: 120 Traàn Bình Troïng, P.2-Q.5 : : Giôø Leã: Chuùa Nhaät: 5g00-

Tài liệu tương tự
Mở đầu

Giaùo Xöù Caùc Thaùnh Töû Ñaïo Vieät Nam 2915 West Northern Ave, Phoenix, AZ CHÚA NHẬT 4 MÙA CHAY,

SỰ SỐNG THẬT

thacmacveTL_2019MAY06_mon

BÀN TIN GX. TAM HÀ NĂM MỤC VỤ GIA ĐÌNH CN, 24/06/2018 CHÚA NHẬT XII MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM B Tin Mừng: Mc 1, "Bệnh cùi biến mất và người ấy được sạ

Nhung Bai Giang Bat Hu cua Cha - Gioan Maria Vianney.pdf

VN-Thu Mua Giang Sinh 2014

Document

CHÚA NHẬT 22 THƯỜNG NIÊN NĂM C Ý nghĩa cuộc đời Lời Chúa: (Lc. 14, ) 1 Một ngày sabát kia, Ðức Giêsu đến nhà một ông thủ lãnh nhóm Phar

IV. TÂM ĐIỂM Phần tâm điểm trình bày trực tiếp nội dung vườn và sứ điệp Fatima. Phần tâm điểm cũng có hai phần: nền tảng và nội dung sứ điệp. A. NỀN T

Linh Đạo Mẹ TÊRÊSA Calcutta.pdf

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

BÀN TIN GX. TAM HÀ NĂM MỤC VỤ GIA ĐÌNH CN, 25/11/2018 CHÚA NHẬT XXXIV MÙA THƯỜNG NIÊN - NĂM B Tin Mừng: Ga 18, 33b-37 Suy niệm LỄ ĐỨC GIÊSU KITÔ VUA V

SỰ SỐNG THẬT

TÌM BẠN, KẾT BẠN, ĐƯA BẠN ĐẾN VỚI CHÚA Xin chia sẻ cùng gia đình Cursillo Sài gòn một số hình ảnh của anh chị em Nhóm Dấn Thân sống ngày thứ tư trong

Baûn Tin Theá Ñaïo Soá 128 ngaøy Núi Bà Tây Ninh 1*- Thiệp Mời Tiệc Tân Niên Kỷ Hợi 2019 của Tậy Ninh Đồng Hương Hội - Hoa Kỳ tổ chức ngày 1

1

Sứ điệp của Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II gửi Giáo Hội Việt Nam LTS : Gíao Hội Công Giáo sẽ tôn vinh cố Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II lên hàng chân phước và

BẢN TIN MỤC VỤ th Street SE. Calgary, Alberta, Canada T2B 1M4 Phone/ Fax: (403) CHÚA NHẬT 4 MÙA VỌNG & LỄ GIÁN

SỰ SỐNG THẬT

Toång giaùo phaän Thaønh phoá Hoà Chí Minh

Mở đầu

BÀN TIN GX. TAM HÀ NĂM MỤC VỤ GIA ĐÌNH CN, 28/10/2018 Tin Mừng: Mc 1, "Bệnh cùi biến mất và người ấy được sạch". Tin Mừng: Mc 10, Suy niệm

Tuyển Tập 2018 Chàng & Nàng 277

TRUNG TÂM QLBT DI SẢN VĂN HÓA PHÒNG QUẢN LÝ DI TÍCH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 1. Tên gọi 2. Loại hình Phiếu kiểm

Microsoft Word - Wash Don Nhan Chua Kito Unicode.doc

BÀN TIN GX. TAM HÀ NĂM MỤC VỤ GIA ĐÌNH CN,17/12/2017 CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG - NĂM B Tin Mừng: Ga 1, "Giữa các ngươi có một Ðấng mà các ngươ

BẢN TIN GIÁO XỨ TAM HÀ ĐỒNG HÀNH CÙNG CÁC GĐ GẶP KHÓ KHĂN CN, NGÀY 07/07/2019 Tin Mừng: Lc 10, Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít. Vậy anh

CHÚA NHẬT 19 MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM C Sống là chuẩn bị chết Lời Chúa: (Lc 12,32-48) Một hôm, Ðức Giêsu nói với các môn đệ rằng: 32 "Hỡi đoàn chi

BÀN TIN GX. TAM HÀ NĂM MỤC VỤ GIA ĐÌNH CN, 05/08/2018 CHÚA NHẬT XVIII MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM B Tin Mừng: Mc 1, "Bệnh cùi biến mất và người ấy được

SỰ SỐNG THẬT

Bạn Tý của Tôi

SỰ SỐNG THẬT

[Cầu Nguyện Với Chúa Mỗi Ngày] Tháng 3/2019 CẦU NGUYỆN THÁNG 3/2019 1

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

Tình Thương Nhân Loại 1 Điển Mẹ Diêu Trì Rằm tháng sáu Nhâm Thìn, 2012 Nước Việt Nam một miền linh địa Có rồng vàng thánh địa mai sau Nước Nam hơn cả

Microsoft Word - THANG web

Lương Sĩ Hằng Tìm Lẽ Du Dương

CHÚA NHẬT 1 MÙA CHAY NĂM A CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG NĂM B Các con hãy tỉnh thức, vì các con không biết lúc nào chủ nhà trở về. Lời

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

Bản tin Gx. Tam Hà Đồng Hành Với Những GĐ Gặp Khó Khăn CN, ngày 17/02/2019 Tin Mừng: Lc 6, "Phúc cho những kẻ nghèo khó. Khốn cho các ngươi

SỰ SỐNG THẬT

Giaùo Xöù Caùc Thaùnh Töû Ñaïo Vieät Nam 2915 West Northern Ave, Phoenix, AZ CHÚA NHẬT 3 MÙA CHAY,

Bản tin Gx. Tam Hà ĐỒNG HÀNH CÙNG CÁC GĐ GẶP KHÓ KHĂN CN, ngày 19/05/2019 Suy niệm: "Thầy ban cho các con điều răn mới, là các con hãy yêu thương nhau

deIVNCHmatMienamat_2017NOV01

MỘT GÓC VƯỜN THƯỢNG UYỂN

Manna CHÚA NHẬT 22 THƯỜNG NIÊN NĂM B Từ Trái Tim Con Người Lời Chúa: (Mc 7,1-8a ) 1 Hôm ấy, có những người Pharisêu và một số kinh

LƯỢC SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN GIA ĐÌNH PHẠT TẠ THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU XỨ ĐOÀN BẠCH ĐẰNG A. Lược sử giáo xứ Ngôi nhà nguyện của trại di cư thương phế

