Resident Bill of Rights - MN NH & BCH

Tài liệu tương tự
Resident Bill of Rights (Nursing Homes) - Vietnamese - Large Print

Your Rights Under The Combined Federal and Minnesota Residents Bill of Rights: Vietnamese

Combined Federal and State Bill of Rights - Vietnamese

Combined Hospice Bill of Rights - Vietnamese - Large Print

BỘ LUẬT DÂN SỰ CỦA QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỐ 33/2005/QH11 NGÀY 14 THÁNG 6 NĂM 2005 Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội

BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ Chúng ta hoạt động trong một nền văn hóa với các tiêu chuẩn đạo đức cao nhất

RC-002 Penn State Health Patient Credit and Collections Policy – Vietnamese

Financial Assistance Policy

DIGNITY HEALTH CHÍNH SÁCH VÀ THỦ TỤC QUẢN LÝ TỪ: CHỦ ĐỀ: SỐ CHÍNH SÁCH: Ban Giám Đốc Dignity Health Chính Sách Hỗ Trợ Tài Chính Arizona NGÀY CÓ

Thông Báo về Các Biện Pháp Bảo Vệ Theo Thủ Tục Của Chương Trình Giáo Dục Đặc Biệt dành cho Học Sinh và Gia Đình

Hệ Thống Bệnh Viện và Phòng Khám Nhi Đồng tại Minnesota Chính Sách Hỗ Trợ Tài Chính Chính sách: Bệnh viện Nhi Đồng sẽ cung cấp những thể loại hỗ trợ t

Bài thu hoạch chính trị hè Download.com.vn

Microsoft Word - QUY TAC DU LI?CH QUÔ´C TÊ´–2011.doc

THINK QUY TẮC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP VÀ TÍNH TRUNG THỰC CÁC ĐỒNG NGHIỆP THÂN MẾN, Tính Trung Thực là căn bản của tập đoàn SGS. Sự tin tưởng mà chúng ta t

Simplot Code of Conduct 0419R_VI

Quy_che_quan_tri_Cty_KHP.doc

Quy tắc Ứng xử dành cho Nhà cung cấp của Microsoft Sứ mệnh của Microsoft là hỗ trợ tất cả mọi người và mọi tổ chức trên toàn cầu đạt được nhiều thành

Microsoft Word Medi-Cal Handbook_Approved by DMHC and DHCS _Final.doc

Microsoft Word Medi-Cal Handbook_Approved by DMHC and DHCS _Final.doc

MỤC LỤC TIÊU CHUẨN LÃNH ĐẠO TRONG QUY TẮC CỦA NIKE MU C TRANG TRIỂN KHAI 3 LAO ĐỘNG LÀ TỰ NGUYỆN 6 TUỔI TỐI THIỂU CỦA NHÂN VIÊN LÀ NHÀ THẦU KHÔN

Microsoft Word - Draft_ _VN

PARENT RIGHTS

Gian

DHS: Ban Hỗ trợ Trẻ em, Người lớn và Gia đình Những việc quý vị có thể làm đối với trường hợp ngược đãi trẻ em

NỘI DUNG GIỚI THIỆU LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG NĂM 2015 TRONG BUỔI HỌP BÁO CÔNG BỐ LUẬT

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

Microsoft Word Medi-Cal Handbook_Approved by DMHC and DHCS _Final.doc

CHÍNH PHỦ

Cái Chết

Quy Tắc Đạo Đức Panasonic

CÔNG BÁO/Số /Ngày BỘ XÂY DỰNG BỘ XÂY DỰNG Số: 09/2016/TT-BXD CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nộ

Đau Khổ

TUYÊ N TÂ P LY ĐÔNG A MỞ QUYÊ N Học Hội Thắng Nghĩa 2016

CT02002_VuTieuTamAnhCT2.doc

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

QUY CHẾ ỨNG XỬ Mã số: NSĐT/QC-01 Soát xét: 00 Hiệu lực: 03/07/2018 MỤC LỤC Trang CHƯƠNG I. QUY ĐỊNH CHUNG... 3 Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng

QUY TẮC BẢO HIỂM CHO CHỦ THẺ (Ban hành kèm theo Quyết định số 2173/QĐ-PHH ngày 11/07/2012 của Tổng Giám đốc Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV) 1. Bảng Quyền

BUU SON KY ` H U ONG -D AI. PHONG THAN `ˆ U (N OC MAT ME. HIÈN) ˆ T AI BAN Yˆ eu C`au ˆ Phoˆ Bien ˆ Rong ˆ. Rãi In Lai. Theo An ˆ Ban 2011 BUU SON KY

Hãy làm thành viên 3M Thực hiện tốt Trung thực Công bằng Trung thành Chính xác Tôn trọng Bộ Quy tắc Ứng xử Toàn cầu

SỐNG HẠNH PHÚC - CHẾT BÌNH AN The Joy of Living - Dying in Peace Ðạt Lai Lạt Ma thứ 14 Dịch: Chân Huyền ---o0o--- Nguồn Chuyể

CHƯƠNG 1

Đại Sư Ấn Quang

A47614-VI_4-19_SpecialEnrollmentChecklistForm-VI

Table of Contents Marketing du kích: Lời nói đầu NGÀY THỨ NHẤT: Tư duy marketing du kích NGÀY THỨ HAI: Mục đích marketing NGÀY THỨ BA: Cạnh tranh và n

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

Quyền Lợi cho Trẻ Em Bị Tàn Tật

Financial Assistance Policy for our Families ( ).DOCX

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

MUÏC LUÏC

Pleading Wizard

Tình Thương Nhân Loại 1 Điển Mẹ Diêu Trì Rằm tháng sáu Nhâm Thìn, 2012 Nước Việt Nam một miền linh địa Có rồng vàng thánh địa mai sau Nước Nam hơn cả

