BỘ Y TẾ Số: 4888/QĐ-BYT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 12 tháng 9 năm 2016 QUYẾT ĐỊNH Về việc ban hành tà

Tài liệu tương tự
l©m sµng vµ ®iÒu trÞ hen phÕ qu¶n ë ng­êi lín

PowerPoint Presentation

1003_QD-BYT_137651

HEN PHẾ QUẢN I. ĐỊNH NGHĨA Theo GINA 2002 (Global Initiative for Asthma) thì hen phế quản là một bệnh lý viêm mạn tính của phế quản trong đó có sự tha

Tài liệu sinh hoạt Khoa học Kỹ thuật Điều dưỡng BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 PHÒNG ĐIỀU DƯỠNG NHIỄM TRÙNG SƠ SINH I. ĐỊNH NGHĨA: Nhiễm trùng sơ sinh (NTSS) là

SINH HOẠT KHOA HỌC CẬP NHẬT CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ SỐC PHẢN VỆ THEO THÔNG TƯ 51/2017/TT-BYT CÓ HIỆU LỰC TỪ 15/02/2018 Báo cáo viên: Ths. Bs Nguyễn Văn Tú

CÁC TRIỆU CHỨNG CƠ NĂNG TRONG BỆNH HÔ HẤP Triệu chứng cơ năng là những triệu chứng do bệnh nhân tự cảm thấy khi mắc các bệnh hô hấp. Các triệu chứng c

FISC K5 Chính sách của vùng ven biển Ostrobotnia về chăm sóc sức khỏe và xã hội FISC K5 NHỮNG BỆNH THƯỜNG GẶP NHẤT Ở TRẺ EM Vietnamesiska Tiếng Việt 1

DDD

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

CTMTQG PHÒNG CHỐNG BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH VÀ HEN PHẾ QUẢN

Nuôi Con Bằng Sữa Mẹ khi Con của Bạn có Các Nhu Cầu Đặc Biệt Việc sinh ra đứa con có các nhu cầu đặc biệt có thể mang lại nhiều cảm xúc khác nhau niềm

Phong thủy thực dụng

Microsoft Word - BGYHCT_miYHCT_t2


Phần 1

Giới Thiệu về Đường Truyền Tĩnh Mạch Trung Tâm Từ Ngoại Biên (PICC)

CHỦ ĐỀ 4 (4 tiết) Sinh lí hệ cơ xương của trẻ em Hoạt động 1. Tìm hiểu sinh lí hệ xương Thông tin A. Thông tin cơ bản 1.1. Hệ xương Chức năng c

CẨM NANG LÀM VƯỜN RAU TẠI NHÀ Cho người mới bắt đầu Lời mở đầu Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang trở thành mối quan tâm, lo ngại hàng đầu của mọi

META.vn Mua sắm trực tuyến HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG LÒ VI SÓNG SHARP R-201VN-W/ R202VN-S/R03VN-M/R-204VN-S/R-205VN-S/R-206VN-SK Sản phẩm tuân thủ theo yêu cầ

PHỤ LỤC 17

KỸ THUẬT VÔ KHUẨN 1. MỤC TIÊU HỌC TẬP Sau khi hoàn thành bài này, sinh viên có khả năng: 1.1 Thực hiện được kỹ thuật rửa tay nội khoa đúng quy trình.

Phần 1

Kỹ thuật nuôi lươn Kỹ thuật nuôi lươn Bởi: Nguyễn Lân Hùng Chỗ nuôi Trong cuốn Kỹ thuật nuôi lươn (NXB nông nghiệp, 1992) chúng tôi đưa ra qui trình n

LỜI NÓI ĐẦU Ebook miễn phí tại : Khi tình yêu đồng nghĩa với đau khổ, nghĩa là bạn đang yêu mù quáng. Khi phần lớn những cuộc trò chuy

Phần 1

Document

ĐẶT ỐNG THÔNG NIỆU ĐẠO BÀNG QUANG 1. MỤC TIÊU HỌC TẬP Sau khi hoàn thành bài này, sinh viên có khả năng: 1.1. Thực hiện giao tiếp với người bệnh, thôn

Tác giả: Giáo sư Andreas Thalassinos (Trưởng phòng Đào tạo của FXTM)

Con Đường Giải Thoát Thích Nhất Hạnh Mục Lục Chương 01: An Trú Trong Hiện Tại Chương 02: Mười Sáu Phép Quán Niệm Hơi Thở Chương 03: Ôm Ấp và Chăm Sóc

BỘ Y TẾ

Microsoft Word - MSDS-XANG.doc

Hội chứng Churg-Strauss Hội chứng Churg-Strauss Bởi: Wiki Pedia Hội chứng Churg Strauss (HCCS), còn gọi là viêm mạch và đa u hạt dị ứng, là một rối lo

CÂU HỎI THI TRẮC NGHIỆM GÂY MÊ HỒI SỨC 1. Gây mê cho bệnh nhân mổ bướu tân dịch vùng cổ cần lưu ý a. Chảy máu b. Tụt nội khí quản c. Phù nề thanh quản

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

CÔNG TY BẢO HIỂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Tác Giả: Hoàng Thu Dung MỘT NGÀY MÙA ĐÔNG Phần I Thùy Dương đứng một mình trên bãi cát, đưa mắt nhìn xa ra chân trời. Mặt biển xanh ngăn ngắt, trong v

Thiết bị gia dụng Máy tẩy tế bào da bằng sóng siêu âm NTE21 Hướng dẫn sử dụng Cám ơn quý khách đã mua hàng. Trước khi sử dụng sản phẩm này, hãy đọc kỹ

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn

Những Điều Cần Biết Sau Khi Sinh (Nếu quý vị sinh thường)

Cấp cứu ban đầu vết thương chiến tranh Cấp cứu ban đầu vết thương chiến tranh Bởi: Đại học Tôn Đức Thắng Hệ thống kiến thức cơ bản về băng bó chuyên t

BỘ Y TẾ

Hướng dẫn an toàn và thoải mái

Thien yen lang.doc

CHƯƠNG 1

Gian

International Paint Pte Ltd. Thông Tin An Toàn Về Sản Phẩm ELU45W INTERGARD 740 MUNSELL 4.5GY GREY PART A Số bản dịch 1 Số bản hiệu chỉnh 11/23

Microsoft Word - Ethyl Acetate_1A_Vietnamese version

Tưởng Nhớ Nhà Văn Xuân Vũ Nhân Giỗ Lần Thứ 8 Dư Thị Diễm Buồn TIỂU SỬ NHÀ VĂN XUÂN VŨ Nhà văn Xuân Vũ chào đời trong ngôi nhà xưa của bà ngoại thuộc l

SỐ 112 MÙA THU TEXAS 2019 TRANG 91 Tập Đạt Ma Dịch Cân Kinh Sự tích Đạt Ma Dịch Cân Kinh N ăm 917 (sau Tây lịch), Đạt Ma Tổ Sư từ Ấn Độ sang Trung Quố

Phần 1

MINUET 2 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VI Issue 13 03/ with people in mind

INSTRUCTION MANUAL AQR-IFG50D

Print

Về Việc Cho Con Bú Mẹ Và Tìm Hiểu Hành Vi Của Trẻ Thơ Tài Liệu này được soạn thảo chu đáo để giúp cho quí vị cảm thấy thoải mái và tự tin hơn khi trở

Document

HƯỚNG DẪN TRỒNG GLADIOLI (Bản tóm tắt) Chi tiết xem tại Hoa lay-ơn vốn là loài hoa vùng cận nhiệt đới và có thể dễ dàng trồng ở

