Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM Hiệp Hô i Các Doanh Nghiệp Anh Quô c tại Việt Nam (BBGV) CÂU HỎI TỪ HỘI VIÊN BBGV VÀ TRẢ LỜI TỪ CHÍNH Q

Tài liệu tương tự
ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH THUẬN THỊ ỦY LA GI * Số 480-BC/TU ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM La Gi, ngày 27 tháng 6 năm 2019 BÁO CÁO Kết quả thực hiện công tác bảo hiểm

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ******** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 178/2001/QĐ-TTg Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm

BỆNH VIỆN NHÂN DÂN 115

3

QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Luật số: 29/2013/QH13 Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 201

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM ebh NỘI DUNG I. Giới thiệu II. Hướng dẫn sử dụng phần mềm kê khai BHXH ebh Bắt đầu sử dụng chương trình...

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI Chủ biên: TS. Nguyễn T

L y BỘ TÀI CHÍNH Số: 123/2012/TT-BTC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 27 tháng 7 năm 2012 THÔNG TƯ Hướng dẫ

CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ TỈNH LÀO CAI Số: 66/MTĐT-HĐQT V/v công bố thông tin điều chỉnh một số chỉ tiêu kế hoạch năm 2019 trong báo cáo thườn

(Microsoft Word - Th\364ng tu 78_2014_TT-BTC)

2 CÔNG BÁO/Số /Ngày PHẦN VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT BỘ TÀI CHÍNH BỘ TÀI CHÍNH Số: 78/2014/TT-BTC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

CHÍNH PHỦ

T h á n g P h u o c & P a r t n e r s W h e r e Y o u r S u c c e s s D e t e r m i n e s O u r s W h e r e Y o u r S u c c e s s D e t e r m

BỘ LUẬT DÂN SỰ CỦA QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỐ 33/2005/QH11 NGÀY 14 THÁNG 6 NĂM 2005 Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội

2 CÔNG BÁO/Số /Ngày VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CHÍNH PHỦ CHÍNH PHỦ Số: 167/2017/NĐ-CP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập -

Microsoft Word - Draft_ _VN

BÁO CÁO PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG Tháng 12/ Tháng 1/2018 Tăng Lương Cơ Sở Từ 01/ 7/2018 Văn bản pháp luật về lao động (đã ban hành) Dự thảo văn bản phá

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 1018/QĐ-BHXH Hà Nội, ngày 10 tháng

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ TÔ ĐÌNH HUY BẢN TIN PHÁP LUẬT THÁNG 03/2017 Liên hệ: Văn Phòng Luật Sư Tô Đình Huy Địa chỉ: 441/15B Điện Biên Phủ, Phường 25, Quận B

Hướng dẫn dán nhãn cho sản phẩm điều hòa Không khí 1. Giới thiệu 1.1 Đối tượng áp dụng: Các doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu điều hòa không khí. 1.2

BỘ TÀI CHÍNH Số: 05/2019/TT-BTC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 25 th

CHÍNH PHỦ

Luật kinh doanh bất động sản

QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Luật số: 26/2012/QH13 Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 2

LUẬT XÂY DỰNG

QUỐC HỘI

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI VIỆT NAM HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 9001:2015 SỔ TAY CHẤT L

CÔNG BÁO/Số /Ngày QUỐC HỘI Luật số: 68/2014/QH13 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc LUẬT DOANH NGH

DANH MỤC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT DO THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BAN HÀNH TỪ NGÀY 01/01/1997 ĐẾN HẾT NGÀY 30/6/2012 ĐÃ HẾT HIỆU LỰC THI HÀ

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

Microsoft Word - Policy wordings - SPULA - 200tr.doc

84 CÔNG BÁO/Số ngày BỘ TÀI CHÍNH BỘ TÀI CHÍNH Số: 94/2010/TT-BTC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà

CHÍNH PHỦ

CHÍNH PHỦ Số: 102/2013/NĐ-CP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 05 tháng 09 n

bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm

No tile

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG ISO 9001:2015 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH: KẾ TOÁN KIỂM TOÁN Si

Slide 1

ĐỀ CƯƠNG PHÁP LUẬT C u 1 : Hành vi nhũng nhiễu vì vụ lợi A. Sử dụng tài sản của Nhà nước vượt chế độ, định mức, tiêu chuẩn; C. Sử dụng chức vụ, quyền

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ TÔ ĐÌNH HUY BẢN TIN PHÁP LUẬT THÁNG 06/2016 Liên hệ: Văn Phòng Luật Sư Tô Đình Huy Địa chỉ: 441/15B Điện Biên Phủ, Phường 25, Quận B

