SUY HÔ HẤP CẤP I. ĐỊNH NGHĨA Suy hô hấp cấp là sự rối loạn nặng nề của sự trao đổi oxy máu; một cách tổng quát, suy hô hấp cấp là sự giảm thực sự áp l

Tài liệu tương tự
CÁC TRIỆU CHỨNG CƠ NĂNG TRONG BỆNH HÔ HẤP Triệu chứng cơ năng là những triệu chứng do bệnh nhân tự cảm thấy khi mắc các bệnh hô hấp. Các triệu chứng c

1003_QD-BYT_137651

TÂM PHẾ MẠN I. ĐỊNH NGHĨA Tâm phế mạn là một sự lớn rộng thất phải bởi một sự phì đại và hay là giãn thứ phát của thất phải sau những rối loạn hay bện

BẢNG GIÁ VIỆN PHÍ ÁP DỤNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THỦY NGUYÊN (Ban hành kèm theo QĐ 243 và 873/QĐ-SYT, Thông tư 37 Bộ Y tế) STT MA_DVKT TÊN DỊCH VỤ KỸ T

HEN PHẾ QUẢN I. ĐỊNH NGHĨA Theo GINA 2002 (Global Initiative for Asthma) thì hen phế quản là một bệnh lý viêm mạn tính của phế quản trong đó có sự tha

BÀI GIẢNG CHUYÊN ĐỀ: BỆNH HỌC: TRÀN KHÍ MÀN PHỔI 1

GIÃN PHẾ QUẢN I. ĐỊNH NGHĨA Giãn phế quản là sự giãn không hồi phục các phế quản nhỏ và trung bình kèm theo sự loạn dạng các lớp phế quản và đa tiết p

KỸ THUẬT VÔ KHUẨN 1. MỤC TIÊU HỌC TẬP Sau khi hoàn thành bài này, sinh viên có khả năng: 1.1 Thực hiện được kỹ thuật rửa tay nội khoa đúng quy trình.

Print

Cấp cứu ban đầu vết thương chiến tranh Cấp cứu ban đầu vết thương chiến tranh Bởi: Đại học Tôn Đức Thắng Hệ thống kiến thức cơ bản về băng bó chuyên t

Tài liệu sinh hoạt Khoa học Kỹ thuật Điều dưỡng BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 PHÒNG ĐIỀU DƯỠNG NHIỄM TRÙNG SƠ SINH I. ĐỊNH NGHĨA: Nhiễm trùng sơ sinh (NTSS) là

Document

Thiết bị gia dụng Máy tẩy tế bào da bằng sóng siêu âm NTE21 Hướng dẫn sử dụng Cám ơn quý khách đã mua hàng. Trước khi sử dụng sản phẩm này, hãy đọc kỹ

Những Thành Tựu Lẫy Lừng Trong Tâm Lý Học Hiện Đại Pierre Daco Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpa

PowerPoint Presentation

SỐ 112 MÙA THU TEXAS 2019 TRANG 91 Tập Đạt Ma Dịch Cân Kinh Sự tích Đạt Ma Dịch Cân Kinh N ăm 917 (sau Tây lịch), Đạt Ma Tổ Sư từ Ấn Độ sang Trung Quố

CÂU HỎI THI TRẮC NGHIỆM GÂY MÊ HỒI SỨC 1. Gây mê cho bệnh nhân mổ bướu tân dịch vùng cổ cần lưu ý a. Chảy máu b. Tụt nội khí quản c. Phù nề thanh quản

BẢNG TỶ LỆ TRẢ TIỀN BẢO HIỂM THƯƠNG TẬT (Ban hành kèm theo Quyết định số : 1417/2012//QĐ/TGĐ-BHBV ngày 9 / 5/2012 của Tổng Giám đốc Tổng Công ty Bảo h

y häc cæ truyÒn

QUY TẮC VÀ ĐIỀU KHOẢN SẢN PHẨM BẢO HIỂM HỖN HỢP CHI TRẢ TIỀN MẶT ĐỊNH KỲ (Ban hành kèm theo Công văn số 16480/BTC-QLBH ngày 06/12/2017 của Bộ Tài chín

Kỹ thuật nuôi lươn Kỹ thuật nuôi lươn Bởi: Nguyễn Lân Hùng Chỗ nuôi Trong cuốn Kỹ thuật nuôi lươn (NXB nông nghiệp, 1992) chúng tôi đưa ra qui trình n

CÔNG TY BẢO HIỂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

FISC K5 Chính sách của vùng ven biển Ostrobotnia về chăm sóc sức khỏe và xã hội FISC K5 NHỮNG BỆNH THƯỜNG GẶP NHẤT Ở TRẺ EM Vietnamesiska Tiếng Việt 1

Từ Mỹ về Rừng Thăm Bạn Lâm Chương Lúc mới đến, tôi hỏi: - Đào hố để làm gì? Anh nói: - Bắt khỉ. Tôi ngạc nhiên: - Bắt khỉ? - Ừ, bắt khỉ. - Để ăn thịt?

