Cảm nhận về bài thơ Nói với con của nhà thơ Y Phương cực hay

Tài liệu tương tự
Cảm nhận về bài thơ Nói với con của Y Phương

Phân tích bài thơ Nói với con của Y Phương

Bình giảng bài thơ Nói với con của Y Phương

Em hãy chứng minh người Việt Nam luôn sống theo đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn”

Bình giảng bài thơ Nói với con của Y Phương

Phân tích hình ảnh người lính trong hai tác phẩm Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Cảm nhận về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải

Phân tích bài thơ Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh

Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua bài Tự tình II của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương – Bài tập làm văn số 2 lớp 11

Phân tích bài “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến

Bình giảng 14 câu đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Phân tích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12

Hãy viết một bài văn về tình mẫu tử

Bình luận bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của nhà thơ Huy Cận

Phân tích bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt

Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài “Cảnh ngày hè”

Giới thiệu về quê hương em

Phân tích bài Ý nghĩa Văn chương của Hoài Thanh Hoài Thanh tên thật là Nguyễn Đức Nguyên ( ), quê ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ A

Giải thích câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Bình giảng tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Phân tích bài thơ Ánh trăng – Văn mẫu lớp 9

Bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu là khúc tình ca và cũng là khúc hùng ca

Phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu

Phân tích bài thơ Chiều tối

Phân tích vẻ đẹp cổ điển mà hiện đại trong bài thơ “Tràng Giang” của Huy Cận

Bình giảng bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Cảm nhận về bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận

Phân tích bài thơ Quê hương của Tế Hanh – Văn mẫu lớp 8

Giải thich ý nghĩa bài ca dao Công cha như núi Thái Sơn…

Phân tích nhân vật Ông Sáu trong truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng

Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến của Quang Dũng: "Sòng mã xa rồi Tây Tiến ơi… Mai Châu mùa em thơm nếp xôi"

Tả một cảnh đẹp mà em biết

Hãy tả một loài hoa mà em yêu thích nhất

Phân tích nhân vật A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài

Cảm nhận về bài thơ Mộ (Chiều tối) của Hồ Chí Minh – Văn mẫu lớp 11

Phân tích 9 câu đầu bài thơ Đất Nước

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Văn mẫu lớp 9

Khóa LUYỆN THI THPT QG 2018 GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY BÀI 4 Chuyên đề: LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Về kiến

Tra cứu Đáp án chính thức môn Văn soạn tin: KTS NGUVAN MãĐề gửi 7530 Tra cứu Điểm thi Tốt nghiệp: KTS MãTỉnh SốBáoDanh gửi 7530 Câu 1: I. Phần chung Đ

Phân tích bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương – Văn mẫu lớp 11

Phân tích bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt

Giải thích và chứng minh câu nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng

Phân tích tính sử thi trong truyện Rừng Xà nu

Giải thích câu “Nhiễu điều phủ lấy giá gương”

Cảm nhận về bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng chọn lọc hay nhất

Khái quát các tác giả và tác phẩm trong chương trình thi THPT Quốc Gia môn văn

Phân tích truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê

Cảm nghĩ về người thân – Bài tập làm văn số 3 lớp 6

Kể lại một kỉ niệm sâu sắc về mẹ

Soạn văn bài buổi học cuối cùng lớp 6

Bình giảng đoạn 3 bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Viết một bức thư gửi cho mẹ của em

Tả cây hoa lan

Soạn bài thuốc của Lỗ Tấn

Cảm nhận về bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương

Nghị luận xã hội về lối sống đẹp – Văn mẫu lớp 12

Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ

Giải thích câu tục ngữ uống nước nhớ nguồn

Gợi ý giải đề Văn thi vào lớp 10 THPT Duy Tân tỉnh Phú Yên 2018

Phát biểu cảm nghĩ của em về người cha – Văn hay lớp 10

Cảm nghĩ của em về người cha thân yêu

Em hãy thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam

Phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu

Thuyết minh về hoa đào – Văn mẫu lớp 8

Suy nghĩ của em về nhân vật tôi trong truyện ngắn Cố hương của Lỗ Tấn

Phân tích 9 câu đầu bài thơ Đất Nước

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước

Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu

ĐỀ 1 I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi cho bên dưới: Những tay thét ra lửa, những tay sừng sỏ mà tôi từng kính nể, bỗng

