Microsoft Word - Forland_policy brief summary__Viet.docx

Tài liệu tương tự
QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Luật số: 29/2013/QH13 Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 201

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 1565/QĐ-BNN-TCLN Hà Nội, ngày 08 tháng 07 nă

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI Chủ biên: TS. Nguyễn T

Public participation in formulating regulations for sustainable management, use, and conservation of natural resources handbook

LUẬT XÂY DỰNG

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ******** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 178/2001/QĐ-TTg Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm

Bản tin ISG 10/2017 BẢN TIN THÁNG TRONG SỐ NÀY Kết quả ngành nông nghiệp 9 tháng đầu năm 2017 Tái cơ cấu ngành nông nghiệp: Công nghệ sẽ tạo b

NỘI DUNG GIỚI THIỆU LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG NĂM 2015 TRONG BUỔI HỌP BÁO CÔNG BỐ LUẬT

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH THUẬN THỊ ỦY LA GI * Số 480-BC/TU ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM La Gi, ngày 27 tháng 6 năm 2019 BÁO CÁO Kết quả thực hiện công tác bảo hiểm

Số 49 (7.397) Thứ Hai ngày 18/2/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 18 tháng 6 năm 2018

MỤC LỤC 1. TỔNG QUAN Thông tin chung về BAC A BANK Quá trình hình thành - phát triển Ngành nghề và địa bàn kinh doanh...

Nghị định số 130/2006/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc CHÍNH PHỦ Số: 130 /2006/NĐ-CP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NA

HÀNH TRÌNH THIỆN NGUYỆN CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI & XÂY DỰNG ĐỊA ỐC KIM OANH 1

TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN NÔNG NGHIỆP TÂY BẮC: NHẬN DIỆN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Tha

CHÍNH TRỊ - KINH TẾ HỌC Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam Nguyễn Anh Bắc * Tóm tắt: Doanh nghiệp

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN KỸ NGHỆ GỖ TRƯỜNG THÀNH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN HỢP NHẤT Ngày 30 tháng 06 năm 2011 Đơn vị tính là Đồng Việt Nam ngoại trừ có ghi

Hôm nay liều mình, em mới dám nói lên những suy nghĩ của mình

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phức Số: 4Z9/QĐ-TTg Hà Nội, ngàỵts tháng ^-năm 2019 QUYÉT ĐỊNH Phê duyệt


TỔNG QUAN KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2012 VÀ TRIỂN VỌNG 2013 GS. Nguyễn Quang Thái 13 Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam I- Thành tựu quan trọng về kiềm chế lạm

CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc SỐ:/W-/NQ-CP Hà Nội, ngàys thảng 02 năm 2019 NGHỊ QUYẾT về tăng cường bảo đảm

90 CÔNG BÁO/Số ngày THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Số: 2147/QĐ-TTg CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ng

Tổng cục Lâm nghiệp Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Điện Biên CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM DỰ

BÁO CÁO ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP

Số 216 (6.834) Thứ Sáu, ngày 4/8/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 LIÊN QUAN ĐẾN VỤ VIỆC CỦA

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 639/QĐ-BNN-KH Hà Nội

QUỐC HỘI Luật số: /201 /QH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Dự thảo 2 LUẬT CHỨNG KHOÁN Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hò

Thứ Số 320 (7.303) Sáu, ngày 16/11/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Thủ

KẾ HOẠCH

Tổng cục Lâm nghiệp Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Điện Biên CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM DỰ

Evaluation of the work of the

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

Microsoft Word - VN- Final adjusted VCA Evaluation report 2015_10_23

THANH NIÊN VIỆT NAM: TÓM TẮT MỘT SỐ CHỈ SỐ THỐNG KÊ Từ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009 Hà Nội, Tháng 5 năm 2011

Microsoft Word - Timber legality verification in Vietnam guide May10.V2 Uan comment.doc

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

LUẬN VĂN: Áp dụng quản lý rủi ro vào qui trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu

SOME ELEMENTS OF VIET NAM’S INITIAL OFFER

CƠ QUAN NGÔN LUẬN CỦA TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG Số VIETNAM ENVIRONMENT ADMINISTRATION MAGAZINE (VEM) Website: tapchimoitruong.vn KỶ NIỆM 20 NĂM THÀNH

