Báo cáo Thị trường Thép Ngày: 05/03/2019 Tiêu điểm: + Nhìn lại năm năm của chủ nghĩa bảo hộ lên ngôi + Ngành thép chịu áp lực lớn trước khả năn

Tài liệu tương tự
Báo cáo Thị trường Thép Ngày: 22/10/2018 Tiêu điểm: + Thị trường thép toàn cầu năm 2018 và những dự báo cho cả năm + Mexico và Canada vẫn đang thảo lu

Báo cáo Thị trường Thép Ngày: 15/12/2018 Tiêu điểm: + Những quốc gia bị thiệt hại từ thuế quan về thép đang dần lộ diện + Giá hợp đồng tương lai của q

Báo cáo Thị trường Thép Ngày: 17/05/2019 Tiêu điểm: + Nhu cầu thép toàn cầu đứng trước khả năng suy yếu trong năm Doanh nghiệp thép trong nước

Báo cáo Thị trường Thép Ngày: 30/07/2018 Tiêu điểm: + Giá thép giao dịch trên thị trường thế giới dự kiến giảm trong nửa cuối năm Ngành thép tr

Báo cáo Thị trường Thép Ngày: 15/06/2018 Tiêu điểm: + Toàn cảnh thị trường thép châu Âu + Nhu cầu quặng sắt hàm lượng cao đang gia tăng tại Trung Quốc

Báo cáo Thị trường Thép Ngày: 10/01/2019 Tiêu điểm: + Tác động của thuế quan Mục 232 đối với thị trường thép cuộn cán nóng (HRC) toàn cầu trong năm 20

Báo cáo Thị trường Thép Ngày: 07/03/2018 Tiêu điểm: + Giá quặng sắt giao dịch ổn định trong thời gian thị trường Trung Quốc nghỉ lễ Tết Âm lịch + Bộ T

Báo cáo Thị trường Thép Ngày: 15/09/2018 Tiêu điểm: + Ngành thép Trung Quốc và những dự báo cho giai đoạn Gia tăng các cuộc đình công tron

Báo cáo Thị trường Thép Ngày: 15/11/2018 Tiêu điểm: + Nhận định xu hướng giá của một số kim loại cơ bản trong thời gian tới + Chi phí khai thác mỏ gia

Báo cáo Thị trường Thép Tuần: 26/02-05/03 Tiêu điểm: + Tồn kho quặng sắt của Trung Quốc đạt mức kỷ lục. + Xuất khẩu thép của Việt Nam năm 2017 tăng 34

Microsoft Word - 2- Giai phap han che su phu thuoc kinh te vao Trung Quoc.doc

Tác giả: Giáo sư Andreas Thalassinos (Trưởng phòng Đào tạo của FXTM)

Nghiên Cứu & Trao Đổi Khơi thông nguồn lực vốn FDI ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị Nguyễn Đình Luận Nhận bài: 29/06/ Duyệt đăng: 31/07/201

VIỆT NAM XUẤT KHẨU DĂM GỖ THỰC TRẠNG VÀ THAY ĐỔI VỀ CHÍNH SÁCH Hà Nội tháng 6 năm 2019

Việt Nam Dân số: 86,9 triệu Tỷ lệ tăng trưởng dân số: 1,0% GDP (PPP, tỷ USD): 278,6 GDP bình quân đầu người (PPP, USD): Diện tích: km2 T

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Trang Nhung #231 10/12/2014 LÝ QUANG DIỆU VIẾT VỀ CHIẾN LƯỢC THAO QUANG DƯỠNG HỐI CỦA TRUNG QUỐC Nguồn: Lee Kuan Yew (2013

Báo cáo Ngành dệt may Ngày 13/06/2019 Tiêu điểm: + Tình hình ngành dệt may Việt Nam 5 tháng đầu năm CPTPP và ngành dệt may - may mặc Việt Nam (

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

LÔØI TÖÏA

Hãy để mọi chuyện đơn giản - Tolly Burkan

Layout 1

Document

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

Vì sao Hà Nội bị chỉ trích là kẻ lợi dụng tồi tệ nhất? Nguyễn Quang Duy Đã trên hai tuần từ khi Tổng thống Donald Trump nêu đích danh Hà Nội là kẻ lợi

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA

BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN Tháng

Nga-Nhật: Những giới hạn của sự xích lại gần mang tính chiến lược

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

BAÛN tin 285 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ ( ) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng Sinh hoạt chi bộ: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Học tập và làm

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2018 ĐẦU TƯ HIỆN TẠI HOẠCH ĐỊNH TƯƠNG LAI

BÁO CÁO

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG TXD CẨM NANG XÂY NHÀ Dành cho người xây nhà 1 P a g e

AN NINH TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TS. Vũ Đình Anh Chuyên gia Kinh tế Đảm bảo an ninh tài chính đang ngày càng trở thành vấn đề sống còn đối

Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông t

Microsoft Word - BAI LAM HOAN CHINH.doc

Quân Sư cho TT Trump Chống TC là Ai? Lê Thành Nhân Mỗi một tổng thống Hoa Kỳ khi muốn xoay chuyển tình hình thế giới thì có một quân sư đứng sau lưng,

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

Mở đầu

CHƯƠNG 1

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG THÁNG 05/2017 BIẾN CHUYỂN THỜI CUỘC Khối Thị Trường Tài Chính

TÂM LÝ HỌC DÀNH CHO LÃNH ĐẠO TÂM LÝ HỌC DÀNH CHO LÃNH ĐẠO PSYCHOLOGY FOR LEADERS (Quản lý hiệu quả hơn nhờ cách thức tạo ra động lực, xung đột và quyề

Phong thủy thực dụng

Cúc cu

Báo cáo giá heo hơi quý II_2018_Vietnambiz copy

tuonglainaochoVN_2018MAY26_sat

fk­eh

BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ Chúng ta hoạt động trong một nền văn hóa với các tiêu chuẩn đạo đức cao nhất

Số 298 (6.916) Thứ Tư, ngày 25/10/ Phấn đấu đưa kim ngạch thương mại Việt Nam -

2

MỤC LỤC Lời nói đầu Chương I: TÀI HÙNG BIỆN HẤP DẪN SẼ GIÀNH ĐƯỢC TÌNH CẢM CỦA KHÁCH HÀNG Chương II: LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO TÀI HÙNG BIỆN Chương III:

Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Thư Ngỏ Gửi Đồng Bào Hải Ngoại Của Nhà Báo Nguyễn Vũ Bình

Hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng Thương mại Hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng Thương mại Bởi: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Để hiểu xem một Ngân hàng Th

Báo cáo việt nam

Thứ Số 320 (7.303) Sáu, ngày 16/11/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Thủ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG MẠC THỊ HÀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH SẢN PHẨM PHÂN BÓN TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

HỒI I:

Quy tắc Ứng xử của chúng tôi Sống theo giá trị của chúng tôi

Phần 1

Số 49 (7.397) Thứ Hai ngày 18/2/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

No tile

Số 154 (7.502) Thứ Hai ngày 3/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

Số 60 (7.408) Thứ Sáu ngày 1/3/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

