Contents

Tài liệu tương tự
Contents

Sổ tay hướng dẫn Phương pháp đánh giá hiện trạng bờ biển bằng ghi hình video (SVAM)

Nguyen Thi Thanh Thuy_new

(Microsoft Word - Ti\352u chu?n qu?c gia tr?ng c\342y ch?n s\363ng.doc)

ĐÊ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

Kỹ thuật nuôi lươn Kỹ thuật nuôi lươn Bởi: Nguyễn Lân Hùng Chỗ nuôi Trong cuốn Kỹ thuật nuôi lươn (NXB nông nghiệp, 1992) chúng tôi đưa ra qui trình n

Giới thiệu chiếc bánh chưng ngày Tết – Văn mẫu lớp 9

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ******** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 178/2001/QĐ-TTg Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm

KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY LƯA LEO 1. GIỐNG DƯA LEO Có 2 nhóm giống dưa leo: Nhóm dưa trồng giàn và nhóm dưa trồng trên đất Nhóm dưa trồng giàn: Canh

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRƯƠNG THỊ THU HƯƠNG NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI MUA HÀNG NGẪU HỨNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐÀ NẴNG KHI

Microsoft Word - huythuc-miennam2mua[2]

DANH SÁCH BÀI VIẾT HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2018 (Bài đã được sơ tuyển) TT TÁC GIẢ TÊN BÀI VIẾT 1 Nguyễn Thị Lang Ứng dụng công nghệ DNA để chô ng g

Quản Lý Ơn riêng Thiên Chúa đã ban, mỗi người trong anh em phải dùng mà phục vụ kẻ khác. Như vậy, anh em mới là những người khéo quản lý ân huệ thiên

Bản tin Tóm tắt của CIFOR cung cấp các thông tin cô đọng, chính xác, có bình duyệt về các chủ đề nghiên cứu lâm nghiệp hiện tại Số. 251, Tháng tư 2019

Microsoft Word - Tu tao do choi

ÑAÏI HOÏC CAÀN THÔ SỐ 03 (2014) BẢN TIN ĐẠI HỌC CẦN THƠ - CTU NEWSLETTER khoa khoa học tự nhiên 18 năm thành lập và phát triển Gi

K11_LY

MOLISA / DVET Chương trình Đổi mới Đào tạo nghề Việt Nam Programme Reform of TVET in Viet Nam HỘI THẢO QUẢN LÝ HIỆU QUẢ CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP Wor

Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vi Hồng

MÔN SINH HỌC 11 GV. Phạm Hữu Nghĩa GIÁO ÁN BÀI 24: ỨNG ĐỘNG I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài này HS phải: 1. Kiến thức: - Nêu được khái niệm ứng động. - P

"Đắc nhân tâm" trong giao tiếp vói khách hang Khách hàng tncớc hết cũng là con người, và mỗi một khách hàng của bạn, cũng như bao người khác, luôn muố

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

NỘI DUNG HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN SINH HỌC 6 NĂM HỌC A/ Lý thuyết: CHƯƠNG I: TẾ BÀO THỰC VẬT BÀI 7: CẤU TẠO TẾ BÀO THỰC VẬT Vẽ cấu tạo tế b

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

26 CÔNG BÁO/Số /Ngày VĂN BẢN HỢP NHẤT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc NGHỊ ĐỊNH Quy định xử phạt vi

OpenStax-CNX module: m Một số phạm trù cơ bản của Đạo đức học TS. Đinh Ngọc Quyên TS Lê Ngọc Triết ThS Hồ Thị Thảo This work is produced by Ope

Nghiên cứu Tôn giáo. Số PHẬT ĐÀI QUỐC THÁI DÂN AN THIỀN VIỆN TRÚC LÂM TÂY THIÊN Đại đức Thích Kiến Nguyệt, trụ trì Thiền viện Tây Thiên (Vĩ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LÊ THỊ PHƢƠNG THANH THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số:

daithuavoluongnghiakinh

Giải thích và chứng minh câu nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng

Đời Đường, Sa môn Thiện Đạo tập ký

Microsoft Word - [vanbanphapluat.co] qcvn bgtvt

Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO TỒN LOÀI ĐINH HƯƠNG (Dysoxylum cauliflorum Hiern 1875) TẠI VƯỜN QUỐC GIA BẾN EN TỈNH THANH HÓA TÓM TẮT Phan Văn Dũng

Generated by Foxit PDF Creator Foxit Software For evaluation only. Mô hình kiến trúc xanh từ bài học kinh nghiệm của kiến

Microsoft Word _MOC Định hướng xây dựng.docx

§Ò tµi

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Cà Mau sẽ biến mất? Các nhà khoa học cảnh báo nếu không có giải pháp quyết liệt, bá

HỎI - ĐÁP VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM CHO NGƯỜI CHẾ BIẾN, KINH DOANH THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ Hà Nội -2016

(Microsoft Word - PGS.TS. L\352 M?nh H\371ng)

Đề 11 – Giới thiệu về một loài cây hoặc loài hoa.(cây mai) – Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc 9

Microsoft Word - GT Cong nghe moi truong.doc

Cảm nghĩ về mái trường

ÔNG PGS/TS BÙI HIỀN VÀ ĐỨA CON QUÁI THAI TỪ BÊN TÀU GỞI QUA Nguyên Khai BỘ CHỮ TIẾNG VIỆT theo mẫu tự La -Tinh do các Giáo Sĩ Tây phương sáng chế ra g

TỔNG QUAN KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2012 VÀ TRIỂN VỌNG 2013 GS. Nguyễn Quang Thái 13 Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam I- Thành tựu quan trọng về kiềm chế lạm

Microsoft Word - VID 09 - P128.doc

ĐẠI HỌC QUỐC GIA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập - Tự Do - Hạnh Phúc TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỘI ĐỒNG TUYỂN SINH 2019

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 639/QĐ-BNN-KH Hà Nội

Phân tích hình tượng nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân

Uû Ban Nh©n D©n tp Hµ néi Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 HỌC KÌ I NĂM HỌC A. CẤU TRÚC ĐỀ THI:

1. Tình hình thế giới và trong nước sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống trên thế

Danh sach 35 de an 22.6.xls

Phân tích bài thơ Giục giã của nhà thơ Xuân Diệu

BÀI TRÌNH BÀY CỦA BỘ TRƯỞNG TRẦN HỒNG HÀ TẠI PHIÊN HỌP TOÀN THỂ HỘI NGHỊ VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬ

THIS PROJECT IS CO-FUNDED BY mini guide march 2011 KỸ THUẬT KHAI THÁC MÂY RỪNG

DANH SÁCH BÀI TOÀN VĂN Stt Code Tựa bài Tác giả Đơn vị Đã nhận Bài toàn văn 1 HT001 Đánh Giá Khả Năng Cung Cấp Sinh Khối Và Hàm Lượng Dinh Dưỡng Của V

KINH THUYẾT VÔ CẤU XỨNG

Làng nghề gỗ trong bối cảnh hội nhập Thực trạng và lựa chọn về chính sách để phát triển bền vững Tô Xuân Phúc Đặng Việt Quang Nguyễn Tôn Quyền Cao Thị

CÁC HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI Tác giả: Lê Hoàng Việt Trong bài này chúng tôi muốn giới thiệu với các bạn các trang web của Đại Học Catolica, Bồ Đào Nha

KHAI THÁC CÁC GIÁ TRỊ CỦA VĂN HÓA ẨM THỰC ĐỂ THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ Tóm tắt LÊ ANH TUẤN - PHẠM MẠNH CƯỜNG Trong những năm gần đây, văn hóa ẩm t

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG DẠY HỌC MÔN TRANG TRÍ CHO NGÀNH CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TIỂU HỌC