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 06 tháng 8 năm 2018

Số 298 (6.916) Thứ Tư, ngày 25/10/ Phấn đấu đưa kim ngạch thương mại Việt Nam -

TỈNH ỦY KHÁNH HÒA

QUỐC HỘI

Trần Thị Thanh Thu

Microsoft Word - WDRMainMessagesTranslatedVChiedit.docx

Microsoft Word - Law on Land No QH11-V.doc

Trao đổi KHÔ HẠN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TS. NGUYỄN THÁI NGUYÊN Là một cán bộ khoa học của ngành Nông nghiệp, lại có một số năm công tác ở hầu khắp

MUÏC LUÏC

Quản Lý Ơn riêng Thiên Chúa đã ban, mỗi người trong anh em phải dùng mà phục vụ kẻ khác. Như vậy, anh em mới là những người khéo quản lý ân huệ thiên

Báo cáo Kế hoạch hành động TÁI CƠ CẤU NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông t

1

Bộ Giáo dục và Đào tạo - Trường Đại học Duy Tân CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỦY ĐIỆN TẠI MIỀN TRUNG VÀ TÂY NGUYÊN ĐOÀN TRANH * ABSTRACT The Cen

năm TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LONG TRƯỜNG

Nghiên Cứu & Trao Đổi Khơi thông nguồn lực vốn FDI ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị Nguyễn Đình Luận Nhận bài: 29/06/ Duyệt đăng: 31/07/201

Phân cấp quản lý và Chương trình Xóa đói giảm nghèo Trường hợp nghiên cứu tại tỉnh Hòa Bình Mai Lan Phương, Nguyễn Mậu Dũng, Philippe Lebailly Đặt vấn

CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 86/2014/NĐ-CP Hà Nội, ngày 10 tháng 09 năm 2014 N

Báo cáo Kế hoạch hành động THỰC HIỆN TÁI CƠ CẤU NGÀNH MUỐI THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN TÁ

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 66/QĐ-BNN-KHCN Hà

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ADB From the People of Japan SỔ TAY XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG Tài liệu hướng dẫn xây dự

MỞ ĐẦU

BỘ XÂY DỰNG

Luận văn tốt nghiệp

Tháng Tư Nguyễn Quý Đại tế mới, đổi tiền Tháng Tư về gợi cho người Việt nhớ lại biến cố lịch sử ngày cộng sản Bắc Việt đánh chiếm

Microsoft Word - Bai giang ve quan ly DADTXD doc

ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH ĐỊNH

Số 130 (7.113) Thứ Năm, ngày 10/5/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 ƯU T

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

CÔNG BÁO/Số ngày BỘ XÂY DỰNG BỘ XÂY DỰNG Số: 10/2010/TT-BXD CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nộ

Bảo tồn văn hóa

BAN TỔ CHỨC BÁN ĐẤU GIÁ CỔ PHẦN CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN RAU QUẢ TIỀN GIANG KHUYẾN CÁO CÁC NHÀ ĐẦU TƯ TI

Thư Ngỏ Gửi Đồng Bào Hải Ngoại Của Nhà Báo Nguyễn Vũ Bình

BIÊN BẢN TỌA ĐÀM Sự tham gia của cộng đồng và các tổ chức xã hội: Kinh nghiệm thực tiễn và nhu cầu thể chế hóa cho Luật BVMT Hà Nội 2015

Microsoft Word - Noi dung tom tat

Phuong an CPH CAO SU 1-5 TÂY NINH_V10 final

54 CÔNG BÁO/Số /Ngày BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Số: 42/2015/TT-BTNMT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

Microsoft Word - IP Law 2005 (Vietnamese).doc

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

ñy ban nh©n d©n

BÀI TRÌNH BÀY CỦA BỘ TRƯỞNG TRẦN HỒNG HÀ TẠI PHIÊN HỌP TOÀN THỂ HỘI NGHỊ VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Viện: Công nghệ SH & Môi trường Bộ môn: Công nghệ kỹ thuật môi trường CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY HỌC PHẦN 1. Thông tin về học phầ

HÃY BÌNH TĨNH LẮNG NGHE DÂN! Ý KIẾN CÔNG DÂN CỦA NHÀ VĂN HOÀNG QUỐC HẢI (Nhà văn Hoàng Quốc Hải, thứ hai ngày 4 tháng 6 năm 2018) ĐẢNG ƠI! QUỐC HỘI ƠI