Cảm nhận của em về bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”

Giải thích câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”

Thuyết minh về Nguyễn Du

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ

Đề 11: Hình ảnh thiên nhiên, vũ trụ, con người trong Đoàn thuyên đánh cá của Huy Cận – Bài văn chọn lọc lớp 9

Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo trong Vợ nhặt

Phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật – Văn hay lớp 9

Cảm nhận của em về tùy bút “Mùa xuân của tôi” của Vũ Bằng

Cảm nhận vẻ đẹp dòng sông hương qua bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Cảm nghĩ của em về người cha thân yêu – Văn mẫu lớp 7

Nêu suy nghĩ về tình mẫu tử trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút I. PHẦN LÝ TH

Phân tích đoạn trích “Trao duyên” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Cảm nhận của em về hình ảnh quê hương trong thơ Tế Hanh

 Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh

Thuyết minh về một loài cây – Văn Thuyết Minh 9

Đề 9: Phân tích hình ảnh người lính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Bài văn chọn lọc lớp 9

Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa

Thuyết minh về Phố Cổ Hội An

Bình giảng bài thơ thu vịnh của Nguyễn Khuyến

Văn học với việc xây đắp tâm hồn

Cảm nghĩ về bố của em – Văn mẫu lớp 7

Phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình qua bài thơ “Tôi yêu em” của Puskin

Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu

Soạn văn bài: Sự việc và nhân vật trong văn tự sự

Phân tích đoạn trích Nỗi thương mình trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Bản ghi:

Cảm nhận về bài thơ Nói với con của nhà thơ Y Phương cực hay Author : vanmau Cảm nhận về bài thơ Nói với con của nhà thơ Y Phương Bài làm Y Phương là một nhà thơ người dân tộc Tày có sự đóng góp không nhỏ cho thơ ca dân tộc. Thơ ông mộc mạc, bình dị, đặc biệt là cách nói, cách nghĩ bằng hình ảnh, giàu sức khái quát và cũng giàu chất thơ về quê hương, đất nước và tình cảm gia đình. Nói với con là một trong những bài thơ đặc sắc nhất của ông về đề tài ấy.bài thơ tựa như lời thủ thỉ tâm tình của người cha về quê hương, dân tộc, đồng thời là niềm tin tưởng, kì vọng vào đứa con thơ của mình. Nói với con được Y Phương viết năm 1980, trong hoàn cảnh đất nước còn nhiều khó khăn, thiếu thốn về cả vật chất và tinh thần. Bài thơ có kết cấu rất tự nhiên giản dị, đó là hành trình của đứa bé từ khi sinh ra đến khi trưởng thành, và ở mỗi giai đoạn cuộc đời, nó đều được chở che bởi tình yêu của gia đình, của quê hương. Với chất giọng lắng sâu như lời thủ thỉ thâm tình nhưng đầy trọng lực cùng những trải nghiệm quý giá từ cuộc sống, nhà thơ gửi gắm đến người đọc những đạo lí nhân sinh và sự gắn bó giữa mỗi cá nhân với quê hương, dân tộc. Mở đầu bài thơ là hình ảnh đứa trẻ đang chập chững những bước đi đầu đời trong sự trông đợi, nâng niu của cha mẹ: Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới mẹ Một bước chạm tiếng nói Hai bước tới tiếng cười Với những câu thơ ngắn mang cấu trúc đối xứng, kết hợp với nhịp thơ 2/3 cùng các cụm từ giàu tính biểu đạt chân phải, chân trái, một bước, hai bước, nhà thơ đã tạo nên khung cảnh gia đình thật ấm áp, vui tươi. Những câu thơ tưởng như là lời kể đơn thuần mà ẩn dấu bao tình cảm trìu mến, yêu thương. Bước đi đầu đời của đứa trẻ thật cảm động, thật thiêng liêng, bởi có sự đùm bọc, dắt dìu đầy yêu thương của cha mẹ. Các cụm từ bước tới cha, bước tới mẹ tạo nên ý thơ thật cảm động, thật thiêng liêng: tấm lòng cha mẹ chính là cái đích mà đứa con hướng tới. Gian nhà ấy dường như lúc nào cũng náo nức tiếng nói tiếng cười, Tài hạnh liệu chia phúc sẻ gia trên đình và tình yêu thương của cha mẹ đã cùng đứa trẻ lớn lên từng ngày. Cách đong đếm độ dài của nhà thơ cũng thật đặc biệt và cũng giàu chất thơ:

Một bước chạm tiếng nói Hai bước tới tiếng cười Một bước, hai bước vốn là những độ dài cụ thể, lại được nhà thơ đo đếm bằng tiếng nói, tiếng cười. Hai cách tư duy không cùng một hệ khái niệm đã tạo ra ý thơ thật thú vị mà cũng sáng tạo biết bao. Câu thơ rất tự nhiên mang âm hưởng của niềm vui, niềm hạnh phúc khi từng bước chân của đứa bé thơ đều có thứ âm vang hạnh phúc. Tình cảm gia đình gắn bó thiêng liêng đáng quý đã được hình thành từ những hạnh phúc đời thường giản đơn ấy. Và điểm tựa tinh thần nâng bước đứa trẻ lớn lên và trưởng thành đâu chỉ có tình yêu thương gia đình, trong lời nhắn gửi đầy yêu thương, cha còn nói với con về người đồng mình những con người đáng yêu đáng quý: Người đồng mình thương lắm con ơi Đan lờ cài nan hoa Vách nhà ken câu hát Cách gọi người đồng mình cùng hai tiếng con ơi của Y Phương khiến lời thơ càng trở nên thân yêu, trìu mến. Người đồng mình là người quê mình, bản mình những con người đáng yêu đáng quý vô cùng. Họ khéo léo và tài hoa, biết đan lờ cài nan hoa, vách nhà ken câu hát. Các động từ cài, ken vừa miêu tả công việc của người đồng mình, vừa thể hiện cuộc sống gắn bó thân thuộc giữa con người với con người, giữa dân làng với quê hương xứ sở. Cuộc sống lao động cần cù vui tươi của người đồng mình hiện ra qua những hình ảnh thật đẹp đẽ biết bao. Họ biết biến những nan nứa thô sơ bình thường thành nan hoa, biết ken thêm câu hát yêu đời cho cuộc sống thêm vui tươi, thêm màu sắc. Cái yêu lắm của người đồng mình mà người cha muốn nói với con, phải chăng là những nét đẹp bình dị mà đáng quý, là cốt cách tài hoa, là tâm hồn lãng mạn ẩn dưới vẻ thô sơ mộc mạc ấy? Tài liệu chia sẻ trên

