tom tat thong tin tieng viet.indd

Tài liệu tương tự
Hôm nay liều mình, em mới dám nói lên những suy nghĩ của mình

BỘ LUẬT DÂN SỰ CỦA QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỐ 33/2005/QH11 NGÀY 14 THÁNG 6 NĂM 2005 Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội

Từ theo cộng đến chống cộng (74): Vì sao tội ác lên ngôi? Suốt mấy tuần qua, báo chí trong nước đăng nhiều bài phân tích nguyên nhân của hai vụ giết n

1

NỘI DUNG GIỚI THIỆU LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG NĂM 2015 TRONG BUỔI HỌP BÁO CÔNG BỐ LUẬT

VĂN KIỆN CỦA TÒA THÁNH VỀ LÝ THUYẾT PHÁI TÍNH I.Tòa Thánh công bố văn kiện mới về lý thuyết phái tính Vũ Văn An, 10/Jun/2019 Theo Gerard O Connell của

Microsoft Word - b 2010_ IYCF Che ban Vietnamese Unicode A4 size.doc

Tác giả: Giáo sư Andreas Thalassinos (Trưởng phòng Đào tạo của FXTM)

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

SỞ GDĐT TỈNH BÌNH DƯƠNG XÂY DỰNG VĂN HÓA PHÁP LÝ, ỨNG XỬ VĂN MINH Số 08 - Thứ Hai,


Microsoft Word - WDRMainMessagesTranslatedVChiedit.docx

CHÍNH PH : 910/1997/Q -TTg NG HÒA XÃ H I CH NGH A VI T NAM c l p T do H nh phúc Hà N i, ngày 24 tháng 10 n m 1997 QUY T NH C A TH T NG CHÍNH PH vi c p

Microsoft Word - VID 10 - P44.doc

BÀN TIN GX. TAM HÀ NĂM MỤC VỤ GIA ĐÌNH CN, 24/06/2018 CHÚA NHẬT XII MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM B Tin Mừng: Mc 1, "Bệnh cùi biến mất và người ấy được sạ

Hãy để mọi chuyện đơn giản - Tolly Burkan

Microsoft Word - De_Nghi_Mot_Nen_Giao_Duc doc

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

Tác Giả: Cổ Long QUỶ LUYẾN HIỆP TÌNH Hồi 12 Giang Hồ Ân Oán Nhóc trọc đầu và Nhóc mặt rổ chẳng phải quá nhỏ tuổi, có lúc hai gã cũng giống người lớn,

Simplot Code of Conduct 0419R_VI

LUẬN VĂN: Áp dụng quản lý rủi ro vào qui trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI BỐN 53

Tần Thủy Hoàng Tần Thủy Hoàng Bởi: Wiki Pedia Tần Thủy Hoàng Hoàng đế Trung Hoa Hoàng đế nhà Tần Trị vì 221 TCN 210 TCN Tiền nhiệm Sáng lập đế quốc Tầ

Layout 1

Microsoft Word - CXLKTS-Mat_ Tran_ Van_ Hoa_ Giua_ Ta_ va_ Tau U.doc

MUÏC LUÏC

7. CÁC CHỦ ĐỀ VÀ BÀI HỌC TỪ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÀ NƯỚC Những tiến bộ to lớn của Việt Nam trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, gi

Con đường lành bệnh Tác giả: H. K. Challoner Việc chữa bệnh bằng những phương pháp khác y khoa thông thường hiện đang thịnh hành, nên tác phẩm The Pat

Số 132 (7.115) Thứ Bảy, ngày 12/5/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 CUộC

Đọc Chuyện Xưa: LẠN TƯƠNG NHƯ Ngô Viết Trọng Mời bạn đọc chuyện xưa vế Anh Hùng Lạn Tương Như để rút ra bài học hầu giúp ích cho đất nước đang vào cơn

BUU SON KY ` H U ONG -D AI. PHONG THAN `ˆ U (N OC MAT ME. HIÈN) ˆ T AI BAN Yˆ eu C`au ˆ Phoˆ Bien ˆ Rong ˆ. Rãi In Lai. Theo An ˆ Ban 2011 BUU SON KY

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI Chủ biên: TS. Nguyễn T

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

Bài thu hoạch chính trị hè Download.com.vn

BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ Chúng ta hoạt động trong một nền văn hóa với các tiêu chuẩn đạo đức cao nhất

NGHIÊN CỨU VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TƯ PHÁP HÌNH SỰ HIỆN NAY DÀNH CHO NẠN NHÂN BẠO LỰC GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM Tài liệu thảo luận của dự án UNODC Tăng cường

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 18 tháng 6 năm 2018

Số 201 (7.184) Thứ Sáu, ngày 20/7/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Ưu t

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

MỤC LỤC Lời nói đầu Chương I: TÀI HÙNG BIỆN HẤP DẪN SẼ GIÀNH ĐƯỢC TÌNH CẢM CỦA KHÁCH HÀNG Chương II: LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO TÀI HÙNG BIỆN Chương III:

Số 63 (7.411) Thứ Hai ngày 4/3/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH: VƯƠN TỚI NHỮNG CHUẨN MỰC CỦA MỘT NỀN HÀNH CHÍNH PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN Phạm Duy Nghĩa Phần viết dưới đây giải thích các kênh thiết

CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA 2013 VÀ NHỮNG THÁCH THỨC TRONG NGẮN HẠN VÀ TRUNG HẠN TS. Vũ Sỹ Cường 88 Dẫn nhập Sau khi lạm phát tăng mạnh vào năm 2011 thì năm 2

Thứ Số 320 (7.303) Sáu, ngày 16/11/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Thủ

Tập đoàn Astellas Quy tắc Ứng xử

Số 200 (7.183) Thứ Năm, ngày 19/7/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 THỦ

JURGEN WOLFF TẬP TRUNG - SỨC MẠNH CỦA TƯ DUY CÓ MỤC TIÊU FOCUS: THE POWER OF TARGETED THINKING, Bản quyền tiếng Việt 2009 Công ty Sách Alpha Phan Thu

595 MĂ T TRÁI CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 TT. Thích Nhật Từ 1. BẢN CHẤT CỦA CÁC CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP Mùa an cư năm 2018, tôi trình bày ch

Số 361 (6.979) Thứ Tư, ngày 27/12/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TỔNG

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

Microsoft Word - Bai 8. Thuy Nghien cuu _207-_.doc

Quy tắc Ứng xử của chúng tôi Sống theo giá trị của chúng tôi

Microsoft Word - Draft_ _VN

Nhu cầu của sự an lạc và tình thương

Số 151 (7.499) Thứ Sáu ngày 31/5/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông t

Thư Ngỏ Gửi Đồng Bào Hải Ngoại Của Nhà Báo Nguyễn Vũ Bình

Số 115 (7.463) Thứ Năm ngày 25/4/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Số 204 (7.552) Thứ Ba ngày 23/7/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

Document

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ LỐI SỐNG ĐẸP

Có phải bởi vì tôi là LGBT? Phân biệt đối xử dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới tại Việt Nam Lương Thế Huy Phạm Quỳnh Phương Viện nghiên cứu

GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ ki

Manna CHÚA NHẬT 22 THƯỜNG NIÊN NĂM B Từ Trái Tim Con Người Lời Chúa: (Mc 7,1-8a ) 1 Hôm ấy, có những người Pharisêu và một số kinh

Microsoft Word - SC_IN3_VIE.doc

Cảm Ứng Về Phật A Di Đà

ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO: RA SỨC PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI NĂM NĂM BẢN LỀ CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM Ngô

Bạn Tý của Tôi

Tình Thương Nhân Loại 1 Điển Mẹ Diêu Trì Rằm tháng sáu Nhâm Thìn, 2012 Nước Việt Nam một miền linh địa Có rồng vàng thánh địa mai sau Nước Nam hơn cả

Đi Tìm Dấu Vết Cột Đồng Mã Viện Cao Nguyên Lộc Vào năm thứ 9 sau công nguyên ở Trung Hoa, quan đại triều Vương Mãn làm loạn cướp ngôi nhà H

Một khuôn khổ cho việc hoạch định chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc Những ai suy nghĩ nghiêm túc về quan hệ Mỹ - Trung đều

Bài Học 2 6 Tháng 7 12 Tháng 7 SƠ ĐỒ CHO MỘT THẾ GIỚI LÝ TƯỞNG CÂU GỐC: Chớ toan báo thù, chớ giữ sự báo thù cùng con cháu dân sự mình; nhưng hãy yêu

1 Xã hội Việt Nam trong sơ diệp nền đô hộ Pháp Dương Đình Khuê Thực dân Pháp đã chiếm Lục tỉnh Nam bộ từ năm 1867, nhưng mãi đến năm 1884 mới đặt được

CHƯƠNG I

Số 349 (6.967) Thứ Sáu, ngày 15/12/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Hội Cựu Chiến binh Việt

Chủ nghĩa Tự do cá nhân

Luận đề cách mạng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân

VN_full_version_2018_Layout 1

Số 298 (6.916) Thứ Tư, ngày 25/10/ Phấn đấu đưa kim ngạch thương mại Việt Nam -

TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN NÔNG NGHIỆP TÂY BẮC: NHẬN DIỆN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Tha

Microsoft Word - vietnam_vn.doc

1. Tình hình thế giới và trong nước sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống trên thế

Biên dịch: Như Thanh, Thảo Đan, Phan Anh Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Như Thanh #262 09/02/2016 NGUYÊN NHÂN CẤU TRÚC VÀ TÁC ĐỘNG KINH TẾ Nguồn: Kenneth N.

Số 49 (7.397) Thứ Hai ngày 18/2/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

Successful Christian Living

Bài Học 4 20 Tháng 7 26 Tháng 7 NHƠN TỪ VÀ CÔNG LÝ TRONG THI THIÊN VÀ CHÂM NGÔN CÂU GỐC: Hãy đoán xét kẻ khốn cùng và người mồ côi; Hãy xử công bình c

Trà đàm: Tình yêu luôn ở đây

Quốc hội CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO Hòa bình-độc lập-dân chủ-thống nhất-thịnh vượng Số 11/QH Viêng chăn, ngày 9/11/2005 LUẬT DOA

CHÚA NHẬT 19 MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM C Sống là chuẩn bị chết Lời Chúa: (Lc 12,32-48) Một hôm, Ðức Giêsu nói với các môn đệ rằng: 32 "Hỡi đoàn chi

