Quy hoạch và phát triển vùng nuôi tôm ĐBSCL đến 2030

Tài liệu tương tự
Microsoft Word _MOC Định hướng xây dựng.docx

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 639/QĐ-BNN-KH Hà Nội

TỔNG HỢP, SƯU TẦM VÀ BIÊN SOẠN BỞI NGUYỄN TRƯỜNG THÁI TỔNG HỢP 1090 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 12 THEO BÀI BÀI 2. VỊ T

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí Câu hỏi trắc nghiệm Địa lý lớp 12: Phần địa lý tự nhiên Bài: Vị trí địa lý, phạm vi lãnh th

Céng Hßa X• Héi Chñ NghÜa ViÖt Nam

BÀI TRÌNH BÀY CỦA BỘ TRƯỞNG TRẦN HỒNG HÀ TẠI PHIÊN HỌP TOÀN THỂ HỘI NGHỊ VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬ

VKHTLMN_DubaomanDBSCL _Cap nhat 16_1_2017.doc

Luan an dong quyen.doc

54 CÔNG BÁO/Số /Ngày BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Số: 42/2015/TT-BTNMT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

Microsoft Word - BAI LAM HOAN CHINH.doc

Céng Hßa X• Héi Chñ NghÜa ViÖt Nam

Céng Hßa X• Héi Chñ NghÜa ViÖt Nam

Gặp tác giả tập thơ Ngược sóng yêu biển đảo, mê Trường Sa Chân dung nhân vật Có tình yêu đặc biệt với biển đảo và người lính, cô gái Đoàn Thị Ngọc sin

Microsoft Word - 2.3_BaiQHtichhopDBSCL(GS.TS Vo).docx

CHÍNH PHỦ

Cà Mau sẽ biến mất? Các nhà khoa học cảnh báo nếu không có giải pháp quyết liệt, bá

Hạ Nguồn Sông Mekong trong Cơn Khát Vô Tận của Bắc Kinh Gần hai mươi triệu người Việt Nam phụ thuộc vào nước ở hạ nguồn sông Mekong. Nhưng thượng nguồ

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT I TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NÔNG NGHIỆP CHO CÔNG CHỨC ĐỊ

Chuyên đề VII. Thu thập, xử lý, hiệu chỉnh số liệu xâm nhập mặn lưu vực song Kiến Giang-Quảng Bình Người thực hiện: 1. Đặc điểm địa lý tự nhiên a. Vị

CHÍNH PHỦ

Microsoft Word - Noi dung tom tat

Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông t

Microsoft Word - DA17-TRAN THI HIEN( )

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ

TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN NÔNG NGHIỆP TÂY BẮC: NHẬN DIỆN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Tha

52 CÔNG BÁO/Số 57/Ngày ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ðộc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 6013/Qð-UBN

CƠ QUAN CỦA TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG Số VIETNAM ENVIRONMENT ADMINISTRATION MAGAZINE (VEM) Website: tapchimoitruong.vn Phát triển kinh tế biển xanh

Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước Phát triển thủy lợi ở nước ta. Giáo sư, Tiến sĩ kh

SỞ GD & ĐT THÁI BÌNH ĐỀ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2017 TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI MÔN: ĐỊA LÝ Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian giao đề) Mức 1:

NHỮNG BIẾN ĐỔI XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM DO QUÁ TRÌNH CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP (QUA TÌM HIỂU Ở NINH BÌNH) Đặt vấn đề Ngô Thị Phượng *

55 NĂM VIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI MÂU THUẪN SỬ DỤNG NƯỚC Ở HẠ LƯU HỒ CHƯ A TRÊN CÁC LƯU VỰC SÔNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC PGS.TS. Bùi Nam

Microsoft Word - Tiem nang ung dung cong nghe cao DBSCL.doc

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XV

Kỹ thuật nuôi lươn Kỹ thuật nuôi lươn Bởi: Nguyễn Lân Hùng Chỗ nuôi Trong cuốn Kỹ thuật nuôi lươn (NXB nông nghiệp, 1992) chúng tôi đưa ra qui trình n

