Microsoft Word PTDong et al-Nuoi sinh khoi artemia franciscana.doc

Tài liệu tương tự
Khoa hoc - Cong nghe - Thuy san.indd

Microsoft Word NDKieu et al-So huyet.doc

Khoa hoc - Cong nghe - Thuy san.indd

Khoa hoc - Cong nghe - Thuy san.indd

Khoa hoc - Cong nghe - Thuy san.indd

Khoa hoc - Cong nghe - Thuy san.indd

Microsoft Word - 4. NQ The-RIA2-Uong nuoi au trung cua.doc

Microsoft Word - 5. Ton That Chat-Rev doc

Khoa hoc - Cong nghe - Thuy san.indd

Tựa

Chương 4 Ước lượng tham số Bài giảng Lý thuyết xác suất và thống kê toán Lý thuyết mẫu Phương pháp mẫu Cách trình bày mẫu Các đặc trưng mẫu Tính các đ

ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

QUY TRÌNH THUẦN DƯỠNG CÁ THỦY TINH (Kryptopterus bicirrhis Valenciennes, 1840) I. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ THỦY TINH 1. Đặc điểm phân loại Hình1: cá thủy

Microsoft Word - 09-KTXH-NGUYEN QUOC NGHI(80-86)55

Microsoft Word - Law on Land No QH11-V.doc

SỞ GDĐT BẮC NINH PHÒNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2019 Bài thi: KHXH - Môn: Địa lí Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian

Các hình thức nhập thế của đạo Phật

NHẠC DƯƠNG LÂU - HỒ ĐỘNG ĐÌNH Qua thi ca các sứ thần nước Nam Nguyễn Du, Đoàn Nguyễn Tuấn, Phan Huy Ích,Nguyễn Tông Khuê, Hồ Sĩ Đống, Ngô Thì Nhiệm, N

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí Câu hỏi trắc nghiệm Địa lý lớp 12: Phần địa lý tự nhiên Bài: Vị trí địa lý, phạm vi lãnh th

BTXSTK

BẢNG KẾT QUẢ THI ANH VĂN THIẾU NHI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CAMBRIDGE (YLE) Kỳ thi ngày: 21/04/2019 Buổi: Sáng Cấp độ: Movers Candidate number First name La

TỔNG HỢP, SƯU TẦM VÀ BIÊN SOẠN BỞI NGUYỄN TRƯỜNG THÁI TỔNG HỢP 1090 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 12 THEO BÀI BÀI 2. VỊ T

Chương 5 Kiểm định giả thuyết thống kê Bài giảng Lý thuyết xác suất và thống kê toán Khái niệm chung Giả thuyết thống kê Thủ tục kiểm định Các bước ti

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT..... LƯU TIẾN DŨNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ T

Bài tập Lý thuyết xác suất và thống kê - Chương 5,6,7 CHƯƠNG 5,6,7 ƯỚC LƯỢNG VÀ KIỂM ĐỊNH THAM SỐ 1. Giả sử có hai nhà kinh tế định ước lượng mức chi

Đề 11 – Giới thiệu về một loài cây hoặc loài hoa.(cây mai) – Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc 9

"NHÂN-QUẢ" & ĐẠO ĐỨC

Chương 7 TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ Tài nguyên với mỗi quốc gia cũng là nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế. Vấn đề đặt r

hướng dẫn sử dụng phần mềm tính toán cỡ mẫu

¹i häc quèc gia hµ néi Danh s ch thý sinh dù thi N3 tr êng ¹i häc ngo¹i ng Môn: Phßng sè : 1 P105 - B2 sè tt hä tªn ngµy sin

TRƯỜNG CĐ CÔNG NGHIỆP HUẾ HỘI ĐỒNG TUYỂN SINH 2019 DANH SÁCH THÍ SINH TRÚNG TUYỂN CAO ĐẲNG 2019 (ĐỢT 1: NGÀY 31/07/2019) STT Mã HS Họ tên Ngày sinh GT

Tựa

Microsoft Word - 09-NGO QUOC DUNG_MT(58-65)

Mười Vạn Câu Hỏi Vì Sao?: Toán Học Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Công tác nhân sự của quản trị Công tác nhân sự của quản trị Bởi: Thiện Chín Võ Mục đích Đọc xong chương này sinh viên sẽ nắm được những vấn đề sau: 1.

Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; ISSN Tập 127, Số 3A, 2018, Tr ; DOI: /hueuni-jard.v127i3A

Chiều Trên Phá Tam Giang Trần Thiện Thanh Chiều Trên Phá Tam Giang anh chợt nhớ em nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ đến bất tận em ơi! em ơi! Giờ này thươn

Slide 1

DANH SÁCH KHÁCH HÀNG TRÚNG THƯỞNG TUẦN 5 CTKM "TIỆN ÍCH TUYỆT VỜI CÙNG I. 100 Khách hàng đăng ký và kích hoạt đầu tiên STT Chi nhánh Họ

Report of the Board of Management and

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NINH VIỆT TRIỀU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT TẠI NHÀ HÁT CHÈO NINH BÌNH

447 PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH TIẾP BIẾN VÀ HỘI NHẬP TT. Thích Phước Đạt * Không phải ngẫu nhiên, kể từ khi du nhập vào Việt Nam, Phật giáo đã

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM QCVN :2013/BNNPTNT QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ KHẢO NGHIỆM GIÁ TRỊ CANH TÁC VÀ SỬ DỤNG CỦA GIỐNG MÍA Natio

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du

Microsoft Word - 2- Giai phap han che su phu thuoc kinh te vao Trung Quoc.doc

Đinh Th? Thanh Hà - MHV03040

19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM

KT01017_TranVanHong4C.doc

VIỆN KHOA HỌC

Microsoft Word - Noi dung tom tat

Phần 1

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Tập 74B, Số 5, (2012), ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI NUÔI TRỒNG THỦY SẢN NƯỚC LỢ CỦA BỂ LỌC SINH HỌC HIẾU K

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH Phạm Lê Thanh Thảo HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CỦA HỌC SINH MỘT SỐ TRƯỜNG TRUN