Phần 1

Luận văn tốt nghiệp

Code: Kinh Văn số 1650

Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Con Đường Khoan Dung

Báo cáo tuân thủ lần thứ 10 Báo Cáo Tổng Hợp Về Tuân Thủ Trong Ngành May Mặc THỜI GIAN BÁO CÁO Tháng 1/ Tháng 6/2018

CHÍNH PHỦ

I

Lời Dẫn

Hành động liêm chính Quy trình Quản lý Quy tắc Hành xử tại Celestica

Bản ghi:

TÀI LIỆU CHÍNH SÁCH Mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam: Gắn thực tế với chính sách để tạo sự thay đổi Mở đầu Bản tài liệu chính sách này trình bày các đề xuất nhằm góp phần khắc phục tình trạng mất cân bằng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) ở Việt Nam. Tài liệu nhấn mạnh tục trọng nam và thực hành lựa chọn giới tính, hai nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự mất cân bằng giới tính khi sinh vốn có nguồn gốc sâu xa từ chế độ phụ hệ ở Việt Nam. Để giải quyết được tận gốc rễ tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, nhất thiết phải nhìn nhận một cách nghiêm túc những truyền thống văn hóa của Việt Nam về gia đình và con cái. Hơn nữa, cũng phải xoá bỏ các hoạt động bất hợp pháp của một số cán bộ y tế trong việc xác định giới tính và lựa chọn giới tính thai nhi. Tỷ số giới tính khi sinh ở Việt Nam Tỷ số GTKS được xác định dựa vào số bé trai được sinh ra so với 100 bé gái. Tỉ số GTKS tự nhiên dao động trong khoảng 104-106 bé trai trên 100 bé gái. Từ những năm 1980 tới nay, ở một số quốc gia châu Á, số lượng bé trai được sinh ra nhiều hơn hẳn. Ở Việt Nam thì tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh xảy ra muộn hơn so với hầu hết các nước khác. Vì ở Việt Nam không có tục giết trẻ sơ sinh gái nên tỷ số GTKS chỉ tăng lên khi công nghệ siêu âm phát triển rộng rãi, tạo điều kiện cho việc xác định giới tính trước khi sinh. Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, tỷ số GTKS đã tăng từ khoảng 106 bé trai trên 100 bé gái vào năm 2000, lên 110.5 bé trai vào năm 2009 và 112.6 năm 2013. 1-3 Tỷ số GTKS đã tăng lên ở cả thành thị và nông thôn, nhưng tăng mạnh hơn ở khu vực thành thị. Trong các gia đình khá giả và nhóm phụ nữ có học vấn cao hơn thì tỷ số GTKS có xu hướng cao hơn so với các gia đình nghèo và nhóm phụ nữ có học vấn thấp hơn. Vùng Đồng bằng Sông Hồng giữ kỷ lục cao nhất với tỷ số GTKS là 122.4 vào năm 2011. 2 2009 2011 2013 130.7 113.8 119.3 120.2 121.3 119.0 119.4 125.5 118.6 116.8 119.7 120.1 116.4 120.1 114.7 116.3 119.9 107.7 115.3 117.3 113.3 115.1 117.3 113.3 115.0 114.5 114.6 114.9 116.2 114.6 Ở Việt Nam, không giống nhiều quốc gia khác, tỷ số GTKS mất cân bằng ngay ở lần sinh đầu tiên của các cặp vợ chồng. Năm 2009, tỷ số này là 110.2 ở lần sinh đầu, 109 ở lần sinh thứ hai và 115.5 ở lần sinh thứ ba (và thậm chí đến 132 nếu hai con đầu là gái). Việc lựa chọn giới tính thai nhi ngay ở lần sinh đầu tiên hầu hết chỉ xảy ra ở khu vực thành thị. 1