Tác Giả: Cổ Long QUỶ LUYẾN HIỆP TÌNH Hồi 12 Giang Hồ Ân Oán Nhóc trọc đầu và Nhóc mặt rổ chẳng phải quá nhỏ tuổi, có lúc hai gã cũng giống người lớn,

PowerPoint Presentation

Document

LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo Đại học, Bộ môn Điều Dưỡng đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá

4/1/2014 Nguyên tắc sử dụng Glococorticoid ThS. DS. Trần Thị Thu Hằng Đại học Y Dược TP. HCM Nguyên tắc sử dụng Glococorticoid I. MỞ ĐẦU Glucocorticoi

SUY HÔ HẤP CẤP I. ĐỊNH NGHĨA Suy hô hấp cấp là sự rối loạn nặng nề của sự trao đổi oxy máu; một cách tổng quát, suy hô hấp cấp là sự giảm thực sự áp l

Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1

Document

CHƯƠNG 4

Kể lại một giấc mơ trong đó em được gặp một nhân vật cổ tích

No tile

PHỤ LỤC 17 (Kèm theo Thông tư số 28/2010/TT-BCT ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ Công Thương) Số CAS: Số UN: 1090 Số đăng ký EC: Phiế

Microsoft Word - ran_luc_duoi_do_bản cuối_sua_ _final.doc


Tay khoan Siêu âm Sonopet Hướng dẫn sử dụng Phiên bản D Ngày in: 31/08/ :40:31 PM , Phiên bản D.

Nghị luận về ô nhiễm môi trường

International Paint Pte Ltd. Thông Tin An Toàn Về Sản Phẩm EVA008 INTERGARD 475HS DARK GREY MIO PART A Số bản dịch 3 Số bản hiệu chỉnh 03/05/14 1. Chi

Hãy tả một loài hoa mà em yêu thích nhất

GVHD: NGUYỄN THỊ HIỀN CÁC PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN CÁ Luận văn Các phương pháp bảo quản cá 1

Lương Sĩ Hằng Tìm Lẽ Du Dương

Đông Giao chau mày, cầm cuốn sách Huy đang xem dở dang để trên bàn lên

AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRONG QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ

Hen Suyễn & các Liệu Pháp bổ sung Hướng dẫn sử dụng các liệu pháp bổ sung cho những người mắc bệnh hen suyễn DÀNH CHO BỆNH NHÂN & NGƯỜI CHĂM SÓC Asthm

Ca lâm sàng: Thai kỳ và bệnh van tim Bs Huỳnh Thanh Kiều PSG.TS Phạm Nguyễn Vinh Bệnh nhân nữ 18 tuổi, PARA I, mang thai con lần 1, thai 37 tuần. Bệnh

365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Hội Hoa Lan Việt Nam Tâm Tình Tây Bắc Seattle Tháng Tuyết Mở nắp vung, lấy đôi đũa gắp một miếng xôi nhỏ, nhai thử, thấy

Phân tích hình tượng nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân

CHƯƠNG 1: 1.1. Tổng quan Cảng biển. CÔNG TÁC ĐẢM BẢO AN TOÀN TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC CẢNG BIỂN Khái niệm cảng biển Cảng biển là khu

1 P a g e Bệnh ơi, Ta Chào Mi _ Tibu Chú ý: Đường cực kỳ trơn trợt, xin bà con rà thắng, đọc chầm chậm... Cám ơn bà con. Về tâm lý chữa tâm bệnh... TL

No tile

RHCO1 ĐIỀU KHOẢN SẢN PHẨM BẢO HIỂM BỔ TRỢ BẢO HIỂM CHĂM SÓC SỨC KHỎE ĐÓNG PHÍ ĐỊNH KỲ (Được phê chuẩn theo Công văn số 16678/BTC-QLBH ngày 22 tháng 11

Phần 1

untitled

14 CÔNG BÁO/Số /Ngày BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - BỘ Y TẾ BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - BỘ Y TẾ Số: 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT CỘNG HÒA XÃ H

Microsoft Word - TOMTT~1.DOC

PHỤ LỤC 17

LÔØI TÖÏA

Tả quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi

HỎI - ĐÁP VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM CHO NGƯỜI CHẾ BIẾN, KINH DOANH THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ Hà Nội -2016

Microsoft Word - QUY TAC DU LI?CH QUÔ´C TÊ´–2011.doc

Microsoft Word Dieu khoan cham soc suc khoe khau tru chi phi bao hiem rui ro - print

Microsoft Word - NGÔI-SAO-ẤY-VỪA-ĐÃ-LẶN.docx

CHỈ ĐẠO TUYẾN 2009

Bản ghi:

BỘ Y TẾ Số: 4888/QĐ-BYT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 12 tháng 9 năm 2016 QUYẾT ĐỊNH Về việc ban hành tài liệu chuyên môn Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hen trẻ em dưới 5 tuổi BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ Căn cứ Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009; Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế; Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này tài liệu chuyên môn Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hen trẻ em dưới 5 tuổi. Điều 2. Tài liệu chuyên môn Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hen trẻ em dưới 5 tuổi được áp dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong cả nước. Điều 3. Bãi bỏ nội dung Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hen trẻ em đã được ban hành tại Quyết định số 4776/QĐ-BYT ngày 04 tháng 12 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành. Điều 5. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ, Chánh thanh tra Bộ, Tổng Cục trưởng, Cục trưởng và Vụ trưởng các Tổng cục, Cục, Vụ thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Giám đốc các Bệnh viện, Viện trực thuộc Bộ Y tế, Thủ trưởng Y tế các ngành chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 5; - Bộ trưởng (để báo cáo); - Các Thứ trưởng; - Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế; Website Cục KCB; - Lưu: VT, KCB, PC. 1 KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG (đã ký) Nguyễn Viết Tiến

BỘ Y TẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ HEN TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI (Ban hành kèm theo Quyết định số 4888/QĐ-BYT ngày 12 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế) 1. ĐẠI CƯƠNG 1.1. Định nghĩa Hen là tình trạng viêm mạn tính đường thở với sự tham gia của nhiều tế bào và thành phần tế bào làm tăng tính đáp ứng đường thở (co thắt, phù nề, tăng tiết đờm) gây tắc nghẽn, hạn chế luồng khí thở làm xuất hiện các dấu hiệu khò khè, khó thở, nặng ngực và ho tái diễn nhiều lần, thường xảy ra ban đêm và sáng sớm có thể hồi phục tự nhiên hoặc do dùng thuốc. Tần suất và đặc điểm của hen trẻ em dưới 5 tuổi: - Hen là bệnh lý mạn tính đường hô hấp thường gặp, chiếm tỷ lệ khoảng 1-18% dân số ở các nước. Tỷ lệ mắc bệnh trung bình là 5% (ở người lớn), 10% (ở trẻ em). - Ở Việt Nam chưa có con số chính xác và hệ thống về tỷ lệ mắc hen cho cả nước, một số công trình nghiên cứu ở các vùng và địa phương cho thấy hen trẻ em có tỷ lệ mắc khoảng 4-8%. - Những năm gần đây hen trẻ em có xu hướng tăng lên, cứ 20 năm tỷ lệ hen trẻ em tăng lên 2-3 lần. - Hen trẻ em đặc biệt là ở trẻ em < 5 tuổi thường khó chẩn đoán xác định, điều trị cũng còn nhiều khó khăn vì những lý do sau: + Nguyên nhân khò khè ở trẻ em rất đa dạng và khó xác định, đặc biệt khò khè ở trẻ < 1 tuổi thường dễ nhầm với viêm tiểu phế quản. Việc chẩn đoán phân biệt với các nguyên nhân khò khè khác rất phức tạp. + Triệu chứng hen ở trẻ nhỏ không điển hình, khó xác định (ví dụ triệu chứng nặng ngực ). + Các thăm dò cận lâm sàng đặc biệt là chức năng hô hấp rất khó thực hiện vì trẻ nhỏ chưa biết hợp tác. + Việc tuân thủ điều trị cũng như thực thi các biện pháp kiểm soát hen ở trẻ em < 5 tuổi còn gặp nhiều khó khăn. 1