Đề thi thử môn Địa THPT năm 2019 trường THPT Yên Lạc - Vĩnh Phúc lần 3

LỊCH SỬ - KHẢO CỔ - DÂN TỘC HỌC Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 7(92) Quan hệ Đại Việt - Chiêm Thành thời Lý ( ) thư tịch cổ Việt

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ Cơ hội và thách thức trong huy động tài chính thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn Phạm Thu Thủy

ENews_CustomerSo2_

Số 151 (7.499) Thứ Sáu ngày 31/5/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Một khuôn khổ cho việc hoạch định chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc Những ai suy nghĩ nghiêm túc về quan hệ Mỹ - Trung đều

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc iập - Tự do - Hạnh phúc Sô: 0 /CT-TTg ỵộị ngày hc tháng 3 năm 2019 CHỈ THỊ Vê tăng cường gi

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XV

THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ CÔNG TY ĐẠI CHÚNG QBWACO CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP NƯỚC QUẢNG BÌNH (Giấy chứng nhận ĐKKD số do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Qu

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ

THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VỀ THUẾ TÀI NGUYÊN TRONG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN: NHỮNG TỒN TẠI VÀ GIẢI PHÁP Tổng Cục Thuế

CÔNG TY CỔ PHẦN XĂNG DẦU DẦU KHÍ PHÚ YÊN HÙNG VƯƠNG, PHƯỜNG 5, TP TUY HÒA, TỈNH PHÚ YÊN ĐIỆN THOẠI: (0257) FAX: (0257)

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ ĐÌNH DŨNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG CÁC CƠ QUAN HÀN

BAN TỔ CHỨC BÁN ĐẤU GIÁ CỔ PHẦN THUỘC QUYỀN SỞ HỮU CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƢ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƢỚC TẠI CTCP ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CỬU LONG KHUYẾN CÁO CÁC

55 NĂM VIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI MÂU THUẪN SỬ DỤNG NƯỚC Ở HẠ LƯU HỒ CHƯ A TRÊN CÁC LƯU VỰC SÔNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC PGS.TS. Bùi Nam

Bản ghi:

TÓM TẮT THÔNG ĐIỆP CHÍNH SÁCH CHO DỰ THẢO LUẬT BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG (SỬA ĐỔI) Thời gian: Ngày 24 tháng 2 năm 2017 Người soạn: Ông Ngô Văn Hồng, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kiến thức Bản địa và Phát triển (CIRD) Đồng Lê, Tuyên Hóa, Quảng Bình, Việt Nam Mobile: +84 91 828 9859 Email: nvhong@cird.org.vn