BÀN TIN GX. TAM HÀ NĂM MỤC VỤ GIA ĐÌNH CN,10/12/2017 CHÚA NHẬT II MÙA VỌNG - NĂM B Tin Mừng: Mc 1, 1-8 "Hãy dọn đường Chúa cho ngay thẳng". Tin Mừng C

Mẹ Teresa - Con người của tình yêu Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

HÀNH TRÌNH ĐỨC TIN & ĐỔI MỚI

LƠ I NGO Ki nh thưa quy cha, quy thầy phó tế; quy tu sĩ nam nữ cu ng toa n thê quy ông ba va anh chi em. Chủ đê mu c vu năm 2018 của Hô i Đô ng Gia m

HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM ỦY BAN GIỚI TRẺ VÀ THIẾU NHI BẢN TIN ONLINE THÁNG 11 ÔNG BÀ ƠI! 1

I THỨ SÁU Giáo đầu Chủ sự: Lạy Chúa Trời, xin mở miệng con, Cộng đoàn: cho con cất tiếng ngợi khen Ngài. Tv 94 Thỉnh ca: Nguyện Chúa Trời ban phúc lộc

GIÁO PHẬN XUÂN LỘC GIÁO HẠT PHÚ THỊNH Giáo Xứ Thạch An Kính thưa quý Chức và Ông Bà Anh Chị Em Cộng đoàn Giáo Xứ Thạch An Chúng ta hằng tạ ơn Thiên Ch

Hoäi Doøng Meán Thaùnh Giaù Goø Vaáp

Baûn Tin Theá Ñaïo Soá 126 ngaøy I. Rằm Thượng nguơn: RẰM THƯỢNG NGƯƠN (Nguyên Thủy) Theo Nho giáo, ngày rằm Thượng nguơn là lễ: Thượng nguơ

BẢN TIN Gx TAM HÀ NĂM TÂN PHÚC ÂM HÓA GIÁO XỨ CN,16/08/2015 CHÚA NHẬT THƯỜNG NIÊN TUẦN XX - NĂM B Tin Mừng: Ga 6, "Thịt Ta thật là của ăn, và Má

Sứ điệp của ĐTC Biển Đức 16 nhân ngày Quốc Tế giới trẻ lần thứ 25 cử hành ngày Chúa nhật Lễ Lá Thưa Thầy nhân lành, con phải là gì để được s

Hạnh Phúc và Đau Khổ Chư Thiên và loài người Suy nghĩ về hạnh phúc Ước mong được hạnh phúc Chân hạnh phúc là gì? (1) Bốn câu thi kệ này được trích tro

ĐỨC TIN LÀ GÌ? Đức tin có một tầm quan trọng hết sức cơ bản trong cuộc sống đời người, đặc biệt là người trẻ. Một số người tự nhiên có đức tin, cơ hồ

VN-Thu dip Le Hien Xuong 2017

Microsoft Word - tuan cuunhat web

Mầu Nhiệm Đức Tin Cho mọi Tín Hữu, tất cả thời gian là thánh và được thấm nhuần với sự hiện diện của Chúa. Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã ấn định Năm

TUAÀN TAM NHAÄT KÍNH THAÙNH GIUSE

Con Đường Khoan Dung

Viết một bức thư gửi cho mẹ của em

Microsoft Word - ptdn1257.docx

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

THƯ MỤC VỤ CỦA ĐỨC CHA GIÁO PHẬN VỀ VIỆC CỬ HÀNH GIỜ CHẦU THÁNH THỂ THEO SÁNG KIẾN 24 GIỜ CHO CHÚA MÙA CHAY 2019 Thanh Hoá, ngày 19 tháng 03 năm 2019

NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN PHỤC Tam Bách Đinh Bá Tâm Tôi vốn xuất thân trong một dòng tộc mà ba thế hệ đều có người làm quan văn và không vị nào theo b

Hướng Đi Thiền Sư Lương Sĩ Hằng

Nhà giáo khả kính: Cụ Đốc Trần Văn Giảng

LOI THUYET DAO CUA DUC HO PHAP Q.3

CHƯƠNG 1

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

SỰ SỐNG THẬT

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ ki

Lương Sĩ Hằng Ðại Hạnh Siêu Sinh

BẢN TIN MỤC VỤ th Street SE. Calgary, Alberta, Canada T2B 1M4 Phone/ Fax: (403) CHÚA NHẬT 3 MÙA VỌNG NĂM B PHỤ

1

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc)

Ban Tin Master Layout.pub

Bài Học 1 29 Tháng 6 5 Tháng 7 ĐỨC CHÚA TRỜI DỰNG NÊN... CÂU GÓC: Kẻ hà hiếp người nghèo khổ làm nhục Đấng Tạo hóa mình; Còn ai thương xót người bần c

ptdn1159

BẢN TIN MỤC VỤ y, Alberta, Canada T2B 1M4 Phone/ Fax: (403) Giáo xứ Thánh Vinh Sơn Liêm St. Vincent Liem s Parish 241

SỰ SỐNG THẬT

Kinh Ðại Phương Ðẳng Như Lai Bất Tư Nghì Cảnh Giới Đời Ðường, Tam Tạng Pháp Sư Xoa Nan Ðà, Người nước Vu Ðiền dịch từ Phạm Văn qua Hoa Văn Việt Dịch:

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI 144. T

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

Soạn Giả Thái Thụy Phong Vũ Thất Theo bài tường trình Nghệ thuật Sân khấu Cải lương 80 năm của soạn giả Nguyễn Phương trên trang nhà của nhạc sư Trần


Microsoft Word - giao-ly-chuan-bi-hon-nhan.docx

TN. THUẦN TUỆ Từ một tâm trong lặng NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC

Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) cong

H A T H N Á Ứ V I N H S Ơ N L I Ê M C A L G A R Y. B. C Tin Mục Vụ X A O A N I Á G D A GIÁO XỨ THÁNH VINH SƠN LIÊM th Street SE - Calgary, AB T

Bản ghi:

