Microsoft Word - minh.doc

Tài liệu tương tự
1 VÀI NÉT VỀ KÊNH NHIÊU LỘC THỊ NGHÈ XƯA VÀ NAY NCS. Trần Hữu Thắng ThS. Nguyễn Bá Cường Phát triển kinh tế - xã hội có tác động trực tiếp đến môi trư

10 Vạn Câu Hỏi Vì Sao - Tin Học

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

Bạn Tý của Tôi

Nghệ thuật châm biếm và đả kích trong vè người Việt : Luận văn ThS. Văn học: Phạm Thị Thanh Thủy ; Nghd. : GS.TS. Nguyễn Xuân Kính 1. Lý do c

Microsoft Word - Tom tat luan an chinh thuc.doc

Bình luận về câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG DẠY HỌC MÔN TRANG TRÍ CHO NGÀNH CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TIỂU HỌC

Thiền tông và Tịnh độ tông - chỗ gặp gỡ và không gặp gỡ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

KINH THỦ LĂNG NGHIÊM

NHỮNG BIẾN ĐỔI XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM DO QUÁ TRÌNH CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP (QUA TÌM HIỂU Ở NINH BÌNH) Đặt vấn đề Ngô Thị Phượng *

Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông t

Ngũ Luân Thư CHƯƠNG TRÌNH TÓM TẮT SÁCH KINH DOANH

CHƯƠNG 1

CẢI CÁCH GIÁO DỤC

Pháp ngữ của hòa thượng Tuyên Hóa - Phần 2

19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM

Nghị luân xã hội về vấn nạn Game online trong học đường

Document

Microsoft Word - khoahochethong.docx

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

Gian

Đinh Th? Thanh Hà - MHV03040

tuonglainaochoVN_2018MAY26_sat

Làm thế nào để chinh phục đối phương Tako Kagayaki Ebook miễn phí tại :

Cúc cu

Uû Ban Nh©n D©n tp Hµ néi Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam

mộng ngọc 2

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

Microsoft Word - KHÔNG GIAN TINH THẦN

GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ ki

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NG

Layout 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

ĐƠN VỊ TƢ VẤN CÔNG TY CP TƢ VẤN ĐẦU TƢ THẢO NGUYÊN XANH Website: Hotline: THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƢ MỞ RỘN

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

Kyyeu hoithao vung_bong 2_Layout 1.qxd

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA HÓA HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tên đề tài: SỬ DỤNG MOODLE THIẾT KẾ WEBSITE HỖ TRỢ VIỆC TỰ HỌC CHƯƠNG HIDROCA

Ý Nghĩa MàuTrắng Và Áo Dài Trong Đạo Cao Đài I. ÁO DÀI VIỆT NAM QSTS Nguyễn Thanh Bình Khảo Cứu Vụ Cao Đài Hải Ngoại Tòa Thánh Tây Ninh Mỗi khi bàn đế

Nam Tuyền Ngữ Lục

Luan an dong quyen.doc

Luận văn tốt nghiệp

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

Microsoft Word - kinhthangman.doc

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

Tác Giả: Cổ Long QUỶ LUYẾN HIỆP TÌNH Hồi 12 Giang Hồ Ân Oán Nhóc trọc đầu và Nhóc mặt rổ chẳng phải quá nhỏ tuổi, có lúc hai gã cũng giống người lớn,

36

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

Layout 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TÀI LIỆU PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN,

7. CÁC CHỦ ĐỀ VÀ BÀI HỌC TỪ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÀ NƯỚC Những tiến bộ to lớn của Việt Nam trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, gi

Số 130 (7.113) Thứ Năm, ngày 10/5/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 ƯU T

Hãy để mọi chuyện đơn giản - Tolly Burkan

cachetsaodangchuachet_2016MAY16

Đàm Loan và Đạo Xước

Document

Phân tích nét tương đồng trong thơ Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương

Microsoft Word - Ēiễm báo

HÀNH TRÌNH THIỆN NGUYỆN CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI & XÂY DỰNG ĐỊA ỐC KIM OANH 1

Một LỊCH-SỬ HÃI-HÙNG! Bị Giấu Kín và Phanh-Phui!!! (Nguyễn-Thông Blog) Bây giờ, thời buổi này, nếu nhắc tới cụm từ Cải-Cách Ruộng Đất, lứa U50, thậm c

Tác giả: Giáo sư Andreas Thalassinos (Trưởng phòng Đào tạo của FXTM)

Các phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Các phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Bởi: unknown CÁC PHO

Microsoft Word - coi-vo-hinh.docx

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN NGỌC QUANG HẦU ĐỒNG TẠI PHỦ THƯỢNG ĐOẠN, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1, QUẬN HẢI AN, TH

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI! Lý thuyết và thực hành dành cho các Trưởng Hướng Đạo Nam và nữ. Hướng Đạo, đơn giản thế thôi! 1

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

Document

Lộn Sòng Hữu Loan Hôm nay Tuất nhất định làm cho xong hồ sơ để đưa lên ty giáo dục. Hắn cho là sở dĩ hắn bị biên chế ra khỏi trung đoàn cũng chỉ vì bả

BÁO CÁO ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP

Layout 1

SỔ TAY NHÂN VIÊN SỔ TAY NHÂN VIÊN

MỘT CÁCH NHÌN VỀ MƯỜI BA NĂM VĂN CHƯƠNG VIỆT NGOÀI NƯỚC ( ) (*) Bùi Vĩnh Phúc Có hay không một dòng văn học Việt ngoài nước? Bài nhận định dướ