I. THÔNG TIN CHUNG Hệ thống pháp luật về rừng và nghề rừng luôn đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển bền vững trong giai đoạn hiện nay, trong đó rừng thể hiện cả vai trò kinh tế trong phát triển; cả vai trò xã hội trong xóa đói, giảm nghèo tại vùng cao, vùng sâu, vùng xa; và cả vai trò bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 đã thực thi được hơn 10 năm, cái được cũng nhiều và cái chưa được cũng không ít, kể cả từ tên luật, phương pháp tiếp cận, phạm vi điều chỉnh, cũng như nhiều chính sách về rừng và nghề rừng của nước ta không còn phù hợp với yêu cầu thực tiễn và chưa tiếp thu được các thông lệ tốt trên thế giới. Nhu cầu xây dựng một Luật điều chỉnh về rừng và nghề rừng, thay thế cho Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004 là cần thiết, chắc không cần thảo luận nhiều. Điều cần thảo luận vẫn là hình thức dưới dạng Luật Bảo vệ và Phát triển rừng sửa đổi hay một luật với tên gọi khác. Việc điều chỉnh lại hệ thống pháp luật về rừng đã thu hút được sự quan tâm của không chỉ các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước, các cơ quan chuyên ngành pháp luật mà thu hút được sự quan tâm của nhiều tổ chức phi chính phủ quốc tế và trong nước, các hiệp hội nghề nghiệp, các tổ chức xã hội, cũng như cộng đồng giới khoa học, chuyên gia. Trong thời gian vài năm qua, nhóm các tổ chức xã hội dưới tên Liên minh đất rừng (FORLAND), thường trực của nhóm là Trung tâm Nghiên cứu Kiến thức Bản địa và Phát triển (CIRD), đã có nhiều hoạt động tích cực trong tham vấn cộng đồng, nghiên cứu và đề xuất chính sách, pháp luật trong phạm vi bảo vệ và phát triển rừng. Hiện nay, Quốc hội và Chính phủ Việt Nam đang tiến hành xây dựng Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (sửa đổi) (Luật BV&PTR) cho phù hợp với yêu cầu của giai đoạn hiện nay. Nhóm FORLAND đã hợp tác chặt chẽ với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) và Tổng cục Lâm nghiệp (VN-Forest), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (MARD), và Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội (UBKHCNMT) đã có nhiều hoạt động hội thảo, tập trung ý kiến của các nhà khoa học, các chuyên gia để đóng góp cho Dự thảo Luật BV&PTR (sửa đổi). Tóm tắt thông điệp chính sách này được thực hiện trên cơ sở tập hợp đề xuất chính sách của FORLAND và chuyển thành các quy định của Luật BV&PTR (sửa đổi). Dưới đây là các nội dung chính của thông điệp. II. CÁC NỘI DUNG CHÍNH 1. Để bảo vệ rừng tự nhiên, chủ rừng cần có nhiều quyền hơn Các quy định về quyền của chủ rừng đối với rừng tự nhiên hiện nay chưa tạo ra môi trường pháp lý thích hợp để khuyến khích người dân và cộng đồng tham gia quản lý bảo vệ và sử dụng rừng tự nhiên. Vì thế, vẫn còn hàng triệu ha rừng tự nhiên trên cả nước chưa có chủ. Không những thế, chính sách hiện nay còn có tác dụng thúc đẩy việc chuyển đổi rừng tự nhiên thành rừng trồng hay các cách sử dụng đất rừng khác vì sẽ đem lại nhiều lợi ích hơn cho chủ rừng. Mục tiêu xã hội hóa nghề rừng vì thế sẽ chỉ dừng lại đối với rừng trồng mà khó có thể áp dụng đối với rừng tự nhiên trong bối cảnh rừng tự nhiên đòi hỏi một nguồn lực lớn để bảo vệ và phát triển. Những nỗ lực và đầu tư của Nhà nước để bảo vệ rừng tự nhiên sẽ tiếp tục bị lãng phí vì chính sách hiện nay chưa thu hút người dân địa phương chưa thực sự tham gia. Kết quả từ nhiều nghiên cứu và tham vấn do các tổ chức thuộc liên minh đất rừng FORLAND thực hiện trong thời gian từ năm 2012 cho đến nay trên nhiều địa phương cho thấy rằng chủ rừng tự nhiên cần được trao nhiều quyền hơn, nhất là những quyền xác định và bảo vệ lợi ích của chủ rừng đối với rừng một cách rõ ràng và ổn định. 2. Các quyền của chủ rừng đối với rừng tự nhiên hiện nay rất hạn chế, thiếu tính thực thi. Với việc công nhận và thực thi nhiều quyền của chủ rừng đối với rừng sản xuất là rừng trồng theo Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004 (Luật số: 29/2004/QH11), hoạt động trồng rừng đã