Layout 1

Microsoft Word - _BT1_ 35. THS TRAN HUU HIEP_MOT SO VAN DE VE PHAT TRIEN VUNG VA LIEN KET VUNG DBSCL.doc

52631-KY THUAT NUOI TOM THE CHAN TRANG

TỔNG CỤC THỦY SẢN VIỆN KINH TẾ QUY HOẠCH THỦY SẢN BÁO CÁO TÓM TẮT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM ðến NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030 Hà

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Hoàng Thu Thảo ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ THỦY ĐỘNG LỰC ĐẾN XU T

BAÛN tin 287 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ ( ) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Sinh hoạt chi bộ: Thư chúc mừng n

TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN TRƯỜNG THPT TH CAO NGUYÊN ĐỀ THI CHÍNH THỨC Họ và tên thí sinh Số báo danh. ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2018 (LẦN 1) Bài thi: K

Báo cáo Kế hoạch hành động TÁI CƠ CẤU NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

Ch­¬ng 3

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG DỰ ÁN CẤP THOÁT NƯỚC ĐÔ THỊ VIỆT NAM BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG & XÃ H

Layout 1

1 VÀI NÉT VỀ KÊNH NHIÊU LỘC THỊ NGHÈ XƯA VÀ NAY NCS. Trần Hữu Thắng ThS. Nguyễn Bá Cường Phát triển kinh tế - xã hội có tác động trực tiếp đến môi trư

Microsoft Word - nguyenminhtriet-phugiadinh[1]

A

ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO: RA SỨC PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI NĂM NĂM BẢN LỀ CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM Ngô

Hieän traïng moâi tröôøng noâng thoân Chöông MÔI TRƯỜNG ĐẤT Tình hình chung chất lượng đất khu vực nông thôn Nhìn chung, chất lượng môi

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ******** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 178/2001/QĐ-TTg Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: /TB-BNN-VP Hà Nội, ngày tháng năm THÔNG BÁO

BẢNG PHÂN CHIA KHU VỰC TUYỂN SINH ĐẠI HỌC LIÊN THÔNG NĂM 2019 Mã Tỉnh Tên tỉnh Khu vực Đơn vị hành chính (Huyện, Xã thuộc huyện) 01 Hà Nội KV1 Gồm: 7

CÁC NHÓM CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HOA Ở TỈNH ĐỒNG NAI - VIỆT NAM Trần Hồng Liên Đồng Nai là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, có nhiều tộc người cư trú bên cạnh ngư

Microsoft Word - [vanbanphapluat.co] qcvn bct

QUỐC HỘI

Số 23 (7.006) Thứ Ba, ngày 23/1/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TỔNG B

Kyyeu hoithao vung_bong 2_Layout 1.qxd

a

Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên)

Tái sản xuất tư bản xã hội Tái sản xuất tư bản xã hội Bởi: unknown ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN TRONG TÁI SẢN XUẤT GIẢN ĐƠN VÀ TÁI SẢN XUẤT MỞ RỘNG TƯ BẢN XÃ H

Microsoft Word - TOMTATLUANVANTOTNGHIEP1521excat.doc

50 n¨m h¶i qu©n nh©n d©n viÖt nam anh hïng

Số 132 (7.115) Thứ Bảy, ngày 12/5/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 CUộC

MUÏC LUÏC

HỘI NGHỊ ĐIỆN GIÓ VIỆT NAM LẦN THỨ I Tp. Hà Nội, ngày 07 tháng 6 năm 2018 TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN ĐIỆN GIÓ TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Trần Hữu Hiệp 14/0

Báo cáo Kế hoạch hành động THỰC HIỆN TÁI CƠ CẤU NGÀNH MUỐI THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN TÁ

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2018 ĐẦU TƯ HIỆN TẠI HOẠCH ĐỊNH TƯƠNG LAI