NI SƯ THÍCH NỮ GIỚI HƯƠNG: Thế giới xung quanh chúng ta sẽ rất ý vị, nên thơ, nên nhạc * LỜI CUNG KÍNH ĐẾN TS. THÍCH NỮ GIỚI HƯƠNG Trụ trì Chùa Hương

Truy cập Website hoc360.net Tải tài liệu học tập miễn phí Bài toán 1. tốc bằng GIẢI BÀI TOÁN BẰNG CÁCH LẬP PT, HPT Một Ô tô đi từ A đến B cùng một lúc

VIỆN KHOA HỌC

Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên)

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Hoàng Thu Thảo ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ THỦY ĐỘNG LỰC ĐẾN XU T

10.1. Lu?n Van anh Bình doc

Uû Ban Nh©n D©n tp Hµ néi Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam

VIỆN KHOA HỌC

Những Thành Tựu Lẫy Lừng Trong Tâm Lý Học Hiện Đại Pierre Daco Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpa

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LÊ THỊ PHƢƠNG THANH THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số:

Microsoft Word - Con se lam duoc.doc

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG HUỲNH MINH HIỀN NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG THU HỒI NGUỒN NĂNG LƯỢNG KHÍ SINH HỌC TỪ QUÁ TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BI

Generated by Foxit PDF Creator Foxit Software For evaluation only. Mô hình kiến trúc xanh từ bài học kinh nghiệm của kiến

Document

PHỤ LỤC 01B - DANH SÁCH KHÁCH HÀNG GIẢI NGÂN ĐỦ ĐIỀU KIỆN NHẬN THƯỞNG TRONG CT "KHUYẾN MÃI TƯNG BỪNG CHÀO MỪNG SINH NHẬT" STT Tên Khách hàng Sô ta i k

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÙ HỢP CHO CẤP NƯỚC NÔNG THÔN TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA TỈNH NAM ĐỊNH Lương Văn Anh 1, Phạm Thị Minh Thúy 1,

26 CÔNG BÁO/Số /Ngày VĂN BẢN HỢP NHẤT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc NGHỊ ĐỊNH Quy định xử phạt vi

Microsoft Word - GT Phuong phap thi nghiem.doc

NguyenThanhLong[1]

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018 TUYỂN CHỌN DÒNG LÚA THAN NGẮN NGÀY, PHẨM CHẤT CAO Lê Hữu Hải 1, Huỳnh Thị Huế Trang 1

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du

Dieãn ñaøn trao ñoåi 75 THÀNH NGỮ TRONG CUNG OÁN NGÂM KHÚC NGUYỄN GIA THIỀU Expressions in Cung oan Ngam Khuc Nguyen Gia Thieu Trần Minh Thương 1 Tóm

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN NGUYỄN VĂN BẮC NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CANH TÁC HIỆU QUẢ TRÊN ĐẤT LÚA NƢỚC TẠI HUYỆN BÙ

Đề thi Violympic Toán lớp 5 vòng 18 năm

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG NGUYỄN ĐỨC KHOA CHI PHÍ - HIỆU QUẢ CỦA CÁC BIỆN PHÁP DỰ P

Công nghệ sinh học & Giống cây trồng NHÂN GIỐNG CÂY ĐẢNG SÂM (Codonopsis javanica (Blume) Hook. f. et Thomson) BẰNG KỸ THUẬT NUÔI CẤY MÔ Bùi Văn Thắng

T p h ho h r ng i h n h Ph n D: Khoa h h nh trị, Kinh tế và Pháp luật: 26 (2013): TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC ĐI LÀM THÊM ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊ

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2018 BÁO CÁO THƯƠNG NIÊN

1

(Microsoft Word - T\363m t?t lu?n van - Nguy?n Th? Ho\340i Thanh.doc)

Microsoft Word - KinhVoLuongTho-Viet

DANH SÁCH THÍ SINH ĐĂNG KÝ DỰ THI SAU ĐẠI HỌC KHÓA 39 (Cập nhật ngày 09/7/2019) TT Mã hồ sơ Họ tên Ngày sinh Nơi đăng ký Ngành đăng ký Thi ngoại ngữ 1

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc

Microsoft Word - NOI DUNG BAO CAO CHINH TRI.doc

DANH SÁCH KHÁCH HÀNG SỬ DỤNG GÓI TÀI KHOẢN KHÁCH HÀNG ƯU TIÊN NHẬN THƯỞNG TRONG CT "KM TƯNG BỪNG - CHÀO MỪNG SINH NHẬT" STT Họ tên khách hàng CMT Khác

Trung tâm Tin học và Thống kê Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn THÔNG TIN

Microsoft Word - PhongVanTuCongPhung-NguyenThanhTruc-

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ NGỌC NGA HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC NÔNG N

Giới thiệu và trích dẫn Một mảng văn học bị bỏ quên, bỏ qua của giáo sư Nguyễn Văn Trung Lê Tấn Tài giới thiệu và trích dẫn: Giới thiệu: Thơ ngỏ của t

Microsoft Word - giao an van 12 nam 2014.docx

MỤC LỤC Lời nói đầu Chương I: TÀI HÙNG BIỆN HẤP DẪN SẼ GIÀNH ĐƯỢC TÌNH CẢM CỦA KHÁCH HÀNG Chương II: LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO TÀI HÙNG BIỆN Chương III:

1 VÀI NÉT VỀ KÊNH NHIÊU LỘC THỊ NGHÈ XƯA VÀ NAY NCS. Trần Hữu Thắng ThS. Nguyễn Bá Cường Phát triển kinh tế - xã hội có tác động trực tiếp đến môi trư

Đọc Chuyện Xưa: LẠN TƯƠNG NHƯ Ngô Viết Trọng Mời bạn đọc chuyện xưa vế Anh Hùng Lạn Tương Như để rút ra bài học hầu giúp ích cho đất nước đang vào cơn

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân Bởi: Wiki Pedia Loạn 12 sứ quân là một giai đoạn loạn lạc của lịch sử Việt Nam, xen

