Phân tích vẻ đẹp cổ điển mà hiện đại trong bài thơ “Tràng Giang” của Huy Cận

Kích thước: px
Bắt đầu hiển thị từ trang:

Download "Phân tích vẻ đẹp cổ điển mà hiện đại trong bài thơ “Tràng Giang” của Huy Cận"

Bản ghi

1 Phân tích vẻ đẹp cổ điển mà hiện đại trong bài thơ Tràng Giang của Huy Cận Author : vanmau Phân tích vẻ đẹp cổ điển mà hiện đại trong bài thơ Tràng Giang của Huy Cận Bài làm 1 Huy Cận là một nhà thơ tên tuổi trong nền thi ca nước nhà với nhiều tác phẩm tiêu biểu, có đóng góp rất nhiều trong phong trào thơ mới. Tràng Giang là một trong những bài thơ tiêu biểu và nổi tiếng nhất của ông. Tràng Giang trích trong tập Lửa Thiêng được viết trước cách mạng tháng Tám. Với bút pháp nghệ thuật đặc sắc, bài thơ là một bức tranh đẹp được hòa quyện giữa nét cổ điển và hiện đại. Nét đẹp cổ điển và hiện đại được thể hiện ngay từ thi đề của bài thơ Tràng Giang. Hai chữ Tràng Giang mang tính cổ điển mà trang nhã, là từ Hán Việt, gợi cho ta đên những bài thơ Đường thi có màu sắc xưa cũ, cổ kính. Nhưng nếu các thi nhân xưa đến với thiên nhiên để tìm sự giao cảm thì nhà thơ hiện đại Huy Cận lại đứng trước Tràng Giang để thể hiện nỗi ưu tư, buồn bã trước kiếp người nhỏ bé cô đơn. Đó là một tâm hồn rất hiện đại mà qua đó ta có thể thấy được nét quyến rũ của bài thơ. Tài liệu chia sẻ tại Với khổ thơ đầu tiên:

2 Sóng gợn Tràng Giang buồn điệp điệp Con thuyền xuôi mái nước song song Thuyền về nước lại sầu trăm ngả Củi một cành khô lạc mấy dòng Hai từ láy điệp điệp và song song của 2 câu thơ đầu đậm chất cổ điển của thơ Đường. Giữa cái bao la bát ngát của sóng, của nước là hình ảnh một con thuyền xuôi mái. Thuyền và nước thường đi đôi với nhau nhưng ở đây thuyền về nước lại nghe sao xót xa. Câu thơ cuối Củi một cành khô lạc mấy dòng cho ta thấy được sự cô đơn lẻ loi đến lạc lõng giữa vũ trụ bao la. Nét đẹp cổ điển của khổ thơ được thể hiện qua ngòi bút đặc sắc của tác giả, chỉ bằng vài nét chấm phá đơn sơ đã gợi được lên hồn cốt của tạo vật.nhưng bên cạnh đó ta cũng nhìn thấy được nét đẹp hiện đại của khổ thơ, đó là hình ảnh độc đáo không ước lệ củi một cành khô, hình ảnh thâu tóm ý tưởng chủ đạo cả khổ thơ, hé mở tâm trang nhân vật trữ tình cô đơn, lac lõng. Khổ thơ tiếp Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều Nắng xuống, trời lên sâu chót vót Sông dài, trời rộng, bến cô liêu. Từ láy được tác giả sử dụng dày đặc lơ thơ đìu hiu, chót vót cùng với việc sử dụng hình ảnh đối lập nắng xuông- trời lên, sông dài- trời rộng là thủ pháp nghệ thuật trong lối thơ cổ. Vẻ đẹp cổ điển còn hiện ra qua các thi liệu quen thuộc như sông, trời còn cuộc sống con người thì cô đơn, buồn bã. Cái mới mẻ ở đây là cách diễn đạt qua hình ảnh chuyển đổi cảm giác của tác giả khi mà nắng xuống trời lên lại sâu chót vót, gợi lên cho ta cái mở rộng về thời gian, không gian để rồi thấy rõ hơn cái nhỏ bé cô đơn của con người. Ở khổ thơ thứ ba: Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng Mênh mông không một chuyến đò ngang Không cầu gợi chút niềm thân mật Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng. Tài liệu chia sẻ tại Bèo là hình ảnh ẩn dụ cho kiếp người trôi nổi thường được sử dụng trong những bài thơ cổ

3 điển. Ở đây, bèo không chỉ có một cánh mà hàng nối hàng rợn ngợp. Cảnh vật ở đây hiu quạnh đến vô cùng. Cụm kết cấu không không nhấn mạnh điều đó. Giữa không giang mênh mông rợn ngợp giường như heo hắt không có sự sống, chỉ có lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng. Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại được thể hiện đặc sắc ở khổ thơ cuối: Lớp lớp mây cao đùn núi bạc, Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa Lòng quê dợn dợn vời con nước Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà Lớp lớp mây cao đùn núi bạc được tác giả lấy thi hứng từ tứ thơ Đường cổ của Đỗ Phủ Mặt đất mây đùn của ải xa. Bút pháp gợi tả cùng từ láy lớp lớp cho thấy được hình ảnh sống động của núi mây. Ở đây tác giả vận dụng rất tài tình động từ đùn khiến cho từng lớp mây như đang chuyển động. Hình ảnh này rất độc đáo, mang vẻ đẹp hiện đại. Ở câu thơ sau, Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa. Hình ảnh chiêm nghiêng cánh và bóng chiều cũng là những hình ảnh quen thuộc của thơ ca cổ điển. Câu thơ tả không gian nhưng gơi được cả thời gian. Giữa khung cảnh đó là một tâm hồn rất hiện đại: Lòng quê dợn dợn vời con nước Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà Dợn dợn là một từ láy độc đáo của Huy Cận mà trước đó chưa ai sử dụng. Kết hơp cùng với cụm từ vời con nươc khiến cho lòng quê càng thêm hiu quanh. Ở câu thơ cuối tác giả lấy cảm hứng từ tứ thơ Yên ba giang thượng sử nhân sầu của Thôi Hiệu. Nhưng ở đây tác giả không cần khói hoàng hôn cũng vẫn nhớ nhà bởi nỗi nhớ đó luôn thường trực trong tâm khảm. Nét khác biệt đó làm nên vẻ đẹp hiện đại của câu thơ. Ngoài ra bài thơ Tràng Giang mang vẻ đẹp cổ điển và hiện đại thể hiện ở thể loại thơ và bút pháp mà tác giả sử dụng. Thể loại thơ ở đây là thơ 7 chữ với lối ngắt nhịp đăng đối nhuần nhuyễn. Song, Tràng Giang cũng rất mới qua những từ ngữ giãi bày cảm xúc cá nhân Tràng Giang là một bức tranh về phong cảnh mà còn là một bản nhạc về tâm hồn. Nét thi vị của bài thơ là ở vẻ đẹp cổ điển và hiện đại luôn hòa quyện, sóng đôi. Nét đẹp của bài thơ sẽ mãi đi vào lòng người, để rồi qua vẻ đẹp đó ta thấy được một tấm lòng yêu nước thầm kín, một tài hoa rực sáng của thi ca. Phân tích vẻ đẹp cổ điển mà hiện đại trong bài thơ Tràng Giang của Huy Cận Bài làm 2 Tài liệu chia sẻ tại Huy Cận là một nhà thơ xuất sắc trong phong trào Thơ mới, tập thơ Lửa thiêng của ông đã

4 làm nghiêng ngả bao tâm hồn bạn đọc. Một trong những bài thơ hay nhất trong tập thơ là thi phẩm Tràng Giang, bài thơ mang một nỗi buồn mênh mang, sâu lắng trong giọng thơ vừa cổ điển vừa lãng mạn, rất tiêu biểu cho hồn thơ Huy Cận trước cách mạng. Tràng Giang mang một vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại, vì thế mà Xuân Diệu đã có một nhận xét hết sức tinh tế: bài thơ hầu như đã trở thành cổ điển của một nhà thơ mới. Vẻ đẹp cổ điển được hiện ra ngay từ nhan đề của bài thơ, Tràng Giang đã mở ra cả một khoảng không gian rộng lớn trước mắt khiến người đọc có cảm giác choáng ngợp trước vẻ bao la, rộng lớn đó. Tiếp đó, Huy Cận mở đầu bài thơ bằng một lời đề từ: Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài. Câu thơ có bảy chữ thì có đến bốn từ tả cảnh xen thêm ba từ tả tình chứng tỏ câu thơ hội tụ kết tinh tư tưởng của toàn bài thơ, khổ thơ nào cũng có cảnh thiên nhiên như một tấm nền bộc lộ tâm trạng buồn bâng khuâng của thi sĩ và qua đó định hướng cho người đọc hiểu được tư tưởng của bài thơ, đó chính là tình yêu quê hương đất nước và tâm trạng của nhà thơ. Bài thơ có bốn khổ thơ, khổ thơ nào cũng dập dềnh sóng nước như chính là sóng tâm trạng của tác giả. Khổ thơ đầu như một tiếng chuông ngân mở ra cảm hứng thẩm mĩ cho toàn bài thơ, đưa người đọc vào một không gian sóng nước mênh mang: Sóng gợn Tràng Giang buồn điệp điệp Con thuyền xuôi mái nước song song Thuyền về nước lại sầu trăm ngả Củi một cành khô lạc mấy dòng Trong khổ thơ đầu, nhà thơ đã sử dụng phép tu từ nhân hóa: sóng trên sông biết buồn điệp điệp chứng tỏ nhà thơ đã thổi tâm trạng buồn từ trái tim mình vào sóng trên sông để biến sóng và sông thành những tinh thể có tâm hồn đồng cảm với thi nhân. Vậy là không còn Tràng Giang của thiên nhiên, vũ trụ mà chỉ còn dòng sông lớn của tâm trạng và mỗi con sóng gợn là một nỗi buồn ào ạt của nhà thơ dâng trào. Trên dòng nước Tràng Giang sóng gợn mênh mông ấy, nhà thơ điểm vào hình ảnh của một con thuyền tạo nên sự đối lập giữa sóng nước mênh mông và con thuyền nhỏ bé cô đơn. Nhà thơ dụng ý để con thuyền xuôi mái trên những luồng nước lớn chảy song song cuồn cuộn, dữ dội như gợi cảm về sự chia lìa, không hòa nhập, con thuyền không chủ động trong phương hướng mà thụ động, trôi nổi, lênh đênh, vô định. Hình ảnh này như ẩn dụ cho chính nhà thơ và bao kiếp con người khác trong xã hội thực dân không được xã hội đảm bảo quyền sống, họ cũng lênh đênh, trôi nổi, không tự quyết định được phương hướng của dòng sông cuộc đời. Tâm trạng này của nhà thơ lại được một lần nữa nhấn mạnh ở câu thơ thứ ba qua phép tu từ đối lập thuyền về nước lại sầu trăm ngả, nhấn mạnh thêm sự tan tác chia lìa không thể hòa nhập giữa con người và xã hội, giữa thuyền với nước. Độ rộng lớn mênh mông của mặt nước càng làm cho con thuyền thêm nhỏ bé. Tài Mặc liệu chia dù đã sẻ gửi tại nỗi buồn hóa thân vào hình ảnh con thuyền nhưng nỗi buồn không vơi đi mà còn đầy thêm, nhà thơ tiếp tục gửi nỗi buồn vào củi một cành khô. Nếu ba câu thơ trên