Manna CHÚA NHẬT 22 THƯỜNG NIÊN NĂM B Từ Trái Tim Con Người Lời Chúa: (Mc 7,1-8a ) 1 Hôm ấy, có những người Pharisêu và một số kinh

Các con ơi, Tranh vẽ - Duy Hân. Hôm nay không hiểu sao mẹ buồn quá, lòng mẹ chùng xuống và kỷ niệm xưa tràn về. Chung quanh đây thật cô quạnh, cây cỏ

A1.Hi?u%20rõ%20Trung%20qu?c%20d?%20h?p%20tác%20có%20hi?u%20qu

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

Lam Te Ngu Luc - HT Nhat Hanh

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU HIỀN VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH HẢI PHÒNG LUẬN

TÂM LÝ HỌC DÀNH CHO LÃNH ĐẠO TÂM LÝ HỌC DÀNH CHO LÃNH ĐẠO PSYCHOLOGY FOR LEADERS (Quản lý hiệu quả hơn nhờ cách thức tạo ra động lực, xung đột và quyề

QUAN TRỌNG LÀ BỀN VỮNG BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN


Lương Sĩ Hằng Ðời Ðạo Siêu Minh

Trường Đại học Văn Hiến TÀI LIỆU MÔN HỌC KỸ NĂNG MỀM (Lưu hành nội bộ) KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH Biên soạn: ThS. Nguyễn Đông Triều

Simplot Code of Conduct 0419R_VI

Binh pháp Tôn Tử và hơn 200 trận đánh nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sá

No tile

Microsoft Word - ducsth.doc

Đêm Hoa Đăng Bi Thảm Nguyễn Văn Lập Tái chiếm Quảng Trị xong, Sư đoàn Nhảy Dù tiếp tục đóng chốt trên dãy Trường Sơn làm thành một tuyến dài Bắc Nam t

Phần mở đầu

KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Pháp Đăng Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh Hệ Thống Chùa Tầ

CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN 2012 Thời gian: Thứ bảy (từ 08h30) ngày 27 tháng 04 năm 2013 Địa điểm: 252 Lạc Long Quân, Phường 10, Quậ

5 câu chuyện hay cực kỳ ý nghĩa về tình bạn

Document

PGS, TSKH Bùi Loan Thùy PGS, TS Phạm Đình Nghiệm Kỹ năng mềm TP HCM, năm

BỘ CÔNG THƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÂN PHỐI CHO CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮ

Bản ghi:

THƯ VIỆN VÀ VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM ThS. NGUYỄN THANH MINH GĐ. Trung tâm thông tin - thư viện Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM 1. Thư viện thực hiện các chức năng của mình như thế nào trong lịch sử: 1.1. Thư viện có nhiều đóng góp cho sự phát triển của xã hội loài người: Ai trong chúng ta cũng biết rằng khi tri thức được truyền bá và phổ biến rộng rãi thì tri thức đó mới trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Tri thức của con người được tạo ra lưu giữ chủ yếu dưới dạng lời nói, vật thể, hình ảnh và chữ viết. Các nhà thông thái, các nhà khoa học trước kia dựa trên sự thông thái của mình tìm hiểu thế giới, hiện tượng tự nhiên tích lũy nên tri thức, các tri thức được đúc kết và truyền bá cho các học trò có thể trực tiếp qua truyền miệng, qua chữ viết, hình ảnh trên sách vở. Chính nhờ sự truyền bá, chia sẻ tri thức mà nhiều cá nhân tổ chức,... có thể tiếp thu tri thức mới, thực hiện thay đổi để phát triển. Thông tin, tri thức qua con đường giáo dục đã thúc đẩy sự phát triển của toàn thể nhân loại. Thư viện là một trong những ngành truyền thống cổ xưa nhất của nhân loại, ra đời khoảng những năm 2000 trước công nguyên với hai chức năng cơ bản, chức năng tập hợp, gìn giữ, bảo tồn vật mang tin và chức năng truyền bá và phổ biến tri thức của nhân loại. Thực hiện hai chức năng này thư viện trở thành cộng sự đắc lực của ngành giáo dục trong sự nghiệp phát triển xã hội loài người. Thời kỳ đầu thư viện được lập nên chủ yếu nhằm phục vụ cho học tập của con em vua chúa, quan lại, sau đó dần dần mở rộng đối tượng phục vụ sang các nhà trí thức, nhà nghiên cứu, học sinh. Trong thời kỳ này đối tượng sử dụng thư viện còn rất hạn chế, nhưng hàng ngàn năm qua nhờ thư viện biết bao phát minh, sáng chế đã ra đời từ thư viện góp phần rất lớn đưa xã hội loài người phát triển như ngày hôm nay. 1.2. Hạn chế của ngành thư viện: Từ khi ra đời đến nay vai trò của thư viện ngày càng được nâng cao chuyển từ quản lý tài liệu sang quản lý thông tin và gần đây là quản lý tri thức. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện các vai trò này thư viện chỉ mới thực hiện tốt chức năng tập hợp, gìn giữ, bảo tồn vật mang tin nhưng chưa thực hiện tốt chức năng truyền bá và phổ biến tri thức của nhân loại. 1.2.1. Việc thực hiện chức năng thứ nhất của thư viện: Trong suốt quá trình phát triển của mình thư viện đã có rất nhiều thay đổi so với ban đầu: o Vật mang tin ngày càng đa dạng: Thuở ban đầu vật mang tin là những tảng đá, vỏ cây, da thú và sau đó là giấy, gần đây là micro phim, đĩa mềm, CD.v.v. Thư viện Việt Nam hội nhập và phát triển 75

