VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 36, No. 1 (2020) Original Article Population Structure Change in the Mekong Delta: C

Tài liệu tương tự
CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ

TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ ISSN NHU CẦU HỌC TẬP KỸ NĂNG SỐNG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, T

Hôm nay liều mình, em mới dám nói lên những suy nghĩ của mình

Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 31, Số 1 (2015) Phát triển nhân lực lãnh đạo, quản lý khu vực hành chính công vùng Tây Bắc:

NỘI DUNG GIỚI THIỆU LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG NĂM 2015 TRONG BUỔI HỌP BÁO CÔNG BỐ LUẬT

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

Bài thu hoạch chính trị hè Download.com.vn

NguyenThiThao3B

CHI DUNG NGUYEN Minister of Planning and Investment of Vietnam CHI DUNG NGUYEN Minister of Planning and Investment of Vietnam Dr. Chi Dung Nguyen is a

2 TỔNG ĐIỀU TRA DÂN SỐ VÀ NHÀ Ở NĂM TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ KẾT QUẢ SƠ BỘ

Microsoft Word - 15-KTXH-VO HONG TU( )

Microsoft Word - b 2010_ IYCF Che ban Vietnamese Unicode A4 size.doc

THANH NIÊN VIỆT NAM: TÓM TẮT MỘT SỐ CHỈ SỐ THỐNG KÊ Từ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009 Hà Nội, Tháng 5 năm 2011

(Microsoft Word - B\300I 5. LE THOI TAN, NGUYEN DUC CAN _CHE BAN L1 - Tieng Anh_.doc)

Giới Nguyện Bồ Đề Tâm Giới nguyện Bồ Đề Tâm gồm mười tám giới nguyện chính và bốn mươi sáu giới nguyện phụ. Vi phạm một giới nguyện chính là vi phạm t

Microsoft Word - WDRMainMessagesTranslatedVChiedit.docx

(Microsoft Word - 4. \320\340o Thanh Tru?ng doc)

Layout 1

Microsoft Word - NOI DUNG BAO CAO CHINH TRI.doc

Nghị luận xã hội về tình yêu tuổi học trò – Văn mẫu lớp 12

Luận văn tốt nghiệp

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 18 tháng 6 năm 2018

Layout 1

ĐIỀU TRA DI CƯ NỘI ĐỊA QUỐC GIA UN Viet Nam/Aidan Dockery Tờ tin số 1: Một số kết quả chính Bản tóm tắt này cung cấp một số thông tin chính về

Bộ Giáo dục và Đào tạo - Trường Đại học Duy Tân CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỦY ĐIỆN TẠI MIỀN TRUNG VÀ TÂY NGUYÊN ĐOÀN TRANH * ABSTRACT The Cen

Microsoft Word - 07-KHONG VAN THANG_KT(54-63)

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE VOLUME 4 NUMBER 3 THAM GIA CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) VÀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP) SO


T Ạ P CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 31, THÁNG 9 NĂM 2018 NG H Ệ THUẬT C Ả I LƯƠNG N A M BỘ: THỰC TRẠNG V À ĐỊNH HƯỚNG PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI S

Microsoft Word - 13-GD-NGUYEN DUC TOAN(90-96)

Dieãn ñaøn trao ñoåi 75 THÀNH NGỮ TRONG CUNG OÁN NGÂM KHÚC NGUYỄN GIA THIỀU Expressions in Cung oan Ngam Khuc Nguyen Gia Thieu Trần Minh Thương 1 Tóm

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Science in Mathematics, 2014, Vol. 59, No. 2A, pp This paper is available online at

Successful Christian Living

TIÕP CËN HÖ THèNG TRONG Tæ CHøC L•NH THæ

Microsoft Word - Bai 8. Nguyen Hong Son.doc

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

KINH TẾ XÃ HỘI ÁP DỤNG MÔ HÌNH QUỸ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHỐI CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM APPLYING SCIENCE AND TECHNOLOGY D

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

Microsoft Word - Bai 8. Thuy Nghien cuu _207-_.doc

Nghị luận về câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm”

Bộ kế hoạch và đầu tư Tổng cục thống kê Tổng điều tra dân số và nhà ở việt nam 2009 Giáo dục ở Việt Nam: Phân tích các chỉ số chủ yếu Hà Nội, 2011

Cảm nghĩ về mái trường

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XV

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ THU HIỀN XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở PHƯỜNG NINH PHONG, THÀNH PHỐ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Cảm nhận về Những câu hát châm biếm – Văn mẫu lớp 7

BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ Chúng ta hoạt động trong một nền văn hóa với các tiêu chuẩn đạo đức cao nhất

Quy tắc Ứng xử của chúng tôi Sống theo giá trị của chúng tôi

Kỷ yếu kỷ niệm 35 năm thành lập Trường ĐH ng nghiệp Th c ph m T h inh ) NGHIÊN CỨU DỰ BÁO TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NĂNG SUẤT LÚA VÙNG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH ISO 9001:2008 NGUYỄN THÚY AN GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Số 171 (6.789) Thứ Ba, ngày 20/6/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Báo chí là cầu nối hữu hi

ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH ĐỊNH

C«ng an tØnh B×nh Ph­íc céng hoµ x· héi chñ nghi· viÖt nam

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG MẠC THỊ HÀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH SẢN PHẨM PHÂN BÓN TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

