平成23年度第1回外国人市民会議【会議録】

Tài liệu tương tự
Kỹ năng tạo ảnh hưởng đến người khác (Cẩm nang quản lý hiệu quả) Roy Johnson & John Eaton Chia sẽ ebook : Tham gia cộn

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

TÓM TẮT LUẬN VĂN 1. Lời mở đầu Thù lao lao động là yếu tố giữ vai trò rất quan trọng trong công tác quản trị nhân sự của doanh nghiệp. Qua 5 năm thành

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 10 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TỐ BÀI DỰ THI CUỘC THI ĐẠI SỨ VĂN HÓA ĐỌC NĂM 2019 Học sinh thực hiện: Nguyễn Lưu Thạch Thảo Lớp 6/1

Layout 1

NỖI GHEN DỊU DÀNG

1

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

Tư tưởng đạo đức Nho giáo và ảnh hưởng của nó ở nước ta hiện nay NGUYỄN THỊ THANH MAI Tóm tắt: Nho giáo là một học thuyết chính trị - đạo đức ra đời v

Microsoft Word - NOI DUNG BAO CAO CHINH TRI.doc

GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ ki

doc-unicode

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

TÂM LÝ HỌC DÀNH CHO LÃNH ĐẠO TÂM LÝ HỌC DÀNH CHO LÃNH ĐẠO PSYCHOLOGY FOR LEADERS (Quản lý hiệu quả hơn nhờ cách thức tạo ra động lực, xung đột và quyề

MỤC LỤC Lời nói đầu Chương I: TÀI HÙNG BIỆN HẤP DẪN SẼ GIÀNH ĐƯỢC TÌNH CẢM CỦA KHÁCH HÀNG Chương II: LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO TÀI HÙNG BIỆN Chương III:

Việc thiết kế và trình bày các nội dung trong ấn phẩm này không thể hiện bất kỳ quan điểm nào của UNESCO về tình trạng pháp lý của bất kỳ quốc gia, lã

39 SỰ LÃNH ĐẠO PHẬT GIÁO: MỘT PHỐI CẢNH THỰC HÀNH (1) Luangpor Khemadhammo (2) Khi nghĩ về chủ đề chính của hội nghị này, Sự Tiếp Cận Phật Giáo Tới Sự

Nguồn Động lực BÁO CÁO CỦA Sample Report Nguồn Động lực Bản đánh giá Phong cách động lực Báo cáo của: Sample Report Ngày: 08/06/2017 Bản quyền Copyrig

HÀNH TRÌNH THIỆN NGUYỆN CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI & XÂY DỰNG ĐỊA ỐC KIM OANH 1

ENews_CustomerSo2_

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NINH VIỆT TRIỀU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT TẠI NHÀ HÁT CHÈO NINH BÌNH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU HIỀN VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH HẢI PHÒNG LUẬN

BÁO CÁO TỔNG KẾT LỄ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC KHÓA 51 CAO ĐẲNG KHÓA 52 KHOA ĐIỆN ĐIỆN TỬ Kính thưa quí vị đại biểu; Kính thưa Thầy TS. Hoàng Hoa Hồng, Phó hi

Đề nghị về cấu trúc và xác nhận nhóm Đặc Nhiệm Ngày 4 tháng Năm 2019 Soạn thảo và đệ trình bởi: Mark Reiff Ron White Scott Roth Josh Meyer Edie Landis

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Simplot Code of Conduct 0419R_VI

Nghị luân xã hội về vấn nạn Game online trong học đường

Cúc cu

Số 201 (7.184) Thứ Sáu, ngày 20/7/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Ưu t

365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc)

Microsoft Word - SC_AT1_VIE.docx

1

Kinh Quán Vô Lượng Thọ

Document

LÔØI TÖÏA

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

No tile

Cúc cu

Suy nghĩ về thời gian và giá trị của thời gian đối với cuộc sống con người

CHƯƠNG 1

"NHÂN-QUẢ" & ĐẠO ĐỨC

Phần 1

Phân tích hình tượng nhân vật người anh hùng Quang Trung

SỰ SỐNG THẬT

thacmacveTL_2019MAY06_mon

Uû Ban Nh©n D©n tp Hµ néi Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam

Quy tắc Ứng xử của chúng tôi Sống theo giá trị của chúng tôi

Quy Tắc Đạo Đức Panasonic

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Thiền tông và Tịnh độ tông - chỗ gặp gỡ và không gặp gỡ

Báo vietnam.net, Thứ hai, ngày 3 tháng 7 năm 2014 LỜI CHIA SẺ TRƯỚC KHI RA ĐI CỦA MỘT BÁC SĨ BỊ UNG THƯ Sự thành công, xe cộ, nhà cửa, những thứ mà tô

Document

Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Khối 1 Giáo viên: Nguyễn Thanh Quang Ngày dạy: thứ, ngày tháng năm 201 Môn Mỹ thuật tuần 19 Chủ đề EM VÀ NHỮNG VẬT NU

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

Tần Thủy Hoàng Tần Thủy Hoàng Bởi: Wiki Pedia Tần Thủy Hoàng Hoàng đế Trung Hoa Hoàng đế nhà Tần Trị vì 221 TCN 210 TCN Tiền nhiệm Sáng lập đế quốc Tầ

1 BÀI 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỰC TẬP SƯ PHẠM Mục tiêu của bài: Sau khi học xong bài này, người học có khả năng: - Xác định đúng mục đích, nhiệm vụ,

BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ Chúng ta hoạt động trong một nền văn hóa với các tiêu chuẩn đạo đức cao nhất

Có phải bởi vì tôi là LGBT? Phân biệt đối xử dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới tại Việt Nam Lương Thế Huy Phạm Quỳnh Phương Viện nghiên cứu

Kinh Quan Vo Luong Tho Phat - HT Tri Tinh Dich

Hướng Đi Thiền Sư Lương Sĩ Hằng

Con đường lành bệnh Tác giả: H. K. Challoner Việc chữa bệnh bằng những phương pháp khác y khoa thông thường hiện đang thịnh hành, nên tác phẩm The Pat