UL3 - APTDUV [Watermark]

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 16 tháng 01 năm 2019

BỘ TÀI CHÍNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 146 /2011/TT-BTC Hà Nội,

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐẢNG ỦY KHỐI DOANH NGHIỆP TRUNG ƯƠNG I TÌNH HÌNH THỜI SỰ, CHÍNH TRỊ NỔI BẬT TRONG NƯỚC Kiều bào là một phần máu thịt không thể

CÔNG BÁO/Số /Ngày NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM Số: 11/2016/TT-NHNN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

BỘ TÀI CHÍNH

Công tác nhân sự của quản trị Công tác nhân sự của quản trị Bởi: Thiện Chín Võ Mục đích Đọc xong chương này sinh viên sẽ nắm được những vấn đề sau: 1.

NỘI DUNG GIỚI THIỆU LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG NĂM 2015 TRONG BUỔI HỌP BÁO CÔNG BỐ LUẬT

CÔNG TY CỔ PHẦN SÀI GÒN HỎA XA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc I. Thông tin chung 1. Thông tin khái quát BÁO CÁO THƯỜNG NIÊ

02-2大使館説明資料VN(特定技能説明会)

Công văn số 879/VTLTNN-NVĐP ngày 19/12/2006 của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước v/v hướng dẫn tổ chức tiêu hủy tài liệu hết giá trị

Có phải bởi vì tôi là LGBT? Phân biệt đối xử dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới tại Việt Nam Lương Thế Huy Phạm Quỳnh Phương Viện nghiên cứu

SOME ELEMENTS OF VIET NAM’S INITIAL OFFER

CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 30/NQ-CP Hà Nội, ngày 11 thảng 5 năm 2019 NGHỊ QUYÉT Phiên họp Chính phủ

BAN TỔ CHỨC BÁN ĐẤU GIÁ CỔ PHẦN CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN RAU QUẢ TIỀN GIANG KHUYẾN CÁO CÁC NHÀ ĐẦU TƯ TI

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2018 CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NHÀ VÀ ĐÔ THỊ IDICO

TRẢ LỜI KIẾN NGHỊ CỬ TRI TRƯỚC KỲ HỌP 7 - HĐND TỈNH KHÓA IX ĐƠN VỊ: THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT 1. Cử tri khu phố 5, phường Hiệp Thành phản ánh: Hiện nay Bệ

VỤ CHÍNH SÁCH THUẾ

32 CÔNG BÁO/Số /Ngày BỘ NỘI VỤ BỘ NỘI VỤ Số: 09/2011/TT-BNV CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội,

Quốc hội CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO Hòa bình-độc lập-dân chủ-thống nhất-thịnh vượng Số 11/QH Viêng chăn, ngày 9/11/2005 LUẬT DOA

(84.28) CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU BẾN THÀNH (84.28) BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2018 BRC CÔNG TY

HiÖp ®Þnh

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ

MỘT SỐ QUY ĐỊNH MỚI ĐÁNG CHÚ Ý CỦA PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG ISO 9001:2015 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH: KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN

1

TRẢ LỜI KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP THỨ 3 HĐND TỈNH KHÓA IX ĐƠN VỊ: THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT 1. Cử tri phường Định Hòa phản ánh: Quỹ quốc phòng an ninh k

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ỦY BAN NHÂN DÂN

CÔNG BÁO/Số /Ngày PHẦN VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CHÍNH PHỦ CHÍNH PHỦ Số: 92/2011/NĐ-CP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc l

CHÍNH TRỊ - KINH TẾ HỌC Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam Nguyễn Anh Bắc * Tóm tắt: Doanh nghiệp

CÔNG BÁO/Số ngày BỘ TÀI CHÍNH BỘ TÀI CHÍNH Số: 225/2010/TT-BTC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà

MẪU CBTT-02

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP ĐIỆN I Giấy chứng nhận ĐKKD số do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 20 tháng 7 năm 2005, đăng ký thay

BAN TỔ CHỨC BÁN ĐẤU GIÁ CỔ PHẦN THUỘC QUYỀN SỞ HỮU CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC TẠI CTCP XUẤT NHẬP KHẨU CAO BẰNG KHUYẾN CÁO CÁC

UBND TỈNH ĐỒNG THÁP SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 28 /SGDĐT-TTr Đồng Tháp, ngày 27 tháng 0

Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên)

CHARTER

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH NAM CẦN THƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (Ban hành theo Quyết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

