Sứ điệp của Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II gửi Giáo Hội Việt Nam LTS : Gíao Hội Công Giáo sẽ tôn vinh cố Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II lên hàng chân phước và

Tài liệu tương tự
thacmacveTL_2019MAY06_mon

Sứ điệp của ĐTC Biển Đức 16 nhân ngày Quốc Tế giới trẻ lần thứ 25 cử hành ngày Chúa nhật Lễ Lá Thưa Thầy nhân lành, con phải là gì để được s

Microsoft Word - Wash Don Nhan Chua Kito Unicode.doc

SỰ SỐNG THẬT

Microsoft Word - DOCAT32

Mầu Nhiệm Đức Tin Cho mọi Tín Hữu, tất cả thời gian là thánh và được thấm nhuần với sự hiện diện của Chúa. Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã ấn định Năm

BÀN TIN GX. TAM HÀ NĂM MỤC VỤ GIA ĐÌNH CN, 25/11/2018 CHÚA NHẬT XXXIV MÙA THƯỜNG NIÊN - NĂM B Tin Mừng: Ga 18, 33b-37 Suy niệm LỄ ĐỨC GIÊSU KITÔ VUA V

SỰ SỐNG THẬT

Mở đầu

HÀNH TRÌNH ĐỨC TIN & ĐỔI MỚI

1

ĐẠI HỘI CÔNG GIÁO VIỆT NAM QUA NHỮNG CHẶNG ĐÀNG THÁNH GÍA 1

SỰ SỐNG THẬT

SỰ SỐNG THẬT

VN-Thu dip Le Hien Xuong 2019

Layout 1

LOI THUYET DAO CUA DUC HO PHAP Q.3

Bản tin Gx. Tam Hà Đồng Hành Với Những GĐ Gặp Khó Khăn CN, ngày 17/02/2019 Tin Mừng: Lc 6, "Phúc cho những kẻ nghèo khó. Khốn cho các ngươi

ĐỨC TIN LÀ GÌ? Đức tin có một tầm quan trọng hết sức cơ bản trong cuộc sống đời người, đặc biệt là người trẻ. Một số người tự nhiên có đức tin, cơ hồ

VN-Thu Mua Giang Sinh 2014

SỰ SỐNG THẬT

Microsoft Word - giao-ly-chuan-bi-hon-nhan.docx

Chúa Nhật Tuần II Mùa Phục Sinh Năm C Kính Lòng Chúa Thương Xót Củng Cố Ðức Tin Lời Chúa: (Ga 20,19-31) Chiều ngày thứ nhất trong tuần, nơi c

What is fundamental for being Christian (vietnamese)

SỰ SỐNG THẬT

SỐNG HẠNH PHÚC - CHẾT BÌNH AN The Joy of Living - Dying in Peace Ðạt Lai Lạt Ma thứ 14 Dịch: Chân Huyền ---o0o--- Nguồn Chuyể

Tông Hiến Kho Tàng Đức Tin CÔNG BỐ QUYỂN GIÁO LÝ HỘI THÁNH CÔNG GIÁO ÐƯỢC SOẠN THẢO TIẾP SAU CÔNG ÐỒNG CHUNG VA-TI-CA-NÔ II GIO-AN PHAO-1Ô, GIÁM MỤC,

BẢN TIN GIÁO XỨ TAM HÀ ĐỒNG HÀNH CÙNG CÁC GĐ GẶP KHÓ KHĂN CN, NGÀY 07/07/2019 Tin Mừng: Lc 10, Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít. Vậy anh

Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) cong

Microsoft Word - ChiaSeThiengLieng_NhuCauCuaDoiSongHoiThanhHomNay[1].doc

năm TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LONG TRƯỜNG

Bản tin Gx. Tam Hà ĐỒNG HÀNH CÙNG CÁC GĐ GẶP KHÓ KHĂN CN, ngày 19/05/2019 Suy niệm: "Thầy ban cho các con điều răn mới, là các con hãy yêu thương nhau

BẢN TIN MỤC VỤ th Street SE. Calgary, Alberta, Canada T2B 1M4 Phone/ Fax: (403) CHÚA NHẬT 3 MÙA VỌNG NĂM B PHỤ

Microsoft Word - SC_IN3_VIE.doc

GIÁO LÝ NĂM THÁNH ĐỨC MẸ TÀPAO Bài 3: qua Mẹ chúng con gặp gỡ được chính Thiên Chúa 1- Kinh Đức Mẹ Tàpao là một bài giáo lý rất súc tích, cô đọng về T

GIÁO XỨ THÁNH VINH SƠN LIÊM Tin Mục Vụ CHÚA NHẬT II MÙA THƯỜNG NIÊN - NĂM C GIÁO XỨ THÁNH VINH SƠN LIÊM Ngày 20 Tháng 01, Năm th Street SE

