Tạp chí số 36, tháng , trường Đại học Tây Nguyên ISSN ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC DẠNG PHÂN KHOÁNG VÀ SỐ LẦN BÓN ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH

Tài liệu tương tự
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN NGUYỄN VĂN BẮC NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CANH TÁC HIỆU QUẢ TRÊN ĐẤT LÚA NƢỚC TẠI HUYỆN BÙ

Microsoft Word ?NH HU?NG C?A THÂM CANH Ð?N HÀM LU?NG M?T S? CH? TIÊU DINH DU?NG TRONG Ð?T T?I LÂM Ð?NG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM QCVN :2013/BNNPTNT QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ KHẢO NGHIỆM GIÁ TRỊ CANH TÁC VÀ SỬ DỤNG CỦA GIỐNG MÍA Natio

TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN NÔNG NGHIỆP TÂY BẮC: NHẬN DIỆN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Tha

BỘ NÔNG GHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN DỰ ÁN HỖ TRỢ NÔNG NGHIỆP CÁC BON THẤP-LCASP GÓI THẦU 42: THÍ ĐIỂM CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ KHOÁNG CHUYÊN D

Báo cáo Kế hoạch hành động THỰC HIỆN TÁI CƠ CẤU NGÀNH MUỐI THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN TÁ

KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN “NGHIÊN CỨU CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CANH TÁC VÀ CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ, CHẤT LƯỢNG NGÔ HÀNG HÓA CHO ĐỒN

Kyyeu hoithao vung_bong 2_Layout 1.qxd

Microsoft Word - 09-KTXH-NGUYEN QUOC NGHI(80-86)55

Luận văn tốt nghiệp

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội BÁO CÁO NGHÈO ĐA CHIỀU Ở VIỆT NAM Giảm nghèo ở tất cả các chiều cạnh để đảm bảo cuộc sống có chất lượng cho mọi ng

Microsoft Word - GT modun 02 - Gieo trong

Tựa

Microsoft Word - TOM TAT.KIEU NGA.doc

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG MẠC THỊ HÀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH SẢN PHẨM PHÂN BÓN TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 1565/QĐ-BNN-TCLN Hà Nội, ngày 08 tháng 07 nă

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH MARKETING KHOA DU LỊCH T CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Tp. HCM, ngày 26 tháng 11 năm 2018 KẾ HOẠ

Kinh tế & Chính sách GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH SINH THÁI THÁC MAI - BÀU NƯỚC SÔI Bùi Thị Minh Nguyệt 1,

Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện Thanh Trì - Hà Nội Trần Thanh Thủy Khoa Luật Luận

NguyenThanhLong[1]

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 639/QĐ-BNN-KH Hà Nội

2 CÔNG BÁO/Số /Ngày PHẦN VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT BỘ CÔNG THƯƠNG BỘ CÔNG THƯƠNG Số: 29/2014/TT-BCT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆ

Khoa hoc - Cong nghe - Thuy san.indd

TRẢ LỜI KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP THỨ 3 HĐND TỈNH KHÓA IX ĐƠN VỊ: THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT 1. Cử tri phường Định Hòa phản ánh: Quỹ quốc phòng an ninh k

Microsoft Word TV Phuoc et al-DHNT-Hien trang khai thac NLHS ... Khanh Hoa.doc

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

Quản Lý Ơn riêng Thiên Chúa đã ban, mỗi người trong anh em phải dùng mà phục vụ kẻ khác. Như vậy, anh em mới là những người khéo quản lý ân huệ thiên

Đề tài: Chính sách đào tạo nguồn nhân lực văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh

Preliminary data of the biodiversity in the area

Ky Thuat Gieo Trong Va Cham Soc Cay Kim Tien Thao

Tổng cục Lâm nghiệp Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Điện Biên CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM DỰ

Phuong an CPH CAO SU 1-5 TÂY NINH_V10 final

Microsoft Word - BomthuyluanVw.doc

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGÔ THỊ NĂM NGHIÊN CỨU TRỒNG THỬ NGHIỆM HAI GIỐNG DƯA CHUỘT BAO TỬ MIRABELLE VÀ MIMOZA TRONG ĐIỀU KIỆN SINH T

KỸ THUẬT BÓN PHÂN HỢP LÝ CHO CÂY ĐIỀU GHÉP Ở VÙNG ĐÔNG NAM BỘ TS. Đỗ Trung Bình KS. Nguyễn Lương Thiện 1. Mở đầu Những năm gần đây, cây điều được mở r

J. Sci. & Devel. 2014, Vol. 12, No. 8: Tạp chí Khoa học và Phát triển 2014, tập 12, số 8: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO

Thứ Số 67 (7.050) Năm, ngày 8/3/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TRUNG

Microsoft Word M?T S? MÔ HÌNH CHUY?N Ð?I CO C?U CÂY TR?NG HI?U QU? T?I VÙNG Ð?NG B?NG SÔNG H?NG

Microsoft Word - 03-KTXH-NGUYEN QUOC NGHI( )027

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI

Quý IV/2018 TRONG SỐ NÀY: Cập nhật Hoạt động của các Nhóm công tác PPP ngành hàng nông nghiệp Các hoạt động của Ban thư ký PSAV Các hoạt động và sự ki

Đề 11 – Giới thiệu về một loài cây hoặc loài hoa.(cây mai) – Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc 9