QUỐC HỘI

CÔNG TY CP CÔNG TRÌNH GTVT QUẢNG NAM Số: 05/2015/ĐHCĐ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Quảng Nam, ngày 13 tháng 4 năm 20

Trung tâm WTO và Hội nhập Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM EU Tóm tắt Chương 9 Mua sắm công Chương 9 EVFTA

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 10 tháng 7 năm 2018

UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Quy tắc Ứng xử dành cho Nhà cung cấp của Microsoft Sứ mệnh của Microsoft là hỗ trợ tất cả mọi người và mọi tổ chức trên toàn cầu đạt được nhiều thành

70 CÔNG BÁO/Số /Ngày VĂN BẢN HỢP NHẤT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc THÔNG TƯ LIÊN TỊCH Hướng dẫn đ

BỘ TÀI CHÍNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 31/2018/TT-BTC Hà Nội, ngày 30 tháng 03 năm 2

UBND TỈNH AN GIANG

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN

TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN NÔNG NGHIỆP TÂY BẮC: NHẬN DIỆN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Tha

CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 63/2014/NĐ-CP Hà Nội, ngày 26 tháng 06 năm 2014 N

Số 93 / T TIN TỨC - SỰ KIỆN Công đoàn SCIC với các hoạt động kỷ niệm 109 năm ngày Quốc tế phụ nữ (Tr 2) NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Thúc đẩy chuyển giao

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

CÔNG BÁO/Số /Ngày BỘ XÂY DỰNG BỘ XÂY DỰNG Số: 09/2016/TT-BXD CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nộ

Uû ban nh©n d©n

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

Bản ghi:

Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM Hiệp Hô i Các Doanh Nghiệp Anh Quô c tại Việt Nam (BBGV) CÂU HỎI TỪ HỘI VIÊN BBGV VÀ TRẢ LỜI TỪ CHÍNH QUYỀN TPHCM LĨNH VỰC PHÁP LUẬT LAO DỘNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI Tổng quan: 12 câu hỏi Sở ngành tham gia trả lời: 4 Với những câu hỏi chưa có câu trả lời cụ thể, hoặc quý vị có thêm những câu hỏi khác xin vui lòng liên hệ Cổng thông tin điện tử thương mại và đầu tư của ITPC: http://www.itpc.hochiminhcity.gov.vn/ Phần Câu hỏi Trả lời Sô trang 1. Bảo hiê m xa hô i 2. Luâ t Lao đô ng 3. Đầu tư Câu 1.1 Bảo hiểm Xã hội thành phô 02 Câu 1.2 Bảo hiểm Xã hội thành phô 03 Câu 1.3 Bảo hiểm Xã hội thành phô 04 Câu 2.1 Sở Lao động, Thương binh và Xã hội 05 Câu 2.2 Sở Lao động, Thương binh và Xã hội 07 Câu 2.3 Sở Lao động, Thương binh và Xã hội 07 Câu 2.4 Sở Lao động, Thương binh và Xã hội 08 Câu 2.5 Sở Lao động, Thương binh và Xã hội 10 Câu 2.6 Sở Lao động, Thương binh và Xã hội 12 Câu 3.1 Sở Công Thương 13 Câu 3.2 Sở Kế hoạch và Đầu tư 13 Câu 3.3 Sở Kế hoạch và Đầu tư 14 1

CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ LĨNH VỰC PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI Đơn vị STT trả lời 1.1 Bảo hiê m Xã hô i thành phô Câu hỏi Mức khấu trừ bảo hiểm xã hội hiện tại là nhân viên đóng 10,5% và người sử dụng lao động đóng 21,5%. Hiệp hội doanh nghiệp Anh Quô c (BBGV) nghĩ mức khấu trừ này rất cao và chỉ dẫn đến việc giảm sô lượng nhân viên. Hiệp hội cho rằng đây là một trong những mức khấu trừ cao nhất ở châu Á. 1. BẢO HIỂM XA HỘI Trả lời Tỷ lệ đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN Căn cứ Luật BHXH sô 58/2014/QH13; Nghị định sô 105/2014/NĐ-CP ngày 15/11/2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một sô điều của Luật bảo hiểm y tế (BHYT); Luật Việc làm sô 38/2013/QH13; Luật Vệ sinh, an toàn lao động sô 84/2015/QH13, Nghị định sô 44/2017/NĐ-CP quy định điều chỉnh tỷ lệ đóng quỹ bảo hiểm TNLĐ-BNN từ 1% xuô ng 0,5% từ ngày 01/6/2017. Bảng tổng hợp tỷ lệ đóng quỹ BHXH, BH TNLĐ-BNN, BHYT, BHTN Nguồn hình thành BHXH BH TNLĐ, BNN BHYT BHTN Cô ng Người sử dụng LĐ 17% 0,5% 3% 1% 21,5% Người lao động 8% 1,5% 1% 10,5% Nhà nước hổ trợ 1% 1% Tổng cộng 25% 0,5% 4,5% 3% 33% Đô i chiếu các quy định trên, trường hợp người lao động ký hợp đồng lao động với doanh nghiệp từ 3 tháng thì thuộc đô i tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN bắt buộc theo văn bản quy định hiện hành là 32%, trong đó người sử dụng lao động đóng 21,5%; người lao động đóng 10,5% tiền lương tháng. Trường hợp 2 bên giao kết hợp đồng lao động từ 01 tháng đến dưới 3 tháng thì chỉ đóng BHXH và BHTNLĐ-BNN là 25,5%, trong đó người sử dụng lao động đóng 17,5%, người lao động đóng 8% tiền lương tháng. 2