Hướng Đi Thiền Sư Lương Sĩ Hằng

Microsoft Word - tuan cuunhat web

HÀNH TRÌNH THIỆN NGUYỆN CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI & XÂY DỰNG ĐỊA ỐC KIM OANH 1

Baûn Tin Theá Ñaïo Soá 128 ngaøy Núi Bà Tây Ninh 1*- Thiệp Mời Tiệc Tân Niên Kỷ Hợi 2019 của Tậy Ninh Đồng Hương Hội - Hoa Kỳ tổ chức ngày 1

TÌM BẠN, KẾT BẠN, ĐƯA BẠN ĐẾN VỚI CHÚA Xin chia sẻ cùng gia đình Cursillo Sài gòn một số hình ảnh của anh chị em Nhóm Dấn Thân sống ngày thứ tư trong

THƯ MỤC VỤ CỦA ĐỨC CHA GIÁO PHẬN VỀ VIỆC CỬ HÀNH GIỜ CHẦU THÁNH THỂ THEO SÁNG KIẾN 24 GIỜ CHO CHÚA MÙA CHAY 2019 Thanh Hoá, ngày 19 tháng 03 năm 2019

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

1

BẢN TIN MỤC VỤ th Street SE. Calgary, Alberta, Canada T2B 1M4 Phone/ Fax: (403) CHÚA NHẬT 4 MÙA VỌNG & LỄ GIÁN

ban tin thang 7.cdr

Huấn Luyện Môn Đồ Đấng Christ ∣ Thiên Gia Vĩnh

BÀN TIN GX. TAM HÀ NĂM MỤC VỤ GIA ĐÌNH CN, 28/10/2018 Tin Mừng: Mc 1, "Bệnh cùi biến mất và người ấy được sạch". Tin Mừng: Mc 10, Suy niệm

Giáo Hội Hoàn Vũ Ý kiến từ Ai Cập: ''Obama không hiểu tình hình, hoặc là đồng loã với nhóm Hồi Giáo quá khích.'' Nhiều học giả và lãnh tụ tôn giáo ở A

Bạn Tý của Tôi

1 Những con số 3 lịch sử Trong năm 2018 có hai sự kiện quan trọng liên quan đến con số 3 lịch sử: Đó là 3 nhân 10 tức kỳ thứ 30 Khóa Tu học Phật Pháp

Microsoft Word - LTCC_86BPT_F2_2.doc

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

Mở đầu

LƠ I NGO Ki nh thưa quy cha, quy thầy phó tế; quy tu sĩ nam nữ cu ng toa n thê quy ông ba va anh chi em. Chủ đê mu c vu năm 2018 của Hô i Đô ng Gia m

Đại Sư Ấn Quang

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

Cảm nhận về bài thơ Nói với con của Y Phương

Microsoft Word - DOCAT28.docx

Nhà giáo khả kính: Cụ Đốc Trần Văn Giảng

Tìm hiểu Đức Ngô Đại Tiên qua Thánh Truyền (Thánh Truyền và ngày 13/3) Nguyên Hanh Tiệc Xuân dọn mời con ngồi lại, Rót chung trà THẦY đãi các con Lời

Nam Tuyền Ngữ Lục

Microsoft Word - THANG web

Microsoft Word - ptdn1252.docx

ĐT: (028) t Bản Tin 10 (4/2018) Nội dung trong số này: - Vài suy nghĩ từ một cuộc gặp gỡ tr. 2 - Sứ điệp Phục sinh Urbi et Orbi 2018 tr. 5 -

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

Bài của Đa minh Tiến Khởi GIÁO XỨ THỊNH LẠC - GÓC NHÌN TỪ MỘT DỊP ĐẠI LỄ Bất cứ làm việc gì, hãy làm tận tâm như thế làm cho Chúa chứ không phải làm c

HOC HỎI ĐỂ SỐNG ĐẠO - CN5TN-C

Baûn Tin Theá Ñaïo Soá 126 ngaøy I. Rằm Thượng nguơn: RẰM THƯỢNG NGƯƠN (Nguyên Thủy) Theo Nho giáo, ngày rằm Thượng nguơn là lễ: Thượng nguơ

Microsoft Word - SC_AT1_VIE.docx

Microsoft Word - TRAO Ð?I V?I N? CA SI B?O Y?N - Ban Biên T?p T?p Chí Quy Nguyên.doc

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

BÃy gi© Di L¥c BÒ Tát nói v§i ThiŒn Tài r¢ng :

1

(Microsoft Word - Cham S\363c T\342m Linh_R.Ruthe_T\355n Nh\342n.doc)

