Ph©n tÝch b¸o c¸o tµi chÝnh víi viÖc ph¸t hiÖn

Tài liệu tương tự
AN NINH TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TS. Vũ Đình Anh Chuyên gia Kinh tế Đảm bảo an ninh tài chính đang ngày càng trở thành vấn đề sống còn đối

Hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng Thương mại Hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng Thương mại Bởi: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Để hiểu xem một Ngân hàng Th

BÁO CÁO ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP

NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Số: 29/2011/NĐ-CP

UL4_Brochure FINAL Review

Phân tích tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG

Những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Bởi: Nguyễn Hoàng Minh Khá

Generali_Sống Thịnh Vượng_Brochure_16x16cm_FA15

Tái sản xuất tư bản xã hội Tái sản xuất tư bản xã hội Bởi: unknown ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN TRONG TÁI SẢN XUẤT GIẢN ĐƠN VÀ TÁI SẢN XUẤT MỞ RỘNG TƯ BẢN XÃ H

KT01017_TranVanHong4C.doc

Tác giả: Giáo sư Andreas Thalassinos (Trưởng phòng Đào tạo của FXTM)

Đinh Th? Thanh Hà - MHV03040

UL3 - APTDUV [Watermark]

Microsoft Word - Noi dung tom tat

10.1. Lu?n Van anh Bình doc

Microsoft Word - Tom tat luan an chinh thuc.doc

Bao cao VBiS 6 thang dau nam 2014

Công ty Cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Sài Gòn và các công ty con Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ cho giai đoạn sáu tháng kết thúc ngày 30 tháng 6 n

Báo cáo Thị trường Thép Ngày: 15/12/2018 Tiêu điểm: + Những quốc gia bị thiệt hại từ thuế quan về thép đang dần lộ diện + Giá hợp đồng tương lai của q

4. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG ACB TRONG NĂM Hoạt động kinh doanh Năm 2016 là năm cuối cùng của ACB trong giai đoạn hoàn thiện nền tảng, xây dựng năn

Phần 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỒN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM KHOA TÀI CHÍNH BỘ MÔN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN Môn học: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Thời gian làm b

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN PHÒNG THANH TRA PHÁP CHẾ - SỞ HỮU TRÍ TUỆ BẢNG SO SÁNH NỘI DUNG LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC NĂM 2012 VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SU

Nghiên Cứu & Trao Đổi Khơi thông nguồn lực vốn FDI ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị Nguyễn Đình Luận Nhận bài: 29/06/ Duyệt đăng: 31/07/201

BỆNH VIỆN NHÂN DÂN 115

CÔNG TY CỔ PHẦN XĂNG DẦU DẦU KHÍ PHÚ YÊN HÙNG VƯƠNG, PHƯỜNG 5, TP TUY HÒA, TỈNH PHÚ YÊN ĐIỆN THOẠI: (0257) FAX: (0257)

BaoCaoTNQuyHuuTriTuNguyen2018.indd

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HCM KHOA TÀI CHÍNH Mã môn học: FIN303 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc TP. Hồ Chí Minh, ngày 18

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ MIỀN TRUNG Lô A2, Cụm Công nghiệp Nhơn Bình, P. Nhơn Bình, TP. Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định Đt: F

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ÐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Biên soạn TS. TRỊNH VĂN SƠN ÐÀO NGUYÊN PHI

TỔNG QUAN KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2012 VÀ TRIỂN VỌNG 2013 GS. Nguyễn Quang Thái 13 Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam I- Thành tựu quan trọng về kiềm chế lạm

Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông t

`` NGHIÊN CỨU KINH TẾ VĨ MÔ 16/04/2019 BÁO CÁO Q thực hiện bởi Điểm nhấn GDP Q tăng 6,79% (yoy) tuy thấp hơn mức tăng trưởng của Quý 1.201

2 2. Quỹ hoạt động theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. 3. Quỹ có tư cách pháp nhân, có vốn đ

ỦY BAN GIÁM SÁT TÀI CHÍNH QUỐC GIA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: /BC-UBGSTCQG Hà Nội, ngày 27 tháng 02 năm 2018 B

02-03.Menu

LỜI MỞ ĐẦU

KT01009_NguyenVanHai4C.docx

Microsoft Word - PHAN TICH NGANH NGAN HANG.doc

CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA 2013 VÀ NHỮNG THÁCH THỨC TRONG NGẮN HẠN VÀ TRUNG HẠN TS. Vũ Sỹ Cường 88 Dẫn nhập Sau khi lạm phát tăng mạnh vào năm 2011 thì năm 2