: 120 Traàn Bình Troïng, P.2-Q.5 : 39.235.067 - Email- levannhac@hcm.fpt.vn : 0918.240.570 -Email- giusehai1971@gmail.com Giôø Leã: Chuùa Nhaät: 5g00-6g30-8g00-16g30-18g00 Ngaøy thöôøng: 5g00-17g30 Soá 205 - Naêm thöù 17 Thaùng möôøi 2016 SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ CHO NGÀY THẾ GIỚI TRUYỀN GIÁO 23.10.2016 Hội Thánh Truyền giáo, Chứng nhân của Lòng Thương xót Anh Chị Em thân mến, Năm Thánh Lòng Thương Xót mà Hội Thánh đang cử hành chiếu rọi vào Ngày Chúa nhật Thế giới Truyền giáo một ánh sáng chói ngời: nó mời gọi chúng ta nhìn việc truyền giáo cho muôn dân (missio ad gentes) như là một công trình bao la, vĩ đại của lòng 1

thương xót, cả thiêng liêng và vật chất. Trong ngày Chúa nhật Thế giới Truyền giáo này, tất cả chúng ta được mời gọi đi ra như những môn đệ truyền giáo, mỗi người quảng đại cống hiến tài năng, tính sáng tạo, sự khôn ngoan và kinh nghiệm của mình để đem sứ điệp tình thương dịu hiền của Thiên Chúa đến cho toàn thể gia đình nhân loại. Do mệnh lệnh truyền giáo, Hội Thánh chăm lo cho tất cả những người không biết đến Tin Mừng, vì Hội Thánh muốn mọi người được cứu rỗi và trải nghiệm tình thương của Chúa. Hội Thánh được sai đi loan báo lòng thương xót của Thiên Chúa, trái tim đang đập của Tin Mừng (Misericordiae Vultus, 12) và công bố lòng thương xót tại mọi góc cùng của thế giới, đến với hết mọi người, người già cũng như người trẻ. Khi lòng thương xót gặp được một người, nó đem lại niềm vui sâu xa cho lòng Chúa Cha; vì từ ban đầu Cha đã yêu thương hướng về những người dễ bị tổn thương nhất, vì sự cao cả và quyền năng của Người được mặc khải chủ yếu nơi khả năng Người tự đồng hoá mình với những người trẻ, những người bị gạt ra bên lề, và những người bị áp bức (x. Đnl 4,31; Tv 86,15; 103,8; 111,4). Người là vị Thiên Chúa hiền từ, quan tâm chăm sóc và trung thành, Đấng gần gũi những ai gặp khốn khó, nhất là những người nghèo; Người dịu dàng đi vào thực tại của loài người giống như người cha người mẹ đi vào đời sống của con cái họ (x. Gr 31,20). Khi nói đến lòng dạ, Kinh Thánh sử dụng từ ngữ có nghĩa là lòng thương xót: vì vậy nó chỉ về tình thương cùa người mẹ đối với những đứa con của mình, những đứa con mà bà sẽ luôn luôn yêu thương, trong mọi hoàn cảnh và bất chấp điều gì xảy ra, vì con cái là hoa trái từ lòng dạ của bà. Đây cũng là một khía cạnh cốt yếu của tình yêu Thiên Chúa đối với các con cái của Người, những đứa con Người đã dựng nên và muốn nuôi nấng dạy dỗ; đứng trước những sự yếu đuối và bất trung của họ, trái tim Người vẫn tràn trề sự cảm thương (x. Hs 11,8). Người tỏ lòng thương xót đối với mọi người; tình thương của Người dành cho hết mọi người và lòng nhân hậu của Người mở ra cho mọi loài thụ tạo (x. Tv 144,8-9). Lòng thương xót của Thiên Chúa được biểu lộ một cách cao cả và trọn vẹn nhất nơi Ngôi Lời Nhập Thể. Đức Giêsu mặc khải khuôn mặt của Cha, Đấng giàu lòng thương xót; Người dùng các kiểu so sánh và các dụ ngôn để nói và cắt nghĩa về lòng thương xót, nhưng trên hết chính Người làm cho lòng thương xót trở thành nhập thể và 2

nhân cách hoá (Gioan Phaolô II, Dives in Misericordia, 2). Khi chúng ta tiếp đón và đi theo Đức Giêsu bằng Tin Mừng và các bí tích, với ơn trợ giúp của Chúa Thánh Thần, chúng ta có thể trở thành những con người có lòng thương xót như Cha trên trời là Đấng xót thương; chúng ta có thể học biết yêu thương như Người yêu thương chúng ta và biến cuộc đời chúng ta trở thành một món quà cho không, một dấu chỉ lòng nhân ái của Người (x. Misericordiae Vultus, 3). Giữa lòng nhân loại, Hội Thánh trước hết là cộng đoàn sống bằng lòng thương xót của Chúa Kitô; Hội Thánh thấy được cái nhìn của Người và cảm nhận rằng mình đã được Người chọn vì tình yêu nhân từ của Người. Chính qua tình yêu này mà Hội Thánh khám phá lệnh truyền yêu thương, sống tình yêu thương và làm cho mọi người biết đến tình yêu thương này qua một cuộc đối thoại trân trọng với mỗi nền văn hoá và mỗi niềm tin tôn giáo. Giống như trong những ngày đầu của Hội Thánh, tình yêu nhân từ này được làm chứng bởi nhiều người nam cũng như nữ, thuộc mọi lứa tuổi và mọi thân phận. Sự hiện diện đáng kể và ngày càng tăng của nữ giới trong thế giới truyền giáo, hoạt động bên cạnh những người nam, là một dấu chỉ có ý nghĩa về tình mẫu tử của Thiên Chúa. Các phụ nữ, trong bậc sống giáo dân cũng như tu sĩ, và ngày nay thậm chí nhiều gia đình, đang thể hiện ơn gọi truyền giáo của họ dưới nhiều hình thức khác nhau: từ loan báo Tin Mừng tới phục vụ bác ái. Cùng với hoạt động rao giảng Tin Mừng và phục vụ bí tích của các nhà truyền giáo, các phụ nữ và các gia đình thường hiểu rõ hơn các vấn đề của dân chúng và biết cách cư xử với họ một cách thích hợp, đôi khi rất sáng tạo: trong việc chăm sóc đời sống, tập trung vào con người hơn là cơ cấu, và dành các nguồn lực nhân bản và thiêng liêng cho việc kiến tạo các mối quan hệ tốt, sự hoà hợp, hoà bình, tình liên đới, đối thoại, sự hợp tác và tình huynh đệ, cả giữa các cá nhân với nhau và trong đời sống xã hội và văn hoá, đặc biệt qua việc chăm sóc người nghèo. Tại nhiều nơi, việc rao giảng Tin Mừng bắt đầu bằng việc giáo dục, được hoạt động truyền giáo dành cho rất nhiều thời gian và công sức, giống như người trồng nho nhân từ của Tin Mừng (x. Lc 13,7-9; Ga 15,1), kiên nhẫn chờ đợi cây nho sinh hoa kết quả sau nhiều năm tăng trưởng chậm chạp; bằng cách này họ làm phát sinh một dân mới có khả năng rao truyền Tin Mừng, họ sẽ đem Tin 3

