tố quan trọng góp phần mở rộng chân trời chân trời của logic học hiện đại, thúc đẩy sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của hàng loạt hệ thống logic như : logic tình thái, logic thời gian, logic đa trị, logic mờ... Ngược lại, cũng có nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm đến logic. Sự phân tích logic đối với ngôn ngữ tự nhiên thực tế đã soi sáng nhiều hiện tượng cú pháp - ngữ nghĩa, góp phần tạo nên một hướng nghiên cứu, một hướng mới tiếp cận các vấn đề ngôn ngữ. Hướng nghiên cứu này đã được khá nhiều học giả nước ngoài quan tâm. Từ những năm 50-60 của thế kỷ XX, người ta bắt đầu thấy xuất hiện khuynh hướng vận dụng logic để phân tích ngôn ngữ. Ban đầu chỉ là phân tích cấu trúc cú pháp, dần dần về sau là phân tích cấu trúc cú pháp - ngữ nghĩa và cấu trúc logic - ngữ nghĩa của câu. Có thể kể tên các đại diện tiêu biểu như : J.D. McCawley, G. Lakoff,

H.P. Grice, O. Ducrot Ở Việt Nam, cũng đã có những nhà ngôn ngữ học quan tâm đến hướng nghiên cứu này nhưng quả thực là không nhiều. Có thể nói, cho đến nay thực tế chỉ có hai nhà ngôn ngữ học Việt Nam thực sự quan tâm đến lĩnh vực này, và đã có những đóng góp nhất định cả về lý thuyết lẫn thực hành, đó là : Nguyễn Đức Dân và Hoàng Phê. Đề tài mà chúng tôi thực hiện lấy đối tượng nghiên cứu là liên từ trong logic mệnh đề và các liên từ tương ứng trong ngôn ngữ tự nhiên (để cho gọn, từ đây trở đi chúng tôi chỉ nói liên từ logic với nghĩa là liên từ trong logic mệnh đề ). Đứng trên phương diện thuần tuý ngôn ngữ, thì thực sự vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách chi tiết về chức năng, phạm vi hoạt động cũng như phạm vi biểu nghĩa của từng liên từ cụ thể. Có chăng thì các nhà ngữ pháp chỉ định nghĩa liên từ và phân chia chúng thành các nhóm dựa trên những đặc điểm, sắc thái quan hệ phổ quát của chúng, như : liên từ đẳng lập, liên từ chính phụ hay liên từ hạn định, liên từ phụ thuộc Nếu có đi vào giới thiệu từng liên từ cụ thể thì chỉ nêu những đặc điểm khái quát chung của chúng mà chưa đi sâu tìm hiểu các sắc thái ngữ nghĩa mà chúng biểu hiện. Thoảng đây đó cũng có những bài nghiên cứu về liên từ nói riêng hay hư từ nói chung, nhưng nhìn chung vẫn chưa thật thoả đáng cho một nhóm từ loại có chức năng liên kết và có ý nghĩa ngữ pháp quan trọng này. Chẳng hạn như Diệp Quang Ban, trong Ngữ pháp tiếng Việt (1998, tập 1), đã gọi liên từ bằng cái tên khác là kết từ và ông chỉ ra : và là kết từ đẳng lập chỉ ý nghĩa tập hợp, liệt kê; hay, hoặc là kết từ đẳng lập chỉ ý nghĩa quan hệ lựa chọn; hay nếu thì chỉ ý nghĩa quan hệ giả thiết hệ quả. Thực sự đây chỉ là những nét nghĩa khái quát của các liên từ này, trong quá trình hành chức, chúng còn biểu hiện nhiều nét nghĩa khác, phong phú và đa dạng hơn nhiều. Nghiên cứu liên từ theo hướng logic - ngữ nghĩa đã được Nguyễn Đức Dân chú ý và quan tâm. Trong bài Logic và sắc thái liên từ tiếng Việt (Ngôn ngữ, 4.1976), bằng việc tiến hành so sánh liên từ logic và liên từ tương ứng trong tiếng Việt, ông đã chỉ ra được các sắc thái ngữ nghĩa của các liên từ: và, hay/hoặc, nếu thì khi đi vào hoạt động. Tiếp thu phương pháp và những kết quả từ nghiên cứu này, chúng tôi thực hiện đề tài Liên từ logic và liên từ trong ngôn ngữ tự

