Huấn Luyện Môn Đồ Đấng Christ ∣ Thiên Gia Vĩnh

Kích thước: px
Bắt đầu hiển thị từ trang:

Download "Huấn Luyện Môn Đồ Đấng Christ ∣ Thiên Gia Vĩnh"

Bản ghi

1 Huấn Luyện Môn Đồ Đấng Christ Thiên Gia Vĩnh -Sự Cứu Rỗi Chắc Chắn Không Hề Lay Chuyển của Tôi-

2 Mục Lục Bài 1 Bài 2 Bài 3 Bài 4 Bài 5 Bài 6 Bài 7 Bài 8 Bài 9 Bài 10 Bài 11 Bài 12 Bài 13 Bài 14 Quyền Năng Của Kinh Thánh Đức Chúa Giêxu & Quyền Năng Đức Chúa Trời Là Ai? Tinh Sạch Đức Chúa Giê-xu Là Ai? Chân Lý & Vô Lý Đức Chúa Trời Ba Ngôi Đừng Nói Con Người Sa Ngã - Kết Quả Xin Giúp Con Trong Sự Thất Vọng Sự Chết của Đức Chúa Giê-xu Chúng Ta Đã Ở Đó Sự Phục Sinh của Đức Chúa Giê-xu Chuyển Đá Đức Thánh Linh Đến Theo Lời Hứa Biểu Trưng của Sự Đức Thánh Linh Người Được Tái Sanh Sinh Hoạt Thuộc Linh và Tình Cảm Đức Tin Là Gì? Số Ân Điển Ân Điển Nhận Sự Công Bình Ân Điển Thật Đức Thánh Linh Ngự Trong Lòng Chúng Ta Bí Quyết Sống Giống Đức Chúa Giê-xu Sự Thánh Hoá của Cơ Đốc Nhân Yêu Thương và Thánh Khiết Sự Tái Lâm của Đức Chúa Giê-xu Christ Niềm Tin Trông Đợi Vào Ngày Sau Rốt Phụ Lục Những Điều Lưu Ý Bảng Hướng Dẫn Đọc Kinh Thánh Kinh Thánh Học Thuộc Bảng Tự Kiểm Tra - Trang số 2 -

3 Bài 1 Quyền Năng Của Kinh Thá nh Vào Đề Kinh thánh vốn là quyển sách có quyền năng nhất trên thế giới từ xưa cho đến nay. Không có quyển sách nào có thể so sánh được với Kinh Thánh, bởi tất cả mọi sách khác đều chứa đựng lời văn của con người nghĩ ra, nhưng Kinh Thánh lại ghi chính xác Lời hằng sống của Đức Chúa Trời. Trong Kinh Thánh đề cập cách trực tiếp đến Đức Chúa Trời Hằng Sống, và Ngài là Đấng đang hiện hữu. Vì vậy, chúng ta không cần phải biện minh hay vận dụng mọi sức lực để thể hiện ra quyền năng của Kinh Thánh. Mà Kinh Thánh tự bản thân chứa đựng quyền năng trọn vẹn của Đức Chúa Trời. Mặc dù vậy, cho đến ngày nay rất nhiều vua chúa, mọi thế lực trên thế gian đã tìm nhiều phương cách nhằm loại bỏ quyền năng trọn vẹn của Kinh Thánh. Nhưng, hết thảy những người ấy đều chết mất trong sự cay đắng và thất bại thảm hại khi phê phán và không tin Kinh Thánh; ngược lại Kinh Thánh vẫn càng ngày càng lan rộng cho nhiều người khắp thế giới trong mọi thời đại. Những người bắt bớ và tuyên bố rằng mình sẽ lấy quyền lực của chính trị, quân sự, tôn giáo, đạo đức thế gian để đốt sạch Kinh Thánh. Thế nhưng trãi qua bao thời đại thì họ đã dần dần chết đi, bị thế giới liệt vào hàng những bạo chúa hay kẻ vô đạo đức; nhưng Kinh Thánh vẫn tồn tại và được phiên dịch ra nhiều ngôn ngữ, sắc ngữ hằng năm. Kinh Thánh hiện nay đang có uy lực cao nhất và đáng ngạc nhiên nhất trong thế giới. Hàng năm có trên dưới 600 triệu bản Kinh Thánh được cung cấp. Kinh Thánh là quyển sách tối cần cho nhân loại và cũng là quyển sách bán chạy nhất thế giới trong tất cả mọi thời đại. Nếu tính so với dân số thế giới thì khoảng 97% số người cung cấp đủ Kinh Thánh, điều đó chứng tỏ Kinh Thánh đã được biên dịch ra rất nhiều ngôn ngữ khác nhau trên thế giới. Chúng ta rất ngạc nhiên đến mức độ phải cúi đầu và quỳ gối cách vô điều kiện trước quyền uy tối thượng của Kinh Thánh, là Lời của Đức Chúa Trời. Và chúng ta thảy điều nhìn nhận và vâng phục Lời Đức Chúa là Lời đầy quyền năng cho người thành tâm nhận lấy. - Trang số 3 -

4 Thảo Luận 1. Hãy đọc Hêbơrơ 1:1-2, bạn sẽ công nhận Kinh Thánh Tân Cựu Ước là Lời Đức Chúa Trời. 1) Trong thời đại Cựu Ước xa xưa ai đã đến dạy tổ phụ chúng ta về Lời Đức Chúa Trời? 2) Trong những thời kỳ sau rốt, tức thời đại Tân Ước hiện nay, ai đã đến để dạy dỗ chúng ta về Lời Đức Chúa Trời? 2. Trong thời đại Cựu Ước, Đức Chúa Trời đã dùng phương cách nào để truyền dạy Lời phán Ngài cho con người? (Sáng thế ký 18:1-15) 3. Trong thời đại Tân Ước, Kinh Thánh ghi rằng chính Đức Chúa Giêxu là Đức Chúa Trời Ngôi Hai đến thế gian. Thay vì gởi nhiều tiên tri như thời Cựu Ước Ngài tự đến để có thể hoàn tất công cuộc cứu rỗi như lời Ngài đã dự ngôn. Về sự kiện Con Ngài đã đến thế gian mang nhiều ý nghĩa: Thứ nhất, Ngài là Đấng Đầu Tiên và Cuối Cùng có thể làm trọn sứ điệp làm hoà thuận giữa Đức Chúa Trời với con người. Thứ hai, thế gian lần cuối cùng nhận sự cứu rỗi bởi đức tin, và hình phạt đời đời nếu bất tin. Về điểm này Đức Chúa Giêxu đã tự nói gì về mình và công tác cứu rỗi của Ngài đối với thế giới là gì? * Mathiơ 12:6... * Giăng 7: Trang số 4 -

5 4. Kinh Thánh cho biết Con Đức Chúa Trời đã đến trong thế gian là Đấng Đầu Tiên và Đấng Sau Cùng, Ngài cầm chìa khoá của cõi toàn vũ, tức là không ai có thể thêm gì, bớt gì từ trong Kinh Thánh. Kinh Thánh không còn có thể viết thêm gì nữa cả. Tự bản thân Kinh Thánh đã hoàn hảo tuyệt đối. Về điểm này Chúa đã nói gì? (Khải huyền 22:18-19) 5. Nếu có một người nào đó tìm đến quý vị và họ cho biết rằng họ đã được Đức Chúa Trời trực tiếp nhận sự khải thị và ban cho sứ mạng viết lại Lời Đức Chúa Trời thì bạn sẽ trả lời ra sao? Và bạn có bao giờ gặp người như thế lần nào chưa? Xin bạn hãy nói kinh nghiệm ấy? 6. Bởi vì Kinh Thánh là Lời Đức Chúa Trời, vì vậy Đức Chúa Trời chọn lựa người viết bằng ngôn ngữ loài người theo cách rất là kỳ diệu và đặc biệt. Chính vì thế mà Kinh Thánh không sai lầm, không lầm lẫn và không sai trật. Xin bạn cho biết phương pháp đặc biệt đó là gì? (II Phierơ 1:21) 7. Các trước giả tức là những người được cảm động bởi Đức Thánh Linh, là những người theo sự hướng dẫn và dẫn dắt từng bước theo quyền năng và sự khôn sáng của Đức Thánh Linh. Đức Thánh Linh cho họ nghe tiếng của Đức Chúa Trời qua tâm linh hay khải tượng. Họ thấy, nghe, và ghi nhớ, nhận thức những điều ấy. Sau đó, họ được Ngài dẫn dắt từng bước trong sự ghi chép bằng ngôn ngữ họ hiện có. Để làm được việc này Đức Thánh Linh đã sử dụng tối đa tất cả những điều kiện về môi trường, hoàn cảnh, kinh nghiệm, tính cách, trình độ và đặc biệt niềm tin tuyệt đối của họ nơi Ngài. Đồng thời Ngài can thiệp cách gián tiếp từng chút để Lời đó không bị sai trật và lầm lẫn. Điều này theo ngôn từ thần học gọi là Linh Cảm diệu kỳ. Bạn có tin Kinh Thánh được viết cách như vậy không? Hay bạn tin như thế nào? 8. Nếu bạn không tin sự Linh Cảm của Đức Thánh Linh trong sự ghi chép Lời Đức Chúa Trời cách không sai sót và lầm lẫn thì bạn sẽ dễ trở nên nghi ngờ, phê phán Lời Ngài? - Trang số 5 -

6 Trong thời gian qua, bạn có nghi ngờ hay phê phán về Lời Đức Chúa Trời lần nào chưa, xin hãy nói ra điều đó? Thái độ bạn hiện tại thế nào về Lời Đức Chúa Trời? 9. Kinh Thánh là Lời Đức Chúa Trời được ghi chép bởi sự Linh cảm của Đức Thánh Linh, vì vậy muốn nhận thức và hiểu rõ Lời Ngài chúng ta cần phải cầu xin Đức Thánh Linh dẫn dắt, dạy dỗ trong khi đọc và thực hành. Tại sao như vậy? (I Côrinhtô 2:14) 10. Bạn có bao giờ, và nhiều lần kinh nghiệm về tấm lòng nóng chảy và tan chảy với sự ngọt ngào, tràn ngập niềm vui trong khi đọc hay nghe Lời Đức Chúa Trời qua Kinh Thánh chưa? Và hiện tại mỗi ngày bạn vẫn còn kinh nghiệm ấy thường xuyên không? Nếu có, bạn dùng cách nào để duy trì? Nếu không thì sự ngăn trở kinh nghiệm đó là gì? 11. Đức Chúa Giêxu là Đấng khi đến thế gian làm gương mẫu cho mọi chúng ta về sự vâng phục và thực hành Lời Đức Chúa Trời cách đầy quyền năng và tôn quý. Chính vì vậy mà Ngài vượt qua mọi thử thách và cám dỗ. Bạn thử tìm xem Chúa Giêxu trong việc vâng phục và sử dụng Lời Đức Chúa Trời cách thế nào? (Mathiơ 4:1-11; 26:51-54) 12. Khi một người con thừa nhận quyền uy của cha mình bao nhiêu thì người ấy sẽ vâng lời cha mình bấy nhiêu. Nếu chúng ta thừa nhận và đặt niềm tin trọn vẹn vào Đức Chúa Trời thì chúng ta cần phải vâng phục Ngài bấy nhiêu. Bây giờ trong một tuần lễ sắp đến bạn quyết định vâng phục theo Lời Đức Chúa Trời bằng việc cụ thể thế nào? Xin nêu lên một vài quyết định đó của bạn? - Trang số 6 -

7 Tóm Tắt Trọng Tâm Kinh Thánh là Lời Hằng Sống của Đức Chúa Trời cho toàn thể nhân loại. Kinh Thánh được ghi chép bởi sự Linh Cảm của Đức Thánh Linh nên không hoàn toàn là chân lý, không có chút chi sai trật và lầm lẫn. Kinh Thánh có 66 quyển, là sự khải thị hoàn toàn của Đức Chúa Trời. Ngoài ra không có thể thêm hay bớt điều gì được. Kinh Thánh hoàn toàn được ghi chép với mục đích hướng về sự cứu rỗi con người bởi đức tin trong ân điển Chúa; và cách sống trọn vẹn của con dân Chúa trong việc vâng phục và làm theo ý muốn thánh khiết của Đức Chúa Trời dành sẵn. Quyền năng Kinh Thánh là Lời Đức Chúa Trời đó là từ Chúa và Ngài là Đấng duy nhất thực hiện quyền năng đó cho mọi thời đại, từng con người. 16 Cả Kinh thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình, 17 hầu cho người thuộc về Đức Chúa Trời được trọn vẹn và sắm sẵn để làm mọi việc lành. (II Timôthê 3:16-17) - Trang số 7 -

8 Đọc Thêm Đức Chú a Giê xu & Quyền Năng Vấn đề chính ở đây không phải là quyền năng của Kinh Thánh, mà quyền năng của Đức Chúa Giê-xu. Ngài đã công nhận và sử dụng Cựu Ước là Lời Đức Chúa Trời, vậy tại sao chúng ta không công nhận Cựu Ước như là Tân Ước, đều là Lời Đức Chúa Trời? Ngài đã ban cho các sứ đồ mình quyền năng và phán rằng: Hễ ai tiếp các ngươi tức là tiếp ta, còn ai tiếp ta tức là tiếp Đấng đã sai ta. Vậy tại sao chúng ta phủ nhận quyền năng mà Đức Chúa Giê-xu đã ban cho các sứ đồ Ngài qua Tân Ước, và cho chúng ta là môn đồ Ngài? Chúng ta nếu phủ nhận quyền năng của Cựu Ước và Tân Ước hoặc một trong hai phần này tức là chúng ta đã từ chối quyền năng của Đức Chúa Giê-xu và chính mình Ngài. Vậy thì, lý do chính đáng mà chúng ta thừa nhận cho quyền năng của Kinh Thánh là vì chúng ta vâng phục trọn vẹn để đến gần quyền năng của Ba Ngôi Đức Chúa Trời, và chính mình Đức Chúa Giê-xu, là Đấng được xưng danh là Lời Đức Chúa Trời. John Stotte - Trang số 8 -

9 Bài 2 Đức Chú a Trời Là Ai? Nhập Đề Có điều gì tự hào cho bằng việc con người bé nhỏ và không ra chi mà biết được Đức Chúa Trời? Nhận biết được Đức Chúa Trời là một điều quan trọng và cao cả nhất, là cách trở nên con người đúng theo mục đích của sự sáng tạo từ Ngài. Một vị mục sư đã nói rằng: Có một người rất được tôn kính và cũng là một triết gia lỗi lạc đã bị cuốn hút trong sự nghiên cứu và quan tâm đến những con cái của Đức Chúa Trời, ông ta nghiên cứu về sự thực hữu, công việc, nhân cách, bản chất, và danh của Đức Chúa Trời là Đấng mà hết thảy Cơ Đốc Nhân đều xưng Ngài là Cha. Chúng ta càng suy gẫm sâu nhiệm về Đức Chúa Trời thì tấm lòng chúng ta càng hướng về Ngài và ngợi khen Ngài. Về đề tài này là đề tài rất bao la nên tất cả mọi suy nghĩ của chúng ta trở nên lạc lối trong con đường thênh thang đó. Vì vấn đề này quá sâu nhiệm nên chúng ta khi bước vào đó sẽ nhận ra sự hạn chế của mình vì Ngài là Đấng Vô Hạn Vô Biên. Bạn muốn từ bỏ và lánh xa sự buồn rầu chăng? Bạn hãy thử gieo mình vào trong biển tình yêu vô bờ bến của Đức Chúa Trời. Hãy thử đi vào sự vô hạn lượng của Ngài, thì chắc chắc bạn sẽ kinh nghiệm Ngài và yêu mến Ngài không siết kể. Và chắc chắn bạn sẽ không còn khổ đau, buồn rầu như hiện có nữa. Đức Chúa Trời là Thần, nên ai thờ lạy Ngài thì phải lấy tâm thần và lẽ thật mà thờ lạy. (Giăng 4:24) - Trang số 9 -

10 Thảo Luận 1. Chúng ta hãy cùng nhau thảo luận về ý nghĩa của câu nói trích dẫn từ mục sư C. H. Spugeo ( ). Hãy nói về kinh nghiệm hưởng ân điển mà bạn có tương tự như vậy Xin xem I Sử ký 29:10-12, và hãy đọc đi đọc lại vài lần. Và qua những cụm từ được lập đi lập lại nhiều lần trong phân đoạn này, bạn hãy cho biết Đức Chúa Trời mà Đavít ngợi khen là Đấng như thế nào? ( thảy thuộc về Ngài, mọi vật đều là của Chúa, Chúa quản trị trên muôn vật, thảy do tay Chúa mà đến, Ngài được tôn cao là Chúa tể của muôn vật ) Hãy viết lại tất cả những điều thuộc về Đức Chúa Trời. Và nhận xét của bạn là gì qua điều đó (Tham khảo Gióp 1:20-21) Bây giờ người nào nhận biết Ngài là ai rồi thì hãy cho biết điều kế tiếp chúng ta phải làm là gì? (I Sử ký 29:13) Bạn có thật phụng sự Đức Chúa Trời nhưnlà Chúa tể của muôn vật hay chưa? Bạn có thế chứng minh điều đó bằng những điều biểu hiện nào? (I Sử ký 29:16-17) Trang số 10 -