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN BỆNH HỌC NỘI KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN SÁCH ĐÀO TẠO BÁC SĨ CHUYÊN KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN (Tái bản lần thứ nhất c

* Mục tiêu * Nội dung CẤP CỨU NGƯNG TIM NGƯNG THỞ 1. Trình bày được cách đánh giá 1 trẻ ngưng tim ngưng thở. 2. Phân tích được các bước tiến hành hồi

Microsoft Word - Sach TTNT A4_P2.doc

BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG THÀNH PHỐ KHOA SỨC KHỎE TRẺ EM 1. Lịch tiêm chủng (bảng 1) Tên vắc xin BCG ENGERIX B PENTAXIM INFANRIX ROTARIX ROTATEQ Sơ sinh 1 li

BẢNG GIÁ DỊCH VỤ KỸ THUẬT ĐỐI TƯỢNG BẢO HIỂM Y TẾ STT Mã tương Giá dịch Tên dịch vụ kỹ thuật theo Thông tư 43 và 50 đương vụ (VNĐ) Ghi

Tác Giả: Hoàng Thu Dung MỘT NGÀY MÙA ĐÔNG Phần I Thùy Dương đứng một mình trên bãi cát, đưa mắt nhìn xa ra chân trời. Mặt biển xanh ngăn ngắt, trong v

THỜI GIAN CHỜ VÀ ĐIỀU KHOẢN BẢO HIỂM Thời gian chờ: 30 ngày đối với các điều trị do ốm bệnh thông thường 12 tháng đối với điều trị do bệnh đặc biệt, b

QT bao hiem benh hiem ngheo

AIA AN TÂM TỊNH DƯỠNG

Nghị luận xã hội về tác hại của rượu

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

MỘT CÁCH NHÌN VỀ MƯỜI BA NĂM VĂN CHƯƠNG VIỆT NGOÀI NƯỚC ( ) (*) Bùi Vĩnh Phúc Có hay không một dòng văn học Việt ngoài nước? Bài nhận định dướ

VIETNAM ATTRACTS RECORD LEVEL OF FOREIGN DIRECT INVESTMENT - Asia Pulse

Microsoft Word - An Tam Tinh Duong

Con đường lành bệnh Tác giả: H. K. Challoner Việc chữa bệnh bằng những phương pháp khác y khoa thông thường hiện đang thịnh hành, nên tác phẩm The Pat

Gap Nguoi Bi dien Giat Phai So Cuu Nhu The NaoA

Binh pháp Tôn Tử và hơn 200 trận đánh nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sá

1 Những chuyện niệm Phật cảm ứng, nghe được. 1- Sát sanh bị đoản mạng. Tác giả : Cư sĩ Lâm Khán Trị Dịch giả : Dương Đình Hỷ Cổ đức có nói : Tâm có th

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

Đức Hùynh Phú Sổ Chủ Trương Tòan Dân Chánh Trị

PowerPoint Presentation

Document

CHỦ ĐỀ 4 (4 tiết) Sinh lí hệ cơ xương của trẻ em Hoạt động 1. Tìm hiểu sinh lí hệ xương Thông tin A. Thông tin cơ bản 1.1. Hệ xương Chức năng c

LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo Đại học, Bộ môn Điều Dưỡng đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá

SỞ Y TẾ LONG AN DANH MU C KY THUÂ T TRONG KHÁM CHỮA BỆNH TRUNG TÂM Y TẾ BẾN LỨC NĂM 2016

Lão Pháp Sư TỊNH KHÔNG đề xướng Pháp Sư THÍCH TỰ LIỄU kính biên NHẬT MỘ ĐỒ VIỄN TRỜI ĐÃ XẾ BÓNG, ĐƯỜNG VỀ CÒN XA Lớp học tập Tịnh Độ Vô Lượng Thọ Khoa

NHỮNG HOẠT ĐỘNG

SÓNG THẦN PHAN RANG MX Tây Đô Lâm Tài Thạnh. Theo nhịp sống, người ta tự chọn phương hướng để đi, bằng nhiều cách khác nhau, lưu giữ hay xóa đi quá kh