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 01 /QĐ-UBND An Giang, ngày 02 tháng 01 năm 2019 QUYẾT

Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện Thanh Trì - Hà Nội Trần Thanh Thủy Khoa Luật Luận

QUỐC HỘI

Microsoft Word - 1a. Tiem nang PTTS _Theo Bo Thuy San _cu__.doc

ND &ND QuydinhGiadat

Microsoft Word - De Dia 9.rtf

Microsoft Word - longan_trinhthamdinh.docx

Số 349 (6.967) Thứ Sáu, ngày 15/12/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Hội Cựu Chiến binh Việt

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN NGỌC QUANG HẦU ĐỒNG TẠI PHỦ THƯỢNG ĐOẠN, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1, QUẬN HẢI AN, TH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

(Microsoft Word - PGS.TS. L\352 M?nh H\371ng)

CUỘC ĐẤU TRANH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN BÀI 1 Lãnh đạo xây dựng và bảo vệ chính quyền, chuẩn bị kháng chiến trong cả

BẢO QUẢN NGHÊU BẰNG PHƢƠNG PHÁP SẤY THĂNG HOA VÀ LẠNH ĐÔNG 1

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 1565/QĐ-BNN-TCLN Hà Nội, ngày 08 tháng 07 nă

MỘT GÓC VƯỜN THƯỢNG UYỂN

Microsoft Word - Law on Land No QH11-V.doc

BỘ 23 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÝ LỚP 9

ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH ĐỊNH

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

TABLE OF CONTENTS

Số: CHÍNH PHỦ /2018/NĐ-CP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày tháng năm 2018 DỰ THẢO 2 NGHỊ ĐỊNH Quy định chi

Luận văn tốt nghiệp

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 140/2012/QĐ-UBND Bắc Ninh, n

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ÔN VĂN HUY NGHIÊN CỨU SỰ ỔN ĐỊNH CỦA BỜ SÔNG THẠCH HÃN QUẢNG TRỊ VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP BẢO VỆ Chuyên ngành: Xây

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

UỶ BAN NHÂN DÂN

DỰ ÁN XÂY NHÀ TÌNH THƢƠNG (TẠI CHÙA LIÊN SƠN) Thực hiện : Phạm Thị Hồng Yến Thầy : Chơn Nguyên Chủ trì chùa Liên Sơn Tổ 7, ấp 5, Xã Thanh Sơn, Định Qu

60 CÔNG BÁO/Số /Ngày phiếu chính phủ hàng năm theo tiến độ thực hiện các dự án, bảo đảm hiệu quả sử dụng nguồn vốn trái phiếu ch

Bản ghi:

Trong nhiều năm qua, nuôi trồng thủy sản (NTTS) ở nước ta nói chung và nuôi tôm nói riêng đã có bước phát triển nhanh chóng, đóng góp không nhỏ vào nâng cao đời sống người dân, tăng sản phẩm tiêu thụ trong nước và mang lại giá trị xuất khẩu hàng tỷ USD (năm 2016 đạt hơn 3,1 tỷ USD). Để phát triển ngành tôm Việt Nam một cách bền vững, vào đầu tháng 2/2017, tại thành phố Cà Mau, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội nghị Phát triển ngành tôm Việt Nam với sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Mục tiêu mà Việt Nam hướng đến là xuất khẩu tôm thương phẩm đạt 10 tỷ USD vào năm 2025. Để đạt được mục tiêu này, tuy có nhiều điều kiện thuận lợi nhưng khó khăn, thách thức phải vượt qua cũng không ít. Bài viết phân tích về các giải pháp quy hoạch và phát triển vùng nuôi tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), địa bàn trọng điểm tôm của cả nước (chiếm hơn 90% diện tích và gần 83% sản lượng, năm 2016). Hiện trạng nuôi tôm vùng ven biển ĐBSCL Vùng ven biển ĐBSCL nằm trên địa bàn của 8 tỉnh (Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang) có tổng diện tích tự nhiên 2.147.000 ha. Đây là vùng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản (chủ yếu là tôm nước mặn). NTTS nói chung và nuôi tôm nói riêng đã tồn tại và phát triển ở vùng ven biển ĐBSCL từ hàng chục năm nay. Tuy nhiên, nếu như trước đây, diện tích và sản lượng tôm luôn có sự biến động, thì sau năm 2000, nhiều khu vực đã bắt đầu chuyển đổi đất trồng lúa 1, 2 vụ không hiệu quả sang nuôi tôm với quy mô khá lớn và tốc độ nhanh. Tổng diện tích nuôi tôm vùng ven biển đã tăng từ 543.300 ha (năm 2005) lên 638.005 ha (năm 2016), sản lượng cũng tăng từ 321.400 tấn (năm 2005) lên 542.711 tấn (năm 2016). Diện tích tôm nước mặn/lợ tập trung chủ yếu ở 3 tỉnh Cà Mau (275.895 ha, 43,2%), Bạc Liêu (132.447 ha, 20,8%) và Kiên Giang (106.610 ha, 16,7%). Trong cơ cấu nuôi, tôm sú luôn chiếm tỷ trọng ưu thế. Năm 2016, diện tích nuôi tôm sú đạt 566.582 ha (chiếm 88,8%). Tôm thẻ chân trắng bắt đầu phát triển mạnh từ năm 2008, đến năm 2016 có diện tích 71.423 ha (11,2%). Tuy nhiên, do tác động từ các yếu tố khách quan và chủ quan (thiên nhiên và con người), thiệt hại trong nuôi tôm không thể tránh khỏi, diễn ra hàng năm với mức độ khác nhau. Năm 2012, vùng ĐBSCL có khoảng 87.900 ha tôm bị mất trắng (trong tổng số 94.200 ha tôm cả nước bị thiệt hại, chiếm hơn 93%). Các nguyên nhân chính gây thiệt hại cho tôm nuôi có thể kể đến như: i) Thời tiết thay đổi bất thường, tạo điều kiện cho một số loại virus, vi khuẩn có cơ hội phát triển mạnh gây hội chứng bệnh gan tụy trên tôm; ii) Môi trường nuôi bị nhiễm độc do nguồn nước ô nhiễm; iii) Tác động của thiên tai ven biển, biến đổi khí hậu và phát triển thượng lưu Mê Kông (hạn hán, ngập lũ, gió bão, triều cường, nước biển dâng, xâm nhập mặn...). Ngoài ra, còn các nguyên nhân khác như con giống, thức ăn, lan truyền dịch bệnh, bố trí ao nuôi/khu nuôi chưa hợp lý... Từ những năm đầu 80 của thế kỷ XX, trước yêu cầu phát triển và cung cấp lương thực cho cả nước, nhiều khu vực ở ĐBSCL nói chung và ven biển ĐBSCL nói riêng đã được Chính phủ đầu tư xây dựng các hệ thống thuỷ lợi, bao gồm đê biển/đê cửa sông, bờ bao, cống/đập kiểm soát mặn/lấy nước ngọt, trạm bơm tưới/tiêu, kênh mương các cấp để ngăn mặn, tiếp ngọt, kiểm 1 / 5