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

BỘ Y TẾ

NỘI DUNG PHẦN I - BẢNG QUYỀN LỢI BẢO HIỂM 2-4 PHẦN II - ĐỊNH NGHĨA 5-9 PHẦN III - PHẠM VI BẢO HIỂM 10 A. Hỗ Trợ Y Tế 10 Quyền Lợi 1 - Chi Phí Y Tế Bao

BP Code of Conduct – Vietnamese

Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 07/5/2010 về hợp đồng trong hoạt động xây dựng

Code of Conduct

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA TP. HỒ CHÍ MINH & QUY CHẾ HỌC VỤ Tài liệu dành cho sinh viê

Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác

Microsoft Word - SCT Sec 3_vietnamese

Microsoft Word - IP Law 2005 (Vietnamese).doc

Kaiser Permanente Privacy Practices in Vietnamese

SM Quyền Lợi và Trách Nhiệm của Quý Vị Mẫu này liệt kê một số sự việc mà Bộ Xã Hội (Department of Human Services - DHS) Oregon sẽ thỏa thuận thực hiện

Microsoft Word - De_Nghi_Mot_Nen_Giao_Duc doc

Microsoft Word - QUI CHE QUAN TRI NOI BO CTY.doc

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI! Lý thuyết và thực hành dành cho các Trưởng Hướng Đạo Nam và nữ. Hướng Đạo, đơn giản thế thôi! 1

Số 132 (7.115) Thứ Bảy, ngày 12/5/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 CUộC

Trăng Trong Truyện Kiều Lưu Khôn Ngày nay, nhờ những tiến bộ khoa học, nhất là khoa học không gian, trăng không còn xa lạ đối với chúng ta nữa. Tuy nh

Kinh Thừa Tự Pháp: Chánh Pháp luôn tồn tại sinh động nơi những người con Phật Nguyên Nghĩa Chỉ có tâm hồn con người cần phải được chuyển đổi, được chu

Cổ học tinh hoa

JoinImIn.org TỜ THÔNG TIN: QUÝ VỊ CÓ BIẾT? Những đổi mới y tế và các chữa trị mới và hữu hiệu có sức mạnh thay đổi cuộc sống, nhưng những khám phá này

TÀI LIỆU THAM KHẢO NGUYÊN TẮC THU MUA CỦA MICHELIN

LUẬT XÂY DỰNG

NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ Bộ Tư pháp I. QUÁ TRÌNH RA ĐỜI CỦA CÔNG ƯỚC 1. Quá trình soạn thảo Công ướ

CÔNG BÁO/Số /Ngày VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT BỘ Y TẾ BỘ Y TẾ Số: 11/2018/TT-BYT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự d

Tam Quy, Ngũ Giới

ĐỨC TIN LÀ GÌ? Đức tin có một tầm quan trọng hết sức cơ bản trong cuộc sống đời người, đặc biệt là người trẻ. Một số người tự nhiên có đức tin, cơ hồ

BÃy gi© Di L¥c BÒ Tát nói v§i ThiŒn Tài r¢ng :

Thiền Tập Cho Người Bận Rộn

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

TOURCare Plus

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

Thông tin dành cho khách hàng

Layout 1

BỘ Y TẾ

QUY TẮC ỨNG XỬ

QUỐC HỘI

Ý Nghĩa MàuTrắng Và Áo Dài Trong Đạo Cao Đài I. ÁO DÀI VIỆT NAM QSTS Nguyễn Thanh Bình Khảo Cứu Vụ Cao Đài Hải Ngoại Tòa Thánh Tây Ninh Mỗi khi bàn đế

SÁCH TRÒ CHƠI AWANA

Đời Lưu Tống, ngài Cầu Na Bạt Ma dịch Phạn Hán Đời Minh, ngài Trí Húc chú thích Thích Pháp Chánh dịch Hán Việt Kinh Năm Giới Tướng của Ưu Bà Tắc Chú t

AN NINH TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TS. Vũ Đình Anh Chuyên gia Kinh tế Đảm bảo an ninh tài chính đang ngày càng trở thành vấn đề sống còn đối

THANH TRA CHÍNH PHỦ Số: 08/2013/TT-TTCP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 31 tháng 10 năm 2013 THÔNG TƯ Hướn

Số 17 (7.000) Thứ Tư, ngày 17/1/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 THỦ TƯ

SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG TRƯỜNG THPT ĐOÀN THƯỢNG MÃ ĐỀ THI 132 ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM HỌC: Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN Thời gian làm bài: 5

Đọc Chuyện Xưa: LẠN TƯƠNG NHƯ Ngô Viết Trọng Mời bạn đọc chuyện xưa vế Anh Hùng Lạn Tương Như để rút ra bài học hầu giúp ích cho đất nước đang vào cơn

NHỮNG DỊCH VỤ VỀ CHĂM-SÓC-ĐỠ-TAY-TẠI-NHÀ Định Nghĩa Chăm-sóc-đỡ-tay-tại-nhà được định nghĩa như là sự cung cấp chăm sóc mang tính cách tạm thời, không

Bản ghi:

Đạo Luật về Quyền Hạn của Người Lưu Trú CÁC VIỆN ĐIỀU DƯỠNG VÀ VIỆN CHĂM SÓC NỘI TRÚ MINNESOTA Mục Đích Pháp Lý Pháp Quy và bản trình bày này có mục đích bảo vệ quyền lợi và sự an sinh của những người lưu trú tại các viện điều dưỡng và viện chăm sóc nội trú 1. Không một viện điều dưỡng hay viện chăm sóc nội trú nào được phép đòi hỏi người lưu trú phải khước từ những quyền hạn này mới thâu nhận họ vào cơ sở. Người giám hộ hay quản thủ bệnh nhân lưu trú - hoặc nếu không có ai như thế thì một người quan tâm - có thể thực thi các quyền này thay cho người lưu trú. Người quan tâm cũng có thể thực thi quyền hạn này thay cho bệnh nhân lưu trú nào có chỉ định người giám hộ hay quản thủ thông qua các cơ quan hành chánh hoặc tại tòa án địa phận nào có thẩm quyền phân xử vấn đề giám hộ và quản thủ. Viện điều dưỡng hoặc viện chăm sóc nội trú có thể thiện nguyện tuân hành chỉ dẫn của người giám hộ hay quản thủ trong khi chờ kết quả phán xử từ cơ quan pháp lý. Mục đích của luật lệ này là giữ cho tất cả các quyền tự do dân sự và tôn giáo của người lưu trú - kể cả quyền tự quyết độc lập và biết rõ những lựa chọn hiện có - đều không bị xâm phạm, và viện điều dưỡng hoặc viện chăm sóc nội trú phải khuyến khích và trợ giúp họ vận dụng quyền hạn như thế trong chừng mực tối đa khả dĩ. Định Nghĩa Đối với bản trình bày này, resident (người lưu trú/lưu ngụ) là người được thâu nhận vào cơ sở chăm sóc không cấp tính để được trông nom tử tế - kể cả cơ sở săn sóc triển hạn, viện điều dưỡng, viện chăm sóc nội trú - vì bị khuyết tật hay đau ốm tinh thần hoặc thể chất, đang phục hồi sức khỏe sau khi bị thương tích hay bệnh tật, hoặc vì già lão. Tuyên Bố về Chánh Sách Công Tiểu bang này có chánh sách công khai quy định rằng: quyền lợi của mỗi người lưu trú phải được bảo vệ bằng cách ban hành đạo luật, trong đó bao gồm - nhưng không giới hạn ở - các quyền được nêu trong bản trình bày này. 1 Trong tài liệu này, thuật ngữ cơ sở nhắc đến viện điều dưỡng hay viện chăm sóc nội trú.

Thông Tin về Quyền Hạn Phải báo cho người lưu trú biết - vào thời điểm thâu nhận - là có các quyền hạn pháp lý bảo vệ họ trong thời gian cư ngụ tại viện điều dưỡng hay viện chăm sóc nội trú, suốt quá trình điều trị và giữ gìn sức khỏe trong cộng đồng, và các quyền đó được trình bày kèm theo với văn bản liệt kê những quyền hạn và trách nhiệm đã định trong đoạn này. Phải chu cấp phương tiện thích ứng hợp lý cho người bị khiếm khuyết kỹ năng truyền đạt, và những người nói ngôn ngữ không phải là tiếng Anh. Những chánh sách hiện tại của cơ sở, kết luận thanh tra của các cơ quan y tế địa phương và tiểu bang, và phần giải thích chi tiết của bản trình bày quyền hạn đều phải được để sẵn phòng khi người lưu trú - hoặc giám hộ hay đại diện họ đã chọn - gởi yêu cầu hợp lý cho quản trị viên hoặc nhân viên đương nhiệm khác, chiếu theo Quy Chế Minnesota (MN Statute) chương 13, Đạo Luật về Cách Sử Dụng Dữ Liệu (Data Practices Act), và đoạn 626.557, liên quan tới người lớn dễ bị tổn thương. Đối Xử Lịch Thiệp Người lưu trú có quyền được các nhân viên - hoặc người cung cấp dịch vụ tại viện điều dưỡng hay viện chăm sóc nội trú - đối xử nhã nhặn và nể trọng phẩm cách cá nhân. Chăm Sóc Sức Khỏe Thích Đáng Người lưu trú có quyền được chăm sóc y tế và chăm sóc cá nhân theo cách phù hợp, dựa trên nhu cầu riêng. Chăm sóc thích đáng nghĩa là chăm sóc có mục đích giúp người lưu trú đạt mức cao nhất trong hoạt động thể chất và tinh thần. Quyền này bị giới hạn khi không thể dùng nguồn tài nguyên công cộng hay tư nhân để trang trải dịch vụ. Danh Tánh Bác Sĩ Người lưu trú phải có hoặc được trao văn bản ghi họ tên, địa chỉ kinh doanh, số điện thoại, và mức chuyên môn (nếu có) của bác sĩ đảm trách việc điều phối chăm sóc sức khỏe cho họ. Nếu đây là điều không khuyến cáo về mặt y tế - theo ghi nhận của bác sĩ khám bệnh trong hồ sơ chăm sóc người lưu trú - thì phải trao thông tin cho giám hộ, hoặc người khác đã được người lưu trú chỉ định làm đại diện. Mối Liên Hệ với Những Dịch Vụ Sức Khỏe Khác Người lưu trú nào được bên cung cấp dịch vụ bên ngoài chăm sóc đều được quyền biết danh tánh của bên đó, nếu yêu cầu. Phải thông báo cho người lưu trú biết (bằng văn bản) về bất cứ dịch vụ chăm sóc sức khỏe nào do cá nhân, tập đoàn, hoặc tổ chức khác cống hiến - chớ chẳng phải viện điều dưỡng hay viện chăm sóc nội trú. Trong thông tin phải nêu tên của bên cung cấp dịch vụ bên ngoài cùng với địa chỉ và phần mô 2