Microsoft Word - TOMTATLUANVANTOTNGHIEP1521excat.doc

luan van tom tat.doc

Bản tin Tóm tắt của CIFOR cung cấp các thông tin cô đọng, chính xác, có bình duyệt về các chủ đề nghiên cứu lâm nghiệp hiện tại Số. 251, Tháng tư 2019

Khoa hoc - Cong nghe - Thuy san.indd

MUÏC LUÏC

Microsoft Word - 09-NGO QUOC DUNG_MT(58-65)

Bao cao dien hinh 5-6_Layout 1

Microsoft Word - Bai 8. Nguyen Hong Son.doc

Thuyết minh về cây hoa đào – Văn mẫu lớp 8

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN NGỌC QUANG HẦU ĐỒNG TẠI PHỦ THƯỢNG ĐOẠN, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1, QUẬN HẢI AN, TH

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

Soá BAÛN TIN AÛnh: Phó chủ tịch UBND tỉnh Dương Văn Thái kiểm tra đề tài Nghiên cứu, hoàn thiện công nghệ sản xuất lúa lai hai dòng, ba dòng đạ

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ

Microsoft Word - Law on Land No QH11-V.doc

Generated by Foxit PDF Creator Foxit Software For evaluation only. Mô hình kiến trúc xanh từ bài học kinh nghiệm của kiến

TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ ISSN NHU CẦU HỌC TẬP KỸ NĂNG SỐNG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, T

Microsoft Word - 18.Tu

Khái quát chung về tình hình kinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang Khái quát chung về tình hình kinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang Bởi: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Vị

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc ĐỀ ÁN TUYỂN SINH NĂM 2019 CƠ SỞ PHÁP LÝ - Lu

Bản tin ISG 10/2017 BẢN TIN THÁNG TRONG SỐ NÀY Kết quả ngành nông nghiệp 9 tháng đầu năm 2017 Tái cơ cấu ngành nông nghiệp: Công nghệ sẽ tạo b

Báo cáo thực tập

QUỐC HỘI

ENews_CustomerSo2_

1

Kỹ thuật nuôi lươn Kỹ thuật nuôi lươn Bởi: Nguyễn Lân Hùng Chỗ nuôi Trong cuốn Kỹ thuật nuôi lươn (NXB nông nghiệp, 1992) chúng tôi đưa ra qui trình n

CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ TỈNH LÀO CAI Số: 66/MTĐT-HĐQT V/v công bố thông tin điều chỉnh một số chỉ tiêu kế hoạch năm 2019 trong báo cáo thườn

365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Bài thu hoạch chính trị hè Download.com.vn

Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên)

Microsoft Word - 8b. Tai lieu doc them ve Khai thac TS.doc

Microsoft Word - Noi dung tom tat

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ******** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 178/2001/QĐ-TTg Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 01 /QĐ-UBND An Giang, ngày 02 tháng 01 năm 2019 QUYẾT

14 CÔNG BÁO/Số /Ngày BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - BỘ Y TẾ BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - BỘ Y TẾ Số: 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT CỘNG HÒA XÃ H

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

Ch­¬ng 3

Thông tư 43/2012/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định về quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng dự án thủy điện và vận hành khai thác công trình thủy điện

Microsoft Word - Template

MỤC LỤC 1. TỔNG QUAN Thông tin chung về BAC A BANK Quá trình hình thành - phát triển Ngành nghề và địa bàn kinh doanh...

MỞ ĐẦU

Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông t

Báo cáo Thị trường Thép Ngày: 05/03/2019 Tiêu điểm: + Nhìn lại năm năm của chủ nghĩa bảo hộ lên ngôi + Ngành thép chịu áp lực lớn trước khả năn

Microsoft Word - DA17-TRAN THI HIEN( )

Microsoft Word - Forland_policy brief summary__Viet.docx

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế học khu vực công Cải cách thuế GTGT ở Việt Nam Niên khoá Nghiên cứu tình huống Chương trình

HỘI NGHỊ ĐIỆN GIÓ VIỆT NAM LẦN THỨ I Tp. Hà Nội, ngày 07 tháng 6 năm 2018 TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN ĐIỆN GIÓ TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Trần Hữu Hiệp 14/0

Microsoft Word - Tap chi so _1_.doc

Bộ Công nghiệp

Kỷ yếu kỷ niệm 35 năm thành lập Trường ĐH ng nghiệp Th c ph m T h inh ) NGHIÊN CỨU DỰ BÁO TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NĂNG SUẤT LÚA VÙNG

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc)

TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN TRƯỜNG THPT TH CAO NGUYÊN ĐỀ THI CHÍNH THỨC Họ và tên thí sinh Số báo danh. ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2018 (LẦN 1) Bài thi: K

Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN TỔNG HỢP NPK ĐẾN ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG GIÁNG HƯƠNG QUẢ TO (Pterocarpus macrocarpus Kurz) 12 THÁ

QUỐC HỘI

Phong thủy thực dụng

MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ TÔNG AVENEAE (HỌ CỎ - POACEAE)

NguyenThiThao3B

Microsoft Word _MOC Định hướng xây dựng.docx

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2018 CÔNG TY CỔ PHẦN SUPE PHỐT PHÁT VÀ HÓA CHẤT LÂM THAO Khu Phương Lai 6, Thị trấn Lâm Thao, Huyện Lâm Thao, Tỉnh Phú Thọ