11 6. Đức Chúa Trời mang những phẩm hạnh gì? Hãy tìm theo những câu Kinh Thánh gợi ý sau và cho biết phẩm hạnh đó là gì? Thi thiên 90:2.. Giêrêmi 23:24.. Giêrêmi 32:27.. Giacơ 1:17 (Hêbơrơ 13:8).. I Giăng 3: Kinh Thánh nói gì về sự yêu thương và công bình của Đức Chúa Trời? Giêrêmi 31:3... Thi Thiên 37: Trang số 11 -

12 8. Thái độ của chúng ta là gì khi nhận biết Ngài là Đấng như thế nào? Hãy đọc Phục truyền 10:12-13 và ghi ra ít nhất là 4 điều. Đó là những điều gì? Đức Chúa Giêxu đã tóm lược nội dung của toàn bộ về sự giáo huấn mà Ngài đã bày tỏ cho Môise biết thành 2 điều. Thứ nhất là về sự tận tâm, hết lòng. Thứ hai là về hành động. Cụ thể hai điều này là gì? Mác 12: Giăng 14: Hãy bày tỏ phản ứng của bạn về thái độ của mình cần có đối với Đức Chúa Trời. Nếu có vấn đề khó khăn xảy ra, thì đó là do tấm lòng hay hành động chưa trọn của bạn? Để yêu và phụng sự Đức Chúa Trời thì cần phải có sự thờ phượng thích đáng dâng lên Ngài. Sự thờ phượng phải có là gì? (Thi thiên 95:1-2,6) Sự thờ phượng dâng lên Chúa mang tính cách như thế nào? Hãy giải thích những biểu hiện của những từ như là hát xướng, cất tiếng mừng rỡ, cảm tạ. So với sự thờ phượng của bạn dâng lên Chúa trong Hội Thánh hiện nay có gì khác nhau, hãy trình bày cho biết Trang số 12 -

13 Tóm Tắt Trọng Tâm Đức Chúa Trời là Đấng Chân Thần và Duy Nhất Việc thờ phượng bất kỳ ai và điều gì ngoài Ngài gọi là thờ lạy hình tượng. Đức Chúa Trời đã sáng tạo, quan phòng (chăm sóc) và tể trị. Con người phải thờ lạy, cảm tạ, yêu thương và vâng phục Ngài. Chúng ta càng biết và hiểu nhiều về Đức Chúa Trời thì càng phải khiêm nhường hơn, can đảm hơn và được sự khích lệ. Đọc Thêm Sự Tinh Sạch! Sự thờ phượng là sự thuận phục Đức Chúa Trời với tất cả bản tánh của chúng ta. Bởi sự thánh khiết của Ngài mà lương tâm chúng ta được thanh sạch, mềm mại. Bởi sự thành thật của Ngài mà tấm lòng chúng ta nhận được sự chiếu sáng như gương. Bởi sự tuyệt vời của Ngài mà suy nghĩ của chúng ta được thanh sạch. Với tình yêu của Ngài mà lòng chúng ta được mở ra. Với mục đích của Ngài mà ý định chúng ta được ngay thẳng. Và tất cả mọi sự đó qua sự thờ phượng mà chúng ta có thể hết cả tấm lòng tận hiến, Chúng ta nhờ cậy Chúa để xóa sạch nguyên tội của bản thân mình, và Ngài chữa lành tận tấm lòng đầy tội ác và những điều không tinh sạch để chúng ta thích đáng đến ngôi ơn phước của Ngài. William Temple ( ) - Trang số 13 -

14 Bài 3 Đức Chú a Giê -xu Là Ai? Nhập Đề Đức Chúa Giêxu Christ là Đức Chúa Trời Toàn Năng, Ngài cũng là Đấng Cứu Thế của cả nhân loại. Ngài mang Thần Tính trọn vẹn và Nhân Tính trọn vẹn. Ngài mang Nhân Tính trọn vẹn, tức Ngài không hề phạm tội để đủ tư cách thật sự cảm thông những thống khổ với chúng ta trong cuộc sống giữa thế gian này, và qua đó mang lấy tất cả gánh nặng tội lỗi nhân loại trên thập tự giá để giải cứu chúng ta trọn vẹn về cả linh hồn và thể xác. Ngài mang Thần Tính trọn vẹn để thật sự đủ quyền năng giải phóng chúng ta khỏi tội lỗi và ban năng quyền để chúng ta đắc thắng tội lỗi, và sự phục sinh linh hồn và thân thể trong ngày tái lâm. Trong lịch sử Hội Thánh, nếu chỉ thừa nhận một trong hai Tính cách trên thì trở nên sai lầm, gọi là tà giáo. Nếu chỉ công nhận Thần Tính của Ngài mà thôi thì trở nên những người theo chủ nghĩa Trí huệ giáo, chủ nghĩa thần bí. Tức là, Ngài đã không thật đã vì nhân loại chịu chết trên thập tự giá. Họ xem thần linh là thiện, xác thịt là ác. Vì thế, họ cố gắng ăn chay, ép xác, tu thân để diệt xác hầu cho linh hồn mau siêu thoát. Ngược lại, nếu chỉ công nhận Nhân Tính của Chúa thì trở nên những người theo chủ nghĩa thế tục xem Ngài chỉ như là các vĩ nhân như bao các vĩ nhân trên thế giới. Điều đó, chứng tỏ Ngài không thể giải phóng chúng ta khỏi tội lỗi và sự chết được. Nhìn xem Đức Chúa Giêxu, là cội rễ và cuối cùng của đức tin, tức là Đấng vì sự vui mừng đã đặt trước mặt mình, chịu lấy thập tự giá, khinh điều sỉ nhục, và hiện nay ngồi bên hữu ngai Đức Chúa Trời. (Hêbơrơ 12:2) - Trang số 14 -

15 Thảo Luận 1. Đức Chúa Giêxu khi ở thế gian này Ngài thật là Đức Chúa Trời. Về điều này Đức Chúa Giêxu đã tự bày tỏ như thế nào? (Giăng 14:8-9) 2. Câu Ai đã thấy ta, tức là đã thấy Cha có nghĩa là gì? (tham khảo Giăng 10:30) 3. Đức Chúa Giêxu đã minh chứng Ngài là Đức Chúa Trời trong hai điều. Đó là điều gì? (Giăng 14:10-11) 4. Nếu Đức Chúa Giêxu không phải là Đức Chúa Trời thì có rất nhiều lời phán và hành động không thể thực hiện được. Chúng ta thử xem một minh chứng sau được chép trong Mác 2:5; 6:41-44; Giăng 11: Những lãnh đạo Giuđa bị vấp ngã nhiều nhất bởi vấn đề Chúa Giêxu tự xưng mình là Đức Chúa Trời. Hãy xem xét điều này trong Giăng 10: Trang số 15 -

16 6. Ngày nay, nếu Chúa Giêxu chỉ xưng là một quân tử thì được vỗ tay khen ngợi, nhưng Ngài tỏ mình là Đức Chúa Trời thì có rất nhiều người ném đá Ngài. Những người này là ai? (tham khảo Giăng 10:31-38) Bạn có còn nghi ngờ Đức Chúa Giêxu là Đức Chúa Trời không? Nếu có, hãy cho biết nguyên nhân nào bạn suy nghĩ như vậy? 8. Nếu chúng ta phủ nhận Thần tính của Đức Chúa Giêxu thì Ngài không thể trở nên Đấng Cứu Rỗi chúng ta được. Hãy suy nghĩ một lần nữa điều quan trọng này. (II Côrinhtô 5:21) 9. Đức Chúa Giêxu cũng thật là con người trọn vẹn. Tại đây chúng ta xem Kinh Thánh bày tỏ như thế nào? (Hêbơrơ 2:14; Philíp 2:6-8) 10. Đấng Cứu Thế chúng ta nếu không phải là con người trọn vẹn thì không thể đủ tư cách. Hãy nói những lý do đó? (Hêbơrơ 9:12,22) - Trang số 16 -

17 11. Chỉ có Đức Chúa Giêxu Christ là Đức Chúa Trời chân thật, đồng thời là con người trọn vẹn mới đủ tư cách trở nên Cứu Chúa Duy NHất có thể cứu rỗi thế giới này một lần đủ cả. Về điều này thì Đức Chúa Trời đã khải thị và tuyên bố như thế nào? Giăng 14:6 Công vụ các sứ đồ 4: Một số khá đông người trên thế gian này chủ trương là tin bất cứ tôn giáo nào cũng được cứu rỗi cả. Họ giải thích là có nhiều con đường dẫn đến một đích đến, cũng vậy có nhiều tôn giáo như những con đường khác nhau nhưng sẽ dẫn đến một đích cứu rỗi linh hồn. Họ phê phán Cơ đốc giáo khi cho rằng chỉ có Chúa Giêxu là Cứu Chúa duy nhất, họ gọi Cơ đốc nhân là những kẻ theo chủ nghĩa độc tuyển. Nếu bạn gặp những người dạng này thì bạn chứng minh như thế nào về điều hiểu sai của họ? (Giăng 5:39; Công vụ 4:12) 13. Bạn có thừa nhận Đức Chúa Giêxu Christ là Cứu Chúa Duy Nhất của thế giới hay chưa? Bây giờ, hãy ghi lại lời xưng nhận đó của bạn. - Trang số 17 -

18 Trọng Tâm Tóm Tắt Đức Chúa Giêxu là Đức Chúa Trời chân thật, đồng thời là Con người trọn vẹn. Trước khi Ngài đến thế giới này Ngài hiện hữu cùng Đức Chúa Trời, đồng đẳng, đồng quyền, trọn vẹn với tất cả mỹ đức của Đức Chúa Trời. Trong khi Ngài ở trong thế giới này thì Ngài vẫn là Đức Chúa Trời chân thật. Nếu Ngài không mang Thần Tính và Nhân Tính thì Ngài chưa đủ tư cách để trở nên Đấng Cứu Rỗi chúng ta. Ngài thật là con người trọn vẹn, tức là không hề phạm tội. Người chỉ thừa nhận một trong hai Tính Cách (Thần Tính, Nhân Tính) thì là người nghịch lại Đấng Christ, người đó chính là tay sai của Satan, là người theo tà giáo. Đọc Thêm Chân Lý & Vô Lý Đức Chúa Trời là Đấng như thế nào, là Ai, tính cách cứu rỗi của Ngài như thế nào, phương pháp nào có thể nhận được sự cứu rỗi là những vấn đề mà so với các tôn giáo trên thế giới thì Cơ đốc giáo có thể trả lời cách rõ ràng nhất. Hiện nay, chúng ta đang sống trong thời đại đề cao sự khoan dung. Nhưng mà, trước hết chúng ta phải hiểu rõ thế nào là khoan dung. Đặc tính vốn có của chân lý không hàm chứa những điều gian dối. Chúng ta không thề bao hàm những người không thấu hiểu tận tường sự khoan dung. Trong vấn đề thuộc linh cũng áp dụng nguyên lý này. Mọi người phải học sự khoan dung để tôn trọng ý tưởng của người khác và coi trọng quyền lợi của người đó. Nhưng chúng ta không thể khoan dung trong việc tán thành tất cả những quan điểm mâu thuẩn cách vô lý của nhau. Thái độ này rõ ràng khoan dung những điều thuộc về chân lý chứ không thuộc về những điều vô lý. -Paul Little- - Trang số 18 -

19 Bài 4 Đức Chú a Trời Ba Ngô i Hiệp Một Nhập Đề Có thể nói chân lý khó nhất trong Kinh Thánh là chân lý về Đức Chúa Trời Ba Ngôi Hiệp Một. Ngôn từ Ba Ngôi Hiệp Một không xuất hiện cách rõ ràng trong Kinh Thánh. Nhưng rất nhiều nơi giải bày Đức Chúa Trời qua Thân Vị của Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Thánh Linh. Chúng ta không thể sử dụng lý trí của mình để giải thích nổi sự huyền nhiệm của Đức Chúa Trời với Một Bản Thể trong Ba Thân Vị. Thật ra tạo vật chúng ta không thể hiểu tận tường Đấng Tạo Hóa nếu không bởi sự mặc khải của chính Ngài qua Kinh Thánh, qua vũ trụ, qua chính Đức Chúa Giêxu Thái độ đúng đắn của chúng ta là tin cậy và thờ phượng Ngài với tất cả tấm lòng thành của mình. Chúng ta cần lấy đức tin, lòng khiêm nhường và thoả lòng trong sự mặc khải của Ngài qua chính lời Ngài được chép trong Kinh Thánh. 18 Đức Chúa Giêxu đến gần, phán cùng môn đồ như vầy: Hết cả quyền phép ở trên trời và dưới đất đã giao cho ta. 19 Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhân danh Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh mà làm phép báptêm cho họ, 20 và dạy họ giữ hết cả mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi. Và nầy, ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế. (Mathiơ 28:18-20) - Trang số 19 -

20 Thảo Luận 1. Trước hết chúng ta cùng tìm xem những câu Kinh Thánh chủ yếu liên quan đến Đức Chúa Trời Ba Ngôi Hiệp Một. 1) Trong Sáng thế ký 1:26 biểu hiện Đức Chúa Trời với đại danh từ nào? 2) Hãy xem Mathiơ 3: Ba Ngôi Đức Chúa Trời ngự trị trong vị trí như thế nào? 3) Trong Mathiơ 28:19 đã gọi Đức Chúa Trời Ba Ngôi như thế nào? Kinh Thánh dạy như thế nào về Ba Ngôi Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời Duy Nhất? 1) Về Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con Giăng 1:1, 14, 18 Giăng 10:30 Giăng 14:9 - Trang số 20 -

21 2) Về Đức Chúa Cha và Đức Thánh Linh (Công vụ 5:3-4) 3. Hãy đọc Êphêsô 1:3-14 nhiều lần. Sau đó hãy trả lời những câu hỏi sau. 1) Chúng ta biểu hiện thế nào về công tác cứu rỗi chúng ta của Đức Chúa Cha? (câu 4) 2) Hãy nói về những động cơ, thời kỳ, phương pháp và mục đích của Đức Chúa Trời trong sự chọn lựa chúng ta. Động cơ (câu 4-5) Thời kỳ (câu 4) Phương pháp (câu 4) Mục đích (câu 4,6,12; tham khảo Êsai 43:21) 3) Hãy nói những việc của Đức Chúa Con làm để cứu rỗi chúng ta là gì? - Trang số 21 -

22 4) Đức Thánh Linh đã làm gì để cứu rỗi chúng ta? (câu 13-14; tham khảo I Côrinhtô 2:12) 5) Đức Thánh Linh đã đặt ấn chứng trên những người tin Chúa Giêxu, điều này có nghĩa là gì? (tham khảo Êsai 43:1) 6) Chúng ta có thể thấy rõ mục đích giống nhau của Đức Chúa Trời Ba Ngôi trong sự cùng làm việc với nhau để cứu rỗi chúng ta. Đó là để làm gì? (câu 6, 12, 14) 4. Bạn có cảm tạ Ngài khi nhận biết sự thật về việc Ba Ngôi Đức Chúa Trời đã chuẩn bị và thi hành sự cứu rỗi diệu kỳ của Ba Ngôi Đức Chúa Trời không? Bạn hãy nói cảm nhận theo tâm lòng của mình. - Trang số 22 -

23 Trọng Tâm Tóm Tắt Đức Chúa Trời là Đấng Chỉ Có Một và Chân Thần Duy Nhất. Đức Chúa Trời thể hiện qua Ba Thân Vị: Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Thánh Linh. Ba Ngôi Đức Chúa Trời đồng đẳng trong Bản thể, năng quyền và vinh quang. Đức Chúa Cha là Đấng Tự Hữu và Hằng Hữu (Tự Có và Hằng Có) Đức Chúa Con được xuất sinh từ Đức Chúa Cha từ trước vô cùng. Đức Thánh Linh được xuất nguyên từ Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con từ trước vô cùng. Nếu phủ nhận Một Thân Vị (Ngôi Vị) của Đức Chúa Trời thì đồng nghĩa với sự phủ nhận Đức Chúa Trời. Đọc Thêm Lạy Đức Chúa Trời là Đấng Vinh Hiển đang ngự trên ngôi cao sang, rực rỡ! Ngôn ngữ chúng con thật đa dạng, phong phú và đầy tính âm nhạc! Tuy nhiên, khi nói đến sự kỳ diệu của Chúa thì Ngôn ngữ chúng con quá thiếu thốn và nghèo nàn, Chúng con phải luôn cẩn trọng trong sự ngôn biện của mình Khi suy nghĩ về sự huyền diệu đáng kính của Đức Chúa Trời Ba Ngôi Hiệp Một Thì miệng chúng con ngậm lại bởi tay, Việc chúng con tìm cầu trước sự vinh hiển rạng loà của Ngài Không phải chỉ để hiệu, nhưng chỉ để thờ phượng Chúa chúng con, Cách thích đáng là Đức Chúa Trời Ba Ngôi Hiệp Một. Amen! Aiden Wilson Tozer - Trang số 23 -