tả dịch vụ hiện có. Nếu đây là điều không khuyến cáo về mặt y tế - theo ghi nhận của bác sĩ khám bệnh trong hồ sơ chăm sóc người lưu trú - thì phải trao thông tin cho giám hộ, hoặc người khác đã được người lưu trú chỉ định làm đại diện. Thông Tin về Trị Liệu Người lưu trú phải được bác sĩ cung cấp thông tin đầy đủ và hiện hành về kết quả chẩn đoán, điều trị, các giải pháp thay thế, nguy cơ rủi ro và tiên lượng bệnh - đúng với nghĩa vụ khai trình hợp pháp của bác sĩ. Thông tin này phải sử dụng các thuật ngữ và lời văn nào dự liệu sẽ dễ hiểu cho người lưu trú (trong chừng mực hợp lý). Người trong gia đình hay đại diện khác đã được chọn - hoặc cả hai - đều có thể đi kèm người lưu trú. Thông tin này phải bao gồm kết quả thử trọng yếu dự kiến về y tế hay tâm lý của cách chữa trị và những giải pháp khác. Nếu đây là điều không khuyến cáo về mặt y tế - theo ghi nhận của bác sĩ khám bệnh trong hồ sơ y tế của người lưu trú - thì phải trao thông tin cho giám hộ, hoặc người khác đã được người lưu trú chỉ định làm đại diện. Quý vị có quyền từ chối thông tin này. Trước lúc - hoặc vào thời điểm - thâu nhận và trong khi lưu lại, mỗi người lưu trú bị ung thư vú (ở bất cứ dạng nào) phải được thông báo đầy đủ về mọi phương cách điều trị hiệu nghiệm khác mà bác sĩ chữa trị đã biết, kể cả phẫu thuật, chiếu xạ, hóa học trị liệu - hoặc liệu pháp phối hợp - cùng với những nguy cơ liên quan của từng phương pháp trong số đó. Tham Gia Hoạch Định Chữa Trị Thông Báo cho Người Trong Gia Đình: 1. Người lưu trú có quyền tham gia vào việc hoạch định chăm sóc sức khỏe cho mình. Quyền hạn này gồm chứa các dịp bàn thảo trị liệu và giải pháp khác với từng người trông nom săn sóc, cơ hội yêu cầu và tham gia buổi họp mặt bàn thảo chăm sóc chánh thức, và quyền có người trong gia đình hay đại diện khác đã chọn - hoặc cả hai - đi kèm. Nếu người lưu trú không thể tham dự buổi họp thì người trong gia đình - hoặc đại diện khác đã được người lưu trú lựa chọn - có thể thay mặt. 2. Nếu người lưu trú nhập viện điều dưỡng hoặc viện chăm sóc nội trú trong tình trạng bất tỉnh hay hôn mê - hoặc không thể giao tiếp - thì cơ sở đó phải nỗ lực trong chừng mực hợp lý (theo quy định ở đoạn văn 3) để thông báo cho người trong gia đình - hoặc người được bệnh nhân chỉ định (bằng văn bản) làm đầu mối liên lạc trong trường hợp khẩn cấp - rằng bệnh nhân đã được thâu nhận. Viện điều dưỡng hay chăm sóc nội trú phải cho phép người trong gia đình tham gia hoạch định chữa trị, trừ khi cơ sở đó biết - hay có lý do để tin rằng - người lưu trú đã có điều chỉ dẫn trước (đang còn hiệu lực) đối lập, hoặc biết là người đó đã ký kết văn bản nói rõ mình không muốn người trong gia đình tham gia. Sau khi thông báo với người trong gia đình - nhưng trước lúc cho phép người đó tham gia hoạch định chữa trị - viện điều dưỡng hoặc viện chăm sóc nội trú phải gắng sức trong chừng mực hợp lý (và đúng với lề lối hành nghề y tế thỏa đáng) để xác định xem người lưu trú có điều chỉ dẫn trước nào liên quan đến quyết định chăm sóc sức khỏe của bản thân. Vì mục đích của đoạn văn này, nỗ lực hợp lý bao gồm công việc: 3

A. xem xét vật dụng cá nhân của người lưu trú; B. xem xét hồ sơ y tế của người lưu trú (những gì cơ sở đang nắm giữ); C. liên lạc với đầu mối khẩn cấp hoặc người trong gia đình để hỏi thăm xem người lưu trú có điều chỉ dẫn trước nào không, và có bác sĩ nào mà người đó thường đến để được chăm sóc; và D. nếu biết thì hỏi thăm bác sĩ (nơi người đó thường đến để được chăm sóc) xem có điều chỉ dẫn trước nào không. Nếu viện điều dưỡng hoặc viện chăm sóc nội trú thông báo với người trong gia đình hay đầu mối liên lạc khẩn cấp đã chỉ định - hoặc cho phép thành viên như thế tham gia hoạch định chữa trị đúng theo đoạn văn này - thì cơ sở không chịu trách nhiệm với người lưu trú về những thiệt hại vì lý do: thông báo với người trong gia đình hay đầu mối liên lạc khẩn cấp - hoặc việc tham gia của thành viên như thế - là điều sai trái hay vi phạm quyền riêng tư. 3. Trong nỗ lực hợp lý để thông báo với người trong gia đình hoặc đầu mối liên lạc khẩn cấp đã chỉ định, viện điều dưỡng hay chăm sóc nội trú phải cố gắng nhận diện đầu mối như thế bằng cách xem xét vật dụng cá nhân và hồ sơ y tế của người lưu trú mà họ đang có. Nếu viện điều dưỡng hay chăm sóc nội trú không thể báo với người trong gia đình (hay đầu mối liên lạc khẩn cấp đã chỉ định) nội trong 24 giờ sau khi nhận bệnh, thì phải thông báo cho ty dịch vụ xã hội của quận hạt hoặc cơ quan công lực địa phương rằng: người lưu trú đã được thâu nhận, nhưng cơ sở không thể liên lạc với ai cả. Ty dịch vụ xã hội quận hạt và cơ quan công lực tại địa phương phải giúp viện điều dưỡng hay chăm sóc nội trú nhận diện và thông báo với người trong gia đình hoặc đầu mối liên lạc khẩn cấp đã chỉ định. Ty dịch vụ xã hội cấp quận hạt hay cơ quan công lực địa phương nào đã hỗ trợ viện điều dưỡng hoặc chăm sóc nội trú đều không chịu trách nhiệm với người lưu trú về những thiệt hại vì lý do: thông báo với người trong gia đình hay đầu mối liên lạc khẩn cấp - hoặc việc tham gia của người như thế - là điều sai trái hay vi phạm quyền riêng tư. Tiếp Tục Chăm Sóc Người lưu trú có quyền được chăm sóc theo định kỳ hợp lý, và sẽ tiếp tục phân công nhân viên thực hiện - trong chừng mực chánh sách của viện điều dưỡng hay chăm sóc nội trú vẫn cho phép. Quyền Từ Chối Việc Chăm Sóc Chữa Trị Những người lưu trú đủ tư cách sẽ có quyền khước từ giải pháp điều trị, dựa vào thông tin trong đoạn mang tên Thông Tin về Trị Liệu bên trên. Người lưu trú nào cự tuyệt liệu pháp, dược phẩm - hoặc những ước thúc trong chế độ ăn uống - phải được thông báo về hậu quả trọng yếu dự kiến về y tế hay tâm lý khi từ chối, và điều này được ghi vào hồ sơ y tế cá nhân. Nếu người lưu trú chẳng đủ năng lực để hiểu rõ tình thế nhưng chưa bị xét thấy không đủ khả năng - hoặc khi quy định pháp lý giới hạn quyền khước từ trị liệu - thì bác sĩ khám bệnh phải ghi đầy đủ mọi hiện trạng và hoàn cảnh vào hồ sơ y tế của người đó. 4