1.2. Sinh lý bệnh học của hen Hen phát triển và kéo dài dưới sự tương tác giữa yếu tố di truyền và môi trường Yếu tố di truyền Ta i câ u tru c đường thở Yếu tố môi trường: - Dị nguyên - Nhiễm khuẩn hô hấp - Hít thuốc lá thụ động - Ô nhiễm không khí Viêm đường thở Tăng đa p ứng đường thở Giới hạn luồng khí Triệu chứng hen: - Ho - Khò khè - Kéo dài thời gian thở ra - Khó thở Yếu tố khởi pha t: - Dị nguyên - Nhiễm khuẩn hô hấp - Hít thuốc lá thụ động - Ô nhiễm không khí - Thay đổi thời tiết - Gắng sức - Yếu tố tâm lý Co thắt cơ trơn Tăng tiết nhầy Phù niêm mạc đường thở Hình 1: Sinh lý học bệnh hen 2

1.3. Yếu tố nguy cơ tiên lươ ng xâ u của hen trẻ em dưới 5 tuổi Yếu tố nguy cơ lên cơn kịch phát trong vài tháng tới: - Không kiểm soát được triệu chứng hen. - Có 1 cơn hen nặng trong năm qua. - Bắt đầu vào mùa thường lên cơn hen của trẻ. - Tiếp xúc khói thuốc lá, không khí ô nhiễm trong nhà hoặc ngoài trời, dị nguyên không khí trong nhà (mạt nhà, gián, thú nuôi, nấm mốc), đặc biệt đi kèm với nhiễm virus. - Trẻ hoặc gia đình có vấn đề về tâm lý hoặc kinh tế-xã hội. - Tuân thủ điều trị duy trì kém hoặc kỹ thuật hít thuốc không đúng. Yếu tố nguy cơ giới hạn luồng khí cố định: - Nhập viện nhiều lần vì cơn hen nặng. - Tiền sử bị viêm tiểu phế quản. Yếu tố nguy cơ tác dụng phụ của thuốc: - Toàn thân: dùng nhiều đợt corticosteroid uống hoặc liều cao corticosteroid hít. - Tại chô : dùng liều trung bình/cao corticosteroid hít, kỹ thuật hít thuốc không đúng, không bảo vệ da hoặc mắt khi dùng corticosteroid phun khí dung hoặc qua buồng đệm có mặt nạ. 2. CHẨN ĐOÁN Để chẩn đoán hen trẻ em dưới 5 tuổi cần dựa vào bệnh sử, triệu chứng lâm sàng kết hợp với cận lâm sàng, lưu ý xem xét các chẩn đoán phân biệt khác. 2.1. Lâm sàng Ba ng 1. Các yếu tố gợi ý khả năng hen Yếu tố gơ i ý hen Yếu tố ít gơ i ý hen Bất cứ dấu hiệu nào dưới đây: Các triệu chứng chỉ có khi cảm lạnh. Ho đơn thuần không kèm khò khè, khó thở. Nhiều lần nghe phổi bình thường dù bệnh nhi có triệu chứng. Có dấu hiệu/triệu chứng gợi ý chẩn đoán khác Không đáp ứng với điều trị hen thử (thuốc giãn phế quản, các thuốc phòng ngừa hen). Có khò khè kèm 1 trong các triệu chứng: Ho Khó thở VÀ Bất cứ dấu hiệu nào dưới đây: Triệu chứng tái phát thường xuyên Nặng hơn về đêm và sáng sớm Xảy ra khi gắng sức, cười, khóc hay tiếp xúc với khói thuốc lá, không khí lạnh, thú nuôi Xảy ra khi không có bằng chứng nhiễm khuẩn hô hấp. Có tiền sử dị ứng (viêm mũi dị ứng, chàm da) Tiền sử gia đình (cha mẹ, anh chị em ruột) hen, dị ứng Có ran rít/ngáy khi nghe phổi Đáp ứng với điều trị hen. 3

Lưu ý: triệu chứng khò khè phải được bác sĩ nhận định chính xác, bởi vì cha mẹ của trẻ có thể nhầm khò khè với tiếng thở bất thường khác. 2.2. Cận lâm sàng Không có xét nghiệm nào chẩn đoán chắc chắn hen ở trẻ em dưới 5 tuổi. Ba ng 2. Xét nghiệm cận lâm sàng Xét nghiệm X-quang ngực Ý nghĩa Không khuyến cáo thực hiện thường quy. Chỉ định trong trường hợp hen nặng hay có dấu hiệu lâm sàng gợi ý chẩn đoán khác Những thăm dò có thể thực hiện nếu có điều kiện Xét nghiệm lẩy da hay định lượng IgE đặc hiệu Hô hấp ký hay đo lưu lượng đỉnh (nếu trẻ có khả năng hợp tác) Dao động xung ký (IOS) Đo FeNO Sử dụng để đánh giá tình trạng mẫn cảm với dị nguyên. Xét nghiệm dị ứng dương tính giúp tăng khả năng chẩn đoán hen. Tuy nhiên, xét nghiệm âm tính cũng không loại trừ được hen Hội chứng tắc nghẽn đường dẫn khí có đáp ứng với nghiệm pháp giãn phế quản (FEV1, PEF tăng ít nhất 12% và 200ml) (trẻ dưới 5 tuổi thường không thể thực hiện được). Đo kháng lực đường thở chuyên biệt, góp phần vào việc đánh giá giới hạn luồng khí Đánh giá tình trạng viêm đường thở, không khuyến cáo thực hiện thường quy Lưu ý: chức năng phổi bình thường không loại được hen, đặc biệt trong trường hợp hen gián đoạn hay nhẹ. Nghiệm pháp giãn phế quản âm tính cũng không loại trừ được hen. 2.3. Tiêu chuẩn chẩn đoa n Thỏa ma n 5 tiêu chuẩn sau đây (tham khảo Bảng 1. Các yếu tố gợi ý khả năng hen): 1) Khò khè ± ho tái đi tái lại. 2) Hội chứng tắc nghẽn đường thở: lâm sàng có ran rít, ran ngáy (± dao động xung ký). 3) Có đáp ứng thuốc giãn phế quản và hoặc đáp ứng với điều trị thử (4-8 tuần) và xấu đi khi ngưng thuốc. 4) Có tiền sử bản thân hay gia đình dị ứng ± có yếu tố khởi phát. 5) Đã loại trừ các nguyên nhân gây khò khè khác. 4

Thấp Tần suất khò khè Cao 2.4. Phân loại theo kiểu hình Ba ng 3. Phân loại hen theo kiểu hình Theo triệu chứng Khò khè khởi phát do virus (khò khè gián đoạn): xảy ra thành từng đợt riêng biệt, thường đi kèm với viêm đường hô hấp trên do virus và không có triệu chứng giữa các đợt. Khò khè khởi phát do vận động: khò khè xảy ra sau hoạt động thể lực gắng sức, ngoài ra trẻ hoàn toàn khoẻ mạnh. Khò khè khởi phát do nhiều yếu tố: khò khè khởi phát do nhiều yếu tố như thay đổi thời tiết, vận động, nhiễm virus, dị nguyên, trẻ vẫn còn triệu chứng giữa các đợt khò khè, thường ở trẻ có cơ địa dị ứng. Theo thời gian Khò khè thoáng qua: triệu chứng bắt đầu và kết thúc trước 3 tuổi, thường xảy ra ở trẻ có tiền sử đẻ non, nhẹ cân, gia đình có người hút thuốc lá, nhiễm virus tái đi tái lại, không có cơ địa dị ứng. Khò khè kéo dài: triệu chứng bắt đầu trước 3 tuổi và tiếp tục sau đó. Khò khè khởi phát muộn: triệu chứng bắt đầu sau 3 tuổi. Khò khè sớm thoáng qua Khò khè không kèm tạng dị ứng Khò khè liên quan với IgE Tuổi tính theo Hình 2. Kiểu hình khò khè ở trẻ em - Kiểu hình khò khè có thể thay đổi theo thời gian và theo điều trị. - Phân loại hen theo triệu chứng (chú ý hai kiểu hình cần quan tâm: khò khè khởi phát do virus và đa yếu tố) để giúp quyết định chọn lựa thuốc điều trị duy trì. - Phân loại hen theo thời gian giúp tiên đoán bệnh sau này. 5

