Dạy học đoạn trích "Hạnh phúc của một tang gia" (trích "số đỏ" của Vũ Trọng Phụng, ngữ văn 11) dưới góc nhìn của lý thuyết văn trào phúng

Tài liệu tương tự
Phân tích nghệ thuật châm biếm sắc sảo của Vũ Trọng Phụng qua đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia – Bài tập làm văn số 4 lớp 11

Khóa NGỮ VĂN 11 GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY BÀI 18 Chuyên đề: VĂN HỌC HIỆN ĐẠI A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Về kiến thức HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG G

Truyện ngắn Bảo Ninh

Phân tích nghệ thuật trào phúng trong tác phẩm Số đỏ

MỞ ĐẦU

SỞ GD& ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT HÀ HUY TẬP ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 1 NĂM HỌC Môn NGỮ VĂN; Khối C, D (Đáp án có 5 trang) Câu Ý Nội dung Đ

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 HỌC KÌ I NĂM HỌC A. CẤU TRÚC ĐỀ THI:

Nghệ thuật châm biếm và đả kích trong vè người Việt : Luận văn ThS. Văn học: Phạm Thị Thanh Thủy ; Nghd. : GS.TS. Nguyễn Xuân Kính 1. Lý do c

Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012 GIỄU NHẠI BẰNG HÌNH THỨC NÓI MỈA TRONG TIỂU THUYẾT SỐ ĐỎ C

Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vi Hồng

MỞ ĐẦU

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG DẠY HỌC MÔN TRANG TRÍ CHO NGÀNH CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TIỂU HỌC

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG PHẠM THỊ THU HƯƠNG DẠY HỌC MỸ THUẬT THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở TRƯỜ

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC TRẦN NGỌC MINH VẬN DỤNG DẠY HỌC HỢP TÁC TRONG DẠY HỌC NỘI DUNG PHÉP BIẾN HÌNH TRONG MẶT PHẲNG HÌNH HỌC

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 - HỌC KỲ II

Phân tích bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn

SỞ GD& ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT HÀ HUY TẬP I. Đọc hiểu (3,0 điểm) KỲ THI KHẢO SÁT KÌ I NĂM HỌC ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN- LỚP 10 Thời gian làm bài:

ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN VĂN TỔNG ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT CÓ TÍNH CHẤT TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XX TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN

Văn hoá ứng xử trong truyện cười Việt Nam và Nhật Bản

Microsoft Word - Ban tom tat.doc

Phân tích cách nhìn hiện thực cuộc sống của Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm Chiếc thuyển ngoài xa

Soạn bài liệt kê

Phân tích bài thơ Vịnh khoa thi hương của Trần Tế Xương

Microsoft Word - giao an van 12 nam 2014.docx

Khóa LUYỆN THI THPT QG 2016 GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY BÀI 26: CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA Chuyên đề: LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN VIDEO

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

Phân tích nét tương đồng trong thơ Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương

Microsoft Word - on-tap-phan-lam-van.docx

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

MỘT CÁCH NHÌN VỀ MƯỜI BA NĂM VĂN CHƯƠNG VIỆT NGOÀI NƯỚC ( ) (*) Bùi Vĩnh Phúc Có hay không một dòng văn học Việt ngoài nước? Bài nhận định dướ

ÔNG PGS/TS BÙI HIỀN VÀ ĐỨA CON QUÁI THAI TỪ BÊN TÀU GỞI QUA Nguyên Khai BỘ CHỮ TIẾNG VIỆT theo mẫu tự La -Tinh do các Giáo Sĩ Tây phương sáng chế ra g

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ THANH HƢƠNG VAI TRÒ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI

A. Mục tiêu: CHƢƠNG I MỞ ĐẦU Số tiết: 02 (Lý thuyết: 02 bài tập: 0) 1. Kiến thức: Sinh viên hiểu đƣợc những kiến thức cơ bản nhƣ: đối tƣợng, nhiệm vụ

GIÁO ÁN NGỮ VĂN LỚP 11 TIẾNG MẸ ĐẺ, NGUỒN GIẢI PHÓNG CÁC DÂN TỘC BỊ ÁP BỨC Nguyễn An Ninh A. Kết quả cần đạt Giúp HS hiểu: - Giá trị của bài chính luậ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ VIỆT HOA GIẢNG DẠY TRUYỆN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHO THÔNG LUẬN

SỐNG CHẾT MẶC BAY (Phạm Duy Tốn)

Microsoft Word - phuong-phap-thuyet-minh.docx

HIỆN TƯỢNG VĂN - SỬ - TRIẾT BẤT PHÂN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THỜI TRUNG ĐẠI Nguyễn Đình Chú Hiện tượng văn - sử bất phân, văn - triết bất phân, văn - s

Microsoft Word - thamthienyeuchi-read.doc

Sáng kiến kinh nghiệm: RÈN KĨ NĂNG CẢM THỤ VĂN HỌC TRONG THẾ ĐỐI SÁNH CHO HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN Người viết: Tiết Tuấn Anh GV tổ Văn - trường THPT

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU TRANG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG HÁT CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC TRƯ

Microsoft Word - vanhoabandia (1)

Giáo án Ngữ văn 11 VỊNH KHOA THI HƯƠNG ( Trần Tế Xương ) A. Mục tiêu bài học. 1. Kiến thức: - Cảm nhận được tiếng cười chua chát của nhà thơ, nhận ra

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

Vận dụng lí thuyết graph trong dạy học phần di truyền học (sinh học 12 - THPT)

DANH SÁCH THÍ SINH ĐĂNG KÝ DỰ THI SAU ĐẠI HỌC KHÓA 39 (Cập nhật ngày 12/7/2019) TT Mã hồ sơ Họ tên Ngày sinh Nơi đăng ký Ngành đăng ký Thi ngoại ngữ 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NINH VIỆT TRIỀU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT TẠI NHÀ HÁT CHÈO NINH BÌNH

Microsoft Word - Day_lop_4_P1.doc

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Dương Thị Xuân Quý: Người góp mình làm ánh sáng ban mai... Nhà báo, nhà văn Dương Thị Xuân Quý tại binh trạm 20 trên đường Trường Sơn năm Ảnh TL

CÁC TỪ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU ĐƯỢC DÙNG TRONG LUẬN VĂN

Dong Thap.xlsx

Khái quát các tác giả và tác phẩm trong chương trình thi THPT Quốc Gia môn văn

Đọc truyện cổ tích Tấm Cám, anh chị có suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay? – Văn m

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LÊ THỊ PHƢƠNG THANH THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số:

Phân tích bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ – Ngữ Văn 9

Tiểu thuyết lịch sử của Tân Dân Tử và Phạm Minh Kiên - từ góc nhìn lý thuyết tự sự

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du

Microsoft Word _TranNgocVuong

ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN VĂN TỔNG ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT CÓ TÍNH CHẤT TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XX LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN H

MỞ ĐẦU

Truyền thuyết và lễ hội dân gian ở Kiến Thụy, Hải Phòng

Untitled

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ MINH HƯỜNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BẰNG VIỆT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: TÓ

M¤ §UN 6: GI¸o dôc hoµ nhËp cÊp tiÓu häc cho häc sinh tù kû

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Văn mẫu lớp 9

Làm thế nào để chinh phục đối phương Tako Kagayaki Ebook miễn phí tại :

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

DANH SÁCH THÍ SINH ĐĂNG KÝ DỰ THI SAU ĐẠI HỌC KHÓA 39 (Cập nhật ngày 09/7/2019) TT Mã hồ sơ Họ tên Ngày sinh Nơi đăng ký Ngành đăng ký Thi ngoại ngữ 1

GẶP GỠ TUỔI TRẺ Nói chuyện với sinh viên khoa Sử, Ðại học Sư phạm Vinh 1999 HT.Thiện Siêu ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook 8

Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 54 năm 2014 PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC NGUYỄN THỊ BÍCH HỒNG * TÓM TẮT Bài viết trình bày phương pháp sử

năm TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LONG TRƯỜNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN BỆNH HỌC NỘI KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN SÁCH ĐÀO TẠO BÁC SĨ CHUYÊN KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN (Tái bản lần thứ nhất c

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

CHƢƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY CHÍ PHÈO (NAM CAO) Chuyên đề: LUYỆN THI THPT QG MÔN NGỮ VĂN 2017 VIDEO và L

Cảm nhận về Những câu hát châm biếm – Văn mẫu lớp 7

Thiền cơ trong chuyện cười. 1 Tác giả : Lư Thắng Ngạn Dịch giả : Dương Đình Hỷ Nguồn: Hiệu đính: Dharma Dipo Tôi nói : -Th

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Gợi ý giải đề Văn thi vào lớp 10 THPT Duy Tân tỉnh Phú Yên 2018

BTT truong an.doc

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

Soạn bài Cây tre Việt Nam

ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ o0o NGÔ THANH SƠN PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN HỒNG HIỂN GIẢI THÍCH HỢP ĐỒNG THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội 2016

DANH SÁCH KHÁCH HÀNG ĐƯỢC HOÀN TIỀN KHI CHI TẠI LOTTE MART VỚI THẺ QUỐC TẾ MSB STT SỐ THẺ TÊN KHÁCH HÀNG

193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thú

Thuyết minh về truyện Kiều

Phân tích vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt của Lưu Quang Vũ

Khóa NGỮ VĂN 10 GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY BÀI 26 Chuyên đề: VĂN HỌC TRUNG ĐẠI A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO (Nguyễn T

Phân tích truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao

Đóng góp của Hồ Biểu Chánh vào tiến trình hiện đại hoá văn học Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX

MÔN SINH HỌC 11 GV. Phạm Hữu Nghĩa GIÁO ÁN BÀI 24: ỨNG ĐỘNG I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài này HS phải: 1. Kiến thức: - Nêu được khái niệm ứng động. - P

ĐỀ 1 I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi cho bên dưới: Những tay thét ra lửa, những tay sừng sỏ mà tôi từng kính nể, bỗng

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC MÔN VẬT LÝ TRONG TRƯỜNG THCS HIỆN NAY, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

Phong thủy thực dụng

Bản ghi:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TÔ THỊ THỦY DẠY HỌC ĐOẠN TRÍCH HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA (TRÍCH SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG, NGỮ VĂN 11) DƢỚI GÓC NHÌN CỦA LÝ THUYẾT VĂN TRÀO PHÚNG Chuyên ngành : Lý luận và Phƣơng pháp dạy học bộ môn Văn - Tiếng Việt Mã số : 60 14 01 11 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN HUY QUÁT Thái Nguyên, Năm 2015 i

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng, các kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố ở bất kì công trình nào khác. Tác giả Tô Thị Thủy ii

LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Huy Quát. Người thầy đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Em xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong khoa Ngữ văn, khoa Sau đại học trường ĐHSP Thái Nguyên đã nhiệt tình giúp đỡ và động viên em trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn BGH các trường THPT Nam Tiền Hải, THPT Tây Tiền Hải của huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình; những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian qua. Thái nguyên, ngày 12 tháng 5 năm 2015 Tác giả Tô Thị Thủy iii

MỤC LỤC Trang Lời cam đoan... i Lời cảm ơn... ii MỤC LỤC... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT... iv MỞ ĐẦU... 1 NỘI DUNG... 8 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI... 8 1.1. Cơ sở lí luận của đề tài... 8 1.1.1 Một số vấn đề cơ bản về lý thuyết văn trào phúng... 8 1.1.2. Sơ lược về phương pháp dạy học tích cực... 15 1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài... 16 1.2.1. Khảo sát các tài liệu hướng dẫn của Bộ Giáo dục - Đào tạo... 17 1.2.2. Khảo sát giáo án của giáo viên về dạy học đoạn trích "Hạnh phúc của một tang gia"... 18 1.2.3. Nhận xét, đánh giá kết quả khảo sát giáo án và giờ dạy của giáo viên... 31 1.2.4. Thực trạng dạy và học đoạn trích ở THPT qua việc phỏng vấn, điều tra trực tiếp giáo viên và học sinh... 33 Chƣơng 2. BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC ĐOẠN TRÍCH HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA DƢỚI GÓC NHÌN CỦA LÝ THUYẾT VĂN TRÀO PHÚNG... 38 2.1.Những nội dung cơ bản khi dạy học đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia... 38 2.1.1. Về tác phẩm Số đỏ... 38 2.1.2. Về tác giả Vũ Trọng Phụng... 39 2.1.3. Xác định nội dung dạy học đoạn trích "Hạnh phúc của một tang gia" dưới góc nhìn của lí thuyết văn trào phúng... 41 iv

2.2. Đề xuất các biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả dạy học đoạn trích "Hạnh phúc của một tang gia" dưới góc nhìn của lý thuyết văn trào phúng... 46 2.2.1. Hướng dẫn học sinh tự học, tự bổ sung tri thức, phát hiện những sáng tạo nghệ thuật của tác giả... 46 2.2.2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các thủ pháp trào phúng đặc sắc được sử dụng trong tác phẩm... 51 2.2.3. Hướng dẫn học sinh phân tích hệ thống nhân vật trào phúng trong tác phẩm thông qua các thủ pháp nghệ thuật trào phúng... 54 2.2.4. Hướng dẫn học sinh luyện tập sau giờ học... 58 Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM... 62 3.1. Thiết kế bài học thực nghiệm... 62 3.2. Tổ chức dạy thực nghiệm... 74 3.2.1. Chọn lớp thực nghiệm và thời gian thực nghiệm... 74 3.2.2. Tổ chức dạy thực nghiệm và dạy học đối chứng... 74 3.2.3. Kết quả thực nghiệm... 74 KẾT LUẬN... 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO... 80 PHỤ LỤC... 83 v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT THPT PPDH PGS GS TS GV HS SGK SGV : Trung học phổ thông : Phương pháp dạy học : Phó Giáo sư : Giáo sư : Tiến sĩ : Giáo viên : Học sinh : Sách giáo khoa : Sách giáo viên iv

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hạnh phúc của một tang gia là văn bản được trích từ chương XV tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng. Đoạn trích này đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình ngữ văn 11 nhiều năm qua và đã nhận được sự quan tâm của giáo viên trung học phổ thông (THPT) cùng các nhà lý luận dạy học. Đã có những công trình nghiên cứu về tác phẩm Số dỏ và phương pháp dạy học (PPDH) đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia dưới các góc độ khác nhau. Tuy nhiên, nghiên cứu việc dạy học đoạn trích này dưới góc nhìn của lý thuyết văn trào phúng một cách toàn diện và triệt để thì cho đến nay vẫn chưa có công trình nào được công bố. Chúng tôi chọn đề tài này với những lý do sau: 1.1. Hiện nay việc dạy học đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia ở trường phổ thông vẫn còn nhiều hạn chế. Giáo viên vẫn còn gặp nhiều khó khăn, như: thời lượng lên lớp chưa tương xứng với dung lượng đoạn trích; học sinh chuẩn bị bài sơ sài, phần lớn các em chưa đọc cả tác phẩm, thiếu hứng thú học văn nên việc hướng dẫn học sinh đọc hiểu vẫn chỉ dừng lại ở mức độ khái quát. Giáo viên mới giúp các em nắm được những nét cơ bản về nội dung và nghệ thuật mà chưa thực sự dẫn dắt các em đi sâu tìm hiểu những giá trị nghệ thuật độc đáo của đoạn trích, nói riêng, tác phẩm Số đỏ, nói chung, nhất là nghệ thuật trào phúng, với các thủ pháp đa dạng, phong phú trong tiếng cười của Vũ Trọng Phụng. 1.2. Trào phúng là thể loại văn học dùng những lời lẽ khôi hài, mỉa mai, châm biếm, đả kích để tấn công đối tượng bị phê phán. Biểu hiện rõ nhất của trào phúng là tiếng cười. Tiếng cười trong văn trào phúng được thể hiện dưới nhiều cấp độ khác nhau, như: tiếng cười khôi hài, tiếng cười mỉa mai, tiếng cười châm biếm, tiếng cười chế giễu, tiếng cười nhạo báng, tiếng cười đả 1

kích Văn học viết Việt Nam có rất nhiều cây bút tài ba về văn thơ trào phúng, và cùng với thành tựu trào phúng của văn học dân gian, họ đã góp phần tạo nên truyền thống nghệ thuật trào phúng Việt Nam: đa dạng, phong phú và độc đáo. Vũ Trọng Phụng đã thừa hưởng, phát huy truyền thống đó trong các sáng tác của mình, đặc biệt là ở Số đỏ. GS.Nguyễn Đăng Mạnh nhận xét: Trong cái dòng văn học cười đó, Vũ Trọng Phụng nổi lên như một cây cười độc đáo nhất, cường tráng và sắc nhọn nhất. Ông đã sáng tạo nên kiệt tác Số đỏ, một chuỗi cười không tiền khoáng hậu mà âm hưởng giòn giã sẽ còn vang dội mãi trong lịch sử [25]. Tiếng cười trào phúng trong Số đỏ được tác giả thể hiện một cách sinh động, sâu sắc qua nghệ thuật trào phúng độc đáo. Tuy nhiên, khi dạy học đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia, giáo viên vẫn chưa khai thác được hết cái hay của tiếng cười Vũ Trọng Phụng và học sinh chưa thật hiểu rõ ý nghĩa tiếng cười của nhà văn trong tác phẩm. 1.3. Dạy học đoạn trích Hạnh phúc cuả một tang gia dưới góc nhìn của lý thuyết văn trào phúng, chúng tôi mong muốn góp phần bồi dưỡng cho học sinh những năng lực cần thiết về đọc hiểu văn trào phúng, về cảm thụ thẩm mỹ, về kỹ năng, năng lực phân tích nhân vật trong tác phẩm văn chương, nói chung, tác phẩm văn trào phúng, nói riêng. Đồng thời bồi dưỡng cho các em năng lực tự học, năng lực ngôn ngữ, năng lực tư duy để từ đó có thể vận dụng những tri thức ấy vào việc phân tích những tác phẩm cùng loại. Với những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: Dạy học đoạn trích Hạnh phúc cuả một tang gia ( trích Số Đỏ - Vũ Trọng Phụng, Ngữ văn 11) dưới góc nhìn của lý thuyết văn trào phúng, mong muốn đóng góp một tiếng nói nhỏ bé vào việc nâng cao hiệu quả dạy học đoạn trích này. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Về thành tựu nghiên cứu Số đỏ cuả Vũ Trọng Phụng Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về tác giả Vũ Trọng Phụng và tiểu thuyết Số dỏ : 2

- Trong bài viết Mâu thuẫn cơ bản trong thế giới quan và trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng GS.Nguyễn Đăng Mạnh khẳng định: Số đỏ đã phát huy đến cao độ tài năng trào phúng sắc sảo của ông. Cũng vẫn là khối căm hờn ngày trước nhưng giờ đây ông không chịu để nguôi đi bằng những lời chửi rủa tuyệt vọng nữa, mà cho nổ ra thành một trận cười sảng khoái tung vào giữa những nhố nhăng, lố bịch của xã hội đương thời. Đọc Số đỏ, người ta như được lôi cuốn vào một cuộc tả xung hữu đột của Vũ Trọng Phụng đánh vào đủ loại quái thai của xã hội thực dân tư sản [23]. Trong bài viết này, tác giả đã lí giải một cách sâu sắc và thỏa đáng về ngòi bút Vũ Trọng Phụng, nhìn nhận đó là ngòi bút đầy tài hoa nhưng phức tạp về tư tưởng. Nguyên nhân của hiện tượng trên là do xã hội đương thời đang tồn tại những vấn đề chính trị - xã hội, tác động đến tư tưởng của nhà văn. - Với bài Đánh giá lại Số đỏ, tác giả Phan Cự Đệ cho rằng: Vũ Trọng Phụng đã thành công rất xuất sắc trong tiểu thuyết hoạt kê Số Đỏ hơn cả Giông tố, Vỡ đê ( ). Với Số đỏ, Vũ Trọng Phụng đã cắm một cái mốc quan trọng trong nghệ thuật điển hình hóa hiện thực chủ nghĩa, trong nghệ thuật trào phúng cuả văn xuôi Việt Nam [6]. Ở đây, tiếng cười của Vũ Trọng Phụng là công cụ đả kích phong trào Âu hóa, Vui vẻ trẻ trung do nhóm Ngày nay khởi xướng. Phan Cự Đệ viết: Trong cuốn tiểu thuyết hoạt kê này, tiếng cười ào ạt trùm lấp, phủ lên mọi trò cải lương bịp bợm, mọi kiểu cách văn minh, Âu hóa, có lúc phủ lên mọi nhân vật chóp bu của chính quyền đương thời, khiến cho cái xã hội thực dân phong kiến hóa ra ối a, ba phèng, hóa ra lỗ mãng, kệch cỡm [6]. - Tác giả Hoàng Ngọc Hiến trong bài Trào phúng của Vũ Trọng Phụng trong Số đỏ lại cho rằng: Số đỏ không thuộc loại trào phúng đả kích mà thực ra đây chỉ là một tác phẩm trào phúng hài hước, ông nhận định: Lớn hơn sự phê phán một giai cấp, tiếng cười của tác giả phủ định cả một xã hội ngớ ngẩn, nhí nhố, lố bịch, nhố nhăng. Nội dung tư tưởng của Số đỏ đạt tới 3

trình độ phổ quát, tác giả phê phán một loạt thói rởm tật xấu có thể trở thành phổ biến ở mọi chế độ xã hội: cấp tiến rởm, bình dân rởm, trí thức rởm, nghệ thuật, khoa học rởm, hàm tước rởm, bằng sắc rởm [11]. Tiếp nối mạch lý luận mang tính khái quát này, trong bài viết Dị ứng với cái rởm một phương diện của trào phúng Vũ Trọng Phụng, tác giả Hoàng Ngọc Hiến đã bổ sung thêm hàng loạt cái rởm trong Số đỏ, đồng thời là những cái rởm trong xã hội mà tác phẩm này miêu tả. - Luận văn Thạc sĩ của Bùi Minh Ngọc với đề tài: Đặc trưng cái hài trong Số đỏ (so sánh với cái hài trong Đường công danh của Nikodem Dyzma của T.Đ. Môxtôvich) đã chỉ ra những đặc điểm của nghệ thuật trào phúng trong 2 tác phẩm. Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng có nhiều nét tương đồng với tiểu thuyết Đường công danh của Nikôđem Đyzma, 1923 (của nhà văn Ba Lan T.Đ.Môxtôvích). Nghệ thuật trào phúng sắc sảo, đạt tới trình độ bậc thầy của hai nhà văn thuộc hai châu lục khác nhau đã không hẹn mà tình cờ gặp trong việc phanh phui, vạch trần bản chất giả dối, nhố nhăng, hết sức thối nát, bất nhân bất nghĩa của xã hội trưởng giả thành thị và xã hội tư sản ở Việt Nam và Ba Lan đương thời. Tuy nhiên, mỗi tác phẩm lại có những sắc thái riêng, thể hiện rất rõ cá tính sáng tạo của mỗi tác giả và nét độc đáo về văn hóa của từng dân tộc. 2.2. Về dạy học đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia Chúng tôi xin điểm qua các công trình sau đây: - Sách giáo viên (SGV) Ngữ văn 11, tập I (bộ chuẩn) do GS. Phan Trọng Luận chủ biên có bài gợi ý việc dạy học đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia, đồng thời hướng dẫn giáo viên (GV) cách thức tổ chức học sinh (HS) chiếm lĩnh văn bản tác phẩm. - SGV Ngữ văn 11, tập I (bộ nâng cao) do GS. Trần Đình Sử tổng chủ biên cũng có phần hướng dẫn GV tổ chức HS chiếm lĩnh văn bản Hạnh phúc cuả một tang gia 4