THANH TRA CHÍNH PHỦ Số: 08/2013/TT-TTCP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 31 tháng 10 năm 2013 THÔNG TƯ Hướn

Hương Cốm mùa Thu ********* Chúng tôi đi xa, cứ mỗi độ thu về thường nhớ đến món cốm ở quê nhà. Hương cốm theo chúng tôi đi suốt tuổi thơ, lớn lên, hư

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Hoàng Thu Thảo ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ THỦY ĐỘNG LỰC ĐẾN XU T

Microsoft Word - Sach TTNT A4_P2.doc

Childrens-Calendar-Art-Contest-VIETNAMESE

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn

Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 1565/QĐ-BNN-TCLN Hà Nội, ngày 08 tháng 07 nă

Lời dẫn chương trình văn nghệ hấp dẫn nhất

TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN NÔNG NGHIỆP TÂY BẮC: NHẬN DIỆN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Tha

Giám sát Các-bon rừng có sự tham gia: Hướng dẫn tham khảo trên hiện trường Bảo Huy, Nguyễn Thị Thanh Hương, Benktesh D. Sharma, Nguyễn Vinh Quang Thán

Microsoft Word - TCVN Sieu am truc banh xe

Thứ Hai Số 65 (6.683) ra ngày 6/3/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Gặp mặt các nữ đại biểu Quốc hội, nữ đại sứ t

Microsoft Word - doc-unicode.doc

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2018 CÔNG TY CỔ PHẦN SUPE PHỐT PHÁT VÀ HÓA CHẤT LÂM THAO Khu Phương Lai 6, Thị trấn Lâm Thao, Huyện Lâm Thao, Tỉnh Phú Thọ

THIẾT BỊ HỖ TRỢ TẬP BÓNG BÀN TỰ CHẾ *-*-*-*-* HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY BẮN BÓNG BÀN HIEPASC Homemade ( Có kèm tài liệu chi tiết cấu tạo máy ) Thiết bị đư

Con đường lành bệnh Tác giả: H. K. Challoner Việc chữa bệnh bằng những phương pháp khác y khoa thông thường hiện đang thịnh hành, nên tác phẩm The Pat

Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam – Bài tập làm văn số 4 lớp 8

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

Luận đề cách mạng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân

ENews_CustomerSo2_

Inbooklet-Vn-FINAL-Oct9.pub

Microsoft Word - PhuongThuy-Mang_van_hoc_tren_bao_Song.doc

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH ĐỊNH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU HIỀN VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH HẢI PHÒNG LUẬN

$00_LX213A_Lens_03.indb

GIS 101

MỞ ĐẦU

CẨM NANG LÀM VƯỜN RAU TẠI NHÀ Cho người mới bắt đầu Lời mở đầu Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang trở thành mối quan tâm, lo ngại hàng đầu của mọi

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

Mã đội SBD MSSV Họ Tên Điểm Lương Ngọc Quỳnh Anh La Thị Thúy Kiều Nguyễn Quốc Thanh

Microsoft Word - CXLKTS-Mat_ Tran_ Van_ Hoa_ Giua_ Ta_ va_ Tau U.doc

Phaät Thuyeát Ñaïi Thöøa Voâ Löôïng Thoï Trang Nghieâm Thanh Tònh Bình Ñaúng Giaùc Kinh Nguyên Hán bản: Ngài HẠ LIÊN CƯ hội tập TÂM TỊNH chuyển ngữ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc DANH SÁCH TÂN CỬ NH

A

Bản ghi:

Hợp tác Phát triển Đức NGHIÊN CỨU SINH KHỐI VÀ CÁC BON Báo cáo nghiên cứu tại tỉnh Kiên Giang GIỚI THIỆU Đây là những kết quả nghiên cứu đầu tiên về sinh khối rừng ngập mặn ở cấp vùng và hàm lượng CO 2 lưu trữ trong các rừng ngập mặn tại tỉnh Kiên Giang. Sinh khối và lượng các bon ước tính từ các ô tiêu chuẩn được sử dụng để ngoại suy ra toàn huyện và tỉnh bằng cách sử dụng ảnh vệ tinh phân loại thảm thực vật và phương pháp khoanh vẽ bản đồ. RỪNG, SINH KHỐI VÀ CÁC BON Trong một khu rừng, cây gỗ và cây bụi tạo thành phần chủ yếu của sinh khối trên mặt đất, Tổng sinh khối của một lâm phần biến động mạnh và phụ thuộc vào yếu tố thời tiết và đất. Đối với rừng ngập mặn sinh khối rừng còn phụ thuộc vào tần xuất và thời gian ngập nước do thủy triều. Sinh khối và các bon cũng bị chi độ tuổi của rừng và các cây trong rừng. Đối với các rừng non, việc tích lũy các bon sẽ diễn ra liên tục thông qua việc sinh trưởng của cây và rừng. Kích thước cây rừng và mật độ là những nhân tố chính quyết định sinh khối lâm phần. Mật độ gỗ trong cây ảnh hưởng đến hàm lượng các bon trong cây và như vậy nó cũng ảnh hưởng đến lâm phần thực vật. Mối quan hệ giữa kích thước cây và sinh khối của chúng không phải là quan hệ đường thẳng. Điều này có nghĩa là khi đường kính và chiều cao tăng lên, sinh khối của cây cũng tăng nhưng với tỉ lệ hoàn toàn khác. Một cây rừng ngập mặn điển hình có thể tăng sinh khối khô hơn 5 lần khi đường kính cây tăng gấp 2 lần, trong đó một nửa là các bon. Điều này có nghĩa là nếu các cây rừng có hình thái mảnh, tuy có mật độ dày nhưng sinh khối của chúng chỉ bằng một phần nhỏ của các cây có kích thước lớn, khoảng cách thưa. Dự án Bảo tồn và Phát triển Khu dự trữ Sinh quyển Kiên Giang

Các bon trong sinh khối cây đều bắt nguồn từ khí ô xít các bon (CO 2 ) trong không khí thông qua quá trình sinh trưởng của cây. Việc mất thảm thực vật che phủ, đốt rừng hoặc phân hủy gỗ sẽ làm các bon trở lại bầu không khí ở dạng CO 2, hoặc có khi là khí Mê Tan (CH 4 ) nếu cây bị phân hủy. Như vậy, rừng là các kho chứa đựng các bon hấp thụ được trong không khí, mặc dù có một số chu trình luân chuyển về cơ bản loại khí này diễn ra hàng ngày. Một trong những chu trình luân chuyển (sản xuất) sẽ làm Các bon quan trở lại bầu khí quyển, nhưng một phần sẽ đi vào chuỗi thức ăn hoặc được giữ lại trong đất. Các bon đất thường tồn tại ổn định trong đất trong một thời gian dài. Trầm tích môi trường như hệ sinh thái rừng ngập mặn có thể xúc tiến việc chon vùi sinh khối và đôi khi hình thành than bùn trong môi trường đặc biệt khi phân hủy sinh khối ở các vùng đất ngập nước. Do vậy, sự suy thoái và làm thay đổi chức năng tự nhiên của các vùng đất ngập nước có thể là nguyên nhân chính gây ra sự phát thải các bon như ô xít các bon đất vào bầu khí quyển. PHƯƠNG PHÁP Các chuyến khảo sát thực địa tại tỉnh Kiên Giang được thực hiện vào tháng 7-8 /2009 và tháng 1/2010. Phương pháp nghiên cứu đã được lên kế hoạch cho nghiên cứu này (xem chi tiết trong báo cáo của Wilson 2010). Rất nhiều quan sát về điều kiện tự nhiên và hiện trạng rừng ngập mặn đã được thực hiện, cùng với việc thiết lập các ô tiêu chuẩn để đánh giá nhanh tại hiện trường. Việc ước đoán sinh khối trên mặt đất (AGB) được thực hiện dựa trên một số phương trình do Komiyama et al. (2008) và TS Viên Ngọc Nam xây dựng. Việc chuyển đổi từ chỉ tiêu sinh khối sang các bon được thực hiện bằng cách chia đôi sinh khối hoặc lấy sinh khối nhân hệ số 0,5 (Gifford 2000). Đối với loài đước đôi (Rhizophora apiculata) sinh khối và các bon được tính toán dựa vào phương trình của TS Viên Ngọc Nam. Để qui đổi tổng lượng các bon đứng sang khí CO 2 trong bầu khí quyển, ta lấy lượng các bon đứng này nhân với hệ số 3,67. 2