Cần tham khảo thêm chỉ số tiên đoán hen (Asthma Predictive Index: API). API (+) khi có 1 tiêu chuẩn chính hay 2 tiêu chuẩn phụ (Bảng 4. Chỉ số tiên đoán hen). Một trẻ dưới 3 tuổi có từ 4 đợt khò khè/năm trở lên kèm với API (+) có nguy cơ hen thật sự ở độ tuổi 6-13 cao hơn 4-10 lần trẻ có API (-). Ba ng 4. Chỉ số tiên đoán hen Cha, mẹ bị hen Tiêu chuẩn chính Chàm da (được bác sĩ chẩn đoán) Dị ứng với dị nguyên đường hít (xác định bằng bệnh sử hay test dị ứng) Tiêu chuẩn phụ Khò khè không liên quan đến cảm lạnh Bạch cầu ái toan máu ngoại vi 4% Dị ứng thức ăn 2.5. Chẩn đoa n phân biệt Không phải tất cả những trường hợp khò khè đều là hen. Nên thực hiện nghiệm pháp giãn phế quản ở các trẻ có khò khè (phun khí dung salbutamol 2,5mg/lần, 2-3 lần liên tiếp cách nhau 20 phút). Nếu trẻ không đáp ứng hay đáp ứng kém sau 1 giờ, cần xem xét các chẩn đoán phân biệt sau: Bệnh lý Viêm tiểu phế quản Viêm mũi xoang Dị vật đường thở Các dị tật về giải phẫu (vòng mạch, hẹp khí quản bẩm sinh ), bất thường chức năng (rối loạn vận động khí phế quản, rối loạn chức năng dây thanh âm ) Chèn ép phế quản do: u trung thất, hạch to, nang phế quản Ba ng 5. Chẩn đoán phân biệt Biểu hiện Trẻ dưới 24 tháng, khò khè lần đầu, có triệu chứng nhiễm virus hô hấp trên, đáp ứng kém với thuốc giãn phế quản. Tiếng thở khác thường xuất phát từ vùng mũi họng, khám mũi họng thấy xuất tiết ở mũi sau, có kèm theo mùi hôi, khám phổi hoàn toàn bình thường. Xảy ra đột ngột, trẻ ho, thở rít, khó thở, tiền sử có hội chứng xâm nhập, X-quang phổi có hình ảnh ứ khí khu trú một bên phổi, soi phế quản gắp được dị vật. Khò khè sớm trước 6 tháng tuổi, cần kết hợp lâm sàng và các xét nghiệm: nội soi khí phế quản, CT scan. Ho, khò khè, khó thở kéo dài, không đáp ứng với thuốc giãn phế quản. Chẩn đoán dựa vào X-quang phổi thẳng, nghiêng, CT scan ngực thấy hình ảnh khối u chèn ép đường thở 6

Bệnh lý Thâm nhiễm phổi tăng bạch cầu ái toan Trào ngược dạ dày thực quản hoặc hội chứng hít tái diễn, dò khí thực quản Suy giảm miễn dịch bẩm sinh Biểu hiện Triệu chứng lâm sàng giống hen, nguyên nhân do ký sinh trùng, giun đũa hoặc các nguyên nhân khác như thuốc hoặc dị nguyên khác, tiến triển tốt và có thể tự khỏi. Có tiền sử nôn trớ hoặc nhiễm trùng hô hấp tái diễn, cần đo ph thực quản, nội soi phế quản, chụp thực quản cản quang để xác định chẩn đoán. Nhiễm trùng đường hô hấp tái nhiễm, không đáp ứng với điều trị kháng sinh thông thường, nồng độ IgG giảm hơn 2SD so với lứa tuổi, tiền sử gia đình có anh chị em ruột bị mắc bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh. 7

Trẻ có khò khè tái đi tái lại, hỏi bệnh sử, lâm sàng có yếu tố gợi ý hen không? Có Không Trẻ có thực hiện được Hô hấp ký hay dao động xung ký không? Xem xét các chẩn đoán phân biệt hen Không Có Điều trị thử* Xem xét làm thêm xét nghiệm dị ứng Không Hô hấp ký hay dao động xung ký (DĐXK) đủ tiêu chuẩn chẩn đoán hen Khảo sát/điều trị các bệnh khác theo chuyên khoa Đáp ứng? Có Không Có Đánh giá tuân thủ điều trị XN khác Chuyển chuyên khoa Điều trị hen * Điều trị thử - Cơn nhẹ: khí dung salbutamol Lưu đồ 1. Tiếp cận chẩn đoán - Cơn trung bình-nặng: khí dung salbutamol + corticosteroid uống hoặc tiêm - Triệu chứng giống hen kéo dài 8 ngày/tháng hoặc cơn trung bình- nặng cần corticosteroid uống hoặc nhập viện: corticosteroid hít liều trung bình/montelukast. 8

2.6. Đa nh gia mức độ nặng cơn hen câ p Các biểu hiện sớm của cơn hen cấp ở trẻ em < 5 tuổi: - Tăng khò khè hoặc khó thở cấp tính. - Ho tăng lên, nhất là khi trẻ đang ngủ. - Li bì hoặc giảm vận động. - Hạn chế hoạt động hàng ngày, kể cả ăn uống. - Tỉnh Ba ng 6. Đánh giá mức độ nặng cơn hen cấp Nhẹ Trung bình Nặng Nguy kịch - Khó thở khi gắng sức, vẫn nằm được - Nói được cả câu - Thở nhanh, không rút lõm lồng ngực - SpO2 95% - Tỉnh - Khó thở rõ, thích ngồi hơn nằm - Chỉ nói cụm từ ngắn - Thở nhanh, rút lõm lồng ngực - SpO2: 92 95% 2.7. Đa nh gia mức độ nặng bệnh hen - Kích thích vật vã - Khó thở liên tục, phải nằm đầu cao - Nói từng từ, - Thở nhanh, rút lõm lồng ngực rõ, - SpO2 < 92% Ba ng 7. Đánh giá mức độ nặng bệnh hen - Lơ mơ, hôn mê - Thở chậm, cơn ngừng thở. - Rì rào phế nang giảm hoặc không nghe thấy - Tím tái, SpO2 < 92% Độ nặng Triệu chứng ban ngày Gián đoạn 2 lần/tuần Dai dẳng Nhẹ Vừa Nặng 2 lần/tuần nhưng không phải hàng ngày Hàng ngày Cả ngày Thức giấc về đêm Không 1-2 lần/tháng 3-4 lần/tháng > 1 lần/tuần Dùng thuốc cắt cơn tác dụng nhanh để cải thiện triệu chứng Ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày < 2 lần/tuần Không > 2 lần/tuần nhưng không phải hàng ngày Đôi khi Hàng ngày Ảnh hưởng không thường xuyên Vài lần mô i ngày Ảnh hưởng thường xuyên 9