soát triều... như hệ thống Gò Công, bắc Bến Tre, nam Măng Thít, Quản Lộ - Phụng Hiệp... Hệ thống thuỷ lợi ven biển, ở một chừng mực nhất định, đã góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp (SXNN) nâng cao sản lượng lương thực và cải thiện đời sống cho một bộ phận không nhỏ người dân trong vùng. Tuy nhiên, công trình thuỷ lợi xây dựng ở thời kỳ này chủ yếu phục vụ cho mục đích phát triển nông nghiệp (sản xuất lúa, màu), do vậy, khi chuyển đổi mục đích sang phục vụ NTTS (chủ yếu nuôi tôm), toàn hệ thống đã dần bộc lộ những hạn chế cố hữu như: i) Quy mô, kích thước kênh cấp/thoát nước chưa đáp ứng yêu cầu NTTS; ii) Cống kiểm soát điều tiết nước không đủ khẩu độ; iii) Hệ thống cửa van vận hành tự động 1 chiều nên không chủ động điều tiết nước vào/ra và bể tiêu năng không an toàn khi vận hành phục vụ NTTS; iv) Trong các vùng bảo vệ, hệ thống đê/bờ bao và công trình dưới đê chưa thật phù hợp và không đủ khả năng chống ngập khi có thiên tai, triều cường. Ngoại trừ một số rất ít diện tích nuôi thâm canh/bán thâm canh của các doanh nghiệp và nhà đầu tư lớn chủ động về nguồn nước theo hình thức cấp/thoát nước riêng biệt, phần lớn diện tích nuôi tôm còn lại sử dụng hệ thống kênh cấp/thoát kết hợp, chưa có hoặc chưa hoàn chỉnh quy trình xử lý nước cấp/thải trong chu kỳ nuôi, dẫn đến ô nhiễm môi trường nước. Đây chính là những vấn đề quan trọng ảnh hưởng lớn đến phát triển nuôi tôm bền vững của vùng. Những biến động về thiên nhiên, cũng như thị trường trong những năm qua, cùng với việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất quy mô lớn và rộng khắp từ năm 2005 đến nay, đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cho công tác phát triển thuỷ lợi. Những vấn đề đó không chỉ là những bài toán đặt riêng cho ngành thuỷ lợi, như kiểm soát lũ, kiểm soát mặn, cấp/tiêu nước, phòng chống hạn hán, phòng chống triều cường/nước biển dâng, phòng chống xói lở bờ mà còn là sự phối hợp giải quyết bài toán đa mục tiêu với thuỷ lợi phục vụ cho phát triển nông nghiệp, dân cư, giao thông, cấp nước sinh hoạt, công nghiệp và đặc biệt là phục vụ phát triển NTTS nước mặn/lợ, chủ yếu là tôm, ở vùng ven biển ĐBSCL. Phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi tôm vùng ven biển ĐBSCL Để phát triển bền vững, đạt hiệu quả cao, tránh rủi ro và giảm thiệt hại cho NTTS nói chung và nuôi tôm nói riêng, đặc biệt là các mô hình nuôi thâm canh và bán thâm canh, vấn đề quy hoạch, đầu tư và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng (trong đó thủy lợi đóng vai trò quan trọng nhất) cần được ưu tiên thực hiện sớm và đồng bộ. Hiện trạng hệ thống thuỷ lợi vùng ven biển ĐBSCL Hệ thống đê biển, đê cửa sông, bờ bao: Hệ thống đê được hình thành qua nhiều giai đoạn do yêu cầu thực tế từng nơi. Việc xây dựng tuyến đê gắn với các dự án đầu tư thủy lợi. Ngoài hệ thống đê biển, đê cửa sông, dọc các tuyến kênh cấp I, II có hệ thống bờ bao, với chiều dài khoảng 1.057 km. Hệ thống bờ bao kết hợp hệ thống đê làm nhiệm vụ phòng chống triều cường, nước dâng, trữ ngọt, giao thông nông thôn... song năng lực còn rất hạn chế. Hệ thống kênh các cấp: Hệ thống kênh các cấp có nhiệm vụ cấp nước ngọt, mặn, trữ ngọt, tiêu thoát nước dư thừa phục vụ sản xuất nông nghiệp, NTTS. Đến nay, vùng ven biển đã hình thành khoảng 50.000 km kênh các cấp, trong đó kênh trục và kênh cấp I có tổng chiều dài hơn 6.800 km (mật độ 2 m/ha); kênh cấp II dài gần 14.000 km (mật độ 7 m/ha) và hàng chục ngàn km kênh cấp III, kênh vượt cấp (mật độ 4 m/ha). Hệ thống cống: Các cống vùng ven biển được xây dựng nhằm kiểm soát mặn (ngăn/lấy mặn) và trữ/tiêu nước. Đến nay trên toàn vùng ven biển đã xây dựng được khoảng 582 cống 2 / 5