Thư viện đề thi thử lớn nhất Việt Nam 40 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÝ VIỆT NAM Câu 1: Nguyên nhân nào làm cho thiên nhiên Việt Nam khác hẳn với thiên nhiên

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN MINH SANG SỰ BIẾN ĐỔI CƠ CẤU XÃ HỘI CỦA NÔNG DÂN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

MỞ ĐẦU

tomtatluanvan.doc

Báo cáo thực tập

Preliminary data of the biodiversity in the area

Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

tom tat thong tin tieng viet.indd

19 NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA PHẬT GIÁO ĐỂ CẢI THIỆN CÁC MỐI QUAN HỆ Hoàng Minh Phú* TÓM TẮT Những lời răn dạy của Phật giáo đã đóng góp ý nghĩa to lớn cho xã

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

Thứ Số 14 (7.362) Hai, ngày 14/1/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TỔNG

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI

BAÛN tin 285 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ ( ) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng Sinh hoạt chi bộ: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Học tập và làm

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TÀI LIỆU PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN,

BAN TỔ CHỨC GS.TS. Nguyễn Đông Phong - Hiệu trưởng, Trưởng ban GS.TS. Nguyễn Trọng Hoài - Phó Hiệu trưởng, Phó Trưởng ban TS.Trần Mai Đông - Trưởng ph

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

BỘ CÔNG THƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÂN PHỐI CHO CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮ

193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thú

Sự Cám Dỗ Tác giả: David Batty Sổ tay giáo viên Tái bản lần thứ năm

ISSN: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH TẠP CHÍ KHOA HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Tập 14, Số 4b (2017): HO CHI MINH CITY UNIVER

Mau ban thao TCKHDHDL

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

CẢI CÁCH GIÁO DỤC

MỤC LỤC Lời nói đầu Chương I: TÀI HÙNG BIỆN HẤP DẪN SẼ GIÀNH ĐƯỢC TÌNH CẢM CỦA KHÁCH HÀNG Chương II: LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO TÀI HÙNG BIỆN Chương III:

Microsoft Word - Bai 3. Quach Manh Hao.doc

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn

Kể lại một kỷ niệm sâu sắc nhất về gia đình, bạn bè, người thân, thầy cô – Bài tập làm văn số 2 lớp 10

1

Kinh Thừa Tự Pháp: Chánh Pháp luôn tồn tại sinh động nơi những người con Phật Nguyên Nghĩa Chỉ có tâm hồn con người cần phải được chuyển đổi, được chu

Thứ Số 320 (7.303) Sáu, ngày 16/11/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Thủ

Nghị luân xã hội về vấn nạn Game online trong học đường

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÙ HỢP CHO CẤP NƯỚC NÔNG THÔN TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA TỈNH NAM ĐỊNH Lương Văn Anh 1, Phạm Thị Minh Thúy 1,

Microsoft Word - kinhthangman.doc

TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH & CN, TẬP 20, SỐ Q Về thẩm quyền của Hội đồng xét xử theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam Lê Ngọc Thạnh

Microsoft Word - 2- Giai phap han che su phu thuoc kinh te vao Trung Quoc.doc

KINH THUYẾT VÔ CẤU XỨNG

Con Đường Khoan Dung

Nghị luận xã hội về gian lận trong thi cử – Văn mẫu lớp 9

Microsoft Word - Pham Van Tuan - LLKH. FINAL doc

Bản ghi:

VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 36, No. 1 (2020) 89-97 Original Article Population Structure Change in the Mekong Delta: Current and Policy Implications Phan Thuan * Academy of Polictics Region IV, No 6 Nguyen Van Cu, Ninh Kieu, Can Tho, Viet Nam Received 03 March 2020 Revised 12 March 2020; Accepted 15 March 2020 Abstract: Shift in the population structure is one of the factors that impacts strongly on socioeconomic development. The purpose of the article is to analyze the current of population structure shift in oder to shows clearly the population development trend in the Mekong Delta. Based on this, the article points out some problems posed from the trend of population structure change such as the risk of sex imbalance at birth, the elderly population feminization and the impact of population aging, the risk of losing the golden population opportunities. The author then some recommendations implied policies are proposed to solve the threats and challenges created by the process of changing population structure. Keywords: Population structure, Shift in population, Population aging, Golden population, Sex ratio. * * Corresponding author. E-mail address: https://doi.org/10.25073/2588-1116/vnupam.4221 89

VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 36, No. 1 (2020) 89-97 Biến đổi cơ cấu dân số ở đồng bằng sông Cửu Long: Thực trạng và hàm ý chính sách Phan Thuận * Học viện chính trị khu vực IV, 6 Nguyễn Văn Cừ, Ninh Kiều, Cần Thơ, Việt Nam Nhận ngày 03 tháng 3 năm 2020 Chỉnh sửa ngày 12 tháng 3 năm 2020; Chấp nhận đăng ngày 20 tháng 3 năm 2020 Tóm tắt: Biến đổi cơ cấu dân số là một trong những yếu tố tác động mạnh mẽ đến phát triển kinh tế- xã hội. Mục đích của bài viết là phân tích thực trạng biến đổi cơ cấu dân số để thấy rõ xu hướng phát triển dân số ở đồng bằng sông Cửu Long. Trên cơ sở này, bài viết đã chỉ ra những vấn đề đặt ra từ xu hướng biến đối cơ cấu dân số như nguy cơ mất cân bằng giới tính khi sinh, nữ hóa dân số cao tuổi và tác động của già hóa dân số, nguy cơ mất cơ hội dân số vàng. Từ đó, đề xuất các kiến nghị hàm ý về chính sách để giải quyết những nguy cơ, thách thức được tạo ra từ quá trình biến đổi cơ cấu dân số. Từ khóa: Cơ cấu dân số, biến đổi dân số, già hóa dân số, dân số vàng, tỷ số giới tính. 1. Thực trạng biến đổi cơ cấu dân số ở đồng bằng sông Cửu Long Qua kết quả điều tra dân số và nhà ở năm 2019 cho thấy, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có khoảng 17,3 triệu người, tăng 1 triệu người so với năm 2009 [1], [2]. Điều này cho thấy, quy mô dân số ở ĐBSCL có biến đổi theo xu hướng tăng trong 10 năm (2009-2019). Cùng với sự biến đổi về quy mô dân số thì cơ cấu dân số cũng có những biến đổi nhất định. 1.1. Biến đổi cơ cấu dân số theo giới tính Một trong những đặc trưng cơ bản của cơ cấu dân số theo giới tính là tỷ số giới tính của Tác giả liên hệ. Địa chỉ email: https://doi.org/10.25073/2588-1116/vnupam.4221 90 dân số và tỷ số giới tính khi sinh. Trong 10 năm qua, cơ cấu dân số theo giới tính đã có những biến động. Về tỷ số giới tính, tỷ số này được tính bằng dân số nam giới trên 100 nữ [2, tr57]. Theo kết quả điều tra dân số và nhà ở (2009), (2019) cho thấy, tỷ số giới tính ở ĐBSCL không có sự thay đổi (99 nam/100 nữ) (xem bảng 1). So với các vùng khác kinh tế- xã hội trong cả nước, tỷ số giới tính ở ĐBSCL ổn định trong 10 năm qua. Xét ở các nhóm tuổi tại bảng 2 cho thấy, tỷ số giới tính dân số ở nhóm tuổi 0-14 tuổi là cao nhất (106,8 nam/100 nữ) và thấp nhất ở nhóm tuổi từ 80 trở lên (48,4 nam/100 nữ), giảm dần theo độ tuổi; trong đó tỷ số này cân bằng ở nhóm tuổi 15-64. Xu hướng này diễn ra khá ổn định trong 10 năm qua, ngoại từ nhóm tuổi từ 80 trở lên có xu hướng giảm nhanh từ 63,7 nam/100 nữ của năm 2009 xuống còn 48,4

P. Thuan / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 36, No. 1 (2020) 89-97 91 nam/100 nữ. Điều này cho thấy, tuổi càng cao thì nam giới càng ít hơn phụ nữ. Bảng 1. Tỷ số giới tính của vùng kinh tế- xã hội (nam/100 nữ) Đặc điểm vùng kinh tế 2009 2019 Trung du và miền núi phía Bắc 99,9 100,9 Đồng bằng sông Hồng 97,2 98,3 BắcTrung bộ và duyên hải Miền Trung 98,2 99,2 Tây Nguyên 102,4 101,7 Đông nam bộ 95,3 97,8 Đồng bằng sông Cửu Long 99,0 99,0 (Nguồn: tính toán của tác giả từ TCTK, 2009, 2019) Bảng 2. Tỷ số giới tính dân số theo nhóm tuổi (nam/100 nữ) Nhóm tuổi 2009 2019 0-14 tuổi 108,4 106,8 15-64 tuổi 100 100,9 65 tuổi trở lên 65,9 69,2 80 tuổi trở lên 63,7 48,4 (Nguồn: tính toán của tác giả từ TCTK, 2009, 2019) Tỷ số giới tính ở ĐBSCL có xu hướng diễn ra tương tự với cả nước, có sự khác biệt theo các nhóm tuổi, tuổi càng cao tỷ số giới tính càng thấp, cao nhất ở nhóm 0-4 tuổi (110,3 nam/100 nữ) và thấp nhất ở nhóm từ 80 tuổi trở lên (48,6 nam/100 nữ) [2, tr58]. Sở dĩ là do tỷ số giới tính bị tác động trực tiếp bởi mô hình sinh, chết ở cấp độ toàn quốc và bị tác động trực tiếp bởi mô hình sinh, chết và di cư, ở những nơi thu hút nhiều người di cư là nam giới sẽ làm gia tăng tỷ số giới tính và ngược lại. Bên cạnh những yếu tố tác động trực tiếp trên, rất nhiều yếu tố gián tiếp tác động đến tỷ số giới tính như chiến tranh, các chính sách liên quan đến dân số, các chính sách phát triển kinh tế, chính sách về xuất khẩu lao động và thu hút vốn đầu tư [2, tr58-59]. Về tỷ số giới tính khi sinh, tỷ số này được tính là một chỉ số thống kê được xác định bằng số trẻ em trai được sinh ra trên một trăm trẻ em gái. Tỷ số này thông thường là từ 104-106 trẻ em trai trên 100 trẻ em gái và giá trị của tỷ số này thường rất ổn định trong qua thời gian [3,tr7]. Ở bảng số liệu 3 cho thấy, tỷ số giới tính khi sinh ở ĐBSCL vẫn duy trì trong khoảng 106,9-109,9 bé trai/100 bé gái trong suốt 10 năm qua; so với tỷ số giới tính khi sinh thông thường thì tỷ số giới tính khi sinh ở ĐBSCL có thể chấp nhận được. Tỷ số giới tính khi sinh và tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh có sự khác nhau giữa các các địa phương ở ĐBSCL cả thành thị và nông thôn (xem bảng 3). Bảng 3.Tỷ số giới tính khi sinh theo địa phương và thành thị-nông thôn (bé trai/100 bé gái) 2009 2019 Chung Thành thị Nông thôn Chung Thành thị Nông thôn Toàn vùng 109,9 113,4 108,9 106,9 105,1 107,5 Long An 102,9 109,2 101,9 119,8 112,3 121,2 Tiền Giang 111,1 121,0 109,7 96,9 96,7 97,0 Bến Tre 107,8 106,4 107,9 109,7 102,8 110,4 Trà Vinh 112,7 115,6 112,2 105,8 107,7 105,4 Vĩnh Long 112,3 128,7 110,9 112,7 87,8 118,3 Đồng Tháp 108,5 111,8 107,8 112,2 113,0 112 An Giang 113,7 115,6 113,1 113,2 104,2 117,7 Kiên Giang 110,6 116,7 108,5 97,7 112,4 93,1 Cần Thơ 114,1 112,1 117,6 99,7 95,4 109,1 Hậu Giang 107,6 110,0 107,0 102,6 102,7 102,6 Sóc Trăng 109,9 107,7 110,4 109,9 110,7 109,5 Bạc Liêu 109,3 104,1 111,4 109,1 110,2 108,8 Cà Mau 112,7 121,4 110,5 102,5 119,7 98,2 (Nguồn: TCTK, 2009, 2019)