24 Bài 5 Con Người Sa Ngã - Kết Quả Nhập Đề Con người đã phạm tội cùng Đức Chúa Trời. Chúng ta càng nhận thức sâu lắng điều mình sa ngã sẽ trở nên người có niềm tin mạnh mẽ. Bệnh nhân khi nhận biết tình trạng bệnh của mình sẽ tìm đến bác sĩ; cũng vậy, tội nhân nhận biết tội lỗi rất lớn của Ngài sẽ nhiệt tâm tìm đến Cứu Chúa Giêxu. Con người thường ghét nhất khi nghe đến từ tội nhân. Bởi không nghĩ và nhận biết mình là tội nhân nên họ chế nhạo tình yêu thương của Đức Chúa Trời; họ cho rằng mình không liên hệ gì đến sự chết chuộc tội của Chúa Giêxu trên thập tự giá. Hiển nhiên, có nhiều người biết mình tội nhân nhưng không chịu tìm về Cứu Chúa vì họ cố gắng tự sức mình để tạo công đức nhưng càng tự mình thì càng thất vọng về mình. Bây giờ, chúng ta hãy nhìn về hình ảnh vốn có của mình. Đức Chúa Trời đã thiết lập con đường cứu rỗi và để trước mặt chúng ta để chúng ta đặt đức tin mình bước theo Chúa. 23 vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, 24 và họ nhờ ân điển Ngài mà được xưng công bình nhưng không, bởi sự chuộc tội đã làm trọn trong Đức Chúa Giêxu Christ (Rôma 3:23-24) - Trang số 24 -

25 Thảo Luận 1. Mạng lệnh cao nhất mà Đức Chúa Trời ban cho con người là gì? (Sáng 2:15-17) 2. Bạn có thừa nhận Đức Chúa Trời có quyền ra lệnh như vậy không? Hãy cho biết lý do nào mà bạn thừa nhận. 3. Tổ phụ chúng ta là Ađam và Êva đã bất tuân mạng lệnh ấy, họ đã nghịch lại Đức Chúa Trời. Hãy trả lời những câu hỏi sau với gợi ý trong Sáng thế ký 3:1-8. 1) Lý do con rắn tiếp cận người nữ là gì? Hãy so sánh 2:16 và 3:3 để biết sự sai lầm của Êva là gì? 2) Hãy phân tích nội dung của sự đối thoại để biết con rắn đã tiếp cận người nữ cách quỷ quyệt như thế nào? (câu 1,4,5) 3) Trong sự đối thoại với con rắn bày tỏ ra điểm yếu của Êva? Đó là gì? (câu 2-3) - Trang số 25 -

26 4) Hãy tìm những sự biến hóa bên trong đã xảy ra trong Êva trước khi hái trái cây biết điều thiện và ác. (câu 6) 5) Bạn suy nghĩ sự sai lầm của Ađam là gì? (câu 17) 6) Bằng chứng thứ nhất bày tỏ sự phạm tội sau khi hái trái cây biết điều thiện và ác là gì? (câu 7-8) 7) Khi bạn bị ma quỷ cám dỗ, thì có bị lợi dụng giảo thuật giống như vậy không? Hãy trình bày một sự kiện đã trãi qua. 4. Hình phạt của tội lỗi là nặng nề như thế nào? Hãy xem Sáng thế ký 3:17-24 và nêu 4 hình phạt khi con người chúng ta phạm tội Hãy trình bày ba cái chết của con người không thể trách được bởi phạm tội. Êphêsô 2:1 - Trang số 26 -

27 Hêbơrơ 9:27a Hêbơrơ 9:27b 6. Bạn không thấy cần thiết tỉnh thức sự nặng nề biết bao trong sự phạm tội, hay sao? 7. Một người phạm tội đã ảnh hưởng đến hậu duệ như thế nào? (Rôma 5:12; 17-19) 8. Hãy suy nghĩ về một vài bằng chứng thực tế về hậu quả của tội lỗi mà bởi Ađam phạm tội mà cả hậu duệ chịu ảnh hưởng. (Sáng thế ký 3:17-24) 9. Bởi Ađam mà bạn bị kể là tội nhân bất khả kháng. Bạn thừa nhận điều này không? Và bạn có nảy sinh phản ứng chối từ hay không? 10. Con người đã sa ngã ở mức độ như thế nào, hãy đọc Rôma 3:9-18 để thấy rõ tội ác con người nghiêm trọng như thế nào? Tất cả phạm tội, không có ngoại lệ (câu 10) - Trang số 27 -

28 Con người không còn khả năng về Đức Chúa Trời và điều thiện (câu 11,12) Bị ngộ nhiễm xác thịt với thuộc linh (câu 13-15) Cuộc đời tuyệt vọng (cầu 16-18) 11. Bạn có cảm nhận mình là tội nhân nghiêm trọng với mức độ như vậy trong thực tế không. 12. Người đề lao trong tù tại thành phố Philíp đã đặt câu hỏi phương cách giải quyết khi biết mình là tội nhân đáng chết mất. Câu hỏi đó là gì? Và câu trả lời của Đức Chúa Trời về vấn đề nghiêm trọng của cuộc đời? (Công vụ 16:30-31) 13. Hãy trình bày tâm tình của bạn trong sự cảm tạ Đức Chúa Trời khi nghĩ về ân điển của Đức Chúa Trời đã ban Đức Chúa Giêxu cho chúng ta. - Trang số 28 -

29 Trọng Tâm Tóm Tắt Bởi tổ phụ của nhân loại là Ađam phạm tội nên toàn thể nhân loại đã phạm tội (nguyên tội). Vì vậy, cả thế gian không một ai là người công bình. Ađam là người đại diện của nhân loại. Vì vậy, sự phạm tội của ông đã ảnh hưởng đến toàn thế nhân loại. Tất cả hậu duệ đã đồng tham dự với sự phạm tội của Ađam, bằng cớ dễ thấy nhất đó là con người mang bản tính tội lỗi từ khi còn trong lòng mẹ. Con người sa ngã không thể tự tìm đến Đức Chúa Trời bởi công sức hay nổ lực của mình, vì con người không thể làm điều thiện theo ý muốn của Đức Chúa Trời được vì bản tính tội lỗi kéo chúng ta lại trong sự gian ác. Bởi sự sa ngã nên chúng ta dù mang ảnh tượng của Đức Chúa Trời nhưng hầu như bị đánh mất hình ảnh cao đẹp của Ngài trong chúng ta. Vì vậy, con người là chủng loại tồn tại được cần Đấng Cứu Rỗi. Đọc Thêm Thượng Đế hỡi! Xin hãy khiến tôi trở nên tuyệt vọng. Không phải Ngài tuyệt vọng, mà hãy làm cho chính tôi bị tuyệt vọng. Hãy để tôi nếm vị đắng của tất cả sự buồn phiền. Làm cho tôi khổ đau và thịnh nộ, Làm cho tôi chịu sự sỉ nhục. Đuưng giúp tôi vượt qua Đừng giúp tôi phát hiện Vì bản ngã tôi bị phân tán ra. Lúc ấy, xin Ngài hãy dạy tôi Ngài đã làm điều đó, Ngài đã đau khổ và thịnh nộ Làm tôi đến gần sự tuyệt diệt và gần sự chết mất Tôi sẽ chết chỉ trong vòng tay tình yêu và ân điển của Ngài. Hermann Hesse - Trang số 29 -

30 Bài 6 Sự Chết của Đức Chú a Giê -xu Nhập Đề Chúng ta sẽ học phần quan trọng nhất trong Phúc âm cứu rỗi của Cơ đốc giáo. Sự Chúa chết trên thập tự giá là sự kiện rất khủng khiếp trong lịch sử; nhưng bởi Chúa Giêxu đã chọn cái chết khủng khiếp này là để cất bỏ sự phán xét khủng khiếp mà nhân loại phải chịu. Đó là niềm vui không thể nào cất khỏi chúng ta được. Chúa Giêxu đã chịu chết, chịu rủa sả, chịu uống chén thạnh nộ của Đức Chúa Trời để giải cứu chúng ta, khiến chúng ta được sống và sống sung mãn. Tin vui mừng này không thể không khiến lòng chúng ta hớn hở được! Chúng ta không thể không mang lấy tấm lòng cảm kích, khiêm nhu, thành thật trước thập tự giá của Đấng Christ. Lý do chúng ta luôn nghĩ đến thập tự giá vì sự cảm kích tình yêu quá lớn của Chúa dành cho chúng ta. Hiển nhiên, chúng ta không lời nào tả được trước sự diệu kỳ của dòng huyết báu của Ngài đã vì cất tội lỗi của chúng ta mà Ngài đã tuôn đổ xuống. Tuy nhiên, nhiều người cảm kích trước sự hy sinh của Ngài, nhưng không mấy ai tận hiến cho Ngài để hy sinh vì nhân loại, vì đoàn dân của Ngài. Hãy chết với Chúa mỗi ngày về những tội lỗi, sai lầm; và hãy sống lại với Ngài về sự công bình, bình an. Tôi đã bị đóng đinh vào thập tự giá với Đấng Christ, mà tôi sống, không phải là tôi sống nữa, nhưng Đấng Christ sống trong tôi; nay tôi còn sống trong xác thịt, ấy là tôi sống trong đức tin của Con Đức Chúa Trời, là Đấng đã yêu tôi, và đã phó chính mình Ngài vì tôi. (Galati 2:20) - Trang số 30 -

31 Thảo Luận 1. Kinh Thánh đã miêu tả sự thật thế nào trong lịch sử nhân loại về cái chết của Đức Chúa Giêxu Christ? Hãy đọc Mathiơ 27:32-38 và tóm lược vài sự kiện quan trọng tại hiện trường xử án Ngài. 2. Hãy tìm hiểu tài liệu về luật tử hình đáng kinh khiếp và đáng bị rủa sả về việc xử tử hình bằng cách đóng đinh trên thập tự giá; và phát biểu điều bạn học biết qua luật khủng khiếp này. 3. Trong Galati 3:13 đã giải thích ý nghĩa của sự chết mà Chúa Giêxu chúng ta đã chịu mang lấy như thế nào? 4. Chúa Giêxu đã kêu lên như thế nào tại thập tự giá? (Mathiơ 27:46). Theo bạn thì lý do cô đơn nhất bị Đức Chúa Cha tạm quay mặt đi, tạm lìa bỏ là gì? (tham khảo Giăng 8:29) - Trang số 31 -

32 5. Thông thường thì Đức Chúa Giêxu gọi Đức Chúa Cha là Cha, nhưng tại thập tự giá Ngài gọi là Đức Chúa Trời. Bạn hãy thử suy nghĩ tại sao như vậy? (Tham khảo Mathiơ 26:39) 6. Lời cuối cùng Chúa Giêxu kêu lớn tiếng tại thập tự giá là gì? Và tại sao Ngài lại tuyên bố như vậy? (Giăng 19:30; tham khảo Giăng 17:4; Công vụ 13:29; Rôma 3:24-25). 7. Bạn hãy cho biết tại sao để cứu rỗi chúng ta mà Ngài phải đổ huyết ra? * Lêvi ký 17:11 * Hêbơrơ 9:22 * Giăng 1:29 8. Sách Hêbơrơ đoạn 10 đã dạy cách rõ ràng về hiệu lực trọn vẹn thế nào trong sự Chúa chịu chết thay chúng ta. 1) Trong thời Cựu Ước thì của lễ có những bất toàn nào? (câu 1,4,11) 2) Của lễ bằng huyết Chúa Giêxu có giá trị trọn vẹn thế nào? Hãy tóm tắt nội dung trong từng câu Kinh Thánh sau: - Trang số 32 -

33 * Câu 10 * Câu 12 * Câu 14 * Câu 18 * Tóm tắt 9. Bởi thập tự giá của Đức Chúa Giêxu mà chúng ta được thanh tẩy tội lỗi đời đời. Lời này có ý nghĩa là tất cả tội lỗi đã được tha thứ, sự tha thứ này có hiệu nghiệm đời đời. Nói lại, khi chúng ta đặt niềm tin vào Đức Chúa Giêxu thì Đức Chúa Trời không đoán phạt chúng ta vì tội lỗi nữa. Bạn có tin ân điển diệu kỳ của Ngài không? 10. Thập tự giá của Đức Chúa Giêxu đã thể hiện tình yêu vô đối mà Đức Chúa Trời ban cho chúng ta. Đây là điều Lời Chúa trong Rôma 4:8 đã khẳng định như thế nào? - Trang số 33 -

34 11. Bạn có cảm kính trong lòng trước Đức Chúa Giêxu, Đấng chịu đóng đinh trên thập tự giá vì bạn không? Hãy hồi tưởng giây phút mà bạn kinh nghiệm trong cuộc đời? Và cảm kích đó vẫn còn tiếp diễn trong bạn hiện nay không? 12. Khi cảm kích thật sự về ân điển và tình yêu thương diệu kỳ của Chúa Giêxu trên thập tự giá thì điều đương nhiên là con người tâm linh bên trong và sinh hoạt bên ngoài thay đổi cách chúng ta không ngờ. Con người cũ và cách sống cũ có còn sót lại trong chúng ta không khi ở trong ân điển của Đức Chúa Giêxu Christ? Tình yêu thương của thập tự giá đã biến đổi đời sống của bạn như thế nào? - Trang số 34 -

35 Trọng Tâm Tóm Tắt Chúa Giêxu mang thân thể không hề phạm tội để chịu chết vì tội lỗi chúng ta và gánh sự rủa sả và sự phán xét mà đáng ra chúng ta phải chịu. Sự chết của Đức Chúa Giêxu là cái chết thật sự. Cái chết của Ngài là cái chết đảm trách tất cả hình phạt của sự rủa sả mà thế gian đáng ra phải chịu. Sự hy sinh của Ngài là sự hy sinh một lần trọn vẹn cho đời đời mà không cần phải dâng của lễ chuộc tội nào nữa. Huyết báu và quyền năng Ngài không có tội nào là không thể dung thứ được. Bởi sự chết của Ngài mà người nào tin Ngài thì được miễn hình phạt của tất cả tội lỗi mình phạm. Thập tự giá là biểu biện của tình yêu thương mà Đức Chúa Trời hướng đến tội nhân trên thế giới này. - Trang số 35 -

36 Đọc Thêm Việc phê phán dân tộc Giuđa với lý do là họ đã đóng đinh Chúa Giêxu trên thập tự giá là việc không còn thích hợp ngày nay. Thật ra, trong lịch sử thế giới thì dân Giuđa đã bị bách hại và sỉ báng với căn cứ này là điều đã thật xảy ra cách bi đát trong lịch sử thời phát xít Đức. Nhiều người theo chủ nghĩa bài Dothái đã từng dùng căn cứ này, nhưng ngày nay không thể dung thứ cho sự suy nghĩ sai lầm ấy. Theo cách nhìn của các sứ đồ thì hết thảy người đồng thời với họ, vua Hêrốt, tổng đốc Philát, người Giuđa và hết thảy người ngoại bang đã cùng nhauk chối Chúa và đóng đinh Ngài trên thập tự giá (Công vụ 4:27). Nhưng, điều quan trọng hơn là chúng ta cũng đã tham gia với sự sai lầm cùng với những con người thời ấy. Bởi nếu chúng ta ở trong vị trí của họ thì chúng ta cũng hành động giống y như họ đã làm. Thật, hiện nay chúng ta đang làm hành động ấy. Bởi vì mỗi khi chúng ta quay lưng khỏi Đức Chúa Giêxu hay phủ nhận Ngài trong đời sống của mình thì chúng ta đã đóng đinh Chúa Giêxu lần thứ hai cách tỏ tường (Hêb 6:6). Chúng ta cũng tham lam như người Giuđa, cũng mang lòng ganh ghét như các thầy tế lễ, cũng có những thái độ dã man như tổng đốc Philát đã làm khiến cho Đức Chúa Giêxu phải chịu hy sinh. Ngươi ở đâu khi họ đóng đinh Chúa tôi trên thập tự (Were you there when they crucified my Lord?) là câu hỏi cho mỗi chúng ta của một danh ca người da đen. Chúng ta đành phải trả lời: Vâng. Tôi đã ở đó. Không phải chúng ta ở đó như kẻ tò mò nhìn xem Chúa bị đóng đinh, mà chúng ta chính là những người lập mưu, dựng kế, lừa thầy gạt bạn, đã tham gia cách nhiệt tình trong sự kết án và kéo Ngài đóng đinh trên thập tự giá trên đồi Gôgôtha. Nhưng, chúng ta đã chối bỏ trách nhiệm giống như Philát rửa tay hy vọng là mình sạch tội. Tuy nhiên, hành động vô trách nhiệm và làm việc bất nghĩa của Philát thể nào thì ngày nay chúng ta cũng giống như vậy thể ấy. Chúng ta phải thấy rằng thập tự giá là việc vì chúng ta (dẫn chúng ta đến đức tin và sự thờ phượng), cho chúng ta (hướng chúng ta đến sự ăn năn). - Trang số 36 -

37 Bài 7 Sự Phục Sinh của Đức Chú a Giê xu Nhập Đề Đức Chúa Giêxu đã chịu đóng đinh trên thập tự giá, đã chịu chết, và được chôn trong mộ đá. Sau ba ngày, Ngài đã sống lại. Đó là chân lý quan trọng nhất của đức tin của Cơ đốc giáo nói chung và mỗi chúng ta nói riêng. Nếu chân lý này không chính xác thì chân lý trong Kinh Thánh sụp đổ ngay tức khắc. Tuy nhiên, Kinh Thánh và lịch sử đã chứng minh về sự phục sinh khải hoàn của Đức Chúa Giêxu; đem lại chứng cớ trung thực cho tất cả người tin. Thông thường thì những người đi nhà thơ lâu năm thì thường nguội lạnh về phương diện cảm kích việc Chúa Giêxu đắc thắng sự chết và đã sống lại.và khi nói về sự phục sinh của Ngài thì với ý thức biết rồi nên dễ dàng bỏ qua vấn đề quan trọng này. Đây là điều không thể không quan trọng. Sự phục sinh của Đức Chúa Giêxu là sự kiện mang tính hiện thực. Tuy nhiên, chúng ta phải xác tín, cảm kích và ngợi khen mỗi ngày. Sự cảm kích Chúa đã phục sinh không thể chỉ ở thì quá khứ mà ở thì hiện tại. Còn bạn, bạn có nguội lạnh cảm kích sự phục sinh của Ngài như vậy không? Đức Chúa Giêxu phán rằng: Ta là sự sống lại và sự sống; kẻ nào tin ta thì sẽ sống, mặc dù đã chết rồi (Giăng 11:15) - Trang số 37 -