Phong thủy thực dụng

PowerPoint Presentation

cachetsaodangchuachet_2016MAY16

PHỤ LỤC 17

Ebook miễn phí tại: Webtietkiem.com/free

Microsoft Word - TT QTGDPY kem Phu luc.doc

ĐẠI CƯƠNG BỆNH TIM BẨM SINH Ở TRẺ EM * Mục tiêu: 1. Nêu được định nghĩa, nguyên nhân, phân loại, cách tiếp cận và trình bày được dịch tễ học của bệnh

CHƯƠNG 4

ĐẶT ỐNG THÔNG NIỆU ĐẠO BÀNG QUANG 1. MỤC TIÊU HỌC TẬP Sau khi hoàn thành bài này, sinh viên có khả năng: 1.1. Thực hiện giao tiếp với người bệnh, thôn

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỔNG CỤC GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP DỰ THẢO Phụ lục 01 SƠ ĐỒ PHÂN TÍCH NGHỀ PHIẾU PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC NGÀNH: KỸ THUẬT VẬ

GVHD: NGUYỄN THỊ HIỀN CÁC PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN CÁ Luận văn Các phương pháp bảo quản cá 1

HỒI I:

CÔNG TY BẢO HIỂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

THÔNG TIN QUAN TRỌNG Cuốn sách hướng dẫn này sẽ giúp bạn thực hiện việc bảo trì bảo dưỡng trên thiết bị MTTS CPAP Việc bảo trì bảo dưỡng nên được tiến

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

Giới Thiệu về Đường Truyền Tĩnh Mạch Trung Tâm Từ Ngoại Biên (PICC)

Document

Ca lâm sàng: Thai kỳ và bệnh van tim Bs Huỳnh Thanh Kiều PSG.TS Phạm Nguyễn Vinh Bệnh nhân nữ 18 tuổi, PARA I, mang thai con lần 1, thai 37 tuần. Bệnh

CHƯƠNG 1

Thien yen lang.doc

Tác giả: Giáo sư Andreas Thalassinos (Trưởng phòng Đào tạo của FXTM)

NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN PHỤC Tam Bách Đinh Bá Tâm Tôi vốn xuất thân trong một dòng tộc mà ba thế hệ đều có người làm quan văn và không vị nào theo b

Làm thế nào để chinh phục đối phương Tako Kagayaki Ebook miễn phí tại :

Microsoft Word - MSDS-XANG.doc

TRUNG ÐOÀN 8 BỘ BINH và Trận Chiến AN LỘC (Mùa Hè 1972) Hồi Ký của Chuẩn Tướng MẠCH VĂN TRƯỜNG Nguyên Tư Lệnh Sư Ðoàn 21 Bộ Binh Cựu Trung Ðoàn Trưởng

CHƯƠNG 1: 1.1. Tổng quan Cảng biển. CÔNG TÁC ĐẢM BẢO AN TOÀN TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC CẢNG BIỂN Khái niệm cảng biển Cảng biển là khu

Chiều Trên Phá Tam Giang Trần Thiện Thanh Chiều Trên Phá Tam Giang anh chợt nhớ em nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ đến bất tận em ơi! em ơi! Giờ này thươn

tem

Microsoft Word - UW-MLT-W V_AutoCare Wording v14

Tọa công Nhị thập tứ pháp Tiên Sinh Trần Đoàn Trần Đoàn là một vị đại tiên đời nhà Tống bên Trung Quốc. Đạo hạn

07/09/2011 BỆNH TAY- CHÂN- MIỆNG Khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 2 ĐẠI CƯƠNG Là bệnh do virus ñường ruột gây ra. Biểu hiện chính: sang thương da niêm dư

08/09/2011 ĐẠI CƯƠNG BỆNH TAY- CHÂN- MIỆNG Khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 2 Là bệnh do virus ñường ruột gây ra. Biểu hiện chính: sang thương da niêm dư

Nghị luân xã hội về vấn nạn Game online trong học đường

Table of Contents LỜI NÓI ĐẦU PHẦN MỞ ĐẦU I- NGUỒN GỐC CỦA THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT II- NHỮNG ĐẶC ĐIỂM GIỐNG NHAU VÀ KHÁC NHAU GIỮA THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT P