Khi mức sinh ở dưới mức thay thế, số trẻ sinh ra trong lần sinh đầu tiên chiếm hơn một nửa tổng số trẻ của tất cả các lần sinh. Vì vậy, đối với một quốc gia như Việt Nam thì việc lựa chọn giới tính cho lần sinh đầu tiên có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về mặt nhân khẩu học. Theo các ước tính nhân khẩu học, nếu tỷ số GTKS tiếp tục tăng ở tốc độ hiện nay, đến năm 2050, dân số Việt Nam sẽ thừa 12 phần trăm nam giới ở độ tuổi dưới 50. 1 Điều này sẽ gây ra những hậu quả trầm trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước và cuộc sống của phụ nữ, nam giới, gia đình và cả cộng đồng. Tình trạng thiếu phụ nữ trẻ sẽ khiến nhiều nam giới khó tìm được bạn đời. Sự khủng hoảng về hôn nhân này có thể để lại một loạt hậu quả cả về mặt nhân khẩu học và mặt xã hội bao gồm nạn ép buộc kết hôn, buôn bán và bạo hành phụ nữ và trẻ em gái và cả nguy cơ bất ổn xã hội do sự bất mãn về xã hội và tình dục của nam giới. Trong tình trạng đó, những nam giới yếu thế - cụ thể là những người nghèo và học vấn thấp sẽ càng có ít cơ hội để xây dựng gia đình. Số người di cư trong nước và ra nước ngoài vì mục đích hôn nhân cũng có thể tăng lên, làm cho xã hội càng mất ổn định hơn. Tại sao tỷ số GTKS gần đây lại mất cân bằng? Tần suất lựa chọn giới tính thai nhi trong lần sinh đầu tiên cho thấy nhiều cặp vợ chồng có thể đã thực hành lựa chọn giới tính ngay từ lần sinh đầu. Thách thức nằm ở chỗ làm sao để cân bằng giữa việc thực thi luật pháp nhằm nghiêm cấm xác định giới tính thai nhi với quyền sinh sản của phụ nữ. Nhu cầu chẩn đoán giới tính thai nhi đã dẫn đến sự bùng nổ dịch vụ y tế tư nhân, tạo điều kiện cho khách hàng và nhân viên y tế bỏ qua các quy định pháp luật. ngày càng có nhiều gia đình giàu hơn trước đây nên họ càng ước mong có con trai để thừa kế gia tài của mình. Tục trọng nam cũng gắn liền với thực hành thờ cúng tổ tiên. Nhiều người tin rằng sau khi chết linh hồn vẫn sống ở thế giới bên kia và họ cũng cần được yêu thương chăm sóc, vì thế ở nhiều gia đình, trọng trách lo ma chay và thờ cúng tổ tiên đều do con trai gánh vác. 12 Cuối cùng, tục trọng nam còn gắn chặt với mong muốn nối dõi tông đường. Các nghiên cứu cho thấy nhiều người vẫn tin rằng trong trường hợp không có con trai thì con gái vẫn có thể gánh vác trách nhiệm thờ cúng tổ tiên và chăm lo cho bố mẹ tuổi già. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều khẳng định rằng con gái không thể nối dõi tông đường. Vì thế, nếu gia đình nào không có con trai thì có nghĩa là dòng họ nhà đó cũng chấm dứt tại đây. 12 Những lo lắng về việc phải có con trai để chăm sóc cha mẹ già, thờ cúng sau khi chết và nối dõi tông đường dường như đã bị cường điệu hoá bởi sự đánh giá đạo đức còn tồn tại ở nhiều địa phương trong xã hội Việt Nam ngày nay. Những cặp vợ chồng không có con trai thường bị chê trách, miệt thị, chế giễu, bị sức ép nặng nề từ phía người thân và cộng đồng buộc phải sinh được ít nhất là một người con trai. Đối với nhiều người, những áp lực này là những gì đau đớn nhất mà họ phải chịu đựng vì không có con trai. 12 Chế độ phụ hệ: Nhiều vùng miền ở Việt Nam vẫn duy trì chế độ phụ hệ và truyền thống cư trú bên nội. 12-13 Hầu hết phụ nữ chuyển về sống ở nhà chồng sau khi kết hôn trong khi con trai vẫn ở cùng với bố mẹ và chịu trách nhiệm chăm sóc họ lúc về già. Vì con trai phải phụng dưỡng cha mẹ già nên họ được thừa kế phần lớn tài sản của gia đình trong khi con gái chỉ được phần không đáng kể. Hiện nay, 2

Chuẩn mực gia đình ít con: Ngày nay, hầu hết mọi gia đình ở Việt Nam đều chấp nhận chuẩn gia đình chỉ có một đến hai con. Vì vậy mà nhiều cặp vợ chồng cho rằng việc một trong hai đứa con phải là con trai là điều quan trọng và họ luôn cố gắng để đạt được mô hình gia đình lý tưởng như vậy. 12-13 Sự xuất hiện của công nghệ phát hiện và lựa chọn giới tính thai nhi: Kể từ khi bước sang thiên niên kỷ mới, công nghệ siêu âm sản khoa đã trở thành nhân tố không thể thiếu trong quá trình chăm sóc thai sản ở Việt Nam. Hầu hết phụ nữ đều biết trước giới tính thai nhi ngay từ giai đoạn đầu của thai kỳ. 14 Nếu thai nhi là nữ thì người mẹ có thể phá thai và mong chờ một cậu con trai trong lần mang thai tiếp theo. Các nghiên cứu cho thấy,nhiều phụ nữ đã từng phá thai nhiều lần vì mục đích lựa chọn giới tính. 15-16 Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý rằng công nghệ siêu âm và nạo phá thai chỉ đơn thuần là những công cụ để đạt được mục tiêu mô hình gia đình lý tưởng. Căn nguyên gốc rễ của việc mất cân bằng tỷ số GTKS là bất bình đẳng giới thể hiện trong chế độ gia đình phụ hệ. Điều này càng được khẳng định vì mặc dù siêu âm và nạo phá thai đã phổ biến trên cả nước nhưng tỷ số GTKS chỉ tăng lên ở một số vùng, và đặc biệt cao ở Đồng bằng Sông Hồng, nơi truyền thống phụ hệ và tục con dâu ở nhà chồng còn ăn sâu. 13 Hệ thống pháp luật và chính sách Liên quan đến bất bình đẳng giới và lựa chọn giới tính, Việt Nam đã có hệ thống pháp luật và chính sách khá chặt chẽ. Tuy nhiên, các nghiên cứu và bài học rút ra từ những dự án thí điểm nhằm giải quyết mất cân bằng tỷ số GTKS ở Việt Nam cho thấy việc thực thi luật pháp và chính sách vẫn còn yếu kém. 12,17 Bất bình đẳng giới đã ăn sâu vào nhận thức xã hội. Để thay đổi những khuôn mẫu về quyền lực và bất bình đẳng đã tồn tại hàng thế kỉ, Việt Nam cần có những hành động và cam kết của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Luật pháp và những chính sách về bình đẳng giới và lựa chọn giới tính ở Việt Nam Hiến pháp Việt Nam năm 1992 quy định rõ ràng trong điều 63: Công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình. Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ. Hiến pháp nhấn mạnh trong điều 64: Nhà nước và xã hội không thừa nhận việc phân biệt đối xử giữa các con. Những quy định chi tiết về bình đẳng nam nữ, chống phân biệt đối xử đối với phụ nữ, quyền lợi, nghĩa vụ bình đẳng giữa con trai và con gái tiếp tục được củng cố và chi tiết hoá trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, Pháp lệnh Dân số năm 2003, Luật Bình đẳng giới năm 2006 và Luật Phòng chống Bạo lực Gia đình năm 2007. Các chiến lược phát triển dân số, phát triển gia đình, bình đẳng giới, về sự tiến bộ của phụ nữ và các văn bản chính sách khác cũng thể hiện các nguyên tắc nói trên. Bộ Luật Dân sự Việt Nam (điều 27) cho phép cha mẹ có thể lựa chọn để con mang họ cha hoặc họ mẹ. Điều 20 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định về việc các cặp vợ chồng có quyền được quyết định nơi ở cho mình. Về quyền thừa kế, Luật Dân sự Việt Nam quy định tất cả mọi cá nhân đều có quyền viết di chúc về việc chuyển nhượng tài sản cho người khác sau khi qua đời. Trong trường hợp không có di chúc thì tài sản sẽ được phân chia công bằng cho những người ở hàng thừa kế sau. Pháp lệnh Dân số năm 2003 (điều 7) nghiêm cấm lựa chọn giới tính dưới bất kì hình thức nào. Luật Bình đẳng Giới (điều 40) quy định việc lựa chọn giới tính là vi phạm pháp luật về bình đẳng giới. Nghị định 114/2006/NĐ-CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính về dân số và trẻ em đã có những quy định rất chi tiết để xử lý các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi. Nghị định 55/2009/NĐ-CP về Bình đẳng giới quy định phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với hành vi xúi giục người khác phá thai vì giới tính của thai nhi. Chiến lược Dân số và Sức khoẻ Sinh sản đặt ra mục tiêu giảm mạnh tốc độ tăng tỷ số GTKS, tiến tới đưa tỉ số này trở lại mức 105-106 trẻ sơ sinh trai/100 trẻ sơ sinh gái vào khoảng năm 2025. 3

