Bai tham gia HT He 2010 _TVT_[1]

Tài liệu tương tự
Microsoft Word - 2- Giai phap han che su phu thuoc kinh te vao Trung Quoc.doc

BÁO CÁO Về thực trạng và giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam PHẦN I Tổng quan về công nghiệp hỗ trợ Việt Nam I. Vai trò của công

Microsoft Word - _BT1_ 35. THS TRAN HUU HIEP_MOT SO VAN DE VE PHAT TRIEN VUNG VA LIEN KET VUNG DBSCL.doc

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XV

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

Microsoft Word - Chinh sach tai nguyen cua Trung Quoc va DNA.doc

Báo cáo việt nam

BÁO CÁO

Uû Ban Nh©n D©n tp Hµ néi Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc

Trung tâm WTO và Hội nhập Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH RỦI RO ĐỐI VỚI NGÀNH BÁN LẺ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP

Microsoft Word - 07-KHONG VAN THANG_KT(54-63)

Layout 1

Luan an dong quyen.doc

BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN Tháng

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Trang Nhung #231 10/12/2014 LÝ QUANG DIỆU VIẾT VỀ CHIẾN LƯỢC THAO QUANG DƯỠNG HỐI CỦA TRUNG QUỐC Nguồn: Lee Kuan Yew (2013

Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông t

Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Phát triển (DEPOCEN) Thâm hụt tài khoản vãng lai: Nguyên nhân và giải pháp Nguyễn Thị Hà Trang, Nguyễn Ngọc Anh, Ng

Duong_Viet Nam 2008_muoi bai toan lon[1]

Microsoft Word - KHÔNG GIAN TINH THẦN

CHIẾN LƯỢC HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐẾN NĂM 2020

Microsoft Word - BAI LAM HOAN CHINH.doc

Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên)

BẮC THUỘC LẦN THỨ 5... Mai Thanh Truyết Ngày Quốc Hận 2013 Kể từ khi tiến chiếm miền Nam của cs Bắc Việt ngày 30/4/1975, chúng ta ngày càng thấy lộ rõ

BỘ 23 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÝ LỚP 9

Báo cáo Thị trường Thép Ngày: 17/05/2019 Tiêu điểm: + Nhu cầu thép toàn cầu đứng trước khả năng suy yếu trong năm Doanh nghiệp thép trong nước

Turner, K., D. Pearce, and I. Bateman Environmental Economics: An Elementary Introduction. Harvester Wheatsheaf Publisher. translated into Viet

CHƯƠNG 1

Microsoft Word - WDRMainMessagesTranslatedVChiedit.docx

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế học khu vực công Cải cách thuế GTGT ở Việt Nam Niên khoá Nghiên cứu tình huống Chương trình

Việt Nam Dân số: 86,9 triệu Tỷ lệ tăng trưởng dân số: 1,0% GDP (PPP, tỷ USD): 278,6 GDP bình quân đầu người (PPP, USD): Diện tích: km2 T

ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2018, TÌNH HÌNH NHỮNG THÁNG ĐẦU NĂM 2019 VÀ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM THỜI GIAN TỚI (Báo

Bản dịch không chính thức Việt Nam Hoạt động xuất khẩu mạnh mẽ và nhu cầu nội địa cao là yếu tố làm cho tăng trưởng GDP năm 2018 đạt mức cao nhất tron

1. Tình hình thế giới và trong nước sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống trên thế

LÔØI TÖÏA

Tần Thủy Hoàng Tần Thủy Hoàng Bởi: Wiki Pedia Tần Thủy Hoàng Hoàng đế Trung Hoa Hoàng đế nhà Tần Trị vì 221 TCN 210 TCN Tiền nhiệm Sáng lập đế quốc Tầ

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

MỤC LỤC Lời nói đầu Chương I: TÀI HÙNG BIỆN HẤP DẪN SẼ GIÀNH ĐƯỢC TÌNH CẢM CỦA KHÁCH HÀNG Chương II: LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO TÀI HÙNG BIỆN Chương III:

Microsoft Word - Tom tat luan an chinh thuc.doc

TÂM LÝ HỌC DÀNH CHO LÃNH ĐẠO TÂM LÝ HỌC DÀNH CHO LÃNH ĐẠO PSYCHOLOGY FOR LEADERS (Quản lý hiệu quả hơn nhờ cách thức tạo ra động lực, xung đột và quyề

365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

PowerPoint Template

PHÁP MÔN NIỆM PHẬT - HT

Báo cáo thực tập

Quản Lý Ơn riêng Thiên Chúa đã ban, mỗi người trong anh em phải dùng mà phục vụ kẻ khác. Như vậy, anh em mới là những người khéo quản lý ân huệ thiên

Hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng Thương mại Hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng Thương mại Bởi: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Để hiểu xem một Ngân hàng Th

Con đường lành bệnh Tác giả: H. K. Challoner Việc chữa bệnh bằng những phương pháp khác y khoa thông thường hiện đang thịnh hành, nên tác phẩm The Pat

Bạn Tý của Tôi

Microsoft Word - Nhung tu tuong cua Doi moi I-final[1].doc

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 639/QĐ-BNN-KH Hà Nội

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

Microsoft Word - BussinessPlanBook-Vietnam-skabelon-nybund.doc

Vinashin: Vỡ nợ hay phá sản về chiến lược? Nam Nguyên, RFA Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam Vinashin làm thất thoát tỷ đồng gâ

Microsoft Word - LV _ _.doc

Microsoft Word - Vietnam Gap ghenh phia truoc.docx

MỞ ĐẦU Trong hơn 30 năm đổi mới, Đảng ta luôn kiên định và nhất quán đường lối phát triển nê n kinh tê thị trường định hướng xa hô i chu nghi a với nh

ENews_CustomerSo2_

Báo cáo Kế hoạch hành động TÁI CƠ CẤU NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Nghiên Cứu & Trao Đổi Khơi thông nguồn lực vốn FDI ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị Nguyễn Đình Luận Nhận bài: 29/06/ Duyệt đăng: 31/07/201

Thư Ngỏ Gửi Đồng Bào Hải Ngoại Của Nhà Báo Nguyễn Vũ Bình

A1.Hi?u%20rõ%20Trung%20qu?c%20d?%20h?p%20tác%20có%20hi?u%20qu

Phong thủy thực dụng

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

Microsoft Word - khoahochethong.docx

ĐỨC TIN LÀ GÌ? Đức tin có một tầm quan trọng hết sức cơ bản trong cuộc sống đời người, đặc biệt là người trẻ. Một số người tự nhiên có đức tin, cơ hồ

Kỹ năng tạo ảnh hưởng đến người khác (Cẩm nang quản lý hiệu quả) Roy Johnson & John Eaton Chia sẽ ebook : Tham gia cộn

ban tin thang 7.cdr

TỔNG LUẬN SỐ 4/2013

Tác giả: Giáo sư Andreas Thalassinos (Trưởng phòng Đào tạo của FXTM)

Từ theo cộng đến chống cộng (73): Chi bộ phường Tân Kiểng triệu tập hội nghị bất thường Hai ngày sau khi Talawas đăng bài của nhà thơ Hoàng Hưng cho b

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

Tài liệu được xây dựng bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo và Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live&Learn) Cùng hợp tác với các tổ chức Sa

Thơ cậu Hai Miêng Đêm thu bóng nguyệt soi mành, Bâng khuâng dạ ngọc chạnh tình ngâm nga. Xét trong thế sự người ta, Tài ba cho mấy cũng là như không.