Mừng đến những nơi mà người ta nghĩ là Tin Mừng không thể được biết đến bằng cách nào khác. Hội Thánh cũng có thể được định nghĩa như là người mẹ cho những ai một ngày kia sẽ có niềm tin vào Đức Kitô. Vì vậy tôi mong rằng dân thánh của Thiên Chúa sẽ tiếp tục thi hành việc phục vụ hiền mẫu này về lòng thương xót, nó giúp cho những ai chưa biết Chúa có thể gặp được Người và yêu mến Người. Đức tin là quà tặng của Thiên Chúa chứ không phải kết quả của việc cải đạo; trái lại, đức tin lớn lên nhờ đức tin và đức ái của những người rao giảng Tin Mừng làm chứng cho Đức Kitô. Khi đi qua các con đường của thế giới, các môn đệ của Chúa Giêsu phải có một tình yêu vô biên, cùng một mức độ yêu thương như Chúa đã yêu thương mọi người. Chúng ta công bố những hồng ân đẹp nhất và lớn lao nhất mà Người đã ban cho chúng ta: sự sống và tình yêu của Người. Mọi dân tộc và mọi nền văn hoá đều có quyền đón nhận sứ điệp cứu độ là món quà của Thiên Chúa cho mọi người. Điều này lại càng cần thiết khi chúng ta nghĩ đến biết bao cảnh bất công, chiến tranh và khủng hoảng nhân đạo vẫn còn đang cần được giải quyết. Từ kinh nghiệm, các nhà truyền giáo biết rằng Tin Mừng của sự tha thứ và lòng thương xót có thể đem lại niềm vui và sự hoà giải, công lý và hoà bình. Lệnh truyền của Tin Mừng: Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ những điều Thầy đã truyền cho anh em (Mt 28,19-20), lệnh truyền nàychưa dừng lại; đúng hơn, nó thúc đẩy tất cả chúng ta, trong bối cảnh của thế giới đầy thách thức ngày nay, phải lắng nghe tiếng gọi canh tân động lực truyền giáo, như tôi đã lưu ý trong Tông huấn Evangelii Gaudium: Mỗi Kitô hữu và mỗi cộng đoàn phải nhận ra con đường mà Chúa chỉ cho, nhưng tất cả chúng ta phải vâng theo tiếng gọi của Ngài là ra khỏi vùng đất tiện nghi của mình để đến với mọi vùng ngoại vi đang cần ánh sáng Tin Mừng (số 20). Năm Thánh này đánh dấu kỷ niệm 90 năm Ngày Thế giới Truyền giáo, lần đầu tiên được phê chuẩn bởi Đức giáo hoàng Piô XI năm 1926 và được tổ chức bởi Hội Giáo hoàng Truyền Bá Đức Tin. Vì vậy đây là dịp thích hợp để nhớ lại những chỉ thị khôn ngoan của các vị tiền nhiệm của tôi, các ngài đã truyền rằng phải dành cho Hội này tất cả các khoản quyên góp tại mỗi giáo phận, giáo xứ, cộng 4

đoàn dòng tu, hiệp hội và phong trào giáo hội trên khắp thế giới để chăm lo cho các cộng đoàn Kitô hữu đang túng thiếu và nâng đỡ việc rao giảng Tin Mừng cho đến tận cùng trái đất. Hôm nay cũng vậy, chúng ta tin tưởng vào dấu chỉ này của sự hiệp thông truyền giáo của Hội Thánh. Chúng ta đừng đóng kín lòng mình với các mối quan tâm riêng của mình, nhưng hãy mở lòng chúng ta ra cho toàn thể nhân loại. Đức Maria rất thánh là biểu tượng siêu vời của nhân loại được cứu chuộc, và là mẫu gương truyền giáo cho Hội Thánh, xin Mẹ dạy cho mọi người nam và nữ cũng như các gia đình biết nuôi dưỡng và bảo vệ ở mọi nơi sự hiện diện sống động và mầu nhiệm của Chúa Phục Sinh, Đấng đổi mới các mối quan hệ giữa người với người, các nền văn hoá và các dân tộc, và là Đấng đổ tràn lòng thương xót và niềm vui trên mọi người. Vatican, ngày 15 tháng 5 năm 2016, Đại lễ Hiện Xuống Tường thuật lễ tôn phong hiển thánh cho Mẹ Teresa Calcutta PHANXICÔ 5

Hoạt động thương xót không mỏi mệt của Mẹ Terexa Calcutta ở vùng ngoại biên các thành phố và cuộc sống giúp chúng ta luôn ngày càng hiểu rằng tiêu chuẩn hoạt động duy nhất của chúng ta phải là tình yêu thương cho không, tự do khỏi bất cứ ý thức hệ hay ràng buộc nào, và tuôn đổ trên tất cả mọi người, không phân biệt ngôn ngữ, văn hóa, chủng tộc hay tôn giáo. Mẹ Terexa thường nói: Có lẽ tôi không nói tiếng của họ, nhưng tôi có thể cười. Chúng ta hãy mang theo trong tim nụ cười của Mẹ và trao ban nó cho những ai chúng ta gặp trên đường đời, nhất là cho những người đau khổ. Kính thưa quý vị thính giả, ĐTC Phanxicô đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ tôn phong hiển thánh cho Mẹ Terexa Calcutta, do ngài cử hành trước thềm Đền Thờ Thánh Phêrô lúc 10 giờ rưỡi sáng Chúa Nhật mùng 4 tháng 9 hôm qua. Cùng đồng tế thánh lễ với ĐTC đã có khoảng 70 Hồng Y, 400 Tổng Giám Mục Giám Mục, 1.700 linh mục trong đó có 600 vị giúp ĐTC cho tín hữu rước lễ. Tham dự thánh lễ, ngoài ngoại giao đoàn cạnh Toà Thánh còn có phái đoàn đại diện của 20 quốc gia, do 13 quốc trưởng và thủ tướng hướng dẫn gồm các nước: Albania, nguyên Cộng hoà Jugoslavia Macedonia, Ấn Độ, Kosovo, Tây Ban Nha, San Marino, Đài Loan, Nigeria, Honduras, Italia, Vương quốc Monaco, Hoà Lan, Ghana, Bosni Erzegovina, Panama, Hoa Kỳ, Áo, Croazia, Montenegro, Belize và 2 tổ chức quốc tế là Luơng nông quốc tế FAO và Lương thực thế giới PAM. Cùng tham dự thánh lễ có hơn 100.000 tín hữu, trong đó có 45.000 thành viên các tổ chức thiện nguyện về Roma mừng Năm Thánh Lòng Thương Xót. Đặc biệt cũng có 1.500 người nghèo, hành khất, vô gia cư, bị bỏ rơi được các nữ tu của Mẹ Terexa săn sóc trong các nhà ở Roma, Milano, Bologna, Firenze và Napoli. Sau lời chào mở đầu thánh lễ của ĐTC ĐHY Angelo Amato Tổng trưởng Bộ Phong Thánh đã tiến lên xin ĐTC phong hiển thánh cho chân phước Têrexa Calcutta, và đọc tiểu sử của chân phước mà mọi người đều gọi là Mẹ Têrêxa Caltutta. Chân phước tên đời là Agnes Gonxha Bojaxhiu sinh ngày 26 tháng 8 năm 1010 tại Skopje, con của một gia đình gốc Albani. Hồi còn trẻ chị đã tham gia các sinh hoạt trong giáo xứ và ước mong tận hiến cuộc đời cho Chúa. Chị rời gia đình và được nhận vào dòng Đức Trinh Nữ diễm phúc Maria Loreto tại Rathfarnam bên Dublin Ai Len. Chi được gửi sang phục vụ bên Ấn Độ, vào nhà Tập và khấn dòng với tên gọi là Terexa. Trong 17 năm trời chị dậy học tại 6