Bản ghi:

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC DẠNG PHÂN KHOÁNG VÀ SỐ LẦN BÓN ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY HỒ TIÊU (PIPER NIGRUM L.) GIAI ĐOẠN KINH DOANH TẠI TỈNH ĐẮK LẮK Nguyễn Tiến Nam 1, Phạm Đức Cảnh 2, Nguyễn Anh Dũng 3 Ngày nhận bài: 04/12/2018; Ngày phản biện thông qua: 13/12/2018; Ngày duyệt đăng: 30/5/2019 TÓM TẮT Nghiên cứu ảnh hưởng của các dạng phân khoáng là phân đơn, phân đa lượng và phân phức hợp kết hợp với 3 mức về số lần bón khác nhau, được thực hiện trên cây hồ tiêu (Piper nigrum L.) giai đoạn kinh doanh trồng trên đất nâu đỏ bazan (Rhodic Ferralsols). Kết quả sau 2 vụ theo dõi cho thấy, sử dụng dạng phân phức hợp với lượng bón 360 N - 180 P 2-360 K 2 O cho 5 lần bón/vụ có kết quả tốt nhất về các chỉ tiêu cấu thành năng suất và năng suất so với mức bón 4 và 6 lần/vụ. Năng suất đạt 67,27 tạ hạt khô/ha, lợi nhuận đạt 597,66 triệu đồng/ha, tỷ suất lợi nhuận/tổng chi phí là 5,67 lần và cao nhất trong các tổ hợp theo dõi. Từ khóa: hồ tiêu, phân bón, phức hợp. 1. MỞ ĐẦU Cây hồ tiêu (Piper nigrum L.) là loại cây công nghiệp dài ngày quan trọng của Việt Nam. Hạt hồ tiêu có giá trị xuất khẩu cao. Thị trường tiêu thụ hồ tiêu trên thế giới đã không ngừng tăng, chính vì vậy từ năm 2015, Bộ Nông nghiệp đã đưa cây hồ tiêu vào trong 11 ngành hàng nông nghiệp quan trọng của Việt Nam trong chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế theo quyết định 1684/QĐ-TTg. Trong những năm gần đây, diện tích và sản lượng hồ tiêu của Việt Nam đã tăng nhanh đáng kể với hai vùng trồng hồ tiêu chính là Tây Nguyên và Đông Nam bộ, trong đó tỉnh Đắk Lắk năm 2016 đã có tổng diện tích 27.588 ha, diện tích thu hoạch là 14.865 ha và sản lượng là 48.650 tấn (Cục thống kê Đắk Lắk, 2017). Với mong muốn có sản lượng cao hàng năm, người trồng hồ tiêu đã sử dụng nhiều dạng phân bón gốc với nhiều liều lượng bón rất khác nhau ngay tại một vùng sản xuất. Từ kết quả điều tra của Phạm Đức Cảnh và cộng sự (2018) tại 4 huyện trồng tiêu trọng điểm của tỉnh Đắk Lắk cho thấy, nông dân đã bón từ 134-1.472 kg N/ha/vụ, lượng phân lân từ 64-1.798 kg P 2 /ha/vụ và từ 89 1.787 kg K 2 O/ha/vụ từ các dạng phân bón như phân đơn, phân NPK chế biến và phân phức hợp với số lần bón/vụ cũng chưa thống nhất ở các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây hồ tiêu, kết quả điều tra này cũng tương đồng với kết luận của Nguyễn Văn Sanh và cộng sự (2015) khi đánh giá về tình hình sử dụng phân bón trên cây hồ tiêu ở huyện Cư Kuin của tỉnh Đắk Lắk. Để hướng dẫn cho người trồng hồ tiêu, Bộ 1 Khoa Nông Lâm nghiệp, trường Đại học Tây Nguyên; 2 SV, Lớp cao học K10, Khoa Nông Lâm nghiệp, trường Đại học Tây Nguyên; 3 Viện Công nghệ Sinh học và Môi trường, trường Đại học Tây Nguyên; Tác giả liên hệ: Nguyễn Tiến Nam; ĐT: 0902408800; Email: nguyentiennam.bmt@gmail.com. 18 Nông nghiệp cũng đã ban hành quy trình hướng dẫn về: kỹ thuật trồng, chăm sóc và chế biến hồ tiêu ở các năm 2007 và 2015. Tuy nhiên, quy trình này cũng còn một số hạn chế vì chưa đưa ra được hiệu quả sử dụng của các dạng phân bón gốc khác nhau, cũng như số lần bón cho từng vùng sinh thái với những ngưỡng năng suất khác nhau. Để góp phần phát triển cây hồ tiêu bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, thì việc nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của các dạng phân bón và số lần bón khác nhau đến sinh trưởng và hiệu quả kinh tế cho cây hồ tiêu là cần thiết. 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội dung nghiên cứu - Ảnh hưởng của các dạng phân khoáng và số lần bón đến dinh dưỡng, các yếu tố cấu thành năng suất và năng hạt hồ tiêu. - Ảnh hưởng của các dạng phân bón và số lần bón đến hiệu quả kinh tế. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Vật liệu và phương pháp bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được thực hiện trên cây hồ tiêu (Piper nigrum L.) giống Vĩnh Linh giai đoạn kinh doanh 9 năm tuổi, trồng trên đất nâu đỏ bazan (Rhodic Ferralsols). Năng suất trung bình của 2 năm trước thí nghiệm dao động trong khoảng 4,0 4,5 tấn/ha. Thí nghiệm gồm 2 nhân tố bố trí theo kiểu ô phụ (Split - Plot Design), có 4 lần nhắc lại, 36 ô cơ sở, mỗi ô cơ sở có 12 trụ và tổng diện tích là 0,27 ha. Khoảng cách: 2,5m x 2,5m.

