SO SÁNH TRẬT TỰ TỪ CỦA ĐỊNH NGỮ GIỮA TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT ĐINH ĐIỀN (*) Chính Wilhelm Von Humboldt đã nhận định rằng ngôn ngữ là linh hồn (spirit)

Tài liệu tương tự
HỌC VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ ĐÀO TẠO ĐÁNH VẦN TIẾNG ANH Page 1 PHƯƠNG PHÁP TĂNG CƯỜNG PHẢN XẠ VÀ TƯ DUY TIẾNG ANH ĐỂ NÓI BẤT KỲ ĐIỀU GÌ BẠN MUỐN Tài liệu nà

Tóm tắt ngữ pháp tiếng Anh Tổng hợp và biên soạn: Thầy Tâm - Anh Văn ( TÓM TẮT NGỮ PHÁP TIẾNG ANH Mục lục Tóm tắt

Microsoft Word - so-sanh-hon-va-so-sanh-nhat-cua-tinh-tu-trong-tieng-anh.docx

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ THANH LOAN BƢỚC ĐẦU THIẾT KẾ NGỮ

Microsoft Word - menh-de-quan-he-trong-tieng-anh.docx

ĐÊ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN PHẠM HỮU VIỆT Bản đồ các thổ ngữ tiếng Nghi Lộc tỉnh Nghệ An LUẬN VĂN THẠC SĨ LÝ LU

MỞ ĐẦU

Khái quát về sự hình thành và phát triển của Việt ngữ học (Phần 4) Về phạm vi nghiên cứu, Việt ngữ học thời hiện đại cũng phong phú, đa dạng hơn hẳn t

BIỂU ĐẠT HÌNH THÁI DĨ THÀNH TIẾNG ANH TRONG TIẾNG VIỆT 1. Mục đích và phương pháp 1.1. Mục đích 19 ThS. Trương Thị Anh Đào Dựa trên nền tảng lý thuyết

Tư tưởng đạo đức Nho giáo và ảnh hưởng của nó ở nước ta hiện nay NGUYỄN THỊ THANH MAI Tóm tắt: Nho giáo là một học thuyết chính trị - đạo đức ra đời v

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

Microsoft Word - Ban tom tat.doc

Uû Ban Nh©n D©n tp Hµ néi Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam

(Microsoft Word - B\300I 5. LE THOI TAN, NGUYEN DUC CAN _CHE BAN L1 - Tieng Anh_.doc)

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN LIÊN TỪ LOGIC VÀ LIÊN TỪ TIẾNG VIỆT Mã số : T Chủ đề tài : Lê Thị Thu Hoài

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc)

Truyền thuyết và lễ hội dân gian ở Kiến Thụy, Hải Phòng

MỞ ĐẦU

CHUYEN NGANH NGON NGU HOC SO SANH - DOI CHIEU.xls

CHUYỂN THỂ KÍ HIỆU BIỂU THỊ THỜI GIAN TỪ VĂN CHƯƠNG ĐẾN ĐIỆN ẢNH TRONG TRƯỜNG HỢP TÔI THẤY HOA VÀNG TRÊN CỎ XANH (Dưới góc nhìn liên văn bản và liên k

Microsoft Word - Bai 8. Thuy Nghien cuu _207-_.doc

MỞ ĐẦU

Microsoft Word - Bai 4. GS.Tran Thi Minh Duc _ban cuoi _.doc

Nghiên cứu Tôn giáo. Số PHẬT ĐÀI QUỐC THÁI DÂN AN THIỀN VIỆN TRÚC LÂM TÂY THIÊN Đại đức Thích Kiến Nguyệt, trụ trì Thiền viện Tây Thiên (Vĩ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 CHUYÊN NĂM HỌC DANH SÁCH CÔNG BỐ ĐIỂM THI VÀO LỚP CHUYÊN VĂN D

TIÕP CËN HÖ THèNG TRONG Tæ CHøC L•NH THæ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA HÓA HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tên đề tài: SỬ DỤNG MOODLE THIẾT KẾ WEBSITE HỖ TRỢ VIỆC TỰ HỌC CHƯƠNG HIDROCA