92 P. Thuan / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 36, No. 1 (2020) 89-97 Xét tỷ số giới tính khi sinh qua các năm trong giai đoạn 2009-2019 thì tỷ số này diễn biến khá phức tạp (xem biểu 1). Điều này có nghĩa rằng, việc kiểm soát tỷ số giới tính khi sinh ở ĐBSCL không bền vững. Biểu 1. Tỷ số giới tính khi sinh ở ĐBSCL qua các năm từ 2009-2019 1.2. Biến đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi Cơ cấu dân số theo độ tuổi là một trong những đặc trưng cơ bản của cơ cấu dân số. Cho nên, phân tích cơ cấu dân số theo độ tuổi sẽ cho phép đánh giá về tình trạng phụ thuộc của dân số cũng như cơ hội tận dụng dư lợi của dân số vàng. Về cơ cấu dân số vàng, cơ cấu dân số của một quốc gia được coi là trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng khi nhóm dân số trẻ em (0-14 tuổi) chiếm tỷ trọng nhỏ hơn 30% và nhóm dân số (Nguồn: TCTK, www.gso.gov.vn) người cao tuổi (từ 65 tuổi trở lên) chiếm tỷ trọng thấp hơn 15% trong tổng dân số [2, tr62]. Theo kết quả điều tra dân số và nhà ở năm 2019, tỷ trọng dân số dưới 15 tuổi ở ĐBSCL chiếm 22,0% và nhóm dân số từ 65 tuổi trở chiếm 8,4%. Điều này có nghĩa là ĐBSCL đang trong thời kỳ dân số vàng. So với năm 2009, tỷ trọng dân số ở nhóm tuổi dưới 15 tuổi giảm 2,3% và nhóm dân số từ 65 tuổi trở lên tăng 2,4% (xem bảng 4). Như vậy, ĐBSCL vẫn duy trì giai đoạn dân số vàng trong suốt 10 năm qua. Bảng 4. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở ĐBSCL năm 2009 và 2019 2009 2019 Nhóm tuổi Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Dưới 15 tuổi 4.185.451 24,36 3.807.568 22,04 Từ 15-64 tuổi 11.946.697 69,54 12.013.005 69,55 65+ 1.046.723 6,09 1.453.057 8,41 Tổng 17.178.871 100 17.273.630 100 (Nguồn: tính toán của tác giả từ TCTK, 2009, 2019)