Đức Hùynh Phú Sổ Chủ Trương Tòan Dân Chánh Trị

ĐIỀU LỆ CÔNG TY TNHH CHỨNG KHOÁN YUANTA VIỆT NAM Tp.HCM, ngày. tháng. năm. 1

CÔNG BÁO/Số /Ngày QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (Ban hành kèm theo Quyết định số 03/2013/QĐ-KTNN ng

QUỐC HỘI Luật số: /201 /QH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Dự thảo 2 LUẬT CHỨNG KHOÁN Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hò

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

HIỆP ĐỊNH GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH QUYỀN KHU HÀNH CHÍNH ĐẶC BIỆT HỒNG KÔNG CỦA NƯỚC CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA

Brochure Privater - Tieng viet view Sercure

Điều lệ Công ty Cổ phần Chứng khoán Quốc tế Việt Nam

Microsoft Word - BAI LAM HOAN CHINH.doc

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Tiết kiệm, đầu tư, và hệ thống tài chính Niên khóa Ghi chú Bài giảng 9 Ghi chú Bài gi

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ NGỌC NGA HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC NÔNG N

BỘ TÀI CHÍNH Số: 05/2019/TT-BTC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 25 th

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN HỮU MẠNH CƯỜNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠ

TOM TAT TRINH NGAN HA.doc

Microsoft Word - BCTN SAFI 2013

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BỘ TÀI CHÍNH NGÔ THỊ KIM HÒA QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜN

Microsoft Word - Phu luc cac mau bao cao FINAL

PHẦN VIII

Chương 7 TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ Tài nguyên với mỗi quốc gia cũng là nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế. Vấn đề đặt r

Output file

CHÍNH PHỦ

PRUDENTIAL-DKHD-PRUKHOIDAULINHHOAT-BIA-T

PowerPoint Template

CÔNG TY CP CHỨNG KHOÁN ĐẦU TƯ VIỆT NAM BÁO CÁO TÀI CHÍNH QUÝ III.2018 Cho kỳ hoạt động từ ngày 01/01/2018 đến ngày 30/09/2018 HÀ NỘI, THÁNG 10 NĂM 201

KT02033_PhungThiThinK2KT.doc

Microsoft Word - Policy wordings - SPULA - 200tr.doc

Microsoft Word - 2- Giai phap han che su phu thuoc kinh te vao Trung Quoc.doc

Microsoft Word - Interfood-FS2013-VN-Final

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG MẠC THỊ HÀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH SẢN PHẨM PHÂN BÓN TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

Năm PHÂN TÍCH DANH MỤC TÍN DỤNG: XÁC SUẤT KHÔNG TRẢ ĐƢỢC NỢ - PROBABILITY OF DEFAULT (PD) NGUYỄN Anh Đức Người hướng dẫn: Tiến sỹ ĐÀO Thị Th

Microsoft Word - Vietnam Gap ghenh phia truoc.docx

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐẢNG ỦY KHỐI DOANH NGHIỆP TRUNG ƯƠNG I TÌNH HÌNH THỜI SỰ, CHÍNH TRỊ NỔI BẬT TRONG NƯỚC Kiều bào là một phần máu thịt không thể

Thiết kế hướng tới Phát triển bền vững

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Phân tích tài chính Đáp án Bài tập 4 Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Học kỳ Xuân 2015 LỜI GIẢI BÀI T

Điều lệ Công ty CP Chứng khoán MB

TOURCare Plus

TCVN T I Ê U C H U Ẩ N Q U Ố C G I A TCVN :2013 ISO :2013 Xuất bản lần 1 BIỂU ĐỒ KIỂM SOÁT PHẦN 2: BIỂU ĐỒ KIỂM SOÁT SHEWHART Control char

Microsoft Word - TOM TAT.KIEU NGA.doc

Microsoft Word - Policy wordings - ql uu vi?t - 200tr.doc

CÔNG TY CỔ PHẦN SAMETEL BAN KIỂM SOÁT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số : 01/BKS-SMT/2019 TP. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 0

Microsoft Word - Vinamilk-FS Separate-VN-Final sign.doc

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN NĂM 2019 NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM Địa chỉ TSC: 198 Trần Quang Khải, Hà Nội Mã DN: , cấp đổi lần

CÔNG BÁO/Số /Ngày VĂN BẢN HỢP NHẤT - NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO NGÀNH THỦY SẢN

BỘ CÔNG THƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÂN PHỐI CHO CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮ

Bài thu hoạch chính trị hè Download.com.vn

Microsoft Word - WDRMainMessagesTranslatedVChiedit.docx

CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN 2012 Thời gian: Thứ bảy (từ 08h30) ngày 27 tháng 04 năm 2013 Địa điểm: 252 Lạc Long Quân, Phường 10, Quậ

14/2/2017 NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 39/2016/TT NHNN Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2016

CÄNG TY CÄØ PHÁÖN XÁY LÀÕP THÆÌA THIÃN HUÃÚ THUA THIEN HUE CONSTRUCTION JOINT-STOCK CORPORATION CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP THỪA THIÊN HUẾ Trụ sở : Lô 9 P

BCTC Mẹ Q xlsx

Đối với giáo dục đại học, hiện có 65 cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập với tổng số 244 nghìn sinh viên, chiếm 13,8% tổng số sinh viên cả nước; đã

Microsoft Word - 3. Hop dong mua hang hoa (thiet bi)

ĐỀ CƯƠNG CHUYÊN ĐỀ

Turner, K., D. Pearce, and I. Bateman Environmental Economics: An Elementary Introduction. Harvester Wheatsheaf Publisher. translated into Viet

BẢNG MINH HỌA QUYỀN LỢI BẢO HIỂM MANULIFE - ĐIỂM TỰA ĐẦU TƯ Chủ động đầu tư, tương lai thịnh vượng Chỉ với 1 lần đóng phí duy nhất, bạn đã có ngay một

ỦY BAN NHÂN DÂN

Bản ghi:

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH VỚI VIỆC PHÁT HIỆN CÁC DẤU HIỆU KHỦNG HOẢNG VÀ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP Thạc sỹ Phạm Thị Thuỷ Khoa Kế toán - Đại học Kinh tế Quốc dân Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển nhanh với sự ra đời của hàng loạt các doanh nghiệp kinh doanh trong nhiều lĩnh vực. Hơn ba năm gần đây thực hiện Luật Doanh nghiệp đã có gần 50 nghìn doanh nghiệp được thành lập trong đó có rất nhiều gồm công ty cổ phần (18/11/2003- vninvest.com). Bên cạnh đó sự ra đời và lớn mạnh của thị trường chứng khoán cũng thể hiện một bước phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên sự phát triển này cũng đồng nghĩa với việc cạnh tranh khốc liệt và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đang gặp nhiều rủi ro và mạo hiểm hơn bao giờ hết. Một vấn đề nghiêm trọng mà các doanh nghiệp có thể phải đối mặt đó là sự khủng hoảng tài chính mà hậu quả của nó là dẫn đến sự phá sản doanh nghiệp. Rất khó có thể định nghĩa một cách chính xác về tình trạng khủng hoảng tài chính, tuy nhiên có thể khẳng định rằng nguyên nhân chủ yếu của khủng hoảng tài chính là do sự suy yếu về khả năng thanh toán, doanh nghiệp không có đủ tiền để thanh toán cho các khoản nợ phải trả nhà cung cấp hay lãi tiền vay ngân hàng và phải vi phạm các hợp đồng. Khủng hoảng tài chính sẽ dẫn đến hàng loạt các sự kiện xấu xảy ra như cổ tức giảm sút, đóng cửa các nhà máy, thua lỗ, sa thải công nhân viên, giá cổ phiếu sụt giảm khi đó doanh nghiệp sẽ phải thực hiện nhiều công việc không mong muốn, thậm chí phải tuyên bố phá sản. Trong bối cảnh như vậy, việc phân tích phát hiện các dấu hiệu khủng hoảng và phá sản doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng.