Kỷ yếu kỷ niệm 35 năm thành lập Trường ĐH ng nghiệp Th ph m T h inh -2017) NHẬN THỨC CỦA CỘNG ĐỒNG THÀNH PHỐ TÂY NINH VỀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Mẫu in D8090D DANH SÁCH SINH VIÊN CHƯA ĐỦ

Bản ghi:

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ NUÔI THU SINH KHỐI Artemia franciscana DÒNG VĨNH CHÂU VÀ DÒNG GREAT SALT LAKE TRONG AO ĐẤT TẠI NINH HÒA - KHÁNH HÒA ASSESSMENT OF BIOMASS CULTURING EFFECTIVENESS OF Artemia franciscana VINH CHAU AND GREAT SALT LAKE STRAINS IN POND IN NINH HOA-KHANH HOA Phan Thành Đông*, Nguyễn Tấn Sỹ, Phạm Quốc Hùng Học viên cao học Khoa NTTS, Trường Đại học Nha Trang E-mail:thanhdong.ntu@gmail.com ABSTRACT This research is aimed to know the suitable, high value Artemia franciscana strains in pond condition in Ninh Hoa- Khanh Hoa by estimating the biomass culturing efficiency of Artemia franciscana Vinh Chau strains and Great Salt Late strains in pond from 4/2012 to 8/2012. Experiment with 2 treatments includes: culturing for biomass with Artemia franciscana Vĩnh Châu strains, culturing for biomass with Artemia franciscana Great Salt Late strains. Artemia was reared in 8 pond (100m 2 /pond) with beginning density 100 nauplius/l, salinity from 70-90 ppt, supplied algae by combining culturing algae in pond and supplement from another pond. The result presents the significant differences in some estimated criteria, as well as economic efficiency (P<0,05). In pond condition, the survival rate, growth rate, and reproductive criteria of Artemia franciscana Vĩnh Châu strains are higher than others, contrary to maximum weight, size. In adition to that, biomass and efficiency in GSL strains are higher than these in VC strains. Therefore, conclusion is to improve Artemia biomass, GSL strains is more suitable for biomass culturing in pond condition. ĐẶT VẤN ĐỀ Artemia tươi sống từ lâu đã được sử dụng rộng rãi trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là làm thức ăn cho một số loại ấu trùng cá. Chúng được sử dụng với nhiều kích cỡ khác nhau từ ấu trùng mới nở cho đến con trưởng thành. Artemia trưởng thành được gọi là sinh khối. So với nauplius Artemia được ấp nở từ trứng bào xác thì sinh khối Artemia có những ưu điểm vượt trội như: Chi phí thấp, chất lượng dinh dưỡng cao, đặc biệt sử dụng kích cỡ thích hợp sẽ đảm bảo cân bằng năng lượng tốt hơn trong việc lấy thức ăn và đồng hóa. Vì thế sinh khối Artemia là thức ăn cần thiết cho hầu hết các đối tượng trong nuôi trồng thủy sản. Năng suất sinh khối Artemia nuôi trong ao đất phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố trong đó quan trọng nhất là dòng của loài Artemia chọn nuôi. Các dòng Artemia có sự khác nhau về phạm vi chịu đựng về độ mặn, nhiệt độ, ph, về tốc độ tăng trưởng, chu kỳ sống và khả năng sinh sản. Trong nuôi thu sinh khối Artemia nếu chọn được dòng có khả năng thích nghi với điều kiện tự nhiên, tốc độ tăng trưởng nhanh, kích thước tối đa lớn, có sức sinh sản cao với độ mặn hay nhiệt độ phổ biến ở ao nuôi sẽ là nhân tố quan trọng góp phần mang lại năng suất sinh khối cao, là tiền đề mang lại hiệu quả kinh tế nuôi. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể về dòng Artemia franciscana phù hợp với điều kiện môi trường địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Do đó nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá khả năng phát triển và hiệu quả kinh tế mang lại của Artemia franciscana dòng Vĩnh Châu và dòng Great Salt Lake ở điều kiện trong ao đất tại Ninh Hòa Khánh Hòa thông qua các chỉ tiêu sinh trưởng, tỉ lệ sống, sinh sản, năng suất sinh khối và hiệu quả kinh tế để có thể xác định được dòng Artemia franciscana thích hợp với điều kiện ao nuôi tại Ninh Hòa - Khánh Hòa và mang lại hiệu quả kinh tế cao. 165