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

Microsoft Word - MuonChungDao_updt_ doc

LOI THUYET DAO CUA DUC HO PHAP Q.3

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 1565/QĐ-BNN-TCLN Hà Nội, ngày 08 tháng 07 nă

Microsoft Word - Tiem nang ung dung cong nghe cao DBSCL.doc

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

Kinh Ðại Phương Ðẳng Như Lai Bất Tư Nghì Cảnh Giới Đời Ðường, Tam Tạng Pháp Sư Xoa Nan Ðà, Người nước Vu Ðiền dịch từ Phạm Văn qua Hoa Văn Việt Dịch:

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn

VN-Thu Mua Giang Sinh 2014

Đau Khổ

(Microsoft Word - T\364i.doc)

HÀNH TRÌNH THIỆN NGUYỆN CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI & XÂY DỰNG ĐỊA ỐC KIM OANH 1

ĐÈ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 1050 NĂM NHÀ NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT ( ) I. BỐI CẢNH RA ĐỜI NHÀ NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT - Sau chiến thắng đánh tan quân Nam Hán

Dự báo hiệu quả của các đặc khu tại Việt Nam nhìn từ kinh nghiệm của Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam

TỔNG QUAN KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2012 VÀ TRIỂN VỌNG 2013 GS. Nguyễn Quang Thái 13 Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam I- Thành tựu quan trọng về kiềm chế lạm

thungoguiACEPG_2019JUL25_thu

VBI Báo cáo thường niên 2013 báo cáo thường niên

Hỗ trợ ôn tập [ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC] Tiểu luận: Quản trị chiến lược Công ty du lịch Vietravel I. Tổng quan ngành du lịch Việt Nam: 1.Tiềm năn

Đề tài: Chính sách đào tạo nguồn nhân lực văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG TXD CẨM NANG XÂY NHÀ Dành cho người xây nhà 1 P a g e

Microsoft Word - Chan_Ly_La_Dat_Khong_Loi_Vao doc

Microsoft Word - ducsth.doc

Nguồn (Aug 27,2008) : Ở Cuối Hai Con Đường (Một câu chuyện hoàn toàn có thật. Tác giả xin được kể lại nhân dịp 30 năm

Bản ghi:

1 (Bài viết tham gia Hội thảo Hè 2010. Bản thảo sơ bộ) Kinh tế Việt Nam trước sự trỗi dậy của Trung Quốc Trần Văn Thọ Mở đầu: Vấn đề gì cần đặt ra? 1.Sự trỗi dậy của kinh tế Trung Quốc 2. Cơ cấu mậu dịch Việt Trung 3. Vài hàm ý về mặt lý luận Thay lời kết: Con đường để Việt Nam thoát khỏi nguy cơ Mở đầu: Vấn đề gì cần đặt ra? Với qui mô dân số và với tốc độ phát triển nhanh kéo dài hàng chục năm, kinh tế Trung Quốc đã tác động mạnh đến kinh tế thế giới trên rất nhiều phương diện. Sự tác động đó lớn hay nhỏ, nhất thời hay làm ảnh hưởng sâu sắc đến con đường phát triển của nước khác là tùy theo trình độ phát triển và cơ cấu kinh tế của nước chịu tác động. Tại Đông Á, Nhật và Hàn Quốc cũng bàn đến sự trỗi dậy của Trung Quốc và tác động của hiện tượng nầy đến con đường phát triển của nước họ. Nhưng trình độ phát triển của hai nước nầy cao hơn Trung Quốc nhiều, GDP đầu người còn lớn hơn Trung Quốc 9-10 lần (Nhật) hoặc 5-6 lần (Hàn Quốc), về chất lượng thể chế, tiềm năng khoa học, công nghệ của họ còn đi trước Trung Quốc nhiều chục năm. Do đó, Nhật và Hàn Quốc ý thức về sự trỗi dậy của Trung Quốc để vừa nỗ lực hơn trong việc củng cố lợi thế hiện tại và lợi dụng cơ hội từ thị trường Trung Quốc. Cũng là nước lân cận với Trung Quốc nhưng vị thế của Việt Nam hoàn toàn tương phản. Nhìn từ nhiều mặt Việt Nam ở trình độ phát triên thấp hơn Trung Quốc. GDP đầu của Việt Nam năm 2009 chỉ bằng 1/3 của Trung Quốc, chất lượng giáo dục, trình độ phát triển khoa học công nghệ cũng đi sau nước nầy. Thêm vào đó, về qui mô, kinh tế Trung Quốc lớn áp đảo, tốc độ phát triển cũng nhanh hơn Việt Nam. Từ nhận định nầy ai cũng thấy thách thức của sự trỗi dậy của Trung Quốc đối với con đường phát triển của Việt Nam là vô cùng lớn. Việt Nam cần