5 phảng phất nét cổ điển với hình ảnh ẩn dụ quen thuộc là sông, nước, thuyền thì đến câu thơ thứ tư lại đậm tính hiện đại với hình ảnh cành củi khô, rất bình dị, đời thường không ai đưa vào thơ bao giờ thế nhưng Huy Cận đã táo bạo đưa hình ảnh này vào thơ của mình để diễn tả hữu hiệu tâm trạng buồn, cô đơn. Hình ảnh cành củi khô gợi sự tàn lụi, khô héo, động từ lạc đứng trước mấy dòng gợi sự lênh đênh, vô định, không phương hướng trong tương lai. Tiếp đến là khổ thơ thứ hai mang đến cho người đọc cảm giác về vũ trụ, không gian trời rộng sông dài : Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều Nắng xuống, trời lên sâu chót vót Sông dài, trời rộng, bến cô liêu Với giọng thơ nhè nhẹ, man mác buồn, người đọc như nhìn thấy những cồn cát thưa thớt lơ thơ như nối tiếp dài mãi ra cùng với gió chiều nhè nhẹ thổi đìu hiu gợi một nỗi buồn khôn xiết. Đặc biệt, nhà thơ sử dụng nghệ thuật lấy động tả đã làm nổi bật sự ngạc nhiên, chút bâng khuâng của người lữ khách về cái vắng vẻ, hoang vắng của đôi bờ Tràng Giang. Người đọc đặc biệt ấn tưởng bởi câu thơ Nắng xuống, trời lên sâu chót vót bởi lẽ người ta thường nói cao chót vót và sâu thăm thắm nhưng Huy Cận lại cảm nhận là sâu chót vót vừa để làm nổi bật hai vế tiểu đối nắng xuống/trời lên, đồng thời gây ấn tượng cho người đọc về cái bao la, mênh mông đến rợn ngợp của không gian vũ trụ vô tận và cũng là nỗi buồn vô tận của chính tác giả. Chính sự nhạy cảm với không gian trời đất, sông nước vũ trụ mênh mông ấy mà nhà thơ viết câu thơ thứ tư như một phép đo các chiều của vũ trụ, không gian dãn ra theo ba chiều: trời đẩy lên cao hơn tỏa rộng hơn, sông dài hơn tạo thành thế đối lập với bến để bến trở nên cô liêu. Phép tu từ nhân hóa biến biết cô đơn khiến cho câu thơ trở nên sinh động hơn, bến vô tri vô giác trở thành một sinh thể có hồn biết buồn như diễn tả nỗi buồn sầu cô đơn của con người vẫn chất chứa trong tim. Khổ thơ thứ ba đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc: Bèo dạt về đâu hàng nối hàng Mênh mông không một chuyến đò ngang Không cầu gợi chút niềm thân mật Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng Trong bài thơ, Huy Cận nhìn thấy rất nhiều hình ảnh thiên nhiên có nét tương đồng với tâm trạng buồn cô đơn của mình nên đã mượn những hình ảnh thiên nhiên ấy để làm biểu tượng Tài lặp liệu đi chia lặpsẻ lạitại trong toàn bài: con thuyền, cành củi khô, cồn nhỏ, bến cô liêu. Và ở khổ thơ này, tác giả tiếp tục gửi hồn vào những cánh bèo gợi sự nhỏ bé, mỏng manh, mềm yếu trên sông

6 nước giống như những kiếp người nô lệ đang trôi nổi trên dòng sông cuộc đời. Trong bốn câu thơ, nhà thơ sử dụng hai từ láy ở đầu câu hai và câu bốn, đây là một dụng ý nghệ thuật của tác giả. Nếu từ láy tượng hình mênh mông cực tả không gian vô cùng rộng lớn gợi cảm giác rợn ngợp, thì từ láy tượng thanh lặng lẽ lại cực tả sự tĩnh lặng của không gian sông nước gợi cảm giác vắng vẻ buồn sâu lắng. Ánh mắt nhà thơ bao trùm lên toàn bộ không gian ấy để tìm kiếm hình bóng con người và cuộc sống. Nỗi niềm thất vọng của tác giả được thể hiện qua điệp từ không, không hề có một chuyến đò ngang, không một chiếc cầu, cầu và đò là phương tiện giao thông gắn kết tình người nhưng ở đây lại không hề có. Sự chia lìa tan tác buồn vắng dường như cũng tràn ra khỏi tâm hồn nhà thơ in hình vào thiên nhiên bờ xanh tiếp bãi vàng, nhà thơ miêu tả sắc màu nhưng lại tách hẳn xanh sau đó mới đến vàng gợi cảm về một sự sống tàn lụi héo úa dần. Ở khổ thơ cuối cùng, ánh mắt của nhà thơ không chỉ bao quát toàn cảnh Tràng Giang mà mở rộng ở tầm cao, tầm xa để vẽ lên bức tranh bầu trời chiều lúc hoàng hôn buông xuống: Lớp lớp mây cao đùn núi bạc Chim nghiêng cánh nhỏ bóng sa Lòng quê dờn dợn vời con nước Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà Từ láy lớp lớp được nhà thơ đảo lên đầu câu thơ có tác dụng nhấn mạnh mây trời cứ xếp nối tiếp nhau trùng điệp làm tăng thêm sự hùng vĩ của cảnh thiên nhiên. Trên nền trời hùng vĩ ấy, nhà thơ điểm thêm một cánh chim nhỏ và nghiêng cánh lại càng nhỏ hơn tạo nên thế đối lập, bầu trời thật rộng lớn trong khi cánh chim thật nhỏ bé. Câu thơ đặc sắc ở chỗ nhà thơ gắn liền cánh chim nhỏ bay nghiêng với bóng chiều sa để người đọc dễ tưởng tượng bóng chiều sa vốn vô hình trở thành hữu hình. Có lẽ trong bài thơ Tràng Giang nhà thơ sử dụng những hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng ẩn dụ nhiều nhất, từ những làn sóng gợn đến con thuyền, cành củi khô và đến cánh chim nhỏ nghiêng ở khổ bốn cực tả sự nhỏ bé, cô đơn, lạc loài, nhưng cánh chim đã cố gắng thoát khỏi sự cô đơn để bay lên bầu trời mênh mông, bao la như biểu tượng về khát vọng tự do và ước mơ hoài bão để vươn tới tương lai cho dù tương lai còn mờ mịt. Nỗi cô đơn buồn sầu như đang trào dâng lại trở về lắng đọng trong tim không được chia sẻ cùng ai nên nhân lên gấp nhiều lần tràn ra khỏi tâm hồn nhà thơ, từ láy dờn dợn tức là cảm xúc nhớ quê hương ùa về đầy ắp và chảy tràn qua theo dòng nước Tràng Giang. Với cảm xúc ấy, nhà thơ khẳng định không cần khói sóng trên sông, chỉ cần hoàng hôn thôi cũng nhớ nhà da diết. Câu thơ khiến người đọc đặt ra bao câu hỏi, người xưa nói: Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai?, còn Huy Cận thì không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà. Vậy là thi nhân xưa và nay đã gặp gỡ đồng cảm ở hoàn cảnh xa quê, tâm trạng buồn và nhớ nhà. Đây chính là nét cổ điển trong bài thơ Tràng Giang. Tràng Giang của Huy Cận đã thể hiện rõ nỗi buồn, cô đơn của con người trước không gian rộng lớn của vũ trụ, cuộc đời. Chính vì thế, bài thơ không chỉ là bức tranh về thiên nhiên mà Tài còn liệu là chia những sẻ tại nhạc điệu của tâm hồn tác giả. Bài thơ mang vẻ đẹp cổ điển nhưng cũng rất hiện đại, đây chính là nét đặc trưng của thơ Huy Cận.

7 Phân tích vẻ đẹp cổ điển mà hiện đại trong bài thơ Tràng Giang của Huy Cận Bài làm 3 Tràng Giang là một trong những bài thơ hay nhất, tiêu biểu nhất cho phong cách thơ của Huy Cận trước cách mạng tháng Tám. Bài thơ được viết vào mùa thu năm 1939, in trong tập Lửa Thiêng. Cảm xúc thơ được khơi gợi chủ yếu từ cảnh sông Hồng mênh mang sóng nước Với bút pháp nghệ thuật đặc sắc, tác giả đã vẽ lên một bức tranh thơ mang vẻ đẹp hòa quyện giữ cổ điển và hiện đại, đồng thời bộc lộ cái tôi cô đơn, cái tình đời, lòng yêu nước thầm kín mà tha thiết. Tựa đề của bài Tràng Giang xuất phát từ nghĩa Hán-Việt. Tràng là dài, Giang là sông, kết hợp lại Tràng Giang mang nghĩa là Sông Dài. Nhưng tại sao nhà thơ lại không đặt nhan đề của bài là Sông Dài mà lại lấy là Tràng Giang. Bởi lẽ Tràng Giang mang một sắc thái cổ kính, trang nhã, vần ang gợi nên sự mênh mang, bát ngát của sóng nước, còn là nỗi niềm của nhà thơ cũng mênh mang, vô định. Hai từ Tràng Giang như cho ta một nét buồn man mác, mang màu sắc cổ điển. Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài đã toát lên không chỉ là cảnh mà còn là tình. Cảnh trời rộng sông dài còn tình người bâng khuâng. Bên cạnh đó, câu đề từ cũng gợi ra nét nhạc chủ âm cho bài thơ. Nét đẹp cổ điển của Tràng Giang hiện lên qua những hình ảnh thiên nhiên hung vĩ nhưng lại mang nỗi buồn da diết: Sóng gợn Tràng Giang buồn điệp điệp. Một hình ảnh đẹp đẽ của sóng gợn nhưng từ ngữ buồn điệp điệp ở cuối câu thơ đã làm cho ta một cảm nhận về nỗi buồn dạt dào. Hình ảnh: Lớp lớp mây cao đùn núi bạc vẽ lên vẻ đẹp thiên nhiên tráng lệ, hung vĩ, nhưng cũng không làm trôi đi nỗi sầu. Câu thơ cuối bài: Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà được gợi từ hai câu thơ trong bài Hoàng Hạc lâu của nhà thơ Thôi Hiệu thời Đường, được nhà thơ Tản Đà dịch: Quê hương khuất bóng hoàng hôn Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai. Qua đó nói lên nỗi sầu xa xứ, nỗi buồn đau trăn trở và them da diết, ý thơ thêm sâu, tình thơ thêm lặng. Cùng với nét đẹp cổ diển, vẻ đẹp hiện đại trong Tràng Giang cũng được nhà thơ thể hiện rất đặc sắc với bút pháp nghệ thuật điêu luyện. Những hình ảnh thơ rất bình dị, rất đời thường tưởng chừng như vô nghĩa nhưng lại rất có ý nghĩa: Con thuyền xuôi mái nước song song đã tô đậm sự lẻ loi, đồng thời là sự chia li, là sự ám ảnh về những kiếp người lênh đênh, lạc loài: Củi một cành khô lạc mấy dòng. Hình ảnh thơ: Lơ thơ cồn nhỏ Đâu tiếng làng xa nắng xuống trời lên Sông dài, trời rộng, bến cô liêu, là không gian được mở rộng và đẩy cao hơn, cảnh vật càng thêm vắng lặng, nhà thơ lắng nghe âm thanh cuộc sống nhưng chỉ cảm nhận được đây chính là tiếng dội hoang vắng của cõi long. Tác giả khẳng định sự có mặt của con người nhưng chỉ là để phủ nhận nó, chỉ còn thiên nhiên đẹp, cô quạnh. Hình ảnh: bèo dạt về đâu Mênh mông không một chuyến dò ngang đã khắc sâu nõi buồn về sự li tán, tan tác. Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa biểu tượng cho cái tôi nhỏ nhoi, cô độc trước cuộc đời ảm đạm, không có niềm vui. Vẻ đẹp hiện đại của bài thơ với tất cả những hình ảnh dường như vô nghĩa lí ấy đã tạo cho Tràng Giang một cái tính không bao giờ tắt trong bức tranh thiên nhiên mịt mờ, ảm đạm, đẹp nhưng quá đõi buồn tẻ. Sự kết hợp của hai vẻ đẹp cổ điển và hiện đại đã tạo nên một Tràng Giang cao đẹp, rộng lớn, mênh mang, hùng vĩ. Qua đó, Huy Cận đã bộc lộ nõi sầu của một cái tôi cô đơn trước Tài thiên liệu chia nhiên sẻ tại hoang sơ nhưng thấm đượm tình người và lòng yêu nước thầm lặng, da diết..