STT Đơn vị trả lời Câu hỏi 1. BẢO HIỂM XA HỘI Trả lời Căn cứ Khoản 2 và 3 Điều 89 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 về tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc: đô i với người lao động hưởng tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động. Trường hợp tiền lương tháng cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng BHXH bằng 20 lần mức lương cơ sở. Căn cứ Điều 58 Luật việc làm sô 38/2013/QH13 quy định tiền lương làm căn cứ đóng BHTN: Người lao động đóng BHTN theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng BHTN là tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc thực hiện theo quy định của Luật BHXH. Trường hợp mức tiền lương tháng đóng BHTN cao hơn 20 tháng lương tô i thiểu vùng thì mức tiền lương tháng đóng BHTN bằng 20 tháng lương tô i thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động tại thời điểm đóng BHTN. Theo quy định hiện nay, mức lương cao nhất để đóng BHXH, BHYT là 29.800.000 đồng/tháng; mức cao nhất đóng BHTN áp dụng đô i với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I là 83.600.000 đồng/tháng. 1.2 Bảo hiê m Xã hô i thành phô Hiệp hội doanh nghiệp Anh Quô c (BBGV) được biết rằng Chính phủ dự định thu phí Bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài trong các doanh nghiệp. Xin cho biết kế hoạch cho việc này tiến hành khi nào? Lương hưu có được chuyển về nước khi người nước ngoài rời khỏi Việt Nam hay không? BHXH đô i với người nước ngoài 1. Khoản 2 Điều 2 Luật BHXH sô 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 quy định người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia BHXH bắt buộc. Điều 2 Nghị định sô 143/2018/NĐ-CP ngày 15/10/2018 của Chính phủ quy định người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đô i tượng tham gia BHXH bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam. Trường hợp người lao động là công dân nước 3

STT Đơn vị trả lời Câu hỏi 1. BẢO HIỂM XA HỘI Trả lời ngoài làm việc tại Việt Nam theo diện di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp như quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định sô 11/2016/NĐ-CP ngày 03/02/2016 của Chính phủ và người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 187 của Bộ Luật lao động thì không thuộc đô i tượng đóng BHXH bắt buộc. Điều 12 Nghị định sô 143/2018/NĐ-CP quy định mức đóng và phương thức đóng của người lao động, hàng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất từ ngày 01/01/2022. Điều 13 Nghị định sô 143/2018/NĐ-CP quy định mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động, hàng tháng đóng trên quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động như sau: - Từ ngày 01/12/2018: 3% vào quỹ ô m đau và thai sản; 0,5% vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. - Từ ngày 01/01/2022: 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất từ ngày 01 tháng 01 năm 2022. 2. Căn cứ Điểm a và c Khoản 6 Điều 9 Nghị định 143/2018/NĐ-CP ngày 15/10/2018 của Chính phủ quy định người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Khoản 1 Điều này mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH hoặc không tiếp tục cư trú tại Việt Nam thì được hưởng BHXH một lần. Việc đóng và hưởng chế độ hưu trí, tử tuất bắt đầu thực hiện từ ngày 01/01/2022. 1.3 Bảo hiê m Xã hô i thành phô Theo sau các phi vụ M&A, sẽ có khoảng rất nhiều nhân viên Việt Nam được chuyển sang công ty sáp nhập. Vui lòng cho biết liệu: (i) công ty bị sáp nhập phải thông báo cho cơ quan bảo hiểm xã hội địa phương về việc cắt giảm nhân viên của mình và giải quyết tất cả các sổ bảo hiểm xã hội của nhân viên để Căn cứ Khoản 1 Điều 195 Luật Doanh nghiệp sô 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014 quy định một hoặc một sô công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập. Căn cứ Khoản 1 Điều 21 Luật BHXH sô 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 quy định người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ BHXH, đóng, hưởng BHXH. Thực hiện theo các quy định trên, do công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ báo cáo tình hình lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN: giảm thu tại công ty bị sáp nhập và tăng thu tại công 4