CHÚA NHẬT 22 THƯỜNG NIÊN NĂM C Ý nghĩa cuộc đời Lời Chúa: (Lc. 14, ) 1 Một ngày sabát kia, Ðức Giêsu đến nhà một ông thủ lãnh nhóm Phar

SỰ SỐNG THẬT

Những Thành Tựu Lẫy Lừng Trong Tâm Lý Học Hiện Đại Pierre Daco Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpa

Liên Trì Ðại Sư - Liên Tông Bát Tổ

Microsoft Word - DOCAT25.docx

VN-Thu dip Le Hien Xuong 2017

Cảm nhận về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải

Linh Đạo Mẹ TÊRÊSA Calcutta.pdf

Số 179 (6.797) Thứ Tư, ngày 28/6/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TƯ PHÁP VIỆT NAM LÀO: Đản

Con đường lành bệnh Tác giả: H. K. Challoner Việc chữa bệnh bằng những phương pháp khác y khoa thông thường hiện đang thịnh hành, nên tác phẩm The Pat

[Cầu Nguyện Với Chúa Mỗi Ngày] Tháng 3/2019 CẦU NGUYỆN THÁNG 3/2019 1

TỔNG GIÁO PHẬN SEATTLE GIÁO XỨ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM Vietnamese Martyrs Parish of The Archdiocese of Seattle 6841 S. 180 th St, Tukwila, WA

Microsoft Word - 45-RÔ-MA.docx

Bernard DULLIER O.M.I. - Bản dịch Nguyễn Đăng Trúc 91 Ngày thứ mười bốn Tiến BƯỚC VỚI ANH EM Tôi không hiểu làm sao trái tim tôi có đủ sức chứa hết nh

Phân tích bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn

Microsoft Word - T? Thu Ngu Kinh v?i v?n d? giáo d?c gia dình.doc

12/22/2015 nhantu.net/tongiao/4thu5kinh.htm Tứ Thư Ngũ Kinh với vấn đề giáo dục gia đình Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ I. KINH DỊCH VỚI GIA ĐÌNH II. KINH THƯ

CHÚA NHẬT 1 MÙA CHAY NĂM A CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG NĂM B Các con hãy tỉnh thức, vì các con không biết lúc nào chủ nhà trở về. Lời

Bài Giảng Tam Nhật Tĩnh Tâm 2019: Video: Mừng Lễ Mẹ HCG ngày 1: ngày 2:

Em hãy chứng minh người Việt Nam luôn sống theo đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn”

Toång giaùo phaän Thaønh phoá Hoà Chí Minh

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

VĂN KIỆN CỦA TÒA THÁNH VỀ LÝ THUYẾT PHÁI TÍNH I.Tòa Thánh công bố văn kiện mới về lý thuyết phái tính Vũ Văn An, 10/Jun/2019 Theo Gerard O Connell của

Bản ghi:

Sứ điệp của Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II gửi Giáo Hội Việt Nam LTS : Gíao Hội Công Giáo sẽ tôn vinh cố Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II lên hàng chân phước vào đầu tháng 05 năm 2011 nầy. Việt Luận xin phổ biến lại sứ điệp của Giáo Hoàng Gioan Phaolô II gửi Hàng giáo phẩm và người công giáo Việt Nam ngày 22 tháng giêng năm 2002. Ngày thứ ba, 22 tháng giêng năm 2002 tại điện Vatican, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, nhân dịp chào mừng Hàng giáo phẩm Việt Nam đến viếng mộ các Tông đồ, đã gửi sứ điệp đến cộng đồng dân Chúa tại Việt Nam. Sứ điệp được đọc bằng Pháp ngũ, Định Hướng chuyễn dịch Việt ngữ (Bản dịch Định Hướng của Nguyễn Đức Tuyên, Hà Minh Thảo Nguyễn Đăng Trúc và Trần Duy Nhiên) Đức Hồng Y, Các huynh đệ thân mến trong trách vụ giám mục và linh mục, 1.Tôi hân hoan tiếp đón quí huynh đệ giám mục Việt Nam từ xa xôi đến Rôma để thực hiện cuộc kính viếng ad limina Apostolorum (đến viếng mộ các Tông đồ). Qua cuộc hành hương cạnh mộ các Tông đồ Phêrô và Phaolô, quí huynh đệ muốn củng cố đức tin và sứ vụ của mình, cầu nguyện cho các giáo phận của quí huynh đệ và thắt chặt những mối hiệp thông nối kết quí huynh đệ với Người Kế Vị Phêrô. Tôi cầu chúc cho những buổi gặp gỡ khác nhau trong những ngày nầy khích lệ quí huynh đệ tiếp tục sứ mạng yêu thương và phục vụ Chúa Giêsu Cứu Độ, và canh tân quí huynh đệ trong sứ vụ xây dựng Thân Thể Chúa Kitô. Tôi cám ơn Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa, giám mục Nha Trang và là tân chủ tịch của Hội Đồng giám mục của quí huynh đệ, về những lời ngài vừa ngỏ với tôi nhân danh quí huynh đệ, chia sẻ cho tôi biết về những dấu chỉ hy vọng và những ưu tư mục vụ mà quí giáo phận đang sống. Tôi cũng gửi đến những huynh đệ vừa nhận chức giám mục những lờøi cầu chúc mừng nồng nhiệt của tôi. Trong dịp kính viếng viếng mộ các Tông đồ lần nầy, tôi hoan hỉ gặp được tất cả các giám mục của quí Hội Đồng. Chúng ta sung sướng được sống chung với nhau giây phút hiệp thông siêu nhiên và huynh đệ thắm thiết nầy. Khi quí huynh đệ trở về quê nhà, xin nhắn với các linh mục, các tu sĩ nam nữ, các giáo lý viên, các giáo dân, đặc biệt là các bạn trẻ rằng Giáo Hoàng cầu nguyện cho họ và khuyến khích họ dám chấp nhận những thách đố mà Phúc Âm đặt ra, noi gương các thánh và các vị tử đạo đi trước họ trong hành trình đức tin, mà máu các vị đã đổ ra vẫn còn là một mầm sống mới cho toàn xứ sở.