Theo tài liệu hướng dẫn về kỹ thuật trồng, chăm sóc và chế biến hồ tiêu của Trung tâm Khuyến nông quốc gia (2007), lượng sử dụng phân NPK 16-8-16 là: 2.200 đến 2.500 kg/ha, tương ứng với 352-400 kg N + 176-200 kg P 2 + 352-400 kg K 2 O, tỉ lệ NPK là 1 : 0,5 : 1. Từ đây, đề tài đề xuất áp dụng lượng phân nguyên chất/ha là 360kg N - 180kg P 2-360kg K 2 O. Các nhân tố chính bố trí trên ô nhỏ: S1: Bón 4 lần/vụ (tháng 4, 6, 8, 10) S2: Bón 5 lần/vụ (tháng 4, 6, 8, 10, 12) S3: Bón 6 lần/vụ (tháng 3, 4, 6, 8, 10, 12) Ghi chú: sau thu hoạch (tháng 3, 4), trước ra hoa (tháng 6), sau đậu trái (tháng 8), nuôi trái (tháng 10, 12). Các nhân tố phụ bố trí trên ô lớn: P1: Urê (46% N) + SA (21% N; 24% S) + Lân nung chảy (16% P 2 ) + KCl (60% K 2 O). P2: NPK hỗn hợp 16-8-16, là dạng phân được phổ biến được phối trộn từ Urê, Diamoni photphat (DAP, (NH 4 )2HPO 4 ) và KCl. P3: NPK phức hợp 16-8-16, là dạng phân được tổng hợp từ khí gas thiên nhiên (CH 4 ), đá phốt phát và muối khoáng kali thông qua công nghệ hóa hơi (Yara International). Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi + Mẫu lá: được lấy tại các điểm lấy mẫu đất, lấy 8 lá bánh tẻ trên mỗi 4 cây chỉ tiêu ở mỗi công thức, thu lá nằm ngoài tán theo hướng Đông, Tây, Nam, Bắc ở độ cao khoảng 1/3 trụ từ dưới mặt đất lên sau đợt bón phân cuối cùng 20 ngày. Lá được rửa sạch, để ráo và khi gửi đi phân tích. 19 + Mẫu đất: được lấy trước thí nghiệm ở tầng sâu 0 30cm tại 5 điểm chéo góc, lần hai ở mỗi ô công thức sau bón phân đợt cuối 20 ngày ở vị trí mép tán tiêu. Mẫu đất và mẫu lá được phân tích tại Viện Công nghệ Sinh học và Môi trường, trường Đại học Tây Nguyên. Phương pháp phân tích: ph KCl : đo bằng ph met; Hữu cơ %: bằng phương pháp quang phổ Walkley-Black; N %: xác định bằng phương pháp Kjeldahl; Kali, canxi, magie: xác định bằng phương pháp quang phổ hấp phụ nguyên tử AAS (A7000, Shimazu, Nhật Bản); P 2 % tổng số và P 2 dễ tiêu (mg/100g đất) xác định theo phương pháp so màu theo TCVN. Các chỉ tiêu theo dõi Số chùm quả/m 2 trụ, số quả/chùm quả, tỷ lệ rụng chùm quả, thể tích 1.000 quả tươi, tỷ lệ chùm quả tươi/quả khô, các chỉ tiêu này được theo dõi trên 4 cây ở hàng giữa của mỗi ô cơ sở, xác định năng suất thực thu và hiệu quả kinh tế của các tổ hợp. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Thí nghiệm được thực hiện ở 2 vụ liên tục, từ tháng 3 năm 2015 đến tháng 3 năm 2017, tại huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk. Phương pháp xử lý số liệu Các giá trị trung bình của các công thức được so sánh theo trắc nghiệm Duncan với độ tin cậy p 0,05. Xử lý thống kê bằng chương trình Excel và phần mềm SAS 9.1. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Một số chỉ tiêu hóa tính đất vườn thí nghiệm Bảng 1. Một số chỉ tiêu đánh giá về hóa tính đất trước và sau thí nghiệm CT ph KCl HC (%) CEC (lđl/100g đất) Chất tổng số (%) Chất dễ tiêu (mg/100g đất) Ca 2+ (lđl/100g đất) Mg 2+ (lđl/100g đất) N P 2 K 2 O P 2 K 2 O TTN 4,37 3,24 16,55 0,21 0,17 0,13 7,54 16,17 0,81 0,15 P1S1 4,48 3,19 16,34 0,22 0,19 0,12 7,61 16,13 0,82 0,14 P1S2 4,64 3,11 17,06 0,20 0,16 0,13 7,22 16,35 0,76 0,14 P1S3 4,24 3,14 15,74 0,19 0,13 0,14 7,75 16,23 0,63 0,17 P2S1 4,35 3,23 16,52 0,22 0,16 0,12 7,53 16,24 0,64 0,13 P2S2 4,21 3,16 16,41 0,22 0,12 0,13 7,52 16,16 0,82 0,24 P2S3 4,17 3,35 17,21 0,22 0,16 0,11 7,47 16,17 0,84 0,15 P3S1 4,42 3,12 16,82 0,21 0,14 0,15 7,62 16,11 0,86 0,32 P3S2 4,37 3,42 16,41 0,21 0,21 0,12 7,83 16,22 0,75 0,12 P3S3 4,53 3,28 16,42 0,22 0,19 0,14 7,41 16,51 0,84 0,16 Kết quả phân tích ở bảng 1 cho thấy: ph đất vườn thí nghiệm được đánh giá là chua, giá trị trung bình chỉ đạt 4,37. Đây là đặc điểm chung của đất nâu đỏ ở Tây Nguyên do quá trình rửa trôi các cation kiềm, kiềm thổ và do tập quán bón nhiều loại phân chua sinh lý như KCl và (NH 4 ) 2 SO 4. Hàm