Tả cảnh mặt trời mọc trên quê hương em

GII THIU MN HOC SINH LY BNH

Microsoft Word - BGYHCT_miYHCT_t2

Con Đường Khoan Dung

Microsoft Word - MSDS-Dau hoa.doc

No tile

Mộng ngọc

CÔNG TY CP SXTM VÀ ĐT HƯƠNG VIỆT

RHCO1 ĐIỀU KHOẢN SẢN PHẨM BẢO HIỂM BỔ TRỢ BẢO HIỂM CHĂM SÓC SỨC KHỎE ĐÓNG PHÍ ĐỊNH KỲ (Được phê chuẩn theo Công văn số 16678/BTC-QLBH ngày 22 tháng 11

Microsoft Word - giao an hoc ki I.doc

No tile

Bản ghi:

SUY HÔ HẤP CẤP I. ĐỊNH NGHĨA Suy hô hấp cấp là sự rối loạn nặng nề của sự trao đổi oxy máu; một cách tổng quát, suy hô hấp cấp là sự giảm thực sự áp lực riêng phần khí oxy trong động mạch (PaO 2) < 60 mmhg, áp lực riêng phần khí carbonic trong động mạch (PaCO2) có thể bình thường, giảm hay tăng. Có 2 loại suy hô hấp cấp - Suy hô hấp cấp với thiếu oxy máu kèm ứ khí cácbonic. - Suy hô hấp cấp với thiếu oxy máu kèm giảm khí cácbonic. II. BỆNH NGUYÊN 1. Nguyên nhân tại phổi 1.1.Sự mất bù cấp của những suy hô hấp mạn Yếu tố nguy cơ là nhiễm trùng phế quản - phổi, thuyên tắc động mạch phổi, tràn khí màng phổi. 1.2. Những bệnh phổi nhiễm trùng: Xảy ra khi nhiễm trùng phổi lan rộng ra nhiều thùy: phế quản phế viêm do vi trùng mũ, lao kê, nhiễm virus ác tính. 1.3. Phù phổi cấp 1.3.1.Phù phổi cấp do tim -Tất cả những nguyên nhân gây suy tim trái: tăng huyết áp liên tục hay cơn tăng huyết áp, suy mạch vành trong đó nhồi máu cơ tim là nguyên nhân thường gặp nhất, hẹp hở van động mạch chủ, hở van hai lá, bệnh cơ tim. -Hẹp van hai lá. -Thuyên tắc động mạch phổi. 1.3.2. Phù phổi cấp trên tim lành: do yếu tố tăng áp lực mao quản. - Truyền dịch quá nhiều. - Nguyên nhân thần kinh: chấn thương sọ não, u hay phẫu thuật chạm đến thân não, viêm não. 1.3.3. Phù phổi cấp do tổn thương thực thể Trước hết phải kể đến cúm ác tính do nhiều yếu tố: yếu tố virus, yếu tố cơ địa, vì những thể nặng gặp chủ yếu ở người đã bị bệnh tim trái, hẹp hai lá, nhất là ở

người già, đàn bà có thai; ở trẻ em bị nhiễm virus nặng dưới dạng viêm tiểu phế quản - phế nang. Ít gặp hơn là do chất độc (heroin, oxyt cacbon, nọc rắn độc), sốc nhiễm trùng, thuyên tắc do mỡ, chết đuối, hội chứng Mendelson (hít phải dịch vị do ợ). 1.4. Hen phế quản đe dọa nặng, hen phế quản cấp nặng Đây là bệnh thường gặp, thường là do điều trị không đúng cách hay không kịp thời có thể do cơ địa bệnh nhân dễ bị hen phế quản nặng. 1.5. Tắc nghẽn phế quản cấp Bệnh này ít gặp, ở trẻ em có thể do vật lạ, ở người lớn có thể do u, xẹp phổi cấp có thể do đặt nội khí quản. 2. Nguyên nhân ngoài phổi 2.1. Tắc nghẽn thanh - khí quản Bệnh do u như u thanh quản, bướu giáp chìm, u thực quản vùng cổ, u khí quản; do nhiễm trùng như viêm thanh quản, uốn ván; do vật lạ lớn. 2.2. Tràn dịch màng phổi Ít gây suy hô hấp cấp nếu tràn dịch từ từ, chỉ gây suy hô hấp cấp khi tràn dịch cấp, lượng dịch tăng nhanh. 2.3. Tràn khí màng phổi thể tự do Thường do lao phổi, vỡ bóng khí phế thủng, vỡ kén khí bẩm sinh, tự phát (không rõ nguyên nhân), có thể do vỡ áp xe phổi luôn luôn kèm tràn mủ màng phổi. 2.4. Chấn thương lồng ngực: gãy xương sườn từ đó gây tổn thương màng phổi và phổi. 2.5. Tổn thương cơ hô hấp Nguyên nhân thường gặp là viêm sừng trước tủy sống, hội chứng Guillain Barré kèm liệt lên cấp Landry, uốn ván, rắn cắn, ngộ độc thuốc trừ sâu gốc photpho hữu cơ, bệnh nhược cơ nặng, viêm đa cơ. 2.6. Tổn thương thần kinh trung ương Nguyên nhân thường là chấn thương sọ não, ngộ độc thuốc, tai biến mạch máu não; những nguyên nhân gây nên tổn thương trung tâm hô hấp.