1. BẢO HIỂM XA HỘI STT Đơn vị trả lời Câu hỏi Trả lời chuyển sang công ty sáp nhập hay (ii) sẽ có bất kỳ thủ tục linh hoạt nào có thể thay thế các thủ tục thông báo và giải quyết như vậy ty nhận sáp nhập. 2.1 Sở Lao đô ng, Thương binh và Xa hô i Doanh nghiệp hội viên của Hiệp hội doanh nghiệp Anh Quô c (BBGV) gặp khó khăn trong việc chấm dứt Hợp đồng lao động đô i với nhân viên làm việc không đạt yêu cầu, đồng thời nhận thấy thử việc 2 tháng vẫn là chưa đủ. Xin hỏi có những cải cách nào trong Luật Lao động để đơn giản hóa các thủ tục tuyển dụng và sa thải cho nhân viên không? Về việc chấm dứt hợp đồng lao đô ng: Theo điểm a khoản 1 Điều 38 Bộ luật Lao động quy định: Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây: a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;... Theo khoản 1 Điều 12 Nghị định sô 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một sô nội dung của Bộ luật Lao động: Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động tại các điểm a khoản 1 Điều 38 của Bộ luật Lao động được quy định như sau: Người sử dụng lao động phải quy định cụ thể tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của doanh nghiệp, làm cơ sở đánh giá người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ do người sử dụng lao động ban hành sau khi có ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở. Căn cứ các quy định nêu trên, người sử dụng lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động. Để có cơ sở thực hiện, người sử dụng lao động phải ban hành Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, trong đó quy định cụ thể tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc và công khai trong doanh nghiệp để người lao động được biết và 5

thực hiện. Về thời gian thử việc: Theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thoả thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc. Nội dung của hợp đồng thử việc gồm các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g và h khoản 1 Điều 23 của Bộ luật Lao động. Theo quy định tại Điều 27 Bộ luật Lao động, thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đô i với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau: (1) Không quá 60 ngày đô i với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên; (2) Không quá 30 ngày đô i với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ; (3) Không quá 6 ngày làm việc đô i với công việc khác. Theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Bộ luật Lao động, khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động. Căn cứ các quy định nêu trên, người sử dụng lao động và người lao động có nhu cầu về việc làm thử thì hai bên có thể giao kết hợp đồng thử việc. Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đô i với một công việc. 6

2.2 Sở Lao đô ng, Thương binh và Xã hô i Trong khô i sản xuất, làm thêm giờ là một chủ đề phức tạp. Thông thường người lao động và người sử dụng lao động sẽ thỏa thuận với nhau nhưng luật pháp Việt Nam chưa quy định rõ ràng sô giờ tô i đa mỗi năm. Xin hỏi có cơ chế nào cho người sử dụng lao động có thể áp dụng hợp pháp ngưỡng làm thêm giờ cao hơn không? Về thời giờ làm thêm hiện được quy định tại Điều 106 Bộ luật Lao động, theo đó pháp luật lao động quy định cụ thể sô giờ làm thêm của người lao động không quá 50% sô giờ làm việc bình thường trong 01 ngày (trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng sô giờ làm việc bình thường và sô giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày); không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng sô không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một sô trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm. Việc quy định giới hạn sô giờ làm thêm nhằm đảm bảo sức khỏe cho người lao động, đảm bảo an toàn lao động và thời gian cho người lao động nghỉ ngơi, tái tạo lại sức lao động. Hiện nay Dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi có ghi nhận phương án mở rộng thời giờ làm thêm để lấy ý kiến rộng rãi trong xã hội. Do đó, trường hợp Quý doanh nghiệp có kiến nghị, góp ý kiến liên quan đến đề xuất tăng giờ làm thêm, có thể gửi ý kiến trực tiếp đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu, tổng hợp. 2.3 Sở Lao đô ng, Thương binh và Xã hô i Văn phòng đại diện có thể thuê nhân viên bán thời gian không? Các thủ tục cần thiết cho những nhân viên bán thời gian này được thuê là gì? (ví dụ phải ký hợp đồng lao động / có phải trả bảo hiểm xã hội / y tế không)? Theo khoản 1 Điều 23 Bộ luật Lao động quy định: 1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây: a) Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp; b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, sô chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động; c) Công việc và địa điểm làm việc; d) Thời hạn của hợp đồng lao động; đ) Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác; e) Chế độ nâng bậc, nâng lương; g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động; i) Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế; k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề. Theo quy định tại Điều 34 Bộ luật Lao động: Người lao động làm việc không trọn thời gian là người lao động có thời gian làm việc ngắn hơn so với thời gian làm việc bình thường theo ngày hoặc theo tuần được quy định trong pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, 7