lượng hữu cơ trung bình là 3,24%, đạm tổng số 0,21% và lân tổng số (0,17%) ở mức khá giàu. Tuy nhiên K 2 O tổng số là 0,13% được đánh giá ở mức trung bình. Đối với các dinh dưỡng dễ tiêu: P 2 dễ tiêu 7,54 mg/100g đất và K 2 O dễ tiêu 16,17 mg/100 g đất được đánh giá ở mức thấp. Đối với các ion Ca 2+ và Mg 2+ được đánh giá ở mức nghèo và đây là đặc tính chung của đất nâu đỏ ở Tây Nguyên. Theo Boyer (1982), vai trò của Ca và Mg trong đất thì hàm lượng Ca 2+ trao đổi trong đất tăng mà hàm lượng Mg 2+ không tăng sẽ làm cho cấu trúc đất trở nên thô và nếu tỉ lệ Ca 2+ /Mg 2+ < 1,0 thì cấu trúc đất rất không ổn định. Kết quả bảng 1 cho thấy tỉ lệ Ca 2+ /Mg 2+ tại vùng đất thí nghiệm đạt giá trị >1. Như vậy, so với kết luận của Boyer thì cấu trúc đất tại khu vực thí nghiệm vẫn giữ được sự ổn định. So sánh với kết quả phân tích đất trước và sau thí nghiệm cho thấy sau 2 năm tiến hành thí nghiệm chưa có sự khác biệt về ph KCl khá chua (trung bình 4,38), hàm lượng chất hữu cơ trung bình 3,22%, đạm tổng số (0,21), lân tổng số (0,16%), kali tổng số (0,13%) và P, K dễ tiêu, Ca 2+ và Mg 2+ trong đất trồng hồ tiêu. Từ kết quả phân tích này đã cho thấy với lượng bón NPK 360-180-360 không làm thiếu hụt dinh dưỡng trong đất trong thời gian thí nghiệm, hàm lượng các dinh dưỡng đa lượng, trung lượng chủ yếu vẫn ổn định. 3.2. Ảnh hưởng của các dạng phân bón và số lần bón đến hấp thu dinh dưỡng khoáng trong lá hồ tiêu Bảng 2. Đánh giá hàm lượng một số chất trong lá hồ tiêu sau thí nghiệm Công thức N (%) P (%) K (%) Ca (%) Mg (%) P1S1 2,07 c 0,15 d 1,65 c 1,15 0,35 P1S2 2,34 bc 0,14 d 2,07 c 1,14 0,34 P1S3 2,69 a 0,22 ab 2,32 ab 1,14 0,34 P2S1 2,43 ab 0,18 c 1,98 bc 1,15 0,35 P2S2 2,64 ab 0,19 bc 2,27 ab 1,16 0,33 P2S3 2,68 a 0,21 abc 2,31 ab 1,16 0,34 P3S1 2,52 ab 0,20 bc 1,97 c 1,16 0,37 P3S2 2,66 a 0,23 a 2,28 ab 1,15 0,36 P3S3 2,69 a 0,22 ab 2,39 a 1,15 0,36 CV (%) 7,66 10,35 8,52 2,82 8,50 Dinh dưỡng hấp thu trong lá có vai trò rất quan trọng đối với sinh trưởng và năng suất của cây hồ tiêu. Dinh dưỡng trong lá chiếm gần 30% tổng dinh dưỡng trong toàn bộ cây: lá, thân, cành, rễ và quả (Yap, 2012). Kết quả bảng 2 cho thấy xét về dạng phân bón (P) thì tổ hợp dạng phân hỗn hợp (P3) có dinh dưỡng N, P và K cao hơn so với dạng phân hỗn hợp (P2) và phân đơn. Sự khác biệt dinh dưỡng N, P và K trong lá giữa dạng phân bón và số lần bón (S) là có ý nghĩa so sánh thống kê. Kết quả cũng cho thấy tăng số lần bón từ 4-6 lần cũng làm tăng hấp thu dinh dưỡng trong lá và hiệu suất sử dụng phân bón. Kết quả này tương tự như khuyến cáo của hiệp hội hồ tiêu Malaysia là bón 6 lần/năm, cách hai tháng/1 lần bón. Số lần bón (S) tổ hợp bón P3S2 và P3S3 có N: 2,66-2,69%; P: 0,22-0,23% và K: 2,28-2,39%. Ngưỡng dinh dưỡng này đều nằm trong ngưỡng tối ưu cho cây hồ tiêu kinh doanh theo chuẩn nghiệm DRIS của Sadanandan 2000 và Partelli 2009. Riêng Ca và Mg có hàm lượng hơi thấp hơn so với chuẩn DRIS của Sadananda 2000. Tóm lại, cùng với lượng phân như sau thì sử dụng phân phức hợp và tăng số lần bón lên 5 hoặc 6 lần sẽ làm tăng hiệu quả hấp thu dinh dưỡng của cây hồ tiêu. 3.3. Ảnh hưởng của các dạng phân khoáng và số lần bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng hạt hồ tiêu Cây hồ tiêu là cây cần được cung cấp một một lượng dinh dưỡng cao và cân đối cho sinh trưởng và năng suất cao (Partelli F. L., 2009 và Srinivasan et al., 2012). Kết quả theo dõi và đánh giá ảnh hưởng của các dạng phân khoáng và số lần bón khác nhau cho cây hồ tiêu cho thấy, có sự ảnh hưởng khá rõ và có ý nghĩa so sánh đến một số yếu tố cấu thành năng suất về số chùm quả/m 2 trụ, tỷ lệ rụng chùm quả, kích thước 1.000 quả tươi giữa các tổ hợp. Đánh giá về ảnh hưởng của dạng phân đơn (P1) và phân hỗn hợp (P2) có ảnh hưởng không đáng kể đến các chỉ tiêu về: số quả/ chùm quả và tỷ lệ chùm quả tươi/quả khô. Từ kết quả phân tích cũng đã cho thấy, sử dụng phân phức hợp (P3) đã làm cải thiện rõ rệt đến các chỉ tiêu cấu thành năng suất so với việc sử dụng phân đơn (P1) và phân tổng hợp (P2), trong đó chỉ tiêu có ảnh hưởng nhiều đến năng suất và và chất lượng sản phẩm là tỷ lệ rụng chùm quả thấp nhất (10,38%), kích thước 1.000 quả tươi lớn nhất (105,84cm 3 ) và tỷ lệ chùm quả tươi/hạt khô là nhỏ nhất (3,13 lần). 20

Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng dinh dưỡng với mỗi dạng phân là khác nhau. Đánh giá về các chỉ tiêu cấu thành năng suất đã cho thấy, bón từ 5-6 lần/vụ (S2, S3) đã làm cải thiện được tỷ lệ rụng chùm quả so với chỉ bón 4 lần/vụ (S1), từ đó số chùm quả/m 2 của cây hồ tiêu cũng cao hơn hẳn so với mức bón 4 lần/vụ (S1). Số quả/chùm, kích thước 1.000 quả tươi của mức bón 4 lần/vụ cũng đạt thấp nhất, lần lượt là 43,90 chùm và 98,78cm 3 và có ý nghĩa so sánh với mức bón từ 5-6 lần/vụ. Tuy nhiên khi sử dụng mức bón 5 lần/vụ (S2) lại chưa có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ chùm tiêu tươi/ hạt khô (3,27 lần) so với mức bón 4 (S1) và 6 lần/vụ (S3). Đánh giá 9 tổ hợp của sự kết hợp giữa các dạng phân khoáng và các mức bón từ 4-6 lần với giống Vĩnh Linh trồng trên đất nâu đỏ bazan (Rhodic Ferralsols) ở thời kỳ kinh doanh cho thấy, các tổ hợp sử dụng dạng 21 phân tổng hợp (P2) và phân phức hợp (P3) kết hợp với việc bón từ 5-6 lần/vụ (S2, S3) đã cho kết quả tốt hơn về các chỉ tiêu cấu thành năng suất so với sử dụng phân đơn với 4 lần bón (P1S1). Kết quả phân hạng cho thấy, các tổ hợp sử dụng phân phức hợp kết hợp bón từ 5-6 lần vụ (P3S2, P3S3), đã làm tăng số chùm quả/m 2 trụ (120,75, 121,37 chùm), số quả/chùm quả (49,41, 52,98 quả), khối lượng 1.000 quả tươi (108,21-108,23g), đồng thời đã cải thiện được khả năng giữ chùm quả/cành thông qua chỉ tiêu theo dõi về tỷ lệ rụng chùm quả là thấp nhất (9,41-9,59%). Bên cạnh đó, một yếu tố góp phần gia tăng năng suất hạt khô sau thu hoạch là tỷ lệ chùm quả tươi/ hạt khô cũng đã đạt nhỏ nhất và dao động trong khoảng 3,06 đến 3,09 ở hai tổ hợp P3S2, P3S3 khi sử dụng dạng phân phức hợp và bón từ 5-6 lần/vụ. Bảng 3. Ảnh hưởng của các dạng phân khoáng và số lần bón đến các yếu tố cấu thành năng suất Công thức Số chùm quả/m 2 trụ (chùm) Số quả /chùm quả (quả) Tỷ lệ rụng chùm quả (%) Thể tích 1.000 quả tươi (cm 3 ) Chùm quả tươi/quả khô (lần) P1 103,54 c 44,81 b 15,23 a 99,59 c 3,41 a P2 109,78 b 46,42 b 12,79 b 102,68 b 3,35 a P3 116,38 a 50,32 a 10,38 c 105,84 a 3,13 b S1 103,96 b 43,90 b 14,73 a 98,78 b 3,43 a S2 112,31 a 47,97 a 12,19 b 104,18 a 3,27 ab S3 113,43 a 49,67 a 11,47 b 105,15 a 3,19 b P1S1 101,42 c 40,40 d 15,67 a 97,72 d 3,56 a P1S2 104,20 bc 46,36 bc 15,61 a 99,68 cd 3,42 ab P1S3 105,00 bc 47,66 b 14,41 ab 101,37 bcd 3,26 abc P2S1 103,46 bc 42,73 cd 16,39 a 97,82 d 3,48 a P2S2 111,98 abc 48,14 ab 11,39 bc 104,33 abc 3,30 abc P2S3 113,92 ab 48,37 ab 10,59 c 105,88 ab 3,25 abc P3S1 107,01 bc 48,57 ab 12,14 bc 100,79 bcd 3,24 abc P3S2 120,75 a 49,41 ab 9,59 c 108,53 a 3,09 bc P3S3 121,37 a 52,98 a 9,41 c 108,21 a 3,06 c CV(%) 6,57 6,57 15,70 3,41 6,02 3.3. Ảnh hưởng của các dạng phân khoáng và số lần bón đến năng suất hạt hồ tiêu Kết quả đánh giá năng suất thực thu tại các ô công thức trong thí nghiệm thể hiện tại bảng 4 cho thấy, trên nền NPK 360-180-360 kg/ha, ảnh hưởng của các dạng phân bón với các số lần bón khác nhau đã có tác động rõ đến năng suất, đạt cao nhất ở tổ hợp P3S2 (66,97 tạ/ha) và tương đồng với tổ hợp P3S3 (67,27 tạ/ha), mức tăng năng suất của 2 tổ hợp này có ý nghĩa so sánh với các tổ hợp sử dụng phân đơn (P1) và phân tổng hợp (P2) với tất cả các số lần bón khác nhau. Kết quả của các tổ hợp này được cấu thành từ dạng phân bón và số lần bón tốt nhất. Trong đó, sử dụng dạng phân phức hợp (P3) là dạng phân được điều chế thông qua các phản ứng hóa học, các thành phần dinh dưỡng được nằm trong mỗi một hạt phân ở dạng dễ tiêu. Nên dinh dưỡng đã phân bố đều khi rải và giúp cây trồng hấp thụ dinh dưỡng đều và nhanh. Kết quả là đã làm tăng năng suất 12% so với dạng phân đơn (P1) và 9,8% so với dạng phân hỗn hợp (P2). Ảnh hưởng của số lần bón từ 5-6 lần (S2, S3) cũng đã làm gia tăng khả năng hấp thụ phân bón của cây hồ tiêu trên tất cả các dạng phân bón, từ đó làm làm tăng năng suất từ 13-14% so với bón 4 lần/vụ.