Ba ng 8. Đánh giá mức độ kiểm soát hen Triệu chứng lâm sàng Trong 4 tuần qua, trẻ có Triệu chứng ban ngày kéo dài trên vài phút, trên 1 lần/tuần Có Hạn chế vận động do hen Có Không Không Nhu cầu dùng thuốc cắt cơn điều trị cấp cứu trên 1 lần/tuần Có Không Thức giấc về đêm hoặc ho về đêm do hen 3. ĐIỀU TRỊ Có 3.1. Điều trị cơn câ p Không 3.1.1. Xử trí cơn hen tại nhà Điều trị ban đầu tại nhà Đa đươ c kiểm soát Không có dấu hiệu nào Kiểm soa t một phần Có 1 hoặc 2 dấu hiệu Chưa đươ c kiểm soát Có 3 hoặc 4 dấu hiệu - Xịt hai nhát salbutamol 200 mcg, có thể lặp lại sau mô i 20 phút, nếu cần thiết. - Sau đó đưa trẻ đi khám tại cơ sở y tế càng sớm càng tốt. Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay lập tức nếu trẻ có BẤT KỲ dâ u hiệu nào sau đây: - Trẻ quá khó thở. - Triệu chứng của trẻ không đỡ ngay sau 6 nhát xịt thuốc giãn phế quản trong 2 giờ. - Cha mẹ trẻ hoặc người chăm sóc không thể xử trí cơn hen cấp tại nhà 10

3.1.2. Xử trí cơn hen tại bệnh viện CÁC BƯỚC ĐIỀU TRỊ CƠN HEN CẤP (XEM LƯU ĐỒ) CƠN HEN NHẸ CƠN HEN TRUNG BÌNH ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ - Khí dung salbutamol 2,5 mg/lần - Hoặc MDI salbutamol với buồng đệm (2-4 nhát/lần mô i 20 phút x 3 lần nếu cần (đánh giá lại sau mô i lần khí dung) ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ - Khí dung salbutamol (2,5 mg/lần) - Hoặc MDI salbutamol với buồng đệm (6-8 nhát/lần) mô i 20 phút x 3 lần nếu cần (đánh giá lại sau mô i lần phun) ĐÁNH GIÁ SAU 1 GIỜ ĐÁP ỨNG TỐT - Hết khò khè - Không khó thở - SaO 2 95% ĐÁP ỨNG KHÔNG HOÀN TOÀN - Còn ran rít - Còn khó thở - SaO 2 92-95% KHÔNG ĐÁP ỨNG - Còn ran rít, khó thở, rút lõm ngực - SaO 2 < 92 % Điều trị ngoại tru - Tiếp tục MDI salbutamol mô i 3-4 giờ trong 24-48 giờ - Hẹn tái khám Xem xét chỉ định nhập viện - KD salbutamol + KD Ipratropium 250 mcg/lần) - Prednison uống sớm (khi không đáp ứng với 1 lần khí dung salbutamol) Nhập viện - KD salbutamol + KD Ipratropium x 3 lần nếu cần - Prednisolon uống (sau 3 lần không giảm xử trí như cơn hen nặng 11

Lưu đồ 2. Điều trị cơn hen cấp CƠN HEN NẶNG NHẬP CẤP CỨU - Oxy qua mặt nạ - Khí dung salbutamol kết hợp với Ipratropium mô i 20 phút x 3 lần (đánh giá lại sau mô i lần phun) - Hydrocortison hoặc Methyl prednisolon TM ĐÁP ỨNG KHÔNG HOÀN TOÀN - Chuyển hồi sức - KD salbutamol mô i giờ KD Ipratropium mô i 2-4 giờ - Có thể sử dụng ICS liều cao - Hydrocortison hoặc Methyl-prednisolon TM - TrTM Magnesium sulfat (> 1 tuổi) - TrTM Aminophylin - TrTM salbutamol, đặt NKQ, thở máy CƠN HEN NGUY KỊCH NHẬP CẤP CỨU - Oxy qua mặt nạ - Adrenalin TDD mô i 20 phút x 3 lần - Khí dung salbutamol kết hợp với Ipratropium mô i 20 phút x 3 lần (đánh giá lại sau mô i lần khí dung) - Hydrocortison hoặc Methyl -prednisolon TM ĐÁNH GIÁ SAU 1 GIỜ ĐIỀU TRỊ ĐÁP ỨNG TỐT: Tiếp tục - KD salbutamol ± KD Ipratropium mô i 4-6 giờ trong 24 giờ - Hydrocortison tĩnh mạch hoặc Methylprednisolon tĩnh mạch ĐÁP ỨNG TỐT - Không khó thở - SaO 2 95% ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ - MDI salbutamol mô i 3-4 giờ trong 24-48 giờ - Prednisolon uống x 3 ngày - Hẹn tái khám 12

Liều lượng thuốc: - Hydrocortison 5 mg/kg hay Methylprednisolon TM 1 mg/kg mô i 6 giờ - Magnesium sulfate (> 1 tuổi) liều trung bình 50mg/kg truyền tĩnh mạch trong 20 phút - Theophyllin ( 1 tuổi). - Aminophyllin truyền tĩnh mạch: liều tấn công 5mg/kg truyền trong 20 phút, duy trì: 1mg/kg/giờ. Nếu có điều kiện nên theo dõi nồng độ theophyllin máu ở giờ thứ 12 và sau đó mô i 12 24 giờ (giữ mức 60 110mmol/l tương ứng 10-15 g/ml). - Adrenalin tiêm dưới da (Adrenalin 1 0,01 ml/kg, tối đa 0,3 ml/lần mô i 20 phút, tối đa 3 lần. - Salbutamol: liều tấn công 15 g/kg truyền tĩnh mạch trong 20 phút, sau đó duy trì 1 g/kg/phút. Cần kiểm tra khí máu và kali máu mô i 6 giờ Đa nh gia ca c yếu tố nguy cơ diê n biến nặng - Tiền sử đã có cơn hen nặng hay nguy kịch. - Phải nhập viện cấp cứu hoặc đặt nội khí quản vì cơn hen cấp trong năm qua. - Đang sử dụng hoặc vừa ngừng sử dụng corticosteroid uống. - Quá lệ thuộc vào thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh (đồng vận β2). - Tiền sử có rối loạn tâm lý hoặc trẻ hoảng sợ quá mức. - Không hợp tác hoặc hen mất kiểm soát. Thăm do cận lâm sàng Đo độ bão hòa oxy: cần thiết để theo dõi, đánh giá mức độ cơn hen cấp và diễn biến nặng. X-quang phổi: chỉ cần thiết khi cơn hen không đáp ứng với điều trị chuẩn, bệnh nhân có đau ngực, tràn khí dưới da, tràn khí màng phổi. Khí máu: cần làm trong cơn hen nặng hoặc nguy kịch. Những thuốc và biện pha p không nên sử dụng trong cơn hen câ p - Kháng sinh: Chỉ dùng khi có bằng chứng nhiễm khuẩn. - Truyền dịch: Chỉ khi có dấu hiệu mất nước (thận trọng tránh quá tải dịch). - Thuốc an thần, thuốc làm lỏng chất tiết (nhóm acetylcystein gây co thắt phế quản), thuốc gây giảm xuất tiết nhóm kháng histamin, thuốc xiro ho có chứa dextromethorphan, vật lý trị liệu hô hấp. 13