trường trung học Thánh Mary Bengali gần Calcutta. Trên một chuyến xe lửa từ Calcutta đi Darieeling chị nghe tiếng Chúa Giêsu hấp hối trên thập giá nói Ta khát và trực giác được ơn gọi trong ơn gọi, thành lập một dòng du để làm thoả mãn cái khát vô tận tình yêu thương và các linh hồn, mà Chúa Giêsu có trên thập giá, bằng cách làm việc cho ơn cứu rỗi và việc thánh hóa những người nghèo nhất trong những người nghèo. Chị lập dòng các nữ tu Thừa Sai Bác Ái, tiếp theo đó là dòng các Anh em Thừa Sai Bác Ái, các tổ chức giáo dân và Phong trào rộng mở cho các linh mục giáo phận. Mẹ Terexa không quản ngại mệt nhọc tận hiến cuộc đời và sức lực cho việc loan báo Tin Mừng, qua nhiều hoạt động bác ái và trợ giúp những người rốt hết, không phân biệt giai tầng xã hội, tôn giáo và chủng tộc. Ở nền tảng mọi sáng kiến của Mẹ là việc cử hành Thánh Lễ, chầu Thánh Thể, cầu nguyện và có một tình yêu đại đồng thúc đẩy Mẹ trông thấy và phục vụ Chúa Giêsu nơi người nghèo. Chứng tá tin mừng anh hùng của Mẹ khơi dậy sự khâm phục của của các giới chức lãnh đạo cao cấp nhất trong Giáo Hội cũng như trong thế giới đời. Năm 1979 Mẹ được giải thường Nobel Hoà Bình. Kiệt lực nhưng luôn luôn mạnh mẽ trong tinh thần Mẹ qua đời tại Calcutta ngày mùng 5 tháng 9 năm 1997 trong hương thơm thánh thiện. 7

Tiếp đến ĐTC đã cùng cộng đoàn hát kinh cầu các thánh. Rồi ngài đọc công thức tôn phong hiển thánh cho Mẹ như sau: Để vinh danh Thiên Chúa Ba Ngôi Chí Thánh, biểu dương đức tin công giáo và thăng tiến cuộc sống kitô, với quyền của Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng ta và của hai Thánh Tông Đồ Phêrô Phaolô và của chúng tôi, sau khi đã suy nghĩ lâu dài và nhiều lần xin ơn Chúa trợ giúp và lắng nghe ý kiến của nhiều anh em trong Hàng Giám Mục, chúng tôi tuyên bố và định nghĩa là Thánh chân phước Terexa Calcutta và ghi tên người vào Sổ Bộ các Thánh và thiết định rằng người được tôn kính giũa các Thánh trong toàn thể Giáo Hội, nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Thánh tích của Mẹ đã được rước lên đặt bên trái bàn thờ. Đó là một cây thánh giá được ghép bằng nhiều mảnh gỗ phát xuất từ nhiều người và từ nhiều nơi khác nhau, nơi khổ đau tiếp tục nói lên tiếng rên Ta khát của Chúa Giêsu. Phần trước của thánh giá cũng bao gồm một mảnh gỗ của bàn quỳ toà giải tội, biểu tượng cho ơn tha thứ, mà hối nhân nhận được từ tình yêu của Thiên Chúa, và Mẹ Terexa coi họ là những người nghèo nhất trong những người nghèo. Thánh giá được viền vàng để nêu bật hai tình yêu lớn nhất của Mẹ đối với Chúa Giêsu và Người Nghèo. Chiếc hộp đựng thánh tích của Mẹ có hình một giọt nước để giải cơn khát của sự vô nghĩa của khổ đau trong cô đơn. Thánh giá được cắm trên một đế bảng sắt bẩn hư hại biểu tượng cho cái nhìn, mà xã hội có đối với người nghèo, nhưng họ lại được Mẹ yêu thương với tất cả tâm lòng và được Mẹ phục vụ trong các khu xóm ổ chuột bần thỉu tại Calcutta, vì họ là phương thế giúp kết hiệp với Chúa Giêsu. Thánh giá được đặt trong một cái hộp hình trái tim phần bên trái có ba giải mầu xanh diễn tả chiếc áo dòng sari của Mẹ, cong xuống như lưng của Mẹ cúi xuống cầu nguyện, suy niệm và gù người phục vụ dân nghèo. Phần tim bên phải có hình mềm mại hơn mầu trắng diễn tả chiếc áo dòng của Mẹ vói hai chữ Ta khát Hai phần của trái tim tách rời nhau nhưng nối liền bởi một vòng tròn diễn tả sự năng động trong sứ mệnh của Mẹ, bắt đầu với sự mạc khải của Chúa Giêsu và được đưa tới chỗ thành toàn. Mầu xanh và mầu trắng cũng là mầu của Mẹ Maria, mà Mẹ Terexa rất tôn sùng và cầu khẩn với lời nguyện đẹp sau đây: Lậy Mẹ Maria, Mẹ Chúa Giêsu, xin ban cho con Trái tim của Mẹ, xinh đẹp, trinh trong, vô nhiễm, tràn đầy tình yêu và khiêm tốn, để con có 8