Cảm nghĩ của em về người cha thân yêu

No tile

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

Phần 1

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

Nghị luận xã hội về văn hóa cảm ơn

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

Microsoft Word - 75-nguyen-tac-thanh-cong.docx

Nghiên cứu Tôn giáo. Số PHẬT ĐÀI QUỐC THÁI DÂN AN THIỀN VIỆN TRÚC LÂM TÂY THIÊN Đại đức Thích Kiến Nguyệt, trụ trì Thiền viện Tây Thiên (Vĩ

Microsoft Word - unicode.doc

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI! Lý thuyết và thực hành dành cho các Trưởng Hướng Đạo Nam và nữ. Hướng Đạo, đơn giản thế thôi! 1

TRUNG ÐOÀN 8 BỘ BINH và Trận Chiến AN LỘC (Mùa Hè 1972) Hồi Ký của Chuẩn Tướng MẠCH VĂN TRƯỜNG Nguyên Tư Lệnh Sư Ðoàn 21 Bộ Binh Cựu Trung Ðoàn Trưởng

Microsoft Word - Con se lam duoc.doc

Microsoft Word - TT_ doc

KỸ NĂNG GIAO TIẾP ỨNG XỬ Trong cuộc sống, trong giao tiếp hàng ngày con người luôn phải ứng phó với biết bao tình huống, có lúc dễ dàng xử lý, có lúc

Mặt Trận Quốc Dân Đảng Mặt Trận Quốc Dân Đảng hay Quốc Dân Đảng Việt Nam Là một kết hợp chính trị giữa ba chính đảng quốc gia năm 1945 là Đại Việt Quố

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

0365 Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật án h: Lưu Tống Lương a Xá d ch Vi t h: T. Thí h Trí T nh ---o0o--- Nam Mô Bổn Sư Thí h Ca Mâu Ni Phật. ( 3 lần) Như v

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG TXD CẨM NANG XÂY NHÀ Dành cho người xây nhà 1 P a g e

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CỦA CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY TS. Võ Minh Hùng Bộ

Thứ Số 14 (7.362) Hai, ngày 14/1/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TỔNG

GẶP GỠ TUỔI TRẺ Nói chuyện với sinh viên khoa Sử, Ðại học Sư phạm Vinh 1999 HT.Thiện Siêu ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook 8

NGHỆ THUẬT DIONYSOS NHƯ MỘT DIỄN NGÔN TRONG THƠ THANH TÂM TUYỀN Trần Thị Tươi 1 Tóm tắt Là một trong những thành viên trụ cột của nhóm Sáng Tạo những

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn

Thứ Số 342 (6.960) Sáu, ngày 8/12/2017 XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Pháp lý phải đi cùng cuộ

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG ĐỌC

VINCENT VAN GOGH

Microsoft Word - Chan_Ly_La_Dat_Khong_Loi_Vao doc

Microsoft Word - I To03_Copy.doc

SỰ SỐNG THẬT

VÀI SUY NGHĨ VỀ : VIỆN NGHIÊN CỨU KHỔNG TỬ TẠI VIỆT NAM Trần Văn Chinh I.- SƠ LƯỢC VỀ KHỔNG TỬ : Khổng Tử ( trtc), người làng Xương-bình, phủ D

ĐỨC TIN LÀ GÌ? Đức tin có một tầm quan trọng hết sức cơ bản trong cuộc sống đời người, đặc biệt là người trẻ. Một số người tự nhiên có đức tin, cơ hồ

Kinh Kim Cuong Luan - Ba Ha La Han Dich - Cs Nguyen Hue Dich

SỰ SỐNG THẬT

Bản ghi:

Hội nghị công dân nước ngoài tại thành phố Yao năm 2011 lần thứ nhất (Biên bản hội nghị) Thời gian: Ngày 20 tháng 12 năm 2011 (Thứ ba), từ 7 giờ tối Địa điểm: Phòng hội nghị 602, lầu 6 tòa nhà chính của Ủy ban Nhân dân Thành phố 1. Khai mạc 2. Trao giấy bổ nhiệm 3. Phát biểu của Phó thị trưởng Yamamoto Xin chân thành cám ơn quý vị đã dành thời gian đến tham dự buổi hội nghị. Tôi rất vui mừng vì nhờ sự hợp tác của quý vị mà hội nghị này đã được tổ chức. Trong trận động đất tại phía Đông Nhật Bản vừa qua, lời kêu gọi mọi người cùng chung sức chung lòng được truyền đi khắp cả nước Nhật. Tôi cho rằng tại cộng đồng địa phương Yao, việc tạo nên một môi trường có thể đem lại cho mỗi người một cuộc sống thành thị sung túc đầy đủ, không phân biệt đối xử đang được xem là thách thức lớn trong việc xây dựng thành phố. Năm nay là năm đầu tiên thực hiện Kế hoạch tổng hợp lần 5 của thành phố Yao, tuy nhiên, có một vấn đề lớn là vấn đề về nhân quyền được xem là cốt yếu trong chính sách quan trọng đó. Thành phố đang xem xét lại các chính sách thực hiện đứng trên lập trường của công dân nước ngoài và yêu cầu xúc tiến triển khai các chính sách mới nhằm tôn trọng nhân quyền của mỗi người, tạo điều kiện cho mỗi cá nhân tự khẳng định mình, thắt chặt mối quan hệ và cùng nhau xây dựng nên một cộng đồng địa phương ngày càng tốt đẹp. Chúng tôi luôn luôn lắng nghe ý kiến từ phía tất cả các ủy viên, vì vậy rất mong các vị hãy cùng hợp tác với chúng tôi. 4. Ủy viên tự giới thiệu Ủy viên Tôi đang giảng dạy về Luật Hiến pháp và Lý luận về nhân quyền tại khoa Chính sách trường Đại học Ryukoku. Đến tháng 3, tôi sẽ giảng dạy tại trường Đại học Công nghiệp Muroran ở Hokkaido. Tôi cũng có nghiên cứu về dân tộc Ainu. Ủy viên Tôi đã đến thăm Tokkabi cách đây 15 năm, tham gia các nghiên cứu của Hiệp hội Nhân quyền Thành phố Yao, hội thảo về cộng sinh đa văn hóa của Ủy ban Nhân dân Thành phố Yao, v.v... Tôi mong muốn trở thành một chiếc cầu nối giữa dân tộc thiểu số và dân tộc đa số. Tôi tin rằng thành phố Yao dễ sống đối với công dân nước ngoài cũng sẽ là thành phố dễ sống đối với người Nhật Bản. Ủy viên Tôi đã sống ở Yao được 10 năm. Tôi đã tham gia giảng dạy tiếng Trung Quốc tại trường trung học của tỉnh. Gần đây, tôi đang theo học chương trình giáo dục về chế độ ăn uống. Tôi muốn gặp gỡ nhiều người thông qua ẩm thực. Ủy viên Tôi là công dân của thành phố Yao. Trước đây tôi đã từng là hướng dẫn viên tại 1