Bảng 4. Ảnh hưởng của các dạng phân khoáng và số lần bón đến năng suất hồ tiêu Công thức S1 S2 S3 Trung bình P Chênh lệch P (%) P1 53,20 c 57,61 bc 59,03 bc 56,61 b 100 P2 54,61 bc 61,00 ab 61,02 ab 58,87 b 104 P3 55,90 bc 66,97 a 67,27 a 63,38 a 112 Trung bình S 54,57 b 61,86 a 62,44 a Chênh lệch S (%) 100 113 114 CV(%): 9,27; ĐVT: tạ/ha Công thức Bảng 5. Ảnh hưởng của các dạng phân khoáng và số lần bón đến hiệu quả kinh tế Giá trị sản lượng Tổng chi phí Chi phí phân bón Chỉ tiêu theo dõi Chi phí công bón Lợi nhuận Chênh lệch lợi nhuận TSLN / TCP (1.000 đ/ha) (%) (lần) P1S1 558.574 98.910 16.630 2.880 459.664 100 4,65 P1S2 604.905 105.500 22.500 3.600 499.405 109 4,73 P1S3 619.763 110.720 27.000 4.320 509.043 111 4,60 P2S1 573.353 98.910 16.630 2.880 474.443 103 4,80 P2S2 640.448 105.500 22.500 3.600 534.948 116 5,07 P2S3 640.658 110.720 27.000 4.320 529.938 115 4,79 P3S1 586.924 98.910 16.630 2.880 488.014 106 4,93 P3S2 703.159 105.500 22.500 3.600 597.659 130 5,67 P3S3 706.283 110.720 27.000 4.320 595.563 130 5,38 Ghi chú: giá hạt tiêu khô trung bình 2 vụ 2015-2016 và 2016-2017 là 105.000 đ/kg; TSLN: tỷ suất lợi nhuận; TCP: tổng chi phí. Mong muốn lớn nhất của trồng trọt là thu nhập quả sử dụng phân bón và để khai thác tiềm năng và hiệu quả kinh tế, kết quả đánh giá tại bảng 5 đã năng suất của giống, cũng như để gia tăng hiệu quả cho thấy, bón dạng phân đơn (P1) có lợi nhuận đạt kinh tế, có thể sử dụng dạng phân phức hợp (P3) thấp nhất, trung bình cho cả 3 mức bón của các tổ với 5 lần bón/vụ (S2). hợp chỉ đạt 489,37 triệu đồng/ha. Kế đến là bón 4. KẾT LUẬN dạng phân NPK hỗn hợp (P2) cũng đạt lợi nhuận Trên nền bón 360N-180P trung bình cho cả 3 mức bón là 513,11 triệu đồng/ 2-360K 2 O/ha, sử dụng phân dạng NPK phức hợp kết hợp bón 5 lần/ ha, cao nhất khi sử dụng dạng phân phức hợp (P3), năm (P3S2) làm tăng 12% năng suất so với bón lợi nhuận đạt trung bình với 3 mức bón là 560,41 phân đơn và tăng gần 8% so với dạng phân hỗn triệu đồng/ha. Bên cạnh đó, kết quả ở bảng 5 cũng hợp. Năng suất đạt 67,27 tạ hạt khô/ha, lợi nhuận cho thấy, trên cùng một lượng bón và cùng một đạt 597,66 triệu đồng/ha và tỷ suất lợi nhuận/tổng dạng phân bón, khi tăng số lần bón lên 5 (S2) hoặc chi phí đầu tư là 5,67 lần và cao nhất trong các tổ 6 lần/năm (S3) đã đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn hợp theo dõi. hẳn bón 4 lần/vụ. Như vậy trong sản xuất, để góp phần tăng hiệu 22