Cảm nhận về bài thơ Nói với con Và nói với con về người đồng mình, cha còn gián tiếp nói về quê hương: Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng Cái đẹp của thiên nhiên không chỉ là màu sắc, cái hiện hữu mà còn là cả tấm lòng điều mà chỉ có những con người gắn bó với miền đất ấy mới cảm nhận được. Câu thơ không dừng lại ở một lời kể đơn thuần mà còn là một sự khái quát rộng hơn. Hình ảnh hoa được nhắc đến ở câu rừng cho hoa có thể là đóa hoa cụ thể của tự nhiên, nhưng cũng có thể là cách nói tượng trưng cho những nét đẹp tinh túy nhất của quê hương. Qua cách nói này, nhà thơ khẳng định chính những đóa hoa đẹp đẽ nhất của núi rừng quê hương đã hun đúc lên những con người tài hoa tinh tế quê mình. Rừng thì chở che, con đường thì mở lối. Con đường là hình ảnh rất mực bình dị và thân thuộc, nhưng thật đáng quý khi con đường cho những tấm lòng. Từ cho được điệp lại hai lần cùng biện pháp nhân hóa đã thể hiện sự nâng niu chở che quý giá và thiêng liêng vô cùng của quê hương dành cho mỗi con người sinh ra và lớn lên ở đó. Quê hương chính là cái nôi nuôi dưỡng con người cả về thể xác và tinh thần. Hai câu thơ cuối của khổ thơ là lời nhắc lại về kỉ niệm đẹp nhất, có ý nghĩa khởi đầu của Tài cuộc liệu chia sốngsẻ gia trên đình. Ngày cưới là ngày vui đầu tiên của cha mẹ, là ngày đánh dấu mốc quan trọng đã hình thành nên tổ ấm gia đình ngày hôm nay. Đó là ngày hạnh phúc đầu tiên, khởi

nguồn cho những niềm hạnh phúc sau này, là kỉ niệm đẹp đẽ của cha mẹ: Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời. Sau đoạn thơ về gia đình, quê hương và người đồng mình là những lời gửi trao, dặn dò khi đứa trẻ đã lớn lên và trưởng thành, đã có thể xa quê hương bản làng để đến với những chân trời mới thông qua những phẩm chất đáng yêu đáng quý của người đồng mình. Họ không chỉ mộc mạc, giản dị mà còn biết toan lo cho tương lai và cũng giàu mơ ước: Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn Một lần nữa ta lại bắt gặp cách nói rất lạ, rất đặc biệt của nhà thơ: Cao đo nỗi buồn/ Xa nuôi chí lớn. Ý thơ thể hiện cách tư duy độc đáo của người miền núi, lấy chiều cao để đo nỗi buồn, lấy độ xa để đo ý chí. Đặt các tính từ cao, xa với ý nghĩa thăng tiến, phát triển, nhà thơ đồng thời khẳng định nét đẹp tâm hồn vô cùng đáng quý của người đồng mình, đó là, càng nhiều khó khăn, càng nhiều gian nan thì ý chí con người càng mạnh mẽ. Và có lẽ, bởi cuộc sống càng có nhiều khó khăn, gian khổ, nên nhà thơ mới dùng cụm từ thương lắm con ơi. Nếu người đồng mình yêu lắm bởi nếp sống giản dị, nghĩa tình thì họ cũng thương lắm bởi những nhọc nhằn cuộc sống. Câu thơ vừa thể hiện niềm thương của nhà thơ khi cuộc sống của người đồng mình còn nhiều nỗi buồn, nỗi khổ song cũng khẳng định niềm tin vào sức mạnh ý chí sẽ giúp họ vượt qua tất cả. Những câu thơ trên đã mở ra những vấn đề hệ trọng về lẽ sống: Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc Con người khi trưởng thành phải biết nắm bắt lấy hoàn cảnh. Phép điệp cấu trúc cùng nghệ thuật liệt kê đá gập ghềnh, thung nghèo đói gợi ra những cái nghèo, cái khổ bao vây cuộc sống. Những câu thơ ngắn dài tựa như chính cuộc sống bấp bênh, gian khổ của người đồng mình. Phép điệp lại cụm từ không chê đã thể hiện vẻ đẹp ý chí của người đồng mình. Tài Cuộc liệu chia sống sẻ cần trên lao lam lũ với bao khó khăn thử thách tưởng như không cách nào vượt qua, nhưng bằng ý chí, bằng nghị lực, bằng quyết tâm, họ đã đạp lên những đá, những thung

