TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH & CN, TẬP 20, SỐ Q Về thẩm quyền của Hội đồng xét xử theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam Lê Ngọc Thạnh

Tài liệu tương tự
QUỐC HỘI

Thủ tục tố tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm Nguyễn Quỳnh Trang Khoa Luật Luận văn ThS ngành: Luật Hình sự; Mã số: Người hướng dẫn: TS. Nguy

ĐỀ CƯƠNG CHUYÊN ĐỀ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT Giáo trình LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM Biên soạn: Mạc Giáng Châu 2006

CHƯƠNG 1

CỦA ^ v \ ĐÊ CƯƠNG PAƯ;CẮOTỎNG KẾT NGHỊ QUYẾT SỐ 49-NQ/TW TE CHIẾN LƯỢC CẢI CÁCH Tư PHÁP ĐẾN NĂM 2020 i các cấp ủy, tổ chức đảng ở Trung ương) I- ĐẶC

Microsoft Word - 1. Le Van Cam 1-14.doc

LUẬN VĂN: Áp dụng quản lý rủi ro vào qui trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu

LỊCH SỬ - KHẢO CỔ - DÂN TỘC HỌC Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 7(92) Quan hệ Đại Việt - Chiêm Thành thời Lý ( ) thư tịch cổ Việt

Bài thu hoạch chính trị hè Download.com.vn

ISSN: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH TẠP CHÍ KHOA HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Tập 14, Số 4b (2017): HO CHI MINH CITY UNIVER

(Microsoft Word - 1. L\352 Van C?m 1-10 NC.doc)

Tiểu thuyết lịch sử của Tân Dân Tử và Phạm Minh Kiên - từ góc nhìn lý thuyết tự sự

Kinh Vị Lai Tinh Tú Kiếp Thiên Phật Danh Hán dịch: Trích từ bản ghi chép của đời Lương, tên người dịch đã bị thất lạc Việt dịch: Tại gia Bồ-Tát giới Ư

daithuavoluongnghiakinh

ĐÈ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 1050 NĂM NHÀ NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT ( ) I. BỐI CẢNH RA ĐỜI NHÀ NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT - Sau chiến thắng đánh tan quân Nam Hán

Layout 1

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

Số 17 (7.000) Thứ Tư, ngày 17/1/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 THỦ TƯ

Đi Tìm Dấu Vết Cột Đồng Mã Viện Cao Nguyên Lộc Vào năm thứ 9 sau công nguyên ở Trung Hoa, quan đại triều Vương Mãn làm loạn cướp ngôi nhà H

HỒI I:

NHẬN THỨC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở NƯỚC TA Nguyễn Tốt * Tóm tắt nội dung: Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và co

LỜI CAM ĐOAN

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Hệ phái Theravada www//thiensuthienminh.com ************** THIỀN VÌ MỘT XÃ HỘI BỀN VỮNG (MEDITATION FOR A SUSTAINABLE SOCI

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ THANH HƢƠNG VAI TRÒ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI

CHÍNH THỐNG HAY NGỤY QUYỀN (Trình bày tại Montreal ngày ) Trần Gia Phụng Từ năm 1945 cho đến nay, cộng sản (CS) luôn luôn giành chính nghĩa v

Kinh Kim Cuong Luan - Ba Ha La Han Dich - Cs Nguyen Hue Dich

(Microsoft Word - B\300I 5. LE THOI TAN, NGUYEN DUC CAN _CHE BAN L1 - Tieng Anh_.doc)

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

Phân tích hình tượng nhân vật người anh hùng Quang Trung

1 MỘT CHÚT GÓP Ý Nhân đọc bài viết NỀN TƯ PHÁP VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ ĐẶC BIỆT CỦA VNCH của Luật sư NGUYỄN VẠN BÌNH (với sự góp ý của Thẩm Phán TRẦN AN BÀI v

Giải thích và chứng minh câu nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng

193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thú

Pháp luật Quốc tế, pháp luật nước ngoài về bảo vệ quyền trẻ em International Law, foreign law on the protection of children NXB H. : Khoa Luật, 2012 S

Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1

Tình Thương Nhân Loại 1 Điển Mẹ Diêu Trì Rằm tháng sáu Nhâm Thìn, 2012 Nước Việt Nam một miền linh địa Có rồng vàng thánh địa mai sau Nước Nam hơn cả

Đời Lưu Tống, ngài Cầu Na Bạt Ma dịch Phạn Hán Đời Minh, ngài Trí Húc chú thích Thích Pháp Chánh dịch Hán Việt Kinh Năm Giới Tướng của Ưu Bà Tắc Chú t