2 nghiên cứu sâu tác động của sự trỗi dậy của Trung Quốc để có chiến lược, chính sách phát triển thích hợp. Đây là một đề tài lớn. Bài viết nầy chỉ xoay quanh vấn đề phát triển công nghiệp. Câu hỏi được đặt ra ở đây là: sự trỗi dậy của Trung Quốc trong sản xuất và xuất khẩu hàng công nghiệp đang và sẽ tác động như thế nào đến con đường công nghiệp hóa của Việt Nam? Dưới đây, sau khi điểm qua các đặc trưng trong sản xuất và xuất khẩu hàng công nghiệp của Trung Quốc (Tiết 1), bài viết sẽ phân tích quan hệ ngoại thương Việt Trung (Tiết 2) và nhìn từ một số lý thuyết về mậu dịch để rút ra vài hàm ý đối với vấn đề công nghiệp hóa của ta (Tiết 3). Các phân tích nầy sẽ cho thấy, cùng với trào lưu tự do mậu dịch ở Đông Á hiện nay, sự tác động của Trung Quốc đối với kinh tế Việt Nam sẽ rất sâu sắc và có thể tạo ra nguy cơ lâu dài. Cuối cùng, trong phần kết luận, bài viết sẽ đề cập đến một số chiến lược, chính sách để Việt Nam có thể tránh được nguy cơ từ sự trỗi dậy của Trung Quốc. 1. Sự trỗi dậy của Trung Quốc trong sản xuất và xuất khẩu hàng công nghiệp: Từ đầu thập niên 1980 đến nay, kinh tế Trung Quốc phát triển trung bình gần 10%. Kết quả là hiện nay nước nầy vươn lên vị trí thứ hai thế giới về GDP và mậu dịch và có lượng dự trữ ngoại tệ nhiều nhất thế giới. Từ góc độ quan tâm của bài viết nầy ta thấy sự trỗi dậy của Trung Quốc có một số đặc điểm sau: thứ nhất, đó là quá trình công nghiệp hóa tiến nhanh trên quy mô lớn. Nhiều ngành trong công nghiệp chế biến, chế tác (manufacturing) phát triển trên dưới 20% mỗi năm như đồ điện gia dụng, xe hơi, máy tính cá nhân và nhiều loại máy móc khác. Trong nhiều mặt hàng thuộc các ngành này, Trung Quốc chiếm tới trên dưới 40% sản lượng thế giới. Vì vậy mà Trung Quốc được xem là công xưởng của thế giới. Thứ hai, phát triển của Trung Quốc ngày càng dựa vào xuất khẩu. Xuất khẩu ngày càng giữ vai trò chủ đạo trong qúa trình công nghiệp hóa của nước nầy. Tỉ trọng của xuất khẩu trong GDP chỉ có 7 % vào năm 1980 nhưng đã tăng lên 33% năm 2008. Xuất khẩu của Trung Quốc hiện nay cũng hầu hết là hàng công nghiệp. Vào những năm mới mở cửa, tỉ trọng của hàng công nghiệp trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc chưa tới 50% nhưng từ năm 2001 con số đó đã lên trên 90%. Như vậy trong quá trình phát triển, Trung Quốc ngày càng hướng ngoại và chiếm lĩnh thị trường thế giới bằng hàng công nghiệp.

3 Thứ ba, phát triển của Trung Quốc còn có đặc tính là dựa nhiều vào đầu tư. Trước năm 1992 tỉ lệ của đầu tư trên GDP vào khoảng 30% nhưng năm 2002 tăng lên 40% và mấy năm gần đây lên tới 50%. Các tỉnh cạnh tranh đầu tư và sản xuất hàng công nghiệp, gây nên hiện tượng đầu tư trùng lặp và sản xuất thừa làm kém hiệu suất của toàn nền kịnh tế. Nhưng đối với Việt nam và các nước có nền kinh tế còn nhỏ Đông Nam Á, hiện tượng sản xuất thừa của Trung Quốc là một trong những nguyên nhân chính làm tràn ngập hàng công nghiệp giá rẻ vào thị trường các nước nầy. Thứ tư, cơ cấu công nghiệp của Trung Quốc ngày càng chuyển dịch lên cao. Khuynh hướng nầy phản ảnh rõ trong cơ cấu xuất khẩu. Biểu 1 chia các mặt hàng thành 5 nhóm, trong đó 3 nhóm được chia theo 3 trình độ liên quan đến kỹ năng (skill) của lao động. Những sản phẩm có hàm lượng công nghệ càng cao càng cần nhiều lao động có kỹ năng cao và do đó để sản xuất và xuất khẩu được những mặt hang này đòi hỏi nền giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học phải cung cấp đủ nguồn nhân lực có trình độ tương ứng. Biểu 1 cho thấy hiện nay (2008) có tới trên 30% kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc thuộc nhóm hàng công nghiệp có kỹ năng cao (high skill) như máy tính, máy móc về viễn thông, về y tế, dược phẩm, v.v... Nếu kể cả nhóm hàng dùng nhiều kỹ năng vừa phải (medium skill) như xe hơi, xe máy, đồ điện gia dụng, kim khí, v.v.. thì tỉ trọng của 2 nhóm hàng nầy chiếm tới 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc. Một điểm đáng chú ý là các mặt hàng có hàm lượng kỹ năng thấp như may mặc, giày dép, dụng cụ lữ hành, v.v.. vẫn còn chiếm một tỉ trọng lớn. Tỉ trọng trong xuất khẩu của Trung Quốc chỉ giảm đáng kể trong hai lãnh vực nông sản và nguyên liệu. Điều nầy cho thấy các loại hàng công nghiệp, từ trình độ thấp đến trình độ cao Trung Quốc đều hiện diện trên thị trường thế giới với số lượng lớn.

4 Biểu 1 Cơ cấu xuất khẩu của Trung Quốc và Việt Nam Danh mục Nông phẩm và nguyên liệu (SITC 00-29,4) 1990 1997 2002 2008 1997 2002 2008 13.9 7.4 5.1 2.6 32.9 26.1 21.2 Khoáng sản (SITC 3) 6.8 3.1 2.1 1.8 17.6 19.8 18.0 Bán thành phẩm (SITC 6) 16.5 15.4 13.6 14.8 5.4 6.5 9.2 SPCN có hàm lượng kỹ năng lao động thấp SPCN có hàm lượng kỹ năng lao động trung bình SPCN có hàm lượng kỹ năng lao động cao Trung Quốc Việt Nam 37.2 43.3 36.5 30.5 35.1 37.3 36.4 17.5 13.7 12.7 19.4 3.2 4.8 7.1 8.0 17.2 28.2 30.9 5.9 5.5 8.0 Tổng cộng 100 100 100 100 100 100 100 Chú: SPCN: Sản phẩm công nghiệp. Phân loại theo hàm lượng kỹ năng dựa trên phân loại của OECD. Tư liệu: Tác giả tính từ UN-COMTRADE 2009. Nhìn ở một khía cạnh khác, sự trỗi dậy của Trung Quốc không phải chỉ tạo ra thách thức đối với khu vực Á châu và thế giới. Trung Quốc phát triển mạnh không phải chỉ nhập khẩu tài nguyên, năng lượng mà còn trở thành một thị trường tiêu thụ hàng công nghiệp nhập khẩu từ nước ngoài. Như Biểu 2 cho thấy, từ năm 1990 đến 2008, nhập khẩu của Trung Quốc tăng 18 lần. Trong 983 tỉ USD nhập khẩu năm 2008, hàng công nghiệp chiếm trên 60%, đặc biệt riêng các loại máy móc chiếm khoảng 40%. Từ cùng nguồn tư liệu như trong Biểu 2, ta tính thử tỉ trọng của các loại máy móc trong tổng xuất khẩu của Trung Quốc thì thấy con số đó là 47.5%. Nhìn từ hàm lượng kỹ năng trong hàng xuất khẩu, Biểu 1 cũng cho thấy khuynh hướng tương tự. Máy móc là các loại sản phẩm có nhiều bộ phận, linh kiện, công đoạn nên trong nội bộ mỗi ngành, các công ty đa quốc gia (MNCs) triển khai phân công lao động trên qui mô toàn cầu, hình thành các chuỗi cung ứng (supply chain). 1 Từ đầu thập niên 1990, Trung Quốc đã thành công trong việc thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) tập trung trong các ngành chế tạo các loại máy móc từ trung cấp (như đồ điện gia dụng) đến cao cấp (như máy tính, máy chụp hình kỹ thuật số) làm thành các cụm công nghiệp ở các tỉnh ven biển, nhất là ở tam giác sông Châu Giang tỉnh Quảng Đông. Qua đó, Trung Quốc tham gia mạnh mẽ vào chuỗi cung ứng toàn cầu, vừa xuất khẩu vừa nhập khẩu các mặt 1 Hiện tượng nầy gần đây được phân tích bằng lý luận về sự phân khúc hoặc phân đoạn (fragmentation theory). Xem, chẳng hạn Kimura and Ando (2005), Ando (2006).