(kích thước 3 m). Ngoài ra, còn có hàng ngàn cống/bọng có kích thước dưới 3 m làm nhiệm vụ lấy nước mặn vào các ô/ruộng nuôi tôm. Trạm bơm nước: Đại bộ phận diện tích sản xuất nông nghiệp và NTTS được tưới tiêu/cấp nước bằng máy bơm nhỏ, do các hộ dân tự trang bị. Các trạm bơm điện tập trung không nhiều, chỉ có ở các tỉnh Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang và Long An, nhưng khả năng phục vụ hạn chế, chỉ đạt khoảng 35% năng lực thiết kế. Trong giai đoạn 2011-2015, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thủy lợi để phát triển thủy sản đã được Nhà nước quan tâm chú ý. Hệ thống thủy lợi ở hầu hết các tỉnh ven biển ĐBSCL đã và đang được đầu tư từ các nguồn vốn Trung ương và trái phiếu Chính phủ với tổng kinh phí phê duyệt khoảng trên 7.000 tỷ đồng (bao gồm 40 dự án, trong đó Trà Vinh 8, Sóc Trăng 3, Bạc Liêu 8, Cà Mau 17 và Kiên Giang 4). Các hạng mục đầu tư chính là đào và nạo vét kênh cấp/thoát nước, xây dựng cống kiểm soát mặn, đường điện, bờ bao kết hợp giao thông nông thôn... Tuy nhiên, cho đến nay mới có khoảng một nửa dự án được hoàn thành, số còn lại chỉ đạt 20-80% vốn duyệt. Một trong những khó khăn lớn nhất dẫn đến tình trạng đầu tư chậm là giải phóng mặt bằng và cấp phát vốn. Những tồn tại của hệ thống thủy lợi phục vụ NTTS NTTS nói chung và nuôi tôm nước mặn/lợ nói ở ĐBSCL nói riêng đã và đang phát triển mạnh về diện tích, năng suất và sản lượng, tuy nhiên việc đầu tư cơ sở hạ tầng (thủy lợi, giao thông, điện, xử lý nước thải) cho NTTS đến thời điểm này vẫn chưa thỏa đáng và cơ bản còn dựa hẳn vào nền tảng hạ tầng thủy lợi phục vụ SXNN. Mặc dù đã có một số dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thủy lợi cho NTTS được thực hiện trong thời gian qua, nhưng hệ thống thủy lợi phục vụ NTTS ở vùng ven biển ĐBSCL vẫn còn một số hạn chế sau: Một là, hệ thống cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất, nhất là chưa phù hợp cho NTTS. Hệ thống thủy lợi hiện hữu dựa trên nền tảng của hệ thống thủy lợi phục vụ canh tác lúa trước đây, không thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật về quản lý nước, cấp/thoát nước đối với NTTS. Phần lớn hệ thống kênh đảm nhận chức năng cấp/thoát nước kết hợp nên chất lượng nước nhiều nơi bị ô nhiễm. Hai là, tại những nơi giáp ranh SXNN theo môi trường nước ngọt và NTTS theo môi trường nước lợ như nam Măng Thít, bắc Bến Tre, nam Bến Tre... hệ thống thuỷ lợi chưa đảm bảo để phân chia ranh mặn/ngọt. Ba là, hệ thống công trình thủy lợi ở một số khu vực chưa đồng bộ và khép kín nên chưa phát huy hiệu quả (như hệ thống Ba Lai). Hầu hết các cống trước đây xây dựng với hình thức vận hành tự động một chiều để kiểm soát mặn cho SXNN, nay khó có thể chủ động để cấp/thoát nước khi chuyển sang NTTS. Bốn là, hệ thống sông, rạch tự nhiên phân bố không hợp lý làm hạn chế khả năng cấp, thoát, kênh bị bồi lắng nghiêm trọng, đặc biệt là ở Bán đảo Cà Mau. Các khu vực NTTS ven biển ĐBSCL có nơi lấn sâu vào đất liền 30-40 km (Bạc Liêu), do vậy rất khó để cấp nước mặn ổn định. Các mô hình nuôi trồng đan xen, manh mún, dạng da báo ; hệ thống ao nuôi chưa hoàn thiện, thiếu ao chứa, ao xử lý nước thải, dẫn đến tình trạng chất lượng nước chưa đảm bảo cho NTTS phát triển bền vững. Quy hoạch và phát triển thủy lợi phục vụ NTTS ven biển ĐBSCL Quy hoạch vùng, khu NTTS: Căn cứ vào hiện trạng NTTS, nhu cầu và điều kiện phát triển, khu và vùng NTTS ở các địa phương ven biển ĐBSCL được bố trí như sau: Long An, tập trung ở các huyện Cần Đước, Cần Giuộc và Tân Trụ. Tiền Giang, bố trí dọc bờ biển thuộc 2 huyện Gò Công Đông và Tân Phú Đông. Bến Tre, tập trung ở các huyện Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú. Trà Vinh, đẩy mạnh phát triển ở các huyện Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú và Châu Thành. Sóc 3 / 5