38 Thảo Luận 1. Sự phục sinh của Đức Chúa Giêxu là sự thật trong những sự thật được nhiều chứng nhân minh chứng trên thế giới. Về điều này, sứ đồ Phaolô đã làm chứng như thế nào? Xin xem trong I Côrinhtô 15:3-8. 1) Câu Ngài đã bị chôn đến ngày thứ ba Ngài sống lại theo lời Kinh Thánh ở đây muốn nói về chuyện gì? (Tham khảo Công vụ 2:25-32)... 2) Số chứng nhân được xác chứng tận mắt chứng kiến Chúa sống lại là bao nhiêu người?... 3) Có rất nhiều chứng nhân là phụ nữ nhưng tại đây không kể ra với lý do là gì. Hãy thảo luận về lý do đó.... 4) Theo luật pháp thời đó thì để xác minh sự thật thì cần phải bao nhiêu người là cần và đủ? (Phục truyền 19:15). Tại đây, hãy so sách số nhân chứng của sự phục sinh có đủ hay không?... 5) Với vô số chứng cớ chân thật đã minh chứng như thế mà không tin thì điều phải làm là gì đối với những người đó? (Êphêsô 4:18)... - Trang số 38 -

39 2. Sau khi Đức Chúa Giêxu phục sinh thì Ngài tìm kiếm các môn đồ để làm gì? 1) Mác 16:14.. 2) Bạn có suy nghĩ là không chịu quở trách như vậy không?.. 3) Luca 24: ) Đức Chúa Giêxu thay vì mang thân thể của Ngài để chứng minh, thì Ngài mang Lời Kinh Thánh để minh chứng sự phục sinh của Ngài. Chúng ta sẽ họ điều gì ở tại đây?.. 5) Bạn có phải là người cố chấp không thoả lòng với lời Kinh Thánh đã được ghi vì chỉ thấy mới chịu tin chăng? Nếu đó là sự ngăn trở thì tại đây bạn có thể sẽ được thay đổi bằng cách như thế nào? Sự vinh hiển gì nhận được khi cùng phục sinh với Đức Chúa Giêxu? Hãy kiểm tra vài điều với sự gợi ý trong Philíp 2: ) Có thể nói ít nhất có 3 loại vinh quang. Hãy suy nghĩ từng điều một. Câu Câu Trang số 39 -

40 Câu ) Để tôn vinh Đức Chúa Trời trước hết chúng ta phải tin và tiếp nhận Đức Chúa Giêxu Christ là Cứu Chúa của mình. Tại sao chúng ta không tin và tiếp nhận Đức Chúa Giêxu Christ là Cứu Chúa của mình thì không tôn vinh Đức Chúa Trời?.. 3) Mỗi khi bạn suy nghĩ đến sự vinh hiển sẽ nhận được cùng với sự phục sinh của Chúa thì bạn cảm nhận như thế nào?.. 4. Sự phục sinh của Đức Chúa Giêxu mang lại những phước hạnh nào cho chúng ta? Rôma 4: I Côrinhtô 15: Galati 2: Hãy kiểm tra đời sống mình xem tại sao mình không cảm thấy vui mừng trong sự phục sinh của Chúa với những lý do là gì? Hãy chia sẽ những cách bạn đã giải quyết vấn đề đó? Vì tôi chưa tin sự phục sinh cách hoàn toàn Vì lòng yêu Chúa của tôi còn nhỏ nhoi Vì nghe nhiều quá mà không làm được nên bây giờ không còn cảm giác nữa Vì tôi không thể biết chính xác về sự thật ấy Vì tôi đã không làm chứng về sự phục sinh của Chúa cho người khác Vì tôi chưa nhận ân điển và phước hạnh về điều này cho cá nhân tôi Vì tôi còn yêu thế gian nhiều quá nên tôi không quan tâm đến sự phục sinh của Chúa Vì tôi bận rộn và mệt mõi quá nhiều trong cuộc sống nên không có lòng dư dã để suy nghĩ Vì tôi không thích nói cho người khác biết về Chúa Giêxu - Trang số 40 -

41 Trọng Tâm Tóm Tắt Sau ba ngày Chúa Giêxu đã phục sinh với thân thể trọn vẹn. Bởi sự phục sinh của Ngài làm con đường cứu rỗi trọn vẹn cho con người. Đức Chúa Giêxu phục sinh là Vua của muôn vua, Chúa của muôn chúa. Bây giờ Ngài ngự bên hữu ngai Đức Chúa Trời và chuẩn bị để tái lâm Sự phục sinh của Đức Chúa Giêxu đã bảo chứng sự phục sinh của chúng ta trong ngày tái lâm của Chúa, Ngài là trái đầu mùa phục sinh Cơ đốc giáo luôn đứng trong niềm tin phục sinh Những người phủ nhận sự phục sinh của Chúa Giêxu là những người vô tín hoặc là người tà giáo Đọc Thêm Hãy Lăn Hòn Đá Đi! Hãy mang lấy đức tin phục sinh thân thể trong ngày sau rốt thì chúng ta sẽ sống trong thế gian này với niềm hy vọng. Mỗi ngày chúng ta cần phải làm chết đi những điều thuộc về thế gian và sống kinh nghiệm nếm trãi sự phục sinh với Chúa. Dù có những lúc ngã vùi cũng lại đứng lên, dù có lúc gặp sự thất vọng nhưng lại được hy vọng mới, dù có lúc người ta thấy như là không có sức lực nhưng con người bề trong đầy sức sống Điều chúng ta cần phải làm để kinh nghiệm sự phục sinh với Chúa đó là lăn hòn đá chặn tấm lòng đến với Chúa của chúng ta. Chúa Giêxu trước khi kêu Laxarơ sống lại từ cõi chết thì Ngài bảo phải lăn hòn đá chặn cửa mộ. Chúa Giêxu không trực tiếp lăn hòn đá cửa mộ của Laxarơ. Bởi vì việc lăn hòn đá ấy là việc của con người phải làm để thể hiện tin vào lời hứa của Chúa. Cũng vậy, mỗi ngày chúng ta phải lấy những hòn đá ngăn trở sự kinh nghiệm phục sinh với Chúa. Những hòn đá cản trở đã chặn ngoài cửa lòng của bạn là gì? Đó có phải là sự vô tín chăng? Những hòn đá chặn cửa lòng chỉ ra lòng đã chết của con người chúng ta. Nhưng hòn đá được lăn đi bày tỏ sự phục sinh tâm linh chúng ta. Vậy, hãy nhanh chóng lăn hòn đá vô tín ấy đi để nghe tiếng gọi tha thiết của Ngài. Hãy ra! Tâm linh chúng ta được phục sinh và kinh nghiệm phước hạnh của sự phục sinh. - Trang số 41 -

42 Bài 8 Đức Thánh Linh Đến Theo Lời Hứa Nhập Đề Sau khi Chúa Giêxu thăng thiên độ 10 ngày thì Đức Thánh Linh giáng lâm. Và Đức Thánh Linh không rời khỏi Hội Thánh cho đến khi thế giới này kết thúc. Khác với thời đại Cựu Ước, kể từ Lễ ngũ tuần Đức Thánh Linh giáng lâm thì mọi người ăn năn và tin nhận Chúa Giêxu, nhận báptêm thì nhận được sự ban cho Thánh Linh. Chúng ta là mùi thơm của sự phước hạnh trong thế giới này cho Chúa. Bước vào thế kỷ 20 thì rất nhiều chủ trương giải thích về Đức Thánh Linh; điều đó đem lại hữu ích cho Hội Thánh rất nhiều, song cũng không ít hỗn loạn và nhiều tranh cãi về Ngài. Chính vì thế sự hiểu biết đúng đắn về Đức Thánh Linh là điều hết sức quan trọng. Điều Thánh Linh làm cho Hội Thánh và thế giới này lại bị chúng ta phủ nhận; ngược lại điều Thánh Linh không làm lại bị nhiều người gán ép là Ngài đã làm. Chính vì thế, sự phân biệt về Ngài và công việc của Thánh Linh cần phải được suy xét cẩn trọng theo Lời Kinh Thánh. Nhưng Đấng Yên-ủi, tức là Đức Thánh Linh mà Cha sẽ nhân danh ta sai xuống, Đấng ấy sẽ dạy dỗ các ngươi mọi sự, nhắc lại cho các ngươi nhớ mọi điều ta đã phán cùng các ngươi. (Giăng 14:26) - Trang số 42 -

43 Thảo Luận 1. Khi Đức Chúa Giêxu thăng thiên thì Ngài đã hứa về Đức Thánh Linh như thế nào? (xem Luca 24:49 và Công vụ 1:4-8) 2. Khi Đức Thánh Linh ngự xuống thì có những việc gì xảy ra? (Công vụ 2:1-4) 1) Những dấu chứng nào bày tỏ Đức Thánh Linh giáng lâm? 2) Những người nhận và kinh nghiệm Đức Thánh Linh giáng lâm và ngự trị trong tâm linh đã nói gì? 3. Sau Lễ Ngũ Tuần đánh dấu sự thiết lập Hội Thánh cách công khai thì làm thế nào những người như chúng ta nhận được Đức Thánh Linh như vậy? (Công vụ 2:38-39) 4. Đức Chúa Giêxu phán rằng việc Thánh Linh ngự đến chính là sự báptêm bằng Đức Thánh Linh. Bạn hãy cho biết sự giống nhau và khác nhau giữa báptêm bằng nước và báptêm bằng Thánh Linh? (Công vụ 1:4-5) - Trang số 43 -

44 Báptêm bằng nước Báptêm bằng Thánh Linh Ai nhận được? Khi nào nhận được? Nhận bao nhiêu lần? 5. Người kinh nghiệm sự ngự trị hay báptêm Thánh Linh thì phải minh chứng những kết quả trong nhân cách và đời sống của mình. Những kết quả đó là gì? 1) Công vụ 2:42 2) Công vụ 4:31 3) Galati 5: Sau khi kiểm thảo qua những bằng chứng về sự kinh nghiệm Thánh Linh thì bạn xác tín điều gì? Tại sao bạn chưa được kinh nghiệm? Hãy trình bày cụ thể về kinh nghiệm của bạn? 7. Hãy ghi lại lời cảm tạ Đức Chúa Trời đã ban Đức Thánh Linh để bạn kinh nghiệm sự ngự trị vào lòng bạn. - Trang số 44 -

45 Trọng Tâm Tóm Tắt Đức Thánh Linh là Đức Chúa Trời Đức Thánh Linh giáng lâm khi Đức Chúa Giêxu thăng thiên. Đức Thánh Linh ở cùng với Hội Thánh cho đến cuối cùng. Bất cứ ai ăn năn, tin nhận Chúa Giêxu, chịu báptêm thì kinh nghiệm Thánh Linh. Cơ đốc nhân là người mời Thánh Linh ngự trị trong thân thể và tâm linh mình. Đọc Thêm Dấu Hiệu Ngự Trị của Đức Thánh Linh Chúng ta ngày nay không cần chờ đợi Thánh Linh đến như các môn đồ ngày xưa đã chờ đợi. Bởi vì, Ngài thật đã giáng lâm. Và Ngài đang hiện hữu trên thế giới này. Ngài không rời khỏi Hội Thánh vì Ngài là Đấng thiết lập và chăm sóc Hội Thánh cho đến khi Đức Chúa Giêxu trở lại. Trách nhiệm của chúng ta ngày nay cần mời Ngài ngự vào tâm linh mình và khiêm nhường bước đi theo sự hướng dẫn của Ngài, không để Ngài buồn lòng. Hãy để Ngài tự do theo chương trình tốt lành của Ngài. Hãy hướng con cái Chúa đến kinh nghiệm Thánh Linh qua sự suy gẫm sâu sắc Liờ của Đức Chúa Trời, sự thông công trong tình yêu thương, trong sự thờ phượng đẹp lòng Chúa, và hướng ra ngoài trong sự truyền giáo phúc âm cho muôn dân. John Stott - Trang số 45 -

46 Bài 9 Người Được Tá i Sinh Nhập Đề Người nào không được tái sinh hay sinh lại thì không thể vào Nước Đức Chúa Trời. Sự sinh lại cũng còn gọi là sự trùng sinh hai tái sinh. Chúng ta được sinh ra từ lòng mẹ ra từ một bé sơ sinh bằng da bằng thịt gọi là sinh lần thứ nhất. Chúng ta được sinh từ trong Thánh Linh với hình hài của con đỏ thuộc linh gọi là sinh lần thứ hai hay tái sinh. Ngay giây phút đức tin chúng ta đặt vào Chúa Cứu Thế Giêxu thì thai thuộc linh hình thành trong Thánh Linh, và bởi sự xưng nhận đức tin cách công khai mà chúng ta ra đời qua Thánh Linh. Lần thứ nhất, chúng ta sinh ra trong xác thịt nên mang những đức tính của con người xác thịt. Lần thứ hai, chúng ta sinh ra trong Thánh Linh nên mang những đức tính của con người thuộc linh. Sự tái sinh là công việc của Đức Thánh Linh làm cho đời sống chúng ta, đánh dấu bước khởi đầu mới trong đời sống thuộc linh theo Chúa của chúng ta. Bởi sự sinh lại trong Thánh Linh mà chúng ta nhận được tư cách bước vào Nước Đức Chúa Trời. Đức Chúa Giêxu đáp rằng: Quả thật, quả thật, ta nói cùng ngươi, nếu một người chẳng nhờ nước và Thánh Linh mà sanh thì không được vào nước Đức Chúa Trời (Giăng 3:5) - Trang số 46 -

47 Thảo Luận 1. Đức Chúa Giêxu đã nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tái sinh như thế nào? (Giăng 3:1-8) 1) Sự sinh lại có nghĩa là gì? (tham khảo Giăng 1:12-13) 2) Bằng chứng nào bày tỏ Nicôđem chưa được tái sinh? (câu 4) 3) Làm thế nào để được tái sinh? (câu 5) 4) Phải nhờ Nước và Thánh Linh mà sinh có nghĩa là gì? Nước chỉ về gì? (tham khảo Giăng 7:37-38) 5) Sự sinh lại thuộc về lĩnh vực thuộc thể xác thịt hay lĩnh vực thuộc linh thiêng liêng? 6) Sự kiện tái sinh là điều thuộc về Đức Thánh Linh. Chúa Giêxu dùng ví dụ về gió để giải thích điều này. Điều đó có ý nghĩa như thế nào? Và tại sao? - Trang số 47 -

48 7) Bạn đã kinh nghiệm sự sinh lại thuộc linh như thế này chưa? Làm sao bạn xác nhận mình đã được tái sinh? 8) Chúa Giêxu đã quở trách Nicôđem là giáo sư luật người Dothái vì không thấu hiểu sự mầu nhiệm của sự tái sinh. Nếu Chúa Giêxu gặp bạn thì Ngài có nói điều đó với bạn không? Hãy cho biết lý do vì sao? 2. Hãy giải thích mối quan hệ giữa ĐỨC TIN và TÁ I SINH. Giăng 1:12-13 Công vụ 16:14 3. Sự tái sinh xảy ra một lần trong cuộc đời của bạn, không có sự lập đi lập lại trong sự tái sinh. Tại sao bạn xác tín được như vậy? (I Phierơ 1:23-25) 4. Khi nhìn những tín hữu Hội Thánh Têsalônica thì rõ ràng có rất nhiều bằng chứng bày tỏ họ là những người được tái sinh theo sự chọn lựa của Đức Chúa Trời. Một trong những bằng chứng đó là họ sống động và có với đức tin, niềm hy vọng và tình yêu thương của mình. Bạn hãy xem và nói lý do đó là gì? (I Têsalônica 1:3,4) - Trang số 48 -

49 5. Bạn có thể bày tỏ kết quả với 3 điều linh động như vậy không? 6. Bằng chứng thứ hai minh chứng tín hữu của Hội Thánh Têsalônica đã được tái sinh là gì? (I Têsalônica 1:7) 7. Bằng chứng thứ ba bày tỏ họ đã được sinh lại là gì? (I Têsalônica 1:8) 8. Chúng ta thường cho rằng bởi vì mình đã tin Đức Chúa Giêxu nên đương nhiên đã được tái sinh. Nhưng chúng ta phải biết rằng những bằng chứng của sự tái sinh là có đời sống đức tin, trông cậy, yêu thương bày tỏ trong đời sống của bạn, phải sống gương mẫu cho người khác, phải rao truyền về Đức Chúa Giêxu Christ bất cứ ở đâu. Bạn đã làm như thế nào? 9. Chúng ta hãy cùng nhauk thảo luận cách giải quyết vấn đề còn tồn lại trong bài học về sự tái sinh hôm nay. Và nếu bạn còn những điều chưa giải quyết được hãy bày tỏ cho nhauk để hết thảy thành viên trong lớp cầu xin Thánh Linh ngự đến tái sinh bạn hôm nay. 1) Vấn đề đã giải quyết 2) Vấn đề chưa giải quyết xong - Trang số 49 -