EFFECTS OF CHEMICAL FERTILIZER FORMS AND NUMBER OF TIMES APPLICATION ON THE YIELD AND ECONOMIC EFFICIENCY OF BLACK PEPPER (PIPER NIGRUM L.) IN DAKLAK PROVINCE Nguyen Tien Nam 4, Pham Duc Canh 5, Nguyen Anh Dzung 6 Received Date: 04/12/2018; Revised Date: 13/12/2018; Accepted for Publication: 30/5/2019 SUMMARY Experiment was designed split-plot with four replications and 9 treatments which are combination of main plot by: applied to 3 levels of times application (apply 4, 5 and 6 times/yearly/crop) and sub-plot: 3 forms of chemical fertilizer (apply straight, blend and complex fertilizer), applied on black pepper (Piper nigrum L.) in basalt soil (Rhodic Ferralsols) of Dak Lak province from 2015 to 2017. The results showed that application of 360 N - 180 P 2-360 K 2 O/ha/ yearly crop complex fertilizers combined with 5 times/yearly/crop, the yield was 6727 kg/ha also gave the higher gross value (VND 703.16 millions/ ha/crop) and higher economic efficiency (profit of VND 62.52 millions/ha/crop). It was suggested that growers should apply this as recommendation for black pepper in basalt soil. Keywords: black pepper, complex, fertilizer. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2015). Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch hồ tiêu. Quyết định số 730/QĐ-BNN-TT, Ngày 05/3/2015. Phạm Đức Cảnh, Nguyễn Tiến Nam, Nguyễn Anh Dũng (2018). Đánh giá thực trạng sử dụng phân bón cho cây hồ tiêu (Piper nigrum L.) tại tỉnh Đắk Lắk, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Tây Nguyên, Số 31, Tháng 8-2018, Trang 41-47. Nguyễn Văn Sanh, Nguyễn Tiến Nam, Trần Thanh Tân (2015). Đánh giá một số yếu tố khí hậu, đất đai và tình hình sử dụng phân bón cho hồ tiêu tại huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Tây Nguyên, Số 15, Năm 2015, Trang 43-52. Hoàng Thanh Tiệm, Lê Ngọc Báu, Tôn Nữ Tuấn Nam, Nguyễn Hùng, Nguyễn Thị Thoa (2007). Kỹ thuật trồng, chăm sóc và chế biến hồ tiêu. Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, NXB Nông nghiệp, 100 trang. Boyer (1982). Les Facteus de fertilityé des sols. ORSTOM - Pari, pp. 89-110. Partelli F. L. (2009). Nutrient of Black pepper: a Brasilian experience, J. Spice & Aromatic Crops. Vol. 18(2), pp. 73 83. Sadananda A.K (2000). Agronomy and nutrition of black pepper. In: Ravindran PN, editor. Black Pepper. Harwood Academic Publishers, New Delhi, India. pp.163-223. Srinivasan, V.; Denish, R.; Hamza et al. (2012). Nutrition and Physiology. In Piperaceae Crops and Production & Utilization (H P Singh, V A Parthasarathy, V Srinivasan eds.). Publisher: Westville Publishing House. Yap Chin Ann (2012). Determination of nutrient uptake characteristic of black pepper (Piper nigrum L.). Journal of Agricultural Science and Technology, B 2, pp.1091-1099. Yara International. How we make our fertilizer. https://www.yara.com/crop-nutrition/why-fertilizer/productionof-fertillizer/ 4 Faculty of Agriculture and forestry, Tay Nguyen University; 5 Students, Master class K10, Faculty of Agriculture and forestry, Tay Nguyen University; 6 Institute of Biotechonoloy & Environment, Tay Nguyen University; Corresponding Author: Nguyen Tien Nam; Tel: 0902408800; Email: nguyentiennam.bmt@gmail.com. 23