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Artemia franciscana dòng Vĩnh châu và dòng GSL. - Địa điểm nghiên cứu: Tân Ngọc - Ninh Ích - Ninh Hòa - Khánh Hòa. - Thời gian nghiên cứu: từ 4/2012-10/2012. Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm gồm 2 nghiệm thức, bốn lần lặp được bố trí ngẫu nhiên trong 8 ao đất diện tích 100 m 2. Mật độ thả giống 100 Nauplius/L, mực nước ao nuôi 40-60 cm, độ mặn 70-90 ppt. Độ trong của ao nuôi dao động trong khoảng 25-35 cm. Trong đó: NT1: Artemia franciscana dòng Vĩnh Châu (VC) NT2: Artemia franciscana dòng Great Salt Lake (GSL) Thức ăn là tảo tươi Chaetoceros sp. được gây màu trực tiếp trong ao nuôi và cung cấp từ ao nuôi tảo. Ngoài ra bổ sung cám gạo và tảo khô khi ao mất tảo. Kỹ thuật quản lý ao nuôi theo Nguyễn Văn Hòa (2005); Nguyễn Thị Ngọc Anh và CTV (2004). Thu thập và phân tích số liệu - Các yếu tố môi trường: Nhiệt độ ( o C): Đo bằng nhiệt kế 2 lần/ngày vào lúc 7 giờ và 14 giờ. Độ mặn (ppt): Đo bằng khúc xạ kế 2 lần/ngày vào lúc 7 giờ và 14 giờ. Hàm lượng oxy hòa tan (DO) (mgo 2 /lít), độ ph: Đo bằng máy đo YSI của Mỹ 2 lần/ngày vào lúc 7 giờ và 14 giờ. Độ trong (cm): Đo bằng đĩa Secchi 1 lần/ngày vào lúc 14 giờ. Mức nước (cm): Đo bằng thước 1 lần/ngày vào lúc 7 giờ. - Theo dõi sự tăng trưởng của Artemia: Đo chiều dài ngẫu nhiên 30 cá thể/lô thí nghiệm/2 ngày. Ấu trùng nhỏ hơn 4 ngày tuổi đo kích thước trên kính hiển vi bằng trắc vi thị kính. Từ 4 ngày tuổi trở đi đo kích thước bằng giấy kẻ ô mm. Xác định khối lượng tươi 2 ngày/lần bắt đầu từ ngày thứ 5 đến ngày nuôi thứ 17. Lấy 3 mẫu (khoảng 1 gam)/1 ao nuôi thí nghiệm, loại bỏ nước thừa bằng giấy thấm, khối lượng được cân trên cân điện tử và sau đó tiến hành đếm số lượng Artemia trong các mẫu. - Ước lượng tỷ lệ sống: Từ lúc thả giống đến 14 ngày tuổi tiến hành thu mẫu định lượng 2 ngày/lần, xác định số lượng cá thể /lít, sau đó căn cứ vào mật độ thả giống ban đầu để xác định tỷ lệ sống ở từng nghiệm thức. - Xác định sức sinh sản Bắt ngẫu nhiên 30 con Artemia cái vào thời điểm cuối tuần thứ 2 kể từ khi thả giống và định kỳ thu mẫu 1 lần/tuần, tiến hành giải phẫu để đếm toàn bộ số phôi nauplius của mỗi con cái và xác định phương thức sinh sản (% Artemia cái đẻ con hay đẻ trứng). Sức sinh sản được tính bằng tổng số phôi Nauplius/con cái ngay tại thời điểm quan sát mẫu. - Xác định năng suất sinh khối Thu tỉa sinh khối liên tục (3 ngày/lần) và thu hoạch toàn bộ sinh khối khi kết thúc thí nghiệm. Năng suất sinh khối được tính bằng khối lượng tươi thu được trong toàn đợt nuôi. Xử lý số liệu: Số liệu thu được xử lý với bảng tính Excel và sử dụng chương trình SPSS 16.0 để so sánh các giá trị trung bình theo phương pháp kiểm định giả thuyết về giá trị trung bình của 2 tổng thể độc lập (Independent Samples T-test). Dựa vào kết quả kiểm định sự bằng nhau của 2 phương sai tổng thể (kiểm định Levene) để đánh giá sự khác nhau về giá trị trung bình với độ tin cậy 95 % (P<0,05). 166

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Hiệu quả sinh học của Artemia franciscana dòng Vĩnh Châu và dòng Great Salt Lake nuôi sinh khối trong ao đất tại Ninh Hòa - Khánh Hòa. Diễn biến các yếu tố môi trường ở hai nghiệm thức thí nghiệm Bảng 1. Diễn biến các yếu tố môi trường ở hai nghiệm thức thí nghiệm Yếu tố Nghiệm thức Dòng VC Dòng GSL Sáng 83,28 ± 3,83 83,54 ± 3,80 Độ mặn (ppt) Chiều 84,96 ± 3,81 85,24 ± 3,79 Sáng 28,47 ± 1,35 28,38 ± 1,34 Nhiệt độ ( o C) Chiều 35,97 ± 1,43 35,91 ± 1,29 DO (mg/l) Sáng 3,52 ± 0,93 3,45 ± 0,97 Chiều 5,25 ± 1,32 5,15 ± 1,38 ph Sáng 7,0 8,8 7,0 8,9 Chiều 7,3 8,9 7,5 9,0 Mức nước (cm) 49,5 ± 5,23 49,1 ± 3,18 Độ trong (cm) 28,6 ± 2,08 29,3 ± 1,53 Số liệu trình bày: Số trung bình ± độ lệch chuẩn (SD). Các yếu tố môi trường khá tương đồng ở hai nghiệm thức, độ mặn không có sự khác biệt đáng kể trong suốt quá trình thí nghiệm và dao động trong trong khoảng 73 90 ppt, nhiệt độ buổi sáng dao động trong khoảng 26 34 o C, nhiệt độ buổi chiều dao động trong khoảng 33-39 o C, DO và ph đều dao động trong phạm vi thuận lợi trong khi mức nước và độ trong cũng được duy trì ổn định và ở mức thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của Artemia franciscana (Bảng 1). Sinh trưởng của Artemia ở 2 nghiệm thức Sinh trưởng theo chiều dài toàn thân (mm) Kết quả sau khi thả giống 3 giờ ấu trùng Artemia franciscana dòng GSL có kích thước dài hơn so với dòng VC, (trung bình đạt 0,64 0,11 mm so với 0,53 0,09 mm). Từ ngày nuôi thứ 3 đến ngày nuôi thứ 13 thì trong cùng một ngày nuôi Artemia franciscana ở dòng Vĩnh Châu luôn có sinh trưởng chiều dài nhanh hơn và sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05) khi so sánh với dòng GSL. Từ ngày nuôi thứ 13 trở đi thì dòng GSL có kết quả về kích thước lớn hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05) lý do vì ở ngày nuôi thứ 13 dòng Vĩnh Châu đã đạt kích thước tối đa nên sinh trưởng chiều dài chậm trong khi đó dòng GSL vẫn chưa đạt đến kích thước tối đa nên kích thước vẫn tăng. Kết quả sinh trưởng chiều dài sau 17 ngày nuôi trong điều kiện nuôi trong ao đất tại Ninh Hòa - Khánh Hòa thì dòng Artemia GSL đạt kích thước lớn hơn so với dòng VC (9,15 ± 0,07 mm so với 8,27 ± 0,04 mm). So sánh với một số nghiên cứu khác như của Trương Sỹ Kỳ và Nguyễn Tấn Sỹ (1999) [0] cho thấy kích thước cực đại của loài này là 8 mm sau 24 ngày nuôi tại Đồng Bò - Nha Trang hay nghiên cứu của Nguyễn Tấn Sỹ (2009) tại khu Đồng Muối - Cam Ranh - Khánh Hòa thì Artemia đạt trung bình 8 mm sau 14 ngày nuôi. Như vậy kết quả thí nghiệm này có sinh trưởng về chiều dài nhanh hơn và kích thước tối đa lớn hơn so với một số nghiên cứu khác đã công bố trước đây; qua đó cũng chứng minh được rằng cả 2 dòng A. franciscana thí nghiệm bước đầu thích nghi và sinh trưởng tốt với điều kiện ao nuôi tại Ninh Hòa - Khánh Hòa. Tóm lại, có thể kết luận rằng Artemia franciscana dòng GSL đạt kích thước lớn hơn so với dòng Vĩnh Châu sau 17 ngày nuôi. Với kích thước tối đa lớn là một đặc điểm quan trọng để xem xét đưa dòng GSL vào nuôi thu sinh khối nhằm tăng năng suất và hiệu quả nuôi tại Ninh Hòa - Khánh Hòa. 167