nhiên với mong muốn bổ sung thêm những sắc thái nghĩa, phạm vi hoạt động cũng như những nhân tố tác động đến khả năng biểu nghĩa của các liên từ tiếng Việt, ngoài ra mở rộng hơn phạm vi đối chiếu với liên từ logic không chỉ có tiếng Việt mà gồm cả tiếng Anh để thấy rõ hơn sự tương đồng và khác biệt giữa liên từ trong logic mệnh đề và liên từ trong ngôn ngữ tự nhiên. Hơn nữa, đề tài của chúng tôi muốn nhấn mạnh hơn vai trò của logic mệnh đề trong việc miêu tả và phân tích các liên từ trong ngôn ngữ tự nhiên. Chúng tôi mong rằng đề tài sẽ được xem là một đóng góp nhỏ cho việc nghiên cứu liên từ nói riêng và cho hướng nghiên cứu logic - ngữ nghĩa - cú pháp nói chung. 0.4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. Đề tài đặt ra những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau : Thu thập và xử lý các tư liệu liên quan đến thực tiễn hành chức của các liên từ trong ngôn ngữ tự nhiên. Miêu tả, phân tích chi tiết về phạm vi hoạt động, chức năng, các sắc thái ngữ nghĩa cũng như các nhân tố tác động đến việc biểu nghĩa của từng liên từ cụ thể. Tiến hành so sánh trên tất cả các khía cạnh từ hình thức đến nội dung giữa các liên từ logic với các liên từ tương ứng trong tiếng Việt và tiếng Anh. Nhận xét về những nét tương đồng và khác biệt giữa các liên từ logic và các liên từ trong ngôn ngữ tự nhiên. Khái quát được những điểm giống và khác nhau giữa hai hệ thống ký hiệu: logic và ngôn ngữ. Dựa trên những miêu tả, phân tích các liên từ tương ứng trong hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh, rút ra một số điểm cần lưu ý trong quá trình chuyển dịch các liên từ đó ở hai ngôn ngữ này. Tuy nhiên, có một điểm chúng tôi cần thuyết minh thêm ở đây là, mục đích của đề tài không hướng tới việc đối chiếu liên từ tiếng Việt và tiếng Anh. Mà như đã nói ở trên, các liên từ trong hai ngôn ngữ này chỉ là những tư liệu về ngôn ngữ tự nhiên mà chúng tôi sử dụng để phân tích. Từ một điểm tựa chung là logic chúng tôi thấy được những cơ chế biểu nghĩa cũng như những sắc thái ngữ nghĩa của các liên

từ trong hai ngôn ngữ này là không giống nhau. Chính vì thế, chúng tôi xin mạo muội đưa ra đây những lưu ý trong quá trình chuyển dịch liên từ giữa hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh. Đề tài lựa chọn đối tượng nghiên cứu cũng như đặt ra những nhiệm vụ nghiên cứu như trên nhằm hướng đến những mục đích và đóng góp sau : Đóng góp về mặt phương pháp nghiên cứu : đề tài được tiến hành theo hướng logic - ngữ nghĩa - ngữ pháp, một hướng nghiên cứu mang tính chất liên ngành. Nó sẽ là minh chứng cụ thể cho một hướng tiếp cận các vấn đề ngôn ngữ một cách hệ thống và mang lại hiệu quả, giúp chúng ta thấy được tính hữu ích và giá trị của hướng nghiên cứu này. Đóng góp về phương diện lý thuyết : Bằng những miêu tả và phân tích cụ thể đối với từng liên từ trong cả hai hệ thống logic và ngôn ngữ, chúng ta sẽ có cái nhìn khái quát, đầy đủ và toàn diện về chức năng và phạm vi hoạt động của các liên từ trong từng hệ thống nói chung cũng như thấy được các sắc thái, các quan hệ ngữ nghĩa riêng biệt đặc trưng của từng liên từ trong từng ngôn ngữ nói riêng. Từ đó có thể góp thêm những dẫn chứng về sự tương đồng và khác biệt giữa hai hệ thống ký hiệu logic và ngôn ngữ. Đóng góp về mặt thực hành : Đề tài sẽ là một đóng góp thiết thực cho công tác dạy tiếng, đặc biệt là quá trình giảng dạy các liên từ, một nhóm từ không dễ tiếp nhận và sử dụng trong quá trình học ngoại ngữ. Bên cạnh đó, đề tài sẽ là sự gợi ý hữu ích cho quá trình chuyển dịch ngôn ngữ từ tiếng Anh sang tiếng Việt và ngược lại. 0.5. Phương pháp nghiên cứu. Để thực hiện được các nhiệm vụ mà đề tài đặt ra, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng những phương pháp sau. Phương pháp diễn dịch : Đây là một trong những phương pháp nghiên cứu cơ bản. Phương pháp này trước hết đưa ra những nhận định về một vấn đề và sau đó bằng những ví dụ cụ thể sẽ chứng minh cho những nhận định trên là đúng đắn.