thỏa ước lao động tập thể ngành hoặc quy định của người sử dụng lao động. Căn cứ các quy định nêu trên, người sử dụng lao động có quyền tuyển dụng, thương lượng, giao kết hợp đồng lao động với người lao động, trong đó có nội dung thỏa thuận về thời gian làm việc (kể cả làm việc không trọn thời gian). Pháp luật Lao động không có quy định riêng về thủ tục, chế độ áp dụng cho người lao động làm việc không trọn thời gian. Do đó, việc thực hiện các thủ tục khi tuyển dụng, sử dụng người lao động làm việc không trọn thời gian thực hiện như người lao động bình thường (như ký hợp đồng lao động, tham gia BHXH, BHYT, BHTN ); đồng thời người lao động làm việc không trọn thời gian được hưởng lương, các quyền và nghĩa vụ như người lao động làm việc trọn thời gian, quyền bình đẳng về cơ hội, không bị phân biệt đô i xử, bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động. 2.4 Sở Lao đô ng, Thương binh và Xã hô i Theo luật, chủ lao động có trách nhiệm chuẩn bị và thực hiện Phương án sử dụng lao động trong một sô trường hợp nhất định. Vui lòng cho biết liệu Phương án sử dụng lao động phải được đăng ký, nộp cho hoặc thông báo cho chính quyền địa phương, đặc biệt trong trường hợp sáp nhập các công ty tại Việt Nam. Nếu có, xin vui lòng tư vấn các thủ tục đăng ký / nộp / thông báo cho chính quyền. 4.1. Trường hợp người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động do thay đổi cơ cấu, công nghệ theo Điều 44 Bộ luật Lao động: Theo quy định tại Điều 44 Bộ luật Lao động: 1. Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng. Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mới mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này. 3. Việc cho thôi việc đối với nhiều người lao động chỉ được tiến hành sau khi đã trao đổi với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và thông báo trước 30 ngày cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh. Theo quy định tại Điều 46 Bộ luật Lao động: 1. Phương án sử dụng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây: a) Danh sách và số lượng người lao động tiếp tục được sử dụng, người lao động đưa đi đào tạo lại để tiếp tục sử dụng; b) Danh sách và số lượng 8

người lao động nghỉ hưu; c) Danh sách và số lượng người lao động được chuyển sang làm việc không trọn thời gian; người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động; d) Biện pháp và nguồn tài chính bảo đảm thực hiện phương án. 2. Khi xây dựng phương án sử dụng lao động phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở. Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp vì lý do thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động,người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo các quy định khoản 1 Điều 44 Bộ luật Lao động; khoản 1 Điều 13 Nghị định sô 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một sô nội dung của Bộ luật Lao động; khoản 4 Điều 13 Nghị định sô 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 Chính phủ, được bổ sung theo Nghị định sô 148/2018/NĐ-CP ngày 24/11/2018 của Chính phủ. Trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mới mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật Lao động. Lưu ý: Việc cho thôi việc đô i với người lao động chỉ được tiến hành sau khi đã trao đổi với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và thông báo trước 30 ngày cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội). Đồng thời khi xây dựng phương án sử dụng lao động phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở theo quy định tại khoản 2 Điều 46 Bộ luật Lao động. 4.2. Trường hợp người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động do sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã theo Điều 45 Bộ luật Lao động: Theo quy định tại Điều 45 Bộ luật Lao động: 1. Trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã thì người sử dụng lao động kế tiếp phải chịu trách nhiệm tiếp tục sử dụng số lao động hiện có và tiến hành việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động. Trong trường hợp không sử dụng hết số lao động hiện có, thì 9