50 Trọng Tâm Tóm Tắt Tái sinh là công việc mà Đức Chúa Trời làm cho con người thông qua Thánh Linh và Lời Ngài. Tái sinh là ân điển đặc biệt của Đức Chúa Trời ban cho những người được xác định nhận sự cứu rỗi. Trong sự tái sinh thì đặt con người trong thế bị động. Chỉ những người nhận được sự tái sinh mới có thể đáp lại sự kêu gọi của Chúa. Kinh nghiệm sự tái sinh là điều kiện cần thiết. Sự tái sinh và xác tín sự cứu rỗi có khác nhau. Con người không thể phán đoán được sự thành công hay thất bại của sự tái sinh. Đọc Thêm Đời sống mang tính cảm tình của chúng ta luôn luôn bị lên xuống bất thường. Thỉnh thoảng chúng ta kinh nghiệm sự dao động rất lớn của cảm giác. Từ sự hưng phấn đến ưu sầu, từ vui mừng đến buồn rầu, và từ sự điều hòa bên trong bị thay đổi cảm giác bởi sự hỗn loạn nội tâm. Chỉ cần một sự kiện nhỏ, chỉ cần một lời nói bất cẩn của một ai đó cũng có thể gây nên sự thay đổi tình cảm rất lớn như thất vọng trong nơi công xưởng hay nhiều việc khác ở bên ngoài. Chúng ta đa phần không thể thống trị sự biến đổi tình cảm lớn như vậy. Sự thay đổi tình cảm ncủa chúng ta như thế này thường không tuỳ thuộc việc chúng ta làm ra mà tuỳ theo những việc xảy đến cho chúng ta. Chúng ta phải nhận ra rằng đời sống mang tính cảm tình của chúng ta không giống đời sống thuộc linh. Đời sống thuộc linh là đời sống của Đức Thánh Linh đang hành động bên trong chúng ta. Khi chúng ta có thể cảm nhận sự rung động của tình cảm thì phải kết hợp tâm linh của chúng ta với Đức Thánh Linh. Việc chúng ta cảm nhận thì chúng ta cần phải nhận biết đó không phải là bộ mặt thật của chúng ta. Cảm tình của chúng ta như thế nào thì chúng là vẫn là những người con yêu dấu của Đức Chúa Trời; và Ngài chọn chúng ta làm con cái Đức Chúa Trời đời đời. -Henri Jozef Machiel Nouwen- - Trang số 50 -

51 Bài 10 Đức Tin Là Gì? Nhập Đề Đức tin là món quà ân điển mà Đức Chúa Trời ban trọn cho chúng ta. Nếu chúng tỉnh thức về chân lý này thì phải biết quý trọng đức tin; hãy sống đời sống vui mừng và cảm kích mỗi ngày. Chúng ta có thể sống đạo nếu duy trì sự xác tín không dao động đức tin. Đức tin nhận ra và hiểu biết sự cảm kích của ân điển có thể gọi là đức tin hành động bởi tình yêu. Người không coi đức tin là bởi ân điển mà cho rằng đó chỉ là kết quả chọn lựa và quyết đoán bởi ý chí của mình thì có thể trở nên kiêu ngạo, lúc nào cũng không chịu rời bỏ sự bất an bởi bản thân đã chối bỏ đức tin. Và trong đời sống đức tin không cảm thấy cảm kích và vui mừng. Trời. Trong thì giờ này chúng ta cùng học với nhau về đức tin bởi ân điển của Đức Chúa Vả, đức tin là sự biết chắc vững vàng của những điều mình đương trông mong, là bằng cớ của những điều mình chẳng xem thấy. (Hêbơrơ 11:1) - Trang số 51 -

52 Thảo Luận 1. Hãy căn cứ trong Rôma 10 để tìm biết về đức tin 1) Hãy thay chữ ngươi thành chữ tôi vào trong câu 9-10 và thử viết lại hai câu Kinh Thánh đó vào dòng bên dưới. 2) Đối tượng và nội dung của đức tin là gì? 3) Lý do nào bày tỏ đức tin chân thật được tìm thấy sâu trong tấm lòng? (tham khảo Châm ngôn 23:26). 4) Đức tin được nảy sinh bởi điều gì? Hãy giải thích mối quan hệ giữa việc lắng nghe, lời hằng sống và đức tin chân thật. (câu 17) 5) Lời hằng sống dẫn đến đức tin là lời cụ thể về điều gì? (I Côrinhtô 2:1-2) - Trang số 52 -

53 6) Để nhận được đức tin thì chỉ nghe lời là đủ chưa, hay phải dựa vào điều gì nữa? (I Côrinhtô 2:5) 7) Bạn có xác tín rằng đức tin của bạn nhận được dựa vào Lời Chúa và quyền năng của Thánh Linh không? Nếu bạn có đức tin như thế thì bạn dang mang một sức mạnh diệu kỳ. Bạn đang sống và kinh nghiệm quyền năng ấy, phải không? 2. Hãy cùng nhau suy nghĩ đến đức tin là ân điển của Đức Chúa Trời trong phân đoạn Êphêsô 2:8-9. 1) Bạn có bao giờ nghĩ rằng đức tin là món quà của Đức Chúa Trời cho bạn không? 2) Lúc đầu dựa trên lập trường bản thân, chúng ta thường nghĩ rằng việc quyết định tin nhận Chúa là một quyết đoán nhờ vào ý chí tự do của mình. Nhưng sau thời gian theo Chúa và học biết về Chúa qua Lời Kinh Thánh chúng ta nhận biết đức tin ban đầu là ân điển của Đức Chúa Trời ban cho chứ không dựa vào ý chí tự do của bạn thân. Đối với bạn thì suy nghĩ như thế nào về điều ấy? 3) Trong Thần học có một giáo lý là ân điển bất khả kháng. Nếu Đức Chúa Trời thăm và đụng chạm tấm lòng chúng ta thì không một ai có thể kháng cự nổi trước quyền năng c3a Ngài. Những người cố gắng dùng ý chí tự do của mình để chạy trốn khỏi Chúa, kết cục cũng lại đầu phục và tin cậy Chúa. Để minh giải điều này trong Kinh Thánh có một nhân vật đã đầu phục Chúa sau thời gian bách hại Ngài. Đó là ai? (Công vụ 9:) - Trang số 53 -

54 4) Bạn nghĩ giáo lý này chứa đựng nhữu ưu điểm nào? 5) Nếu đối chiếu giữa người hiểu biết đức tin hoàn toàn là bởi ân điển của Chúa với người cho rằng đó là bởi sự sản sinh từ ý chí tự do của bạn thân, thì trong hai dạng người đó ai dễ xác tín sự cứu rỗi hơn? Lý do đó là gì? 6) Hãy nói ý nghĩa của cụm từ ấy chẳng phải bởi việc làm đâu? 7) Chúng ta không thể nói rằng bởi việc làm của chúng ta, dù chỉ là một chút, đã khiến chúng ta có đức tin. Bạn có đồng ý điều này không? 8) Từ trước đến nay bạn đã nhận biết đức tin của mình là bởi ân điển như món quà của Chúa hay bởi việc làm của chúng ta? 9) Bạn có cảm kích và nóng cháy hơn khi biết rằng Đức Chúa Trời đã khiến bạn tin mà đã tin cậy Ngài bởi ân điển ấy không? - Trang số 54 -

55 3. Đức tin là điều khi sống trên thế gian này có năng lực rất lớn. Những câu Kinh Thánh sau sẽ bày tỏ sự thật đó? 1) Hãy xem Rôma 4:18. Hãy cho biết đức tin của Á praham mạnh mẽ như thế nào? 2) Với đức tin diệu kỳ của Á praham, ông đã kinh nghiệm phép lạ nào? (Hêbơrơ 11:8-19) 3) Hãy xem Rôma 11: Tại đây nếu tóm tắc đức tin của những nhân vật trong Kinh Thánh thành một câu thì câu đó là gì? 4) I Giăng 5:4-5 dạy như thế nào về đức tin? 4. Chúng ta không nên thoả mãn với đức tin ban đầu là đức tin để nhận sự cứu rỗi. Chúng ta phải cần có đức tin đắc thắng tội lỗi và thắng hơn thế gian. Đức tin của sự cứu rỗi sẽ tăng trưởng cách mạnh mẽ bởi Lời của Đức Chúa Trời và trở nên đức tin mạnh đắc thắng thế gian. Chúng ta sẽ phát triển đức tin ấy trong sự thuận phục ý muốn của Đức Chúa Trời. Điều đáng tiếc là rất nhiều người chỉ thích dừng lại đức tin cứu rỗi mà ít người tiến đến đức tin mạnh mẽ đắc thắng thế gian và tội lỗi. Chúng ta cần phải tìm ra nguyên nhân và nhanh chóng nhờ ơn Chúa thay đổi để trở nên Cơ đốc nhân tăng trưởng. - Trang số 55 -

56 1) Đức tin của bạn đang có đó có phải là đức tin mong được sự cứu rỗi và thoả lòng ở mức độ đó mà thôi, phải không? 2) Đức tin của bạn không tăng trưởng là do những lý do nào? 3) Trong đời sống đức tin của bạn, bạn đã kinh nghiệm nhiều về những phép lạ từ Chúa đến chưa? Và đó là kinh nghiệm như thế nào, bạn có thể trình bày cho người cùng lớp nghe và thảo luận không? - Trang số 56 -

57 Trọng Tâm Tóm Tắt Đức tin là món quà của Đức Chúa Trời Đức tin nảy sinh bởi sự lắng nghe Lời của Đức Chúa Trời. Người đề cao quá ý chí của mình và cho rằng nhờ đó mà mình tin Chúa sẽ coi nhẹ món quà đức tin của Đức Chúa Trời. Bởi tấm lòng tin cậy mà được sự công bình, bởi lời xưng nhận bằng môi miệng mà được cứu rỗi. Đức tin đó là nhận biết Đức Chúa Giêxu Christ là ai, và Ngài đã làm những điều gì cho mình và thế giới. Đức tin thường nảy sinh kết quả là sự ăn năn và lòng thuận phục. Đức tin phải mang lấy yếu tố trí, tín, nghĩa Đọc Thêm Đường Dẫn Ân Điển Đức tin giữ vai trò như là đường dẫn, dòng chảy. Â n điển của Đức Chúa Trời chính là nguồn suối. Đức tin giống như đường dẫn cho dòng nước nhân từ chảy qua; thông qua đường dẫn này mà chúng ta nhận được sự sống cho người đang đói khát nước sự sống. Như vậy, chúng đừng đánh giá cao quá đức tin hơn là ân điển của Đức Chúa Trời vốn là cội nguồn của sự chúc phước. Bạn đừng tạo Đấng Christ với đức tin theo ý chí của mình. Xin bạn đừng suy nghĩ rằng đức tin như là một nguyên tắc độc lập với sự cứu rỗi của bạn. Đức tin chúng ta không phải là tiêu chuẩn để chúng ta đặt làm mục tiêu. Dù đức tin có khả năng thực hiện tất cả mọi sự; nhưng năng lực đó không nằm trong đức tin riêng của chúng ta mà là ở nơi Đức Chúa Trời là Đấng căn nguyên của đức tin chân thật. Charles H. Spurgeo - Trang số 57 -

58 Bài 11 Ân Điển Nhận Sự Xưng Cô ng Bình Nhập Đề Có thể nói vấn đề mà đa số người có đời sống đức tin ngộ giải nhiều nhất chính là giáo lý về sự xưng công bình. Rất nhiều trường hợp nhiều người bị cám dỗ tìm kiếm sự xưng công bình bởi đức tin do việc làm ra từ bản thân mình. Nhiều người cho rằng khi Đức Chúa Trời xưng công bình chúng ta thì Ngài căn cứ vào bản thân chúng ta. Có thể nói không còn sự ngộ giải to tác bằng suy nghĩ như vậy. Được xưng công bình bởi đức tin; nhưng phải nhớ là đức tin đó hoàn toàn là bởi món quá Đức Chúa Trời ban cho chúng ta. Chúng ta cần xác tín điều đó để luôn nhờ cậy vào Ngài. Vì trong Tin Lành này có bày tỏ sự công bình của Đức Chúa Trời, bởi đức tin mà được, lại dẫn đến đức tin nữa, như có chép rằng: Người công bình sẽ sống bởi đức tin (Rôma 1:17) - Trang số 58 -

59 Thảo Luận 1. Hãy xem Rôma 3: Và hãy xem xét về sự xưng công bình là như thế nào. 1) Những người Giuđa đã giữ luật pháp và qua đó cho rằng có thể nhận được sự công bình mà Đức Chúa Trời thừa nhận. Nhưng họ cuối cùng tự trở thành người bị lừa dối. Tại sao như vậy? (xem câu 20) 2) Sự công bình mà Đức Chúa Trời xưng nhận là như thế nào? (câu 22) 3) Sự xưng công bình không có nghĩa là sự được thừa nhận là người công bình với điều kiện tự mình làm công việc để lấy công đức. Trước mặt Chúa và theo tiêu chuẩn của Chúa thì không một người nào đủ để gọi là người công bình. Nói cách khác, không có ai trên đất này là công bình, và cũng không thể nào trở thành người không bình mà không hề phạm tội. Như vậy, chúng ta vốn là những tội nhân trước mặt Đức Chúa Trời thì làm thế nào được xưng là người công bình được? (câu 25-26) 4) Phương cách hay điều kiện nào để nhận được sự xưng công bình? (câu 28) 5) Trong câu 24 bày tỏ 3 điều đáng kinh ngạc cho chúng ta. Đó là những điều gì? - Trang số 59 -

60 6) Bạn đã nhận, đã cảm kích, đã biết rõ ràng sự xưng công bình là bởi sự cứu rỗi, nhưng không (vô điều kiện), không phân biệt, bởi ân điển khi nào và cụ thể như thế nào? 2. Trong Rôma 4:4-8 trình bày một minh hoạt rõ ràng về sự xưng công bình. 1) Để giải thích rõ bơn về sự xưng công bình là công việc hoàn toàn thuộc về Đức Chúa Trời, Phaolô đã sử dụng ví dụ minh họa như thế nào? 2) Bạn suy nghĩ chân lý trọng tâm của lời giáo huấn qua ví dụ minh họa này như thế nào? 3) So sánh ví dụ của Phaolô trong Rôma 4:4-8 chúng ta cũng nhớ đến ví dụ tương tự mà Chúa Giêxu đã dạy trong Mathiơ 20:1-16. Hãy tìm và cho biết chân lý trong cả hai ví dụ chỉ là đề cập đến điều gì? 3. Phaolô đã cất lớn tiếng ngợi khen Đức Chúa Trời trong sự cảm kích và xác tính về sự xưng công bình nhờ ân điển bởi đức tin cách vô điều kiện. 1) Không có nơi nào bày tỏ sự ngợi khen Chúa về sự cứu rỗi diệu kỳ và đẹp đẽ mà Chúa ban cho bằng tại đây. Hãy viết lại những lời này cách tận tâm. Và nếu có thể được hãy học thuộc lòng phân đoạn Kinh Thánh này. - Trang số 60 -

61 2) Hãy tóm tắt ngắn gọn thành một câu về ý chính mà Phaolô muốn nói. 3) Phaolô đã tuyên bố điều này với những bằng chứng gì? Tự bản thân ông có thể được xưng công bình bởi việc làm tôn giáo hay là hoàn toàn phải tin Đức Chúa Trời nhờ ân điển cách vô điều kiện (nhưng không)? 4) Phaolô nói rằng Ngài đã không tiếc gì với chúng ta? (câu 32) 5) Lý do căn bản nào mà Đức Chúa Trời không thể định tội chúng ta hay không thể bỏ chúng ta được? Và tại sao? (câu 34) 6) Bạn đã không cảm kích hay xác tín về sự xưng công bình bởi đức tin cách mạnh mẽ như Phaolô được là vì lý do gì? 4. Hãy trả lời cách thành thật những câu hỏi sau. 1) Bạn tin rằng mình đã được xưng công bình bởi đức tin chưa? - Trang số 61 -

62 2) Bạn có còn bất an bởi chưa tin chắc vào sự tha thứ tất cả tội lỗi của mình không? 3) Bạn đã có niềm vui và sự cảm kích khi biết mình đã được xưng công bình bởi đức tin cách vô điều kiện không? 4) Bạn cũng có thể cất tiếng ngợi khen Chúa giống như Phaolô không? - Trang số 62 -