Thách thức và Cơ hội Thách thức Định nghĩa lại về truyền thống văn hóa Việt Nam Việc duy trì dòng dõi gia đình, thờ cúng tổ tiên và chăm sóc cha mẹ già được coi là một truyền thống văn hoá tốt đẹp của người Việt Nam nhằm duy trì sự gắn kết xã hội. Tuy nhiên, truyền thống này đề cao vai trò của con trai và đánh giá thấp vai trò của con gái. Nói cách khác, việc lý tưởng hoá truyền thống văn hoá Việt Nam chính là duy trì một hệ thống gia tộc trọng nam khinh nữ. Do đó, việc tiếp tục duy trì những truyền thống văn hóa về sự giúp đỡ và chăm sóc lẫn nhau nhưng đồng thời lại lồng ghép những truyền thống đó vào một hệ thống gia tộc bình đẳng hơn về giới chính là thách thức chủ đạo trong các nỗ lực nhằm giải quyết tình trạng mất cân bằng tỷ số GTKS ở Việt Nam. Thực thi các chính sách liên quan đến việc cung cấp trái phép dịch vụ lựa chọn giới tính Mặc dù đã có những quy định chính thức cấm lựa chọn giới tính, siêu âm và nạo phá thai vẫn bị lạm dụng cho mục đích lựa chọn giới tính. Việc giám sát nghiêm ngặt các phòng khám và bệnh viện tư nhân vẫn chưa được thực hiện. Bên cạnh đó, các chế tài hiện hành vẫn chưa đủ mạnh để dẫn đến thay đổi hành vi. Điều này khiến các nhà hoạch định chính sách và các chuyên gia y tế phải đối mặt với thách thức trong việc vừa đảm bảo mục tiêu bảo vệ sức khỏe và quyền lợi cho phụ nữ qua việc tiếp cận với công nghệ siêu âm tiền sinh và các dịch vụ nạo phá thai an toàn, nhưng cũng đồng thời tránh việc lạm dụng những công nghệ sản khoa mới. dân số quốc gia đóng vai trò cốt lõi cho thành tựu này. Nếu được nâng cao năng lực về những vấn đề liên quan tới tỷ số GTKS thì đây sẽ là nguồn nhân lực đầy tiềm năng để đóng vai trò chủ chốt trong việc triển khai những can thiệp nhằm đưa tỷ số GTKS trở về mức bình thường. Mô hình gia đình mẫu hệ Ở Việt Nam, mô hình gia đình phụ hệ song song tồn tại với gia đình mẫu hệ và lưỡng hệ trong đó vai trò của con trai và con gái cũng linh hoạt hơn. Con gái thường vẫn duy trì mối quan hệ khăng khít với gia đình bên ngoại và đôi lúc cũng gánh vác trách nhiệm thờ cúng tổ tiên và chăm sóc bố mẹ lúc về già. 13,18-22 Các nghiên cứu đã đưa ra bằng chứng cho thấy mặc dù con trai được cho là có vai trò chủ chốt, tuy nhiên con gái cũng được đánh giá cao trong gia đình Việt Nam. Nhiều gia đình coi trọng sự đóng góp của con gái về vật chất và tình cảm cho rằng con gái gắn bó và đáng tin cậy hơn con trai. Ngay cả sau khi đã kết hôn, con gái vẫn cố gắng tìm mọi cơ hội để giúp đỡ và chăm sóc cha mẹ, đặc biệt là trong những giai đoạn khó khăn. 12 Cơ hội Ngoài hệ thống Luật pháp và Chính sách chặt chẽ, Việt Nam còn có các cơ hội tốt để có thể triển khai các can thiệp nhằm đưa tỷ số GTKS trở về trạng thái ban đầu. Một mạng lưới cộng tác viên dân số được tổ chức tốt trên toàn quốc. Nhiều thập kỉ qua, mức sinh ở Việt Nam đã giảm nhanh chóng. Mạng lưới cộng tác viên 4