5 hàng thuộc nội bộ các ngành nầy, Hiện nay có hơn 50% kim ngạch xuất và nhập khẩu của Trung Quốc do MNCs thực hiện, nhất là MNCs có gốc Nhật, Hàn Quốc và Đài Loan. Phân tích ở trên cho thấy Trung Quốc đẩy mạnh xuất khẩu hàng công nghiệp trên quy mô lớn và triển khai hầu như toàn diện trong các lãnh vực, từ sản phẩm có hàm lượng công nghệ thấp đến các sản phẩm có hàm lượng kỹ năng cao, công nghệ cao; đồng thời Trung Quốc triển khai phân công hàng ngang (horizontal trade), phân công nội ngành (intra-industry trade) với các nước khác trong các mặt hàng chế tạo các loại máy móc, là những lãnh vực chủ đạo trong mậu dịch quốc tế hiện nay. Với tính chất nầy, các nước phát triển ở trình độ cao hơn Trung Quốc như Nhật, Hàn Quốc, hoặc các nước đã thành công trong việc tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu (như Malayssia, Thái Lan, ) có thể đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc những mặt hàng có hàm lượng kỹ năng cao hoặc trung bình. Nhưng đối với các nước ở trình độ phát triển thấp hơn, sự trỗi dậy của Trung Quốc là một thách thức lớn vì vừa bị Trung Quốc cạnh tranh mạnh trong những Biểu 2 Cơ cấu nhập khẩu của Trung Quốc (Đơn vị:triệu Đô la) Danh mục 1990 % 2000 % 2008 % Thực phẩm 3,347 6.3 5,047 2.6 15,963 1.6 Đá, đất sét, sản phẩm kính và bê tông 387 0.7 2,863 1.5 13,417 1.4 Dầu mỏ và than đá 912 1.7 20,453 10.5 168,708 17.2 Hóa chất 6,223 11.6 28,419 14.6 121,939 12.4 Vải sợi 6,195 11.6 12,471 6.4 21,285 2.2 Bột giấy, giấy, gỗ 4,130 7.7 17,941 9.2 73,512 7.5 Sắt thép, kim loại màu 4,733 8.9 20,787 10.6 166,322 16.9 Máy móc 9,009 16.9 29,582 15.2 116,255 11.8 Thiết bị vận tải 5,689 10.6 6,299 3.2 39,465 4.0 Máy cơ khí chính xác 443 0.8 3,911 2.0 53,565 5.5 Thiết bị điện 9,089 17.0 42,140 21.6 178,602 18.2 Đồ điện gia dụng 1,317 2.5 2,960 1.5 6,271 0.6 Đồ chơi và tạp phẩm 1,963 3.7 2,340 1.2 7,248 0.7 Tổng số 53,437 100.0 195,212 100.0 982,553 100.0 Tư liệu: Tổng hợp từ Dữ liệu của Bộ Kinh tế, Công nghiệp và Thương mại Nhật (RIETI-TID2009). mặt hàng có hàm lượng kỹ năng thấp nhưng lại chưa có năng lực triển khai phân công hàng ngang với Trung Quốc trong những nhóm hàng công nghiệp có kỹ năng trung và cao cấp.

6 2. Cơ cấu mậu dịch Việt Trung Hiện nay trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam tuy hàng công nghiệp chiếm khoảng 60% nhưng chủ yếu là những ngành dùng nhiều lao động giản đơn. Thêm vào đó, sản xuất các mặt hàng này phải phụ thuộc vào nguyên liệu và sản phẩm trung gian nhập khẩu. Các loại máy móc, những sản phẩm có hàm lượng kỹ năng lao động cao, chỉ chiếm độ 10% tổng xuất khẩu. Trở lại Biểu 1, so sánh cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam với Trung Quốc ta thấy Việt Nam còn phụ thuộc nhiều vào nông sản, nguyên liệu, và trong các sản phẩm công nghiệp thì Việt Nam phải cạnh tranh với Trung Quốc trong những mặt hàng dùng công nghệ thấp và dùng nhiều lao động kỹ năng thấp. Tỉ trọng các mặt hàng đòi hỏi lao động có kỹ năng cao chỉ bằng Trung Quốc vào năm 1990. Riêng mậu dịch với Trung Quốc, cơ cấu của Việt Nam còn yếu hơn nữa. Mậu dịch hai nước tăng nhanh từ năm 2000 nhưng ngày càng mất quân bình. Từ năm 2000 đến năm 2009, đối với Trung Quốc, nhập khẩu của Việt Nam tăng 11 lần nhưng xuất khẩu chỉ tăng 5 lần. Từ năm 2003 Trung Quốc vượt Nhật trở thành nước có thị phần lớn nhất trong tổng nhập khẩu của Việt Nam và sau đó ngày càng bỏ xa Nhật Bản. Do nhập khẩu tăng nhanh, nhập siêu của Việt Nam đối với Trung Quốc ngày càng mở rộng. Năm 2009, riêng nhập siêu vơi Trung Quốc (11,5 tỉ USD) chiếm tới 90% tổng nhập siêu của Việt Nam. Nhìn cơ cấu xuất khẩu của Vi9eejt Nam sang thị trường Trung Quốc ta thấy nguyên liệu và nông sản phẩm chiếm vị trí áp đảo. Theo Biểu 3 (Biểu nầy dựa trên thống kê nhập khẩu của Trung Quốc), 7 mặt hàng (SITC 3 con số) 2 xuất khẩu sang Trung Quốc có kim ngạch cao nhất (năm 2007) đều nằm trong 2 nhóm nguyên liệu và nông phẩm. Riêng than đá đã chiếm gần 30%. Hàng công nghiệp chỉ chiếm 12% (năm 2007). Cơ cấu này hầu như không thay đổi trong 10 năm qua. Các loại máy móc (và linh kiện) dùng cho văn phòng, cho công nghệ thông tin, cho điện lực, gần đây bắt đầu xuất khẩu sang Trung Quốc do kết quả của chiến lược triển khai chuỗi cung ứng của các công ty Nhật như Canon, Sumiden, Hitachi (các công ty nầy đầu tư vào miền Bắc Việt Nam để bổ sung vào mạng lưới sản xuất của họ ở vùng Hoa Nam Trung Quốc). Tuy nhiên, những sản phẩm nầy mới chỉ chiếm một tỉ trọng nhỏ trong tổng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc. 2 SITC: Mã số tiêu chunn phân loại của thống kê Liên Hiệp Quốc.