P. Thuan / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 36, No. 1 (2020) 89-97 93 Tuy nhiên, tỷ trọng nhóm dân số từ 15-29 tuổi và 50-64 tuổi đều tăng, lần lượt là 14,1% và 17,7%; trong đó nhóm dân số từ 50-64 tuổi tăng nhanh hơn nhóm dân số từ 15-29 tuổi là 3,6%; tỷ trọng nhóm dân số từ 30-49 tuổi giảm rất nhanh (31,8%) trong 10 năm (xem bảng 5). Có thể nói, nhóm dân số từ 15-29 tuổi tăng nhưng không thay thế kịp thời cho già hóa của nhóm dân số trong độ tuổi từ 50-64. Điều này làm cho nguy cơ già hóa của nhóm dân số trong độ tuổi lao động. Về tỷ lệ phụ thuộc, được xem là chỉ tiêu đánh giá gánh nặng của dân số trong độ tuổi lao động. Chỉ tiêu này phản ánh tác động của mức sinh, mức chết đến cơ cấu tuổi và lực lượng lao động [4, tr63]. Ở bảng số 6 cho thấy, tỷ lệ phụ thuộc trẻ ở ĐBSCL giảm và tỷ lệ phụ thuộc già tăng trong 10 năm (2009-2019). Trong đó, tỷ lệ thuộc già tăng nhanh từ 8,8% của năm 2009 lên 14,4% của năm 2019. Điều này phản ánh thực tế rằng, tỷ trọng dân số từ 65 tuổi trở lên có xu hướng tăng nhanh hơn so với các nhóm tuổi khác và tỷ lệ phụ thuộc già sẽ trở thành gánh nặng của dân số trong độ tuổi lao động, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Bảng 5. Tỷ trọng dân số (15-64 tuổi) theo năm (%) Nhóm tuổi 2009 2019 Tăng/giảm 15-29 tuôi 14,9 29,0 14,1 30-49 tuổi 78,2 46,4-31,8 50-64 tuổi 6,9 24,6 17,7 Tổng 100 100 (Nguồn: tính toán của tác giả từ TCTK, 2009, 2019) Bảng 6. Tỷ số phụ thuộc ở ĐBSCL năm 2009 và 2019 (%) 2009 2019 Chung Thành thị Nông thôn Chung Thành thị Nông thôn Tỷ lệ phụ thuộc trẻ 35,0 31,6 36,1 30,8 28,6 32,8 Tỷ lệ phụ thuộc già 8,8 8,2 8,9 14,4 10,8 12,6 Tỷ lệ phụ thuộc chung 43,8 39,6 45,0 45,2 39,3 45,3 (Nguồn: TCTK, 2009, 2019) Về chỉ số già hóa dân số, chỉ số này là tỷ số giữa dân số 60 tuổi trở lên so với dân số dưới 15 tuổi tính theo phần trăm. Chỉ số này là một trong những cơ sở để khẳng định sự già hóa dân số. Theo kết quả điều tra dân số và nhà ở năm 2019 cho thấy, chỉ số già hóa dân số toàn vùng là 58,5% [2, tr64], tăng 24,3% so với năm 2009 (34,2%) [1, tr139]. Có nghĩa là nhóm dân số từ 60 tuổi trở lên ở ĐBSCL có xu hướng tăng nhanh hơn nhóm dân số dưới 15 tuổi. So với cả nước, ĐBSCL có chỉ số già hóa dân số là cao nhất. Xét theo các địa phương, ở biểu 2 đã phản ánh chỉ số già hóa dân số ở các địa phương tại ĐBSCL. Theo đó, tỉnh Bến Tre là địa phương có chỉ số già hóa dân số cao nhất và thấp nhất là tỉnh Kiên Giang. Điều này phản ánh có sự khác biệt của quá trình già hóa dân số ở các địa phương. Vì thế, các chính sách, kiến nghị thích ứng đối với già hóa dân số cần phải được tính đến đặc điểm kinh tế - xã hội của các địa phương. Như vậy, sự biến đổi cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở ĐBSCL đã cho thấy, dân số ở Tây Nam bộ đang còn trong thời kỳ dân số vàng; tuy nhiên nhóm dân số từ 30-49 tuổi có xu giảm mạnh và tỷ trọng người cao tuổi (65 tuổi trở lên) có xu hướng tăng nhanh. Điều này đã làm cho tốc độ già hóa dân số ở ĐBSCL diễn ra với tốc độ nhanh. Tốc độ này có sự khác nhau giữa các địa phương trong vùng. 1.3. Biến đổi cơ cấu dân số theo trình độ học vấn Theo kết quả điều tra dân số và nhà ở 2019, có 94,2% dân số từ 15 tuổi trở lên ở ĐBSCL biết đọc, viết, tăng 2,6% so với năm 2009. So với các vùng kinh tế - xã hội trong cả nước, tỷ lệ này chỉ cao hơn một số vùng như Tây Nguyên, Trung du và miền núi phía Bắc và thấp hơn các vùng còn lại.