Trăng, chủ yếu ở các huyện Long Phú, Vĩnh Châu, Mỹ Xuyên và Cù Lao Dung. Bạc Liêu, tập trung tôm chuyên canh ở các huyện Giá Rai, Đông Hải, Hòa Bình, tôm quảng canh/quảng canh cải tiến và tôm - lúa ở các huyện Phước Long, Hồng Dân, Vĩnh Lợi và TP. Bạc Liêu. Cà Mau, tập trung ở các huyện Đầm Dơi, Ngọc Hiển, Cái Nước, Thới Bình, U Minh, Trần Văn Thời, Phú Tân và TP Cà Mau. Kiên Giang, tập trung ở các huyện Giang Thành, Kiên Lương, Hòn Đất, Hà Tiên và Gò Quao. Mô hình NTTS: Hiện tại và trong giai đoạn tới ở vùng ven biển ĐBSCL tiếp tục phát triển NTTS theo các mô hình thủy sản nước mặn/lợ chủ yếu cho 2 đối tượng tôm sú và thẻ chân trắng, gồm: i) Mô hình siêu thâm canh công nghệ cao trong nhà kính; ii) Mô hình thâm canh, bán thâm canh; iii) Nuôi tôm sú quảng canh cải tiến; iv) Mô hình tôm - lúa, lúa - tôm; v) Mô hình rừng - tôm, tôm - rừng và sinh thái. Nhu cầu nước cho NTTS: Nhu cầu nước cho NTTS bao gồm lượng nước dùng cho cải tạo ruộng, ao nuôi trước khi thả con giống; lượng nước yêu cầu trong ruộng và ao nuôi để có thể thả con giống; lượng nước thay thế từng thời đoạn trong quá trình nuôi; lượng nước bù do bị ngấm và bốc hơi. Yêu cầu nước phải sạch, không bị nhiễm bẩn bởi nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nông nghiệp, các nhà máy hóa chất... Qua tính toán, nhu cầu nước cho nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng nước mặn/lợ với quy mô thâm canh là 7-10 l/s/ha. Tổng nhu cầu nước lợ cho NTTS ven biển trung bình hàng năm từ nay đến 2030 là từ 8-10 tỷ m3, trong đó nước ngọt 2-4 tỷ m3, tập trung chủ yếu vào 6-7 tháng mùa khô (từ tháng 12 đến 6). Ngoài ra, trong nuôi tôm thâm canh, cũng cần cung cấp một lượng nước mặn rất lớn với hệ số từ 8 đến 10 l/s/ha. Bố trí hệ thống cấp/tiêu nước: Đối với mô hình thâm canh/bán thâm canh: Sơ đồ hệ thống cấp nước: Sơ đồ hệ thống tiêu nước: Đối với mô hình quảng canh/quảng canh cải tiến: Sơ đồ hệ thống cấp nước: Sơ đồ hệ thống tiêu nước: Vốn đầu tư thủy lợi cho NTTS: Suất đầu tư hệ thống thủy lợi cho một ô NTTS (thường có diện tích từ vài ngàn đến vài chục ngàn ha) là khoảng 100-200 triệu đồng/ha. Tổng vốn đầu tư thủy 4 / 5