Nghiên Cứu Thử Nghiệm Người lưu trú phải ký kết văn bản hiểu biết và thỏa thuận mới được tham gia vào nghiên cứu thử nghiệm. Quý vị có quyền từ chối tham gia. Phải lưu ghi kết quả quyết định - bất kể chấp thuận và/hay từ chối - trong hồ sơ chăm sóc cá nhân. Giữ Kín Thông Tin Điều Trị Người lưu trú có quyền được tôn trọng và bảo vệ đời tư - đối với những gì liên quan tới chương trình chăm sóc y tế và cá nhân. Việc bàn thảo, tham vấn, khám bệnh và điều trị trường hợp của quý vị đều được giữ kín đáo, và phải thực hiện một cách cẩn trọng. Phải tôn trọng sự riêng tư khi đi tiêu tiểu, tắm rửa, và trong các hoạt động vệ sinh cá nhân khác, trừ khi cần thiết để giữ an toàn hoặc trợ giúp người lưu trú. Giữ Kín Hồ Sơ Phải trấn an người lưu trú bằng cách thận trọng sử dụng và giữ kỹ hồ sơ cá nhân và hồ sơ y tế của họ, và trao quyền chấp thuận hoặc từ chối tiết lộ thông tin đó cho bất kỳ cá nhân nào bên ngoài viện điều dưỡng hay chăm sóc nội trú. Phải thông báo với người lưu trú khi có yêu cầu cho xem hồ sơ cá nhân từ bên ngoài viện điều dưỡng hay chăm sóc nội trú; người đó có thể mời người khác đi theo nếu hồ sơ hoặc thông tin là chủ đề phỏng vấn. Phải để sẵn bản sao hồ sơ và văn bản thông tin từ hồ sơ, đúng theo phân đoạn này và các đoạn 144.291 tới 144.298 của Đạo Luật Minnesota về Hồ Sơ Sức Khỏe (MN Health Records Act). Quyền hạn này không áp dụng cho tiến trình điều tra và thanh kiểm than phiền bởi Ban Sức Khỏe (Department of Health), bất kể đó là quy định thu tiền từ đệ tam nhân (theo hợp đồng) hay bị luật pháp đòi hỏi. Khai Trình Các Dịch Vụ Sẵn Có Phải báo cho người lưu trú biết - trước lúc hoặc vào thời điểm nhập viện, và trong quá trình tạm cư - về các dịch vụ được gộp trong giá biểu sinh hoạt căn bản hoặc thuê phòng hàng ngày của viện điều dưỡng hay chăm sóc nội trú, cùng với những dịch vụ khác có sẵn (nếu trả thêm chi phí). Viện điều dưỡng hoặc chăm sóc nội trú phải cố gắng hết sức để giúp người lưu trú tìm hiểu xem chương trình Trợ Cấp Medicare hay Medical có bao trả một phần hoặc toàn bộ các dịch vụ nói trên hay không. Dịch Vụ Hồi Đáp Phải trả lời những thắc mắc và yêu cầu của người lưu trú một cách nhanh chóng và hợp lý. 5