94 P. Thuan / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 36, No. 1 (2020) 89-97 Xét về trình độ giáo dục cao nhất, theo kết quả điều tra dân số và nhà ở năm 2019 cho thấy, bức tranh về tỷ trọng dân số 15 tuổi trở lên đạt trình độ giáo dục cao nhất ở ĐBSCL có sự thay đổi không tích cực. Tỷ trọng dân số chưa tốt nghiệp tiểu học và chưa bao giờ đi học chiếm tỷ lệ khá cao. So với năm 2009, tỷ lệ này có xu hướng tăng lên. Trong khi đó, tỷ trọng dân số 15 tuổi trở lên tốt nghiệp trung học phổ thông tăng nhẹ 3,4% so với năm 2009 (xem bảng 7). Biểu 2. Chỉ số già hóa dân số theo địa phương ở ĐBSCL (%). (Nguồn: TCTK, 2019) Bảng 7. Tỷ lệ dân số 15 tuổi trở lên theo trình độ giáo dục cao nhất (%) Trình độ giáo dục 2009 2019 Chưa bao giờ đi học 6,9 18,4 Chưa tốt nghiệp tiểu học 26,7 34,6 Tốt nghiệp tiểu học 36,1 26,0 Tốt nghiệp THCS 17,4 11,3 Tốt nghiệp THPT 6,4 9,7 (Nguồn: TCLK, 2009, 2019) Sở dĩ tỷ trọng dân số từ 15 tuổi ở ĐBSCL đạt trình độ giáo dục không tích cực là do tỷ lệ trẻ em ngoài nhà trường chiếm khá cao (13,0%), cao nhất so với các vùng kinh tế - xã hội khác; bậc học càng cao thì tỷ lệ trẻ ngoài nhà trường cao, chỉ 1,8% trẻ em ngoài nhà trường ở cấp học tiểu học, trong khi đó tỷ lệ ở cấp trung học cơ sở là 12,0% và trung học phổ thông là 37,5% [2, tr121]. Thực tế cho thấy, tình trạng trẻ em bỏ học ở ĐBSCL ngày càng nhiều bởi các em bị cuốn theo dòng di chảy di cư của người lớn. Di cư có thể gây nhiều tác động đối với trẻ em vì chúng phải đối mặt với sự chia ly, cuộc sống xa cách gia đình, quá trình học tập bị gián đoạn và thiếu các mạng lưới xã hội. Trẻ em nam chủ yếu lao động trong các ngành đòi hỏi phải có sức khỏe như xúc than hay đánh bắt thủy sản, hoặc buôn bán và buôn lậu ma túy, còn trẻ em nữ thường làm lao động giúp việc gia đình, một số em bị đẩy vào con đường mại dâm [5, tr3]. Xét về trình độ chuyên môn kỹ thuật (CMKT), tỷ lệ dân số 15 tuổi trở lên ở ĐBSCL được đào chuyên môn chiếm 9,7% vào năm 2019, tăng 3,1% so với năm 2009; trong đó tốt nghiệp đại học chiếm 5,2% của năm 2019, tăng 2,9% so với năm 2009 [2, tr125]. Đây là sự chuyển biến tích cực về cơ cấu dân số được đào tạo. Tuy nhiên, so với các vùng kinh tế- xã hội, tỷ lệ này thấp nhất trong cả nước (Đồng bằng sông Hồng: 27,9%; Đông Nam bộ: 20,8%; Trung du và miền núi phía Bắc: 18,1%, Tây

P. Thuan / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 36, No. 1 (2020) 89-97 95 Nguyên: 13,9%) [2, tr125]. So với năm 2009, tỷ lệ này tăng lên 3,1%; trong khi đó ĐBSH tăng 8,5%, Đông Nam bộ tăng 5,6%, Trung du và miền núi phía Bắc tăng 4,4%, Tây Nguyên tăng 4,1% [1, tr 95; 2, tr125]. Bảng 8. Tỷ lệ dân số 15 tuổi trở lên theo trình độ CMKT đạt được 2009 2019 Tốt nghiệp sơ cấp 1,4 1,1 Tốt nghiệp trung cấp 2,2 1,8 Tốt nghiệp đại học 0,9 1,6 Tốt nghiệp ĐH trở lên 2,1 5,2 Tổng 6,6 9,7 (Nguồn: Tổng Cục thống kê, 2009, 2019) Có thể nói, trong 10 năm qua, tỷ lệ dân số được đào tạo CMKT ở ĐBSCL có thay đổi nhưng chậm hơn so với các vùng kinh tế- xã hội khác, cho nên trình độ chuyên môn của dân số ở ĐBSCL vẫn duy trì ở vị trí thấp nhất. Điều này có nghĩa rằng, ĐBSCL vẫn chưa thoát khỏi vùng trũng về trình độ giáo dục của cả nước. 2. Một số vấn đặt ra và kiến nghị hàm ý chính sách 2.1. Một số vấn đề đặt ra Thứ nhất, trong 10 năm (2009-2019), tỷ số giới tính dân số và tỷ số giới tính khi sinh ở ĐBSCL tương đối ổn định và vẫn duy trì ở tỷ số có thể chấp được so với mức bình thường (104-106 bé trai/bé gái). Tuy nhiên, tỷ số giới tính khi sinh ở từng địa phương có sự khác nhau, cho nên nguy cơ mất cân bằng giới tính xảy ra ở một số địa phương. Từ thực trạng về tỷ số giới tính khi sinh ở ĐBSCL hiện nay thì mất cân bằng giới tính khi sinh không phải là vấn đề nghiêm trọng của khu vực này. Sở dĩ là do không chỉ thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục mà còn định kiến sinh con trai, con gái ở ĐBSCL không quá khắt khe. Điều này không có nghĩa là không có nguy cơ mất cân bằng giới khi sinh, bởi vì tỷ số giới tính khi sinh ở ĐBSCL không ổn định qua các năm. Riêng ở một số địa phương đang có nguy cơ mất cân bằng giới tính thì cần phải có những giải pháp để kiểm soát và đưa tỷ số giới tính khi trở lại mức cân bằng tự nhiên. Do đó, việc chủ động kiểm soát tỷ số giới khi sinh và giảm thiểu tác động của vấn đề này là một trong những nhiệm vụ của công tác dân số ở ĐBSCL trong tình hình mới. Bên cạnh đó, thực trạng về biến đổi tỷ số giới tính dân số theo xu hướng nhóm tuổi càng cao thì tỷ số giới tính càng giảm. Điều này dẫn đến tình trạng nữ hóa trong người cao tuổi. Thực tế này đã chứng minh qua tuổi thọ trung của phụ nữ và nam giới, tuổi thọ trung bình của dân số ở ĐBSCL là 75 tuổi, trong đó 72,6 tuổi đối với nam và 77,5 tuổi đối với nữ [4, tr 233]. Thứ hai, biến đổi cơ cấu dân số về tuổi là một trong những tác động rất lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội ở ĐBSCL nói riêng, cả nước nói chung. Cấu trúc dân số, đặc biệt là cấu trúc tuổi có tác dụng thúc đẩy thị trường lao động phát triển trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng [6]. Vì thế, nghiên cứu của UNFPA và Viện nghiên cứu chiến lược đã khẳng định, nếu dân số trong độ tuổi lao động tăng thêm 1,0% thì tăng trưởng kinh tế tăng thêm khoảng 0,5% và cứ tăng 1,0% dân số có việc làm của nhóm tuổi từ 15-59 và nhóm từ 60 tuổi trở lên thì GDP sẽ tăng tương ứng là 0,36% và 0,32% [7, tr4]. Thực trạng biến đổi cơ cấu dân số về độ tuổi đã cho thấy, ĐBSCL là một trong những vùng kinh tế - xã hội có lợi thế lực lượng dân số trong độ tuổi 15-64 chiếm tỷ lệ khá cao và duy trì khá ổn định trong 10 năm qua. Có nghĩa là, ĐBSCL đang có lợi thế rất lớn về dân số vàng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng đất chín rồng. Mặc dù vậy, ĐBSCL vẫn chưa tận dụng lợi thế này bởi vì tình trạng thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi lao động chiếm 2,51% [4, tr 290], trong đó thất nghiệp ở nhóm tuổi 15-24 chiếm 9,24% [4, tr293]. Trong khi đó, tỷ trọng dân số từ 30-49 tuổi có xu hướng giảm và tăng nhanh ở nhóm tuổi từ 50-64 tuổi trong 10 năm qua. Điều này cho thấy, có sự già hóa trong lực lượng lao động ở ĐBSCL. Cộng với tỷ lệ phụ thuộc già và chỉ số già hóa dân số tăng nhanh từ năm 2009 đến năm 2019 đã đặt ra một thách thức đối với ĐBSCL, đó là già hóa dân số.