o Đối tượng phục vụ ngày càng mở rộng: Ban đầu chỉ giới hạn trong con cháu vua, chúa đến nay mở rộng cho mọi đối tượng. o Cách thức thu thập, gìn giữ, tổ chức quản lý, lưu thông vật mang tin cũng có nhiều thay đổi.. 1.2.2. Việc thực hiện chức năng thứ hai: Nếu nhìn theo bề dày lịch sử và việc thực hiện chức năng thứ hai chức năng truyền bá và phổ biến tri thức, thì những thay đổi nêu trên của ngành thư viện rất là chậm chạp. Các thay đổi hầu như chỉ giới hạn trong vai trò quản lý - tập hợp, gìn giữ, bảo tồn vật mang tin, chưa có nhiều thay đổi trong việc truyền bá và phổ biến tri thức. Thật vậy, hàng ngàn năm qua và cho đến bây giờ vào thư viện chúng ta vẫn thấy các câu hỏi chủ yếu được đưa ra là ở phía bạn đọc. Các câu hỏi thường gặp có dạng: tôi muốn tìm chủ đề này nó nằm ở quyển sách nào? nhan đề sách này tìm ở đâu?.v.v. Khi các kiểu câu hỏi như trên ở bạn đọc còn phổ biến trong thư viện có nghĩa bạn đọc đóng vai trò chủ động và thư viện đóng vai trò thụ động - thuần túy chỉ thực hiện vai trò quản lý tài liệu, thông tin và tri thức. Trong khi đó nếu thực hiện vai trò truyền bá và phổ biến tri thức câu hỏi phổ biến trong thư viện thường là: bạn tìm hiểu vấn đề gì? Tôi có thể giúp gì cho bạn? hoặc là các câu nói mang tính chất hướng dẫn từ thư viện viên như: đề tài đó nên tìm hiểu trong các tài liệu này, ở đề mục này.v.v. Điều này có nghĩa thư viện viên là người chủ động đặt câu hỏi cho bạn đọc, hỗ trợ bạn đọc tìm thứ mà họ cần, hoặc định hướng cho bạn đọc trong việc tìm kiếm thông tin. Hiện nay thư viện viên hầu như hỗ trợ bạn đọc chủ yếu là tìm nhan đề sách hơn là tư vấn cho bạn đọc về những đề mục trong các tài liệu khác nhau mà bạn đọc có thể tìm hiểu. Như vậy, khi nào trong thư viện thư viện viên còn ở thế thụ động chưa thật sự chuyển sang thế chủ động thì thư viện vẫn còn đặt nặng chức năng thứ nhất chứ chưa thực sự quan tâm đến chức năng thứ hai. Giáo dục đã tạo nên những sự kỳ diệu cho toàn thể loài người, nhưng người cộng sự của nó thư viện đã làm chưa tốt chức năng thứ hai của mình theo yêu cầu. 2. Làn sóng đổi mới giáo dục và những đòi hỏi cách thức mới trong tạo lập, quản lý, truyền bá và phổ biến tri thức. 2.1. Bối cảnh thế giới: Xã hội loài người trong quá trình phát triển đã có những cuộc đột phá ngoạn mục như: phát minh ra lửa, phát minh ra tiền, phát minh ra thị trường, phát minh ra bánh xe... Và nhiều rất nhiều phát minh vĩ đại nữa của nhân loại. Nhiều phát minh mang tính cách mạng tạo nên sự thay đổi căn bản về chất trong sự phát triển của con người như: cách mạng khoa học kỹ thuật ở thế kỷ 18 bắt đầu với sự phát minh ra máy dệt ở Anh; các cuộc cách mạng về quản lý, cách mạng về năng suất; gần đây là các cuộc cách mạng thông tin; cách mạng sinh học; cách mạng vật liệu mới và năng lượng mới (cách mạng khoa học công nghệ). Các cuộc cách mạng này liên tiếp bùng nổ với chu kỳ càng ngày càng ngắn và tập trung chủ yếu vào những thế kỷ cuối - thế kỷ XVIII, XIX, XX của thiên niên kỷ thứ hai. Thư viện Việt Nam hội nhập và phát triển 76