Phương pháp quy nạp : Đây cũng là một phương pháp nghiên cứu hết sức cơ bản, được sử dụng nhiều trong nghiên cứu khoa học. Ngược lại với phương pháp diễn dịch, phương pháp quy nạp lại đi từ những dẫn chứng cụ thể để đúc ra những luận điểm mang tính kết luận. Đề tài của chúng tôi sử dụng phối hợp cả hai phương pháp này nhằm tạo nên những lập luận vững chắc và chặt chẽ, để những kết luận đưa ra có sức thuyết phục cao. Phương pháp miêu tả, phân tích và tổng hợp : Từ những câu cụ thể chúng tôi tiến hành miêu tả và phân tích các khả năng biểu hiện nghĩa cũng như các quan hệ ngữ nghĩa của từng liên từ. Từ đó tổng hợp lại và rút ra những luận điểm lý thuyết. Phương pháp so sánh, đối chiếu : Từ những miêu tả và phân tích về chức năng cũng như phạm vi hoạt động của các liên từ logic và liên từ ngôn ngữ, chúng tôi tiến hành so sánh, đối chiếu chúng với nhau để thấy được sự tương đồng và khác biệt giữa chúng. 0.6. Bố cục luận văn. Luận văn được chia thành ba phần : Phần mở đầu. Phần nội dung. Phần kết luận. Trong đó, phần nội dung gồm có bốn chương ; Chương 1 : Logic và ngôn ngữ tự nhiên. 1.1. Logic và ngôn ngữ tự nhiên là hai hệ thống ký hiệu. 1.2. Vận dụng logic mệnh đề để nghiên cứu liên từ trong ngôn ngữ tự nhiên. Chương 2 : Liên từ logic và liên từ tương ứng trong ngôn ngữ tự nhiên. 2.1. Liên từ logic.

2.2. Liên từ trong ngôn ngữ tự nhiên tương ứng với liên từ logic. 2.3. Một số nhận xét. Chương 3 : Liên từ logic và liên từ tương ứng trong ngôn ngữ tự nhiên. 3.1. Liên từ logic. 3.2. Liên từ trong ngôn ngữ tự nhiên tương ứng với liên từ logic. 3.3. Một số nhận xét. Chương 4 : Liên từ logic và liên từ tương ứng trong ngôn ngữ tự nhiên. 4.1. Liên từ logic. 4.2. Liên từ trong ngôn ngữ tự nhiên tương ứng với liên từ logic. 4.3. Một số nhận xét.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1- Diệp Quang Ban - Hoàng Văn Thung, Ngữ pháp tiếng Việt, Tập 1, NXB Giáo dục, 1998. 2- Diệp Quang Ban, Ngữ pháp tiếng Việt, Tập 2, NXB Giáo dục, 1998. 3- Nguyễn Đức Dân, Logic-Ngữ nghĩa-cú pháp, NXB ĐH&THCN, 1987. 4- Nguyễn Đức Dân, Logic và tiếng Việt, NXB Giáo dục, 1996. 5- Nguyễn Đức Dân, Nhập môn logic hình thức, ĐHQG tp HCM, 2003. 6- Nguyễn Đức Dân, Nhập môn logic hình thức và logic phi hình thức, NXB ĐHQG Hà Nội, 2005. 7- Nguyễn Đức Dân, Logic và sắc thái liên từ tiếng Việt, Ngôn ngữ, 4.1976. 8- Nguyễn Đức Dân, Logic và hàm ý trong câu chỉ quan hệ nhân quả, Ngôn ngữ, 1.1990. 9- Nguyễn Đức Dân - Lê Đông, Phương thức liên kết của từ nối, Ngôn ngữ, 1.1985 10- Vương Tất Đạt, Logic học đại cương, NXB ĐHQG Hà Nội, 2001. 11- Lê Đông, Logic và tiếng Việt với những tìm tòi và gợi mở nhiều ý nghĩa, Ngôn ngữ, 1.1998. 12- Chu Xuân Nguyên, Ngữ pháp tiếng Anh, tập 2, NXB Giáo dục, 1993. 13- Hoàng Phê, Logic - Ngôn ngữ học, NXB Đà Nẵng, 2003. 14- Uỷ ban KHXH Việt Nam, Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội, 1983. 15- A.J.Thomson - A.V.Martinet, A practical English Grammar, NXB Trẻ, 1999. 16- Collins Cobuild, Từ nối tiếng Anh (Linking words), NXB Giáo dục, 1999. 17- James D. McCawley, Everything that Linguists have always wanted to know about logic (but were ashamed to ask), Chicago, 1981. 18- John Lyons, Ngữ nghĩa học (Linguistic Semantics-An Introduction), 1995, bản dịch của Nguyễn Văn Hiệp.