Ngữ âm tiếng Việt của Giáo sư Đoàn Thiện Thuật

Tài liệu tương tự
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN PHẠM HỮU VIỆT Bản đồ các thổ ngữ tiếng Nghi Lộc tỉnh Nghệ An LUẬN VĂN THẠC SĨ LÝ LU

CHUYEN NGANH NGON NGU HOC SO SANH - DOI CHIEU.xls

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN MINH SANG SỰ BIẾN ĐỔI CƠ CẤU XÃ HỘI CỦA NÔNG DÂN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Microsoft Word - Pham Van Tuan - LLKH. FINAL doc

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ THANH LOAN BƢỚC ĐẦU THIẾT KẾ NGỮ

Khái quát về sự hình thành và phát triển của Việt ngữ học (Phần 4) Về phạm vi nghiên cứu, Việt ngữ học thời hiện đại cũng phong phú, đa dạng hơn hẳn t

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ THANH HƢƠNG VAI TRÒ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI

Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ 25 (2009) Thành phần khởi ngữ trong câu tiếng Việt xét về mặt hệ thống Nguyễn Lân Trung* Trường Đại học Ngo

Đàm Loan và Đạo Xước

Microsoft Word - Bai 2. Le Thi Tuyet Hanh.doc

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

1

Phân tích hình tượng nhân vật người anh hùng Quang Trung

(Microsoft Word - Lu?n \341n_b?n chu?n th? th?c.doc)

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ Mã đề thi: 169 KÌ THI KSCĐ LỚP 12 LẦN I. NĂM HỌC Đề thi môn: Lịch sử Thời gian làm bài 50 phút, kh

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

Luan an ghi dia.doc

(Microsoft Word - B\300I 5. LE THOI TAN, NGUYEN DUC CAN _CHE BAN L1 - Tieng Anh_.doc)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG TRIỆU MINH TUẤN C00558 NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH TRUYỀN THÔNG CÔNG TÁC XÃ HỘI THÔNG QUA FACEBOOK TẠI HÀ NỘI

Nhìn Lại Thời Vàng Son của Giáo Dục VNCH Trước Năm 1975 GS Phạm Cao Dương Lời giới thiệu của Phạm Trần: Tôi xin chân thành cảm ơn Giáo sư, Tiến sỹ Lịc

Giới đại học Pháp vinh danh học giả Hoàng Xuân Tin từ Paris cho biết: Học giả Việt Nam lỗi lạc Hoàng Xuân Hãn vừa được Trường Quốc gia Cầu - Đường (Éc

I

Luan Tung Kim Cuong - Duong Nghia Tinh Han Dich - Cs Nguyen Hue Viet Dich

Trung Phong Tam Thời Hệ Niệm

Microsoft Word - Ta Tuan Trangiathu.doc

Microsoft Word - TPLongXuyen

Đề thi thử môn Sử THPT năm 2019 trường THPT Ngô Gia Tự - Vĩnh Phúc lần 1

Kinh Kim Cuong Luan - Ba Ha La Han Dich - Cs Nguyen Hue Dich

TRUYỀN THỌ QUY Y

qhhNoinhoniemthuong_2019JUL09_tue

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

Microsoft Word - Xem l?i m?t v?n d? ng? âm ti?ng vi?t.doc

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

Cảm Ứng Về Phật A Di Đà

CHI DUNG NGUYEN Minister of Planning and Investment of Vietnam CHI DUNG NGUYEN Minister of Planning and Investment of Vietnam Dr. Chi Dung Nguyen is a

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHẬT GIÁO HÒA HẢO QUA CÁC NGHIÊN CỨU CỦA CÁC HỌC GIẢ NƯỚC NGOÀI* Hồ Ngọc Trí** *.Bài viết này đã đăng trên Tạp chí Khoa học Xã hội số

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Mẫu in D8090D DANH SÁCH SINH VIÊN CHƯA ĐỦ

Microsoft Word - Nhung tu tuong cua Doi moi I-final[1].doc

MỞ ĐẦU

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ VIỆT HOA GIẢNG DẠY TRUYỆN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHO THÔNG LUẬN

Microsoft Word - thu muc 03

Microsoft Word - Ban tom tat.doc

Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 31, Số 1 (2015) Phát triển nhân lực lãnh đạo, quản lý khu vực hành chính công vùng Tây Bắc:

Đi Tìm Dấu Vết Cột Đồng Mã Viện Cao Nguyên Lộc Vào năm thứ 9 sau công nguyên ở Trung Hoa, quan đại triều Vương Mãn làm loạn cướp ngôi nhà H

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

Giới thiệu và trích dẫn Một mảng văn học bị bỏ quên, bỏ qua của giáo sư Nguyễn Văn Trung Lê Tấn Tài giới thiệu và trích dẫn: Giới thiệu: Thơ ngỏ của t

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO BẬC ĐẠI HỌC NGÀNH VIỆT NAM HỌC - Tên chương trình: Chương trình đào tạo ngành Việt Nam học - Trình độ đào tạo: Đại học - Ngành đà

Trâ n Mâ u Thân 1968 qua nguồn từ điển tiếng Anh BBC, 10 tháng GETTY IMAGES 18/4/1968: Thủy quân lục chiến Mỹ ở Khe Sanh Việt Nam kỷ niệm 50 nă

So tay luat su_Tap 3_ _file in.indd

GIÁO ÁN NGỮ VĂN LỚP 11 TIẾNG MẸ ĐẺ, NGUỒN GIẢI PHÓNG CÁC DÂN TỘC BỊ ÁP BỨC Nguyễn An Ninh A. Kết quả cần đạt Giúp HS hiểu: - Giá trị của bài chính luậ

Nghiencuuquocte.net-76-Nguoi Hoa o Bac Viet Nam thoi ky

Ngô Thì Nhậm, Khuôn Mặt Trí Thức Lớn Thời Tây Sơn Nguyễn Mộng Giác Nói theo ngôn ngữ ngày nay, Ngô Thì Nhậm là một nhân vất lịch sử gây nhiều tranh lu

CÁC TỪ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU ĐƯỢC DÙNG TRONG LUẬN VĂN

Microsoft Word - BÀi viết Ngô QuỂc Phương HỎi thảo Hè Porto 2019 (1)

SỞ GDĐT BẮC NINH PHÒNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐỀ TẬP HUẤN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2019 Bài thi: KHXH - Môn: Lịch sử Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thờ

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

J

CHUYEN NGANH XA HOI HOC.xls

Ý nghĩa của sự ăn chay

PHÁP MÔN TỊNH ÐỘ HT. Trí Thủ ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên Link A

Microsoft Word - viet-bai-lam-van-so-6.docx

CHDG-2019-DS-TONG-THE_Updated xls

454 Trịnh Xuân Giang KHAI THÁC NGUỒN HỌC LIỆU MỞ TỪ CÁC THƯ VIỆN TRÊN THẾ GIỚI VỚI GIẢI PHÁP SỬ DỤNG DỊCH VỤ TÌM KIẾM VÀ CHUYỂN GIAO TÀI NGUYÊN THÔNG

BÀI TRÌNH BÀY CỦA BỘ TRƯỞNG TRẦN HỒNG HÀ TẠI PHIÊN HỌP TOÀN THỂ HỘI NGHỊ VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬ

Output file

TIẾN TỚI XÂY DỰNG MỘT BỘ TIÊU ĐỀ CHỦ ĐỀ (SUBJECT HEADINGS) DÙNG CHUNG CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM

ĐÊ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

TRƯỜNG ĐHBK HÀ NỘI Viện Kinh tế & Quản lý ooo QUY ĐỊNH TRÌNH BÀY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Hà Nội, 2014

Microsoft Word - DSDeTaiLuanVanToanLyHoa.docx

XE STT HỌ VÀ TÊN ĐIỆN THOẠI NỮ (X) GHI CHÚ GVCN: PHAN MINH TRÍ GVCN: HUỲNH PHƯỚC NGUYÊN 1 Vũ Hoàng Lan Anh x 11A3 2 Nguyễn Thanh P. Hoài x 2,1 11A3 3

TUYÊ N TÂ P LY ĐÔNG A MỞ QUYÊ N Học Hội Thắng Nghĩa 2016

Chủ nghĩa Tự do cá nhân

DANH SÁCH KHÁCH HÀNG NHẬN THƯỞNG GIẢI NGÀY VÀNG ĐỢT 1-21/06/2019 STT TÊN KHÁCH HÀNG CIF 1 NGO THI QUY LOC PHAM THI HONG ANH PH

Phân tích bài Tiếng nói của văn nghệ

A

Kinh Vị Lai Tinh Tú Kiếp Thiên Phật Danh Hán dịch: Trích từ bản ghi chép của đời Lương, tên người dịch đã bị thất lạc Việt dịch: Tại gia Bồ-Tát giới Ư