60. Thống nhất đất nước và ba dòng thác cách mạng Nước Việt Nam đã trải qua nhiều lần bị chia cắt nên ước muốn thống nhất đất nước là một khát vọng tự

Bạn Tý của Tôi

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72B, số 3, năm 2012 SỰ CẦN THIẾT VÀ NHỮNG HƯỚNG KHAI THÁC KHI VẬN DỤNG HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ CỦA C.MÁC TRONG

Cậu kêu cô bác một lát rồi chờ, Nói giảng nói thơ nói giờ sắp tiệt. Đây rồi ly biệt chia rẽ sạch trơn, Đừng có thua hơn nghe đờn Cậu khảy. Dù ba hay b

BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG LỊCH SỬ 80 NĂM NGÀNH TUYÊN GIÁO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ( ) NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA Hà Nội CHỈ ĐẠO

Quy tắc Ứng xử của chúng tôi Sống theo giá trị của chúng tôi

LUẬT BẤT THÀNH VĂN TRONG KINH DOANH Nguyên tác: The Unwritten Laws of Business Tác giả: W. J. King, James G. Skakoon Người dịch: Nguyễn Bích Thủy Nhà

Hoa Nghiêm Niệm Phật Tam Muội Bồ Tát giới đệ tử Bành Tế Thanh luận (*) Việt Dịch: Sư Bà Hải Triều Âm ---o0o--- Nguồn Chuyển sang e

tuonglainaochoVN_2018MAY26_sat

Microsoft Word - Tu vi THUC HANH _ edited.doc

Layout 1

VuLan 2011 ChuyệnVãng Sanh Cực Lạc Viễn Lưu

Kinh Niệm Phật Ba La Mật - 4

Microsoft Word - Bai 8. Thuy Nghien cuu _207-_.doc


Giải thích câu tục ngữ uống nước nhớ nguồn

BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ Chúng ta hoạt động trong một nền văn hóa với các tiêu chuẩn đạo đức cao nhất

Microsoft Word - cankhontuyetphap25.doc

TRIỆU LUẬN LƯỢC GIẢI

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BUU SON KY ` H U ONG -D AI. PHONG THAN `ˆ U (N OC MAT ME. HIÈN) ˆ T AI BAN Yˆ eu C`au ˆ Phoˆ Bien ˆ Rong ˆ. Rãi In Lai. Theo An ˆ Ban 2011 BUU SON KY

Thuyết minh tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi

Số 304 (6.922) Thứ Ba, ngày 31/10/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TINH GIẢN BIÊN CHẾ: Khôn

Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông t

Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP HCM Số 23 năm 2010 CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT THỜI HẬU CHIẾN VIẾT VỀ CHIẾN TRANH NGUYỄN THỊ KIM TIẾN * TÓM TẮT Soi chiếu ở s

Nhập môn lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam Nhập môn lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam Bởi: unknown Đối tượng nghiên cứu Đảng Cộng sản Việt Nam do Hồ Chí Min

1

Bảo tồn văn hóa

CUỘC ĐẤU TRANH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN BÀI 1 Lãnh đạo xây dựng và bảo vệ chính quyền, chuẩn bị kháng chiến trong cả

Chữ ký Bát Môn Đồ Trận của Đức Huỳnh Giáo Chủ đêm ở Đốc Vàng. Nét số 3 cắt ngang giữa chữ S tiên tri ám chỉ vĩ tuyến 17 chia hai đất nước nă

Tom tat luan van - Nhung cuoi.doc

Niệm Phật Tông Yếu

Giới thiệu về ngôi trường mà em đang học

CÔNG BÁO/Số /Ngày PHẦN VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CHÍNH PHỦ CHÍNH PHỦ Số: 62/2012/NĐ-CP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc l

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

SỞ GDĐT TỈNH BÌNH DƯƠNG XÂY DỰNG VĂN HÓA PHÁP LÝ, ỨNG XỬ VĂN MINH Số 08 - Thứ Hai,

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

Trung Phong Tam Thời Hệ Niệm

Tâm tình với các bạn trẻ yêu nước tại quốc nội Bằng Phong Đặng Văn Âu California, ngày 24 tháng 1 năm 2013 Cùng các bạn trẻ thân yêu, Trước hết, xin p