1

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 23 tháng 5 năm 2018

Báo cáo Ngành Dịch vụ Logistics Quý III.2018 NGUYỄN KHÁNH HOÀNG Chuyên viên phân tích thị trường KHOA HỒNG ANH

Trung tâm WTO và Hội nhập Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH RỦI RO ĐỐI VỚI NGÀNH BÁN LẺ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

CỘNG ĐỒNG VIỆT NAM VÙNG WASHINGTON D.C., MARYLAND & VIRGINIA P.O. Box 772, Springfield, Virginia Phone: CDVietNam

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT PHÁT

Vinashin: Vỡ nợ hay phá sản về chiến lược? Nam Nguyên, RFA Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam Vinashin làm thất thoát tỷ đồng gâ

Số 137 (7.485) Thứ Sáu ngày 17/5/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

KINH THUYẾT VÔ CẤU XỨNG

LUẬT BẤT THÀNH VĂN TRONG KINH DOANH Nguyên tác: The Unwritten Laws of Business Tác giả: W. J. King, James G. Skakoon Người dịch: Nguyễn Bích Thủy Nhà

Số 148 (7.496) Thứ Ba ngày 28/5/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

Simplot Code of Conduct 0419R_VI

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc)

CUỘC ĐẤU TRANH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN BÀI 1 Lãnh đạo xây dựng và bảo vệ chính quyền, chuẩn bị kháng chiến trong cả

GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ ki

CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NĂM 2014 VÀ MỘT SỐ GỢI Ý CHO NĂM 2015 TS. Hà Huy Tuấn Phó Chủ tịch UBGSTC Quốc gia I. Diễn biến kinh tế toàn cầu và tình hình kinh

Thứ Hai Số 65 (6.683) ra ngày 6/3/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Gặp mặt các nữ đại biểu Quốc hội, nữ đại sứ t

thungoguiACEPG_2019JUL25_thu

Liên Trì Ðại Sư - Liên Tông Bát Tổ

Microsoft Word - china_vietnamese_2012

THANH NIÊN VIỆT NAM: TÓM TẮT MỘT SỐ CHỈ SỐ THỐNG KÊ Từ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009 Hà Nội, Tháng 5 năm 2011

Nhà quản lý tức thì

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

QUAN TRỌNG LÀ BỀN VỮNG BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

Bản dịch không chính thức Việt Nam Hoạt động xuất khẩu mạnh mẽ và nhu cầu nội địa cao là yếu tố làm cho tăng trưởng GDP năm 2018 đạt mức cao nhất tron

Trường Đại học Văn Hiến TÀI LIỆU MÔN HỌC KỸ NĂNG MỀM (Lưu hành nội bộ) KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH Biên soạn: ThS. Nguyễn Đông Triều

HLG - Báo cáo cổ đông HOANG LONG GROUP AD: 68 Nguyen Trung Truc, District Ben Luc, Province Long An : 68 Nguyễn Trung Trực, Huyện Bến Lức, Tỉnh Long A

50 n¨m h¶i qu©n nh©n d©n viÖt nam anh hïng

Đọc Chuyện Xưa: LẠN TƯƠNG NHƯ Ngô Viết Trọng Mời bạn đọc chuyện xưa vế Anh Hùng Lạn Tương Như để rút ra bài học hầu giúp ích cho đất nước đang vào cơn

Code: Kinh Văn số 1650

595 MĂ T TRÁI CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 TT. Thích Nhật Từ 1. BẢN CHẤT CỦA CÁC CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP Mùa an cư năm 2018, tôi trình bày ch

Bản ghi:

Báo cáo Thị trường Thép Ngày: 05/03/2019 Tiêu điểm: + Nhìn lại năm 2018 - năm của chủ nghĩa bảo hộ lên ngôi + Ngành thép chịu áp lực lớn trước khả năng kinh tế Trung Quốc tiếp tục giảm tốc trong năm 2019 LOẠI GIÁ DAILY WEEKLY MONTHLY YEARLY QUẶNG SẮT 85.42-0.65% -2.87% -3.11% 13.08% THÉP 3,855.00 0.42% 1.82% -0.64% -6.59% THAN ĐÁ 96.98 0.50 % 3.39% -0.02% -4.45% NICKEL 13,114.50 0.00% 1.69% 1.05% -3.75% BẢNG GIÁ THÉP TRONG NƯỚC THAM KHẢO DIỄN BIẾN GIÁ THÉP NGUYÊN LIỆU THẾ GIỚI Loại Đơn vị Đơn giá Thép cuộn Phi 6 Kg 14,124 VND Thép cuộn Phi 8 Kg 14,124 VND Thép phi 10 Cây 97,500 VND Thép phi 12 Cây 138,500 VND Thép phi 14 Cây 190.000 VND Thép phi 16 Cây 249,400 VND Thép phi 18 Cây 314,000 VND Thép phi 20 Cây 388,400 VND Thép phi 22 Cây 468,200 VND Thép phi 25 Cây 611,000 VND Giá quặng sắt tại Trung Quốc thời điểm đầu tháng 3 tăng gần 5% lên mức cao nhất 3 tuần, do thị trường kỳ vọng các nhà máy thép sẽ bổ sung dự trữ, trong bối cảnh tồn kho ở mức thấp. Một số thành phố tại khu vực phía bắc Trung Quốc yêu cầu cho các nhà máy thép cắt giảm sản lượng, nỗ lực làm sạch bầu không khí. NGUYỄN KHÁNH HOÀNG DĐ: 0934 20 40 60 Email: hoangnk@acb.com.vn KHOA HỒNG ANH Email: anhkh@acb.com.vn

Thị trường quặng sắt toàn cầu chịu tác động tiêu cực từ vụ vỡ GÓC NHẬN ĐỊNH đập mỏ khai thác của tập đoàn Vale SA tại Brazil Kịch bản quặng sắt đạt mức giá gồm 3 chữ số đã được các chuyên gia nhắc đến nhiều lần sau sự kiện vỡ đập khai thác thuộc sỡ hữu của tập đoàn khai thác khoáng sản lớn nhất thế giới Vale SA vào ngày 25/1. Hiện vẫn chưa có ước tính chính xác tổng lượng quặng thất thoát, nếu tổng thiệt hại là 50 triệu tấn thì giá quặng được dự báo sẽ ở mức 85 USD/tấn, nếu thiệt hại lên tới 75 triệu tấn thì mức giá có thể tăng đạt mức 100 USD/tấn trong năm nay. Ngay sau thông tin vỡ đập lan truyền, giá các hợp đồng tương lai của quặng sắt đã tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2014 và tiệm cận mức 90 USD/tấn. Một số công ty khai thác lớn trên thế giới như BHP Group và Rio Tinto Group đã cho biết có thể tăng sản lượng để bù đắp phần thiếu hụt này tuy nhiên trong ngắn hạn khả năng này là khó thực hiện được. Nhiều báo cáo đã lo ngại tình trạng này có thể kéo dài nhiều năm khi các Chính phủ sẽ gia tăng các quy định cấp phép và quản lý các khu mỏ cũng như việc phê duyệt dự án mới sẽ mất nhiều thời gian hơn, ảnh hưởng đến nguồn cung toàn cầu. Chính phủ Brazil ngay sau sự cố trên đã yêu cầu tạm dừng toàn bộ các mỏ khai thác sử dụng công nghệ xây dựng đập chứa chất thải ở thượng nguồn và ra thời hạn trong 3 năm phải tiến hành tu sửa theo yêu cầu kỹ thuật an toàn mới nếu không sẽ buộc đóng cửa. Không chỉ riêng các khu mỏ của tập đoàn Vale mà nhiều công ty khác cũng sẽ chịu ảnh hưởng sau tai nạn nghiêm trọng này.