Thứ nhất, phân tích phát hiện các dấu hiệu khủng hoảng và phá sản sẽ giúp các nhà quản lý ngăn chặn, hạn chế, phòng tránh trước những khả năng xấu có thể xảy ra đối với doanh nghiệp của mình. Thứ hai, phân tích phát hiện các dấu hiệu khủng hoảng và phá sản giúp cho các nhà đầu tư trong việc quyết định mua, bán chứng khoán. Thứ ba, phân tích phát hiện các dấu hiệu khủng hoảng và phá sản giúp các ngân hàng trong các quyết định cho vay và quản lý các khoản vay. Thứ tư, phân tích phát hiện các dấu hiệu khủng hoảng và phá sản giúp các đối tác trong các quyết định các điều khoản trả chậm và quản lý nợ phải thu. Ngoài ra, phân tích phát hiện các dấu hiệu khủng hoảng và phá sản còn giúp các kiểm toán viên trong việc quyết định các thủ tục kiểm toán và quyết định xem các doanh nghiệp có tồn tại trên cơ sở giả định hoạt động liên tục nữa hay không. Bài viết này giới thiệu các phương pháp phân tích phát hiện dấu hiệu khủng hoảng và phá sản doanh nghiệp dựa trên cơ sở số liệu là các báo cáo tài chính nhằm giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính có thể tự đánh giá được triển vọng của doanh nghiệp mà mình quan tâm. Có hai phương pháp phân tích phát hiện các dấu hiệu khủng hoảng và phá sản doanh nghiệp, đó là phương pháp đánh giá từng chỉ số tài chính và phương pháp kết hợp các chỉ số. Phương pháp đánh giá từng chỉ số tài chính: Phương pháp đánh giá từng chỉ số tài chính do William Beaver nghiên cứu và đưa vào ứng dụng từ năm 1968. Beaver phát hiện ra rằng các doanh nghiệp lâm vào tình trạng khủng hoảng tài chính là các doanh nghiệp có ít tiền mặt, ít hàng tồn kho nhưng có nhiều nợ phải thu. Nghiên cứu của Beaver chỉ ra rằng tỷ lệ lưu chuyển tiền thuần/tổng nợ phải trả là chỉ tiêu quan trọng nhất trong việc dự đoán dấu hiệu khủng hoảng và phá sản doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh tính cân đối giữa khả năng tạo ra tiền của doanh nghiệp với số nợ mà doanh

nghiệp phải thanh toán, và do đó nó thể hiện rõ ràng nhất khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Bên cạnh đó tỷ suất sinh lời của tài sản (thu nhập thuần / tổng tài sản) và hệ số nợ (tổng nợ phải trả/ tổng tài sản) cũng là các chỉ tiêu quan trọng trong việc phát hiện dấu hiệu khủng hoảng và phá sản doanh nghiệp bởi vì các chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và mức độ rủi ro tài chính mà doanh nghiệp đang gặp phải. Các kết luận của Beaver được rút ra bằng việc nghiên cứu thực nghiệm 79 doanh nghiệp kinh doanh thất bại và một số lượng tương ứng các doanh nghiệp kinh doanh thành công trong thời gian 10 năm (1954-1964). Mức trung bình các chỉ số tài chính của các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu của Beaver được tổng kết ở bảng dưới đây: Chỉ số tài chính Doanh nghiệp Năm trước khủng hoảng 1 năm 2 năm 3 năm 4 năm 5 năm Lưu chuyển tiền thuần/nợ phải trả Phá sản -0,20-0,05 0,05 0,15 0,20 0,45 0,47 0,5 0,47 0,52 Thu nhập thuần/tổng tài sản Phá sản -0,23-0,08-0,04 0,01 0,02 0,08 0,08 0,09 0,08 0,07 Nợ phải trả/tổng tài sản Phá sản 0,76 0,62 0,52 0,54 0,51 0,36 0,34 0,35 0,37 0,34 Vốn lưu động thuần/tổng tài sản Phá sản 0,04 0,04 0,27 0,29 0,27 0.40 0,39 0,40 0,39 0,43 Tỷ suất thanh toán hiện hành Phá sản 2,00 2,30 2,35 2,40 2,50

3,20 3,27 3,20 3,40 3,35 (Nguồn: Atrill (2000), Financial Management for Non-specialist, trang 80 85). Kết quả nghiên cứu của Beaver cho thấy tất cả các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp lâm vào tình trạng khủng hoảng tồi tệ hơn rất nhiều so với một doanh nghiệp hoạt động bình. Dựa trên kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Beaver, khi muốn phát hiện dấu hiệu khủng hoảng và phá sản của một doanh nghiệp, chúng ta sẽ so sánh các chỉ số tài chính của doanh nghiệp đó với mức trung bình mà Beaver đưa ra để kết luận. Phương pháp này khá đơn giản và hữu ích, với độ tin cậy tương đối cao. Tuy nhiên phương pháp này có nhược điểm là khi áp dụng cho một doanh nghiệp cụ thể, có thể xảy ra trường hợp các chỉ số mâu thuẫn với nhau (chỉ số này bộc lộ nguy cơ khủng hoảng, chỉ số khác lại thể hiện sự phát triển ổn định của doanh nghiệp), khi đó khó có thể kết luận được. Trong trường hợp này phương pháp kết hợp các chỉ số tài chính tỏ ra ưu việt hơn. Phương pháp kết hợp các chỉ số tài chính: Phương pháp kết hợp các chỉ số tài chính được Edward Altman bắt đầu đưa ra từ năm 1968, dựa trên kết quả nghiên cứu thực nghiệm 66 doanh nghiệp sản xuất có bán cổ phần rộng rãi trên thị trường chứng khoán trong thời gian từ năm 1946-1965. Sau đó được ông kiểm tra lại với 25 doanh nghiệp khác với xác suất đúng 96% ( thực tế có 24 doanh nghiệp phá sản và 1 doanh nghiệp không phá sản). Mô hình chính thức được Altman đưa ra năm 1974. Mô hình của ông sử dụng 5 chỉ số tài chính: X 1 = Lợi nhuận trước thuế và lãi tiền vay X 2 = Lãi lưu giữ luỹ kế