Số 298 (6.916) Thứ Tư, ngày 25/10/ Phấn đấu đưa kim ngạch thương mại Việt Nam -

Simplot Code of Conduct 0419R_VI

TỈNH ỦY KHÁNH HÒA

ĐẠO ĐỨC LẻM NGƯỜI

No tile

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

CÁC NHÓM CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HOA Ở TỈNH ĐỒNG NAI - VIỆT NAM Trần Hồng Liên Đồng Nai là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, có nhiều tộc người cư trú bên cạnh ngư

thungoguiACEPG_2019JUL25_thu

Tần Thủy Hoàng Tần Thủy Hoàng Bởi: Wiki Pedia Tần Thủy Hoàng Hoàng đế Trung Hoa Hoàng đế nhà Tần Trị vì 221 TCN 210 TCN Tiền nhiệm Sáng lập đế quốc Tầ

Layout 1

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

54 CÔNG BÁO/Số /Ngày HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO Số: 03/2019/NQ-HĐTP CỘNG

Bồ Tát Phật giáng trần bằng hai thân, một là Chơn Thân {Kim Thân}, hai là Giả Thân {Xác Trần}. Để hoàn thành sứ mạng cứu thế, Bồ Tát phải giáng trần n

ÔNG PGS/TS BÙI HIỀN VÀ ĐỨA CON QUÁI THAI TỪ BÊN TÀU GỞI QUA Nguyên Khai BỘ CHỮ TIẾNG VIỆT theo mẫu tự La -Tinh do các Giáo Sĩ Tây phương sáng chế ra g

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

Tom tatluan van DONG THI VIET HA ban sua doc

Số 143 (7.491) Thứ Năm ngày 23/5/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

HỒI I:

Microsoft Word - TBVV444.doc

CƠ QUAN NGÔN LUẬN CỦA TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG Số VIETNAM ENVIRONMENT ADMINISTRATION MAGAZINE (VEM) Website: tapchimoitruong.vn KỶ NIỆM 20 NĂM THÀNH

58 KINH TẾ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ QUAN HỆ KHÁCH HÀNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Ngày nhận bài: 23/07/2015 Bùi

447 PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH TIẾP BIẾN VÀ HỘI NHẬP TT. Thích Phước Đạt * Không phải ngẫu nhiên, kể từ khi du nhập vào Việt Nam, Phật giáo đã

http:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC TRẦN NGỌC MINH VẬN DỤNG DẠY HỌC HỢP TÁC TRONG DẠY HỌC NỘI DUNG PHÉP BIẾN HÌNH TRONG MẶT PHẲNG HÌNH HỌC

Bản ghi:

TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH & CN, TẬP 20, SỐ Q3-2017 81 Về thẩm quyền của Hội đồng xét xử theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam Lê Ngọc Thạnh Tóm tắt Tác giả bài viết này trình bày một số nội dung có liên quan đến Hội đồng xét xử (HĐXX). Nêu và phân tích về một số thẩm quyền của HĐXX trong phiên toà hình sự như: Thẩm quyền quyết định khởi tố vụ án hình sự, thẩm quyền xét xử của HĐXX khi Kiểm sát viên rút toàn bộ truy tố. Đồng thời tác giả cũng nêu lên một số bất cập trong việc thực hiện các quy định pháp luật trên. Và đề xuất một số nội dung cần được sửa đổi, bổ sung trong pháp luật tố tụng hình sự. Từ khóa Thẩm quyền, luật tố tụng hình sự, hội đồng xét xử, pháp luật H 1 GIỚI THIỆU CHUNG ỘI đồng xét xử (HĐXX) là thuật ngữ pháp lý thường gặp trong hoạt động tư pháp. Một trong những chức năng quan trọng của HĐXX là nhân danh nhà nước xét xử các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, hành chính, thương mại, hôn nhân và gia đình, ; và qua đó, thiết lập lại các quan hệ xã hội bị xâm hại, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, các tổ chức, cá nhân. Quan trọng đến như vậy, song cho đến nay, khái niệm về HĐXX vẫn chưa được làm rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, đây là vấn đề cần đặt ra trong quá trình cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền mà Đảng ta đang chỉ đạo thực hiện. Trên cơ sở tìm hiểu các quy định pháp luật có liên quan từ năm 1945 cho đến nay, bước đầu chúng tôi sẽ cố gắng đưa ra các đặc trưng pháp lý của HĐXX nói chung và trong pháp luật tố tụng hình sự nói riêng, làm sáng tỏ về một số thẩm quyền của HĐXX còn vướng mắc trong thực thi pháp luật tố tụng hình sự và đưa ra khuyến nghị nhằm tiếp tục hoàn thiện chế định pháp luật này. Bài nhận ngày 01 tháng 10 năm 2015, hoàn chỉnh sửa chữa ngày 11 tháng 4 năm 2016. Tác giả Lê Ngọc Thạnh công tác tại Trường Đại học Lao động Xã hội - Cơ sở TP Hồ Chí Minh (email: lengocthanh49@yahoo.com) 2 VỀ MỘT SỐ NỘI DUNG CÓ LIÊN QUAN ĐẾN HỘI ĐỒNG XÉT XỬ 2.1 Về việc tham gia xét xử của Hội thẩm trong Hiến pháp Các bản Hiến pháp: 1946, 1959, 1980, 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001) đều không đưa ra chế định pháp luật về HĐXX. Hiến pháp năm 1946 xác định Tòa án là cơ quan tư pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, có chức năng xét xử [6]. Đây là quy định riêng có mà không thấy kế thừa ở những Hiến pháp sau này. Ngoài ra, trong công tác xét xử có quy định, khi xử việc hình thì phải có phụ thẩm nhân dân (Hội thẩm hiện nay) để tham gia ý kiến nếu là việc tiểu hình, hoặc cùng quyết định với thẩm phán nếu là việc đại hình [3]. Trong Hiến pháp năm 1959, 1980 đều quy định, việc xét xử ở các Tòa án nhân dân có hội thẩm tham gia theo quy định pháp luật. Khi xét xử, hội thẩm ngang quyền với thẩm phán [4]. Hiến pháp năm 1992 quy định chức năng xét xử của hội thẩm quân nhân: Việc xét xử của Tòa án nhân dân có Hội thẩm nhân dân, của Tòa án quân sự có Hội thẩm quân nhân tham gia theo quy định pháp luật. Khi xét xử, Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán [5]. Hiến pháp năm 2013 (đã được Quốc hội thông qua ngày 28/11/2013) quy định, việc xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân có Hội thẩm tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn[8]. Qua các quy định trên, chúng ta có thể nhận thấy, cho dù có sự thay đổi về việc sử dụng thuật ngữ pháp lý, là Phụ thẩm nhân dân như trong Hiến pháp 1946, hay là Hội thẩm nhân dân như trong các bản Hiến pháp sau này, đều thống nhất điểm chung là: Hội thẩm tham gia vào hoạt động xét xử của Tòa án là quy định pháp luật được ghi nhận qua các bản Hiến pháp. Điều này đã khẳng định, việc tham gia của các tầng lớp nhân dân vào bộ máy nhà nước là yêu cầu tất yếu, thể hiện vai trò của mình trong công tác xét xử, vì chính họ sẽ bổ sung kiến thức pháp lý từ hoạt động thực tiễn trong