7 Biểu 3 Những mặt hàng VN xuất khẩu nhiều nhất sang TQ (năm 2007). SITC Mặt hàng Kim ngạch (%) 2007/2000* 321 Than đá 931 (29.3) 532 333 Dầu thô 255 (8.0) 0.4 054 Rau quả (tươi sống, đông lạnh) 180 (5.7) 54 231 Cao su thiên nhiên 165 (5.2) 4 247 Gỗ (thô, xẻ tấm) 130 (4.1) 104 287 Khoáng sản kim loại có giá trị thấp k 116 (3.6) 17 057 Quả, hạt (tươi, sấy khô) 112 (3.5) 9 851 Giầy dép 93 (2.9) 30 246 Nguyên liệu giấy 90 (2.8) - 621 Nguyên liệu gia công cao su 89 (2.8) 312 751 Máy văn phòng 81 (2.5) - 592 Tinh bột, glutein bột mì 74 (2.3) 23 281 Khoáng sản sắt 67 (2.1) 14 716 Thiết bị quay điện 65 (2.1) 81 611 Da thuộc 53 (1.7) 161 283 Khoáng sản đồng 52 (1.6) 231 771 Thiết bị cho máy phát điện 44 (1.4) 123 764 Thiết bị truyền thông 41 (1.3) 13 651 Chỉ dùng để dệt, thêu đan 33 (1.1) 3 759 Linh kiện máy văn phòng 32 (1.0) 56 Tổng cộng 3,182 (100.0) *: Số lần tăng giữa hai năm 2007 và 2000 Chú: Ở đây dùng thống kê nhập khẩu của Trung Quốc Tư liệu: Tính từ Thống kê mậu dịch Liên Hiệp Quốc. Nhìn sang cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc ta thấy hàng công nghiệp chiếm vị trí áp đảo (chiếm tới 75% vào năm 2007). Tất cả 20 mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu nhiều nhất đều là hàng công nghiệp (Biểu 4). Các loại hàng nầy có thể chia ra thành 3 nhóm: thứ nhất là nguyên vật liệu hoặc sản phẩm trung gian như thép để chế biến thành phẩm tiêu dùng, hai là các loại máy móc (và bộ phận, linh kiện) như xe hơi, khí cụ dùng cho bưu chính viễn thông, và nhóm thứ ba là các loại sản phẩm trung gian ngành dệt may như tơ sợi tổng hợp, vải bong, vải may nội y, Điều nầy cho thấy nền công nghiệp Việt Nam quá mỏng manh, phụ thuộc nhiều vào sản phẩm trung gian nhập từ Trung Quốc. Nếu xét đến quá trình phát triển kinh tế, Việt Nam lẽ ra phải có lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực vải sợi (trừ loại sợi cao cấp chủng loại đặc biệt như tơ sợi tổng hợp). Tuy nhiên trên thực tế, các sản phẩm như vải dệt may hay dệt kim hầu hết Việt Nam phải nhập từ Trung Quốc.Trong vài ngành nằm trong dây chuyền cung ứng toàn cầu của các công

8 ty đa quốc gia (các loại máy dùng cho văn phòng như máy tính xách tay, máy in, ) Việt Nam có xuất khẩu sang Trung Quốc nhưng kim ngạch còn rất nhỏ. Biểu 4 Những mặt hàng VN nhập khẩu nhiều nhất từ TQ (năm 2007). SITC Mặt hàng Kim ngạch (%) 2007/2000* 673 Thép cán 1,025 (9.3) 34167 764 Thiết bị truyền thông 558 (5.0) 78 672 Bán thành phẩm kim loại 453 (4.1) 5 653 Vải dệt sợi nhân tạo 417 (3.8) 12 652 Vải bông 390 (3.5) 18 562 Phân bón 381 (3.4) 3 676 Thép ống, Thép hình 370 (3.3) 257 655 Hàng Dệt, Thêu đan 343 (3.1) 37 782 Xe chở hàng 274 (2.5) 137 728 Máy móc công nghiệp khác 207 (1.9) 11 713 Động cơ đốt trong 202 (1.8) 8 785 Xe máy, xe đạp 178 (1.6) 0.4 675 Hợp kim Thép cán 169 (1.5) 1987 741 Thiết bị dùng gia nhiệt, làm lạnh 161 (1.5) 19 744 Thiết bị truyền tải, cần cẩu 158 (1.4) 24 657 Sợi đặc biệt 142 (1.3) 13 523 Muối kim loại vô cơ 134 (1.2) 6 342 Muối propan, butan 132 (1.2) - 778 Thiết bị điện khác 131 (1.2) 18 724 Máy dệt sợi, Máy thuộc da 127 (1.2) 9 Tổng cộng 11,068 (100.0) *: Số lần tăng giữa hai năm 2007 và 2000 Chú: Ở đây dùng thống kê xuất khẩu của Trung Quốc Tư liệu: Tính từ Thống kê mậu dịch Liên Hiệp Quốc. Mậu dịch ở biên giới qua 3 cửa khẩu chính cũng mang tính chất tương tự. Tại cửa khẩu Lào-Cai-Hà Khẩu (Vân Nam), Việt Nam xuất khẩu nông lâm thủy sản và nhập phân bón, thuốc trừ sâu, v.v.. Lạng Sơn-Bằng Tường (Quảng Tây) là cửa khẩu chuyên nhập các loại máy móc, thiết bị từ Trung Quốc vào Việt Nam. Tại của khẩu Mông Cái-Đông Hưng (Quảng Tây) Việt Nam xuất khẩu than và nhập hàng công nghiệp tiêu dùng. Cơ cấu ngoại thương Việt Trung như phân tích ở trên đã hình thành từ những năm 1990 và hiện nay cơ cấu nầy vẫn như cũ. Từ năm 2002 tôi đã gọi đây là cơ cấu mậu dịch có tính Nam Bắc, nghĩa là cơ cấu giữa nước chậm phát triển và nước tiên tiến. 3 3 Xem Trần Văn Thọ (2002). Vấn đề nầy được phân tích trở lại trong Trần Văn Thọ (2009).