Bảng 2: Sinh trưởng về chiều dài (mm) của Artemia franciscana Ngày nuôi Dòng VC Dòng GSL 1 0,55 ± 0,01 a 0,66 ± 0,01 b 3 1,81 ± 0,01 a 1,53 ± 0,01 b 5 3,61 ± 0,04 a 3,15 ± 0,03 b 7 5,90 ± 0,03 a 4,91 ± 0,06 b 9 7,32 ± 0,07 a 6,81 ± 0,06 b 11 7,95 ± 0,08 a 7,58 ± 0,05 b 13 8,15 ± 0,08 a 8,23 ± 0,06 a 15 8,25 ± 0,06 a 8,82 ± 0,05 b 17 8,27 ± 0,04 a 9,15 ± 0,07 b Số liệu trình bày: Trung bình ± sai số chuẩn (SE). Ký tự mũ trên cùng hàng khác nhau chỉ sự sai khác có ý nghĩa (P<0,05) Sinh trưởng về khối lượng tươi Bảng 3: Sinh trưởng về khối lượng tươi (mg/cá thể) của Artemia franciscana Ngày nuôi Dòng VC Dòng GSL 5 3,38 0,09 a 2,97 0,20 a 7 4,52 0,15 a 3,58 0,11 b 9 6,38 0,16 a 5,26 0,12 b 11 8,71 0,20 a 8,01 0,17 a 13 11,07 0,22 a 11,08 0,18 a 15 12,06 0,16 a 13,41 0,22 b 17 12,18 0,18 a 13,80 0,21 b Số liệu trình bày:trung bình ± Sai số chuẩn (SE) Ký tự mũ trên cùng hàng khác nhau chỉ sự sai khác có ý nghĩa (P<0,05). Kết quả nghiên cứu cho thấy khối lượng tươi của cá thể Artemia có xu hướng tăng chậm từ ngày nuôi thứ 5 đến ngày 7 sau đó tăng nhanh ở ngày nuôi thứ 9 đến thứ 13 và có xu hướng giảm ở ngày nuôi thứ 15 đến 17. Từ ngày nuôi thứ 5 ta thấy có sự khác biệt về khối lượng tươi giữa 2 nghiệm thức, ở NT1 có khối lượng lớn hơn so với NT2 (3,38 0,09 mg/cá thể) so với 2,97 0,20 (mg/cá thể) và sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Đến ngày nuôi thứ 11 khối lượng Artemia ở NT1 vẫn cao hơn so với NT2 (P<0,05). Có thể lý giải rằng Artemia ở NT1 đến ngày nuôi thứ 11 có tốc độ sinh trưởng về chiều dài lớn vì vậy đạt kích thước lớn hơn so với NT2 nên có khối lượng tươi lớn hơn. Từ ngày nuôi 13 khối lượng tươi ở NT2 bắt đầu lớn hơn so với NT1 vì giai đoạn này phần lớn Artemia ở NT1 đã trưởng thành và tham gia sinh sản nên khối lượng tăng nhẹ trong khi dòng GSL vẫn tăng trưởng nhanh về chiều dài nên khối lượng vẫn tăng. Sau 17 ngày nuôi, khối lượng tươi trung bình đạt được ở NT1 là 12,18 0,18 mg/cá thể và ở NT2 là 13,80 0,21 mg/cá thể. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Anh (2009) khi nuôi Artemia fanciscana dòng Vĩnh Châu trong ao nuôi sử dụng các loại thức ăn bổ sung khác nhau thì có khối lượng tươi tốt nhất đạt 11,8 mg/cá thể ở ngày nuôi thứ 21, ở thí nghiệm nuôi thu sinh khối ở Ninh Hòa - Khánh Hòa, khối lượng tươi dòng Vĩnh Châu không những đạt cao hơn so với kết quả của thí nghiệm nêu trên mà còn trong thời gian ngắn hơn (chỉ sau 17 ngày nuôi). Điều này chứng tỏ điều kiện ở Ninh Hòa - Khánh Hòa thuận lợi hơn so với Vĩnh Châu - Bạc Liêu. Với dòng GSL thì trong nước và quốc tế không có thông báo cụ thể về khối lượng tươi của cá thể Artemia trưởng thành nhưng với khối lượng đạt được 13,80 mg/cá thể ở thí nghiệm này là kết quả khá khả quan. Tóm lại, trong điều kiện ao nuôi giống nhau ở các nghiệm thức thì A. franciscana dòng GSL đạt khối lượng tươi lớn hơn dòng VC sau 17 ngày nuôi. Đây là một yếu tố quan trọng để xem 168