thể nhận lấy Chúa Giêsu trong Bánh Sự Sống, yêu Ngài như Mẹ đã yêu Ngài, và phục vụ Ngài như Mẹ đã phục vụ Ngài dưới gương mặt biến dạng của nhừng người nghèo nhất trong những người nghèo. Thánh lễ tiếp tục với Kinh Vinh Danh. Các bài sách Thánh đã được tuyên đọc bằng tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha, Thánh vịnh được hát bằng tiếng Ý, và Phúc Âm được hát bằng tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp. Các lời nguyện giáo dân đã được đọc bằng các thứ tiếng Albani, Pháp, Bengali, Đồ Đào Nha và Tầu. Giảng trong thánh lễ ĐTC đã quảng diễn ý nghĩa bài đọc một trích từ sách Khôn Ngoan liên quan tới điều Thiên Chúa muốn nơi con người, là sống đẹp lòng Ngài. ĐTC nói: Các tác nhân lịch sử luôn luôn là hai: một đàng là Thiên Chúa, đàng khác là con người. Nhiệm vụ của chúng ta là nhận thức được tiếng gọi của Thiên Chúa và đón nhận ý muốn của Ngài. Nhưng để có thể tiếp nhận và kiểm thực tiếng gọi của Chúa mà không lưỡng lự chúng ta phải hiểu điều gì làm đẹp lòng Ngài. Biết bao ngôn sứ loan báo điều đẹp lòng Chúa và đúc kết nó trong kiểu diễn tả này: Ta muốn lòng thương xót chứ không cần của lễ (Hs 6,6; Mt 9,13). ĐTC giải thích như sau: Mọi công việc của lòng thương xót đều đẹp lòng Thiên Chúa, bởi vì trong người anh em, mà chúng ta giúp đỡ, chúng ta nhận ra gương mặt của Thiên Chúa, mà không ai trông thấy (x. Ga 1,18). Mỗi lần chúng ta cúi xuống trên các nhu cầu của các anh em khác, là chúng ta đã cho Chúa Giêsu ăn và uống; chúng ta đã cho Ngài mặc, nâng đỡ và viếng thăm Con Thiên Chúa (x. Mt 25,40). Như thế, chúng ta đưọc mời gọi diễn tả cụ thể điều chúng ta xin trong lời cầu nguyện và tuyên xưng trong đức tin. Không có cách nào khác ngoài tình bác ái: những ai phục vụ các anh em khác là những nguời yêu mến Thiên Chúa, dù không biết Ngài (x Ga 3,16-18; Gc 2,14-18). Tuy nhiên, cuộc sống kitô không chỉ là việc trợ giúp khi cần. Nó là tâm tình liên đới đẹp, nhưng sẽ khô cằn vì không có gốc rễ. Trái lại, dấn thân mà Chúa đòi hỏi là dấn thân của một ơn gọi bác ái, qua đó nguời môn đệ Chúa Kitô dùng chính cuộc sống mình để phục vụ và lớn lên mỗi ngày trong tình yêu. Phúc Âm nói đến đám đông dân chúng đến với Chúa Giêsu (Lc 14,25). Ngày hôm nay đám đông đó là thế giới thiện nguyện đang quy tụ ở đây nhân Mừng Năm Thánh Lòng Thương Xót. Anh chị em chính là những người theo Chúa và khiến cho tình yêu của Ngài trở thành cụ thể đối với từng người. Các người thiện nguyện củng cố biết bao con tim, nâng đỡ biết bao bàn tay, lau khô biết bao nước mắt! Có biết bao tình yêu thương đã 9

được đổ vào việc phục vụ dấu ẩn, khiêm tốn và vô vị lợi này! Việc theo Chúa Giêsu là một dấn thân nghiêm chỉnh, đồng thời tươi vui. Nó đòi hỏi tính triệt để và lòng can đảm, để nhận ra Chúa nơi người nghèo nhất và phục vụ họ. Khi phục vụ các người rốt hết và cần được giúp đỡ vì tình yêu Chúa Giêsu, các người thiện nguyện không chờ đợi lời cám ơn hay ca ngợi nào. Họ từ chối mọi sự vì đã khám phả ra tình yêu đích thật. Như Chúa đã đến gặp tôi và cúi xuống trên tôi trong lúc thiếu thốn, tôi cũng đi gặp gỡ Ngài và cúi xuống trên những người đã mất đức tin hay sống như thể Thiên Chúa không hiện hữu, cúi xuống trên những người trẻ sống không giá trị và không lý tưởng, trên các gia đình gặp khủng hoảng, trên bệnh nhân và người tù, người di cư tỵ nạn, trên người yếu đuối và không được bênh đỡ trên thân xác cũng như trong tinh thần, trên các trẻ em vị thành niên bị bỏ rơi cho chính mình, cũng như trên các người già cả phải sống cô đơn. Đề cập đến gương sống của Mẹ Terexa ĐTC nói: Trong toàn cuộc đời mình Mẹ Teressa đã quảng đại phân phát lòng thương xót Chúa, sẵn sàng với tất cả mọi người qua việc tiếp đón và bảo vệ sự sống con người, sự sống chưa sinh ra cũng như sự sống bị bỏ rơi và gạt bỏ. Mẹ đã dấn thân bênh vực sự sống bằng cách không ngừng công bố rằng ai chưa sinh ra là người yếu đuối nhất, bé nhỏ nhất, bần cùng nhất. Mẹ cúi xuống trên trên những người kiệt lực bi bỏ chết bên lề đường, bằng cách thừa nhận phẩm giá mà Thiên Chúa đã ban cho họ. Mẹ đã làm vang lên tiếng nói của Mẹ giữa các người quyền thế của trái đất này, để cho họ nhận ra các lỗi lầm của họ trước các tội ác của nghèo đói do chính họ dã gây ra. Đối với Mẹ lòng thương xót đã là muối trao ban hương vị cho mỗi hoạt động của Mẹ, và là ánh sáng chiếu soi các tăm tối của biết bao người cũng đã chẳng còn nước mắt để khóc thương cho sự nghèo túng và nỗi khổ đau của họ. Sứ mệnh của Mẹ trong các vùng ngoại biên của các thành phố và của cuộc sống tồn tại ngày nay như chứng tá hùng hồn sự gần gũi của Thiên Chúa với những người nghèo nhất giữa những người nghèo. Hôm nay tôi trao gương mặt biểu tượng này của phụ nữ và người được thánh hiến cho toàn thế giới thiện nguyện: ước chi Mẹ là mẫu gương sự thánh thiện của anh chị em! Ước chi người hoạt động của lòng thương xót không mỏi mệt này giúp chúng ta luôn ngày càng hiểu biết hơn rằng tiêu chuẩn hoạt động duy nhất của chúng ta là tình yêu nhưng 10