Tokkabi. Khi ra khỏi thành phố để làm việc toàn thời gian, tôi nhận thấy thật khó khăn thu thập thông tin về khu vực, vì vậy, tôi đang suy nghĩ cách thức nối kết để giúp cho việc đó dễ dàng hơn. Tôi đang làm việc tại Trung tâm Thông tin Nhân quyền Thái Bình Dương. Tôi đã tổ chức hội nghị chuyên đề về chính sách cộng sinh đa văn hóa Nhật Bản Hàn Quốc và hoạt động của công dân, và lập kế hoạch tổ chức chương trình tham quan học tập. Do không có hoạt động trực tiếp tại hiện trường nên lần này tôi muốn lắng nghe những câu chuyện tại hiện trường. Ủy viên Tôi là Phó Chủ tịch Hội Người Việt Nam tại thành phố Yao. Tôi có rất nhiều ý kiến mong muốn được trình bày. Ủy viên Tôi là Trưởng văn phòng Hội nghiên cứu đào tạo người nước ngoài sống ở Nhật tại thành phố Yao. Đây là hội nghiên cứu mà hội viên là các giáo viên của trường hỗ trợ đặc biệt cho các trường trung học, tiểu học và mẫu giáo tại thành phố Yao. Hội hỗ trợ cho các trẻ em nước ngoài. Hội chủ yếu tổ chức các hoạt động nhằm hỗ trợ các địa điểm cho trẻ em các dân tộc cùng với trẻ em Nhật Bản thuyết trình về văn hóa thông qua Orinimadan (Công viên trẻ em) và Urikaragemoimu (Buổi thuyết trình về văn hóa các dân tộc). Tôi phụ trách giảng dạy tiếng Nhật tại trường tiểu học Kitayamamoto. Trường tiểu học này có nhiều trẻ em gốc Trung Quốc. Ủy viên Tôi là con cháu người Nhật trở về từ Trung Quốc. Tôi đã đến Nhật được 17 năm. Do ba tôi là trẻ mồ côi người Nhật lưu vong nên khi đến Nhật tôi hoàn toàn không hiểu tiếng Nhật và đã học 8 năm ở trường bổ túc của Yao. Sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, tôi đã học thêm 4 năm trung học phổ thông bổ túc. Hiện tại, tôi vừa theo học lớp tiếng Nhật Takasago vừa làm công việc chăm sóc tại viện dưỡng lão. Ủy viên Tôi là giám đốc đại diện của tổ chức phi lợi nhuận Tokkabi. Tokkabi là tổ chức được thành lập vào năm 1974, ban đầu là hỗ trợ cho các đối tượng là người Hàn Quốc sống tại Nhật, nhưng hiện nay, Tokkabi đang thực hiện hỗ trợ cho người nước ngoài bao gồm cả Trung Quốc và Việt Nam. Công việc của tôi hiện nay là tư vấn cho công dân nước ngoài dưới sự ủy thác của thành phố Yao. Tôi là con cháu đời thứ 3 của người Hàn Quốc sống tại Nhật. Tôi vừa làm việc vừa nghiên cứu về lối sống trong xã hội của trẻ em Việt Nam, Trung quốc và Hàn Quốc đời thứ 4, thứ 5 sống tại Nhật. Ủy viên Tôi đang làm việc tại Trung tâm Giao lưu Quốc tế Thành phố Yao. Trung tâm được thành lập cách đây 20 năm. Công việc hiện nay của tôi là tư vấn và giao lưu tiếng Nhật với từng người dựa trên tinh thần tự nguyện, từ tháng 4, tôi bắt đầu công việc hướng dẫn cho trẻ em gốc nước ngoài làm bài tập. Tôi nghĩ có thể sẽ tìm được những nét đặc sắc trong quá trình giao lưu giữa những trẻ em đồng trang lứa. Về cá nhân thì tôi cũng đang hỗ trợ cho những trẻ em xuất thân từ Brazil tại thành phố 2

Kashiwara. Trong hội nghị này, tôi muốn bàn về việc làm thế nào để có thể hỗ trợ cho người nước ngoài. Ban thư ký Giới thiệu các công chức thành phố 5. Bầu chọn chủ tọa và phó chủ tọa Trong Khoản 1, Điều 5: Khái quát sơ lược về thiết lập hội nghị công dân nước ngoài thành phố Yao của tài liệu số 1-2 có nêu Quy định về bố trí chức vụ chủ tọa và phó chủ tọa cho Hội nghị công dân nước ngoài dựa vào việc bầu chọn của các ủy viên, do đó, căn cứ vào bầu chọn giữa các ủy viên, quyết định chủ tọa là ủy viên Tomioka và phó chủ tọa là ủy viên Okuno. (Phát biểu của chủ tọa và phó chủ tọa) Chủ tọa Được quý vị tín nhiệm bầu chọn làm chủ tọa Hội nghị công dân nước ngoài, tuy nhiên tôi luôn nhắc nhớ bản thân mình là người Nhật Bản chứ không phải là công dân của thành phố Yao. Tôi tin rằng nếu xây dựng được một thành phố dễ sống đối với công dân nước ngoài thì cũng sẽ xây dựng được một thành phố dễ sống đối với người Nhật Bản, và tôi xin nhận chức vụ chủ tọa này với nguyện vọng xây dựng nên một thành phố dễ sống cho tất cả mọi người. Trong cuộc sống và công việc của mọi người thường gặp phải những vấn đề mơ hồ không thể giải thích rõ bằng lời được, chính vì lý do đó, tôi mong muốn tạo ra một môi trường mà ở đó tất cả những vấn đề mơ hồ đều trở nên rõ ràng và sử dụng những từ ngữ thích hợp để các đề xuất. Phó chủ tọa Tôi mong muốn mọi người thoải mái và tích cực trình bày những quan điểm thực sự của mình. Tôi hy vọng có thể hỗ trợ cho chủ tọa, đồng thời có thể giúp sức cho công tác quản lý của chính quyền thành phố. 6. Công khai hội nghị Ban thư kýgiải thích về việc công khai hội nghị dựa vào tài liệu 2-1 và tài liệu 2-2. Phương châm chỉ đạo số 3, 4 liên quan đến việc công khai hội nghị có quy định: Hội nghị của Ủy ban thẩm tra về nguyên tắc phải được công khai, và trong buổi họp, Chủ tịch Ủy ban thẩm tra phải hỏi ý kiến và đưa ra quyết định, và Phương châm chỉ đạo số 5 có quy định: Tài liệu và biên bản hội nghị và phải được cung cấp để xem xét, do đó, chúng tôi muốn công khai theo nguyên tắc về hội nghị này, cùng tài liệu và biên bản hội nghị, trừ trường hợp thuộc quy định từ khoản 1 đến khoản 3 của Phương châm chỉ đạo số 3. Chủ tọa Mọi người có ý kiến gì về việc công khai về hội nghị, tài liệu và biên bản hội nghị theo nguyên tắc không? Phó chủ tọa Người dân có thể tham gia dự thính hội nghị. Những ý kiến phát biểu trong hội nghị sẽ được công khai cho người dân biết trong biên bản hội nghị. Phần thông tin liên quan đến cá nhân thì có thể không công khai. Tôi nghĩ nên thực hiện từ quan điểm 3