9 Với cơ cấu nầy, khi Hiệp định thương mại tự do ASEAN Trung Quốc (ACFTA) được thực thi hoàn toàn thì áp lực của Trung Quốc đối với Việt Nam còn mạnh hơn nữa. ACFTA ký kết vào tháng 11 năm 2002 và có hiệu lực từ tháng 7 năm 2005 (thuế suất bắt đầu cắt giảm). Đối với các thành viên mới trong khối ASEAN như Việt Nam, thời hạn hoàn thành thời khóa biểu cắt giảm thuế đối với hàng nhập từ Trung Quốc là đầu năm 2015, nghĩa là chỉ còn hơn 4 năm nữa, chỉ trừ một số mặt hàng nằm trong danh mục nhạy cảm, tất cả hàng công nghiệp nhập khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam sẽ không bị đánh thuế. Thêm vào đó, thuế suất của phần lớn những mặt hàng trong danh mục nhạy cảm cũng sẽ phải giảm xuống dưới 5% trước năm 2020. Đặc biệt so với thuế suất hiện hành mà Việt Nam áp dụng đối với hàng nhập từ các nước thành viên WTO, thuế suất cắt giảm đối với hàng nhập từ Trung Quốc theo khuôn khổ ACFTA sẽ rất lớn đối với hàng công nghiệp trong các lãnh vực như tơ sợi và vải, các loại hóa chất, đồ điện gia dụng và sản phẩm phụ trợ, xe hơi và sản phẩm phụ trợ. 4 Như đã thấy ở trên, đây là những mặt hàng mà Việt Nam hiện nay nhập khẩu nhiều từ Trung Quốc dù thuế suất cao. Do đó, khi ACFTA hoàn thành những mặt hàng nầy sẽ tràn sang Việt Nam nhiều hơn nữa. 3. Vài hàm ý về mặt lý luận: Thử bàn thêm về quan hệ kinh tế Việt Trung nhìn từ một số lý thuyết về mậu dịch để thấy rõ hơn những vấn đề của Việt Nam. Trước hết là mô hình về lực dẫn (gravity model). Theo mô hình nầy, mậu dịch giữa hai nước tùy thuộc vào lực dẫn của nước nầy đối với nước kia. Lực dẫn lớn hay nhỏ tùy theo quy mô thị trường (đo bằng GDP) và khoảng cách địa lý giữa hai nước. Khoảng cách địa lý càng nhỏ thì phí tổn chuyển chở hàng hóa và các dịch vụ như bảo hiểm càng thấp và thông tin về thị trường cũng dễ thu thập. GDP lớn và tăng nhanh cũng tăng sức mua đối với hàng hóa của nước ngoài. Việt Nam và Trung Quốc là hai nền kinh tế phát triển với tốc độ cao hoặc tương đối cao, lại ở cạnh nhau nên hội đủ cấc yếu tố thuận lợi trong mô hình về lực dẫn. Đặc biệt đối với Việt Nam, Trung Quốc là nền kinh tế lớn và phát triển nhanh. Thế nhưng như đã phân tích trong Tiết I và II, Việt Nam không tận dụng được thế mạnh nầy, chỉ xuất khẩu nguyên liệu và hàng sơ chế trong khi các nước khác đẩy mạnh được xuất khẩu hàng công nghiệp sang nước nầy. Nguyên nhân chỉ có thể được giải thích bằng năng lực cung cấp yếu và hạn chế của phía Việt 4 Theo kết quả tính toán trong Tran & Matsumoto (2010).

10 Nam. Mô hình về lực dẫn chỉ chú ý đến mặt cầu. Cần phải phân tích mặt cung nữa. Lý luận thứ hai liên quan đến điều kiện giao dịch (terms of trade), tức là quan hệ tương đối giữa giá hàng xuất khẩu và hàng nhập khẩu. Từ giữa thập niên 1950, các nhà nghiên cứu về kinh tế phát triển hầu như thống nhất nhận định cho rằng điều kiện giao dịch của các nước xuất khẩu nông phẩm và nguyên liệu tức sản phẩm khai thác từ tài nguyên luôn bất lợi vì nhu cầu của các sản phẩm nầy tăng ít, giá cả lại biến động, trong khi đó nhu cầu và giá cả của hàng công nghiệp luôn tăng nhanh vì có đàn tính thu nhập cao (thu nhập của người dân càng tăng thì nhu cầu về các mặt hàng ấy càng tăng, tăng hơn cả thu nhập). Do đó, điều kiện giao dịch của các nước sản xuất và xuất khẩu sản phẩm khai thác từ tài nguyên sẽ càng bất lợi và các nước nầy càng tăng xuất khẩu càng giảm sức mua. Nhận định nầy đã trở thành cơ sở cho chủ trương là các nước xuất khẩu tài nguyên phải công nghiệp hóa thì kinh tế mới phát triển. Về quan hệ mậu dịch Việt Trung, Việt Nam cũng xuất khẩu nguyên liệu, nông sản. Theo ý kiến chính thống trong lý luận về kinh tế phát triển thì Việt Nam bất lợi trong điều kiện giao dịch với Trung Quốc. Tuy nhiên, có ý kiến ngược lại cho rằng kinh tế Trung Quốc phát triển mạnh mẽ với quy mô lớn nên nhu cầu về nguyên liệu luôn tăng, do đó các nước xuất khẩu nguyên liệu có lợi từ sự trỗi dậy của Trung Quốc. Cụ thể là điều kiện giao dịch với Trung Quốc chẳng những không bất lợi mà ngược lại. 5 Điểm nầy cần được kiểm chứng. Rất tiếc người viết bài nầy chưa có điều kiện về thì giờ cho việc kiểm chứng nầy nhưng có thể suy đoán là điều kiện giao dịch của Việt Nam không bất lợi vì các lý do sau: Thứ nhất, giá cả trên thì trường thế giới về những mặt hàng chủ yếu mà Việt Nam xuất sang Trung Quốc trong 10 năm qua có khuynh hướng tăng, đặc biệt, như Hình 1 cho thấy, các mặt hàng nguyên liệu, năng lượng như than đá, dầu thô từ khoảng năm 2002 đến năm 2008 đã tăng gấp 3-4 lần. Tình trạng săn lùng tài nguyên của Trung Quốc trên khắp châu Phi, châu Á và Nam Mỹ cho thấy nhu cầu của nước nầy rất cao và ngày càng tăng. 5 ðiển hình cho ý kiến nầy là Kwan (2010). Ông ta cho rằng trong quá trình trỗi dậy cuat TQ những nước có vai trò bổ sung (xuất khnu nguyên liệu) thì được lợi và những nước ở vị trí cạnh tranh (cùng xuất khnu hang công nghiệp như TQ) thì bất lợi.