Sự Riêng Tư Cá Nhân Người lưu trú có quyền được chiếu cố về đời tư, tánh cách cá nhân và bản sắc văn hóa - nếu liên quan tới cuộc sống giao tiếp xã hội, tôn giáo và tâm lý của họ. Nhân viên viện điều dưỡng hay chăm sóc nội trú phải tôn trọng quyền riêng tư tại phòng bệnh - bằng cách gõ cửa rồi chờ người lưu trú đồng ý mới đi vào - ngoại trừ trường hợp khẩn cấp, hoặc nếu điều này thật sự không thích đáng. Giao Tiếp Kín Đáo Người lưu trú có thể: kết bạn và giao tiếp riêng với những người họ lựa chọn; và tùy ý nhập viện điều dưỡng hay chăm sóc nội trú hoặc rời khỏi đó - ngoại trừ những gì đã quy định trong Đạo Luật Cam Kết (Commitment Act) của Tiểu Bang Minnesota. Người lưu trú có quyền tự xuất tiền mua đồ dùng viết lách, văn phòng phẩm, và trả bưu phí. Thư từ cá nhân phải được gửi đi mà không bị chận giữa chừng, và được trao lại khi chưa mở, trừ khi trái với quy định của chương trình hoặc có chỉ định y tế khác, và được bác sĩ ghi lại trong hồ sơ bệnh lý. Phải tạo điều kiện sử dụng máy điện thoại, tại đó người lưu trú có thể gọi và nhận các cú gọi - tất cả lời nói đều được giữ kín. Nếu không thể cung cấp một khu vực riêng tư thì viện điều dưỡng hay chăm sóc nội trú phải có sắp xếp hợp lý để đáp ứng nhu cầu gọi điện thoại riêng của người lưu trú. Nếu người lưu trú được nhận vào viện điều dưỡng hay chăm sóc nội trú nào bị luật liên bang nghiêm cấm tiết lộ trái phép thông tin nhận diện người lưu trú, thì phải yêu cầu người lưu trú (hay giám hộ hoặc người quản thủ hợp pháp) cho phép thông báo với bên gọi đến và khách viếng về tình hình hiện diện tại viện - phòng khi họ muốn liên lạc với bệnh nhân. Trong chừng mực khả dĩ, giám hộ hoặc người quản thủ hợp pháp phải suy xét ý kiến của người lưu trú về việc tiết lộ bệnh nhân lưu trú tại viện. Quyền này bị hạn chế nếu không khuyến cáo về mặt y tế, theo ghi nhận của bác sĩ khám bệnh trong hồ sơ chăm sóc người lưu trú. Cũng phải hạn chế quyền này ở mức tương ứng, theo chừng mực của chương trình phòng chống lạm dụng/ngược đãi tại cơ sở, căn cứ vào Đạo Luật Bảo Vệ Những Người Bạc Nhược (Vulnerable Adults Protection Act), Đoạn 626.557, Phân Đoạn 14, Đoạn Văn (b). Tài Sản Cá Nhân Người lưu trú có thể giữ lại và sử dụng đồ đạc và quần áo cá nhân nếu còn đủ chỗ, trừ khi làm như vậy sẽ xâm phạm quyền hạn của bạn đồng lưu khác, và trừ khi trái với quy định của chương trình hoặc không thích hợp về mặt y học vì các lý do (đã ghi trong hồ sơ): an toàn, y tế, hay gút mắc ở chương trình. Viện điều dưỡng hay viện chăm sóc nội trú phải lưu dụng kho chứa đồ (có ổ khóa chung), hoặc chu cấp khu vực chứa trữ (dùng ổ khóa riêng), tại đó người lưu trú có thể cất giữ của cải một cách an toàn. Viện điều dưỡng hay chăm sóc nội trú có thể - nhưng không bị bắt buộc - đền bù hoặc thay thế vật phẩm bị thất lạc hay trộm cắp. 6

Các Dịch Vụ cho Cơ Sở Người lưu trú không được làm việc hoặc cung cấp dịch vụ cho viện điều dưỡng hay chăm sóc nội trú, trừ khi các hoạt động đó được đưa vào để trị liệu và liên quan tới mục tiêu trong hồ sơ bệnh lý riêng của họ. Lựa Chọn Người Cung Cấp Dịch Vụ Người lưu trú có thể mua hay thuê các hàng hóa hoặc dịch vụ nào không bao gồm trong giá biểu tính theo ngày, từ người cung cấp tùy ý chọn, trừ khi luật pháp có quy định khác. Người cung cấp phải bảo đảm là vật phẩm mua sắm này đáp ứng được nhu cầu y tế hay trị liệu của người lưu trú. Vấn Đề Tài Vụ Người lưu trú nào đủ khả năng thì có thể tự quán xuyến vấn đề tài vụ của mình, hoặc được giúp quyết toán những giao dịch tài chánh - ít nhất một lần mỗi tam cá nguyệt - nếu ủy thác trách nhiệm này cho cơ sở trong bất cứ thời khoảng nào, và đúng theo luật lệ Minnesota. Quyền Lập Hội 1. Người lưu trú có thể gặp mặt và tiếp khách, và được tùy ý tham gia - mà không gây rối - hoạt động của các tổ chức thương mại, tôn giáo, chánh trị (như đã định nghĩa ở đoạn 203B.11 (Bầu Phiếu Khiếm Diện)) và cộng đồng, nếu hoạt động đó không xâm phạm quyền riêng tư cá nhân của những bạn đồng lưu, hoặc chẳng trái với nội dung chương trình. Việc này bao gồm: A. quyền chung tay góp sức với những người khác ở trong và ngoài cơ sở để cải tiến hiệu quả chăm sóc dài hạn; B. quyền thăm viếng của người được bệnh nhân chỉ định vai trò đại diện chăm sóc sức khỏe theo chương 145C; C. quyền thăm viếng và lấy quyết định chăm sóc sức khỏe - dành cho người được bệnh nhân chỉ định theo đoạn văn 3. 2. Nếu người lưu trú được nhận vào viện điều dưỡng hay chăm sóc nội trú nào bị luật liên bang nghiêm cấm tiết lộ trái phép thông tin nhận diện người lưu trú, thì phải yêu cầu người lưu trú (hay giám hộ hoặc người quản thủ hợp pháp) cho phép thông báo với bên gọi đến và khách viếng về tình hình hiện diện tại viện - phòng khi họ muốn liên lạc với bệnh nhân. Trong chừng mực khả dĩ, giám hộ hoặc người quản thủ hợp pháp phải suy xét ý kiến của người lưu trú về việc tiết lộ bệnh nhân tạm cư tại cơ sở. 3. Sau khi được thâu nhận vào viện điều dưỡng hay viện chăm sóc nội trú thì người lưu trú - hoặc giám hộ hay người quản thủ hợp pháp tương ứng - phải chỉ định người không có mối liên hệ huyết thống nhưng sẽ giữ danh phận thân quyến gần nhất của bệnh nhân tạm cư trên phương diện viếng thăm và lấy quyết định chăm sóc sức khỏe. Phải ghi chỉ định này vào hồ sơ sức khỏe. Đối với trường hợp lấy 7