96 P. Thuan / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 36, No. 1 (2020) 89-97 Mặc dù, các nghiên cứu chỉ ra rằng, vấn đề già hóa dân số là một thành tựu đáng kể của đất nước bởi vì nó chứng tỏ được điều kiện sống của con người đã được an toàn, thu nhập khá hơn, dinh dưỡng tốt, hệ thống chăm sóc sức khỏe đầy đủ hơn [8, tr 57-65] và phản ánh thành tựu phát triển về kinh tế, xã hội, y tế và công tác dân số [9, tr 77-86]. Con người sống lâu hơn là do chế độ dinh dưỡng, vệ sinh, tiến bộ y học, chăm sóc y tế, giáo dục và đời sống kinh tế ngày càng tốt hơn [10]. Song, già hóa dân số cũng tạo ra nhiều thách thức đối với tài chính của Chính phủ, cơ cấu chi tiêu của chính phủ, hệ thống chăm sóc sức khỏe, an sinh xã hội, làm gia tăng sự vô cảm đối với người cao tuổi trong xã hội Có thể nói, vấn đề đặt ra cho phát triển kinh tế - xã hội ở ĐBSCL là làm thế nào để tận dụng lực lượng lao động dồi dào, hạn chế tình trạng thất nghiệp để không phải đánh mất cơ hội dân số vàng. Trong khi đó, già hóa dân số là một tất yếu của quá trình phát triển và xu hướng này ở ĐBSCL đang diễn ra khá nhanh. Vì thế, nếu không tận dụng cơ hội này thì ĐBSCL sẽ rơi vào tình trạng già trước khi giàu. Thứ ba, trình độ học vấn và trình độ chuyên môn của dân số ở ĐBSCL còn khá thấp so với các vùng kinh tế - xã hội. Trong thời gian qua, toàn hệ thống chính trị ở ĐBSCL đã có nhiều sự nỗ lực đối với nâng cao trình độ cho người dân; song qua kết quả điều tra dân số và nhà ở năm 2019 cho thấy, ĐBSCL chưa thoát khỏi vùng trũng về giáo dục của cả nước. Bởi lẽ, tình trạng trẻ em ngoài nhà trường, dân số chưa qua đào tào chiếm tỷ lệ cao so với các vùng kinh tế - xã hội khác của cả nước. Tỷ lệ dân số ở trong độ tuổi đi học trung học phổ thông nhưng không đi học chiếm 37,5% [4, tr 262]; tỷ lệ này ở độ tuổi trung học cơ sở là 12,0% [4, tr260]. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên không qua đào tạo chiếm 90,3% [2, tr125]. Chính điều này đã ảnh hưởng chất lượng của lực lượng lao động của toàn vùng và tạo áp lực rất lớn về đào tạo trình độ chuyên môn, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lực lượng lao động ở ĐBSCL trong bối cảnh dân số vàng. 2.2. Kiến nghị hàm ý chính sách Tại Hội nghị lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, Đảng ta đã nêu rõ, Dân số là yếu tố quan trọng hàng đầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Công tác dân số là nhiệm vụ chiến lược, vừa cấp thiết vừa lâu dài; là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân [11]. Vì thế, mục tiêu quan trọng thực hiện công tác dân số trong tình hình mới là phải giải quyết toàn diện, đồng bộ các vấn đề về quy mô, cơ cấu, phân bổ, chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ tác động qua lại với phát triển kinh tế - xã hội. Duy trì vững chắc mức sinh thay thế; đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số; phân bố dân số hợp lý; nâng cao chất lượng dân số, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững [11]. Như vậy, từ bằng chứng về biến đổi cơ cấu dân số ở ĐBSCL, một số kiến nghị hàm ý về chính sách được gợi mở như sau: Một là, tiếp tục truyền thông về bình đẳng giới và các biện pháp giảm thiểu tác động của mất cân bằng giới tính khi sinh trong mọi tầng lớp nhân dân. Ngoài ra, cần có các biện pháp kiểm soát việc xử lý nghiêm hơn nữa đối với các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi. Thúc đẩy bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, giảm tính dễ tổn thương của người già, đặc biệt nữ giới trong nhóm tuổi này. Tăng cường lồng ghép kiến thức bình đẳng giới vào các môn học ở các cấp bậc học và trong chương trình đào tạo lý luận chính trị. Hai là, xây dựng hệ thống các giải pháp để thích ứng và làm chậm lại quá trình già hóa dân số ở ĐBSCL. Trong đó, chú ý đến nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân; phát triển hệ thống dịch vụ chăm sóc người cao tuổi; tuyên truyền nâng cao nhận thức về tự rèn luyện sức khỏe và xây dựng lối sống lành mạnh; đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng đảm bảo an toàn cho người cao tuổi; đẩy mạnh nghiên cứu liên quan đến người cao tuổi ở ĐBSCL Ba là, sử dụng và tận dụng một cách triệt để lợi thế của cơ cấu dân số vàng. Để làm được