11 Hình 1 Biến động giá trên thị trường thế giới của một số nguyên liệu 250 140 120 100 80 Than đá (Úc xuất khẩu) Than đá (Brazil xuất khẩu) Dầu thô (thị trường thế giới) Gasoline (thị trường Mỹ) 200 150 60 100 40 20 50 0 0 2009 2008 2007 2006 2005 2004 2003 2002 2001 2000 1999 1998 1997 1996 1995 1994 1993 1992 1991 1990 1989 1988 1987 1986 1985 1984 1983 1982 1981 1980 Tư liệu: Datastreamlines. Thứ hai, các mặt hàng công nghiệp Trung Quốc xuất khẩu sang Việt Nam giá thường rẻ. Trên thế giới Trung Quốc còn bị phê phán là bán phá giá. Tại Việt Nam hàng Trung Quốc cũng nổi tiếng giá rẻ. Như đã nói đến ở Tiết I, các tỉnh ở Trung Quốc cạnh tranh nhau trong đầu tư sản xuất ngây ra vấn đề sản xuất thừa. Tuy nhiên dù cho điều kiện giao dịch đang theo chiều hướng thuận lợi, một nước đông dân như Việt Nam không thể phát triển dựa trên khai thác và xuất khẩu tài nguyên. Không kể khả năng tài nguyên sẽ cạn kiệt, mô hình phát triển nầy sẽ không kích thích, không khuyến khích việc xây dựng nguồn nhân lực có tri thức, có kỹ năng cao, những điều kiện cần để có một nền kinh tế phát triển bền vững. Thu nhập qua việc khai thác tài nguyên cũng thường được phân phối giữa những người thuộc tầng lớp lãnh đạo hoặc quan chức và doanh nghiệp liên hệ. Đây là hiện tượng liên quan đến giả thuyết về lời nguyền của tài nguyên (resource curse) đã được phân tích nhiều cả về lý luận và thực chứng. 6 6 Về vấn đề nầy, tư liệu khá nhiều. Riêng bàn về ảnh hưởng của Trung Quốc đến các nước Đông

12 Vấn đề ở đây là dù biết xuất khẩu tài nguyên là bất lợi trên đường phát triển nhưng với quy mô sản xuất và xuất khẩu hàng công nghiệp quá lớn, và nhu cầu tiêu thụ tài nguyên với quy mô lớn và đang tăng mạnh của Trung Quốc, thách thức đối với Việt Nam là rất lớn. Thêm vào đó, trong quan hệ mậu dich Việt Trung, còn một điểm nữa về mặt lý luận cũng đáng quan tâm. Đó là ảnh hưởng của trào lưu mậu dịch tự do hiện nay. Ở Đông Á hiện nay, Hiệp định tự do mậu dịch (FTA) và Hiệp định hợp tác kinh tế (EPA) đang trở thành trào lưu chính trong quan hệ kinh tế giữa các nước. Mục tiêu chính của các hiệp định là cắt giảm hoặc bãi bỏ các hàng rào quan thuế và phi quan thuế, đẩy mạnh phân công lao động, tăng mậu dịch và đầu tư. Đối với các nước thành viên, do thị trường mở rộng, và do các yếu tố sản xuất như lao động, tư bản dịch chuyển nhanh sang các ngành có lợi thế so sánh, kinh tế phát triển nhanh hơn và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, trong các hiệp định tự do mậu dịch mà trình độ phát triển giữa các nước thành viên quá khác biệt, cơ hội và thách thức đối với các nước sẽ không giống nhau. Đối với các nước còn ở trình độ phát triển thấp, thách thức lớn hơn cơ hội nếu không nỗ lực nhanh chóng hình thành và thực hiện các chiến lược, chính sách phát triển thích hợp trước khi hiệp định được thực thi hoàn toàn. Khác với kinh nghiệm của những nước đã phát triển (như Nhật, Hàn Quốc, Thái Lan, v.v..), các nước đang phát triển ngày nay không thể bảo hộ các ngành công nghiệp còn non trẻ, ít thời gian để chuẩn bị chuyển dịch sang một lợi thế so sánh mới. Do đó, trong khi chưa có các chính sách, chiến lược hiệu quả, trong khuôn khổ của FTA hoặc EPA, hàng công nghiệp từ các nươc phát triển trước sẽ tràn ngập vào các nước phát triển sau. Trong quá trình hội nhập lợi thế so sánh hiện tại của các nước đi sau có khả năng sẽ bị cố định hóa. Tôi đã có dịp bàn vấn đề nầy chi tiết hơn trên Thời Đại mới (Trần Văn Thọ 2006) và đưa ra thuật ngữ Cái bẫy của trào lưu mậu dịch tự do trên Thời báo kinh tế Saigon để nói về thách thức mà Việt Nam phải trực diện trên đường hội nhập (Trần Văn Thọ 2007). Đối với Việt Nam, ảnh hưởng của Hiệp định mậu dịch ASEAN Trung Quốc (ACFTA) là đáng lo ngại. Như đã phân tích ở Tiết 2, chỉ còn hơn 3 năm nữa thì hiệp định nầy sẽ được thực hiện hoàn toàn giữa Việt Nam và Trung Quốc. Hiệp định nầy sẽ làm cho tác động từ sự trỗi dậy của Trung Quốc đối với Việt Nam càng mạnh mẽ hơn. Cơ cấu về lợi thế so sánh của Việt Nam sẽ bị cố định hóa, nghĩa là cơ cấu xuất nhập khẩu hiện tại (các Biểu 1, 3 và 4) của Việt Nam Nam Á, xem, chẳng hạn, Coxhead (2007).