Phụ lục I: GIÁ ĐẤT THÀNH PHỐ HUẾ NĂM 2010

(Microsoft Word - Nghi th?c t?ng ni?m CH\332 \320?I BI V\300 GI?NG GI?I.doc)

Giáo trình Tôn giáo học By: Ha Le

PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH - PHÊ KHẢO SỬ LIỆU TRONG NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ (Qua trường hợp tìm hiểu quan hệ Việt Nam - Trung Quốc thời kỳ hiện đại) TS. NGUYỄN

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM

Microsoft Word - Muc dich mon hoc.doc

daithuavoluongnghiakinh

Microsoft Word - ttdl_Vietnam.doc

KINH HIỆN TẠI HIỀN KIẾP THIÊN PHẬT HT. Huyền Tôn ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN LIÊN TỪ LOGIC VÀ LIÊN TỪ TIẾNG VIỆT Mã số : T Chủ đề tài : Lê Thị Thu Hoài

Thuyết minh về một thắng cảnh quê em – Văn Thuyết minh 9

BÃy gi© Di L¥c BÒ Tát nói v§i ThiŒn Tài r¢ng :

Đoàn Viết Hoạt và sứ mệnh xương rồng Đỗ Thái Nhiên So với các loài thực vật khác, xương rồng là loại cây có sức chịu đựng cao cấp nhất và trường kỳ nh

ÔNG ĐẠO DỪA MỘT THỜI CỒN PHỤNG Võ Quang Yến 1989 Ông Nguyễn Thành Nam sinh năm Kỷ Dậu (1910) tại xã Phước Thạnh, tổng An Hòa, huyện Trúc Giang, tỉnh K

BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG LỊCH SỬ 80 NĂM NGÀNH TUYÊN GIÁO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ( ) NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA Hà Nội CHỈ ĐẠO

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SỸ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN TIẾNG ANH HUẾ,

Hòa thượng Thích Hành Trụ

Microsoft Word - doc-unicode.doc

CÔNG TÁC HOẰNG PHÁP THỜI CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP CÔNG TÁC HOẰNG PHÁP THỜI CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 HT. Thích Tâ n Đa t* TÓM TẮT: Cuộc cách mạng

danh sach full tháng

Bản ghi:

của GS Đoàn Thiện Thuật Thành Long/USSH GS.NGND Đoàn Thiện Thuật. Tác giả: GS.TS Nguyễn Văn Lợi GS.TS Nguyễn Văn Lợi (Viện từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam) khẳng định và tóm lược những giá trị khoa học, giá trị thực tiễn và tác động khoa học của của GS. NGND Đoàn Thiện Thuật. Đây là công trình được trao tặng Giải thưởng Nhà nước đợt năm 2010, Lễ trao Giải thưởng sẽ được tổ chức vào ngày 18/02/2012 tới đây. Sách (Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1977) dày 373 trang, chia thành 8 chương. Ngoài chương 1: Dẫn luận, chương 8: Chữ viết, 6 chương còn lại dành cho việc miêu tả cấu trúc âm vị học của tiếng Việt: Âm tiết (chương 2); Thanh điệu (chương 3); Âm đầu (chương 4); Âm đệm(chương 5); Âm chính (chương 6); Âm cuối (chương 7). Trong Lời nói đầu tác giả xem sách là Tập giáo trình dành cho sinh viên chuyên ngành ngôn ngữ học của trường Đại học Tổng hợp và cũng là tài liệu tham khảo hữu ích 1 / 7