quyết định chăm sóc sức khỏe, điều chỉ dẫn hay việc chỉ định đại diện chăm sóc sức khỏe theo chương 145C sẽ được ưu tiên áp dụng so với chỉ định đã nêu (dựa trên đoạn văn này). Người lưu trú hay gia đình của người đó cũng có thể chỉ định người không có mối liên hệ huyết thống. Hội Đồng Cố Vấn Người lưu trú và gia đình mình có quyền thành lập, duy trì hoạt động và tham gia vào các hội đồng cố vấn và gia đình. Mỗi viện điều dưỡng hoặc viện chăm sóc nội trú đều phải góp phần trợ giúp và chu cấp chỗ hội họp. Phải giữ vững tánh chất riêng tư trong các buổi họp hội đồng, và nhân viên hoặc khách viếng chỉ được tham dự khi có giấy mời từ hội đồng. Phải chỉ định một nhân viên đảm nhiệm công tác hỗ trợ và hồi đáp những văn bản hỏi xin thông tin sau khi hội đồng họp xong. Phải khuyến khích các hội đồng gia đình và người lưu trú giúp ý về chánh sách của viện điều dưỡng hay chăm sóc nội trú. Người Lưu Trú Đã Kết Hôn Phải bảo đảm giữ kín đáo và riêng tư khi người lưu trú (đã lập gia đình) có hôn phối đến thăm, và nếu cả hai vợ chồng đều cư ngụ tại viện điều dưỡng hay viện chăm sóc nội trú thì phải cho họ ở chung phòng, trừ khi có chỉ định y tế khác và được bác sĩ ghi lại trong hồ sơ bệnh lý. Chuyển Viện và Xuất Viện Không được tự tiện độc đoán thuyên chuyển hoặc cho người lưu trú xuất viện. Phải thông báo bằng văn bản cho người lưu trú biết việc xuất viện hay thuyên chuyển trù định - cùng với lời lẽ biện minh - không trễ hơn 30 ngày (trước khi rời khỏi viện điều dưỡng hoặc viện chăm sóc nội trú) và bảy ngày - đối với trường hợp chuyển sang phòng khác nội viện. Căn cứ vào Đạo Luật về Người Mỹ Cao Niên, đoạn 307(a)(12), thông báo này phải nêu cho người lưu trú biết quyền phản kháng hành động trù định, cùng với địa chỉ và số điện thoại của Thanh Tra Chăm Sóc Dài Hạn (Ombudsman for Long Term Care) phụ trách khu vực. Sau khi được biết quyền hạn này, người lưu trú có thể dọn đi trước lúc thời kỳ thông báo chấm dứt. Thời kỳ thông báo có thể thu ngắn trong nhiều hoàn cảnh nằm ngoài tầm kiểm soát của viện điều dưỡng hay viện chăm sóc nội trú, chẳng hạn như để xét lại mức độ sử dụng, tình hình thích ứng cho người mới được thâu nhận, thay đổi ở chương trình y tế hoặc chữa trị cho người lưu trú, vấn đề an sinh của bản thân bệnh nhân hay bạn đồng lưu khác, hoặc do chưa trả tiền tạm cư, trừ khi bị nghiêm cấm theo (các) chương trình công cộng đang trang trải chi phí chăm sóc người lưu trú, đúng như ghi nhận tại hồ sơ y tế. Các viện điều dưỡng hay viện chăm sóc nội trú phải nỗ lực trong chừng mực hợp lý để thích ứng với người lưu trú mới mà không làm xáo trộn cách bố trí phòng hiện tại. 8

Các Dịch Vụ Bảo Vệ và Bênh Vực Quyền Lợi Người lưu trú phải có quyền sử dụng hợp lý (và vào các thời điểm thích hợp) mọi dịch vụ bênh vực và bảo vệ quyền hạn hiện có - để được giúp thấu hiểu, vận dụng và bảo vệ các quyền đã trình bày trong Đạo Luật này và luật lệ khác. Quyền như thế bao gồm cơ hội giao tiếp riêng giữa người lưu trú và đại diện dịch vụ bênh vực hoặc bảo vệ quyền hạn. Những Điều Ước Thúc 1. Đúng như đã định trong đoạn 145C.01, những người còn sáng suốt và đang cư ngụ ở viện điều dưỡng, người trong gia đình của người lưu trú không đủ sức sáng suốt - và các giám hộ, quản thủ và đại diện chăm sóc sức khỏe được chỉ định hợp pháp - đều có quyền yêu cầu và ký kết thỏa thuận sử dụng biện pháp cột giữ thể chất để chữa trị triệu chứng y tế của người lưu trú. 2. Khi nhận được yêu cầu cột giữ thể chất, viện điều dưỡng phải thông báo với người lưu trú, người trong gia đình - hoặc đại diện hợp pháp - về các giải pháp khác và những nguy cơ tương ứng khi phải làm như thế. Viện điều dưỡng chỉ áp dụng cách cột giữ thể chất người lưu trú khi nhận được mẫu thỏa thuận có chữ ký (trong đó cho phép vận dụng biện pháp kềm chế) và văn bản chỉ định từ bác sĩ khám bệnh, trong đó có những phát biểu và nhận xét - về triệu chứng y tế - và nêu rõ hoàn cảnh nào cần dùng biện pháp như thế. 3. Viện điều dưỡng nào đồng ý áp dụng cách kềm chế theo đoạn văn 2 sẽ phải: A. ghi nhận đã tuân hành những thủ tục phác thảo ở đoạn văn đó; B. giám sát quá trình áp dụng biện pháp kềm chế ở người lưu trú; và C. đánh giá lại nhu cầu kềm chế theo định kỳ, sau khi hội ý với người lưu trú, gia đình người đó và bác sĩ khám bệnh. 4. Viện điều dưỡng sẽ không bị phạt tiền, trừng trị dân sự - hoặc gánh chịu biện pháp kỷ luật khác cấp tiểu bang hay liên bang - vì đã cho phép áp dụng cách cột giữ thể chất theo thẩm quyền của phân đoạn này. Không một điều gì trong phân đoạn này có quyền năng ngăn cản ủy viên đốc thúc hành động bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của người lưu trú, nếu: A. việc sử dụng biện pháp kềm chế đã gây nguy hại cho sức khỏe và sự an toàn của người lưu trú; và B. viện điều dưỡng chưa vận dụng biện pháp hợp lý để bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của người lưu trú. 5. Vì mục đích của phân đoạn này, "triệu chứng y tế" bao gồm: A. mối quan tâm về an toàn thể chất của người lưu trú; và B. nhu cầu thể chất hoặc tâm lý của người lưu trú. Nỗi sợ té ngã có thể là căn bản của triệu chứng y tế. Văn bản chỉ định từ bác sĩ khám bệnh - trong đó có những phát biểu và nhận xét về triệu chứng - là bằng cớ y tế cần và đủ về mức độ cần thiết của kềm chế thể chất. 9