người sử dụng lao động kế tiếp có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này. 2. Trong trường hợp chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, thì người sử dụng lao động trước đó phải lập phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này. 3. Trong trường hợp người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều này, thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này. Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp người sử dụng lao động sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp hoặc chuyển quyền sở hữu tài sản của doanh nghiệp mà ảnh hưởng đến việc làm của người lao động thì người sử dụng lao động xây dựng và chịu trách nhiệm thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 Bộ luật Lao động. Trường hợp cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều 45 Bộ luật Lao động thì, người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động, mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương. Lưu ý: khi người sử dụng lao động xây dựng phương án sử dụng lao động phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở theo quy định tại khoản 2 Điều 46 Bộ luật Lao động. 2.5 Sở Lao đô ng, Thương binh và Xã hô i Khi sáp nhập các công ty tại Việt Nam, vui lòng cho biết liệu: (i) các hợp đồng lao động hiện tại với người lao động phải được chấm dứt bởi công ty bị sáp nhập và sau đó được thực hiện lại bởi công ty sáp nhập hoặc (ii) các hợp đồng lao động có thể được sửa đổi bởi một phụ lục được ký bởi công ty bị sáp nhập, công ty sáp nhập và nhân viên. 5.1. Về việc thực hiện hợp đồng lao động sau khi sáp nhập đô i với người lao động Việt Nam: Theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động về sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động, trong trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới. Theo khoản 1 Điều 45 Bộ luật Lao động quy định Trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã thì người sử dụng lao động kế tiếp phải chịu trách nhiệm tiếp tục sử dụng số lao động hiện có và tiến hành việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động. 10

Xin cho biết có sự khác biệt nào giữa hợp đồng lao động với người lao động Việt Nam và người lao động nước ngoài về vấn đề này không. Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp sáp nhập doanh nghiệp thì người sử dụng lao động kế tiếp phải chịu trách nhiệm tiếp tục sử dụng sô lao động hiện có và tiến hành việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động. Việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động có thể thực hiện qua phụ lục hợp đồng hoặc giao kết hợp đồng lao động mới. 5.2. Khi doanh nghiệp thực hiện sáp nhập, việc người sử dụng lao động vẫn tiếp tục sử dụng người lao động nước ngoài thì doanh nghiệp có trách nhiệm: - Thực hiệp việc cấp lại giấy phép lao động với lý do thay đổi tên doanh nghiệp (nếu doanh nghiệp thay đổi tên doanh nghiệp); - Phải thực hiện giao kết lại hợp đồng lao động với người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động, không thực hiện ký kết phụ lục hợp đồng lao động, do việc sáp nhập do thay đổi tên doanh nghiệp (nếu doanh nghiệp thay đổi tên doanh nghiệp). Lưu ý: Hợp đồng lao động giao kết đô i với người lao động nước ngoài là hợp đồng lao động có thời hạn, thời hạn của hợp đồng lao động tương ứng với thời hạn của giấy phép lao động. 11

2.6 Khi sáp nhập các công ty tại Việt Nam, vui lòng cho biết liệu (i) công ty sáp nhập phải xin cấp giấy phép lao động mới cho nhân viên nước ngoài được chuyển từ công ty bị sáp nhập hay (ii) sẽ có bất kỳ thủ tục linh hoạt nào có thể thay thế việc áp dụng giấy phép làm việc mới, chẳng hạn như gửi thông báo cho cơ quan lao động địa phương (Sẽ có khoảng 200 nhân viên nước ngoài được chuyển từ công ty bị sáp nhập). Trong trường hợp (i), vui lòng cho biết liệu công ty sáp nhập có thể gửi giải thích về nhu cầu của nhân viên nước ngoài trước khi hoàn thành đăng ký quy định của giao dịch sáp nhập hay không và (ii) liệu công ty bị sáp nhập có phải thực hiện bất kỳ thủ tục nào với cơ quan lao động địa phương không trước khi nó được sáp nhập, chẳng hạn như gửi một thông báo thông báo về sự thay đổi nhu cầu của nhân viên nước ngoài. Về hồ sơ cấp giấy phép lao động sau khi doanh nghiệp sáp nhập có thể áp dụng theo trường hợp đặc biệt tại điểm c khoản 8 Điều 10 của Nghị định sô 11/2016/NĐ-CP. Cụ thể: Đối với người lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động nhưng hết hiệu lực theo quy định tại Điều 174 của Bộ luật Lao động mà có nhu cầu tiếp tục làm việc cùng vị trí công việc đã ghi trong giấy phép lao động theo quy định của pháp luật thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động gồm các giấy tờ quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 5, 6 và 7 Điều này và văn bản xác nhận đã thu hồi giấy phép lao động (Văn bản đề nghị cấp phép theo mẫu của Bộ LĐTBXH, giấy khám sức khỏe, phiếu lý lịch tư pháp, 2 ảnh mầu 4x6cm, bản photo hộ chiếu, các giấy tờ có liên quan khác) Trong quy trình thực hiện xin cấp phép lao động, việc thông báo nhu cầu sử dụng vị trí công việc là người lao động nước ngoài được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Nghị định sô 11/2016/NĐ-CP. 12

