SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 HỌC KÌ I NĂM HỌC A. CẤU TRÚC ĐỀ THI:

Tài liệu tương tự
Phân tích bài Tiếng nói của văn nghệ

Phân tích bài Ý nghĩa Văn chương của Hoài Thanh Hoài Thanh tên thật là Nguyễn Đức Nguyên ( ), quê ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ A

Hocvan12.com I. Kiến thức cơ bản 1. Kiến thức về tác giả - Vị trí nhà thơ: Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong ph

Nghệ thuật châm biếm và đả kích trong vè người Việt : Luận văn ThS. Văn học: Phạm Thị Thanh Thủy ; Nghd. : GS.TS. Nguyễn Xuân Kính 1. Lý do c

TRƯỜNG THPT MINH KHAI ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN I NĂM 2013 Môn: NGỮ VĂN; KHỐI: C, D. Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đ

MỞ ĐẦU

Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam

1

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 - HỌC KỲ II

Phân tích Vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân – Văn hay lớp 11

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ VIỆT HOA GIẢNG DẠY TRUYỆN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHO THÔNG LUẬN

CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ (NGUYỄN TUÂN) I. Kiến thức cơ bản: 1. Tác giả: ( Kết hợp với đề: Anh ( chị) hãy nêu những nét chính trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ MINH HƯỜNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BẰNG VIỆT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: TÓ

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

Phân tích nhân vật vũ nương trong tác phẩm Người con gái Nam Xương

Thuyết minh về Nguyễn Du

Nghị luận về thời gian

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du

Sáng kiến kinh nghiệm: RÈN KĨ NĂNG CẢM THỤ VĂN HỌC TRONG THẾ ĐỐI SÁNH CHO HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN Người viết: Tiết Tuấn Anh GV tổ Văn - trường THPT

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

Đọc truyện cổ tích Tấm Cám, anh chị có suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay? – Văn m

Microsoft Word - coi-vo-hinh.docx

Gia sư Thành Được Câu 1 (3,0 điểm) Câu chuyện của hai hạt mầm Có hai hạt mầm nằm cạnh nhau trên một mảnh đất màu mỡ. Hạt mầm thứ nh

Phân tích vẻ đẹp cổ điển mà hiện đại trong bài thơ “Tràng Giang” của Huy Cận

Gợi ý giải đề Văn thi vào lớp 10 THPT Duy Tân tỉnh Phú Yên 2018

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ LỐI SỐNG ĐẸP

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG PHẠM THỊ THU HƯƠNG DẠY HỌC MỸ THUẬT THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở TRƯỜ

SỞ GD ĐT BẮC NINH TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 1 ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 1 NĂM HỌC Môn: Ngữ văn 11 Thời gian làm bài: 120 phút, không kể th

Phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu

MỘT CÁCH NHÌN VỀ MƯỜI BA NĂM VĂN CHƯƠNG VIỆT NGOÀI NƯỚC ( ) (*) Bùi Vĩnh Phúc Có hay không một dòng văn học Việt ngoài nước? Bài nhận định dướ

Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu

Phân tích bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thú

Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường

HIỆN TƯỢNG VĂN - SỬ - TRIẾT BẤT PHÂN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THỜI TRUNG ĐẠI Nguyễn Đình Chú Hiện tượng văn - sử bất phân, văn - triết bất phân, văn - s

CHUYÊN ĐỀ: HAI ĐỨA TRẺ - THẠCH LAM A. TÁC GIẢ - TÁC PHẨM 1. Tác giả: Thạch Lam ( ) a. Cuộc đời: - Ông là nhà văn trong Tự Lực Văn Đoàn. - Đặc

Bình giảng tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du

Cảm nhận về bài thơ Nói với con của Y Phương

Microsoft Word - Ban tom tat.doc

Microsoft Word - giao an van 12 nam 2014.docx

SỞ GD&ĐT QUẢNG NINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN HẠ LONG ĐỀ THI OLYMPIC TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ X MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI: 11 Ngày thi: 01 tháng 08 năm 2014 Thời

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

MỞ ĐẦU

Khóa NGỮ VĂN 11 GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY BÀI 18 Chuyên đề: VĂN HỌC HIỆN ĐẠI A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Về kiến thức HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG G

Con đường lành bệnh Tác giả: H. K. Challoner Việc chữa bệnh bằng những phương pháp khác y khoa thông thường hiện đang thịnh hành, nên tác phẩm The Pat

Cúc cu

Ôn tập môn ngữ văn: Chiếc thuyền ngoài xa

Cảm nhận về bài thơ Mộ (Chiều tối) của Hồ Chí Minh – Văn mẫu lớp 11

Microsoft Word - NOI DUNG BAO CAO CHINH TRI.doc

Khóa LUYỆN THI THPT QG 2018 GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY BÀI 4 Chuyên đề: LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Về kiến

Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay

Thuyết minh về truyện Kiều

Phân tích bài thơ Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên

Tràng Giang

ĐỀ 1 I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi cho bên dưới: Những tay thét ra lửa, những tay sừng sỏ mà tôi từng kính nể, bỗng

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12

Thư Ngỏ Gửi Đồng Bào Hải Ngoại Của Nhà Báo Nguyễn Vũ Bình

BỘ ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN ĐỊA LÝ LỚP 7 NĂM HỌC 2016 – 2017

Microsoft Word - Dung_Kinh_Hien_Vi_Soi_Roi U.doc

Phân tích bài thơ Chiều tối

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Văn mẫu lớp 9

SỞ GD& ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT HÀ HUY TẬP ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 1 NĂM HỌC Môn NGỮ VĂN; Khối C, D (Đáp án có 5 trang) Câu Ý Nội dung Đ

Microsoft Word - Tinhyeu-td-1minh.doc

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

Luận đề cách mạng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân

Sach

Cảm nhận về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải

Khái quát các tác giả và tác phẩm trong chương trình thi THPT Quốc Gia môn văn

Hỗ trợ ôn tập [ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC] Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2017 VĂN MẪU LỚP 12: TÂY

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH NGUYỄN TẤT THÀNH KỲ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC 2019 Môn thi: NGỮ VĂN (Đề thi có 09 trang) Thời gian: 45 phút, không kể th

CHƯƠNG 10

Phân tích bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương – Văn mẫu lớp 11

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn

Con Đường Khoan Dung

Cảm nhận của em về bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”

Phân tích nét hung bạo và vẻ đẹp trữ tình của hình tượng sông Đà trong tác phẩm Người lái đò sông Đà – Văn hay lớp 12

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Giải thích và chứng minh câu nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng

Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Untitled

MỘT GÓC VƯỜN THƯỢNG UYỂN

Giải thích câu “Nhiễu điều phủ lấy giá gương”

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

CHƯƠNG 1

Phần mở đầu

MỤC LỤC Lời nói đầu Chương I: TÀI HÙNG BIỆN HẤP DẪN SẼ GIÀNH ĐƯỢC TÌNH CẢM CỦA KHÁCH HÀNG Chương II: LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO TÀI HÙNG BIỆN Chương III:

Phân tích những bi kịch của phụ nữ dưới thời phong kiến

Microsoft Word - viet-bai-lam-van-so-6.docx

Bình giảng tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước

Nghị luận xã hội về lối sống đẹp – Văn mẫu lớp 12

Microsoft Word - nhung-yeu-cau-ve-su-dung-tieng-viet.docx

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ

Bản ghi:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016-2017 A. CẤU TRÚC ĐỀ THI: Đề bài gồm có hai phần: - Phần 1: Đọc - hiểu văn bản: 3 điểm - Phần 2: Nghị luận văn học: 7 điểm B. NỘI DUNG ÔN TẬP: PHẦN I: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 1. Về kĩ năng trả lời câu hỏi: a. Xác định nội dung chính và các thông tin quan trọng của văn bản ( phong cách ngôn ngữ, thao tác lập luận, phương thức biểu đạt, kiểu kết cấu ); hiểu ý nghĩa, nội dung của văn bản, tên văn bản. * Lưu ý: Đối với dạng câu hỏi này, cần đọc kỹ văn bản, tìm xem trong đó các từ ngữ nào được lặp đi lặp lại. Xét nội dung của nó nói về điều gì? Xác định được nội dung rồi thì đặt tên cho văn bản. b. Gọi tên các biện pháp nghệ thuật và phân tích tác dụng của chúng. * Lưu ý: Đối với dạng câu hỏi này, các em cần ôn lại kiến thức về các biện pháp tu từ từ vựng như so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, tương phản, chơi chữ, nói giảm, nói tránh, thậm xưng, và các biện pháp tu từ cú pháp như lặp cú pháp, liệt kê, chêm xen, câu hỏi tu từ, đảo ngữ, đối, c. Từ một vấn đề của văn bản, viết một đoạn văn liên hệ

* Lưu ý: Đối với dạng câu hỏi này các em cần rèn luyện lĩ năng viết một đoạn văn có hình thức và nội dung theo đúng yêu cầu của người ra đề PHẦN II: LÀM VĂN 1/ Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh cần ôn lại: - Kĩ năng làm một bài văn nghị luận văn học với kiểu bài phân tích, đánh giá một nhận định hay một vấn đề của tác phẩm văn học - Nắm kỹ năng xử lý đề, không đơn thuần là thuộc lòng nội dung văn bản - Biết cách kết hợp các thao tác lập luận 2. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh cần củng cố, hệ thống lại kiến thức những tác phẩm dưới đây: A. HAI ĐỨA TRẺ THẠCH LAM * Tác giả: - Sinh tại Hà Nội thuở nhỏ sống ở phố huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương - Sáng tác: truyện ngắn, tiểu thuyết, tùy bút. - Vài nét về truyện ngắn: + Chú trọng những rung động tinh vi, nhạy cảm trong tâm hồn con người chú trọng yếu tố cảm giác. + Hài hòa giữa hiện thực và lãng mạn. + Truyện không có cốt truyện, ít sự kiện, ít hành động. Nhà văn nổi bật của nhóm Tự lực văn đoàn. + Giá trị nội dung - Giá trị hiện thực: Tác phẩm là bức tranh sinh động, chân thực về cuộc sống cơ cực, quẩn quanh, bế tắc của người dân nghèo trước cách mạng tháng Tám năm 1945. - Giá trị nhân đạo: Tác phẩm là bài thơ trữ tình đầy xót thương của tác giả đối với những mảnh đời nghèo khổ trong xã hội và sự trân trọng đối với những khát khao tinh thần nhỏ bé của họ.

Thông qua tác phẩm, tác giả thể hiện thái độ cảm thông, chở che, sẻ chia với những cảnh ngộ tù túng mòn mỏi đồng thời ông mong muốn lay tỉnh họ và hướng họ tới cuộc sống tốt đẹp hơn. + Giá trị nghệ thuật: - Tác phẩm miểu tả bức tranh phố huyện theo trình tự thời gian tuyến tính: phố huyện hoàng hôn, phố huyện về đêm và về khuya khi có chuyến tàu đi qua. - Tác phẩm có cốt truyện đơn giản, nổi bật là dòng tâm trạng chảy trôi, những cảm xúc, cảm giác mong manh mơ hồ trong tâm hồn nhân vật. Bức tranh phố huyện lại được nhìn và cảm nhận qua con mắt của nhân vật Liên một cô bé mới lớn, nhạy cảm nên yếu tố cảm giác càng được tô đậm và giá trị nhân văn của tác phẩm cũng vì thế được thể hiện rõ nét hơn. - Giọng điệu thủ thỉ, thấm đượm chất thơ. - Lời thoại phân bố đều trong tác phẩm Lời thoại lửng lơ, không nhất thiết phải trả lời Ấn tượng buồn nản, rời rạc. - Chất liệu tối sáng Bức tranh đối lập giữa khát vọng và bế tắc. - Truyện không có cốt truyện, nội dung tác phẩm diễn biến theo tâm trạng, cảm xúc của nhân vật. Độc đáo, thi vị, giàu cảm xúc. B. CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ NGUYỄN TUÂN * Tác giả: - Sinh ra trong một gia đình nho giáo. - Là một cây bút đặc biệt tài hoa, uyên bác và thích chơi ngông. - Thành công rực rỡ với thể loại tuỳ bút. - Được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996 Là nhà văn lớn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. + Giá trị nội dung: - Thông qua vẻ đẹp tài hoa, khí phách và thiên lương của người tử tù Huấn Cao, Nguyễn Tuân đề cao cái Tài, cái Tâm của người nghệ sĩ chân chính đồng thời ông khẳng định cái Đẹp sẽ chiến thắng và cứu vớt con người, là nhịp cầu nối con người lại gần nhau.

- Từ tác phẩm, ông thể hiện thái độ trân trọng đối với các giá trị văn hoá truyền thống Đó là biểu hiện của tinh thần dân tộc và lòng yêu nước thầm kín của nhà văn. + Giá trị nghệ thuật: - Dùng nhiều từ Hán Việt, từ cổ Tạo không khí cổ xưa cho tác phẩm. - Bút pháp tạo hình đặc sắc: cảnh cho chữ - Tình huống truyện độc đáo, đặt các nhân vật trong hoàn cảnh gặp gỡ hết sức éo le để từ đó tô đậm kịch tính của tác phẩm và bộc lộ quan điểm duy mĩ của nhà văn. - Khắc hoạ nội tâm và tính cách nhân vật tinh tế, tài tình. - Thủ pháp tương phản, đối lập (bóng tối ánh sáng, cái cao cả - cái thấp hèn, cái thiện cái ác, cái đẹp cái xấu, ). Thế giới nghệ thuật đầy ấn tượng, phục chế cái cổ xưa bằng kĩ thuật hiện đại. C. Chương truyện HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA (trích SỐ ĐỎ) VŨ TRỌNG PHỤNG * Tác giả: - Sinh ra trong một gia đình nghèo, chỉ tốt nghiệp tiểu học. - Sống chật vật với nghề làm báo và viết văn. - Là ngòi bút có sức sáng tạo dồi dào. - Thành công nhất ở thể loại tiểu thuyết và phóng sự. Vũ Trọng Phụng là một trong những nhà văn hàng đầu của văn học hiện thực trào phúng Việt Nam. Tác phẩm của ông thường vạch trần bộ mặt xấu xa, phù phiếm của xã hội thực dân nửa phong kiến bằng một giọng văn thật đặc biệt. + Giá trị nội dung: - Đoạn trích miêu tả cụ thể niềm vui của từng thành viên trong tang gia cũng như ngoài tang gia để từ đó vạch trần thói đạo đức giả trong một gia đình thượng lưu đương thời và cũng từ đó chỉ rõ sự xuống cấp, suy đồi, tha hóa của cả một xã hội nửa ta, nửa Tây. Đó là một màn đại hài kịch phong phú và rất biến hoá.

- Từ nội dung chương truyện, tác giả phê phán, châm biếm xã hội thượng lưu thành thị rởm đời, giả dối, hãnh tiến; lên án những con người vì quyền lợi, tiền tài mà giẫm đạp lên đạo lý, tình người; mong muốn thức tỉnh lương tâm, nhận thức của con người. + Giá trị nghệ thuật - Cách xây dựng nhan đề tạo nhiều bất ngờ qua sự song hành của hai cảm xúc đối lập: đau buồn và hạnh phúc. Sự đối lập ấy vừa gây tò mò, hấp dẫn vừa hé mở sự mỉa mai, châm biếm với một gia đình thượng lưu đặt tiền tài lên trên cả tình thân và đạo đức. - Nghệ thuật khắc họa chân dung nhân vật (có sự kết hợp miêu tả chân dung đám đông và chân dung cá nhân): đối lập giữa hành động bên ngoài với niềm vui, toan tính và động cơ bên trong - Nghệ thuật quan sát, miêu tả độc đáo, sử dụng kỹ năng điện ảnh để dựng cảnh. - Lời văn linh hoạt, giản dị. Câu văn có hình ảnh so sánh, liên tưởng độc đáo chứa đựng sự châm biếm, đả kích sâu sắc. - Phát hiện tình huống mâu thuẫn và trào phúng đặc sắc. - Sử dụng thủ pháp cường điệu, phóng đại, nói ngược, nói mỉa, đối lập D. CHÍ PHÈO NAM CAO * Tác giả: - Quê quán: làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam làng quê nghèo, dân đông, ruộng ít, bị bọn cường hào bóc lột trắng trợn, nặng nề, xuất hiện trong nhiều sáng tác của Nam Cao với tên gọi: làng Vũ Đại. - Có quan điểm sáng tác rất rõ ràng và cụ thể. Nam Cao quan niệm: muốn viết cho nhân đạo thì phải sống cho nhân đạo - Đề tài chính: người trí thức nghèo và nông dân nghèo. - Phong cách nghệ thuật độc đáo. Đại biểu xuất sắc của dòng văn học hiện thực phê phán. + Giá trị nội dung: - Tác phẩm tái hiện con đường tha hóa và hồi sinh của một người nông dân nghèo từ đó khẳng định bi kịch đau đớn, cay đắng nhất của họ là bi kịch bị từ chối quyền làm người vĩnh viễn vì dù cho họ có đánh đổi cả tính mạng để được trở lại làm người.

- Đồng thời qua tác phẩm, tác giả còn khẳng định bản chất lương thiện ẩn sâu trong trái tim mỗi con người mà hoàn cảnh, sự tàn ác của xã hội không thể tiêu diệt. - Đó còn là tiếng kêu cứu đòi quyền lương thiện cho người nông dân trước sự áp bức, bóc lột của xã hội nửa thực dân phong kiến. - Thể hiện tấm lòng yêu thương con người thiết tha, sâu nặng của tác giả. Tác phẩm là tiếng nói bênh vực quyền sống và nhân phẩm của con người Giá trị nhân đạo sâu sắc. + Giá trị nghệ thuật: - Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình độc đáo, sống động, gây ấn tượng. - Khắc hoạ tâm lý nhân vật tài tình. - Kết cấu mới mẻ, đầy sáng tạo - kết cấu tâm lý. - Cốt truyện hấp dẫn, đầy kịch tính. - Giọng văn trần thuật đặc sắc đa thanh đa giọng điệu, kết hợp, đan cài lồng ghép giữa đối thoại và độc thoại nội tâm. - Ngôn ngữ giản dị mang hơi thở của cuộc sống. E. Đoạn trích kịch VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI (trích VŨ NHƯ TÔ) NGUYỄN HUY TƯỞNG * Tác giả - Nổi bật với hai thể loại văn học: tiểu thuyết, kịch - Có thiên hướng khai thác đề tài lịch sử. - Văn phong giản dị, đôn hậu, thâm trầm và sâu sắc. + Giá trị nội dung: - Tác phẩm thể hiện tấm lòng của Nguyễn Huy Tưởng: trân trọng tài năng, khâm phục hoài bão của Vũ Như Tô. Tuy nhiên không vì thế mà ông ngợi ca một chiều. Ông nhận ra Vũ Như Tô chỉ là người tài chưa phải bậc hiền tài, cái đẹp Vũ Như Tô tạo ra là tuyệt mĩ chứ không tuyệt thiện. Qua đó, tác giả thể hiện sự thương cảm cho bi kịch của người nghệ sĩ có tài, có tâm, đam mê nghệ thuật, khao khát sáng tạo, sẵn sàng hy sinh tất cả cho cái đẹp, nhưng xa rời thực tế mà phải trả giá đắt bằng sinh mệnh và cả công trình nghệ thuật của mình.

- Từ tác phẩm, tác giả còn khẳng định không có cái đẹp tách rời cái thiện. Tác phẩm nghệ thuật không thể chỉ mang cái đẹp thuần túy, mà phải có mục đích phục vụ nhân dân. Người nghệ sĩ phải có hoài bão lớn, có khát vọng sáng tạo những công trình vĩ đại cho muôn đời, nhưng cũng phải biết xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa khát vọng đó với điều kiện thực tế của cuộc sống, với đòi hỏi của muôn dân. - Xã hội phải biết tạo điều kiện sáng tạo cho các tài năng, vun đắp tài năng, quý trọng nâng niu những sản phẩm nghệ thuật đích thực. + Giá trị nghệ thuật: - Khắc hoạ tính cách, miêu tả tâm trạng nhân vật rất thành công. - Sử dụng các chỉ dẫn sân khấu rất khéo léo, góp phần tăng kịch tính của tác phẩm. - Nhịp điệu gấp gáp, câu văn ngắn mâu thuẫn quyết liệt, căng thẳng. - Ngôn ngữ điêu luyện, có tính tổng hợp cao. - Các lớp kịch chuyển hoá một cách tự nhiên, liền mạch Đề tham khảo: Phần đọc hiểu: Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 3: Nói tới sách là nói tới trí khôn của loài người, nó là kết tinh thành tựu văn minh mà hàng bao thế hệ tích lũy truyền lại cho mai sau. Sách đưa đến cho người đọc những hiểu biết mới mẻ về thế giới xung quanh, về vũ trụ bao la, về những đất nước và những dân tộc xa xôi. Những quyển sách khoa học có thể giúp người đọc khám phá ra vũ trụ vô tận với những qui luật của nó, hiểu được trái đất tròn trên mình nó có bao nhiêu đất nước khác nhau với những thiên nhiên khác nhau. Những quyển sách xã hội lại giúp ta hiểu biết về đời sống con người trên các phần đất khác nhau đó với những đặc điểm về kinh tế, lịch sử, văn hóa, những truyền thống, những khát vọng. Sách, đặc biệt là những cuốn sách văn học giúp ta hiểu biết về đời sống bên trong tâm hồn của con người, qua các thời kì khác nhau, những niềm vui và nỗi buồn, hạnh phúc và đau khổ, những khát vọng và đấu tranh của họ. Sách còn giúp người đọc phát hiện ra chính mình, hiểu rõ mình là ai giữa vũ trụ bao la này, hiểu mỗi người có mối quan hệ như thế nào với người

khác, với tất cả mọi người trong cộng đồng dân tộc và cộng đồng nhân loại này. Sách giúp cho người đọc hiểu được đâu là hạnh phúc, đâu là nỗi khổ của con người và phải làm gì để sống cho đúng và đi tới một cuộc đời thật sự. Sách mở rộng những chân trời ước mơ và khát vọng. Ta đồng ý với lời nhận xét mà cũng là một lời khuyên bảo chí lí của M. Gorki: Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống. Vì thế, mỗi chúng ta hãy đọc sách, cố gắng đọc sách càng nhiều càng tốt. ( Trích Về việc đọc sách Nguồn Internet) Câu 1. Đoạn trích được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của văn bản trên (0,5 điểm) Câu 2. Trong đoạn trích, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? (0,25 điểm) Câu 3. Anh/chị hãy nêu quan điểm riêng của mình về ý nghĩa của việc đọc sách đối với lớp trẻ ngày nay. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. (0,5 điểm) Phần làm văn: * Đề 1: Bi kịch của nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao. * Đề 2: Nhận định về ngòi bút của Thạch Lam, có ý kiến cho rằng: Tác phẩm của ông có cốt truyện đơn giản, nổi bật là dòng tâm trạng chảy trôi, những cảm xúc, cảm giác mong manh mơ hồ trong tâm hồn nhân vật. Anh/chị hãy phân tích bức tranh tâm trạng của nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam để làm sáng tỏ ý kiến trên. -----------------------Hết ---------------------