khuyến khích sự tham gia của nhân dân vào việc hoạch định chính sách. Ủy viên Liệu có khi nào, do việc công khai mà người dự thính sẽ gây áp lực cho hội nghị và ủy viên sẽ thấy khó phát biểu không? Ban thư ký Để việc công khai tuân thủ đúng quy định dự thính, nếu có hành vi gây cản trở hội nghị thì sẽ mời ra khỏi hội nghị. Nội dung biên bản hội nghị sẽ được các ủy viên kiểm tra trước. Nội dung dự định sẽ được công khai bằng 5 thứ tiếng (tiếng Anh, tiếng Hàn Quốc - Triều Tiên, tiếng Trung Quốc, tiếng Việt Nam, tiếng Bồ Đào Nha). Chủ tọa Mọi người có ý kiến gì về việc công khai như vậy không? Ủy viên Không có. Chủ tọa Vậy quyết định công khai theo nguyên tắc. 7. Phương thức tiến hành hội nghị Ban thư ký Giải thích theo tài liệu số 3 Mục đích của Hội nghị công dân nước ngoài là để cho ý kiến của các công dân nước ngoài có thể phản ánh đến chính quyền thành phố. Thành phố hướng tới nỗ lực để những nội dung thảo luận trong Hội nghị công dân nước ngoài được triển khai, phản ánh một cách cụ thể và hiệu quả trong các chính sách hành chính sau này. Phương thức tiến hành Hội nghị công dân nước ngoài thông qua các ủy viên hiện tại là sẽ tổ chức 2 lần mỗi năm, như vậy trong nhiệm kỳ 2 năm của ủy viên hội nghị được tổ chức tổng cộng 4 lần. Dựa vào chủ đề của bảng hệ thống trong Kế hoạch xúc tiến chính sách quốc tế hóa của thành phố Yao, thực hiện trao đổi ý kiến và sắp xếp vấn đề thách thức theo từng lĩnh vực, vận dụng nội dung thảo luận cho việc thúc đẩy quản lý hành chính và xây dựng kế hoạch hành chính trong tương lai. Hội nghị năm 2011 lần thứ hai dự kiến được tổ chức vào khoảng hạ tuần tháng 2 đến thượng tuần tháng 3 năm 2012. Chủ đề của hội nghị là về giáo dục và hỗ trợ đời sống. Hội nghị năm 2012 lần thứ nhất dự kiến tổ chức trong khoảng từ tháng 6 đến tháng 7. Hội nghị này tiếp tục thảo luận về chủ đề hỗ trợ đời sống trong hội nghị năm 2011 lần thứ hai. Chủ đề hỗ trợ cuộc sống có phạm vi rộng, do đó dự kiến sẽ tiến hành trao đổi ý kiến trong suốt hai hội nghị: hội nghị năm 2011 lần thứ hai và hội nghị năm 2012 lần thứ nhất. Dự định tham gia hội nghị sẽ có các ban ngành liên quan đến chủ đề, trong quá trình trao đổi ý kiến sẽ giải thích những hoạt động nếu cần. Hội nghị năm 2012 lần thứ hai dự kiến sẽ được tổ chức vào khoảng tháng 12 năm 2012. Chủ đề là về nâng cao ý thức tôn trọng nhân quyền và thực hiện hoạt 4

động phổ biến một cách hiệu quả, quốc tế hóa khu vực và sự tham gia vào hoạch định chính sách thành phố, thúc đẩy giao lưu quốc tế và hợp tác quốc tế, hoàn thiện cơ chế thúc đẩy. Dựa trên việc trao đổi ý kiến về những chủ đề đã được đưa ra ở các hội nghị, trình bày các vấn đề thách thức để lên lịch trình lập tài liệu tổng hợp trong năm 2012. Ủy viên Về kế hoạch 1 năm họp 2 lần, nếu kéo giãn khoảng cách giữa các lần hội nghị thì có khó khăn cho việc thảo luận theo từng vấn đề hay không, vì nội dung thảo luận không được liên tục? Nếu có gây trở ngại, theo ý của tôi, chúng ta có nên thu ngắn khoảng cách để có thể dễ dàng bàn luận hơn hay không? Ban thư ký Về kế hoạch tổ chức, sau này chúng tôi sẽ tiếp tục xem xét. Chủ tọa Chủ đề hỗ trợ đời sống dự định tổ chức 2 lần, nếu chúng ta đặt mục tiêu là trong 3 tháng thì sao? Ủy viên Trong hỗ trợ đời sống có 14 hạng mục, chủ đề có phải được phân chia thứ tự theo các hạng mục không? Ban thư ký Trong hỗ trợ đời sống có chia thành nhiều nhóm nhỏ, nên chúng tôi muốn thảo luận về các nội dung đó, tuy nhiên, các nội dung đó cũng chỉ là các đối tượng chủ yếu, nếu có liên quan đến các chủ đề khác thì chúng tôi cũng muốn mở rộng thảo luận thêm. Ủy viên Theo tôi, phần giáo dục và phần nuôi dạy trẻ, chăm sóc trẻ trong hỗ trợ đời sống trùng lặp nhau, các phần đó có thể kết hợp lại để thảo luận được không? Ban thư ký Xin cho chúng tôi được chuẩn bị tài liệu trước. Chủ tọa Còn có ý kiến nào khác không? Phó chủ tọa Theo tôi, các hạng mục có mức quan trọng không giống nhau nên không thể thảo luận chúng đồng đều nhau được. Do đó tôi nghĩ nên chỉ ra các hạng mục quan trọng hơn. Với tư cách là Ban thư ký, xin Ban cho biết Ban có ý tưởng gì để có thể phản ánh những ý kiến trong hội nghị vào các chính sách của thành phố? Ban thư ký Theo chúng tôi, nội dung hội nghị nên được sắp xếp lần cuối và tổng hợp thành bản đề xuất, và công khai các nội dung được xem xét cho đối sách và phương hướng tương lai của bộ phận phụ trách thuộc chính quyền thành phố. Và chúng tôi muốn phản ánh vào kế hoạch tiếp theo như là nguồn tài liệu khi xem xét Kế hoạch xúc tiến chính sách quốc tế hóa mới vào năm 2013. Ủy viên Theo tôi, rất khó tổng hợp tất cả các hạng mục trong kế hoạch tại 4 lần hội nghị. Có rất nhiều ý kiến từ nhiều lập trường khác nhau, do đó có lẽ sẽ mất nhiều thời gian để sắp xếp tài liệu. 5