để làm việc, để chung sống, để bảo vệ quê hương. Và có lẽ, chính sự khắc nghiệt ấy đã tôi luyện nên ý chí kiên cường hôm nay. Cách nghĩ, cách sống ấy có cốt cách của người Việt Nam được thể hiện qua những hình ảnh mộc mạc, giản dị mà thâm thúy vô cùng. Cách đặt ba từ sống liền nhau ở đầu ba câu thơ không chỉ là lời ca ngợi về phẩm chất của người đồng mình mà nó thở thành lời răn dạy thiêng liêng, thành kính, rằng đừng chê cuộc sống khó khăn, đừng chê quê hương nghèo đói, mà hãy sống như sông như suối, luôn luôn khoáng đạt, tự do, tràn đầy sức sống dẫu cuộc đời lắm gian nan thử thách, dẫu phải lên thác xuống ghềnh nhưng không lo cực nhọc. Hình ảnh so sánh như sông, như suối kết hợp với thành ngữ lên thác xuống ghềnh được sử dụng thật tài tình, khiến câu thơ trở nên gần gũi, thân thuộc hơn trong nét tư duy giàu hình ảnh của người miền núi. Phẩm chất cao đẹp của người đồng mình còn được thể hiện ở khía cạnh tương phản giữa vẻ thô mộc bên ngoài với tâm hồn bên trong: Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con Cách nói thô sơ da thịt là lời ngợi ca của đồng bào dân tộc Tày dành cho những người giản dị, chất phác, thật thà, chịu thương chịu khó, cần cù lao động. Ý thơ với những hình ảnh mộc mạc nhưng lại có giá trị khẳng định sâu xa, sự tương phản đã tôn lên ý chí nghị lực của người đồng mình nhưng luôn giàu ý chí, niềm tin, họ biết cần cù lao động để góp phần là giàu đẹp quê hương: Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Còn quê hương thì làm phong tục Hình ảnh đục đá kê cao quê hương vừa là hình ảnh tả thực về phong tục đục đá làm nhà của người đồng bào, vừa là hình ảnh ẩn dụ thể hiện sự lam lũ cần lao của đồng bào đã góp phần dựng xây quê hương của mình. Đồng thời, quê hương lại là điểm tựa tinh thần vững chắc cho họ với những phong tục đậm đà bản sắc cho con người niềm tin, ý chí. Khép lại bài thơ là lời dặn dò thủ thỉ đầy trìu mến yêu thương của người cha dành cho con: Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con. Tài Ýliệu thơ chia thô sẻ sơ trên da thịt và không bao giờ nhỏ bé được lặp lại với hai câu thơ trước đó, càng khẳng định, khắc sâu bài học về nhân cách con người trong lòng đứa trẻ. Nhân cách ấy không

Powered by TCPDF (www.tcpdf.org) chịu nhỏ bé dẫu muôn vàn khó khăn thử thách, nhân cách ấy không bao giờ chịu cúi đầu trước gian nan, mà phải luôn ngẩng cao đầu như cách người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương. Hai tiếng nghe con đặt ở cuối bài thơ như tiếng người cha thủ thỉ dặn con trước lúc lên đường, tạo ra dư ba ngọt ngào yêu thương của tình cha con, của tình cảm gia đình gắn bó. Hành trang đứa trẻ mang theo trên đường đời có thứ quý giá hơn tất cả, đó là sự gửi trao truyền thống quê hương, là ý chí, là nghị lực đã cùng dân tộc dựng xây quê hương giàu đẹp. Với cách nói, cách tư duy sáng tạo giàu hình ảnh của người miền núi, cách vận dụng uyển chuyển các biện pháp tu từ cùng nhịp thơ khi dặt dìu tình cảm gia đình khi rắn rỏi đầy lí trí, thể thơ tự do tựa lời nói chuyện hàng ngày, nói với con là lời dặn dò cảm động sâu sắc của người cha dành cho đứa con về truyền thống quê hương, về những bài học sâu sắc mà đứa trẻ cần có trên hành trang cuộc đời. Bài thơ giúp ta thêm yêu, thêm quý vẻ đẹp của đồng bào miền núi, gợi nhắc về tình cảm và những bài học đáng quý của cuộc sống. Bích Hợp Tài liệu chia sẻ trên