Trong phần tư cuối thế kỷ XX cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đã và đang diễn ra mạnh mẽ đưa xã hội loài người tiến vào kỷ nguyên mới kỷ nguyên thông tin và phát triển kinh tế tri thức. Trong bối cảnh này tri thức nổi lên vượt qua các nhân tố sản xuất truyền thống và trở thành nhân tố quan trọng nhất quyết định sự phát triển. Tri thức từ chỗ sức mạnh chủ yếu là nằm trong các cá nhân đã vượt qua vỏ ốc truyền thống để trở thành nhân tố chủ yếu nằm trong xã hội với sức mạnh vượt trội. Công nghệ thông tin đã tạo nên sự đột biến về vai trò của tri thức đối với sự phát triển. Sự đột biến này đã tác động mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực, các ngành, thay đổi nhanh chóng và sâu sắc đời sống vật chất và tinh thần của xã hội. Đặc biệt kho tàng tri thức của nhân loại ngày càng đa dạng, phong phú, tăng theo cấp số nhân và dễ được tiếp cận hơn bất kỳ khoảng thời gian nào trong quá khứ. Cùng thời gian trên, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế trở thành xu hướng khách quan tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội toàn cầu. Một mặt, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy hội nhập tri thức, thúc đẩy hợp tác phát triển và làm cạnh tranh quốc gia quyết liệt hơn; mặt khác, cũng chính là quá trình bảo vệ quốc gia trên các phương diện kinh tế, xã hội, văn hóa Sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông, mạng viễn thông, internet, cũng đang diễn ra mạnh mẽ, tạo thuận lợi cho giao lưu và hội nhập, thúc đẩy hội nhập tri thức, đổi mới công nghệ nhưng cũng là quá trình đấu tranh gay gắt bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc của các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển. Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng Khoa học - Công nghệ diễn ra đồng thời với toàn cầu hóa đã và đang làm cho các nền kinh tế phát triển mạnh mẽ và năng động hơn, tiến trình phát triển trở nên nhanh hơn và khoảng cách về trình độ phát triển giữa các quốc gia được rút ngắn. Khoa học - công nghệ và toàn cầu hóa trở thành động lực cơ bản của phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, vấn đề bắt kịp nhịp độ phát triển khoa học - công nghệ hiện nay trên thế giới; hội nhập kinh tế quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa cũng là nguy cơ đối diện với sự tụt hậu của các quốc gia đang phát triển nếu không có chiến lược phát triển phù hợp. 2.2. Những thách thức của ngành giáo dục và thư viện: Trong bối cảnh trên, ngành giáo dục và ngành thư viện đứng trước những thách thức mới. Giáo dục là nền tảng của sự phát triển, vì thế đổi mới giáo dục ngày nay là chiến lược phát triển cơ bản của các quốc gia, là cơ sở cho việc phát triển khoa học và công nghệ, phát triển nguồn nhân lực quốc gia, nâng cao ý thức dân tộc, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc. Đổi mới giáo dục hay tụt hậu là vấn đề tạo nên những thay đổi sâu sắc trong giáo dục, từ quan niệm về chất lượng giáo dục, phát triển nhân cách người học đến cách thức tổ chức quá trình giáo dục, phương pháp giáo dục và cả hệ thống giáo dục. Quan điểm về nhà trường cũng thay đổi, từ khép kín chuyển sang mở cửa gắn kết với xã hội, gắn bó chặt chẽ với nghiên cứu khoa học và ứng dụng khoa học vào thực tiển đời sống. Người thầy, trước kia chủ yếu là truyền đạt tri thức, ngày nay là người cung cấp cho học sinh phương pháp thu thập thông tin một cách có hệ thống, có tư duy Thư viện Việt Nam hội nhập và phát triển 77

phân tích và tổng hợp. Đầu tư cho giáo dục từ chỗ được xem là phúc lợi xã hội, ngày nay được xem là đầu tư cho phát triển. Đổi mới giáo dục đã và đang diễn ra trên quy mô toàn cầu. Sự bùng nổ của thông tin và tri thức cùng với áp lực đổi mới của ngành giáo dục đòi hỏi phải có cách thức mới trong tạo lập, quản lý, truyền bá và phổ biến tri thức. Những điều này không chỉ tạo áp lực lên ngành thư viện mà tạo áp lực mạnh mẽ lên toàn xã hội. 2.3. Internet đã nhanh chân hơn thư viện trong bối cảnh mới: Trong bối cảnh đó ngành thư viện đã làm gì? Cho mãi đến đầu thập niên 90 ngành thư viện hầu như vẫn trung thành với vai trò quản lý truyền thống không đáp ứng được yêu cầu truyền bá và phổ biến tri thức mà bối cảnh mới đòi hỏi. Tất yếu internet ra đời để thực hiện vai trò lịch sử là tạo lập, tổ chức quản lý và phân phối tri thức mà ngành thư viện chưa thực hiện được. Internet ra đời đã tạo ra cuộc cách mạng mới trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, nó đáp ứng được yêu cầu cơ bản của bạn đọc đó là tổ chức quản lý, truyền bá và phân phối thông tin tri thức một cách nhanh chóng, thuận lợi. Tuy nhiên internet vẫn còn những lỗ hổng to lớn, thông tin tri thức trên internet không được hoàn hảo, thông tin tốt, thông tin xấu lẫn lộn; thông tin đúng sai chưa được xác thực. Nhưng trong khoảng 20 năm ra đời và phát triển của mình internet đã làm thay đổi mạnh mẽ đời sống của xã hội loài người. Ngày nay người ta có thể dễ dàng tìm được thông tin và tri thức mình cần, chỉ cần nắm được từ khóa và biết nhấn trỏ chuột. Dù mắc nhược điểm lớn như trên nhưng internet cho đến nay vẫn là phương tiện truyền bá và phổ biến thông tin tri thức được yêu thích nhất, thuận lợi nhất. Nó đang hoàn thiện để đảm nhiệm vai trò lịch sử thật ra không phải dành cho nó mà của ngành thư viện. Ngành thư viện rốt cuộc không đứng yên, đến năm 1994 thư viện số ra đời khắc phục điểm cơ bản trên của internet trong việc truyền bá và phổ biến tri thức đó là cung cấp thông tin có chọn lọc trên mạng internet. Thư viện số ra đời mở ra kỷ nguyên mới cho nghành thư viện. Khoảng hai thập niên qua, các thư viện hiện đại có sử dụng internet, có thư viện số và tổ chức theo hướng truyền bá và phổ biến tri thức cho bạn đọc đã tạo nên những bước ngoặc mới cho sự phát triển của ngành thư viện. Lúc này vì muốn thoát khỏi những ám ảnh trong quá khứ của ngành thư viện người ta đã đặt cho nó những cái tên mới thể hiện nó đang nổ lực thực hiện chức năng truyền bá và phổ biến tri thức như: Trung tâm học liệu, trung tâm thông tin thư viện v.v... Tuy nhiên, ở những nơi này cho đến nay vai trò chủ động vẫn ở phía bạn đọc. Ngành thư viện vẫn chưa thực sự thoát ra khỏi cái vỏ ốc của mình mặc dù đã có thư viện số và có nhiều đổi mới. Tuy nhiên rượu mới bình cũ cũng sẽ không thay đổi được về chất của ngành thư viện hiện nay. Ngay cả thư viện số ra đời tưởng rằng sẽ là cứu cánh cho sự phát triển của ngành thư viện, nhưng hơn nửa thời gian phát triển của internet thư viện số chỉ mới có ở một vài thư viện hiện đại chủ yếu ở các quốc gia phát triển. Vấn đề là phải thay đổi tư duy truyền thống bằng tư duy mới, phải thấy rằng vai trò chủ yếu của Thư viện Việt Nam hội nhập và phát triển 78