63 Trọng Tâm Tóm Tắt Sự xưng công bình là món quà của Đức Chúa Trời ban cho khi nhìn thấy đức tin trong lòng của chúng ta. Điều này hoàn toàn không liên quan đến hành vi, trạng thái thiện lành của chúng ta. Đây là sự tuyên bố xưng công bình một chiều từ phía Đức Chúa Trời cho người tin cậy Ngài. Bằng chứng Đức Chúa Trời làm điều này chính là công tác cứu rỗi của Đức Chúa Giêxu Christ. Đứng trên phương diện chúng ta mà nhìn thì dù chúng ta còn có những yếu tố tội lỗi trong bản chất; nhưng không thể nghi ngờ về sự thật mà Đức Chúa Trời xưng công nghĩa cho chúng ta. Người đã xưng là công bình trước Chúa, nhưng bản chất tội lỗi trong con người vẫn còn nên có thể lại tái phạm. Vì vậy, chúng ta phải luôn giữ thái độ khiêm nhường và phải ăn năn khi nhận thức việc mình đã phạm. Đọc Thêm  n Điển Thật  n điển không phải là điều nhận được bởi công đức của bạn, cũng không phải là điều có thể bị đánh mất bởi sự không có công đức của bạn. Nếu ân điển là điều Đức Chúa Trời ban cho tuỳ theo sự thiện lành, sự tự cao của chúng ta, thì tất cả mọi điều như là sức khoẻ, trường thọ, phú quý v.v không phải là ân điển. Hơn nữa, nếu Đức Chúa Trời không ban cho vì những việc gian ác và xấu hổ của chúng ta thì điều đó cũng không thể gọi là ân điển.  n điển không nhắm vào sự sai lầm của chúng ta, nhưng là món quà của Đức Chúa Trời ban cho cách vô điều kiện. Chúng ta cần phải cảm tạ Đức Chúa Trời là Đấng đã ban ân điển lạ lùng cho chúng ta. -Storms- - Trang số 63 -

64 Bài 12 Đức Thá nh Linh Ngự Trong Lò ng Chú ng Ta Nhập Đề g - Trang số 64 -

65 Thảo Luận Trang số 65 -

66 Trang số 66 -

67 Trọng Tâm Tóm Tắt d - Trang số 67 -

68 Đọc Thêm m - Trang số 68 -

69 Bài 13 Sự Thá nh Hoá của Cơ Đốc Nhâ n g - Trang số 69 -

70 Thảo Luận Trang số 70 -

71 Trang số 71 -

72 Trọng Tâm Tóm Tắt d - Trang số 72 -

73 Đọc Thêm m - Trang số 73 -

74 Bài 14 Sự Tá i Lâ m của Đức Chú a Giê -xu Christ Chúa Giêxu sẽ trở lại (tái lâm) là lời giao ước cuối cùng còn lại trong Kinh Thánh. Đây là điều mà Đức Chúa Giêxu đã phán hứa nhiều lần, nhiều cách. Từ thời Hội Thánh đầu tiên cho đến ngày nay thì đây là sự trông đợi cuối cùng, sự chờ đợi sau chót của tất cả thánh đồ. Sự tái lâm là điều còn lại để hoàn tất sự trọn vẹn trong kế hoạch cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Thế giới này hoàn toàn được chung mạt đời đời. Chúng ta hoàn toàn không thể biết chính xác thời và kỳ Chúa Giêxu tái lâm; nhưng theo lời dự ngôn của Ngài thì khi phúc âm được rao truyền khắp địa cầu này thì chúng ta sẽ nghe tiếng kèn lớn của thiên sứ trưởng vang dội trên các từng trời. Chúng ta nếu biết và tin lời dự ngôn về sự Chúa Giêxu tái lâm thì tất cả mọi khổ đau và nhọc nhằn trên đất này sẽ kết thúc. Ngài đến để đưa chúng ta vào thiên đàng vinh hiển là nơi mà Ngài đã thăng thiên sau 40 ngày từ cõi chết sống lại để chuẩn bị sẵn cho chúng ta. Tin Lành này về nước Đức Chúa Trời sẽ được giảng ra khắp đất, để làm chứng cho muôn dân. Bấy giờ, sự cuối cùng sẽ đến. (Mathiơ 24:14) - Trang số 74 -

Microsoft Word - SC_IN3_VIE.doc

Microsoft Word - SC_IN3_VIE.doc SỰ NHẬP THỂ: HUYỀN NHIỆM GIÁNG SINH Sự Nhập Thể: Kỳ Quan Ân Điển, Phần 3 Dr. David Platt 17/12/06 Xin kính chào quý vị. Nếu quý vị có Kinh Thánh, và tôi hy vọng như vậy, xin mời cùng mở ra với tôi Phi-líp

Chi tiết hơn

Microsoft Word - 45-RÔ-MA.docx

Microsoft Word - 45-RÔ-MA.docx Thư của Phao-lô Gởi cho Người 1 Lời Mở Ðầu 1 Phao-lô, một đầy tớ 1 của Ðức Chúa Jesus Christ, được kêu gọi làm sứ đồ, được biệt riêng để rao truyền Tin Mừng của Ðức Chúa Trời, 2 là Tin Mừng đã được hứa

Chi tiết hơn

SỰ SỐNG THẬT

SỰ SỐNG THẬT 280 Sự Sống Thật Trong Thiên Chúa Chúa ơi, Ngày 4 tháng 12 năm 1990 Chúa là Tất Cả, còn con là hư không. Chúa vô cùng Cao Cả, vậy những lời tán tụng của con thì đem lại được sự gì cho Chúa, vì Chúa là

Chi tiết hơn

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng thân tâm, dứt bỏ thói cao ngạo. 3. Người dịch phải tự

Chi tiết hơn

Microsoft Word - SC_LB3_VIE.doc

Microsoft Word - SC_LB3_VIE.doc HUYẾT SỰ SỐNG Phúc Âm: Chúng Ta Tin Như Thế Nào? Phần 3 Dr. David Platt 13/04/08 Nếu quý vị có Kinh Thánh, và tôi hy vọng như vậy, xin mời cùng mở ra với tôi Rô-ma đoạn 3. Tôi khuyến khích quý vị cứ tiếp

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Wash Don Nhan Chua Kito Unicode.doc

Microsoft Word - Wash Don Nhan Chua Kito Unicode.doc CHUẨN BỊ ĐÓN NHẬN CHÚA KITÔ MỤC LỤC - Lời ngỏ và Giới Thiệu Phần A: Chuẩn bị để lãnh nhận ân huệ Thánh Thần - Bài 1 Chào bạn đến với PT Ngũ Tuần Công Giáo - trang 9 - Bài 2 Đón nhận Chúa Giêsu là Thiên

Chi tiết hơn

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17 ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17. KHUYÊN KHẮP MỌI NGƯỜI KÍNH TIẾC GIẤY CÓ CHỮ VÀ TÔN KÍNH KINH SÁCH (Năm Dân Quốc 24-1935).

Chi tiết hơn

SỰ SỐNG THẬT

SỰ SỐNG THẬT Sự Sống Thật Trong Thiên Chúa 1 1990 Ngày 5 tháng 1 năm 1990 Chúa ơi? Cha đây; con hãy nương tựa vào Cha; con phải hiểu rõ con yếu đuối như thế nào; hãy cho Cha được hướng dẫn con, vì nếu không có Cha,

Chi tiết hơn

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich Kinh Bát Chu Tam Muội Ðời Tùy Tam Tạng, Khất Ða và Cấp Ða Việt dịch: HT Minh Lễ Nguồn http://niemphat.com/ Chuyển sang ebook 21-6-2009 Người thực hiện : Nam Thiên namthien@gmail.com Link Audio Tại Website

Chi tiết hơn

SỰ SỐNG THẬT

SỰ SỐNG THẬT Sự Sống Thật Trong Thiên Chúa 385 Ngày 1 tháng 10 năm 1987 (Buổi sáng: Suốt cả buổi sáng tôi bận tiếp một người cố thuyết phục tôi mua mỹ phẩm. Thật là phí thì giờ cho những thứ không cần thiết. Nhưng

Chi tiết hơn

Bài Học 1 29 Tháng 6 5 Tháng 7 ĐỨC CHÚA TRỜI DỰNG NÊN... CÂU GÓC: Kẻ hà hiếp người nghèo khổ làm nhục Đấng Tạo hóa mình; Còn ai thương xót người bần c

Bài Học 1 29 Tháng 6 5 Tháng 7 ĐỨC CHÚA TRỜI DỰNG NÊN... CÂU GÓC: Kẻ hà hiếp người nghèo khổ làm nhục Đấng Tạo hóa mình; Còn ai thương xót người bần c Bài Học 1 29 Tháng 6 5 Tháng 7 ĐỨC CHÚA TRỜI DỰNG NÊN... CÂU GÓC: Kẻ hà hiếp người nghèo khổ làm nhục Đấng Tạo hóa mình; Còn ai thương xót người bần cùng tôn trọng Ngài. (Châm ngôn 14:31) KINH THÁNH NGHIÊN

Chi tiết hơn

thacmacveTL_2019MAY06_mon

thacmacveTL_2019MAY06_mon Trang Tôn giáo Chủ đề: Thánh Lễ Công giáo Tác giả: LM Giu-se Vũ Thái Hòa 40 CÂU HỎI VỀ THÁNH LỄ Lời tựa: Giáo Hội luôn nhấn mạnh tầm quan trọng và sự cao quý của Thánh lễ. Quy chế tổng quát của Sách Lễ

Chi tiết hơn

SỰ SỐNG THẬT

SỰ SỐNG THẬT 48 Sự Sống Thật Trong Thiên Chúa Ngày 2 tháng 3 năm 1990 (Thứ Ba Chúa Giêsu lại gặp tôi trong Cuộc Khổ Nạn và Thánh Giá của Người.) con Cha ơi, chúng ta cùng chia sẻ Cuộc Khổ Nạn của Cha vì những lý do

Chi tiết hơn

Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác

Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kim Cang thừa tam muội da giới đệ tử Hoàng Niệm Tổ KINH PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC (TẬP 4) Dịch Việt ngữ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa 1 Dịch theo bản in lần

Chi tiết hơn

Mở đầu

Mở đầu CẦU NGUYỆN HY VỌNG TẬP 6 ĐỨC HỒNG Y PHANXICÔ XAVIÊ NGUYỄN VĂN THUẬN Cầu Nguyện Hy Vọng 6. Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận. Trang 1 MỤC LỤC 1. Chúng ta rao giảng điều gì?... 5 2. Đừng cắt xén

Chi tiết hơn

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư Tịnh Không Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hoà TẬP MỘT Chư vị đồng tu. Hôm nay chúng

Chi tiết hơn

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ 2 Thích Thái Hòa Đôi mắt tình xanh biếc 3 MỤC LỤC THAY LỜI TỰA... 5 BÁT NHÃ VÀ TÌNH YÊU... 7 NỔI BUỒN MÂY KHÓI...

Chi tiết hơn

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT (Tập 3A- Lời khuyên anh chị em) Tác giả: Cư sỹ Diệu Âm (Minh Trị Úc Châu) 1 MỤC LỤC Khai thị của Liên Tông Thập Nhất Tổ:... 3 Lời Giới Thiệu... 5 Lời Tâm Sự!... 6 Đôi Lời Trần Bạch:...

Chi tiết hơn

Mở đầu

Mở đầu CẦU NGUYỆN HY VỌNG TẬP 9 ĐỨC HỒNG Y PHANXICÔ XAVIÊ NGUYỄN VĂN THUẬN Cầu Nguyện Hy Vọng 9. Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận. Trang 1 MỤC LỤC 1. Chỗ của Chúa trong đời con... 5 2. Đức ái nhẫn nại...

Chi tiết hơn

Hướng Đi Thiền Sư Lương Sĩ Hằng

Hướng Đi Thiền Sư Lương Sĩ Hằng Thiền Sư Lương Sĩ Hằng Washington D.C., ngày 27 tháng 4 năm 1982 Thưa các bạn, Hướng đi đã có sẵn rồi Sửa tâm, sửa tánh sang tồi như nhau. Học rồi tiến tới mau mau Hào quang khai triển nhiệm màu khai minh.

Chi tiết hơn

SỰ SỐNG THẬT

SỰ SỐNG THẬT 478 Sự Sống Thật Trong Thiên Chúa (Ở Rhodos) Ngày 2 tháng 8 năm 1991 (Cho nhóm cầu nguyện người Hy Lạp) Giêsu, lạy Chúa con, chúc tụng Danh Chúa. Xin cho Thánh Danh Chúa được Vinh Hiển muôn muôn đời. Thánh

Chi tiết hơn

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA NAM MÔ ĐỊA TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT KINH BẢN NGUYỆN CỦA BỒ TÁT ĐỊA TẠNG SA MÔN: THÍCH ĐẠO THỊNH HỘI TẬP NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC 5 PHẦN NGHI LỄ ( Mọi người đều tề chỉnh y phục đứng chắp tay đọc ) Chủ lễ xướng:

Chi tiết hơn

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ KINH PHÁP CÚ MINH HỌA: Mr. P. Wickramanayaka (Illustrated Dhammapada) CHUYỂN DỊCH THƠ:

Chi tiết hơn

Bài Học 9 20 Tháng 5 26 Tháng 5 HÃY LÀ NGƯỜI THEO CHÚA CÂU GỐC: Vậy nên, về phần anh em, phải gắng hết sức thêm cho đức tin mình sự nhơn đức, thêm cho

Bài Học 9 20 Tháng 5 26 Tháng 5 HÃY LÀ NGƯỜI THEO CHÚA CÂU GỐC: Vậy nên, về phần anh em, phải gắng hết sức thêm cho đức tin mình sự nhơn đức, thêm cho Bài Học 9 20 Tháng 5 26 Tháng 5 HÃY LÀ NGƯỜI THEO CHÚA CÂU GỐC: Vậy nên, về phần anh em, phải gắng hết sức thêm cho đức tin mình sự nhơn đức, thêm cho nhơn đức sự học thức, thêm cho học thức sự tiết độ,

Chi tiết hơn

Nhung Bai Giang Bat Hu cua Cha - Gioan Maria Vianney.pdf

Nhung Bai Giang Bat Hu cua Cha - Gioan Maria Vianney.pdf Tủ Sách Công Giáo NHỮNG BÀI GIẢNG BẤT HỦ 1 Tiểu Sử Thánh Gioan Maria Vianney 2 Kiêu Ngạo (1) 3 Kiêu Ngạo (2) 4 Tham Lam 5 Dâm Dục 6 Mê Dâm Dục 7 Giận Dữ 7 Mê Ăn Uống 8 Ghen Tị 9 Lười Biếng 10 Tội Lỗi

Chi tiết hơn

SỰ SỐNG THẬT

SỰ SỐNG THẬT Sự Sống Thật Trong Thiên Chúa 201 Ngày 3 tháng 9 năm 1990 (Tôi đi gặp một linh mục. Ngài là một linh mục dòng, và tôi biết loại áo dòng của vị linh mục đó như thế nào. Khi cửa vừa mở và nhìn thấy ngài,

Chi tiết hơn

[Cầu Nguyện Với Chúa Mỗi Ngày] Tháng 3/2019 CẦU NGUYỆN THÁNG 3/2019 1

[Cầu Nguyện Với Chúa Mỗi Ngày] Tháng 3/2019 CẦU NGUYỆN THÁNG 3/2019 1 CẦU NGUYỆN THÁNG 3/2019 1 THỨ SÁU TUẦN 7 THƯỜNG NIÊN (Mc 10, 1-12) "Sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân rẽ" Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô. Khi ấy, Chúa Giêsu đến địa hạt

Chi tiết hơn

TỪ BI ÐẠO TRÀNG SÁM PHÁP LƯƠNG HOÀNG SÁM HT.THÍCH TRÍ TỊNH giảo chính Dịch giả: TT.VIÊN GIÁC --- o0o --- Mục Lục LỜI GIỚI THIỆU THAY LỜI TỰA SÁM HỐI N

TỪ BI ÐẠO TRÀNG SÁM PHÁP LƯƠNG HOÀNG SÁM HT.THÍCH TRÍ TỊNH giảo chính Dịch giả: TT.VIÊN GIÁC --- o0o --- Mục Lục LỜI GIỚI THIỆU THAY LỜI TỰA SÁM HỐI N TỪ BI ÐẠO TRÀNG SÁM PHÁP LƯƠNG HOÀNG SÁM HT.THÍCH TRÍ TỊNH giảo chính Dịch giả: TT.VIÊN GIÁC --- o0o --- Mục Lục LỜI GIỚI THIỆU THAY LỜI TỰA SÁM HỐI NGHĨA LÀ GÌ? NGHI THỨC TỤNG NIỆM TỤNG CHÚ ÐẠI BI QUYỂN

Chi tiết hơn

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19 ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19. LỜI TỰA CHO BỘ TỊNH ĐỘ THÁNH HIỀN LỤC (Năm Dân Quốc 22 1933). Pháp Môn Tịnh Độ rộng

Chi tiết hơn

Microsoft Word - thientongtrucchi-read.doc

Microsoft Word - thientongtrucchi-read.doc THIỀN TÔNG TRỰC CHỈ A. MẬT TRUYỀN THAM THIỀN YẾU PHÁP Hạ thủ công phu tu thiền, điều cốt yếu thứ nhất phải lập chí vững chắc. Bởi vì chí là vị nguyên soái của khí lực. Nếu người lập chí vững chắc, như

Chi tiết hơn

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx LỜI NÓI ĐẦU Phần đông Phật tử Quy Y Tam Bảo mà chưa ý thức nhiệm vụ mình phải làm gì đối với mình, đối với mọi người, đối với đạo. Hoặc có ít người ý thức lại là ý thức sai lầm, mình lầm hướng dẫn kẻ khác

Chi tiết hơn

KINH ĐẠI BI Tam tạng pháp sư Na Liên Đề Da Xá dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Cao-Tề ( ). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra

KINH ĐẠI BI Tam tạng pháp sư Na Liên Đề Da Xá dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Cao-Tề ( ). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra KINH ĐẠI BI Tam tạng pháp sư Na Liên Đề Da Xá dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Cao-Tề (550-577). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra Việt văn và chú thích, tại Canada, năm 2016. 1 Đệ

Chi tiết hơn

Code: Kinh Văn số 1650

Code: Kinh Văn số 1650 Code: Kinh Văn số 1650 Luận Về Nhơn Duyên Bích Chi Phật Quyển Thượng Thứ tự Kinh Văn số 1650 - Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển thứ 32 thuộc Luận tập Bộ toàn. Từ trang 473 đến trang 480. - Không rõ

Chi tiết hơn

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP CÔNG ĐỨC PHÓNG SINH Pháp sư Viên Nhân 1 MỤC LỤC MỤC LỤC... 2 LỜI NÓI ĐẦU... 6 PHẦN I. CÔNG ĐỨC PHÓNG SINH... 14 LỜI DẪN... 14 CHUƠNG I: PHÓNG SINH LÀ GÌ?... 20 Phóng sinh có những công đức gì?... 22 CHUƠNG

Chi tiết hơn

Lương Sĩ Hằng Tha Thứ Và Thương Yêu

Lương Sĩ Hằng Tha Thứ Và Thương Yêu Lương Sĩ Hằng Montréal, ngày 6-11-1983 Thưa các bạn, hôm nay lại đến ngày chung thiền của chúng ta ở nơi xứ lạnh, mọi người hoan hỉ đến tụ hội gần nhau để học hỏi bàn bạc thăm dò mọi sinh hoạt để hầu tìm

Chi tiết hơn

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết Author : vanmau Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền

Chi tiết hơn

Microsoft Word - SC_AT5_VIE.docx

Microsoft Word - SC_AT5_VIE.docx MỐI LIÊN KẾT Phần 5: Phúc Âm và Người Nam Dr. David Platt 15/06/08 Nếu quý vị có Kinh thánh xin mời mở ra Thi thiên 128. Theo dự định ban đầu của tôi thì đây là bài cuối cùng trong loạt bài về Phúc âm

Chi tiết hơn

Khám phá cuộc sống Giáo lý căn bản 1

Khám phá cuộc sống Giáo lý căn bản 1 Khám phá cuộc sống Giáo lý căn bản 1 Nội dung Trang 1. Tìm về cội nguồn 3 Chúa khởi đầu sự sống 2. Kiến thức của chúng ta được xây dựng trên nền tảng nào? 4 Chúa bày tỏ chính Ngài qua Kinh Thánh 3. Vô

Chi tiết hơn

Công Chúa Hoa Hồng

Công Chúa Hoa Hồng Tác giả: Thể loại: Cổ Tích Website: Date: 18-October-2012 Đời xưa, một ông vua và một bà hoàng hậu có ba cô con gái. Họ yêu thương hai cô con gái lớn sinh đôi tên Cam Vàng và Hoe Đỏ. Hai cô này đẹp, tài

Chi tiết hơn

SỰ SỐNG THẬT

SỰ SỐNG THẬT 96 Sự Sống Thật Trong Thiên Chúa Ngày 12 tháng 5 năm 1990 Chúa Giêsu ơi? Cha đây; bình an ở cùng con; Vassula, ngày mai con hãy cho Cha nghe thấy tiếng bước chân con đi vào Nhà Thờ; Cha thật bồn chồn ngóng

Chi tiết hơn

1

1 1 Câu Chuyện Tình Yêu từ Thiên Đàng bởi Mike Harding Tác quyền 2013 Tác quyền đã được bảo vệ. Mục Sư Mike Harding Hội Thánh Phúc Âm Tình Yêu P.O. Box 4482 Apache Junction, AZ 85178 480.510.7089 mikecrisharding@aol.com

Chi tiết hơn

GẶP GỠ TUỔI TRẺ Nói chuyện với sinh viên khoa Sử, Ðại học Sư phạm Vinh 1999 HT.Thiện Siêu ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook 8

GẶP GỠ TUỔI TRẺ Nói chuyện với sinh viên khoa Sử, Ðại học Sư phạm Vinh 1999 HT.Thiện Siêu ---o0o--- Nguồn   Chuyển sang ebook 8 GẶP GỠ TUỔI TRẺ Nói chuyện với sinh viên khoa Sử, Ðại học Sư phạm Vinh 1999 HT.Thiện Siêu ---o0o--- Nguồn http://thuvienhoasen.org Chuyển sang ebook 8-8-2009 Người thực hiện : Nam Thiên namthien@gmail.com

Chi tiết hơn

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Microsoft Word - doc-unicode.doc KHÓA LỄ BÁT NHÃ (Chủ lễ thắp ba cây hương quỳ ngay thẳng, cầm hương ngay trán, niệm bài cúng hương) CÚNG HƯƠNG TÁN PHẬT Nguyện thử diệu hương vân, Biến mãn thập phương giới. Cúng dường nhất thiết Phật,

Chi tiết hơn

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ LỐI SỐNG ĐẸP

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ LỐI SỐNG ĐẸP NGHI LUÂ N XA HÔ I VÊ LÔ I SÔ NG ĐE P ĐÊ : Hãy hướng về phía Mặt Trời, bóng tối sẽ ngả về phía sau bạn. Gợi ý làm bài + Yêu cầu về kĩ năng: Đáp ứng được yêu cầu của bài văn Nghị luận xã hội. Bố cục hợp

Chi tiết hơn

I THỨ SÁU Giáo đầu Chủ sự: Lạy Chúa Trời, xin mở miệng con, Cộng đoàn: cho con cất tiếng ngợi khen Ngài. Tv 94 Thỉnh ca: Nguyện Chúa Trời ban phúc lộc

I THỨ SÁU Giáo đầu Chủ sự: Lạy Chúa Trời, xin mở miệng con, Cộng đoàn: cho con cất tiếng ngợi khen Ngài. Tv 94 Thỉnh ca: Nguyện Chúa Trời ban phúc lộc I THỨ SÁU Giáo đầu Chủ sự: Lạy Chúa Trời, xin mở miệng con, Cộng đoàn: cho con cất tiếng ngợi khen Ngài. Tv 94 Thỉnh ca: Nguyện Chúa Trời ban phúc lộc cho ta, Ước chi toàn cõi đất kính sợ Người. Hãy đến

Chi tiết hơn

NƯỚC TRỜI KHÔNG BIÊN GIỚI Mục sư Nguyễn Văn Huệ 1

NƯỚC TRỜI KHÔNG BIÊN GIỚI Mục sư Nguyễn Văn Huệ 1 NƯỚC TRỜI KHÔNG BIÊN GIỚI Mục sư Nguyễn Văn Huệ 1 Mục Lục 1. Biết Trời Biết Ta 2. Ông Trời có thật 3. Ơn Trời vô biên 4. Lưới Trời lồng lộng 5. Ý Trời rõ ràng 6. Nước Trời không biên giới 7. Vui hưởng

Chi tiết hơn

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Microsoft Word - doc-unicode.doc TU THIỀN Giảng tại Hội Liên Hiệp Khoa Học Kỹ Thuật - Hà Nội - 1996 Hôm nay chúng tôi nói về đề tài Tu Thiền. Bởi vì hiện thời nhiều người đang khao khát tu thiền mà chưa biết thiền nào là thiền chánh,

Chi tiết hơn

Microsoft Word - 49-E-PHE-SO.docx

Microsoft Word - 49-E-PHE-SO.docx Thư của Phao-lô Gởi cho Người 1 Lời Mở Ðầu 1 Phao-lô, bởi ý muốn của Ðức Chúa Trời làm sứ đồ của Ðức Chúa Jesus Christ, kính gởi các thánh đồ ở Ê-phê-sô, những người trung tín trong Ðức Chúa Jesus Christ.

Chi tiết hơn

Lương Sĩ Hằng Yêu Đời Yêu Đạo Thực Hành

Lương Sĩ Hằng Yêu Đời Yêu Đạo Thực Hành Lương Sĩ Hằng Yêu Đời Yêu Đạo Thực Hành Yêu Đời Yêu Đạo Thực Hành Manila ngày 19/6/1979 Hôm nay tôi lại được rảnh rang, tiếp tục nói chuyện cùng các bạn, chúng ta luận xét lại cuộc đời của con người, mỗi

Chi tiết hơn

Kinh Di Da Giang Giai - HT Tuyen Hoa

Kinh Di Da Giang Giai - HT Tuyen Hoa KINH PHẬT THUYẾT A DI ÐÀ ( LƯỢC GIẢI ) Hán Văn: Dao Tần Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập Giảng Giải: Tại Vạn Phật Thánh Thành Tuyên Hóa Thượng Nhân HT.Tuyên Hóa Mục Lục I/ Thích danh II/ Hiển thể III/ Minh

Chi tiết hơn

BÃy gi© Di L¥c BÒ Tát nói v§i ThiŒn Tài r¢ng :

BÃy gi© Di L¥c BÒ Tát nói v§i ThiŒn Tài r¢ng : An Lạc Tập Thích Đạo Xước soạn Thích Nhất Chân dịch Bộ An Lạc Tập này trọn một bộ gồm 12 đại môn, môn nào cũng đều trích dẫn các Kinh và Luận ra để chứng minh, nhằm khuyến khích người học tin tưởng mà

Chi tiết hơn

chulangnghiem.com Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 4

chulangnghiem.com Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 4 Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 4 Lúc bấy giờ Tôn giả Phú-lâu-na-di-đa-la-ni Tử đang ở giữa đại chúng,

Chi tiết hơn

Con Đường Khoan Dung

Con Đường Khoan Dung THÍCH THÁI HÒA MỞ LỚN CON ĐƯỜNG NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC - 2018 - Mở lớn con đường 1 MỤC LỤC Con Đường Khoan Dung... 5 Con Đường Giáo Dục... 11 Kho Báu Vô Tận... 27 Ma Tử... 31 Mở Rộng Không Gian... 34 Hiếu

Chi tiết hơn

II CHÚA NHẬT KINH GIỜ BA Giáo đầu (đứng) Chủ sự: Lạy Chúa Trời, xin tới giúp con. Cộng đoàn: Muôn lạy Chúa, xin mau phù trợ. Vinh danh Chúa Cha và Chú

II CHÚA NHẬT KINH GIỜ BA Giáo đầu (đứng) Chủ sự: Lạy Chúa Trời, xin tới giúp con. Cộng đoàn: Muôn lạy Chúa, xin mau phù trợ. Vinh danh Chúa Cha và Chú II CHÚA NHẬT KINH GIỜ BA Giáo đầu (đứng) Chủ sự: Lạy Chúa Trời, xin tới giúp con. Cộng đoàn: Muôn lạy Chúa, xin mau phù trợ. Vinh danh Chúa Cha và Chúa Con, cùng vinh danh Thánh Thần Thiên Chúa, tự muôn

Chi tiết hơn

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook :   Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :   C LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/ Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree Cộng đồng Google :http://bit.ly/downloadsach Người lãnh

Chi tiết hơn

chulangnghiem.com Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 5

chulangnghiem.com Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 5 Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 5 Ngài A-nan bạch Phật rằng: "Bạch Thế Tôn! Tuy Như Lai đã thuyết giảng

Chi tiết hơn

Microsoft Word - SC_IN1_VIE.docx

Microsoft Word - SC_IN1_VIE.docx SỰ NHẬP THỂ: HUYỀN NHIỆM GIÁNG SINH Sự Nhập Thể: Sự Trông Cậy Về Vinh Hiển, Phần 1 Dr. David Platt 3/12/06 Nếu quý vị có Kinh Thánh, và tôi hy vọng như vậy, xin mời cùng mở ra với tôi Phi-líp 2. Đây là

Chi tiết hơn

CHÚA NHẬT 22 THƯỜNG NIÊN NĂM C Ý nghĩa cuộc đời Lời Chúa: (Lc. 14, ) 1 Một ngày sabát kia, Ðức Giêsu đến nhà một ông thủ lãnh nhóm Phar

CHÚA NHẬT 22 THƯỜNG NIÊN NĂM C Ý nghĩa cuộc đời Lời Chúa: (Lc. 14, ) 1 Một ngày sabát kia, Ðức Giêsu đến nhà một ông thủ lãnh nhóm Phar CHÚA NHẬT 22 THƯỜNG NIÊN NĂM C 1 9 2013 Ý nghĩa cuộc đời Lời Chúa: (Lc. 14, 1.7-14) 1 Một ngày sabát kia, Ðức Giêsu đến nhà một ông thủ lãnh nhóm Pharisêu để dùng bữa: họ cố dò xét Người. 7 Người nhận

Chi tiết hơn

KINH THỦ LĂNG NGHIÊM

KINH THỦ LĂNG NGHIÊM - Quyển Một...01 - Quyển Hai...11 - Quyển Ba...23 - Quyển Bốn...37 - Quyển Năm...50 - Quyển Sáu...62 - Quyển Bảy...81 - Quyển Tám...90 - Quyển Chín..102 - Quyển Mười..113 KINH THỦ LĂNG NGHIÊM Thích Duy

Chi tiết hơn

THI THIÊN

THI THIÊN 1 1. LỜI GIỚI THIỆU VỀ THI THIÊN NGỢI KHEN ĐỨC CHÚA TRỜI (Thi 1:1-6) Có bao giờ bạn đọc đến Lời giới thiệu về Thánh ca được sử dụng trong nhà thờ của bạn chưa? Cũng có thể đã có một số người từng đọc rồi.

Chi tiết hơn

Baét Ñaàu Töø Cô Baûn (25)

Baét Ñaàu Töø Cô Baûn (25) Tin Lành Theo Ma-thi-ơ (17) Bài giảng của Bà Mục Sư Châu Huệ Hiền Kỳ trước chúng ta đã tra khảo Ma-thi-ơ 5:21 26, hôm nay chúng ta tra khảo đoạn Kinh Thánh kế tiếp. 27 Các ngươi đã nghe lời nói rằng: Ngươi

Chi tiết hơn

Microsoft Word - ptdn1257.docx

Microsoft Word - ptdn1257.docx Số 1257 11 tháng 8 năm 2019 ` Tiến Hóa Tiến hóa thâm sâu tự bạc bàn Khai thông trí tuệ sống vẫn an Giải mê phá chấp khỏi bàng hoàng Học hỏi phân minh giữ pháp tràng Lương Sĩ Hằng Mục Bé Tám 1993 Thưa các

Chi tiết hơn

Pháp Môn Tịnh Độ Theo Kim Cang Thừa

Pháp Môn Tịnh Độ Theo Kim Cang Thừa Trong hoàn cảnh của chúng con hiện nay, căn cơ yếu kém và không được gần gũi các vị chân sư, chúng con có nên hướng tâm về một cõi tịnh độ không và nếu có thì nên hướng tâm đến cõi tịnh độ nào cho thích

Chi tiết hơn

Microsoft Word - kinhthangman.doc

Microsoft Word - kinhthangman.doc THÍCH THANH TỪ CHƯƠNG 1 Ý NGHĨA CHƠN THẬT VỀ CÔNG ĐỨC CỦA NHƯ LAI Pháp Sư TAM TẠNG đời nhà TỐNG (người Trung Ấn Độ) dịch Tôi nghe như vầy, một thời Phật tại nước Xá Vệ vườn Kỳ thụ Cấp Cô Độc. Khi ấy vua

Chi tiết hơn

Microsoft Word - SC_AT1_VIE.docx

Microsoft Word - SC_AT1_VIE.docx MỐI LIÊN KẾT Phúc Âm và Người Nữ Phần 1 Dr. David Platt 11/05/08 Nếu quý vị có mang theo Kinh Thánh bên mình, và tôi hy vọng là quý vị có mang theo, xin chúng ta cùng mở ra trong sách Tít chương 2. Quý

Chi tiết hơn

Cúc cu

Cúc cu HỒI XX Oán Thù Tương Báo, Vĩnh Kết Tơ Duyên Vệ Thiên Nguyên đoán chắc là Phi Phụng nên tinh thần vô cùng hưng phấn, chàng liếc mắt nhìn qua thì quả nhiên là nàng, chàng vội kêu lên: - Phi Phụng, nàng đến

Chi tiết hơn

CHÚA NHẬT 1 MÙA CHAY NĂM A CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG NĂM B Các con hãy tỉnh thức, vì các con không biết lúc nào chủ nhà trở về. Lời

CHÚA NHẬT 1 MÙA CHAY NĂM A CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG NĂM B Các con hãy tỉnh thức, vì các con không biết lúc nào chủ nhà trở về. Lời CHÚA NHẬT 1 MÙA CHAY NĂM A 05-03 -2017 CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG NĂM B 03-12-2017 Các con hãy tỉnh thức, vì các con không biết lúc nào chủ nhà trở về. Lời chúa: Mc 13, 33-37 33 Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng

Chi tiết hơn

Microsoft Word - thamthienyeuchi-read.doc

Microsoft Word - thamthienyeuchi-read.doc THAM THIỀN YẾU CHỈ I. ĐIỀU KIỆN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TIÊN CỦA SỰ THAM THIỀN. Mục đích tham thiền là cầu được minh tâm kiến tánh. Muốn thế, phải gạn lọc các thứ nhiễm ô của tự tâm, thấy rõ mặt thật của tự tánh.