3.2. Điều trị duy trì 3.2.1. Mục tiêu - Đạt được kiểm soát tốt triệu chứng và duy trì mức độ hoạt động bình thường. - Giảm thiểu nguy cơ diễn tiến xấu trong tương lai: giảm nguy cơ xuất hiện cơn hen cấp, duy trì chức năng hô hấp và quá trình phát triển của phổi càng gần với bình thường càng tốt và giảm thiểu tác dụng phụ của thuốc. 3.2.2. Chỉ định - Kiểu triệu chứng gợi ý chẩn đoán hen và những triệu chứng này không được kiểm soát và/hoặc trẻ thường có các đợt khò khè (từ 3 đợt trở lên trong một mùa). - Trẻ có những đợt khò khè nặng khởi phát bởi virus dù ít thường xuyên (1-2 đợt trong một mùa). - Trẻ đang được theo dõi hen và cần phải sử dụng thường xuyên SABA hít (>1-2 lần/tuần). - Trẻ vào viện vì cơn hen nặng/nguy kịch. 3.2.3. Tiếp cận Đánh giá mức độ nặng của hen Kha m lần đầu Chọn lựa biện pháp điều trị ban đầu Đánh giá theo mức độ kiểm soát 3.2.4. Lựa chọn thuốc Tái khám Khi lựa chọn thuốc cần chu ý hai kiểu hình Xem lại đáp ứng Điều chỉnh điều trị tùy theo mức độ kiểm soát với mục tiêu kiểm soát hen bằng cách dùng thuốc với liều thấp nhất có thể - Khò khè gián đoạn khởi phát do virus: Montelukast (LTRA) - Khò khè do nhiều yếu tố khởi phát: corticosteroid hít (ICS) 14

3.2.5. Điều trị theo mức độ nặng của hen Chọn lựa biện pháp điều trị ban đầu theo mức độ nặng ở lần đánh giá đầu tiên Ba ng 9. Chọn lựa biện pháp điều trị duy trì ban đầu theo mức độ nặng Mức độ nặng Thuốc chọn lựa Thuốc thay thế Gián đoạn SABA hít khi cần LTRA Dai dẳng nhẹ ICS liều thấp LTRA Dai dẳng trung bình ICS liều trung bình ICS liều thấp + LTRA Dai dẳng nặng ICS liều cao ICS liều trung bình + LTRA SABA: đồng vận beta2 tác dụng ngắn; ICS: corticosteroid hít; LTRA: kháng thụ thể leukotrien - Đối với hen gián đoạn dùng LTRA trong đợt bắt đầu có triệu chứng nhiễm virus đường hô hấp trên và duy trì 7-21 ngày. 3.2.6. Điều trị theo mức độ kiểm soát triệu chứng - Sau khi đánh giá ban đầu, việc điều trị thuốc được chọn lựa tùy thuộc mức độ kiểm soát hen. Việc tiếp cận điều trị duy trì theo cách tăng hoặc giảm bước điều trị thuốc giúp kiểm soát tốt triệu chứng và giảm thiểu nguy cơ xuất hiện cơn cấp cũng như tác dụng phụ của thuốc về sau. Các bước điều trị duy trì cụ thể được trình bày ở bảng 10. 15

Cân nhắc khi trẻ có Thuốc phòng ngừa ưu tiên Thuốc thay thế Thuốc cắt cơn Ba ng 10. Tiếp cận điều trị duy trì theo mức độ kiểm soát triệu chứng Bước 1 Khò khè không thường xuyên do nhiễm virus, giữa các đợt không có hoặc ít triệu chứng LTRA (2-4 tuần) Không Bước 2 Kiểu triệu chứng phù hợp hen và triệu chứng hen không kiểm soát tốt, hoặc có 3 cơn cấp/năm; hoặc Kiểu triệu chứng không phù hợp với hen nhưng các đợt khò khè xuất hiện thường xuyên (mô i 6-8 tuần). Điều trị thử 3 tháng. ICS liều thâ p hàng ngày LTRA Bước 3 Chẩn đoán hen, nhưng không được kiểm soát tốt với ICS liều thấp ICS liều trung bình ICS liều thấp + LTRA Bước 4 Hen không được kiểm soát tốt với liều ICS trung bình Tiếp tục ICS liều trung bình + chuyển chuyên gia - Thêm LTRA - Tăng liều ICS Thuốc đồng vận beta2 tác dụng ngắn hít khi cần (đối với mọi trẻ em) Lưu ý cho mọi trẻ em: Đánh giá kiểm soát triệu chứng, nguy cơ về sau, các bệnh kèm. Kỹ năng tự xử trí: giáo dục sức khỏe, kỹ thuật hít, bảng kế hoạch xử trí hen, tuân thủ điều trị. Thường xuyên đánh giá: đáp ứng điều trị, tác dụng phụ, thiết lập điều trị hiệu quả với liều tối thiểu. Kiểm soát môi trường (tùy trường hợp): khói thuốc lá, dị nguyên, ô nhiễm không khí trong nhà/ngoài trời. Đối với trẻ 0-2 tuổi: quyết định điều trị duy trì theo Bảng 11 16

Ba ng 11. Quyết định điều trị duy trì cho trẻ từ 0-2 tuổi Hen khởi phát do virus Hen khởi phát nhiều yếu tố hay có bằng chứng về dị ứng Hen dai dẳng Thuốc chọn lựa LTRA ICS liều thấp Có đáp ứng tốt: ngưng thuốc rồi theo dõi Có đáp ứng tốt: tiếp tục đủ 3 tháng, rồi ngưng thuốc Đa nh gia sau 4 tuần Không đáp ứng: chuyển sang ICS, khám chuyên khoa Không đáp ứng: - Khám chuyên khoa - ICS liều trung bình - Hay phối hợp LTRA 3.2.7. Đánh giá đáp ứng và điều chỉnh điều trị Ba ng 12. Đánh giá đáp ứng và điều chỉnh điều trị Mức độ kiểm soát Kiểm soát tốt Kiểm soát một phần Không kiểm soát Hướng xử trí Cân nhắc giảm bước điều trị khi triệu chứng hen được kiểm soát tốt trong 3 tháng hoặc hơn. Chọn thời điểm giảm bước điều trị thích hợp (không bị nhiễm khuẩn hô hấp, không đi du lịch, không vào những lúc thời tiết thay đổi). Đối với trẻ được điều trị duy trì với ICS thì giảm 25-50% liều ICS mô i 3 tháng. Trước khi tăng bậc điều trị cần kiểm tra, điểu chỉnh kỹ thuật hít thuốc; bảo đảm tuân thủ tốt với liều thuốc đã kê đơn. Tìm hiểu các yếu tố nguy cơ: phơi nhiễm với dị nguyên, khói thuốc lá Cần tăng bậc điều trị sau khi đã kiểm tra các vấn đề trên. 3.2.8. Tái khám - Sau mô i cơn hen cấp, trẻ cần được tái khám trong vòng 1 tuần. Tần suất tái khám tùy thuộc mức độ kiểm soát hen ban đầu, đáp ứng với điều trị và khả năng tự xử trí của bố mẹ trẻ. Tốt nhất trẻ cần được tái khám sau 1-3 tháng bắt đầu điều trị, sau đó 3-6 tháng/lần. - Cần đánh giá mức độ kiểm soát hen, yếu tố nguy cơ, tác dụng phụ của thuốc, tuân thủ điều trị và hỏi bố mẹ trẻ có lo lắng gì không ở mô i lần tái khám. Theo dõi chiều cao của trẻ ít nhất 1 lần/năm. - Nếu trẻ có thể đo được hô hấp ký hoặc dao động xung ký, cần tiến hành đo mô i 3 tháng một lần để giúp quyết định nâng hoặc giảm bậc điều trị. 17