6. Khi xác định xem cơ sở điều dưỡng tuân hành hay không tuân hành tiêu chuẩn tiểu bang và liên bang về việc sử dụng cách kềm chế thể chất, ủy viên sức khỏe sẽ dựa vào những phát biểu và nhận xét trong chỉ thị của bác sĩ khám bệnh về triệu chứng y tế. Vì mục đích của chỉ thị này, "triệu chứng y tế" bao gồm đơn yêu cầu cơ sở áp dụng cách kềm chế thể chất để tăng cường độ an toàn cho người lưu trú - từ người lưu trú nào còn sáng suốt, người trong gia đình của bệnh nhân không đủ sức sáng suốt, hoặc người giám hộ, quản thủ hay đại diện chăm sóc sức khỏe được chỉ định hợp pháp đúng như đã định trong đoạn 145C.01. Không Bị Đối Xử Tệ Bạc Đạo Luật Bảo Vệ Những Người Bạc Nhược quy định không được đối xử tồi tệ người lưu trú. Đối xử tồi tệ nghĩa là dạng hành vi đã trình bày ở Đoạn 626.5572, Phân Đoạn 15, hoặc là hành động cố ý gây đau đớn hay thương tật thể chất (chẳng để điều trị), hoặc là bất cứ tiến trình hành xử liên miên nào có mục đích làm khổ tinh thần hay tình cảm. Người lưu trú cũng chẳng phải chịu các biện pháp khống chế bằng sức mạnh và hóa chất nào không liên quan tới điều trị, ngoại trừ những trường hợp cấp cứu được ghi chép đầy đủ, hoặc khi có giấy cho phép - bằng văn bản, do bác sĩ chỉ định sau khi khám - thực hiện trong một thời khoảng hữu hạn cụ thể, và chỉ khi cần để ngăn người lưu trú khỏi gây thương tích cho bản thân hay người khác. Than Phiền Suốt thời gian có mặt tại viện điều dưỡng hay chăm sóc nội trú, hoặc suốt tiến trình điều trị, người lưu trú cần được khuyến khích và trợ giúp để hiểu rõ và thực thi quyền hạn của họ trên tư cách người lưu trú và công dân. Người lưu trú có thể lên tiếng phàn nàn và đề nghị nhiều thay đổi - về chánh sách và dịch vụ - với nhân viên viện điều dưỡng hay chăm sóc nội trú và những người khác tùy ý chọn, mà không bị câu thúc, can thiệp, ép buộc, kỳ thị hoặc trả thù, kể cả đe dọa đuổi khỏi viện. Căn cứ vào Đạo Luật về Người Mỹ Cao Niên, Đoạn 307(a)(12), thông báo về thủ tục than phiền của cơ sở hoặc chương trình - kể cả địa chỉ và số điện thoại của Văn Phòng Đảm Nhiệm Những Than Phiền về Cơ Sở Sức Khỏe và Thanh Tra Chăm Sóc Dài Hạn phụ trách khu vực - phải được niêm yết ở nơi dễ thấy. 10

TÀI NGUYÊN THAM KHẢO (VĂN PHÒNG ĐẢM NHIỆM NHỮNG THAN PHIỀN VỀ CƠ SỞ SỨC KHỎE) OFFICE OF HEALTH FACILITY COMPLAINTS PO Box 64970 St. Paul, MN 55164-0970 (800) 369-7994 hay (651) 201-4200 (nội đô) (THANH TRA CHĂM SÓC DÀI HẠN) OMBUDSMAN FOR LONG-TERM CARE PO Box 64971 St. Paul, MN 55164-0971 (800) 657-3591 hay (651) 431-2555 (nội đô) (BAN SỨC KHỎE MINNESOTA) MINNESOTA DEPARTMENT OF HEALTH (Phân Ban Điều Quy Sức Khỏe) Health Regulation Division PO Box 64900 St. Paul, MN 55164-0900 (651) 201-4101 (DỰ ÁN BIỆN HỘ CHO NGƯỜI BỊ CHẬM PHÁT TRIỂN) THE DEVELOPMENTALLY DISABLED ADVOCACY PROJECT (Dự Án Luật Sức Khỏe Tâm Thần) The Mental Health Law Project 430 First Avenue North, Suite 300 Minneapolis, MN 55401-1780 (800) 292-4150 hay (612) 332-1441 (nội đô) (DỊCH VỤ GIÁM SÁT & DUYỆT XÉT MỨC ĐỘ CHÍNH TRỰC) SURVEILLANCE & INTEGRITY REVIEW SERVICES (Gian Lận và Lạm Dụng Medicaid - các vấn đề chi trả) (Medicaid Fraud and Abuse - payment issues) (Ban Dịch Vụ Nhân Sinh Minnesota) Minnesota Department of Human Services PO Box 64982 St. Paul, MN 55164-0982 (800) 657-3750 hay (651) 431-2650 (nội đô) (Ban Sức Khỏe Minnesota) Minnesota Department of Health (Phân Ban Cấp Giấy Phép và Chứng Nhận) Licensing and Certification PO Box 64900, St. Paul, MN 55164 651-201-4101 health.fpc-licensing@state.mn.us www.health.mn.us NGÀY: 4 tháng Chạp, 2015 Gọi số sau đây để lấy thông tin này ở dạng thức khác: 651 201-4101 11