Khuyến nghị 1. Định nghĩa lại truyền thống văn hóa tốt đẹp nhằm củng cố vị thế của phụ nữ Một số văn bản chính sách và phương tiện thông tin đại chúng thường đề cập chung chung đến việc phát huy các truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc nhưng không làm rõ đó là truyền thống gì. Mặc dù bất thành văn nhưng mô hình phụ hệ lại luôn được coi là nền tảng của truyền thống văn hóa Việt Nam. Do đó, nếu chỉ nói tới truyền thống văn hóa một cách chung chung, có thể sẽ khuyến khích những hành động trọng nam khinh nữ. Vì thế, rất cần thiết phải định nghĩa lại thế nào là những truyền thống văn hóa Việt Nam theo cách giúp củng cố vị thế cho phụ nữ và trẻ em gái trong gia đình và dòng tộc. Truyền thống văn hóa tốt đẹp nên được đánh giá là những truyền thống coi trọng nữ giới ngang bằng với nam giới. Những hoạt động ca ngợi truyền thống văn hóa Việt Nam cần lưu ý thể hiện vai trò của phụ nữ trong các hoạt động nghi lễ công chúng. Trong các hoạt động văn hoá như Giổ tổ Hùng Vương, Lễ Kỷ niệm Chào mừng Quốc khánh hoặc các sự kiện chính trị, văn hoá, xã hội từ cấp quốc gia cho đến cấp cơ sở luôn luôn phải có phụ nữ tham gia đóng vai trò chủ chốt cùng với nam giới trong thực hiện các nghi thức. Để hoạt động này trở thành thường quy, Việt Nam cần xây dựng các quy định cụ thể về nghi thức. Các hoạt động truyền thông đề cập đến truyền thống văn hóa cũng cần tập trung thay đổi những quan niệm đạo đức ở cộng đồng. Do những áp lực về mặt đạo đức từ phía gia đình và cộng đồng là nguyên nhân chính của thực hành lựa chọn giới tính, trong quá trình tuyên truyền cần tác động để xoá bỏ những áp lực này. Đặc biệt cần nhấn mạnh việc xúc phạm, trêu chọc và gièm pha những người không có con trai là những hành động mà xã hội không thể chấp nhận và đang hủy hoại đất nước. 2. Thúc đẩy mô hình gia đình lưỡng hệ Để củng cố vị thế của con gái trong gia đình, cần đẩy mạnh mô hình lưỡng hệ trong đó vai trò của cả nam giới và nữ giới đều ngang nhau. Để mô hình này được phổ biến thì công tác truyền thông đóng vai trò hết sức quan trọng. Các chương trình truyền thông cần chỉ ra rằng mô hình phụ hệ thường đi đôi với việc phân biệt đối xử với phụ nữ, đồng thời cần đảm bảo mọi công dân đều nắm rõ những quy định pháp luật thúc đẩy mô hình lưỡng hệ. Mô hình này đề cập tới quyền bình đẳng của con gái trong việc thừa kế tài sản, quyền được mang họ cha hoặc họ mẹ, và quyền được chọn nơi ở của các cặp vợ chồng. Luật Bình đẳng Giới nêu rõ về việc cần thiết áp dụng những biện pháp xóa bỏ những hủ tục lạc hậu đang ngăn cản mục tiêu bình đẳng giới. Công tác thông tin, giáo dục và truyền thông đề cập đến sự thống trị của chế độ phụ hệ phải được triển khai để thực hiện điều luật trên. Chiến dịch tuyên truyền về mô hình lưỡng hệ cần nhấn mạnh việc sống bên gia đình nhà vợ cũng có ý nghĩa giống như bên nhà chồng, và khuyến khích ghi tên con gái trong gia phả. Các thông điệp truyền thông, giáo dục cũng cần đề cập đến việc cả con gái và con trai cũng đều là con cái mang dòng máu của bố mẹ. Con gái cũng có thể nối dõi tông đường, chăm sóc bố mẹ và thờ cúng tổ tiên. Các thông điệp truyền thông tập trung vào các em gái nên giúp các em hiểu rõ về lịch sử gia đình, tự tin và các kĩ năng để thực hiện những nghi lễ truyền thống của dòng họ. Các thông điệp truyền thông cũng có thể định nghĩa lại những hình mẫu văn hóa vốn tồn tại đã lâu về sự hòa hợp giữa gia đình và xã hội, theo những khẩu hiệu như gia đình tôi không có con trai, gia đình khác lại không có con gái, toàn xã hội vẫn giữ được sự cân bằng giới tính. Hoặc ngược lại gia đình tôi chỉ có con gái, gia đình khác chỉ có con trai, nhìn tổng thể thì tỉ số giới tính của đất nước vẫn được cân bằng. Để nâng cao khả năng của con gái trong việc chăm sóc bố mẹ đẻ sau khi kết hôn, Việt Nam cần bổ sung một điều khoản mới về phân chia tài sản công bằng giữa con gái và con trai vào luật Bình đẳng giới hiện hành. Sau khi ban hành luật, Việt Nam cũng cần thực hiện chiến dịch truyền thông nhằm phổ cập nội dung sửa đổi này tới toàn dân. 5