ngành thư viện là truyền bá, phổ biến và phát triển thông tin tri thức, vai trò quản lý là vai trò phụ. Trên quan điểm này cách làm của ngành thư viện phải hoàn toàn khác xưa. 3. Những đổi mới cơ bản đòi hỏi ở ngành thư viện: Khi thư viện viên đóng vai trò chủ động trong thư viện, có nghĩa thư viện dang cung cấp một dịch vụ về thông tin và tri thức. Điều đó có nghĩa thư viện phải thỏa mãn cao nhất nhu cầu của bạn đọc. Như vậy chức năng truyền bá và phổ biến tri thức trở thành chức năng chính; chức năng tạo lập, lưu trữ, tổ chức và quản lý thông tin tri thức trở thành chức năng phụ. Quản trị thư viện phải thay đổi theo hướng như trên. Những đổi mới cơ bản ngành thư viện cần phải có: o Thay đổi chất lượng đội ngũ nhân sự: Khi thư viện cung cấp dịch vụ về tri thức thư viện không chỉ dừng lại ở chất lượng đội ngũ như hiện nay mà cần những nhân sự không chỉ biết giỏi nghiệp vụ thư viện mà cần phải giỏi về lĩnh vực chuyên môn cụ thể để có thể tư vấn cho bạn đọc tìm được những tri thức chuyên sâu về chuyên môn. o Thay đổi phong cách làm việc: Để cung cấp dịch vụ tốt, thư viện viên phải có phong cách phục vụ - phong cách phục vụ khác hẳn phong cách quản lý tài sản thư viện. Phong cách quản lý hướng đến bảo vệ tài sản hạn chế sự thỏa mãn nhu cầu, phong cách phục vụ hướng đến tối đa hóa sự thỏa mãn nhu cầu tìm kiếm thông tin và tri thức của bạn đọc. o Thay đổi về cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất phải rộng rãi, thoáng mát sạch đẹp, phải có phòng học nhóm, có các khu vực khác nhau - khu vực có thể trao đổi, khu vực cần sự yên tỉnh nói chung phải đầy đủ các bộ phận của thư viện hiện đại nhằm hướng đến việc cung cấp một dịch vụ tri thức hoàn hảo. o Thay đổi cơ bản về nội dung và phương pháp đào tạo: Để đáp ứng nhu cầu nhân sự như trên ngành thư viện phải thay đổi toàn diện về giáo dục nội dung, phương hướng và phương pháp đào tạo. Nên tuyển dụng người có chuyên môn về lĩnh vực cụ thể và đào tạo thêm về nghiệp vụ thư viện. o Thay đổi về cách thức cung cấp dịch vụ thư viện: Sản phẩm của ngành thư viện là dịch vụ về thông tin và tri thức vì thế có thể tư nhân hóa dịch vụ thư viện. Nhà kinh doanh dịch vụ thư viện có thể cung cấp sĩ dịch vụ này cho các cơ quan, trường học hoặc bán lẽ trực tiếp cho bạn đọc. 4. Họat động thư viện đại học và vấn đề đổi mới giáo dục ở Việt Nam: 4.1. Xu hướng phát triển của giáo dục ở Việt Nam: Trước làn sóng đổi mới giáo dục đã và đang diễn ra mạnh mẽ, giáo dục Việt Nam bắt buộc phải đổi mới đáp ứng xu thế phát triển của thời đại. Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam đến 2010 cũng đã chỉ ra các mục tiêu và giải pháp sau: o Mục tiêu tổng quát: Đào tạo những con người có kiến thức cơ bản, làm chủ kỷ năng nghề nghiệp, có tư duy khoa học sáng tạo, có khả năng tự nghiên cứu, nhạy cảm với cái mới, có ý thức vươn lên về khoa học và công nghệ. Xây dựng hệ thống giáo dục đại học có khả Thư viện Việt Nam hội nhập và phát triển 79