III. CƠ CHẾ SINH BỆNH 1. Cơ chế gây nên thiếu oxy máu 1.1.Giảm thông khí phế nang Áp lực khí oxy trong phế nang được xác định bởi sự quân bình giữa tốc độ mất đi của khí oxy, chức năng chuyển hóa ở mô và tốc độ đổi mới của khí oxy bởi thông khí phế nang. Nếu thông khí phế nang giảm một cách bất thường thì áp lực oxy trong phế nang giảm rồi áp lực riêng phần khí oxy trong động lạch giảm theo. Sự giảm thông khí phế nang có thể thứ phát sau một tổn thương trung tâm hô hấp (hôn mê, ngộ độc thuốc) hay một sự vô hiệu hóa hoạt động lồng ngực - phổi (tổn thương sừng trước tủy sống, tổn thương cơ hô hấp hay dây thần kinh chi phối). 1.2. Sự mất cân bằng giữa thông khí / tưới máu Sự kém hài hòa giữa thông khí và lưu lượng máu là nguyên nhân gây nên sự rối loạn trao đổi khí trong một đơn vị phổi; tỉ lệ thông khí / tưới máu gần bằng 1; áp lực khí oxy và khí cácbonic trong phế nang là 100 mmhg và 40 mmhg gần bằng áp lực riêng phầ n khí oxy và khí cácbonic trong động mạch. Nếu không khí giảm, tỉ lệ thông khí / tưới máu: VA / Q bằng 0 thì áp lực khí oxy và khí cácbonic trong phế nang và áp lực riêng phần khí oxy và khí cácbonic gần bằng nhau, áp lực riêng phần khí oxy và khí cácbonic trong tĩnh mạch là 40 mmhg và 45 mmhg. Nếu sự tưới máu giảm, thì tỉ lệ thông khí / tưới máu có khuynh hướng vô hạn, áp lực khí trong phế nang và trong động mạch gần bằng áp lực khí hít vào (PO2 = 150mmHg, PCO2 = 0). Ở phổi, tỉ lệ thông khí / tưới máu thay đổi theo vùng và theo bệnh lý. Có 3 loại bất thường của tỷ lệ này: - Shunt phổi Bất thường này là sự lưu thông máu trong hệ thống động mạch không đi qua những vùng được hô hấp. Người ta gặp shunt phổi trong phù phổi, xẹp phổi. - Hiệu quả shunt Bất thường nầy tương ứng với sự khuếch tán của những đơn vị phổi mà thông khí giảm, tỉ lệ thông khí / tưới máu giảm, nhưng những phế nang vẫn còn hoạt động ít nhất - Giai đoạn đầu của sự thông thương với đường hô hấp; thiếu oxy máu là do giảm sự cung cấp khí oxy của máu tĩnh mạch. Người ta gặp hiệu quả shunt trong phù phổi, bệnh phổi cấp, viêm phế quản cấp, viêm phế quản mạn, tràn dịch màng phổi. - Hiệu quả khoảng chết