13 có nguy cơ sẽ kéo dài nhiều năm trong tương lai. Việt Nam có nguy cơ sẽ trở thành thị trường tiêu thụ hàng công nghiệp của Trung Quốc và cung cấp tài nguyên và các sản phẩm nông lâm, ngư nghiệp cho nước nầy. Thay lời kết: Con đường để Việt Nam thoát ra khỏi nguy cơ Phân tích trên đây cho thấy sự trỗi dậy của Trung Quốc đang gây tác động lớn, đang trở thành trở lực lớn trên cọn đường công nghiệp hóa của Việt Nam. Mặt khác, nhìn tình trạng và chính sách kinh tế, chính sách giáo dục của Việt Nam hiện nay, ta không thể không bi quan. Nếu lãnh đạo hiện nay không ý thức đầy đủ thách thức nầy và khẩn trương đưa ra các chiến lược, chính sách thích hợp và dốc toàn lực thực hiện các biện pháp liên hệ thì nguy cơ đến từ dòng thác công nghiệp Trung Quốc cộng với cái bẫy của trào lưu mậu dịch tự do chắc chắn sẽ xảy ra. Đâu là con đường để Việt Nam thoát khỏi nguy cơ nầy? Đề tài nầy sẽ được bàn đến trong một dịp khác. Bài viết nầy chỉ có chủ đích phân tích hiện trạng để thấy rõ hơn bản chất của sự trỗi dậy của Trung Quốc và xét xem sự trỗi dậy đó ảnh hưởng như thế nào đến con đường phát triển của Việt Nam. Tuy nhiên, để kết thúc bài viết, ta thử nêu vài điểm liên quan đến chiến lược, chính sách của Việt Nam nhằm đối phó với nguy cơ nầy. Thứ nhất, trước mắt và trong trung hạn (độ 3 năm), cần có ngay các chính sách tăng sức cạnh tranh quốc tế của những mặt hàng đang có lợi thế so sánh (nhóm hàng có hàm lượng kỹ năng thấp trong Biểu 1) và chuẩn bị tham gia mạnh mẽ vào chuỗi cung ứng toàn cầu trong các mặt hàng có hàm lượng kỹ năng trung bình. Chính sách nầy gồm rất nhiều bộ phận. Một là phải tạo điều kiện khai thông thị trường vốn, thị trường lao động để doanh nghiệp tiếp cận được đến các yếu tố sản xuất (hiện nay có tình trạng khu công nghiệp thiếu lao động trong khi lao động dư thừa ở nông thôn; doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa không có vốn để đầu tư thay đổi công nghệ). Chính sách hạ tầng xã hội liên quan đến đời sống của người lao động ở các khu công nghiệp, khu chế xuất cũng phải được quan tâm. Hai là phải cải thiện ngay các điều kiện về hạ tầng, ưu tiên cung cấp điện cho sản xuất, đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng giao thông liên quan trực tiếp đến sản xuất công nghiệp. Ba là phải cải thiện các khâu liên quan thủ tục hành chánh ở bến cảng, ở khu công nghiệp và những nơi có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Những vấn đề nầy có thể thực hiện được ngay. Nhưng vấn đề là lãnh đạo phải

14 có quyết tâm và quan chức liên hệ phải có năng lực và tinh thần trách nhiệm. Thứ hai, trong dài hạn phải có chiến lược chuẩn bị điều kiện để chuyển dịch cơ cấu công nghiệp lên cao hơn, tham gia được vào sự phân công hàng ngang với Trung Quốc và các nước khác ở Đông Á trong những mặt hàng có hàm lượng kỹ năng cao. Có hai điểm quan trọng liên quan đến chiến lược nầy. Một là triệt để cải cách giáo dục và đầu tư thích đáng cho giáo dục và nghiên cứu khoa học, công nghệ để cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho giai đoạn chuyển dịch cơ cấu công nghiệp như đã nói. Hai là có chiến lược chọn lựa, thu hút dòng đầu tư nước ngoài (FDI) có chất lượng cao để nhanh chóng tham gia vào mạng lưới phân công lao động trong các ngành có hàm lượng công nghệ cao, đòi hỏi kỹ năng lao động cao. Nếu không có các chính sách nầy, Việt Nam sẽ không bao giờ theo kịp Trung Quốc và sẽ sa vào một cái bẫy khác, cái bẫy của nước thu nhập trung bình. Sự trỗi dậy của Trung Quốc đang và sẽ tác động mạnh đến kinh tế Việt Nam. Tránh được nguy cơ nầy hay không tùy thuộc vào bản lãnh, quyết tâm của lãnh đạo và quan chức Việt Nam. Tư liệu có trích dẫn: Abraham, Filip and Jan Van Hove (2005), The Rise of China: Prospects of Regional Trade Policy, Review of World Economics, Vol. 141(3), pp. 486-509. Ando, Michiyo (2006), Fragmentation and Vertical Intra-Industry Trade in East Asia, North American Journal of Economics and Finance, 17, Issue 3 (December), pp. 257-281. Coxhead, Ian (2007), A New Resource Curse? Impacts of China s Boom on Comparative Advantage and Resource Dependence in Southeast Asia, World Development, Vol. 35 No. 7, pp. 1099-1119. Coxhead, Ian and Sisira Jayasuriya (2009), China, India and the Commodity Boom: Economic and Environmental Implications for Low-Income Countries, The World Economy, pp. 1-27. Kimura Fukunari and Michiyo Ando (2005), Two-Dimensional Fragmentation in East Asia: Conceptual Framework and Empirics, International Review of Economics and Finance, 14, Issue 3, pp. 317-348. Kwan, C. Hung (2010), China As Number One, Toyo Keizai Shinpo-sha, Tokyo. Prema-chandra Athukorala (2009), The Rise of China and East Asian Export

15 Performance: Is the Crowding Out Fear Warranted?, The World Economy, 32-2, pp. 234-266. Trần Văn Thọ (2002), Tính chất bắc-nam trong quan hệ kinh tế Việt Trung, Thời báo kinh tế Saigon, số báo Tết Nhâm Ngọ, pp. 17-18. Trần văn Thọ (2006), Cộng đồng kinh tế Đông Á nhìn từ các nước đi sau, Thời đại mới số 8 (tháng 7).. Trần Văn Thọ (2007), Việt Nam trước cái bẫy của trào lưu mậu dịch tự do, Thời báo kinh tế Saigon (31/12/2007) Trần Văn Thọ (2009), Xác lập tinh thần Nguyễn Trãi trong quan hệ kinh tế Việt Trung, Diễn Dàn (Tết Kỷ Sửu), bổ sung và đăng lại ở Tuanvietnam (Vietnamnet) ngày 6/1/2010. Tran Van Tho & Kunichika Matsumoto (2010), Chugoku to Betonamu no Boueki no Jittai (Thực thể ngoại thương Việt Trung), Ch. 2 trong Viện nghiên cứu Việt Nam (2010), Chíến lược, chính sách nâng cao sức cạnh tranh quốc tế của công nghiệp Việt Nam trước sự trỗi dậy của kinh tế Trung Quốc, Đại học Waseda, Tokyo.