3.2.9. Ngưng điều trị - Cân nhắc ngưng điều trị duy trì nếu bệnh nhân hết triệu chứng trong 6-12 tháng, đang ở bước điều trị thấp nhất và không có yếu tố nguy cơ. Tuy nhiên, không nên ngưng điều trị vào mùa trẻ hay bị nhiễm khuẩn hô hấp, mùa có nhiều phấn hoa và lúc trẻ đang đi du lịch. - Trường hợp ngưng điều trị duy trì, cần tái khám sau 3-6 tuần để kiểm tra. Nếu có tái xuất hiện triệu chứng cần điều trị lại. 3.2.10. Liều lượng thuốc điều trị duy trì Ba ng 13. Liều lượng thuốc điều trị duy trì cho trẻ dưới 5 tuổi Thuốc Fluticason propionate MDI (HFA) + buồng đệm Beclomethason dipropionate MDI (HFA) + buồng đệm 18 Liều lươ ng (mcg/ngày) Thâ p Trung bình Cao 100 200 400 100 200 400 Budesonid MDI + buồng đệm 200 400 800 Montelukast HFA: chất đẩy hydrofluoralkane; MDI: bình hít định liều 3.2.11. Chọn lựa dụng cụ hít Trẻ từ 6 tháng-5 tuổi: 4 mg/ngày uống vào buổi tối Ba ng 14. Chọn lựa dụng cụ hít cho trẻ dưới 5 tuổi Tuổi Dụng cụ khuyến ca o Dụng cụ thay thế 0-3 tuổi MDI với buồng đệm và mặt nạ Phun khí dung với mặt nạ 4-5 tuổi MDI với buồng đệm và ống ngậm 3.2.12. Các biện pháp phòng ngừa Các biện pha p pho ng ngừa hen tiên pha t MDI với buồng đệm và mặt nạ, hoặc phun khí dung với ống ngậm hay mặt nạ - Khuyến khích đẻ thường, không nên mổ đẻ. Không để bà mẹ đang mang thai và trẻ sau khi sinh hít khói thuốc lá. - Bú sữa mẹ. - Không khuyến khích sử dụng rộng rãi kháng sinh phổ rộng, paracetamol cho trẻ trong năm đầu đời. Ca c biện pha p pho ng ngừa hen thứ pha t - Tránh tiếp xúc khói thuốc lá, khói bếp, các dị nguyên môi trường, bụi nhà, phấn hoa và các dị nguyên khác. - Giảm cân cho trẻ thừa cân/béo phì. - Tránh các thuốc chống viêm giảm đau non-steroid, thuốc chẹn beta, thức ăn, các chất phụ gia nếu biết các chất này gây triệu chứng hen.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Global Initiative for Asthma (2016). Global Strategy for Asthma Management and Prevention. 2. Global Initiative for Asthma (2016). Diagnosis and Management of Asthma in Children 5 Years and younger - Pocket Guide for Health Professionals. 3. Global Initiative for Asthma (2009). Global Strategy for Asthma Management and Prevention in Children 5 Years and Younger. 4. Global Initiative for Asthma (2005). Pocket Guide for Asthma Management and Prevention in Children. 5. Hamasaki Y, Kohno Y, Ebisawa M, Kondo N, Nishima S, Nishimuta T, Morikawa A; Japanese Society of Allergology; Japanese Society of Pediatric Allergy and Clinical Immunology (2014). Japanese Guideline for Childhood Asthma 2014; Allergol Int.; 63(3): 335-56. 6. British Thoracic Society and Scottish Intercollegiate Guidelines Network (SIGN 141) (2014). British guideline on the management of asthma - A national clinical guideline. 7. National Asthma Council Australia (2015). Australian Asthma Handbook - Quick Reference Guide - Version 1.1 (2015) 8. Papadopoulos NG et al (2012). International consensus on (ICON) pediatric asthma; Allergy; 67(8): 976-97. 9. Bacharier LB, Boner A, Carlsen KH, Eigenmann PA, Frischer T, Götz M, Helms PJ, Hunt J, Liu A, Papadopoulos N, Platts-Mills T, Pohunek P, Simons FE, Valovirta E, Wahn U, Wildhaber J; European Pediatric Asthma Group (2008). Diagnosis and treatment of asthma in childhood: a PRACTALL consensus report; Allergy; 63(1): 5-34. 10. Taketomo CK, Hodding JH, Kraus DM (2010). Pediatric Dosage Handbook, 17th Edition, Lexi-Comp, Inc. 11. Brand PL, Caudri D, Eber E, Gaillard EA, Garcia-Marcos L, Hedlin G, Henderson J, Kuehni CE, Merkus PJ, Pedersen S, Valiulis A, Wennergren G, Bush A (2014). Classification and pharmacological treatment of preschool wheezing: changes since 2008. Eur Respir J.; 43(4): 1172-7. 12. Schultz A, Brand PL (2011). Episodic viral wheeze and multiple trigger wheeze in preschool children: a useful distinction for clinicians? Paediatr Respir Rev.; 12(3): 160-4. 13. Litonjua AA, Weiss ST (2015). Risk factors for asthma. UpToDate; Sep 2015 14. Guilbert TW, Lemanske RF (2015). Wheezing phenotypes and prediction of asthma in young children. UpToDate; Sep 2015. 15. Dịch tễ học, chẩn đoán và điều trị và phòng bệnh hen. Nhà xuất bản Y học 2008 (Dự án phòng và chống hen. Bộ Y tế). 16. Quyết định số 4776/QĐ/BYT ngày 4.12.1009, Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị hen phế quản ở trẻ em. 19

PHỤ LỤC 1: DANH MỤC CÁC THUỐC ĐIỀU TRỊ HEN TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI Thuốc Biệt dươ c Dạng thuốc Cường beta 2 tác dụng ngắn Salbutamol Ventolin, Salbutamol - Dạng khí dung 2,5mg/2,5 ml - Dạng xịt 100mcg/nhát Kết hơ p cường beta 2 tác dụng ngắn và kháng cholinergic Salbutamol/ Ipratropium Nhóm Methylxanthine Combivent - Dạng khí dung (2,5 mg salbutamol/500 mcg ipratropium) Chú ý: tổng liều (bao gồm tất cả các thuốc nhóm methylxanthine) không quá 10mg/kg/ngày. Không dùng kèm thuốc nhóm macrolide vì nguy cơ độc tính gây biến chứng tim mạch. - Ống 240mg/5ml (4,8%) pha với dung dịch Aminophylline Diaphyllin glucose 5%, truyền tĩnh mạch trong cấp cứu cơn khó thở cấp. Glucocorticosteroids dạng phun hít Chú ý: cần súc miệng sau sử dụng các thuốc dạng phun hít có chứa Glucocorticosteroid Budesonide Pulmicort - Dạng khí dung (500 mcg/2ml) Fluticasone Flixotide - Dạng khí dung (500 mcg/2ml) - Dạng xịt (125 mcg/nhát xịt) Glucocorticosteroids đường toàn thân Prednisolone Methylprednisolone Hydrocortisol Kháng leukotrien Prednisolone - Viên 5 mg Medrol Solumedrol - Viên 4mg; 16 mg - Lọ 40 mg tiêm tĩnh mạch. Hydrocortisol - Ống 100 mg tiêm Montelukast Singulair - Dạng gói 4mg, dạng viên nhai 4mg 20