Ban thư ký Hội nghị sẽ được tổ chức 4 lần và Ban thư ký sẽ đảm nhận việc sắp xếp tài liệu. Rất mong nhận được nhiều ý kiến phát biểu của các ủy viên tại hội nghị này. Ủy viên Tài liệu có được cung cấp trước không? Chúng tôi sẽ nhận được những tài liệu như thế nào? Ban thư ký Chúng tôi sẽ gửi tài liệu đến tất cả các ủy viên trước hội nghị. Chúng tôi sẽ xem xét các tài liệu cần thiết vào mỗi hội nghị. Phó chủ tọa Theo tôi, chúng ta nên tổ chức hội nghị trong đó mọi người đưa ra ý kiến về cả những nội dung không có trong kế hoạch, ví dụ như các suy nghĩ, cảm nghĩ thường ngày. Ủy viên Xem xét chính sách là công việc quản lý nhà nước, trong hội nghị này chúng ta lại phát triển ý kiến từ kinh nghiệm thường ngày sao? Chủ tọa Tôi nghĩ nhận được ý kiến từ kinh nghiệm của mọi người cũng là ý hay. Phó chủ tọa Hỗ trợ đời sống là chủ đề từ quan điểm quản lý nhà nước. Đây không phải là nỗ lực trong mỗi chính sách của kế hoạch mà tôi muốn mọi người đưa ra những ý kiến khác nhau trên quan điểm của người dân. Chủ tịch Tôi muốn chúng ta xem xét những ý kiến vừa đưa ra và giải quyết từ hội nghị lần sau. 8. Chính sách cho người nước ngoài sống ở thành phố Yao Ban thư ký Giải thích dựa vào tài liệu 4-1, tài liệu 4-2 Thành phố Yao tính đến thời điểm cuối tháng 11 năm 2011 có khoảng 6.700 người từ 47 quốc gia với sự đa dạng về quốc tịch, bối cảnh văn hóa dân tộc đang cùng nhau sinh sống. Khi nhìn vào sự biến động theo quốc tịch của số người nước ngoài có sổ đăng ký sinh sống ở thành phố này thì thấy tổng số dân cư trú có quốc tịch Hàn Quốc-Triều Tiên đang giảm xuống, tính đến tháng 11 năm 2011 có khoảng 3.700 người, chiếm 56% tổng dân số của thành phố. Mặt khác, số người có quốc tịch Việt Nam và Trung Quốc tăng lên, so với năm 1995 thì số dân cư trú của mỗi nước đều tăng lên 2,5 lần. Trong đó người mang quốc tịch Trung Quốc chiếm 23%, người mang quốc tịch Việt Nam chiếm 13% so với tổng số người nước ngoài đăng ký cư trú. Tháng 6 năm 2003, thành phố đã hoạch định Phương châm chỉ đạo cơ bản cho việc xúc tiến chính sách quốc tế hóa thành phố Yao, sau khi phương châm chỉ đạo này được chấp thuận, trong năm tiếp theo, vào tháng 3 năm 2004, thành phố đã hoạch định Kế hoạch xúc tiến chính sách quốc tế hóa thành phố Yao, theo đó mỗi năm thành phố đều tiến hành quản lý tiến hành liên quan đến tình hình tiến độ thực hiện chính sách. 6

