Bình giảng bài thơ Nói với con của Y Phương

Tài liệu tương tự
Bình giảng bài thơ Nói với con của Y Phương

Cảm nhận về bài thơ Nói với con của Y Phương

Cảm nhận về bài thơ Nói với con của nhà thơ Y Phương cực hay

Phân tích bài thơ Nói với con của Y Phương

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12

Phân tích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Em hãy chứng minh người Việt Nam luôn sống theo đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn”

Phân tích hình ảnh người lính trong hai tác phẩm Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Phân tích bài Ý nghĩa Văn chương của Hoài Thanh Hoài Thanh tên thật là Nguyễn Đức Nguyên ( ), quê ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ A

Bình luận về câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Hãy tả một loài hoa mà em yêu thích nhất

Cảm nhận về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải

Giới thiệu về quê hương em

Bình giảng tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước

Phân tích bài thơ Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên

Bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu là khúc tình ca và cũng là khúc hùng ca

Cảm nghĩ về mái trường

Cảm nghĩ về người thân

Soạn bài thuốc của Lỗ Tấn

Hãy viết một bài văn về tình mẫu tử

Hình ảnh Bác Hồ qua những bài thơ em đã học và đọc thêm trong chương trình Ngữ văn THCS

Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến của Quang Dũng: "Sòng mã xa rồi Tây Tiến ơi… Mai Châu mùa em thơm nếp xôi"

Văn học với việc xây đắp tâm hồn

Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường

Nghị luận xã hội về lối sống đẹp – Văn mẫu lớp 12

Cúc cu

Phân tích nhân vật vũ nương trong tác phẩm Người con gái Nam Xương

Bình giảng 14 câu đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Phân tích bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt

Bình giảng bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Phân tích bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương – Văn mẫu lớp 11

Bếp lửa (Tự học có hướng dẫn)

Phân tích bài thơ Quê hương của Tế Hanh – Văn mẫu lớp 8

Giải thích câu “Nhiễu điều phủ lấy giá gương”

Thuyết minh về Động Phong Nha

Luận đề cách mạng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân

Giải thích câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”

Bình giảng đoạn thơ trong bài “Vội vàng” của Xuân Diệu

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

Tả người thân trong gia đình của em

Viết một bức thư gửi cho mẹ của em

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh

Thuyết minh về Phố Cổ Hội An

Phân tích 9 câu đầu bài thơ Đất Nước

Phân tích đoạn thơ Chị em Thuý Kiều của Nguyễn Du

Cảm nghĩ về bố của em – Văn mẫu lớp 7

Nghị luận xã hội về tình yêu tuổi học trò – Văn mẫu lớp 12

Cảm nhận vẻ đẹp dòng sông hương qua bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Kể lại một kỷ niệm sâu sắc nhất về gia đình, bạn bè, người thân, thầy cô – Bài tập làm văn số 2 lớp 10

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Khóa LUYỆN THI THPT QG 2018 GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY BÀI 4 Chuyên đề: LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Về kiến

Phân tích bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt

Hà Nội, những Mùa Xuân Phai Lê Hữu Hà Nội yêu, anh vẫn yêu muốn khóc (1) Tôi chưa hề nghe ai nói yêu muốn khóc bao giờ, chỉ độc nhất có một người làm

Cảm nhận về bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

Phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu

Phân tích vẻ đẹp cổ điển mà hiện đại trong bài thơ “Tràng Giang” của Huy Cận

Giải thich ý nghĩa bài ca dao Công cha như núi Thái Sơn…

Phân tích 9 câu đầu bài thơ Đất Nước

Cảm nghĩ về người thân – Bài tập làm văn số 3 lớp 6

ĐỀ 1 I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi cho bên dưới: Những tay thét ra lửa, những tay sừng sỏ mà tôi từng kính nể, bỗng