2. Từ cuộc kính viếng ad Limina lần trước của quí huynh đệ đến nay, Giáo Hội taiï Á Châu được mời gọi đặc biệt để đào sâu sứ điệp đầy hân hoan của Ơn Cứu Độ, bằng cách tiếp cận một cách độc đáo vấn đề nền tảng là rao truyền một cách minh bạch ơn cứu độ cho muôn vàn người Á Châu chưa từøng được nghe nói đến Chúa Kitô. Cũng như tất cả các giáo hội địa phương khác tại Á Châu, cộng đồng công giáo Việt-Nam đã nỗ lực có những suy tư thần học, linh đạo và mục vụ của mình qua cùng nhịp với các biến cố trọng đại của giáo hội như Thượng Hội Đồng Giám Mục đặc biệt cho Á Châu, kinh nghiệm phong phú của Năm Thánh 2000 và Thượng Hội Đồng Giám Mục thường kỳ mà một số trong quí huynh đệ tham dự trong thời gian gần đây. Tình yêu Chúa Kitô thúc bách Giáo Hội rao giảng Phúc Âm và thôi thúc các giám mục thăng tiến sứ mạng Phúc Âm hóa, đó là phận vụ và trách nhiệm hàng đầu tác vụ của mình. 3. Giáo hội ở Việt Nam được kêu mời để tiến ra khơi: tôi muốn khích lệ quí huynh đệ hãy hết sức quan tâm đưa việc rao truyền Phúc Âm và truyền giáo vào trong các chương tình mục vụ của mình. Tôi biết nhiệt tâm và những điều kiện khó khăn mà quí vị phải gặp trong khi thi hành phận vụ của mình. Xin ơn Chúa Thánh Thần làm cho những sáng kiến tông đồ của huynh đệ đầy tràn phong phú, mãi gây một nguồn hứng khởi mới mẻ trong lời giảng, trong việc dạy giáo lý, trong công cuộc đào tạo linh mục và tu sĩ, trong kinh nguyện của người tín hữu, trong công tác tông đồ cho giới trẻ và các gia đình! Trong các giáo phận và ngay trong Hội Đồng giám mục, quí huynh đệ đang lưu tâm đề ra những chọn lựa mục vụ thích hợp với hoàn cảnh và nhu cầu của Giáo Hội đặc trưng của mình, bằng lưu ý đến môi trường nhân sinh nơi quí vị đang sống, một môi trường được tài bồi bởi nhiều nền văn hóa và truyền thống tôn giáo kết tập thành bối cảnh tinh thần của xứ sở quí vị. Trong tinh thần đó, cách tổ chức của Hội Đồng Giám Mục mà quí huynh đệ đã hình thành, khi tạo ra những ủy ban chuyên biệt, đúng là một phương thức để phục vụ cho sức năng động truyền giáo mới mà các cộng đồng của quí huynh đệ đang cần. Tình trạng cấp bách của công cuộc truyền giáo phải luôn thúc đẩy quí huynh đệ chọn lựa một cách can đảm những gì phải làm, theo sự hướng dẫn của Thánh Thần, là tác nhân chính của công cuộc Phúc Âm hóa, và nhờ sự trợ giúp của Thánh Thần ấy quí huynh đệ sẽ có khả năng đáp ứng hữu hiệu những đòi hỏi của việc loan báo Phúc Âm. Các Bản báo cáo ngũ niên của quí huynh đệ nhiều lần nêu lên sự cần thiết phải phát triển công việc đào tạo giáo lý khai tâm cũng như đào tạo thường xuyên cho linh mục, tu sĩ nam nữ và tín hữu. Nhiều năm tháng xung đột, các cộng đồng kitô hữu ta rã và trình độ hiểu đạo của tín hữu không đều, làm cho việc đề xuất và tổ chức đào tạo thật khó khăn. Nên tôi khích lệ việc cổ võ và nâng đỡ tất cả mọi sáng kiến giúp cho chủ chăn cũng như tín hữu được đào tạo thích hợp để củng cố đức tin của mình và sống bằng đức tin ấy, hầu làm chứng đức tin một cách trung thực hơn. Đặc biệt cần cung ứng cho họ những kiến thức vững vàng về học thuyết xã hội của Giáo Hội. 4. Để thực thi luôn mãi sứ mạng yêu thương và phục vụ, Giáo Hội công giáo cũng được mời gọi chia sẻ niềm hy vọng của mình bằng cách không ngừng đề nghị con đường đối thoại, một lối đối thoại bắt nguồn và có được sự phong phú trong cuộc đối thoại đầy yêu thương và cứu độ giữa Chúa Cha và nhân loại, nhờ Chúa Con và trong sức mạnh của Chúa Thánh Thần. Một lối đối thoại chân thành và xây dựng giữa mọi thành phần xã hội trần thế là đường lối duy nhất mang lại niềm hy vọng mới cho toàn dân Việt Nam. Đối với kitô hữu, cuộc đối thoại nầy, cuộc đối thoại được thúc đẩy bởi bác ái và phát sinh từ ước muốn gặp gỡ thật sự với Chúa Kitô Cứu độ, sẽ nuôi dưỡng