Phương châm chỉ đạo này được tạo ra từ 3 quan điểm: tôn trọng nhân quyền cơ bản, xây dựng xã hội vừa xem trọng văn hóa cá nhân, vừa có thể cùng sinh sống và học tập, nâng cao quyền lợi và sự gia nhập xã hội của người nước ngoài. Quan điểm thứ nhất tôn trọng nhân quyền cơ bản chính là cần phải giúp cho toàn thể người dân có thể nhận thấy được vấn đề của bản thân mình, giải quyết được những vấn đề đa dạng trong đời sống sinh hoạt hằng ngày chẳng hạn như: cùng chung sống trong một khu vực nhưng lại không được bảo vệ quyền lợi bình đẳng chỉ vì lý do đơn giản là khác nhau về quốc tịch, dân tộc, văn hóa. Hoặc, cho dù có được sự bình đẳng về mặt hình thức chế độ nhưng thật sự vẫn không có bình đẳng vì hiểu lầm do khác nhau về vấn đề ngôn ngữ, văn hóa, tập quán hoặc thành kiến đối với người nước ngoài. Quan điểm này nhằm mục đích xây dựng nên một thành phố mà ý thức tôn trọng nhân quyền luôn tồn tại trong từng người dân. Mọi người không làm tổn hại đến nhân cách của người khác, chấp nhận tính cách của nhau, và cùng xem trọng quyền lợi của nhau. Quan điểm thứ hai xây dựng xã hội vừa xem trọng văn hóa cá nhân, vừa có thể cùng sinh sống và học tập chính là việc những con người có xuất thân hoặc văn hóa đa dạng sẽ cùng nhau sinh sống trong một xã hội cộng đồng thân cận ở thời điểm con người bước vào thế kỷ 21, một thế kỷ mà sự giao lưu trao đổi thông tin vật chất và con người vượt qua khuôn khổ biên giới ngày càng diễn ra sôi nổi, thế nhưng thông thường khi nghe nói đến quốc tế hóa hay cộng sinh đa văn hóa thì có vẻ như không liên quan gì đối với người Nhật Bản. Tuy nhiên, đa văn hóa đòi hỏi người dân cần phải hiểu rằng không chỉ giao lưu với nước ngoài mà còn là tất cả những điều hiện thực đang tồn tại xung quanh mình. Hay nói cách khác, chính nhờ những người có xuất thân hay nền văn hóa đa dạng sống cùng một nơi cho nên mọi người có thể trưởng thành hơn qua việc học hỏi tư tưởng và những quan điểm mới. Người dân thành phố là người Nhật Bản hay người nước ngoài tìm thấy sự tồn tại của mình, tất cả mọi người sống trong khu vực đều hướng đến một xã hội sung túc, có lý tưởng sống cho riêng mình. Quan điểm thứ 3 nâng cao quyền lợi và sự gia nhập xã hội của người nước ngoài nghĩa là nếu làm cho công dân người nước ngoài dựa trên văn hóa, kinh nghiệm và tính dân tộc của mình để đưa ra những vấn đề, đề xuất dịch vụ mới hoặc cơ chế sử dụng dịch vụ dễ dàng cho các hoạt động sinh hoạt hằng ngày hoặc cảm thấy rằng chính bản thân họ là chủ nhân của thành phố, thì môi trường sinh hoạt của công dân người nước ngoài sẽ trở nên phong phú hơn. Quan điểm này nhằm tạo ra một xã hội rộng mở để những người nước ngoài có thể phát huy tất cả khả năng của mình. Phương châm chỉ đạo cơ bản cho việc xúc tiến chính sách quốc tế hóa thành phố 7

Yao được hình thành từ 3 quan điểm đã đề cập ở trên và có triết lý cơ bản là tôn trọng sự khác nhau về quốc tịch, văn hóa, dân tộc, và tạo nên xã hội cộng đồng nơi mà mọi công dân có thể cùng sinh sống và cùng học tập lẫn nhau. Trong xã hội cộng đồng mà có nhiều người khác nhau về xuất thân mang tính văn hóa, quốc tịch dân tộc cùng đang chung sống, thì cần phải tôn trọng giá trị quan đa dạng của nhau. Việc làm rõ công tác triển khai cụ thể việc xúc tiến chính sách quốc tế hóa để thực hiện triết lý cơ bản tôn trọng sự khác nhau về quốc tịch, văn hóa, dân tộc, và tạo nên xã hội cộng đồng nơi mà mọi công dân có thể cùng sinh sống và cùng học tập lẫn nhau chính là mục tiêu của Kế hoạch xúc tiến chính sách quốc tế hóa. Thời gian thực hiện kế hoạch là 10 năm kể từ năm 2004 đến năm 2013. Vào giai đoạn trung kỳ tháng 3 năm 2009, kế hoạch đã có sự điều chỉnh thay đổi. Ngoài ra, tình hình tiến độ kế hoạch cũng đang được quản lý hàng năm bởi ban phụ trách của từng kế hoạch. Mục đích của dự án (do ban thực hiện kế hoạch cung cấp thông tin dành cho công dân người nước ngoài) chính là cung cấp thông tin mà trước hết là thông tin từ chính quyền thành phố đến công dân là người nước ngoài và hỗ trợ đào tạo cho cộng đồng người nước ngoài. Biên dịch sang 3 thứ tiếng Anh, Trung, Việt, và phát hành 2 tháng/lần, 6 lần/năm. Trước khi phát hình tạp chí thông tin, chính quyền thành phố sẽ tổ chức hội nghị biên tập có sự tham gia của công dân người nước ngoài, thảo luận thông tin đặc biệt cần thiết và chọn ra những bài viết sẽ đăng trên tạp chí. Tạp chí sẽ được phát đến các cơ quan của chính quyền thành phố như văn phòng tòa thị chính, các phòng ban công tác, v.v ngoài ra tạp chí có ghi song song phần tiếng Nhật và được gửi đến cho cả các trường tiểu học, trung học, cũng như các lớp học Nhật ngữ để tăng thêm tính hiệu quả. Đối với công tác xúc tiến hướng dẫn tổng hợp, đang tiến hành bố trí nhân viên tư vấn tiếng Trung và tiếng Việt tại tầng 1 của văn phòng tòa thị chính (trước mắt là quầy thông dịch của từng ban tại văn phòng tòa thị chính) để hỗ trợ hướng dẫn tổng hợp. Ngoài ra, đối với công tác hướng dẫn cho công dân người nước ngoài, để hỗ trợ hướng dẫn thông dịch ngoài giờ và ngoài văn phòng tòa thị chính, hiện tại thành phố đang tiến hành bố trí các thông dịch viên hướng dẫn và tổ chức các hoạt động hướng dẫn trong đời sống sinh hoạt hằng ngày bằng 3 thứ tiếng: tiếng Trung Quốc, tiếng Hàn Quốc-Triều Tiên và tiếngviệt Nam tại trung tâm sinh hoạt cộng đồng Katsura Yasunaka. Cẩm nang hướng dẫn đời sống được phát hành trên toàn thành phố vào tháng 4 năm nay đã được dịch ra 5 thứ tiếng và được đăng lên trang chủ của văn phòng tòa thị chính cũng như tại các phòng ban công tác, v.v... Ủy viên Tôi không biết đến quyển Cẩm nang hướng dẫn đời sống (đa ngôn ngữ) và việc phát hành tạp chí thông tin đa ngôn ngữ. Phó Chủ tọa Người dân có biết các hoạt động của thành phố Yao không? Ủy viên Lần đầu tiên tôi nhìn thấy tạp chí đa ngôn ngữ như thế. Tôi nghĩ dù nó mang 8