Kể về những đổi mới ở quê hương em – Văn mẫu lớp 6

PHỤ NỮ VIỆT NAM - NHỮNG CÂY LAU BẰNG THÉP

Giải thích câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Cảm nghĩ về tình bạn

Đọc truyện cổ tích Tấm Cám, anh chị có suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay? – Văn m

Giải thích và chứng minh câu nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa

Nghị luận về thời gian

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

Phân tích bài thơ Ánh trăng – Văn mẫu lớp 9

Cảm nhận về bài thơ Mộ (Chiều tối) của Hồ Chí Minh – Văn mẫu lớp 11

Nghệ thuật châm biếm và đả kích trong vè người Việt : Luận văn ThS. Văn học: Phạm Thị Thanh Thủy ; Nghd. : GS.TS. Nguyễn Xuân Kính 1. Lý do c

Cảm nhận của em về tùy bút “Mùa xuân của tôi” của Vũ Bằng

Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du

Cảm nghĩ của em về người cha thân yêu – Văn mẫu lớp 7

Bình giảng bài thơ Mưa xuân của Nguyễn Bính

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

Tả một cảnh đẹp mà em biết

 Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh

Thuyết minh về hoa mai

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua bài Tự tình II của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương – Bài tập làm văn số 2 lớp 11

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ (NGUYỄN TUÂN) I. Kiến thức cơ bản: 1. Tác giả: ( Kết hợp với đề: Anh ( chị) hãy nêu những nét chính trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễ

Tả cây hoa lan

Bình giảng đoạn 2 bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Vẻ đẹp bi tráng cùa hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng – Bài tập làm văn số 3 lớp 12

Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu

Cảm nhận của em về bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”

Bình giảng đoạn 3 bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Bình giảng bài thơ thu vịnh của Nguyễn Khuyến

Phân tích đoạn trích “Trao duyên” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

II CHÚA NHẬT KINH GIỜ BA Giáo đầu (đứng) Chủ sự: Lạy Chúa Trời, xin tới giúp con. Cộng đoàn: Muôn lạy Chúa, xin mau phù trợ. Vinh danh Chúa Cha và Chú

Bình giảng tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu

Bản ghi:

Bình giảng bài thơ Nói với con của Y Phương Author : Hà Anh Đề bài: Bình giảng bài thơ Nói với con của Y Phương Bài làm Y Phương, người con của dân tộc Tày là tác giả bài thơ Nói với con. Nhan đề bài thơ rất bình dị, lời thơ và chất thơ rất hồn nhiên. Hai mươi tám câu thơ tự do, câu ngắn nhất chỉ có hai chữ, câu thơ dài nhất là mười chữ, phần nhiều là những câu thơ bốn chữ năm chữ; lại có câu thơ cất lên như một khẩu ngữ, nhưng rất gợi rất đậm đà vì thấm đẫm tình cha, vì cách biểu cảm chân tình, mộc mạc Tràn ngập những vần thơ là tình thương con, là niềm tự hào đối với quê hương xứ sở. Các câu thơ: Người đồng mình yêu lắm con ơi -Người đồng mình thương lắm con ơi -Người đồng mình thô sơ da thịt -Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương. đứng chốt ở bốn trọng điểm, như những luyến láy, những điệp cú, điệp khúc làm cho âm điệu, nhạc điệu thơ ngân vang, dào dạt. Tôi đã sinh ra và lớn lên ở đôi bờ con sông Hương thơ mộng, thuở tấm bé đã được uống vào lòng những lời thiết tha, dịu ngọt: bà conmình, chị em mình "anh em mình",... của má tôi, của chị gái tôi, của bè bạn tôi. Rồi những năm dài chiến tranh trên những nẻo đường hành quân, tôi đã xúc động khi chợt nghe một tiếng ru buồn, dìu dịu cất lên tự một mái nhà gianh nơi xóm vắng xa lạ:... Nàng về nuôi cái cùng con - Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng"... Và khi đọc thơ Y Phương, ba tiếng người đồng mình" đã vương vấn tâm hồn tôi bao bâng khuâng man mác. Tôi bồi hồi nhớ về tuổi thơ, nhớ giọng nói dịu hiền của má tôi, nhớ về xứ Huế, và thật kì lạ, tôi bâng khuâng nghĩ về Cao Bằng, nơi gạo trắng nước trong, nơi mà tôi chưa hề một lần đi tới. Thơ có hồn, có hay mới gợi nhớ gợi thương như thế. "Người đồng mình đã kết tụ bao tình yêu thương, tự hào của Y Phương đối với nước non Cao Bằng, nơi chôn nhau cắt rốn nặng tình nặng nghĩa của mình. Hãy khẽ ngâm lên những vần thơ của anh: Tài liệu chia sẻ tại Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ Một bước chạm tiếng nói Hai bước tới tiếng cười Ta tưởng như đang được ngắm một bức tranh tứ bình có bốn hình ảnh: chân phải, chân trái, tiếng nói, tiếng cười của một em bé đang chập chững tập đi, đang bi bô tập nói. Lúc thì sà vào lòng mẹ, lúc thì níu lấy tay cha. Điệp ngữ bước tới" và động từ chạm" dùng rất khéo, làm nổi bật cái hồn bức tranh về gia đình hạnh phúc: đôi vợ chồng trẻ với đứa con thơ đầu lòng. Người đồng mình yêu lắm con ơi"! - Sao không yêu? Phải yêu nhiều yêu lắm chứ! Người đồng mình yêu lắm con ơi Đan lờ cài nan hoa Vách nhà ken câu hát Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng. Nhà văn Nguyễn Tuân từng ca ngợi ông lái đò sông Đà có "bàn tay lái ra hoa.. Một nhà thơ nọ, trước vẻ đẹp yêu kiều của cô văn công đã thốt lên: "mười nụ hoa trắng ngần thơm ngát bàn tay em". Chữ hoa, chữ câu hát, chữ tấm lòng trong thơ Y Phương cũng rất ý vị. Đan lờ đánh cá, dưới bàn tay người Tày, những nan nứa, nan trúc, nan tre đã trở thành nan hoa. Vách nhà không chỉ ken bằng gỗ mà được ken bằng câu hát". Rừng đâu chỉ cho nhiều gỗ quý, cho măng, cho lâm sản quý giá mà còn "cho hoa". Con đường đâu chỉ để đi ngược về xuôi, lên non xuống biển mà còn cho những tấm lòng" nhân hậu bao dung, đó là con đường tình nghĩa: Gập ghềnh xuống biển lên non, Con đường tình nghĩa ai còn nhớ chăng? (Ca dao) Với Y Phương, con đường mà anh nói với con là hình bóng thân thuộc của quê hương. Đường gần là con đường làng bản, đi vào thung vào rừng, đường ra sông ra suối. Là con đường đi học, con đường làm ăn. Đường xa, là đường đi tới mọi chân trời, đến mọi miền đất nước. Con đường tình nghĩa ấy được Y Phương nói lên một cách hàm súc, giản dị: Con đường cho những tấm lòng Tài liệu chia sẻ tại