82 SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 20, No Q3-2017 đời sống thường nhật, nhằm góp phần cho bản án được tuyên phản ảnh được lợi ích chung của cộng đồng dân cư. 2.2 Về Hội đồng xét xử trong pháp luật hiện hành Việt Nam Về thuật ngữ pháp lý Hội đồng xét xử, theo các tài liệu khoa học, hiện nay có các giải thích sau: Hội đồng xét xử gồm các thẩm phán và hội thẩm nhân dân tham gia xét xử một vụ án hình sự hoặc một vụ kiện dân sự.[1] Theo tinh thần của Bộ Luật Tố tụng Hình sự và Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, thì việc xét xử là do một tập thể gọi là hội đồng xét xử thực hiện. Việc xét xử của tòa án nhân dân có hội thẩm nhân dân tham gia theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự [10]. Hội đồng gồm các Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân do Tòa án có thẩm quyền lập ra để nhân danh nhà nước trực tiếp xét xử tại phiên tòa các vụ án và ra bản án hoặc quyết định đối với các vụ án. Pháp luật quy định cụ thể thành phần của Hội đồng xét xử [11]. Các tác giả trên đã không đưa ra giải thích trực tiếp HĐXX là gì, nhưng thông qua cách giải thích về thành phần, chức năng xét xử, thẩm quyền thành lập, để đưa ra một cách gián tiếp coi như là khái niệm về HĐXX. Theo các quy định pháp luật hiện hành có liên quan, như Điều 10 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 quy định: Tòa án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn. Thành phần Hội đồng xét xử ở mỗi cấp xét xử do luật tố tụng quy định.. Liên quan đến thành phần HĐXX, tại Điều 254 Bộ Luật Tố tụng Hình sự năm 2015 (BLTTHS năm 2015) quy định: Điều 254. Thành phần Hội đồng xét xử 1. Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm. Trường hợp vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp thì Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm. Đối với vụ án có bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là tù chung thân, tử hình thì Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm. 2. Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm ba Thẩm phán. Chúng ta có thể thấy rằng: Không phải lúc nào cũng có sự tham gia của Hội thẩm vào HĐXX, mà chỉ trong trường hợp xét xử ở cấp sơ thẩm, sự tham gia của Hội thẩm với tư cách thành viên HĐXX là bắt buộc, còn đối với cấp xét xử phúc thẩm, pháp luật quy định sự tham gia của Hội thẩm vào HĐXX chỉ trong trường hợp cần thiết. Trên cơ sở các quy định pháp luật hiện hành, chúng ta có thể đưa ra các đặc trưng pháp lý của HĐXX như sau: Một là, HĐXX là tập thể những người do Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa quyết định đưa vụ án ra xét xử thành lập; Hai là, Thành phần HĐXX bao gồm: Thẩm phán, có sự tham gia của Hội thẩm nhân dân hay Hội thẩm quân nhân tùy theo phiên tòa; Ba là, HĐXX chịu sự điều hành của Thẩm phán Chủ tọa phiên tòa. Bốn là, HĐXX có chức năng xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, hôn nhân gia đình, tại các phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm, quyết định theo nguyên tắc đa số; đồng thời thực hiện các chức năng khác theo quy định pháp luật. Ngoài ra, số lượng, thành phần của HĐXX trong pháp luật tố tụng hình sự còn phụ thuộc vào tính chất nghiêm trọng, phức tạp của vụ án. 3 MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ THẨM QUYỀN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT XỬ TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ 3.1 Thẩm quyền Quyết định khởi tố vụ án hình sự Trong Điểm c Khoản 1, Khoản 4 Điều 153 BLTTHS năm 2015 có quy định: Điều 153. Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự... 3. Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp:... c) Viện kiểm sát trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm hoặc theo yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử. 4. Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm. Như vậy, trong quá trình xét xử, qua hoạt động xét hỏi bị cáo, bị can và những người tham gia tố tụng, cũng như qua nội dung tranh luận, đối đáp giữa bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác về bản luận tội của Kiểm sát viên, mà HĐXX phát hiện những tình tiết mới của vụ án, thì HĐXX có quyền lựa chọn: (i) Quyết định khởi tố vụ án hình sự; hoặc (ii) Yêu cầu Viện Kiểm sát khởi tố vụ án hình sự. Chúng ta xét với hai trường hợp xảy ra như sau:

TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH & CN, TẬP 20, SỐ Q3-2017 83 Thứ nhất, trường hợp HĐXX ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, thì quyết định khởi tố của HĐXX phải được gửi tới Viện kiểm sát để xem xét, quyết định việc điều tra. Rõ ràng là, việc yêu cầu cơ quan điều tra thực hiện theo Quyết định khởi tố vụ án hình sự như đã nêu trên không thuộc thẩm quyền của HĐXX, mà cơ quan Viện Kiểm sát sẽ xem xét, để quyết định. Nếu Viện Kiểm sát đồng ý với Quyết định khởi tố, quyết định cho cơ quan điều tra tiến hành điều tra vụ án, coi như đồng nghĩa với việc thừa nhận, trong quá trình tiến hành tố tụng Viện Kiểm sát đã bỏ sót tội phạm, vi phạm nhiệm vụ quan trọng của BLTTHS. Có lẽ đây là điều mà không có cơ quan Viện Kiểm sát nào chịu đối mặt với vấn đề pháp lý như vậy. Nếu như Viện Kiểm sát cho rằng quyết định khởi tố vụ án hình sự của HĐXX không có căn cứ thì có quyền kháng nghị lên Tòa án cấp trên. Theo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 thì Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp; xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật. Ngoài chức năng xét xử, Tòa án nhân dân tối cao còn có quyền hạn: (i) Phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật tố tụng; (ii) Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng. Đối với Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì có quyền: (i) Sơ thẩm vụ việc theo quy định của pháp luật; (ii) Phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật; (iii) Kiểm tra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, khi phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới theo quy định của luật tố tụng thì kiến nghị với Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, kháng nghị...[9]. Hay nói cách khác, hiện nay các văn bản luật chưa có quy định về xử lý Quyết định khởi tố vụ án hình sự của HĐXX bị Viện Kiểm sát kháng nghị. Bên cạnh đó, chúng ta cần đề cập đến khía cạnh pháp lý nữa là: Ngoài việc thực hành quyền công tố, Viện Kiểm sát còn có chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp, theo quy định Điều 107 Hiến pháp năm 2013. Nội dung này còn được nhắc lại trong Điều 2 của Luật Tổ chức Viện Kiểm sát năm 2014. Trong thực tiễn áp dụng pháp luật, hầu như HĐXX chưa bao giờ thực hiện thẩm quyền này, vì nó không phù hợp với chức năng xét xử của Tòa án, và tâm lý e ngại đối mặt với hoạt động kiểm sát tư pháp của cơ quan Viện Kiểm sát như đã nêu trên. Thứ hai, trường hợp HĐXX yêu cầu Viện Kiểm sát khởi tố vụ án hình sự thì yêu cầu khởi tố được gửi cho Viện kiểm sát để xem xét, quyết định việc khởi tố. Pháp luật hiện hành cũng không có quy định ràng buộc nào đối với việc Viện Kiểm sát có quyết định khởi tố vụ án hay không khởi tố theo yêu cầu của HĐXX, và như vậy, việc yêu cầu nêu trên sẽ không có tính khả thi, bởi lẽ như đã trình bày, khó mà cơ quan Viện Kiểm sát chấp nhận việc bỏ sót tội phạm của cơ quan mình. Mặt khác, Tòa án là cơ quan có thẩm quyền ra phán quyết bị cáo có tội hay không có tội; việc quyết định chủ yếu dựa vào kết quả thẩm vấn công khai tại phiên tòa. Nếu HĐXX ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu khởi tố vụ án và Viện Kiểm sát cũng như cơ quan Điều tra chấp nhận quyết định của HĐXX thì tâm lý của HĐXX trong trường hợp này sẽ theo xu hướng buộc tội, mà chưa cần xem xét đến kết quả thẩm vấn công khai, do tâm lý của HĐXX là phải bảo vệ quan điểm của mình, như vậy sẽ gây bất lợi cho bị cáo. Những phân tích trên cho thấy, việc quy định thẩm quyền quyết định khởi tố vụ án hình sự, hoặc là yêu cầu cơ quan Viện Kiểm sát quyết định khởi tố cũng không có tính khả thi trong việc áp dụng pháp luật, hoặc theo hướng suy đoán có tội sẽ không có lợi cho bị cáo, điều này không phù hợp với chức năng xét xử của Tòa án. Bên cạnh đó, pháp luật cũng chưa có cơ chế ràng buộc để Viện Kiểm sát thực hiện. Thiết nghĩ, các nhà lập pháp nên xem xét bãi bỏ quy định này là phù hợp. 3.2 Về thẩm quyền xét xử của HĐXX khi Kiểm sát viên rút toàn bộ truy tố Khoản 4 Điều 325 BLTTHS năm 2015 quy định: Trường hợp Kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố thì Hội đồng xét xử vẫn giải quyết những vấn đề của vụ án theo trình tự quy định tại khoản 1 Điều này. Nếu có căn cứ xác định bị cáo