xét đưa dòng này vào nuôi sinh khối đại trà tại Ninh Hòa - Khánh Hòa vì kích thước và khối lượng lớn là yếu tố chính làm tăng năng suất sinh khối trong ao nuôi. Tỷ lệ sống của Artemia ở các nghiệm thức Kết quả cho thấy, mật độ thả giống ở NT1 đạt trung bình 102 (cá thể/lít) và 100(cá thể/lít) ở NT2. Trong 2 ngày đầu tiên tỷ lệ sống giảm mạnh và đạt trung bình 80,92 4,95 %. Xu hướng cho thấy tỷ lệ sống ở NT1 giảm đều đến ngày nuôi thứ 10 sau đó ổn định còn ở NT2 thì giảm nhanh đến ngày nuôi thứ 8 và sau đó giảm chậm. Nhìn chung, sau 14 ngày theo dõi ta thấy trong cùng một ngày nuôi tỷ lệ sống của dòng Vĩnh Châu luôn cao hơn dòng GSL và khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P <0,05). Có thể thấy rằng A. franciscana dòng Vĩnh Châu dù có nguồn gốc là dòng San Francisco Bay (FSB, Mỹ) nhưng được du nhập vào Việt Nam từ lâu nên đã có những thích nghi với điều kiện môi trường ao nuôi ở Việt Nam trong khi với A. franciscana dòng GSL có nguồn gốc từ nước ngoài, mặt dù dòng GSL có những đặc điểm về sinh học như rộng nhiệt, rộng muối nhưng đây là dòng Artemia franciscana mới được thả ở một nơi hoàn toàn mới nên cần có thời gian nhất định để thích nghi. Kết quả tỷ lệ sống sau 14 ngày nuôi đạt 71,25 1,29 % và 64,25 1,71% theo thứ tự NT1 và NT2. Theo Nguyễn Văn Hòa (2002) tỷ lệ sống sau 14 ngày nuôi ở nhiệt độ 34 o C đối với A. franciscana dòng Vĩnh Châu chỉ đạt 33,43% và năm 2005 cũng tác giả trên khi nuôi Artemia bằng tảo thuần Chaetoceros sp. đến ngày nuôi 15 tỷ lệ sống chỉ đạt khoảng 40 % thì kết quả tỷ lệ sống của A. franciscana dòng GSL nuôi ở Ninh Hòa - Khánh Hòa khả quan hơn nhiều. Nhưng khi so sánh với nghiên cứu của Nguyễn Tấn Sỹ (2012) khi thử nghiệm nuôi sinh khối ở Cam Ranh-Khánh Hòa (thực nghiệm trên Artemia franciscana dòng Vĩnh Châu) thì cho thấy có sự tương đồng về tỷ lệ sống của dòng Vĩnh Châu nuôi ở Cam Ranh và Ninh Hòa; đều dao động khoảng 70%. Điều này có thể là 2 vùng nuôi Ninh Hòa và Cam Ranh đều là ở tỉnh Khánh Hòa nên có các đặc điểm ao nuôi và các điều kiện môi trường có nhiều sự tương đồng. Bảng 4: Tỷ lệ sống (%) của A. franciscana ở các nghiệm thức Ngày nuôi Dòng VC Dòng GSL 2 84,57 1,02 a 78,25 1,61 b 4 79,97 0,67 a 73,00 1,62 b 6 78,16 1,16 a 69,75 1,20 b 8 75,42 0,63 a 66,83 1,66 b 10 73,06 0,76 a 65,25 1,53 a 12 71,90 1,27 a 64,42 1,88 a 14 71,25 1,29 a 64,25 1,71 a Số liệu trình bày: Trung bình ± Sai số chuẩn (SE). Ký tự mũ trên cùng hàng khác nhau chỉ sự sai khác có ý nghĩa (P<0,05). Một số chỉ tiêu sinh sản của Artemia franciscana ở các nghiệm thức Bảng 5: Một số chỉ tiêu về sinh sản của Artemia franciscana Chỉ tiêu Dòng VC Dòng GSL (NT2) Ngày bắt đầu bắt cặp (ngày) 8,75 0,63 a 10,35 0,48 b Ngày xuất hiện Nauplius (ngày) 11,50 0,68 a 13,00 0,82 b Mật độ (Nauplius/lít) thế hệ 2 57,08 1,05 a 50,25 1,54 b Sức sinh sản (Số phôi/con cái) 57,39 0,52 a 46,74 0,47 b Số liệu trình bày: Trung bình ± Sai số chuẩn (SE). Ký tự mũ trên cùng hàng khác nhau chỉ sự sai khác có ý nghĩa (P<0,05). Ta thấy,có sự khác biệt về ngày bắt cặp ở 2 nghiệm thức, Artemia ở các ao nuôi thí nghiệm ở NT1 đã có hiện tượng bắt cặp ở ngày nuôi thứ 8 trong khi đó ở NT2 thì ở ngày nuôi thứ 10 và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P<0,05). 169