3. Kiểm soát tình trạng lạm dụng công nghệ y học Mặc dù cán bộ y tế ở Việt Nam không được phép tiết lộ giới tính thai nhi hoặc thực hiện những ca nạo phá thai nhằm lựa chọn giới tính nhưng những dịch vụ này vẫn thường xuyên xảy ra. Do đó, Việt Nam cần có can thiệp đối với cả hệ thống y tế tư nhân và y tế công nhằm nâng cao kĩ năng truyền thông cho đội ngũ y bác sĩ - những người luôn phải chịu áp lực từ phía bệnh nhân đòi hỏi tiết lộ giới tính thai nhi hoặc thực hiện các ca nạo phá thai chọn giới tính. Y bác sĩ cũng cần có kỹ năng để giao tiếp với các khách hàng muốn thực hiện nạo phá thai để lựa chọn giới tính, và biết cách từ chối thực hiện những dịch vụ này một cách phù hợp về cả mặt đạo đức và mặt xã hội. Hơn nữa, việc khuyến khích Tổng hội Y học Việt Nam xây dựng bộ Quy định Đạo đức nghề nghiệp, trong đó có những cam kết ngăn chặn việc lựa chọn giới tính cũng rất cần thiết. 4. Củng cố việc thực thi chính sách và luật pháp Song song với những hoạt động nhằm cải thiện luật pháp và chính sách hiện hành, Việt Nam cũng cần đẩy mạnh việc thực thi các văn bản này, đặc biệt là Luật Bình đẳng Giới, Luật Hôn nhân và Gia đình và Luật Phòng chống Bạo lực Gia đình. Chính phủ cũng cần kết hợp chặt chẽ với các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ, các tổ chức cộng đồng. Trong bối cảnh hiện nay, việc tham khảo những phương pháp và giải pháp của các nước đã đầu tư vào việc cải thiện công tác thực thi luật cũng rất hữu ích. 5. Nghiên cứu bổ sung Việt Nam đang trong quá trình biến đổi xã hội mạnh mẽ và những chiến lược xây dựng gia đình của người dân cũng thay đổi. Do đó, những minh chứng có được từ các nghiên cứu được cập nhật có vai trò rất cần thiết cho việc ban hành những văn bản luật pháp và chính sách liên quan tới tỷ số GTKS, việc nâng cao tuân thủ luật pháp và chính sách hiện hành, và việc đảm bảo tiến hành hợp lý những hoạt động can thiệp. Việt Nam cần thực hiện thêm những nghiên cứu sâu rộng hơn về mô hình lưỡng hệ; sự khác nhau trong mất cân bằng tỷ số GTKS ở những vùng miền khác nhau, tình trạng y tế hoá và thương mại hóa việc sinh con và kết quả của những hoạt động can thiệp (xem tại UNFPA 2011). NHỮNG LĨNH VỰC CẦN HÀNH ĐỘNG 1. Định nghĩa lại truyền thống văn hóa tốt đẹp nhằm củng cố vị thế của phụ nữ 2. Thúc đẩy mô hình gia đình lưỡng hệ 3. Kiểm soát tình trạng lạm dụng công nghệ y học 4. Củng cố việc thực thi chính sách và pháp luật 5. Nghiên cứu bổ sung 6