Bất thường này do sự giảm thông khí của một đơn vị phổi vẫn còn hô hấp được, tỉ lệ thông khí / tưới máu có khuynh hướng vô hạn. Sự nghẽn hay phá hủy mạch máu phổi (thuyên tắc động mạch phổi, khí phế thủng) gây nên một khoảng chết thêm vào khoảng chết giải phẫu. Sự thiếu oxy máu càng nặng khi số lượng phế nang không tham gia vào sự trao đổi khí vàng nhiều; sự tăng thông khí (thở bù) đưa đến một sự giảm khí cácbonic máu nếu khí trong phế nang không bị ứ lại trong kỳ thở ra (viêm phế quản mạn, hen phế quản cấp nặng). 1.3. Rối loạn khuếch tán Một vài bệnh phổi như bệnh phổi kẽ xơ hóa gây nên tổn thương màng phế nang - mao mạch, bề dày màng này > 0,5, như vậy sẽ làm giảm sự trao đổi khí oxy từ phế nang sang mao mạch. Vai trò bloc phế nang - mao lạch gây nên thiếu oxy máu còn bàn cãi. 2. Cơ chế gây nên sự thay đổi khí cacbonic trong máu Áp lực khí cacbonic trong phế nang và trong động mạch thay đổi ngược chiều với thông khí phế nang. Những thay đổi của tạo khí cacbonic thường nhỏ và đóng một vai trò không quan trọng trong những sự thay đổi khí cácbonic trong máu. 2.1. Giảm khí cacbonic máu Hiện tượng này là hậu quả của sự tăng thông khí gây nên do thiếu oxy máu. 2.2. Tăng khí cacbonic máu Hiện tượng này là một sự không thích ứng của hệ số thanh lọc phổi đối với khí cácbonic, nó tương ứng với một sự giảm thông khí phế nang. IV. TRIỆU CHỨNG HỌC 1. Lâm sàng 1.1. Nhịp thở và biên độ hô hấp Thiếu oxy máu và tăng khí cácbonic máu gây nên thở nhanh, tần số thở khoảng 40 lần / phút phối hợp với sự co kéo các cơ hô hấp, thấy rõ ở hỏm trên xương ức và các khoảng gian sườn; ở trẻ em có thể kèm theo cánh mũi phập phồng. Trong những trường hợp có tổn thương do liệt (viêm đa rễ thần kinh, liệt 4 chi do tổn thương tủy sống, bệnh nhược cơ nặng...), tần số thở thường giảm, biên độ hô hấp yếu, bệnh nhân không ho được, do đó gây nên ứ đọng đờm rãi trong phế quản.

Theo dõi nhịp thở rất quan trọng vì nhịp thở chậm có thể là sự cải thiện của trao đổi khí oxy máu nhưng cũng có thể là sự suy kiệt cơ hô hấp nhất là trong trường hợp hen phế quản cấp nặng. Trong các bệnh thanh - khí quản, người ta thấy có sự phối hợp khó thở vào. 1.2. Tím Tím là dấu hiệu chủ yếu, xuất hiện ở môi, đầu tay chân, mặt hay toàn thân khi hemoblogine khử > 50g / l. Chỉ số này tương ứng với độ bão hoà khí oxy trong máu động mạch là 85 %. Tím càng rõ khi hemoglobine máu càng cao (suy hô hấp mạn); không thấy rõ tím khi thiếu máu nặng. Tím thường phối hợp với tăng khí cacbonic máu, tím đi kèm giãn mạch ở đầu chi, đôi khi có vã mồ hôi. 1.3. Triệu chứng tuần hoàn Thiếu oxy máu và tăng khí cacbonic máu làm tăng catecholamine dẫn đến mạch nhanh, gây nên những cơn tăng huyết áp và tăng cung lượng tim, có thể có loạn nhịp trên thất, giai đoạn sau huyết áp có thể hạ. 1.4. Triệu chứng suy thất phải cấp Đặc biệt thường gặp trong đợt cấp của suy hô hấp mạn. Dấu hiệu chính là: Gan lớn, dấu hiệu phản hồi gan tĩnh mạch cổ, nặng hơn là tĩnh mạch cổ nổi tự nhiên (ở tư thế 45 0 ), những dấu hiệu này giảm khi suy hô hấp cấp giảm. 1.5. Triệu chứng thần kinh tâm thần Thường chỉ gặp trong suy hô hấp cấp nặng: trạng thái kích thích, vật vã, rối loạn tri giác như lơ mơ hay hôn mê. 2. Cận lâm sàng 2.1. Khí máu 2.1.1. Bình thường - PaO2 là 80-95 mmhg. - PaCO2 là 38-43 mmhg. - ph máu là 7,38-7,43 - Dự trữ kiềm là 24-26 mmol / l. 2.1.2. Bệnh lý - PaO2 là 80-95 mmhg. - PaCO2 là 38-43 mmhg -Thiếu oxy máu: PaO2 có thể giảm chỉ còn 25 mmhg.