Mật độ nauplius ở đợt sinh sản đầu tiên đạt cao hơn ở NT1 (57,08 1,05 N/L) và ở NT2 đạt mật độ thấp hơn (50,25 1,54 N/L). Kết quả cho thấy sức sinh sản của con cái trung bình dao động 46-58 (phôi nauplius/con cái), NT1 có sức sinh sản trung bình đạt cao hơn (57,39 0,52 phôi nauplius/con cái) so với NT2 (46,74 0,47 phôi nauplius/con cái). Sự khác biệt ở 2 chỉ tiêu sinh sản trên của 2 nghiệm thức có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Điều này đúng với nhận định của Nguyễn Thị Hồng Vân và CTV, 2010 trong cùng độ mặn, dòng VC luôn có chỉ số sinh sản như lứa đẻ, tổng số phôi/con cái cao hơn so dòng GSL. 35 30 Tỷ lệ đẻ con (%) 25 20 15 10 NT1 NT2 5 0 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tuần nuôi Hình 1: Phần trăm Artemia franciscana cái đẻ con (nauplius) ở các nghiệm thức trong 12 tuần nuôi. Ta thấy tỷ lệ (%) con cái sinh con ở tuần nuôi thứ 2 giảm thấp (9,63 % ở NT1 và 15,09 % ở NT2).Từ tuần nuôi thứ 4 tỷ lệ (%) con cái sinh con (nauplius) có khuynh hướng tăng đến tuần nuôi thứ 12 tương ứng với xu hướng tăng nhiệt độ trong năm ở địa phương. Khi nuôi Artemia trong phòng thí nghiệm (điều kiện nhiệt độ ổn định) đã tìm thấy ở nhiệt độ 30 o C số lứa đẻ con cao gấp chín lần so với nuôi ở nhiệt độ 26 o C. Kết quả tương tự khi tăng nhiệt độ từ 25 o C lên 33 o C thì số trứng giảm và số Nauplius tăng. Từ kết quả theo dõi về hình thức sinh sản, cho ta thấy tỷ lệ sinh con ở NT2 cao hơn tỷ lệ này ở NT1 nhưng sự khác biệt giữa 2 nghiệm thức không lớn. Theo Nguyễn văn Hòa và CTV, 2007 nếu nuôi ở mật độ cao Artemia sẽ sinh trưởng chậm, sức sinh sản giảm vì thiếu thức ăn, nếu nuôi ở mật độ thấp có thể làm tăng tỉ lệ con cái đẻ con và sinh trưởng nhanh. Vì vậy có thể dòng GSL với tỷ lệ sống và sức sinh sản thấp dẫn đến mật độ cá thể thưa hơn so với dòng VC nên trong cùng điều kiện có xu hướng là sinh con lớn hơn, với đặt điểm này đã duy trì sự ổn định mật độ quần thể của dòng này so với dòng Vĩnh Châu. Nhìn chung ta thấy trong điều kiện ao nuôi thì có sự khác biệt về ngày bắt cặp hay ngày xuất hiện nauplius, mật độ nauplius thế hệ thứ 2 và nhất là sức sinh sản của Artemia franciscana. Trong cùng điều kiện các chỉ tiêu về sinh sản của dòng VC luôn cao hơn dòng GSL tuy nhiên về chỉ tiêu sinh con nauplius thì ở dòng GSL chiếm ưu thế so với dòng Vĩnh Châu. Năng suất sinh khối Artemia franciscana của 2 nghiệm thức Kết quả nghiên cứu cho thấy trung bình sinh khối tươi có khác biệt (p<0,05) ở 2 nghiệm thức. NT2 đạt 39,05 0,17 (kg/100m 2 ) cao hơn so với 37,33 0,05 (kg/100m 2 ) NT1 (năng suất đạt 37,33 tấn/ha/12 tuần và 39,05 tấn/ha/12 tuần theo thứ tự các nghiệm thức). Có thể giải thích rằng dù có sức sinh sản, tỷ lệ sống, mật độ trong quần thể, tốc độ tăng trưởng thấp hơn so với nghiệm thức được thả nuôi dòng Vĩnh Châu nhưng khác biệt này là không lớn bên cạnh đó dòng GSL thể hiện sự vượt trội ở các chỉ tiêu như chiều dài và khối lượng tối đa lớn, có hình thức sinh con chiếm ưu thế, tốc độ tăng trưởng trung bình về chiều dài và khối lượng cao hơn so với dòng VC trong điều kiện ao nuôi Ninh Hòa - Khánh Hòa. So với kết quả nghiên cứu của Trương Sĩ Kỳ và Nguyễn Tấn Sỹ (1999) khi nuôi sinh khối Artemia franciscana ở Đồng Bò Nha Trang, năng suất chỉ đạt 0,83 tấn/ha/12 tuần. Kết quả nghiên cứu Nguyễn Thị Ngọc 170

Anh và Nguyễn Văn Hòa (2004) [3] năng suất chỉ đạt 1,39 tấn/ha/12 tuần như vậy trong điều kiện ao nuôi ở Ninh Hòa Khánh Hòa khi thả nuôi Artemia franciscana dòng Vĩnh Châu và dòng GSL đều mang lại năng suất sinh khối cao hơn hẳn so với các kết quả nghiên cứu trước đó. Vì vậy có thể nói điều kiện ở Ninh Hòa Khánh Hòa là phù hợp để thả nuôi cả 2 dòng Artemia franciscana trên, nhất là dòng GSL. N ă n g su ấ t sin h k h ố i (tấ n /h a ) 4 3.95 3.9 3.85 3.8 3.75 3.7 3.65 3.6 3.55 3.5 NT1 NT2 Ao 1 Ao 2 Ao 3 Ao 4 Trung bình Nghiệm thức Hình 2: Năng suất sinh khối (tấn/ha/12 tuần nuôi) ở các ao nuôi Đánh giá hiệu quả kinh tế của Artemia franciscana dòng Vĩnh Châu và dòng GSL nuôi sinh khối trong ao đất tại Ninh Hòa - Khánh Hòa Bảng 6: So sánh hiệu quả kinh tế của Artemia franciscana dòng Vĩnh Châu và GSL nuôi trong ao đất tại Ninh Hòa-Khánh Hòa. TT Chỉ tiêu ĐVT Dòng VC Dòng GSL 1 Tổng chi phí Triệu đồng 102,15 94,65 2 Tổng doanh thu Triệu đồng 186,62 195,24 3 Lợi nhuận Triệu đồng 84,47 101,4 4 Tỷ số doanh thu/chi phí Lần 1,82 2,06 5 Tỷ số lợi nhuận/ chi phí Lần 0,82 1,07 6 Tỷ số lợi nhuận/doanh thu Lần 0,45 0,52 Kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế sơ bộcũng cho thấy có sự khác nhau giữa chi phí cho một vụ sản xuất (3 tháng) ở 2 dòng Artemia thả nuôi thí nghiệm; ở đây chi phí thả nuôi dòng GSL thấp hơn so với dòng Vĩnh Châu (93,15 triệu đồng so với 102,65 triệu đồng) nhưng sự khác nhau không lớn. Tổng thu nhập trên 1ha ở ao thả nuôi dòng Vĩnh Châu là 187 triệu đồng trong khi đó ở ao thả nuôi dòng GSL thì có tổng thu nhập là 196 triệu đồng. Lý giải cho sự khác biệt này là do năng suất sinh khối ở ao thả nuôi dòng GSL cao hơn so với dòng VC trong khi giá cung cấp ra thị trường của 2 dòng này thì như nhau. Như vậy lợi nhuận thu được cho 1 ha/vụ là khá cao dao động từ 85-103 triệu đồng. So với thông báo của Nguyễn Tấn Sỹ (2012) [0] khi hoạch toán kinh tế sơ bộ nuôi thu sinh khối Artemia trong ao đất tại Cam Ranh - Khánh Hòa cho thấy lợi nhuận đến 111,6 triệu đồng trong khi năng suất sinh khối chỉ đạt 3,62 tấn/ha/12 tuần nuôi thì ta thấy lợi nhuận nuôi thu sinh khối ở Ninh Hòa - Khánh Hòa đạt thấp hơn. Kết quả cũng cho thấy khi thả nuôi dòng GSL đạt lợi nhuận cao hơn so với dòng Vĩnh Châu (102,9 triệu đồng so với 84,47 triệu đồng). Rõ ràng ta thấy tổng chi phí đầu tư cho 1 ha nuôi dòng GSL thấp hơn và lại có thu nhập cao so với dòng Vĩnh Châu từ đó lợi nhuận cao hơn. Nhưng sự khác biệt ở lợi nhuận là không lớn chỉ khoảng 18 triệu đồng/ha/vụ. Nếu tính tỷ số thu nhập/chi phí đầu tư có thể đạt từ 1,82-2,06 lần, tỷ số lợi nhuận/chi phí đầu tư đạt từ 0,82-1,10 lần, tỷ số lợi nhuận/thu nhập đạt từ 0,45-0,52 lần tùy theo dòng thả nuôi. Các tỷ số này ở ao thả nuôi dòng GSL luôn cao hơn so với dòng Vĩnh Châu nhưng sự khác biệt không lớn. Từ kết quả trên ta có thể cả 2 dòng Artemia franciscana nghiên cứu bước đầu 171