không, tự do khỏi bất cứ ý thức hệ hay ràng buộc nào, và tuôn đổ trên tất cả mọi người, không phân biệt ngôn ngữ, văn hóa, chủng tộc hay tôn giáo! Mẹ Terexa thường nói: Có lẽ tôi không nói tiếng của họ, nhưng tôi có thể cười. Chúng ta hãy mang theo trong tim nụ cười của Mẹ và trao ban nó cho những ai chúng ta gặp trên đường đời, nhất là cho những người đau khổ. Như thế chúng ta sẽ mở ra cho biết bao người đã mất tin tưởng và đang cần sự cảm thông và lòng hiền dịu các chân trời của niềm vui và niềm hy vọng. Trưóc khi đọc kinh Truyền Tin và ban phép lành cuối lễ cho mọi người ĐTC đã ngỏ lời cám ơn tất cả mọi người tham dự. Trước hết là các nữ tu Thừa Sai Bác Ái là gia đình thiêng liêng của Mẹ. Uớc chi thánh đấng sáng lập luôn trông chừng trên con đường của các chị và giúp các chị trung thành với Thiên Chúa, Giáo Hội và người nghèo. Tiếp đến ĐTC cám ơn các chính quyền hiện diện đặc biệt của các nước gắn bó nhất với gương mặt của vị Thánh mới, cũng như các phái đoàn chính thức và nhiều tín hữu hành hương đến từ các nước đó trong dịp hạnh phúc này. Xin Chúa chúc lành cho quốc gia của anh chị em. ĐTC cũng chào và cám ơn các thiện nguyện viên và nhân viên lòng thương xót. Ngài phó thác họ cho sự che chở của Mẹ Teresa. Xin Mẹ dậy cho họ biết chiêm ngắm và thờ lậy Chúa Giêsu bị đóng đanh mỗi ngày để nhận biết và phục vụ Ngài nơi các anh chị em nghèo. Chúng ta cũng xin ơn này cho tất cả những ai hiệp nhất với chúng ta qua các phương tiện truyền thông khắp nơi trên thế giới. ĐTC cũng muốn nhớ tới những người xả thân phục vụ các anh chị em phải sống trong các hoàn cảnh khó khăn và nguy hiểm, đặc biệt là biết bao nhiêu nữ tu không quản ngại hiến mạng sống mình cho tha nhân. Ngài xin mọi người đặc biệt cầu nguyện cho chi Isabel người Tay Ban Nha bị sát hại cách đây hai ngày trong thủ đô Haiti, một đất nước bị thử thách nhiều và ngài cầu mong các hành động bạo lực như thế chấm dứt và có nhiều an ninh hơn cho tất cả mọi người. Chúng ta cũng hãy nhớ tới các nữ tu khác mới đây đã là nạn nhân của bạo lực tại các nước khác. Chúng ta làm điều này bằng cách hướng lời cầu lên Đức Trinh Nữ Maria là Mẹ và là Nữ Vương các Thánh. Tiếp đến ĐTC đã cất Kinh Truyền Tin và ban phép lành cho mọi người Sau thánh lễ 1.500 người nghèo đã được ĐTC đãi ăn trưa tại tiền 11

sảnh đại thính đường Phaolô VI, do 100 nữ tu và 50 tu huynh Thừa Sai Bác Ái phục vụ. YÙ CAÀU NGUYEÄN THAÙNG 10/2016 - YÙ chung: Caàu cho caùc kyù giaû : Xin cho caùc kyù giaû, khi taùc nghieäp, bieát luoân toân troïng söï thaät vaø coù moät yù thöùc ñaïo ñöùc thaät söï. - YÙ truyeàn giaùo: Caàøu cho ngaøy theá giôùi truyeàn giaùo: Xin cho ngaøy theá giôùi truyeàn giaùo canh taân trong taát caû caùc coäng ñoaøn kitoâ höõu nieàm vui vaø traùch nhieäm loan baùo Tin Möøng. THAÙNG MAÂN COÂI LÒCH SINH HOAÏT TRONG THAÙNG 10/2016 01/10/2016: Thöù baûy. Thaùnh Teâreâsa Haøi Ñoàng Gieâsu,Trinh nöõ, Tieán só Hoäi Thaùnh. Boån Maïng caùc xöù truyeàn giaùo. 02/10/2016: Chuùa Nhaät. Kính troïng theå Leã Ñöùc Meï Maân Coâi.. 07/10/2016: Thöù saùu. Ñöùc Meï Maân Coâi. 23/10/2016: Chuùa Nhaät. Ngaøy Theá Giôùi Truyeàn Giaùo. VUI VÔÙI NGÖÔØI VUI Ñaõ laõnh nhaän Bí tích Thaùnh Taåy Chuùa Nhaät 04/09/2016 1. Maria Traàn Truùc Anh 51/21 Nguyeãn Traõi - P.2-Q.5 2. Giuse Traàn Phuùc Höng 165/25a Traàn Phuù - P.4-Q.5 3. Giuse Töø Hoaøng Tieán 502 Loâ A Leâ Hoàng Phong - 4. Pheâroâ Döông Thieân Phuùcâ 713/2 Traàn Xuaân Soaïn Q.7 KHOÙC CUØNG NGÖÔØI KHOÙC Ngaøy 14/9/2016: OÂng Gioan Baotixita Traàn Thanh Thu 120/20 Traàn Bình Troïng P.2-Q.5 GK.1 12

Chuùc Möøng TRAÊM NAÊM HAÏNH PHUÙC Thöù baûy 10/9/2016: Anh Pheâroâ Traàn Vónh Khang vaø Chò Maria Ñoã Hoaøng Phöông Trang Chuùa Nhaät 18/9/2016: Anh Giuse Nguyeãn Taán Khang vaøø Chò Maria Traàn Thò Thanh Truùc Chuùa Nhaät 25/9/2016: OÂng Pheâroâ Leâ Xuaân Trung vaø Chò Maria Lyù Kim Nhung T I N T ÖÙ C 1. Giáo xứ Chợ Quán: Khai giảng năm học giáo lý 2016-2017 Bài: Hồng Hưởng & Ảnh: Mai Trâm - Minh Huy Thiếu nhi hãy diễn tả lòng thương xót như Chúa Cha, bằng chính cách sống yêu thương, quan tâm đến người khác, là lời nhắn nhủ của cha Phanxicô Xaviê Lê Văn Nhạc - chánh xứ giáo xứ Chợ Quán - trong Thánh lễ khai giảng năm học giáo lý 2016-2017, diễn ra lúc 07g15 Chúa nhật 28.8.2016 tại giáo xứ Chợ Quán. Sau thời gian thư giãn của những ngày nghỉ hè, sân Nhà Giáo lý trở nên rộn ràng hơn, khi các em thiếu nhi chỉnh tề trong bộ đồng phục của Thiếu nhi Thánh Thể, xếp hàng chuẩn bị để vào nhà thờ hiệp dâng Thánh lễ khai giảng năm học mới. Đúng 8g00, Thánh lễ cầu nguyện cho năm học diễn ra cách nghiêm trang, sốt sắng. Trong Thánh lễ, sau phần tuyên xưng Đức tin, Cha Tuyên úy xứ đoàn Giuse Hoàng Đình Hải cử hành nghi thức tuyên hứa chuyển ngành, trao khăn cho 20 em Chiên con lên Ấu 1, 49 em Ấu 3 vừa lãnh nhận bí tích Thánh Thể lên thiếu 1, 33 em vừa lãnh nhận bí 13