mối tương quan sinh động với người cạnh mình, bất kể họ là ai, trong phẩm giá bất khả nhượng của họ là con Thiên Chúa, nhất là khi kẻ cạnh mình đang sống trong hoàn cảnh nghèo khó hoặc bị loại trừ. Quí huynh đệ hãy khuyến khích các cộng đồng chiêm ngắm Chúa Kitô nơi khuôn mặt của những người ( khốn khổ) mà Ngài muốn đồng hóa với họ, kêu gọi các cộng đồng thấu hiểu sự trung tín của Giáo Hội với sứ mạng của mình trong lối gặp gỡ nầy! 5. Như Công Đồng Vaticanô đã từng nhắc nhở chúng ta điều nầy: Căn cứ vào vai trò và thẩm quyền của mình, Giáo Hội không cách nào bị đồng hóa với một cộng đồng chính trị, và cũng không hề cấu kết với bất cứ hệ thống chính trị nào. Vì thế, Công đồng chính trị và Giáo Hội, mỗi bên với lãnh vực riêng của mình, đều độc lập và tự trị Tuy nhiên, vì cả đôi bên đều có phận vụ chu toàn sứ mạng đặc loại của mình cho lợi ích của cùng những con người cụ thể, nên việc phục vụ nầy sẽ hữu hiệu hơn nếu cả hai bên duy trì được sự cộng tác lành mạnh (HC Vui Mừng và Hy Vọng, số 76). Nhân danh sự "cộng tác lành mạnh nầy", Giáo Hội mời gọi mọi thành viên của mình dấn thân một cách cương trực để thăng tiến mọi người và xây dựng một xã hội công bình, liên đới và chính trực. Giáo Hội không hề muốn thay thế giới hữu trách của quốc gia và thay thế hành động của con người, với tư cách cá nhân hay tập thể, mà chỉ mong sao có thể thực thi sứ mạng đặc trưng của mình. Nhưng, trong tinh thần đối thoại và hợp tác huynh đệ, qua các thành phần của mình, Giáo Hội ao ước tham gia hợp lý vào đời sống quốc gia nhằm phục vụ toàn dân và sự đoàn kết xã hội. Khi tham gia tích cực vào sự phát triển về mặt nhân loại và siêu nhiên của con người, trong cương vị thích hợp và theo ơn gọi đặc trưng của mình, Giáo Hội "truyền thông sự sống Thiên Chúa cho con người, nhưng còn chiếu giãi ánh sáng của đời sống ấy... trước hết bằng cách chữa trị và nâng cao phẩm giá của nhân vị, củng cố sự đoàn kết xã hội nhân loại và thấm nhuần cho hoạt động thường nhật của con người một chiều hướng và một ý nghĩ sâu xa hơn. ( TLđd, số 40). Để thực hiện được " sự cộng tác lành mạnh nầy", Giáo Hội chờ đợi cộng đồng chính trị phải tôn trọng sự độc lập và tự trị của mình. Lợi ích vô cùng quí giá của tự do tôn giáo mà Công Đồng Vaticanô II và các Tuyên Ngôn và Công Ước quốc tế đã nêu lên vừa gởi đến cá nhân và cả các cộng đồng tôn giáo. Đối với cá nhân, tự do tôn giáo bảo đảm quyền được tuyên xưng và hành đạo mà không bị một bó buộc nào, được tiếp nhận một nền giáo dục dựa vào những nguyên tắùc của niềm tin của mình, đi theo ơn gọi của mình trong đời sống tôn giáo, thực thi các hành vi biểu lộ mối liên lạc bên trong tâm hồn nối kết họ với Thiên Chúa và anh chị em mình, trong cuộc sống tư riêng cũng như công cộng. Đối với các cộng đồng tôn giáo, tự do tôn giáo bảo đảm những quyền căn bản như tổ chức điều hành một cách tự chủ, cử hành phụng tự công khai cho cộng đồng, công khai giảng dạy về đức tin của mình và làm chứng niềm tin đó bằng lời nói và chữ viết, nâng đỡ các tín đồ của mình trong việc thực thi đời sống tôn giáo, chọn lựa, giáo dục, bổ nhiệm và thuyên chuyển các viên chức của mình, biểu lộ sức mạnh cá biệt của học thuyết xã hội của mình, cổ võ những sáng kiến trong các địa hạt giáo dục, văn hóa, từ thiện và xã hội ( xem Vaticanô II, Tuyên Ngôn về tự do tôn giáo Dignitatis Humanae). Tôi tha thiết cầu chúc cho tất cả các thành phần quốc gia đoàn kết với nhau nhằm cổ võ một nền văn minh tình thương dựa trên những giá trị phổ quát về hòa bình, công lý, liên đới và tự do. 6. Làm sao mà tôi không cảm tạ Chúa về sức sống và lòng can đảm của giáo dân trong các giáo phận của quí huynh đệ; họ đang sống và bày tỏ đức tin của mình trong những điều kiện thường rất khó khăn! Qua chứng tá đáng tin và đầy nhiệt thành của ho, họ là những thừa kế xứng đáng của tiền nhân của họ trên bước đường Phúc Âm. Tôi