có hiệu quả kinh tế tương đối cao; nhất là dòng GSL mặc dù đây là dòng ngoại nhập, lần đầu được thả nuôi trong ao đất tại Ninh Hòa Khánh Hòa nhưng đã mang lại lợi nhuận cao hơn hẳn dòng đã được thuần hóa. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận Trong điều kiện ao nuôi ở Ninh Hòa-Khánh Hòa, Artemia franciscana dòng Vĩnh châu có tốc độ sinh trưởng nhanh và đạt kích thước, khối lượng tối đa sớm hơn so với dòng GSL tuy nhiên kích thước và khối lượng tối đa dòng VC lại nhỏ hơn so với dòng GSL. Ở các chỉ tiêu tỉ lệ sống, hay các thông số về sinh sản dòng VC luôn cao hơn so với dòng GSL. Artemia franciscana dòng GSL có năng suất sinh khối và đánh giá hiệu quả kinh tế cao hơn hẳng so với dòng Vĩnh Châu. Kiến nghị Tiếp tục có những nghiên cứu tiếp theo về hiệu quả kinh tế và chất lượng sinh khối Artemia franciscana dòng GSL ở các thế hệ tiếp theo và ở các quy mô lớn hơn trước khi triển khai nuôi đại trà tại địa bàn Khánh Hòa. TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Thị Ngọc Anh,Vũ Đỗ Quỳnh, Nguyễn Văn Hoà, Peter Baert, 1997. Đánh giá tiềm năng thu sinh khối Artemia trên ruộng muối Vĩnh Châu. Tuyển tập báo cáo khoa học Hội nghị sinh học biển toàn quốc lần thứ nhất. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, tr. 410-417. Nguyễn Thị Ngọc Anh, Nguyễn Văn Hòa (2004), "Ảnh hưởng của các phương thức thu hoạch đến năng suất sinh khối Artemia ở ruộng muối.", Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, tr. 256-267. Lê Thị Ngọc Anh, Dương Thị Thuận (1978), "Kết quả bước đầu nuôi Artemia salina trong phòng thí nghiệm", Tuyển tập Nghiên cứu Biển Nha Trang, Tập 1, tr. 111-120. Nguyễn Văn Hoà,Vũ Đỗ Quỳnh, Nguyễn Kim Quang, 1994. Kỹ thuật nuôi Artemia ở ruộng muối. Chương trình EC-IP. Nguyễn Văn Hòa, Nguyễn Thị Hồng Vân, Nguyễn Thị Ngọc Anh, Phạm Thị Tuyết Ngân, Huỳnh Thanh Tới, Trần Hữu Lễ (2007), "Artemia-Nghiên cứu và ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản", Nhà xuất bản Nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, 128 tr. Trương Sĩ Kỳ, Nguyễn Tấn Sỹ (1999), "Nuôi sinh khối Artemia ở khu vực Đồng Bò Nha Trang.", Tuyển tập báo cáo khoa học Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Biển Toàn Quốc Lần Thứ IV, 2, tr. 948-951. Nguyễn Tấn Sỹ (2012) Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn, mật độ nuôi và thức ăn đến năng suất và chất lượng sinh khối Artemia franciscana Kelloge, 1906 nuôi trong ao đất tại Cam Ranh Luận án tiến sĩ nông nghiệp trường Đại học Nha Trang.187 tr. Nguyễn Tấn Sỹ (2009). "Ảnh hưởng của mật độ thả giống đến năng suất sinh khối Artemia franciscana nuôi trong ao đất tại Cam Ranh". Tạp chí Khoa học Công nghệ Thủy sản. Số đặc biệt 2009, tr 35-39. Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường tỉnh Khánh Hòa (1995), "Đặc điểm khí hậu và thủy văn tỉnh Khánh Hòa", tr. 1-191. Nguyễn Thị Hồng Vân, 2010, Ảnh hưởng của độ mặn lên sinh trưởng và sinh sản 2 dòng Artemia SFB_VC và GSL, kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: trường đại học Cần Thơ tr.126-136. Lavens, P. and Sorgeloos, P. (1991), "Production of Artemia in culture tanks. In Artemia biology", CRC Press: Boca Raton, pp. 317-350. Nguyen, T.N.A., Nguyen, V.H., Van Stappen, G. and Sorgeloos, P. (2009), " Effect of different supplemental feeds on proximate composition and Artemia biomass production in salt ponds", Aquaculture 286, pp. 217-225. 172