Tài li u tham kh o 1. T ng c c Th ng kê (2011). T s gi i tính khi sinh Vi t Nam: Các b ng ch ng m i v th c tr ng, xu h ng và nh ng khác bi t. T ng i u tra Dân s và Nhà 2009. Hà N i: B K ho ch và u t. 2. GOPFP (2012). T ng quan v t s gi i tính khi sinh t i Vi t Nam. Bài trình bày t i h i ngh qu c gia v TSGTKS. Hà N i, ngày 1 tháng 11 n m 2012. 3. UNFPA (2012b). Sex Imbalances at Birth: Current Trends, Consequences, and Policy Implications-M t cân b ng gi i tính khi sinh: Xu h ng hi n nay, h u qu và tác ng chính sách. B ng-c c: UNFPA v n phòng khu v c châu Á-Thái Bình D ng. 4. Teerawichitchainan, B. and S. Amin (2009). The Role of Abortion in the Last Stage of Fertility Decline in Vietnam-Vai trò c a n o phá thai trong giai o n sau cùng c a m c sinh gi m t i Vi t Nam. Population Council Working Paper no. 15-Tài li u làm vi c s 15 c a H i ng Dân s. 5. World Bank-Ngân hàng Th gi i (2014). http://data.worldbank.org/indicator/sp.dyn.tfrt.in (truy c p ngày 2 tháng 3 n m 2014). 6. Gammeltoft, T. (2001). Faithful, Heroic, Resourceful : Changing Images of Women in Vietnam-"Chung th y, Qu c m, Tháo vát": Thay i hình nh c a ng i ph n Vi t Nam. In Vietnamese Society in Transition: The Daily Politics of Reform and Change-Trong xã h i Vi t Nam th i kì quá :c i cách và thay i hàng ngày. John Kleinen, ed. Pp. 265-280. Amsterdam: Het Spinhuis. 7. Schuler, S.R., H.T. Anh, V.S. Ha, T.H. Minh, B.T.T. Ha, P.V. Thien (2006). Constructions of Gender in Vietnam: In Pursuit of the Three Criteria. Culture, Health and Sexuality-Xây d ng c c u gi i t i Vi t Nam: Theo u i "Ba Tiêu chí" V n hóa, S c kh e và Tính d c 8(5):383-394. 8. Werner, J. (2009). Gender, Household and State in Post-Revolutionary Vietnam-Gi i, H gia ình và Nhà n c h u c i cách t i Vi t Nam. London and New York: Routledge. 9. UNDP (2012). Women s Representation in Leadership in Viet Nam-S tham gia c a ph n vào vai trò lãnh o. Hanoi. 10. World Bank (2011). Vietnam Country Gender Assessment- ánh giá gi i t i Vi t Nam. Hanoi. 11. United Nations Vietnam-Liên h p qu c t i Vi t Nam (2010). Gender-Based Violence. Issue Paper-Báo cáo chuyên v B o l c trên c s gi i. Hanoi. 12. UNPFA (2011). Son Preference in Vietnam: Ancient Desires, Advancing Technologies- a thích con trai t i Vi t Nam: c mu n thâm canh, Công ngh tiên ti n. Hanoi. 13. Guilmoto, C.Z. (2012). Son Preference, Sex Selection, and Kinship in Vietnam. Population and Development Review - a thích con trai, l a ch n gi i tính và quan h dòng t c t i Vi t Nam. Tài li u rà soát dân s và phát tri n 38(1):31-54. 7

14. Gammeltoft, T. and N.T.T. H nh (2007). The Commodification of Obstetric Ultrasound Scanning in Hanoi, Vietnam. Reproductive Health Matters - Th ng m i hóa d ch v siêu âm s n khoa t i Hà N i - Vi t Nam. Nh ng v n v s c kh e sinh s n - 15(29):163-171. 15. Bèlanger, D. and K.T.H. Oanh (2009). Second-Trimester Abortion and Sex-Selection of Children in Hanoi, Vietnam. Population Studies - N o phá thai và l a ch n gi i tính giai o n sau ba tháng u t i Hà N i, Vi t Nam. Các nghiên c u v dân s 63(2):163-171. 16. Tr n Minh H ng (2011). Global Debates, Local Dilemmas: Sex-Selective Abortion in Contemporary Vietnam-Tranh lu n toàn c u, v n n n trong n c: N o phá thai l a ch n gi i tính t i Vi t Nam hi n nay. Thesis Submitted for the Degree of Doctor of Philosophy. Australian National University-Lu n v n t t nghi p ti n s tri t h c, Tr ng i h c Qu c Gia Australia. 17. Barbieri, M. (2009). Doi Moi and Older Adults: Intergenerational Support under the Constraints of Reform- i M i và Ng i cao tu i: S h tr liên th h trong b i c nh nhi u thách th c c a c i cách. In: M. Barbieri and D. Bélanger, eds. Reconfiguring Families in Contemporary Vietnam-Tái nh hình mô hình gia ình trong xã h i Vi t Nam hi n nay, pp. 133-168. Stanford: Stanford University Press. 18. Luong, H.V. (1989). Vietnamese Kinship: Structural Principles and the Socialist Transformation in Northern Vietnam-Dòng t c Vi t Nam: Nguyên t c v c u trúc và chuy n i xã h i ch ngh a khu v c phía B c Vi t Nam. Journal of Asian Studies-T p chí nghiên c u Châu Á- 48(4):741-756. 19. Gammeltoft, T. (1999). Women s Bodies, Women s Worries. Health and Family Planning in a Vietnamese Rural Community - C th ph n, n i lo l ng c a ph n. S c kh e và K ho ch hóa gia ình nông thôn Vi t Nam. Richmond: Curzon Press. 20. Mai Th T and Lê Th Nhâm Tuy t (1978). Women in Vietnam - Ph n Vi t Nam. Hanoi: Foreign Languages Publishing House-Nhà xu t b n Ngo i ng. 21. Thái ng (1991). Modification of the traditional family in the South of Vietnam- i u ch nh gia ình truy n th ng khu v c phía Nam c a Vi t Nam. In: R. Lijestrom and T ng Lai, eds. Sociological studies on the Vietnamese family-nghiên c u xã h i h c v gia ình Vi t Nam, pp. 69-83. Hanoi: Social Science Publishing House-Nhà xu t b n Khoa h c Xã h i. 22. Boyce, C. and P. Neale (2006). Using Mystery Clients. A Guide to Using Mystery Clients for Evaluation Input-Khách hàng bí m t. H ng d n s d ng khách hàng bí m t ánh giá u vào. Pathfinder International. Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam Tòa nhà Liên Hợp Quốc, 2E Vạn Phúc, Ba Đình, Hà Nội Web: http://vietnam.unfpa.org 8