MÔ TẢ THẢM THỰC VẬT Có 22 loài cây gỗ và cây bụi có chiều cao lớn hơn 1,3 m trong các ô tiêu chuẩn, và 4 loài thảm tươi phổ biến (hai loài Ráng và hai loài Ô rô). Các loài thực vật này là đại diện phổ biến của thảm thực vật trong rừng ngập mặn ở Kiên Giang. Bảng 1. Thông số trung bình của thảm thực vật trong các ô tiêu chuẩn Thông số Khoảng phân bố Giá trị trung bình Chiều cao trung bình của cây 2.1 m - 11.2 m 6.2 m Chiều cao cây cao nhất 5m - 16.9 m 10.1 m Chiều cao của tầng cao nhất 2.4 m - 12.5 m 9.1 m Đô che phủ tán 58% (bị chặt phá mạnh) - 83%. 71% Đường kính cây 2.3 cm - 14.2 cm, 6.4 cm Tổng tiết diện ngang/ha 3.8 m 2 / ha - 54.7 m 2 / ha 22.5 m 2 / ha sinh khối trên mặt đất (AGB) 1.4 424 t/ ha 123.8 t/ ha Trọng lượng rễ 2.6 128 t/ ha 33.9 t/ ha Tổng hàm lượng các bon 6.4 248.5 t/ ha 78.8 t/ ha Tổng lượng CO 2 qui đổi 23.4 912 t/ ha 289 t/ ha TÍNH TOÁN SINH KHỐI VÀ CO 2 LƯU TRỮ Vị trí các ô tiêu chuẩn được xác định cho cả rừng ngập mặn loại 1 và loại 2 theo các đơn vị địa lý của bản đồ sử dụng đất được khoanh vẽ từ ảnh vệ tinh. Lượng sinh khối trung bình và lượng CO 2 không khí lưu trữ trong mỗi ha rừng được tính toán cho từng loại rừng. Tổng lượng CO 2 qui đổi được lưu trữ trong toàn bộ rừng ngập mặn được tính toán bằng cách lấy diện tích rừng ngập mặn (ha) nhân với lượng CO 2 qui đổi/ha cho cả hai loại rừng ngập mặn (loại 1 và 2). Hiện tại, việc khoanh vẽ bản đồ mới chỉ thực hiện cho khoảng 70 % diện tích toàn tỉnh Kiên Giang. Tổng sinh khối và các bon tích lũy trong rừng ngập mặn ở các khu đã lập được bản đồ) và toàn tỉnh Kiên Giang đã được ước lượng là 3.500 ha là diện tích rừng ngập mặn ước tính tại Kiên Giang dựa vào diện tích rừng ngập mặn tại các khu vực đã được khoanh vẽ trên bản đồ. Sinh khối trung bình trên và dưới mặt đất tại 40 ô tiêu chuẩn là 157 tấn / ha. Tổng trọng lượng sinh khối khô (trên và dưới mặt đất) đối với rừng loại 1 là 147 tấn / ha, nhỏ hơn tổng trọng lượng khô của rừng ngập mặn loại 2 (190 tấn/ha). Tổng lượng CO 2 qui đổi mà một ha rừng ngập mặn lưu giữ được (cho cả hai loại rừng 1 và 2 ) được tính toán dựa trên 40 ô tiêu chuẩn (tính cả trên và dưới mặt đất) là 282 tấn / ha. Việc qui đổi ra tổng khối lượng CO 2 lưu trữ được trong 1 ha rừng ngập mặn loại 1 là 264 tấn/ha, trong khi lượng CO 2 lưu trữ trong rừng loại 2 là cao hơn nhiều (trung bình 340 tấn / ha). 3