năng đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực có trình độ cao phù hợp với cơ cấu kinh tế xã hội của thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa. o Mục tiêu cụ thể: Xây dựng một số cơ sở đại học chất lượng cao, có khả năng tiến hành giảng dạy các chương trình đại học và sau đại học chất lượng cao được thừa nhận rộng rãi trong khu vực và trên thế giới. Nâng tỷ lệ đội ngũ giảng viên làm việc trong các cơ sở đại học có bằng thạc sỹ trở lên từ khoảng 41,6% như hiện nay lên 70% vào năm 2010. Tăng số sinh viên trên 10.000 dân từ 118 năm học 2000 2001 lên 140 người năm 2005 và 200 người vào 2010. Tăng quy mô đào tạo thạc sỹ từ 11.727 học viên năm 2000 lên 38.000 và nghiên cứu sinh từ 3.870 năm 2000 lên 15.000 vào năm 2010. Kết hợp đào tạo trong nước với nước ngòai, phấn đấu tới năm 2005 có 20% cán bộ quản lý, cán bộ khoa học và cán chủ chốt của ngành, địa phương được đào tạo ở nước ngoài và tỷ lệ này lên 40% vào năm 2010. o Các giải pháp phát triển giáo dục đại học như sau: Đổi mới tổ chức và quản lý đại học; nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên; tiếp tục đổi mới quy trình, nội dung phương pháp đào tạo đại học; tăng cường quản lý chất lượng giáo dục đại học; đa dạng hóa và sử dụng có hiệu quả nguồn lực cho giáo dục đại học; đổi mới đào tạo sau đại học; liên kết chặt chẽ, đào tạo; nghiên cứu khoa học và sản xuất; tăng cường hợp tác quốc tế. 4.2. Hạn chế trong đổi mới giáo dục đại học ở Việt Nam: Tuy nhiên trong khoảng 20 năm qua việc thực hiện đổi mới giáo dục Việt Nam không có những tiến bộ đáng kể, chúng ta chưa biết bắt đầu từ đâu, đổi mới chỉ mang tính chất rượu mới bình cũ. Chất lượng giáo dục đại học và của cả nền giáo dục nước nhà vẫn còn rất thấp so với khu vực và thế giới. Riêng giáo dục đại học hầu như vẫn chưa có những thay đổi đích thực và có nguy cơ bế tắc nếu không có những bước đột phá trong cách nghĩ, cách làm. 4.3. Các thư viện đại học đã và đang làm gì? Hiện nay cả nước có 263 thư viện tỉnh và đại học, trong đó 61 thư viện tỉnh, 95 thư viện trường đại học và 107 thư viện trường cao đẳng. Hơn năm năm qua một làn sóng hiện đại hóa hoạt động thư viện với sự giúp đỡ và hỗ trợ của các cấp chính quyền đã diễn ra mạnh mẽ. Khoảng 30 thư viện tỉnh đầu tư xây dựng trụ sở mới khang trang hiện đại với số vốn đầu tư từ 3 20 tỷ đồng cho mỗi thư viện. 18 thư viện trường đại học được nâng cấp với số vốn đầu tư từ 6 30 tỷ đồng cho mỗi thư viện. Trường ĐH BK Hà nội được chính phủ đầu tư 200 tỷ cho việc xây dựng thư viện mới. Các trường đại học, cao đẳng cả nước đang tranh thủ nhiều nguồn vốn đầu tư từ trong và ngoài nước cho hoạt động thư viện. Khoảng 10 thư viện có nguồn đầu tư thích đáng từ nguồn vốn của WB và nước ngoài, khoảng 16 thư viện có nguồn đầu tư thích đáng từ các nguồn khác. Thư viện Việt Nam hội nhập và phát triển 80