tích Thêm Sức lên Nghĩa 1, 7 em vừa tuyên hứa Bao Đồng lên dự trưởng và 2 em dự trưởng hoàn tất chương trình lên huynh trưởng cấp 1. Tiếng vỗ tay chúc mừng thật giòn giã của cộng đoàn sau khi nghe các em hứa siêng năng chịu lễ, hy sinh hãm mình và làm gương sáng tông đồ để gia đình, bạn hữu và thế gian yêu mến Chúa mỗi ngày một hơn. Kết thúc Thánh lễ, cha sở Phanxicô Xaviê Lê Văn Nhạc cùng với cha Tuyên úy xứ đoàn và Ban Thường vụ HĐMV hiện diện để tham dự nghi thức Khai giảng năm học mới. Sau nghi thức chào cờ, Cha sở đánh trống khai giảng năm học với chủ đề: Thiếu nhi sống lòng thương xót như Chúa Cha. Trong phần huấn từ, ngài nhắn nhủ: Các con hãy siêng năng học giáo lý, tham dự Thánh lễ Chúa nhật, thứ Năm vì đó là Lễ dành riêng cho các con. Các con hãy diễn tả lòng thương xót như Chúa Cha, bằng chính cách sống yêu thương, quan tâm đến người khác. Cầu chúc cho xứ đoàn có nhiều hoạt động sinh động trong năm học mới, nhờ có sự hướng dẫn đồng hành của Cha Tuyên úy mới. Lời cầu chúc của Cha sở như được nối dài bằng bài ca chủ đề của năm học được vang lên rộn rã cùng với cử điệu nhịp nhàng của các em dự trưởng: Hãy có lòng thương xót như Chúa Cha, hãy đem lòng thương xót đến muôn nơi và hãy có lòng tín thác nơi Người. 14

Sau cùng là phần Đố vui để học nhằm giúp các em nhớ Lời Chúa, xác tín hơn vào tình yêu của Thiên Chúa dành cho mỗi người, củng cố kiến thức giáo lý, và ý thức khi tham dự cử hành phụng vụ. Các em ra về nhưng còn tiếc nuối vì chưa được lật hết những ô hình của trò chơi Trúc Xanh. Chúng con xin tạ ơn Chúa vì hồng ân mở đầu của một năm học mới thật tốt đẹp. Nguyện xin Chúa Giêsu Thánh Thể - Vị Huynh Trưởng Tối Cao của Phong Trào - luôn đồng hành để hoàn tất những gì tốt đẹp Người đã khởi sự nơi xứ đoàn chúng con. 2. Đức Thánh Cha Phanxicô thành lập Bộ Thăng tiến sự Phát triển Con người Toàn diện Những cải tổ Giáo triều Roma đã được cụ thể hoá. Sau lãnh vực kinh tế và truyền thông, rồi đến Bộ Giáo dân, Gia đình và Sự sống mới được thành lập cách nay hai tuần, nay lại có thêm một Bộ mới khác. Trong Tông thư- Tự sắc ký ngày 17 tháng Tám 2016, được công bố hôm thứ Tư 31 tháng Tám vừa qua, Đức Thánh Cha đã thành lập Bộ Thăng tiến sự Phát triển Con người Toàn diện [Dicasterium ad Integram Humanam Progressionem fovendam] theo đề nghị của Hội đồng Hồng y Tư vấn. Với mục đích thể hiện mối quan tâm của Toà Thánh trong các lãnh vực liên quan đến y tế và các việc bác ái, tôi thiết lập Bộ Thăng tiến sự Phát triển Con người Toàn diện. Bộ này sẽ đặc trách các vấn đề liên quan đến di dân, đến những người nghèo túng, bệnh tật và bị loại trừ, những người bị đặt ra ngoài rìa xã hội và nạn nhân của các vụ xung đột vũ trang và các 15

thiên tai, những người bị giam giữ, các người thất nghiệp và các nạn nhân của chế độ nô lệ dưới mọi hình thức và của nạn tra tấn. Từ ngày 1 tháng Giêng 2017, các thẩm quyền của các Hội đồng Toà Thánh hiện hành nêu sau đây sẽ được hợp nhất trong Bộ mới này, được điều hành theo các Quy chế được tôi phê chuẩn ad experimentum [để thử nghiệm]: Hội đồng Toà thánh Công lý và Hoà bình, Hội đồng Toà thánh Cor Unum, Hội đồng Toà thánh phụ trách Mục vụ di dân và người lữ hành, Hội đồng Toà Thánh phụ trách Mục vụ chăm sóc y tế. Vào thời điểm nêu trên, bốn Hội đồng này sẽ ngưng thi hành nhiệm vụ và giải thể, và các điều khoản từ số 142 đến 153 của Tông hiến Pastor Bonus sẽ bị bãi bỏ. Đức Thánh Cha cũng bổ nhiệm Đức hồng y Peter Turkson, người Ghana, hiện là Chủ tịch Hội đồng Toà thánh Công lý và Hoà bình làm Bộ trưởng của Bộ mới thành lập. Đức hồng y Turkson sẽ giám sát ba Uỷ ban chuyên lo về bác ái, sinh thái và chăm sóc sức khỏe. Sẽ có một phân bộ chuyên trách về di dân và chính Đức Thánh Cha sẽ tạm thời đảm nhiệm phân bộ này. 3. Học viện Công giáo Việt Nam: Khai giảng Khóa học đầu tiên. Đúng một năm sau ngày Sắc lệnh thành lập Học viện Công giáo Việt Nam được Bộ Giáo dục Công giáo của Toà Thánh ấn ký (14 tháng 9 năm 2015), Khóa học đầu tiên (Cao đẳng thần học) của Học viện đã khai giảng lúc 9 giờ sáng ngày 14-09-2016, lễ Suy tôn Thánh giá, tại trụ sở Văn phòng Hội đồng Giám mục Việt Nam cũng là nơi đặt tạm Học viện. Hiện diện tại buổi lễ Khai giảng có Đức Tổng giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, Chưởng ấn Học viện; Đức cha Giuse Đinh Đức Đạo, Giám mục giáo phận Xuân Lộc, Viện trưởng Học viện; Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm; Giám mục giáo phận Mỹ Tho, Phó Tổng thư ký Hội đồng Giám mục Việt Nam; Đức cha Matthêu Nguyễn Văn Khôi, Giám mục giáo phận Qui Nhơn; Đức cha Stêphanô Tri Bửu Thiên; Giám mục giáo phận Cần Thơ; Đức cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh, nguyên Giám mục giáo phận Xuân Lộc; quý cha giáo Đại chủng viện, quý cha Bề trên các dòng tu, quý tu sĩ, cùng quý khách mời và các sinh viên của Khoá đầu tiên. Sau Thánh lễ, quý Đức cha, quý giáo sư trong Ban giảng huấn, quý khách và các sinh viên cùng chia sẻ niềm vui ngày khai giảng trong bữa cơm thân mật tại Học viện. LÖU HAØNH NOÄI BOÄ 16