Thị trường quặng sắt toàn cầu chịu tác động tiêu cực từ vụ vỡ GÓC NHẬN ĐỊNH đập mỏ khai thác của tập đoàn Vale SA tại Brazil Hiện tại ở Brazil có hơn 700 đập khai thác khoáng sản trong đó có 88 đập nằm ở thượng nguồn với công nghệ kiểm soát lạc hậu. Kể từ thảm hoạ xảy ra với tập đoàn Vale, cổ phiếu của các công ty khai thác khoáng sản tại Úc đã tăng vọt bao gồm tập đoàn BHP, tập đoàn Rio Tinto và Fortescue. Mặc dù các doanh nghiệp này được hưởng lợi từ mặt bằng giá xuất khẩu cao hơn tuy nhiên chỉ có Rio Tinto mới có khả năng tăng đáng kể nguồn cung trong ngắn hạn. Trước mắt việc nhu cầu quặng sắt tại Trung Quốc đang trong giai đoạn yếu sẽ không khiến tình hình trầm trọng thêm. Các nhà máy ở Trung Quốc là đối tượng nhập khẩu quặng sắt lớn nhất thế giới tuy nhiên với việc nền kinh tế đang giảm tốc nhu cầu này dự báo sẽ không cao như những năm trước đó.

GÓC NHẬN ĐỊNH Nhìn lại năm 2018 - Năm của chủ nghĩa bảo hộ lên ngôi Anh tiếp tục ngăn chăn thép giá rẻ từ Trung Quốc sau Brexit Trong các thông báo gần đây nhất, Chính phủ Anh đã xác nhận rằng nước Anh sẽ vẫn ngăn chặn Trung Quốc bán phá giá thép giá rẻ trên thị trường nước này. Anh cũng đã công bố kế hoạch đối phó với biện pháp thương mại - thuế quan bổ sung đối với các sản phẩm được nhập khẩu vào Liên minh châu Âu vì nước này nghi ngờ rằng Trung Quốc đã được hưởng lợi từ sự hỗ trợ không công bằng. Điều đó có nghĩa là thuế quan hiện tại sẽ được áp dụng và duy trì đối với hàng nhập khẩu giá rẻ, như thép và gốm sứ Trung Quốc nhằm bảo vệ các ngành công nghiệp của Anh khỏi mối đe dọa cạnh tranh do bán phá giá. Chính phủ nước Anh cũng như EU khẳng định rằng ngành thép Trung Quốc được hưởng lợi từ các khoản trợ cấp nhà nước không công bằng cho phép các sản phẩm được bán dưới giá trị thực của chúng. Như vậy, nước Anh sẽ cương quyết thực thi những chính sách nhằm bảo vệ nền công nghiệp sản xuất nội địa và nhận định sẽ không trở thành bãi rác phế liệu của châu Âu. Những chuyên gia tại nước Anh cho rằng khả năng kiểm soát thuế quan là một trong những lợi thế thực sự của việc rời khỏi Liên minh châu Âu. Chính phủ Canada mong chờ chấm dứt biện pháp thuế quan đối với nhôm và thép của Hoa Kỳ Mặc dù Chính phủ Canada đang thể hiện sự lạc quan khi cho rằng thuế quan tại Mục 232 đối với thép và nhôm của Chính quyền Trump sẽ sớm được dỡ bỏ, nhưng vẫn tồn tại những cảnh báo rằng loại thuế quan này vẫn có thể trì hoãn việc phê chuẩn hiệp ước USMCA thay thế NAFTA. Bộ trưởng Giao thông Vận tải Canada là ông Marc Garneau vẫn đang xem xét việc tạm hoãn phê chuẩn Thỏa thuận Canada - Hoa Kỳ - Mexico (USMCA) cho đến khi mức thuế quan gây tranh cãi này chấm dứt.

GÓC NHẬN ĐỊNH Năm 2018 - Năm của chủ nghĩa bảo hộ lên ngôi Trong gần một năm qua, biện pháp thuế quan tại Mục 232 được khởi động sau một cuộc điều tra kéo dài một năm về tác động đối với nhôm và thép nhập khẩu chi phí thấp vào Hoa Kỳ. Các nhà máy luyện kim Canada ban đầu được cấp giấy miễn trừ khỏi biện pháp thuế quan này, nhưng việc không thể thỏa thuận với Nhà Trắng trong một thỏa thuận dài hơn đã dẫn đến việc kết thúc miễn trừ vào mùa hè năm ngoái. Tổng thống Trump đe dọa thuế quan đối với EU nếu không đạt được thỏa thuận thương mại Tổng thống Mỹ Donald Trump đang cân nhắc sẽ áp thuế đối với hàng nhập khẩu ô tô đến từ châu Âu nếu ông không thể đạt được thỏa thuận thương mại với EU. Mối đe dọa mới của Trump đối với ngành công nghiệp ô tô EU đương nhiên sẽ giúp cho ngành sản xuất nội địa hồi phục trở lại. Washington đã sử dụng lập luận an ninh quốc gia để áp mức thuế rất cao đối với thép và nhôm nhập khẩu từ EU, Canada, Mexico và Trung Quốc. Tuy nhiên các bên vẫn đang cùng đàm phán lại các điều khoản thương mại dễ thở hơn khi các nhà sản xuất tại Mỹ đang gặp khó khăn khi nguồn cung nội địa không đủ để vận hành các nhà máy sản xuất ô tô tại nước này. Mexico gia hạn áp dụng thuế tự vệ cho sản phẩm thép Mexico sẽ gia hạn việc áp dụng mức thuế tự vệ 15% đối với sản phẩm thép nhập khẩu từ những quốc gia mà nước này không ký kết thỏa thuận thương mại tự do. Biện pháp tự vệ này đã được khởi động từ tháng Mười năm 2015, được gia hạn 6 tháng một lần. Mặc dù biện pháp tự vệ này đã được Chính phủ ngưng sử dụng từ ngày 1 tháng Hai năm nay, tuy nhiên trước diễn biến căng thẳng từ phía Mỹ, Chính phủ Mexico đã chính thức gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ này vào cuối tháng Hai.