3.1 Sở Kế Hoạch và Đầu tư 3.2 Sở Công Thương Kế hoạch phát hành giấy phép mới cho các ngân hàng nước ngoài trong 3-5 năm tới là gì. Nhiều ngân hàng nước ngoài đang gặp khó khăn trong việc tài trợ cho các dự án năng lượng tái tạo do một sô điều khoản không thuận lợi trong Hợp đồng mua bán điện (PPA). Liệu sắp tới có kế hoạch cập nhật Hợp đồng mua bán điện (PPA) hoặc cung cấp bất kỳ ưu đãi nào cho đầu tư nước ngoài vào năng lượng mặt trời và gió hay không? 3. ĐÂ U TƯ Theo quy định, thẩm quyền cấp phép cho các ngân hàng nước ngoài thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoặc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh các tỉnh thành (tùy vào mục tiêu, quy mô của ngân hàng dự kiến thành lập). Vì vậy, đề nghị Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư lấy ý kiến của các đơn vị nêu trên. - Do nhà đầu tư nước ngoài không nêu cụ thể các khó khăn, không thuận lợi do một sô điều khoản trong Hợp đồng mua bán điện (PPA) các dự án năng lượng tái tạo nên Sở Công Thương không có cơ sở để trả lời. - Về Hợp đồng mua bán điện (PPA) hoặc các ưu đãi cho nhà đầu tư nước ngoài vào năng lượng mặt trời và gió nhà đầu tư nước ngoài có thể tham khảo các văn bản pháp lý mới ban hành như sau: + Quyết định sô 39/2018/QĐ-TTg ngày 10/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một sô điều của Quyết định sô 37/2011/QĐ-TTg ngày 29/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam. + Quyết định sô 02/2019/QĐ-TTg ngày 08/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một sô điều của Quyết định sô 11/2017/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam. + Thông tư sô 05/2019/TT-BCT ngày 11/3/2019 của Bộ Công Thương về sửa đổi, bổ sung một sô điều của Thông tư sô 16/2017/TT-BCT ngày 12/9/2017 của Bộ Công Thương quy định về phát triển dự án và Hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời. - Bộ Công Thương là cơ quan chủ trì tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành các văn bản pháp lý về các cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư và Hợp đồng mua bán điện (PPA) cho các dự án năng lượng tái tạo nên khi có khó khăn trong việc triển khai các dự án năng lượng tái tạo (điện mặt trời, điện gió) các nhà đầu tư có thể gửi văn bản kiến nghị trực tiếp đến Bộ Công Thương để được xem xét giải quyết và cập nhật các kiến nghị này trong các văn bản pháp lý sắp tới trong lĩnh vực đầu tư các dự án năng lượng tái tạo. 13

3.3 Sở Kế Hoạch và Đầu tư Trong trường hợp công ty sáp nhập là công ty 100% vô n nước ngoài tham gia hoạt động kinh doanh có điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài, xin tư vấn liệu công ty sáp nhập phải thực hiện đăng ký góp vô n, mua cổ phần hay góp vô n để sáp nhập Giao dịch. Theo quy định tại Khoản 1, Điều 195, Luật doanh nghiệp năm 2014 về sáp nhập doanh nghiệp: 1. Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập. Đô i chiếu quy định Khoản 1, Điều 195, Luật doanh nghiệp năm 2014 nêu trên, câu hỏi được đặt ra là chưa rõ ràng về khái niệm sáp nhập (công ty bị sáp nhập hay công ty nhận sáp nhập); vì vậy, Sở Kế hoạch và Đầu chưa có cơ sở trả lời cụ thể đô i với câu hỏi nêu trên. Đô i với trình tự, thủ tục, điều kiện thực hiện sáp nhập và các nội dung khác có liên quan; doanh nghiệp có thể tham khảo quy định cụt thể tại các Khoản 2, 3, 4, 5, Điều 195, Luật doanh nghiệp năm 2014. 14