X 3 = X 4 = Vốn lưu động thuần Doanh thu X 5 = Vốn chủ sở hữu (giá thị trường) Nợ phải trả (giá ghi sổ) Mô hình của Altman kết hợp giữa các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh (X 1, X 2 và X 4 ) với các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán (X 3 ) và chỉ tiêu phản ánh sự độc lập về tài chính (X 5 ). Dựa vào các mức độ quan trọng khác nhau của từng chỉ tiêu, Altman đã kết hợp chúng trong hàm số chấm điểm Z. Z= 0,033X 1 + 0,014 X 2 + 0,012 X 3 + 0,010 X 4 + 0,006X 5 Nếu Z < 2,675 thì doanh nghiệp sẽ có khả năng bị phá sản trong vòng 1 năm tới (với xác suất 95%). Trong thực tế, nếu Z 1,81 thì doanh nghiệp được dự đoán là sẽ phá sản, và nếu Z 2,99 thì kết luận doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt, sẽ không bị phá sản, còn nếu 1,81<Z<2,99 thì khó kết luận. (Nguồn: Gibson, C. (2001). Financial Reporting Analysis. Ohio. Trang: 474-476) Đối với các doanh nghiệp tư nhân và không thuộc lĩnh vực sản xuất, năm 1993 Altman đưa ra hàm số chấm điểm Z để phát hiện dấu hiệu khủng hoảng và phá sản như sau: Z= 0,0105X 1 + 0,0326X 2 + 0,0656 X 3 + 0,0672 X 5 Lưu ý là: X 5 = Vốn chủ sở hữu (giá ghi sổ) Nợ phải trả (giá ghi sổ) Khi đó, nếu Z<1,23 thì doanh nghiệp được dự đoán là sẽ phá sản Z>2,9 thì doanh nghiệp sẽ không bị phá sản 1,23 Z 2,9 khó kết luận

(Nguồn: Ross, Westerfield & Jaffe,(1996), Corporate Finance, page 822-823) Phương pháp của Altman có ưu điểm hơn phương pháp của Beaver là đã kết hợp các chỉ số tài chính trong một hàm số chấm điểm Z. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là nó được áp dụng chung cho tất cả các ngành kinh doanh, trong khi mỗi ngành khác nhau sẽ có đặc điểm về chỉ số tài chính khác nhau. Thí dụ, một công ty sản xuất ô tô sẽ có điểm Z thấp hơn một công ty sản xuất hàng may mặc, tức là nó có khả năng phá sản cao hơn do nó có tỷ lệ doanh thu trên tổng giá trị tài sản cao hơn. Dẫu vậy, phương pháp hàm chấm điểm Z của Altman ngày càng được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Các phương pháp phân tích phát hiện các dấu hiệu khủng hoảng và phá sản doanh nghiệp của Beaver và Altman hoàn toàn có thể áp dụng tại Việt Nam hiện nay. Các chỉ số tài chính mà hai phương pháp này sử dụng đều có thể xác định được một cách dễ dàng dựa trên cơ sở số liệu của các báo cáo tài chính. Phương pháp của Altman cần các điều kiện khó khăn hơn một chút: để có thể tính được điểm Z cho một công ty cổ phần thuộc lĩnh vực sản xuất thì cần có thông tin về giá thị trường của các cổ phiếu và trái phiếu của nó. Đòi hỏi này hiện nay lầ hơi khó vì không phải tất cả các công ty cổ phần đều niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán và cũng không thể khẳng định rằng giá các cổ phiếu trên thị trường khứng khoán Việt Nam thể hiện đúng giá trị thị trường của nó. Tuy nhiên, trong khi việc phân tích phát hiện các dấu hiệu khủng hoảng và phá sản doanh nghiệp là một vấn đề không đơn giản nhất là đối với những người không phải là chuyên gia tài chính với tài liệu phân tích hạn chế thì ý nghĩa quan trọng nhất của các phương pháp này là đã cung cấp cho các nhà phân tích một phương pháp lượng hoá khả năng lâm vào tình trạng khủng hoảng và nguy cơ phá sản của một doanh nghiệp.