có những thành tựu rất ấn tượng, nâng độ che phủ rừng lên từ 37% vào năm 2005 lên 40,84% vào năm 2015. Sản lượng gỗ rừng do hộ gia đình sản xuất năm tăng từ 2 triệu lên thành hơn 6 triệu mét khối mỗi năm cho thấy sự thành công của chính sách xã hội hóa ngành lâm nghiệp. Tuy nhiên, với rừng tự nhiên thì Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004 chỉ mới xác định quyền sử dụng cho chủ rừng với những điều kiện khác nhau làm cho các quyền đó rất khó được thực thi. Kết quả khảo sát của FORLAND cho thấy 100% chủ rừng và hộ gia đình chưa đồng tình với các quyền của họ trên diện tích được giao làm chủ. Rừng tự nhiên, kể cả được phát triển bằng nguồn lực của cá nhân vẫn thuộc sở hữu nhà nước. Quyền lợi đáng kể nhất mà chủ rừng được nhận cho đến nay là từ dịch vụ chi trả dịch vụ môi trường rừng nhưng nguồn lợi này chưa đủ tạo ra động lực để thu hút các người dân và các chủ thể khác trong xã hội tích cực nhận và quản lý rừng tự nhiên 1. 3. Nhiều diện tích rừng tự nhiên chưa có chủ Nhiều diện tích rừng tự nhiên hiện nay chưa có chủ quản lý thực sự, mà chỉ tạm thời giao cho UBND cấp xã quản lý bảo vệ. Tính đến 31 tháng 12 năm 2015, cả nước có 10.175.519 ha rừng tự nhiên với phần lớn đang được quản lý bởi các tổ chức của Nhà nước là công ty lâm nghiệp Nhà nước và các ban quản lý rừng (53,8%). Phần còn lại đang được các hộ gia đình và cộng đồng dân cư quản lý với tỷ lệ 24,18% với diện tích là 2.460.527ha. Hiện vẫn còn 1.867.985ha rừng tự nhiên chưa có chủ thật sự đang do UBND cấp xã quản lý. Đây là diện tích rừng trước đây do các tổ chức nhà nước giao trả lại cho địa phương sau quá trình tái cơ cấu, sắp xếp và đổi mới tổ chức quản lý nhưng chưa được giao cho chủ mới. Mặc dù có sự hỗ trợ của cơ quan kiểm lâm địa phương, UBND cấp xã vẫn không đủ năng lực để tổ chức quản lý bảo vệ rừng tự nhiên do rừng ở xa, địa hình khó khăn để tiếp cận và đặc điểm xã hội phức tạp. Vì thế, gần 2 triệu ha rừng tự nhiên hiện đang gặp nhiều rủi ro bị mất và suy thoái. Ở một số tỉnh, rừng tự nhiên chưa được giao cho hộ gia đình và chỉ mới giao cho vài cộng đồng để thí điểm vì chính quyền địa phương cho rằng khi chủ rừng chưa có quyền lợi gì thì chưa nên giao. Đồ thị 1: Diện tích rừng tự nhiên phân theo chủ quản lý (ha) Ban quản lý 260546.0 1867985.0 1062340.0 1398187.0 1006029.0 4357168.0 Doanh nghiệp nhà nước Tổ chức kinh tế khác Đơn vị vũ trang Hộ gia đình 114968.0 108297.0 Cộng đồng Tổ chức khác UBND Nguồn: Quyết định số 3158/QĐ-BNN-TCLN ngày 27/7/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 1 Liên Minh Đất Rừng, 2015. Kết quả tham vấn về tác động của Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004 đến hộ gia đình và cộng đồng