-Rối loạn khí cácbonic: sẽ đưa đến rối loạn cân bằng toan kiềm. -Tăng PaCO2: đưa đến toan hô hấp mà sự bù trừ là nhờ những chất đệm của máu và của mô và nhờ sự thải ion H + qua thận. - Khi có tăng PaCO2 cấp, cơ chế đệm lúc đầu là huyết tương và huyết cầu, sau đó là mô và thận can thiệp trong giai đoạn 2 vào giờ thứ 24 bằng cách tăng thải trừ ion H + và tái hấp thu ion Na + và bicarbonate. - Toan hô hấp gọi là còn bù khi những chất đệm tế bào được sử dụng giữ cho ph không giảm. Sự bù trừ nầy được giới hạn bởi sự gia tăng bicarbonate không quá 50 mmol/l. - Giảm PaCO2: gây ra kiềm hô hấp với giảm bicarbonate huyết tương 2.2. Khảo sát tim mạch - Điện tâm đồ và thông tim phải, siêu âm Dopler tim để khảo sát các tổn thương tim. 2.3. XQuang lồng ngực Xét nghiệm nầy cần thực hiện để có thể phát hiện những tổn thương ở nhu mô phổi, màng phổi, trung thất. V. PHÂN GIAI ĐOẠN SUY HÔ HẤP CẤP Bảng 1: Các giai đoạn của suy hô hấp cấp Triệu chứng Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3 Giai đoạn 4 Khó thở Khi gắng sức, khi nằm lồng ngực di động được. Liên tục, lồng ngực di động khó khăn. Liên tục, lồng ngực không di động, cơ hô hấp còn hoạt động mạnh Liên tục, các cơ hô hấp hoạt động yếu, thở nông, rối loạn hô hấp. Tần số thở (lần/phút) 25-30 khi gắng sức 25-30 30-40 >40 <10 Tím Khi gắng sức Môi, đầu chi Mặt, môi, đầu chi Toàn thân Mồ hôi 0 ± ++ +++ Mạch 90-100 100-110 110 120 >120 (lần/phút)

Huyết áp Bình thường Bình thường Cao Cao/ hạ Rối loạn ý thức không không Vật vã Lơ mơ/ hôn mê SaO2 (%) 80-90 70-80 60-70 <60 PaCO2 (mmhg) 40 45-55 55-70 >70 ph máu 7.35 7.40 7.3 7.35 7.25 7.30 <7.25 Dự trữ kiềm Bình thường Bình thường Giảm Giảm VI. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG Suy hô hấp nếu được điều trị đúng mức thì có thể lui bệnh hoàn toàn. Trong quá trình tiến triển có thể bội nhiễm phổi hay đường tiểu nhất là đối với những bệnh nhân có đặt nội khí quản hay đặt xông tiểu. Suy hô hấ p cấp nếu điều trị không kịp thời thì có thể tiến triển nặng dần, bệnh nhân có thể hôn mê và tử vong. VII. ĐIỀU TRỊ 1. Nguyên tắc điều trị - Làm thông thoáng đường hô hấp. - Liệu pháp oxy. - Đặt ống nội khí quản, mở khí quản, hỗ trợ hô hấp. - Chống nhiễm khuẩn, bội nhiễm. - Kiềm hóa huyết tương. 2. Điều trị cụ thể 2.1. Điều trị hổ trợ và giải phóng đường hô hấp - Lau hút sạch mồm, họng, mũi - Đặt canuyn Mayo để khỏi tụt lưỡi - Hút đờm rãi, chất xuất tiết bằng máy hút -Rửa phế quản, làm loãng đờm bằng khí dung, bằng bơm dung dịch bicarbonate denatri 14 hay dung dịch chlorure de natrri 9, 2-5 ml mỗi lần rồi hút ra.

-Bồi phụ nước và điện giải và thăng bằng toan-kiềm Đảm bảo có sự cân bằng giữa lượng dịch ra và vào hàng ngày, tránh khô quánh đờm, chất xuất tiết phế quản. Nếu có toan hô hấp thì phải truyền dịch kiềm như bicarbonate natri 14. 2.2. Liệu pháp oxy Khí oxy phải làm ẩm và làm ấm oxy đó trước khi sử dụng cho bệnh nhân. Khí oxy phải qua một bình chứa nước và được làm ấm bằng máy siêu âm hay bằng những tấm được làm nóng lên. -Xông mũi có thể dùng cho những cung lượng từ 1-6 lít / phút, thường dùng trong những trường hợp suy hô hấp nhẹ hay vừa. - Những bệnh nhân có nồng độ khí carbonic máu bình thường hay giảm: Tất cả những tình trạng thiếu oxy máu thì PaO2 đều giảm dưới 65 mmhg, cho thở oxy với cung lượng 4-6 lít / phút bằng xông mũi hay trong những trường hợp thiếu oxy nặng hơn thì sử dụng mặt nạ oxy. - Những bệnh nhân có nồng độ khí carbonic trong máu cao mạn tính: đó là những trường hợp suy hô hấp mạn, cung lượng oxy dùng ở bệnh nhân bị suy hô hấp mạn là thấp khoảng 1-3 lít / phút, thở ngắt quảng và được kiểm soát nồng độ các khí trong máu. 2.3. Đặt nội khí quản * Chỉ định - Khi có trở ngại đường hô hấp trên như phù nề, vết thương thanh quản, hôn mê gây tụt lưỡi. - Khi cần giảm khoảng chết để tăng thông khí phế nang, hỗ trợ hô hấp, cần thở oxy, thở máy. - Khi có tăng khí cácbonic máu. - Khi cần bảo vệ đường hô hấp, phòng hít sai. * Phương pháp Có hai phương pháp: + Đặt nội khí quản đường mũi Còn gọi là đặt nội khí quản mò, là phương pháp được dùng phổ biến, nhất là đối với trẻ sơ sinh, trẻ còn bú và trẻ em, đặc biệt trong bệnh uốn ván và trong hồi sức nội khoa. Bệnh nhân đặt ở tư thế Jackson cải tiến: nằm ngữa, kê vai

cao 5-7 cm để ngữ a cổ vừa phải hoặc tư thế nửa ngồi, nhất là khi sợ máu, mủ, dịch...từ phổi bệnh trào sang phổi bên kia. + Đặt nội khí quản đường miệng Bệnh nhân được đặt trong tư thế như trên: tư thế Jackson hay nửa ngồi. Cho thở oxy vài phút trước khi đặt ống. Thông thường, ống không đặt quá 3 ngày. 2.4. Mở khí quản * Chỉ định Như chỉ định đặt nội khí quản hay không đặt được ống hay khi cần đặt ống quá 3 ngày. * Phương pháp + Mở khí quản cao: dễ thấy khí quản hơn + Mở khí quản thấp. 2.5. Tai biến có thể gặp khi đặt nội khí quản và mở khí quản * Tai biến khi đặt Chảy máu, phù nề thanh quản, thủng khí quản, co thắt thanh môn, ngưng tim. * Tai biến sau khi đặt Nhiễm khuẩn nơi đặt, viêm phổi, loét, hoại t ử khí quản, rò khí thực quản, tổn thương dây thanh âm, xẹp phổi, tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất, tràn khí dưới da 2.6. Hỗ trợ hô hấp * Dụng cụ hỗ trợ hô hấp bằng tay Khí thở được cung cấp cho bệnh nhân là khí trời. - Loại có bóng: Ambu, Canister. - Loại có túi xếp: Ranima, Drager. * Thở máy + Chỉ định Thở máy được dùng khi các phương pháp hỗ trợ hô hấp thông thường không có hiệu quả.

Ba loại bệnh nhân lớn tương ứng với ba mức độ khác nhau về khí carbonic trong máu. Mỗi loại bệnh nhân cần một cách thức điều chỉnh hô hấp nhân tạo khác nhau: - Loại bệnh nhân thứ nhất: là loại có một sự gia tăng nhiều khí carbonic kèm một sự giảm khí oxy máu, như sự mất bù cấp của những suy hô hấp mạn, thở oxy phải bắt đầu với cung lượng thấp, sau đó tăng dần lên nhưng rất chậm, khả năng cung cấp oxy (FiO2) cao nhất là lúc khởi đầu. - Loại bệnh nhân thứ hai: là loại đang hình thành sự tăng khí carbonic máu, bệnh nhân này có thể hô hấp hoàn toàn bình thường với FiO2 khoảng 50%. - Loại bệnh nhân thứ ba: là loại có một sự giảm khí carbonic máu. Hiện tượng tăng hô hấp thứ phát sau thiếu khí oxy máu. Tuy nhiên do có bệnh lý phổi bên dưới, nên sự tăng hô hấp không kéo theo một sự tăng PaO2 được. Bởi vậy bệnh nhân nặng dần dần, càng ngày nợ oxy càng trở nên trầm trọng. - Có 5 loại máy thở: + Máy thở tạo ra chu kỳ dựa trên tần số. +Máy thở tạo ra chu kỳ dựa trên thể tích. +Máy thở tạo ra chu kỳ dựa trên áp lực. +Máy thở tạo ra chu kỳ dựa trên dòng khí. +Máy thở tạo ra chu kỳ hỗn hợp. 2.7. Chống nhiễm khuẩn Các vi khuẩn gây bội nhiễm thường là Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenza, Stapylococcus aureus, Klebsiella pneumoniae, v.v..., nên phải cho các kháng sinh thích hợ