Sung sướng ôm con thơ vào lòng, nhìn con khôn lớn, suy ngẫm về tình nghĩa làng bản quê nhà, nhà thơ nghĩ về cội nguồn hạnh phúc: Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời Người đồng mình ' không chỉ cần cù và khéo léo, tình nghĩa và tài hoa, yêu đời mà còn có bao phẩm chất tốt đẹp, đáng thương lắm con ơi". Trong bao gian khổ khó khăn thử thách, bao niềm vui nỗi buồn cuộc đời, trải dài theo năm tháng, bà con quê hương mình, "người đồng mình" đã rèn luyện, đã hun đúc chí khí, đã cao đo nỗi buồn - xa nuôi chí lớn", nâng cao tâm thế đẹp. Câu thơ bốn chữ, đăng đối như tục ngữ, đúc kết một thái độ, một phương châm ứng xử cao quý. Các từ ngữ: cao đo, xa nuôi" đã thể hiện một bản lĩnh sống đẹp của dân lộc Tày, của con người Việt Nam. Nếu người Kinh dùng lối nói: ăn chắc mặc bền, chém to kho mặn, chân đất lưng trần, niêu cơm quả cà, mần răng nói rứa..., đẻ phản ánh bản chất giản dị, mộc mạc của người dân quê chân lấm tay bùn quanh năm, thì Y Phương cũng dùng cách nói cụ thể, hình ảnh cụ thể của bà con dân tộc Tày như: thô sơ da thịt, chẳng mấy ai nhỏ bé ", tự đục đá kê cao quê hương để khẳng định và ngợi ca tinh thần cần cù, chịu khó trong lao động, sống giản dị chất phác thật thà, không hề "nhỏ bé" tầm thường trước thiên hạ. Nếp sống tốt đẹp ấy đã tạo nên chất thơ trong sáng đáng yêu của Y Phương. Bản chất dân tộc, tinh thần nhân văn đã hoà quyện vào hồn thơ thi sĩ: Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Còn quê hương tự làm phong tục. Cha nói với con" cũng là Y Phương cho chúng ta bài học về quê hương sau những năm dài chiến tranh, chưa giàu chưa đẹp, nên con phải biết gắn bó với quê hương: Không chê... không chê... không lo...". Trước thử thách khó khăn, con không được sống tầm thường, sống hèn kém, sống "nhỏ bé. Phải lao động sáng tạo để xây dựng, để kê cao quê hương: Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Tài liệu chia sẻ tại Lên thác xuống ghềnh

Không lo cực nhọc... Chuyển vào lời thơ là những ẩn dụ so sánh, những thành ngữ dân gian. Điệp ngữ sống ba lần vang lên đã khẳng định một tâm thế, một bản lĩnh, một dáng đứng..., điều mà cha "vẫn muốn", cha mong con, hi vọng ở con. Lời thơ giản dị, chắc nịch mà lay động, thâm thía. Lời cuối nói với con càng trở nên tha thiết. Cha nhắc con khi lên đường không bao giờ được sông tầm thường, sống nhỏ bé trước thiên hạ. Phải biết giữ lấy cốt cách giản dị, mộc mạc của người lao động". Hai tiếng nghe con là cả một tấm lòng cha bao la: Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con. Một cảnh tượng cảm động đang diễn ra trước mắt chúng ta. Cha hiền từ âu yếm nhìn con, xoa đầu con. Đứa con cúi đầu lắng nghe cha nói, cha dặn. Y Phương đã tạo nên một không khí gia đình ấm áp tình cha con. Y Phương là một người cha rất thương con. Anh là một người tình nghĩa chung thủy với quê hương. Thơ anh rất hồn hậu và đậm đà. Y Phương là người đồng hương với Kim Đồng. Quê hương anh có hang Pắc Bó, nơi mà hơn 60 năm về trước, Bác Hồ đã sống và hoạt động giữa lòng dân để nhóm lửa. Bạn đọc yêu quý gần xa có nhớ, có biết bài dân ca: Nàng về giã gạo ba giăng Để anh gánh nước Cao Bằng về ngâm Nước Cao Bằng ngâm thì trắng gạo... Theo tôi nghĩ, bài thơ Nói với con của Y Phương là một gáo nước Cao Bằng đấy, có thể làm trong, làm mát tâm hồn mỗi chúng ta. Hãy khẽ ngâm lên... Bài làm 2 Nhà thơ Y Phương sinh năm 1948, là người dân tộc Tày, quê ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Tài Nói liệu đến chia ông, sẻ tại chúng ta không thể không nhắc đến bài thơ Nói với con. Bài thơ là một lời tâm sự của cha đối với đứa con của mình.