Đặc biệt hệ thống thư viện đại học phía Nam bước đầu đã có những đột phá năng động trong việc cải tạo hoạt động thư viện theo hướng chuẩn hóa - hội nhập với quan điểm đi tắt đón đầu ứng dụng công nghệ tiên tiến nhằm bắt kịp và hội nhập với hệ thống thư viện thế giới. Từ đầu năm 1997 các thư viện đại học phía Nam đã chủ động liên kết qua nhiều hình thức, trong đó hình thức câu lạc bộ thư viện, liên hiệp thư viện các trường đại học phía Nam với vai trò tiên phong của một số thư viện hàng đầu như Thư viện Đại học Khoa học Tự nhiên, Trung tâm học liệu Huế, Trung tâm thông tin - thư viện Đại học Đà Nẵng, Thư viện Đại học Quốc gia TP. HCM, Thư viện Đại học Cần Thơ đã thúc đẩy đổi mới hoạt động thư viện. Song thực tế việc đổi mới chưa đồng bộ, mới diễn ra ở một số ít trường, phần lớn hầu như chưa thay đổi. Cùng thời gian này với nhận thức về tầm quan trọng của việc phát triển hệ thống công nghệ thông tin cho sự nghiệp phát triển của cả nước nói chung và công nghệ thông tin - thư viện cho việc phát triển vốn nhân lực - nền tảng của sự phát triển và đẩy nhanh qúa trình hội nhập kinh tế tri thức nói riêng. Các cấp lãnh đạo TP. HCM đã thông qua và triển khai chương trình mục tiêu ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin giai đoạn 2002 2005 với ba mục tiêu, mười chỉ tiêu, chín chương trình và 12 dự án. Hệ thống mạng dùng riêng của UBND TP và Hệ thống mạng đô thị băng thông rộng, đa dịch vụ ( mạng MAN TP. HCM ) đã được triển khai. Dự án hệ thống thông tin thư viện điện tử liên kết các trường đại học phía Nam là dự án thuộc chương trình trên đã được phê duyệt và đã triển khai thực hiện trong năm 2003, 9 thư viện phát triển cao nhất của TP đã được chọn trong dự án. Tuy nhiên trong sự chờ đợi mỏi mòn của nhiều người dự án đến giờ vẫn chưa thấy. Sự đổi mới hoạt động thư viện đại học đã và đang diễn ra với tốc độ rất chậm, chỉ mới bắt đầu thay đổi ít ỏi về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhưng trọng tâm chính là phương thức quản lý, quan điểm phục vụ, mục tiêu phục vụ hầu như chưa thay đổi. Hoạt động thư viện ngày nay vẫn mang nặng tính chất của thư viện truyền thống. Khi người thầy muốn áp dụng phương pháp đào tạo mới trên nền tảng học sinh là trung tâm với mục tiêu là nâng cao khả năng tự học, tự nhiên cứu của sinh viên nhằm phát triển toàn diện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết; kỹ năng làm việc nhóm; khả năng năng tư duy độc lập; phương pháp thu thập thông tin một cách có hệ thống.v.v. Để đáp ứng được yêu cầu này thư viện tối thiểu phải có tương đối đủ tài liệu tham khảo đáp ứng cho môn học, có phòng học nhóm, phòng tự học với sự dẫn dắt của thầy và sự hỗ trợ của cán bộ thư viện. Khi thư viện không đáp ứng được yêu cầu trên, thầy cô giáo không có cách nào khác ngoài việc quay về với phương pháp giảng dạy truyền thống. Theo phương pháp giảng dạy hiện đại thời gian tự học của sinh viên trên thư viện phải nhiều gấp đôi thời gian học trên lớp, nhưng hầu hết các trường đại học ở Việt Nam thư viện rất nhỏ so với quy mô sinh viên và quy mô cơ sở vật chất toàn trường. Các thư viện hầu như không đáp ứng đủ nguồn tài liệu, cơ sở vật chất thư viện để đáp ứng cho yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học ở trường. Có nghĩa chúng ta thiếu có những nền tảng thiết yếu cho việc đổi mới giáo dục. Nói cách khác đổi mới giáo dục ở Việt Nam phải bắt đầu từ sự đổi mới hoạt động thư viện. Thư viện Việt Nam hội nhập và phát triển 81

Hiện trạng Thư viện trong các trường cao đẳng, đại học ở Việt Nam có một khoảng cách khá lớn giữa yêu cầu và thực tiễn, cụ thể như sau: TT Yếu tố Yêu cầu Hiện trạng 1 Cơ sở vật chất Mặt bằng rộng và tập trung; phục vụ kho mở, theo chuyên ngành hoặc theo yêu cầu học tập nghiên cứu của bạn đọc. Cơ sở thư viện chật hẹp, phân tán, chủ yếu là kho sách. 2 Chất lượng thông tin và dịch vụ cung cấp thông tin Thiết lập một Trung tâm tập trung về địa lý, thiết bị cũng như quản trị hệ thống. Hiện đại hóa có hệ thống các trang thiết bị có thể truy cập, phân phối thông tin trong đại học, trong ngành & quốc tế. Hỗ trợ khả năng cung cấp thông tin đa nguồn, đa dịch vụ, mọi lúc mọi nơi kể cả từ Internet. Có các khu vực khác nhau theo yêu cầu bạn đọc; có phòng học, thảo luận nhóm Thống nhất quản lý nguồn tài nguyên thông tin tri thức của toàn trường. Số lượng, chất lượng các sách, báo, tạp chí, CD, thông tin số... cũng như chất lượng phục vụ đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế. Đa dạng nguồn thông tin tư liệu; tăng số lượng các chủng loại thông tin đặc biệt là thông tin số hóa. Đa dạng dịch vụ cung cấp thông tin qua hệ thống mạng, liên thông thư viện và Internet. Cơ sở vật chất phân tán cả về thiết bị cũng như quản trị hệ thống. Số lượng máy móc thiết bị còn hạn chế. Các thiết bị hỗ trợ hầu như không có. Các nguồn thông tin số hóa hạn chế. Hoạt động theo phương thức truyền thống (giáo viên, học viên phải tới Trung tâm mới có thể truy cập và sử dụng tài nguyên thông tin). Hầu như chỉ có một khu vực chung cho bạn đọc, không có phòng học và phòng thảo luận nhóm. Tài nguyên thông tin tri thức phân tán và không có hệ thống để có thể sử dụng, truy cập. Số lượng sách, báo, tạp chí còn nghèo nàn, thiếu cập nhật đặc biệt là sách nước ngoài. Chất lượng phục vụ chưa cao Nguồn thông tin hạn chế và số lượng chưa đáp ứng đủ nhu cầu học và dạy của nhà trường. Nguồn thông tin chủ yếu từ sách, báo và tạp chí. Thông tin và tri thức cung cấp cho bạn đọc chủ yếu theo phương thức truyền thống qua sách, báo và tạp chí tại các Thư viện Việt Nam hội nhập và phát triển 82