nhiều ý tốt nhưng vẫn chưa đủ. Thật khó để phát hành rộng rãi, do đó tôi nghĩ rằng nếu tạp chí có độ thu hút hơn thì sẽ đạt hiệu quả tốt hơn. Ủy viên Tạp chí thông tin đa ngôn ngữ có phần ngôn ngữ dịch và phần tiếng Nhật tương ứng nên rất dễ hiểu. Những người theo học tại lớp học Nhật ngữ Takasago cũng như tại trung tâm giao lưu quốc tế thành phố Yao đều có thể tự mình mang tạp chí về nhà để tham khảo. Tôi nghĩ rằng nếu tạp chí được phát cho các em học sinh tại trường học thì các em sẽ mang về cho cha mẹ mình xem. Cứ như thế, người dân sẽ hiểu được thành phố Yao đang cho xúc tiến thực hiện công việc gì. Thật khó để giao tạp chí đến tận nhà mà công dân người nước ngoài. Nên tôi nghĩ rằng nếu giao tạp chí ở các trường thì sẽ đạt hiệu quả tốt hơn vì chắc chắn có thể nắm bắt được những thông tin mà nhà trường mang lại. Ủy viên Chẳng phải tốt hơn là nên hiệu quả hóa hoạt đọng của các hội tự trị và thông qua hội để truyền đạt thông tin hay sao? Tuy vẫn còn những người nước ngoài chưa gia nhập hội nhưng nếu biết được việc những người nước ngoài đang sống ở xung quanh thì vẫn có thể bắt chuyện được với họ. Người nước ngoài không nói được tiếng Nhật thường lẻ loi nên mong muốn là họ sẽ sử dụng một cách hiệu quả hội này. Ủy viên Trường tiểu học Kitayamamoto đã liên lạc với Phòng Văn hóa quốc tế về số lượng tạp chí cần thiết và phân phát đến các em học sinh đối tượng. Có thể phân phát đủ cho các trường hay không. Tôi muốn nhờ xem xét số lượng cần thiết. Ban thư ký Hiện tại, đang phân phát tạp chí đến các đoàn thể trước hết phải kể đến là trường tiểu học và nhà trẻ, tuy nhiên tôi nghĩ việc phổ biến thông tin như thế vẫn chưa đủ. Vì trường học không phải là cơ quan phân phát nên rất mong mọi người hãy liên lạc nếu thấy cần thiết sử dụng. Việc này vẫn đang được giải trình tại Hội nghị hiệu trưởng hàng năm, và sẽ xem xét phương pháp thực hiện cho tương lai. Ủy viên Chẳng phải là nếu có nhân viên hỗ trợ tại các quầy hỗ trợ người về nước của tòa thị chính thì sẽ tốt hơn hay sao? Ủy viên Khi tập trung hội người Việt Nam thì chỉ có khoảng gần 20 người, nên trao cho từng người 5 bộ tạp chí để họ về phân phát cho những người thân quen, v.v... Những người được trao sẽ đưa ra ý kiến hữu ích. Ủy viên Hiện tại, tạp chí đa ngôn ngữ đang phát hành bằng 3 thứ tiếng, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều người không biết các thứ tiếng đó. Và, cũng có những người chỉ có thể đọc được tiếng Nhật đã được phiên âm ra. Vì thế mong rằng những câu văn tiếng Nhật trong tạp chí cũng sẽ được viết thật đơn giản. Tôi nghĩ rằng nếu làm được như vậy, thì số người đọc sẽ được tăng lên. Chủ tọa Tuy chỉ là một quyển tạp chí thông tin đa ngôn ngữ nhưng cũng khá nhiều ý 9

kiến được đưa ra từ các uỷ viên. Tôi muốn mọi người hãy đưa ra thật nhiều thông tin và chúng ta sẽ cùng sử dụng thông tin đó. Tôi nghĩ rằng một trong những mục tiêu lớn của việc này chính là sẽ phản ảnh các ý kiến vào chính sách của thành phố Yao. Công việc chính của của thành phố Yao gần đây (mà trước tiên phải kể đến là tạp chí thông tin đa ngôn ngữ) chính là dành cho những người gặp khó khăn về mặt ngôn ngữ, nhưng đối với những người nước ngoài không gặp khó khăn về mặt ngôn ngữ thì như thế nào? Ban thư ký Tạp chí thông tin đa ngôn ngữ được giới thiệu như một công việc ở Phòng văn hoá quốc tế. Những công việc khác của toàn thành phố vẫn đang được nỗ lực thực hiện theo tiến độ. Phần này sẽ giải thích trong lần sau. 9. Trao đổi ý kiến Chủ tọa Trong quá trình hoạt động và nỗ lực của mình, các uỷ viên có cảm tưởng gì xin hãy phát biểu. Ủy viên uật Quốc tịch Nhật Bản theo nguyên tắc huyết thống, theo pháp luật, con cháu của người nước ngoài phải mang quốc tịch nước ngoài. Tuy nhiên, khi kết hôn quốc tế gia tăng thì sẽ xảy ra hiện tượng trong một gia đình có nhiều quốc tịch khác nhau và đa dạng hoá. Tôi muốn thảo luận dựa trên quan điểm đó. Ủy viên Tôi nghĩ mục đích của hỗ trợ đời sống nhằm mục tiêu cuối cùng là tự lập. Việc hỗ trợ đời sống mất thời gian cũng được nhưng điều cần thiết là phải gắn liền với tự lập. Bản thân tôi là người xuất phát từ hoàn cảnh không hề biết tiếng Nhật, vì vậy, tôi mong muốn mọi người hiểu rằng cố gắng thì sẽ thành công. Ủy viên Tôi cảm thấy rằng khi trẻ em nước ngoài đi học, những thông tin về trường tiểu học và thông tin về giáo dục mà phụ huynh các em nắm bắt là chưa đủ. Nhiều phụ huynh cảm thấy lo lắng khi cho con đi học mà chúng lại không thể làm được những việc cơ bản trong sinh hoạt hàng ngày như sắp xếp đồ đạc. Hơn nữa, các trường học nói rằng các bậc phụ huynh hãy tự tin nuôi dạy trẻ bằng tiếng mẹ đẻ, tuy nhiên nhưng nếu nuôi dạy trẻ bằng vốn tiếng Nhật ít ỏi thì tình cảm của cha mẹ đối với con cái sẽ không thể truyền đạt đầy đủ được. Xét từ quan điểm phát triển ngôn ngữ thì cả tiếng Nhật và tiếng nước ngoài đều dang dở nửa chừng. Cũng có trường hợp giữa cha mẹ và con cái không thể xây dựng mối quan hệ tin tưởng lẫn nhau. Tôi nghĩ rằng thật hay nếu tạo được một môi trường giúp cho các bậc phụ huynh có thể tự tin dạy trẻ với tiếng mẹ đẻ hơn, một cộng đồng để họ có thể tìm được người trò chuyện với mình. 10