4. Diện tích rừng tự nhiên không có chủ sẽ tăng lên trong thời gian tới Hiện nay, các công ty lâm nghiệp nhà nước đang thực hiện quá trình tái cơ cấu, chuyển đổi theo hướng tự chủ trong sản xuất kinh doanh theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP. Trong hơn 1 triệu ha rừng tự nhiên đang do các công ty lâm nghiệp quản lý, sẽ có hàng trăm nghìn ha được trả lại cho nhà nước vì không thuận lợi cho kinh doanh sản xuất, theo đúng quy định của Nghị định cũng như Luật bảo vệ và phát triển rừng. Gánh nặng bảo vệ rừng cho UBND các xã miền núi sẽ tăng lên sau khi tiếp nhận thêm diện tích rừng tự nhiên để bảo vệ trong bối cảnh thiếu nguồn lực và năng lực để thực hiện. 5. Chủ rừng tự nhiên nhận rừng rồi để đó Hầu hết rừng tự nhiên sau khi giao cho hộ gia đình và cộng đồng quản lý không được đầu tư bảo vệ và phát triển một cách chủ động. Kết quả từ các nghiên cứu của FORLAND trên địa bàn nhiều tỉnh trong các năm qua cho thấy rằng chỉ với những diện tích rừng được các dự án hỗ trợ thì chủ rừng mới thực hiện việc bảo vệ, tác động vào rừng để nâng cao chất lượng rừng. Chỉ một số ít trường hợp những khu rừng được giao có những giá trị đặc biệt đối với chủ rừng như là bảo vệ nguồn nước, bảo vệ nơi ở và sản xuất, rừng tâm linh thì chủ rừng tự chủ động đầu tư bảo vệ và phát triển. Với hầu hết các trường hợp không có hỗ trợ bên ngoài thì chủ rừng, nhất là nhóm chủ rừng là hộ gia đình, chưa có đầu tư gì đáng kể để bảo vệ và phát triển rừng với lý do chính là không có những quy định nào bảo hộ quyền lợi của họ trên rừng tự nhiên một cách cụ thể. Hộp 1. Chủ rừng không có động lực để đầu tư bảo vệ và phát triển rừng. Năm 2014, trong lúc đi tuần tra, chúng tôi đã phát hiện người xã khác vào khai thác 1,5 m 3 gỗ tại khu rừng mình. Chúng tôi đã làm theo đúng trình tự là báo cho chính quyền xã và Hạt Kiểm lâm tới xử lý. Sau đó, chúng tôi cũng hỗ trợ vận chuyển số gỗ đó về Hạt. Tuy nhiên, sau khi xử lý thì chủ rừng này không có hưởng gì cả. Chúng tôi mặc dù đời sống còn nhiều khó khăn, vất vả nhưng thực hiện chủ trương của Nhà nước đã mạnh dạn nhận để quản lý bảo vệ rừng. Khi thấy rừng của mình quản lý bị phá, chúng tôi cũng thấy xót lắm. Nhưng buồn hơn khi thấy mình chẳng có quyền lợi gì từ khu rừng đó cả. Nếu cứ theo đà này chắc chúng tôi cũng không đi tuần tra bảo vệ như trước nữa. Nếu có gặp trường hợp vi phạm cũng chẳng muốn báo cáo, vừa đỡ mất công sức vừa đỡ nguy hiểm, đỡ tốn tiền điện thoại lại không phải mất lòng người khác thậm chí là không bị quở trách vì giữ rừng mà để mất rừng. Chia sẻ của nhóm hộ anh Đào Viết Thắng, xã Sơn Thủy, huyên A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế 6. Để rừng nghèo đi rồi nhận đất trồng rừng Chính sách hiện tại không chỉ không bảo vệ được rừng tự nhiên mà còn thúc đẩy mất rừng và suy thoái rừng. Hiện tại, đất trống và rừng nghèo có thể chuyển đổi thành rừng trồng đem lại nhiều lợi ích cho chủ rừng hơn so với đất có rừng tự nhiên, người dân có xu hướng không thích nhận quản lý rừng tự nhiên. Rừng tự nhiên không được bảo vệ sẽ suy thoái dần và trở thành rừng nghèo hoặc đất trống, tạo cơ sở pháp lý cho việc chuyển đổi thành rừng trồng. Tại những cuộc tham vấn cộng đồng, người dân bày tỏ quan điểm rằng nhận rừng tự nhiên không đem lại lợi ích gì mà nên chờ một thời gian khi rừng nghèo kiệt thì xin nhận để trồng rừng 2. 2 Liên Minh Đất Rừng, 2015. Kết quả tham vấn về tác động của Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004 đến hộ gia đình và cộng đồng.