8 Phân tích vẻ đẹp cổ điển mà hiện đại trong bài thơ Tràng Giang của Huy Cận Bài làm 4 Nhà thơ Huy Cận tên thật là Cù Huy Cận, với giọng thơ rất riêng đã khẳng định tên tuổi của mình trong phong trào thơ mới Ông vốn quê quán Hương Sơn, Hà Tĩnh, sinh năm 1919 và mất năm Trước Cách mạng tháng Tám, thơ ông mang nỗi sầu về kiếp người và ca ngợi cảnh đẹp của thiên nhiên, tạo vật với các tác phẩm tiêu biểu như: "Lửa thiêng", "Vũ trụ ca", Kinh cầu tự". Nhưng sau Cách mạng tháng Tám, hồn thơ của ông đã trở nên lạc quan, được khơi nguồn từ cuộc sống chiến đấu và xây dựng đất nước của nhân dân lao động: "Trời mỗi ngày lại sáng", "Đất nở hoa", "Bài thơ cuộc đời"... Vẻ đẹp thiên nhiên nỗi ưu sầu nhân thế, một nét thơ tiêu biểu của Huy Cận, được thể hiện khá rõ nét qua bài thơ "Tràng Giang". Đây là một bài thơ hay, tiêu biểu và nổi tiếng nhất của Huy Cận trước Cách mạng tháng Tám. Bài thơ được trích từ tập "Lửa thiêng", được sáng tác khi Huy Cận đứng ở bờ Nam bến Chèm sông Hồng, nhìn cảnh mênh mông sóng nước, lòng vời vợi buồn, cám cảnh cho kiếp người nhỏ bé, nổi trôi giữa dòng đời vô định. Mang nỗi u buồn hoài như thế nên bài thơ vừa có nét đẹp cổ điển lại vừa đượm nét hiện đại, đem đến sự thích thú, yêu mến cho người đọc. Bâng khuâng trời rộng nhớ sống dài Sóng gợi Tràng Giang buồn điệp điệp... Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà. Ngay từ thi đề, nhà thơ đã khéo gợi lên vẻ đẹp cổ điển lại hiện đại cho bài thơ. "Tràng Giang" là một cách nói chệch đầy sáng tạo của Huy Cận. Hai âm "ang" đi liền nhau đã gợi lên trong người đọc cảm giác về con sông, không chỉ dài vô cùng mà còn rộng mênh mông, bát ngát. Hai chữ "Tràng Giang" mang sắc thái cổ điển trang nhã, gợi liên tưởng về dòng Trường giang trong thơ Đường thi, một dòng sông của muôn thuở vĩnh hằng, dòng sông của tâm tưởng. Tứ thơ "Tràng Giang" mang nét cổ điển như thơ xưa: Nhà thơ thường ẩn đằng sau cái mênh mông sóng nước, không như các nhà thơ mới thường thể hiện cái tôi của mình. Nhưng nếu các thi nhân xưa tìm đến thiên nhiên để mong hoà nhập, giao cảm, Huy cận lại tìm về thiên nhiên để thể hiện nổi ưu tư, buồn bã về kiếp người cô đơn, nhỏ bé trước vũ trụ bao la. Đó cũng là vẻ đẹp đầy sức quyến rũ của tác phẩm, ẩn chứa một tinh thần hiện đại. Câu đề từ giản dị, ngắn gọn với chỉ bảy chữ nhưng đã thâu tóm được cảm xúc chủ đạo của cả bài: "Bâng khuâng trời rộng nhớ sống dài". Trước cảnh "trời rộng", "sông dài" sao mà bát ngát, mênh mông của thiên nhiên, lòng con người dấy lên tình cảm "bâng khuâng" và nhớ. Từ láy "bâng khuâng" được sử dụng rất đắc địa, nó nói lên được tâm trạng của chủ thể trữ tình, buồn bã, u sầu, cô đơn, lạc lõng. Và con "sông dài", nghe miên man tít tắp ấy cứ vỗ sóng đều đặn khắp các khổ thơ, cứ cuộn sóng lên mãi trong lòng nhà thơ làm rung động trái tim người Tài đọc. liệu chia sẻ tại

9 Và ngay từ khổ thơ đầu, người đọc đã bắt gặp những con sóng lòng đầy ưu tư, sầu não như thế: Sóng gợn Tràng Giang buồn điệp điệp, Con thuyền xuôi mái nước song song. Thuyền về nước lại sầu trăm ngả Củi một cành khô lạc mấy dòng. Vẻ đẹp cổ điển của bài thơ được thể hiện khá rõ ngay từ bốn câu đầu tiên này. Hai từ láy nguyên "điệp điệp", "song song" ở cuối hai câu thơ mang đậm sắc thái cổ kính của Đường thi. Và không chỉ mang nét đẹp ấy, nó còn đầy sức gợi hình, gợi liên tưởng về những con sóng cứ loang ra, lan xa, gối lên nhau, dòng nước thì cứ cuốn đi xa tận nơi nào, miên man miên man. Trên dòng sông gợi sóng "điệp điệp", nước "song song" ấy là một "con thuyền xuôi mái", lững lờ trôi đi. Trong cảnh có sự chuyển động là thế, nhưng sao chỉ thấy vẻ lặng tờ, mênh mông của thiên nhiên, một dòng "Tràng Giang" dài và rộng bao la không biết đến nhường nào. Dòng sông thì bát ngát vô cùng, vô tận, nỗi buồn của con người cũng đầy ăm ắp trong lòng Thuyền về nước lại sầu trăm ngả Củi một cành khô lạc mấy dòng. Thuyền và nước vốn đi liền nhau, thuyền trôi đi nhờ nước xô, nước vỗ vào thuyền. Thế mà Huy Cận lại thấy thuyền và nước đang chia lìa, xa cách "thuyền về nước lại", nghe sao đầy xót xa. Chính lẽ vì thế mà gợi nên trong lòng người nỗi "sầu trăm ngả". Từ chỉ số nhiều "trăm" hô ứng cùng từ chỉ số "mấy" đã thổi vào câu thơ nỗi buồn vô hạn. Tâm hồn của chủ thể trữ tình được bộc lộ đầy đủ nhất qua câu thơ đặc sắc: "Củi một càng khô lạc mấy dòng". Huy Cận đã khéo dùng phép đảo ngữ kết hợp với các từ ngữ chọn lọc, thể hiện nổi cô đơn, lạc lõng trước vũ trụ bao la. "Một" gợi lên sự ít ỏi, nhỏ bé, "cành khô" gợi sự khô héo, cạn kiệt nhựa sống, "lạc" mang nỗi sầu vô định, trôi nổi, bập bềnh trên "mấy dòng" nước thiên nhiên rộng lớn mênh mông. Cành củi khô đó trôi dạc đi nơi nào, hình ảnh giản dị, không tô vẽ mà sao đầy rợn ngợp, khiến lòng người đọc cảm thấy trống vắng, đơn côi. Nét đẹp cổ điển "tả cảnh ngụ tình" thật khéo léo, tài hoa của tác giả, đã gợi mở về một nỗi buồn, u sầu như con sóng sẽ còn vỗ mãi ở các khổ thơ còn lại để người đọc có thể cảm thông, thấu hiểu về một nét tâm trạng thường gặp ở các nhà thơ mới. Nhưng bên cạnh đó ta cũng nhìn ra một vẻ đẹp hiện đại rất thi vị của khổ thơ. Đó là ở cách nói "Củi một cành khô" thật đặc biệt, không chỉ thâu tóm cảm xúc của toàn khổ, mà còn hé mở tâm trạng của nhân vật trữ tình, một nỗi niềm đơn côi, lạc lõng. Tài liệu Nỗi chia lòng sẻ ấy tại được gợi mở nhiều hơn qua hình ảnh quạnh vắng của không gian lạnh lẽo:

10 Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều. Hai từ láy "lơ thơ" và "đìu hiu" được tác giả khéo sắp xếp trên cùng một dòng thơ đã vẽ nên một quang cảnh vắng lặng. "Lơ thơ" gợi sự ít ỏi, bé nhỏ "đìu hiu" lại gợi sự quạnh quẽ. Giữa khung cảnh "cồn nhỏ", gió thì "đìu hiu", một khung cảnh lạnh lẽo, tiêu điều ấy, con người trở nên đơn côi, rợn ngộp đến độ thốt lên "Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều". Chỉ một câu thơ mà mang nhiều sắc thái, vừa gợi "đâu đó", âm thanh xa xôi, không rõ rệt, có thể là câu hỏi "đâu" như một nỗi niềm khao khát, mong mỏi của nhà thơ về một chút sự hoạt động, âm thanh sự sống của con người. Đó cũng có thể là "đâu có", một sự phủ định hoàn toàn, chung quanh đây chẳng hề có chút gì sống động để xua bớt cái tịch liêu của thiên nhiên. Đôi mắt nhân vật trữ tình nhìn theo nắng, theo dòng trôi của sông: "Nắng xuống, trời lên sâu chót vót, Sông dài, trời rộng, bến cô liêu." "Nắng xuống, trời lên" gợi sự chuyển động, mở rộng về không gian, và gợi cả sự chia lìa: bởi nắng và trời mà lại tách bạch khỏi nhau. "sâu chót vót" là cảnh diễn đạt mới mẻ, đầy sáng tạo của Huy Cận, mang một nét đẹp hiện đại. Đôi mắt nhà thơ không chỉ dừng ở bên ngoài của trời, của nắng, mà như xuyên thấu và cả vũ trụ, cả không gian bao la, vô tận. Cõi thiên nhiên ấy quả là mênh mông với "sông dài, trời rộng", còn những gì thuộc về con người thì lại bé nhỏ, cô đơn biết bao: "bến cô liêu". Vẻ đẹp cổ điển của khổ thơ hiện ra qua các thi liệu quen thuộc trong Đường thi như: sông, trời, nắng, cuộc sông cón người thì buồn tẻ, chán chường với "vãn chợ chiều", mọi thứ đã tan rã, chia lìa. Nhà thơ lại nhìn về dòng sông, nhìn cảnh xung quanh mong mỏi có chút gì quen thuộc mang lại hơi ấm cho tâm hồn đang chìm vào giá lạnh, về cô đơn. Nhưng thiên nhiên đã đáp trả sự khao khát ấy bằng những hình ảnh càng quạnh quẽ, đìu hiu: Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng, Mênh mông không một chuyến đò ngang. Không cần gợi chút niềm thân mật, Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng. Hình ảnh cánh bèo trôi bồng bềnh trên sông là hình ảnh thường dùng trong thơ cổ điển, nó gợi lên một cái gì bấp bênh, nổi trôi của kiếp người vô định giữa dòng đời. Nhưng trong thơ Tài Huy liệu Cận chia không sẻ tại chỉ có một hay hai cánh bèo, mà là "hàng nối hàng". Bèo trôi hàng hàng càng khiến lòng người rợn ngộp trước thiên nhiên, để từ đó cõi lòng càng đau đớn, cô đơn. Bên

11 cạnh hàng nối hàng cánh bèo là "bờ xanh tiếp bãi vàng" như mở ra một không gian bao la vô cùng, vô tận, thiên nhiên nối tiếp thiên nhiên, dường không có con người, không có chút sinh hoạt của con người, không có sự giao hoà, nối kết: Mênh mông không một chuyến đò ngang Không cầu gợi chút niềm thân mật. Tác giả đưa ra cấu trúc phủ định. "...không...không" để phủ định hoàn toàn những kết nối của con người. Trước mắt nhà thơ giờ đây không có chút gì gợi niềm thân mật để kéo mình ra khỏi nỗi cô đơn đang bao trùm, vây kín, chỉ có một thiên nhiên mênh mông, mênh mông. Cầu hay chuyến đò ngang, phương tiện giao kết của con người, dường như đã bị cõi thiên nhiên nhấn chìm, trôi đi nơi nào. Huy Cận lại khéo vẽ nét đẹp cổ điển và hiện đại cho bầu trời trên cao: Lớp lớp mây cao đùn núi bạc, Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa. Bút pháp chấm phá với "mây cao đùn núi bạc" thành "lớp lớp" đã khiến người đọc tưởng tượng ra những núi mây trắng được ánh nắng chiếu vào như dát bạc. Hình ảnh mang nét đẹp cổ điển thật trữ tình và lại càng thi vị hơn khi nó được khơi nguồn cảm hứng từ một tứ thơ Đường cổ của Đỗ Phủ: Mặt đất mây đùn cửa ải xa. Huy Cận đã vận dụng rất tài tình động từ "đùn", khiến mây như chuyển động, có nội lực từ bên trong, từng lớp từng lớp mây cứ đùn ra mãi. Đây cũng là một nét thơ đầy chất hiện đại, bởi nó đã vận dụng sáng tạo từ thơ cổ điển quen thuộc. Và nét hiện đại càng bộc lộ rõ hơn qua dấu hai chấm thần tình trong câu thơ sau. Dấu hai chấm này gợi mối quan hệ giữa chim và bóng chiều: Chim nghiêng cánh nhỏ kéo bóng chiều, cùng sa xuống mặt Tràng Giang, hay chính bóng chiều sa, đè nặng lên cánh chim nhỏ làm nghiêng lệch cả đi. Câu thơ tả không gian nhưng gợi được thời gian bởi nó sử dụng "cánh chim" và "bóng chiều", vốn là những hình tượng thẩm mỹ để tả hoàng hôn trong thơ ca cổ điển. Nhưng giữa khung cảnh cổ điển đó, người đọc lại bắt gặp nét tâm trạng hiện đại: Lòng quê dợn dợn vời con nước, Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà. Tài "Dợn liệu chia dợn" sẻ là tại một từ láy nguyên sáng tạo của Huy Cận, chưa từng thấy trước đó. Từ láy này hô ứng cùng cụm từ "vời con nước" cho thấy một nổi niềm bâng khuâng, cô đơn của "lòng

12 quê". Nỗi niềm đó là nỗi niềm nhớ quê hương khi đang đứng giữa quê hương, nhưng quê hương đã không còn. Đây là nét tâm trạng chung của nhà thơ mới lúc bây giờ, một nỗi lòng đau xót trước cảnh mất nước. Bên cạnh tâm trạng hiện đại ấy là từ thơ cổ điện được gợi từ câu thơ: "Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai" của Thôi Hiệu. Xưa Thôi Hiệu cần vịn vào sóng để mà buồn, mà nhớ, còn Huy Cận thì buồn mà không cần ngoại cảnh, bởi từ nỗi buồn nó đã sâu sắc lắm rồi. Thế mới biết tấm lòng yêu quê hương thắm thiết đến nhường nào của nhà thơ hôm nay. Cả bài thơ vừa mang nét đẹp cổ điển, vừa mang nét hiện đại. Vẻ đẹp cổ điển được thể hiện qua lối thơ bảy chữ mang đậm phong vị Đường thi, qua cách dùng từ láy nguyên, qua việc sử dụng các thi liệu cổ điển quen thuộc như: mây, sông, cánh chim... Và trên hết là cách vận dụng các tứthơ cổ điển, gợi cho bài thơ không khí cổ kính, trầm mặc của thơ Đường. Vẻ đẹp hiện đại lan toả qua các câu chữ sáng tạo, độc đáo của nhà thơ như "sâu chót vót", dấu hai chấm thần tình. Nhưng vẻ đẹp ấy đọng lại cuối cùng là tâm trạng nhớ quê hương ngay khi đứng giữa quê hương, nét tâm trạng hiện đại của các nhà tri thức muốn đóng góp sức mình cho đất nước mà đành bất lực, không làm gì được. Bài thơ sẽ còn mãi đi vào lòng người với phong cách tiêu biểu rất "Huy Cận", với vẻ đẹp cổ điển trang nhã sâu lắng và vẻ đẹp hiện đại mang nặng một tấm lòng yêu nước, yêu quê hương. Phân tích vẻ đẹp cổ điển mà hiện đại trong bài thơ Tràng Giang của Huy Cận Bài làm 5 Nổi bật lên trong số những nhà Thơ mới ấy chính là Huy Cận. Nhà thơ có trái tim trĩu nặng với những nhịp đập u uất, người đã khơi dạy mạch buồn Đông Á và đồng thời cũng là một bậc liền sì mang phong thái đa tình lãng tử. Bài thơ Tràng Giang trích trong tập Lửa thiêng của chàng thi sĩ trẻ tuổi này là nốt nhạc mở màn ngân lên những tiếng lòng tuyệt diệu mang nét đẹp hiện đại của Tây phương pha trộn nét trầm lắng,cố điển của phong cách thơ ca Đông phương. Tràng Giang là một trong những thi phẩm đặc sắc nhất của thơ ca lãng mạn, gửi gắm tấm lòng buồn thương của nhà thư trước cuộc đời. Bài thơ chính là sự kết hợp nhuần nhuyễn của bút pháp cổ điển và hiện dại, vừa cỏ nét thâm trầm của Đường thi vừa có nét tươi tắn của Thơ mới. Băng cách sử dụng phong phú các hình ảnh giàu giá trị miêu tả cùng với cách khai thác triệt dế tác dụng của các biện pháp tu từ, Huy Cận đã tạo ra cho Tràng giang một giá trị thẩm mỹ cao, gây ấn tượng mạnh với người đọc. Ngay từ nhan đề và lời đề từ của bài thơ, người ta đã có thế hình dung ra trước mắt mình là bức tranh vô tạn của không gian trời nước mênh mỏng. Tràng Giang nghĩa là sông dài. Hai tiếng Tràng Giang có cách gieo láy ang độc đáo với thanh bằng đi liền nhau tạo ra sự độc đáo cho câu chữ. Dường như con sông càng được kéo dài ra hơn, không gian được mở rộng và người đọc như nhìn thay dòng chảy miên man và bất tận cua nó. Tràng Giang là một từ Hán Việt mang sác thái trang trọng, nó gợi nét đẹp cổ Tài kính, liệu chia trầmsẻ mặc tại của dòng sông, Tràng Giang khùng nhất thiết là sông Hoàng Hà, sông Cứu Long, dó cũng có thể là sông Trường Giang, là sông Hồng... Thế nhưng, cho dù là bất cứ con

13 sông nào chăng nữa thì khi dứng trước cái rợn ngợp của non sông trời nước, ngay củ những người hững hờ nhất cung không tránh khỏi cám giác bơ vơ, lạc lõng và cỏ đơn. Bởi thế mà bài thơ mang nang tâm sự hoài cổ và đạm dấu ấn cổ điển của Đường thi: Sóng gợn Tràng Giang buồn điệp điệp Con thuyên xuôi mái nước song song. Thuyên về nước lại, sầu trăm ngả; Củi một cành khô lạc mấy dòng. Những hình anh sống động cứa thế giới mênh mong vô tận được mở ra ngay từ những câu thơ đáu. Khố thơ mang cấu trúc rất cổ, rất xa đưa ta về lại dòng sông mênh mông song nước với con thuyền màu xám quạnh hiu. Từng đợt sóng gợn hên tiếp và chồng chất tạo ra trạng thái điệp điệp của những con sóng gối lên nhau cuộn vào nhau như những nỗi buồn trong lòng người. Có lẽ trên sông có bao nhiêu con sóng là bấ nhiêu nỗi buồn đang dâng lên từ từ trong lòng tác giá. Hình ảnh con thuyền xuôi mai xuất hiện giữa dòng nước mênh mông gợi ra sự nhỏ bé, lạc lõng và bơ vơ, con sóng cứ đẩy và con thuyền cứ trôi. Thuyền và nước vốn là hai khái niệm gần gũi nhưng khổng phái bao giờ cũng gán bó. Thuyền gợi lên một cái gì nổi trôi, như kiếp người trong cuộc đời cũ. Nhát là ớ day con thuyền thả mái lênh đênh và như có một nỗi buồn chia ly, xa cách đang đón đợi nơi xa xôi và vỏ tạn kia. Nổi buồn ấy chính là nỗi sầu trăm ngả. Bao nhiêu nga nước là bấy nhiêu ngảsầu. Có vẻ như nỗi buồn đã lan toả và trải rộng ra khắp không gian sóng nước Tràng Giang. Dòng sông và không gian bao la và tâm trạng cụ thểvốn có của tứ thơ cổ điển được vận dụng linh hoạt. Ba câu thơ mở đầu bài thơ thật đạc sắc. Kết thúc khổ đầu, nhà thơ đã chọn lọc một hình ảnh thơ thật độc đáo củi một cành khỏ lạc mấy dòng nhằm nhấn mạnh vào nỗi cô đơn, lẻ chiếc. Nghệ thuật đảo ngữ kết hợp với bút pháp đối lập tương phản làm cho câu thơ mang ý nghĩa, ẩn dụ sâu sắc. Hình ảnh củi một cành khồ khiến người đọc hên tưởng với cái tôi của người nghệsĩ lãng mạn trước cuộc đời lúc bấy giờ: một cái tồi hoàn toàn bế tắc buồn thương, lạc lõng và cô đơn. Huy Cận đã nắm bắt rất trúng nỗi lòng chung của các nghệsĩ đương thời. Nổi buồn giờ đây không còn là của riêng cá nhân thi sĩ nữa mà nó là nỗi buồn của cả một thời đại, một thế hệ: Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều. Nắng xuống, trời lên sâu chót vót; Sông dài, trời rộng, bến cô liêu. Không gian hiện thực được mở ra rộng hơn, nó không chỉ tập trung ở sóng nước Tràng Giang mà được mở rộng ra xung quanh. Với đôi mắt cô đơn và âu sầu, Huy Cận thấy trên sông những cồn nhỏ lơ thơ và gió đìu hiu, ông nghe trong không gian văng vẳng đâu đây là Tài tiếng liệu chia chợsẻ văn tại khi chiều xuống. Chỉ là lơ thơ, đìu hiu, những từ lấy giản dị thỏi nhưng lại có khả năng tạo ra xúc cảm lạ lùng. Ngôn ngữ thơ có sự cộng hưởng. Cái quạnh quẽ, cô đơn như