lợi cho NTTS ven biển ĐBSCL là khoảng 90.000 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 2016-2020 là 40.000 tỷ đồng (trung bình trên 8.000 tỷ/năm), giai đoạn 2020-2025 là 30.000 tỷ đồng (trung bình 6.000 tỷ/năm), giai đoạn 2025-2030 là 20.000 tỷ đồng. Kết luận và kiến nghị Ven biển nước ta nói chung, đặc biệt là vùng ven biển ĐBSCL, có tiềm năng rất lớn trong phát triển NTTS, trong đó chủ lực là tôm nước mặn/lợ. Trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng, cơ hội để phát triển diện tích NTTS càng lớn. Tuy nhiên, cũng cần nhận thức được rằng, xâm nhập mặn và nguồn mặn mới chỉ là điều kiện thứ cấp, do bất kỳ vùng ven biển nào cũng có thể lấy được nước mặn. Vấn đề cơ bản và quyết định nhất vẫn là nguồn cấp ngọt. Càng áp dụng mô hình nuôi tôm thâm canh và công nghệ cao, càng cần nhiều nước ngọt, thậm chí hơn cả trồng lúa (cả về số lượng và chất lượng). Do vậy, nguồn cấp và hệ thống thủy lợi phục vụ cho NTTS là cực kỳ quan trọng, đóng vai trò quyết định để phát triển bền vững và chất lượng tôm xuất khẩu. Ngoài ra, nguồn mặn và hệ thống thủy lợi cấp nước mặn cũng cần được đặc biệt quan tâm, do liên quan đến chất lượng và số lượng nước mặn theo nhu cầu nuôi và nguồn nước xả thải. Tổng vốn đầu tư cho hệ thống thủy lợi là rất lớn. Bên cạnh hệ thống thủy lợi cấp ngọt, cấp mặn, để đạt được mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD từ tôm vào năm 2025 (chủ yếu là từ ĐBSCL), trên quan điểm phát triển bền vững vùng ven biển, chúng ta còn phải đồng thời giải quyết hàng loạt vấn đề liên quan đến con tôm như: Giống, thức ăn, quy trình và kỹ thuật nuôi, dịch bệnh..., thậm chí cả tỷ trọng hợp lý giữa diện tích và sản lượng tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Để phát triển bền vững trên cơ sở khoa học và từ thực tiễn sản xuất, cần có những nghiên cứu tổng kết hiệu quả thực sự của từng mô hình nuôi tôm, cả về các mặt xã hội, kinh tế và môi trường, nhằm tìm ra mô hình phù hợp nhất cho vùng ven biển ĐBSCL. Do NTTS có suất đầu tư lớn, Chính phủ cần có cơ chế và chính sách hợp lý trong cho vay, huy động người dân, doanh nghiệp (cả trong và ngoài nước) đầu tư toàn bộ từng dự án hay từng hạng mục, công đoạn trong cả vùng và cả quy trình nuôi, nhằm động viên cao nhất nguồn lực của toàn xã hội cho mục tiêu phát triển NTTS bền vững. Nguyễn Ngọc Anh Nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam 5 / 5