TT Yếu tố Yêu cầu Hiện trạng Khả năng truy cập hệ thống cao mọi lúc, mọi nơi qua các phương tiện truyền thông khác nhau. Phát triển dịch vụ tham khảo và tìm tin theo yêu cầu; tiết kiệm thời gian tìm tin và nâng cao chất lượng thông tin. Hỗ trợ đào tạo trực tuyến và trao đổi thông tin giữa thầy và trò. 3 Đội ngũ cán bộ, Trình độ quản lý & phương thức quản lý. Có đội ngũ cán bộ quản trị hệ thống, đội ngũ cán bộ nghiệp vụ thư viện có trình độ chuyên sâu về ngành đào tạo; đội ngũ cán bộ nghiệp vụ phát triển thông tin (biên tập, cung cấp tin..) hiểu biết nghiệp vụ và được đào tạo chính quy. Có năng lực tổ chức, quản lý và vận hành hệ thống thông tin ở trình độ quốc tế. Mô hình quản lý quốc tế, phù hợp với xu thế hiện tại và có khả năng hoà nhập với hệ thống Thông tin tri thức thế giới. phòng đọc trong khuôn viên thư viện trường. Tốn nhiều thời gian tìm tin và chất lượng thông tin kém. Hiện chưa có đội ngũ cán bộ phát triển thông tin, đội ngũ nhân viên tư vấn chuyên ngành hỗ trợ cho bạn đọc, đội ngũ cán bộ quản lý hệ thống chuyên nghiệp theo yêu cầu. Các đội ngũ khác thiếu về nhân lực và mới 1/2 được đào tạo cơ bản. Phần lớn chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế. Quản lý còn mang tính thủ công dựa trên kinh nghiệm. Chưa xây dựng được hệ thống quản lý có chất lượng. 4.4. Những đề xuất cơ bản cho sự đổi mới họat động thư viện ở Việt Nam: Với hiện trạng và năng lực như trên, hệ thống Thông tin và Thư viện của các trường đại học cả nước cần phải có sự thay đổi mạnh mẽ toàn diện về cả cơ sở vật chất, mục tiêu và phương pháp phục vụ. Trước hết đó là sự thay đổi trong tư duy, trong cách nghĩ, cách làm của từng cán bộ thư viện và ngành thư viện; phải đổi từ phong cách quản lý thuần túy sang phong cách cung cấp dịch vụ; hoạt động thư viện hướng mạnh mẽ sang việc thực hiện hiệu quả chức năng thứ hai. Có như vậy thư viện mới thực sự hỗ trợ cho việc đổi mới giáo dục, phát triển xã hội và nâng tầm của ngành thư viện trong con mắt xã hội. Về phía Chính phủ, Bộ giáo dục đào tạo, Bộ văn hóa thông tin và lãnh đạo các trường phải có sự đánh giá nghiêm túc và chính xác về chức năng, vai trò của ngành thư viện trong công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay. Theo tôi đổi mới hoạt động thư Thư viện Việt Nam hội nhập và phát triển 83

viện là cơ sở cho công cuộc cải cách giáo dục của cả nước nói chung và giáo dục đại học nói riêng. Cần nghiêm túc đánh giá lại vị trí của ngành thư viện đối với sự phát triển xã hội và có những sự đầu tư thích đáng về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cũng như cơ sở vật chất cho ngành thư viện. Cần nghiên cứu một cách nghiêm túc cơ sở lý luận và khả năng triển khai việc tư nhân hóa dịch vụ thư viện trong điều kiện nguồn vốn ngân sách cho hoạt động thư viện còn hạn chế. 5. Kết luận: Ngành thư viện trong suốt quá trình phát triển dựa chủ yếu trên vai trò quản lý nên làm chưa tốt chức năng truyền bá và phổ biến tri thức. Cần có mô hình phát triển mới cho việc thực hiện tốt chức năng này của ngành thư viện. Một mô hình cần quan tâm đó là xem thư viện là ngành cung cấp dịch vụ về tri thức và như thế có thể tư nhân hóa hoạt động thư viện. Ở Việt Nam đổi mới giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học trong nhiều năm qua chất lượng còn rất thấp. Tuy vậy, con đường đổi mới giáo dục vẫn chưa tìm được lối ra. Một trong những bước đột phá cho cải cách giáo dục thành công là bắt đầu từ việc cải cách hoạt động thư viện. Muốn cải cách hoạt động thư viện thành công cần có sự đổi mới đồng bộ trong cách nghĩ, cách làm của cán bộ thư viện, chính phủ, bộ giáo dục, lãnh đạo các trường.v.v. Xã hội cần có sự nhận thức lại và đánh giá đúng hơn vai trò của thư viện đối với sự phát triển. Người làm công tác thư viện cần được sự tôn vinh của xã hội nhiều hơn trong quá khứ bởi vị họ đang cung cấp một dịch vụ thiết yếu cho sự phát triển của xã hội loài người đó là dịch vụ tri thức. Mail: minhhuydhnhtphcm@yahoo.com Mobile: 0908 22 10 70 Thư viện Việt Nam hội nhập và phát triển 84