14 thu lại trong sự nhỏ bé rồi cất lên thành tiếng thơ dài u uất chỉ sau có mấy từláy. Phải có một sự sáng tạo độc đáo thì nhà thơ mới có thể thổi vào cả miền không gian từng ngọn gió nhẹ nhàng và hiu quạnh đến vậy. Cảnh vật lúc này thật vắng vẻ, tiếng lao xao của buổi tan chợ làm cho không gian rộng lớn của Tràng Giang bỗng trở nên ngột ngạt hơn. Từ đâu đạt ở đầu câu có thể hiểu là từ chỉ nơi chốn, cũng có nghĩa là từ phủ định. Nếu coi âm thanh của buổi chợ làng xa là tín liệu của sựsống, sựsống ở đây rất mờ nhạt và mơ hồ. Dường như cái nét tươi tắn, tràn đầy sức sống chỉ còn là hoài niệm, là chí trong lòng nhà thơ mà thôi: Nắng xuống, trời lên sau chót vót. Không gian được mở rộng và bừng sáng ở nhiều chiều, cả chiều cao, chiều rộng, chiều dài lẫn chiều sâu. Huy Cận thật có ưu thế khi cảm nhận về không gian. Từng vạt nắng từ trên cao rọi xuống cảnh vật tạo nên một khoảng không rộng lớn. Bước đi của cảnh vật đang dần hoà vào cái tĩnh lặng của không gian. Bút pháp lấy động tả tĩnh đã khái quát được toàn cảnh trời cao lồng lộng. Chỉ bằng một cụm từ sâu chót vót, Huy Cận đã khiến người đọc cảm nhận sự sâu thám của không gian và cảsự sâu lặng trong hồn người. Nhưng hơn hết, cụm từ sau chót vót vẫn gợi ra một chút lạnh lẽo, băng giá trong khung cảnh và như vậy, hình ảnh bến cô liêu tựa như một nốt trầm phụ họa làm cho bản nhạc lại càng buồn lặng hơn. Trong nỗi buồn xa vắng đó, Huy Cận muốn tìm đến những dấu vết gần gũi nhất của cuộc đời: Bèo dạt về dâu hàng nối hàng, Mênh mông không một chuyến đò ngang. Không cầu gợi chút niềm thân mật, Lặng lể bờ xanh tiếp bãi vàng. Âm hưởng trầm lắng, chất ngất u buồn lan rộng ra cả khổ thơ. Mỗi câu thơ trởthành một cung bậc diễn tả nỗi buồn. Trước cảnh mênh mông sông dài, trời rộng, hình ảnh cánh bèo xuất hiện giống như nét điểm xuyết gợi nên cả kiếp người: bé nhỏ, trôi nổi, phiêu dạt. Cánh bèo không phải là hình ảnh mới, nó vốn đã xuất hiện nhiều trong ca dao và trong thơ cổ nhưng đặt trong Traǹg giang, nó văn đủ sức khiến người thưởng thức cảm nhận rõ rệtsựvồ định của số phận con người và sự bơ vơ của Huy Cận khi đi tìm nơi nương náu cho tâm hồn minh đểvơi bớt nỗi buồn. Câu thơ là một câu hỏi tu từ xoáy sâu vào lòng độc giả biết bao ám ánh về kiếp người phù du. Cảnh vật thì bao la nhưng những dấu liệu gần gũi thân quen, nhất trong cuộc sống đều không có. Điệp từ không là điểm nhấn cho sự trống vắng ở hai câu thơ này. Không một chiếc cầu nhỏ, không một chuyến đò ngang để cuộc sống đi về thêm thân tình. Trong cái nhìn của thi nhân thi hình ảnh Tràng Giang chícó sóng, có nước,có bờ, có bãi, chỉcó mênh mông, lặng lẽ và hiu quạnh. Chính Xuân Diệu đã nhận xét rằng: Huy Cận muốn làm nổi bật cái dài rộng cô liêu nên đã phủ định cả một chiếc cầu, cả một chuyến đò ngang, mà chỉ thấy bờ bờ bãi bãi. Cảnh vật Tràng Giang thu lại trong sự lạnh lẽo. sắc màu bờ xanh, bãi vàng không sưởi ấm được con người cô độc mà càng làm cho hồn thi nhân thêm buồn. Nỗi buồn ấy bao trùm toàn bộ bài thơ thấm đẫm lên cảnh vật và dâng lên đến tận Tài cùng liệu chia khi sẻ Huy tại Cận không tìm được niềm giao cảm. Một gam màu nhàn nhạt, lành lạnh. Cảnh quạnh quẽ càng tồ đậm quạnh quẽ hơn. Cánh bèo trôi hay chính con người đang lạc giữa cái

15 xa vắng của không gian, thời gian. Chiếc cầu bắc qua sông, con đò sang ngang kia hay chính là tiếng gọi tìm kiếm sự đồng cảm giao hoà? Vậy mà tiếng đáp trả chỉ là nỗi buồn rợn ngợp đưa đẩy con người về nơi xa xăm, mịt mù hơn. Ân hiện đâu đó đằng sau mỗi vần thơ là hình ảnh cái tôi nhỏ bé của tác giả giữa dòng đời. Nhà thơ ý thức rõ vềsự hữu hạn của đời người và sựvô hạn của dòng sông đời thường. Thế nhưng, sự ý thức càng lớn, càng sâu sắc thì nỗi đau càng dâng lên cao hơn. Bởi thế, Huy Cận xứng đáng là nhà thơ của nỗi sầu vạn kỷ. Là một đại diện xuất sắc của phong trào Thơ mới nhưng thơ ca của Huy Cận vẫn bịảnh hưởng nhiều bởi cốt cách trang trọng, cố kính của thơ Đường. Và điều này được thể hiện rõ nét ở khổ thơ cuối bài: Lớp lớp mây cao đùn núi bạc, Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa. Lòng quê dợn dợn vời con nước, Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà. Không đủ can đảm để nhìn tiếp dòng sồng, tác giả hướng tầm mắt mình lên cao để quan sát bầu trời. Cảnh vật có nét kỳvĩ và đẹp lạ lùng thể hiện trí tưởng tượng phong phú và đa dạng của nhà thơ. Trong suy tưởng của Huy Cận, từng lớp mây trắng này đến lớp mây trắng khác xếp chồng chất lên nhau chẳng khác nào những búp bỏng trắng mọc trên núi bạc. Ánh chiều trước khi vụt tắt đã kịp rạng lên vẻ đẹp, sức sống của cảnh như thấm sâu vào da thịt nhà thơ. Giữa khung canh rợn ngợp của bầu trời,sự xuất hiện hình ảnh của cánh chim nho bé mang tới nhiều hên tưởng tham mỹ. Trong thơ ca truyền thống, cánh chim và chiều tà luôn di sóng dôi với nhau. Nếu như trong ca dao, người xưa viết Chim bay vế núi lói rồi" thì trong văn học trung đại Nguyễn Du có viết: Chim hôm thui thót về rừng Đoá trà mi đã ngậm trăng nứa vành. Thêm một lần nữa cánh chim"có mặt trong trang thơ của Huy Cận và mang những đặc điểm riêng. Tính từ nghiêng" được sứ dụng khá đắt. Giữa trời chiều rộng lớn kia, cánh chim như càng thu lại giữa sự bé mọn, như dang bị nuốt chửng bới bóng chiều sa". Cả một khung trời rộng dấy ắp bóng chiểu cùng chính là tràn ngập nổi buồn thương. Nỗi buồn trong lòng thi nhân tìm chốn nương nấu dó là chốn quê. Và nỗi nhớ nhà dâng lên trong lòng thi nhân giống như một tiếng gọi tự nhiên. Vạy là trong tạn cùng của nỗi buồn, quê hương chính là nơi trở vé, là nơi đón nhộn. Quẽ hương như ấp Ủ, chỏ' che cho nỗi lòng cô dơn cua con người. Mượn nhịp đẩy đưa của con nước, Huy Cận diễn tả nỗi lòng mình. Bao nhiêu con nước chấy trôi là bấy nhiêu tình qué mà thi nhân gửi gắm. Câu thơ kết thúc bài thơ chất chứa xúc cảm bâng khuâng, man mác, mang đạm nét cố điên của Đường thi gợi nhắc người ta tới một câu thơ của Thôi liệu trong bài thơ Hoàng Hạc lâu: Tài liệu chia sẻ tại Quê hương khuất bóng hoàng hôn

16 Powered by TCPDF ( Trên sông khói sóng cho buồn lủng ai. Người xưa nhìn khói sóng dể nhớ tới quê hương nhưng với các thi sĩ lãng mạn thì nồi nhớ là nỗi ám ảnh thường trực. Không cần một duyên cớ nào thì nỗi buồn ấy vẫn được thức dậy, bởi lẽ, nỗi buồn là bán chất của cuộc đời, là nỗi buồn chung của cả một tầng lớp nho sĩ tri thức trong Cuộc đời lúc bầy giờ. Tràng Giang là một bài thơ dẹp biêu hiện sinh động cho nghệ thuật và phong cách sáng xác thơ ca của Huy Cận. Với cách vận dụng niêm luật chật chẽ, việc chọn lọc ngôn từ chính xấc đồng thời cách cam nhận thiên nhiên rất đặc biệt, Huy Cận đã mang đến cho bài thơ một sức sống mãnh hệt, một vé đẹp mới, vẻ đẹp trám hùng, trang trọng cố điển của Đường thi. Ca bài thơ Tràng Giang là một khúc nhạc âm trầm, ủm lặng với những biến tấu nhẹ nhàng vỗ về thời gian lẫn không gian. Bao trùm len không gian im lặng gần như tuyệt đối đầy ý chí có tiếng lòng tha thiết của nhà thơ đang thám gọi tên quê hương đất nước thân yêu. Với vẻ đẹp đấy kiêu hành cứa một sự sáng tạo nghệ thuật và tầm cao cả của người nghệsĩ, Trang giang sẽ sống mãi trong lòng người đọc hôm nay và mai sau. Tài liệu chia sẻ tại

Tràng Giang

Tràng Giang Tràng Giang -Huy Cận- Bài số 1: - Khái quát tác giả: Nhà thơ Huy Cận tên thật là Cù Huy Cận, nhà thơ tạo được phong cách rất riêng trong phong trào thơ mới 1930-1945. Trước Cách mạng tháng tám, thơ ông

Chi tiết hơn

Phân tích hai khổ thơ cuối bài Tràng Giang của Huy Cận

Phân tích hai khổ thơ cuối bài Tràng Giang của Huy Cận Phân tích hai khổ thơ cuối bài Tràng Giang của Huy Cận Author : vanmau Phân tích hai khổ thơ cuối bài Tràng Giang của Huy Cận Bài làm 1 Trong số các nhà thơ mới trước Cách mạng, Huy Cận là một nhà thơ

Chi tiết hơn

 Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh

 Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh Author : vanmau Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh Bài làm 1 Hồ Chí Minh là một cái tên mà tất cả con dân Việt Nam đều ghi tạc trong tim với một lòng

Chi tiết hơn

Phân tích đoạn trích “Trao duyên” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Phân tích đoạn trích “Trao duyên” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du Phân tích đoạn trích "Trao duyên" trong Truyện Kiều của Nguyễn Du Author : vanmau Phân tích đoạn trích "Trao duyên" trong Truyện Kiều của Nguyễn Du Bài làm 1 Truyện Kiều là một tác phẩm xuất sắc của Nguyễn

Chi tiết hơn

Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường

Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường Tham khảo những bài văn mẫu hay nhất chủ đề Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Đề bài: Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Chi tiết hơn

Cảm nhận vẻ đẹp dòng sông hương qua bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Cảm nhận vẻ đẹp dòng sông hương qua bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường Cảm nhận vẻ đẹp dòng sông hương qua bài Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường Author : vanmau Cảm nhận vẻ đẹp dòng sông hương qua bài Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Chi tiết hơn

Cảm nhận của em về bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”

Cảm nhận của em về bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” Cảm nhận của em về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ Author : vanmau Cảm nhận của em về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ Bài làm 1 Đây thôn Vĩ Dạ là một kiệt tác của Hàn Mặc Tử, được sáng tác vào năm 1938, in lần đầu trong

Chi tiết hơn

Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu

Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu Author : vanmau Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu Bài làm 1 Tố Hữu được xem là lá cờ đầu trong phong trào thơ Cách