Chi tiết hơn

Con đường lành bệnh Tác giả: H. K. Challoner Việc chữa bệnh bằng những phương pháp khác y khoa thông thường hiện đang thịnh hành, nên tác phẩm The Pat

Con đường lành bệnh Tác giả: H. K. Challoner Việc chữa bệnh bằng những phương pháp khác y khoa thông thường hiện đang thịnh hành, nên tác phẩm The Pat Con đường lành bệnh Tác giả: H. K. Challoner Việc chữa bệnh bằng những phương pháp khác y khoa thông thường hiện đang thịnh hành, nên tác phẩm The Path of Healing (xuất bản khoảng 1942) được trình bầy

Chi tiết hơn

CHÚA NHẬT XIII THƯỜNG NIÊN NĂM A Lời chúa: Mt 10, Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các tông đồ rằng: "Ai yêu mến cha mẹ hơn Thầy, thì

CHÚA NHẬT XIII THƯỜNG NIÊN NĂM A Lời chúa: Mt 10, Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các tông đồ rằng: Ai yêu mến cha mẹ hơn Thầy, thì CHÚA NHẬT XIII THƯỜNG NIÊN NĂM A 02-07-2017 Lời chúa: Mt 10, 37-42 37 Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các tông đồ rằng: "Ai yêu mến cha mẹ hơn Thầy, thì chẳng xứng đáng với Thầy. Ai yêu mến con trai, con

Chi tiết hơn

KINH THUYẾT VÔ CẤU XỨNG

KINH  THUYẾT  VÔ  CẤU  XỨNG KINH THUYẾT VÔ CẤU XƯNG Hán dịch: Ðại Ðường, Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang Việt dịch: Thích nữ Tịnh Nguyên Chứng nghĩa: Tỳ kheo Thích Ðỗng Minh, Tỳ kheo Thích Tâm Hạnh. --- o0o --- Quyển thứ nhất. 1- PHẨM

Chi tiết hơn

LÔØI TÖÏA

LÔØI TÖÏA ĐỪNG MẤT THỜI GIAN VÌ NHỮNG ĐIỀU VỤN VẶT Nguyên tác Don t Sweat the Small Stuff with Your Family RICHARD CARLSON Nguyễn Minh Tiến dịch Những bí quyết đơn giản giúp bạn có được cuộc sống hạnh phúc trong

Chi tiết hơn

Hoäi Doøng Meán Thaùnh Giaù Goø Vaáp

Hoäi Doøng Meán Thaùnh Giaù Goø Vaáp Hội Dòng Mến Thánh Giá Gò Vấp Các Chúa Nhật Năm B Và Lễ Trọng - Lưu hành nội bộ - Tập Viện (Kỷ Niệm Lớp Khấn Năm 2012) Đề Tài Suy Niệm CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG LẠY CHÚA, XIN NGỰ ĐẾN (Mc 13, 33 37) Khi tạo

Chi tiết hơn

CHƯƠNG 1

CHƯƠNG 1 CHƯƠNG 1 TÂM ĐIỂM CỦA THIỀN ĐỊNH Tương truyền rằng ngay sau khi rời gốc bồ đề, ra đi lúc mới vừa thành Phật, Ðức thế tôn đã gặp trên đường một du sĩ ngoại giáo. Bị cuốn hút bởi phong thái siêu phàm cùng

Chi tiết hơn

Microsoft Word - chantinh09.doc

Microsoft Word - chantinh09.doc CHƯƠNG IX Đoàn người đi vào khu nghĩa trang thành hàng dài. Bà Tú đi phía sau mấy người con trai, hai bên có người dìu đi. Sau mấy ngày lo đám, bà thật sự ngã quỵ, đã ngất đi mấy lần. Bà Tuyết thì có vẻ

Chi tiết hơn

Tình Thương Nhân Loại 1 Điển Mẹ Diêu Trì Rằm tháng sáu Nhâm Thìn, 2012 Nước Việt Nam một miền linh địa Có rồng vàng thánh địa mai sau Nước Nam hơn cả

Tình Thương Nhân Loại 1 Điển Mẹ Diêu Trì Rằm tháng sáu Nhâm Thìn, 2012 Nước Việt Nam một miền linh địa Có rồng vàng thánh địa mai sau Nước Nam hơn cả Tình Thương Nhân Loại 1 Điển Mẹ Diêu Trì Rằm tháng sáu Nhâm Thìn, 2012 Nước Việt Nam một miền linh địa Có rồng vàng thánh địa mai sau Nước Nam hơn cả nước Tàu Trung ương ba cõi người mau rõ tường 4 Điển

Chi tiết hơn

Microsoft Word - donngonhapdaoyeumon-read.doc

Microsoft Word - donngonhapdaoyeumon-read.doc LỜI NÓI ĐẦU Trước đây chúng tôi đã cho ra tập Thiền Căn Bản, do các Thiền sư y trong kinh rút ra phương pháp tu thiền theo thứ lớp từ thấp lên cao. Đến tập này để tên là Thiền Đốn Ngộ, căn cứ vào các tác

Chi tiết hơn

Phần 1

Phần 1 Phần 13 Chương 61 Xúc Nghịch Lân Giả Tử Nâng chân nhỏ lên, một cước đá văng ra, người phụ nữ kia ngã trên mặt đất, trong miệng phun ra một ngụm máu. Không ngó ngàng tới bà ta, bàn tay nhỏ nhấc thằng nhóc

Chi tiết hơn

Hạnh Phúc và Đau Khổ Chư Thiên và loài người Suy nghĩ về hạnh phúc Ước mong được hạnh phúc Chân hạnh phúc là gì? (1) Bốn câu thi kệ này được trích tro

Hạnh Phúc và Đau Khổ Chư Thiên và loài người Suy nghĩ về hạnh phúc Ước mong được hạnh phúc Chân hạnh phúc là gì? (1) Bốn câu thi kệ này được trích tro Hạnh Phúc và Đau Khổ Chư Thiên và loài người Suy nghĩ về hạnh phúc Ước mong được hạnh phúc Chân hạnh phúc là gì? (1) Bốn câu thi kệ này được trích trong bài «Kinh Hạnh Phúc» mà đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Chi tiết hơn

Trước Lễ Ngũ Tuần Derek Prince 1 Nguyên tác: The Holy Spirit In You Dịch giả: David Tô ĐỨC THÁNH LINH TRONG BẠN CHỨC VỤ DEREK PRINCE CHÂU Á/ THÁI BÌNH

Trước Lễ Ngũ Tuần Derek Prince 1 Nguyên tác: The Holy Spirit In You Dịch giả: David Tô ĐỨC THÁNH LINH TRONG BẠN CHỨC VỤ DEREK PRINCE CHÂU Á/ THÁI BÌNH Trước Lễ Ngũ Tuần Derek Prince 1 Nguyên tác: The Holy Spirit In You Dịch giả: David Tô ĐỨC THÁNH LINH TRONG BẠN CHỨC VỤ DEREK PRINCE CHÂU Á/ THÁI BÌNH DƯƠNG 2 Đức Thánh Linh Trong Bạn THE HOLY SPIRIT IN

Chi tiết hơn

Microsoft Word - V doc

Microsoft Word - V doc TRẦN THÁI TÔNG KHÓA HƯ LỤC Giảng Giải THÍCH THANH TỪ THƯỜNG CHIẾU Ấn hành - P.L : 2540-1996 1 LỜI ĐẦU SÁCH Quyển này ra đời do lòng nhiệt tình, tâm tha thiết mong muốn có một Pho Sách Phật Giáo Việt Nam

Chi tiết hơn

TRUYỀN THỌ QUY Y

TRUYỀN THỌ QUY Y TRUYỀN THỌ QUY Y Nguyên tác: Pháp Sư Tịnh Không Việt dịch: Thích Chân Tính Kính thưa quý vị đồng tu. Nhận lời mời của quý vị, hôm nay có duyên cùng quý vị bàn về tam quy y trong Phật pháp tại Bờ biển Vàng

Chi tiết hơn

Lão Pháp Sư TỊNH KHÔNG đề xướng Pháp Sư THÍCH TỰ LIỄU kính biên NHẬT MỘ ĐỒ VIỄN TRỜI ĐÃ XẾ BÓNG, ĐƯỜNG VỀ CÒN XA Lớp học tập Tịnh Độ Vô Lượng Thọ Khoa

Lão Pháp Sư TỊNH KHÔNG đề xướng Pháp Sư THÍCH TỰ LIỄU kính biên NHẬT MỘ ĐỒ VIỄN TRỜI ĐÃ XẾ BÓNG, ĐƯỜNG VỀ CÒN XA Lớp học tập Tịnh Độ Vô Lượng Thọ Khoa Lão Pháp Sư TỊNH KHÔNG đề xướng Pháp Sư THÍCH TỰ LIỄU kính biên NHẬT MỘ ĐỒ VIỄN TRỜI ĐÃ XẾ BÓNG, ĐƯỜNG VỀ CÒN XA Lớp học tập Tịnh Độ Vô Lượng Thọ Khoa Chú (Lần thứ tư) tại Tịnh Tông Học Viện Úc Châu Người

Chi tiết hơn

HOÀNG BÁ THIỀN SƯ

HOÀNG BÁ THIỀN SƯ HOÀNG BÁ THIỀN SƯ TRUYỀN TÂM PHÁP YẾU (Trích trong Chỉ Nguyệt Lục của bộ Tục Tạng Kinh) Việt Dịch: Tỳ Kheo Thích Duy Lực --o0o - Lời Nói đầu Của Dịch giả. - Giới Thiệu Tác Giả. - Bùi Hưu. - Khai thị Bùi

Chi tiết hơn

Tâm tình với các bạn trẻ yêu nước tại quốc nội Bằng Phong Đặng Văn Âu California, ngày 24 tháng 1 năm 2013 Cùng các bạn trẻ thân yêu, Trước hết, xin p

Tâm tình với các bạn trẻ yêu nước tại quốc nội Bằng Phong Đặng Văn Âu California, ngày 24 tháng 1 năm 2013 Cùng các bạn trẻ thân yêu, Trước hết, xin p Tâm tình với các bạn trẻ yêu nước tại quốc nội Bằng Phong Đặng Văn Âu California, ngày 24 tháng 1 năm 2013 Cùng các bạn trẻ thân yêu, Trước hết, xin phép các bạn cho tôi được bày tỏ nỗi xót xa vô hạn và

Chi tiết hơn

Tác Giả: Sói Xám Mọc Cánh Người Dịch: Đỗ Thu Thủy HOÀI NIỆM Chương 6 Hai chị em lôi kéo nhau lên lầu, vừa mở cửa đã thấy mẹ Phùng đang ngồi đợi con tr

Tác Giả: Sói Xám Mọc Cánh Người Dịch: Đỗ Thu Thủy HOÀI NIỆM Chương 6 Hai chị em lôi kéo nhau lên lầu, vừa mở cửa đã thấy mẹ Phùng đang ngồi đợi con tr Chương 6 Hai chị em lôi kéo nhau lên lầu, vừa mở cửa đã thấy mẹ Phùng đang ngồi đợi con trai. Thấy con trai và con gái cùng về, trên người cô con gái còn khoác chiếc áo khoác nam sang trọng, mẹ Phùng tưởng

Chi tiết hơn

Giới Nguyện Bồ Đề Tâm Giới nguyện Bồ Đề Tâm gồm mười tám giới nguyện chính và bốn mươi sáu giới nguyện phụ. Vi phạm một giới nguyện chính là vi phạm t

Giới Nguyện Bồ Đề Tâm Giới nguyện Bồ Đề Tâm gồm mười tám giới nguyện chính và bốn mươi sáu giới nguyện phụ. Vi phạm một giới nguyện chính là vi phạm t Giới Nguyện Bồ Đề Tâm Giới nguyện Bồ Đề Tâm gồm mười tám giới nguyện chính và bốn mươi sáu giới nguyện phụ. Vi phạm một giới nguyện chính là vi phạm tất cả giới nguyện Bồ Đề Tâm còn vi phạm một giới nguyện

Chi tiết hơn

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã không biết rằng cuộc gặp gỡ này sẽ thay đổi cuộc đời mình

Chi tiết hơn

Microsoft Word - THANG web

Microsoft Word - THANG web Giáo Điểm Tin Mừng 1 *Mừng Bổn Mạng Giáo Điểm Tin Mừng Chúa Nhật II PS (28/4) Đại Lễ Kính Lòng Chúa Thương Xót LÒNG THƯƠNG XÓT & LINH MỤC Thiên Chúa yêu thương chúng ta bằng một tình yêu giao ước, cam

Chi tiết hơn

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư Tịnh Không Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hoà TẬP BA Xin mở cuốn Hạ của bộ Kinh,

Chi tiết hơn

(Microsoft Word - Cham S\363c T\342m Linh_R.Ruthe_T\355n Nh\342n.doc)

(Microsoft Word - Cham S\363c T\342m Linh_R.Ruthe_T\355n Nh\342n.doc) Chăm Sóc Tâm Linh Tác giả: Reinhold Ruthe Chuyển ngữ: Nguyễn Tín Nhân Nội Dung Dẫn Nhập Chương 1 Căn Bản Kinh Thánh Cho Việc Chăm Sóc Thuộc Linh Chương 2 Mục Tiêu của Tư Vấn và Chăm Sóc Thuộc Linh 1. Linh

Chi tiết hơn

Microsoft Word - SC_AB1_VIE.doc

Microsoft Word - SC_AB1_VIE.doc SỐNG TRONG ĐẤNG CHRIST Nhận dạng môn đồ - Phần 1 Dr. David Platt 09/09/07 Nếu quý vị có Kinh Thánh, và tôi hi vọng như vậy, xin cùng mở ra với tôi Ma-thi-ơ đoạn 11. Sách đầu tiên của Tân Ước. Ma-thi-ơ

Chi tiết hơn

Lương Sĩ Hằng Ðại Hạnh Siêu Sinh

Lương Sĩ Hằng Ðại Hạnh Siêu Sinh Lương Sĩ Hằng Montréal, 23/10/1983 Thưa các bạn, Hôm nay chúng ta lại có cơ hội đồng thiền và bàn bạc về Ðại Hạnh Siêu Sinh! Cái gì quí báu nhất trong đời họ, vì người khác mới lập được một chút hạnh mà

Chi tiết hơn

Bài Học 6 29 Tháng 4 5 Tháng 5 CAM CHỊU VÌ ĐẤNG CHRIST CÂU GỐC: Anh em đã được kêu gọi đến sự đó, vì Đấng Christ cũng đã chịu khổ cho anh em, để lại c

Bài Học 6 29 Tháng 4 5 Tháng 5 CAM CHỊU VÌ ĐẤNG CHRIST CÂU GỐC: Anh em đã được kêu gọi đến sự đó, vì Đấng Christ cũng đã chịu khổ cho anh em, để lại c Bài Học 6 29 Tháng 4 5 Tháng 5 CAM CHỊU VÌ ĐẤNG CHRIST CÂU GỐC: Anh em đã được kêu gọi đến sự đó, vì Đấng Christ cũng đã chịu khổ cho anh em, để lại cho anh em một gương, hầu cho anh em noi dấu chơn Ngài

Chi tiết hơn

Niệm Phật Tông Yếu

Niệm Phật Tông Yếu Bổn Nguyện của Đức Phật A Di Đà là dùng danh hiệu của Ngài để cứu độ tất cả chúng sanh. Không hiểu rõ lý nầy, người ta thường cho rằng xưng danh là để cho hạng hạ căn không đủ căn-cơ để tu những pháp môn

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Vietnamese, S? RA Ð?I VÀ TH?I THO ?U C?A CHÚA JÊSUS The life and times of Jesus Christ _lesson 1_.doc

Microsoft Word - Vietnamese, S? RA Ð?I VÀ TH?I THO ?U C?A CHÚA JÊSUS The life and times of Jesus Christ _lesson 1_.doc Bài một SỰ RA ĐỜI VÀ THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA JÊSUS Tại Sao Chúa Jêsus Lại Đến? Cuốn sách đầu tiên trong Kinh Thánh, Sáng thế ký, bắt đầu: Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất (Sáng thế ký 1:1). Đức Chúa

Chi tiết hơn

Phần 1

Phần 1 Phần 15 Chương 71 Công Kích Mãnh Liệt Không khí xung quanh đột nhiên nặng thêm một tầng, nhưng mà điều này đối với Mặc Hi cũng không có bao nhiêu ảnh hưởng, mỗi ngày đều sống trong áp lực gấp 3 lần, thì

Chi tiết hơn

An Quang Van Sao Tam Bien - Q1 - Nhu Hoa Chuyen Ngu

An Quang Van Sao Tam Bien - Q1 - Nhu Hoa Chuyen Ngu Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Giảo chánh: Minh Tiến & Huệ Trang Ấn Quang Đại Sư Nguồn http://www.niemphat.net Chuyển sang ebook 10-6-2009 Người thực hiện : Nam

Chi tiết hơn

LOI THUYET DAO CUA DUC HO PHAP Q.3

LOI THUYET DAO CUA DUC HO PHAP Q.3 ÐẠI ÐẠO TAM KỲ PHỔ ÐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH LỜI THUYẾT ÐẠO CỦA ÐỨC HỘ PHÁP Năm Kỷ Sửu - Canh Dần (1949-1950) QUYỂN BA Hội Thánh Giữ Bản Quyền In lần thứ nhứt Năm Giáp Dần (1974) LỜI THUYẾT ĐẠO CỦA ĐỨC HỘ

Chi tiết hơn