mời gọi họ lưu tâm hơn nữa về ơn gọi của người chịu phép rửa nơi họ, và "chu toàn vai trò riêng của họ trong sinh hoạt đời sống và trong sứ mạng của Dân Chúa như những nhân chứng của Chúa Kitô, tại bất cứ nơi nào mà họ hiện diện" (Ecclesia in Asia, số 45). Phải tạo cho họ có phương tiện để được đào tạo trở thành nhân chứng trong đời sống xã hội, chính trị và kinh tế. Tôi trìu mến gửi lời chào các linh mục, những cộng tác viên quí hóa của quí huynh đệ, đang tự tin và can đảm rao tuyền Phúc Âm Chúa Kitô nơi xứ sở quí vị. Tôi biết rằng họ rất đại độ và nhiệt tình trong nỗ lực xây dựng các cộng đoàn huynh đệ làm chứng về một giáo hội rộng đón mọi người và hăng say truyền giáo. Họ ý thức rằng phận vụ rao truyền Phúc Âm liên quan đến toàn dân Chúa và cần đến một nhiệt tâm mới, các phương pháp mới và lối diễn tả mới. Mong quí huynh đệ gần gũi với họ hơn nữa để nâng đỡ họ trong các kế hoạch mục vụ, lưu tâm đến cuộc sống hằng ngày của họ và đồng hành với họ nhất là khi họ gặp phải những cam go thử thách liên quan đến tác vụ của mình. Cần giúp họ đào tạo về mặt tâm linh và trí thức phù hợp với các thách đố truyền giáo mà họ phải đương đầu. Tôi vui mừng về tinh thần sẵn sàng đã hối thúc nhiều bạn trẻ trong các giáo phận của quí huynh đệ, họ bỏ hết tất cả để quảng đại đáp trả lời mời gọi của Chúa Kitô trong bậc sống linh mục và trở thành những quản lý trung kiên của các mầu nhiệm của Ngài. Đó là một dấu chỉ hùng hồn về sức sống giáo hội thể hiện qua các bạn trẻ, khao khát các giá trị thiêng liêng mà họ ao ước được chia sẻ cho tất cả anh chị em mình. Mong quí huynh đệ lưu ý tạo những điều kiện để họ có một trình độ và một sự phân định vững chắc qua việc chọn lựa chu đáo các nhà đào tạo và giáo sư có được một mức trưởng thành về mặt nhân bản và đời sống linh mục. Tình trạng đua nở của trăm hoa trong ơn gọi tận hiến, đặc biệt về ơn gọi làm nữ tu, hẳn nhiên là một ân huệ tuyệt vời của Chúa dành cho Giáo Hội tại Việt Nam; một ân huệ mà ta phải dâng lời cảm tạ và Giáo hội không thể nào từ chối. Tôi khuyến khích tất cả những người tận hiến đừng nao núng trong việc dấn thân thực thi sứ mạng của mình, và dấn thân với một nhiệt huyết mới để rao truyền Chúa Kitô và phục vụ mọi người. Noi bước chứng tích uy dũng mà các Dòng Tu đã thực hiện trong các thế kỷ qua, xin các tu sĩ luôn để cho ân sủng của Chúa cải biến mình để tận hiến hơn nữa cho Phúc Âm! 7. Quí huynh đệ thân mến trong trách vụ giám mục, một lần nữa tôi cám ơn quí vị về tấm lòng đại độ và dấn thân gương mẫu của quí vị. Tôi cảm tạ Chúa về sự kiên trì và chứng tá can trường của quí vị. Xin niềm hy vọng Kitô giáo thấm nhuần nhiệt huyết tông đồ và đem lại cho quí vị những nguồn sức lực mới để rao truyền Chúa Kitô, Đấng Cứu Độ, Đấng đã đến " để con người được sống, và sống dồi dào " (Gioan 10,10)! Tôi xin phó thác quí huynh đệ cho Mẹ La vang, mà năm vừa qua quí huynh đệ đã đặc biệt cử hành kỷ niệm 100 năm đại hội Thánh Mẫu ngày 15 tháng tám. Tôi biết niềm phó thác con thảo của quí huynh đệ đối với Mẹ Chúa Kitô. Ước chi niềm phó thác ấy soi đường dẫn lối cho quí huynh đệ! Đối với mỗi người trong quí huynh đệ, các linh mục, tu sĩ nam nữ và tất cả tín hữu giáo dân Việt Nam, tôi trìu mến vui lòng ban phép lành tòa thánh.