GÓC NHẬN ĐỊNH Năm 2018 - Năm của chủ nghĩa bảo hộ lên ngôi Động thái này gây ra các tranh cãi và chỉ trích từ những nhà sản xuất nội địa vì họ cho rằng việc làm này của Mexico sẽ khiến cho Hoa Kỳ không xóa bỏ mức thuế quan 25% và 10% đang được áp dụng trong khối các nước USMCA vì lý do an ninh. Tuy nhiên, Mexico cũng khá cứng rắn để bảo vệ ngành xuất khẩu của nước mình (theo các chuyên gia tại nước này là để bảo vệ chính các nhà sản xuất trước mối đe dọa nghiêm trọng từ Hoa Kỳ) với các biện pháp áp thuế tương đương đối với sản phẩm thịt lợn, phô mai, táo, nhập khẩu từ Mỹ. Tại sao các công ty thép của Hoa Kỳ lại kỳ vọng vào cuộc chiến tranh thương mại Các công ty thép tại Mỹ đang được hưởng lợi từ biện pháp thuế quan Mục 232 mà Tổng thống Donald Trump áp dụng vào tháng Ba năm 2018. Sự chênh lệch giữa giá thép của Mỹ và các quốc gia khác đã mở rộng lên mức kỷ lục sau biện pháp thuế quan này khi việc nhập khẩu các sản phẩm thép vào Mỹ trở nên đắt đỏ hơn. Mặc dù giá thép của Mỹ giảm xuống trong nửa cuối năm ngoái, nhưng mức tăng này cũng đã đủ để các nhà máy và doanh nghiệp sản xuất thép tại Mỹ tự tin báo cáo doanh thu vượt trội. Cơ sở cho giá thép tại Mỹ và giá thép toàn cầu được hình thành và định lượng bởi giá thép ở Trung Quốc. Ngoài ra, giá thép của Mỹ thường cao hơn giá thép thế giới. Sự chênh lệch giá này phụ thuộc vào một số yếu tố bao gồm cả tình hình cung - cầu trong nước. Mặc dù vậy, sau một năm áp dụng biện pháp thuế quan này, trong khi chênh lệch giá thép toàn cầu của Mỹ vẫn còn lớn thì giá thép Trung Quốc đã giảm mạnh. Ngoài ra, Tổng thống Trump cũng đã đã áp thuế 25% đối với thép nhập khẩu vào thị trường Mỹ. Thuế quan bao gồm hầu hết các quốc gia và cả các đồng minh Bắc Mỹ và Châu Âu. Điều này cũng đã ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu thép từ thị trường Trung Quốc.

GÓC NHẬN ĐỊNH Năm 2018 - Năm của chủ nghĩa bảo hộ lên ngôi Một thỏa thuận thương mại tốt đẹp giữa Mỹ - Trung Quốc có thể cải thiện tâm lý nhà đầu tư đối với các công ty thép tại Mỹ. Giá thép Trung Quốc giảm đã gây thiệt hại cho giá thép của Mỹ và một thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung có thể giúp ổn định giá thép Trung Quốc trong thời điểm hiện tại. Các công ty thép của Mỹ đã thúc đẩy tăng giá vì giá thép của Mỹ đã giảm mạnh trong sáu tháng qua. Cho đến nay, chính quyền Trump vẫn kiên quyết ủng hộ ngành thép của Hoa Kỳ, với việc đàm phán lại USMCA với biện pháp thuế quan theo Mục 232 đối với Canada và Mexico. Ông Trump nhiều lần nhấn mạnh rằng biện pháp thuế quan Mục 232 đã phục hồi ngành thép của các công ty thép của Hoa Kỳ. Thu nhập của người lao động tăng vọt vào năm ngoái do lợi nhuận từ các doanh nghiệp này tăng lên đáng kể. Số lượng việc làm trong ngành này cũng đã tăng lên đáng kể do hàng loạt những nhà sản xuất và doanh nghiệp mới được thành lập.

GÓC NHẬN ĐỊNH Những điều cần biết về ngành công nghiệp Thép trong năm 2019 Ngành thép được coi là một trong những ngành công nghiệp có mức độ rủi ro cao khi giá cổ phiếu thép thường có biên độ tăng hoặc giảm nhiều hơn so với thị trường hàng hóa khác. Biến động về thị trường thép luôn có những tác động nhanh và trực tiếp đến những nhà sản xuất, nhà phân phối, các bên xuất nhập khẩu và cả những nhà đầu tư vào thị trường này. Mức độ rủi ro cao cũng được thể hiện ở tính chất thời vụ, khi doanh thu và lợi nhuận của ngành này thường dao động cùng chu kỳ với điều kiện kinh tế. Nếu có điều kiện kinh tế tốt, lợi nhuận của các doanh nghiệp sản xuất sẽ tăng vọt và kéo theo là chuỗi giá trị ngành sẽ gia tăng theo tỷ lệ thuận. Trong năm 2019 này, các chuyên gia về đầu tư trong lĩnh vực này đã đưa ra những lời khuyên và định hướng của thị trường dựa trên tình hình và những số liệu kinh tế nổi bật. Động lực định giá chính trong năm Có nhiều yếu tố khác nhau quyết định giá của sản phẩm thép trên thị trường. Một trong những yếu tố chính là những diễn biến tại nền kinh tế Trung Quốc. Trung Quốc vẫn là một trong những quốc gia nhập khẩu thép lớn nhất thế giới do sự tăng trưởng bùng nổ trong gần hai thập kỷ qua. Nhu cầu về thép của nước này rất cao do sự phát triển đến từ bất động sản và nhu cầu xây dựng các hệ thống đường sắt khổng lồ trải dài khắp lãnh thổ. Không chỉ ở Trung Quốc, các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn tại các quốc gia như Ấn Độ, Hoa Kỳ, Nga cũng là yếu tố giúp kích thích nhu cầu về sản phẩm thép và do đó sẽ mang lại lợi nhuận lớn cho những nhà xuất khẩu thép trong năm nay.

GÓC NHẬN ĐỊNH Những điều cần biết về ngành công nghiệp Thép trong năm 2019 Ngành thép là ngành phải được đánh giá lợi nhuận trong dài hạn Ngành thép có tính chất thời vụ và phụ thuộc vào diễn biến thị trường. Do đó, để có thể đánh giá một thị trường hay một doanh nghiệp trong ngành này thì nhà đầu tư cần phải nhìn vào thực tế với các báo cáo với thời gian ít nhất là 10 năm tính từ thời điểm hiện tại. Việc đánh giá trong dài hạn sẽ giúp nhà đầu tư nhận định được rằng ngành thép đáng để đầu tư hay không, và giúp các nhà sản xuất hoạch định được chiến lược sản xuất, phân phối theo từng thời kỳ. Ngành thép là động lực thúc đẩy toàn cầu Ngành thép được coi là một ngành nghề mang tính chất toàn cầu, bởi vì một sự kiện bắt nguồn từ bất kỳ thị trường nào cũng có thể có ảnh hưởng tới thị trường ngành thép trên toàn thế giới. Do đó, động lực của nó được xác định theo quan điểm toàn cầu. Nếu ngành công nghiệp không hoạt động hoặc hoạt động kém ở một thị trường nội địa nào đó có tầm ảnh hưởng, một điều hiển nhiên là thị trường thép toàn cầu cũng sẽ chịu tác động theo tỷ lệ thuận tương ứng. Nhu cầu từ các thị trường lớn như Trung Quốc có thể dao động vì xu hướng toàn cầu hoặc sản xuất có thể dừng lại vì lý do chính trị ở các quốc gia khác. Do đó, một nhà đầu tư thông thái nên luôn tìm hiểu xu hướng toàn cầu một cách toàn diện trước khi thực hiện bất kỳ khoản đầu tư lớn nào trong ngành thép. Để bảo vệ ngành công nghiệp của riêng mình, Mỹ gần đây đã áp dụng các chính sách thuế quan nặng nề đối với thép nhập khẩu vào nước này. Bán phá giá các sản phẩm thép là một vấn đề toàn cầu khác với tiềm năng đe dọa nguồn cung của các công ty lớn trên thị trường, mà Mỹ là một quốc gia đã phải tiến hành các biện pháp thuế quan nghiêm khắc nhằm loại bỏ những tác động mang tính tiêu cực và ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất trong nước.