Đọc bài thơ, ta thấy được qua lời nói với con, nhà thơ muốn thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương, dân tộc mình. Hơn nữa bài thơ còn giúp người đọc hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống. Bài thơ nói về tình yêu thương, sự chăm sóc của cha mẹ, sự chở che đùm bọc của quê hương đối với con. Bài thơ còn cho ta thấy những đức tính cao đẹp của người đồng mình và những lời nhắc nhở, mong ước của người cha. Tình yêu thương của cha mẹ và sự đùm bọc của quê hương đối với con được thể hiện rõ qua khổ thơ thứ nhất: Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới mẹ Một bước chạm tiếng nói Hai bước tới tiếng cười Bốn câu thơ đầu đã cho thấy người con được lớn lên từng ngày trong sự yêu thương, nâng đỡ của cha mẹ. Cha mẹ luôn ở bên cạnh che chở cho nó, một bước tới cha, rồi một bước lại tới mẹ. Cả bốn câu thơ đã tạo nên một không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt tràn đầy niềm vui với từng bước đi, từng tiếng nói tiếng cười. Và cũng qua đó, người cha gợi cho con nhớ về cội nguồn sinh dưỡng. Con không chỉ lớn lên trong tình yêu thương, chăm sóc của cha mẹ mà còn lớn lên trong tình cảm trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng, trong nghĩa tình của quê hương: Người đồng mình yêu lắm con ơi Đan lờ cài nan hoa Vách nhà ken câu hát Người con được lớn lên trong cuộc sống cộng đồng, trong cuộc sống lao động qua những hình ảnh: đan lờ cài nan hoa, vách nhà ken câu hát. Câu thơ vừa miêu tả động tác, vừa diễn tả sự gắn bó, quấn quýt. Qua đó ta thấy được: quê hương cho người con tình yêu thương, cho nó một cuộc sống lao động vui vẻ, cần cù. Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng Con lớn lên trong cảnh thiên nhiên thơ mộng của núi rừng. Thiên nhiên đã che chở cho con. Cả Tài đoạn liệu chia thơ là sẻ một tại lời tâm sự của người cha dành cho con.

Không chỉ có vậy, bài thơ còn nói lên những đức tính cao đẹp của người đồng mình và lời nhắc nhở, mong ước của người cha:. Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn Câu thơ cho ta thấy một cuộc sống vất vả nhưng mạnh mẽ, khoáng đạt, bền bỉ. Câu thơ cũng nói lên một cuộc sống gắn bó quê hương tuy còn cực nhọc, đói nghèo: Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con. Người đồng mình là những người mộc mạc, giản dị nhưng là những người giàu chí khí, giàu niềm tin: Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Còn quê hương thì làm phong tục Người đồng minh bằng sự lao động cần cù đã làm nên quê hương với những phong tục, truyền thống tốt đẹp. Thông qua những đức tính cao đẹp của người đồng mình, người cha muốn nhắc nhở con: Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc Và: Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường Không bao giờ được nhỏ bé Nghe con. Người cha muốn nhắc nhở con phải sống có nghĩa, có tình, thuỷ chung với quê hương, biết chấp Tài nhận, liệu chia biết sẻ vượt tại qua gian lao, thử thách bằng ý chí và niềm tin của mình. Người con phải biết tự hào với truyến thống của quê hương, cần tự tin để vững bước trên đường đời. Thông qua những lời nhắc

Powered by TCPDF (www.tcpdf.org) nhở, tình cảm của cha dành cho con là tính yêu thương trìu mến, thiết tha và niềm tin tưởng của người cha qua lời nói với con. Đồng thời người cha muốn truyền cho con lòng tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ với truyền thống cao đẹp của quê hương và niềm tự tin khi bước vào đời. Qua bài thơ Nói với con, tác giả đã cho chúng ta một bài học về đường đời, về lối sống của một con người. Tuy chỉ là những lời mộc mạc nhưng lại rất chân tình và thấm thía sâu trong lòng người đọc. Tài liệu chia sẻ tại