Phụ Lục Liệt kê các nội dung về tự do tôn giáo trên bình diện cá nhân và trên bình diện cộng đồng LTS. Để thấy rõ hơn lập trường của Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ về tự do tôn giáo trong bối cảnh xã hội ngày nay, Định Hướng xin trích dịch một phần (số 4) bức thư ngày 1 tháng 9 năm 1980 của Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đích thân gửi cho từng vị nguyên thủy các quốc gia đã ký tên vào Bản văn kết thúc Hội nghị Helsinki về an ninh và hợp tác ở Âu Châu năm 1975. 4. Dựa vào các tiền đề và nguyên tắc nêu trên, Tòa Thánh cho rằng mình có quyền và bổn phận đưa ra một bản phân tích các yếu tố đặc loại liên quan đến ý niệm về «tự do tôn giáo» cũng như về phương cách áp dụng trên bình diện cá nhân và cộng đồng trong những sinh hoạt cụ thể. Trong cách nói cũng như trong việc ứng dụng tự do tôn giáo, người ta đều nêu lên sự hiện diện của các bình diện cá nhân và các bình diện cộng đồng, tư và công; hai yếu tố đó luôn gắn bó mật thiết với nhau để cho việc thực thi tự do tôn giáo đạt được những chiều kích bổ sung và tương thuộc : a/ Trên bình diện cá nhân, phải tôn trọng: - tự do gia nhập hay không gia nhập vào một niềm tin và vào một cộng đồng tôn giáo liên hệ ; - tự do thực thi các hành vi cầu nguyện và phụng tự, bằng phương cách cá nhân hay tập thể, nơi riêng tư hay một cách công khai, và có được những nhà thờ hoặc những nơi thờ tự theo nhu cầu của tín đồ đòi hỏi ; - tự do của bậc phụ huynh giáo dục con cái mình theo niềm tin tôn giáo mà họ ôm ấp, và có thể đưa con cái học giáo lý và các nội dung tôn giáo do cộng đoàn đảm trách; - tự do của các gia đình trong việc chọn lựa trường học hoặc các phương cách khác để bảo đảm cho con cái mình về việc giáo dục tôn giáo mà không trực tiếp hay gián tiếp chịu thêm những gánh nặng phụ thuộc làm ngăn cản việc thực thi quyền tự do nầy; - tự do dành cho những người cần được sự trợ giúp về mặt tôn giáo bất cứ ở đâu, đặc biệt nơi trong các cơ sở y tế công cộng (dưỡng đường, nhà thương), trong các trại lính và trong các dịch vụ bó buộc của nhà nước, cũng như trong các trại giam; - tự do không bị ép buộc phải làm những điều trái với niềm tin tôn giáo của mình, trên bình diện cá nhân, công dân hoặc xã hội, cũng như không bị ép buộc phải chấp nhận một lối giáo dục, hoặc tham gia vào những nhóm hoặc hội đoàn có những nguyên tắc đi ngược với những niềm tin tôn giáo của riêng mình; - tự do không phải vì những lý do tôn giáo của mình mà chịu những hạn chế hoặc những kỳ thị trong những lãnh vực sinh hoạt của đời sống (liên quan đến sự nghiệp cũng như học vấn, việc làm, nghề ngiệp; tham gia vào các trách vụ công dân và xã hội, v.v.) so với các thành phần công dân khác. b/ Trên bình diện cộng đồng, phải xem các tôn giáo, từng qui tụ các tín đồ thuộc một niềm tin tôn giáo nhất định, thực sự hiện hữu và hành động như những cơ năng xã hội