THẾ GIỚI Cập nhật thị trường thép thế giới thời điểm đầu năm 2019 Sản lượng thép thô thế giới Tháng Một năm 2019 tăng nhẹ Sản lượng thép thô toàn cầu tại 64 quốc gia báo cáo với Hiệp hội Thép thế giới (Worldsteel) là 146.7 triệu tấn (Mt) vào tháng Một năm 2019, tăng 1,0% so với cùng kỳ năm 2018. Tại Trung Quốc, sản lượng thép thô trong tháng này đạt 75.0 triệu tấn, tăng 4.3% so với cùng kỳ năm trước. Các khu vực có cùng mức tăng trong tháng đầu năm nay tiếp tục có Hoa Kỳ, đạt 7.6 triệu tấn, tăng 11.0% so với cùng kỳ và là khu vực có mức tăng trưởng mạnh mẽ nhất trong tháng đầu năm. Sản lượng thép tại Tây Ban Nha và Brazil cũng lần lượt đạt mức 1.2 triệu tấn và 2.9 triệu tấn, tăng lần lượt tương ứng 5.9% và 2.3% so với cùng kỳ. Trong khí đó, một số khu vực cho thấy mức giảm nhẹ trong tháng Một vừa qua. Cụ thể, sản lượng thép tại Ấn Độ sản xuất đạt 9.2 triệu tấn thép thô, giảm 1.9% so với cùng kỳ. Nhật Bản đã sản xuất 8.1 triệu tấn thép thô, giảm 9.8%, và sản lượng thép thô của Hàn Quốc ở mức 6.2 triệu tấn, giảm 1.5% so với cùng kỳ năm 2018.

THẾ GIỚI Cập nhật thị trường thép thế giới thời điểm đầu năm 2019 Năm 2018 đánh dấu mức tăng trưởng ổn định của ngành thép, đặc biệt trong hoạt động khai thác và sản xuất thép thô. Sản lượng thép thô toàn cầu đạt 1,809.6 triệu tấn trong năm 2018, tăng 4.6% so với năm 2017. Hoạt động sản xuất thép thô tăng ở hầu hết tất cả các khu vực trong năm 2018 ngoại trừ khu vực liên minh châu Âu là khu vực có mức giảm tập trung khoảng 0.3%. Khu vực châu Á tiếp tục dẫn đầu trong hoạt động sản xuất thép thô, sản lượng đạt 1,271.1 triệu tấn trong năm qua, tăng 5.6% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, tỷ trọng tại thị trường Trung Quốc chiếm đến 51.3% toàn cầu và 73% toàn khu vực châu Á với sản lượng đạt 928.3 triệu tấn, tăng 6.6% so với cùng kỳ. Ấn Độ đã thay thế Nhật Bản trở thành quốc gia sản xuất thép lớn thứ hai thế giới, với sản lượng đạt 106.5 triệu tấn, trong khi đó, trong năm qua Nhật Bản sản xuất tổng cộng 104.4 triệu tấn, giảm nhẹ 0.3% so với năm 2017. Sản lượng thép thô của Ấn Độ cho năm 2018 là 106,5 Mt, tăng 4,9% vào năm 2017, có nghĩa là Ấn Độ đã thay thế Nhật Bản trở thành quốc gia sản xuất thép lớn thứ hai thế giới. Khu vực Bắc Mỹ và Nam Mỹ cũng đều ghi nhận những kết quả khả quan với tổng sản lượng của cả hai khu vực này là 163.5 triệu tấn trong năm 2018, tăng khoảng 3% so với cùng kỳ năm 2017, trong đó Hoa Kỳ cũng đạt mức sản lượng tốt ở 86.7 triệu tấn trong năm 2018. Ngoài ra, khu vực Trung Đông còn ghi nhận mức tăng trưởng đáng kinh ngạc, với mức tăng 11.7% trong năm qua với tổng sản lượng đạt được là 38.5 triệu tấn thép thô. Trong khi khu vực châu Á và châu Mỹ có mức tăng ổn định thì hoạt động sản xuất thép tại châu Âu trong năm qua có phần ảm đạm hơn. Khu vực EU đã sản xuất tổng cộng 168.1 triệu tấn thép thô năm 2018, giảm 0.3% so với năm 2017. Trong đó, Đức, Pháp và Tây Ban Nha là những nước có nền công nghiệp sản xuất thép hàng đầu khu vực ghi nhận các mức giảm từ 0.1% đến 2% trong năm qua. Duy nhất trong khu vực này, Italy là nước có mức tăng trưởng trong năm vừa rồi với mức tăng 1.7%, đạt sản lượng 24.5 triệu tấn.

THẾ GIỚI Cập nhật thị trường thép thế giới thời điểm đầu năm 2019 Trung Quốc vẫn là quốc gia chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu sản lượng thép toàn cầu. Với những diễn biến khó lường từ cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ, đồng thời các chính sách bảo hộ thương mại gia tăng tại khu vực châu Mỹ và liên minh châu Âu sẽ khiến nền sản xuất và xuất khẩu thép trong năm 2019 tới đây còn gặp nhiều biến động. Tuy nhiên, với những tín hiệu lạc quan đến từ nhu cầu thép nội địa tại Trung Quốc trong những tháng đầu năm, chúng ta vẫn hoàn toàn có thể tin tưởng vào một năm tiếp tục có mức tăng trưởng dương của ngành sản xuất thép nói riêng và kim loại nói chung trên toàn cầu.

THẾ GIỚI Cập nhật thị trường thép thế giới thời điểm đầu năm 2019 Ấn Độ Giá thép ở Ấn Độ đang có xu hướng tăng từ đầu năm, với lần tăng thứ ba liên tiếp được dự báo vào ngày 1 tháng Ba, với mức tăng 1,000 Rupee/ tấn, nâng tổng mức giá thép tăng trong vòng 30 ngày tính từ đầu năm lên 2,750 Rupee/ tấn. Lần tăng giá mới nhất đã đẩy giá thép tại nước này lên 44,200 Rupee/ tấn. Trong số đó, thép cán nóng là loại thép cơ bản có giá thành đã tăng hơn 1,750 Rupee/ tấn trong trung tuần tháng Hai. Lần tăng giá thép mới nhất được đưa ra sau ba tháng liên tiếp giảm giá ở Ấn Độ và trên toàn thế giới. Giá thép đã giảm mạnh từ tháng Mười Một năm ngoái xuất phát từ thị trường Trung Quốc. Nhu cầu tại Trung Quốc, thị trường thép lớn nhất thế giới, đã giảm từ tháng 11, mặc dù sản lượng tại quốc gia này cũng đã bị cắt giảm đáng kể, tuy nhiên, sự kiện có một tai nạn trong mỏ quặng sắt của Brazil thuộc sở hữu của Vale SA, nhà sản xuất lớn nhất thế giới, đã đẩy giá nguyên liệu thô tăng vọt. Theo báo cáo, vụ tai nạn trong một con đập sẽ ảnh hưởng đến quy mô khoảng 70 triệu tấn sản xuất quặng sắt và điều này đã dẫn đến việc giá thép tăng trên thị trường toàn cầu trong hai tháng đầu năm. Giá thép tại Ấn Độ tiếp tục được dự báo sẽ có vòng tăng giá mới và lần này là do các yếu tố ở thị trường trong nước. Công ty khai thác NMDC thuộc sở hữu nhà nước vào ngày 22 tháng Hai đã đẩy giá quặng sắt tăng 400 rupee/ tấn. Người phát ngôn của công ty khai thác quặng sắt lớn nhất nước này đã xác nhận việc tăng giá. Tuy nhiên việc tăng giá thép có thể sẽ không được lâu bền, với lí do nhu cầu về thép trong nước vẫn còn đa dạng, tuy nhiên đây lại là một tín hiệu đáng mừng cho các nhà sản xuất nội địa của nước này. Trong một diễn biến khác, tỷ trọng nhập khẩu nhôm tại nước này đã tăng 24% trong thời gian từ tháng Tư đến tháng Mười năm 2018 so với cùng kỳ năm 2017 sau khi Mỹ và Trung Quốc áp đặt lệnh trừng phạt đối với hàng hóa nhập khẩu.

THẾ GIỚI Cập nhật thị trường thép thế giới thời điểm đầu năm 2019 Nhập khẩu phế liệu cũng tăng 22% trong giai đoạn này sau khi Mỹ áp thuế nhập khẩu 10% đối với nhôm và Trung Quốc đã giảm 25% thuế nhập khẩu đối với phế liệu nhôm từ Mỹ. Ngành công nghiệp Ấn Độ dự kiến sẽ gia tăng thêm nhập khẩu, vì Trung Quốc đã đưa ra chính sách nhập khẩu nhôm phế liệu sẽ bị hạn chế từ tháng Bảy năm 2019 và kế hoạch cấm tất cả những vụ bán phá giá vào năm 2020. Mặt khác, Ấn Độ không có bất kỳ tiêu chuẩn nào để hạn chế nhập khẩu phế liệu như Trung Quốc, do đó ảnh hưởng từ các chính sách từ Trung Quốc không giúp cho Ấn Độ trở thành điểm đến hứa hẹn nhập khẩu phế liệu nhôm mà thay vào đó, các quốc gia khác sẽ bắt đầu tự tìm cách giảm thiểu và tái chế phế thải nhôm của chính nước mình. Vì vậy, chính phủ nước này nên hạn chế nhập khẩu phế liệu nhôm để khuyến khích ngành công nghiệp nhôm trong nước và tái chế phế liệu. Nhật Bản Sản lượng thép thô của Nhật Bản giảm 9.8% so với cùng kỳ xuống và mức thấp nhất trong 10 năm, với sản lượng đạt được là 8.14 triệu tấn vào tháng Một năm 2019, phản ánh mức giảm liên tiếp tới 3.8% từ tháng Mười Hai năm 2018 theo dữ liệu mới nhất được Liên đoàn Sắt thép Nhật Bản công bố. Sản lượng thép thô của Nhật Bản đã xuống thấp nhất kể từ tháng Bảy năm 2009 với mức sản lượng đạt 7.66 triệu tấn. Theo lãnh đạo tại Nhật Bản, sản lượng giảm đi không phải do nhu cầu tại nước này chậm lại mà nguyên nhân bắt nguồn từ phía nguồn cung do cơ sở vật chất không đảm bảo tại các cơ sở sản xuất và khai thác. JFE Steel, nhà máy tích hợp lớn thứ hai của Nhật Bản, dự kiến sẽ giảm tổng cộng 1.4 triệu tấn sản lượng thép thô trong khoảng thời gian từ tháng Mười năm ngoái cho tới tháng Hai năm nay do các vấn đề với ba lò nung của mình tại khu vực Kurashiki và Fukuyama.

THẾ GIỚI Cập nhật thị trường thép thế giới thời điểm đầu năm 2019 Ngoài nguyên nhân từ cơ sở vật chất chưa đảm bảo đầu ra thì lý do số lượng ngày làm việc ít hơn vào tháng Một năm nay so với cùng kỳ năm ngoái giảm cũng là một trong những lý do khiến sản lượng thép cuộn cán nóng trong tháng Một giảm 12.1% so với cùng kỳ năm ngoái và giảm 0.6% so với tháng Mười Hai, đạt sản lượng ở mức 3.33 triệu tấn. Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất Công ty thép Emirates Steel, một trong những công ty thép lớn nhất tại khu vực Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất, đã công bố doanh thu 7.5 tỷ Dhs (tương đương 2 tỷ USD) trong năm 2018, tăng 15% so với doanh thu 6.6 tỷ Dhs trong năm 2017. Theo Giám đốc điều hành của Emirates Steel cho biết, mặc dù có những thách thức mà ngành kim loại nói chung và thép nói riêng phải đối mặt vào năm ngoái, tuy nhiên kết quả mà công ty này đạt được trong năm 2018 là rất khả quan. Với sự tăng trưởng của năm nay, công ty này đang tiếp tục nâng cao vị thế của mình như là một nhà sản xuất thép đẳng cấp thế giới, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao và các giải pháp toàn diện cho khách hàng có nhu cầu về thép và kim loại trên toàn thế giới. Emirates Steel, một công ty con của General Holding Corporation (Sennat) đã sản xuất 3.1 triệu tấn thành phẩm trong năm 2018. Trong đó, công ty này đã bán được 2.514 triệu tấn thành phẩm tại thị trường nội địa và có sản lượng xuất khẩu chiếm phần sản lượng doanh thu còn lại là 631,000 tấn. Công ty đã xuất khẩu sang hơn 40 quốc gia trong năm 2018 và doanh số xuất khẩu chiếm 20% tổng khối lượng, 80% còn lại được tiêu thụ ở UAE, nơi công ty duy trì 60% thị phần thép cây và 69% thị phần thép chung của toàn thị trường nội địa.

THẾ GIỚI Cập nhật thị trường thép thế giới thời điểm đầu năm 2019 Trong khi đó, các công ty tại khu vực UAE đã thấy trước được những thách thức trong năm 2019 này, có thể kể đến các thách thức dễ dàng nhận biết như sự suy giảm của ngành xây dựng trong khu vực, giá quặng sắt thế giới bắt đầu tăng cao trong khi đó giá bán thép thành phẩm lại giảm, cùng với những biến động thị trường, yêu cầu bảo vệ môi trường trường. Tuy nhiên các nhà sản xuất vẫn nhận định phải tập trung vào tăng doanh thu bán hang, giảm chi phí trực tiếp và gián tiếp để cải thiện hơn nữa hiệu quả tài chính. Họ đang hướng tới mục tiêu này thông qua việc phát triển hơn nữa phạm vi sản phẩm của mình và thúc đẩy hiệu quả sản xuất trong toàn doanh nghiệp, tập trung vào việc giữ chân khách hàng và sự hài lòng của khách hàng. Vào tháng Mười Một năm 2018, Emirates Steel đã ký hợp đồng hợp tác trong vòng bốn năm (2018-2021), hợp đồng có giá trị cao với Vale, nhà sản xuất quặng và quặng sắt lớn nhất thế giới, để đảm bảo nguồn cung cấp quặng sắt cho hoạt động sản xuất thép của công ty này, với nhu cầu khoảng 6 triệu tấn mỗi năm, và hợp đồng hợp tác chiến lược với Vale sẽ đảm bảo cung cấp cho công ty một nguồn quặng sắt linh hoạt với giá cả cạnh tranh, ổn định và lâu dài.

TRUNG QUỐC Giá quặng sắt đạt mức cao nhất trong 3 tuần Giá quặng sắt tại Trung Quốc ngày 4/3/2019 tăng gần 5% lên mức cao nhất 3 tuần, do thị trường kỳ vọng các nhà máy thép sẽ bổ sung dự trữ, trong bối cảnh tồn kho ở mức thấp. Các nhà máy thép tại nước tiêu thụ quặng sắt lớn nhất thế giới đã làm chậm lại hoạt động mua nguyên liệu sau khi giá quặng sắt trong tháng 2/2019 tăng mạnh. Theo các chuyên gia mặc dù tốc độ bổ sung dự trữ tại các nhà máy thép có thể thay đổi và không có hoạt động mua với khối lượng lớn, song các nhà máy thép vẫn cần nguyên liệu để hỗ trợ hoạt động sản xuất, điều này sẽ đẩy giá tăng. Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 5/2019 trên sàn Đại Liên tăng 4,9% lên 646,5 CNY (96,47 USD)/tấn. Trong phiên trước đó, giá quặng sắt tăng 2,2% lên 630 CNY/ tấn. Giá thép cũng tăng, được thúc đẩy bởi lo ngại về nguồn cung thắt chặt, khi một số thành phố tại khu vực phía bắc Trung Quốc yêu cầu cho các nhà máy thép cắt giảm sản lượng, nỗ lực làm sạch bầu không khí. Thành phố sản xuất thép hàng đầu Đường Sơn đã ban hành cảnh báo khói bụi cấp độ 1, cao nhất trong hệ thống cảnh báo ô nhiễm của nước này, và yêu cầu các nhà máy thép hạn chế sản xuất thêm 40-70%, thậm chí ngừng sản xuất từ ngày 1-6/3/2019. Thành phố Ngô An, trung tâm sản xuất thép lớn tại tỉnh Hà Bắc thắt chặt quy tắc chống ô nhiễm trong tháng 3/2019, bằng cách yêu cầu các nhà máy thép cắt giảm sản xuất thêm 10% theo đơn đặt hàng ban đầu, nhằm mục đích cải thiện chất lượng không khí. Giá thanh cốt thép kỳ hạn trên sàn Thượng Hải tăng 0,9% lên 3.810 CNY/tấn. Giá thép cuộn cán nóng tăng 0,3% lên 3.801 CNY/tấn.

Ngành thép chịu áp lực lớn trước khả năng kinh tế Trung Quốc TRUNG QUỐC tiếp tục giảm tốc trong năm 2019 Sau kỳ nghỉ lễ Tết âm lịch thị trường thép tại Trung Quốc vẫn chìm trong viễn cảnh khá u ám và đây rõ ràng không phải là thời điểm hạnh phúc cho các nhà cung cấp thép tại Trung Quốc. Giá thép thường giảm trước kỳ nghỉ lễ âm lịch do nhu cầu sụt giảm trong hoạt động sản xuất của các nhà máy, tuy nhiên năm nay thì ngược lại, sự cố vỡ đập tại khu mỏ khai thác quặng tại Brazil vào cuối tháng 1 vừa qua đã khiến giá thép tạm thời hồi phục trở lại vùng giá vào cuối năm ngoái. Kinh tế Trung Quốc ngày càng có nhiều tín hiệu suy giảm rõ ràng hơn đã làm nhu cầu thép chưa có dấu hiệu hồi phục. Giá thép cuộn cán nóng được sử dụng trong sản xuất và thép cây được sử dụng trong lĩnh vực xây dựng đã tăng hơn 10% kể từ đầu năm nay, hồi phục sau những đợt giảm mạnh trong tháng 10 và 11 năm ngoái tuy nhiên phần nhiều xuất phát từ yếu tố đầu cơ. Phần lớn người mua hàng cho các đơn hàng giao trong tháng 2 và 3 đều chỉ chấp nhận đặt cọc trước thay vì thanh toán đầy đủ do lo ngại giá thép có thể đảo chiều giảm trở lại bất cứ lúc nào. Theo một số lãnh đạo doanh nghiệp thép tại Trung Quốc, bữa tiệc của ngành thép nước này vốn được hưởng lợi trong 3 năm qua với giá cả và lợi nhuận được hỗ trợ bởi các chính sách kích thích của chính phủ và cắt giảm nguồn cung đang đi đến hồi kết.

Ngành thép chịu áp lực lớn trước khả năng kinh tế Trung Quốc TRUNG QUỐC tiếp tục giảm tốc trong năm 2019 Thông thường với nền kinh tế có dấu hiệu giảm tốc, Chính phủ Trung Quốc có khuynh hướng sẽ sử dụng các biện pháp kích thích để giữ vững tốc độ tăng trưởng. Vào giai đoạn năm 2015, Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện cắt giảm thuế mua xe hơi và nới lỏng nhiều quy định đối với thị trường nhà đất trong khi tiến hành cắt giảm bớt công suất đối với các nhà máy thép sử dụng công nghệ lạc hậu. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, Chính phủ Trung Quốc đã tỏ ra thận trọng hơn mức bình thường đối với các biện pháp kích thích sẽ được áp dụng. Doanh số trong ngành ô tô tại Trung Quốc, đối tượng tiêu thụ chính đối với thép cuộn cán nóng đã giảm 2,8% trong năm 2018 trong khi thị trường bất động sản dự kiến vẫn chưa thể phục hồi khi chính quyền các địa phương thiếu nguồn vốn để khởi công các dự án mới. Bên cạnh đó, chừng nào chưa có một thoả thuận thương mại chính thức cuối cùng giữa Mỹ và Trung Quốc được ký kết, thì chừng đó những rủi ro đối với nền kinh tế và doanh nghiệp nước này vẫn còn treo lơ lửng. Sự hỗ trợ từ việc thắt chặt nguồn cung trong nước cũng không chắc chắn được thực hiện chặt hơn trong năm nay đặc biệt là các mục tiêu môi trường vẫn có thể được chính phủ hy sinh để hỗ trợ nền kinh tế.

TRUNG QUỐC Ngành thép chịu áp lực lớn trước khả năng kinh tế Trung Quốc tiếp tục giảm tốc trong năm 2019 Với tình trạng đầu cơ trên thị trường hàng hoá Trung Quốc đang gặp quá nhiều rủi ro, nền kinh tế chậm lại, các lãnh đạo trong ngành thép Trung Quốc cho biết việc đẩy mạnh chuỗi giá trị là chìa khoá để tồn tại. Tập đoàn Tangshan Iron & Steel đã đầu tư gần 900 triệu USD để nâng cấp dây chuyền sản xuất trong giai đoạn 2016-2017 và gần 150 triệu USD dành cho thiết bị xử lý khí thải cacbon qua đó giúp lợi nhuận của họ gia tăng gấp đôi trong năm 2017. Xu hướng cải tiến dây chuyền công nghệ đang tiếp tục lan rộng khi kỳ vọng lợi nhuận của ngành công nghiệp thép sẽ tiếp tục giảm trong năm 2019.

CẬP NHẬT TÌNH HÌNH NGÀNH THÉP VIỆT NAM THÁNG 01/2019 Nguồn: Vietdata

Ngành Thép Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn trong VIỆT NAM năm 2019 Sau một thời gian dài hưng thịnh và tăng trưởng mạnh mẽ, giờ đây các nhà sản xuất thép trong nước sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức vì hoạt động đầu tư lớn đã khiến nguồn cung dư thừa trong khi cạnh tranh xuất khẩu thép trở nên khốc liệt hơn do các rào cản thương mại bùng nổ. Giai đoạn 2014-2018 được xem là giai đoạn hoàng kim của ngành sản xuất thép với mức tăng trưởng trung bình gần 20% mỗi năm. Trong thời gian này, sự tăng trưởng vượt trội của ngành thép bắt nguồn từ thị trường bất động sản trong nước phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, kể từ đầu quý ba năm ngoái, ngành thép đã bắt đầu nhìn thấy những khó khăn và kết quả tăng trưởng không còn khả quan như trước khi nhu cầu nội địa giảm và chủ nghĩa bảo hộ lên ngôi ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu thép ở nước ta. Không những vậy, giá nguyên liệu đầu vào, bao gồm quặng sắt và than cốc liên tục biến động giá và ở mức cao. Trong khi đó, giá của hầu hết các loại sản phẩm thép đã bắt đầu giảm và ảnh hưởng rất lớn đến thị trường trong nước. Một lý do khác dẫn đến nguồn cung dư thừa là từ thị trường xuất khẩu. Hiện tại, khoảng 40% thép cuộn đã được xuất khẩu. Tuy nhiên, chủ nghĩa bảo hộ thương mại đã tăng trong năm 2018 khi các thị trường xuất khẩu chính của thép Việt Nam bao gồm Mỹ, Thái Lan và Malaysia đã áp dụng các biện pháp rào cản thương mại như thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm thép để bảo vệ các nhà sản xuất trong nước. Do đó, xuất khẩu thép cuộn của Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề, gây áp lực lớn đối với các nhà sản xuất nội địa. Đặc biệt, tốc độ tăng trưởng của ngành thép và xuất khẩu thép trong năm 2018 lần lượt là chỉ còn 9% và 9.6%, đạt khoảng một phần ba mức 28% và 26% trong năm 2017. Hiệp hội thép Việt Nam cho rằng ngành thép sẽ tiếp tục đối phó với một số thách thức và khó khăn khi xu hướng bảo hộ vẫn đang gia tăng trong năm 2019, cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ không kết thúc sớm và giá nguyên liệu đầu vào tiếp tục không ổn định.

VIỆT NAM Ngành Thép Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn trong năm 2019 Tất cả những yếu tố nói trên sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến ngành thép trong nước. Ngoài ra, các công ty khai thác và sản xuất thép lớn sắp đi vào hoạt động tại nước ta cũng sẽ làm cho nguồn cung tăng hơn gấp nhiều lần so với nhu cầu hiện tại, đẩy sự cạnh tranh thị phần sẽ ngày càng gay gắt hơn nữa. Gần đây, các nước trên thế giới đang có xu hướng tăng các biện pháp bảo vệ các ngành công nghiệp trong nước và nguy cơ xung đột thương mại giữa các nền kinh tế lớn đang đe dọa nhiều ngành sản xuất, trong đó khai thác quặng và sản phẩm thép là một trong những ngành chịu thiệt hại nặng nề nhất. Theo ông Nguyễn Phương Nam, Phó cục trưởng Cục phòng vệ thương mại Việt Nam, hiện nay đã có hơn 1,500 vụ kiện bảo hộ thương mại trên thế giới, trong đó ngành thép chiếm hơn 30%. Đặc biệt, trong hai năm qua, thép liên tục là đối tượng điều tra để áp dụng các biện pháp tự vệ với mức thuế rất cao, trong bối cảnh xuất khẩu thép Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức khi các nước nhập khẩu liên tục điều tra và áp dụng các biện pháp bảo vệ đối với thép sản xuất tại Việt Nam. Những vụ kiện có thể kể đến như thép cuộn cán nguội Việt Nam được áp thuế chống bán phá giá lên tới gần 200% và các loại thuế khác lên tới 250% tại thị trường Hoa Kỳ. Canada đánh thuế chống bán phá giá gần 100% và các loại thuế khác là 6.5% đối với mặt hàng xuất khẩu này của Việt Nam. Trong khi đó, EU lại đưa ra quy định rằng mức thuế 25% sẽ được áp dụng đối với thép nhập khẩu từ Việt Nam và các quốc gia khác khi khối lượng nhập khẩu vượt quá 3% hạn ngạch. Các sản phẩm thép xuất khẩu sang thị trường Thái Lan cũng chịu thuế chống bán phá giá lên tới 310%. Thép chống ăn mòn (CORE) đã bị áp thuế chống bán phá giá gần 200% khi xuất khẩu sang Mỹ. Các thị trường nhập khẩu lớn khác đang xem xét tăng thuế đối với các sản phẩm thép thanh phẳng của Việt Nam.

Ngành Thép Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn trong VIỆT NAM năm 2019 Áp lực đối với những nhà sản xuất tại Việt Nam trong năm nay đã được dự báo từ trước là sẽ còn nhiều khó khăn và thử thách, khi nhu cầu trong nước lẫn hoạt động xuất khẩu sẽ đều có mức tăng trưởng không khả quan. Do đó, để đối mặt với các vấn đề này, các nhà đầu tư và nhà sản xuất thép cần chú ý đến diễn biến của thị trường trong nước cũng như thế giới nhằm nhanh chóng cập nhật các tình hình và diễn biến của giá và chính sách áp dụng choc ho sản phẩm thép. Bên cạnh đó, Hiệp hội Thép Việt Nam cần đóng vai trò cầu nối để truyền tải nguyện vọng của các nhà sản xuất và xuất khẩu thép đến với Chính phủ nhằm giúp đỡ để đẩy mạnh việc thực hiện các biện pháp phù hợp để thúc đẩy nhu cầu và giúp các nhà sản xuất mở rộng thị trường. Ngoài ra, cần thúc đẩy giải ngân đầu tư, tập trung vào các dự án trọng điểm, tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty tiếp cận nguồn tài chính và kích thích nhu cầu trên thị trường bất động sản để đáp ứng đầu ra cho sản phẩm thép nội địa.

KHỐI THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU TẦNG 2, TÒA NHÀ 2/20 CAO THẮNG, QUẬN 3, TP HCM Ngân hàng Á Châu không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ kết quả/tổn thất kinh doanh nào phát sinh từ việc tham khảo hay sử dụng thông tin từ Bản tin này.