P. Thuan / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 36, No. 1 (2020) 89-97 97 điều này, trước hết cần có giải pháp liên quan đến giáo dục - đào tạo để xóa bỏ vùng trũng về trình độ giáo dục ở ĐBSCL, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh công nghiệp 4.0. Đó là đầu tư giáo dục, đẩy mạnh phổ cập giáo dục Tiếp đến, cần có các giải pháp tạo và giải quyết việc làm cho lực lượng lao động được đào tạo như hỗ trợ vay vốn tín dụng tạo việc làm, thu hút đầu tư, tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới. Bốn là, rà soát và hoàn thiện chính sách dân số. Thực tế cho thấy, chính sách dân số là một trong những nguyên nhân dẫn mất cân bằng giới tính khi sinh, già hóa dân số. Bởi vì, từ khi thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình theo tinh thần Nghị quyết 04- NQ/HNTW, mục tiêu chính sách dân số chủ yếu tập trung vào giảm mức sinh với tinh thần mỗi cặp vợ chồng có từ 1-2 con. Điều này đã khiến cho nhiều cặp vợ chồng phải lựa chọn giới tính thai nhi, đặc biệt là các cặp vợ chồng bị kiểm soát bởi các chế tài liên quan đến thực hiện chính sách dân số. Đồng thời, sau gần 30 năm thực hiện Nghị quyết này, mức sinh giảm ở ĐBSCL giảm mạnh và đây là một trong những nguyên nhân làm cho già hóa dân số diễn ra nhanh. Do đó, trong bối cảnh dân số ĐBSCL nói riêng, cả nước nói chung đang bước vào quá trình già hóa và có nguy cơ mất cân bằng giới tính khi sinh, việc rà soát và hoàn thiện chính sách theo hướng thích ứng già hóa dân số và giảm nguy cơ mất cân bằng giới tính khi sinh cần được thực hiện một cách nghiêm túc và chặt chẽ. Chính sách dân số cần được xây dựng dựa trên quan điểm tiếp tục chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển. Công tác dân số phải chú trọng toàn diện các mặt quy mô, cơ cấu, phân bố, đặc biệt là chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ hữu cơ với các yếu tố kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo đảm phát triển nhanh, bền vững [11]. Tài liệu tham khảo [1] General Statistics office, Population and Housing census 2009, Statistical Publising house, Ha Noi, 2009 (In Vietnamese). [2] General Statistics office, Population and Housing senus 2019, Statistical Publising house, Ha Noi, 2019. (In Vietnamese). [3] UNFPA, Sex ratio at birth in Asia and Vietnam: Literature review to guide policy research, Hanoi, 2010. (In Vietnamese). [4] General Statistics Office, Appendix of Results of the Population and Housing Census 2019, Statistical Publishing House, Hanoi, 2019. (In Vietnamese). [5] UN, Migration, Resettlement and Climate Change in Viet Nam, Hanoi, 2014. (In Vietnamese). [6] Lyluanchinhtri, Shift in structural age of population and labor market (Accessed February, 22 nd, 2020). (In Vietnamese) http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/thuc -tien/item/773-bien-doi-cau-truc-tuoi-danso-va-thi-truong-lao-dong.html, [7] UNFPA and Institute of Strategic Studies, Impact of population age change on Vietnam's economic growth and policy proposals, Briefing Report, 2017 (In Vietnamese). [8] Le Thi, The trend of population aging in Vietnam and promoting the positive role of the elderly, Journal of Social Sciences 5 2011 (57-65) ((In Vietnamese). [9] Le Van Kham, The issue of the elderly in Vietnam today, Vietnam Journal of Social Science 7 (80) 2014 (77-86). (In Vietnamese). [10] UNFPA and helpage Inernational, Aging in the 21st Century: Achievements and Challenges, Brief Report, Hanoi, 2012 (In Vietnamese). [11] Central Committee of Communist Party (2017), Resolution 21-NQ / TW "Population task in the new situation". (In Vietnamese).