Chủ tọa Hiện tại là chúng ta vẫn chưa có chế độ hỗ trợ giúp thay đổi việc ngay cả các bậc phụ huynh cũng cảm thấy cộng đồng chủ yếu sử dụng tiếng Nhật nên ngần ngại nói tiếng mẹ đẻ. Ủy viên Cũng có những em người Brazill vẫn chưa rành tiếng Nhật trong lúc nhận hỗ trợ. Các em đã khá quen với trường học rồi nhưng cảm thấy lo lắng trong việc kết bạn. Vì vậy các em nên không muốn đến lớp. Các lớp học dạy bằng tiếng mẹ đẻ khiến trình độ tiếng Nhật của các em không đủ. Nói thế nhưng nếu chỉ dạy bằng tiếng Nhật thì các em lại cảm thấy bị áp lực, quả là một tình trạng lưỡng nan. Ủy viên Tôi đã từng được một người nước ngoài tìm đến thảo luận về việc không thể giải quyết các vấn đề trong khu vực, và người ấy đã nói rằng: Không biết có phải do tôi là người nước ngoài nên mới vậy không. Mặc dù vấn đề đó có thể là do đặc điểm mối quan hệ trong khu vực, nhưng người đó nghĩ rằng nguyên nhân là vì mình là người nước ngoài, theo tôi đó là một vấn đề. Ngoài ra khi người nước ngoài tìm nhà, người môi giới lại nói trước mặt một đứa bé rằng: Người Hàn Quốc thì không được đâu. Tôi thật không muốn đứa bé nghe điều đó bị khiến cho có suy nghĩ rằng: Vì mình là người Hàn Quốc nên không được. Tôi muốn chúng ta hãy suy nghĩ chính sách, cách thức phát triển khu vực sao cho những đứa bé như thế khi lớn lên có thể có một tương lai được xây dựng trên nền tảng trân trọng xuất thân của mình. Chủ tọa Nơi ăn chốn ở chính là cuộc sống, là một yếu tố liên quan đến nhân quyền. Nhiều người Nhật nghĩ rằng: Vẫn còn có những chuyện như vậy sao, thế nhưng quả thực những chuyện như vậy vẫn còn tồn tại. Phó chủ tọa Đối với trẻ em, đó là vấn đề liên quan đến phẩm cách trong cuộc sống sau này. Ủy viên Tôi muốn tạo một địa điểm để những người lưu vong trở về từ Trung Quốc có thể tập trung, gặp gỡ nhau. Những người lưu vong trở về từ Trung Quốc rất ít có cơ hội giao lưu và thường sống khép kín ở trong nhà. Họ hàng của tôi có con học tiểu học nói tiếng Nhật nhưng người mẹ lại không nói được tiếng Nhật nên trả lời với con bằng tiếng Trung Quốc. Trong các gia đình người Trung Quốc, cũng có trường hợp vì lo con cái sẽ không nói được tiếng Trung Quốc nên họ gởi con cho ông bà ở Trung Quốc khi các cháu ở độ tuổi tiểu học. Tuy nhiên nếu ở Trung Quốc mãi thì sợ sẽ quên tiếng Nhật nên khi lên trung học họ lại đưa các cháu trở lại Nhật. Các cháu sẽ cảm thấy rất khó khăn nếu không thể bắt kịp việc học ở trường trung học Nhật Bản. Tôi nghĩ, nếu các cháu được học các lớp tiếng Trung Quốc ở trường tiểu học và trung học thì sẽ có thể nói chuyện với bố mẹ mình bằng tiếng Trung Quốc. 11

Tôi nghĩ vấn đề này thật khó giải quyết. Chủ tọa Hôm nay chúng ta đã được nghe các suy nghĩ từ chuyện thường nhật của mỗi người. Tôi muốn từ nay chúng ta sẽ tổ chức hội nghị 2 lần một năm theo dự kiến để có thể nghe ý kiến của mọi người đối với mỗi hạng mục. Có còn gì khác nữa không? Chủ tọa Nếu không, cuối cùng xin mời Phó chủ tọa phát biểu đôi lời. Phó chủ tọa Trong hội nghị lần này, tôi đã biết được khá nhiều vấn đề nghiêm trọng. Tôi mong những lần sau cũng nhận được sự đóng góp của mọi người. Chủ tọa Cuối cùng, tôi xin phép được phát biểu đôi lời. Tôi nghĩ mọi việc phải xuất phát từ hiện thực. Mà hiện thực thì lại phức tạp hơn những gì chúng ta nghĩ đến. Ngay cả vấn đề về ngôn ngữ, ta cũng phải cố gắng suy nghĩ sao cho phù hợp với hiện thực. Việc xác nhận nguồn gốc đem đến cho tôi cảm giác yên tâm. Tôi cảm giác rằng xác nhận nguồn gốc và tự hào về nguồn gốc của mình khi cùng sinh sống với những người khác tại nơi mình đang sống quả thật là một việc rất quan trọng. Nguồn gốc không phải chỉ có một, cũng có trường hợp một người có thể có nhiều nguồn gốc. Tôi nghĩ rằng cần phải nhìn vào hiện thực phức tạp, đừng nên cho rằng ý kiến thiểu số rồi gạt đi mà phải bắt đầu một từ những ý kiến đó. Ban thư ký Có 2 điểm cần lưu ý về liên lạc công tác: 1. Vui lòng nộp bảng điều chỉnh kế hoạch của hội nghị công dân của lần tiếp theo trước ngày 26 tháng 12 (thứ 2). 2. Biên bản hội nghị dự định sẽ gởi đến địa chỉ của các ủy viên vào hạ tuần tháng 1. Chủ tọa Nếu như không còn câu hỏi nào nữa thì hội nghị lần thứ nhất xin kết thúc tại đây. 12