cho sinh viên khoa Văn các trường Đại học Sư phạm, sinh viên các trường Đại học Ngoại ngữ và những ai muốn tìm hiểu sâu một vấn đề nào đó của ngữ âm tiếng Việt. Chúng ta nhận ra tính chất giáo khoa, sư phạm của sách được thể hiện ở lối lập luận logic, chặt chẽ, ở cách trình bày chi tiết đến chỉn chu và thuyết phục trong sách. Về thực chất, là một công trình nghiên cứu khoa học có những đóng góp mới trong lí luận và áp dụng thực tiễn về ngữ âm tiếng Việt. 1. Giá trị khoa học của 1.1. Công trình đã áp dụng một cách khoa học những cơ sở lí thuyết và phương pháp miêu tả ngữ âm-âm vị học của âm vị học truyền thống (N.S. Trubeskoj, R. Jakovson, A. Martinet, J Vachek ) vào việc miêu tả các hiện tượng ngữ âm-âm vị học tiếng Việt, vốn là ngôn ngữ còn xa lạ với truyền thống nghiên cứu âm vị học châu Âu. Đồng thời, đã tiếp thu những thành tựu về lí luận và phương pháp nghiên cứu ngữ âm các ngôn ngữ Đông phương của các tác giả thuộc trường phái Đông phương học Nga Xô Viết vào việc nghiên cứu ngữ âm tiếng Việt. 1.2. Công trình có những đóng góp mới: 1.2.1. Xuất phát từ đặc điểm tiếng Việt (ranh giới âm tiết trùng với ranh giới hinh vị), tác giả xem âm tiết là điểm xuất phát của sự phân tích âm vị học. 1.2.2. Để giải quyết những vấn đề âm vị học tiếng Việt, tác giả coi trọng thái độ của người bản ngữ, chứ không chỉ dựa vào những cứ liệu ngữ âm. Xem cách cấu tạo từ láy, hiện tượng láy từ, nói lái như các quy tắc hình âm vị học (morphophonology vốn được áp dụng trong nghiên cứu âm vị học các ngôn ngữ biến hình), để phân chia âm tiết thành các thành tố. 1.2.3. Xác lập mô hình phân chia 2 bậc, 5 thành tố của âm tiết tiếng Việt: Bậc 1: Âm tiết = âm đầu+vần+thanh điệu; Bậc 2: Vần = âm nối+âm chính+âm cuối 1.2.4. Mỗi thành phần trong 5 thành phần trên làm thành một đối hệ. Trong một đối hệ có sự đối lập âm vị zero / âm vị khác (Ví dụ, âm vị zero đối lập với âm vị /w /trong đối hệ âm nối). Do sự khác biệt giữa đối hệ âm đầu và đối hệ âm cuối, nên phụ âm đầu và phụ âm cuối là 2 âm vị biệt lập (ví dụ âm vị phụ âm đầu / t/ trong ta và và âm vị phụ âm cuối / t/ trong 2 / 7

át ). 1.3. đã tổng kết những kết quả nghiên cứu ngữ âm tiếng Việt trong và ngoài nước (cho đến thập kỉ 80 của thế kỉ XX). Đó là những tri thức, những kết quả phân tích, miêu tả ngữ âm tiếng Việt trong: - Thi pháp truyền thống (hiệp vần, luật bằng trắc trong thơ ca) - Sự sáng tạo chữ Quốc Ngữ của các cố đạo phương Tây ở thế kỉ XVII - Các công trình về ngữ âm tiếng Việt của các học giả người Pháp ở nửa đầu thế kỉ XX (như M.B. Grammont, L. Cadiere, A. Cheon, A.G. Haudricourdt ), các nhà Việt ngữ học Xô Viết (N.Đ Anddreev, M.V. Gordina, T.T. Mkhitaryan ), các chuyên gia tiếng Việt của Mĩ (M. B. Emeneau, L.C. Thompson, R. B. Jones) - Các công trình có liên quan đến ngữ âm tiếng Việt của các tác giả người Việt (Phan Khôi, Lê Văn Lý, Đào Duy Anh, Nguyễn Đình Hoà, Hoàng Tuệ, Nguyễn Phan Cảnh, Nguyễn Hàm Dương, Nguyễn Quang Hồng, Cao Xuân Hạo ). Ở lĩnh vực này, công trình đã đạt được các thành tựu: 1.3.1. Lần đầu tiên miêu tả một cách tương đối đầy đủ, hệ thống cơ cấu ngữ âm tiếng Việt: cấu trúc âm tiết, hệ thống thanh điệu, hệ thống âm đầu, hệ thống vần, chữ viết. 1.3.2. Đưa ra cách quan niệm riêng của tác giả về một số vấn đề ngữ âm-âm vị học tiếng Việt, vốn chưa có cách nhìn nhận thống nhất giữa các nhà nghiên cứu: cấu trúc âm tiết, đặc điểm ngữ âm và âm vị học của thanh điệu, giải thuyết âm vị học các vần có nguyên âm ngắn Đồng thời tác giả của đã hệ thống và đưa ra những nhận xét, đánh giá các ý kiến của các tác giả đi trước về các vấn đề liên quan. Cách làm này khiến công trình vừa mang tính khoa học, chuyên sâu của một chuyên khảo, vừa mang tính sư phạm, hướng dẫn của một giáo trình. 1.4. là công trình có giá trị khoa học cao. Có thể xem Ngữ âm tiếng Việt là công trình cơ bản đầu tiên về ngữ âm tiếng Việt. Sau công trình này, trong mấy thập kỉ gần đây, nhờ sự tăng cường áp dụng các phương pháp ngữ âm thực nghiệm và phân tích tiếng nói bằng máy tính, việc nghiên cứu ngữ âm tiếng Việt trong nước và ngoài nước đã đạt được những kết quả, thành tựu mới cả về lí thuyết và ứng dụng (chẳng hạn, các kết quả nghiên cứu trên bình diện âm học, cảm thụ, các hiện tượng ngôn điệu, lịch sử ngữ âm ). Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn là công trình cơ bản và cần thiết đối với việc nghiên cứu (lí thuyết và ứng dụng) và giảng dạy (đại học và trên đại học) về ngữ âm tiếng Việt. Do tính chất cơ bản và 3 / 7

sư phạm, cho đến nay, công trình này vẫn là giáo trình chính về ngữ âm tiếng Việt giảng dạy trong các chuyên ngành ngành có liên quan đến ngữ âm học ở các trường đại học. Đồng thời, còn là tài liệu hướng dẫn, tham khảo cho những ai nghiên cứu ngữ âm các ngôn ngữ cùng loại hình tiếng Việt, đặc biệt là các ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Chính vì vậy, sau lần xuất bản thứ nhất (1977), đã được tái bản vào các năm 11999, 2003, 2007, với lượng in lớn (1.000 bản). 1.5. đánh dấu một bước phát triển mới trong nghiên cứu ngữ âm tiếng Việt. Do vậy, các kết quả nghiên cứu, ý tưởng, luận điểm của N gữ âm tiếng Việt thường được trích dẫn trong các công trình liên quan đến ngữ âm tiếng Việt ở trong nước và ngoài nước. Ở trong nước, là tài liệu tham khảo chính đối với các sách chuyên khảo, giáo trình về ngữ âm tiếng Việt của Đinh Lê Thư & Nguyễn Văn Huệ, của Vương Hữu Lễ & Hoàng Dũng, sách về phương ngữ tiếng Việt của Hoàng Thị Châu (công trình được giải thưởng nhà nước năm 2005). Các tri thức về ngữ âm tiếng Việt được trình bày trong sách của tác giả Đoàn Thiện Thuật thường là dẫn liệu trong các chương về ngữ âm học trong các giáo trình dẫn luận ngôn ngữ học, ngôn ngữ học đại cương. Sách được dùng làm tài liệu tham khảo chính yếu trong các đề tài nghiên cứu, luận văn, luận án, bài báo, báo cáo khoa học có liên quan đến những vấn đề ngữ âm tiếng Việt của các tác giả trong nước suốt mấy thập kỉ gần đây. Ở nước ngoài, sách của GS. Đoàn Thiện Thuật thường xuyên được trích dẫn trong các sách, luận án, các bài báo, báo cáo trên các tạp chí khoa học chuyên ngành ngữ âm học ( Journal of Phonetics, Phonetica, Journal of the Acoustical Society of America ), tại Hội nghị khoa học quốc tế (Hội thảo quốc tế về ngôn ngữ học Đông Nam Á - SEAL, Hội thảo quốc tế về ngôn ngữ Hán Tạng SST, Hội thảo quốc tế về ngôn ngữ Nam Á AAL ). Sau đây là một số công trình tiêu biểu: 1. Gordina M.V., I. S. Bystrov. 1984. Fonetitsheskij stroj v ietnamskogo jazyka. Moskova : Nauka. 2. Vu Thanh Phương.1981. The Acoustic and perceptual nature of tone in Vietnamese. Thesis for Doctor of Philosophy, ANU, June 1981. 3. Ngo Thanh Nhan (1984). The syllabeme and pattern of word formation in Vietnamese. Ph.D dissertation. New York University. 4. Earl M. A. 1995. An Acousticphonetic study of Northern Vietnamese tones. Sata Barbara: 4 / 7

Speech Communications Research Laboratory, Inc. 5. Phạm Andrea Hoa (2001). Vietnamese Tone: Tone is not pitch. Linguistics. Toronto, University of Toronto. 6. Pham Andrea Hoa 2003. Vietnamese Tone: A new analysis. London/New York/Oslo/Singapora: Rouledge-Taylor and Francis. 7. Honda Koichi. 2008. Tone in the Lam River speech of North-Central Vietnamese-an acoustically baseed multi-speaker description and analysis. A thesis of Doctor of Philosophy, Australian National University, 2008. 8. Nguyen T. and Ingram, J. C. 2006. Acoustic and perceptual cues for compound phrasal contrasts in Vietnamese, Journal of the Acoustical Society of America. 9. Nguyen T.A. T., Ingram, J., & Pensalfini, R. 2008. Prosodic transfer in Vietnamese acquisition of English contrastive stress patterns. Journal of Phonetics< size= 3 36 (2008) 158 190 10. Honda Koichi. 2004. F0 and phonation types in Nghe Tinh Vietnamese tones. SST. 2004. 11. Michaud, Alexis, 2004. Final consonants and glottalization: New perspectives from Hanoi Vietnamese. Phonetica 61:2-3, 119-146. 12. Tran Thi-Thuy-Hien and Nathalie Vallée An Acoustic Study of the Segments in the Vietnamese Consonant Sequences 17 th Annual Meeting of the Southeast Asian Linguistics Societ August 31-September 2, 2007. University of Maryland, Maryland, USA. 13. Paanchiangwong Songgot. 2007. The Influence of Final Consonants on the Tones of Vietnamese Spoken in Udon Thani Province, Thailand. The 17 th Annual Meeting of the Southeast Asian Linguistics Societ August 31-September 2, 2007. University of Maryland, Maryland, USA 5 / 7

Thành Long/USSH GS.NGND Đoàn Thiện Thuật. Hà Nội, tháng 10/2011. 2. Giá trị thực tiễn của 2.1. Tác động thực tiễn của công trình Những kết quả của được áp dụng trong nghiên cứu ứng dụng ngữ âm tiếng Việt (ngữ âm học ứng dụng Applied Phonetics), góp phần giải quyết một số vấn đề thực tiễn liên quan đến ngữ âm tiếng Việt. 2.1.1. Dạy và học ngữ âm tiếng Việt Sách N gữ âm tiếng Việt là tài liệu tham khảo để biên soạn sách dạy tiếng Việt cho học sinh phổ thông, tài liệu dạy tiếng 6 / 7

Việt cho người học tiếng Việt như ngôn ngữ thứ hai (người nước ngoài, người dân tộc thiểu số. 2.1.2. Ngữ âm bệnh học (Pathological Phonetics) Những kiến thức về ngữ âm tiếng Việt được trình bày trong công trình của Đoàn Thiện Thuật được áp dụng trong nghiên cứu bệnh học ngữ âm tiếng Việt (dạy trẻ em câm điếc, trẻ em sau phẫu thuật vá môi, vá hàm ếch tập phát âm; chẩn đoán, điều trị, đánh giá kết quả điều trị các bệnh tổn thương thực thể và chức năng thanh quản (voice disorder), phục hồi tiếng nói cho người mất thanh quản ). 2.1.3. Xử lí lời nói tiếng Việt trong công nghệ thông tin Sách cung cấp những kiến thức cơ bản, cần thiết về ngữ âm tiếng Việt để giải quyết các vấn đề liên quan đến ngữ âm tiếng Việt trong công nghệ thông tin. Sách cung cấp các tri thức về cấu trúc âm tiết, hệ thống âm đầu, vần, thanh điệu tiếng Việt để người làm công nghệ giải các bài toán về tổng hợp, nhận dạng lời nói tiếng Việt, kiểm tra chính tả văn bản tiếng Việt. Mô hình 2 bậc cấu trúc âm tiết tiếng Việt do Đoàn Thiện Thuật đưa ra gợi ý cho 1 nhóm tác giả (khoa Công nghệ Thông tin, Đại học Bách khoa Hà Nội) xây dựng chương trình kiểm tra chính tả dựa trên luật cấu tạo âm tiết tiếng Việt. 3. Tác động về khoa học của công trình Công trình của GS Đoàn Thiện Thuật có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển chuyên ngành ngôn ngữ học nói chung và ngữ âm học nói riêng ở nước ta. Ở Việt Nam, ngôn ngữ học lần đầu tiên được giảng dạy như một chuyên ngành khoa học trong các trường đại học vào những năm 1960-1970. GS Đoàn Thiện Thuật là một trong những người đầu tiên tham gia xây dựng chuyên ngành ngôn ngữ học của trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Quốc gia Hà Nội). Sách là một trong các công trình đặt nền móng cho việc giảng dạy và nghiên cứu ngôn ngữ học (bao gồm ngữ âm học) nói chung và Việt ngữ học (bao gồm ngữ âm tiếng Việt) nói riêng. Nguồn: vnu.edu.vn 7 / 7