được tổ chức theo những nguyên tắc về tín lý và dựa vào những cứu cánh liên hệ mật thiết với các định chế đặc loại của họ. Như vậy, Giáo hội, cũng như các cộng đồng tôn giáo nói chung cần hưởng những quyền tự do nhất định, để sống và theo đuổi các cứu cánh riêng của mình; trong các quyền tự do như thế, đặc biệt phải nêu lên : - tự do có một hàng giáo phẩm riêng của mình hoặc các thừa tác viên liên hệ được hàng giáo phẩm của mình tự do chọn lựa theo những qui thức của cơ chế tôn giáo mình; - tự do cho các người hữu trách các cộng đồng tôn giáo - và trong giáo hội công giáo là các giám mục và các cấp lãnh đạo khác trong giáo hội -, thực thi một cách thanh thản thừa tác vụ của mình, phong chức các linh mục hoặc các thừa tác viên, bổ nhiệm vào các phận vụ của giáo hội, liên lạc và tiếp xúc với những tín đồ; - tự do có những học viện đào tạo tôn giáo và thần học riêng; trong các học viện ấy, tự do tiếp nhận các ứng viên vào chức linh mục và tận hiến trong dòng tu; tự do nhận và phổ biến các sách tôn giáo liên quan đến niềm tin và nghi lễ; và tự do sử dụng; - tự do loan truyền và thông tri giáo huấn đức tin, bằng lời nói và bằng chữ viết, kể các bên ngoài những nơi phụng tự, và tự do phổ biến quan điểm đạo đức liên quan đến các sinh hoạt con người và tổ chức xã hội: điều nầy ăn khớp với cam kết của Bản văn kết thúc Hội nghị Helsinki về việc tạo dễ dàng cho việc quảng bá thông tin, văn hóa và các hình thức trao đổi kiến thức và kinh nghiệm trong lãnh vực giáo dục, và trong lãnh vực tôn giáo ; điều nầy tương hợp với việc truyền bá Phúc Âm của Giáo hội; - tự do sử dụng các phương tiện truyền thông (báo chí, truyền thanh, truyền hình) trong mục tiêu như thế; - tự do chu toàn các sinh hoạt giáo dục, từ thiện, cứu trợ là những sinh hoạt ứng dụng điều răn về yêu thương anh chị em mình, đặc biệt đối với những người ở vào hoàn cảnh khó khăn nhất. Ngoài ra : đối với những cộng đồng tôn giáo, như giáo hội công giáo, có một Thẩm quyền tối cao ở trên bình diện phổ quát, thì Thẩm quyền nầy, theo đòi hỏi của niềm tin của mình, có trách nhiệm bảo đảm sự hiệp nhất trong mối hiệp thông nối kết tất cả các mục tử và tín đồ trong cùng một niềm tin tôn giáo, qua quyền giáo huấn và quản trị: - tự do có những liên lạc qua lại giữa Thẩm quyền nầy và các mục tử cững như các cộng đồng tôn giáo địa phương, tự do quảng bá các văn kiện và các tài liệu của giáo huấn (thông điệp, huấn thị..) - trên bình diện quốc tế : tự do trao đổi về truyền thông, tự do hợp tác, liên đới có tính cách tôn giáo, đặc biệt là có thể gặp gỡ, hội họp liên quốc gia hoặc quốc tế. - cũng trên bình diện quốc tế, tự do trao đổi tin tức và các nội dung về thần học hoặc tôn giáo giữa các cộng đồng tôn giáo với nhau.