CÁC BON LƯU TRỮ ƯỚC LƯỢNG Giả sử diện tích rừng ngập mặn theo ước tính ở Kiên Giang là 3.500 ha, thì lượng các bon tích lũy trong các rừng ngập mặn tại Kiên Giang sẽ là 269.000 tấn, ứng với khoảng 987.000 tấn khí CO 2 theo kết quả điều tra ô tiêu chuẩn và giải đoán bản đồ thảm thực vật. Tổng lượng các bon đối với cả 2 loại rừng ngập mặn (loại 1 và loại 2) và tổng các bon của 2 loại rừng (loại 1 + loại 2) ở các huyện đã lập được bản đồ thảm thực vật thuộc tỉnh Kiên Giang ( hiện mới chỉ thực hiện xây dựng bản đồ thực vật cho khoảng 70% diện tích toàn tỉnh) được thể hiện trong bảng 2. Bảng 2: Tổng các bon ước tính trong rừng ngập mặn loại 1 và loại 2 và tổng lượng các bon trong mỗi khu vực ở tỉnh Kiên Giang. Rừng ngập mặn loại 1 (M1) Khu vực ha Lượng các bon (t / ha) Rừng ngập mặn loại 2 (M2) ha Lượng các bon (t / ha) ha M1 + M2 Lượng các bon (t / ha) Hòn Đất 406 29000 387 362000 793 64800 Rạch Giá 89 6400 104 9700 193 15800 Châu Thành 27 1900 32 3000 60 4900 An Biên 263 18900 255 23800 518 42300 An Minh 424 30400 549 51400 973 79500 Tổng các khu vực 1210 86600 1328 450000 2537 207300 Dựa vào hàm lượng các bon trong rừng ngập mặn (Bảng 2), tổng lượng các bon qui đổi được tích lũy trong các khu vực rừng ngập mặn (phần diện tích đã khoanh vẽ bản đồ) là 743.800 tấn. Tổng ô xít các bon qui đổi cho toàn bộ rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang là 987.000 tấn. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Sinh khối rừng ngập mặn ở Kiên Giang là cao hơn so với kết quả một số nghiên cứu đã công bố (Saenger 2002; Komiyama et al. 2008; Alongi 2009). Tuy nhiên, một số nơi có giá trị sinh khối nhỏ, mặc dù là cùng kiểu rừng. Một vài lâm phần mắm trắng (Avicennia alba) có hàm lượng sinh khối thấp bởi đây là các lâm phần non phía trước biển. Nhìn chung, sinh khối rừng ngập mặn ở Kiên Giang là trung bình. Sinh khối trên mặt đất (AGB) với trên 600 tấn / ha đã ghi nhận được ở rừng ngập mặn, nhưng con số thường thấy dao động trong khoảng 150 và 350 tấn / ha đối với rừng ngập mặn nhiệt đới còn tốt (Alongi 2009). Sinh khối trung bình trong các ô nghiên cứu ở Kiên Giang là 123,8 tấn / ha, so với giá trị trung bình 247 tấn / ha trong báo cáo của Alongi (2009). Rất nhiều nghiên cứu đã công bố tập trung vào các lâm phần có cây cao. Tuy nhiên việc thu thập số liệu cho nhiều đối tượng rừng ngập mặn ở Kiên Giang gồm rừng non, một số lâm phần có cây bị chặt hạ và những khu vực rừng cằn cỗi có thể làm cho sinh khối rừng giảm đi so với số liệu đã được công bố. 4

1. Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang có sinh khối khá, và vì vậy cần duy trì các thảm thực vật là để lưu giữ các bon. 2. Đối với một loài cây, kích thước cây đóng vai trò quan trọng nhất trong việc quyết định sinh khối rừng, mặc dù khoảng cách giữa các cây (mật độ) cũng là một nhân tố quan trọng. 3. Mật độ gỗ là một yếu tố ảnh hưởng đến sinh khối và sự tích lũy các bon. Với cùng một kích cỡ, cây gỗ nặng có khả năng lưu trữ các bon hơn cây gỗ nhẹ. Rừng già thường có sinh khối và đa dạng sinh học cao. Để cây phát triển tới kích thước tối đa là biện pháp tốt nhất để đạt được sinh khối tối đa. THẢO LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ TRONG ĐIỀU TRA SINH KHỐI VÀ CÁC BON Con người hiển nhiên là nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng rừng ngập mặn (ví dụ như chặt phá) và làm ảnh hưởng đến khả năng tích lũy các bon của rừng. Để tăng sinh khối rừng và khả năng hấp thụ các bon trong rừng ngập mặn ở Kiên Giang, việc bảo vệ rừng là việc làm rất có ý nghĩa. 5

Chặt hạ các cây trưởng thành có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh khối và khả năng lưu trữ các bon của rừng. Bảo vệ và phục hồi rừng là nhiệm vụ quan trọng nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và nó sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho Kiên Giang. Chúng tôi ước tính tổng sinh khối rừng ngập mặn ở Kiên Giang hiện có (dựa trên phương pháp ngoại suy từ các khu vực rừng đã được khoanh vẽ trên bản đồ) là 549.114 tấn. Tổng lượng sinh khối ở trên tương đương với 269.089 tấn các bon lưu trữ được. Nếu, thông qua việc bảo vệ rừng và phục hồi rừng, sinh khối rừng ngập mặn sẽ tăng lên và tiếp cận với sinh khối tại các rừng nguyên sinh gần Thái Lan. Nếu làm được điều này, tổng sinh khối rừng ngập mặn sẽ tăng lên đến 1.999.900 tấn (tính theo mức sinh khối trung bình là 571.4 tấn / ha). Như vậy, sinh khối rừng ngập mặn ở Kiên Giang sẽ tăng trưởng khoảng 1.450.785 tấn, cao gấp 3,5 lần so với số liệu mà chúng ta tính được vào thời điểm này, mà không cần tăng thêm diện tích rừng ngập mặn. TÀI LIỆU THAM KHẢO Alongi DM (2009) The Energetics of Mangrove Forests. Springer, New York. Gifford RM (2000) Carbon Contents of Above-Ground Tissues of Forest and Woodland Trees. National Carbon Accounting System Technical Report No. 22. Australian Greenhouse Office, Canberra. Komiyama A, Ong JE & Poungparn S (2008) Allometry, biomass and productivity of mangrove forests: a review. Aquat. Bot. 89: 128 37. Saenger P (2002) Mangrove Ecology, Silviculture and Conservation. Kluwer Academic, Dordrecht, Netherlands. Deutsche Gesellschaft für giz 2011 Internationale Zusammenarbeit (GIZ) GmbH Dự án Bảo tồn và Phát triển Khu dự trữ Sinh quyển Kiên Giang Sở Khoa Học Công Nghệ, 320 Ngô Quyền, thành phố Rạch Giá Tỉnh Kiên Giang. Việt Nam T +84 77 3942 937 F +84 77 3942 938 E office.kgbp@giz.de I www.kiengiangbiospherereserve.com.vn www.giz.de/vietnam 6