7. Trao thêm quyền cho chủ rừng đối với rừng tự nhiên không trái với Hiến pháp Theo Điều 53 của Hiến Pháp Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thì Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Rừng tự nhiên được xem là tài nguyên thiên nhiên khác cho nên thuộc sở hữu nhà nước. Tuy nhiên, với rừng tự nhiên do chủ rừng đầu tư, bảo vệ để duy trì và phát triển thì đó là tài sản được tạo ra và bảo vệ bởi tác động của con người. 8. Trao thêm quyền cho chủ rừng không làm mất rừng Rừng có giá trị nhiều mặt đối với người dân địa phương, nhất là với các cộng đồng dân tộc thiểu số có đời sống kinh tế và văn hóa phụ thuộc vào rừng. Nếu rừng được giao đúng đối tượng là những người và cộng đồng có nhiều lợi ích vật chất và tinh thần gắn bó với khu rừng được giao thì rừng sẽ được sử dụng bền vững, đáp ứng lợi ích của chủ rừng cũng như lợi ích bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học chung của xã hội. Kinh nghiệm từ nhiều nước trên thế giới cho thấy rằng rừng được bảo vệ và phát triển hơn khi các chủ rừng là cộng đồng địa phương có thêm quyền đối với rừng. Tại Indonesia, việc giao cho cộng đồng quyền hưởng dụng rừng (tương tự quyền sở hữu nhưng không có quyền chuyển nhượng) đã góp phần tạo nên thành công cho hình thức rừng cộng đồng 3. Năm 1993, chính quyền Nepal đã ban hành Luật lâm nghiệp với việc công nhận và bảo hộ quyền quản lý và sử dụng của người dân và cộng đồng đối với rừng. Với những quyền này, người dân đã tích cực và chủ động đầu tư thời gian cùng với các nguồn lực khác của họ để bảo vệ tốt những khu rừng được giao 4. Ở Nigeria, Bộ Luật lâm nghiệp 2004 chính thức xác định cá nhân và cộng đồng có quyền tài sản đối với rừng. Đồng thời, một bộ phận cán bộ chuyển từ vai trò thực thi pháp luật sang hỗ trợ và tổ chức người dân và cộng đồng để quản lý rừng. Kết quả là có thêm hơn 2 trăm triệu cây được trồng trên 5 triệu ha, làm tăng thêm 500 nghìn tấn sản lượng lương thực, cải thiện sinh kế cho 2,5 triệu người dân 5. 9. Trao quyền để các cộng đồng quản lý rừng bằng luật tục và hương ước truyền thống. Các cộng đồng dân tộc thiểu số ở Việt Nam hầu hết có đời sống kinh tế và văn hóa gắn liền với rừng tự nhiên. Họ cũng là những người có kiến thức và hiểu biết đầy đủ nhất về khu rừng mà họ đã và đang sử dụng. Với những kiến thức đó, các cộng đồng đã có những quy định để quản lý và sử dụng rừng từ lâu đời. Bên cạnh đó, các cộng đồng dân tộc người Kinh sống gần rừng cũng đã có xây dựng các quy định để quản lý xã hội, trong đó có quản lý rừng. Luật tục, hương ước của cộng đồng đang có tác động to lớn trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng 6. Tuy nhiên, để luật tục và hương ước được phát huy hiệu quả, các nghiên cứu cũng như bài học từ các mô hình rừng cộng đồng đã chỉ ra rằng cộng đồng cần được trao nhiều quyền hơn đối với khu rừng được nhà nước giao. Cộng đồng cần có quyền ngăn chặn xâm nhập trái phép, sử dụng tài nguyên rừng vì mục đích chung và của từng thành viên trong nội bộ cộng đồng 7. 3 Hizkia Respatiadi, 2016. Implementing Community Forestry in Indonesia- The Tale of Two Villages. Center for Indonesian Policy Studies. Jakarta, Indonesia. 4 Hemant Ojha, Lauren Persha & Ashwini Chharte, Community Forestry in Nepal: A Policy Innovation for Local Livelihoods, International Food Policy Research Institute, 2009, p. 3. 5 World Development Report 2008. Agriculture for Development, World Bank, p. 194 6 Hà Công Tuấn, 2006. Sử dụng hương ước, luật tục: Một chiến lược quản lý rừng. Tạp chí Nghiên Cứu Lập Pháp số 71. Hà Nội. Trang 52 7 Liên Minh Đất Rừng, 2014. Kết quả tham vấn về tác động của Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004 đến hộ gia đình và cộng đồng ở 4 tỉnh Lào Cai, Thừa Thiên Huế, Đăk Lắc và Lâm Đồng.

10. Cần có sự bình đẳng về quyền đối với rừng giữa các chủ rừng Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004 đã đưa thực thể cộng đồng dân cư thôn thành một trong những đối tượng được nhà nước giao rừng. Tuy nhiên, so với các đối tượng chủ rừng khác thì cộng đồng dân cư thôn có ít hơn các quyền đối với rừng được giao. Điều này là một trong những nguyên nhân làm cho rừng cộng đồng chưa trở thành một hình thức quản lý rừng phổ biến mặc dù đã được chứng minh bằng lý luận và thực tiễn là rất phù hợp với bối cảnh xã hội ở Việt Nam 8. Do không có đủ các quyền cần thiết, cộng đồng không có khả năng huy động các nguồn lực để đầu tư vào rừng, không có cơ sở pháp lý đủ mạnh để ngăn chặn có hiệu quả các hành vi xâm phạm, và nhất là không có động lực để xây dựng một thể chế quản lý rừng đủ mạnh, có tính cam kết cao giữa các thành viên. Ngoài ra, khi tham gia vào các giao dịch dân sự liên quan đến khu rừng được giao thì cộng đồng cũng chưa có đủ quyền cần thiết. Một ví dụ cho khó khăn này là việc thực hiện chi trả dịch vụ môi trường cho rừng cộng đồng không thể thực hiện thông qua một giao dịch chung mà phải thực hiện riêng rẽ với từng thành viên. Mọi chi tiết liên quan đến bản tóm tắt thông điệp chính sách này, xin vui lòng liên hệ: Ông Ngô Văn Hồng Giám đốc FORLAND Email: nvhong@cird.org.vn Đt: 091 828 9859 This activity was supported by: