Nghiên Cứu & Trao Đổi Khơi thông nguồn lực vốn FDI ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị Nguyễn Đình Luận Nhận bài: 29/06/ Duyệt đăng: 31/07/201

Tài liệu tương tự
Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông t

Microsoft Word - Tom tat luan an chinh thuc.doc

Layout 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN PHÒNG THANH TRA PHÁP CHẾ - SỞ HỮU TRÍ TUỆ BẢNG SO SÁNH NỘI DUNG LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC NĂM 2012 VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SU

QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Luật số: 29/2013/QH13 Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 201

AN NINH TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TS. Vũ Đình Anh Chuyên gia Kinh tế Đảm bảo an ninh tài chính đang ngày càng trở thành vấn đề sống còn đối

CÔNG BÁO/Số /Ngày QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (Ban hành kèm theo Quyết định số 03/2013/QĐ-KTNN ng

2

Tác giả: Giáo sư Andreas Thalassinos (Trưởng phòng Đào tạo của FXTM)

CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN 2012 Thời gian: Thứ bảy (từ 08h30) ngày 27 tháng 04 năm 2013 Địa điểm: 252 Lạc Long Quân, Phường 10, Quậ

Microsoft Word - 2- Giai phap han che su phu thuoc kinh te vao Trung Quoc.doc

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 1565/QĐ-BNN-TCLN Hà Nội, ngày 08 tháng 07 nă

BÁO CÁO ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP

Luận văn tốt nghiệp

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 23 tháng 5 năm 2018

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT PHẠM THỊ THÚY NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH V

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ NGỌC NGA HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC NÔNG N

TỔNG QUAN KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2012 VÀ TRIỂN VỌNG 2013 GS. Nguyễn Quang Thái 13 Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam I- Thành tựu quan trọng về kiềm chế lạm

CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG THÀNH THÀNH CÔNG TÂY NINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc CHƯƠNG TRÌNH Tây Ninh, ngày 02 tháng 09

Microsoft Word - BAI LAM HOAN CHINH.doc

Trung tâm WTO và Hội nhập Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH RỦI RO ĐỐI VỚI NGÀNH BÁN LẺ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP

Microsoft Word - LV _ _.doc

I - CÁC KHÁI NIỆM VỀ CHỢ VÀ PHÂN LOẠI CHỢ :

QUAN TRỌNG LÀ BỀN VỮNG BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THIÊN LONG Lô , đường số 3, KCN Tân Tạo, Q.Bình Tân, Tp.HCM TẬP ĐOÀN VĂN PHÒNG PHẨM SỐ 1 VIỆT NAM BÁO CÁO THƯỜNG NIÊ

BAÛN tin 285 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ ( ) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng Sinh hoạt chi bộ: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Học tập và làm

Bài thu hoạch chính trị hè Download.com.vn

Layout 1

TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN NÔNG NGHIỆP TÂY BẮC: NHẬN DIỆN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Tha

2 2. Quỹ hoạt động theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. 3. Quỹ có tư cách pháp nhân, có vốn đ

MỞ ĐẦU Trong hơn 30 năm đổi mới, Đảng ta luôn kiên định và nhất quán đường lối phát triển nê n kinh tê thị trường định hướng xa hô i chu nghi a với nh

BAN TỔ CHỨC BÁN ĐẤU GIÁ CỔ PHẦN THUỘC QUYỀN SỞ HỮU CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC TẠI CTCP THƯƠNG NGHIỆP TỔNG HỢP CẦN THƠ KHUYẾN C

Báo cáo Thị trường Thép Ngày: 05/03/2019 Tiêu điểm: + Nhìn lại năm năm của chủ nghĩa bảo hộ lên ngôi + Ngành thép chịu áp lực lớn trước khả năn

ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2018, TÌNH HÌNH NHỮNG THÁNG ĐẦU NĂM 2019 VÀ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM THỜI GIAN TỚI (Báo

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 18 tháng 6 năm 2018

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG THÁNG 05/2017 BIẾN CHUYỂN THỜI CUỘC Khối Thị Trường Tài Chính

Việt Nam Dân số: 86,9 triệu Tỷ lệ tăng trưởng dân số: 1,0% GDP (PPP, tỷ USD): 278,6 GDP bình quân đầu người (PPP, USD): Diện tích: km2 T

Thư Ngỏ Gửi Đồng Bào Hải Ngoại Của Nhà Báo Nguyễn Vũ Bình

BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC VÀ TRIỂN VỌNG VĨ MÔ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ TRONG NƯỚC TỐT VÀ SẼ LÀ NỀN TẢNG HỖ TRỢ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TRONG NĂM Các yếu tố tíc

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT PHẠM THỊ THÚY NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH V

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XV

Layout 1

Một khuôn khổ cho việc hoạch định chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc Những ai suy nghĩ nghiêm túc về quan hệ Mỹ - Trung đều

Microsoft Word - Bai giang ve quan ly DADTXD doc

Những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Bởi: Nguyễn Hoàng Minh Khá

Microsoft Word - KHÔNG GIAN TINH THẦN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế học khu vực công Cải cách thuế GTGT ở Việt Nam Niên khoá Nghiên cứu tình huống Chương trình

Bản dịch không chính thức Việt Nam Hoạt động xuất khẩu mạnh mẽ và nhu cầu nội địa cao là yếu tố làm cho tăng trưởng GDP năm 2018 đạt mức cao nhất tron

Thứ Số 14 (7.362) Hai, ngày 14/1/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TỔNG

DỰ THẢO NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM Số: /BC-BIDV CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày tháng 04

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BỘ TÀI CHÍNH QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP TRỰC THUỘC BỘ GIÁO DỤC

Số 216 (6.834) Thứ Sáu, ngày 4/8/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 LIÊN QUAN ĐẾN VỤ VIỆC CỦA

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG TXD CẨM NANG XÂY NHÀ Dành cho người xây nhà 1 P a g e

Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG MẠC THỊ HÀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH SẢN PHẨM PHÂN BÓN TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

Vì sao Hà Nội bị chỉ trích là kẻ lợi dụng tồi tệ nhất? Nguyễn Quang Duy Đã trên hai tuần từ khi Tổng thống Donald Trump nêu đích danh Hà Nội là kẻ lợi

Microsoft Word - Ēiễm báo

Phần 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỒN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

Microsoft Word - NOI DUNG BAO CAO CHINH TRI.doc

Báo cáo Thị trường Thép Ngày: 17/05/2019 Tiêu điểm: + Nhu cầu thép toàn cầu đứng trước khả năng suy yếu trong năm Doanh nghiệp thép trong nước

Brochure Privater - Tieng viet view Sercure

Luan an dong quyen.doc

Microsoft Word - BCB OC_CW_FPT x1

Đối với giáo dục đại học, hiện có 65 cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập với tổng số 244 nghìn sinh viên, chiếm 13,8% tổng số sinh viên cả nước; đã

Phật Học Phổ Thông HT. Thích Thiện Hoa Khóa Thứ Hai Thiên Thừa Phật Giáo o0o Bài Thứ 9 Lục Hòa A Mở Ðề 1. Tai hại của sự bất hòa: Trong sự sống chung

Thứ Hai Số 65 (6.683) ra ngày 6/3/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Gặp mặt các nữ đại biểu Quốc hội, nữ đại sứ t

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

LUẬN VĂN: Áp dụng quản lý rủi ro vào qui trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG PHẠM THỊ THU HƯƠNG DẠY HỌC MỸ THUẬT THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở TRƯỜ

Quy tắc Ứng xử của chúng tôi Sống theo giá trị của chúng tôi

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT PHAN VĂN CÔI PHÁP LUẬT VỀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC, QUA THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI HUYỆN HÒA VANG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴ

VIỆT NAM XUẤT KHẨU DĂM GỖ THỰC TRẠNG VÀ THAY ĐỔI VỀ CHÍNH SÁCH Hà Nội tháng 6 năm 2019

Microsoft Word - SCID_BaoCaoThuongNien2013_ _Vn_V4.docx

Số 298 (6.916) Thứ Tư, ngày 25/10/ Phấn đấu đưa kim ngạch thương mại Việt Nam -

Bao cao VBiS 6 thang dau nam 2014

CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NĂM 2014 VÀ MỘT SỐ GỢI Ý CHO NĂM 2015 TS. Hà Huy Tuấn Phó Chủ tịch UBGSTC Quốc gia I. Diễn biến kinh tế toàn cầu và tình hình kinh

1

Thứ Số 320 (7.303) Sáu, ngày 16/11/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Thủ

NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM Vietnam Bank for Industry and Trade BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN ANNUAL REPORT

Báo cáo việt nam

Trung tâm Tin học và Thống kê Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn THÔNG TIN

Microsoft Word - Các QĒ 214 vÀ cùng sự chớ Ăạo của TT - ngÀy 9-7 (1) (2)

LUẬT XÂY DỰNG

CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG AN GIANG 2018 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG AN GIANG 1

BÁO CÁO Về thực trạng và giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam PHẦN I Tổng quan về công nghiệp hỗ trợ Việt Nam I. Vai trò của công

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72B, số 3, năm 2012 SỰ CẦN THIẾT VÀ NHỮNG HƯỚNG KHAI THÁC KHI VẬN DỤNG HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ CỦA C.MÁC TRONG

Báo cáo giá heo hơi quý II_2018_Vietnambiz copy

ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO: RA SỨC PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI NĂM NĂM BẢN LỀ CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM Ngô

Số 179 (6.797) Thứ Tư, ngày 28/6/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TƯ PHÁP VIỆT NAM LÀO: Đản

Thứ Số 67 (7.050) Năm, ngày 8/3/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TRUNG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 01 /QĐ-UBND An Giang, ngày 02 tháng 01 năm 2019 QUYẾT

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 16 tháng 01 năm 2019

Vinashin: Vỡ nợ hay phá sản về chiến lược? Nam Nguyên, RFA Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam Vinashin làm thất thoát tỷ đồng gâ

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Trang Nhung #231 10/12/2014 LÝ QUANG DIỆU VIẾT VỀ CHIẾN LƯỢC THAO QUANG DƯỠNG HỐI CỦA TRUNG QUỐC Nguồn: Lee Kuan Yew (2013

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Đầu tư công là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng và quyết định đối với tăng trưởng kinh tế

Uû Ban Nh©n D©n tp Hµ néi Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam

Bản ghi:

Khơi thông nguồn lực vốn FDI ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị Nguyễn Đình Luận Nhận bài: 29/06/2015 - Duyệt đăng: 31/07/2015 Việt Nam đã chịu nhiều ảnh hưởng từ bất ổn kinh tế thế giới, đặc biệt là giai đoạn khủng hoảng tài chính và nợ công (2012-2013) nhưng thành quả của việc thu hút nguồn ngoại lực, nhất là nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong thời gian qua là rất đáng ghi nhận. Hoạt động này đã tạo thuận lợi cho VN tham gia vào các diễn đàn thế giới và từng bước tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu. Bài viết này tác giả tập trung phân tích thực trạng việc thu hút sử dụng nguồn lực FDI, từ đó đưa ra một số khuyến nghị nhằm khơi thông và sử dụng hiệu quả nguồn lực này. Từ khóa: Khơi thông nguồn lực, FDI, VN. 1. Tổng quan về nguồn lực 1.1. Khái niệm Nguồn lực là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn và thị trường... ở cả trong nước và nước ngoài có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định. Nguồn lực không phải là bất biến. Nó thay đổi theo không gian và thời gian. Con người có thể làm thay đổi nguồn lực theo hướng có lợi cho mình. 1.2. Phân loại nguồn lực Chúng ta có thể phân chia nguồn lực thành hai loại: 1.2.1. Nguồn lực trong nước. Nguồn lực trong nước (còn gọi là nội lực) bao gồm các nguồn lực tự nhiên, nhân văn, hệ thống tài sản quốc gia, đường lối chính sách đang được khai thác. Nguồn lực trong nước đóng vai trò quan trọng, có tính chất quyết định trong việc phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. 1.2.2. Nguồn lực nước ngoài. Nguồn lực nước ngoài (còn gọi là ngoại lực) bao gồm khoa học - kỹ thuật và công nghệ, nguồn vốn, kinh nghiệm về tổ chức, quản lý sản xuất và kinh doanh... từ nước ngoài. Nguồn lực nước ngoài có vai trò quan trọng, thậm chí đặc biệt quan trọng đối với nhiều quốc gia đang phát triển ở những giai đoạn lịch sử cụ thể. Mặc dù có vai trò khác nhau, nhưng giữa nguồn lực trong nước và nguồn lực nước ngoài có mối quan hệ mật thiết với nhau. Đây là mối quan hệ hỗ trợ, hợp tác, bổ sung cho nhau trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi và tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau. Xu thế chung là các quốc gia cố gắng kết hợp nguồn lực trong nước (nội lực) với nguồn lực nước ngoài (ngoại lực) thành sức mạnh tổng hợp để phát triển kinh tế nhanh và bền vững. 1.3. Vai trò của nguồn lực đối với phát triển kinh tế Nguồn lực có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia. - Vị trí địa lí tạo thuận lợi hay gây khó khăn trong việc trao đổi, tiếp cận hay cùng phát triển giữa các vùng trong một nước, giữa các quốc gia với nhau. Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế thế giới, vị trí địa lí là một nguồn lực góp phần định hướng có lợi nhất trong phân công lao động quốc tế. - Nguồn lực tự nhiên là cơ sở tự nhiên của quá trình sản xuất. Đó là những nguồn vật chất vừa phục vụ trực tiếp cho cuộc sống, vừa phục vụ cho phát triển kinh tế. Sự giàu có và đa dạng về tài nguyên thiên 24

nhiên tạo lợi thế quan trọng cho sự phát triển. - Nguồn lực kinh tế - xã hội, nhất là dân cư và nguồn lao động, nguồn vốn, khoa học - kỹ thuật và công nghệ, chính sách toàn cầu hoá, khu vực hoá và hợp tác, có vai trò quan trọng để lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn. Hiểu biết và đánh giá đúng cũng như biết huy động tối đa các nguồn lực sẽ thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế ở mỗi quốc gia. Các nước đang phát triển muốn nhanh chóng thoát khỏi sự nghèo nàn, tụt hậu cần phải phát hiện và sử dụng hợp lí, có hiệu quả các nguồn lực sẵn có trong nước, đồng thời tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài, nhất là các nước phát triển. Bài viết này tập trung phân tích thực trạng thu hút và khơi thông nguồn vốn FDI, từ đó có một số khuyến nghị nhằm khai thác có hiệu quả nguồn vốn này. 2. Thực trạng nguồn lực FDI ở VN 2.1. Định nghĩa FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment, viết tắt là FDI) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này. Ngày 12/11/1996, Quốc hội đã thông qua luật mới về đầu tư nước ngoài tại VN. Theo điều 2 của luật này, FDI là Việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào VN vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật VN. Theo định nghĩa của tổ chức thương mại thế giới: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay đựoc gọi là công ty mẹ và các tài sản được gọi là công ty con hay chi nhánh công ty. 2.2. Các hình thức FDI 2.2.1. Phân theo bản chất đầu tư. - Đầu tư phương tiện hoạt động: Là hình thức FDI trong đó công ty mẹ đầu tư mua sắm và thiết lập các phương tiện kinh doanh mới ở nước nhận đầu tư. Hình thức này làm tăng khối lượng đầu tư vào. - Mua lại và sáp nhập: Mua lại và sáp nhập là hình thức FDI trong đó hai hay nhiều doanh nghiệp có vốn FDI đang hoạt động sáp nhập vào nhau hoặc một doanh nghiệp này (có thể đang hoạt động ở nước nhận đầu tư hay ở nước ngoài) mua lại một doanh nghiệp có vốn FDI ở nước nhận đầu tư. Hình thức này không nhất thiết dẫn tới tăng khối lượng đầu tư vào. 2.2.2. Phân theo tính chất dòng vốn. - Vốn chứng khoán: Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua cổ phần hoặc trái phiếu doanh nghiệp do một công ty trong nước phát hành ở một mức đủ lớn để có quyền tham gia vào các quyết định quản lý của công ty. - Vốn tái đầu tư: Doanh nghiệp có vốn FDI có thể dùng lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh trong quá khứ để đầu tư thêm. - Vốn vay nội bộ hay giao dịch nợ nội bộ: Giữa các chi nhánh hay công ty con trong cùng một công ty đa quốc gia có thể cho nhau vay để đầu tư hay mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp của nhau. 2.2.3. Phân theo động cơ của nhà đầu tư. - Vốn tìm kiếm tài nguyên: Đây là các dòng vốn nhằm khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên rẻ và dồi dào ở nước tiếp nhận, khai thác nguồn lao động có thể kém về kỹ năng nhưng giá thấp hoặc khai thác nguồn lao động kỹ năng dồi dào. Nguồn vốn loại này còn nhằm mục đích khai thác các tài sản sẵn có thương hiệu ở nước tiếp nhận (như các điểm du lịch nổi tiếng). Nó cũng còn nhằm khai thác các tài sản trí tuệ của nước tiếp nhận. Ngoài ra, hình thức vốn này còn nhằm tranh giành các nguồn tài nguyên chiến lược để khỏi lọt vào tay đối thủ cạnh tranh. - Vốn tìm kiếm hiệu quả: Đây là nguồn vốn nhằm tận dụng giá thành đầu vào kinh doanh thấp ở nước tiếp nhận như giá nguyên liệu rẻ, giá nhân công rẻ, giá các yếu tố sản xuất như điện nước, chi phí thông tin liên lạc, giao thông vận tải, mặt bằng sản xuất kinh doanh rẻ, thuế suất ưu đãi,điều kiện pháp lí, v.v.. - Vốn tìm kiếm thị trường: Đây là hình thức đầu tư nhằm mở rộng thị trường hoặc giữ thị trường khỏi bị đối thủ cạnh tranh giành mất. Ngoài ra, hình thức đầu tư này còn nhằm tận dụng các hiệp định hợp tác kinh tế giữa nước tiếp nhận với các Số 24 (34) - Tháng 09-10/2015 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP 25

26 nước và khu vực khác, lấy nước tiếp nhận làm bàn đạp để thâm nhập vào các thị trường khu vực và toàn cầu. 2.3. Lợi ích của nguồn lực FDI Một là, bổ sung cho nguồn vốn trong nước. Trong các lý luận về tăng trưởng kinh tế, nhân tố vốn luôn được đề cập. Khi một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh hơn, nó cần nhiều vốn hơn nữa. Nếu vốn trong nước không đủ, nền kinh tế này sẽ muốn có cả vốn từ nước ngoài, trong đó có vốn FDI. Hai là, tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý. Trong một số trường hợp, vốn cho tăng trưởng dù thiếu vẫn có thể huy động được phần nào bằng chính sách thắt lưng buộc bụng. Tuy nhiên, công nghệ và bí quyết quản lý thì không thể có được bằng chính sách đó. Thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia sẽ giúp một nước có cơ hội tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý kinh doanh mà các công ty này đã tích lũy và phát triển qua nhiều năm và bằng những khoản chi phí lớn. Tuy nhiên, việc phổ biến các công nghệ và bí quyết quản lý đó ra cả nước thu hút đầu tư còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực tiếp thu của đất nước. Ba là, tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu. Khi thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia, không chỉ doanh nghiệp có vốn đầu tư của công ty đa quốc gia, mà ngay cả các doanh nghiệp khác trong nước có quan hệ làm ăn với xí nghiệp đó cũng sẽ tham gia quá trình phân công lao động khu vực. Chính vì vậy, nước thu hút đầu tư sẽ có cơ hội tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu thuận lợi cho đẩy mạnh xuất khẩu. Bốn là, tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công. Vì một trong những mục đích của FDI là khai thác các điều kiện để đạt được chi phí sản xuất thấp, nên doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ thuê mướn nhiều lao động địa phương. Thu nhập của một bộ phận dân cư địa phương được cải thiện sẽ đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương. Trong quá trình thuê mướn đó, đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp, mà trong nhiều trường hợp là mới mẻ và tiến bộ ở các nước đang phát triển thu hút FDI, sẽ được doanh nghiệp cung cấp. Điều này tạo ra một đội ngũ lao động có kỹ năng cho nước thu hút FDI. Không chỉ có lao động thông thường, mà cả các nhà chuyên môn địa phương cũng có cơ hội làm việc và được bồi dưỡng nghiệp vụ ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Năm là, tăng nguồn thu ngân sách. Đối với nhiều nước đang phát triển, hoặc đối với nhiều địa phương, thuế do các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp là nguồn thu ngân sách quan trọng. Chẳng hạn, ở Hải Dương riêng thu thuế từ công ty lắp ráp ô tô Ford chiếm khoảng 50% số thu nội địa trên địa bàn tỉnh. 2.4. Thực trạng nguồn lực FDI ở VN từ 2010-2014 Năm 2010, luồng vốn FDI đến VN đã đạt 18,595 ty USD giảm 17,8%, tương đương hơn 4 ty USD so với năm 2009. Dù xu hướng chung là suy giảm, song, bóc tách cơ cấu luồng vốn này vẫn có những điểm tích cực đáng ghi nhận. Theo Cục Đầu tư nước ngoài, phần sụt giảm này có nguồn gốc từ việc vốn đăng ký bổ sung ở các dự án cũ bị giảm quá mạnh. Ước trong năm nay, chỉ có 1,366 ty USD là vốn xin tăng thêm và so với năm 2009, bị giảm tới 74,5%. Điều này cũng đồng nghĩa, các dự án, công trình FDI năm 2010 không mở rộng nhiều về quy mô sản xuất. Ngược lại, vốn cho các dự án mới vẫn tăng 2,5% so với năm 2009, đạt 17,23 ty USD, chứng tỏ sức hấp dẫn của môi trường đầu tư VN đối với các doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên, điểm đáng chú ý nhất là lĩnh vực kinh doanh bất động sản đã vượt lên, thu hút vốn FDI số 1 trên tổng số 18 nhóm ngành theo phân loại của Cục Đầu tư nước ngoài. Theo báo cáo của Cục này cho thấy bất động sản đã hút 6,8 ty USD và trong đó, chỉ có 27 dự án mới. So tương quan trong các lĩnh vực, có thể thấy quy mô vốn cho dự án bất động sản thường ở mức lớn. Ở các năm trước, ngành kinh doanh siêu lợi nhuận này thường chỉ đứng ở vị trí thứ 2, thứ 3 trong bảng xếp hạng các lĩnh vực. Nhóm thu hút vốn FDI thứ hai là nhóm công nghiệp chế tạo, với 5,08 ty USD với số dự án mới lên tới 385 dự án. Đứng thứ 3 là nhóm sản xuất phân phối điện, khí, hóa, nước, điều hòa với 2,95 ty USD. Và với kết quả đạt 1,7 ty USD, nhóm xây dựng đứng thứ 4 và cũng là nhóm cuối cùng có lượng vốn FDI quy mô cỡ ty đô. Trong năm 2010, 5 nước

dẫn đầu vốn FDI vào VN là Singapore, Hàn Quốc, Hà Lan, Nhật, Mỹ. Năm 2011, theo Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, tính đến 15/12/2011, vốn đăng ký mới và tăng thêm trong năm 2011 đạt 14,7 ty USD, bằng 74% so năm 2010. Trong đó, riêng vốn đăng ký mới đạt 11,6 USD, bằng 65% năm 2010. Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số vốn này đã có những chuyển biến theo hướng tích cực. Đáng chú ý là đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản chỉ chiếm 5,8% tổng vốn đăng ký, giảm mạnh so năm 2010 với tỉ lệ 34,3% tổng vốn đăng ký, và vốn đăng ký năm 2011 tập trung 76,4% vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, con số này năm 2010 là 54,1%. Với số vốn đăng ký tăng thêm đạt 3,1 ty USD, tăng 1,65 lần mức vốn đăng ký tăng thêm của năm 2010 (1,89 ty USD). Báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài cũng cho biết vốn thực hiện của khu vực FDI năm 2011 ước đạt 11 ty USD, bằng mức thực hiện của năm 2010 và đóng góp 25,9% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Mức thực hiện này không hoàn thành kế hoạch đề ra (kế hoạch là 11,5 ty USD). Theo số liệu thống kê, xuất khẩu của khu vực FDI (bao gồm dầu thô) ước đạt 54,5 ty USD, chiếm 59% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tăng 39,3% so năm 2010, cao hơn mức tăng trưởng xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước. Giá trị kim ngạch xuất khẩu khu vực FDI (không kể dầu thô) ước đạt 47,2 ty USD, góp phần làm giảm gánh nặng cho cán cân thương mại. Trong khi đó, nhập khẩu khu vực này đạt 47,8 ty USD, tăng 29,3% so với năm 2010. Thu nội địa từ khu vực FDI năm 2011 khoảng 3,5 ty USD, tăng 15% so năm 2010 là 3,04 ty USD. Năm 2012, Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư năm 2012, tính cả vốn cấp mới và tăng thêm, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào VN đạt 16,3 ty USD, tăng 4,7% so với năm 2011. Như vậy, năm 2012, VN đã đạt mục tiêu về thu hút FDI (15-16 ty USD) và đã tăng so với năm trước. Đây là một kết quả rất tích cực. Số liệu thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài cho thấy tính từ ngày 1/1/2012 đến 31/12/2012, cả nước đã có 1.287 dự án FDI mới được cấp chứng nhận đầu tư, với tổng vốn đăng ký 8,6 ty USD, bằng 71,2% so với năm 2011. Trong khi đó, có 550 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư, với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 7,7 ty USD, tăng gấp 2,3 lần so với năm 2011. Công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài nhất, với 549 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 11,7 ty USD, chiếm 71,6% tổng vốn đầu tư đăng ký trong năm 2012. Trong khi đó, lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ 2, với 13 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm là 1,9 ty USD, chiếm 12,1%. Đứng thứ 3 là lĩnh vực bán buôn bán lẻ, sửa chữa, với 220 dự án đăng ký mới, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm đạt 772,8 triệu USD, chiếm 4,7%. Nhật vẫn là nhà đầu tư dẫn đầu, với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 5,59 ty USD, chiếm 34,2% tổng vốn đầu tư vào VN. Đài Loan đứng vị trí thứ 2, 2,6 ty USD, chiếm 16,3% tổng vốn đầu tư; Singapore đứng thứ 3, với 1,9 ty USD, chiếm 11,9% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là Hàn Quốc, Samoa, British Virgin Islands, Hồng Kông. Như vậy, lũy kế đến ngày 31/12/2012, VN có 14.522 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 210,5 ty USD. Năm 2013, theo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cấp mới và tăng thêm năm 2013 là 22,35 ty USD, tăng 35,9% so với cùng kỳ năm 2012. Cả nước có 1.530 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư, với tổng vốn đăng ký là 14,48 ty USD, tăng 66,8% so với cùng kỳ năm 2012. Bên cạnh đó, còn có 590 lượt dự án tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 7,86 ty USD, tăng 1,4% so với cùng kỳ năm 2012. Theo số liệu cập nhật đến hết năm 2013, thì Nhật vẫn dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 5,875 ty USD, chiếm 26,3% tổng vốn đầu tư đăng ký tại VN. Tiếp theo là Singapore, với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 4,76 ty USD, chiếm 21,3% tổng vốn đầu tư. Hàn Quốc đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 4,46 ty USD, chiếm 20% tổng vốn đầu tư đăng ký. Năm 2013, vốn FDI giải ngân đạt 11,5 ty USD, tăng 9,9% với cùng kỳ năm 2012. Năm 2014, theo ông Nguyễn Số 24 (34) - Tháng 09-10/2015 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP 27

28 Văn Toàn - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) - khẳng định, dựa vào kết quả những tháng đầu năm thì chưa đủ cơ sở để khẳng định thu hút FDI năm 2014 sẽ kém hơn năm 2013. So với cùng kỳ, kết quả thu hút FDI những tháng đầu năm 2014 có kém hơn, tuy nhiên, thời gian đầu năm các doanh nghiệp đang phải giải quyết những vấn đề tồn đọng của năm 2013, các doanh nghiệp FDI chỉ thực sự khởi động dự án đầu tư từ quý II hàng năm. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cũng cho biết: Những tháng đầu năm 2013, VN thu hút được 2 dự án FDI lớn, bao gồm: Dự án Samsung Thái Nguyên với tổng vốn đầu tư 2 ty USD và Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn tăng vốn lên 2,8 ty USD, do đó đã làm cho thu hút FDI những tháng đầu năm 2013 tăng mạnh. Trong khi đó, 5 tháng đầu năm 2014, những dự án FDI có vốn đăng ký lớn nhất vào VN chỉ dừng lại ở con số vài trăm triệu USD. Cụ thể, 3 dự án FDI lớn nhất là dự án Công ty CP xi măng Thăng Long do nhà đầu tư Indonesia đầu tư tại tỉnh Quảng Ninh với tổng số vốn đầu tư đăng ký đạt 352,65 triệu USD; dự án Công ty TNHH Bệnh viện quốc tế Đại An VN- Canada đầu tư tại tỉnh Hải Dương có tổng vốn đầu tư 225 triệu USD; dự án Công ty TNHH khu công nghiệp Texhong Hải Hà VN của nhà đầu tư Hồng Kông đầu tư tại tỉnh Quảng Ninh với tổng vốn đầu tư 215 triệu USD Song, điều đó không có nghĩa FDI vào VN trong năm 2014 sẽ thấp hơn kết quả của năm 2013. Theo Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, hiện đã có một số dự án FDI lớn đang được đàm phán để ký kết trong năm 2014 và chắc chắn thu hút FDI năm 2014 sẽ không giảm so với năm 2013. Theo ông Nguyễn Văn Toàn, hiện Tập đoàn Năng lượng Exxon Mobil (Mỹ) đang có kế hoạch đầu tư một dự án cụm khí điện lên đến 20 ty USD tại tỉnh Quảng Ngãi. Ngoài ra, Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc) cũng đang tìm hiểu và triển khai đầu tư vào dự án nhiệt điện Vũng Áng 3, dự án lọc hóa dầu Long Sơn, dự án sân bay Long Thành với giá trị hàng ty USD và hiện đang được phía Samsung xúc tiến. Thông tin này một lần nữa khẳng định dòng vốn FDI chảy vào VN trong năm 2014 sẽ không giảm. 2.5. Ưu và nhược điểm của FDI 2.5.1. Ưu điểm So với những hình thức đầu tư nước ngoài khác vào VN, trong thời gian qua FDI có những ưu điểm sau: Thứ nhất, FDI không để lại gánh nặng nợ cho Chính phủ VN như ODA hoặc các hình thức đầu tư nước ngoài khác như vay thương mại, phát hành trái phiếu ra nước ngoài Các nhà đầu tư nước ngoài tự bỏ vốn ra kinh doanh, trực tiếp điều hành sản xuất kinh doanh, hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả đầu tư, VN tiếp nhận FDI ít phải chịu những điều kiện ràng buộc kèm theo của người cung ứng vốn như của ODA. Thực hiện liên doanh với nước ngoài, việc bỏ vốn đầu tư của các doanh nghiệp VN có thể giảm được rủi ro về tài chính, trong tình huống xấu nhất khi gặp rủi ro thì các đối tác nước ngoài sẽ là người cùng chia sẻ rủi ro với các công ty của VN. Do vậy, trong thời gian qua FDI là hình thức thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài tương đối ít rủi ro cho VN khi tiếp nhận đầu tư. Thứ hai, FDI không đơn thuần chỉ là vốn, mà kèm theo đó là công nghệ, kỹ thuật, phương thức quản lý tiên tiến, cho phép tạo ra những sản phẩm mới, mở ra thị trường mới cho VN. Đây là điểm hấp dẫn quan trọng của FDI, bởi vì VN là nước đang phát triển có trình độ khoa học và công nghệ thấp, trong khi phần lớn những kỹ thuật mới xuất phát chủ yếu từ các nước công nghiệp phát triển, do đó để rút ngắn khoảng cách và đuổi kịp các nước công nghiệp phát

triển, thì chúng ta phải nhanh chóng tiếp cận với các kỹ thuật mới. Thực tế đã cho thấy FDI là 1 kênh quan trọng đối với việc chuyển giao công nghệ cho VN. FDI có tác động mạnh đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy quá trình này trên nhiều phương diện: chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng lãnh thổ, cơ cấu các thành phần kinh tế, cơ cấu vốn đầu tư, cơ cấu công nghệ, cơ cấu lao động. Thứ ba, thông qua tiếp nhận FDI, VN có điều kiện thuận lợi để gắn kết nền kinh tế trong nước với hệ thống sản xuất, phân phối, trao đổi quốc tế, thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nhanh chóng. Thông qua tiếp nhận đầu tư, VN có điều kiện thuận lợi để tiếp cận và thâm nhập thị trường quốc tế, mở rộng thị trường xuất khẩu, thích nghi nhanh hơn với các thay đổi trên thị trường thế giới FDI có vai trò làm cầu nối và thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, một nhân tố đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới. Mặt khác, FDI có lợi thế là có thể được duy trì sử dụng lâu dài, từ khi một nền kinh tế còn ở mức phát triển thấp cho đến khi đạt được trình độ phát triển rất cao. Với những ưu điểm quan trọng như trên VN ngày càng coi trọng FDI phải ưu tiên, khuyến khích tiếp nhận FDI hơn các hình thức đầu tư nước ngoài khác. 2.5.2. Nhược điểm Bên cạnh những ưu điểm, FDI có những nhược điểm VN đã rút ra được: Một là, việc sử dụng nhiều vốn đầu tư FDI có thể dẫn đến việc thiếu chú trọng huy động tối đa vốn trong nước, gây ra sự mất cân đối trong cơ cấu đầu tư, có thể gây nên sự phụ thuộc của nền kinh tế vào vốn đầu tư nước ngoài. Do đó, nếu ty trọng FDI chiếm quá lớn trong tổng vốn đầu tư phát triển thì tính độc lập tự chủ có thể bị ảnh hưởng, nền kinh tế phát triển có tính lệ thuộc bên ngoài, phát triển thiếu bền vững. Thứ hai, thực tế đã cho thấy khi thực hiện các dự án liên doanh, các đối tác nước ngoài đã tranh thủ góp vốn bằng các thiết bị và vật tư đã lạc hậu, đã qua sử dụng, hoặc nhiều khi đã đến thời hạn thanh lý, gây ra thiệt hại to lớn cho nền kinh tế của VN. Nhiều doanh nghiệp báo lỗ, lỗ trầm trọng, lỗ liên tục nhưng quy mô sản xuất lại ngày càng mở rộng. Điều này là phản quy luật, làm ăn không chính đáng, giảm nguồn thu cho ngân sách. Thứ ba, thông qua sức mạnh hơn hẳn về tiềm lực tài chính, sự có mặt của các doanh nghiệp có vốn nước ngoài gây ra một số ảnh hưởng bất lợi về kinh tế- xã hội như làm tăng chênh lệch về thu nhập, làm gia tăng sự phân hóa trong các tầng lớp nhân dân, tăng mức độ chênh lệch phát triển giữa các vùng, miền. Với những nhược điểm của FDI, nếu có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đầy đủ và có các biện pháp phù hợp, thì chúng ta có thể hạn chế, giảm thiểu những tác động tiêu cực này và sử lý hài hòa mối quan hệ của nhà đầu tư nước ngoài với lợi ích quốc gia để tạo nên lợi ích tổng thể tích cực. 3. Một số khuyến nghị Nhằm khơi thông nguồn lực FDI, tác giả xin đưa ra một số khyến nghị sau: Thứ nhất, gia tăng về lượng, chuyển biến về chất Chúng ta nhận thấy, đã qua rồi cái thời kỳ trải thảm đỏ bằng mọi giá để hút đầu tư. Giai đoạn tiếp theo, một mặt chúng ta cố gắng thu hút vốn FDI tăng về số lượng nhằm giải quyết những khó khăn về vốn, việc làm tập trung vào những tập đoàn xuyên quốc gia như LG, Samsung hay những đối tác truyền thống như Nhật, Hàn Quốc, Singapore, Liên bang Nga... với nhiều dự án quy mô lớn. Mặt khác, phải có sự sàng lọc nhất định. Doanh nghiệp, tập đoàn có thực lực kinh tế, có giá trị, có thương hiệu, sản phẩm không chỉ phục vụ riêng cho đất nước VN, mà còn tham gia giá trị toàn cầu sẽ được lựa chọn. VN thu hút vốn FDI trên cơ sở doanh nghiệp phải đưa công nghệ tiên tiến vào, đặc biệt là công nghệ thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, không phải chúng ta siết vốn ngoại mà đã đến lúc cần lập lại trật tự, chấn chỉnh các hoạt động đầu tư khắc phục những vấn đề bất cập trước đây. Thứ hai, tăng giá nhân công, đãi ngộ hợp lý. Có thể nói thị trường lao động ở nước ta đang khởi sắc, ấm lên sau một thời gian bị ảnh hưởng bởi cơn dư chấn khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Để lấy lại nhịp độ sản xuất kinh doanh và mở rộng các dự án đầu tư, nhu cầu tuyển lao động tăng đều ở các lĩnh vực, vị trí, ngành nghề. Không chỉ thiếu hụt lao động phổ thông, không nghề mà lao động có nghề cũng thiếu. Nguyên nhân của tình trạng cung cầu lao động đang lệch pha, biến động mạnh là do chất lượng lao động ở nước ta mất cân bằng, đào tạo nhiều Số 24 (34) - Tháng 09-10/2015 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP 29

nhưng chưa gắn với yêu cầu sử dụng của xã hội. Việc và người không gặp nhau vì nhà tuyển dụng thì đòi hỏi tiêu chuẩn, điều kiện cao, trong khi đó nguồn cung lại không đáp ứng. Có một thực tế là người lao động chạy theo xu hướng tìm việc làm dễ, có thu nhập ngay, thay vì phải đầu tư học nghề bài bản. Một vấn đề khác là tình trạng nhảy việc cũng diễn ra gay gắt. Riêng ở TPHCM, ty lệ dịch chuyển lao động, thay đổi chỗ làm việc là 25%-30% Nguyên nhân chính bắt nguồn từ thực tế mặt bằng thu nhập, tiền lương và môi trường, điều kiện làm việc ở các lĩnh vực, ngành nghề và từng địa phương có nhiều cách biệt, chênh lệch. Thực trạng này là hoàn toàn đúng, nhưng để có nguồn lao động phù hợp với nhu cầu. Một mặt, cần phải tạo cơ chế và chính sách bắt buộc các chủ sử dụng lao động, nhà đầu tư nước ngoài có nghĩa vụ tham gia đào tạo nghề cùng với xã hội. Chính việc sử dụng lao động chùa và xem nhẹ trách nhiệm nâng cao tay nghề cho công nhân lao động ở các doanh nghiệp hiện nay cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động có tay nghề hiện nay. Mặt khác, các doanh nghiệp cần giải quyết tốt lao động nội tại bằng những chính sách đãi ngộ, chăm lo hợp lý, nếu không khó giữ chân người lao động. Giải quyết tốt bài toán cung cầu lao động là giải quyết vấn đề giá nhân công, tái cấu trúc nhân lực, phân bổ nguồn lao động hợp lý theo xu hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 4. Kết luận Kinh nghiệm từ các nước phát triển, mà điển hình là các con rồng châu Á cho thấy đầu tư bài bản và khơi thông nguồn vốn nhân lực là nhịp cầu nối với quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới nhanh và bền vững nhất. Chính vì thế, chìa khóa giải mã những bất cập của thị trường lao động chính là có giải pháp đầu tư phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao một cách đồng bộ, hiệu quả Nguy cơ rơi vào bẫy... (Tiếp theo trang 16) TÀI LIỆU THAM KHẢO http://www.nhandan.com.vn/ http://hotrophaply.net/ http://www.vusta.vn/ http://thongtinkhcn.com.vn/ http://cec.vcn.bc.ca/mpfc/modules/emphivt.htm http://www.dankinhte.vn/ Ở nước ta hiện nay, hoàn thiện thể chế kinh tế để góp phần phát triển kinh tế-xã hội nói chung, thoát bẫy thu nhập trung bình nói riêng bao gồm các nội dung: (1) Thể chế hoá các chế độ, hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; thể chế hoá vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, vị trí, vai trò, biện pháp phát triển kinh tế tư nhân và phát huy vai trò động lực của khu vực kinh tế tư nhân; (2) Tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng, và cải cách nền hành chính quốc gia, thể chế hành chính công, thể chế quản lý kinh tế cả ở khu vực công và khu vực tư; và (3) Hoàn thiện thể chế phân phối thu nhập quốc dân, giải quyết hài hoà tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, và thể chể quản lý các lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường đảm bảo sự phát triển bền vững. Để thực hiện các vấn đề này cần chú ý đến các luận điểm cơ bản: - Lấy con người là trung tâm, là động lực và là chủ thể của quá trình phát triển; phát triển kinh tế hướng đến mục tiêu tối hậu là phục vụ con người. - Chỉ tiêu tăng trưởng chỉ là một tiêu chí là điều kiện để phát triển. Song, xây dựng một xã hội thanh bình, hạnh phúc, phát triển hài hoà, bền vững là mục tiêu tối cao TÀI LIỆU THAM KHẢO Đảng Cộng sản VN. (2011). Văn kiện Đại hội lần thứ XI. NXB Chính trị quốc gia. James A. Robinson & Daron Acemoglu. (2013). Tại sao các quốc gia thất bại - nguồn gốc của quyền lực, thịnh vượng và nghèo đói. NXB Trẻ. Hà Nội. Thời báo Kinh tế VN. Kinh tế 2014-2015. VN và thế giới. Trần Thọ Đạt. (2010). Tăng trưởng kinh tế thời kỳ đổi mới ở VN. NXB Đại học Kinh tế quốc dân. Hà Nội. 30