84 SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 20, No Q3-2017 không có tội thì Hội đồng xét xử tuyên bị cáo không có tội; nếu thấy việc rút quyết định truy tố không có căn cứ thì quyết định tạm đình chỉ vụ án và kiến nghị Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp. Về vấn đề trên, chúng ta cần xét dưới các khía cạnh pháp lý sau: Thứ nhất, trường hợp Viện Kiểm sát đương nhiên rút toàn bộ quyết định truy tố, đó là: những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các Điều: 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ Luật Hình sự khởi tố theo yêu cầu của người bị hại, mà đến khi xét xử, người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, hoặc: đến thời điểm xét xử, tội phạm đã được đại xá; hoặc đến thời điểm xét xử, tội phạm do bị cáo thực hiện không còn nguy hiểm cho xã hội, đã được xóa bỏ trong Bộ Luật Hình sự, và Viện Kiểm sát áp dụng theo nguyên tắc có lợi cho bị cáo; nghĩa là việc Viện Kiểm sát rút toàn bộ quyết định truy tố là phù hợp với quy định pháp luật, mà không ảnh hưởng đến hậu quả pháp lý phát sinh đối với cơ quan mình, cá nhân có liên quan; Thứ hai, Kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố thì hành vi này liệu có phù hợp với thẩm quyền của mình hay không, nếu trong trường hợp Kiểm sát viên giữ quyền công tố trong phiên tòa hình sự không phải là Viện trưởng Viện Kiểm sát, vì chỉ có Viện trưởng hoặc Viện phó Viện Kiểm sát được phân công thực hiện quyền công tố mới có thẩm quyền quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự theo Điều 41 BLTTHS năm 2015. Mặc dù, tại Khoản 1 Điều 83 của Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân năm 2014 còn có quy định: Kiểm sát viên tuân theo pháp luật và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình trong việc thực hành quyền công tố, tranh tụng tại phiên tòa và kiểm sát hoạt động tư pháp. ; song việc rút toàn bộ quyết định truy tố của Kiểm sát viên coi như đã hủy quyết định khởi tố ban đầu, đồng thời Viện Kiểm sát công nhận bị cáo không có tội, hay nói cách khác, đã làm oan người vô tội. Điều này chắc chắn không thể xảy ra trong thực tế, bởi lẽ, cũng tại Khoản 1 Điều 83 của Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân năm 2014 quy định: Khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, Kiểm sát viên tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân.. Thứ ba, tại phiên tòa, Kiểm sát viên thực hiện chức năng buộc tội, tham gia tranh tụng và chịu trách nhiệm hoàn toàn về những chứng cứ buộc tội thu thập được trong quá trình điều tra. Như vậy, khi Kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố, mà HĐXX vẫn phải giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyết theo đa số về từng vấn đề một, thì không ổn về mặt pháp lý, vì thực ra, bên cạnh việc pháp luật đã giới hạn việc xét xử của Tòa án: chỉ xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện Kiểm sát truy tố và Tòa án đã quyết định đưa ra xét xử. Tòa án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện Kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện Kiểm sát đã truy tố. [8] thì quy định trên còn được nhìn nhận dưới giác độ: quyết định truy tố của Viện Kiểm sát là một trong những cơ sở pháp lý của việc quyết định đưa ra vụ án xét xử của Tòa án và hoạt động xét xử của HĐXX. Khi cơ sở định tội không còn nữa, thì việc tiếp tục thực hiện chức năng của mình, chỉ mang tính chủ quan áp đặt, hoặc là suy đoán vô tội, hoặc là suy đoán có tội: điều mà pháp luật tố tụng của hầu hết các quốc gia trên thế giới đều né tránh. Trong trường hợp này, nên chăng pháp luật cần quy định: HĐXX quyết định đình chỉ việc xét xử, còn thủ tục đình chỉ vụ án, hãy để cho Viện Kiểm sát thực hiện thẩm quyền này. 4 KIẾN NGHỊ Suy cho cùng, hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng trong cả quá trình điều tra, truy tố, xét xử đều nhằm vào chất lượng xét xử thông qua các phiên tòa, thể hiện bằng bản án được tuyên. Để thực hiện được điều đó phụ thuộc vào nhiều vấn đề, trong đó có trách nhiệm cũng như quyền hạn của HĐXX để các quy định pháp luật có tính khả thi trong quá trình áp dụng. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành không xác định cụ thể địa vị pháp lý của HĐXX, hay nói cách khác, HĐXX không được quy định là cơ quan tiến hành tố tụng theo quy định pháp luật nói chung, và pháp luật về tố tụng hình sự nói riêng. Tòa án được xác định là cơ quan tiến hành tố tụng; Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán, Hội thẩm được xác định là người tiến hành tố tụng [7]. Tuy nhiên, Tòa án không trực tiếp thực hiện chức năng xét xử, mà phải thông qua HĐXX để thể hiện quyền năng của mình. Những vấn đề trên còn bỏ ngỏ, chưa được pháp luật thực định làm rõ. Ngoài ra, quy định về thẩm quyền còn bất cập so với thực tiễn xét xử như đã phân tích ở phần 3.1. Trên cơ sở đó, tác giả đề nghị như sau:

TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH & CN, TẬP 20, SỐ Q3-2017 85 4.1 Bãi bỏ quy định về thẩm quyền khởi tố vụ án hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự được quy định tại Khoản 4 Điều 153 BLTTHS năm 2015. Như vậy, Điều 153 BLTTHS năm 2015 sau khi sửa đổi sẽ là: Điều 153. Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự 1. Cơ quan điều tra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với tất cả vụ việc có dấu hiệu tội phạm, trừ những vụ việc do cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử đang thụ lý, giải quyết quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này. 2. Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp quy định tại Điều 164 của Bộ luật này. 3. Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp: a) Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; b) Viện kiểm sát trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; c) Viện kiểm sát trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm hoặc theo yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử. 4.2 Bổ sung quy định về địa vị pháp lý của HĐXX; mối quan hệ giữa HĐXX với Tòa án; cụ thể là: 4.2.1 Bổ sung vào Điều 10 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 nội dung thông qua Hội đồng xét xử do Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa quyết định thành lập. Sau khi được bổ sung, Điều 6 sẽ có nội dung sau: Điều 10. Tòa án nhân dân xét xử tập thể Tòa án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số thông qua Hội đồng xét xử do Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa quyết định thành lập, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn. Thành phần Hội đồng xét xử ở mỗi cấp xét xử do luật tố tụng quy định... 4.2.2 Bổ sung vào Điểm đ Khoản 1 Điều 255 BLTTHS năm 2015 nội dung: Thành lập Hội đồng xét xử bao gồm:. Sau khi được bổ sung, Điều 255 sẽ có nội dung sau Điều 255. Quyết định đưa vụ án ra xét xử 1. Quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm ghi rõ: a) Ngày, tháng, năm ra quyết định; tên Tòa án ra quyết định; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm mở phiên tòa; b) Xét xử công khai hay xét xử kín; c) Họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nghề nghiệp, nơi cư trú của bị cáo; d) Tội danh và điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự mà Viện kiểm sát truy tố đối với bị cáo; đ) Thành lập Hội đồng xét xử bao gồm: Họ tên Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án; họ tên Thẩm phán dự khuyết, Hội thẩm dự khuyết, Thư ký Tòa án dự khuyết (nếu có); 4.2.3 Sửa đổi Khoản 4 Điều 326 BLTTHS năm 2015 như sau: Điều 326. Nghị án 1. 4. Trường hợp Kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố thì Hội đồng xét xử quyết định đình chỉ việc xét xử thay vì: 4. Trường hợp Kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố thì Hội đồng xét xử vẫn giải quyết những vấn đề của vụ án theo trình tự quy định tại khoản 1 Điều này. với lý do như đã phân tích ở phần 3.1. của bài viết này. Thực hiện Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020 theo nội dung Nghị quyết số 49/NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị, trong đó có việc làm rõ chức năng của HĐXX trong hệ thống pháp luật nước ta nói chung và pháp luật về tố tụng hình sự hiện hành là điều cần thiết. Mặc dù khả năng tiếp cận vấn đề còn hạn chế, song tác giả cũng mạo muội đưa ra một số ý kiến, kính mong sự chia sẻ của các nhà khoa học cũng như những người quan tâm đến nội dung đã đặt vấn đề nêu trên./.

86 SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 20, No Q3-2017 Competence of Trial Panel in accordance with the provisions of Vietnam Criminal Procedure Code Le Ngoc Thanh Abstract This article aims to present some contents related to trial panel in addition to analyzing some of their competence in criminal court session such as competence to issue a decision to institute a criminal case, to adjudicate jurisdiction of the trial panel when procurators withdraw the whole prosecution decision. The author also highlights some shortcomings in the implementation of legislation on and proposes some contents in the Criminal Procedure Code that need revising and supplementing. Keywords Competence, Criminal Procedure, to trial panel, legislation TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Nguyễn Quốc Việt, Đinh Thế Công, Nguyễn Bình, Thuật ngữ Pháp lý phổ thông Tập 1, Nxb. Pháp lý, Hà Nội, (Dịch từ tiếng Nga của Nhà xuất bản Sách Pháp lý Matxcơva 1973), tr. 174-175, 1986. [2]. Quốc hội, Hiến pháp, Điều 63, 1946. [3]. Quốc hội, Hiến pháp, Điều 65, 1946. [4]. Quốc hội, Hiến pháp, Điều 99, 1959. [5]. Quốc hội, Hiến pháp, Điều 130, 1980. [6]. Quốc hội, Hiến pháp, Điều 129, 1992. [7]. Quốc hội, Bộ Luật Tố tụng Hình sự, Điều 34, 2015.. [8]. Quốc hội, Bộ Luật Tố tụng Hình sự, Điều 298, 2015. [9]. Quốc hội, Hiến pháp, Điều 103, 2013. [10]. Quốc hội, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Điều 2, Điều 29, Điều 37, 2014. [11]. Tập thể tác giả, Từ điển Luật học, Nxb. Từ điển Bách khoa, Hà Nội, tr. 225, 1999. [12]. Viện Khoa học Pháp lý Bộ Tư pháp, Từ điển Luật học, Nxb. Từ điển Bách hoa - Nxb. Tư pháp, Hà Nội, tr. 386, 2006.