Chi tiết hơn

Phân tích nhan đề và lời đề từ bài thơ Tràng Giang của Huy Cận

Phân tích nhan đề và lời đề từ bài thơ Tràng Giang của Huy Cận Phân tích nhan đề và lời đề từ bài thơ Tràng Giang của Huy Cận Author : vanmau Phân tích nhan đề và lời đề từ bài thơ Tràng Giang của Huy Cận Bài làm 1 Huy Cận là nhà thơi tiêu biểu của phong trào Thơ

Chi tiết hơn

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12 Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước - Văn mẫu lớp 12 Author : Kẹo ngọt Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước - Bài làm 1 Đã có thời trong xã hội chúng ta quan niệm một cách đơn giản

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.01.21 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI

Chi tiết hơn

Bình giảng bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Bình giảng bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu Bình giảng bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu Author : Thu Vân Bình giảng bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu Hướng dẫn Bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu được xem là bài thơ hay nhất với những lời thơ nhẹ nhàng như

Chi tiết hơn

Cảm nhận về bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

Cảm nhận về bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử Cảm nhận về bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử Author : Hà Anh Đề bài: Cảm nhận của anh chị về bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử Bài làm Hàn Mặc Tử như một ngôi sao chói lọi diệu kì trong vòm trời rực rỡ

Chi tiết hơn

Phân tích đoạn trích Trao duyên của truyện kiều

Phân tích đoạn trích Trao duyên của truyện kiều Phân tích đoạn trích Trao duyên của truyện kiều Author : Kẹo ngọt Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân Bâng khuâng nhớ cụ thương thân nàng Kiều Những vần thơ của Tố Hữu đã gợi ta nhớ tới Nguyễn Du- đại thi hào

Chi tiết hơn

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh Author : vanmau Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh Bài làm 1 Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ tiêu biểu nhất của thơ ca Việt Nam hiện đại. Người yêu thơ mệnh danh chị là

Chi tiết hơn

Cảm nhận của em về nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”

Cảm nhận của em về nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” Cảm nhận của em về nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích Author : vanmau Cảm nhận của em về nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích Bài làm 1 Thúy Kiều là nhân vật

Chi tiết hơn

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh Author : Kẹo ngọt Bài làm 1 Bài thơ Cảnh khuya được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, khi quân và dân ta đang thắng lớn trên chiến trường

Chi tiết hơn

Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du – Văn hay lớp 10

Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du – Văn hay lớp 10 Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du - Văn hay lớp 10 Author : vanmau Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du - Bài làm 1 Nhắc đến Nguyễn Du người ta thường nghĩ ngay đến thiên cổ

Chi tiết hơn

Nghị luận xã hội về “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”

Nghị luận xã hội về “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” Nghị luận xã hội về Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ Author : vanmau Nghị luận xã hội về Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ Bài làm 1 Vào nửa đầu thế kỉ thứ mười tám, xã hội phong kiến nước ta rơi

Chi tiết hơn

Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài “Cảnh ngày hè”

Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài “Cảnh ngày hè” Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài "Cảnh ngày hè" Author : vanmau Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài "Cảnh ngày hè" - Bài làm 1 Nguyễn Trãi là một nhà thơ kiệt xuất của dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.

Chi tiết hơn

Cảm nhận về “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu

Cảm nhận về “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu Cảm nhận về "Phú sông Bạch Đằng" của Trương Hán Siêu Author : vanmau Cảm nhận về "Phú sông Bạch Đằng" của Trương Hán Siêu Bài làm 1 Trương Hán Siêu là một danh sĩ đời Trần, sau lúc qua đời được vua Trần

Chi tiết hơn

Cảm nhận về bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận

Cảm nhận về bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận Cảm nhận về bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận Author : Hồng Thắm Cảm nhận về bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận - Bài làm 1 Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá được tác giả Huy Cận sáng tác ngày 4-10-1958,

Chi tiết hơn

Phân tích nhân vật vũ nương trong tác phẩm Người con gái Nam Xương

Phân tích nhân vật vũ nương trong tác phẩm Người con gái Nam Xương Phân tích nhân vật vũ nương trong tác phẩm Người con gái Nam Xương Author : elisa Phân tích nhân vật vũ nương trong tác phẩm Người con gái Nam Xương - Bài số 1 Vũ Nương là nhân vật tiêu biểu cho người

Chi tiết hơn

Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua bài Tự tình II của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương – Bài tập làm văn số 2 lớp 11

Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua bài Tự tình II của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương – Bài tập làm văn số 2 lớp 11 Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua bài Tự tình II của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương - Bài tập làm văn số 2 lớp 11 Author : hanoi Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua bài

Chi tiết hơn

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh Author : Ngân Bình Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh Hướng dẫn Xuân Quỳnh là một nữ thi sĩ có tâm hồn trong sáng, cao thượng. Những bài thơ của bà thường rất đằm

Chi tiết hơn

Phân tích bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ – Ngữ Văn 9

Phân tích bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ – Ngữ Văn 9 Phân tích bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ Ngữ Văn 9 Author : vanmau Phân tích bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ Ngữ Văn 9 Phân tích bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ Hướng dẫn Đề bài: Phân tích đoạn thơ từ Nào đâu những

Chi tiết hơn

Hocvan12.com I. Kiến thức cơ bản 1. Kiến thức về tác giả - Vị trí nhà thơ: Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong ph

Hocvan12.com I. Kiến thức cơ bản 1. Kiến thức về tác giả - Vị trí nhà thơ: Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong ph I. Kiến thức cơ bản 1. Kiến thức về tác giả - Vị trí nhà thơ: Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào thơ mới: Ngôi sao chổi trên bầu trời thơ Việt Nam (Chế

Chi tiết hơn

Tả cảnh mặt trời mọc trên quê hương em

Tả cảnh mặt trời mọc trên quê hương em Tả cảnh mặt trời mọc trên quê hương em Đề bài: Em hãy viết bài văn tả cảnh mặt trời mọc trên quê hương em ở mà em đã có dịp quan sát kĩ. Hè vừa qua, em được mẹ cho về thăm quê ngoại ở Thạch Thất, Sơn Tây.

Chi tiết hơn

Vỡ Hoang Trước Bình Mình Cung Tích Biền Đêm động phòng hoa chúc mà không thể làm tình, có chăng chuyện xảy ra với một gã liệt dương đặt bày cưới vợ. C

Vỡ Hoang Trước Bình Mình Cung Tích Biền Đêm động phòng hoa chúc mà không thể làm tình, có chăng chuyện xảy ra với một gã liệt dương đặt bày cưới vợ. C Vỡ Hoang Trước Bình Mình Cung Tích Biền Đêm động phòng hoa chúc mà không thể làm tình, có chăng chuyện xảy ra với một gã liệt dương đặt bày cưới vợ. Còn thì. Nhưng đôi khi Chú rể trẻ cố chống mí mắt trong

Chi tiết hơn

Bình giảng 14 câu đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Bình giảng 14 câu đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng Bình giảng 14 câu đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng Author : Thu Vân Bình giảng 14 câu đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng Hướng dẫn Tây Tiến là bài thơ có cảm nhận tha thiết về hình ảnh người lính trong

Chi tiết hơn

Tả một cảnh đẹp mà em biết

Tả một cảnh đẹp mà em biết Tả một cảnh đẹp mà em biết Author : vanmau Tả một cảnh đẹp mà em biết Bài làm 1 Có một danh lam mà nếu ai đã từng một lần đặt chân đến đó thì thật khó có thể quên được cái cảnh "mênh mông sóng nước, bát

Chi tiết hơn

Bình giảng đoạn thơ trong bài “Vội vàng” của Xuân Diệu

Bình giảng đoạn thơ trong bài “Vội vàng” của Xuân Diệu Bình giảng đoạn thơ trong bài Vội vàng của Xuân Diệu Author : vanmau Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Vội vàng của Xuân Diệu: Tôi muốn tắt nắng đi Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân Bài làm 1 Vội vàng

Chi tiết hơn

Phân tích bài thơ “Đàn ghi-tar của Lor ca” của Thanh Thảo – Văn hay lớp 12

Phân tích bài thơ “Đàn ghi-tar của Lor ca” của Thanh Thảo – Văn hay lớp 12 Phân tích bài thơ "Đàn ghi-tar của Lor ca" của Thanh Thảo - Văn hay lớp 12 Author : Hồng Thắm Phân tích bài thơ "Đàn ghi-tar của Lor ca" của Thanh Thảo - Bài làm 1 Thanh Thảo là nhà thơ có tiếng nói riêng,

Chi tiết hơn

Cảm nhận về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải

Cảm nhận về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải Cảm nhận về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải Author : Hồng Thắm Cảm nhận về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải - Bài làm 1 Cứ mỗi dịp tết đến xuân về chúng ta không thể nào quên Thanh Hải với

Chi tiết hơn

Bình giảng bài thơ thu vịnh của Nguyễn Khuyến

Bình giảng bài thơ thu vịnh của Nguyễn Khuyến Bình giảng bài thơ thu vịnh của Nguyễn Khuyến Author : vanmau Bình giảng bài thơ thu vịnh của Nguyễn Khuyến Bài làm 1 Nguyễn Khuyến nổi tiếng nhất trong văn học Việt Nam là về thơ Nôm. Mà trong thơ Nôm

Chi tiết hơn

Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu Author : vanmau Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu Bài làm 1 Trong phòng trào thơ mới,

Chi tiết hơn

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Văn mẫu lớp 9

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Văn mẫu lớp 9 Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn - Văn mẫu lớp 9 Author : Nguyễn Tuyến Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn - Bài số 1 Với quan niệm Văn dĩ tải đạo đã trở thành chức năng phản ánh của văn

Chi tiết hơn

Cảm nhận của em về hình ảnh quê hương trong thơ Tế Hanh

Cảm nhận của em về hình ảnh quê hương trong thơ Tế Hanh Cảm nhận của em về hình ảnh quê hương trong thơ Tế Hanh Author : vanmau Cảm nhận của em về hình ảnh quê hương trong thơ Tế Hanh Bài làm 1 Quê hương trong xa cách là nguồn đề tài vô tận, là cả một dòng

Chi tiết hơn

Phân tích đoạn trích Nỗi thương mình trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Phân tích đoạn trích Nỗi thương mình trong Truyện Kiều của Nguyễn Du Phân tích đoạn trích Nỗi thương mình trong Truyện Kiều của Nguyễn Du Author : Hà Anh Đề bài: Phân tích đoạn trích Nỗi thương mình trong Truyện Kiều của Nguyễn Du Bài làm Sau khi Thúy Kiều đánh tiếng sẽ

Chi tiết hơn

Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam Thạch Lam Author : elisa Thạch Lam - Bài số 1 Hai đứa trẻ của Thạch Lam được viết vào năm 1938, nhân vật Liên là một nhân vật mà tác giả đã khai thác rõ nhất về tâm trạng cũng như nội tâm. Dù đó chỉ là

Chi tiết hơn

Phân tích bài thơ Chiều tối

Phân tích bài thơ Chiều tối Phân tích bài thơ Chiều tối Author : hanoi Phân tích bài thơ chiều tối Hướng dẫn Ban biên tâ p hy voṇg nhưñg baì văn đaṭ điê m cao dươí đây se la nguôǹ thông tin tham khaỏ quy gia đê cać baṇ co thê la

Chi tiết hơn

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì? Nữ thí chủ, Khuynh Thành vốn là một vũ khí chất chứa

Chi tiết hơn

Bình giảng tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du

Bình giảng tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du Bình giảng tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du Author : elisa Bình giảng tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du - Bài số 1 "Truyện Kiều còn, tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn" (Phạm Quỳnh). Kiệt tác Truyện

Chi tiết hơn

Đề 11: Hình ảnh thiên nhiên, vũ trụ, con người trong Đoàn thuyên đánh cá của Huy Cận – Bài văn chọn lọc lớp 9