PHỤ LỤC 2: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÁC DỤNG CỤ HÍT TRONG ĐIỀU TRỊ HEN TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI 1. Sử dụng bình hít định liều (MDI) với buồng đệm Các buồng đệm được sản xuất hiện nay đều có van ngăn không cho hơi thở ra của bệnh nhi đi vào buồng đệm. - Trong mọi trường hợp, không được nhầm lẫn các loại MDI với nhau (phân biệt nhờ màu sắc). - Trước khi hít, MDI phải được lắc kỹ. - Gắn MDI vào bầu hít. - Đầu trẻ nên được giữ thẳng và hơi ngửa ra sau. - Ấn MDI để xịt thuốc. - Đặt mặt nạ che kín mũi và miệng. - Cho trẻ hít thở bình thường khoảng 5 nhịp (10 giây). - Mô i lần xịt, trẻ phải hít hết thuốc trong bầu hít. - Khoảng cách giữa 2 lần xịt khoảng 1-2 phút. Trường hợp sử dụng bình hít định liều với buồng đệm có đầu ngậm (cho trẻ từ 4 tuổi trở lên) thì kỹ thuật tương tự như trên, chỉ khác là thay vì đặt mặt nạ che kín mũi và miệng thì trẻ ngậm trực tiếp vào đầu ngậm của buồng đệm. 21

1. Lắc MDI vài ca i 2. Gắn MDI vào buồng đệm 3. Ngậm kín môi vào đầu ngậm của buồng đệm 4. Ấn MDI 1 lần để xịt thuốc, cho trẻ hít thở bình thường qua miệng khoa ng 10 giây Hình 1. Hướng dẫn sử dụng bình hít định liều với buồng đệm và ống ngậm Hình 2. Buồng đệm với đầu ngậm và buồng đệm với mặt nạ Lưu ý: Sau mỗi lần hít thuốc corticosteroid, cần hướng dẫn trẻ súc miệng bằng nước sạch. 2. Sử dụng máy phun khí dung - Rửa tay sạch sẽ và bảo đảm máy phun khí dung sạch. - Đong chính xác lượng thuốc nhỏ vào bầu phun khí dung. Có thể pha thêm nước muối sinh lý. Nếu dùng loại thuốc đã pha sẵn thì không cần dùng nước muối. Lượng dịch trong bầu phun sau khi pha vào khoảng 2,5 ml. 22

- Nối ống ngậm với ống nối chữ T và rồi gắn phần này với bầu phun của máy phun khí dung hoặc gắn mặt nạ với bầu phun khí dung. - Mặt nạ phải che kín đ ược cả miệng và mũi; viền mặt nạ phải vừa khớp lên mặt bệnh nhi. - Bật máy và kiểm tra xem thử có phun sương không? - Trong quá trình phun khí dung, trẻ nên ngồi thẳng hoặc nếu không thì phải dùng ống nối gấp khúc để cho bầu phun khí dung của máy luôn được giữ thẳng. - Thở ra nhẹ nhàng. Khi sương bắt đầu được phun ra, hít từ từ và sâu qua miệng, khoảng 3-5 giây cho mô i lần thở. Nếu được, hướng dẫn trẻ nín thở 10 giây trước khi thở ra. - Tiếp tục phun khí dung cho đến khi hết thuốc trong bầu phun của máy. - Nhờ có van thở ra ở ống ngậm nên lượng thuốc mất ra ngoài tương đối ít. Hình 3. Máy phun khí dung kèm ống ngậm và mặt nạ Hình 4. Phun sương qua mặt nạ cho trẻ nhỏ (www.pari.com) - Sau khi dùng, tháo mặt nạ hay ống ngậm, bầu phun ra khỏi ống dẫn nhựa; rửa mặt nạ, ống ngậm, bầu phun dưới vòi nước, để khô. Lắp trở lại vào ống dẫn rồi mở công tắc cho máy chạy khoảng 10-20 giây để làm khô phía trong. Bầu phun, mặt nạ, ống ngậm, dây nối với máy khí dung là các dụng cụ dùng riêng cho từng bệnh nhân, không được dùng chung để tránh lây nhiễm bệnh. Lưu ý: Sau mỗi lần phun khí dung thuốc corticosteroid, cần hướng dẫn trẻ súc miệng bằng nước sạch. 23

Ngày tháng năm PHỤ LỤC 3: BẢNG KẾ HOẠCH QUẢN LÝ VÀ XỬ TRÍ HEN Họ tên bệnh nhân:... Ngày sinh:... Tên người nhà cần liên lạc:... SĐT:... Tên bác sĩ:... SĐT:... QUAN TRỌNG: Ca c yếu tố khởi pha t Khói thuốc lá Vật nuôi Bụi Thức ăn Lạnh/nhiễm vi rút Thể dục Theo mùa Khác Phân độ nặng: Nặng kéo dài Vừa kéo dài Nhẹ kéo dài Từng cơn BỆNH ỔN ĐỊNH TIẾP TỤC Bạn đang làm râ t tốt! Trẻ đạt đươ c TẤT CẢ: Thở bình thường Không ho hoặc khò khè Không thức giấc ban đêm do hen Có thể chạy nhảy vui chơi bình thường BỆNH ĐANG XẤU ĐI Trẻ có bất kỳ dấu hiệu nào dưới đây: Khó thở Ho hoặc khò khè Đau ngực Hạn chế hoạt động Thức giấc ban đêm vì hen BỆNH RẤT NẶNG Trẻ có MỘT trong những biểu hiện: Thuốc không hiệu quả Rất khó thở Thở co kéo Không thể nói chuyên/đi lại Tím môi/ đầu chi Bước 1: Tiếp tục sử dụng thuốc duy trì suyễn (mô i ngày) Tên thuốc Liều lươ ng Thời điểm dùng...... CẦN THẬN TRỌNG..... Bước 1: Tiếp tục dùng thuốc như vùng xanh và thêm thuốc cắt cơn: Thuốc, xịt nhát xịt trực tiếp/qua buồng đệm. Lặp lại sau 20 phút nếu cần, tối đa 3 lần xịt mô i lần 2 nhát. Bước 2: Theo dõi - Nếu trẻ khoẻ hẳn, quay lại vùng xanh - Nếu các biểu hiện còn tiếp tục hoặc quay lại trong vài giờ sau đó, cần gọi ngay cho bác sĩ để tham vấn Bước 3: Nếu các biểu hiện bên nặng hơn hoặc kéo dài >2 giờ Chuyển qua vùng ĐỎ CẦN CẤP CỨU NGAY Đưa đến phòng cấp cứu gần nhất và tiếp tục sử dụng thuốc xịt cắt cơn..,. nhát qua buồng đệm trên đường đi. 24

HỖ TRỢ TỪ NHÀ TRƯỜNG KHI TRẺ CÓ CƠN SUYỄN Ca c dâ u hiệu cần xử trí ngay: khi trẻ có - Ho tăng lên hoặc kéo dài, khò khè - Khó thở, thở ồn ào, thở nhanh - Tức ngực, đau ngực - Phập phồng cánh mũi - Chỉ có thể nói từng đoạn ngắn hoặc không thể nói được - Than mệt, bứt rứt, sợ hãi, hoảng loạn - PEF thấp Xử trí ban đầu: - Ngưng ngay hoạt động gắng sức của trẻ, đưa trẻ khỏi nơi có yếu tố khởi phát cơn - Cho trẻ ở nơi có thể theo dõi sát được. KHÔNG ĐỂ TRẺ MỘT MÌNH. - Giúp trẻ chọn được tư thế thoải mái, đừng ép trẻ nằm xuống. - Giúp trẻ sử dụng thuốc xịt cắt cơn Ventotin 2 4 nhát mô i 20 phút (qua buồng đệm nếu cần). - Gọi phòng Y tế nhà trường. - Đánh giá lại đáp ứng sau 5 đến 10 phút. - Nếu không đáp ứng gọi cấp cứu. - Nếu đáp ứng theo dõi và xịt Ventolin mô i 4 giờ Liên hệ với gia đình trẻ. GỌI CẤP CỨU NGAY nếu trẻ có một trong các dấu hiệu sau: - Khó thở nhiều - Nói ngắt quãng - Bứt rứt, bồn chồn - Xanh tím môi KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG (đã ký) Nguyễn Viết Tiến 25