Luan an ghi dia.doc

Microsoft Word - Nhung tu tuong cua Doi moi I-final[1].doc

Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ 25 (2009) Thành phần khởi ngữ trong câu tiếng Việt xét về mặt hệ thống Nguyễn Lân Trung* Trường Đại học Ngo

193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thú

NguyenThiThao3B

KT01017_TranVanHong4C.doc

Microsoft Word - 2- Giai phap han che su phu thuoc kinh te vao Trung Quoc.doc

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Qua hình ảnh :

Microsoft Word - bai 16 pdf

Đề cương ôn tập và hướng dẫn thi học phần “Lí luận dạy học đại học”

Tiểu thuyết lịch sử của Tân Dân Tử và Phạm Minh Kiên - từ góc nhìn lý thuyết tự sự

I - CÁC KHÁI NIỆM VỀ CHỢ VÀ PHÂN LOẠI CHỢ :

Thuyết minh về một thắng cảnh quê em – Văn Thuyết minh 9

Microsoft Word - 1 LÊ NGỌC HUỆ MỘT THOÁNG MAI CHỬNG.docx

CÁC TỪ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU ĐƯỢC DÙNG TRONG LUẬN VĂN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH Phạm Lê Thanh Thảo HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CỦA HỌC SINH MỘT SỐ TRƯỜNG TRUN

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN HÀ THỊ NGẦN CHƢƠNG TRÌNH TRUY

PGS, TSKH Bùi Loan Thùy PGS, TS Phạm Đình Nghiệm Kỹ năng mềm TP HCM, năm

1 华语影视作品片名越译略谈 LÍ HẠ HÀ: TỪ ĐỊA DANH TỚI DÒNG VĂN HỌC MANG ĐẶC TRƯNG KHU VỰC ThS- NCS. Phạm Văn Minh Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc Trường Đại họ

Ngày xưa - Thành Bắc Ninh Tỉnh Bắc Ninh là cửa ngõ của cố đô Thăng Long, là vùng đất trung chuyển giữa kinh đô xưa với miền địa đầu giáp giới Trung Qu

Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP HCM Số 23 năm 2010 CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT THỜI HẬU CHIẾN VIẾT VỀ CHIẾN TRANH NGUYỄN THỊ KIM TIẾN * TÓM TẮT Soi chiếu ở s

Đi Tìm Dấu Vết Cột Đồng Mã Viện Cao Nguyên Lộc Vào năm thứ 9 sau công nguyên ở Trung Hoa, quan đại triều Vương Mãn làm loạn cướp ngôi nhà H

Bài Học 1 29 Tháng 6 5 Tháng 7 ĐỨC CHÚA TRỜI DỰNG NÊN... CÂU GÓC: Kẻ hà hiếp người nghèo khổ làm nhục Đấng Tạo hóa mình; Còn ai thương xót người bần c

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

KINH ĐẠI BI Tam tạng pháp sư Na Liên Đề Da Xá dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Cao-Tề ( ). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra

ĐẠI HỌC HUẾ HỘI ĐỒNG TS SAU ĐẠI HỌC NĂM 2019 Số TT Họ và tên Giới tính KẾT QUẢ THI TUYỂN SINH CAO HỌC LẦN 1 NĂM 2019 CỦA ĐẠI HỌC HUẾ Ngày sinh Nơi sin

NHỮNG CHÂN DUNG CỦA MỘT THỜI ĐÃ MẤT Thi Phương Ngô Thế Vinh là một tác giả đặc biệt, rất đặc biệt trong văn học Miền Nam - trước đây và cả ngày nay. N

Web: truonghocmo.edu.vn Thầy Tuấn: BÀI TẬP LUYỆN TẬP LƯỢNG TỪ Khóa học Chinh phục kỳ thi THPT QG - Cấu tạo câu Th

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

VỊ TRÍ CỦA PHẬT GIÁO THỜI LÝ TRONG TIẾN TRÌNH VĂN HOÁ THĂNG LONG- HÀ NỘI THƯỢNG TỌA THÍCH BẢO NGHIÊM Tóm tắt Phật giáo ra đời ở Ấn Độ vào thế kỷ VI TC

Biến Cố : 40 Năm Nhìn Lại (Phần I) Bảo Vũ (ABC Radio) Hôm nay, cách đây đúng 40 năm, vào ngày mùng 2 tháng 11 năm 1963, cuộc đảo chính tại Sà

Microsoft Word - Listen to Your Elders-2 Stories.docx

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG PHẠM THỊ THU HƯƠNG DẠY HỌC MỸ THUẬT THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở TRƯỜ

BM01.QT02/ĐNT-ĐT TRƯỜNG ĐH NGOẠI NGỮ - TIN HỌC TP.HCM KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh Phúc 1. Thông tin

Microsoft PowerPoint - Chap03_Data processing1

Kế hoạch sử dụng đất quận Ba Đình năm 2016

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LÊ THỊ PHƢƠNG THANH THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số:

Microsoft Word - truyen-an-duong-vuong-va-mi-chau-trong-thuy.docx

Chương trình khuyến mãi "VietinBank ipay, trải nghiệm hay, quà liền tay" Thời gian từ 10/12/2016 đến 10/02/2017 Danh sách khách hàng nhận thưởng khi đ

19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM

TRUNG TÂM QLBT DI SẢN VĂN HÓA PHÒNG QUẢN LÝ DI TÍCH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 1. Tên gọi 2. Loại hình Phiếu kiểm

Thủ tục tố tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm Nguyễn Quỳnh Trang Khoa Luật Luận văn ThS ngành: Luật Hình sự; Mã số: Người hướng dẫn: TS. Nguy

Bảo tồn văn hóa

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH 孔 ĐỨC KHỔNG TỬ GIÁO CHỦ NHO GIÁO Tùng Thiên TỪ BẠCH HẠC 子 tài li ệ u sư u tầ m 2015 hai không một năm

MỤC LỤC

Microsoft Word - TPLongXuyen

So tay luat su_Tap 3_ _file in.indd

ĐIỂM THI HỌC KỲ 2 KHỐI 10 VÀ 11 CÁC MÔN: TOÁN, VĂN, LÝ, HÓA, ANH STT SBD Lớp Họ tên Ngày sinh Phòng thi Toán Ngữ văn Vật lý A1 NGUYỄN HỒNG

Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012 GIỄU NHẠI BẰNG HÌNH THỨC NÓI MỈA TRONG TIỂU THUYẾT SỐ ĐỎ C

J

Soạn văn bài: Sự việc và nhân vật trong văn tự sự

Microsoft Word - KinhVoLuongTho-Viet

Thử bàn về chiến lược chiến thuật chống quân Minh của vua Lê Lợi Tìm hiểu Thế chiến thứ Hai cùng chiến tranh Triều Tiên, người nghiên cứu lịch sử khâm

ÔNG PGS/TS BÙI HIỀN VÀ ĐỨA CON QUÁI THAI TỪ BÊN TÀU GỞI QUA Nguyên Khai BỘ CHỮ TIẾNG VIỆT theo mẫu tự La -Tinh do các Giáo Sĩ Tây phương sáng chế ra g

Thư Ngỏ Gửi Đồng Bào Hải Ngoại Của Nhà Báo Nguyễn Vũ Bình

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VỤ GIÁO DỤC TRUNG HỌC CHƢƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRUNG HỌC Giai đoạn 2 TÀI LIỆU TẬP HUẤN CÁN BỘ QUẢN LÍ, GIÁO VIÊN TRUNG

Microsoft Word - Van pháp ti?ng Vi?t.doc

NI SƯ THÍCH NỮ GIỚI HƯƠNG: Thế giới xung quanh chúng ta sẽ rất ý vị, nên thơ, nên nhạc * LỜI CUNG KÍNH ĐẾN TS. THÍCH NỮ GIỚI HƯƠNG Trụ trì Chùa Hương

MƠ MỘNG TỪ NƠI NỌ 1. Đ Ấ T S Ắ P - Đ Ã T À N Lấy bối cảnh ở Gwangju vào năm hư cấu 2080 khi hầu hết loài người đã sơ tán lên sao Hỏa, sắp đặt video củ

Slide 1

K10_VAN

PHÒNG GD&ĐT QUẬN THANH XUÂN TRƯỜNG TH NGÔI SAO HÀ NỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc DANH SÁCH HỌC SINH THI TOÁN BẰNG

"NHÂN-QUẢ" & ĐẠO ĐỨC

Untitled

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NINH VIỆT TRIỀU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT TẠI NHÀ HÁT CHÈO NINH BÌNH

TRÀO LƯU PHƯỢT TRONG GIỚI TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY MA QUỲNH HƯƠNG Tóm tắt Mấy năm gần đây, trào lưu Phượt đã lan rộng và trở nên phổ biến trong giới trẻ

Bản ghi:

SO SÁNH TRẬT TỰ TỪ CỦA ĐỊNH NGỮ GIỮA TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT ĐINH ĐIỀN (*) Chính Wilhelm Von Humboldt đã nhận định rằng ngôn ngữ là linh hồn (spirit) của dân tộc, ngôn ngữ phản ánh cách tư duy của mỗi dân tộc dùng nó, chính vì vậy trong ngôn ngữ, ta sẽ thấy những nét đặc thù của văn hoá và cách tư duy của dân tộc sử dụng ngôn ngữ đó. Tuỳ theo loại hình văn hoá và loại hình ngôn ngữ, mà ngôn ngữ của dân tộc đó có những nét đặc thù riêng. 1. GIỚI THIỆU LOẠI HÌNH NGÔN NGỮ Theo kết quả phân loại về loại hình ngôn ngữ ([Stankevich, 1982]), trên thế giới có các loại hình ngôn ngữ sau: ngôn ngữ chắp dính, ngôn ngữ đơn lập, ngôn ngữ biến cách và ngôn ngữ đa tổng hợp. Còn về loại hình văn hoá ([Trần Ngọc Thêm, 1997]), ta có hai loại hình lớn: Văn hoá phương Đông, Văn hoá phương Tây. Sau đây ta xem xét tiếng Việt và tiếng Anh được xếp vào vị trí loại hình ngôn ngữ nào; do chịu ảnh hưởng bởi loại hình văn hoá nào, cũng như những đặc thù trong mỗi loại hình ngôn ngữ và loại hình văn hoá đó. Chính những đặc thù này đã chi phối đến trật tự từ nói chung và trật tự định ngữ nói riêng mà ta sẽ xét đến trong nội dung chính của bài tiểu luận này. 1.1 Loại hình ngôn ngữ Theo bảng phân loại hình ngôn ngữ, tiếng Việt được xếp vào loại hình đơn (isolate) hay còn gọi là loại hình phi hành thái, không biến hình, ngôn ngữ đơn tiết hay phân tiết với những đặc điểm chính như sau: - Trong hoạt động ngôn ngữ, từ không biến đổi hình thái. Ý nghĩa ngữ pháp nằm ở ngoài từ. Ví dụ: Tôi nhìn anh ấy và Anh ấy nhìn tôi. 1.2 Loạ hình trật tự từ Xét về loại hình trật tự từ thì tiếng Anh và tiếng Việt có cùng chung loại hình đối với thành phần câu, đó là loại hình: S V O, có nghĩa là trong một câu bình thường (không đánh dấu), thứ tự các thành phần câu được sắp xếp như sau (theo [Lý Toàn Thắng, 1999]): S (subject: chủ ngữ) V (verb: động từ) O (object: bổ ngữ) Ví dụ: Tôi nhìn anh ấy và I see him. S V O S V O Đây là loại hình phổ biến thứ nhì, chiếm từ 32,4% đến 41,8% trong toàn bộ các ngôn ngữ trên thế giới (chỉ sau loại hình SOV, chiếm 41% đến 51,8%. Tuy nhiên, trật tự từ trong tiếng Anh và tiếng Việt nói chung là khác

nhau trong cụm từ, nhất là trong danh ngữ (noun phrase) mà ta sẽ xét kỹ trong các phần dưới đây. 2.TRẬT TỰ TỪ CỦA ĐỊNH NGỮ Tiếng Việt do bị ảnh hưởng của văn hoá phương Đông nền văn hoá thiên về âm tính, nên trong ngôn ngữ, ngữ pháp của nó có tính linh động cao, chứ không chặt chẽ (phải chia thì, thể, giống) như ngữ pháp phương Tây. Về phương diện tính chặt chẽ của ngữ pháp, thì cực đoan nhất là tiếng Nga, kế đến là tiếng Pháp, còn tiếng Anh thì trước đây cũng mang tính phân tích cao, nhưng càng về sau thì thiên về tổng hợp tính nhiều hơn. Đến nay, những dấu vết về tính phân tích trong tiếng Anh chỉ còn sót lại rất ít, như: Danh từ số nhiều: thêm s: books, boxes Động từ ngôi 3 số ít thêm s: he talks, she goes Hiện tại tiếp diễn: thêm ing: I am learning English. Quá khứ: thêm ed: John worked yesterday Tình hình này cũng đúng trong trường hợp cụm danh từ (danh ngữ) của tiếng Anh. Trong danh ngữ tiếng Anh, những tính từ bổ nghĩa cho danh từ chính (head noun) thì không phải chia về giống, số với từ mà nó bổ nghĩa như trong các thứ tiếng châu Âu thiên về phân tích tính cao (chẳng hạn: tiếng Nga, Pháp ). Trong trường hợp này, tiếng Anh cũng như tiếng Việt thể hiện ý nghĩa bằng trật tự từ, nhưng có một khác biệt cơ bản là trong tiếng Anh thì tính từ đứng trước danh từ mà nó bổ nghĩa, còn trong tiếng Việt thì ngược lại. Ví dụ: Tiếng Anh: An interesting book: tính từ interesting đứng trước danh từ book. Tiếng Việt: Một cuốn sách hay: tính từ hay đứng sau danh từ cuốn sách. Nhưng đối với trường hợp có nhiều tính từ bổ nghĩa, thì trật tự của các tính từ đó được sắp xếp như thế nào, những nhân tố nào ảnh hưởng đến trật tự đó, có nhân tố nào thuộc về văn hoá không? Đó là nội dung chính của phần Trật tự định ngữ trong danh ngữ dưới đây. 2.1.Giới thiệu định ngữ Như ta đã biết, các từ loại trong tiếng Việt được phân thành thực từ và hư từ. Thực từ lại được chia thành thể từ và vị từ (theo [Nguyễn Kim Thản, 1997] trang 133). Thể từ là những từ chỉ những cái đó có tính chất sự vật (như danh từ chẳng hạn), có đặc điểm không trực tiếp làm vị ngữ của câu, còn vị từ là những từ chỉ hoạt động (như động từ), tính chất (như tính từ) và có thể trực tiếp làm vị ngữ của câu. Nếu ta chỉ nói các từ người, lúc, trên thì ý nghĩa sự vật còn rất trừu tượng. Vì vậy, trong thực tế, ta thường phải chỉ ra thêm những đặc trưng, những tính chất, đặc điểm về vị trí, số lượng của sự vật để chỉ rõ ra sự vật mà ta muốn đề cập đến. Nhằm mục đích hạn

định trừu tượng đó (thu hẹp ngoại diên bằng cách tăng nội hàm), ta thường sử dụng các thành phần phụ để thêm vào thể từ đó, những thành phần phụ này được gọi là định ngữ. Ví dụ: ta nói: nhà thì ý sự vật được chỉ ra rõ ràng hơn. Vậy: định ngữ có tác dụng hạn định phạm vi khái quát của thể từ, và là thành phần của từ cổ, điển hình nhất là từ tổ danh từ, hay còn gọi là danh ngữ. Định ngữ của danh từ tuy có chung một ý nghĩa ngữ pháp khái quát là cụ thể hoá danh từ, nhưng các định ngữ có thể chia thành các loại nhỏ sau tuỳ theo ý nghĩa và đặc điểm ngữ pháp của chúng. Ví dụ: -Định ngữ số lượng: hai làng; two villages. -Định ngữ khối lượng: tất cả làng; All villlages. -Định ngữ đặc trưng: làng to; big village. -Định ngữ sở hữu: làng tôi, my village. -Định ngữ chỉ định: làng ấy; that village. -Định ngữ phương diện: làng làm pháo; fire cracker making villages. 2.2 Định ngữ tiếng Anh 2.2.1 Thành phần bổ nghĩa đặc trước danh từ chính (pre modifier) Dựa trên các kết quả nghiên cứu của các nhà Anh ngữ học ta có thể đưa ra bảng sắp xếp thứ tự các định tố đặt trước danh từ chính (pre modifier) như sau: 1 2 3 4 5 6 7 8 a b c d e f g h i j Kẻ ô I M Pre. Det Det. Ord. N Car. N Size Quality age Shape/ length color Nationa lity Pre/ PP par Sub. Head 1 A Pretty new green dress 2 A Useful old tin box 3 Her small round pink face 4 several large red cabbage 5 Some Sour green apples 6 All those small brown Snake - skin shoes 7 An Attractive triangu lar green stamp 8 A high red brick wall 9 A long brown leather belt 10 A very old gold watch

11 Her first six vietnam dresses ese 12 A modern french printi device system ng 13 A big Hot fried fish Delicious 14 A Kind, tall student and healthy 15 Mary s big round blue eyes Bảng 1. Trật tự định ngữ trong danh ngữ tiếng Anh Trong đó: a. Tiền chỉ định từ (Pre determiner): bao gồm các từ như: all, both, half, double. b. Chỉ định từ (Determiner): bao gồm: - Mạo từ (article) - Tính từ chỉ định (demonstrative adj): this, that, these, those. - Tính từ sở hữu (possessive adj): my, your, his, her, its, our, their. - Sở hữu cách (possessive case): John s. - Các từ chỉ định khác (demonstrative): another, any, each, either, enough, much, neither, no, some, which, whose c. Tính từ chỉ số thứ tự (Ordinal adj): first, second, last d. Tính từ chỉ số đếm (Cardinal adj): 1, 2, 3 e. Tính từ chỉ kích thước (size): tiny, small, large f.tính từ chỉ phẩm chất (quality) như: good, bad Khi có nhiều tính từ chỉ tính chất cùng phụ nghĩa cho một danh từ, thì tính từ ngắn thường đứng trước tính từ dài, và tính từ chỉ tinh thần thường đứng trước tính từ chỉ vật chất. Ví dụ: a kind tall and healthy person. g. Tính từ chỉ tuổi tác (age), tình trạng (cũ, mới) như: young, old, new h.tính từ chỉ chiều dài (legh), hình dáng (shape) như: long, short, round i. Tính từ chỉ màu sắc (colour) như: red, yellow, green j. Tính từ chỉ quốc tịch (nationality), nước xuất xứ, như: French, Vietnamese k. Hiện phân từ (present participle) hay quá phân từ (past participle). Hiện phân từ dùng với ý nghĩa tiếp diễn (đang diễn ra) và có tính chủ động, như: learning, working. Quá phân từ dùng với ý nghĩa quá khứ (đã xảy ra) và có tính bị động, như: broken, fied, Nếu có cả 2 dạng hiện phân từ và quá phân từ cùng tồn tại thì quá phân từ đứng trước, hiện phân từ đứng sau (gần với danh từ trung tâm hơn).

Ví dụ: a tested printing device (một thiết bị in đã được kiểm tra). l. Danh từ phụ, được dùng như tính từ, để bổ nghĩa, hạn định, chỉ rõ ý nghĩa/ phạm vi danh từ chính. Ví dụ: a computer system; a tin box. m.danh từ chính (head ), là trung tâm của danh ngữ ( Phrase), như: system, box (trong ví dụ trên). 2.2.2 Thành phần bổ nghĩa đặt sau danh từ chính (post modfier) Dựa trên các kết quả nghiên cứu của các nhà Anh ngữ học, ta có thể đưa ra bảng mô tả các thành phần đặt sau danh từ chính (post modifier) như sau: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 a - b c d e j l m n Dect. Ord. N Car. N Pre modifier 1. Her pretty new green Sub. Head dress Post - modifiers in the wardrobe 2. The old Professor giving the lecture 3. The boy in a white shirt who is talking to the professor Bảng 2. Thành phần bổ nghĩa đặt sau danh từ chính trong danh ngữ tiếng Anh. Ghi chú: 1. Đối với thứ tự của tính từ chỉ kích thước (e) và tính từ chỉ phẩm chất (f), có những ý kiến trái ngược nhau. Theo nhà văn phạm A.S. Hornby, thì (f) đứng trước (e), còn theo Cornelius, thì (e) đứng trước (f) như trong bảng trên. 2. Trật tự của các cột 1 8 nói chung là cố định, còn trật tự giữa các tính từ trong cột 5 có thể bị thay đổi trong một số trường hợp nhất định do các yếu tố về tâm lý, về ý nghĩa muốn nhấn mạnh yếu tố hài hoà về mặt ngữ âm 2.3 Định ngữ tiếng Việt Tham khảo các kết quả nghiên cứu của các nhà Việt ngữ học và qua khảo sát thực tế, tác giả bài viết này đề nghị bảng sắp xếp thứ tự các định tố (một cách tương đối ổn định) trong tiếng Việt như sau:

chất liệu nên không có tính chất về kích thước không gian, còn áo là vật thể cụ thể thì có tính chất đó, nhưng nếu ta nói áo lụa đỏ, thì ta không biết đỏ bổ nghĩa cho áo hay cho lụa? Vì vậy, chính vì các mối quan hệ giữa các yếu tố trong hệ thống khiến tính linh động bị hạn chế lại. 3. Cách chia về vị trí các loại định ngữ trong tiếng Việt mang tính khái quát (tư duy người phương Đông mang tính tổng hợp cao) cao hơn cách chia trong tiếng Anh. Vị trí các cột trong tiếng Việt linh động hơn so với tiếng Anh. COMPARISON OF THE WORD ORDER OF ATTRIBUTIONS IN ENGLISH AND VIETNAMESE DINH LIEN In this era of globalization and information, English is getting more and more popular. This is why the comparison and contrast between English and Vietnamese in every aspect is practicable and meaningful. Deprived from that spirit, this article with the comparative and contrast approach in comparative linguistics aims at the comparison between word orders of attribution in English and Vietnamese. Examples of word orders in this article are the normal and moderate ones instead of the special or marked ones (for rhetorical or emphasizing ones, ect). CHÚ THÍCH 1.Theo [Hà Văn Bửu, 1998] trang 129 cũng như một số tác giả khác và ý kiến cá nhân của người viết bài này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Khánh Thế (1999). Bài giảng về phương pháp so sánh trong Ngôn ngữ học. Lớp Cao học Ngôn ngữ học so sánh khoá 1998, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tp. Hồ Chí Minh. 2. Diệp Quang Ban (1989). Ngữ pháp tiếng Việt phổ thông (tập 2). NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. 3. Đái Xuân Ninh - Nguyễn Đức Dân - Nguyễn Quang Vương Toàn (1984). Ngôn ngữ học lịch sử và phương pháp so sánh trong cuốn: Khuynh hướng Lĩnh vực Khái niệm. NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội (trang 31 48). 4. Hà Văn Bửu (1998). Văn phạm tiếng Anh miêu tả. NXB Tp. Hồ Chí Minh. 5. Hồ Lê (1971). Tác dụng phương thức vị trí trong phạm vi cụm danh từ. Tạp chí Ngôn ngữ số 3, trang 1 12. 6. Hồ Lê (1983). Một số vấn đề xung quanh vị trí bắt buộc và vị trí tuỳ ý trong danh ngữ tiếng Việt hiện đại. Tạp chí Ngôn ngữ số 1, trang 35 46. 7. Lý Toàn Thắng (1981). Về một hướng nghiên cứu trật tự từ trong câu. Tạp chí Ngôn ngữ số 3 + 4, trang 25 32.

8. Lý Toàn Thắng (1999). Bài giảng về Lý thuyết trật tự từ. Lớp Cao học ngôn ngữ so sánh khoá 1998, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tp. Hồ Chí Minh. 9. Mai Ngọc Chừ - Vũ Đức Nghiệu Hoàng Trọng Phiến (1991). Cơ sở Ngôn ngữ học và tiếng Việt. NXB ĐạI học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. 10. Nguyễn Kim Thản (1997). Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội. 11. Nguyễn Tài Cẩn (1998). Ngữ pháp tiếng Việt. NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. 12. Norman C. Staberg (1973). An Introduction English Grammar. Winston, Inc. 13. Stankevich N.V (1982). Loại hình các ngôn ngữ. NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. 14. Phạm Thị Ngọc Hoa (1981). Vài nhận xét về định ngữ trong tiếng Việt. Một số vấn đề về ngôn ngữ học Việt Nam. NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, trang 211 225. 15. Vũ Ngọc Tú (1996). Nghiên cứu đối chiếu trật tự từ Anh - Việt trên một số cấu trúc cú pháp cơ bản. Luận án PTS Ngữ Văn, Đại học Quốc gia, Hà Nội.