Đề 11: Hình ảnh thiên nhiên, vũ trụ, con người trong Đoàn thuyên đánh cá của Huy Cận – Bài văn chọn lọc lớp 9 Đề 11: Hình ảnh thiên nhiên, vũ trụ, con người trong Đoàn thuyên đánh cá của Huy Cận Bài văn chọn lọc lớp 9 Author : vanmau Đề 11: Hình ảnh thiên nhiên, vũ trụ, con người trong Đoàn thuyên đánh cá của

Chi tiết hơn

Thuyết minh về một loài cây – Văn Thuyết Minh 9

Thuyết minh về một loài cây – Văn Thuyết Minh 9 Thuyết minh về một loài cây Văn Thuyết Minh 9 Author : vanmau Thuyết minh về một loài cây Văn Thuyết Minh 9 Thuyết minh về một loài cây 1. Yêu cầu Viết bài văn thuyết minh. Hướng dẫn Những tri thức giới

Chi tiết hơn

Cảm nhận của em về tùy bút “Mùa xuân của tôi” của Vũ Bằng

Cảm nhận của em về tùy bút “Mùa xuân của tôi” của Vũ Bằng Cảm nhận của em về tùy bút Mùa xuân của tôi của Vũ Bằng Author : vanmau Cảm nhận của em về tùy bút Mùa xuân của tôi của Vũ Bằng Bài làm 1 Vũ Bằng tên thật là Vũ Đăng Bằng (1913 1984) sinh tại Hà Nội, là

Chi tiết hơn

Kể lại một chuyến đi tham quan hay du lịch cùng các bạn trong lớp – Văn hay lớp 7

Kể lại một chuyến đi tham quan hay du lịch cùng các bạn trong lớp – Văn hay lớp 7 Kể lại một chuyến đi tham quan hay du lịch cùng các bạn trong lớp - Văn hay lớp 7 Author : Hồng Thắm Kể lại một chuyến đi tham quan hay du lịch cùng các bạn trong lớp - Bài làm 1 Vậy là kì I năm học 2012-2013

Chi tiết hơn

Phân tích bài thơ Ánh trăng – Văn mẫu lớp 9

Phân tích bài thơ Ánh trăng – Văn mẫu lớp 9 Phân tích bài thơ Ánh trăng - Văn mẫu lớp 9 Author : Nguyễn Tuyến Phân tích bài thơ Ánh trăng - Bài số 1 Nguyễn Duy một nhà thơ có biết bao nhiêu tình thương mến. Như chúng ta đã biết thì trong chiến tranh

Chi tiết hơn

Phân tích hình tượng nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân

Phân tích hình tượng nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân Phân tích hình tượng nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân Author : Hà Anh Đề bài: Phân tích hình tượng nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân Bài làm Làng quê chìm trong ko

Chi tiết hơn

Chiều Trên Phá Tam Giang Trần Thiện Thanh Chiều Trên Phá Tam Giang anh chợt nhớ em nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ đến bất tận em ơi! em ơi! Giờ này thươn

Chiều Trên Phá Tam Giang Trần Thiện Thanh Chiều Trên Phá Tam Giang anh chợt nhớ em nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ đến bất tận em ơi! em ơi! Giờ này thươn Chiều Trên Phá Tam Giang Trần Thiện Thanh Chiều Trên Phá Tam Giang anh chợt nhớ em nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ đến bất tận em ơi! em ơi! Giờ này thương xá sắp đóng cửa người lao công quét dọn hành lang

Chi tiết hơn

Cảm nghĩ về mái trường

Cảm nghĩ về mái trường Cảm nghĩ về mái trường Author : elisa Cảm nghĩ về mái trường - Bài số 1 Với cuộc đời mỗi người, quãng đời học sinh là tuyệt vời, trong sáng và đẹp đẽ nhất. Quãng thời gian quý báu ấy của chúng ta gắn bó

Chi tiết hơn

Phân tích cái hay, cái đẹp của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Phân tích cái hay, cái đẹp của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ Phân tích cái hay, cái đẹp của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ Author : Ngân Bình Phân tích cái hay, cái đẹp của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ Hướng dẫn Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ trích trong tập thơ có tựa đề là Thơ Điên

Chi tiết hơn

Cảm nhận về bài thơ Mộ (Chiều tối) của Hồ Chí Minh – Văn mẫu lớp 11

Cảm nhận về bài thơ Mộ (Chiều tối) của Hồ Chí Minh – Văn mẫu lớp 11 Cảm nhận về bài thơ Mộ (Chiều tối) của Hồ Chí Minh - Văn mẫu lớp 11 Author : qt Cảm nhận về bài thơ Mộ (Chiều tối) của Hồ Chí Minh - Bài làm 1 của một bạn học sinh chuyên Văn trường THPT Nguyễn Khuyến

Chi tiết hơn

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước Author : vanmau Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước Bài làm 1 Đất nước ta đã trải qua bao nhiêu thăng trầm bể dâu mới có được hòa bình và nền

Chi tiết hơn

CHUYÊN ĐỀ: HAI ĐỨA TRẺ - THẠCH LAM A. TÁC GIẢ - TÁC PHẨM 1. Tác giả: Thạch Lam ( ) a. Cuộc đời: - Ông là nhà văn trong Tự Lực Văn Đoàn. - Đặc

CHUYÊN ĐỀ: HAI ĐỨA TRẺ - THẠCH LAM A. TÁC GIẢ - TÁC PHẨM 1. Tác giả: Thạch Lam ( ) a. Cuộc đời: - Ông là nhà văn trong Tự Lực Văn Đoàn. - Đặc CHUYÊN ĐỀ: HAI ĐỨA TRẺ - THẠCH LAM A. TÁC GIẢ - TÁC PHẨM 1. Tác giả: Thạch Lam (1910-1942) a. Cuộc đời: - Ông là nhà văn trong Tự Lực Văn Đoàn. - Đặc điểm con người: Sống trầm tĩnh và điềm đạm, rất tinh

Chi tiết hơn

ĐUỔI BẮT MÙA XUÂN

ĐUỔI BẮT MÙA XUÂN Đoản văn: ĐUỔI BẮT MÙA XUÂN Cư sĩ Liên Hoa Khi ngẩng đầu nhìn lên trên bầu trời trong xanh, cao rộng, không một bóng mây treo, không một mảy may hạt bụi phấn lửng lơ, nắng nhạt chan hoà, lênh láng. Lặng

Chi tiết hơn

Cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu Cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu Author : Hà Anh Cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu Bài làm Ngay từ buổi đầu bước chân vào làng thơ, Xuân Diệu

Chi tiết hơn

Phân tích 9 câu đầu bài thơ Đất Nước

Phân tích 9 câu đầu bài thơ Đất Nước Phân tích 9 câu đầu bài thơ Đất Nước Author : elisa Phân tích 9 câu đầu bài thơ Đất Nước - Bài số 1 "Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi... Đất Nước có từ ngày đó". Đoạn thơ đã nói lên một cách dung dị mà

Chi tiết hơn

Khóa LUYỆN THI THPT QG 2018 GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY BÀI 4 Chuyên đề: LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Về kiến

Khóa LUYỆN THI THPT QG 2018 GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY BÀI 4 Chuyên đề: LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Về kiến BÀI 4 Chuyên đề: LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Về kiến thức TÂY TIẾN - Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên miền tây Tổ quốc và hình ảnh người lính Tây Tiến. - Nắm được những

Chi tiết hơn

Luận đề cách mạng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân

Luận đề cách mạng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân Luận đề cách mạng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân Author : Hồng Thắm Luận đề cách mạng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân Hướng dẫn Kim Lân là một nhà văn đa tài, bên cạnh đó ông cũng là người

Chi tiết hơn

Bài tập làm văn số 1 lớp 7 - Đề 4

Bài tập làm văn số 1 lớp 7 - Đề 4 Bài tập làm văn số 1 lớp 7 - Đề 3 Bài viết số 1 lớp 7 đề 3: Miêu tả một cảnh đẹp mà em đã gặp trong mấy tháng nghỉ hè (có thể là phong cảnh nơi em nghỉ mát, hoặc cánh đồng hay rừng núi quê em). Dàn bài

Chi tiết hơn

Bài viết số 7 lớp 9

Bài viết số 7 lớp 9 Bài viết số 7 lớp 9 Author : hanoi Bài viết số 7 lớp 9 Hướng dẫn Bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương là một tác phẩm đặc sắc thành công cả về mặt nội dung lẫn nghệ thuật. Bài thơ ấy ấy như một nguồn

Chi tiết hơn

Bình giảng bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu ngữ văn 11

Bình giảng bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu ngữ văn 11 Bình giảng bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu ngữ văn 11 Author : Hồng Thắm Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn bình giảng bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu. Bài làm của Trần Thị Hoài Thu lớp 11D1 trường THPT Hiền

Chi tiết hơn

Phân tích quá trình hồi sinh của Chí Phèo

Phân tích quá trình hồi sinh của Chí Phèo Phân tích quá trình hồi sinh của Chí Phèo Author : elisa Phân tích quá trình hồi sinh của Chí Phèo - Bài số 1 Nam Cao là một nhà văn hiện thực lớn có tư tưởng nhân đạo vừa sâu sắc, mới mẻ, vừa độc đáo.

Chi tiết hơn

Phân tích bài “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến

Phân tích bài “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến Phân tích bài "Thu điếu" của Nguyễn Khuyến Author : vanmau Phân tích bài "Thu điếu" của Nguyễn Khuyến - Bài làm 1 Thu điếu là một trong ba bài thư viết về mùa thu của Nguyễn Khuyến rất nổi tiếng xưa nay.

Chi tiết hơn

Thuyết minh về Nguyễn Du

Thuyết minh về Nguyễn Du Thuyết minh về Nguyễn Du Author : binhtn Thuyết minh về Nguyễn Du - Bài số 1 Kể đến những tác giả, tác phẩm xuất sắc của văn học trung đại Việt Nam, ta nghĩ ngay đến Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều của

Chi tiết hơn

Vẻ đẹp bi tráng cùa hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng – Bài tập làm văn số 3 lớp 12

Vẻ đẹp bi tráng cùa hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng – Bài tập làm văn số 3 lớp 12 Vẻ đẹp bi tráng cùa hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng - Bài tập làm văn số 3 lớp 12 Author : hanoi Vẻ đẹp bi tráng cùa hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Chi tiết hơn

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du Author : elisa Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du - Bài số 1 Hiệu là Tố Như, Thanh Hiên, con Nguyễn Nghiễm, làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân (Nghệ Tĩnh) văn chương vượt hẳn

Chi tiết hơn

Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay

Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay Author : vanmau Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay Hướng dẫn Đề bài: Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay Xem thêm: Suy nghĩ của anh/chị về BỆNH VÔ CẢM

Chi tiết hơn

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12 Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) - Văn mẫu lớp 12 Author : Nguyễn Tuyến Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) - Bài số 1 Nguyễn Khải là nhà văn giỏi quan sát chuyện đời, chuyện

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Tuyen tap 15 bai Tho Phat Dan PL TNTMacGiang.doc

Microsoft Word - Tuyen tap 15 bai Tho Phat Dan PL TNTMacGiang.doc Nhân Mùa Phật Đản 2634 Phật lịch 2554 Năm Canh Dần 2010 Chúng tôi đã viết được 15 bài như dưới đây, chân thành dâng lên Đức Phật, nguyện cầu Pháp Pháp trường tồn, chúng sanh độ tận, thế giới hòa bình,

Chi tiết hơn

Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu

Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu Author : vanmau Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu Bài làm 1 Phan Bội Châu (1867 1940) là cái tên đẹp một thời. Chúng ta có

Chi tiết hơn

ẨN TU NGẨU VỊNH Tác giả: HT. THÍCH THIỀN TÂM ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên

ẨN TU NGẨU VỊNH Tác giả: HT. THÍCH THIỀN TÂM ---o0o--- Nguồn   Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên ẨN TU NGẨU VỊNH Tác giả: HT. THÍCH THIỀN TÂM ---o0o--- Nguồn http://thuvienhoasen.org Chuyển sang ebook 5-8-2009 Người thực hiện : Nam Thiên namthien@gmail.com Link Audio Tại Website http://www.phatphaponline.org

Chi tiết hơn

1 BẠCH VIÊN TÔN CÁC KỊCH THƠ LÊ THỊ DIỆM TẦN

1 BẠCH VIÊN TÔN CÁC KỊCH THƠ LÊ THỊ DIỆM TẦN 1 BẠCH VIÊN TÔN CÁC KỊCH THƠ LÊ THỊ DIỆM TẦN 2 DẪN NHẬP BA CH VIÊN TÔN CA C đươ c viê t dưạ theo tâ p kich thơ TI NH TRONG GIÂ C MÔṆG cu a cô thi si Tâm Tri Lê Hư u Kha i. TI NH TRONG GIÂ C MÔṆG đa đươ

Chi tiết hơn

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2) Phả ký tộc ÐỊA THẾ PHONG-THỦY CỦA HÀ-NỘI, HUẾ, SÀI-GÒN VÀ VẬN MỆNH CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM. Source: http://www.vietnamgiapha.com Từ xưa đến nay, việc lựa chọn một khu vực thích hợp và thuận tiện làm thủ đô

Chi tiết hơn

Phân tích bài thơ Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên

Phân tích bài thơ Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên Phân tích bài thơ Tiếng hát con tàu Chế Lan Viên Author : vanmau Phân tích bài thơ Tiếng hát con tàu Chế Lan Viên Mở bài: Hướng dẫn Bài thơ Tiếng hát con tàu in trong tập thơ Ánh sáng và phù sa (1960)

Chi tiết hơn

THÍCH CA PHƯƠNG CHÍ Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

THÍCH CA PHƯƠNG CHÍ Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh Thời tiền Đường, Sa Môn Thích Đạo Tuyên ở núi Thái Nhất; Chung Nam soạn thuật. LỜI TỰA Triều Đại tiền Đường có được thiên hạ gần 40 năm, thuần phong dượm hợp;

Chi tiết hơn

Thơ NGUYỄN KINH BẮC

Thơ NGUYỄN KINH BẮC Xin mời các bạn yêu thơ thăm Vườn Thơ của Thi Sĩ Nguyễn Kinh Bắc. NGUYỄN KINH BẮC Sinh quán Bắc Ninh Hiện cư ngụ tại thành phố Philadelphia, Tiểu Bang Pennsylvania, Hoa Kỳ. Góp mặt trong các tuyển tập

Chi tiết hơn

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ LỐI SỐNG ĐẸP

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ LỐI SỐNG ĐẸP NGHI LUÂ N XA HÔ I VÊ LÔ I SÔ NG ĐE P ĐÊ : Hãy hướng về phía Mặt Trời, bóng tối sẽ ngả về phía sau bạn. Gợi ý làm bài + Yêu cầu về kĩ năng: Đáp ứng được yêu cầu của bài văn Nghị luận xã hội. Bố cục hợp

Chi tiết hơn

Phân tích truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê

Phân tích truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê Phân tích truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê Author : Ngân Bình Lê Minh Khuê thuộc thế hệ nhà văn trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Những tác phẩm đầu tay của chị ra mắt

Chi tiết hơn

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên Author : Hồng Thắm Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên - Bài làm 1 Còn duyên kẻ đón người đưa Hết duyên đi sớm, về trưa mặc lòng.

Chi tiết hơn

Tả quang cảnh một buổi sáng trên quê hương em

Tả quang cảnh một buổi sáng trên quê hương em Tả quang cảnh một buổi sáng trên quê hương em Author : vanmau Tả quang cảnh một buổi sáng trên quê hương em Bài làm 1 Tôi sinh ra tại một vùng quê thuần nông, người dân quê tôi thường thức dậy sớm để lo

Chi tiết hơn

Cúc cu

Cúc cu HỒI XX Oán Thù Tương Báo, Vĩnh Kết Tơ Duyên Vệ Thiên Nguyên đoán chắc là Phi Phụng nên tinh thần vô cùng hưng phấn, chàng liếc mắt nhìn qua thì quả nhiên là nàng, chàng vội kêu lên: - Phi Phụng, nàng đến

Chi tiết hơn

CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ (NGUYỄN TUÂN) I. Kiến thức cơ bản: 1. Tác giả: ( Kết hợp với đề: Anh ( chị) hãy nêu những nét chính trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễ

CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ (NGUYỄN TUÂN) I. Kiến thức cơ bản: 1. Tác giả: ( Kết hợp với đề: Anh ( chị) hãy nêu những nét chính trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễ CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ (NGUYỄN TUÂN) I. Kiến thức cơ bản: 1. Tác giả: ( Kết hợp với đề: Anh ( chị) hãy nêu những nét chính trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân ) -Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn của văn học

Chi tiết hơn

Phân tích nét hung bạo và vẻ đẹp trữ tình của hình tượng sông Đà trong tác phẩm Người lái đò sông Đà – Văn hay lớp 12

Phân tích nét hung bạo và vẻ đẹp trữ tình của hình tượng sông Đà trong tác phẩm Người lái đò sông Đà – Văn hay lớp 12 Phân tích nét hung bạo và vẻ đẹp trữ tình của hình tượng sông Đà trong tác phẩm Người lái đò sông Đà - Văn hay lớp 12 Author : vanmau Phân tích nét hung bạo và vẻ đẹp trữ tình của hình tượng sông Đà trong

Chi tiết hơn

Hóa thân thành Mị Châu kể lại câu chuyện Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy

Hóa thân thành Mị Châu kể lại câu chuyện Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy Hóa thân thành Mị Châu kể lại câu chuyện Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy Author : elisa Hóa thân thành Mị Châu kể lại câu chuyện Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy - Bài số 1 Lúc

Chi tiết hơn

Hãy viết một bài văn về tình mẫu tử

Hãy viết một bài văn về tình mẫu tử Hãy viết một bài văn về tình mẫu tử Author : vanmau Hãy viết một bài văn về tình mẫu tử - Bài làm 1 Chưa bây giờ tôi thấy lòng mình nặng trĩu như lúc này. Bởi tôi vừa vô tình nghe được câu chuyện bà kể

Chi tiết hơn

Cảm nhận về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua văn thơ xưa

Cảm nhận về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua văn thơ xưa Cảm nhận về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua văn thơ xưa Author : vanmau Cảm nhận về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua văn thơ xưa Bài làm 1 Thân phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến là

Chi tiết hơn

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ KINH PHÁP CÚ MINH HỌA: Mr. P. Wickramanayaka (Illustrated Dhammapada) CHUYỂN DỊCH THƠ:

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Ð? NV9.I.1.doc

Microsoft Word - Ð?  NV9.I.1.doc ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN, HỌC KÌ 1, LỚP 9 Đề số 1 (Thời gian làm bài: 90 phút) A. MA TRẬN (BẢNG HAI CHIỀU) Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Thấp Cao Lĩnh vực nội dung TN TL TN TL TN TL TN TL Văn

Chi tiết hơn

Cảm nhận bài thơ Đàn ghita của Lor-ca của Thanh Thảo

Cảm nhận bài thơ Đàn ghita của Lor-ca của Thanh Thảo Cảm nhận bài thơ Đàn ghita của Lor-ca của Thanh Thảo Author : Ngân Bình Trong nửa đầu bài thơ, một không gian Tây Ban Nha đặc thù, nhất là không gian miền quê An-đa-luxi-a yêu dấu của Lor-ca đã được gợi

Chi tiết hơn

Phân tích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Phân tích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu Phân tích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu Author : vanmau Phân tích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu - Bài làm 1 Tố Hữu một hồn thơ dân tộc, một nhà thơ lớn trong nền văn học Việt nam. Có thể nói những tác phẩm

Chi tiết hơn

Phân tích bài Ý nghĩa Văn chương của Hoài Thanh Hoài Thanh tên thật là Nguyễn Đức Nguyên ( ), quê ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ A

Phân tích bài Ý nghĩa Văn chương của Hoài Thanh Hoài Thanh tên thật là Nguyễn Đức Nguyên ( ), quê ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ A Phân tích bài Ý nghĩa Văn chương của Hoài Thanh Hoài Thanh tên thật là Nguyễn Đức Nguyên (1909 1982), quê ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Ông là một nhà phê bình văn học xuất sắc. Năm 2000,

Chi tiết hơn

Phát biểu cảm nghĩ về dòng sông quê hương em – Văn hay lớp 7

Phát biểu cảm nghĩ về dòng sông quê hương em – Văn hay lớp 7 Phát biểu cảm nghĩ về dòng sông quê hương em - Văn hay lớp 7 Author : vanmau Phát biểu cảm nghĩ về dòng sông quê hương em - Bài làm 1 Quê hương là còn đò nhỏ, êm đềm khua nước ven sông. Tuổi thơ chúng

Chi tiết hơn

Cảm nghĩ về bố của em – Văn mẫu lớp 7

Cảm nghĩ về bố của em – Văn mẫu lớp 7 Cảm nghĩ về bố của em - Văn mẫu lớp 7 Author : Kẹo ngọt Cảm nghĩ về bố của em - Bài làm 1 Chiều nay cơn mưa rào chợt đến, thì thào rót vào tai những điệu buồn thôn dã, khiến lòng tôi nhớ về người cha nơi

Chi tiết hơn

Phân tích bài thơ Quê hương của Tế Hanh – Văn mẫu lớp 8

Phân tích bài thơ Quê hương của Tế Hanh – Văn mẫu lớp 8 Phân tích bài thơ Quê hương của Tế Hanh - Văn mẫu lớp 8 Author : vanmau Phân tích bài thơ Quê hương của Tế Hanh - Bài làm 1 Quê hương luôn là đề tài không bao giờ cạn kiệt đối với các thi sĩ. Mỗi người

Chi tiết hơn

Phân tích 13 câu đầu bài thơ Vội vàng

Phân tích 13 câu đầu bài thơ Vội vàng Phân tích 13 câu đầu bài thơ Vội vàng Author : binhtn Phân tích 13 câu đầu bài thơ Vội vàng - Bài số 1 Phân tích 13 câu thơ đầu bài Vội Vàng của Xuân Diệu cho con người ta thấy được: Thời gian là một cái

Chi tiết hơn

Tả cây hoa lan

Tả cây hoa lan Tả cây hoa lan Author : elisa Tả cây hoa lan - Bài số 1 Ba em là một người say mê cây cảnh. Trước sân nhà, ba dành hẳn một góc sân để bày biện chậu cảnh, có chậu toàn lá có sắc đỏ, có chậu xanh mướt, lá

Chi tiết hơn

Bình giảng đoạn 3 bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Bình giảng đoạn 3 bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng Author : Thu Vân Hướng dẫn Đoạn 3 trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng bắt đầu từ: Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc... Sông Mã gầm lên khúc độc hành là những hình ảnh cho thấy những gian khổ, thiếu thốn

Chi tiết hơn

Cúc cu

Cúc cu PHẦN IV Nàng nhìn giàn hoa leo trông thật đẹp mắt. Không khí phảng phất hương thơm của các loài hoa. Anh đặt nàng xuống thảm cỏ xanh mát rượi và nằm xuống bên cạnh nàng, vòng tay anh khép lại quanh tấm

Chi tiết hơn